Luận án Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Trong trường hợp tham gia với tư cách là bên thứ ba trong một vụ tranh chấp tại WTO về chống BPG, Việt Nam cần tham gia với một thái độ nghiêm túc, tích cực, coi đó là một trải nghiệm thực sự như các bên tranh chấp. Việt Nam cần thành lập các nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư của các hãng luật tư trong nước, để đại diện cho Việt Nam và có chiến lược tham gia một cách hiệu quả. Đồng thời, cần thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật thông tin về các đối tác và rút ra những bài học và kinh nghiệm sau từng vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba./.

pdf186 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 không qui định rõ trong trường hợp nào và khi nào nguyên đơn phải đệ trình một bản giải trình chi tiết: khi họ yêu cầu tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên Ban hội thẩm. Với cách qui định như vậy thì có thể hiểu rằng, một bản giải trình chi tiết sẽ không cần thiết khi đưa ra yêu cầu tham vấn, ngay cả khi văn bản đó phải đưa ra “lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện” (Điều 4.4, DSU). Tuy nhiên, có lẽ với tất cả sự thận trọng cần thiết, Việt Nam nên đệ trình bản giải trình chi tiết này, nếu có thể, ở cả thời điểm đưa ra yêu cầu tham vấn cũng như yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, ít nhất là cho đến khi một Ban hội thẩm hoặc AB kết luận một cách rõ ràng rằng họ không cần thiết phải làm như vậy. 138 Bốn là, chuẩn bị từ trước và tính tới khả năng chủ động kháng cáo, khi cần, và khả năng báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo để có thể theo đuổi vụ kiện cho tới khi giành được chiến thắng cuối cùng. Việt Nam cần có một chiến lược cụ thể đối với vụ kiện và khả năng điều chỉnh cả những khía cạnh pháp lý và phi pháp lý trong tiến trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Năm là, chủ động xây dựng phương án kiểm soát việc thực thi quyết định của DSB đối với bên thua kiện, trong trường hợp Việt Nam giành được chiến thắng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tính tới cả phương án đề xuất và sẵn sàng sử dụng các biện pháp trả đũa, khi cần, trong trường hợp bên thua kiện không thực thi quyết định của DSB theo đúng qui định. Sáu là, tích cực chuẩn bị cả về tài chính, nhân lực cho một chặng đường dài theo đuổi vụ kiện, chủ động trong các phần trình bày và tranh luận tại các cuộc họp của Ban hội thẩm, phân tích, nhận định được các tình huống và dự đoán được các yêu cầu, đề xuất của bị đơn để có thể đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Việt Nam. Bởi lẽ, trong các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO, bị đơn dường như muốn kéo dài vụ kiện pháp lý với nguyên đơn là thành viên đang phát triển để khiến cho đối thủ phải tốn nhiều chi phí hơn nếu muốn giành được lợi thế trong cuộc chiến pháp lý này. Không những thế, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG cũng cho thấy, các Ban hội thẩm và AB thường xuyên không thể hoàn thành công việc của họ trong thời hạn qui định. Bởi vậy, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, Việt Nam không thể theo đuổi vụ kiện tới cùng. b. Trường hợp Việt Nam là bị đơn trong các vụ tranh chấp về chống bán phá giá Mặc dù tính đến hết ngày 31/12/2013, Việt Nam vẫn chưa từng bị kiện chống BPG ra DSB, tuy nhiên, Việt Nam cũng nên chia sẻ bài học kinh nghiệm 139 mà Thái Lan đã rút ra được sau vụ tranh chấp DS122, vụ tranh chấp về chống BPG duy nhất tại WTO mà Thái Lan đã tham gia với tư cách bị đơn, đó là hãy tự bảo vệ mình bằng những lý lẽ chứng minh đầy thuyết phục ngay từ đầu, hơn là trông chờ vào các luật sư với những lập luận thông minh sau khi đã có khiếu kiện. Ngăn chặn một khiếu kiện sẽ tốt hơn nhiều so với việc chống lại nó. Thứ nhất là, để phòng tránh việc có thể bị kiện trong những vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO, phía Việt Nam cũng cần tiến hành một số giải pháp cụ thể sau đây: Một là, thường xuyên rà soát quá trình thực thi ADA và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các qui định của ADA, tránh các trường hợp bị kiện về sự không phù hợp của pháp luật Việt Nam với ADA, đồng thời đánh giá rủi ro trong trường hợp bị kiện về sự không phù hợp này. Ngày 06/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013, tạo thêm cơ sở pháp lý cho hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật ở Việt Nam [4]. Hai là, tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM của WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về chống BPG. Việt Nam cần thể hiện quan điểm, chủ động xây dựng và đệ trình các đề xuất lên WTO cũng như cần tích cực tham gia vào các vòng đàm phán trong tương lai và ủng hộ những cải tiến hợp lý. Ví dụ như, Trung Quốc, thường xuyên đưa ra các đề xuất về sửa đổi ADA trong các vòng đàm phán gần đây. Các đề xuất của Trung Quốc, dù đại diện nhiều cho lợi ích quốc gia, nhưng nhìn chung cũng đã phản ánh được quyền lợi của thành viên đang phát triển khác, nên nhận được nhiều sự ủng hộ, đồng thời, từ đó, cũng đã tạo được sức ép nhất định tới một số thành viên phát triển trong WTO, trong đó có Hoa Kỳ. 140 Ba là, mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài một cách chủ động, một mặt vừa chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời, thể hiện lập trường, quan điểm và thái độ của Việt Nam đối với vấn đề chống BPG. Mặc dù Pháp lệnh về chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được ban hành từ ngày 29/04/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, đồng thời, Nghị định số 90/2005/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã được ban hành từ ngày 11/7/2005 và có