Hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu và
làm chính sách quan tâm ở trong nước cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, tùy vào đặc
điểm của mỗi quốc gia mà phương pháp tiếp cận, đối tượng, nội dung và phạm vi
nghiên cứu sự hỗ trợ này diễn ra theo các chiều hướng khác nhau. Những kết quả
mà luận án đạt được qua nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu các khái niệm liên quan đến hộ ngư dân và
hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS. Tác giả cho rằng hộ ngư dân hoạt
động KTTS là hoạt động của cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục đích đạt lợi nhuận
thông qua việc sử dụng tàu, thuyền, lưới, bẫy, cần câu hay các phương tiện khác
để đánh bắt và thu gom cá hoặc các loài sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại
dương. Sản phẩm thủy sản có thể được sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mua bán
trao đổi.
Thứ hai, uận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải hỗ
trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS trong giai đoạn hiện nay. Các bài học kinh
nghiệm tại các nước đã góp phần củng cố tính logic các trong các nội dung hỗ trợ.
Thứ ba, luận án đã xây dựng khung lý thuyết về các giải pháp tài chính được
thực hiện thông qua 4 chính sách tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ hộ ngư dân phát
triển hoạt động KTTS hiện nay. Đó là: Chính sách chi NSNN, chính sách thuế,
chính sách tín dụng và chính sách bảo hiểm.
Thứ tư, tác giả đã đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính được sử dụng
nhằm hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS, trong đó chú trọng hoạt động
khai thác xa bờ. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra tác động của các giải pháp tài chính đó
đến hộ ngư dân KTTS ở Việt Nam trên các tiêu chí: công suất tàu thuyền, thu nhập,
lao động. Đánh giá những thành công và hạn chế của chúng, lấy đó làm căn cứ để
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ hộ ngư dân
phát triển hoạt động KTTS ở Việt Nam hiện nay.
221 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước cần dựa vào số người tham gia Tổ, đội để
xác định mức chi hỗ trợ hợp lý (hỗ trợ lần đầu khi mới thành lập và tàu cá đóng
mới; hỗ trợ sau một thời gian liên tục hoạt động trong Tổ, đội)
Đặc biệt, nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này, cần
ưu tiên cho các tổ, đội tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi hiện có; hỗ trợ và
trang bị một số máy thông tin liên lạc, hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá. (Ví dụ
mỗi tổ khai thác hải sản, có thể hỗ trợ 1-2 máy ICOM tầm xa M710).
(3) Chính sách tín dụng và chính sách bảo hiểm
Một trong những điều kiện tiếp nữa là để vay vốn ưu đãi thì ngư dân phải
tham gia bảo hiểm thân tàu. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc các công
ty bảo hiểm chia sẻ rủi ro của ngư dân cùng với các NHTM; đồng thời gánh nặng
của các NHTM về khả năng mất vốn sẽ được giảm bớt. Do đó mà chính sách bảo
hiểm cần có cơ chế và phương thức hỗ trợ hợp lý để thu hút được ngày càng nhiều
ngư dân tham gia.
Cuối cùng, Nhà nước cần phối hợp đồng bộ các chính sách này thì chúng
mới phát huy hết hiệu quả đối với ngư dân khai thác thủy sản nói riêng và nền kinh
tế nói chung.
180
Các chính sách hỗ trợ này của Nhà nước hoàn toàn không trái với quy định của
WTO vì chúng đều nằm trong nhóm “Hộp xanh” và ‘Chương trình phát triển”, các
nước đang phát triển được áp dụng và không khuyến khích cắt giảm.
3.5.2. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách
Ngân sách trung ương thực hiện cấp bù lãi suất cho các NHTM cho vay để
đóng mới, nâng cấp tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ,
đảm bảo kinh phí thiết kế mẫu tàu, hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn
thuyền viên tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản
theo công nghệ mới cho các địa phương đối với tàu có tổng công suất máy chính
từ 400CV trở lên.
Đối với chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ; chi phí vận chuyển hàng hóa và
chính sách bảo hiểm, ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa
phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; ngân sách trung ương
hỗ trợ 50% kinh phí đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân
chia về ngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại sử dụng ngân sách
địa phương để thực hiện.
Cơ chế hỗ trợ: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ -
TTg ngày 28/4/2017 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NSNN cho NSĐP thực
hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020. Vì vậy, đề nghị Bộ NN và
PTNT nên quy định như sau: Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về nguyên tắc hỗ trợ có ục tiêu từ NSTW cho NSĐP thực hiện các chính sách an
sinh xã hội (Giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện Quyết định số 579/QĐ - TTg ngày
28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ”
Nhìn chung, để đạt được mục tiêu đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của nhiều bên
tham gia thì các chính sách phát huy được hiệu quả. Dó đó:
Thứ nhất, Chính Phủ cần có biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện
phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, để các cơ sở đóng tàu có thể nhanh chóng
tiếp cận với những chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan, chính sách tín dụng
cũng như có nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu đóng tàu và
yêu cầu phát triển trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản [15].
Thứ hai, cần có những chính sách cụ thể nhằm phát triển đồng bộ chuỗi
sản xuất từ khai thác, thu mua, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy thì
181
các đội tàu mới phát huy hết tác dụng và hiệu quả của mình trong khai thác, ngư
dân mới thực sự được hưởng lợi từ thành quả của mình. Tiếp tục đẩy mạnh việc
đóng mới, đào tạo thủy thủ trên các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, vừa tạo thêm
công ăn việc làm, vừa giảm thiểu chi phí cho ngư dân vì không phải ra vào đất liền
nhiều lần.
Thứ ba, nhanh chóng triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng về bến
cảng, khu neo đậu tránh trú bão để giảm thiệt hại tối đa khi có bão, đảm bảo giao
thương thuận lợi, tạo điều kiện cho nghề đánh bắt cá phát triển.
Thứ tư, thắt chặt phối hợp giữa ngân hàng và cơ quan đảm bảo an ninh biển.
Sự phối hợp này giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc giám sát tài sản đảm bảo ở
các bến tàu, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong quá trình ngư dân ra khơi đánh
bắt cũng như quá trình phát mại tài sản đảm bảo của ngân hàng.
Thứ năm,việc đầu tư ồ ạt và thiếu thận trọng vào khai thác xa bờ theo chương
trình trước đây là một bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn Nhà nước chưa
hợp lý. Vì vậy, cần phân bổ chương trình lớn thành các chương trình nhỏ, lẻ một
cách hợp lý để giúp đỡ ngư dân một cách tốt nhất, thực hiện theo thứ tự ưu tiên
hoặc kết hợp một cách hợp lý. Trong chương trình đánh bắt xa bờ, có thể phân bổ
thành các nhóm chương trình: đóng mới tàu thuyền; nâng cao công suất tàu thuyền;
chương trình cải tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp với trọng tải và công suất
khai thác hay chương trình tìm kiếm mô hình đánh bắt phù hợp. Qua đó, thấy được
cái gì cần tập trung nguồn vồn và làm ngay, cái gì thực hiện xuyên suốt, lâu dài
3.6. KIẾN NGHỊ
Để các giải pháp đã đề xuất ở trên có thể thực hiện được, rất cần tạo môi
trường thuận lợi hơn thông qua sự đổi mới quản lý của Nhà nước. Vì vậy, NCS có
một số kiến nghị sau.
