- Thứ nhất, hệ thống và khái quát hóa cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế và phát
triển bền vững, làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung của PTBV, các tiêu chí và chỉ
tiêu đánh giá PTBV của thế giới và Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu
phát triển bền vững tập đoàn Kinh tế.196
- Thứ hai, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm
của TĐKT để xây dựng cơ sở lý luận về Phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế, bao
gồm các nội dung: khái niệm, nội dung PTBV TĐKT, các nhân tố ảnh hưởng đến
PTBV TĐKT, các chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của TĐKT với ba nội dung cơ bản
là PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV xã hội và PTBV môi trường.
- Thứ ba, từ nghiên cứu thực tiễn PTBV của một số TĐKT trên thế giới rút ra
các bài học kinh nghiệm cần thiết tham khảo cho quá trình PTBV của các TĐKT ở
Việt Nam nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng.
- Thứ tư, đã làm rõ các hoạt động SXKD chủ yếu và các nguồn lực chính của
tập đoàn TKV, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV TĐKT để phân tích, đánh giá thực
trạng PTBV của Tập đoàn TKV chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2015 theo các
nội dung: PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV xã hội, PTBV môi trường; qua đó làm
rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế trong quá trình PTBV của Tập đoàn,
phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, đặc biệt là các nguyên nhân thuộc về
quản trị tài chính. Luận án cũng chỉ rõ được những thuận lợi và khó khăn của Tập
đoàn TKV trong thời gian tới.
- Thứ năm, luận án đã tập trung đề xuất được tám giải pháp tài chính cho
PTBV tập đoàn TKV. Các giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, khả thi, có tác dụng
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV; gia tăng khả
năng sinh lời trong dài hạn nhằm tăng tích lũy nội bộ, PTBV từ chính nội lực của Tập
đoàn; nâng cao tính an toàn tài chính, kiểm soát và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu song vẫn đảm bảo được
các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện trách nhiệm với
cộng đồng, làm tốt công tác bảo vệ, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và quản
lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài chính tập trung gắn với nhiệm vụ PTBV của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất được sáu giải pháp phi tài chính nhằm PTBV tập
đoàn TKV.
- Thứ sáu, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước về các chính sách đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản
của Tập đoàn TKV, các khuyến nghị này chủ yếu xoay quanh chính sách giá, thuế,
phí và lệ phí, chính sách vốn đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và
Tập đoàn TKV nói riêng.
Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là hợp lý, đảm bảo kết quả đạt được là tin cậy. Các
nhóm giải pháp PTBV Tập đoàn TKV, đặc biệt là nhóm giải pháp tài chính đã đề xuất có
căn cứ khoa học và tính khả thi. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
PTBV các ngành nghề, các lĩnh vực và từng tổ chức kinh tế, trong đó có TĐKT
là vấn đề có tính thời sự trong định hướng PTBV của Đảng và Nhà nước ta. Tuy
nhiên, do đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài còn mới mẻ, chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập đến, đồng thời phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp nên luận
án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được
nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà
quản trị doanh nghiệp, các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu sinh có thể tiếp tục hoàn
thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
230 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển bền vững tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cốt lõi nhằm gia tăng lợi
nhuận, tạo nguồn lực tài chính bổ sung cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Để góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc sử dụng các biện pháp tiết
188
giảm chi phí, tăng đầu tư và sản lượng khai thác than hầm lò, phát huy tối đa lợi thế của
khai thác than lộ thiên, đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện các nhà máy sàng tuyển than để
tăng chất lượng, nâng cao hệ số thu hồi than như ở trên đã phân tích thì việc giao khoán
giá than thực hiện cho các công ty con cũng là cách Tập đoàn quan tâm thực hiện.
Hàng năm, căn cứ vào điều kiện SXKD của từng đơn vị và cân đối chung của
Tập đoàn, tập đoàn sẽ nghiên cứu và giao khoán giá tới từng đơn vị thành viên. Vấn
đề đặt ra là Tập đoàn cần kịp thời hoàn thiện, bổ sung hệ thống định mức kinh tế - kỹ
thuật, nhất là các chỉ tiêu công nghệ, định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, năng lượng,
định mức lao động, định mức, đơn giá thuê ngoài, để làm cơ sở cho công tác khoán
chi phí và giao khoán giá nội bộ trong Tập đoàn. Nếu làm tốt được công tác này sẽ
đảm bảo được yêu cầu tích tụ, tập trung vốn của công ty Mẹ mà các công ty con, các
nhà đầu tư vẫn được đảm bảo lợi nhuận định mức, từ đó vừa tạo động lực đầu tư cho
các nhà đầu tư mà công ty Mẹ, công ty con đều có nguồn tài chính phục vụ cho phát
triển, đặc biệt công ty Mẹ có điều kiện tích tụ vốn để thực hiện các dự án phát triển
than - khoáng sản, điện, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp theo chiến lược hoạt động
kinh doanh đã đề ra nhằm PTBV.
3.3.3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động khai thác than - khoáng sản
Quan điểm, mục tiêu chung của TKV trong việc tăng cường hợp tác với đối tác,
bạn hàng là: (1) Hội nhập, hợp tác sâu rộng và toàn diện, trong đó ưu tiên hợp tác với
các viện, các trường đại học, các định chế tài chính, các tập đoàn, công ty lớn có vị
thế toàn cầu, đặc biệt là hợp tác với các công ty có thương hiệu mạnh để phát triển
bền vững và nâng cao giá trị thương hiệu TKV - VINACOMIN ở trong nước và nước
ngoài; (2) Phấn đấu đến năm 2020 tạo được kết quả hợp tác cơ bản với các đối tác
nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo thiết bị phục vụ cơ giới hóa khai thác than hầm lò;
nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than; khai thác, chế biến crômit,
titan và đất hiếm; đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và huy động vốn trên
thị trường tài chính quốc tế.
