Luận án Giải pháp Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước Lào

Cổ phần hóa NHTMNN là một giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược cải cách DNNN ở CHDCND Lào hiện nay cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Với những cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, cổ phần hóa NHTMNN đang có những thuận lợi cơ bản để tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng có của hệ thống ngân hàng, do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và hàng loạt nguyên nhân khác, cổ phần hóa NHTMNN cho dù mới ở giai đoạn chuẩn bị đã có những dấu hiệu chậm chạp, khó khăn và không rõ về nội dung.

doc186 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thời điểm tổ chức định giá: Việc tổ chức định giá được tiến hành khi đã có đủ các điều kiện, đó là: ngân hàng đã xử lý được cơ bản tình hình, kiểm kê, phân loại tài sản, công nợ đặc biệt là việc xử lý các khoản nợ quá hạn; xác định được phương pháp định giá; lựa chọn được công ty định giá phù hợp. Chính phủ cần có quy định rõ hơn về việc xử lý nợ quá hạn trước khi tiến hành định giá, nên quy định bắt buộc một tỷ lệ tối đa cho phép (có thể ở mức 3% tổng dư nợ) vì thực tế khó có một ngân hàng nào xử lý được hết số nợ tồn đọng của mình kể cả các ngân hàng lớn trên thế giới. 3.2.2.2. Phương thức phát hành cổ phần Việc phát hành cổ phần ra công chúng phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo nguyên tắc thị trường. Thực hiện đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán thông qua một tổ chức đấu giá chuyên nghiệp. Giá trị thực tế của cổ phần là giá được các nhà đầu tư chấp nhận hình thành trên cơ sở đấu giá. Nếu có sự ưu đãi về giá đối với một số nhà đầu tư như nhà đầu tư chiến lược, người lao động trong ngân hàng... phải được xác định trước và tính giảm giá trên cơ sở kết quả đấu giá bình quân tránh tình trạng bán với giá tối thiểu hay mức giá thấp. Cần tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài chính khi thực hiện chính sách ưu đãi. Hiện nay chỉ có hai loại nhà đầu tư được ưu đãi khi tham gia mua cổ phần lần đầu là nhà đầu tư chiến lược trong nước và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với nhà đầu tư chiến lược, mức bán tối đa là 20% tổng số cổ phần bán ra với giá giảm 20% so với đấu giá thành công bình quân. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, mức tối đa là 100 cổ phần/năm công tác trong khu vực nhà nước với mức giá giảm 40% so với đấu giá thành công bình quân. Cho phép các NHTMNN khi cổ phần hóa được phát hành đồng thời hai loại cổ phần là cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông theo thông lệ quốc tế. Cổ phần ưu đãi có thể được phát hành trước cho các nhà đầu tư trong nước nhằm mục đích tăng vốn. Đây là loại cổ phần không có quyền tham gia quản lý điều hành và chỉ được hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định hợp lý không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các NHTM. Tiếp đó, sẽ phát hành cổ phần phổ thông cho nhiều nhà đầu tư khác để tiếp tục tăng vốn và đa dạng hóa chủ sở hữu. Tất cả các loại cổ phần này đều đấu giá công khai và tiến hành niêm yết, giao dịch ngay trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng Ngoại thương Lào sẽ được phát hành cổ phần ưu đãi để ghi tăng vốn sở hữu trước khi chính thức thực hiện cổ phần hóa. việc phát hành cổ phần phổ thông sẽ thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục cổ phần hóa theo các quy định. Tuy nhiên, với các ngân hàng còn lại, sau khi rút kinh nghiệm từ ngân hàng Ngoại thương, nhất thiết chỉ được phát hành các loại cổ phần sau khi đã trở thành Ngân hàng cổ phần theo đúng các quy định hiện hành. 3.2.2.3. Giải pháp về tính công khai, minh bạch Cổ phần hóa NHTMNN đòi hỏi phải được sự quan tâm thu hút của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Vì thế việc công khai các thông tin, minh bạch hoạt động phải thực hiện nghiêm chỉnh trước và sau khi thực hiện cổ phần hóa. Đây cũng chính là một nguyên tắc chủ đạo của thị trường hiện đại phù hợp với các thông lệ quốc tế. Việc công khai thông tin, minh bạch hoạt động có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cổ phần hóa. Nó sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư tạo ra cơ hội bán cổ phần với giá cao khi đấu giá. Trước khi cổ phần hóa, ngân hàng phải thông tin đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa, số vốn dự kiến huy động, số cổ phần bán ra cho từng loại nhà đầu tư, chính sách ưu đãi (nếu có), phương thức bán cổ phần... Đồng thời cũng phải minh bạch tình hình hoạt động trong vòng 3 năm gần nhất để nhà đầu tư có cơ sở cân nhắc quyết định đầu tư của mình. Sau khi cổ phần hóa phải công bố kết quả đấu giá cổ phần cho các cơ quan quản lý và các cổ đông, phương án đầu tư và phát triển của ngân hàng trong tương lai. 3.2.2.4. Giải pháp về tỷ lệ nắm giữ và quản lý vốn của Nhà nước Vấn đề xác định tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước trong NHTMNN được cổ phần hóa có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư khác và vấn đề ổn định hoạt động của các NHTMNN. Vì thế, ở đây cần chia thành hai giai đoạn để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước: Giai đoạn 1: Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối với mức trên 51% đối với các NHTMNN sau khi cổ phần hóa nhằm đảm bảo sự ổn định hoạt động của các ngân hàng này. Giai đoạn 1 có thể kéo dài từ 5 - 10 năm cho đến khi các công cụ quản lý và kiểm soát hoạt động của các ngân hàng đủ mạnh. Trong giai đoạn này, các NHTMNN được cổ phần hóa vẫn phải tiếp tục tăng quy mô vốn chủ sở hữu để vượt qua thời kỳ mất an toàn nên Nhà nước vẫn có thể phải tái đầu tư từ phần lợi nhuận được chia hoặc cấp thêm vốn để duy trì mức cổ phần chi phối. Về cuối giai đoạn này, phần vốn của Nhà nước sẽ dần được giảm đi và chuyển sang các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư khác theo lộ trình mở cửa của các hiệp định thương mại. Giai đoạn 2: Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, không trực tiếp nắm quyền điều hành kinh doanh của các ngân hàng. Cơ cấu sử hữu vốn có thể chia đều cho các cổ đông (Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư khác). Tuy nhiên, trong giai đoạn này có thể tính đến một giải pháp mạnh hơn là giảm mức sở hữu của Nhà nước tương đương với mức sở hữu của một thể nhân hay pháp nhân (không phải là Nhà nước). Khi đó ngân hàng cổ phần hóa sẽ trở thành một ngân hàng cổ phần hoàn toàn và Nhà nước chỉ đóng vai trò là một nhà đầu tư trong rất nhiều nhà đầu tư. Giai đoạn này được thực hiện khi các công cụ quản lý gián tiếp của Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng đã phát triển. Nhà nước đủ khả năng đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô mà không cần trực tiếp tham gia quản lý điều hành từng doanh nghiệp. Như vậy, thời gian bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của cả nền kinh. Thời gian xác định cho giai đoạn 2 này là khoảng sau năm 2025 trở đi là phù hợp. Về việc quản lý phần vốn nhà nước tại các ngân hàng sau cổ phần hóa, đề nghị Chính phủ sớm lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng công ty này sẽ chuyên thực hiện việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm phân định rõ quyền quản lý nhà nước và quyền sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, chính phủ chỉ có thể thực hiện tốt việc quản lý doanh nghiệp khi đã thực hiện tách rời được quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh các tài sản Nhà nước ở các doanh nghiệp đó qua hệ thống các công ty quản lý tài sản nhà nước (như ở Trung Quốc, Hungari) hoặc công ty đầu tư tài chính (như ở Singapore...). Các công ty này thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nhà nước và được điều hành bởi một hội đồng quản trị với các thành viên được chính phủ bổ nhiệm. Với mô hình này, hoạt động quản lý các DNNN cũng như quản lý phần vốn nhà nước ở các doanh nghiệp đã được chuyển từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức quản lý kinh tế. 3.2.2.5. Giải pháp về việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài Từ kinh nghiệm thực tế, các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới như Citibank, HSBC, Ingbank thường muốn mua một lượng lớn cổ phần để có quyền kiểm soát ngân hàng. Tuy nhiên đây đều là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, công nghệ và uy tín trên thế giới nên chúng ta vẫn cần thu hút sự đầu tư của họ. Vấn đề ở đây là phải thực hiện các giải pháp để vừa khống chế được sự thôn tính, kiểm soát các NHTMNN khi cổ phần hóa vừa lại khuyến khích và tạo cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài này. Trong điều kiện Lào hiện nay, cần nghiên cứu và thực thi tốt các giải pháp sau: Về tỷ lệ nắm giữ: Trong giai đoạn đầu thực hiện cổ phần hóa vẫn giữ nguyên tắc khống chế phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% tổng vốn điều lệ. Điều này cũng phù hợp với kế hoạch chung là bước đầu chỉ thu hút phần lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước. Với tỷ lệ vốn 30%, chúng ta hoàn toàn yên tâm về vấn đề an ninh tài chính, tránh sự thôn tính từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều kinh nghiệm đồng thời vẫn thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sở hữu và tiếp cận với những yếu tố công nghệ quản lý hiện đại từ nước ngoài. Trong thời gian lâu hơn, khi các ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định và Nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối, có thể nâng tỷ lệ khống chế lên lớn hơn 30% nhưng vẫn phải đảm bảo quy định tỷ lệ nắm giữ của một nhà đầu tư ở một tỷ lệ phù hợp, tương ứng với từng nhà đầu tư. Nhà đâu tư tư nhân nên khống chế ở mức 10%, tổ chức kinh tế là 15%, ngân hàng nước ngoài ở mức 20% tổng vốn điều lệ. Với mỗi ngân hàng cụ thể, tỷ lệ khống chế này cũng cần thay đổi linh hoạt. Về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài: Trong giai đoạn đầu, với mục tiêu là thu hút vốn để cải thiện năng lực tài chính hạn chế việc sở hữu ngân hàng, các NHTMNN nên tăng cường huy động từ các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các ngân hàng đa biên, ngân hàng nhỏ vì mục tiêu thương mại, không có tham vọng kiểm soát. Để thu hút các nhà đầu tư này, khi cổ phần hóa các NHTMNN có thể sẽ thực hiện một số chính sách ưu đãi như: Chào bán cổ phần với giá thấp hơn các nhà đầu tư khác, bán theo giá thỏa thuận có kèm điều kiện (về chuyển nhượng hay thời gian nắm giữ). Thời gian thực hiện giai đoạn này phụ thuộc vào khả năng kiểm soát ngân hàng ở tầm vĩ mô của Nhà nước. Nếu như công cụ điều hành, kiểm soát của Nhà nước đã hoàn chỉnh, đảm bảo sự ổn định hệ thống ngân hàng không phụ thuộc vào sự kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài thì có thể chuyển sang giai đoạn sau. Giai đoạn sau, khi mục tiêu tăng vốn không còn là mục tiêu chính, các NHTM lúc này cần phải đa dạng các nhà đầu tư, mở rộng quyền sở hữu, đối tượng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mở rộng và không hạn chế là tổ chức hay cá nhân, là tổ chức tài chính hay phi tài chính. Việc phát hành cổ phần và mua bán giao dịch cổ phần của các NHTM diễn ra công khai không hạn chế, ràng buộc bất cứ điều kiện nào. 3.2.2.6. Xác định nhà đầu tư chiến lược Như phần trước đã trình bày, vai trò của nhà đầu tư chiến lược là rất quan trọng. Trong thời gian vừa qua, trước thực tế tiến trình thực hiện cổ phần hóa các DNNN, chính phủ cũng đã quan tâm đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các chính sách thu hút những nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần và quản lý công ty cổ phần. Đối với NHTMNN, một DNNN lớn không những chỉ hoạt động trong nước mà còn có quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lớn quốc tế, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược trở nên thực sự cần thiết và đòi hỏi phải thực hiện ngay khi tiến hành phát hành cổ phần đầu tiên ra công chúng. Tuy nhiên, xác định nhà đầu tư chiến lược như thế nào cho phù hợp? Tuy nhiên đối với các NHTMNN khi cổ phần hóa, ngoài các nhà đầu tư chiến lược trong nước cần thiết phải xác định thêm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vì các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có tiềm lực tài chính công nghệ, thị trường, uy tín lớn trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cũng