3.6.1. Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành
(1) Thủ tướng Chính phủ
Sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
(2) Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67, Quyết định
48Đặc biệt, tiếp tục cho thực hiện chính sách bảo hiểm tàu cá và thuyền viên theo
182
tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 113/NQ - CP ngày
31/12/2016 và xem xét, cho phép thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo dạng hợp đồng
bao về số lượng người lao động trên từng tàu cá thay vì theo danh sách từng thuyền
viên (giống việc thực hiện chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân theo Quyết định
289/QĐ - TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ trước đây)
Miễn thuế trước bạ đối với tàu DVHC đóng mới theo Nghị định 67 của Chính
phủ như đối với tàu KTHS
Bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách theo quy định tại các Nghị định,
Quyết định
Hướng dẫn cơ chế cấp bù lãi suất thực hiện chính sách tín dụng, đặc biệt
chính sách tín dụng theo Nghị định 67, quy định tại Điều 4.
(3) Bộ NN và PTNN
Xem xét bố trí vốn để triển khi thực hiện các dự án Trung tâm nghề cá lớn, cơ
sở hạ tầng nghề cá để giảm thiệt hại tối đa khi có bão xảy ra, đảm bảo giao thương
diễn ra thuận lợi
Nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường và quy hoạch
phát triển tàu cá gắn với nguồn lợi thủy sản, nhóm nghề và ngư trường đồng thời
thông báo quy hoạch để các địa phương thực hiện.
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các Bộ, ngành và các địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định nêu tại các văn bản pháp luật đã ban hành. Đề xuất biện pháp xử lý và tháo
gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
những vấn đề vượt thẩm quyền.
Chủ trì phối hợp với các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xác định
các dự án ưu tiên nằm trong kế hoạch thuộc nhiệm vụ của Bộ NN và PTNN.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện, định kỳ sơ kết; chủ trì phối hợp
với Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng kết kết quả
thực hiện Nghị định, Quyết địnhbáo cáo trình Chính phủ.
Kiến nghị Bộ NN và PTNT đè xuất, kiến nghị Chính phủ tiếp tục triển khai
thực hiện Nghị định 67 và Nghị định 89 trong những năm tiếp theo, nhất là chính
sách tín dụng đóng mới tàu cá vì còn nhiều trường hợp được UBND Tỉnh phê
183
duyệt, đã ra Quyết định phê duyệt hỗ trợ đóng mới nhưng do phải hoàn chỉnh hồ sơ
nên NHTM chưa ký kết hợp đồng.
(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNN tổng hợp nhu
cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch để thực hiện các chương
trình, dự án đầu tư, đảm bảo tập trung hoàn thành dứt điểm từng công trình.
(5) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chỉ đạo các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối bố trí nguồn vốn và thực
hiện cho vay phục vụ phát triển thủy sản theo quy định.
Chủ trì phối hợp với các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNN hướng dẫn cụ thể
việc thực hiện chính sách tín dụng, đảm bảo trình tự, thủ tục nhanh gọn, an toàn về
nguồn vốn vay của Nhà nước.
Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chính sách, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện chính sách.
Trường hợp các NHTM gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay để thực hiện các
chính sách tín dụng, NHNN tái cấp vốn cho các NHTM theo Quyết định của TTg.
(5) Các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, chỉ
đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo quy định.
3.6.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chấp thuận cho Sở NN và PTNT được chủ động điều chỉnh chỉ tiêu đóng
mới tàu cá, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế giữa các địa phương trong quá trình thực
hiện Nghị định 67/2014/NĐ - CP.
- Hỗ trợ từng địa phương xác định vùng, khu vực quy hoạch tổng thể theo
định hướng đã xây dựng
- Hỗ trợ cho các Sở, Ban, ngành địa phương có nguồn kinh phí hoạt động,
triển khai các mô hình thí điểm ở từng khu vực và địa phương có nhu cầu.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thông qua việc xây dựng và thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể về khai thác thủy sản trên địa bàn
lãnh thổ và vùng biển thuộc địa phương quản lý.
- Hỗ trợ, đồng hành cùng ngành ngân hàng theo dõi, giám sát quá trình hoạt
động của chủ tàu đang được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng theo Nghị định
184
67/2014/NĐ - CP và Nghị định 89/2015/NĐ - CP cũng như phối hợp với ngân hàng
cho vay quản lý tài sản đảm bảo khoản vay (chính là con tàu khai thác, làm dịch vụ
là tài sản hình thành từ vốn vay)
3.6.3. Các Hội, Hiệp hội thủy sản
Các Hiệp Hội nghề nghiệp và các tổ chức liên quan phối hợp với Bộ NN và
PTNT, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ ngư
dân được hưởng ưu đãi chính sách một cách tốt nhất, như: tuyên truyền, vận động
kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh để giúp ngư dân trong tỉnh tham gia thực
hiện chính sách; hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình khai thác; đề xuất, góp ý các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình thúc đẩy hoạt động KTTS.
Cuối cùng, để chính sách thực hiện thành công, thuận lợi thì sự phối hợp chặt
chẽ và thường xuyên giữa các bên là rất quan trọng. Nhất là sự phối hợp giữa: 1)
các ngư dân và hiệp hội nghề cá, 2) các Bộ nghành, 3) Chính quyền địa phương, 4)
Các NHTM và công ty bảo hiểm. Theo đó, các bên cần có sự trao đổi, chia sẻ thông
tin, hợp tác và thống nhất với nhau trong quá trình thực hiện công việc. Nếu sự phối
hợp này không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến tình trạng có khoảng cách giữa tiêu
chuẩn cho vay của các ngân hàng và tiêu chí xét duyệt của cơ quan nhà nước. Việc
này sẽ khiến các NHTM mất thêm thời gian để thẩm định lại hồ sơ vay vốn của ngư
dân, dẫn đến thời gian đồng vốn đến được tay ngư dân bị kéo dài. Cùng với nó, việc
chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các bên sẽ giúp ngân hàng giám sát được
khoản vay, các công ty bảo hiểm thì theo dõi tốt hơn, từ đó đảm bảo hiệu quả của
chương trình. Các NHTM tham gia hỗ trợ cũng giúp chính quyền địa phương xét
duyệt, lựa chọn tốt hơn các đối tượng vào danh sách. Ngoài ra, việc trao đổi thông
tin chặt chẽ, thường xuyên giữa ngư dân, NHTM với các Bộ, ngành và chính quyền
địa phương sẽ giúp các Bộ ngành nắm chắc tình hình thực tế địa phương, từ đó dễ
dàng phân bổ nguồn vốn ngân sách cũng như phân bổ hiệu quả, kịp thời.
