Luận án “Giao dịch dân sự có công chứng theo quy định của pháp luật Việt
Nam” đã nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề từ lý luận, thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật về GDDS có công chứng.
Giao dịch dân sự có công chứng là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương được công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự. GDDS có công chứng được thực hiện một cách bắt buộc theo luật định
hoặc tự nguyện theo ý chí chủ thể trong giao dịch. Việc công chứng GDDS được
thực hiện theo các căn cứ sau đây: (i) Công chứng GDDS được thực hiện dựa trên
cơ sở luật định; (ii) Công chứng GDDS được thực hiện dựa trên ý chí của chủ thể
trong GDDS.
Pháp luật về GDDS có công chứng được quy định tương đối đầy đủ, hoàn
thiện với nhiều vấn đề pháp lý được ghi nhận. Các quy định liên quan đến GDDS có
công chứng là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc
công chứng giao dịch trên thực tế cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh liên
quan đến GDDS có công chứng. Tuy vậy, pháp luật về GDDS có công chứng cũng
còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập như: còn tồn tại sự thiếu thống nhất giữa các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thời điểm có hiệu lực của GDDS có công
chứng; chưa quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi GDDS có công
chứng bị vô hiệu; vấn đề công chứng hợp đồng uỷ quyền, di chúc còn nhiều quy
định chưa hợp lý và vấn đề công chứng trên môi trường điện tử cũng còn gặp nhiều
lúng túng. Bên cạnh các bất cập của pháp luật, thực tiễn công chứng các GDDS
cũng nảy sinh nhiều vấn đề công chứng viên vi phạm các quy định pháp luật về
công chứng. Xuất phát từ những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng liên quan đến GDDS có công chứng, luận án đã đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến nội dung này như: hoàn thiện các quy
định chung liên quan đến GDDS có công chứng; hoàn thiện các quy định về công
chứng GDDS và hoàn thiện một số loại GDDS cụ thể có công chứng như hợp đồng
uỷ quyền, di chúc.
207 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giao dịch dân sự có công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhà ở đều là
bất động sản nhưng so sánh quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất phải thực hiện
theo thủ tục công chứng và hợp đồng về nhà ở phải thực hiện theo thủ tục công
chứng trong quy định của LĐĐ năm 2013 và quy định của LNƠ năm 2014 ta thấy
có những điểm không tương thích: (i) Hợp đồng góp vốn: LĐĐ năm 2013 thì tất cả
những trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất đều phải bắt buộc thực hiện
theo thủ tục công chứng. Còn trong LNƠ năm 2014 thì với trường hợp góp vốn mà
có một bên là tổ chức thì không bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng;
(ii) Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng: LĐĐ năm 2013, trường hợp chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà có một
hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì
không bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng. Còn trong LNƠ năm 2014
thì hợp đồng mua bán nhà ở không phải thực hiện theo thủ tục công chứng chỉ áp
dụng với hai trường hợp là mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và mua bán nhà ở
phục vụ tái định cư mà không xác định dựa trên chủ thể của hợp đồng; (iii) Hợp
đồng tặng cho: trong quy định của LĐĐ năm 2013, mọi trường hợp tặng cho đều
phải thực hiện theo thủ tục công chứng. Còn theo quy định của LNƠ năm 2014,
174
trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, tặng cho nhà tình thương là không bắt buộc
phải thực hiện theo thủ tục công chứng; (iv) Hợp đồng đổi tài sản: LNƠ năm 2014,
mọi hợp đồng đổi nhà ở đều phải thực hiện theo thủ tục công chứng. Còn theo quy
định của LĐĐ năm 2013, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là
không bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng;... Như vậy, có thể nhận
thấy, cùng một loại tài sản là bất động sản, nhưng tiêu chí để xác định những giao
dịch nào phải thực hiện theo thủ tục công chứng, những giao dịch nào không phải
thực hiện theo thủ công chứng trong LNƠ năm 2014 và trong LĐĐ năm 2013 là
khác nhau. Điều này, thể hiện sự mâu thuẫn không đồng nhất trong tư duy làm luật
của các nhà xây dựng pháp luật.
Do đó, theo NCS BLDS cần phải xác định tiêu chí đối với GDDS bắt buộc
phải công chứng: như dựa trên đối tượng của giao dịch; dựa trên chủ thể xác lập
giao dịch; dựa trên giá trị giao dịch v.v...
3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về công chứng giao dịch dân sự
Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền công chứng giao dịch dân sự cho UBND.
Bộ Tư pháp nghiên cứu đưa chứng thực vào quy định trong LCC theo
hướng chỉ chứng thực đối với bản sao và bản dịch, còn đối với hợp đồng, giao dịch
là công chứng. Mở rộng chủ thể có thẩm quyền công chứng ra bao gồm cả UBND
cấp xã đối với những nơi tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển được hoặc
chưa đảm đương được toàn bộ.
Việc quy định cho cả công chứng viên của các tổ chức hành nghề công
chứng và UBND cấp xã được thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Người dân có quyền lựa chọn công chứng
hợp đồng, giao dịch tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại
UBND xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, về thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng.