cần phải tính đến động cơ của các nhà đầu tư này nói chung là vì lợi nhuận. Do vậy, nếu khoản đầu tư vào các NHTMNN không đem lại lợi nhuận như họ kỳ vọng thì khả năng rút vốn có thể xảy ra. Vì thế, việc xác định các nhà đầu tư chiến lược cũng cần chia thành hai giai đoạn sau: Trong giai đoạn đầu thực hiện cổ phần hóa, cụ thể là khi phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng, khi Nhà nước vẫn còn duy trì nhiều biện pháp hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài, cần xác định nhà đầu tư chiến lược chỉ là các nhà đầu tư trong nước trong đó chú trọng ưu tiên vào các Tổng công ty lớn có quan hệ mật thiết với ngân hàng và có thể đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như: Tổng công ty hàng không, Tổng công ty điện lực. Việc tham gia đầu tư của các công ty nhà nước này vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM vừa là tăng tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước trong giai đoạn đầu cổ phần hóa . Trong giai đoạn sau, ở những đợt phát hành thêm cổ phần để tăng vốn, khi Nhà nước nới lỏng dần các điều kiện về vốn, về quản lý điều hành... thì cần xác định thêm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tập trung vào các ngân hàng nổi tiếng có tiềm lực mạnh về thị trường, công nghệ ngân hàng hiện đại, tuy nhiên, cùng với sự ưu đãi về điều kiện mua cổ phần và giá cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, để đảm bảo chắc chắn, cũng cần phải lưu ý đến các yếu tố pháp lý là các ràng buộc về khả năng chuyển giao công nghệ, thời gian tối thiểu phải nắm giữ cổ phần, quy định về nhượng cổ phần. 3.2.2.7. Vấn đề ưu đãi với người lao động trong việc mua cổ phần Để ổn định tâm lý cho người lao động trong ngân hàng cổ phần hóa đồng thời cũng để đẩy mạnh mạnh tiến trình cổ phần hóa, việc xây dựng một chính sách ưu đãi cho người lao động được tham gia mua cổ phần là cần thiết, tuy nhiên mức độ ưu đãi phải được xác định hợp lý và thông qua ngay trong đề án cổ phần hóa, tránh tình trạng cổ phần hóa trong nội bộ, cổ phần hóa khép kín, bán cổ phần với giá quá thấp so với giá thị trường như đã từng xảy ra đối với tiến trình thực hiện cổ phần hóa dnnn lào trước đây. "Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá giảm 40% so với giá đấu giá bình quân bán cho nhà đầu tư khác"[3]. Như vậy tức là người lao động chỉ được ưu đãi với số cổ phần hạn chế, nếu như họ muốn mua nhiều cổ phần hơn thì có thể tham gia đấu giá trên thị trường chứng khoán, tức là mua theo giá thị trường như những nhà đầu tư khác. 3.2.3. Giải pháp sau khi Cổ phần hóa xong 3.2.3.1. Giải pháp hoạt động của ngân hàng sau khi cổ phần hóa Sau khi cổ phần hóa, NHTMNN sẽ trở thành NHTM cổ phần. Các NHTMNN sau cổ phần hóa được hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005) nhưng đối với bộ luật này cũng phải được bổ sung sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó Hội đồng quản trị và Ban điều hành ngân hàng phải được xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ ngay trong điều lệ ngân hàng. Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu trong ngân hàng, Ban điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh doanh. Sau khi cổ phần hóa, quyền sở hữu ngân hàng không còn phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN như hiện nay mà phải trao cho Hội đồng quản trị. Khi đó Hội đồng quản trị là đại diện một cách toàn diện trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng. Về mô hình tổ chức, sau cổ phần hóa cần thực hiện ngay việc tổ chức lại các phòng ban tại trụ sở chính theo mô hình linh hoạt gọn nhẹ theo nhóm sản phẩm và dịch vụ, hướng tới quản lý theo sản phẩm dọc, hạch toán dọc. Từng phòng ban sẽ hạch toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hoạt động và phù hợp với thông lệ quốc tế khi hội nhập. Ở các chi nhánh và công ty trực thuộc sẽ hoạt động theo mô hình kinh doanh đa năng, đa dạng sản phẩm dịch vụ để tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường. 3.2.3.2. Thông tin tuyên truyền về Ngân hàng Việc thông tin tuyên truyền về NHTM có ý nghĩa quan trọng, nhất là ở giai đoạn sau khi cổ phần hóa. Quá trình chuyển một NHTMNN thành một NHTM cổ phần không tránh khỏi những tác động tâm lý đến khách hàng, đến dân chúng đặc biệt là những khách hàng gửi tiền cá nhân. Vậy nếu không có giải pháp tốt thì sẽ khiến cho một bộ phận không nhỏ khách hàng rút tiền khỏi ngân hàng hoặc không tiếp tục gửi tiền dẫn đến nguồn vốn của NHTM sau cổ phần hóa có thể gặp khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Để tránh những tác động xấu về tâm lý đối với khách hàng khi chuyển đổi các NHTMNN sang NHTM cổ phần đồng thời thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp dân cư, các cơ quan thông tấn báo chí cần thường xuyên đưa tin, tuyên truyền, cổ động cho tiến trình thực hiện cổ phần hóa NHTMNN. Nội dung đăng tải cần nói rõ đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với thời đại của Đảng và Nhà nước, đặc biệt nhấn mạnh quyền lợi của khách hàng, của người gửi tiền vẫn được Nhà nước đảm bảo. 3.2.4. Các giải pháp khác Ngoài các hoạt động cụ thể nêu trên, Nhà nước cũng cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ khác ở tầm vĩ mô để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa NHTMNN. 