Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên
tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực
phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng
đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai,
phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
148 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của nông sản hàng hoá tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng sản phẩm tương đối lớn trong thời hạn tương đối ngắn, theo kịp yêu
cầu của thị trường.
Theo đó, cần quy hoạch các vùng trồng cây ăn trái tập trung, vùng sản xuất cây
giống sạch bệnh, vùng sản xuất lúa cao sản, vùng sản xuất chuyên canh. Trên cơ sở
định hướng của tỉnh, những năm qua các ngành chức năng vận động bà con mở
rộng vùng sản xuất trái cây hàng hóa theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của
châu Âu (GAP) như bưởi Năm roi ở Bình Minh, cam sành ở Tam Bình, Trà Ôn,
quýt đường ở Trà Ôn, bòn bon, măng cụt ở các xã cù lao của huyện Vũng Liêm,
xoài cát chu, nhãn xuồng ở Mang Thít... Việc lựa chọn các vùng quy hoạch phải bảo
đảm các tiêu chuẩn: hệ thống thủy lợi phải có đủ khả năng cấp nước cho vùng trồng
trọt, không làm ảnh hưởng đến cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng khác và nước
sinh hoạt; tuân thủ các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên
nước...
Xây dựng và triển khai dự án cánh đồng mẫu lớn(CĐML) trong sản xuất lúa:
xây dựng CĐML sẽ góp phần xoá bỏ những bất cập như quy mô thửa ruộng nhỏ lẻ,
manh mún, lúa gạo làm ra chưa có thương hiệu. Khi tham xây dựng CĐML sẽ xoá
bỏ khoảng cách chênh lệch về năng suất lúa giữa các hộ sản xuất với nhau, chất
lượng sảm phẩm đồng đều hơn, số lượng hàng hoá lớn. Nông dân tham gia CĐML
an tâm về vật tư đầu vào vì được các công ty cung cấp trực tiếp, giá cả hợp lý, sản
phẩm đầu ra được bao tiêu. Liên kết xây dựng CĐML sẽ góp phần thúc đẩy phát
triển bền vững nghề trồng lúa tại tỉnh nhà.
Để thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh, phải đưa công tác chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ hàng đầu. Các ngành chức năng cần tổ chức tập
huấn kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật, phương
pháp sản xuất nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa bền vững, đồng đều về chủng
loại, đảm bảo về chất lượng, đẹp về hình thức. Tập trung hướng dẫn nông dân sản
xuất hàng hóa nông sản theo tiêu chuẩn sạch, từ khâu đầu cho đến khâu cuối của
quá trình sản xuất đều phải được kiểm soát chặt chẽ, hướng sản xuất theo đúng các
quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kiểm tra và chứng nhận sản phẩm đạt
110
tiêu chuẩn quy định; tạo điều kiện để sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định.Vĩnh
Long đang nỗ lực phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, chất lượng, giá cả đủ
sức cạnh tranh để không bị “thua” các mặt hàng nông sản ngoại nhập (như gạo, trái
cây...) ngay trên sân nhà trong nền kinh tế thời hội nhập.
3.3.1.3 Đẩy mạnh xây dựng các liên kết kinh tế giữa những người sản
xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản
Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản, sự liên kết
kinh tế giữa người sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng nông sản là một đòi hỏi tất
yếu của quá trình phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện. Sự liên kết
này về thực chất là nhằm gắn chặt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông
sản, loại bỏ các khâu trung gian trong quá trình lưu thông; qua đó nâng cao giá trị
sản phẩm, cùng phân chia lợi nhuận, chia sẻ rủi ro và tạo động lực cho phát triển.
Để đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản góp phần thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, tạo lập các quan hệ gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa sản
xuất và lưu thông, cần:
- Căn cứ vào qui hoạch phát triển sản xuất ở các địa phương, các vùng nhất là
các vùng sản xuất chế biến nông sản tập trung chuyên canh phục vụ xuất khẩu vùng
sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (lúa, rau xanh, trái cây, cá tra...) để
thúc đẩy việc ký kết hợp đồng tiêu thụ cung cấp vật tư hàng hóa và thực hiện các
chính sách hỗ trợ đầu tư (đất đai, giống, phân bón, thiết bị kỹ thuật, tập huấn chuyên
môn ...) cho các vùng tập trung chuyên canh nông sản.
- Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản, giúp nông dân sản xuất
nông sản theo hướng hàng hóa thì nhà nước cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp,
khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung qua
hình thức đẩy mạnh đầu tư phát triển các hợp tác xã (HTX) sản xuất nông sản với số
lượng lớn và chất lượng cao thông qua hợp đồng với nông dân. Thông qua HTX,
nông dân sẽ sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật đã đề ra đến khi có sản phẩm thì
phải đạt yêu cầu của bên mua. Chẳng hạn, thị trường A yêu cầu điều kiện B, C thì
bắt buộc sản phẩm làm ra của ta phải đạt yêu cầu B, C của thị trường A, mà muốn
111
làm được điều này, chúng ta phải đi từ thị trường đến sản xuất, nghĩa là phải nắm
được nhu cầu của thị trường trước. Nhà nước tăng cường hỗ trợ hoạt động của các
HTX, trang trại trong lĩnh vực sản xuất; xây dựng các tiêu chuẩn thương hiệu để
đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường, đồng thời có thể xuất khẩu
trực tiếp nông sản theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
- Về phía ngành chức năng cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ nông dân thực hiện tốt
mối liên kết “4 nhà”, không thể để nông dân tự bơi trong việc tiêu thụ sản phẩm
nông sản như hiện nay vì rủi ro trong sản xuất nông nghiệp rất dễ xảy ra khi mà giá
cả luôn bấp bênh.
- Thực hiện tiêu thụ nông sản theo hợp đồng
Tăng cường mối liên kết 4 nhà:
+ Nhà nước: làm tốt công tác qui hoạch, ban hành các qui chuẩn, qui phạm sản
xuất bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng đúng mức cho các vùng sản xuất tập trung; có
chính sách bình ổn giá nông sản để đảm bảo quyền lợi cho nông dân; tiếp tục thực
hiện các chế độ ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đến thu mua nông sản.
