Về giải pháp phát triển: Trên cơ sở nhận định bối cảnh Quốc tế, trong nước và vùng Tây Nguyên tác động đến phát triển du lịch bền vững. Luận án đưa ra 5 mục tiêu phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020; Bốn (4) nhóm định hướng và đề xuất bảy (7) nhóm giải pháp lớn, trong đó bốn (4) yếu tố cốt lõi: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và ba (3) yếu tố tác động là: liên kết phát triển du lịch; tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch; quản lý Nhà nước về du lịch bền vững. Luận án, đề xuất năm (5) nhóm cơ chế chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Trung ương, và đề xuất một số nội dung cần thiết để vùng Tây Nguyên, các tỉnh và doanh nghiệp du lịch xúc tiến trong thời gian đến.
179 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghị, hội thảo ở trong nước hoặc nước ngoài nhằm xúc tiến du lịch Tây Nguyên; tranh thủ những diễn đàn du lịch, kinh tế quốc tế để giới thiệu nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch Tây Nguyên.
√. Du lịch Tây Nguyên tăng cường liên kết, hợp tác với các nước có ngành du lịch phát triển để học tập kinh nghiệm, cử cán bộ đi đào tạo tại các nước này như: Pháp, Thụy sỹ, Thái lan, Malaysia, Trung Quốc...Trước mắt, tăng cường hợp tác liên kết với các nước Đông Nam Á để đưa khách du lịch đến Tây Nguyên qua tuyến hành lang Đông Tây. Liên kết giữa Chính phủ các nước nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động khai thác khách du lịch đường bộ, đặc biệt những vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến với các khu vực.
3.4.7. Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
3.4.7.1. Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch
Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên cần nhanh chóng triển khai Quyết định số: 2162/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các tỉnh cần thiết lập mối quan hệ mật thiết đảm bảo quy hoạch của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của vùng và tránh sự trùng lắp sản phẩm. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp của các vùng trong việc tổ chức các dự án lớn ở những khu vực giữa hai địa phương, 2 vùng tạo sự liên hoàn và đồng bộ.
Ưu tiên tập trung quy hoạch chung xây dựng các trung tâm du lịch trọng điểm, các khu quy hoạch du lịch quốc gia, các điểm quy hoạch du lịch quốc gia. Quy hoạch các khu, điểm du lịch có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân văn. Quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu, định hướng hệ thống bán hàng lưu niệm theo các tour du lịch.
Các quy hoạch ngành của vùng (giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xóa đói giảm nghèo), quy hoạch tổng thể phát triền kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng, cần có sự hài hòa với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống nhất để đảm tính bền vững.
3.4.7.2. Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý
Để triển khai tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, các địa phương cần thống nhất cơ cấu tổ chức của cơ quan xúc tiến du lịch địa phương. Theo quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các địa phương cần sớm thành lập hoặc thành lập lại Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; quan tâm bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch năng động, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ. Mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch marketing cho mình, trong đó chú trọng yếu tố liên kết giữa các địa phương dưới sự điều hành thống nhất chung của Tổng cục Du lịch.
Kiện toàn và phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch Tây Nguyên nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng với các doanh nghiệp ngoài vùng. Hiệp hội Du lịch phải định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Là nơi để quy tụ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo Tây nguyên trong giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch của vùng: đầu tư phát triển sản phẩm; xúc tiến quảng bá du lịch; khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường... Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Cần khẩn trương làm các việc sau đây: Tổng cục Du lịch; Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND các tỉnh trong vùng gặp gỡ ở cấp cao để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững cho vùng:
√. Thành lập tổ chức thích hợp để "khởi động" điều phối, tiến hành xây dựng phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững .
√. Xác định các nội dung liên kết trước mắt và lâu dài.
√. Các cơ quan du lịch các tỉnh, và Tổng cục Du lịch xác định những sản phẩm du lịch đặc thù của Tây Nguyên, hướng phát triển các điểm đến, kết nối các điểm đến, các sản phẩm theo chuyên đề để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc sản khu vực; thúc đẩy các địa phương đầu tư xây dựng các điểm đến mới; xúc tiến, quảng bá.
3.4.7.3. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch
Tiếp thị và quảng bá điểm đến quốc gia, điểm đến cấp địa phương ngày nay đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố ra quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch trong muôn vàn điểm du lịch hấp dẫn tầm cỡ quốc gia với chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó cần tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch vùng Tây Nguyên. Các thương hiệu này là: "Con đường xanh Tây Nguyên", "thành phố du lịch Đà Lạt"... , tour caravan qua các cửa khẩu quốc tế tại các địa phương trong vùng. Liên kết bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên nhằm khai thác du lịch bền vững. Liên kết với khu vực miền trung xây dựng, quáng bá và khai thác tour "Con đường di miền Trung - Tây Nguyên".