3.2.4.1. Phát triển thị trường chứng khoán Mặc dù thị trường chứng khoán Lào hiện chưa đi vào hoạt động nhưng đã có kế hoạch thành lập vào đầu tháng 10 năm 2010. Chính vì chưa có thị trường chứng khoán này đã phần nào ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua. Do vậy, trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đưa thị trường chứng khoán Lào không chỉ trở thành một kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế mà còn là nơi thực hiện đấu giá, định giá, mua bán các loại cổ phần khi cổ phần hóa các DNNN nói chung và NHTMNN nói riêng. Thực hiện việc ban hành những quy định về hoạt động của thị trường chứng khoán theo đúng các nguyên tắc thị trường. Tiếp tục đưa nhiều loại hàng hóa là các loại cổ phần, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư vào giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cho phép các NHTM cổ phần được niêm yết cổ phần trên thị trường nếu đã hội đủ các điều kiện theo quy định. Phải có Trung tâm giao dịch chứng khoán Thủ đô Viêng Chăn, Sở giao dịch chứng khoán tập trung, thực hiện giao dịch với các thị trường chứng khoán nổi tiếng trên thế giới, trước mắt là thị trường chứng khoán Singapore. Ngoài ra, khâu tuyên truyền quảng bá thị trường chứng khoán Lào ra thế giới cũng cần được chú trọng để thu hút được nhiều hơn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.4.2. Phát triển thị trường bất động sản Mặc dù việc mua bán các loại tài sản là bất động sản nhất là quyền sử dụng đất và nhà ở trong thời gian qua diễn ra khá sôi động nhưng chúng ta vẫn chưa có một thị trường bất động sản chính thức, hợp pháp và hoạt động đúng nghĩa. Điều này không những khiến cho Nhà nước mất đi một khoản thu về thuế không nhỏ cho ngân sách mà còn khiến cho giá cả tăng quá cao không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản. Chính vì vậy, khâu định giá DNNN, nhất là định giá giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà khi cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn vì bất cứ DNNN nào cũng có những loại tài sản là đất đai và nhà cửa. Việc đánh giá lại theo giá thị trường của những tài sản này là hầu như không có căn cứ chính thức và hợp lý. Vì thế trong thời gian tới, Chính phủ cần giao cho các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu thành lập thị trường bất động sản chính thức, giao dịch tập trung công khai theo hình thức đấu giá. Trước mắt thực hiện thí điểm ở Thủ đô Viêng Chăn sau đó rút kinh nghiệm để thành lập ở các địa phương khác. Hàng hóa giao dịch trên thị trường bất động sản chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và các loại bất động sản khác. Giá cả này sẽ được hình thành thông qua quan hệ mua bán theo đúng các nguyên tắc thị trường. 3.2.4.3. Đẩy mạnh sự phát triển của công ty mua bán nợ Sở giao dịch và xử lí nợ tồn đọng của các ngân hàng đã được thành lập (theo kế hoạch nếu Sở giao dịch và xử lí nợ hoạt động hiệu quả thì sẽ cho phép chuyển thành một công ty độc lập không thuộc NHNN nữa) theo quyết định của Thống đốc NHNN Lào. Sau gần ba năm đi vào hoạt động, Tổ chức xử lí nợ bước đầu đã xử lý được một số khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng nhưng vẫn ở quy mô nhỏ và thời gian xử lý còn kéo dài. Trong thời gian tới Chính phủ, NHNN cần tạo điều kiện và đẩy mạnh hơn nữa quy mô, hoạt động và mở rộng đối tượng đến với mua bán nợ và tài sản tồn đọng ở các doanh nghiệp chứ không chỉ mua bán nợ tồn đọng ở các ngân hàng như hiện nay của tổ chức này (mục tiêu là giảm cả tiến trình cổ phần DNNN) vì đây là một công cụ mới thích hợp với nền KTTT, giúp các doanh nghiệp xử lý nợ tồn đọng và các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt Sở giao dịch và xử lí nợ sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các tồn tại như xử lý các khoản nợ và các tài sản tồn đọng trước và sau khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung và NHTMNN nói riêng. Hoạt động của Sở giao dịch và xử lí nợ mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp cũng sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường tài sản, thị trường chứng khoán, giảm sự can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý hành chính. Như vậy, tức là đã tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong việc xử lý nợ, xử lý tài sản. 3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để các giải pháp phát huy hiệu quả cao nhất, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN và các NHTMNN cần có kế hoạch cụ thể để tổ chức tốt các giải pháp này. 3.3.1. Các cơ quan Nhà nước Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản hiện hành có liên quan đến cổ phần hóa và chuẩn bị cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sớm ban hành những chính sách mới đồng bộ, phù hợp với thực tế. Cụ thể là: Chính phủ xem xét, ban hành, sửa đổi một số quy định như: chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định hướng dẫn thi hành luật DN (2005), nội dung về nhà đầu tư chiến lược. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá khác ngoài hai phương pháp đã nêu trên để xác định giá trị ngân hàng phù hợp với các NHTMNN Lào. NHNN thực hiện thay thế bổ sung một số quy định không còn phù hợp về vốn và tỷ lệ an toàn vốn, quy định về trích lập dự phòng rủi ro. 3.3.2. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước Đề nghị Bộ Tài chính, NHNN phối hợp thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa NHTMNN và tổ giúp việc cổ phần hóa để giúp NHNN là cơ quan quyết định cổ phần hóa chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa toàn bộ 3 NHTMNN. Theo quy định, thành phần Ban chỉ đạo bao gồm: Đại diện lãnh đạo NHNN (trưởng ban) Đại diện lãnh đạo các vụ chức năng của NHNN Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính Lãnh đạo NHTMNN được cổ phần hóa (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền) Ban chỉ đạo cổ phần hóa sẽ thành lập tổ giúp việc gồm các thành viên là lãnh đạo, kế toán trưởng, trưởng phó các phòng ban chức năng của NHTMNNcổ phần hóa. Chi phí của Ban chỉ đạo và tổ giúp việc cổ phần hóa được tính trong chi phí cổ phần hóa . 3.3.3. Thực hiện đúng lộ trình cổ phần hóa Khi thực hiện cổ phần hóa NHTMNN cần tuân thủ đúng lộ trình về chuyển công ty chà nước thành công ty cổ phần. Cụ thể, lộ trình cổ phần hóa thực hiện các bước chính sau: Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa + Thành lập cơ quan chỉ đạo cổ phần hóa và tổ giúp việc + Chuẩn bị hồ sơ tài liệu (bao gồm việc lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo các hồ sơ pháp lý về doanh nghiệp và dự toán chi phí cổ phần hóa). + Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. + Hoàn tất phương án cổ phần hóa (Bao gồm việc lập phương án cổ phần hóa, hoàn thiện và phê duyệt phương án cổ phần hóa). Bước 2: Tổ chức bán cổ phần + Ban chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định. + Tổ chức bán cổ phần (có thể thực hiện theo các cách: bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp; bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian; bán cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán) + Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa. + Trường hợp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần hóa của doanh nghiệp. 