+ Nhà nông: Nông dân sản xuất theo đặt hàng của doanh nghiệp bảo đảm số
lượng, chất lượng, chủng loại.
+ Nhà doanh nghiệp: đặt hàng cho hộ nông dân sản xuất: số lượng, chủng loại,
chất lượng, cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giúp nông dân sản
xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, bao tiêu sản phẩm.
+ Nhà khoa học: đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất thích nghi vối các vùng
sinh thái có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh. Lợi ích của các nhà
khoa học được hưởng từ giá trị gia tăng nông sản xuất khẩu.
- Đổi mới phương thức hợp đồng thu mua: Phát triển các phương thức bao tiêu
sản phẩm, liên kết sản xuất tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
Giá mua nông sản ghi trên hợp đồng phải là giá sàn bình quân tại thời điểm thu mua.
Trong mỗi hợp đồng cần phải có điều khoản qui định tỉ lệ chia sẻ lợi ích và rủi ro
khi có chênh lệch về giá do có biến động thị trường để các bên có sự ràng buộc
trách nhiệm lẫn nhau. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân là mối quan hệ
112
đối tác, phải xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phân phối lợi nhuận trong chuỗi
sản xuất phải hài hòa.
- Tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản: Doanh nghiệp
không được ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa mà nông dân đã ký với
doanh nghiệp khác; không tranh mua nông sản hàng hóa của nông dân mà doanh
nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Khi có tranh chấp về hợp đồng thì chính
quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng, các hội, các
hiệp hội ngành hàng để giải quyết theo đúng qui định của pháp luật.
- Đảm bảo liên kết hiệu quả, bền vững. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và quan
trọng hơn là sự bình đẳng giữa các chủ thể về lợi ích, trong đó cần ưu tiên lợi ích
đối với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu cung
ứng cho công nghiệp chế biến nhằm tạo động lực tăng nhanh năng suất cây trồng,
vật nuôi, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm của
công nghiệp chế biến.
- Ngoài sự liên kết kinh tế giữa những người sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng
nông sản, việc hình thành liên kết các hiệp hội của những người cùng sản xuất cùng
kinh doanh chế biến một mặt hàng để tăng cường sức mạnh thương thảo. Nâng cao
hiệu quả liên kết vùng, đẩy mạnh liên kết với TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ
trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Cần đẩy mạnh mối liên kết giữa
Vĩnh Long với các tỉnh trong vùng ĐBSCL trong việc đẩy mạnh cung ứng hàng
nông sản, rau quả và thuỷ sản với số lượng lớn. Thực hiện liên kết vùng, liên kết 4
nhà, kết hợp với các nhà khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng
cao độ đồng đều về năng suất cây trồng, vật nuôi. Từ đó nâng cao chuỗi giá trị hàng
hoá nông sản, tạo điều kiện phân phối lại thu nhập hợp lý hơn giữa các tác nhân tham
gia trong chuỗi, người sản xuất sẽ không còn bị ép giá khi trúng mùa.
3.3.1.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường
Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đề phát triển thị trường trong bối cảnh tự
do hóa thương mại khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc
113
nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường đúng đắn ở cả tầm vĩ mô và vi mô sẽ
góp phần định hướng đúng sản xuất và mở rộng thị phần, phát triển bền vững.
Thời kỳ "bán cái mà ta có” đã qua, hiện chúng ta phải tập trung sản xuất “bán
cái mà thị trường cần”. Do vậy, cần đổi mới căn bản tư duy về đầu tư, đẩy mạnh
việc nghiên cứu và dự báo thị trường, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược thị trường
đối với từng ngành hàng, mặt hàng. Nhu cầu về nông sản là rất phong phú và đa
dạng với nhiều cấp độ khác nhau. Mặc dù hiện nay, tiêu chuẩn chất lượng được đặt
lên hàng đầu, song không phải thị trường nào cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm như
nhau.Vì thế cần phải nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường, dự đoán, nắm bắt xu
hướng trong tương lai để có thể khai thác triệt để nhu cầu của từng thị trường đặc
biệt là các thị trường ngách đề mở rộng xuất khẩu. Chẳng hạn đối với sản phẩm gạo
cần có chiến lược thị trường cho các chủng loại gạo khác nhau phù hợp với nhu cầu
của từng khu vực thị trường (nhu cầu gạo cao cấp, gạo thường, gạo đặc sản). Bởi thị
hiếu tiêu dùng hàng nông sản ở các nước, các khu vực rất khác nhau, tùy thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tập quán tiêu dùng,
mức thu nhập... chính vì thế người sản xuất và kinh doanh hàng nông sản phải
nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị hiếu của từng thị trường - đó là điều kiện để đảm
bảo thành công trong quá trình cạnh tranh, thâm nhập thị trường tiêu thụ.
Để xây dựng được chiến lược này, cần phải nắm rõ được năng lực và hiện trạng
của sản xuất trong nước, các lợi thế của từng ngành hàng mặt hàng cũng như đặc
điểm, tính chất và thể chế của từng thị trường ngoài nước, để từ đó có căn cứ trả lời
cho các câu hỏi: mặt hàng nào đi vào thị trường nào ? với số lượng bao nhiêu? Đi
như thế nào? và cần giải quyết những vấn đề gì để khai thông thị trường?
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông
sản, hội nhập kinh tế quốc tế
- Để phát triển thị trường xuất khẩu, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cần kết
hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm,
giới thiệu sản phẩm, thu hút khách hàng thông qua việc quảng bá sản phẩm đặc sản
của Vĩnh Long.
114
- Tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất
khẩu và tham gia các hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp
doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, quảng bá sản phẩm, khảo sát thị trường ở
một số quốc gia trong khu vực, nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mở
rộng thị trường, xây dựng chiến lược phân khúc thị trường phù hợp. Mở rộng thị
trường xuất khẩu nông sản hàng hoá theo hướng: duy trì và phát triển quan hệ với
thị trường truyền thống, tìm kiếm và phát triển thị trường mới, thiết lập được thị
trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài cho các nông sản chủ lực.
- Để có được sản phẩm chiếm lĩnh thị trường ngành nông nghiệp phải định
hướng cho nông dân sản xuất các sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng bằng việc
xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá theo quy chuẩn quốc gia và quốc tế.
Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng,
phát triển thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị
trường đối với sản phẩm chủ lực như: lúa, cá tra, bưởi 5 Roi, cam sành, rau an toàn,
khoai lang,... Kiện toàn và phát triển hệ thống thông tin thị trường cần được chú
trọng đầu tư để giúp người nông dân có điều kiện tìm hiểu thêm về giá cả, nhu cầu,
thị hiếu, khách hàng, chủng loại hàng hoá từ đó có hướng sản xuất thích hợp và
đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
- Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo phân tích thị trường, diễn biến
giá cả, các thông tin về hàng rào kỹ thuật, thương mại của các nước đối với các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như thủy sản, nông sản.
Để thực hiện tốt công tác thông tin cần có các biện pháp sau:
+ Hoàn thiện hệ thống văn phòng, chi nhánh thương mại của tỉnh trên các địa
bàn, thị trường trọng điểm.
+ Tạo lập mối quan hệ, gắn bó với các hiệp hội xuất khẩu quốc gia, quốc tế.
+ Có chính sách ưu đãi thoã đáng với những người cung cấp thông tin lien quan
đến thương mại có giá trị.
115
+ Đầu tư thoã đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hiện đại
để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác.
+ Đào tạo lực lượng cán bộ thành thạo nghiệp vụ thu thập, xử lý và đủ năng lực
tư vấn về chiến lược thị trường, chính sách mặt hàng
+ Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cần khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
trong tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại như: tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra
nước ngoài hoặc từ nước ngoài và tỉnh nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn
hàng và cơ hội kinh doanh; tổ chức quảng cáo hàng hoá. Khuyến khích xuất bản và
phát hành các ấn phẩm hoặc đưa lên mạng về danh mục, mẫu mã, chủng loại mặt
hàng có thế mạnh của Vĩnh Long. Khuyến khích các doanh nghiệp đặt cơ sở ở nước
ngoài dưới các hình thức thích hợp như văn phòng lien lạc, văn phòng đại diện, chi
nhánh, thuê đại diện uỷ thác và dành nguồn kinh phí đáng kể cho công tác xúc
tiến thương mại của doanh nghiệp để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại hàng nông sản gắn với thu hút
đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành liên kết các
thành phần kinh tế sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản thế mạnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc ứng dụng thương mại điện tử vào quá trình
hoạt động như: đàm phán với đối tác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý – điều
hành, kinh doanh – xuất nhập khẩu và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
- Thông qua việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từng bước xúc tiến đầu tư phát
triển ngành nông nghiệp một cách bền vững liên kết các doanh nghiệp, liên doanh
trong và ngoài nước về các lĩnh vực: xuất khẩu gạo, tiêu thụ trái cây các loại, khoai
lang, thuỷ sản chế biến,...khai thác nguồn vốn của toàn xã hội, phục vụ phát triển
sản xuất nông sản hàng hoá.
3.3.1.5. Xây dựng và củng cố thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực
Trong thời kỳ hội nhập WTO, thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng, là “vũ
khí “ cạnh tranh bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã,
kênh phân phối. Chúng ta bỏ qua việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là tự
116
mình từ bỏ một tiềm lực lớn trong nền kinh tế hội nhập “- Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ
nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khẳng định.
Việc xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là một yếu tố góp
phần nâng cao giá trị gia tăng của nông sản. Thực tiễn ở các nước phát triển, sở hữu
trí tuệ đã trở thành một công cụ quan trọng để nâng cao giá trị cho sản phẩm nói
chung và đặc sản nói riêng. Sau khi được đăng ký sở hữu trí tuệ, hầu hết các sản
phẩm đều bán được giá cao hơn, sản lượng tiêu thụ mạnh hơn, người nông dân tập
trung chăm lo phát triển sản xuất hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng sở hữu trí tuệ như
một công cụ nhằm nâng cao giá trị nông sản của Vĩnh Long cũng như vùng ĐBSCL
thực sự chưa được chú trọng.
Thời gian qua, hệ thống phân phối nông sản trong tỉnh còn mang tính tự phát,
ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của thị trường. Mối quan hệ buôn bán giữa
người sản xuất và người thu mua, doanh nghiệp chưa được xây dựng trên cơ sở
pháp lý dẫn đến sự bất ổn về nguồn cung ứng hàng hoá, gây khó khăn cho việc xây
dựng và quảng bá thương hiệu.
Đối với các doanh nghiệp:
- Để xây dựng thương hiệu cho nông sản Vĩnh Long cần thực hiện chương trình
xây dựng thương hiệu gắn với vùng nguyên liệu, theo định hướng hỗ trợ các doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm .
- Cần phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu
hàng nông sản hướng ra thị trường thế giới. Việc xây dựng thương hiệu cho nông
sản cần một chiến lược đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống cây trồng,
trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Phải sản xuất nông sản
theo quy mô lớn, theo tiêu chuẩn an toàn áp dụng VietGAP, GlobalGap để có sản
phẩm chất lượng cao.
- Khi đã có thương hiệu, cần coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng cáo và phát
triển thương hiệu một cách bền vững. Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác
sản phẩm, thương hiệu ở trong nước và ngoài nước để người tiêu dùng từng bước
làm quen với nhãn mác, thương hiệu và chất lượng hàng nông sản của từng doanh
117
nghiệp, từng địa phương và từng vùng. Cần phải có những phương thức quảng cáo,
khuyến mãi, xúc tiến thương mại đặc trưng riêng để tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng
người tiêu dùng đối với sản phẩm nông sản của doanh nghiệp.
- Vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền
vững, chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới
bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu
dùng. Đồng thời, không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tạo sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Đối với Nhà nước:
- Nhà nước cần phải nới lỏng chính sách quản lý, hỗ trợ và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng và phát triển thương hiệu. Đồng thời đơn giản
hóa thủ tục pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể đăng ký, bảo
hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, kinh
phí xúc tiến thương mại, tư vấn cho doanh nghiệp về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa ở trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ kinh phí giúp các doanh nghiệp và HTX thực hiện các tiêu chuẩn chất
lượng để xuất khẩu nông sản. Trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới như
hiện nay, Global Gap đang là lựa chọn tối ưu để phát triển vùng chuyên canh nông
sản theo hướng tặng nguồn ngoại tệ cho quốc gia, chứng nhận Global Gap là giấy
thông hành để nông sản Vĩnh Long vươn xa ra thị trường quốc tế, đồng thời là một
công cụ để bảo vệ thương hiệu nông sản của địa phương.