Quảng bá, xúc tiến du lịch phải theo một chương trình thống nhất, tránh dàn trải, manh mún giữa các địa phương, nhằm quảng bá được đầy đủ tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Tây Nguyên. Xây dựng chương trình quảng cáo, Website, đĩa CD... về du lịch Tây Nguyên như một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch có thương hiệu lớn của Việt Nam và các nước trong khu vực. Kết hợp với các kênh truyền hình VTV, HTV, truyền hình địa phương để giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Nguyên ở khắp mọi miền đất nước. Phát hành những ấn phẩm các tập gấp có chất lượng, bản đồ du lịch, sách du lịch... để có thông tin chính thức về du lịch và tiềm năng du lịch của các địa phương. Xây dựng và phát hành rộng rãi các băng hình, phim ảnh, tư liệu về lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội văn hoá và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển du lịch để giới thiệu trong và ngoài nước. Xây dựng các biển quảng cáo lớn trên các trục đường chính; chia sẻ thông tin qua Website du lịch, các cổng Intemet các tỉnh trong vùng,... để thường xuyên cập nhật các thông tin phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm du lịch, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, chủ động trong hợp tác kinh doanh du lịch.
Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để quảng bá du lịch Tây Nguyên. Tây Nguyên cần xây dựng văn phòng đại diện, thông tin du lịch vùng ở các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu âu. Chủ động mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về du lịch Tây Nguyên ở nước ngoài. Xây dựng các kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của vùng Tây Nguyên với các công ty lữ hành và với các văn phòng đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước làm đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Thái Lan.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế (UNESCO, JICA...) nhằm vận dụng các cơ hội quảng bá Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên và xúc tiến đầu tư du lịch vào Tây Nguyên. Liên kết giữa các địa phương trong xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tây Nguyên trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.
Quảng bá phải nhằm vào sở thích, thị hiếu của từng thị trường, từng đối tượng cụ thể, để từ đó có cách tiếp cận riêng, sản phẩm riêng; xác định rõ chiến lược thị trường, nhóm thị trường. Phải ưu tiên thị trường gần, khai thác mạnh khách du lịch cả bằng đường hàng không và đường bộ, đẩy mạnh quảng bá ở những thị trường xa, thị trường có lợi thế tiềm năng...
3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương
Để du lịch Tây Nguyên thực sự phát triển nhanh và bền vững, thì cơ chế, chính sách là yếu tố quyết định. Do đó, đòi hỏi phải có một cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù riêng có cho khu vực Tây Nguyên, cụ thể:
(1). Nhóm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư vốn ngân sách hoặc vốn ODA để phát triển hạ tầng Tây Nguyên, đặc biệt là các tuyến đường nối từ các tỉnh Miền trung, Đông Nam bộ đến Tây Nguyên. Đầu tư đường Hồ chí Minh (giai đoạn 2) thành đường cao tốc qua Tây Nguyên. Nâng cấp các sân bay Liên Khương (Đà Lạt), Buôn ma Thuột thành sân bay Quốc tế; mở rộng, nâng cấp sân bay Pleiku; đầu tư sân bay taxi Măng Đen (Kon Tum). Nghiên cứu để sớm mở tuyến đường sắt Phú yêu đến Buôn ma Thuột. Có chương trình riêng để đầu tư chỉnh trị các tuyến sông, hồ gắn với phát triển "đô thị xanh" của Tây Nguyên; đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch để kích thích phát triển như: đường giao thông, cấp nước, cấp điện, xử lý môi trường.... Tăng cường hợp tác đối tác Công-Tư: Cơ chế liên kết giữa đại diện Nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động du lịch; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
Trước mắt, Nhà nước có kế hoạch và chính sách để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, các tài nguyên du lịch thiên nhiên bằng nguồn vốn ngân sách. Về lâu dài, sẽ tiến đến xã hội hóa, trên nguyên tắc gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" giá trị văn hóa.
(2). Nhóm giải pháp ưu đãi đầu tư
√. Chính sách thuế: Ưu đãi đặc biệt về thuế; tiền thuê đất... đối với các dự án đầu tư vào du lịch ở các vùng đất còn hoang sơ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các điều kiện KT - XH còn khó khăn; các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo sản phẩm du lịch độc đáo và tăng thời gian lưu trú, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng.
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động du lịch phục vụ khách quốc tế ở các khu, điểm du lịch. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định để doanh nghiệp sớm có nguồn vốn sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư (như tại khoản 5 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã quy định). Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng giả cổ, hàng lưu niệm... được sản xuất trong nước mà khách du lịch quốc tế có nhu cầu mang theo, cần tạo mọi điều kiện về mặt thủ tục hải quan và miễn thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ.
√. Chính sách đất đai: miễn hoặc giảm tiền thuê đất, thuê rừng đối với các dự án thuê đất, thuê rừng để phát triển du lịch dưới táng rừng gắn với làm giàu rừng như du lich săn bắn thú nuôi (Safari), du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu sinh học...kéo dài thời gian cho thuê đất, thuê rừng; được sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng và các tài sản gắn liền với đất, rừng để thế chấp vay vốn đầu tư, liên doanh, liên kết. Nhà nước sớm ban hành khung đơn giá diện tích đất có rừng đúng với giá trị thực của nói, để làm cơ sở cho thuê, thế chấp và liên doanh, liên kết.
√. Chính sách vay vốn: Đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên đều được hưởng ưu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn. Mức ưu đãi tùy theo từng địa bàn, loại hình DN và sản phẩm du lịch tạo ra... Nhà nước, quy định mức vay vốn và có cơ chế tín chấp để các doanh nghiệp (đặc biệt là DN vừa và nhỏ ở địa phương) có cơ hội vay vốn để đầu tư.