Kết luận chương 3
Chương 3 dựa trên quy hoạch, định hướng và quan điểm về hỗ trợ hộ ngư
dân phát triển hoạt động KTTS, luận án đã đưa ra nhóm giải pháp về chi NSNN, tín
dụng, thuế, bảo hiểm và các giải pháp điều kiện, kiến nghị để thực hiện. Trong đó,
nhóm giải pháp về tín dụng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, tạo nên bước chuyển
biến mới trong nghành KTTS.
185
Trong chính sách tín dụng, luận án đưa ra các nhóm giải pháp như xây dựng
cơ chế cung ứng vốn đặc thù cho ngành KTTS, tạo điều kiện thuận lợi để hộ ngư
dân có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đồng thời hoàn thiện hệ
thống chính sách và quy trình tín dụng đối với hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt
động KTTS.
Với chính sách chi NSNN, luận án đã đưa ra nhóm giải pháp về xác định
mức tăng chi NSNN hợp lý cho từng giai đoạn phát triển ngành KTTS; hỗ trợ kinh
phí từ NSNN cho hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS theo hướng bền vững; hỗ
trợ kinh phí để khuyến khích các hộ ngư dân tham gia hoạt động KTTS theo hình
thức tổ, đội sản xuất, phát triển công tác dịch vụ hậu cần trên biển.
Với chính sách bảo hiểm, luận án đưa ra nhóm giải pháp về sửa đối điều
kiện, đối tượng, thời hạn, phương thứctham gia bảo hiểm, để ngư dân có thể nhận
được tiền hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhằm ổn định sản xuất và cuộc sống.
Chính sách thuế, thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục
Thuếtập trung chủ yếu vào chính sách quản lý thuế, tách bạch giữa các đối tượng
được hưởng ưu đãi về thuế.
Bên cạnh đó, luận án đưa ra kiến nghị đối với Bộ, Ban ngành nói chung và
Uỷ ban nhân tỉnh, Hiệp hội thủy sản nói riêng nhằm hỗ trợ hộn ngư dân phát triển
hoạt động KTTS.
186
KẾT LUẬN
Hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu và
làm chính sách quan tâm ở trong nước cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, tùy vào đặc
điểm của mỗi quốc gia mà phương pháp tiếp cận, đối tượng, nội dung và phạm vi
nghiên cứu sự hỗ trợ này diễn ra theo các chiều hướng khác nhau. Những kết quả
mà luận án đạt được qua nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu các khái niệm liên quan đến hộ ngư dân và
hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS. Tác giả cho rằng hộ ngư dân hoạt
động KTTS là hoạt động của cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục đích đạt lợi nhuận
thông qua việc sử dụng tàu, thuyền, lưới, bẫy, cần câuhay các phương tiện khác
để đánh bắt và thu gom cá hoặc các loài sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại
dương. Sản phẩm thủy sản có thể được sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mua bán
trao đổi.
Thứ hai, uận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải hỗ
trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS trong giai đoạn hiện nay. Các bài học kinh
nghiệm tại các nước đã góp phần củng cố tính logic các trong các nội dung hỗ trợ.
Thứ ba, luận án đã xây dựng khung lý thuyết về các giải pháp tài chính được
thực hiện thông qua 4 chính sách tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ hộ ngư dân phát
triển hoạt động KTTS hiện nay. Đó là: Chính sách chi NSNN, chính sách thuế,
chính sách tín dụng và chính sách bảo hiểm.
Thứ tư, tác giả đã đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính được sử dụng
nhằm hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS, trong đó chú trọng hoạt động
khai thác xa bờ. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra tác động của các giải pháp tài chính đó
đến hộ ngư dân KTTS ở Việt Nam trên các tiêu chí: công suất tàu thuyền, thu nhập,
lao động. Đánh giá những thành công và hạn chế của chúng, lấy đó làm căn cứ để
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ hộ ngư dân
phát triển hoạt động KTTS ở Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, luận án cũng đã đưa ra định hướng và các quan điểm để hỗ trợ hộ
ngư dân phát triển hoạt động KTTS một cách hiệu quả nhất, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện 4 chính sách tài chính trên các khía cạnh và góc độ khác nhau.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hồ Thị Hoài Thu (2016), "Vai trò của hỗ trợ tài chính đối với hộ kinh doanh trong
lĩnh vực khai thác thủy sản ở Việt Nam", Tạp chí Thủy sản, số 23, tr.48-49.
2. Hồ Thị Hoài Thu (2016), "Ưu đãi bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP -
Giải pháp hỗ trợ tài chính cho ngư dân khai thác thủy sản", Tạp chí Công
Thương, số 12, tr.220-223.
3. Hồ Thị Hoài Thu (2017), "Thực trạng về chi NSNN cho hoạt động khai thác
thủy sản ở Việt Nam thời gian qua và một số vấn đề tồn tại", Tạp chí Công
Thương, số 3, tr.138-143.
4. Hồ Thị Hoài Thu (2017), "Kinh nghiệm hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản của
một số nước", Tạp chí Thanh tra Tài chính, số 178, tr.51-52.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Achim Steiner (2008), Vấn đề quan trọng đối với thương mại và phát triển
bền vững khi tham gia WTO, Hội thảo về trợ cấp nghề cá và quản lý nghề cá
bền vững do UNEP tổ chức 2008.
2. ARTEX Securities, Báo cáo phân tích ngành Thủy sản, Tháng 9/2010
3. Bài tham luận của lãnh đạo Cục tại Hội nghị tập huấn chính sách bảo hiểm
theo Nghị định số 67/2014/NĐ - CP.
4. Báo cáo của Ban phát triển Ngân hàng bán lẻ về Tình hình triển khai Nghị
định 67 đến 31/7/2016 tại BIDV.
5. Báo cáo của NHNN 2016
6. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 hướng dẫn
một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định
tại Nghị định 88/2006/N Đ-CP về đăng ký kinh doanh.
7. Bộ NN và PTNN, Báo cáo tiểu đề tài đánh giá hiện trạng và nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực thủy sản qua đào tạo 2002.
8. Bộ NN và PTNT, Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản, Hà nội 2012.
9. Bộ NN và PTNN¬, Đề án Đầu tư cho nuôi trồng và khai thác hải sản ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
10. Bộ NN và PTNT (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm
2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà nội 2013.
11. Bộ NN và PTNT, Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tái cơ
cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 - 2020, Hà nội tháng 12 năm 2016.
12. Bộ NN và PTNT (2014), Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng.
13. Bộ NN và PTNT, Tổng kết Nghị định 67/2014/NĐ - CP năm 2017 về một số
chính sách phát triển thủ sản.
14. Bộ Tài Chính, Báo cáo về việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm theo
Nghị định 67/2014/NĐ - CP
15. Bộ Tài Chính, Công văn số 492/BTC - TCT ngày 12/01/2016
16. Bộ Tài Chính, Thông tư số 96/2002/TT - BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002
hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 75/2002/NĐ - CP ngày 30/8/2002 của
Chính Phủ về việc điều chỉnh mức thuế Môn bài.
