Luận án Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong liên minh thuế quan miền nam Châu phi (sacu)

Nguồn thông tin lớn nhất chính là đi thâm nhập thực địa. Từ những chuyến đi thực tế, các doanh nghiệp có thể tìm ra được cơ hội kinh doanh ở từng thị trường của các nước SACU, tìm hiểu xem người tiêu dùng sở tại cần loại hàng gì, sở thích và sức mua của họ ra sao, những mặt hàng nào thì doanh nghiệp của mình có thể đáp ứng. Những chuyến đi như vậy không thể "cưỡi ngựa xem hoa" mà đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và cả tiển của. Khi đã sang đến tận nơi, bằng nhiều cách thức khác nhau, các doanh nghiệp phải gặp cho được từ các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp cho đến tận người dân, thậm chí xuống cả những vùng xa xôi hẻo lánh, có như vậy các chuyến đi mới phát huy hiệu quả. Cần lưu ý là những chuyến đi thâm nhập thực địa không chỉ đem lại thông tin về các cơ hội xuất khẩu, mà cả nhập khẩu. Một nguồn cung cấp thông tin quan trọng là các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Công Thương cùng với các đơn vị chức năng. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động liên lạc với các Thương vụ, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Nam Phi. Ngoài ra, cần theo dõi sát thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, từ các Hiệp hội ngành hàng. Đồng thời, khai thác các nguồn thông tin từ nước ngoài như Đại sứ quán Nam Phi, các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

doc144 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong liên minh thuế quan miền nam Châu phi (sacu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng các nước SACU có nhu cầu nhập khẩu lớn như máy móc thiết bị, hàng điện tử, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc tiếp tục thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia, bao gồm cả công ty lớn của Nam Phi cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Chỉ khi có được nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, có khả năng cạnh tranh cao thì chúng ta mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu thành công. Cho đến nay, Việt Nam thường xuyên xuất siêu sang các nước SACU. Điều này một mặt gây ra quan ngại từ các nước SACU, có thể dẫn tới việc các nước này áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam. Mặt khác thể hiện là chúng ta chưa khai thác được nguồn nguyên, nhiên liệu có tiềm năng rất lớn của các nước SACU. Do đó, Việt Nam cần quan tâm khai thác, đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước SACU các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất ở trong nước như quặng, kim loại, đá quý, gỗ, nguyên liệu thủy sản 3.2.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại với giữa Việt Nam với các nước SACU Để phát huy tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, cần phải thúc đẩy và mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU lên một trình độ mới. Thứ nhất, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU phù hợp với tiềm năng của các bên Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU thời gian qua đã phát triển tương đối khả quan. Song với tiềm năng to lớn của hai bên và xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế thương mại dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, quan hệ này cần được cải thiện một cách cơ bản. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của các bên và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thương mại mà Việt Nam và các nước SACU đã đặt ra. Chúng ta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường các nước SACU. Tuy nhiên, mức độ quan tâm và việc tập trung các nỗ lực vào việc mở rộng thị trường SACU so với thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài khác của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Do đó, cần tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Để thực hiện tốt định hướng này, cần có sự định hướng của các cấp, các ngành và sự quan tâm của các doanh nghiệp để khai thác có hiệu quả lợi ích quốc gia, thế mạnh của từng ngành và năng lực của từng doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU. Thứ hai, cần có chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam Việt Nam vẫn còn thiếu chính sách phát triển quan hệ hợp tác thương mại với các nước SACU như chính sách mặt hàng, chính sách thị trường cùng với các biện pháp hỗ trợ hữu hiệu. Hơn nữa, Việt Nam đang hoàn thiện chính sách để đáp ứng các cam kết hội nhập. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách và cơ chế phải vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn mạnh ra thị trường nước ngoài, đồng thời phải tuân thủ nghiêm túc các cam kết hội nhập. Để thâm nhập được vào thị trường các nước SACU, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ các mặt như về thông tin, về định hướng phát triển thị trường và về pháp lý. Việc nghiên cứu và đưa ra các công cụ hỗ trợ có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh sang thị trường các nước trong SACU. Khi phát triển kinh doanh sang thị trường các nước SACU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bản địa được Nhà nước bảo hộ ở mức độ cao cũng như các doanh nghiệp của các nước khác đã có chỗ đứng tương đối vững chắc ở thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh và cần tổ chức các mối quan hệ liên doanh, liên kết cả với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, đa dạng hóa mặt hàng kết hợp với lựa chọn mặt hàng có lợi thế để phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU Do thị trường các nước SACU khá đa dạng với nhiều mức thu nhập, nhiều trình độ phát triển kinh tế khác nhau, nên nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối đa dạng. Vì thế, việc xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường các nước SACU cần phải đa dạng để một mặt phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay, mặt khác để khai thác và tận dụng triệt để nhu cầu hàng hóa của thị trường các nước SACU. Trước hết, cần lựa chọn các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước SACU và các đối thủ cạnh tranh khác. Các mặt hàng đó là đồ điện tử gia dụng, các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến Thứ tư, nâng cao hiệu quả của các quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU Việc mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với các nước SACU không nên chú trọng mặt lượng mà là cần chú trọng tới hiệu quả đạt được. Đây là thị trường cạnh tranh gay gắt về giá và các thương nhân của Nam Phi, nước có vai trò cửa ngõ của khối SACU đã có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, luật lệ kinh doanh tương đối phức tạp và các hàng rào bảo hộ vẫn tiếp tục được các nước duy trì. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ chính sách, luật pháp, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước SACU, cũng như cần nghiên cứu kỹ về đối tác trước khi hợp tác kinh doanh. 3.3. Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3.3.1. Giải pháp ở cấp độ vĩ mô 3.3.1.1. Tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong SACU Quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. Vì vậy, phát triển và tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao với các nước SACU cần được chú trọng và thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới. Thứ nhất, với cả khối SACU, Việt Nam cần sớm thúc đẩy việc thiết lập quan hệ với cơ quan thường trực của các nước SACU, cụ thể là Ban thư ký SACU. Thứ hai, cần sớm thúc đẩy việc cử Đại sứ kiêm nhiệm tại Swaziland sau khi hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao để tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng và giữa Việt Nam và các nước SACU nói chung. Thứ ba, cần thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam với các nước trong SACU. Việc tăng cường các chuyến thăm trao đổi đoàn với các nước khu vực sẽ góp phần quảng bá hình ảnh và vị thế Việt Nam, cung cấp những thông thông tin chính thống, cập nhật cho các nước SACU cũng như là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương. Thứ tư, cần tăng cường phát huy vai trò của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm các nước SACU. Sự hiện diện của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước trên thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài ý nghĩa về mặt chính trị, các cơ quan đại diện ngoại giao trong đó có cơ quan thương vụ có vai trò thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta với các nước tại địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập trực tiếp thị trường. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác với các nước SACU trên cơ sở song phương, cũng cần phải thiết lập và thúc đẩy quan hệ với cơ quan thường trực của SACU là Ban thư ký có trụ sở đóng tại Namibia. Thứ năm, để tăng cường uy tín và ảnh hưởng của mình, Việt Nam cần tích cực chia xẻ kinh nghiệm phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước SACU. Hiện nay, các nước Châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng đều coi Việt Nam là một hình mẫu thành công trong phát triển kinh tế và muốn học tập mô hình, kinh nghiệm của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam không có nhiều nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho các nước SACU thì việc chia xẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam sẽ được các nước SACU đánh giá cao, phù hợp với khả năng thực tế của Việt Nam. Các lĩnh vực Việt Nam có thể chia xẻ kinh nghiệm với các nước SACU là phát triển kinh tế tư nhân, phát triển nông nghiệp, nông thôn, chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản, hội nhập quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu 3.3.1.2. Thúc đẩy việc thiết lập và phát huy vai trò của các cơ chế quan hệ liên chính phủ trong lĩnh vực thương mại với các nước SACU Trước hết, Việt Nam cần phối hợp với phía Nam Phi phát huy vai trò của các cơ chế quan hệ liên chính phủ trong lĩnh vực thương mại đã được thiết lập giữa hai bên là Diễn đàn đối tác liên chính phủ về Hợp tác Kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật và văn hoá Việt Nam – Nam Phi và Ủy ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam – Nam Phi. Trong khuôn khổ các cơ chế này, hai bên sẽ trao đổi, thống nhất các nội dung về phát triển quan hệ thương mại song phương. Đồng thời, hai bên có thể trao đổi về việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU vì Nam Phi có vai trò điều phối và đại diện cho khối SACU khi trao đổi, đàm phán với các đối tác thương mại của SACU. Cùng với đó, Việt Nam cần thúc đẩy việc thành lập Nhóm công tác chung về thương mại với Ban Thư ký SACU để trao đổi về các vấn đề liên quan đến phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU. Ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng nên thúc đẩy thành lập các cơ chế hợp tác như Ủy ban liên chính phủ hoặc Ủy ban thương mại hỗn hợp với các nước Namibia và Botswana là các đối tác có nhiều tiềm năng phát triển quan hệ thương mại. 3.3.1.3. Nghiên cứu thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định, quy chế thương mại đa phương và song phương với các nước SACU Xuất phát từ thực tế hiện nay SACU là một khối liên kết kinh tế khá chặt chẽ, đã hình thành được một liên minh thuế quan thống nhất, do đó để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường SACU, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu đề xuất ký kết hiệp định thương mại tự do với khối SACU. Việc ký kết được Hiệp định thương mại tự do (FTA) với SACU sẽ mở cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường chung của các nước trong khu vực, đây cũng là một xu hướng của nền kinh tế thế giới hiện nay khi mà các cam kết đa phương không còn là một công cụ hiệu quả như trước đây. Trước mắt, Việt Nam cần đề xuất với các nước SACU việc tiến hành nghiên cứu chung về khả năng đàm phán, ký kết FTA giữa Việt Nam với các nước SACU. Sau khi nghiên cứu chung được hoàn thành, hai bên sẽ cân nhắc để thúc đẩy việc sớm khởi động đàm phán với mục tiêu là trước năm 2020 sẽ hình thành khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước SACU. Nội dung của FTA giữa Việt Nam và các nước SACU nên tập trung vào các lĩnh vực là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên. Đồng thời, với đặc thù của một liên minh thuế quan là các nước vẫn duy trì hàng rào phi thuế quan riêng, nên Nhà nước cần sớm xem xét việc đàm phán để có các thỏa thuận với các nước trong SACU về vấn đề này. Đặc biệt là cần đàm phán với Nam Phi vì nước này có hệ thống các hàng rào phi thuế quan tương đối hoàn chỉnh và được các nước thành viên SACU khác áp dụng. Các nội dung cần được thúc đẩy đàm phán sớm là các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động thực vật, tạo điều kiện cho việc tăng cường trao đổi thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước SACU. Bên cạnh đó, cũng cần sớm ký kết thỏa thuận hợp tác về ngân hàng. Tại khu vực, doanh nghiệp nhiều nước vẫn không có thói quen thanh toán bằng L/C mà vẫn chủ yếu thanh toán theo phương thức T/T hoặc D/P. Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa có mối quan hệ đại lý trực tiếp với các ngân hàng khu vực nên thường phải thanh toán qua ngân hàng thứ ba gây mất nhiều chi phí, thời gian. Vì vậy, việc ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nước ta có cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với các ngân hàng thương mại tại các nước SACU để thúc đẩy các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Việc sớm kết các thỏa thuận ngân hàng cũng tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại nước ta xem xét, thăm dò khả năng mở các chi nhánh tại các nước khu vực để từ đó có thể huy động nguồn vốn bản địa và tài trợ vốn cho chính các dự án đầu tư của nước ta vào khu vực. Trước mắt, các ngân hàng của Việt Nam có thể sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng có uy tín của Nam Phi, các ngân hàng này đều có tiềm lực tài chính mạnh và có mạng lưới kinh doanh rộng khắp các nước SACU. Bên cạnh đó, các ngân hàng của Việt Nam cũng cần cân nhắc việc sớm mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nam Phi, nơi có ngành ngân hàng khá phát triển, để mở rộng địa bàn hoạt động cho các ngân hàng cũng như hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.3.1.4. Tăng cường việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển quan hệ thương mại với các nước trong SACU Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền về thị trường các nước SACU. Thông tin thị trường có vai trò to lớn trong việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, do vị trí địa lý xa, thông tin hai chiều giữa nước ta với các nước SACU còn rất thiếu. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm phát triển công tác thông tin nhằm đảm bảo có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, tạo ra nguồn thông tin phong phú, đáng tin cậy về thị trường khu vực, từ đó nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan về tiềm năng to lớn của thị trường này. Khi mà doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thị trường khu vực do thiếu thông tin thì mọi chủ trương của Nhà nước đều rất khó phát huy hiệu quả. Công tác thông tin cần chú ý tới tính hiệu quả, cung cấp các thông tin thiết thực cho doanh nghiệp đặc biệt là những thông tin về tình hình thị trường, dự báo nhu cầu, giới thiệu đối tác nhập khẩu Các bản tin của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cần tiếp tục được đầu tư về nội dung để có thể phục vụ tốt hơn theo nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó cần chú trọng đến việc thông tin các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của Việt Nam và các nước SACU. Thứ hai, hỗ trợ định hướng thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu Đối với các thị trường mới, còn nhiều khó khăn, thông tin thị trường còn thiếu như các nước SACU thì vai trò của nhà nước hết sức quan trọng trong việc định hướng thị trường, sản phẩm. Do đó, Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cần định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn do các nước SACU quy định cũng như đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước SACU. Về tiêu chuẩn kỹ thuật, trong thời kỳ apartheid trước đây, khi bị cấm vận thì Nam Phi đã xây dựng một nền kinh tế tự lực khá phát triển với các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt, được áp dụng tại Nam Phi và các nước SACU. Khá nhiều các tiêu chuẩn này hiện nay được áp dụng tại các nước SACU và khác biệt so với thế giới (ổ cắm điện là một ví dụ). Về thị hiếu, người tiêu dùng ở các nước SACU có thể được chia làm hai nhóm khá khác biệt đó là phần lớn người da đen có thu nhập ở mức thấp và một bộ phận người da trắng có thu nhập khá cao. Các doanh nghiệp cần có định hướng cụ thể để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của hai nhóm khách hàng này. Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia Có thể thấy, thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường SACU rất ít và không thường xuyên dẫn đến hiệu quả của các hoạt động không cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp hai bên thiếu thông tin về thị trường và sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của nhau, cản trở hoạt động trao đổi thương mại. Trong điều kiện đặc thù của thị trường xa cách về địa lý, cơ sở hạ tầng kém phát triển, công tác thị trường, xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng, cần được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu. Với những thị trường này, các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cần được cụ thể hóa và gắn với hoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ việc ký kết các Hiệp định khung, các Thỏa thuận và các Hợp đồng dài hạn có giá trị lớn, đây là hình thức rất hiệu quả tại các nước Châu Phi mà một số nước châu Á đã áp dụng thành công thời gian qua. Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay, hoạt động xúc tiến xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, công tác xúc tiến thương mại quốc gia cần tập trung cho các định hướng như sau: - Tăng cường về số lượng, đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường, ưu tiên việc tuyên truyền, tìm kiếm hợp đồng và khách hàng lớn, lâu dài, tránh việc chỉ tập trung vào bán hàng trực tiếp tại các hội chợ triển lãm. Cải tiến công tác xúc tiến thương mại, không tuyên truyền chung chung mà tiến tới làm sâu theo từng ngành hàng, địa bàn cụ thể. Tăng cường việc thu thập thông tin, phân tích thị trường, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm các nước SACU cần thể hiện vai trò tích cực trong các hoạt động ngoại giao kinh tế, vai trò đại diện và định hướng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động tại thị trường. - Tăng cường ngân sách tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường do đây là những thị trường mới, thiếu thông tin nhưng tiềm năng rất lớn. Nên kết hợp tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế tại nước sở tại nhiều hơn vì đây là