- Cần ngăn ngừa và bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm hại, làm hàng giả,
hàng nhái tràn lan, xâm phạm sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại nhằm gìn giữ và
bảo vệ uy tín cho những thương hiệu mạnh được người tiêu dùng ưa chuộng. Xử lý
nghiêm những vụ việc vi phạm về vấn đề thương hiệu nhằm tạo ra sự an tâm cho
các doanh nghiệp đối với thương hiệu của mình.
Việc tạo lập và đăng kí nhãn hiệu hàng hoá là hướng đi tốt nhất phân định giữa
sản phẩm an toàn và sản phẩm thông thường trên thị trường, tạo niềm tin cho người
118
tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, mở ra cơ
hội mới cho thị trường nông sản Vĩnh Long.
3.3.1.6. Giải pháp về hệ thống lưu thông phân phối hàng nông sản
Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại có vai trò rất quan trọng trong lưu thông
hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các loại hình và
cấp độ chợ.
- Chợ xã chợ cụm xã, liên xã và chợ thị tứ, thị trấn đóng vai trò khởi đầu mua
buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần (nở rộng các
quan hệ trao đổi; kích thích kinh tế hàng hóa phát triển, phục vụ sản xuất và đời
sống của người dân nông thôn trong phạm vi xã, huyện.
- Chợ tập trung đầu mối đóng vai trò kết thúc mua buôn nông sản, khởi đầu bán
buôn vật tư và hàng tiêu dùng góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa
của cả một vùng, một khu vực bao gồm nhiều huyện lân cận (kể cả các chợ cửa
khẩu là nơi tập trung đầu mối hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới).
- Phát triển hệ thống phân phối mang tính chất tập trung: xây dựng chợ đầu mối
trái cây và chợ đầu mối nông sản là nơi tập trung tiêu thụ các loại trái cây chủ lực
của tỉnh. Chợ đầu mối trái cây sẽ là điểm buôn bán trái cây đặc sản, chất lượng cao
của địa phương cho du khách, cho hệ thống các siêu thị, nguyên liệu cho nhà máy
chế biến, cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội địa phương. Tiếp tục phát triển hệ thống chợ đều khắp tới từng
xã, từng cụm xã trong tỉnh, trong đó có nhiều chợ đang được thực hiện với phương
thức "lấy chợ nuôi chợ" để giúp nông dân tiêu thụ nông sản, giúp các doanh nghiệp
thuận tiện hơn trong việc thu mua nguyên liệu với số lượng lớn.
Việc xây dựng hệ thống các chợ đầu mối nông sản là rất cần thiết và cấp bách.
Ngoài chức năng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, các doanh nghiệp thương mại ở
các chợ đầu mối phải xây dựng giá, thông tin, kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường...
119
Ở nước ta một số chợ nông sản đầu mối đã và đang được xây dựng, tuy nhiên để
nó thực sự phát huy được tác dụng thì cần:
- Việc xây dựng các chợ đầu mối cần thực hiện trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng
nhu cầu giao dịch trên thị trường bao gồm cả nhu cầu và các dịch vụ chế biến đóng
gói, lưu trữ. Đặc biệt không được coi việc hình thành các chợ đầu mối là việc đầu tư
cơ sở hạ tầng để cho các cá nhân và tổ chức thuê chỗ mà phải coi đó là nơi các tổ
chức hay cá nhân đến để giao dịch. Như vậy mới tránh được độc quyền vị trí.
Việc hình thành các chợ đầu mối cần được thực hiện dần dần từng bước, vừa
giảm chi phí đầu tư, vừa tạo điều kiện để người sản xuất cũng như các tổ chức kinh
doanh thương mại có khả năng tiếp cận nhất là chi phí thuê mặt bằng, làm quen với
các phương thức giao dịch hiện đại.
Cần thiết lập cơ chế quản lý tốt, xây dựng các hệ thống hướng dẫn, luật lệ rõ
ràng, với hiệu lực thi hành bảo đảm có thỏa thuận mang tính hợp đồng với những tổ
chức, cá nhân tham gia vào chợ, đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ và
có tinh thần trách nhiệm cao.
Bên cạnh đó, cần xây dựng từng bước và phát triển các điểm thông tin thị trường,
các kho bảo quản hàng hóa cho doanh nghiệp và nông dân (nông dân gửi nông sản
chờ giá lên cao để bán, đồng thời căn cứ vào đó để làm thế chấp vay vốn tái sản
xuất; doanh nghiệp dự trữ, phân loại bao gói vật tư nông nghiệp và hàng công
nghiệp tiêu dùng để chuẩn bị bán...); xây dựng các hình thức thương mại điện tử
phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nông thôn, tạo cơ
sở cho việc hình thành và phát triển các trung tâm thương mại nông thôn mà nòng cốt
là chợ tập trung đầu mối, kho bảo quản hàng hóa và điểm thông tin thị trường.
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ
3.3.2.1. Tăng cường hiệu quả các chính sách kích thích sản xuất nông sản
hàng hoá phát triển
Chính sách đất đai:
- Giải quyết vấn đề đất đai đối với hộ nông dân nhằm thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp hàng hoá phải gắn với việc tập trung ruộng đất hợp lý. Cần có chính sách về
120
đất đai thông thoáng như chấp thuận cho việc thuê đất dài hạn để có điều kiện tích
tụ ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá với qui mô lớn, thủ tục sang
nhượng đơn giản, lệ phí thấp và thời gian nhanh chóng.
- Có chính sách thích hợp giải quyết vấn đề tích tụ đất đai trong nông thôn: Xây
dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: tổ kinh tế hợp tác, HTX nông
nghiệp, kinh tế trang trại tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất phát triển.
Nhằm thoã mãn nhu cầu của người có vốn và lao động muốn đầu tư phát triển nông
nghiệp nhưng lại không có hoặc thiếu đất. Phát triển mạnh sự hợp tác giữa nông dân
với các tổ chức kinh tế-xã hội, có như vậy mới khai thác có hiệu quả đất đai, tạo ra
sản phẩm hàng hoá đủ số lượng, chất lượng cao, chủ động cạnh tranh trên thị trường.
- Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất giỏi thành lập trang trại trồng trọt,
chăn nuôi hoặc kết hợp vườn với thuỷ sản, trang trại trồng cây ăn trái, nuôi thuỷ sản
và mô hình kinh doanh tổng hợp vườn-thuỷ sản-du lịch sinh tháinhằm phát huy
mặt tích cực của kinh tế trang trại là tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao,
đầu tư công nghệ mới để nâng cao năng suất, kết hợp giữa sản xuất nguyên liệu và
chế biến tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, huy động vốn
nội lực của cộng động, tạo nền tảng di lên sản xuất hàng hoá lớn theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
- Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính
sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chế biến nông sản và ký kết
hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; kiểm tra, phát hiện kịp thời những
vướng mắc của doanh nghiệp và nông hộ, những trường hợp vi phạm hợp đồng.
Hướng dẫn nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các
doanh nghiệp chế biến nông sản, hoặc góp vốn cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá. Chính quyền cấp huyện, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo, hỗ trợ
nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa; bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên
liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa người sản xuất.
- Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước để gắn kết mối quan hệ nhà máy
chế biến với vùng nguyên liệu thông qua việc: tạo thuận lợi về hành lang pháp lý,
121
cung ứng tín dụng, xây dựng các quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây
dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường; phát triển sự
nghiệp khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế,...
Chính sách giải quyết vấn đề về vốn:
- Có chính sách tín dụng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn (nhất là vốn trong
dân) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nhất là đầu tư xây dựng công trình thuỷ
lợi và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, song phải nhanh chóng đầu tư cho khoa học-
công nghệ, cho các lĩnh vực giống, cơ giới hoá, bảo quản và chế biến sản phẩm.
- Ngoài việc huy động vốn tự có và sức dân, phía Nhà nước trung ương, tỉnh,
huyện cần lồng ghép các chương trình để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT mở
rộng hình thức cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, tránh tình
trạng để dân phải vay nặng lãi, tăng vốn vay trung và dài hạn cho lĩnh vực nông
nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo luật đầu
tư và các chính sách của tỉnh. Kết hợp với Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT hỗ trợ
các doanh nghiệp, HTX, trang trại xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa có
sức cạnh tranh cao, với qui mô lớn, tập trung, tạo những vùng nguyên liệu trọng
điểm và gắn kết với doanh nghiệp có đầu ra ổn định.
- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao dưới các
hình thức DNTN, công ty Cổ phần,... để có thể tổ chức sản xuất theo hướng thâm
canh tập trung để nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao.
- Cần có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp gắn với vùng
nguyên liêu thông qua việc hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, miễn
giảm thuế và các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đủ mạnh đầu tư cho nông dân.
Chính sách đầu tư:
- Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư đồng bộ tới quá trình sản xuất - chế
biến - xuất khẩu, cụ thể đầu tư cho các yêu cầu sau:
122
- Đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu cho chế
biến và xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, đặc biệt hệ thống thuỷ
lợi).
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó chú ý đầu tư
nghiên cứu cải tạo giống, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ gắn liền với chính
sách khuyến nông từ trung ương đến cơ sở.
- Đầu tư cho nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh
tranh.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vi mô và vĩ
mô, nhằm xây dựng chiến lược thị trường.
Chính sách thuế:
- Điều chỉnh thời gian thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn
tránh mùa vụ để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi.
- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản
phẩm cần phát triển mở rộng qui mô nhất là thị trường mới.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu tại
các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn.
- Để hỗ trợ đổi mới công nghệ cần giảm thuế nhập khẩu đối với những trang
thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất - chế biến các nông sản.
- Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình thành quỹ bảo
hiểm từng ngành sản phẩm. Trước mắt cần thành lập các quỹ bảo hiểm các nông sản:
lúa gạo, cá tra, trái câyQuỹ này dùng để can thiệp thị trường khi giá thị trường
đột biến xuống dưới giá sàn, định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường
hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai. Quỹ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các
khoản thu và đóng góp khác đối với với từng loại nông sản.
123
Chính sách khoa học công nghệ
Chính sách khoa học công nghệ chẳng những định hướng cho việc nghiên cứu
và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc
làm thay đổi phương thức, cách thức, phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao
động, năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng số lượng và chất lượng nông sản hàng
hoá và dịch vụ nông nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, tạo cho hàng hoá có sức cạnh
tranh trên thị trường
Cần nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới vào thực tế sản
xuất. Cần có định hướng bảo hiểm và tài trợ cho cây trồng và vật nuôi mới. Tổ chức
thực hiện hoàn chỉnh hơn, trên quy mô ngày càng rộng các chương trình khoa học
mới IPM, INM
Đẩy mạnh chính sách khuyến công nhất là chế biến hàng nông sản, thực phẩm
xuất khẩu; liên kết với các trường đại học, viện khoa học trong ngoài nước nhằm
ứng dụng khoa học vào sản xuất công nghiệp, nâng cao tay nghề trình độ người lao
động, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật cao; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp mở
rộng hợp tác với nước ngoài.
3.3.1.2. Nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông
nghiệp và nông thôn
Tập trung đào tạo kỹ năng về sản xuất, quản lý và thị trường cho các hộ sản xuất
kinh doanh có quy mô lớn, trang trại.
Tiếp tục đầu tư nâng cao dân trí, dạy nghề, chuyên môn kỹ thuật và quản lý sản
xuất, quản lý kinh tế cho 55% tổng số lao động nông nghiệp. Đồng thời, cơ cấu lại
lao động theo trình độ đào tạo sơ cấp kỹ thuật, quản lý, từ trung học, cao đẳng, đại
học và trên đại học cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Cần
áp dụng phương pháp đạo tạo theo hình thức cử tuyển để lao động sau khi đào tạo
sẽ trở về địa phương yên tâm công tác.
Tăng cường hơn nữa hoạt động khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật cơ bản cho
khoảng 90% lao động chính của các hộ nông nghiệp.
124
Triển khai các chương trình đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực giao dịch trong
quan hệ ngoại thương, quán triệt các quy định, thông lệ của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) để định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, giúp các doanh
nghiệp không lúng túng trong quá trình hội nhập.