17. Bộ Thương Mại (2007), Các cam kết gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới
của Việt Nam, Tài liệu bồi dưỡng, Hà nội 2007.
18. Doãn Công (2015), Ngư dân mất mùa cá ngừ đại dương, truy cập ngày
29/03/2015 từ ư dân mất mùa cá ngừ đại
dương. 1042305 - html.
19. Đỗ Việt Cường, Nguyễn Quang Minh (2013), Hợp tác nghề cá trong các vùng
đang có tranh chấp tại Vịnh Thái Lan, Hà nội 2013.
20. Phan Thị Dung (2009), Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển
bền vững khai thác thủy sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2009.
21. Phan Thị Dung (2010), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững
khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tạp chí khoa học và công
nghệ, số 5/2010.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2001.
23. Đào Mạnh Sơn (2004), Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu, thăm dò nguồn
lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề
cá xa bờ Việt Nam”, Hải Phòng tháng 8/2004.
24. EASRD, Báo cáo được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Qũy Uỷ thác
Toàn cầu Nhật Bản dành cho phát triển thủy sản bền vững của Việt Nam và
Ngân hàng Thế giới.
25. Nguyễn Văn Giàu (2013), Các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế
biển, Kỷ yếu hội thảo.
26. Hội nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp - Hà
nội 2007.
27. Hoàng Phước Hiệp (2005), Cẩm nang pháp luật dành cho ngư dân đánh bắt
thủy sản trên biển đông, Nxb Tư pháp 2005.
28. Tạ Minh Hùng (2014), Giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ
trong các công ty trách hiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam, luận án tiến
sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2014.
29. Lê Trần Nguyên Hùng (2009), Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở
Việt Nam, Hội thảo khu vực về đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ tại Việt
Nam, 2009.
30. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đổi mới nhận thức và nâng cao trình độ cho nông
dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, truy cập từ website:
www.tapchicongsan.org.vn/doi moi nhan thuc va nang cao trinh do cho nong
dan dap ung yeu cau hoi nhap quoc te, truy cập ngày 12/10/2017.
31. Phạm Huyền, Ngân sách chi hàng tỷ đồng mua bảo hiểm cho thuyền viên,
truy cập ngày 31/6/2016 từ www.Vietnamnet.vn/kinh_doanh/207244/
ngan_sach_chi_hang_ty_dong_mua_bao_hiem_cho_thuyen_vien.
32. Hồ Công Hường (2013), An toàn tàu cá trên biển và giải pháp giúp ngư dân
bám biển, truy cập ngày 06/03/2015 từ: http:/www.fistenet.gov.vn/an toàn tàu
cá trên biển và giải pháp giúp ngư dân bám biển.
33. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều
chỉnh cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản, Viện nghiên cứu hải sản 2011.
34. Kuan - Hsiung Wang (2011), Giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở Biển Đông
thông qua hợp tác và quản lý khu vực được trình bày tại Hội thảo Quốc tế “
Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” do Học viện
Ngoại giao và Hội Luật gia.
35. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc quốc tế (2005), Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu
cần nghề cá, Nxb Nông nghiệp 2005.
36. Luật doanh nghiệp 2005.
37. Huỳnh Hữu Lịnh, Giáo trình MÔ ĐUN Tiêu thụ sản phẩm, mã số MĐ 07
nghề thuyền trưởng tàu cá hạng tư.
38. Hương Ly, 83 cảng cá được đầu tư nâng cấp (nguồn:
truy cập ngày 10/3/2016)
39. Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thăng (2011), Sinh kế của cộng đồng ngư
dân ven biển, thực trạng và giải pháp, xã hội học, số 4 (116). 2011.
40. Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, Nxb Tài chính 2005.
41. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Sơ kết triển khai chương trình tín
dụng hỗ trợ cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ - CP.
42. Cao Thị Hồng Nga, Hiệu quả kinh tế theo nhóm công suất của các tàu câu cá
ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa, truy cập từ website:sj.ctu.edu.vn/ql/
docgia/download/baibao-4789/trongtruong_so23b_16.pdf
43. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo của Ban phát triển Ngân
hàng bán lẻ về Tình hình triển khai Nghị định 67 đến 31/7/2016.
44. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Báo cáo tham luận
tình hình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 7/7/2014.
45. Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (2014), Quyết định số
5148/CV - QLTD về việc hướng dẫn cho vay Chương trình phát triển thủy sản
theo thông tư 22/2014/TT cuả NHNN.
46. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017), Phát triển kinh tế biển: Nghiên cứu trường hợp
của tỉnh Bình Thuận, luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà nội 2017.
47. Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Thị Bảo Hà (2015), Một số vấn đề về chính sách
tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất, truy cập từ
website:ilssa.org.vn ngày 22/6/2017.
48. Đinh Nhượng, Trở lại vấn đề bảo hiểm cho thuyền viên: Cần quan tâm tàu
thuyền công suất nhỏ (nguồn:http/www.baobinhthuan.com.vn/kinh te/tro lai
van de bao hiem cho thuyen vien.
49. Niên giám thống kê 2014, Nxb Thống kê - Hà nội, 2015.
50. Lê Việt Phú (2014), Fulbright economic teaching program Working Paper, 2014
51. Lê Việt Phú (2014), Fulbright economic teaching program Working Paper, 2014
52. Trần Văn Phước và Ngô Văn Hiệp (2008), Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải
sản và giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững tại xã Ninh Ich, Nha Phu, Khánh
Hòa 2008.
53. Nguyễn Xuân Quang (2004), Giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai
thác hải sản ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí
Minh, 2004
54. Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, luận án
Tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà nội 2017.
55. Trần Ngọc Sơn (2013), Giáo trình Mô Đun Bảo quản Thủy sản
56. Tạp chí khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Luật học số 25 (2009).
57. Tạp chí Tài chính: số ra ngày 8/9/2015, số ra ngày 7/4/2016.
58. Tạp chí Thủy sản số 2016, 2017
59. Hà Xuân Thông (2003), Đặc điểm của các cộng đồng ngư dân ven biển, Dự
án khu bảo tồn Hòn Mun, Khóa tập huấn Quốc Gia về quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên, Nha Trang tháng 8 năm 2003.
60. The World Bank, CDI, Viện kinh tế Việt Nam, Bộ Thủy sản (2006), Báo cáo
chính Việt Nam: Sự tham gia của cộng đồng ngư dân nghèo trong xác định
nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản, Hà nội 5/2006.
61. Nguyễn Ngọc Thanh (2015), Báo cáo tóm tắt đề tài “Lượng giá kinh tế do
biến đổi khí hậu với thủy sản Miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt
hại do biến đổi khí hậu”, Hà nội 2015.
62. Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình Kinh tế thủy sản,
Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Nxb Lao động - Xã hội, 2005.