3.3.4. Xử lý các vi phạm Chính phủ và các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý những cá nhân, cơ quan cố tình vi phạm các quy định cổ phần hóa nhtmnn làm chậm tiến trình cổ phần hóa đặc biệt là hiện tượng ỷ lại, níu kéo vì động cơ cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần có những động viên khuyến khích kịp thời cho những cá nhân, tập thể làm tốt công tác cổ phần hóa thông qua việc khen thưởng, cho hưởng các chế độ phụ cấp về lương tương xứng... 3.3.5. Một số kiến nghị và đề xuất 3.3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước, bộ, ngành liên quan Chính phủ xem xét ra Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trong đó gồm ngân hàng NHTMNN. - Quyết định ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, công ty cổ phần do Nhà nước, do các công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần hiện có. Căn cứ vào Quyết định này tiếp tục phân loại, thực hiện sắp xếp các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc mình quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp do với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. 3.3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính Hoàn thiện thông tư hướng dẫn. Bộ Tài chính đã có thông tư để hướng dẫn Nghị định của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Bộ Tài chính phải hướng dẫn cụ thể việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên về mặt pháp lý còn nhiều điểm vướng mắc: 1. Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 2. Hướng dẫn vấn đề về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệpcổ phần hóa và giá trị phần vốn nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa xác định vốn điều lệ, xây dựng phương án cổ phần hóa và tổ chức bán cổ phần lần đầu, tổ chức đại hội đồng cổ đông, tiếp tục xử lý những vấn đề tài chính còn tồn tại đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, quyết toán với Nhà nước và bàn giao cho công ty cổ phần. Do những đặc thù của tiến trình thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN có khác biệt với các DNNN thông thường mà các quy định về cổ phần hóa có những điểm không phù hợp, Bộ Tài chính cần kết hợp với NHNN trong việc xử lý các vấn đề ngoài quy định của các thông tư liên quan. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN hướng dẫn các NHTMNN những nội dung ngoài quy định về xử lý tài chính trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN hay trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến ngân sách phục vụ cho tiến trình thực hiện cổ phần hóa như việc quyết định mức chi phí thuê tư vấn cổ phần hóa cho các NHTMNN, phối hợp với NHNN trình Thủ tướng Chính phủ nguồn tiền dự phòng để xử lý trong trường hợp các NHTMNN mất khả năng chi trả trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa ... 3.3.5.3. Vấn đề về định giá thương hiệu và các tài sản vô hình khác Khảo sát qua nhiều bảng thống kê tài sản của doanh nghiệp đưa vào cổ phần hóa, các tài sản hữu hình như: nhà xưởng, máy móc, xe cộ... được định giá rất rõ ràng và cụ thể, nhưng tuyệt nhiên không có một mục nào liệt kê các giá trị của quyền sở hữu trí tuệ về: nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các sáng chế và giải pháp hữu ích... Và một lượng tài sản rất lớn đã mất đi nếu bỏ qua những tài sản hữu hình như thế. Trong thời gian vừa qua đã có hàng ngàn doanh nghiệp được cổ phần hóa, nhưng đa số mới chỉ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên việc "quên" định giá thương hiệu chưa gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên, nếu trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa NHTMNN mà bỏ qua giá trị thương hiệu thì sẽ làm mất đi khối lượng tài sản vô cùng to lớn. Để đi đến quyết định cổ phần hóa chính xác, các tài sản thương hiệu, sở hữu trí tuệ phải được thống kê, định giá đầy đủ để đưa vào danh mục tài sản cổ phần hóa. Xác định chính xác quyền sở hữu đối với thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ khác để tránh các tranh chấp phức tạp về sau. Về mặt pháp lý, chúng ta vẫn còn thiếu các hướng dẫn xung quanh vấn đề định giá thương hiệu, việc tính toán đưa giá trị thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ khác vào cổ phần hóa. Trong thời gian Bộ Tài chính cần có những điều chỉnh cho phép tích hợp giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp và có phương pháp tính toán đứng đắn dựa trên các căn cứ có tính thực tiễn hoặc tham chiếu với giá trị của các ngân hàng có tính chất tương đương, giá trị thương hiệu sẽ làm tăng giá trị của các NHTMNN khi cổ phần hóa . 3.3.5.4. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Lào NHNN xem xét và điều chỉnh bổ sung một số quy định không còn phù hợp về vốn và tỷ lệ an toàn vốn, quy định về trích lập dự phòng rủi ro... như sau: Thứ nhất, NHNN có nhiệm vụ hướng dẫn các NHTMNN trong việc thực hiện kiểm kê, đối chiếu, đánh giá và phân loại tài sản có, tài sản nợ đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các NHTMNN phương pháp phân loại và trích dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng. NHNN cần đổi mới và điều chỉnh các quy định hiện hành về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, tránh tình trạng có sự chênh lệch số liệu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Lào giữa các con số đánh giá của các tổ chức quốc tế và theo tiêu chuẩn Lào. Như vậy, mới tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài với cổ phần Ngân hàng Lào. Ngoài ra, NHNN cần đồng bộ hóa các quy chuẩn và chuẩn mực hoạt động của hệ thống ngân hàng, nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quốc tế trong hoạt động của các ngân hàng. Thứ hai, NHNN có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguồn tiền dự phòng để xử lý trường hợp các NHTMNN bị mất khả năng chi trả trong tiến trình cổ phần hóa. Đòi hỏi NHNN phải có kế hoạch và phương án hành động cụ thể trong trường hợp này, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho các NHTMNN trong tiến trình chuyển đối sang hình thức cổ phần. Thứ ba, NHNN cần thể hiện vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hoàn thiện thêm một bước môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và bổ sung mới hai luật ngân hàng, góp phần cùng với Luật Chứng khoán tạo lập khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định. Thứ tư, với cam kết cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia mua cổ phần tại các ngân hàng Lào sẽ tạo điều kiện cho sự tham gia góp vốn của các tổ chức tài, chính ngân hàng của các nước vào lĩnh vực ngân hàng Lào. Điều này có thể dẫn đến việc các NHTM Lào sẽ bị thao túng bởi các tổ chức nước ngoài nếu như NHNN không có sự điều tiết hợp lý. Việc các liên doanh ở Lào dần dần biến thành các công ty 100% vốn nước ngoài là bài học quý báu về sự thao túng và chiếm lĩnh của phía đối tác nước ngoài tham gia vào các công ty ở Lào. Chính vì thế, NHNN Lào phải đưa ra công cụ để điều tiết mức độ và tốc độ chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng nước ngoài thông qua mức giới hạn cổ phần được phép mua của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Lào có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTMNN của Lào được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các NHTM Lào. Ngoài ra, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, tham gia ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo thêm các điều kiện thiết thực cho thị trường chứng khoán phát triển nhằm tạo ra môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường chứng khoán, từ đó đẩy mạnh hiệu quả của quá trìnhcổ phần hóa các NHTMNN. 3.3.5.5. Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Lào Việc cổ phần hóa của các NHTMNN sẽ tạo ra một lượng hàng hóa rất lớn cho thị trường chứng khoán và ít nhiều sẽ có những tác động đến thị trường tại thời điểm các ngân hàng tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán do lượng cung hàng hóa tăng mạnh. Do vậy, Ủy ban Chứng khoán cần định hướng hoàn thiện khung pháp lý và chính sách khuyến khích tham gia thị trường, phát triển hàng hóa và mở rộng phạm vi thị trường giao dịch chứng khoán. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bình đẳng và đồng bộ cho hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng hơn theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để thu hút các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài vào hoạt động kinh doanh ở Lào, hoàn thiện thể chế thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, tổ chức và điều hành thị trường chứng khoán theo đúng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công khai và minh bạch, nâng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường chứng khoán. Tiến trình thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN sẽ thuận lợi hơn trong việc đấu thầu công khai cổ phần trên thị trường chứng khoán nếu thị trường chứng khoán ở Lào phát triển ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán còn nhỏ so với quy mô của các NHTMNN nên nếu việc cổ phần hóa các ngân hàng này chỉ gắn với thị trường chứng khoán trong nước chắc chắn sẽ gặp những khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Do vậy cần xem xét mở rộng biên độ nắm giữ cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại một NHTMNN ở Lào cũng như khuyến khích các NHTMNN được cổ phần hóa tiến hành niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế. Điều này có tính chất chuẩn bị nhưng cũng chỉ là việc ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ, không thể kiểm soát được của thị trường chứng khoán Lào khi có một lượng hàng hóa rất lớn trên thị trường vào thời điểm các NHTMNN niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước. Tóm lại, trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa và để trở thành một trong các tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh của Lào buộc các NHTMNN phải có những cải cách, đổi mới, trong đó cổ phần hóa được coi như điều kiện tiền đề nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế đang đặt ra. Để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa NHTMNN thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa NHTMNN cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau. Các giải pháp từ tiến trình chuẩn bị cổ phần hóa, tiến trình thực hiện và sau khi cổ phần hóa. Các giải pháp này phải được Ban chỉ đạo cổ phần hóa NHTMNN tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý và kiên quyết thì mới có tác dụng thức đẩy mạnh và giải quyết được các khó khăn của tiến trình cổ phần hóa NHTMNN Lào. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm, nguyên tác cổ phần hóa NHTMNN Lào, kết hợp với các kết luận về những tồn tại vướng mắc đã được chỉ ra cuối chương 2, luận án đẫ đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa NHTMNN Lào trong thời gian tới. KẾT LUẬN Cổ phần hóa NHTMNN là một giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược cải cách DNNN ở CHDCND Lào hiện nay cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Với những cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, cổ phần hóa NHTMNN đang có những thuận lợi cơ bản để tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng có của hệ thống ngân hàng, do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và hàng loạt nguyên nhân khác, cổ phần hóa NHTMNN cho dù mới ở giai đoạn chuẩn bị đã có những dấu hiệu chậm chạp, khó khăn và không rõ về nội dung. Do đó, để góp phần giải quyết khó khó khăn trong tiến trình cổ phần hóa NHTMNN ở Lào, đề tài này đã tập trung phân tích các vấn đề lý luận thực tiễn về NHTMNN về cổ phần hóa NHTMNN và làm sáng tỏ thêm quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tính tất yếu phải cổ phần hóa NHTMNN không những ở Lào mà ở các quốc gia khác trên thế giới đồng thời cũng chỉ rõ những vấn đề cần phải quan tâm khi tiến hành cổ phần hóa NHTMNN Lào. Đề tài cũng nêu lên thực trạng, phân tích những thuận lợi, khó khăn của tiến trình cổ phần hóa NHTMNN tại CHDCND Lào. Đặc biệt tác giả đã dùng nhiều thời gian nghiên cứu để nêu các nội dung cổ phần hóa NHTMNN