3.3.2.3. Đầu tư phát triển cở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhất là
giao thông và thủy lợi phục vụ sản xuất thâm canh, nâng cao năng suất và chất
lượng. Ngoài ra, theo sản xuất công nghệ cao cũng cần có những cơ sở vật chất hiện
đại phục vụ sản xuất có liên quan đến các ngành khác như điện, giao thông cũng
cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay việc xây
dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cần chú ý đến yếu tố biến đổi khí
hậu, nước biển dâng để xây dựng cho phù hợp và sử dụng được lâu dài.
Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi
Đây là vấn đề rất quan trọng vì đa số công trình thủy lợi trước đây chủ yếu là
phục vụ cho sản xuất lúa, nay chuyển sang phục vụ cho sản xuất rau màu, cây ăn
trái, chăn nuôi thủy sản cho nên cần có đầu tư mới hoặc bổ sung mới đáp ứng được
yêu cầu phục vụ sản xuất.
Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng khép kín diện tích trồng cây hàng năm, chủ động
tưới tiêu, nhanh chóng nâng cấp hệ thống công trình bờ bao ở các xã cù lao và các
khu vực trồng cây ăn trái tập trung ở ven sông cũng như nội đồng, nhằm chủ đông
tưới tiêu phục vụ thâm canh, đa dạng hoá cây trồng và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
Đầu tư xây dựng thuỷ lợi công trình thuỷ lợi cần phải chú trọng đề phòng và ứng
phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống.
Nâng cấp hoàn thiện giao thông nông thôn
Đảm bảo 100% số xã đều có đường ô tô tới trung tâm xã, thuận lợi cả mùa mưa
và mùa khô, thông suốt liên hoàn và hoà được với mạng lưới đường Quốc lộ, tỉnh lộ;
đồng thời xây dựng đường bộ (đan, bê tong, nhựa) đến tận ấp, giao thông thực sự là
động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, trong đó có tác động tích cực đến xây
dựng nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững, góp phần đổi mới kinh tế-xã
125
hội nông thôn, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Giao thông nông thôn là huyết mạch của giao lưu kinh tế, góp phần phát triển
kinh tế hàng hoá, tạo mối liên kết trong lưu thông hàng hoá nông sản vốn dễ hư
hỏng và không để được lâu, lại có tính chất mùa vụ. Do đó, phải tập trung mọi
nguồn lực để xây dựng giao thông đi trước một bước, tạo động lực cho kinh tế-xã
hội nông thôn phát triển.
Tóm lại, Vĩnh Long là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp, sản phẩm đa dạng như lúa
gạo, rau màu, khoai lang, cây ăn trái, gia súc, gia cầm và thủy sản. Tuy nhiên, để
đột phá trong phát triển nông nghiệp cần chọn sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư
và tiêu thụ. Vì vậy, Nhà nước cần có những giải pháp chỉ đạo, phục vụ sản xuất,
đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo người
nông dân yên tâm phát triển sản xuất, cũng là tiền đề cho việc xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững.
126
KẾT LUẬN
Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của nông sản hàng hoá tỉnh Vĩnh Long, tác giả rút ra được các kết luận sau:
Vĩnh Long có tài nguyên thiên nhiên hội đủ các điều kiện để phát triển nền
nông nghiệp đa canh, đa dạng hóa theo hướng thâm canh, tăng năng suất phù hợp
cho phát triển nông nghiệp hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Đây chính là
lợi thế vượt trội so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cũng như các vùng khác
trong cả nước. Tuy nhiên phần lớn các mặt hàng nông sản của tỉnh Vĩnh Long (lúa
gạo, trái cây, thủy sản, khoai lang, rau sạch,) đều là sản phẩm thô vì nông dân còn
đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng nguyên liệu tập trung, chưa chú
trọng đúng mức đến sản xuất các mặt hàng này theo tiêu chuẩn GAP.Trong đó, có
nhiều loại trái cây đặc sản ngon có tiếng, được người tiêu dùng trong ngoài nước
biết đến và thời gian qua Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng thương
hiệu cho bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, Tuy nhiên, số lượng sản
phẩm thương hiệu mạnh còn ít. Hiện các mặt hàng nông sản của Vĩnh Long thiếu sự
liên kết cả hệ thống từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu.
Công nghệ sau thu hoạch ở tỉnh chưa theo kịp tốc độ phát triển của khu vực. Mặt
khác, tỉnh cũng chưa có vùng nguyên liệu lớn nên cũng không có khả năng cung
ứng theo hợp đồng với số lượng lớn, trừ mặt hàng gạo, nên lợi thế cạnh tranh còn
rất yếu.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, nhất là phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường thì xu hướng giảm lợi thế cạnh tranh
của các sản phẩm dựa trên tài nguyên đất nông nghiệp và nguồn lao động giản đơn
rẻ. Do vậy, nếu không có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm thì hàng hóa Vĩnh Long sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu cũng như tiêu
thụ tại sân nhà. Vĩnh Long phải xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, phát triển bền
vững trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tư theo
chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, tận dụng lợi thế tạo ra
nông sản hàng hoá có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Mục tiêu hướng đến của
127
nông nghiệp Vĩnh Long là sản xuất nông sản chất lượng cao với thương hiệu mạnh,
xây dựng nền sản xuất nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường tiêu thụ, trong đó chú trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong giai đoạn mới, tỉnh cần nắm bắt các cơ hội và hạn chế các thử thách
đặt ra thì nông sản hàng hoá của Vĩnh Long sẽ ngày càng phát triển một cách bền
vững hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà cũng như của cả
nước.
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT(2012) - Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Bộ Khoa học và công nghệ - Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
3. Thương Mại, Tổ chức GTZ và Metro Cash & Carry Việt Nam, công ty
Nghiên Cứu Thị Trường Axis Research (2006)- Dự án Chuỗi giá trị bưởi Vĩnh
Long.
4. Trần Thị Ba (2008), Nghiên cứu "Chuỗi cung ứng rau đồng bằng Sông Cửu
Long theo hướng GAP”, Đại học Cần Thơ.
5. Cục Nuôi trồng Thuỷ sản (2008), Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất và
tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2010 và định hướng
đến 2020" .