Trên cơ sở các nhiệm vụ kinh tế - chính trị được Nhà nước và Chính phủ giao
phó, cùng với những thành tựu, kết quả và kinh nghiệm đúc kết trong suốt quá trình
20 năm xây dựng - phát triển và hội nhập quốc tế, giải pháp cho hợp tác và hội nhập
quốc tế của TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:
* Giai đoạn đến năm 2020:
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ ngành liên quan và các cơ quan ngoại
giao, ngoại thương ở trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, tìm hiểu các tiềm năng
tài nguyên khoáng sản, thị trường hàng hóa và cơ hội đầu tư, pháp luật quốc tế về
thương mại và đầu tư, văn hóa, nguồn nhân lực, v.v. của các nước trong khu vực và
trên thế giới, nhất là các nước trong khối ASEAN, APEC, các nước XHCN cũ ở
Đông Âu và các nước có quan hệ hợp tác thương mại truyền thống với Việt Nam.
- Tiếp tục tìm kiếm, thúc đẩy hợp tác đầu tư, kêu gọi và huy động các nguồn
vốn quốc tế ưu đãi cho các dự án của Tập đoàn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế (Australia, Nhật Bản, Cộng hòa Séc) để nghiên
cứu thử nghiệm công nghệ khai thác than phù hợp để áp dụng tại Bể than ĐBSH.
189
- Đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu bao gồm xuất - nhập khẩu than,
khoáng sản, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành mỏ, v.v, tránh phụ thuộc hoặc phụ
thuộc chủ yếu vào một thị trường nhất định.
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế (EPC, BOT, BTO, BT, BCC, JV,
PPP, BOO...) để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tận dụng trình độ
quản lý tiên tiến, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, hợp tác chuyển giao công nghệ
nhằm thúc đẩy nội địa hóa các sản phẩm cơ khí phục vụ khai thác mỏ.
- Ưu tiên các đối tác có nhiều kinh nghiệm và năng lực tham gia vào các dự án
TKV kêu gọi hợp tác cùng đầu tư nhằm góp phần từng bước chuyển giao công nghệ
cho phía Việt Nam cũng như kích thích các đơn vị trong nước phát triển thông qua
việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong hợp tác.
- Rà soát, đánh giá các dự án đầu tư tại Lào, Campuchia. Tiếp tục triển khai các
dự án có hiệu quả về kinh tế - chính trị góp phần tăng cường hợp tác giữa Việt Nam
và Lào, Campuchia. Báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện các giải pháp cần thiết
như thoái vốn, chuyển nhượng đối với các dự án xét thấy không có hiệu quả về
kinh tế - chính trị nhằm cân đối vốn, tránh đầu tư giàn trải.
- Củng cố, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác
và kinh doanh quốc tế nói chung và Ban HTQT của Tập đoàn.
- Phối hợp, hợp tác, liên kết với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các cơ quan,
đơn vị hữu quan trong nước trong việc thực hiện chiến lược hợp tác quốc tế, nhất là
trong lĩnh vực khai thác than ĐBSH, nhập khẩu than, đầu tư ra nước ngoài khai thác
than, khai thác, chế biến quặng titan, crômit, đất hiếm, tái chế chất thải rắn, bùn đỏ,
nghiên cứu chế tạo thiết bị, v.v.
- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hội nhập, hợp tác sâu rộng và toàn diện với
các đối tác trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các viện, trường,
các công ty xuyên quốc gia có thương hiệu mạnh để phát triển nguồn vốn, nguồn
nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao an toàn lao động, bảo vệ môi
trường, đảm bảo phát triển bền vững
* Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:
- Tiếp tục hợp tác quốc tế để triển khai thử nghiệm công nghệ khai thác than tại
Đồng bằng Sông Hồng với quy mô công nghiệp theo công nghệ hầm lò truyền thống
và công nghệ khí hóa than.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và phát triển ngành công
nghiệp nhôm Việt Nam theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
trong đó có nghiên cứu hợp tác xây dựng các nhà máy điện phân nhôm tại Việt Nam
và nước ngoài.
- Tìm kiếm và kêu gọi hợp tác đầu tư quốc tế nhằm phát triển ngành công
nghiệp khoáng sản theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, chế biến sâu như: đất
hiếm, titan
- Tìm kiếm, thúc đẩy các thị trường đầu tư mới theo nhiều hình thức sang các
nước phù hợp với năng lực và điều kiện của Tập đoàn.
190
3.3.3.4. Quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức, quản lý lao động nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho PTBV tập đoàn
Công tác tổ chức, quản lý lao động như phân tích ở chương 2 đã được tập đoàn
TKV làm khá tốt, Tập đoàn đã quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động,
đảm bảo an toàn lao động, cải thiện thu nhập cho người lao động, tuy nhiên chất
lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, một số đơn vị còn chưa giải quyết triệt để chế độ
cho người lao động. Để làm tốt hơn công tác tổ chức, quản lý lao động nhằm thực
hiện mục tiêu PTBV ngoài những giải pháp cụ thể đã trình bày ở phần 3.3.2.7, tập
đoàn TKV còn có thể thực hiện một số giải pháp sau:
* Về phương thức tuyển dụng: Chú trọng tuyển dụng các sinh viên mới tốt
nghiệp từ các trường đại học chính quy để bổ sung cho lực lượng cán bộ quản lý kinh
tế - kỹ thuật của các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất than, cũng như tăng cường
cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế mỏ, đào tạo nghề mới trong sản
xuất than. Trên cơ sở thông báo nhu cầu tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, có kiểm tra sát hạch trình độ, có hợp đồng thử việctheo đúng
phân cấp quản lý trong ngành.
* Về Phương thức tổ chức đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ: Tăng cường đào
tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngành than thông qua việc đào tạo tại chỗ tại
Trường quản trị kinh doanh - Vinacomin, kết hợp với tham quan thực tập khảo sát ở
nước ngoài. Ngoài việc đào tạo cán bộ quản lý cần chú trọng nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ KHKT - kinh tế chuyên ngành tăng cường cho các Viện nghiên cứu, Công
ty tư vấn, để những đơn vị này thực sự là nòng cốt trong việc áp dụng tiến bộ
KHKT và Công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao
trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng mỏ. Để đạt được mục tiêu trên cần lựa chọn và
cử các cán bộ có năng lực đào tạo sau đại học tại các trường đại học trong nước; cử
các cán bộ có đủ tiêu chuẩn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình hợp
tác đào tạo với nước ngoài như: Nhật, Nga và Trung Quốc.