và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục khó khăn và đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa NHTMNN trong thời gian tới và hy vọng rằng những giải pháp, kiến nghị này sẽ góp phần vào thực hiện tốt các mục tiêu về cổ phần hóa DNNN mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Mặc dù có sự tâm huyết cao với đề tài nhưng do hạn chế về thời gian, trong tiến trình thực hiện các văn bản chế độ của Nhà nước về cổ phần hóa DNNN thay đổi liên tục nên luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả của luận án mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để luận án có thể hoàn chỉnh tốt hơn. danh môc c«ng tr×nh cña t¸c gi¶ ®· c«ng bè liªn quan ®Õn luËn ¸n Sengchanh Singsavang (2010), "Giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán Lào trong giai đoạn tới", Ngân hàng, (3), tr. 47-49. Sengchanh Singsavang (2011), “Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2011 và kỳ vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu Tại chính kế toán Số 2(115)2013 Tr.58-60. Sengchanh Singsavang (2011), Dự thảo Nghị định đại chúng hóa doanh nghiệp nhà nước, Bản dự thảo để Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra Nghị định về việc đại chúng hóa doanh nghiệp nhà nước, Viêng Chăn. Sengchanh Singsavang (2011), “Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Tại chính kế toán Số 1( )2014 Tr. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Phạm Thanh Bình (2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, tháng 1, Hà Nội. Chính phủ (2000), Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội. Chính phủ (2004),Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. Chính phủ (2007), Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/12 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hà Nội. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009 /NĐ-CP ngày 16/7 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 02/6 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. Lê Vinh Danh (1996), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. Bùi Văn Dũng (2005), "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước - thực trạng và thách thức", www.ciem.org.vn. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Vũ Văn Hóa - Đinh Xuân Hạng (2003), Lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội. Trần Văn Hùng, Nguyễn Trí Hùng, Trương Quang Hùng, Nguyễn Thanh Triều, Châu Văn Thành (1999), Giáo trình kinh tế vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phạm Thị Húy (2007), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Ninh Kiều (1998), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Phương Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hoàng Ly (2004), "Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước: Cần một ý chí chính trị mạnh mẽ", vietbao.vn, ngày 02/8. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2001), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Pháp luật về Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại một số nước, Nxb Thế giới, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 633/QĐ-NHNN ngày 26/6 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Những thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Tài liệu hội thảo. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Phương Đông. Lê Xuân Nghĩa (2006), Một số vấn đề về chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tài liệu hội thảo khoa học, tháng 1, Hà Nội. Đỗ Tất Ngọc (2003), Đổi mới tổ chức hoạt động của Ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập quốc tế, Tài liệu hội thảo khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 9, Hà Nội. Phạm Chí Quang (2000), "Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện nay", Ngân hàng, (6). Hoàng Xuân Quế (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội. Quốc hội (2008), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. E.W Reed & E.K Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Duy Tín (2006), "Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam", Ngân hàng, (18). Lê Văn Tư (2001), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Đình Tự (2004), "Một số vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam", Ngân hàng, (8). Nguyễn Đình Tự (2005), "Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước trong phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (4). TIẾNG LÀO (Dịch ra tiếng Việt) BCEL (2007), Hợp đồng số 080/2007/BCEL ngày 19/5 về Công ty Kiểm toán Earns and Young làm Công ty Kiểm toán, Viêng Chăn. BCEL (2010), Hợp đồng số 081/2010/BCEL ngày 19/5 về Công ty Kiểm toán KPMG -Lao Co. Ltd để tiến hành kiểm toán hoạt động tài chính của Ngân hàng, Viêng Chăn. BCEL (2010), Hợp đồng số 082/2010/BCEL ngày 19/5 về Công ty Lao Law & Consultancy Group Co.Ltd tư vấn về pháp luật, Viêng Chăn. BCEL (2010), Hợp đồng số 081/2010/BCEL ngày 19/5/2010 về Công ty Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) làm tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành Chứng khoán của BCEL, Viêng Chăn. UBCKL(2011), Quyết định Hội nghị Ủy ban Chứng khoán Lào lần thứ V, Viêng Chăn​. BCEL (2006 - 2011), Báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2011, Viêng Chăn. Bộ Công thương (2006), Thông tư số 1577/ 2006/BCT về việc thực hiện Nghị định số 68/2009/CP ngày 28/04/2008 của Chính phủ về việc thực hiện của Luật Doanh nghiệp, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Chiến lược phát triển kinh tế Lào từ năm 2011 và định hướng đến năm 2020, Viêng Chăn, (1). Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 2736/BTC ngày 26/12 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/CP ngày 09 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ quy định về quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Viêng Chăn. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 3236/TT-BTC ngày 21/12 hướng dẫn về việc thực hiện các Mục VI Đại hội cổ đông (công ty đại chúng) của Luật Doanh nghiệp, Viêng Chăn. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 3237/TT-BTC ngày 21/12 hướng dẫn về việc thực hiện các Mục VI Đại hội cổ đông (công ty đại chúng) của Luật Doanh nghiệp, Viêng Chăn. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 2708/BTC ngày 2/10, về phát hành trái phiếu tăng vốn điều lệ cuả Ngân hàng BCEL, Viêng Chăn. Chính phủ (2002), Nghị định số 11/CP ngày 11/02 quy định về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Viêng Chăn. Chính phủ (2002), Nghị định số 54/CP ngày 09/5 quy định về quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Viêng Chăn. Chính phủ (2004), Nghị định số28/CP ngày 22/11 về đổi mới doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Viêng Chăn. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/CP ngày 28/4 về việc thực hiện của Luật Doanh nghiệp, Viêng Chăn. Chính phủ (2007), Nghị định số150/CP ngày 18/5 về quản lý ngoại hối và ủng hộ dùng đồng tiền, Viêng Chăn. Chính phủ (2009), Nghị định số251/CP ngày 25/5 về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán, Viêng Chăn. Chính phủ (2009), Nghị định số275/CP ngày 25/5 về thực hiện Luật Ngân hàng thương mại, Viêng Chăn. Chính phủ (2009), Nghị định số 68/2009/CP ngày 28/4 về việc thông qua của một kiểm soát kế toán danh sách ngành kinh doanh được kiểm soát, Viêng Chăn. Chính phủ (2010), Nghị định 255/CP ngày 24/5 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Viêng Chăn. Chính phủ (2010), Quyết định số 181/ PMO ngày 14/12 về phê duyệt Đề án thí điểm cổ phần hóa BCEL, Viêng Chăn. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VIII, Viêng Chăn. Ngân hàng Ngoại thương (2010), Bản cáo bạch năm 2010, Viêng Chăn. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 06/2004/QĐ-NHNN ngày 11/5/2004 về phân loại phân loại nợ của NHTM, Viêng Chăn. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 09/2003/QĐ-NHNN ngày 05/6 về việc thành lập Sở mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Viêng Chăn. Ngân hàng Nhà nước (2006), Tổng kết phát triển ngành ngân hàng Lào từ năm 2001-2006 và định hướng đến năm 2010, Viêng Chăn. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 135/2007/QĐ-NHNN ngày 20/3/2004 về tiêu chuẩn dủ vốn cuả NHTM, Viêng Chăn. Ngân hàng Nhà nước (2009), Tổng kết đồi mới hệ thống ngân hàng Lào từ năm 1988 đến năm 2008, Viêng Chăn, (9). Ngân hàng Nhà nước (2011), Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Lào đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Viêng Chăn, (1). Ngân hàng Nhà nước (2006 - 2011), Báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2011, Viêng Chăn. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Viêng Chăn. Quốc hội (2006), Luật Ngân hàng thương mại, Viêng Chăn. Quốc hội (2010), Quyết định số 132/QH-UB, ngày 13/12 về vấn đề chấp nhận và miễn thực hiện về bộ luật liên quan với chứng khoán và thị trường chứng khoán, Viêng Chăn. Quốc hội (2010), Sắc lệnh số 001/QH-CT-UB, ngày 28/12 về vấn đề giảm thuế lợi nhuận và lệ phí về kinh doanh chứng khoán và mức thu phí giao dịch cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2010), Quyết định số 06/2010/UBCKL ngày 08/7 về tổ chức và hoạt động của Phòng quản lý Chứng khoán và Thì trường chứng khoán, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2010), Quyết định số 007/2010/UBCKL ngày 09/7 về thành lập Ban phối hợp các ngành liên quan của Ủy ban Chứng khoán Lào, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2010), Quyết định số 008/2010/UBCKL ngày 21/7 về Phát hành cổ phần lần đầu (IPO), Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào(2010), Quyết định số 009/2010/UBCKL ngày 21/7 về tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2010), Quyết định số 012/2010/UBCKL ngày 10/11 về quản lý thị trường chứng khoán, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2010), Quyết định số 013/2010/UBCKL ngày 10/11 về kế toán và kiểm toán chứng khoán, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2011), Quyết định số 012/2011/UBCKL ngày 19/5 về Quy chế mua-bán cổ phần của nhà dầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Lào,Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2011), Quyết định số 013/2011/UBCKL ngày 19/5về Quy chế người thành nghề chứng khoán,Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2011), Quyết định số 014/2011/UBCKL ngày 19/5 về công bố thông tin, Viêng Chăn. Ủy ban Chứng khoán Lào (2012), Quyết định số 372/2012/UBCKL ngày 24/2 về thanh tra việc chứng khoán,Viêng Chăn. Somphao Phaysith (2013),“Nhu cầu tiền tệ tại CHDCND Lào và những gợi ý chính sách” Luận án tiến sỹ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà nội. Phansana khounnavong (2010)“Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào”, Luận văn thạc sĩ ,Viêng Chăn. Somphet Vongkhamchanh (2010), “Giải pháp thành lập và phát triển thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Lào”, Luận văn thạc sĩ, Viêng Chăn. Phonsouk Phommachanh (2010),“Giải pháp tăng cường phân tích thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Lào”, Luận văn thạc sĩ, Viêng Chăn. Phasy Phommakone (2010),“Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Lào”, Luận văn thạc sĩ, Viêng Chăn. Phuphet Khamphouvong (2010),“Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng trung ương Lào trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ, Viêng Chăn. Souphak Thinsayphon (2010),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ, Viêng Chăn. Seng chanh Singsavang (2010),"Giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán Lào trong giai đoạn tới", Tạp chí Ngân hàng ở Lào số 3, tr. 47-49, Viêng Chăn. TIẾNG ANH Claire Andrieu"Revue historiquedes armées"T. 269, Fasc. 2 (546) (Avril-Juin 1983), pp. 385-397 A. Michael Andrews “State-Owned Banks, Stability, Privatization, and Growth: Practical Policy Decisions in a World Without Empirical Proof”, Tạp chí IMF- số 1/2005, tr. 3 Bank for international settlements, Retail payment in selected countries a comparative study, Basel Switzerland. Frederic S.Miskin (1992), The Economics of Money, Banking, and Financial and Market. New York. Dr Reinhold Leichtfuss (2004), Achieving Excellence in Retail Banking. Joel Bessis, Risk Management in Banking, Wiley. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_sengchanh_9_12_2013_0047.doc
Luận văn liên quan