cơ hội tốt để giao lưu với khách hàng, giới thiệu hàng hóa Việt Nam, không chỉ có nước sở tại, mà còn có các doanh nghiệp ở nước khác tới tham dự. Nghiên cứu tổ chức một số hội thảo, tuần lễ triển lãm quốc gia giới thiệu tiềm năng, tìm hiểu cơ hội giao thương tại thị trường và giới thiệu sản phẩm xuất khẩu (may mặc, giày dép, nông sản, hàng hóa tiêu dùng). Thay đổi, đổi mới cách tiếp cận thị trường, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, giảm chi phí như kết hợp tháp tùng các đoàn cấp cao của nhà nước, chính phủ đi công tác tại thị trường; mời và tổ chức các đoàn doanh nghiệp của Bạn sang Việt Nam gặp gỡ đối tác và mua hàng; tổ chức các buổi tọa đàm doanh nghiệp từ xa - Nghiên cứu triển khai thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại, kho ngoại quan tại thị trường theo hình thức Nhà nước phối hợp với doanh nghiệp để cung cấp thông tin hai chiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước sở tại, trước mắt tại Nam Phi. Các trung tâm này giữ vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sở tại, điểm thâm nhập thị trường hiệu quả và chi phí thấp, là địa chỉ tin cậy đối với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp cả hai bên tại các thị trường này. - Cần hoàn thiện và ban hành cơ chế tài chính ổn định cho hoạt động xúc tiến thương mại, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của xúc tiến xuất khẩu. Đây là cách thức hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu mà vẫn tuân thủ theo các quy định của WTO không hỗ trợ xuất khẩu một cách trực tiếp. Kinh phí cần giao trực tiếp cho Bộ Công Thương, cơ quan được nhà nước giao trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc nhằm tăng tính chủ động và đảm bảo việc điều hành kịp thời theo sự biến động liên tục của thị trường. - Cần kết hợp các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và giao lưu văn hóa, du lịch trong các hoạt động mang tầm quốc gia tại các thị trường. Thứ tư, Việt Nam cần thúc đẩy việc phối hợp với các nước SACU trong xúc tiến và hỗ trợ thương mại vĩ mô thông qua việc ký kết và triển khai các chương trình hợp tác về xúc tiến thương mại giữa các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam và các nước SACU nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của hai bên có điều kiện thuận lợi triển khai hoạt động giao dịch và hợp tác kinh doanh. 3.3.2. Khuyến nghị cho doanh nghiệp 3.3.2.1. Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển ngành hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường các nước SACU Thực tế cho thấy, trong khi tiềm năng nhập khẩu của các nước SACU rất đa dạng phong phú, thì chủng loại mặt hàng mà nước ta xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn đơn điệu, tập trung quá nhiều vào một số mặt hàng nông sản, sản phẩm điện tử và hàng công nghiệp nhẹ. Trước đây, gạo đã chiếm một tỷ trọng rất lớn (khoảng 50%). Tuy vậy, ngay với mặt hàng gạo chúng ta cũng chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trường này. Chẳng hạn Nam Phi nhập khẩu chủ yếu mặt hàng gạo đồ thì nước ta lại chưa thể đáp ứng. Hơn nữa, có một số mặt hàng khác thì chúng ta vốn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước SACU vài năm trước đây, nhưng nay đang dần mất chỗ đứng do không thể cạnh tranh về giá cả với hàng của các nước khác, chẳng hạn hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang các nước SACU, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động phát triển ngành hàng xuất khẩu theo hai hướng. Thứ nhất là phải đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, vì các nước SACU là thị trường tiềm năng cho nhiều chủng loại hàng hóa. Thứ hai là phải nâng cao tính cạnh tranh của từng sản phẩm xuất khẩu về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Nhìn chung với các nước SACU, thị trường không đòi hỏi sản phẩm chất lượng quá cao nhưng phải có tính ổn định và đặc biệt giá phải rẻ. Cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ta trước các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp nước ta cần chú trọng khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ sản xuất, đặc biệt đối với các ngành hàng chúng ta đang có thế mạnh xuất khẩu sang các nước SACU như nông sản, hàng dệt may, máy móc thiết điện, cơ khí, giày dép, sản phẩm nhựa. Đặc biệt trong việc thiết kế mẫu mã và nâng cao giá trị sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu sang các nước SACU, nhất thiết các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, nắm bắt được những yếu tố tôn giáo, văn hóa, tập quán tiêu dùng của thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm độ hấp dẫn khác biệt so với những sản phẩm cạnh tranh. Đây đang là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ta nếu so với một số đối thủ trong khu vực như Trung Quốc hay Thái Lan. Song song với việc đưa vào thị trường các nước SACU những sản phẩm có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là một giá trị đặc biệt tạo nên chỗ đứng lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu khi được người tiêu dùng tín nhiệm sẽ làm cho họ yên tâm khi sử dụng, tạo thuận lợi cho việc phân phối, xâm nhập nhập những mảng thị trường mới, thu hút đầu tư. 3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp tại thị trường các nước SACU Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp nước ta tại thị trường châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tham gia tháp tùng lãnh đạo tại các chuyến thăm chính thức, hoặc tự tổ chức đi nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm quôc tế tổ chức tại Nam Phi, nhưng nhìn chung các hoạt động này còn mang tính tự phát và thời vụ, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Trong công tác xúc tiến thương mại tại các nước SACU, cần chú ý đến một số nội dung sau: - Thu thập và xử lý thông tin Tình trạng thiếu thông tin đang là trở ngại lớn trong việc phát triển buôn bán giữa nước ta với các nước SACU. Đa số các doanh nghiệp chỉ biết đến châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng như một thị trường rủi ro, đầy bất trắc nên thường ít chịu tìm hiểu tiềm năng, những cơ hội hợp tác kinh doanh tại thị trường này, cũng như các chính sách thương mại, các phong tục tập quán bản địa... Vì vậy, muốn mở rộng buôn bán sang các nước SACU, nhất thiết các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin. Nguồn