6. TS.Trần Xuân Châu (2003) - "Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt
nam thực trạng và giải pháp"- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
7. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2011"
8. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Xây dựng các
loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp phù hợp cho từng vùng trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010" ,Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Đại
học Kinh tế TP. HCM.
9. GS.TS. Nguyễn Thị Lang , Đề tài “Chọn tạo giống lúa thơm cho vùng lúa đặc
sản tỉnh Vĩnh Long” Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.
10. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son- “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng
đồng bằng sông Cửu Long"- Tạp chí khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ.
11. PGS. TS. Mai Văn Nam, Đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh cho bưởi Năm Roi
và khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế”, Trường Đại học Cần Thơ.
12. PGS.TS Đặng Văn Phan(2008), "Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam",
Nxb Giáo Dục.
129
13. PGS.TS Đặng Văn Phan (chủ biên) (2006), "Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam
thời kỳ hội nhập"- Nxb Giáo Dục.
14. PS.TS Đặng Văn Phan(2008), "Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam", Đại học Cửu
Long.
15. Quyết định của thủ tướng Chính Phủ: Số 80/2002/QĐ-TTg- Về chính sách
khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
16. TS.Nguyễn Trần Quế- Nghiên cứu phương pháp phản ánh và phân tích về
năng lực cạnh tranh" - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
17. Sở Khoa học & Công nghệ Vĩnh Long - Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ
lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015.
18. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long- Báo cáo tổng hợpQuy hoạch
phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”.
19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long- Báo cáo tổng hợp Quy
hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”.
20. Sở Công thương Vĩnh Long- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển ngành
thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”.
21. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế", nhà xuất bản ĐH
Quốc gia TP. HCM.
22. TS. Nguyễn Công Thành- Một vài suy nghĩ về liên kết 4 nhà trong sản xuất
nông nghiệp- Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL.
23. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010)- "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế"- nhà xuất bản ĐH
Quốc gia TP. HCM.
24. UBND tỉnh Vĩnh Long- Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế -xã hội, an ninh quốc phòng từ 2005-2011.
25. Các trang web
130
PHỤ LỤC 1
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến ngày
01/01/2012
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 117.604,97 100
Đất sản xuất nông
nghiệp
116.568,37 99,12
- Đất trồng cây hàng năm 71.116,03 60,47
+ Đất trồng lúa 69.359,41 58,98
+ Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi
24,31 0,02
+ Đất trồng cây hàng
năm khác
1.732,31 1,47
- Đất trồng cây lâu năm 45.452,34 38,65
Đất nuôi trồng thuỷ sản 989,18 0,84
Đất nông nghiệp khác 47,42 0,04
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2011
Bảng: Diện tích, sản lượng cây ăn trái của Vĩnh Long so với các tỉnh ĐBSCL
năm 2009
ĐVT: Diện tích- nghìn ha, sản lượng- nghìn tấn
STT Địa phương DT đất NN DT đất cây ăn
quả
Sản lượng
trái cây
Xếp
hạng SL
trái cây
Vùng ĐBSCL 3306.7 281.16 2504.9
1 Long An 378.1 5.16 80.1 10
2 Tiền Giang 192.3 67.5 766.1 1
3 Bến Tre 181.4 33.3 322.8 3
4 Trà Vinh 185.9 18.3 151.9 6
5 Vĩnh Long 116.2 38.6 340.5 2
6 Đồng Tháp 248.7 22.5 216.2 4
7 An Giang 297.9 7.4 67.3 11
8 Kiên Giang 575.7 13.5 80.2 9
9 Cần Thơ 115.6 15.2 102.2 8
10 Hậu Giang 139.2 21.3 163 5
11 Sóc Trăng 274.7 25.6 145.6 7
12 Bạc Liêu 223.8 5.4 24.3 13
13 Cà Mau 377.2 7.4 44.7 12
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2011
Bảng: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm ĐBSCL năm 2011
Diện tích-nghìn ha; Năng suất-tấn/ha;Sản lượng- nghìn tấn
ST
T
Địa phương Diện tích Năng suất Xếp
hạng NS
lúa
Sản lượng Xếp hạng
SL lúa
ĐBSCL 4.094,03 5,68 23.269,33
1 Vĩnh Long 181,59 5,68 6 1.032,27 10
2 Long An 484,21 5,27 10 2.550,60 4
3 Tiền Giang 241,77 5,51 8 1.332,81 6
4 Bến Tre 76,96 4,71 12 362,17 13
5 Trà Vinh 233,02 4,96 11 1.155,26 8
6 Đồng Tháp 501,10 6,19 2 3.100,19 3
7 An Giang 607,59 6,35 1 3.856,80 2
8 Kiên Giang 686,92 5,71 5 3.921,15 1
9 Cần Thơ 224,64 5,74 4 1.289,71 7
10 Hậu Giang 212,74 5,30 9 1.128,50 9
11 Sóc Trăng 348,98 5,99 3 2.090,64 5
12 Bạc Liêu 164,37 5,53 7 908,86 11
13 Cà Mau 130,14 4,15 13 540,37 13
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2011
Bảng: Diện tích và sản lượng khoai lang các tỉnh ĐBSCL năm 2010
STT Địa phương Diện tích Sản lượng Xếp hạng SL
Cả nước 150.8 1390.6
ĐBSCL 18.7 410.5
1 Vĩnh Long 8.5 248.7 1
2 Long An 0.2 1.2 12
3 Tiền Giang 0.3 3.0 9
4 Bến Tre 0.2 2.3 10
5 Trà Vinh 1.8 28.7 4
6 Đồng Tháp 1.6 39.3 2
7 An Giang 0.3 6.5 6
8 Kiên Giang 1.6 35.5 3
9 Cần Thơ 0.2 2.1 11
10 Hậu Giang 0.5 6.9 5
11 Sóc Trăng 2.7 3.2 8
12 Bạc Liêu 0.6 3.4 7
13 Cà Mau 0.2 0.9 13
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2011
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 3 vụ lúa năm 2010
STT Khoản Mục ĐVT Hè
Thu
Thu
Đông
Đông
Xuân
B/Q cả
năm
1 Năng suất trên diện
tích gieo trồng
Tạ/ha 47,98 46,22 65,76 53,32
2 Chi phí sản xuất cho
1kg lúa(chưa tính chi
phí thuê đất, đấu thầu
đất và trả lãi vay)
Đồng/kg 2.883 3.411 3.004 3.100
2.1 Giống % 7,01 9,06 7,53
2.2 Phân bón % 24,09 30,59 29,66
2.3 Chi phí mua thuốc bảo
vệ thực vật, nguyên
nhiên liệu, thuế, phí..