hiệu lực từ ngày 04/08/2005 để qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh nói trên, tuy nhiên, tính đến hết tháng 12/2013, mới chỉ có duy nhất một vụ điều tra chống BPG đang được tiến hành. Đó là vụ điều tra chống BPG đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia và Đài Loan vào Việt Nam. Đơn khởi kiện đã được đại diện ngành sản xuất thép của Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình, nộp vào ngày 06/05/2013 và thời gian khởi kiện bắt đầu từ ngày 02/07/2013 [28],[31]. Ngày 25/12/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống BPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Chưa biết kết luận cuối cùng của vụ kiện này sẽ ra sao, nhưng rõ ràng, đây là vụ điều tra chống BPG đầu tiên được khởi xướng và tiến hành tại Việt Nam, cho thấy những dấu hiệu tích cực ban đầu của việc chủ động khởi kiện các vụ kiện về chống BPG đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Có thể sau vụ kiện này, “sự thận trọng quá mức” của cơ quan quản lý và “tâm lý e ngại, thụ động” của các doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần được xóa bỏ, mở màn cho một loạt các vụ kiện về chống BPG tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng công cụ chống BPG được WTO cho phép, phía Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ những qui định 141 còn mang tính chung chung trong ADA, ví dụ qui định về sản phẩm tương tự, về cách xác định “thiệt hại nghiêm trọng”, thuật ngữ “đe dọa” gây ra thiệt hại nghiêm trọng v.v., đồng thời nghiên cứu kỹ các vụ việc có tính chất tương tự để có thể chủ động biện hộ khi bị khởi kiện. Ngoài ra, cần lưu ý rằng chỉ có bốn loại tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại Ban hội thẩm trong DSM của WTO, bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể mạnh dạn khởi xướng các vụ điều tra chống BPG. Theo thống kê của WTO, số lượng các vụ điều tra chống BPG có áp dụng các biện pháp chống BPG chiếm hơn 50% tổng số vụ điều tra chống BPG đã được khởi xướng trên thực tế. Tại sao lại như vậy? Có thể giải thích việc khởi xướng một số lượng lớn các vụ điều tra chống BPG ở một số thành viên WTO bởi những nguyên nhân cơ bản sau đây: (i) để có thời gian cho ngành sản xuất trong nước tiến hành cải tổ; (ii) tìm hiểu được một cách tương đối toàn diện thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc diện bị điều tra và ngành công nghiệp trong nước của nước xuất khẩu, từ đó có thể đưa ra những đánh giá tương đối chính xác về năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp đối phó phù hợp cho ngành công nghiệp trong nước trước sức ép của hàng nhập khẩu; (iii) khởi xướng để được chính thức điều tra và thu thập chứng cứ; (iv) nâng cao vị thế và thể hiện chủ trương, chính sách và thái độ của nước nhập khẩu, tạo sức ép với những thành viên WTO khác đang có ý định tiến hành điều tra chống BPG đối với sản phẩm xuất khẩu của nước mình; (v) điều quan trọng là việc khởi xướng điều tra chống BPG và qui trình điều tra chống BPG không phải là vấn đề tranh chấp có thể được giải quyết tại Ban hội thẩm, bởi vậy, chừng nào nước nhập khẩu chưa ban hành một quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời, áp dụng thuế chống BPG chính thức hay chấp thuận một biện pháp cam kết giá, đồng thời pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của nước nhập khẩu phù hợp với các qui định của ADA thì nước nhập khẩu 142 vẫn trong ranh giới của “sự an toàn”. Tuy nhiên, khi muốn khởi xướng các vụ điều tra chống BPG thì Việt Nam cũng cần cân nhắc một số vấn đề sau đây: (1) Có thể hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị “trả đũa” khi xuất khẩu sang nước mà Việt Nam đã khởi xướng điều tra chống BPG. Đối với Việt Nam, có lẽ điều này cũng không phải là thách thức lớn nhất bởi trên thực tế, cho dù Việt Nam chưa khởi xướng thì cũng vẫn bị các thành viên khác của WTO tiến hành điều tra nhiều; (2) Vấn đề hợp tác thương mại song phương và đa phương cũng như những lợi ích có được hay mất đi; (3) Nguồn tài chính và nhân lực phục vụ cho việc theo kiện v.v Thứ hai là, trong trường hợp Việt Nam bị kiện ra WTO liên quan tới một vụ tranh chấp về chống BPG thì Việt Nam cần: Một là, sẵn sàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong trường hợp bị kiện. Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về tài chính, nhân lực, tâm lý, tài liệu, tình huống giả định và phương án đối phó, cũng như sử dụng hiệu quả các phương thức hỗ trợ khác bao gồm cả vận động hành lang nếu bị kiện. Hai là, tận dụng tất cả các quyền mà bị đơn được tiến hành trong trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO; kéo dài tối đa thời hạn giải quyết tranh chấp, nếu cần, ví dụ như, kéo dài quá trình lựa chọn thành phần Ban hội thẩm hoặc đưa ra yêu cầu về thành phần Ban hội thẩm trong các vụ tranh chấp giữa một bên là thành viên phát triển và một bên là thành viên đang phát triển theo Điều 8.10 của ADA; đồng thời, tranh thủ thời gian để thương lượng, nếu không được thì gây sức ép hoặc nhanh chóng hoàn thành vụ điều tra chống BPG đang được tiến hành trong nước. Ba là, chuẩn bị phương án thực thi quyết định của DSB một cách hợp lý nhất trong trường hợp Việt Nam thua kiện. Thông thường, nếu biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng được yêu cầu là phải được điều chỉnh để phù hợp với qui 143 định của WTO, thì cách đơn giản nhất là bãi bỏ biện pháp đang áp dụng đó. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi quyết định của DSB trong những tranh chấp về chống BPG tại WTO đã cho thấy, các bên thua kiện thường không hủy mà họ lại sử dụng một cách thức khác, phổ biến hơn, đó là, họ sẽ tiến hành việc xác định lại nhằm đảm bảo biện pháp sau khi được điều chỉnh này sẽ phù hợp với các khuyến nghị của DSB. Bởi thông thường, trong báo cáo của Ban hội thẩm hay của AB, đều chỉ đưa ra kết luận rằng biện pháp chống BPG mà bị đơn đã áp dụng có vi phạm hay không vi phạm; hoặc pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của bị đơn có phù hợp hay không phù hợp với qui định của WTO. Báo cáo của Ban hội thẩm hay của AB cũng không hề xác định rõ bị đơn phải hành động như thế nào để được coi là phù hợp. Ví dụ như, vụ EC – Khăn trải giường, trong quá trình EU thực thi quyết định của DSB, EC đã tiến hành việc xác định lại, theo đó, họ đã tính toán những biên độ BPG mới (thấp hơn) và đưa ra một kết quả xác định thiệt hại mới. Trong vụ Hoa Kỳ - Thép cuộn cán nóng, Hoa Kỳ cũng đã tiến hành xác định lại các biên độ BPG để thực thi các khuyến nghị của DSB. Trong vụ, Áchentina – đá Ceramic, Áchentina đã hủy quyết định áp dụng biện pháp chống BPG sau khi kết quả của việc xác định lại là không có BPG [47, tr. 59- 60]. Theo qui định của DSU, bị đơn hoàn toàn có thể chủ động trong việc thông báo về thời hạn và ý định thực thi của mình theo các khuyến nghị trong quyết định của DSB. Rõ ràng, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Việt Nam cũng cần cân nhắc một cách thức thực thi cho phù hợp. c. Trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba trong các vụ tranh chấp về chống bán phá giá Đối với Việt Nam và các thành viên đang phát triển khác, việc tham gia với tư cách là bên thứ ba sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và bài học kinh nghiệm 144 cho việc giải quyết tranh chấp tại WTO. Để thực sự tận dụng được cơ hội tham gia với tư cách là bên thứ ba, phía Việt Nam cần: Một là, tham gia với một thái độ nghiêm túc, tích cực, coi đó là một trải nghiệm thực sự như các bên tranh chấp, chứ không phải chỉ là những “cuộc dạo chơi” mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào. So với các bên tranh chấp, phạm vi tham gia của một bên thứ ba và nguồn lực mà bên thứ ba cần bỏ ra (bao gồm cả nguồn lực tài chính và nhân lực) ở một mức độ vừa phải, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của các thành viên đang phát triển và Việt Nam; Hai là, thành lập các nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư của các hãng luật tư trong nước, đại diện cho Việt Nam trong các vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba và cần có một chiến lược tham gia hiệu quả. Đây chính là “cơ hội tập dượt” rất tốt cho đội ngũ chuyên gia và luật sư trong nước. Bởi lẽ, trong văn bản đệ trình của bên thứ ba, thông thường, chỉ cần nêu lên một phần những vấn đề pháp lý của vụ kiện, do đó, Chính phủ có thể giao cho các chuyên gia và luật sư trong nước tự chuẩn bị mà không phải thuê các luật sư bên ngoài với chi phí cao. Ví dụ như Trung Quốc, việc soạn thảo các văn bản đệ trình của thành viên này với tư cách là bên thứ ba sẽ do các luật sư làm việc cho các hãng luật tư của Trung Quốc được lựa chọn để tư vấn cho chính phủ thông qua những qui trình đấu thầu thực sự phối hợp cùng với một đại diện của Bộ thương mại. Cho dù không chuẩn bị kịp văn bản đệ trình, một thành viên đang phát triển vẫn có thể quan sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, tham gia vào các phiên tranh luận, tích lũy kinh nghiệm quan trọng và có được những hiểu biết chuyên sâu hơn về pháp luật WTO và việc áp dụng trên thực tế; Ba là, thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật thông tin về các đối tác và rút ra những bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam qua từng vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba. 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG cần dựa trên những kết quả đánh giá khách quan, toàn diện và những nghiên cứu mang tính chất dự báo về xu hướng vận động và phát triển của các tranh chấp về chống BPG cũng như việc giải quyết loại tranh chấp này trong khuôn khổ WTO. Không những thế, những giải pháp được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, phải mang tính tổng thể và có hệ thống, bao gồm cả nhóm giải pháp mang tính chất phòng tránh và nhóm giải pháp nhằm đối phó và xử lý đối với các vụ tranh chấp đã phát sinh, trong đó, cần coi việc chủ động phòng tránh các vụ tranh chấp về chống BPG là yêu cầu hàng đầu. Ngoài ra, các giải pháp cũng cần được xây dựng trên nền tảng của một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, có sự kết hợp giữa các biện pháp pháp lý với các biện pháp hỗ trợ khác, trên cơ sở huy động nguồn nhân lực ở trong nước cũng như các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, bao gồm cả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL. Tác giả Luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG bao gồm cả nhóm giải pháp chung, là những giải pháp được áp dụng cho Việt Nam khi tham gia vào DSM của WTO mà không phân biệt Việt Nam là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, đồng thời, bao gồm cả một số đề xuất cụ thể trong từng trường hợp Việt Nam tham gia với một trong ba tư cách nói trên. 146 KẾT LUẬN Các tranh chấp về chống BPG là một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất tại WTO. Việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG sẽ tuân theo pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, bao gồm, cả luật nội dung và qui định tố tụng. Các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản là dựa trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền thống của Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế. Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO có lịch sử hình thành và phát triển song hành cùng GATT 1947 và WTO, với nội dung bao gồm cả những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO và những vấn đề cụ thể mang tính đặc thù của lĩnh vực này, liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, các tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, các tranh chấp về biện pháp tạm thời và các tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA. Các thành viên đang phát triển đang ngày càng thể hiện được vai trò và vị thế của mình trong việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG. Khi tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG, các thành viên đang phát triển vừa có những cơ hội, đồng thời cũng phải đối diện với những thách thức rất lớn. Các tranh chấp về chống BPG vốn dĩ là những tranh chấp vô cùng phức tạp, bởi vậy, các thành viên đang phát triển cần nghiên cứu kỹ pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các thành 147 viên khác để có thể tiếp cận một cách có hiệu quả và chủ động tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG đã cho thấy sự gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG. Bên cạnh đó, nó cũng ghi nhận, sự tham gia chủ động và tích cực của một số thành viên đang phát triển, trong đó, có Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Kinh nghiệm của ba nước nói trên thực sự là những bài học quí báu cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Sau hơn bảy năm gia nhập WTO, sự tham gia của Việt Nam vào DSM của WTO vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đồng thời tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên khác của WTO, để đề ra được những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với những định hướng cơ bản sau đây: - Dựa trên những kết quả đánh giá khách quan, toàn diện và những nghiên cứu mang tính chất dự báo về xu hướng vận động và phát triển của các tranh chấp về chống BPG cũng như việc giải quyết loại tranh chấp này trong khuôn khổ WTO; - Cần thiết phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; - Cần mang tính tổng thể và có hệ thống, bao gồm cả nhóm giải pháp mang tính chất phòng tránh và nhóm giải pháp nhằm đối phó và xử lý đối với các vụ tranh chấp về chống BPG đã phát sinh trong khuôn khổ WTO, trong đó 148 cần coi việc chủ động phòng tránh các vụ tranh chấp về chống BPG là yêu cầu hàng đầu; - Cần được xây dựng trên nền tảng của một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam; giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ; - Cần kết hợp việc xử lý các khía cạnh pháp lý với các biện pháp hỗ trợ khác, từ việc vận động hành lang tới sự liên kết chặt chẽ với các bên cùng khiếu kiện, đồng thời tiến hành đấu tranh trên mặt trận dư luận để thu hút sự ủng hộ đối với Việt Nam; - Cần kết hợp việc huy động nguồn nhân lực ở trong nước và tranh thủ những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL. Khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, dù Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, thì Việt Nam cũng cần tiến hành các giải pháp sau đây: - Tham gia chủ động và tích cực hơn nữa vào DSM của WTO cũng như tận dụng tối đa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho các nước đang phát triển; - Tự trang bị kiến thức một cách đầy đủ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác; - Tích cực phát huy vai trò, sự chủ động và sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan Nhà nước có liên quan; - Thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ; 149 - Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực và đưa các chuyên gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các cơ quan của WTO, tham gia vào Ban hội thẩm và AB; - Tranh thủ một cách hợp lý sự ủng hộ của các thành viên khác; - Sử dụng hiệu quả hơn sự tư vấn và trợ giúp của ACWL. Trong trường hợp tham gia với tư cách là nguyên đơn thì Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp cụ thể sau đây: - Cần xác định đúng phạm vi và thời điểm khởi kiện, lựa chọn đúng và trúng vấn đề; - Chú trọng và sử dụng việc tham vấn một cách có hiệu quả hơn; - Chuẩn bị tích cực và trọng tâm cho việc giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm, từ bước chuẩn bị đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm cho đến toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm; - Chuẩn bị từ trước và tính tới khả năng chủ động kháng cáo, khi cần, và khả năng báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo để có thể theo đuổi vụ kiện cho tới khi giành được chiến thắng cuối cùng; - Chủ động xây dựng phương án kiểm soát việc thực thi quyết định của DSB đối với bên thua kiện, bao gồm cả khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa, trong trường hợp Việt Nam giành được chiến thắng; - Tích cực chuẩn bị cả về tài chính, nhân lực cho một chặng đường dài theo đuổi vụ kiện, chủ động trong các phần trình bày và tranh luận tại các cuộc họp của Ban hội thẩm, phân tích, nhận định được các tình huống và dự đoán được các yêu cầu, đề xuất của bị đơn để có thể đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Việt Nam. Trong trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách bị đơn thì Việt Nam cần tiến hành các giải pháp cụ thể sau đây: 150 (1) Phòng tránh các tranh chấp về chống BPG: - Thường xuyên tiến hành các hoạt động rà soát quá trình thực thi ADA và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các qui định của ADA; - Tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM của WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về chống BPG; - Mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài một cách chủ động. (2) Khi bị kiện ra WTO: - Sẵn sàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong trường hợp bị kiện; - Tận dụng các quyền mà bị đơn được tiến hành trong trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO; kéo