Luận án Giám sát ngân sách nhà nước của quốc hội theo pháp luật Việt Nam

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đổi mới hoạt động giám sát NSNN của Quốc hội xuất phát từ chính những yêu cầu, đòi hỏi mang tính thực tiễn khách quan trong hoạt động giám sát của Quốc hội. NSNN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là từ tiền thuế do nhân dân đóng góp. Vì vậy, NSNN được coi là tiền của nhân dân, Chính phủ được nhân dân giao quyền sử dụng ngân sách để quản lý xã hội, phục vụ lợi ích của cộng đồng. Xét về nguyên lý, Chính phủ muốn tăng chi hay tăng thu ngân sách thì phải được nhân dân phê chuẩn trực tiếp hoặc thực hiện sự phê chuẩn của mình thông qua cơ quan đại diện (Quốc hội). Việc nhân dân nộp thuế cho Nhà nước thể hiện sự hy sinh một phần thu nhập của nhân dân trong tiêu dùng hoặc đầu tư. Vì vậy, Quốc hội – người đại diện của dân – thực hiện giám sát NSNN để đảm bảo chi tiêu NSNN và sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế tạo ra được những lợi ích, ít nhất là phải đủ bù đắp lại sự hy sinh nói trên của nhân dân. Quốc hội giám sát NSNN không chỉ với vấn đề điều hành, thực hiện NSNN mà còn cả giai đoạn xây dựng dự toán và quyết toán NSNN. Những năm gần đây, bên cạnh hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và các hoạt động giám sát của HĐND, cũng như các hoạt động giám sát giữa các cơ quan nhà nước với nhau thì giám sát NSNN của cộng đồng cũng đã được đặc biệt quan tâm. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng, hoạt động giám sát gắn liền với việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; Tình hình thực hiện dự toán NSNN hằng năm; Chính phủ quy định chi tiết về giám sát NSNN của cộng đồng.

pdf192 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giám sát ngân sách nhà nước của quốc hội theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (1) Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước trình bày tờ trình; (2) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra (3) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản báo cáo, giải trình; (4) Quốc hội thảo luận; (5) Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật. 3. Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội (1) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn (2) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bắt cập (nếu có); (3) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời; (4) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. (5) Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. 4. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề (1) Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát; (2) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời dự họp và báo cáo giải trình; (3) Quốc hội thảo luận. (4) Trong quá trình thảo luận đại diện Đoàn giám sát có thể bổ sung các vấn đề liên quan; (5) Quốc hội ra nghị quyết về chuyên đề giám sát. 5. Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời (1) Chủ nhiệm Ủy ban lâm thời trình bày báo cáo kết quả điều tra. (2) Quốc hội thảo luận. (3) Trong quá trình thảo luận, đại diện Ủy ban lâm thời có thể báo cáo bổ sung các vấn đề liên quan; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng điều tra có thể được mời dự phiên họp Quốc hội và phát biểu ý kiến giải trình; (5) Quốc hội ra nghị quyết về kết quả điều tra. 6. Lấy phiếu tín nhiệm (1) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm; (2) Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín 7. Bỏ phiếu tín nhiệm (1) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; (2) Người được đưa ra bỏ phiểu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình; (3) Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; (4) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quá thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; (5) Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; (6) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. PHỤ LỤC: 3 Bảng 3. Quy trình giám sát chuyên đề TT Các giai đoạn Các bước thực hiện chính giám sát chuyên đề I Chuẩn bị 1. Xác định nội dung giám sát 2. Xác định đối tượng giám sát 3. Xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát 4. Lựa chọn hình thức giám sát thích hợp 5. Xác định địa điểm tiến hành giám sát 6. Thành lập Đoàn và kế hoạch giám sát 7. Chuẩn bị công việc hành chính, hậu cần 8. Thông báo về kế hoạch giám sát cho các đối tượng bị giám sát 9. Tập huấn cho đối tượng tham gia giám sát về nội dung và kỹ năng giám sát 10. Lựa chọn công cụ phù hợp để giám sát II Tiến hành giám sát 11. Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin phục vụ giám sát 12. Tiến hành giám sát 13. Xử lý các vấn đề phát sinh và điều chỉnh hoạt động giám sát 14. Lập báo cáo giám sát III Theo dõi, đốc thúc” hậu giám sát” 15. Gửi thông báo kết luận và kiến nghị giám sát đến các đối tượng có liên quan 16. Đôn đốc việc trả lời kết luận và kiến nghị giám sát 17. Theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận và kiến nghị giám sát PHỤ LỤC: 4 Hộp: 1. Danh mục 12 tài liệu dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm. 1. Đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm hiện hành; các căn cứ xây dựng dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương; những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán NSNN; 2. Dự toán thu NSNN, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho NSNN; 3. Dự toán chi NSNN, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến NSNN; 4. Bội chi NSNN và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước; 5. Kế hoạch tài chính 05 năm đối với năm đầu kỳ kế hoạch; 6. Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm; 7. Báo cáo thông tin về nợ công theo Luật quản lý nợ công, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi NSNN, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm; 8. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của các quỹ tài chính NN ngoài ngân sách do trung ương quản lý; 9. Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và NSNN; 10. Danh mục, tiến độ thực hiện và mức dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các chương trình, dự toán quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN đã được Quốc hội quyết định; 11. Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, mức bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 12. Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tình hình miễn, giảm thuế trong báo cáo dự toán NSNN trình Quốc hội. Nguồn: Khoản 1 Điều 47 Luật NSNN sửa đổi (2015) PHỤ LỤC: 5 Hộp 2. Các căn cứ chủ yếu để lập dự toán NSNN. a) Luật NSNN sửa đổi (2015) và văn bản hướng dẫn thi hành liên quan. b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm (kể cả các chính sách thu ngân sách có ảnh hưởng đến xây dựng dự toán thu NSNN; dự báo các chi tiêu về tăng trưởng kinh tế cho năm kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế của các khu vực, một số ngành (công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ...); trong Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội (Báo cáo tình hình KT-XH năm trước; phương hướng, nhiệm vụ năm sau). c) Kế hoạch tài chính 05 năm (đối với năm đầu kỳ kế hoạch) và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm d) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN đã được Ủy ban TVQH quyết định ở năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách; e) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm trước, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội mà đại biểu kiêm nhiệm thường quan tâm theo dõi sâu thông qua việc tham gia làm thành viên của một số cơ quan của Quốc hội (HĐDT và các Ủy ban) PHỤ LỤC: 6 Bảng 4. Các cơ quan của Quốc hội thực hiện giám sát NSNN TT Chủ thể giám sát Khái quát nội dung giám sát 1 Quốc hội Giám sát việc thực hiện NSNN, chính sách cơ bản về tài chính – ngân sách quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về NSNN 2 Ủy ban TVQH Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh , nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách 3 Ủy ban tài chính, ngân sách của QH  Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách;  Giám sát việc thực hiện NSNN và chính sách tài chính – ngân sách  Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương về lĩnh vực tài chính – ngân sách. 4 Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tài chính – ngân sách trong lĩnh vực phụ trách 5 Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương tham gia giám sát và Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban Quốc hội tại địa phương (Điều 4đ, Luật giám sát) PHỤ LỤC: 7 Bảng 6. Các luật liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN (Trong số 73 luật và bộ luật Quốc hội khóa XIV đã thông qua) TT Số TÊN LUẬT Ngày thông qua Năm 2016 (Quốc hội thông qua 03 luật) 2 03/2016/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 22-11-2016 Năm 2017 (Quốc hội thông qua 18 luật) 3 15/2017/QH14 Luật Quản lý, sử dụng tài sản và NSNN 21-06-2017 4 20/2017/QH14 Luật Quản lý nợ công 23-11-2017 Năm 2019 (Quốc hội thông qua 18 luật) 8 38/2019/QH14 Luật Quản lý thuế 13-06-2019 9 39/2019/QH14 Luật Đầu tư công 13-06-2019 10 55/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước 26-11-2019 Năm 2020 (Quốc hội thông qua 17 luật) 11 61/2020/QH14 Luật Đầu tư 17-06-2020 PHỤ LỤC: 8 Hộp 3: Các căn cứ để xây dựng dự toán NSNN năm 2021 và kế hoạch tài chính 03 năm 2021 – 2023. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. PHỤ LỤC: 9 Hộp 4: Kết quả giám sát thực hiện dự toán thu NSNN. Trong giai đoạn 2011-2020, để thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, Quốc hội, Chính phủ đã nhiều lần thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo hướng miễn, giảm, hoãn, giãn tiến độ nộp thuế và các khoản thu NSNN đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; đồng thời đẩy nhanh lộ trình giảm mức điều tiết thu đối với một số sắc thuế lớn như thuế TNDN, TNCN, GTGT trong năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế một cách chặt chẽ, tăng cường quản lý thuế đối với thương mại, điện tử và các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết trong việc chống chuyển giá trốn thuế. Kết quả thực hiện các chính sách trên, làm giảm tỷ lệ động viên vào NSNN so với GDP từ 26% bình quân giai đoạn 2006-2010 xuống còn 23% bình quân giai đoạn 2011-2015, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế phí đạt khoảng 21% GDP, thấp hơn giai đoạn 2006-2010 (24,8% GDP) và thấp hơn so với mục tiêu đặt ra (22% - 23% GDP). Dự kiến giai đoạn 2016-2020 bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó từ thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP, đạt mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội. Điều này lý giải cho việc chính sách tài khóa đã chuyển từ trưc tiếp sử dụng NSNN để đầy tư vào nền kinh tế sang gián tiếp thúc đẩy đầu tư của khu vực doanh nghiệp thông qua các biện pháp tỷ lệ động viên vào ngân sách, qua đó tăng tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân. Cơ cấu thu NSNN được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững của NSNN, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN thể hiện qua tỷ trọng các khoản thu chủ yếu trong tổng thu NSNN. Thu nội địa chiếm gần 80%, so với 58,9% và 67,8% của 2 giai đoạn 5 năm trước đó (tương ứng với giai đoạn 2006-2020 và giai đoạn 2011-2015). Cơ cấu thu NSNN chuyển dịch tích cực là kết quả của các chính sách phù hợp nhằm tăng cường nội lực nền kinh tế, cũng có nguyên nhân từ sự hội nhập quốc tế sâu rộng, thông qua việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Cơ cấu thu trong Tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) theo thành phần kinh tế trong những năm qua có thay đổi, theo hướng: tăng dần tỷ trong ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giảm dần khu vực doanh nghiệp nhà nước. Điều này cơ bản đảm bảo theo đúng định hướng chiến lược cải cách hệ thống thuế. Nguồn: Tác giả tự thu thập số liệu. PHỤ LỤC: 10 Các tài liệu chủ yếu phục vụ giám sát thực hiện dự toán ngân sách của đại biểu Quốc hội: 1. Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 5 năm trước 2. Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN hàng năm trong giai đoạn 5 năm cần giám sát 3. Báo cáo tình hình KT-XH năm cuối nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ cho 5 năm kế tiếp và cho năm đầu của kỳ kế hoạch. Ví dụ: Báo cáo tình hình KT-XH năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 và năm 2021. 4. Báo cáo ngân sách hàng năm, nhất là những năm liền kề trước thời điểm giám sát. Ví dụ: Báo cáo năm 2021. Tài liệu này được đăng tải trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính. 5. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội. 6. Các tài liệu nghiên cứu chuyên đề khác (trong và ngoài nước như tài liệu tham khảo của NHTG, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam. PHỤ LỤC: 11 Bảng 7. Các kết quả đạt được so Mục tiêu Chiến lược giai đoạn 2011-2020 (%GDP) TT Mục tiêu chiến lược 2011-2020 Kết quả thực hiện 2011-2020 Đánh giá 1 Tổng thu NSNN từ thuế, Phí, lệ phí 22 -23 % Khoảng 22.5% Đạt 2 Tỷ lệ thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu NSNN Trên 70% Bình quân 75% Vượt 3 Tỷ lệ bội chi NSNN Dưới 4,5% (2015, tính cả TPCP) Bình quân 3,9% Vượt 4 Dư nợ công Dưới 65% Bình quân 64% Vượt 5 Dư nợ Chính phủ Dưới 50% Bình quân 50,3% Đạt 6 Dư nợ nước ngoài quốc gia Dưới 50% Bình quân 45% Vượt 7 Trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Tổng thu NSNN Dưới 25% Dưới 25% Đạt 8 Dự trữ nhà nước 0,8 – 1% Bình quân 0,21% Không đạt Nguồn: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính. PHỤ LỤC: 12 Đánh giá việc thực hiện dự toán chi NSNN giai đoạn 2011-2020 Quy mô NSNN đã tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2020. So với GDP, tổng chi cân đối NSNN giai đoạn 2011 – 2020 có xu hướng giảm nhẹ, trong 5 năm đầu, dao động quanh mức 28%, các năm cuối dao động quanh mức 26%. Hình 1: Quy mô chi NSNN so GDP Mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả chi NSNN, nhất là việc sử dụng vốn đầu tư công đạt được kết quả chi NSNN, nhất là việc sử dụng vốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực, tăng tỷ trọng vốn huy động từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, tỷ trọng đầu tư công giảm xuống mức 34,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Việc cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư công trong giai đoạn 05 năm 2016-2020 được xác định rõ ràng, tạo chủ động cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong cân đối nguồn lực đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển. Về cơ cấu chi NSNN: Giai đoạn 2011-2020, quán triệt mục tiêu quản lý chi tiêu NSNN chặt chẽ, tiết kiệm. Cơ cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng chi ĐTPT thực hiện trong các năm 2016-2018 lên mức 27-28% (so với mục tiêu đề ra là 25-26%), giảm tỷ trọng chi thường xuyên thực hiện xuống mức 63% (mục tiêu là dưới 64%); bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng - an ninh, các chính sách an sinh xã hội, triển khai các chính sách giảm nghèo đa chiều; xử lý kịp thời các vấn đề thiên tai, dịch bệnh phát sinh. Hình 2: Cơ cấu chi NSNN Trong quá trình điều hành NSNN: Về cơ bản, đã bám sát dự toán, quản lý ngân sách theo hướng ngày càng đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Đối với chi thường xuyên, đã cơ cấu lại một số khoản chi bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi không cần thiết, tiết giảm mạnh chi NSNN cho đoàn ra; không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hậu kiểm trong việc giao nhiệm vụ chi, kiểm soát chi tập trung một đầu mối, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, đẩy mạnh giao quyền tự chủ trong các lĩnh vực sự nghiệp công lập, thực hiện nâng lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội. Công tác quản lý chi NSNN chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) còn nhiều tồn tại, bất cập cụ thể: phê duyệt dự án đầu tư khi chưa bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn, không bố trí vốn tập trung cho các công trình trọng điểm Số nợ đọng khối lượng còn lớn, trong đó có nhiều bộ, ngành, địa phương có số nợ đọng cao, cùng khá nhiều công trình, dự án chậm tiến độ với xu hướng tăng so với các năm trước. Các sai phạm vẫn xảy ra ở hầu hết các khâu trong quá trình đầu tư, thể hiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB còn những yếu kém, gây thất thoát, lãng phí nhưng vẫn chậm được khắc phục, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ cần có biện pháp xử lý đủ mạnh để các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc khắc phục hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả chi đầu tư XDCB. Nguồn: Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính PHỤ LỤC: 13 Bội chi NSNN giai đoạn 2011 - 2020 Trong giai đoạn 2011-2020, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo xu hướng chặt chẽ, tiết kiệm. Tuy nhiên, do nguồn thu NSNN chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi ngày một lớn, bội chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 vẫn phải duy trì ở mức cao hơn 5% GDP. Mức bội chi chỉ theo dự toán năm 2015 là 5 % GDP, không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội: “bội chi đến năm 2015 dưới 4,5%GDP, bao gồm cả TPCP”. Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng bội chi vượt dự toán lớn là số thực tế giải ngân vốn vay ODA trong giai đoạn này cao hơn so với số dự toán trong cân đối dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn ODA. Giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN giảm dần. Bội chi NSNN/GDP (không bao gồm chi trả nợ gốc) giảm dần, từ mức 4,26% GDP năm 2015 xuống còn 3,4% GDP năm 2019 chủ yếu do cân đối ngân sách địa phương thực hiện tốt hơn so với dự toán. Trong đó: Tổng thu NSNN năm 2019 ước tăng 3,3% so với dự toán, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 23,7% GDP. Tổng chi NSNN ước tăng 2,1% so với dự toán (năm 2018 là 3,5%)1. Nguồn: Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính 1 Lũy kế đến hết tháng 1/2020 giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2019 qua KBNN chỉ đạt 73,7% dự toán. PHỤ LỤC BẢNG HỎI VÀ TRẢ LỜI KHẢO SÁT PHỤ LỤC: 14 CÂU HỎI KHẢO SÁT Kính thưa Tiến sỹ: Trần Văn, Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về quy trình giám sát NSNN của UBTCNS nhằm giúp cho hoạt động giám sát NSNN của Quốc hội ngày càng hiệu quả hơn không ? Trân trọng cảm ơn Ông. Tiến sỹ Trần Văn đã trả lời: “ Quy trình giám sát NSNN hiện nay của UBTCNS bao gồm các bước như sau: - UBTCNS, vụ TCNS tham gia từ quá trình lập dự toán và tổng hợp dự toán bên Bộ Tài chính; - Đi khảo sát, nắm tình hình tại các địa phương; - Thẩm tra 3 bước: thẩm tra ở cấp Tiểu ban, thẩm tra sơ bộ cấp Thường trực Ủy ban, báo cáo UBTVQH, thẩm tra chính thức ở cấp Ủy ban (phiên toàn thể); - Báo cáo ra Quốc hội; - Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết; - Giám sát việc thực hiện nghị quyết; - Báo cáo Quốc hội kết quả giám sát thực hiện nghị quyết về NS Trung ương và nghị quyết về phân bổ ngân sách địa phương; - Các giám sát chuyên đề khác: thuế, phí-lệ phí, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, các quỹ tài chính ngoài ngân sách, mua sắm công, đầu tư công, quản lý nợ công, quản lý ODA,...”. Trân trọng cảm ơn Ông. PHỤ LỤC: 15 CÂU HỎI KHẢO SÁT Liên quan đến thực trạng thực hiện hoạt động giám sát NSNN của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Nghiên cứu sinh có đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp với Tiến sỹ Nguyễn Minh Tân: Kính thưa anh Nguyễn Minh Tân: Phó vụ trưởng, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Văn phòng Quốc hội. Anh có thể chia sẻ quan điểm của mình về thực trạng giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách trong 5 năm gần đây ? Trân trọng cảm ơn Anh. Tiến sỹ trả lời: “ Trong 5 năm gần đây, Uỷ ban TCNS đã tiến hành một số hoạt động giám sát NSNN theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan đến các hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục tập trung vào các khâu trọng yếu của quy trình NSNN như lập dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán NSNN chẳng hạn như năm: 2018: đã (i) Tổ chức giám sát về tình hình quyết toán NSNN năm 2016, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 tại các địa phương: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; (ii) Tổ chức giám sát về tình hình thực hiện quyết toán ngân sách địa phương năm 2016 và đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2017 và triển khai phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2018 tại: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long; (iii) Tổ chức khảo sát tại các cơ quan quản lý nhà nước được hưởng cơ chế tự chủ tài chính tại Cục Hàng không, Cục Viễn thông, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Tần số vô tuyến điện và Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; (iv) Tổ chức làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Công thương theo kế hoạch của Đoàn giám sát của Ủy ban TCNS về thực hiện cơ chế, chính sách đối với Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Hoàn thiện báo cáo giám sát về cơ chế chính sách đối với Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện theo Thoả thuận Bảo lãnh và cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài; (v) Tổ chức và làm việc với một số Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) và giám sát tại một số địa phương (Quảng Ninh, Hải Dương, Quảng Ngãi, Bình Định, Đồng Nai) về các nội dung như: việc thực hiện NSNN năm 2018, dự toán NSNN năm 2019; đánh giá 3 năm thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; vướng mắc trong thực hiện và kiến nghị sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Quản lý thuế; (vi) Xây dựng Báo cáo rà soát, tổng hợp kết luận, kiến nghị giám sát không được thực hiện của Ủy ban TCNS từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến hết tháng 8/2018 gửi Tổng Thư ký Quốc hội. Năm 2019: Ủy ban TCNS đã thực hiện được 8 đợt giám sát chuyên đề sau: (i) Tổ chức triển khai các đoàn giám sát của Ủy ban TCNS giám sát về các nội dung: “Tình hình quyết toán NSNN năm 2017; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018; Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2018, triển khai dự toán NSNN năm 2019” tại một số địa phương: Quảng Bình và Thừa Thiên Huế (từ 02-05/01/2019); Tuyên Quang, Yên Bái và Lào Cai (từ 14- 18/01/2019); Tây Ninh, Bình Phước và Long An (từ 11-15/3/2019); (ii) Tổ chức các đoàn giám sát của Ủy ban về một số nội dung: 1) Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2018 và triển khai phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2019; 2) Đánh giá tình hình quyết toán NSNN năm 2017; 3) Đánh giá công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 và khảo sát một số công trình, dự án sử dụng nguồn vốn NSNN, vốn TPCP, vốn ODA trên địa bàn một số tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu (từ 27-29/3/2019); Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Giang (từ 8-11/4/2019); (iii) Tổ chức các đoàn giám sát của Ủy ban về đánh giá thực hiện dự toán NSNN năm 2019, xây dựng dự toán NSNN năm 2020 tại các địa phương: Nghệ an và Hà Tĩnh (từ 12-13/9/2019); Bắc Ninh, Lạng Sơn và TP. Hải Phòng (từ 17-20/9/2019); Khánh Hòa và Phú Yên (từ 24-27/9/2019); Năm 2020: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Ủy ban TCNS không thực hiện được kế hoạch giám sát thực tế tại địa phương nhưng đã thực hiện giải pháp ứng phó trong điều kiện dịch bệnh thông qua việc gửi 02 bộ câu hỏi tới 63 tỉnh, thành phố và tổng hợp báo cáo về “Đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2020 và dự toán NSNN năm 2021; đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025”. - Tiến hành thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: quyết toán NSNN năm 2018; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2019 và triển khai nhiệm vụ TCNS những tháng đầu năm 2020; kết quả thực hiện dự toán NSNN năm 2020, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; kết quả thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; báo cáo công tác của Kiểm toán nhà nước. - Làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020, xây dựng kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài ra, Ủy ban TCNS cũng tham gia góp ý vào việc xây dựng và ban hành các Nghị quyết chung của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Văn kiện chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các tỉnh, Thành phố đồng thời, tham mưu, báo cáo UBTVQH ban hành được một số Nghị quyết quan trọng như: - Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về “Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025”; - Nghị quyết 974/2020/UBTVQH14 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm”; - Nghị quyết về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; - Nghị quyết kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 2025, Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Tùy theo tình hình từng năm sẽ có một số hoạt động giám sát bổ trợ theo chuyên đề, hỗ trợ cho hoạt động giám sát NSNN, như: năm 2018, 2019: giám sát hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; giám sát hoạt động của các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù như Cục Hàng Không, Cục sở hữu trí tuệ, Cục Tần số vô tuyến điện; năm 2020, 2021 giám sát việc huy động quản lý và sử dụng nguồn lực cho phòng chống dịch Covid – 19. Ngoài ra, Ủy ban Tài chính Ngân sách còn tập trung vào giám sát chuyên đề theo phân công của Ủy ban TVQG, tập trung vào các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm như chuyên đề: “ Quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020”; “ Việc phát hành và sử dụng vào trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015”; “ Việc quản lý và sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020” Trân trọng cảm ơn Ông PHỤ LỤC: 16 CÂU HỎI KHẢO SÁT Kính thưa Tiến sỹ: Trần Văn, Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình một cách toàn diện về các giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả pháp luật về hoạt động giám sát NSNN của Quốc hội trong thời gian tới ? Trân trọng cảm ơn Ông. Tiến sỹ Trần Văn đã chia sẻ quan điểm như sau: “ Gợi ý giải pháp từ nay đến 2030: - Bám sát các quy định của pháp luật: như luật NSNN 2015; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Luật Đầu tư công, Luật Quản lý Nợ công; Luật quản lý thuế; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Kiểm toán; - Bám sát các nghị quyết của QH về chiến lược tài chính, kế hoạch tài chính trung hạn, chiến lược cải cách thuế, chiến lược quản lý nợ công, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát NSNN đối với các chủ thể quản lý và sử dụng NSNN hiện nay; - Tăng cường nắm bắt thực tiễn, phát hiện vấn đề sớm, phối hợp tốt với địa phương và các bộ, ngành, Chính phủ trong quản lý, sử dụng NSNN; - Tăng cường xã hội hóa, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm gánh nặng cho NSNN; - Ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, số hóa; - Tăng cường chất lượng, năng lực ĐBQH, thành viên UBTCNS; - Tăng cường chất lượng cán bộ tham mưu, giúp việc, hỗ trợ kỹ thuật cho ĐBQH; - Hợp tác quốc tế với ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế; - Tăng cường giám sát chuyên đề; - Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng NSNN; - Tăng cường công tác quản lý thuế, tài nguyên, tài sản NN, DNNN (nguồn thu).”. Trân trọng cảm ơn Ông PHỤ LỤC 17 CÂU HỎI KHẢO SÁT Kính thưa anh Nguyễn Minh Tân: Phó vụ trưởng, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Văn phòng Quốc hội. Anh có thể chia sẻ quan điểm của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát NSNN của Ủy ban Tài chính Ngân sách trong 5 – 10 năm tới không ạ ? Trân trọng cảm ơn Anh. Trả lời: * Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách: Luật hoạt động động và giám sát của Quốc hội cần hoàn thiện theo hướng tăng cường giám sát thường xuyên về việc chấp hành dự toán NSNN; nâng cao chất lượng thẩm tra, giám sát về dự toán và quyết toán NSNN. - Luật NSNN cần hoàn thiện theo hướng đề cao vai trò giám sát của cơ quan dân cử trong đó có UBTCNS của Quốc hội và Ban Kinh tế Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh - Các Luật khác có liên quan như Luật đầu tư công; Luật Quản lý Nợ công đề cao vai trò của Uỷ ban TCNS; các cơ quan phải báo cáo đầy đủ, khách quan. * Nhóm tổ chức thực hiện: - Nâng cao chất lượng lập kế hoạch giám sát; chọn thành viên Đoàn giám sát; chuẩn bị các câu hỏi giám sát; nắm bắt thông tin, tài liệu trước khi giám sát - Xây dựng đề cương giám sát; chọn vấn đề nổi lên - Sự hỗ trợ cung cấp thông tin của Kiểm toán Nhà nước - Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan cả báo chí để thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. * Nhóm giải pháp về các điều kiện bảo đảm: năng lực của đại biểu QH tham gia các đoàn giám sát thông qua việc bồi dưỡng kỹ năng kiến thức và tài chính ngân sách; năng lực của các cán bộ tham mưu, giúp việc; huy động chuyên gia” Trân trọng cảm ơn Ông. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Báo cáo nghiên cứu: “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội” (2012), Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử ở Việt Nam, do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc thực hiện 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015, xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội. 4. Nghị định 87/2015/ND-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước 5. Nghị quyết của Quốc Hội số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-128-2020- QH14-2020-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-458356.aspx 6. Nghị quyết số: 50/2013/QH13 về kết quả giám sát “Việc thi hành luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012”. 7. Nghị quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. 8. Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016-2020 về phát triển kinh tế- xã hội. 9. Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia gia đoạn 2016-2020. 10. Nghị quyết số: 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. 11. Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn. 12. Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm quốc gia, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán NSNN hằng năm. 13. Nghị quyết số: 47/NQ-CP về việc thông qua dự thảo Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. 14. Nghị quyết số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-128-2020- QH14-2020-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-458356.aspx 15. Nghị quyết số: 50/2013/QH13 về kết quả giám sát “Việc thi hành luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012”. 16. Nghị quyết số: 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. 17. Nghị quyết số 26/2016/QH14 về kế hoạch đầu tư công trung hạn; số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. 18. Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 quy định việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm quốc gia, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán NSNN hằng năm. 19. Nghị quyết số 142/2016/QH13 về kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016-2020 về phát triển kinh tế- xã hội. 20. Nghị quyết số: 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia gia đoạn 2016-2020. 21. Nghị quyết số: 47/NQ-CP về việc thông qua dự thảo Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. 22. Nghị quyết số: 105/2020/QH14 về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021 23. Nghị quyết số: 105/2020/QH14 về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021 24. Nghị quyết số: 105/2020/QH14 về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021 25. Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam năm 1946 (điều 1); năm 1992 (điều 4); (điều 83); năm 2013. 26. Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. 27. Quốc hội (2015) Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND. 28. Quốc hội (2015) Luật kiểm toán Nhà nước 2015/QH13 29. Quốc hội (1996), Luật Ngân sách nhà nước; năm (1998), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước của Quốc hội; (2002). 30. Quốc hội (2015) Luật NSNN sửa đổi. 31. Quốc hội (2014) Luật Tổ chức Quốc hội 32. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi một số điểu của Luật Tổ chức Quốc hội. 33. Quốc hội (2017) Luật Quản lý nợ công. 34. Quốc hội (2019) Luật Đầu tư công. 35. Quốc hội (2013) Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 36. Quốc hội (2015) Luật phí và lệ phí. 37. Quốc hội (2010) Luật Thanh tra (Điều 40). 38. Quyết định 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. 39. Quyết định số 958/QĐ/Ttg phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020. 40. Quyết định 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. 41. Thông tư số 54/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN3 năm 2019 – 2021 42. Thông tư Số: 71/2020/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2021 – 2023. 43. Thông tư số 54/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN3 năm 2019 – 2021 44. Thông tư Số: 71/2020/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2021 – 2023. 45. Tổng cục Thống kê, “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020”, NXB Thống kê 2020, tr.49-50). 46. Tổng cục Thống kê, “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020”, NXB Thống kê 2020, tr.50). 47. Tài liệu hướng dẫn cho đại biểu HĐND thẩm tra và giám sát NSNN, NXB Hồng Đức 2018. 48. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội – Ngân hàng phát triển châu Á (2016), Cẩm nang hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước, tài liệu tham khảo nội bộ, NXB Tài chính. 49. Ủy ban pháp luật (2008), Báo cáo: về 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, trang 4. 50. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội (2011), Cẩm nang về minh bạch tài khóa, dự án “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam”. 51. Ủy ban tư pháp (2009), Báo cáo kết quả tọa đàm về đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, trang 5. 52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 387/203/UBTVQH ngày 17/3/2003 về “Quy chế lập, thẩm tra, quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN”. 53. Ủy ban kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa X, 2005. Báo cáo nghiên cứu so sánh quy trình ngân sách hiện hành của Việt Nam và một số nước Châu Á. 54. Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội (2004), Luật Kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 55. Ủy ban Tài chính - Ngân sách (2017), Cẩm nang hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước. 56. Ủy ban pháp luật (2008), Báo cáo: về 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, trang 4. 57. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội (2011), Cẩm nang về minh bạch tài khóa, dự án “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam”. 58. Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội (2005), Kỷ yếu hội thảo: Bảo đảm thực quyền của Quốc hội trong quyết định về tài chính và giám sát NSNN, NXB Chính trị Quốc gia. 59. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Báo cáo đánh giá kết quả và thực hiện các mục tiêu, chiến lược tài chính Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, phương hướng, mục tiêu chiến lược tài chính quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. 60. Ủy ban kinh tế - Ngân sách của Quốc hội (2015), Báo cáo đánh giá Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 61. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội qua 10 năm thực hiện Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội. 62. Ủy ban Tài chính - Ngân sách (2016), Quy chế hoạt động của Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội khóa XIV; 63. Ủy ban pháp luật (2008), Báo cáo: về 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, trang 4. 64. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội (2011), Cẩm nang về minh bạch tài khóa, dự án “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam”. 65. Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội (2005), Kỷ yếu hội thảo: Bảo đảm thực quyền của Quốc hội trong quyết định về tài chính và giám sát NSNN, NXB Chính trị Quốc gia. 66. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Báo cáo đánh giá kết quả và thực hiện các mục tiêu, chiến lược tài chính Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, phương hướng, mục tiêu chiến lược tài chính quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. 67. Ủy ban kinh tế - Ngân sách của Quốc hội (2015), Báo cáo đánh giá Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 68. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội qua 10 năm thực hiện Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội. 69. Ủy ban kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa X, 2005. Báo cáo nghiên cứu so sánh quy trình ngân sách hiện hành của Việt Nam và một số nước Châu Á. 70. Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội (2004), Luật Kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 71. Văn phòng Quốc hội (2003), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960; 1960 – 1976. 72. Văn phòng Quốc hội (2003), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960; 1960 – 1976. 73. Văn phòng Quốc hội (2003), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960; 1960 – 1976. 74. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính ngày 09/10/2015: “ Những điểm mới của Luật NSNN năm 2015”, Trang tin điện tử. 75. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 128-129. II. TÀI LIỆU KHÁC A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 76. Bùi Đặng Dũng, tiến sỹ (2019), Đề tài cấp bộ: “ Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật trên cơ sở thực tiễn thi hành luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí”. 77. Cao Tấn Khổng (1997), Một số giải pháp phân cấp quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay, luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, TPHCM. 78. Cẩm nang hướng dẫn giám sát NSNN (2016) ( tài liệu tham khảo nội bộ) của UBTCNS của QH – NXB Tài chính. 79. Cẩm nang về minh bạch tài khóa của UBTCNS của QH năm 2016. 80. Dương Đăng Chinh, (1995), “Ngân sách với vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường của Nhà nước”, luận án tiến sỹ kinh tế, trường đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Hà Nội. 81. Đại từ điển Tiếng Việt 82. Đề tài giám sát Tài sản công và ngân sách nhà nước tr. 158-160. 83. Đề cương tổng hợp báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021 84. Đào Tri Úc, (2010) Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và Nhà nước một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia. 85. TS. Đinh Dũng Sỹ (Chủ biên), 2002, Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, Khoa Luật, ĐHQGHN, NXB. ĐHQGHN, tr. 57. 86. Đào Tri Úc, Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Tr.144. 87. Đoàn Đức Lương và Viên Thế Giang (2015), “Pháp luật về giám sát tài chính ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” , Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật. 88. Hà Huy Tuấn (2019), Giám sát tài chính lý luận và thực tiễn, NXB Tài chính. 89. Hoàng Thị Ngân, về cách tiếp cận quyền giám sát của Quốc hội – Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, tr.224. 90. Học viện Ngân hàng thế giới, Các công cụ giám sát của Quốc hội, tr.3. 91. Hoàng Duy và Hoàng Minh Hiếu :“Trao đổi về hoạt động giám sát của Quốc hội”, Trung tâm Thông tin – Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội. 92. Hồ Thị Hải (2020), Giám sát sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 93. Hà Huy Tuấn, tiến sỹ, Giám sát tài chính lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Tài chính, tr.28 94. Kỷ yếu Hội thảo: “Hoạt động giám sát của Quốc hội” (2013) 95. Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Nxb tư pháp, Hà Nội. 96. Lê Như Tiến (2009), Văn phòng Quốc hội, Báo cáo khoa học, Đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”. 97. Nguyễn Mai Thoa (2017) “ Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 98. Nguyễn Đình Quyền (2009), “Hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hôi Việt Nam, Hà Nội. 99. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trên thế giới, Văn phòng QH, sách tham khảo. 100. Nguyễn Thúy Hoa (2015), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam” Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 101. Nguyễn Thanh Tùng (2021) “ Giám sát đầu tư công của Quốc hội Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính. 102. Nguyễn Thị Nhung, tiến sỹ (2020) Đề tài khoa học cấp bộ “Giám sát của Quốc hội đối với việc quản lý và sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước – Thực trạng và giải pháp”. 