Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam

Một điều riêng biệt trong cơ chế xử phạt của pháp luật cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đó là bên bị thiệt hại có thể khiếu nại ra tòa án để đòi bồi thường gấp 03 lần những thiệt hại của mình bởi vụ việc vi phạm gây ra, đó là chưa kể các khoản phí tòa án và phí thuê luật sư (Điều 57). Như vậy, hầu hết các tòa án đều đợi khi TCA ban hành quyết định cuối cùng rồi sau đó mới công bố quyết định của tòa. Điều này làm tăng tính răn đe, ngăn chặn những doanh nghiệp có ý định hình thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

pdf188 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo tập trung kinh tế sẽ giúp cơ quan cạnh tranh có được đánh giá ban đầu chính xác hơn về khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc, từ đó gia tăng tỷ trọng các vụ việc thực sự có vấn đề về cạnh tranh trong tổng số các vụ việc mà cơ quan cạnh tranh phải xem xét. Tuy nhiên, các tiếp cận sử dụng tiêu chí thị 146 phần trên thị trường liên quan cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông báo TTKT như xác định thị trường liên quan, xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan. Chính vì vậy, bên cạnh tiêu chí thị phần, cần bổ sung thêm các yếu tố dễ nhận biết khác như doanh thu trong năm tài chính, giá trị giao dịch tập trung kinh tế để xác định ngưỡng thông báo TTKT. - Về đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT Về phương pháp đánh giá tác động của vụ việc TTKT, cần xác định và làm rõ một số nội dung dưới đây. Thị phần và các phương pháp đánh giá mức độ tập trung thị trường đóng vai trò quan trọng trong phân tích vụ việc TTKT. Đó là những thông tin ban đầu giúp cơ quan cạnh tranh nhận diện khả năng gây quan ngại về cạnh tranh của vụ việc TTKT, để từ đó tiến hành các phân tích sâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là yếu tố quyết định về khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của vụ việc. Các đánh giá cụ thể khác về điều kiện thị trường là cần thiết để đưa ra một nhận định về sức mạnh thị trường. Đánh giá tác động của vụ việc TTKT dựa trên các tiêu chí: Tác động đơn phương: (i) vị thế các bên tham gia TTKT; (ii) áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT; (iii) áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng từ nhập khẩu và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới; (iv) hiệu quả kinh tế và khả năng tồn tại của các bên tham gia TTKT; Tác động kết hợp: (i) khả năng thiết lập điều kiện kết hợp; (ii) khả năng phát hiện vi phạm khi thực hiện tác động kết hợp; (iii) khả năng trừng phạt những vi phạm đó. Từ lý do trên, cần quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc điều chỉnh cần thiết mà cơ quan cạnh tranh có thể chủ động áp dụng đối với các bên tham gia vụ việc TTKT. 147 Ngoài ra, khi sửa luật cần có quy định cho phép cơ quan cạnh tranh quyền đánh giá sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia TTKT và đánh giá tác động vụ việc TTKT, cũng như việc đưa ra yêu cầu đối với các bên tham gia TTKT có các biện pháp khắc phục thì quy định về việc xin hưởng miễn trừ là không cần thiết. 3.4.1.8. Quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh Về bản chất, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định hiện nay bao gồm: quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, là các hành vi thương mại thông thường và nhiều hành vi đã được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Quảng cáo, Luật sở hữu trí tuệ Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi, rất khó phân biệt giữa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi đơn thuần chỉ vi phạm pháp luật chuyên ngành. Do đó, cần nghiên cứu loại bỏ các quy định này trong Luật cạnh tranh để đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác nếu chưa được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành như bán hàng đa cấp bất chính, gièm pha doanh nghiệp khác thì nên xem xét ban hành một văn bản riêng điều chỉnh hành vi này. 3.4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan cạnh tranh 3.4.2.1. Thành lập Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Căn cứ trên phân tích ở trên, để đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới, Việt Nam nên thành lập Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng độc lập trực thuộc Chính phủ trên cơ sở nhập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh hiện nay vì các lý do sau đây. Thứ nhất, việc thành lập một cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh thực thi pháp luật cạnh tranh hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền, hạn chế 148 các can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính của Chính phủ trong quá trình điều tiết nền kinh tế. Thứ hai, hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh chủ yếu được thể hiện trong hoạt động điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, do đó đối tượng điều tra của cơ quan cạnh tranh có thể sẽ là các Tổng Công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn và thậm chí là cả các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không có một vị thế đủ mạnh thì cơ quan cạnh tranh sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, nếu vẫn để cơ quan cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương như hiện nay sẽ dẫn tới việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” vì hiện nay Bộ Công Thương đang quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn có vị trí thống lĩnh thị trường trong các lĩnh vực như: bia, rượu, dầu khí, điện lực, xăng dầu Thứ ba, cần cân nhắc có nên đặt cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam tại Bộ Công Thương hay không có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về tính đa ngành cao của Luật Cạnh tranh. Thậm chí, trên thực tế, Luật Cạnh tranh thường xuyên được đề cập tới như một luật khung, hoặc nguyên tắc cơ bản phục vụ xây dựng các quy định chuyên ngành trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành, do đó, là một nhân tố cốt yếu quyết định sự thành công, tính hiệu lực của Luật nhằm đảm bảo và thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ tư, vị trí độc lập của một cơ quan trực thuộc Chính phủ giúp đảm bảo và thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năng chịu trách nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm cũng như đào tạo nhân sự, cũng như tự chủ về mặt ngân 149 sách hoạt động đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh có thực quyền cao hơn. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Thứ năm, một trong những chức năng quan trọng khác của hầu hết các cơ quan cạnh tranh trên thế giới là chức năng tham vấn. Tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 cũng quy định Cục Quản lý cạnh tranh có quyền “phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh”. Đây đã là một điểm khá tiến bộ theo hướng cho phép cơ quan cạnh tranh được quyền loại bỏ tất cả các quy định đi ngược lại với các nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải có vị trí đủ mạnh. Thứ sáu, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của hội nhập kinh tế quốc tế, số vụ kiện về các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chắc chắn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Điều này đòi hỏi quy mô của cơ quan cạnh tranh phải được mở rộng nhằm đảm bảo nguồn tài chính, nhân lực để thực thi hiệu quả các công việc được giao. Thứ bảy, theo thống kê, trong số 90 cơ quan cạnh tranh hiện nay trên thế giới, chỉ Việt Nam còn tồn tại mô hình hai cơ quan, một chịu trách nhiệm về điều tra, một chịu trách nhiệm về xử lý (như mô hình cũ của Cơ quan cạnh tranh Pháp). Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Hội đồng cạnh tranh của Pháp trước đây và của Việt Nam là ở Hội đồng cạnh tranh Pháp, ngoài các thành viên Hội đồng còn có các báo cáo viên. Báo cáo viên đóng vai trò như các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh. Trong một số trường hợp, thông qua các báo cáo viên Hội đồng có thể tự tiến hành điều tra hoặc tự điều tra bổ sung trên cơ sở những chứng cứ sơ bộ mà Tổng Vụ cạnh tranh và trấn áp gian lận Pháp gửi lên. Một trong những điểm yếu lớn nhất của mô hình hai cơ quan như Việt Nam hiện nay là do các thành viên của các cơ quan xử lý không theo sát được quá trình điều tra vụ việc. Do đó, chỉ dựa vào các báo 150 cáo điều tra cuối cùng của các điều tra viên, họ sẽ khó đưa ra được các quyết định chính xác về hành vi vi phạm. Ví dụ, tại Uỷ Ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ, trước khi quyết định có điều tra chính thức một vụ việc cạnh tranh hay không, các điều tra viên phải trình bày các lập luận trước các Uỷ viên (người đóng vai trò như các thành viên Hội đồng cạnh tranh Việt Nam). Trong trường hợp các điều tra viên đưa ra chứng cứ thuyết phục được các Uỷ viên, họ sẽ có quyết định cho phép điều tra chính thức vụ việc. Cơ chế này giúp giảm thiểu các trường hợp yêu cầu điều tra bổ sung hoặc kịp thời có quyết định đình chỉ điều tra khi thấy cần thiết, và như vậy sẽ tiết kiệm được nguồn lực và kinh phí cho cơ quan điều tra. Theo kinh nghiệm của hầu hết các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, EU, Đức..., trong giai đoạn tới, Việt Nam nên nhập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành một cơ quan trực thuộc Chính phủ. 3.4.2.2. Tiếp tục xây dựng đội ngũ điều tra viên Theo quy định tại Điều 52 Luật cạnh tranh thì điều tra viên vụ việc cạnh tranh là những người do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm phải có đầy đủ các tiêu chuẩn: - Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan; - Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; - Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế và tài chính; - Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra. Thực thi pháp luật cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các điều tra viên khi tiến hành tố tụng phải có kiên thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm cả những kiến thức về kinh tế. Phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc cụ thể. 151 Đối với pháp luật cạnh tranh, khi tiến hành điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh (bao gồm: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế), cơ quan điều tra phải xác định thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Để xác định thị trường liên quan, các điều tra viên phải tiến hành nhiều phân tích kinh tế khác nhau: từ điều tra xã hội học để thăm dò ý kiến, phản ứng của người tiêu dùng, đến việc xác định các khả năng thay thế cho nhau của các sản phẩm cùng loại cũng như phân tích các số liệu, doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường để kết luận về cấu trúc thị trường và tính chất của sản phẩm... Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan là yếu tố quyết định để kết luận hành vi do một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp thức hiện có phải là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Ngoài những kỹ năng về tài chính, kinh tế, luật, các điều tra viên cạnh tranh còn phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ điều tra. Cũng giống như các điều tra viên hoặc kiểm soát viên trong tố tụng dân sự, điều tra viên cạnh tranh có quyền sử dụng các nghiệp vụ điều tra như: lấy lời khai, khám xét, thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm để làm chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của đối tượng bị điều tra. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp, Việt Nam cần thực thi một chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý. - Xây dựng chương trình đào tạo toàn diện cho nhóm các điều tra viên cạnh tranh. - Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan cạnh tranh nước ngoài tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về kỹ năng điều tra cho các điều tra viên của Việt Nam - Tích cực và tạo điều kiện cử các cán bộ của mình ra nước ngoài tham gia các khoá đào tạo ngắn và dài hạn. - Phối hợp với các cơ quan đào tạo nghiệp vụ điều tra trong nước như: 152 Bộ công an, Viện kiểm soát cũng như các Trường đại học để bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về kinh tế, tài chính, luật và kỹ năng điều tra cho các điều tra viên. - Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các điều tra viên. - Nên đưa các nội dung, kiến thức của pháp luật cạnh tranh vào trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, tài chính, kinh tế... hoặc các Viện nghiên cứu. Đây chính là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu và chuyên nghiệp về lĩnh vực này cho cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan hữu quan sau này. 3.4.3. Nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh 3.4.3.1. Tăng cường công tác tham vấn với cơ quan điều tiết ngành Để nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về pháp luật cạnh tranh cần triển khai các hoạt động sau: - Thường xuyên và định kỳ có sự trao đổi, tổng kết giữa lãnh đạo Cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành để tăng cường nhận thức về pháp luật cạnh tranh. - Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành. - Xây dựng cơ chế cho phép Cơ quan cạnh tranh được tham vấn các chính sách ngành trước khi ban hành để đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranh. - Cơ quan cạnh tranh phải tích cực tham gia góp ý vào quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách cạnh tranh và các chính sách khác của Nhà nước. - Thường xuyên tiến hành rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp 153 luật chuyên ngành để chỉ ra những quy định không phù hợp với chính sách và pháp luật cạnh tranh. 3.4.3.2. Tăng cường nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp Các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh vừa qua đã đạt được những kết quả và chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu căn cứ trên mức độ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, Cơ quan cạnh tranh cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Bên cạnh các hình thức truyền thống như hội nghị, hội thảo, cần có các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, trực quan, sáng tạo đến doanh nghiệp và các đối tượng khác của Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, các cơ quan truyền thông báo chí cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để kịp thời phản ánh, giới thiệu cho doanh nghiệp biết các hành vi vi phạm bị xử lý, đặc biệt là các hành vi vi phạm có quy mô lớn, ảnh hưởng tới nhiều người tiêu dùng để tạo tiếng vang và sự đồng thuận cho các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. 3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế Cơ quan cạnh tranh Việt Nam chính thức được thành lập được khoảng 10 năm. So với gần 100 cơ quan cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, cơ quan cạnh tranh Việt Nam nằm trong nhóm cơ quan cạnh tranh “non trẻ”. Do đó, để học tập kinh nghiệm của các nước, Cơ quan cạnh tranh cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan cạnh tranh quốc tế và tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế về pháp luật và chính sách cạnh tranh như ASEAN, ICN, APEC v.v Bên cạnh đó, cần có giải pháp hợp tác với các cơ quan cạnh tranh trong 154 khu vực để giải quyết các hành vi phản cạnh tranh có quy mô xuyên biên giới thông qua việc ký kết các biên bản ghi nhớ, biên bản hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài. Theo thống kê hiện nay, nội dung về chính sách cạnh tranh có rất ít các trường đại học đưa vào nội dung đào tạo. Do đó, các sinh viên là nguồn lực đầu vào cho cơ quan cạnh tranh hầu hết chưa có khái niệm về pháp luật cạnh tranh nên nhu cầu đào tạo là rất lớn. Đặc biệt, các bộ làm công tác cạnh tranh phải có nhiều kỹ năng điều tra cơ bản như: kỹ năng phỏng vấn lấy lời khai, kỹ năng thu thập và phân tích chứng cứ, kỹ năng phân tích và đánh giá tác động kinh tế Vì vậy, việc hợp tác quốc tế với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài thông qua các hình thức đào tạo, thực tập tại chỗ là rất cần thiết cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 155 KẾT LUẬN Hiệu quả thực thi của một quy phạm ngày nay được coi là tiêu chí quyết định chất lượng của một quy phạm pháp luật. Chất lượng của một quy phạm pháp luật quyết định chất lượng của một văn bản luật và xa hơn là của cả một hệ thống luật pháp của một quốc gia. Chính vì vậy, đây là một vấn đề cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc. Không thể soạn thảo và ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mà không tính đến hiệu quả thực sự của nó khi áp dụng vào thực tiễn. Thực trạng ở Việt Nam cho thấy có rất nhiều văn bản luật có chất lượng, và được thực thi có hiệu quả. Nhưng cũng có không ít những quy phạm không được áp dụng trong cuộc sống, không đáp ứng được những mục tiêu mà các nhà lập pháp đề ra khi ban hành. Luật Cạnh tranh là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng này. Dù được ban hành từ năm 2005, việc áp dụng Luật Cạnh tranh trong thực tế còn rất hạn chế. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh hầu như không làm thay đổi các quan hệ xã hội mà Luật hướng tới để điều chỉnh. Các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của Luật, ngoại trừ các cơ quan thực thi Luật, ít biết đến sự tồn tại của Luật, hoặc dù có biết cũng không muốn thực thi các quy định của Luật. Tình trạng này dẫn đến sự tồn tại trên văn bản của Luật Cạnh tranh mà chưa được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh dường như cần phải xem xét lại. Vấn đề đặt ra là việc hạn chế này có nguyên do từ chính bản thân quy phạm đó hay từ việc triển khai áp dụng các quy phạm này bởi các cơ quan thực thi hay do những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, khi mà các hoạt động kinh tế vượt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, các quy định của Luật Cạnh tranh càng cần phải được xem xét, để đánh giá lại. 156 Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, Luận án đã đạt được một số kết quả sau: 1. Về cơ sở lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và luận giải lý luận về pháp luật cạnh tranh và hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh. Điểm mới về lý luận của luận án là đã chỉ ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, bao gồm: (1) đánh giá chất lượng của các quy định pháp luật cạnh tranh thông qua tính hợp pháp và tính thực tiễn của pháp luật cạnh tranh; (2) đánh giá về công tác tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh, bao gồm hoạt động của cơ quan thực thi và hoạt động hỗ trợ tiếp cận sử dụng pháp luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. 2. Về kinh nghiệm của các nước: Phân tích kinh nghiệm để rút ra bài học là một trong những nội dung chủ yếu của luận án. Nghiên cứu đã phân tích cụ thể kinh nghiệm các nước từ nội dung pháp luật, cơ quan thực thi, các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi của từng nước để tìm ra các nội dung và bài học có thể áp dụng ở Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm rút ra cho thấy: - Nội dung của pháp luật cạnh tranh phải bao gồm việc điều chỉnh các nhóm hành vi: lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và các hành vi về mua bán sáp nhập doanh nghiệp. - Về hoạt động của cơ quan cạnh tranh: nguyên tắc quan trọng hàng đầu của cơ quan cạnh tranh là bảo đảm tính độc lập. Độc lập về vị trí và độc lập khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Bên cạnh đó, để vận hành tốt, cơ quan cạnh tranh phải có một số quyền lực cơ bản bao gồm: + Phát hiện và loại bỏ các chính sách liên quan làm cản trở môi trường cạnh tranh. + Yêu cầu các cơ quan tổ chức cung cấp thông tin chứng cứ phục vụ quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh. 157 - Ngoài ra, một số công cụ cần thiết khác cũng cần được xây dựng và thực hiện như chương trình khoan dung để giúp các cơ quan cạnh tranh tăng cường nguồn chứng cứ đầu vào để điều tra vụ việc. 3. Về các bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam: Luận án đã chỉ ra một số điểm bất cập sau: - Về nội dung các văn bản pháp luật: một số quy định liên quan đến quy trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, quy định về xác định thị trường liên quan và quy định về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế hiện nay theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn không phù hợp và hầu như không thể áp dụng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay. - Về biện pháp xử lý vi phạm: mức phạt tiền được xác định căn cứ trên tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm là không hợp lý vì trên thực tế hành vi vi phạm chỉ tác động trên một thị trường sản phẩm, dịch vụ nhất định. Doanh thu thu được từ việc kinh doanh hàng hóa có liên quan đến hành vi vi phạm chỉ chiếm một phần trong tổng doanh thu của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng mức phạt dựa trên tổng doanh thu là không công bằng đối với doanh nghiệp vi phạm. - Về cơ quan cạnh tranh: Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là cơ quan thuộc Bộ Công Thương không đảm bảo vị trí độc lập, còn ôm đồm nhiều chức năng làm phân tán nguồn lực. - Về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp: trong thời gian gần đây nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh đã có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Đây là một phần nguyên nhân giải thích vì sao nhiều doanh nghiệp khi quyền lợi của mình bị xâm hại không biết sử dụng pháp luật cạnh tranh như là một công cụ để bảo vệ mình. 4. Về các giải pháp: Thông qua phân tích kinh nghiệm của các nước và phân tích, đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian vừa 158 qua, Luận án đã đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới, bao gồm: - Trong việc hoàn thiện pháp luật, cần xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Cạnh tranh, trong đó cần có làm rõ tiêu chí xác định thị trường liên quan, minh bạch quy trình xử lý vụ việc, áp dụng hình thức xử lý vi phạm hợp lý dựa trên cơ sở phạm vi và mức độ vi phạm; bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến các nhóm hành vi vi phạm. - Trong việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan thực thi, theo đó đề xuất thành lập một Ủy ban cạnh tranh độc lập; cần chú trọng công tác cán bộ trong lĩnh vực cạnh tranh. - Trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến có trọng điểm đến các nhóm doanh nghiệp trong từng lĩnh vực; đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền; thúc đẩy và sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp. - Trong việc hợp tác quốc tế: cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với cơ quan cạnh tranh nước ngoài và tham gia tích cực vào các diễn đàn cạnh tranh khu vực và trên thế giới để tận dụng kinh nghiệm và đào tạo cán bộ. Về những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu 5. Luận án đã phân tích và chỉ ra các bất cập về các tiêu chí tiếp cận để đánh giá các nhóm hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện nay đó là xác định thị phần trên thị trường liên quan và đề ra một số tiêu chí thay thế bổ sung. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án không đi sâu vào phân tích ưu nhược điểm cũng như thực tiễn áp dụng các tiêu chí thay thế, bổ sung này. Do đó, dựa trên đề xuất ban đầu của Luận án, cần có các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo làm cơ sở cho các đề xuất sửa đổi pháp luật cạnh tranh sau này. 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Công trình tiếng Việt 1. Thực thi Luật cạnh tranh Việt Nam: 10 năm nhìn lại, Tạp chí công thương số 4/tháng 3 năm 2015, Hà Nội. 2. Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Việt Nam: Những bất cập và giải pháp, Tạp chí công thương số 6/tháng 3 năm 2015, Hà Nội. 3. Xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh- những bất cập và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 17/178, tháng 9/2010, Hà Nội. 4. Cạnh tranh – công cụ hữu hiệu để thúc đẩy hiệu quả kinh tế, Hội thảo quốc tế ra mắt Dự án tái cơ cấu kinh tế do Chính phủ Úc tài trợ, Hà Nội, tháng 8 năm 2014, kinh-te-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-Viet-Nam-11-08-2014.htm. Công trình tiếng Anh 5. Developments in Vietnamese Competition Law and Policy, Tạp chí chính sách cạnh tranh quốc tế - Competition Policy International, tháng 2 năm 2013, www.competitionpolicyinternational.com. 6. Challenges on Cartel Enforcement, Hội nghị quốc tế về chính sách cạnh tranh Đông Á lần thứ 7, do Viện nghiên cứu ngân hàng ADB tổ chức tại Malaysia, 2-3 tháng 5 năm 2012, www.adbi.org. 7. Regional Experiences in Advocacy: Viet Nam, Hội thảo ASEAN về Công tác tuyên truyền chính sách cạnh tranh, do Viện nghiên cứu ngân hàng ADB tổ chức tại Singapore, tháng 7 năm 2008, www.adbi.org . 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Bằng Tiếng Việt 1. Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. 2. Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. 3. Chính phủ (2011), Nghị định số 119/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. 4. Chính phủ (2014), Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 5. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 6. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam. 7. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo hoạt động thường niên. 8. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2013), Báo cáo rà soát các quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam. 9. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ sản xuất trong nước, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 161 10. Lê Đăng Doanh (2012), Tiêu chí về hiệu quả thi hành pháp luật của Nhà nước: Đánh giá từ giác độ kinh tế, Tia sáng, Bộ Khoa học công nghệ. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.37. 12. Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đồng Thị Hà, Luận án tiến sỹ (2014), Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 14. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Dương Đăng Huệ (2004), Mô hình quản lý cạnh tranh của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Số 1). 16. Phạm Duy Nghĩa (1999), Pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (Số 8), tr. 22-36. 17. Tăng Văn Nghĩa (2006), Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nghiên cứu kinh tế, (Số 333), tr 35 - 40. 18. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Bùi Xuân Phái (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (Số chuyên đề tháng 9), tr. 11-17. 20. Nguyễn Như Phát (2000), Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 11), tr. 29-36. 21. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng 162 pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 22. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Chế độ pháp chế thống nhất, hợp lý và áp dụng chung, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số 9), tr 162. 23. Quốc hội (2004), Luật số 27/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 68), tr. 21-24. 25. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 7/79), tr.42-49. 26. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, (Số 1/162), tr.43-51. 27. Lê Thị Bích Thọ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật cạnh tranh. 28. Trịnh Thị Thanh Thuỷ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2004), Cơ sở khoa học xác định mức độ hạn chế cạnh tranh của các thoả thuận và các tiêu chí miễn trừ trong luật cạnh tranh. 29. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản vệ pháp luật, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Đào Trí Úc (2011), Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 7), tr110. 31. Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 17), tr 154. 32. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 163 33. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2005): Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Nhà xuất bản tư điển tư pháp, Hà Nội. 34. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 35. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2000), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh, NXB Lao động, Hà Nội. B. Bằng tiếng Anh 36. Andreu Mas - Colell, Michael D. Whiston and Jerry R. Green (1995), Microeconomics theory, Oxford Universtiy Press. 37. Competition Law Institute, Fordham University (2008), International antitrust law and policy. 38. Dominick Salvatore (2009), Managerial Economics in a Global economy. 39. Ernest Gellhorn, William E.Kovacic, Stephen Calkings, Thomson West, (2004), Antitrust law and Economics. 40. Fox and Trebilcock (2012), The designs of competition law institutions, Global Norms, Local choices. 41. Ioannis Lianos and D. Daniel Sokol (2010), The Global Limits of Competition Law. 42. Joanna Goyder, Albertina Albors-llorens (2009), EC Competition Law, Oxford University Press. 43. Nicola Acocella (2012), The foundations of economic policy - Values and technigues. 44. Massimo Motta, Cambridge University (2004), Competition Policy, Theory and Practice. 164 45. Richard Whish and David Bailey (2012), Competition Law. 46. Western Thomson Learning (2002), Microeconomics theory - Basic principles and extensions. C. Các trang thông tin điện tử 47. Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh: www.qlct.gov.vn 48. Trang thông tin của Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản: 49. Trang thông tin của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: 50. Trang thông tin điện tử của Ủy Ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ 51. Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển: www.unctad.org 52. Mạng lưới cạnh tranh quốc tế: www.internationalcompetitionnetwork.org. 53. Tạp chí cạnh tranh toàn cầu: 54. Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế OECD: www.oecd.org. 165 PHỤ LỤC 1: SỐ VỤ VIỆC THÔNG BÁO TTKT STT Năm Ngành Các công ty tham gia tập trung kinh tế 1 2008 Sản xuất giấy Công ty cổ phần Giấy Tân Mai Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai 2 2008 Công nghệ thông tin Công ty cổ phần Sáng Tạo Công ty TNHH Giải Pháp NEC Việt Nam Công ty TNHH Alcatel - Lucent Việt Nam 3 2009 Dịch vụ khoan dầu khí Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) CTCP Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVDI) 4 2009 Sản xuất chăn gối đệm Công ty cổ phần Mirae Công ty cổ phần Mirae Fiber 5 2010 Kinh doanh thực phẩm Công ty cổ phần Kinh Đô Công ty cổ phần Kinh Đô Miền Bắc Công ty cổ phần Kem Kido's 6 2011 Dịch vụ khách sạn, du lịch và vui chơi giải trí; Bất động sản; Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ hoạt động thể dục thể thao, thẩm mỹ. Công ty Cổ phần Vinpearl Đà Nẵng Công ty Cổ phần Vinpearl Hội An Công ty Cổ phần Phát triển và dịch vụ Vincharm 7 2011 Công nghệ thông tin; Phân phối Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT Công ty Cổ phần phần mềm FPT Công ty Cổ phần Thương mại FPT 8 2011 Sản xuất, kinh doanh giấy Công ty Cổ phần tập đoàn Hapaco Công ty Cổ phần Hapaco Hải Âu Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn 9 2011 Dịch vụ khách sạn, du lịch và vui chơi giải trí; Bất động sản Công ty Cổ phần Vincom Công ty Cổ phần Vinpearl 166 10 2012 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng cho ngành thép; Kinh doanh vận tải hàng hóa Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà 11 2012 Sản xuất container; Dịch vụ vận tải Công ty Cổ phần Hưng Đạo Container Công ty Cổ phần Cơ khí Vận tải Thương mại Đại Hưng 12 2012 Sản xuất và buôn bán sắt, thép; Xây dựng, mua bán ô tô, dịch vụ khác CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên CTCP Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến 13 2012 Hoạt động kinh doanh ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 14 2012 Bán buôn bán lẻ Abbott Investments Luxembourg Sarl Abbott South Africa Luxembourg Sarl Công ty TNHH 3A Nutrition Việt Nam 15 2012 Công nghiệp chế biến, chế tạo Công ty TNHH Sản phẩm tiêu dùng Toshiba Việt Nam (TVCP) Công ty TNHH Hàng gia dụng Toshiba Việt Nam (TVHA) 16 2013 Kinh doanh bánh kẹo Công ty cổ phần Kinh Đô Công ty cổ phần Vinabico 17 2013 Sản xuất thép Công ty TNHH Thương mại Nippon Steel Việt Nam Công ty TNHH Sumikin Bussan Việt Nam 18 2013 Hoạt động xây lắp trạm biến áp Công ty cổ phần Sông Đà 11 Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà 11 19 2013 Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm Công ty cổ phần thuỷ điện Cần Đơn Công ty cổ phần thuỷ điện Nà Lơi Công ty cổ phần thuỷ điện Ry Ninh II 20 2014 Dệt may Tổng Công ty cổ phần Phong Phú Công ty cổ phần dệt vải Phong Phú Công ty cổ phần dệt gia dụng Phong Phú 167 21 2014 Sản xuất nhựa, bột nhựa PVC Petronas Chemicals Group Berhad (PCGB) Cty TNHH Nhựa và Hoá chất Phú Mỹ (PMPC) Asahi Glass Company, Limited (AGC) 22 2014 Vận tải biển A.p Moller – Maersk A/S CMA CGM S.A MSC Mediterranean Shipping Company SA 23 2014 Dược phẩm Abbott Investments Luxembourg Sarl CFR Pharmaceuticals S.A Positron Limited 168 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP CH 1. Doanh nghiệp của anh/chị biết đến Luật Cạnh tranh từ khi nào? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa hề biết 1 DỪNG PHỎNG VẤN Mới biết trong vòng 2 năm gần đây 2 (từ 2011 đến 2013) Biết từ 2-4 năm trước 3 (từ 2008 đến 2010) Biết ngay từ khi Luật mới ban hành 4 (từ 2004 đến 2007) CH 2. Doanh nghiệp của anh/chị biết đến Luật Cạnh tranh qua kênh thông tin nào? [NHIỀU LỰA CHỌN] [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Tự tìm hiểu nghiên cứu 1 Qua phương tiện thông tin đại chúng 2 Hội thảo, tập huấn mà cán bộ của doanh nghiệp có tham dự 3 Được chuyên gia pháp lý/luật sư tư vấn 4 Kênh khác 5 PVV GHI CỤ THỂ Các kênh thông tin khác (5): ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ CH 3. Theo Anh/Chị, Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi nhằm ngăn chặn/ điều chỉnh những hành vi nào? [NHIỀU LỰA CHỌN] [PVV KHÔNG ĐỌC] 169 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (thỏa thuận ấn định giá; sản lượng; phân chia thị trường; thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh, thông đồng đấu thầu) 1 Lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền trên thị trường (bán dưới giá thành toàn bộ; áp đặt giá mua, bán bất hợp lý; ấn định giá bán lại tối thiểu; áp đặt điều kiện thương mại bất bình đẳng áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng; ngăn cản đối thủ cạnh tranh mới...) 2 Tập trung kinh tế (mua lại, hợp nhất, sáp nhập, liên doanh giữa các doanh nghiệp) 3 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (chỉ dẫn gây nhầm lẫn; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; bán hàng đa cấp bất chính) 4 Hành vi khác 5 PVV GHI CỤ THỂ Không biết 6 Hành vi khác (5): ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. CH 4. Trước buổi hôm nay, anh/chị đã từng biết về Cục Quản lý cạnh tranh hay chưa? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa 1 Đã biết 2 170 CH 5. Anh/chị có biết đến một/một số vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh đã được cơquan chức năng điều tra, xử lý hay chưa? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa bao giờ 1 Đã từng 2 PVV GHI CỤ THỂ Vụ việc nào? (2) (ghi tên hành vi & doanh nghiệp liên quan) ................................................................................................................................................ B. VẬN DỤNG LUẬT CẠNH TRANH TẠI DOANH NGHIỆP CH 6. Doanh nghiệp của anh/chị có Bộ phận riêng (Phòng/Ban/Đơn vị) phụ trách việc tuân thủ pháp luật, bao gồm Luật Cạnh tranh không? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Không 1 CHUYỂN CH 8 Có bộ phận riêng (Phòng/Ban/Đơn vị) phụ trách việc tuân thủ Luật Cạnh tranh 2 Có Bộ phận riêng (Phòng/Ban/Đơn vị) phụ trách việc tuân thủ pháp luật, bao gồm Luật Cạnh tranh 3 CH 7. Doanh nghiệp anh/chị thành lập Bộ phận riêng phụ trách việc tuân thủ pháp luật, bao gồm Luật Cạnh tranh từ khi nào? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Trong vòng 2 năm gần đây 1 (từ 2012 đến 2014) Từ 2-4 năm trước 2 (từ 2009 đến 2011) Từ khi Luật mới ban hành 3 (từ 2004 đến 2008) Không biết 4 171 CH 8. Trong quá trình kinh doanh, đã bao giờ anh/chị nhận thấy một hành vi kinh doanh có khả năng vi phạm Luật Cạnh tranh hay không? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa bao giờ 1 Đã từng 2 PVV GHI CỤ THỂ Không biết Mô tả hành vi có khả năng vi phạm Luật Cạnh tranh (2): ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. CH 9. Doanh nghiệp của anh/chị đã từng chịu thiệt hại vì một hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp/tổ chức khác hay không? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa bao giờ 1 Đã từng 2 PVV GHI CỤ THỂ Mô tả hành vi gây thiệt hại (2): ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. CH 10. Doanh nghiệp của anh/chị đã từng nghĩ đến việc đệ đơn khiếu nại hoặc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh hoặc của doanh nghiệp khác tới cơ quan chức năng hay chưa? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa bao giờ 1 CHUYỂN CH12 Đã từng 2 PVV GHI CỤ THỂ 172 Tên điều khoản/ mô tả hành vi bị tố cáo, khiếu nại và tên cơ quan thụ lý (2): ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. CH 11. Trên thực tế, Doanh nghiệp của anh/chị đã từng khiếu nại hoặc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh cho các cơ quan chức năng hay chưa? [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Chưa bao giờ 1 Đã từng 2 CHUYỂN CH13 CH 12. Xin vui lòng cho biết lý do doanh nghiệp anh/chị chưa hoặc chưa nghĩ đến việc khiếu nại hoặc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm đến cơ quan chức năng? [NHIỀU LỰA CHỌN] [PVV ĐỌC LỰA CHỌN] Do không gây thiệt hại/ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp 1 Do thiệt hại/ảnh hưởng không đáng kể 2 Ngại làm việc với cơ quan chức năng 3 Thủ tục khiếu nại phiền phức 4 Ngại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai 5 Không biết về hành vi vi phạm 6 Lý do khác 7 PVV GHI CỤ THỂ 173 PHỤ LỤC 3: KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA THỔ NHĨ KỲ 1. Về phát triển và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh1 Bắt đầu từ những năm 1971, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành xây dựng Dự thảo thứ nhất Luật điều chỉnh các hoạt động Thương mại và Dịch vụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù chủ yếu hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch với doanh nghiệp, tuy nhiên dự thảo Luật này cũng đã chứa đựng những điều khoản khung về cạnh tranh. Đến năm 1975, với việc xây dựng Dự thảo thứ hai của Luật điều chỉnh các hoạt động Thương mại và Dịch vụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì về mặt kỹ thuật đã có những quy định cụ thể về luật cạnh tranh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ tại Điều 51 của Dự Luật cũng đã cấm các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp bao gồm: các thỏa thuận liên kết giữa các doanh nghiệp hay lạm dụng sức mạnh thị trường để tăng giá hàng hóa dịch vụ hay ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường Những lần sửa đổi vào những năm 1983 và 1984 sau đó, Luật điều chỉnh các hoạt động Thương mại và Dịch vụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng càng có những điều khoản cụ thể hơn về cạnh tranh. Ví dụ như các điều khoản về Cartel và Độc quyền. Đến năm 1984, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cũng soạn thảo một Dự thảo Đạo Luật mới có nội dung sâu hơn về cạnh tranh: Luật về Thỏa thuận và Các hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên Dự thảo Đạo Luật này đã không được thông qua bởi Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1985 và bị “rơi vào quên lãng” tới năm bầu cử 1985 của Thổ Nhĩ Kỳ sau đó. Mãi đến năm 1991, sau đợt Tổng bầu cử, Bộ Công Thương Thổ Nhĩ Kỳ 1 174 (trước là Bộ Thương Mại) bắt đầu soạn thảo hai Đạo Luật là Bảo vệ cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Đến năm 1994, Luật Bảo vệ cạnh tranh (Luật số 4054) được chính thức thông qua. Theo đó, đến năm 1997, Thổ Nhĩ Kỳ thành lập 02 bộ máy là Ban Cạnh tranh và Cục Cạnh tranh. Từ khi ban hành đến nay, các Luật bảo vệ cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ đã có những lần sửa đổi và điều chỉnh: - Năm 2005, điều chỉnh số lượng thành viên của Ban Cạnh tranh (từ 12 xuống còn 7) và thay đổi khung hình phạt; - Năm 2007, ngưỡng thị phần 40% là ngưỡng cho các thỏa thuận theo chiều dọc. - Năm 2008, sửa đổi mức phạt hành chính cho các hành vi vi phạm. - Năm 2009, đưa Chương trình khoan dung vào Luật để hỗ trợ điều tra hạn chế cạnh tranh. Đồng thời ký thỏa thuận hợp tác với Cơ quan Quản lý đấu thầu công về việc xử lý các vụ việc thông thầu. 2. Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Cơ quan cạnh tranh Theo Luật, Cơ quan cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ (TCA) bao gồm Ban Cạnh tranh và Cục Cạnh tranh. Ban Cạnh tranh là cơ quan chỉ đạo và ra quyết định còn Cục Cạnh tranh là cơ quan thực thi điều tra. Ban Cạnh tranh (Competition Board) tại thời điểm thành lập được quy định có 12 thành viên bao gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 10 thành viên (hiện nay là 7 thành viên: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 05 thành viên). Ban Cạnh tranh là cơ quan đưa ra các quyết định cuối cùng của các hành vi phản cạnh tranh bị cấm, đưa ra các quyết định miễn trừ, phê duyệt thông báo sáp nhập và các quyết định thực thi khác của Luật. Các thành viên đều làm việc toàn thời gian và do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm. Thành viên của Ban cạnh tranh phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên 175 môn và phải có trình độ Thạc sỹ trở lên các chuyên ngành: luật, kinh tế, kỹ sư, quản trị kinh doanh và tài chính. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên tối đa là 06 năm nếu không bị bãi nhiệm vì một trong các lý do: Không còn đủ đáp ứng về mặt chuyên môn hoặc bị truy tố bởi Tòa án. Hỗ trợ cho Ban Cạnh tranh là Cục Cạnh tranh. Theo Luật, Cục Cạnh tranh có thẩm quyền tự khởi xướng điều tra vụ việc hoặc theo đơn khiếu nại. Ngoài chức năng điều tra, Phòng chuyên môn của Cục Cạnh tranh còn tiến hành rà soát và nghiên cứu để thu thập thông tin về thị trường, doanh nghiệp. Ngân sách hoạt động của TCA được hình thành từ nhiều nguồn: (i) ngân sách được cấp bởi Bộ Hải Quan và Thương mại (trước là Bộ Công Thương được tách ra và sáp nhập mới với bộ phận Hải quan); (ii) khoản thu 4/10.000 nguồn vốn của các doanh nghiệp mới thành lập mới và phần tăng vốn của các doanh nghiệp cũ; (iii) nguồn thu từ xuất bản ấn phẩm hay các khoản thu khác. Chính vì nguồn thu dồi dào từ doanh nghiệp đó, TCA không còn cần đến nguồn ngân sách từ Bộ chủ quản từ năm 1997 đến nay. Ngân sách 2014 của TCA là 27 triệu USD và nguồn nhân lực là 348 cán bộ2. 3. Về công tác tổ chức điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Theo Luật, Ban Cạnh tranh có thẩm quyền tham gia điều tra hoặc thành lập nhóm điều tra theo tính chất từng vụ việc. Nhóm điều tra có nhiệm vụ hoàn thành báo cáo điều tra để báo cáo Ban Cạnh tranh trong vòng 6 tháng kể từ khi có quyết định điều tra chính thức. Bản báo cáo này cũng sẽ được gửi cho các bên liên quan điều tra trong vòng 15 ngày (không kèm theo các thông tin mật hay các thông tin không được cung cấp cho các bên khác, chẳng hạn như bí quyết kinh doanh). Trong vòng 30 ngày tiếp theo, các bên liên quan có thể khiếu nại kết quả điều tra lên Ban Cạnh tranh. Tiếp đó 15 ngày, Ban Cạnh tranh sẽ ra quyết định cuối cùng của vụ 2 Báo cáo thường niên của TCA 2014 176 việc sau khi xem xét và đánh giá kết quả điều tra và thông tin khiếu nại. Số vụ việc xử lý bởi TCA từ 2005-2012 Năm tài chính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Hạn chế cạnh tranh (Điều 4) 55 65 79 67 73 99 158 168 117 91 Lạm dụng vị trí thống lĩnh (Điều 6) 34 30 48 38 70 111 95 108 57 448 Vi phạm cả hai Điều 4 và Điều 6 8 13 21 27 35 38 30 27 17 24 Chấp nhận M&A 130 110 171 177 110 177 191 262 162 169 Từ chối M&A 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2005 - 2014 của TCA Xét riêng đối với biện pháp phạt tiền, theo Luật, các doanh nghiệp vi phạm Điều 4 và Điều 6 sẽ bị xử phạt tới 10% doanh thu của năm ngay trước khi có quyết định xử phạt của Ban Cạnh tranh. Trong trường hợp không tính toán được doanh thu để xử phạt của năm đó thì sẽ thay thế bằng năm gần nhất với ngày công bố quyết định xử phạt. Số tiền phạt hành chính bởi TCA trong 5 năm gần đây Đơn vị: Lira Năm tài chính 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền xử phạt 39,401,470 459,585,920 60,411,864 1,187,220,597 468,233,986 Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2005 - 2014 của TCA 4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh a. Áp dụng thủ tục khám xét tại chỗ (On-spot inspection) Tương tự như Nhật Bản và Hoa Kỳ, cơ quan cạnh tranh của Thổ Nhĩ 177 Kỳ cũng có thẩm quyền khám xét nhà xưởng và trụ sở làm việc của các bên bị điều tra để thu thập thông tin và chứng cứ cho báo cáo điều tra của vụ việc. Việc khám xét này là cưỡng chế đối với các doanh nghiệp bị điều tra. Trên thực tế, trong một số vụ việc, các bên bị điều tra đã cố tình bưng bít và không hợp tác trong quá trình khám và TCA có thẩm quyền đề xuất mức phạt tăng nặng đối với những trường hợp như vậy. b. Áp dụng chương trình khoan dung (Leniency)3 Bắt đầu từ năm 2009, TCA áp dụng Chương trình khoan dung để hỗ trợ điều tra và xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Chương trình khoan dung của TCA cho phép các bên vi phạm nộp đơn hưởng miễn trừ hình phạt chậm nhất đến khi báo cáo điều tra vụ việc đã hoàn thành và nộp lên Ban Cạnh tranh. Tùy theo thứ tự các bên có thể được miễn xử phạt hoặc được hưởng hình phạt giảm nhẹ. Hồ sơ xin hưởng khoan dung cần đầy đủ: (i) thông tin sản phẩm bị cáo buộc của cartel (ii) khoảng thời gian của cartel (iii) các thành viên của cartel (iv) thời gian, địa điểm và thành phần của các cuộc họp cartel (v) các thông tin và tài liệu khác về hoạt động của cartel Ứng viên nộp đơn hưởng khoan dung không phải là thành phần tạo ra cartel có thể được hưởng miễn trừ 100%. Tuy nhiên nếu ứng viên có vai trò quan trọng hoặc bắt các thành viên khác phải tham gia cartel thì việc xem xét hưởng miễn trừ sẽ ở mức 33% đến 50% đối với công ty và 33% đến dưới 100% đối với các cá nhân (giám đốc hoặc nhân viên). Cụ thể ở các mức giảm miễn tiếp theo cho đương đơn thứ hai sẽ là 33% đến 50%, đương đơn thứ ba sẽ là 25% đến 33%, đương đơn tiếp theo sẽ nằm trong khoảng 16% đến 25%. Theo pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ, thì phạt hình sự không dành cho các hành 3 178 vi vi phạm pháp luật chống độc quyền. Tất các các mức hưởng miễn giảm trên là dành cho mức xử phạt hành chính quy định tại Luật bảo vệ cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ. c. Bồi thường những thiệt hại do vụ việc phản cạnh tranh gây ra Một điều riêng biệt trong cơ chế xử phạt của pháp luật cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đó là bên bị thiệt hại có thể khiếu nại ra tòa án để đòi bồi thường gấp 03 lần những thiệt hại của mình bởi vụ việc vi phạm gây ra, đó là chưa kể các khoản phí tòa án và phí thuê luật sư (Điều 57). Như vậy, hầu hết các tòa án đều đợi khi TCA ban hành quyết định cuối cùng rồi sau đó mới công bố quyết định của tòa. Điều này làm tăng tính răn đe, ngăn chặn những doanh nghiệp có ý định hình thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ncs_trinh_anh_tuan_4622_4963.pdf
Luận văn liên quan