√. Chính sách khác: Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào của doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư đối với các dự án du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. Đối với các khu du lịch được quy hoạch là khu du lịch Quốc gia có tiềm năng như: ĐanKia - Suối Vàng (Đà Lạt), Măng Đen (KonTum), ngoài cơ chế ưu đãi chung thì cần thiết phải có cơ chế " Đặc biệt" như được đầu tư casino, đua xe, các khu thi đấu thể thao Quốc tế, trường phim, sân bay taxi, các dịch vụ khác mà các nước đã làm nhưng ở Việt Nam chưa cho phép... Đối với khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Chính phủ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần thống nhất cơ chế đặc biệt để hình thành khu du lịch tổng hợp tại khu vực cột mốc 3 biên.
(3). Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: Có cơ chế hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm.
Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh"; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.
(4). Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo du lịch ở Tây Nguyên trong việc tăng cường năng lực đào tạo (cả về cơ sở vật chất và con người). Nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch) cần dành những xuất học bổng đi đào tạo ở trong và ngoài nước cho những cán bộ có năng lực đang công tác tại các cơ sở đào tạo du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tây Nguyên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
(5). Nhóm chính sách khác: Có chính sách rút ngắn thủ tục cho khách du lịch đường bộ qua các cửa khẩu, đặc biệt là khách đi bằng xe tay lái nghịch. Tiếp tục cải tiến việc xin giấy phép, làm thủ tục xuất, nhập cảnh sao cho nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, đúng luật; tạo cho khách cảm giác an toàn, thoải mái khi đi du lịch .
3.5.2. Đối với vùng Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên sớm thiết lập mối quan hệ hợp tác liên kết; thành lập Hiệp hội du lịch vùng Tây nguyên để điều phối các hoạt động du lịch.
3.5.3. Đối với các tỉnh Tây Nguyên
(1). Cải cách thủ tục hành chính: Ban hành quy định cụ thể để rút ngắn thủ tục hành chính, để tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư.
(2). Kiện toàn, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch; thành lập Trung tâm Xúc tiến du lịch tại các tỉnh để làm chức năng quảng bá, kết nối, định hướng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
(3). Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển như: đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch cộng đồng; bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch; tổ chức dạy nghề du lịch...
3.5.4. Đối với doanh nghiệp
Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nhằm triển khai thực hiện chương trình du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên" "Con đường di sản Miền Trung" để phát triển du lịch Tây Nguyên, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hình thành mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, để thông qua đó thường xuyên theo định kỳ tổ chức giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và bàn biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo trong giai đoạn tới. Toàn cầu hóa nói chung và liên kết thương mại - đầu tư nói riêng đã và đang tạo ra những mạng sản xuất quốc tế với các chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, trong đó, mỗi quốc gia có thể tham gia, tận dụng tạo ra giá trị gia tăng dựa trên những lợi thế so sánh và lợi thế địa - kinh tế của mình.
Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước thành viên. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.
Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm (địa bàn trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ), và là nơi tiếp giáp với các nước trong khu vực (Lào và Campuchia) nên Tây Nguyên là nơi trung chuyển rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch giữa hai miền Nam - Bắc và các nước trong khu vực. Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch. Với các bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là Văn hóa Cồng chiêng - di sản văn hóa phi vật thể Thế giới; với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú ở các Vườn quốc gia...; Tây Nguyên đang phấn đấu để trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của cả nước ta, muốn làm được điều đó, thì phải du lịch Tây Nguyên phải đi theo một hướng khác đó là hướng "Phát triển bền vững".
Luận án, đã thể hiện hết sức cơ bản về "Phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên", trên cơ sở khung lý thuyết phát triển du lịch bền vững, để phân tích và kết luận mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên và đề ra các giải pháp trong thời gian đến. Các nội dung cụ thể:
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: du lịch; phát triển du lịch bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững; xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong nước và Thế giới. Mặt khác, Luận án cũng đã làm rõ khái niệm vùng và xây dựng khung lý thuyết hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững vùng.
- Về thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên: Luận án đánh giá có hệ thống về các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (cả yếu tố cốt lõi và yếu tố tác động). Thu thập tư liêu, phỏng vấn khách du lịch để phân tích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên. Phân tích mô hình SWOT, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có cơ sở định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến.
- Về giải pháp phát triển: Trên cơ sở nhận định bối cảnh Quốc tế, trong nước và vùng Tây Nguyên tác động đến phát triển du lịch bền vững. Luận án đưa ra 5 mục tiêu phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020; Bốn (4) nhóm định hướng và đề xuất bảy (7) nhóm giải pháp lớn, trong đó bốn (4) yếu tố cốt lõi: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và ba (3) yếu tố tác động là: liên kết phát triển du lịch; tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch; quản lý Nhà nước về du lịch bền vững. Luận án, đề xuất năm (5) nhóm cơ chế chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Trung ương, và đề xuất một số nội dung cần thiết để vùng Tây Nguyên, các tỉnh và doanh nghiệp du lịch xúc tiến trong thời gian đến.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án không thể tránh khỏi những hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu trong thời gian đến. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp nhằm làm cho luận án được hoàn thiện.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phát triển Du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 03 tháng 11 năm 2013, tr 21.
2. Phát huy lợi thế so sánh để phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện KonPLông, tỉnh Kon Tum, Tạp chí Nghiên Cứu Địa lý Nhân văn, số 02 tháng 09 năm 2013, Tr 21.
3. Phát triển Khu du lịch Sinh thái Măng Đen Kon Tum theo hướng bền vững, Quyết định số 62/QĐ-HĐSK ngày 08/5/2014 của Hội đồng sáng kiến tỉnh Kon Tum.