103. Nguyễn Sĩ Dũng và PGS.TS. Vũ Công Giao, (2015), “Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp” của Văn phòng Quốc hội phối hợp với Viện chính sách công và pháp luật, và được sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện Rosa Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức), Nhà xuất bản Hồng Đức 104. Nguyễn Hoàng Anh, 2009, Đổi mới hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 105. Nguyễn Xuân Thủy (2019), ““Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam: lý luận và thực tiễn” Luận án tiến sỹ luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Khoa học Xã hội. 106. Nguyễn Khanh (2005), “Thiếu một cơ chế giám sát hoàn thiện”, Báo Pháp luật số 222 ngày 16/9/2005. 107. Nguyễn Sĩ Dũng (2004): “Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu”, NXB. Tư pháp, Hà Nội. 108. Nguyễn Minh Tân (2013), “ Quản lý và giám sát các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam”,Tạp chí Tài chính, số 8. 109. Nguyễn Mình Tân (2018), “ Chính sách phân bổ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 110. Phạm Thị Giang Thu, tiến sỹ Luật học (2013), “Pháp luật tài chính công Việt Nam. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Đề tài khoa học cấp Bộ. 111. Trần Ngọc Đường, Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, tr.158. 112. Trịnh Thị Xuyến, tiến sĩ Luật học (2007) về “Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải pháp” 113. Trương Thị Hồng Hà (2007), Luận án Tiến sĩ luật: “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” 114. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ (2003), Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 115. Trung tâm nghiên cứu khoa học, thuộc Viện nghiên cứu lập pháp (2015) “Một số vấn đề về khả năng xác lập quyền chất vấn cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”. 116. Thư viện Quốc hội (2015), chuyên đề: “Giám sát Ngân sách Nhà nước của cơ quan dân cử”, Hà Nội. 117. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ (2003), Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 118. Thư viện Quốc hội (2015), Chuyên đề: “Giám sát Ngân sách Nhà nước của cơ quan dân cử”, Hà Nội. 119. Thư viện Quốc hội (2015), Chuyên đề: “Giám sát Ngân sách Nhà nước của cơ quan dân cử”, Hà Nội. 120. Từ điển Luật học (1999) 121. Vũ Tiến Thản, Ths, nguyên Vụ trưởng Vụ hoạt động giám sát Văn phòng Quốc hội (2020) Đề tài khoa học cấp Bộ: Các yếu tố bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội ở nước ta hiện nay. 122. Vũ Văn Họa, tiến sỹ, Kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2022_08/vu-van-hoa-ky-ang-giam- sat-cua-hdnd-trong-linh-vuc-nsnn.pdf B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 123. Alain Delcamp, Secretary General of the Senate of France (2008),“The autonomy of Parliaments: response to a questionn-aire”, Constitutional & Parliamentary Information, (195). 124. Changes in Congressional Oversight, tác giả JOEL D. ABERBACH, American Behavioral Scientist. 125. Congressional Oversight: An Overview, tác giả Walter J. Oleszek. 126. Chenfriedberg (Israel Democracy Institute) & Reuvenn Y. Hazan (Hebrew University of Jerusalem) (2012) “Strengthening Legislative oversight in Parliamentary Democracies”, presentation at the “Parliaments in Changing Times” Inaugural General Conference of the ECPR Standing Group on Parliaments, The Houses of the Oireachtas, Dublin, Ireland. 127. Damir Davidovic, Secretary General of the Parliament of Montenegro (2014), Involving civil society in the legislative and scrutiny process,Association of Secretaries General of Parliaments, Geneva Session. 128. Hironori Yamamoto (2007), Tools for parliamentaryOversight, A comparative study of 88 national parliaments, Published byInter- Parliamentary Union. 129. H. KENT BAKER, and LEIGH A. RIDDICK (2012), International Finance: An Overview, https://doi.org/10.1093/acprof:oso/9780199754656.003.0001, Pages 1–14 130. John Armour, Dan Awrey, Paul Davies, Luca Enriques, Jeffrey N. Gordon, Colin Mayer and Jennifer Payne 2016, Principles of Financial Regulation. First Edition. . Published 2016 by Oxford University Press. 131. Joel D. Aberbach (2012), Changes in Congressional Oversight,American Behavioral Scientist Press. 132. L. Elaine Halchin and Frederick M. Kaiser (2012), Congressional Oversight, Congressional Research Service. 133. Legislative Oversight and Budgeting: A World Perspective (Giám sát và ngân sách của cơ quan lập pháp: Bối cảnh thế giới), ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới ISBN-13: 978-0821376119. 134. Michel Couderc (2008),“The principle of parliamentary autonomy”, Constitutional and Parliamentary Information, (186). 135. Role of the Legislature in the Budget Process: Recent Trends and Innovations” (của tác giả Paul Posner and Chung - Keun Park (2007). 136. “The Role of Parliament in Promoting Good Governance” (của Economic Commission for Africa (2004). 137. UNDP (2012), Strengthening the Capacities for Budgetary Decision and Oversight of People’s Elected Bodies in Vietnam project from 2009 to 2012; 138. “Who runs Congress?” (Ai chỉ huy Quốc hội?) của các tác giả Mark J. Green – James M. Fallows – David R. Zwick (2001) 139. Walter Oleszek (2010), Congressional Oversight: An overview, Congressional Research Service.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giam_sat_ngan_sach_nha_nuoc_cua_quoc_hoi_theo_phap_l.pdf
  • pdfKlmoi_KhuatVietHai.pdf
  • pdfQD_KhuatVietHai.pdf
  • pdfTrichyeu_KhuatVietHai.pdf
  • docxTT Eng KhuatVietHai.docx
  • docxTT KhuatVietHai.docx