* Tăng cường giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng lao động của các doanh
nghiệp thành viên.
3.3.3.5. Phát triển tổ chức, nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường
- Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, quản lý công tác bảo vệ môi trường các cấp theo
hướng chuyên trách nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu lực trong công tác bảo vệ môi
trường; phân công lãnh đạo phụ trách công tác bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển các đơn vị chuyên ngành làm công tác bảo vệ
môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong TKV nhằm chuyên môn hóa, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.
- Phát triển nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị trên cơ
sở đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẵn có bằng cách cử đi học thêm về môi trường, tổ chức các
lớp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, quy định về bảo vệ môi trường. Đối với các đơn
vị chuyên ngành, bên cạnh việc tiếp nhận mới các cán bộ được đào tạo chính quy, tạo
điều kiện thuận lợi để các cán bộ hiện có đi học thạc sỹ, tiến sỹ nhằm phát triển đội ngũ
chuyên gia môi trường có trình độ cao. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng
cao nhật thức, ý thức bảo vệ môi trường chung trong cán bộ công nhân viên toàn TKV.
191
3.3.3.6. Xây dựng báo cáo phát triển bền vững
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, một trong những điểm yếu của các DN
Việt Nam là thiếu định hướng phát triển lâu dài, đó là lý do để Văn phòng Doanh
nghiệp vì sự Phát triển Bền vững và Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Mạng lưới
Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc đưa báo cáo bền vững và phổ biến tới các
doanh nghiệp như một công cụ đo lường sự phát triển bền vững.
Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức từ 60 quốc gia sử dụng khung báo
cáo bền vững của GRI như là công cụ đo lường sức khỏe của DN và cũng là công cụ
quảng bá cho chính DN. Liên minh Châu Âu cũng buộc các DN sử dụng từ 500 lao
động trở lên phải lập báo cáo phát triển bền vững. Ở Trung Quốc, DNNN cũng bắt
buộc phải lập báo cáo bền vững. Đối với các thị trường chứng khoán Singapore,
Hồng Kông, Ấn Độ, Nam Phi, các công ty niêm yết có thêm yêu cầu phải lập báo cáo
phi tài chính.
Có thể nói, yêu cầu lập báo cáo bền vững là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội
nhập, tuy nhiên công cụ này vẫn đang còn mới mẻ đối với cả doanh nghiệp và nhà
quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
thách thức về phát triển bền vững như đói nghèo, đô thị hóa, khủng hoảng tài chính,
biến động giá lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên
nhiên... Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng báo cáo bền vững là một trong những công
cụ hữu hiệu giúp theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững
của TĐKT. Báo cáo bền vững sẽ giúp tình hình hoạt động sản xuất nói chung, tình
hình tài chính nói riêng của các TĐKT trở nên minh bạch hơn trong mắt các nhà đầu
tư, các đối tác khác trong xã hội. Rất nhiều doanh nghiệp và TĐKT trong và ngoài
nước hiện nay đã lập báo cáo PTBV như tập đoàn Holcim, tập đoàn Bảo Việt, công ty
Toyota, công ty cổ phần sữa Vinamilk,Với tư cách là một Tập đoàn giữ vai trò chủ
chốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, việc xây dựng báo cáo PTBV với
Tập đoàn TKV là cần thiết, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, NCS không trình bày
cụ thể mà dành cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo.
3.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN
Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên,
khoáng sản của Tập đoàn TKV chủ yếu là chính sách giá và chính sách thuế, phí. Ở
nước ta, chính sách thuế, phí hiện hành đối với khai thác khoáng sản có rất nhiều loại
như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản,
phí bảo vệ môi trường,.
Do chính sách của Nhà nước còn tồn tại một số bất cập như đã phân tích ở mục
2.3.2.2 chương 2 nên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận nhằm PTBV tập đoàn TKV, kiến nghị đối với Nhà
nước như sau:
Một là, hoàn thiện chính sách khoáng sản, nhất là chính sách thuế, phí theo
hướng khuyến khích và bắt buộc khai thác tận thu tối đa tài nguyên thay vì theo
hướng tận thu tài chính hiện nay một cách phù hợp với từng loại tài nguyên khoáng
sản. Ban hành cơ chế chính sách cho việc thực hiện nhập khẩu than và đầu tư ra nước
192
ngoài khai thác than phù hợp với chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài
khai thác than. Kiến nghị cụ thể như sau:
- Mức thuế tài nguyên đối với khoáng sản đã quá cao so với thế giới, hơn nữa
với việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2014, trên thực tế đã tăng
thuế tài nguyên. Do vậy, kiến nghị không tiếp tục tăng thuế tài nguyên nói chung đối
với khai thác khoáng sản.
Với vai trò là “bánh mì của công nghiệp”, trong bối cảnh vùng than Quảng Ninh bị
thiệt hại nặng do mưa lũ vừa qua và giá thành khai thác than tăng cao, để khỏi ảnh hưởng
đến giá thành của các ngành sử dụng than, nhất là sản xuất điện, phân bón, giấy, xi
măng, cũng như việc tăng sản lượng than đáp ứng nhu cầu, kiến nghị xem xét giảm mức
thuế tài nguyên hiện hành đối với than xuống, theo phỏng vấn các nhà quản trị của Tập
đoàn là 5% với than khai thác hầm lò và 7% với than khai thác lộ thiên.
- Ngoài ra, trong bối cảnh suy giảm giá bán hiện nay và để nâng cao sức cạnh
tranh so với hàng hóa nhập khẩu, kiến nghị xem xét giảm thuế suất thuế tài nguyên
một cách phù hợp đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quặng sắt, bô xít
và các loại khoáng sản khác khai thác, chế biến tại các khu vực có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn.
- Thay đổi căn cứ tính thuế tài nguyên theo sản lượng khai thác sang theo trữ
lượng có thể khai thác được theo thiết kế được duyệt (tương tự như quy định căn cứ
thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) và có chính sách khuyến khích khai thác tận
thu thêm trữ lượng nhằm khai thác tận thu tối đa tài nguyên. Kèm theo đó có các giải
pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ trữ lượng, sản lượng và tỉ lệ tổn thất thực tế trong
quá trình khai thác khoáng sản.