4. Cơ hội lớn để khai thác tiềm năng Du lịch sinh thái, Kỷ yếu Du lịch Kon Tum trên đường phát triển - năm 2011
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội thảo Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Kon Tum (Tổ chức tại Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 09/01/2014).
6. Xây dựng lực lượng doanh nghiệp trong tỉnh với Thương hiệu mạnh, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Kon Tum (Tổ chức tại Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 26/11/2010).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Luật Du lịch Việt Nam số: 44/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005.
2. Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2011 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.
3. GS.TS Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ kinh tế.
7. Trần Sơn Hải, Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, luận án tiến sỹ kinh tế.
8. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Luận án tiến sỹ.
9. DukVanna (2004), Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
10. Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
11. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
12. Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
13. Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên”
14. Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
15. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
16. Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
17. Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kèm theo đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
18. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) đến năm 2020.
19. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
20. Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.
21. Tổng cục Thống kê (2012), niên giám thống kê năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê.
22. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
23. TS. Hà Văn Siêu - Đổi mới trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam - 7/02/2013. Website Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch.
24. Công bố hiện trạng rừng của Bộ NN&PTNT tại Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013
25. Viện Tư vấn Phát triển - CODE (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, Nhà xuất bản Tri Thức.
26. Viện CODE (2010), Khai thác bauxite và phát triển bền vững Tây Nguyên.
27. Phát triển du lịch cộng đồng - Viện NCPT ngành nghề nông thôn Việt Nam, 12/2012.
28. Hùng Lê - Tăng cường hợp tác giữa ngành du lịch và hàng không Việt Nam, 10/04/2013 - Trung tâm phát triển du lịch.
29. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới. ITDR, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam.
30. TS Huỳnh Quốc Thắng, Quản lý di sản văn hoá và phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ - Kỷ yếu Hội thảo "Hội nhập phát triển và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị lịch sử - văn hoá khu vực III, 12/2011.
31. Thu Thuỷ - Phát triển Du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm thương mại.
32. Tăng cường liên kết thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nghuyên 17/04/2013, theo VOV.
33. Con đường xanh Tây Nguyên - Wikipedia.
34. Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch Tuyên Quang bền vững 10/02/2013, báo Tuyên Quang.
35. Liên kết phát triển du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ - Kỷ yếu hội thảo 24/03/2010.
36. WWF đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái.
37. WWF đặc trưng cơ bản của Du lịch cộng đồng.
38. Du lịch Việt Nam - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
39. Lao động số 138 19/06/2013. Du lịch mất điểm vì nhà vệ sinh và hái ra tiền nhờ bám nhà vệ sinh công cộng.
40. Tags: Cokhimoitruong.com.vn Thực trạng sử lý nước thải khu vực ven biển.
41. NXB Thống kê. “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009” – Kết quả toàn bộ
42. JICA (2012), Đề án nghiên cứu phát triển Tây Nguyên, Việt Nam.
43. Lê Thị Hoàng Mai - Ô nhiễm môi trường ở các điểm du lịch ven biển - VN.Express, 27/02/2013.
44. PGS, TS Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Liên kết phát triển giữa Khu du lịch Sinh thái Quốc Gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
45. TS. Hoàng Ngọc Phong - Viện Phó Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Vai trò của Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen trên tuyến hành lang Đông Tây và Khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam - Lào - Campuchia).
46. TS. Vũ Tuấn Anh - Viện Kinh tế Việt nam (2013), Khai thác tiềm năng thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng ở Măng Đen.
47. Michael M. Coltman (1991), Tiếp thị du lịch, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
48. Butler, R. W. (1993). Tourism An evolutionary perspective. In J. G. Nelson, R. Butler, & G. Wall, Tourism and sustainable development: monitoring, planning, managing, 26-43. Waterloo: Heritage Resources Centre, University of Waterloo.
49. Murphy, P. (1994). Tourism and sustainable development. In W. Theobald, Global tourism: The next decade, 274-290. Oxford: Butterworth.
50. Mowforth, M., & Munt, I. (1998). Tourism and sustainability: New tourism in the Third World. London: Routledge.
51. Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.
52. Tosun, C. (1998a). Roots of unsustainable tourism development at the ocal level: The case of Urgup in Turkey, Tourism Management, 19 (6), 595-610.
53. Hens L. (1998). Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.
54. WTO (2002). Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices, Madrid.
55. Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.
56. UNDP (1990) The human development report, nguôn:
57. David P. Norton (2004), Staategy Maps
58. Robert W. McIntosh, Charles R. Goelder, JB. Brent Ritchie (1995), Tourism, Principles, Practices, Philosophies, Seventh Edition, Jonh Wiley, New York.
59. Philip Kotler (1997), the Marketting of National
60. Lisa K. Crone, Richard W, Haynes, anh Nicholas E. Reyna, Different perspectives on Economic Base, Pacific Northwest Research Station, USDA, 1999.
61. James Paul Quintero, Regional Economic Development: An Economic Base Study anh Shift-Share, Texas State University - San Marcos, Dep.