63. Đình Thiên, Biến động giá: Mực rớt giá thê thảm nhất từ trước đến nay
(nguồn: http:/finance.tvsi.vn/News/201282/212458/biến động giá-mức rớt thê
thảm từ trước đến nay truy cập ngày 29/03/2015)
64. Nguyễn Văn Thiện, Kim Ngọc, Ngọc Trịnh (1997), Từ điển kinh tế thị trường
hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
65. Nguyễn Huy Thiệu, Vai trò của môi trường biển đảo trong việc hình thành
tính cách người miền biển, Tạp chí Kinh tế xã hội.
66. Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định 393/1997/Q.Đ-TTg về cho vay đánh
bắt xa bờ.
67. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định 88/2006/N Đ-CP ngày 28/8/2006 của
Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
68. Thủ tướng Chính Phủ (2010), Quyết định 48/QĐ - TTg ngày 13/7/2010 về một
số chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khai thác, nuôi trồng thủy sản trên các
vùng biển xa.
69. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 9/2011/Q Đ - TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 - 2015.
70. Thủ tướng Chính phủ (2013),. Quyết định 1445/Q Đ - TTg về việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
71. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách
phát triển thủy sản, ban hành ngày 07/072014.
72. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 3602/QĐ-BNN-TCTS về việc ban
hành hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định
67/2014/NĐ - CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thủy sản.
73. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 32/2014/QĐ - TTg về tiêu chí hộ gia
đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống
trung bình giai đoạn 2014 - 2015.
74. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động phát
triển ngành công nghiệp đóng tàu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của
Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hướng đến năm
2020, tầm nhìn 2030, ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2014.
75. Ninh Thị Thu Thủy (2013), Chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ của
thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, 2013.
76. Tổng cục Thủy sản (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012,
phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2013, Hà
nội 2013.
77. Tổng cục Thủy sản (2013), Kế hoạch hành động quốc gia quản lý năng lực
khai thác hải sản Việt Nam, Hà nội 2013.
78. Tổng cục Thống kê:
79. Tổng cục thủy sản (2014), Tình hình sản xuất thủy sản năm 2014, Hà nội 2014.
80. Trần Khắc Xin (2014), Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực Nam
Trung Bộ, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
81. Dương Kim Thâm và Lương Hải Tân, Hoàng Minh (1990), Chiến lược khai
thác biển của Trung Quốc.
82. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân, Luật Thương mại Việt Nam
dẫn giải, Quyển 1, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn 1972.
83. Phạm Ngọc Tuấn, Cách tiếp cận mới trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản, truy
cập từ website: nhandan.com.vn/cuoituan/item/300200/cach tiep can moi trong
tieu thu san pham thuy san, ngày 14/10/2017.
84. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy
sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm nghiên
cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu
vực miền Bắc (2005).
85. Huyền Trang, Bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, truy cập từ
website: bqllang.gov.vn/danh sach khach hang vieng.html?id=2764:bao ve chu
quyen bien dao trong tinh hinh moi, ngày 13/10/2017.
86. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Một số nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam.
87. Nguyễn Văn Tư, Hiện trạng thủy sản Việt Nam.
88. Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản (2012), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà nội
tháng 7/2012.
89. Viện Ngôn ngữ (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 2006.
90. Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
91. Vietnamplus, Doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi từ việc xăng dầu
giảm, truy cập ngày 20/3/2016 từ: http:/www.vietnamplus.vn.
92. Vietnamplus (2015), Gía hải sản giảm ngư dân ngừng đi biển (nguồn:
http:/www.tinmoi.vn/kiengiang-giá hải sản giảm ngư dân ngừng đi biển -
01926640.html truy cập ngày 29/03/2015)
93. Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản (2003), Dự án khu bản tồn biển Hòn
Mun_Khóa tập huấn quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, Nha Trang tháng
8/2003.
94. www.hoctap24h/phat trien la gi cho vi du tang truong và phat trien co moi
quan he nao cho vi du
95. www.baomoi.com/giai phap nao cho rui ro thien tai o Viet Nam, truy cập ngày
13/10/2017.
* Tài liệu tiếng Anh
96. Abdul Kadar, Ken Hoyle, Geoffrey hitehead, Business Law, Heinemann,
London, 1985.
97. A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L.Richards, Laws for
Business, Fourth edition, Irwin, USD, 1991.
98. Bosetti, V.C.Carraro, R.Duval và M.Tavoni (2009), The Role of R&D and
Technology Diffusion in Climat Change Mitigation: New Perspectives Using
the Witch Model, OECD Economics Department Working Papers, No.664,
OECD, Paris.
99. FAO (2005), Participatory policy development sustainable agriculture and
rural development Rome.
100. FAO, Technical Paper 264, Community Fishery Centres: guidelines for
étabishement and operation.
101. FAO (2008), Training Manual on Safety of Life at Sea, December 2008.
102. FAO (1990), fisherman ‘Workbook by Prado” - Oxford 1990
103. FAO, Training fisherman at Sea
104. Matsuda, H, Makino, M, Tomiyama, M, Gelcich, S & Castilla, J 2010,
Fishery management in Japan, Ecological Research,5,p.899.
105. Nazery, Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Fari, 2007, The Asian
experience in developing the marintime sector: Some case studies and lessons
for Malaysia.
106. Nazery, Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid với bài viết nghiên cứu
“Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và bài học cho
Malaysia - The Asian experience in developing the marintime sector: Some
case studies and lessons for Malaysia”
107. Philippe Xavier - Bender, Olivier d’Ormesson, Pierre Raou - Duval, “The
commercial Law of France”, Digest of Commercial Laws of the World,
Oceana Publications, Inc, New York - London - Rome, 1993.
108. Sodik, DM 2009, TUU Fishing and Indonesia’s Legal Framwork for Vessel
Registration and Fishing Vessel Licensing, Ocean Development Law,
40,3,pp.240 - 267.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: DÒNG THỜI GIAN CỦA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU HỖ TRỢ KTTS THEO THẨM QUYỀN
CHÍNH
PHỦ
- QĐ số
39/2011/QĐ-TTg
ngày 11/7/2011
của Thủ tướng
Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung Quyết
định số
48/2010/QĐ-TTg.
NĐ số 210/NĐ-CP ngày
19/12/2013 về chính sách
khuyển khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn
NĐ 67/2014/NĐ-CP ngày
7/7/2014 của Chính Phủ về
một số chính sách phát triển
thủy sản
NĐ 89/2015/NĐ-CP ngày
2/10/2015 của CP về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều
NĐ 89/2015/NĐ-CP
NĐ 172/2016/NĐ-CP ngày
27/12/2016 của CP về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều
NĐ 67/2014/NĐ-CP
- QĐsố 38/2013/QĐ-TTgngày 26/6/2013 sủa đổi,
bổ sung Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg.