- Thay đổi cách áp dụng khung thuế suất thuế tài nguyên đối với khoáng sản
theo quy định của Luật Thuế tài nguyên.
- Đổi mới chính sách thuế, phí nói chung, trong đó có thuế tài nguyên nói riêng
đối với khai thác khoáng sản theo hướng thay vì tận thu tài chính cho tăng thu ngân
sách như hiện nay chuyển sang khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên và tăng cường
chế biến sâu khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo
tinh thần “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”.
- Xem xét bỏ quy định trong Luật Khoáng sản về thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản vì nó trùng lặp với thuế tài nguyên.
Hai là, Chính phủ có chính sách hợp lý để tạo vốn cho đầu tư và phát triển than
- khoáng sản, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn TKV
Qua phân tích ở chương 2 cho thấy quy định các dự án đầu tư khai thác than -
khoáng sản phải đảm bảo tỷ lệ vốn CSH làm vốn đối ứng đạt tối thiểu 30% và 50%
với các dự án thăm dò là chưa phù hợp. Vì vậy, theo các chuyên gia và các nhà quản
trị Tập đoàn TKV việc xem xét giảm số vốn đối ứng của các nhà đầu tư từ 30% đến
15%, 20% và 25% trong tổng số vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô tổng mức đầu tư
của từng dự án là điều cần thiết. Chính phủ có thể xem xét, bảo đảm hoặc có chính
sách phù hợp để hỗ trợ ngành công nghiệp than - khoáng sản vay vốn từ Ngân hàng,
huy động vốn trên thị trường quốc tế phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án,
đặc biệt là các dự án thăm dò, khai thác than tại Bể than Đông bằng sông Hồng.
193
Ba là, đề nghị Bộ Công Thương chủ trì sớm xây dựng Chiến lược nhập khẩu
than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về phục vụ trong nước nhằm đáp ứng
nhu cầu than ngày càng tăng cao, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia; trong đó giao TKV giữ vai trò chủ trì và đầu mối thực hiện nhập khẩu than
và đầu tư ra nước ngoài khai thác than.
Bốn là, bảo lãnh hoặc tạo cơ chế thích hợp cho TKV đối với một số khoản vay
vốn đầu tư từ nước ngoài và trong nước để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và một số dự án lớn quan trọng trong lĩnh
vực năng lượng, khoáng sản, luyện kim, hóa chất của Tập đoàn.
Năm là, tạo cơ chế thích hợp cho Tập đoàn TKV thực hiện cơ chế tín dụng nội
bộ giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên để phát huy tối đa các lợi thế huy động
vốn nhằm góp phần đảm bảo huy động đủ nguồn vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu
chiến lược của Tập đoàn.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 luận án đã khái quát mục tiêu, quan điểm và định hướng PTBV Tập
đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 theo ba nội dung của PTBV là
PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV xã hội và PTBV môi trường. Đồng thời cũng phân
tích, làm rõ những cơ hội, thách thức của Tập đoàn TKV trong quá trình phát triển
bền vững Tập đoàn.
Xuất phát từ thực trạng đã phân tích ở chương 2, chương 3 của luận án đã đề
xuất các giải pháp tài chính và phi tài chính nhằm PTBV Tập đoàn công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam, tập trung vào các giải pháp tài chính với tám giải pháp lớn:
Một là, huy động vốn đầy đủ, kịp thời, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực hiện
chiến lược PTBV Tập đoàn TKV. Giải pháp này được coi là tạo ra nền tảng tài chính
phục vụ cho quá trình PTBV của Tập đoàn, bao gồm năm giải pháp cụ thể, trong đó
NCS tập trung phân tích giải pháp đa dạng hóa các kênh và phương thức huy động
vốn, với việc phân tích rõ nét, cụ thể sáu kênh huy động vốn mà Tập đoàn có thể sử
dụng trong thời gian tới.
Hai là, đầu tư, sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đạt hiệu quả, đáp ứng mục
tiêu PTBV Tập đoàn TKV, với sáu giải pháp cụ thể, tập trung vào các giải pháp về
tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn; đẩy mạnh
thoái vốn đầu tư nhằm tập trung đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh chính, các
lĩnh vực nòng cốt; bảo toàn vốn và đầu tư cho hoạt động môi trường.
Ba là, tăng cường quản trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí, gia tăng doanh
thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhằm PTBV.
Nhóm này NCS phân tích các giải pháp về tăng cường quản trị chi phí và giải pháp
đẩy mạnh tiêu thụ nhằm gia tăng doanh thu, trong đó tập trung chính vào các giải
pháp tăng cường quản trị chi phí với bốn giải pháp cụ thể.
Bốn là, xử lý nợ phải thu, phải trả nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng
nguồn thu, tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài
chính nhằm PTBV Tập đoàn. Các giải pháp đề xuất chủ yếu liên quan đến xử lý các
khoản nợ phải thu, xử lý các khoản nợ phải trả của tập đoàn TKV với các khách hàng,
đối tác và với các đơn vị thành viên trong Tập đoàn; thúc đẩy quản lý công nợ tại các
đơn vị thành viên.
194
Năm là, tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát tài chính nội bộ nhằm PTBV, tập trung vào phân tích các giải pháp cụ thể để nhận
diện, phát hiện kịp thời rủi ro, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
Sáu là, phân phối kết quả kinh doanh hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của công
ty Mẹ và các đơn vị thành viên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm PTBV.
Các giải pháp về phân phối kết quả kinh doanh theo hướng kiến nghị để lại một phần
số lợi nhuận còn lại cho Tập đoàn hoặc cho các đơn vị thành viên nhằm thực hiện
tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh từ nội lực để PTBV.
Bảy là, dành nguồn tài chính phù hợp cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
thực hiện trách nhiệm XH, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung nghiên cứu các giải
pháp tài chính để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, giữ chân người lao động.
Tám là, củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài
chính tập trung của Tập đoàn gắn với nhiệm vụ PTBV về mặt xã hội.