thông tin lớn nhất chính là đi thâm nhập thực địa. Từ những chuyến đi thực tế, các doanh nghiệp có thể tìm ra được cơ hội kinh doanh ở từng thị trường của các nước SACU, tìm hiểu xem người tiêu dùng sở tại cần loại hàng gì, sở thích và sức mua của họ ra sao, những mặt hàng nào thì doanh nghiệp của mình có thể đáp ứng. Những chuyến đi như vậy không thể "cưỡi ngựa xem hoa" mà đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và cả tiển của. Khi đã sang đến tận nơi, bằng nhiều cách thức khác nhau, các doanh nghiệp phải gặp cho được từ các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp cho đến tận người dân, thậm chí xuống cả những vùng xa xôi hẻo lánh, có như vậy các chuyến đi mới phát huy hiệu quả. Cần lưu ý là những chuyến đi thâm nhập thực địa không chỉ đem lại thông tin về các cơ hội xuất khẩu, mà cả nhập khẩu. Một nguồn cung cấp thông tin quan trọng là các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Công Thương cùng với các đơn vị chức năng. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động liên lạc với các Thương vụ, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Nam Phi. Ngoài ra, cần theo dõi sát thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, từ các Hiệp hội ngành hàng. Đồng thời, khai thác các nguồn thông tin từ nước ngoài như Đại sứ quán Nam Phi, các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Thông tin trên mạng internet cũng ngày càng quan trọng. Để khai thác có hiệu quả, doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu thông tin của mình và tìm đúng địa chỉ trang tin cần tìm. Tuy nhiên, nguồn thông tin này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Nhìn chung, trong những giao dịch lần đầu với thị trường các nước SACU, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương hoặc các Bộ, ngành liên quan, hoặc nhờ Cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Việt Nam ở Nam Phi điều tra thông tin về đối tác. Với những hợp đồng lớn và có tính khả thi, doanh nghiệp có thể sang trực tiếp nước sở tại để gặp đối tác, đồng thời kết hợp thăm dò thị trường. - Quảng bá sản phẩm và thương hiệu Mặc dù đến nay đã có nhiều ấn phẩm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, nhưng vẫn còn quá ít ấn phẩm về ngành hàng, về sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của nước ta, về thương hiệu Việt Nam được giới thiệu ở nước ngoài và ở các nước SACU thì lại càng ít. Thời gian tới, thông qua Thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Nam Phi, các doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình trên thị trường sở tại nhiều hơn nữa, dưới nhiều hình thức khác nhau, cho đối tượng là các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp của các nước SACU. Gần đây, các doanh nghiệp nước ta đã chủ động xây dựng các trang web để quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm của mình, song số lượng còn ít và chất lượng chưa cao, cần phải được tăng cường hơn nữa. Các trang web của doanh nghiệp được coi như những trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc. Trong khi đó, chi phí duy trì văn phòng ảo này rất thấp nếu so sánh với chi phí cho một văn phòng đại diện thực sự ở ngoài. Đối với thị trường xa xôi như các nước SACU, thì các trang web lại càng tiết kiệm nhiều chi phí quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp. Cần lưu ý là đối với những sản phẩm ít nhiều đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước SACU, doanh nghiệp nước ta cần sớm đăng ký thương hiệu và các nội dung có liên quan khác với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để tránh những rắc rối không cần thiết về sau. - Tham dự hội chợ, triển lãm Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy, do không xác định rõ mục tiêu tham gia hội chợ, triển lãm, do chưa gắn mục tiêu tham gia với chính sách mặt hàng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp hoặc do những hạn chế về mặt kinh phí, nên hoạt động quảng bá sản phẩm, kiếm tìm đối tác thông qua tham gia hội chợ triển lãm quốc tế của doanh nghiệp nước ta còn nhiều bất cập, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đa số lần tổ chức triển lãm hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Nam Phi, chúng ta chưa vượt ra được tình trạng giới thiệu “các sản phẩm truyền thống” của một số doanh nghiệp nhất định và kết thúc hội chợ, triển lãm, chỉ bán, giới thiệu được một số sản phẩm và ký được một số ít hợp đồng. Để tham gia hội chợ, triển lãm ở các nước SACU đạt kết quả tốt, doanh nghiệp cần lưu ý ít nhất bốn vấn đề: Mục đích và đối tượng (cho đối tác hay người tiêu dùng, để giới thiệu và bán hàng hay giới thiệu và kiếm tìm đối tác...); quy mô hội chợ, triển lãm định tham gia, địa điểm tham gia; những mặt hàng mà doanh nghiệp tham gia và; kinh phí tham gia. Có thể kể ra một số cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức thường niên tại các nước SACU mà doanh nghiệp nước ta cần quan tâm, như triển lãm Saitex tại Nam Phi, Hội chợ Quốc tế Botswana, Hội chợ Quốc tế Swaziland ... Khi tham gia các triển lãm, hội chợ ở các nước SACU, doanh nghiệp có thể nhờ Thương vụ tại Nam Phi giúp đỡ về thông tin, về các thủ tục tham dự cũng như hỗ trợ các hoạt động tại chỗ. - Nghiên cứu thành lập Trung tâm thương mại tại Nam Phi Các doanh nghiệp nước ta có thể mở các trung tâm thương mại, hoặc các showroom với quy mô nhỏ hơn, để giới thiệu sản phẩm và làm địa điểm giao dịch Nam Phi, là cửa ngõ để thâm nhập thị trường các nước SACU. Đây là một hình thức xúc tiến thương mại còn tương đối mới đối với doanh nghiệp, nhưng lại có hiệu quả cao nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng. Để mở trung tâm thương mại hoặc showroom ở thị trường Nam Phi, trong hoàn cảnh tiềm lực về tài chính, về con người cũng như trình độ kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ta còn chưa cao, doanh nghiệp trong nước có thể liên doanh liên kết với nhau, hoặc hợp tác với các đối tác Nam Phi, hoặc hợp tác với cộng đồng người Việt ở khu vực miền Nam Châu Phi. 3.3.