dài tối đa thời hạn giải quyết tranh chấp, nếu cần, đồng thời, tranh thủ thời gian để thương lượng, nếu không được, thì gây sức ép hoặc nhanh chóng hoàn thành vụ điều tra chống BPG đang được tiến hành trong nước; - Chuẩn bị phương án thực thi quyết định của DSB một cách hợp lý nhất trong trường hợp Việt Nam thua kiện. Trong trường hợp tham gia với tư cách là bên thứ ba trong một vụ tranh chấp tại WTO về chống BPG, Việt Nam cần tham gia với một thái độ nghiêm túc, tích cực, coi đó là một trải nghiệm thực sự như các bên tranh chấp. Việt Nam cần thành lập các nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư của các hãng luật tư trong nước, để đại diện cho Việt Nam và có chiến lược tham gia một cách hiệu quả. Đồng thời, cần thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật thông tin về các đối tác và rút ra những bài học và kinh nghiệm sau từng vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba./. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học, số 8/2011, tr. 38-43 và tr.24. 2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san Tạp chí Luật học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, số 10/2012, tr. 24-30. 3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết tranh chấp về bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (302)/2013, tr. 61-67. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT I. VĂN KIỆN ĐẢNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW. 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 95/2012/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, ban hành ngày 12/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 26/12/2012. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 74/2012/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ, ban hành ngày 29/09/2012 và có hiệu lực từ ngày 19/11/2012. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật, ban hành ngày 06/02/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 22/2013/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ban hành ngày 13/03/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. 9. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW. 10. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ, ban hành ngày 08/04/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2009. 11. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. II. LUẬN ÁN VÀ LUẬN VĂN 12. Vũ Thị Phương Lan (2011), Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội. 13. Bùi Anh Thủy (2008), Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội. III. SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ 14. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Giai đoạn II (EU-VIETNAM MUTRAP II) (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Hà Nội. 15. Nguyễn Linh Giang (2008), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 46-51. 16. Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO mà Luật sư cần lưu ý, Tạp chí Nghề luật, (3), tr. 63-66. 17. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học, (8), tr. 38-43 và tr. 24. 18. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san Tạp chí Luật học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tr. 24-30. 19. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết tranh chấp về bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 61- 67. 20. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO, Hà Nội. 21. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới”, NXB Lao động Xã hội. 22. Nguyễn Vĩnh Thanh, Phạm Thanh Hà (2006), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, (8), tr. 25-38. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Nguyễn Thanh Tú (2012), Cơ quan đầu mối và cơ chế phối kết hợp trong giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO: kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr. 75 – 85. 25. Trịnh Hải Yến (2008), Sự đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các nước đang phát triển và những đề xuất sửa đổi Hiệp định về chống bán phá giá hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11), tr. 75 – 83. 26. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Hà Nội. IV. CÁC TÀI LIỆU TỪ NHỮNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 27. Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO – Các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh. cua-viet-nam-tai-wto-cac-bien-phap-chong-ban-pha-gia-doi--0, truy cập ngày 31/12/2013. 28. kien-cbpg-doi-voi-hang-hoa-nuoc-ngoai-tai-thi-truong-, truy cập ngày 31/12/2013. 29. ispForm.aspx?ID=1, truy cập ngày 31/12/2013. 30. =1&governmentId=2856&organizationTypeId=11&committeeId=693, truy cập ngày 31/12/2013. 31. pha-gia-dau-tien-tai-Viet-Nam-De-tu-ve-hay-doc-quyen/29183.tctc, truy cập ngày 31/12/2013. 32. Nguyễn Tiến Vinh, Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt nam tại WTO. te/mot-so-van-111e-nhin-tu-goc-111o-to-tung-trong-vu-kien-111au- tien-cua-viet-nam-tai-wto, truy cập ngày 31/12/2013. B. TIẾNG ANH I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 33. The Agreement on Subsidies and Countervailing Measures of the WTO. 34. The Anti-dumping Agreement of the WTO. 35. The Dispute Settlement Understanding of the WTO. 36. The General Agreement on Tariffs and Trade 1994 of the WTO. 37. The Safeguards Agreement of the WTO. II. SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ 38. James P. Durling, Matthew R. Nicely (2002), Understanding the WTO Anti- Dumping Agreement: Negotiating History and Subsequent Interpretation, Cameron May Ltd. 39. Marcia Don Harpaz (2010), Sense and Sensibilities of China and WTO Dispute Settlement, The Hebrew University of Jerusalem, Faculty of Law, International Law Forum, Research Paper No.02-10. 