62. Terry Rambo (1995), Defining Highland Development Challenges in Vietnam: Some Themes anh Issues Emerging.
63. Hunziker with Krapf (1942), "the General Plan of Tourism Teaching".
64. Economy Publishing House, University of Economics, Varna, 2005, pp. 16-17, ISBN 954-21-0234-8
Phụ lục 01
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN ĐĂK LĂK
TT
CÂU HỎI
Điểm
Tối đa
Kết quả theo từng cấp độ: từ I, II,III, tương ứng với: Rất tốt, tốt, chưa tốt
Kết quả
Cấp độ I (4-5 điểm)
Cấp độ II (2,5- 3,5 điểm)
Cấp độ III (1-2 điểm)
Tổng số
phiếu
Điểm
Tr. bình
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
1
Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?
5
20
95
73
220
7
14
100
3,29
2
Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?
5
52
240
43
138
5
10
100
3,88
3
Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?
5
43
196
46
150
11
22
100
3,68
4
Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?
5
39
189
59
190
2
4
100
3,83
5
Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?
5
52
252
40
120
8
16
100
3,88
6
Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?
5
47
205
41
130
12
24
100
3,59
7
Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?
5
35
170
56
190
9
18
100
3,78
8
Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?
5
56
260
44
147
100
4,07
9
Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
5
28
139
65
210
7
14
100
3,63
10
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?
5
24
120
56
202
20
40
100
3,62
11
Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?
5
34
147
49
154
17
34
100
3,35
12
Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?
5
38
160
41
145
21
42
100
3,47
13
Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?
5
35
154
48
150
17
34
100
3,38
14
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?
5
31
143
56
178
13
26
100
3,47
15
Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?
5
52
250
48
154
100
4,04
16
Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?
5
20
90
55
167
25
50
100
3,07
17
An ninh có đảm bảo không?
5
24
122
31
95
45
90
100
3,07
18
Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?
5
37
180
54
165
9
8
100
3,53
19
Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?
5
11
50
55
160
34
68
100
2,78
20
Quý khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?
5
37
170
40
130
23
0
100
3
Tổng điểm
100
70,41
Phụ lục 02
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN GIA LAI
TT
CÂU HỎI
Điểm
Tối đa
Kết quả theo từng cấp độ: từ I, II,III, tương ứng với: Rất tốt, tốt, chưa tốt
Kết quả
Cấp độ I (4-5 điểm)
Cấp độ II (2,5- 3,5 điểm)
Cấp độ III (1-2 điểm)
Tổng số
phiếu
Điểm
Tr. bình
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
1
Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?
5
8
32
67
207
25
50
100
2,89
2
Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?
5
21
98
55
170
24
45
100
3,13
3
Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?
5
45
200
34
112
21
42
100
3,54
4
Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?
5
28
130
72
210
100
3,4
5
Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?
5
54
250
37
115
9
18
100
3,83
6
Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?
5
51
160
49
95
100
2,55
7
Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?
5
3
12
56
190
41
80
100
2,82
8
Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?
5
39
160
61
190
100
3,5
9
Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
5
17
75
74
230
9
18
100
3,23
10
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?
5
40
130
60
120
100
2,5
11
Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?
5
45
200
35
110
20
40
100
3,5
12
Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?
5
21
84
48
150
31
62
100
2,96
13
Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?
5
26
102
43
135
31
62
100
2,99
14
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?
5
13
55
71
220
16
32
100
3,07
15
Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?
5
25
100
67
201
8
16
100
3,17
16
Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?
5
23
92
45
140
32
64
100
2,96
17
An ninh có đảm bảo không?
5
69
330
31
95
100
4,25
18
Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?
5
72
290
28
90
100
3,8
19
Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?
5
43
136
45
150
12
24
100
3,1
20
Quý khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?
5
50
150
40
130
10
0
100
2,8
Tổng điểm
100
63,99
Phụ lục 03
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN ĐĂKNÔNG
TT
CÂU HỎI
Điểm
Tối đa
Kết quả theo từng cấp độ: từ I, II,III, tương ứng với: Rất tốt, tốt, chưa tốt
Kết quả
Cấp độ I (4-5 điểm)
Cấp độ II (2,5- 3,5 điểm)
Cấp độ III (1-2 điểm)
Tổng số
phiếu
Điểm
Trung bình
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
1
Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?
5
34
112
66
132
100
2,44
2
Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?
5
42
135
58
116
100
2,51
3
Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?
5
65
300
21
66
14
28
100
3,94
4
Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?
5
15
60
77
230
8
16
100
3,06
5
Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?
5
31
145
69
210
100
3,55
6
Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?
5
25
75
75
150
100
2,25
7
Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?
5
28
95
72
144
100
2,39
8
Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?
5
80
250
20
40
100
2,9
9
Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
5
30
134
56
168
14
28
100
3,3
10
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?
5
20
65
80
160
100
2,25
11
Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?
5
65
300
35
100
100
4
12
Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?
5
24
75
76
150
100
2,25
13
Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?
5
14
67
23
75
63
126
100
2,68
14
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?
5
25
110
54
168
21
42
100
3,2
15
Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?
5
39
120
61
122
100
2,42
16
Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?
5
45
240
45
152
10
20
100
4,12
17
An ninh có đảm bảo không?
5
43
210
57
180
100
3,9
18
Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?
5
80
390
20
60
100
4,5
19
Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?
5
67
300
33
100
100
4
20
Quý khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?
5
30
145
51
155
19
100
3
Tổng điểm
100
62,66
Phụ lục 04
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG
TT
CÂU HỎI
Điểm
Tối đa
Kết quả theo từng cấp độ: từ I, II,III, tương ứng với: Rất tốt, tốt, chưa tốt
Kết quả
Cấp độ I (4-5 điểm)
Cấp độ II (2,5- 3,5 điểm)
Cấp độ III (1-2 điểm)
Tổng số phiếu
Điểm
Tr. bình
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
1
Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?