Ngoài tám giải pháp tài chính lớn như trên, luận án còn đề cập đến sáu giải pháp
phi tài chính và một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho Tập đoàn
TKV thực hiện được mục tiêu PTBV, các kiến nghị chủ yếu xoay xung quanh vấn đề
chính sách giá, thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên
khoáng sản của tập đoàn, quy định về vốn đối ứng và cơ chế huy động vốn cho tập
đoàn TKV.
195
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng, đường lối chính
sách của Nhà nước ta trong hơn thập kỷ gần đây, là kim chỉ nam cho mọi ngành nghề,
lĩnh vực và các tổ chức kinh tế hoạt động. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam (Tập đoàn TKV) là một trong những TĐKT nhà nước và là một trong ba
trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên PTBV Tập đoàn, nhất là PTBV
trong hoạt động SXKD nhằm tạo ra nguồn lực cho các hoạt động khác như xã hội và
môi trường là yêu cầu phải thực hiện. Mặt khác, quán triệt quan điểm này, ngày
08/10/2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Tập đoàn các công ty Than - Khoáng
sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định 5239/QĐ-BCT
với mục tiêu phát triển Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam theo
hướng: “Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính kinh doanh đa ngành có
thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài”.
Bám sát tinh thần chỉ đạo này và cũng để thực hiện mục tiêu của chiến lược phát
triển bền vững, trong giai đoạn 2008 - 2015, Tập đoàn TKV đã đạt được nhiều thành
tựu trong hoạt động SXKD theo nhiệm vụ được Nhà nước giao, góp phần quan trọng
đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nội
dung Chiến lược Phát triển bền vững đã được Tập đoàn TKV và các công ty con nỗ
lực cố gắng, chủ động triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan nên trong quá trình phát triển của Tập đoàn đã bộc lộ những khó
khăn, bất cập trên các mặt tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều
này làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm lợi nhuận rất lớn, đặc biệt
trong vài năm gần đây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện mục tiêu
chiến lược PTBV của Tập đoàn.
Mặt khác, theo Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Tập đoàn TKV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014 thì “kinh
doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV” và “phát triển công
nghiệp than, công nghiệp bô xít - alumin - nhôm, công nghiệp khoáng sản, công
nghiệp điện và các ngành, nghề khác một cách bền vững; đáp ứng nhu cầu than của
nền kinh tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao; tối đa hóa hiệu quả hoạt
động của Tập đoàn các công ty TKV” là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh kinh tế mới.
Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có sự kết hợp của các giải pháp tài chính và
phi tài chính, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò chi phối, quyết định đến các
giải pháp khác và đến việc thực hiện mục tiêu PTBV Tập đoàn TKV. Vì vậy, đề tài
“Giải pháp phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam” được NCS lựa chọn cho Luận án tiến sĩ của mình là cấp thiết và có tính thời
sự. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp, trong đó đi sâu nghiên
cứu đề xuất các giải pháp tài chính khả thi, phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế
trong quá trình PTBV của tập đoàn TKV trong thời gian qua.
Luận án đã đạt được những kết quả và đóng góp mới như sau:
- Thứ nhất, hệ thống và khái quát hóa cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế và phát
triển bền vững, làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung của PTBV, các tiêu chí và chỉ
tiêu đánh giá PTBV của thế giới và Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu
phát triển bền vững tập đoàn Kinh tế.
196
- Thứ hai, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm
của TĐKT để xây dựng cơ sở lý luận về Phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế, bao
gồm các nội dung: khái niệm, nội dung PTBV TĐKT, các nhân tố ảnh hưởng đến
PTBV TĐKT, các chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của TĐKT với ba nội dung cơ bản
là PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV xã hội và PTBV môi trường.
- Thứ ba, từ nghiên cứu thực tiễn PTBV của một số TĐKT trên thế giới rút ra
các bài học kinh nghiệm cần thiết tham khảo cho quá trình PTBV của các TĐKT ở
Việt Nam nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng.
- Thứ tư, đã làm rõ các hoạt động SXKD chủ yếu và các nguồn lực chính của
tập đoàn TKV, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV TĐKT để phân tích, đánh giá thực
trạng PTBV của Tập đoàn TKV chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2015 theo các
nội dung: PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV xã hội, PTBV môi trường; qua đó làm
rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế trong quá trình PTBV của Tập đoàn,
phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, đặc biệt là các nguyên nhân thuộc về
quản trị tài chính. Luận án cũng chỉ rõ được những thuận lợi và khó khăn của Tập
đoàn TKV trong thời gian tới.
- Thứ năm, luận án đã tập trung đề xuất được tám giải pháp tài chính cho
PTBV tập đoàn TKV. Các giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, khả thi, có tác dụng
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV; gia tăng khả
năng sinh lời trong dài hạn nhằm tăng tích lũy nội bộ, PTBV từ chính nội lực của Tập
đoàn; nâng cao tính an toàn tài chính, kiểm soát và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu song vẫn đảm bảo được
các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện trách nhiệm với
cộng đồng, làm tốt công tác bảo vệ, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và quản
lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài chính tập trung gắn với nhiệm vụ PTBV của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất được sáu giải pháp phi tài chính nhằm PTBV tập
đoàn TKV.
- Thứ sáu, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước về các chính sách đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản
của Tập đoàn TKV, các khuyến nghị này chủ yếu xoay quanh chính sách giá, thuế,
phí và lệ phí, chính sách vốn đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và
Tập đoàn TKV nói riêng.
Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là hợp lý, đảm bảo kết quả đạt được là tin cậy. Các
nhóm giải pháp PTBV Tập đoàn TKV, đặc biệt là nhóm giải pháp tài chính đã đề xuất có
căn cứ khoa học và tính khả thi. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
PTBV các ngành nghề, các lĩnh vực và từng tổ chức kinh tế, trong đó có TĐKT
là vấn đề có tính thời sự trong định hướng PTBV của Đảng và Nhà nước ta. Tuy
nhiên, do đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài còn mới mẻ, chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập đến, đồng thời phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp nên luận
án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được
nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà
quản trị doanh nghiệp, các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu sinh có thể tiếp tục hoàn
thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Bài báo trong nước
1. Phí Thị Kim Thư (2009), “Sử dụng công cụ phân tích tài chính trong quản trị
rủi ro tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số đặc san, tr. 54-57.