- QĐ số 68/2013/ỌĐ-TTg ngày 14/11/2013 vẻ
chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông
nghiệp
- QĐ số 47/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về thí
điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với
các tàu đóng mới đã hoàn thành là tàu khai thác
hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ; tàu
dịch vụ hậu cần vỏ thép
BỘ - Thông tư liên tịch
số 11/2011/TTLT-
BNN-BQP-BTC
ngày 14/3/2011 của
liên Bộ: NN&PTN -
Quốc phòng - Tài
chính hướng dẫn
thực hiện Quyết định
số 48/2010/QĐ-TTg.
2011 2012 2013 2014 2015 2016
- Thông tư liên tịch số
16/2012/TTLT-BNN-
BQP-BTC ngày
11/4/2012 của Liên Bộ:
NN&PTNT, Quốc
phòng, Tài chính hướng
dẫn thực hiện QĐ số
48/2010/QĐ-TTgvà QĐ
số 39/2011/QĐ-TTg
ngày 11/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung Quyết định
số 48/2010/QĐ-TTg
- TT số 114/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014
hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện
chính sách tín dụng theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP
- TT số 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014
hướng dẫn thực hiện chinh sách bảo hiểm
quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
- TT sổ 116/2014/1T-BTC ngày 20/8/2014
hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối
với cảc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số
67/2014/NĐ-CP
- TT số 117/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014
hướng dẫn thực hiện một số điều cùa NĐ
67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014
- Thôngt ư số
97/2015/TT-BTG
ngày 23/6/2015
sửa đổi Mẫu văn
bản xác nhận đối
tượng được hỗ trợ
bảo hiểm ban
hành kèm theo
Phụ lục số 3
Thông tư số
115/2014/TT-
BTC
- Công văn số 15785/BTC-TCNH
gửi các địa phương (28 tỉnh, thành
phố ven biển) đề nghị chỉ đạo, tổ
chức triển khai thực hiện thí điểm
cơ chế hỗ trợ sau đầu tư theo quy
định tại Quyết định số
47/2016/QĐ-TTg tại địa phương.
- Thông tư số 13/2016/TT-BTC
ngày 20/01/2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của TT số
114/2014/TT-BTC và TT số
117/2014/TT-BTC
- TT số 43/2016/TT-BTC ngày
03/03/2016 sửa đổi, bổ sung TT số
116/2014/TT-BTC
Phụ lục 2
MÔ HÌNH CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN
KHAI THÁC THỦY SẢN
Nguồn: NCS nghiên cứu và xây dựng
Hỗ trợ
phí bảo
hiểm
CÁC CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH
Chính sách
chi NSNN
Chính sách
Thuế
Chính sách
Tín dụng
Chính sách
Bảo hiểm
Thời
hạn
ưu đãi
Lãi
suất
ưu
đãi
Miễn
thuế
Hỗ
trợ
chi
phí
đầu
vào
Hỗ trợ
chi phí
đào tạo,
nâng
cao tay
nghề
Hỗ trợ
đầu tư
nghiên
cứu
khoa
học
Hỗ trợ
dịch vụ
thu mua
hải sản
trên biển
Hỗ trợ
tiêu
thụ
đầu
ra
Hỗ trợ
xây dựng
cơ sở hạ
tầng, dịch
vụ hậu
cần nghề
cá
Chi
trực
tiếp
Chi
gián
tiếp
Hỗ trợ
một lần
sau đầu
tư
Đối
tượng
ko chịu
thuế
Phụ lục 3
CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU HỖ TRỢ NGƯ DÂN KTTS
GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
1. Quyết định 459/QĐ - TTg ngày 28/4/2008 về thí điểm trang bị máy thu trực
canh cho ngư dân.
2. Quyết định 48/2010/QĐ - TTg ngày 13/7/2010 (Quyết định số 39/2011/QĐ -
TTg ngày 11/7/2011 và Quyết định 38/2013/QĐ - TTg ngày 26/6/2013 sửa đổi
Quyết định số 48/2010/QĐ - TTg) về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ
khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
3. Quyết định 1787/2010/QĐ - TTg ngày 29/11/2012 về việc ban hành chính
sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ tại tỉnh
Quảng Ngãi.
4. Nghị định 30/2010/NĐ - CP ngày 29/3/2010 của Chính Phủ về huy động nhân
lực, tàu thuyền và các phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Quyết định 1956/2010/QĐ- TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020.
6. Quyết định số 9/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2010 - 2015.
7. Quyết định 68/2013/QĐ - TTg của Chính phủ về hỗ trợ tổn thất au thu hoạch.
8. Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển thủy sản.
9. Nghị định 89/2015/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
67/2014/N Đ - CP
10. Nghị định 47/2016/QĐ - TTg ngày 31/10/2016 về thí điểm cơ chế hỗ trợ một
lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định số 89/2015/NĐ - CP ngày
7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
67/2014/NĐ - CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thủy sản.
Nguồn: NCS nghiên cứu
Phụ lục 4
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ,
CÁC CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
Tôi là giảng viên của Học viện Tài chính. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh trong lĩnh vực khai
thác thủy sản ở Việt Nam”. Tuy nhiên, để xác định tính lý luận và thực tiễn của vấn
đề nghiên cứu, tôi muốn được tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản
lý về vấn đề này, kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý ông (bà).
I. Thông tin về người được thăm dò ý kiến
1. Họ và tên:
2. Cơ quan công tác:
3. Chức vụ:
II. Các ý kiến được thăm dò
1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ quan tâm của Nhà nước đối với
hoạt động khai thác thủy sản thời gian qua?
2. Là cán bộ tham gia quản lý, chuyên gia ông (bà) đánh giá về tính hiệu quả
của các chính sách tài chính hỗ trợ hộ ngư dân khai thác thủy sản thời gian qua như
thế nào?Và trong quá trình thực hiện, khó khăn vướng mắc chủ yếu nằm ở khâu
nào? (đặc biệt là Nghị định 67/2014/NĐ - CP)
3. Tàu hoạt động trên vùng biển nước ngoài thường gặp nhiều nguy hiểm
hơn trong hoạt động khai thác, Nhà nước có chính sách tài chính nào riêng để hỗ trợ
không?Nếu có thì định hướng hỗ trợ ra sao?
4. Theo ông (bà), chúng ta học tập được gì ở các nước trong việc thực hiện
các chính sách tài chính hỗ trợ hộ ngư dân?
Xin trân trọng cảm ơn!
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Hộp 1: Chính sách tài chính hỗ trợ ngư dân của các nước
Chúng ta có thể học tập được các nước điều gì trong việc sử dụng các
chính sách tài chính hỗ trợ ngư dân? (Trao đổi với ông Phạm Ngọc
Tuấn_Phó vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản).