5
70
330
30
100
100
4,3
2
Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?
5
65
300
33
98
2
4
100
4,02
3
Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?
5
11
44
45
150
44
88
100
2,82
4
Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?
5
59
287
41
134
100
4,21
5
Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?
5
22
88
45
152
33
66
100
3,06
6
Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?
5
89
435
11
33
100
4,68
7
Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?
5
96
469
4
13
100
4,82
8
Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?
5
80
370
20
65
100
4,35
9
Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
5
58
289
42
134
100
4,23
10
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?
5
78
356
18
60
4
8
100
4,24
11
Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?
5
25
120
67
190
8
16
100
3,26
12
Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?
5
90
440
10
32
100
4,72
13
Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?
5
35
154
48
150
17
34
100
3,38
14
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?
5
30
143
50
159
20
40
100
3,42
15
Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?
5
72
346
28
120
100
4,66
16
Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?
5
65
210
35
70
100
2,8
17
An ninh có đảm bảo không?
5
45
202
55
170
100
3,72
18
Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?
5
17
125
65
189
18
36
100
3,5
19
Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?
5
39
203
43
135
18
36
100
3,74
20
Quý khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?
5
38
180
42
136
20
0
100
3,16
Tổng điểm
100
77,09
Phụ lục 05 :
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN KON TUM
TT
CÂU HỎI
Điểm
Tối đa
Kết quả theo từng cấp độ: từ I, II,III, tương ứng với: Rất tốt, tốt, chưa tốt
Kết quả
Cấp độ I (4-5 điểm)
Cấp độ II (2,5- 3,5 điểm)
Cấp độ III (1-2 điểm)
Tổng số
phiếu
Điểm
Tr. bình
Số phiếu
Điểm Cộng dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
Số phiếu
Điểm C.dồn
1
Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?
5
55
130
45
90
100
2,2
2
Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?
5
9
36
37
81
54
108
100
2,25
3
Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?
5
62
280
29
90
9
18
100
3,88
4
Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?
5
32
150
68
205
100
3,55
5
Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?
5
71
292
25
75
4
8
100
3,75
6
Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?
5
34
105
66
110
100
2,15
7
Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?
5
5
20
21
64
74
140
100
2,24
8
Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?
5
100
300
100
3
9
Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
5
35
145
61
190
4
8
100
3,43
10
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?
5
18
48
82
160
100
2,08
11
Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?
5
55
230
35
110
10
20
100
3,6
12
Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?
5
2
8
17
52
81
160
100
2,2
13
Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?
5
26
102
43
135
31
62
100
2,99
14
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?
5
17
62
63
190
20
40
100
2,92
15
Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?
5
5
20
79
241
16
31
100
2,92
16
Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?
5
55
230
45
140
100
3,7
17
An ninh có đảm bảo không?
5
45
200
65
190
110
3,9
18
Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?
5
97
460
3
6
100
4,66
19
Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?
5
87
420
13
42
100
4,62
20
Quý khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?
5
35
170
45
125
20
0
100
2,95
Tổng điểm
100
62,99
Phụ lục số: 06
Dự báo khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng
Tây Nguyên thời kỳ 2015 - 2030
Tên tỉnh
Hạng mục
2015
2020
2030
Kon Tum
Tổng số lượt khách (nghìn)
100
200
400
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
2,4
2,5
2,8
Tổng số ngày khách (nghìn)
240
500
1.100
Gia Lai
Tổng số lượt khách (nghìn)
80
150
400
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
2,5
2,7
2,9
Tổng số ngày khách (nghìn)
200
400
1.150
Đắk Lắk
Tổng số lượt khách (nghìn)
150
250
500
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
2,7
2,8
3,1
Tổng số ngày khách (nghìn)
400
700
1.550
Đắk Nông
Tổng số lượt khách (nghìn)
30
50
200
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
2,3
2,4
2,7
Tổng số ngày khách (nghìn)
70
120
550
Lâm Đồng
Tổng số lượt khách (nghìn)
220
350
700
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
2,7
2,8
3,2
Tổng số ngày khách (nghìn)
590
980
2.250
Tổng số lượt khách đến TN
Tổng số lượt khách (nghìn)
580
1.000
2.200
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
3,3
3,4
3,6
Tổng số ngày khách (nghìn)
1.900
3.400
7.900
Nguồn: Viện NCPT Du lịchPhụ lục số 07
Dự báo khách du lịch nội địa đến các tỉnh vùng Tây Nguyên
thời kỳ 2015 - 2030
Tên tỉnh
Hạng mục
2015
2020
2030
Kon Tum
Tổng số lượt khách (nghìn)
250
450
900
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,0
1,1
1,3
Tổng số ngày khách (nghìn)
250
500
1.200
Gia Lai
Tổng số lượt khách (nghìn)
280
450
900
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,0
1,1
1,3
Tổng số ngày khách (nghìn)
280
500
1.200
Đắk Lắk
Tổng số lượt khách (nghìn)
370
550
1.100
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,1
1,2
1,4
Tổng số ngày khách (nghìn)
390
650
1.600
Đắk Nông
Tổng số lượt khách (nghìn)
200
350
700
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
0,9
1,0
1,2
Tổng số ngày khách (nghìn)
180
350
900
Lâm Đồng
Tổng số lượt khách (nghìn)
2.900
3.700
5.000
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,3
1,4
1,6
Tổng số ngày khách (nghìn)
3.700
5.100
8.000
Tổng số lượt khách đến Tây Nguyên
Tổng số lượt khách (nghìn)
4.000
5.500
8.600
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,75
1,8
1,9
Tổng số ngày khách (nghìn)
7.000
9.900
16.300
Nguồn: Viện NCPT Du lịch.