2. Phí Thị Kim Thư, Nguyễn Thanh Thủy (2010), “Những điểm lợi và bất lợi
của phương thức vay qua ngân hàng và vay qua phát hành trái phiếu tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 29/01, tr. 92-95.
3. Nguyễn Thị Kim Oanh, Phí Thị Kim Thư, Dương Thị Nhàn (2013), “Bàn về
việc xây dựng một số chỉ tiêu dùng cho phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của các
Tập đoàn Kinh tế”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 191(II), tr.113-118.
4. Phí Thị Kim Thư, Dương Thị Nhàn (2014), “Kết quả hoạt động cung cấp tài
chính tại công ty Tài chính - Vinacomin và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Công
nghiệp Mỏ, Số 4, tr. 78-82.
5. Phí Thị Kim Thư (2015), “Phát triển bền vững về tài chính của các tập đoàn
kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 06 (143) - 2015, tr. 42-45.
6. Phí Thị Kim Thư, Phí Quang Hải (2015), “Vận dụng phân tích SWOT nhằm
định hướng phát triển bền vững cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 458, tr.13-16.
7. Phí Thị Kim Thư, Phí Quang Hải (2015), “Đánh giá tính bền vững tài chính
tại Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Tạp chí Khoa học thương
mại, Số 89+90, tr.71-78.
8. Phí Thị Kim Thư (2016), “Phát triển bền vững tập đoàn kinh tế: Nội dung và
các chỉ tiêu đánh giá”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số tháng 4/2016,
tr. 100-102.
9. Phí Thị Kim Thư (2017), “Giải pháp huy động vốn cho phát triển bền vững
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán,
số 01(162) - 2017, tr. 59-62.
Bài báo hội thảo quốc tế
1. Phí Thị Kim Thư, Nguyen Anh Chung (2013), “Dupont Equation and the
trade-off between profitability and risk, the case at Vinacomin - Coc Sau Coal Joint
Stock Company”, Proceeding of the 1st International Scientific Coference on
Economic Management in Mineral Activities (EMMA1), p 415-418.
2. Phi Thị Kim Thu, Phi Quang Hai (2015), “Financial sustainability: an
appraisal for Vietnam National Coal - Mineral industries coporation”, Proceeding of
the 2nd International Scientific Coference on Economic Management in Mineral
Activities (EMMA2), p 197-203.
3. Phi Thi Kim Thu, Phan Minh Quang (2016), “Current status of lending
activities and solutions to improve lending activities of Vietnam Environment
Protection Fund”, Proceeding of the 2016 International Coferences on Earth Sciences
and Sustainable Geo - Resources Development (ESASGD 2016), p 99-104.
Đề tài NCKH
1. Chủ trì đề tài NCKH cấp cơ sở: "Nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính tại
Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (MS T16-13), trường
Đại học Mỏ - Địa chất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. (1999), Kinh tế phát triển , Tập 1, trang 15, NXB Thống kê.
2. (2010), Diễn đàn Tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước
hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, Hà Nội.
3. Amory Lovins (1977), Những con đường sử dụng năng lượng mềm: Về một nền
hòa bình lâu dài, New York: Ballinger Publishing Co.
4. Barry Commoner (1971), Vòng tròn khép kín, New York: Knoft.
5. Nguyễn Ngọc Bích (2007), Tập đoàn: Tổ chức và điều hành, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn, số 34, trang 11.
6. Bộ Công thương (2010), Quyết định 5239/QĐ-BCT về phê duyệt Chiến lược
phát triển bền vững Tập đoàn các công ty Than- Khoáng sản Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
7. Bộ Công thương (2012), Dự thảo“Quy hoạch (điều chỉnh) thăm dò, khai thác
và chế biến quặng bôxit giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030”.
8. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 về “Định
hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050”.
9. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 02-NQ/TW “Về định hướng chiến lược
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” ngày 25/4/2011.
10. Bộ Kế hoạch đầu tư (2013), Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT về "Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020"
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Dự án VIE/01/021 “Hỗ trợ xây dựng Agenda 21
của Việt Nam”, UNDP.
12. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 206/2012/TT-BTC ngày 26/11/2012 hướng
dẫn việc lập, quản lý, sử dụng các Quỹ tập trung của Tập đoàn công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam.
13. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính các Tập
đoàn kinh tế Nhà nước lý, Lý luận - Thực tiễn, Nhà xuất bản Tài chính.
14. Dương Đăng Chinh (2010), Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội
15. Dương Đức Chính (2008), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ ngành điện và than tại vùng Đông Bắc Bộ", Bộ Công
thương.
16. Nguyễn Tiến Chỉnh (2009), Báo cáo: “Phát triển bền vững công nghiệp Than
Việt Nam, Triển vọng và thách thức” , Báo cáo tại hội thảo Quốc tế Hạ Long,
tháng 10-2009.
17. Trần Đức Chính (2015), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu
khí quốc gia Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính.
18. Võ Kim Chi, Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản,
trường ĐHKHXH &NV.
19. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05-02-2009 về ban hành
Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp khác.
20. Chính phủ (2011), Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí BVMT đối
với khai thác khoáng sản
21. Chính phủ (2012), Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 Quy định về đấu
giá quyền khai thác khoáng sản.
22. Chính phủ (2012), Nghị định số 199/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân
công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
23. Chính phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
24. Chính phủ (2014), Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 13/07/2014 về Tập đoàn
kinh tế và Tổng công ty nhà nước.
25. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh
sắp xếp, CPH và thoái vốn tại doanh nghiệp giai đoạn 2013
26. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật BVMT 2014.
27. Lê Minh Chuẩn (2014), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
Thành tựu - bài học và kiến nghị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Doanh
nghiệp nhà nước: Thành công và những bài học đắt giá”, Học viện Chính trị
QG HCM và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 25/6/2014 tại Học
viện Chính trị QG HCM - Hà Nội.