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với thị trường các nước SACU Đối với thị trường các nước SACU, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải kiên trì xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp. Cần hết sức tránh tình trạng buôn bán theo kiểu chụp giật làm mất uy tín cho cả giới doanh nghiệp Việt Nam. - Xuất khẩu qua trung gian Đây là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để kinh doanh với các nước SACU. Hình thức này thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Ngoài ra, doanh nghiệp nước ta cũng có thể đưa hàng hoá sang thị trường các nước SACU dưới danh nghĩa của nhiều công ty nước ngoài có uy tín đã có mặt từ lâu trên thị trường này. Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên liên doanh liên kết dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá có thể là biện pháp hấp dẫn để thâm nhập được vào thị trường này. Một hình thức rất đáng quan tâm là thành lập công ty liên doanh một bên là doanh nghiệp Việt Nam, một bên là đối tác nước ngoài có kinh nghiệm làm ăn tại thị trường SACU, nhất là các doanh nghiệp của Nam Phi. Phía Việt Nam đảm nhận nguồn hàng cung cấp ở trong nước, còn phía nước ngoài, với kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, chịu trách nhiệm về đầu ra ở các nước SACU. Như vậy, công ty liên doanh này về danh nghĩa là xuất khẩu trực tiếp nhưng thực chất là trung gian xuất khẩu sang các nước SACU cho nhiều doanh nghiệp trong nước. - Xuất nhập khẩu trực tiếp Đây cũng là một hình thức được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng, nhất là với Nam Phi, nơi nước ta đã có Thương vụ và cơ quan đại diện ngoại giao, có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính tương đối mạnh. Để có thể xuất nhập khẩu trực tiếp với các nước SACU, các doanh nghiệp cần phải đầu tư ban đầu rất lớn trên cả hai phương diện vật lực và nhân lực với sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp khi đã có những giao dịch trực tiếp với một đối tác ở các nước SACU cũng cần có biện pháp duy trì mối quan hệ đó mang tính ổn định, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Tất nhiên để có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu trực tiếp với các nước SACU, ngoài những hỗ trợ về phía Nhà nước, các doanh nghiệp phải chủ động có những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp SACU, đặc biệt là ở hai điểm: giao hàng và thanh toán. Về giao hàng, rất ít khi các đối tác ở các nước SACU nhập những lô hàng lớn mà thường là những đơn hàng nhỏ lẻ. Điều này gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp nước ta, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc hay Thái Lan đã có cách đáp ứng bằng cách tự mình, hoặc liên kết lại với nhau, xuất hàng sang các nước SACU theo kiểu "bách hóa", tức là cùng một chuyến hàng có nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu việc hợp tác với nhau để tăng cường xuất khẩu trực tiếp theo kiểu như vậy thì mới đáp ứng được những yêu cầu của thị trường các nước SACU. Về thanh toán, để đáp ứng được yêu cầu thanh toán chậm, các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và xây dựng được mối quan hệ tin cậy với đối tác ở các nước SACU, phải biết dựa vào sự tư vấn của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Đại sứ quán và Thương vụ tại Nam Phi. Trong buôn bán trực tiếp, những doanh nghiệp quyết tâm làm ăn lâu dài ở thị trường các nước SACU nên xem xét lập kho ngoại quan tại Nam Phi. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm một cách trực tiếp, đáp ứng được những đơn hàng mang tính thời vụ. - Gắn xuất khẩu với nhập khẩu Trong chiến lược kinh doanh tại thị trường các nước SACU, doanh nghiệp nước ta cũng cần lưu ý đến mảng nhập khẩu. Để có thể nhập khẩu từ các nước SACU các sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng hợp lý và giá thành hạ, đặc biệt đối với những mặt hàng nguyên nhiên liệu và khoáng sản phục vụ sản xuất, nhất thiết doanh nghiệp phải cử người sang thâm nhập thực tế, gặp gỡ tiếp xúc các đối tác sở tại, tìm hiểu khả năng cung cấp của thị trường, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau. - Đầu tư tại các nước SACU Hoạt động đầu tư có tác động trực tiếp đến trao đổi thương mại. Đầu tư vào các nước SACU không chỉ nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm làm ra ở thị trường nội địa, mà từ đó còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực hoặc các nước EU và Mỹ, để tận dụng những ưu đãi thương mại mà các nước SACU được hưởng thông qua các thoả thuận song phương và đa phương. Đầu tư ra nước ngoài còn là một hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp nước ta cần áp dụng để chuẩn bị trước cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng đầu tư tại các nước SACU trong một số ngành sau: - Dệt may: Đầu tư vào dệt may là nhằm tái xuất sang thị trường châu Âu và Mỹ, tận dụng các ưu đãi mà các nước SACU được hưởng, đồng thời cũng phục vụ tiêu dùng ngay tại thị trường sở tại, nơi mà hàng dệt may Trung Quốc đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong tầng lớp bình dân. - Chế biến gỗ: Một số nước như Nam Phi, Namibia, Botswana có nguồn nguyên liệu gỗ khá phong phú. Đầu tư vào công việc chế biến gỗ cho phép tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ tại các nước này và phát huy khả năng kỹ thuật cũng như nguồn nhân công của nước ta. - Thuỷ sản: Lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản của các nước SACU, nhất là tại Namibia chưa phát triển, trong khi nước ta có thế mạnh về lĩnh vực này. Đây cũng là một khả năng để xem xét đầu tư. - Dược phẩm: Các nước SACU hàng năm đều phải nhập khẩu một khối lượng lớn dược phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước, chủ yếu là từ các nước châu Âu, với giá nhập khẩu cao hơn nhiều so với giá sản phẩm cùng loại mà nước ta sản xuất được. Vì vậy, dược phẩm Việt Nam với những ưu thế về chất lượng và giá cả có thể chinh phục được thị trường ở đây. Các mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn là kháng sinh, thuốc trị cảm sốt, trị các bệnh truyền nhiễm, vitamin. Đây là cơ hội để doanh nghiệp nước ta xúc tiến đầu tư sản xuất dược phẩm, trước tiên có thể vào Nam Phi để phân phối cho các nước trong khu vực. - Hàng điện tử - tin học: Nhu cầu về các mặt hàng điện tử - tin học ở các nước châu Phi đang tăng mạnh. Tuy nhiên, các nước SACU đều phải nhập khẩu phần lớn các mặt hàng này. Do phí vận tải cao nên giá thành thường đắt hơn thị trường các nước phát triển. Vì vậy, đầu tư sản xuất hay lắp ráp tại chỗ sản phẩm điện tử - tin học ở các thị trường này dễ thu được lợi nhuận cao. 3.3.2.4. Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam Ở nước ta đã thành lập rất nhiều hiệp hội ngành hàng, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, khi khó khăn nảy sinh ngày càng nhiều đối với các doanh nghiệp, cùng với tác động của các cuộc chiến thương mại quốc tế, chúng ta mới nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của hiệp hội, từ việc đứng ra giải quyết kiện cáo cho doanh nghiệp đến việc điều tiết thu hoạch sản phẩm, ấn định giá sàn sản phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm để bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Riêng đối với châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng, các hiệp hội cần có những hành động cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, đặc biệt đối với trong những ngành hàng chúng ta có thế mạnh xuất khẩu tại thị trường này như gạo, hạt tiêu, chè, dệt may, giày dép, xe máy, xe đạp. Các hiệp hội cũng cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên thị trường SACU cho các doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Các hiệp hội cũng phải quan tâm động viên tinh thần hợp tác giữa các hội viên. Quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không có nghĩa là chối bỏ sự hợp tác, mà các doanh nghiệp phải xem hợp tác là biện pháp quan trọng để hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế cạnh tranh. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh trong vấn đề thông tin về các cơ hội kinh doanh, về kinh nghiệm làm ăn ở thị trường các nước SACU. Đặc biệt, để thâm nhập thị trường các nước SACU trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc góp vốn mở kho ngoại quan, mở showroom, phối hợp trong phương thức hàng đổi hàng, trong đấu thầu xây dựng hoặc trong các dự án đầu tư. * * * Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được phân tích ở chương 1 và chương 2, chương 3 của luận án đã đạt được những kết quả và có những đóng góp sau: Thứ nhất, luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, từ đó đưa ra các dự báo về kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước SACU giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Thứ hai, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU trong thời gian tới, bao gồm cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các giải pháp vĩ mô chủ yếu tập trung vào tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và các nước SACU; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU và tăng cường việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước SACU. Ở cấp độ vi mô, các giải pháp được đưa ra bao gồm phát triển các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp và phát huy vai trò của các hiệp hội, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU được hình thành và phát triển từ đầu những năm 1990, khi Việt Nam từng bước đa dạng hóa các đối tác thương mại, phát triển các thị trường mới. Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào quá trình phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, luận án này nghiên cứu về “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam Châu Phi (SACU)” đã được hoàn thành với những kết quả và đóng góp sau: 1. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về thương mại quốc tế từ các lý thuyết thương mại cổ điển như trường phái trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế tương đối, lý thuyết về chi phí cơ hội đến các lý thuyết thương mại hiện đại như định lý H-O, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia, lý thuyết về vòng đời sản phẩm và lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu. 2. Luận án đã làm rõ nội dung và hình thức của việc phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế quan, dựa trên các mối quan hệ song phương với từng nước thành viên cũng như quan hệ với cả khối. 3. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của phát triển quan hệ thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ với các nước Châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể vận dụng trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước SACU. 4. Luận án đã nêu khái quát đặc điểm của khối SACU, chính sách thương mại đối với Việt Nam cũng như chính sách của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước Châu Phi nói chung và các nước SACU nói riêng. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU. 5. Luận án đã phân tích quá trình phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước SACU, được phân chia thành các giai đoạn trước năm 2000, từ năm 2000-2006 và từ năm 2006-2013; phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước SACU. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu khái quát về quan hệ thương mại dịch vụ và đâu tư giữa Việt Nam với các nước SACU. 6. Từ việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU, luận án đã nên lên những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU. Đây là những cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU. 7. Luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, từ đó đưa ra các dự báo về kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước SACU giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. 8. Luận án đã đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU trong thời gian tới, bao gồm cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các giải pháp vĩ mô chủ yếu tập trung vào tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và các nước SACU; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU và tăng cường việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước SACU. Ở cấp độ vi mô, các giải pháp được đưa ra bao gồm phát triển các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp và phát huy vai trò của các hiệp hội, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận án sẽ góp phần vào sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU, một khu vực thị trường còn nhiều mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, trước sự vận động và phát triển không ngừng của các mối quan hệ thương mại quốc tế đan xen và phức tạp, luôn đòi hỏi cần tiếp tục có các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học mới về các khía cạnh khác của sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU nói riêng và các liên minh kinh tế, các quốc gia khác ở châu Phi nói chung để đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong quá trình mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN A. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Trần Quang Huy (2008), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Công Thương, Chủ nhiệm đề tài. 2. Trần Quang Huy (2010), “Các giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Nam Á”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Công Thương, Chủ nhiệm đề tài. B. BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ VÀ KỶ YẾU HỘI THẢO 1. Trần Quang Huy (2009), “Giải pháp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi”, Tạp chí Công nghiệp, (số tháng 3/2009). 2. Trần Quang Huy (2012), “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”. 3. Trần Quang Huy (2014), “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước Liên minh thuế quan miền Nam Châu Phi”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, (số 7). 4. Trần Quang Huy (2014), “Việt Nam và các nước Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi: Thúc đẩy quan hệ thương mại”, Tạp chí Công Thương, (số 14). TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Bộ Thương mại (2003), Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. Bộ Công thương, Uỷ ban Châu Âu (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, NXB Lao động, Hà Nội. Bộ Công Thương (2008), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường châu Phi, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. Bộ Công Thương (2010), Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp vào thị trường châu Phi, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. Bộ Công Thương (2012), Ngành Công Thương Việt Nam sau 25 năm đổi mới, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Văn Chiến (2010), Xác định những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trong 5 năm tới và các biện pháp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, Dự án Mutrap, Hà Nội. Đỗ Đức Định (chủ biên) (2006), Tình hình chính trị, kinh tế cơ bản của Châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền, (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. Hoàng Xuân Hòa (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Trịnh Huy Hóa (biên dịch) (2005), Đối thoại với các nền văn hóa: Nam Phi, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Trần Quang Huy (2009), “Giải pháp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi”, Tạp chí Công nghiệp, (số tháng 3/2009), Hà Nội. Trần Quang Huy (2012), “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”, Hà Nội. Trần Thị Lan Hương (chủ biên) (2009), Hợp tác phát triển nông nghiệp ở Châu Phi: đặc điểm và xu hướng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Thị Lan Hương (2010), Cải cách kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 1994-2004, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Trần Công Sách (2010), Các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2010-2020, Dự án Mutrap, Hà Nội. Trương Tiến Sĩ (Chủ biên) (2011), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Tp. Hồ Chí Minh. Subedi, S.P. (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Xuân Thiên (Chủ biên) (2011), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Trịnh Thị Thanh Thủy (2007), Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Nguyễn Văn Thường và nhóm tác giả (2006), Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2007), Quan hệ thương mại Việt Nam – châu Phi: Thực trạng và giải pháp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) (2006), Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới chính sách thương mại Việt Nam- Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới, Hà Nội. Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, NXB Công Thương, Hà Nội. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH AfDB (2009), Botswana: 2009-2013 Country Strategy Paper, Abidjan. AfDB (2009), Namibia: 2009-2013 Country Strategy Paper, Abidjan. AfDB (2013), Africa Economic Outlook, Abidjan. AfDB (2013), Kingdom of Lesotho: Country Strategy Paper 2013-2017, Abidjan. AfDB (2013), Republic of South Africa: Country Strategy Paper 2013-2017, Abidjan. Debesh Bhowmik (2009), Regional Integration in Africa: a case study of SACU, Political Economy Journal of India, New Dehli. Carine Zamay Kiala (2009), The Politics of Trade in the Southern African Customs Union (SACU): Prospect of a SACU-China Free Trade Agreement, University of Pretoria, Protoria. Colin Mc Carthy (2003), The Southern African Customs Union, FAO. Grant C. and Geoffrey Chapman G., (2011), Southern African Customs Union: Myths and Reality, Gerhard Erasmus (2004), New SACU Institutions: Prospects for Regional Integration, Tralac. ITC (2011), National Trade Policy for Export Success, Geneva. ITC (2011), Public – Private Collaboration for Export Success: Case Study from Barbados, Ghana, India, Thailand and Malaysia, Geneva. Porter, M.E. (1990), The competitive advantage of nations, The Free Press, New York. SACU Secretariat (2012), SACU Annual Report 2012, Windhoek. Sandrey, R., Jensen, H.G. (2008), SACU, China and India: the implication of FTAs for Botswana, Lesotho. Namibia and Swaziland (BLNS), Tralac Working Paper, WP01/2009. Sukati, Mphumuzi A (2010), The Economic Partnership Agreements (EPAs) and the Southern African Customs Union (SACU) Region – The Case for South Africa, University of Nottingham, UK. Viner J. (1950), The Custom Union Issue, Canergie Endowment for International Peace, New York. WTO (2009), Trade Policy Review of the Southern African Customs Union, Geneva. WTO (2011), The WTO and Preferential Trade Agreements: From Co-existence to Coherence, Geneva. WTO (2011), Trade Profile 2011, Geneva. C. CÁC TRANG WEB www.wto.org www.tralac.org www.sacu.int www.afdb.org www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook www.moit.gov.vn www.mofa.gov.vn www.comtrade.un.org www.imf.org www.dti.gov.za

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_phat_trien_quan_he_thuong_mai_giua_viet_na.doc
  • docBan tom tat tieng Anh.doc
  • docBan tom tat tieng Viet.doc
  • docBìa ban tom tat- Tieng Viet.doc
  • docBia tom tat Tieng Anh.doc
  • docKết luận mới Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Quang Huy Tiếng Anh (1).doc
  • docKết luận mới Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Quang Huy Tiếng Việt.doc
Luận văn liên quan