Phụ lục số 08
Danh mục các điểm du lịch phụ trợ Vùng Tây Nguyên
TT
Điểm du lịch
Địa chỉ
Nội dung
(1)
(2)
(3)
(4)
Tỉnh Kon Tum
1
Các điểm di tích ở TP.Kon Tum
TP.Kon Tum
Tham quan các di tích
2
Làng văn hóa Kon Klor, Kon Ktu, thác H'Lay và thác Mốp
TP.Kon Tum
Tham quan văn hóa, thắng cảnh
3
Di tích Đắk Tô – Tân Cảnh
Huyện Đắk Tô
Tham quan di tích
4
Ngục Đắk Glei
Huyện Đắk Glei
Tham quan di tích
5
Suối nước nóng Đắk Tô - Thác Đắk Lung
Huyện Đắk Tô
Tắm nước nóng, chăm sóc sức khỏe, tham quan
6
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Huyện Ngọc Hồi
Du lịch biên giới kết hợp thương mại cửa khẩu
7
Khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh
Huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông
Nghiên cứu, sinh thái, thể thao mạo hiểm
8
VQG Chư Mom Ray
Huyện Sa Thầy
Sinh thái, thể thao mạo hiểm
9
Rừng đặc dụng Đắk Uy
Huyện Đắk Hà
N/cứu sinh thái, văn hóa
Tỉnh Gia Lai
1
Biển Hồ
TP.Pleiku
Vui chơi giải trí, thư giãn
2
Núi Hàm Rồng
TP.Pleiku
Tham quan cảnh quan
3
Nhà tù Pleiku
TP.Pleiku
Tham quan di tích
4
Thác Phú Cường
Huyện Chư Sê
Tham quan cảnh quan
5
Khu bảo tồn Kon Ja Răng
Kuyện K’Bang
Sinh thái, nghiên cứu
6
Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo
Thị xã An Khê
Tham quan di tích
7
VQG Kon Ka King
Huyện Mang Yang,
K’Bang và Đắk Đoa
Sinh thái, nghiên cứu
8
Cửa khẩu Lệ Thanh
Huyện Đức Cơ
Du lịch biên giới kết hợp thương mại cửa khẩu
9
Lòng hồ A Yun Hạ
Huyện Chư Sê
Sinh thái, vui chơi giải trí
10
Làng kháng chiến Stor
Huyện K’Bang
Tham quan di tích
11
Thác Xung Khoeng
Huyện Chư Prông
Tham quan cảnh quan
12
Di tích lịch sử Plei Me
Huyện Chư Prông
Văn hóa, tham quan
13
Di tích lịch sử Đắk Pơ
Huyện Đắk Pơ
Tham quan, văn hóa
Tỉnh Đắk Lắk
1
Cụm di tích TP.Buôn Ma Thuột
TP.Buôn Ma Thuột
Tham quan, nghiên cứu
2
Tháp Yang Prong
Huyện Ea Súp
Tham quan thắng cảnh
3
Mộ vua săn bắt Voi
Huyện Buôn Đôn
Tham quan
4
Hang đá Đắk Tuar và thác Đắk Tuar
Huyện Krông Bông
Tham quan thắng cảnh
5
Thác Krông Kmar
Huyện Krông Bông
Tham quan thắng cảnh
6
Vườn quốc gia Chư Yang Sin
Huyện Lắk và Krông Bông
Sinh thái
6
Đèo Phượng Hoàng
Quốc lộ 26
Tham quan thắng cảnh
7
Thác Thủy Tiên
Huyện Krông Năng
Tham quan thắng cảnh
8
Tháp Chăm Yang Prông
Huyện Ea Súp
Tham quan di tích
9
Thác Bay, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô – Ea Kar
Huyện Ma Đ'rắk - Ea Kar
Tham quan, sinh thái
10
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka
Huyện Krông Ana
Sinh thái
Tỉnh Đắk Nông
1
Thác Dray Sáp, Thác Gia Long, thác Dray Nur
Huyện Cư Jut, huyện Krông Nô
Tham quan thắng cảnh
2
Suối nước khoáng Đắk Min
Huyện Đắk Min
Nghỉ dưỡng chữa bệnh
3
Thác Diệu Thanh
Huyện Đắk R'Lấp
Tham quan thắng cảnh
4
Thác Trinh Nữ
Huyện Cư Jut
Tham quan thắng cảnh
5
Thác Ba Tầng
Huyện Đắk Glong
Tham quan thắng cảnh
6
Khu bảo tồn Nam Nung
Huyện Đắk Glong
Tham quan, sinh thái
7
Thác Đăk G’Lun
Huyện Tuy Đức
Tham quan thắng cảnh
8
Di tích Nơ Trang Lơng
Huyện Krông Nô và Huyện Đắk G'long
Tham quan, nghiên cứu
Tỉnh Lâm Đồng
1
Khu du lịch Lang Biang
Huyện Lạc Dương
Tham quan thắng cảnh
2
Hồ Đại Ninh
Huyện Đức Trọng
Tham quan thắng cảnh
3
Khu du lịch sinh thái Ma Đa Gui
Huyện Đạ Huoai
Tham quan thắng cảnh
4
Thác Liên Khương
Huyện Đức Trọng
Tham quan thắng cảnh
5
Thác Pongour
Huyện Đức Trọng
Tham quan thắng cảnh
6
Hồ Đa Nhim - Đèo Ngoạn Mục
Huyện Đơn Dương
Tham quan, VCGT
7
Thác Liêng Rơwoa (thác Voi)
Huyện Lâm Hà
Tham quan thắng cảnh
8
Thác Bobla
Huyện Di Linh
Tham quan thắng cảnh
9
Thác Dambri, Trung tâm thành phố Bảo Lộc
Thành phố Bảo Lộc
Tham quan thắng cảnh
Nguồn: Viện NCPT Du lịch
Phụ lục số:09