Các chính sách ban hành đều phải tính đến các quy định quốc tế về
chính sách hỗ trợ. Chính sách gia tăng cường lực khai thác ảnh hưởng đến
việc phát triển bền vững. WTO có đưa ra 3 hình thưc hỗ trợ: hỗ trợ xanh được
phép là hình thức hỗ trợ nhằm thay đổi nâng cao đời sống cộng đồng, bảo vệ
môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững; hỗ trợ vàng được phép nhưng hạn
chế là hình thức hỗ trợ thúc đẩy đời sống cộng đồng, bảo vệ môi trường, thúc
đẩy phát triển bền vững nhưng tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong
thương mại quốc tế; hỗ trợ đỏ là hình thức hỗ trợ gia tăng cường lực khai thác
dẫn đến nguy cơ gây cạn kiệt nguồn lực, hủy hoại môi trường. Tuy nhiên với
các phiên đàm phán trong trợ cấp nông nghiệp của WTO dễ đổ vỡ vì rất khó
có tiếng nói chung.
Một số hiệp định thương mại AFTA có nói về vấn đề này rõ hơn, các
nước dễ thống nhất nhưng đều có các điều khoản chuyển tiếp, giai đoạn quá
độ để thực hiện. Hiện nay, một số nước phát triển có chính sách tài chính hỗ
trợ rất mạnh cho hoạt động khai thác thủy sản như: Trung Quốc,
Malaysiahỗ trợ giá nhiên liệu. Với Việt Nam do điều kiện kinh tế còn khó
khăn nên việc hỗ trợ ở quy mô rất nhỏ.
Hộp 2: Hỗ trợ tiêu thụ hải sản
Nhà nước có giải pháp tài chính gì để hộ ngư dân tiêu thụ được nguồn
hải sản khai thác, giúp họ nhanh chóng thu hồi được vốn và trả nợ ngân hàng
khi vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ - CP? (Trao đổi với TS.Nguyễn
Thanh Tùng_Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch Thủy sản, Tổng cục
Thủy sản).
Sản phẩm khai thác của ngư dân là hàng hóa, hoàn toàn được tiêu thụ
theo quy luật thị trường. Việc lựa chọn nghề, đối tượng khai thác, thời điểm về
bếnlà do ngư dân tiếp nhận thông tin thị trường và quyết định. Để đáp ứng
các rào cản thương mại các nước, hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập vào
được theo từng thị trường, Nhà nước ban hành các quy định để đáp ứng các tiêu
chí của rào cản đó. Tuy nhiên nhiều rào cản không thể vượt qua, Nhà nước tiến
hành đàm phán và xin có giai đoạn chuyển tiếp.
Hộp 3: Chính sách tín dụng
Trong quá trình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ - CP về chính sách
phát triển thủy sản, khả năng vay vốn tín dụng ưu đãi của các NHTM thì vướng
mắc cơ bản nhất nằm ở đâu dẫn tới khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngư dân
gặp nhiều khó khăn. (Trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn_Phó vụ trưởng Vụ
khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản).
Khả năng khó khăn nhất là vay vốn đóng tàu. Lý do NHTM chưa yên
tâm về hiệu quả vốn đầu tư nên khả năng rủi ro đối với việc không thu hồi được
vốn vay rất cao.
Hộp 4: Chính sách tài chính nhằm hỗ trợ tàu cá hoạt động trên vùng biển
nước ngoài
Tàu hoạt động trên vùng biển nước ngoài thường gặp nhiều nguy hiểm
trong hoạt động khai thác (ngư trường xa, tranh giành, đụng độ với tàu nước
ngoài về ngư trường khai thác) và yêu cầu về điều kiện được phép khai thác
cũng khắt khe. Cần có chính sách tài chính riêng để hỗ trợ cho những con tàu
này không? (Trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ khai thác
Thủy sản, Tổng cục Thủy sản).
Hiện tại không có chính sách riêng cho tàu hoạt động khai thác ngoài
vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam là hoạt
động khai thác xa bờ nên được hưởng những ưu đãi theo Nghị định 67, 89 đang
thực thi (chính sách phát triển hoạt động khai thác xa bờ).
Hiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc
hỗ trợ tàu khai thác vùng biển nước ngoài vi phạm luật cạnh tranh nên không
được phép hỗ trợ. Chỉ được hỗ trợ khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu khai thác tại
vùng bị khai thác quá mức sang vùng còn dư địa để phát triển thủy sản.
Phụ lục 5
TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC THỦY SẢN
TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/QĐ - TCTS - KHTC NGÀY 02/02/2012
(VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN)
STT Nội dung
công việc
Đơn vị
chủ trì
Đơn vị
phối hợp
Văn bản
pháp lý
Thời
gian
1 Đề án củng cố hệ
thống đăng kiểm tàu
cá
Cục
khai
thác và
bảo vệ
nguồn
lợi thủy
sản
Văn phòng Tổng
cục, Vụ KHTC
Quyết định của
Bộ trưởng
2011
2 Đề án Trung tâm giám
sát tàu cá
Văn phòng Tổng
cục
Quyết định của
Bộ trưởng
2012
3 Sổ tay hướng dẫn về
tổ chức và hoạt động
mô hình tổ, đội sản
xuất trên biển
Văn phòng Tổng
cục, Vụ KHTC
Thông tư của
Bộ NN và
PTNT
2012
4 Hướng dẫn nâng cao
chất lượng sản phẩm
thủy sản khai thác sau
thu hoạch
Vụ KHCN và
HTQT, Vụ
KHTC
Văn bản hướng
dẫn của TCTS
2012
5 Dự án tổng thể điều
tra nguồn lợi trên các
vùng biển Việt Nam
Vụ KHCN và
HTQT, Vụ
KHTC
Quyết định của
Thủ tướng
Chính phủ
2012
6 Đề án hiện đại hóa tàu
cá
Vụ KHCN và
HTQT, Vụ
KHTC, Sở NN và
PTNT các tỉnh
Quyết định của
Thủ tướng
Chính phủ
2012
7 Đề án tổ chức sản
xuất, chế biến, xuất
khẩu cá ngừ Việt Nam
Văn phòng Tổng
cục, Vụ KHTC
Quyết định của
Thủ tướng
Chính phủ
2012
Nguồn: [63]
Phụ lục 6
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DANH SÁCH
ĐÓNG MỚI NÂNG CẤP TÀU CÁ
TT Địa phương
Số tàu Bộ NN và PTNT
phân bổ
Số tàu Uỷ ban nhân dân
các tỉnh phê duyệt
Đạt tỷ lệ
% so với
số tàu
được
phân bổ
Tàu
KT
(chiếc)
Tàu
DVHC
(chiếc)
Tổng
số
(chiếc)
Tàu KT
(chiếc)
Tàu
DVHC
(chiếc)
Tổng
số
(chiếc)
1 Quảng Ninh 34 5 39 24 1 25 64.10
2 Hải Phòng 36 8 44 32 6 38 86.36
3 Thái Bình 31 7 38 18 7 25 65.79
4 Nam Định 30 4 34 29 5 34 100.00
5 Ninh Bình 12 2 14 4 0 4 28.57
6 Thanh Hóa 90 4 94 62 18 80 85.11
7 Nghệ An 95 5 100 104 6 110 110.00
8 Hà Tĩnh 26 3 29 16 1 17 58.62
9 Quảng Bình 80 5 85 81 9 90 105.88
10 Quảng Trị 29 3 32 31 1 32 100.00
11 TT Huế 40 5 45 14 16 30 66.67
12 Đà Nẵng 39 8 47 5 2 7 14.89
13 Quảng Nam 83 9 92 83 9 92 100.00
14 Quảng Ngãi 174 15 189 69 9 78 41.27
15 Bình Định 280 25 305 226 13 239 78.36
16 Phú Yên 170 20 190 17 0 17 8.95
17 Khánh Hòa 160 15 175 40 5 45 25.71
18 Ninh Thuận 66 5 71 29 7 36 50.70
19 Bình Thuận 145 7 152 94 59 153 100.66
20 BR - VT 111 10 121 102 19 121 100.00
21 TP HCM 10 2 12 0 0 0 0.00
22 Tiền Giang 37 4 41 33 8 41 100.00
23 Bến Tre 40 5 45 0 12 12 26.67
24 Trà Vinh 20 3 23 9 2 11 47.83
25 Bạc Liêu 35 3 38 13 2 15 39.47
26 Sóc Trăng 21 3 24 22 2 24 100.00
27 Cà Mau 90 10 100 69 16 85 85.00
28 Kiên Giang 95 10 105 36 9 45 42.86
29 Tổng 2.079 205 2.284 1.262 244 1.506 65.94
Nguồn: Báo cáo tổng kết NĐ 67 của Bộ NN và PTNT
Phụ lục 7
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN MIỀN TRUNG
SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế trong vòng 3 năm cho các nhân
bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển
2. Các chủ tàu có công suất dưới 90CV sẽ được vay vốn tại các NHTM NN
để đóng mới tàu cá có công suất lớn hơn.