40. J.G. Merrills (2011), International Dispute Settlement, 5th ed., Cambridge University Press. 41. David Palmeter, Petros C. Mavroidis (2004), Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure, 2nd ed., Cambridge University Press. 42. James Headen Pfitzer, Sheila Sabune (2009), Burden of Proof in WTO Dispute Settlement: Contemplating Preponderance of the Evidence, International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD), Issue Paper No.9. 43. Terence P. Stewart (1993), The GATT Uruguay Round: A negotiating history (1986-1992), Volume II: Commentary, Deventer: Kluwer Law and Taxation Publishers. 44. Peter Van den Bossche (2008), The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials, 2nd ed., Cambridge University Press. 45. Edwin A. Vermulst, Folkert Graafsma (2002), WTO disputes: anti-dumping, subsidies and safeguards, Cameron May Ltd. 46. Guohua Yang (2005), WTO Dispute Settlement Understanding: A Detailed Interpretation, edited by Bryan Mercurio & Yongjie Li, Kluwer Law International. 47. Rufus Yerxa, Bruce Wilson (2005), Key issues in WTO dispute settlement: the first ten years, ed., New York: Cambridge University Press. III. CÁC TÀI LIỆU TỪ NHỮNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 48. Fabien Besson, Racem Mehdi,“Is WTO Dispute Settlement System Biased Against Developing Countries? An Empirical Analysis”. conference/ecomod2004/199.pdf, truy cập ngày 31/12/2013. 49. Chad P. Bown, China's WTO entry: Antidumping, Safeguards, and Dispute Settlement. truy cập ngày 31/12/2013. 50. Department for Foreign Affairs and Trade of Australia, Trade Remedies. truy cập ngày 31/12/2013., truy cập ngày 31/12/2013. 51. Marcia Don Harpaz, China and the WTO: New Kid in the Developing Bloc? 025119103086072097006058033028058068073000065002070087075 017092057052021031061034047018111001010089112007033042087 084101114119116067097094085020015026003020012087115107021 115084&EXT=pdf, truy cập ngày 31/12/2013. 52. truy cập ngày 31/12/2013. 53. truy cập ngày 31/12/2013. 54. truy cập ngày 31/12/2013. 55. e.htm#fnt875, truy cập ngày 31/12/2013. 56. truy cập ngày 31/12/2013. 57. truy cập ngày 31/12/2013. 58. truy cập ngày 31/12/213. 59. truy cập ngày 31/12/2013. 60. truy cập ngày 31/12/2013. 61. truy cập ngày 31/12/2013. 62. truy cập ngày 31/12/2013. 63. truy cập ngày 31/12/2013. 64. tổng hợp số liệu từ mục “Statistics on anti-dumping”, truy cập ngày 31/12/2013. 65. truy cập ngày 31/12/2013. 66. truy cập ngày 31/12/2013. 67. ng, truy cập ngày 31/12/2013. 68. truy cập ngày 31/12/2013. 69. truy cập ngày 31/12/2013. 70. truy cập ngày 31/12/2013. 71. truy cập ngày 31/12/2013. 72. truy cập ngày 31/12/2013. 73. truy cập ngày 31/12/2013. 74. truy cập ngày 31/12/2013. 75. truy cập ngày 31/12/2013. 76. truy cập ngày 31/12/2013. 77. _e.htm, truy cập ngày 31/12/2013. 78. m?id=A6#selected_agreement, truy cập ngày 31/12/2013. 79. truy cập ngày 31/12/2013. 80. truy cập ngày 31/12/2013. 81. Wenhua JI, Cui HUANG, China’s Experience in Dealing with WTO Dispute Settlement: A Chinese Perspective. truy cập ngày 31/12/2013. 82. Vivian C. Jones, WTO: Antidumping Issues in the Doha Development Agenda. truy cập ngày 31/12/2013. 83. Michael O. Moore, Antidumping Reform in the Doha Round: A Pessimistic Appraisal. truy cập ngày 31/12/2013. 84. Joost Pauwelyn, The role of Public International Law in the WTO: How far can we go?. truy cập ngày 31/12/2013. 85. Gregory C. Shaffer, Developing Country Use of the WTO Dispute Settlement System: Why it Matters, the Barriers Posed, and its Impact on Bargaining. truy cập ngày 31/12/2013. 86. Gregory C. Shaffer, Ricardo Meléndez-Ortiz, Dispute Settlement at the WTO: The Developing country experience. truy cập ngày 31/12/2013. 87. Simi T.B, India at Dispute Settlement Understanding. India_at_Dispute_Settlement_Understanding.pdf, truy cập ngày 31/12/2013. 88. The People’s Republic of China, Improving the Special and Differential Provisions in the Dispute Settlement Understanding, TN/DS/W/29, 22 January 2003. f, truy cập ngày 31/12/2013. 89. United Nations Conference on Trade and Development, Dispute Settlement – World Trade Organization, section 3.6 “Anti-dumping measures”. truy cập ngày 31/12/2013. 90. United Nations Conference on Trade and Development, Training module on the WTO Agreement on Anti-dumping. truy cập ngày 31/12/2013. 91. Mickey J. Wheatley, The WTO Dispute Settlement Understanding from a Developing Country Perspective: The Example of Thailand. No1/2%5B6%5D.pdf, truy cập ngày 31/12/2013. 92. World Trade Organization, Ministerial Declaration, WT/MIN(01)/DEC/1, adopted on 14 November 2001. m, truy cập ngày 31/12/2013. IV. CÁC BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM VÀ AB 93. Báo cáo của AB, vụ EC – Khăn trải giường cotton, WT/DS141/AB/R. 94. Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R. 95. Báo cáo của AB, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm 1916, WT/DS136/AB/R, WT/DS162/AB/R. 96. Báo cáo của AB, vụ Hoa Kỳ - Thép cuộn cán nóng, WT/DS184/AB/R. 97. Báo cáo của AB, vụ Mêxicô – Thuế chống bán phá giá đối với thịt bò và gạo, WT/DS295/AB/R. 98. Báo cáo của AB, vụ Nhật Bản – Thuế đánh vào sản phẩm rượu, WT/DS8/AB/R, WT/DS10/AB/R, WT/DS11/AB/R. 99. Báo cáo của AB, vụ Thái Lan – Sắt, thép phi hợp kim dạng góc, khối, cắt và rầm chữ H, WT/DS122/AB/R. 100. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ EC – Khăn trải giường cotton, WT/DS141/R. 101. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ EC – Ưu đãi về thuế (DS246), WT/DS246/R. 102. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm 1916 (EC), WT/DS136/R. 103. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm 1916 (Nhật Bản), WT/DS162/R. 104. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ – Tôm (Việt Nam), WT/DS404/R. 105. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Mêxicô – Sirô ngô, WT/DS132/R và bản đính chính. PHỤ LỤC SỐ 1 Danh mục các tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ GATT (Từ năm 1948 đến hết năm 1994) STT Tên tranh chấp Nguyên đơn Bị đơn Loại báo cáo Mã BISD Số hiệu văn bản Ngày ban hành Ngày thông qua Trích dẫn đầy đủ 1. EEC – Khăn trải giường Braxin EEC Báo cáo của Ban hội thẩm 42S/17 ADP/137 04/7/1995 30/10/1995 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, EEC – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với khăn trải giường nhập khẩu từ Bra-xin, ADP/137, thông qua ngày 30/10/1995, BISD 42S/17 2. EC – Băng ghi âm Nhật Bản EC Báo cáo của Ban hội ADP/136 28/4/1995 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, EC – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với băng ghi âm xuất xứ từ Nhật Bản, thẩm ADP/136, 28/4/1995, chưa được thông qua 3. Hoa Kỳ – Thép tấm của Thụy Điển Thụy Điển Hoa Kỳ Báo cáo của Ban hội thẩm ADP/117 24/2/1994 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, Hoa Kỳ – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép tấm cuộn nhập khẩu từ Thụy Điển, ADP/117 và Corr. 1, 24/2/1994, chưa được thông qua 4. Hàn Quốc – Hạt nhựa Hoa Kỳ Hàn Quốc Báo cáo của Ban hội thẩm 40S/205 ADP/92 02/4/1993 27/4/1993 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, Hàn Quốc – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hạt nhựa chính phẩm dạng nguyên sinh (hạt nhựa polyacetal) nhập khẩu từ Hoa Kỳ, ADP/92 và Corr.1, thông qua ngày 27 April 1993, BISD 40S/205 5. Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá đối với cá hồi Na-uy Nauy Hoa Kỳ Báo cáo của Ban hội thẩm 41S/229 ADP/87 30/11/1992 27/4/1994 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT - Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá hồi At-lan-tíc tươi và ướp lạnh nhập khẩu từ Na-uy, ADP/87, thông qua ngày 27/4/1994, BISD 41S/229 6. Hoa Kỳ – Xi măng Mêxicô Hoa Kỳ Báo cáo của Ban hội thẩm ADP/82 07/9/1992 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, Hoa Kỳ – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xi măng poóc-lăng xám và xi măng clinker nhập khẩu từ Mê-xi-cô, ADP/82, 7/9/1992, chưa được thông qua 7. Hoa Kỳ – Thép của Thụy Điển Thụy Điển Hoa Kỳ Báo cáo của Ban hội thẩm ADP/47 20/8/1990 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, Hoa Kỳ – Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép ống không gỉ nhập khẩu từ Thụy Điển, ADP/47, 20/8/1990, chưa được thông qua 8. Thụy Điển – Thuế chống bán phá giá Italia Thụy Điển Báo cáo của Ban hội thẩm 3S/81 L/328 23/2/1955 26/2/1955 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT, Các qui định về thuế chống bán phá giá của Thụy Điển, L/328, thông qua ngày 26/02/1955, BISD 3S/81 Nguồn: World Trade Lawi i Thông tin được tổng hợp từ: truy cập ngày 31/12/2013 PHỤ LỤC SỐ 2 Thống kê danh sách và tình hình tham gia vào các vụ tranh chấp về chống bán phá giá của các thành viên WTO trong khuôn khổ WTO (Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013) STT Tên thành viên Nguyên đơn Bị đơn Tổng cộng 1. Hoa Kỳ 7 47 54 2. EU 14 11 25 3. Mêxicô 11 6 17 4. Trung Quốc 7 7 14 5. Ấn Độ 9 3 12 6. Braxin 8 2 10 7. Áchentina 6 4 10 8. Hàn Quốc 7 1 8 9. Canađa 6 1 7 10. Nhật Bản 6 0 6 11. Thái Lan 4 1 5 12. Nam Phi 0 4 4 13. Inđônêxia 4 0 4 14. Êcuađo 1 2 3 15. Goatêmala 1 2 3 16. Thổ Nhĩ Kỳ 2 1 3 17. Ai Cập 0 2 2 18. Triniđát và Tôbagô 0 2 2 19. Pêru 1 1 2 20. Ôxtrâylia 1 1 2 21. Cốtta Rica 2 0 2 22. Việt Nam 2 0 2 23. Pakíttăng 1 1 2 24. Chilê 0 1 1 25. Philíppin 0 1 1 26. Vênêxuêla 0 1 1 27. Ba Lan 1 0 1 28. Bănglađét 1 0 1 29. Đài Loan 1 0 1 30. Nauy 1 0 1 31. Thụy Sĩ 1 0 1 32. Liên bang Nga 1 0 1 Tổng số: 102 vụ Nguồn: World Trade Organizationii ii Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 31/12/2013. PHỤ LỤC SỐ 3 Thống kê các vụ tranh chấp đang được giải quyết tại giai đoạn tham vấn (Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013) STT Mã vụ tranh chấp Bên khiếu kiện Bên bị khiếu kiện Thời điểm gửi yêu cầu tham vấn 1. DS49 Mêxicô Hoa Kỳ 01/07/1996 2. DS63 EC Hoa Kỳ 28/11/1996 3. DS101 Hoa Kỳ Mêxicô 04/09/1997 4. DS140 Ấn Độ EC 03/08/1998 5. DS157 EC Áchentina 14/01/1999 6. DS168 Ấn Độ Nam Phi 01/04/1999 7. DS182 Mêxicô Êcuađo 05/10/1999 8. DS185 Cốtta Rica Triniđát và Tôbagô 18/11/1999 9. DS187 Cốtta Rica Triniđát và Tôbagô 17/01/2000 10. DS191 Mêxicô Êcuađo 15/03/2000 11. DS203 Mêxicô Hoa Kỳ 10/07/2000 12. DS208 Braxin Thổ Nhĩ Kỳ 09/10/2000 13. DS215 Hàn Quốc Philíppin 15/12/2000 14. DS216 Braxin Mêxicô 20/12/ 2000 15. DS225 EC Hoa Kỳ 05/02/2001 16. DS229 Ấn Độ Braxin 09/04/2001 17. DS239 Braxin Hoa Kỳ 18/09/2001 18. DS262 EC Hoa Kỳ 25/07/2002 19. DS272 Áchentina Pêru 21/10/2002 20. DS288 Thổ Nhĩ Kỳ Nam Phi 09/04/2003 21. DS304 EC Ấn Độ 08/12/2003 22. DS310 Canađa Hoa Kỳ 08/04/2004 23. DS318 Đài Loan, Trung Quốc Ấn Độ 28/10/2004 24. DS319 EC Hoa Kỳ 05/11/2004 25. DS324 Thái Lan Hoa Kỳ 09/12/2004 26. DS325 Mêxicô Hoa Kỳ 05/01/2005 27. DS338 Hoa Kỳ Canađa 17/03/2006 28. DS346 Áchentina Hoa Kỳ 20/06/2006 29. DS368 Trung Quốc Hoa Kỳ 14/09/2007 30. DS385 Ấn Độ EC 04/12/2008 31. DS393 Áchentina Chilê 14/05/2009 32. DS407 EC Trung Quốc 07/05/2010 33. DS410 Pêru Áchentina 19/05/2010 34. DS424 EU Hoa Kỳ 01/04/2011 35. DS439 Braxin Nam Phi 21/06/2012 36. DS470 Inđônêxia Pakíttăng 27/11/2013 37. DS471 Trung Quốc Hoa Kỳ 03/12/2013 38. DS473 Áchentina EU 19/12/2013 39. DS474 Liên bang Nga EU 23/12/2013 Nguồn: World Trade Organizationiii iii Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 