Dự báo nhu cầu lao động du lịch cho các tỉnh vùng Tây Nguyên
thời kỳ 2015 - 2030
Đơn vị tính: Người
Tỉnh
Hạng mục
2010 (*)
2015
2020
2025
2030
Kon Tum
Lao động trực tiếp trong du lịch
950
1.560
2.940
5.550
7.680
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
3.120
5.880
11.100
15.360
Tổng cộng
-
4.680
8.820
16.650
23.040
Gia Lai
Lao động trực tiếp trong du lịch
800
1.400
2.860
4.950
7.200
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
2.800
5.720
9.900
14.400
Tổng cộng
-
4.200
8.580
14.850
21.600
Đắk Lắk
Lao động trực tiếp trong du lịch
1.738
2.600
4.550
6.900
10.560
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
5.200
9.100
13.800
21.120
Tổng cộng
-
7.800
13.650
20.700
31.680
Đắk Nông
Lao động trực tiếp trong du lịch
500
1.300
2.340
3.600
5.280
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
2.600
4.680
7.200
10.560
Tổng cộng
-
3.900
7.020
10.800
15.840
Lâm Đồng
Lao động trực tiếp trong du lịch
7.800
15.400
26.520
34.500
44.480
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
30.800
53.040
69.000
88.960
Tổng cộng
-
46.200
79.560
103.500
133.440
Toàn vùng
Lao động trực tiếp trong du lịch
11.788
22.260
39.210
55.500
75.200
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
-
44.520
78.420
111.000
150.400
Tổng cộng
-
66.780
117.630
166.500
225.600
Nguồn: Viện NCPT Du lịch. (*) số liệu hiện trạng.
Phụ lục số 10
Dự báo nhu cầu khách sạn cho các tỉnh vùng Tây Nguyên
thời kỳ 2015 - 2030
Đơn vị tính: Phòng
Số TT
Tên tỉnh
2010 (*)
2015
2020
2025
2030
1
Kon Tum
800
1.300
2.100
3.700
4.800
2
Gia Lai
1.220
1.400
2.200
3.300
4.500
3
Đắk Lắk
2.336
2.600
3.500
4.600
6.600
4
Đắk Nông
1.025
1.300
1.800
2.400
3.300
5
Lâm Đồng
11.306
15.400
20.400
23.000
27.800
Toàn vùng
16.687
22.000
30.000
37.000
47.000
Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%)
47,2
50
55
60
65
Nguồn: Viện NCPT Du lịch. (*) số liệu hiện trạng.
Phụ lục số 11
Trách nhiệm thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững TN
TT
Nội dung giải pháp
Đơn vị thực hiện
Điều kiện đảm bảo thực hiện
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Phát triển thị trường
- Chính quyền các tỉnh TN
- Doanh nghiệp
Hỗ trợ Bộ VHTT &DL
2
Nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch
Doanh nghiệp
Hỗ trợ của chính quyền các tỉnh TN
3
Huy động vốn đầu tư (vốn NS và vốn khác)
- Chính quyền các tỉnh TN
- Doanh nghiệp
Chính phủ và các Bộ, ngành TW quan tâm
4
Phát triển bền vững các ngành kinh tế khác
- Doanh nghiệp
- Cộng đồng dân cư
Có định hướng, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương
5
Ổn định chính trị, bảo đảm QP-AN.
- Các cấp chính quyền địa phương các tỉnh TN
- Cộng đồng dân cư
6
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
- Chính quyền các tỉnh TN
- Doanh nghiệp
- Cộng đồng dân cư
- Chính phủ và các Bộ, ngành TW hỗ trợ
- Gắn với lợi ích kinh tế
7
Phát triển nguồn nhân lực
- Các cấp chính quyền các tỉnh TN
- Doanh nghiệp
Chính phủ và các Bộ, ngành TW quan tâm hỗ trợ
8
Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học
- Chính quyền các tỉnh TN
- Doanh nghiệp
- Cộng đồng dân cư
- Chính phủ và các Bộ, ngành TW hỗ trợ
- Gắn với lợi ích kinh tế
9
Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch
- Chính quyền 5 tỉnh TN
- Doanh nghiệp
Hỗ trợ Bộ VHTT &DL
10
Hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch
- Bộ VHTT &DL
- Chính quyền 5 tỉnh TN
- Doanh nghiệp
Chính phủ và các Bộ, ngành TW quan tâm hỗ trợ
11
Quản lý nhà nước về du lịch
- Các Bộ, ngành TW
- Chính quyền 5 tỉnh TN
- Các cấp chính quyền địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_4227.doc