Có 2 hình thức hỗ trợ:
- Một là, chủ tàu được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất
7%/năm. Trong đó, chủ tàu chỉ phải trả 1%/năm, NSNN cấp bù phần còn lại.
Thời hạn vay là 15 năm. Chủ tàu có thể dùng chính con tàu của mình làm tài sản
thế chấp.
- Hai là, hỗ trợ một lần sau đầu tư. Theo đó chủ tàu được hỗ trợ một lần
bằng 50% giá trị con tàu đóng mới nhưng không quá 2 tỷ đồng/tàu. Thời gian có
hiệu lực kéo dài hết ngày 31/12/2017
Ngoaì ra, thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá sẽ được hỗ trợ
100% chi phí đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và 100% kinh phí bảo hiểm tàu cá, bảo
hiểm tai nạn thuyền viên
Với các đối tượng muốn vay vốn để phát triển sản xuất, bà con sẽ được vay
tối đa 100 triệu đồng/hộ tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Nếu người dân bị thiệt hại có nhu cầu đào tạo nghề sẽ được hỗ trợ toàn bộ
chi phí đào tạo nghề và sinh hoạt phí. Ngoài ra, nếu bà con có nhu cầu đi làm việc ở
nước ngoài sẽ được ưu tiên theo các ngành nghề và thị trường lao động phù hợp
Các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên Huế đang nợ và có các khoản phải nộp NSNN sẽ được xử lý giãn nợ, khoanh
nợ và hỗ trợ tiền nộp thuế.
Nguồn: Đề án hỗ trợ ngư dân miền Trung sau sự số môi trường
Phụ lục 8
DỰ BÁO TIÊU THỤ THỦY SẢN NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2010 2015 2020
1 Dân số toàn quốc Tr.người 87,5 90,1 98,6
2 Tiêu thụ thủy sản bình quân Kg/người 22,2 24,2 26,4
3 Tiêu thụ thủy sản nội địa toàn quốc Triệu tấn 1,95 2,18 2,61
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Phụ lục 9
CƠ CẤU SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
10 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Nguồn: Tạp chí Thủy sản
44,4. 42%
23,9. 23%
7. 7%
19,9. 19%
7,1. 7%
1,8. 2%
Tôm
Cá tra
Cá ngừ
Cá khác
Nhuyễn thể
Giáp xác khác
Phụ lục 10
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Nguồn: Tạp chí Thủy sản
Phụ lục 11
TOP 10 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
10 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Nguồn: Tạp chí Thủy sản
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Giá trị (triệu USD)
0 50 100 150 200 250 300 350
Hùng Vương
Biển Đông
Fimex Việt Nam
Trang Khanh
Quốc Việt
Cases
Minh Phú-Hậu Giang
Stapimex
Vĩnh Hoàn
Minh Phú
Giá trị (triệu USD)
Phụ lục 12
CÁC LOẠI BẢO HIỂM ĐƯỢC NSNN HỖ TRỢ
* Bảo hiểm thân tàu biển (gồm: thân vỏ, máy và trang thiết bị trên mỗi tàu) [69]
Các rủi ro được bảo hiểm gồm:
- Hiểm họa trên biển, sông hồ hoặc các vùng nước có thể hành thủy
- Hỏa hoạn, nổ
- Cướp, bạo động bởi những người ngoài tàu
- Vứt hàng xuống biển
- Cướp biển
- Va chạm với phương tiện vận chuyển đường bộ, với cảng hay trang thiết
bị bến cảng
- Động đất, núi lửa phun hay sét đánh
- Tai nạn trong khi bốc dỡ và chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu
- Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu
- Bất cẩn của Thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hay hoa tiêu
- Bất cẩn của người sửa chữa hhoặc người thuê tàu
- Manh động của thuyền trưởng, sĩ quan hay thủy thủ
- Va chạm với máy bay, trực thăng hoặc những vật tương tự
- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ
- Tổn thất hay tổn hại của tàu gây ra từ quyết định của nhà chức trách hành
động theo thẩm quyền để phòng ngừa và hạn chế rủi ro ô nhiễm gây ra
bởi tổn hại của tàu
* Bảo hiểm thân tàu sông, tàu ven biển (gồm thân vỏ, máy và trang thiết bị) hoạt
động trên sông, hồ, nội thủy và ven biển Việt Nam [69]
Các rủi ro được bảo hiểm gồm:
- Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển khác
- Đâm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định.
- Cháy nổ
- Mất tích
- Động đất, sụt lở, núi phun lửa
- Bão, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh
- Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu
- Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người sửa
chữa
- Tổn thất đối với tàu được bảo hiểm gây ra từ hành động của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro
do ô nhiễm.
- Cứu hộ, trợ giúp và lai kéo tàu khác khi gặp nạn
- Vứt bỏ bộ phận tàu
- Nổ nồi hơi, gãy trục cơ, trục khuỷu, hư hỏng do ẩn tỳ
- Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ
- Chi phí tố tụng
- Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
* Bảo hiểm tai nạn thuyền viên (gồm thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu) [69]
Rủi ro được bảo hiểm: Thương tật, tính mạng của thuyền viên được bảo hiểm
Nguồn: [71]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_tai_chinh_ho_tro_ho_ngu_dan_phat_trien_hoa.pdf