31/12/2013. PHỤ LỤC SỐ 4 Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá đang được giải quyết tại giai đoạn hội thẩm (Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013) STT Mã vụ tranh chấp Bên khiếu kiện Bên bị khiếu kiện Thời điểm I. Đã thông qua yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm (thời điểm thông qua yêu cầu thành lập Ban hội thẩm): 02 vụ 1. DS420 Hàn Quốc Hoa Kỳ 22/02/2012 2. DS442 Inđônêxia EU 25/06/2013 II. Ban hội thẩm đã được thành lập (thời điểm thành lập): 06 vụ 3. DS429 Việt Nam Hoa Kỳ 12/07/2013 4. DS440 Hoa Kỳ Trung Quốc 11/02/2013 5. DS449 Trung Quốc Hoa Kỳ 04/03/2013 6. DS454 Nhật Bản Trung Quốc 29/07/2013 7. DS460 EU Trung Quốc 30/08/2013 8. DS464 Hàn Quốc Hoa Kỳ 29/08/2013 III. Báo cáo của Ban hội thẩm đã được ban hành (thời điểm ban hành): 01 vụ 9. DS427 Hoa Kỳ Trung Quốc 02/08/2013 IV. Báo cáo của Ban hội thẩm đang bị kháng cáo: 0 vụ V. Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo (thời điểm thông qua Báo cáo): 01 vụ 10. DS221 Canađa Hoa Kỳ 30/08/2012 VI. Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp (thời điểm thông qua Báo cáo): 05 vụ 11. DS241 Braxin Áchentina 19/05/2003 12. DS337 Nauy EC 08/01/2008 13. DS382 Braxin Hoa Kỳ 17/06/2011 14. DS404 Việt Nam Hoa Kỳ 02/09/2011 15. DS425 EU Trung Quốc 24/04/2013 VI. Thẩm quyền của Ban hội thẩm bị chấm dứt: 01 vụ 16. DS355 Áchentina Braxin 05/02/2009 Nguồn: World Trade Organizationiv iv Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 31/12/2013. PHỤ LỤC SỐ 5 Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá đã được giải quyết tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm (Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013) STT Mã vụ tranh chấp Nguyên đơn Bị đơn Thời điểm I. Báo cáo của AB được ban hành (thời điểm ban hành Báo cáo): 0 vụ II. Báo cáo của AB được thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo (thời điểm thông qua Báo cáo): 02 vụ 1. DS60 Mêxicô Goatêmalav 25/11/1998 2. DS244 Nhật Bản Hoa Kỳ 09/01/2004 III. Báo cáo của AB được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp (thời điểm thông qua Báo cáo): 06 vụ 3. DS184 Nhật Bản Hoa Kỳ 23/08/2001 4. DS294 EU Hoa Kỳ 09/05/2006 5. DS295 Hoa Kỳ Mêxicô 20/12/2005 6. DS322 Nhật Bản Hoa Kỳ 23/01/2007 7. DS350 EU Hoa Kỳ 19/02/2009 8. DS414 Hoa Kỳ Trung Quốc 16/11/2012 Nguồn: World Trade Organizationvi v Các quốc gia/vùng lãnh thổ có tên in chữ đậm và nghiêng là bên có yêu cầu kháng cáo đối với Báo cáo của Ban hội thẩm. vi Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 31/12/2013. PHỤ LỤC SỐ 6 Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá đang ở giai đoạn thực thi quyết định của DSB (Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 30/11/2013) STT Mã vụ tranh chấp Nguyên đơn Bị đơn Ghi chú I. Bị đơn thông báo về việc thực thi: 1. DS122 Ba Lan Thái Lan 2. DS136 EC Hoa Kỳ 3. DS156 Mêxicô Goatêmala 4. DS162 Nhật Bản Hoa Kỳ 5. DS179 Hàn Quốc Hoa Kỳ 6. DS189 EC Áchentina 7. DS206 Ấn Độ Hoa Kỳ 8. DS211 Thổ Nhĩ Kỳ Ai Cập 9. DS219 Braxin EU 10. DS331 Goatêmala Mêxicô 11. DS335 Êcuađo Hoa Kỳ 12. DS343 Thái Lan Hoa Kỳ 13. DS345 Ấn Độ Hoa Kỳ 14. DS379 Trung Quốc Hoa Kỳ 15. DS383 Thái Lan Hoa Kỳ 16. DS397 Trung Quốc EU 17. DS402 Hàn Quốc Hoa Kỳ 18. DS405 Trung Quốc EU 19. DS422 Trung Quốc Hoa Kỳ II. Thông báo về một giải pháp được chấp nhận bởi các bên tranh chấp liên quan tới việc thực thi: 20. DS99 Hàn Quốc Hoa Kỳ 21. DS264 Canađa Hoa Kỳ 22. DS277 Canađa Hoa Kỳ III. Thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện đang được tiến hành: 0 vụ IV. Kết thúc thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện và kết luận là không có sự không phù hợp của hành động đó: 23. DS132 Hoa Kỳ Mêxicô 24. DS141 Ấn Độ EC 25. DS312 Inđônêxia Hàn Quốc V. Kết thúc thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện và kết luận là có sự không phù hợp của hành động đó: 0 vụ VI. Đệ trình yêu cầu được trả đũa: 26. DS268 Áchentina Hoa Kỳ VII. Thông qua việc cho phép trả đũa: 27. DS217 Ôxtrâylia, Braxin, Chilê, EC, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan Hoa Kỳ 28. DS234 Canađa, Mêxicô Hoa Kỳ VIII. Thẩm quyền của Ban hội thẩm thực thi bị chấm dứt 29. DS282 Mêxicô Hoa Kỳ Ngày 05/07/2007, Mêxicô đã yêu cầu Ban hội thẩm thực thi (Compliance panel) tạm dừng công việc cho tới khi có thông báo tiếp theo. Mêxicô giành quyền yêu cầu Ban hội thẩm này tiếp tục công việc vào bất kỳ thời điểm nào. Cũng trong ngày hôm đó, Ban hội thẩm đã thông báo tới DSB họ đồng ý với yêu cầu của Mêxicô. Nguồn: World Trade Organizationvii vii Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 30/11/2013. PHỤ LỤC SỐ 7 Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá được chấm dứt hoặc được giải quyết bằng một thỏa thuận giữa các bên tranh chấp (Từ 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013) STT Mã vụ tranh chấp Nguyên đơn Bị đơn Thời điểm gửi yêu cầu tham vấn Thời điểm thông báoviii 1. DS23 Mêxicô Vênêxuêla 05/12/1995 06/05/1997 2. DS89 Hàn Quốc Hoa Kỳ 10/07/1997 15/09/1998 3. DS119 Thụy Sĩ Úc 20/02/1998 13/05/1998 4. DS247 Canađa Hoa Kỳ 06/03/2002 12/10/2006 5. DS281 Mêxicô Hoa Kỳ 31/01/2003 16/05/2007 6. DS306 Bănglađét Ấn Độ 28/01/2004 20/02/2006 7. DS313 Ấn Độ EC 05/07/2004 22/10/2004 8. DS327 Pakíttăng Ai Cập 21/02/2005 27/03/2006 9. DS344 Mêxicô Hoa Kỳ 26/05/2006 08/04/2013 10. DS374 Inđônêxia Nam Phi 09/05/2008 20/11/2008 Nguồn: World Trade Organizationix viii Thông báo chấm dứt hoặc đạt được một thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp. ix Số liệu được thống kê từ: truy cập ngày 31/12/2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_thu_hien_hlu_la_28_mar_2014_3904.pdf
Luận văn liên quan