28. Chương trình nghị sự 21 quốc tế và Tuyên bố chung về phát triển bền vững, Hội
nghị thượng đỉnh RIO 92 về “Môi trường và Phát triển”
29. Đặng Đức Đạm, Bùi Văn Huyền (2009), Tập đoàn kinh tế - một số cơ sở lý luận
và kinh nghiệm quốc tế, tham luận tại Hội thảo " Tập đoàn kinh tế - Lý luận và
thực tiễn" ngày 25/5/2009, Hà Nội.
30. David A.Munro (2006), Bền vững là một điều khoa trương hay là một thực tế,
tháng 7/2006, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
31. David Pearce, Anil Markanda và Edward B. Barbier (1989), Cẩm nang về một
nền kinh tế xanh, London. Earthscan Publications.
32. Denis Goulet (2007), Sự phát triển đích thực có phải là phát triển bền vững
không, tháng 1/2007, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
33. E. Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước phát triển, NXB Thống kê, 1998
34. Lưu Đức Hải, Nguyễn Văn Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển
bền vững, NXB Đại học Quốc gia, 2008
35. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Cảnh Nam, Luận bàn về chiến lược phát triển công
nghiệp Bô - xít, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:”Quản lý kinh tế trong khai
thác khoáng sản” do Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức vào ngày 8-
9/11/2013 tại Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012), Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận,
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán.
37. Hội nghị BCH Trung ương 7 khóa XI (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
3/6/2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường”.
38. Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu (1993), Những vấn đề kinh tế - xã hội và
văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội tháng 3/1993.
39. Human E. Daily (1973), Kinh tế học nhà nước mạnh, San Francisco: Freeman.
40. Huo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài chính, Hà Nội
41. Ian Crosby, Chương trình Phát triển kinh doanh bền vững, Đông Á - Thái Bình
Dương, IFC
42. Ignacy Sachs (1980), Chiến lược phát triển sinh thái, Paris: Editition Ouveières.
43. IUCN, UNEF, WWF (1991), Cứu lấy trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững.
44. Jean-Guy Vaillancourt (2000), Phát triển bền vững: nguồn gốc và khái niệm,
Tạp chí Xã hội học số 2 (70).
45. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê.
46. Vũ Thị Ngọc Lan (2010), Cơ chế quản lý tài chính Tập đoàn Kinh tế - Bài học
từ 1 ''thí điểm" mô hình Tập đoàn Kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế
toán, số 7, tháng 7.
47. Lester Brown (1981), Xây dựng một xã hội bền vững, New York: W W Norton
and Co.
48. Nguyễn Thùy Linh (2012), Giải pháp tài chính phát triển bền vững Thị trường
chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
49. Nguyễn Cảnh Nam (2007), Chiến lược phát triển bền vững ngành than Việt
Nam, Tuyển tập Hội nghị than quốc tế, Bắc Kinh - Trung Quốc,9/2007.
50. Nguyễn Cảnh Nam (2010), Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu
PTBV cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam", Liên hiệp các hội KHKT
Việt Nam, Hội KH&CN Mỏ Việt Nam.
51. Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn, Vũ Thị Thu Hương (2009), Bàn về mô hình
phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, Tuyển tập Hội
nghị Khoa học toàn quốc lần thứ XIX, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt
Nam, Hà Nội, tháng 11/2009.
52. Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Quang Tuyên (2010), Định hướng PTBV ngành
công nghiệp khai khoáng Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị khoa học mỏ Quốc tế,
Hạ Long - Quảng Ninh.
53. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp, Hà
Nội
54. Hoàng Thị Tố Oanh (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty
than Việt Nam theo mô hình Tập đoàn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
55. Paul R. Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng - Balanced ScoreCard, Nhà xuất bản
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
56. Peter Sands (2009), Báo cáo về phát triển bền vững ngân hàng.
57. Nguyễn Minh Phong, Võ Thị Vân Khánh (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế về
Phát triển Tập đoàn Kinh tế, Tạp chí Cộng sản, Số 10,.
58. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân.
59. Tào Hữu Phùng (2002), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giải
pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc
tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, tr.8.
60. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
61. Quốc hội (2009), Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009.
62. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
63. Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản đã được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày
17/11/2010.
64. Quốc hội (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12.
65. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường
66. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 (thay thế Luật
BVMT số 52/2005).
67. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (thay thế Luật Doanh
nghiệp 2005).
68. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
69. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13.
70. Quốc hội (2015), Luật NSNN 2015/QH13.
71. SAS (2014), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum), Davos
- Thụy Sĩ,
72. Đinh Văn Sơn (2011), Nghiên cứu phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế , Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
73. Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội.
74. Stephen Viederman (2000), Ta cần có kiến thức gì để phát triển bền vững,
tháng 5/2000, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
75. Tạp chí Hải quan Online, tháng 8/ 2013
76. Tập đoàn Viễn thông quân đội (2010), Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm mô
hình Tập đoàn kinh tế, Hà Nội.
77. TKV (2008 - 2015), Báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 - 2015.
78. TKV (2010 - 2015), Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tổng hợp các năm từ 2010-2015.
79. TKV (2010 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương các năm từ
2010-2015.
80. TKV (2010 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác thống kê, kế toán, tài chính các
năm từ 2010-2015.
81. TKV (2013 - 2015), Báo cáo giám sát tài chính các năm từ 2013-2015.
82. TKV, Báo cáo tài chính của một số công ty thành viên trong Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
83. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong
doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
84. Thanh Tùng (2011), Nâng cao chất lượng phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2011- 2015, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
85. Từ điển Bách khoa toàn thư Tiếng Anh.
86. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (
87. Hà Huy Thành (2009), Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến
hành động”, Viện nghiên cứu Môi trường và PTBV.
88. Thaddeus. C. Trzyna (2007), Thế giới bền vững định nghĩa và trắc lượng phát triển
bền vững tháng 8/2007, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
89. Bùi Đình Thanh (2003), Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI, Tạp
chí Xã hội học.
90. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân.
91. Phí Thị Kim Thư (2013), Đề tài NCKH cấp cơ sở: "Nghiên cứu phát triển dịch
vụ tài chính tại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam",
Đại học Mỏ - Địa chất.
92. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 ban
hành "Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (hay còn gọi là
Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
93. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 60/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch
phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến 2020, có xét triển vọng đến 2030.
94. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013
về "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam".
95. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 403/2016/QĐ-TTg về phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
96. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011÷2020, tầm nhìn đến
năm 2050”.
97. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 phê duyệt
“Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”.
98. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 phê
duyệt đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai
khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
99. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt
“Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
100. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 418/2011/QĐ -TTg ngày 21/3/2011 phê
duyệt "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam".
101. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt
“Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011÷2020”.
102. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt
“Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011÷2020”.
103. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế -
ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
104. Trung tâm tài nguyên và môi trường (1995), Đề tài nghiên cứu Tiến tới môi
trường bền vững, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
105. Ủy ban Brundtland (1997), Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Hội đồng
Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED – World Commission on
Environment and Development).
106. Uỷ ban phát triển bền vững Liên hợp quốc (UN CSD) (2001), Bộ chỉ tiêu đánh
giá phát triển bền vững.
107. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình "Tài chính doanh nghiệp", Học
viện Tài chính, NXB Tài chính.
108. Bùi Văn Vần (2014), Đề tài NCKH cấp Học viện “ Đổi mới cơ cấu tài chính của
các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, Học viện tài chính.
109. Bùi Văn Vần, Nguyễn Đình Kiệm (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
110. Viện Môi trường và phát triển bền vững (2003), Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu
xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I",
Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
111. Trần Thị Hải Yến (2009), Phân tích và dự báo tài chính dài hạn cho Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính.
112. Một số trang web: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
www.vinacomin.vn, Tập đoàn Than Trung Quốc http:// www.chinacoal.com,
Tập đoàn RAG http:// www.rag-stiftung.de; Tập đoàn dầu khí Petronas
Tập đoàn Daewoo
Hiệp hội Than thế giới http:// www worldcoal.org
Tài liệu tiếng Anh
113. Australia Government,(7-2011): “A Guide to leading Practice Sustainable
Development in Mining”.
114. Barbier, E.B. and A. Markandya (1990). The Conditions for Achieving
Environmentally Sustainable Development. European Economic Review 34:
659-669.
115. Bhaduri, S.N. (2002). “Determinants of corporate borrowings: Some evidence
from the Indian corporate”. Journal of Economics and Finance, 26, 200-215.
116. Brooks, H.(1992), The concepts of sustainable development
117. Carl-Johan Lindgren & Gillian Garcia & Matthew I Saal (1996), Bank
Soundness and Macroeconomic policy.
118. CIAB-IEA (2006), Case Studies in Sustainable Development in the Coal
Industry.
119. Daly. H.E. (1990). Toward Some Operational Principles of Sustainable
Development. Ecological Economics, 2: 1-6.
120. DC Dunphy, A Griffiths, S Benn (2003). Organizational change for corporate
sustainability. Routledge Publishing, London.
121. Edwin Antonio Malagón Orjuela (May 15, 2012), How can mining contribute to
Sustainable Development in Colombia.
122. F. P. Perroux (1983). A New Concept of Development. Basic Tenets, UNESCO,
Paris.
123. Faucheux, S., G. Froger and J-F. Noel (1995). What Forms of Rationality for
Sustainable Development?. Journal of Socio-Economics, 24(1): 169-209.
124. FJ Van SChagen (2008). CRC for Coal in Sustainable Development. (2001-
2008), Australia.
125. Hartwick, J.M. (1990). Natural Resources, National Accounting and Economic
Depreciation. Journal of Public Economics, 43: 291-304.
126. Hofkes, M.W. (1996). Modelling Sustainable Development: An Economy-
Ecology Integrated Model. Economic Modelling, (13): 333-353.
127. Huang, Samuel G.H và Song, Frank M. (2002). “The determinants of capital
structure: Evidence from China”, School of Economics and Finance and Center
for China Financial Research, The University of HongKong, Press for SSRN.
128. IFC (2000), Banking on sustainability report.
129. Modelling Sustainable Development: An Economy-Ecology Integrated Model.
Economic Modelling, (13): 333-353.
130. Nourry, M. (2008). Measuring Sustainable Development: Some Empirical
Evidence for France from Eight Alternative Indicators. Ecological Economics,
67: 441-456.
131. Pandey, I.M. (2001). “Capital structure and the firm characteristics: Evidence
from an Emerging Market”. Indian Institute of Management Ahmedabad, IIMA
Working Paper, Press for SSRN
132. Pearce, D.W. and G.D. Atkinson (1993). Capital Theory and the Measurement
of Sustainable Development: An Indicator of “Weak” Sustainability. Ecological
Economics, 8: 103-108.
133. Phi Thi Kim Thu, Phan Minh Quang (2016), “Current status of lending activities
and solutions to improve lending activities of Vietnam Environment Protection
Fund”, Proceeding of the 2016 International Coferences on Earth Sciences and
Sustainable Geo - Resources Development (ESASGD 2016), p 99-104.
134. Renning, K. and H. Wiggering. (1997). Steps towards Indicators of Sustainable
Development: Linking Economic and Ecological Concepts. Ecological
Economics, 20: 25-36.
135. Richard A.Brealey (2003). Financing and risk management, Boston.
136. Robin Evans (2005), Water Use and Sustainable Development in Coal Mining :
A case study from Central Queensland - Australia.
137. SAS (2010), Sustainable banking report.
138. Sneddon, C., R.B. Howarth and R.B. Nogaard. (2006). Sustainable
Development in a Post-Brundtland World. Ecological Economics, 57: 253-268.
139. Victor, P.A. (1991). Indicators of Sustainable Development: Some Lessons
from Capital Theory. Ecological Economics, 4: 191-213.
140. Viedrmen, S.(1993), The economics anh economy of sustainability: Five
capitals and three pillas. Talk delivered to Delaware Estuary Program. Available
from Noyes Foundaiton, New York.
141. Volleberg, H.R.J and C. Kemfert. (2005). The Role of Technological Change
for a Sustainable Development. Ecological Economics, 54: 133-147.
142. WEF - World Economic Forum (2014), Davos - Switzerland.
143. World Bank. Development and Environment. World Development Report 1992,
Oxford University Press, 1992.
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_phat_trien_ben_vung_tap_doan_cong_nghiep_t.pdf