% 15,38 14,56 15,21
2.4 Chi phí thuê ngoài % 29,64 25,44 24,73
2.5 Chi phí lao động tự
làm
% 23,87 20,25 22,88
2.6 Chi phí khác
3 Lợi nhuận bình quân
1ha trồng lúa
1.000Đ 4.995 8.436 20.155 11.195
4 Giá bán bình quân
1kg lúa
Đồng 3.724 5.055 5.879 4.886
( Điều tra của Cục Thống Kê Vĩnh Long – Tháng 12/2011 được tổng hợp lại)
Bảng 2.16.Chi phí sản xuất bưởi Năm roi dựa trên Hệ số nguồn lực nội
địa (DRC)
Theo kết quả điều tra của Cục Thống Kê Vĩnh long về hiệu quả nuôi trồng
một số cây, con chủ yếu năm 2011, đối với cây bưởi năm roi có chi phi sản xuất
năm 2010 như sau:
TT Khoản mục Đơn vị tính Tổng số
1 Sản lượng thu hoạch Tấn 278,52
2 Năng suất Tấn 1,15
3 Chi phí sản xuất 1.000 đồng 646.620
3.1 Chi phí phân bón % 36,12
3.2 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật,
nguyên nhiên liệu, thuế, phí..
% 27,44
3.3 Chi phí thuê ngoài % 4,5
3.4 Chi phí lao động tự làm % 31,92
4 Chi phí sản xuất cho 1ha
bưởi(chưa tính chi phí thuê
đất và đấu thầu đất và trả lãi
vay)
1.000
đồng/ha
26.680,57
5 Lợi nhuận bình quân 1ha bưởi 1.000
đồng/ha
47.706,63
6 Giá bán bình quân Đồng/kg 6.470
( Điều tra của Cục Thống Kê Vĩnh Long – Tháng 12/2011 được tổng hợp lại)
Bảng 2.18. Chi phí sản xuất cây khoai lang vụ Đông Xuân
Chỉ Tiêu Đơn vị tính Tổng số
1.Số đơn vị điều tra Hộ 50
2.Diện tích gieo trồng Ha 37,7
3.Sản lượng sản phẩm thu hoạch Tấn 1.017,1
4.Năng suất trên diện tích gieo trồng Tạ/ha 269,81
5.Tổng thu 1000 đồng 7.866.524
6.Tổng chi phí sản xuất 1000 đồng 2.874.558
7.Cơ cấu chi phí sản xuất % 100,00
7.1 Giống,phân bón % 32,38
- Giống % 14,17
- Phân bón % 18,21
7.2.Chi phí thuốc bảo vệ thực vật,nguyên nhiên
liệu, thuế, phí
% 16,81
7.3.Chi phí thuê ngoài % 31,79
7.4.Chi phí lao động tự làm % 19,02
8.Chi phí sản xuất cho 1 ha khoai lang ( chưa
tính chi phí thuê đất,đấu thầu đất và trả lải tiền
vay)
1000 đồng 75.949
9.Lợi nhuận bình quân 1 ha trồng khoai lang 1000 đồng 132.427
10.Giá bán bình quân khoai lang (đả trừ giá trị
tận thu sản phẫm phụ)
Đồng/kg 7.723
11.Giá trị sản phẩm phụ tận thu 1000 đồng 11.600
Nguồn: Điều tra của Cục Thống Kê Vĩnh Long – Tháng 12/2011 được tổng hợp lại
Bảng: Chi phí nuôi cá tra 6 tháng đầu năm
STT Khoản mục Đơn vị tính Tổng số
1 Số đơn vị điều tra Hộ,TT 50
2 Diện tích thu hoạch Ha 21,7
3 Sản lượng thu hoạch Tấn 5.317,4
4 Tổng giá trị sản lượng thu hoạch 1.000 đồng 130.592.226
5 Tổng chi phí sản xuất 1.000 đồng 116.615.448
6 Cơ cấu chi phí sản xuất % 100,00
6.1 Con giống,thức ăn % 93,47
- Giống % 5,25
- Thức ăn % 88,21
6.2 Chi phí xử lý môi trường,nguyên
nhiên liệu,thuế,phí
% 4,22
6.3 Chi phí thuê ngoài % 2,14
6.4 Chi phí lao động tự làm của hộ % 0,17
7 Chi phí sản xuất cho 1kg (chưa
tính chi phí thuê, đấu thầu đất và
trả lải tiền vay)
Đồng/kg 21.931
8 Lợi nhuận bình quân cho 1 tấn
sản lượng thu hoạch (chưa tính
chi phí thuê,đấu thầu dất và trả
lãi vay)
1.000 đồng 2.629
9 Lợi nhuận bình quân 1ha diện
tích nuôi cá tra (chưa tính chi
phí thuê, đấu thầu đất và trả lãi
vay)
1.000 đồng 643.024
Nguồn: Chi cục thuỷ sản tỉnh Vĩnh Long
PHỤ LỤC 2
Sản phẩm gạo của công ty Cổ phần Lương thực Vĩnh Long
Thu hoạch khoai lang ở huyện Bình Tân
Sản phẩm cá tra phi lê
Bưởi Năm roi Bình Minh
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN GAP
1/ Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP (Good Agricultural Practices) là gì?
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên
tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực
phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng
đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai,
phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
- Bảo vệ môi trường
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
2/ Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
a/ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng
của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp(Intergrated Pest Management = IPM)
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất(MRL = Maximum Residue Limits) trong sản
phẩm.
b/ Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn
hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
+ Nguy cơ hoá học.
+ Nguy cơ về vật lý.
c/ Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
+ Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân
+ Đào tạo tập huấn cho công nhân
+ Phúc lợi xã hội.
d/ Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra,
các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị
lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
3. GAP mang lại lợi ích gì?
°An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ
cho người tiêu dùng.
° Chất lượng cao (ngon, đẹp) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp
nhận.
° Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo
vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_nang_luc_san_xuat_cua_nong_san_hang_hoa_tinh_vinh_long_giai_doan_2010_2020_2121.pdf