Về nội dung cần có trong phiếu cầu công chứng, LCC năm 2014 quy định
gồm các nội dung sau: “Có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng,
nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề
công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận
hồ sơ”. Trong khi đó, khoản 3 Điều 2 của LCC năm 2014: “Người yêu cầu công
175
chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu
công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này”. Theo quy
định này thì người yêu cầu công chứng bao gồm: cá nhân và tổ chức. Nhưng nhìn
vào quy định của LCC năm 2014 về nội dung của mẫu lời chứng thì mới chỉ thể
hiện trường hợp người yêu cầu công chứng là cá nhân, còn trường hợp người yêu
cầu công chứng là tổ chức thì chưa thấy được thể hiện. Do đó, theo NCS cần phải
bổ sung về chủ thể là tổ chức trong phiếu yêu cầu công chứng.
Ngoài ra, liên quan đến “Giấy tờ tuỳ thân”, LCC năm 2014 không đưa ra
quy định cụ thể giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng được chấp nhận
trong hoạt động công chứng gồm những loại giấy tờ gì. Do đó, NCS kiến nghị cần
phải có giải thích rõ ràng về các loại giấy tờ được coi là giấy tờ tuỳ thân như: (i) Đối
với cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; (ii) Đối với
tổ chức là quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy
phép đầu tư và giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp của tổ chức.
Thứ ba, công chứng hình thức và chữ ký của giao dịch dân sự.
Việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch cần thống nhất thực hiện theo quy
trình công chứng và giao cho công chứng viên. Đối với những loại giao dịch quan
trọng, bắt buộc phải công chứng thì thực hiện theo quy trình công chứng nội dung
để bảo đảm mức độ an toàn. Đối với những giao dịch không bắt buộc phải công
chứng (thực hiện công chứng theo yêu cầu) thì có thể cân nhắc cho phép công
chứng hình thức để giảm bớt mức độ phức tạp, tiết kiệm chi phí cho người dân và
doanh nghiệp. Một số giao dịch đặc biệt, đơn giản có thể cân nhắc cho phép thực
hiện chứng thực chữ ký (giấy ủy quyền đối với các công việc đơn giản, không liên
quan đến tài sản, di chúc).
Thứ tư, về thủ tục và quy trình công chứng giao dịch dân sự.
Quy định thống nhất một thủ tục và quy trình công chứng cho giao dịch bao
gồm cả sửa đổi, bổ sung giao dịch từ khi tiếp nhận hồ sơ, xử lý yêu cầu công chứng
và đến khi trả kết quả công chứng. Thủ tục, quy trình công chứng cần được quy
định theo hướng khi công chứng viên tuân thủ thủ tục công chứng thì sẽ đảm bảo
tính xác thực về mặt thời gian, địa điểm công chứng; xác thực về năng lực hành vi
dân sự, năng lực pháp luật dân sự, ý chí giao kết giao dịch của người người yêu cầu
176
công chứng, kiểm tra nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội. Trong thủ tục công chứng mà có người làm chứng, người phiên
dịch thì cần quy định rõ cách thức tham gia và trách nhiệm của họ khi làm chứng,
làm phiên dịch. Trường hợp người yêu cầu công chứng mà thuộc trường hợp vừa có
người làm chứng và vừa cần có người phiên dịch thì cần phải có cả hai chủ thể này.
Cần tách các quy định về chữ viết, sửa lỗi kỹ thuật, đánh số trang, ghi số trang
thành một quy định về thể thức văn bản công chứng. Đưa quy định về người có
quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu vào phần quy định về xử lý vi
phạm và giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, nghiên cứu Điều 40, Điều 41 và Điều 48 LCC năm 2014, NCS
nhận thấy Luật chỉ quy định là người yêu cầu công chứng, người phiên dịch, người
làm chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên mà không
có quy định họ phải ký một chữ ký thống nhất. Vậy, một người có nhiều chữ ký
khác nhau thì họ có được quyền ký mỗi trang của hợp đồng giao dịch một chữ ký
khác nhau hay không? Nếu chiếu theo đúng tinh thần luật thì việc ký những chữ ký
khác nhau trên một hợp đồng, giao dịch là hoàn toàn không vi phạm pháp luật,
nhưng như vậy sẽ không đảm bảo sự thống nhất trong sự thể hiện ý chí của một chủ
thể trong hợp đồng, giao dịch. Do đó, để chặt chẽ và thống nhất, NCS kiến nghị cần
quy định về việc người yêu cầu công chứng, người phiên dịch, người làm chứng
phải ký một chữ ký thống nhất.
Thứ năm, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ giao dịch dân sự có công chứng.
Chỉ quy định thống nhất một thủ tục công chứng cho bao gồm cả trường
hợp sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ giao dịch có công chứng.
Bổ sung thêm quy định về chấm dứt hợp đồng: Bỏ phần quy định yêu cầu
người yêu cầu công chứng phải quay về tổ chức hành nghề công chứng lần đầu đối
với trường hợp sửa đổi, bổ sung giao dịch và thế chấp bất động sản để đảm bảo một
nghĩa vụ sau đó lại thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ khác, vì quy định này tạo ra
một “địa hạt” trong “địa hạt”, trong khi đó cần để cho người yêu cầu công chứng
được quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng nào phục vụ tốt hơn.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp bất động sản nếu
ngân hàng nhận thế chấp đang giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền
177
sử dụng tài sản thì chỉ yêu cầu xuất trình bản sao kèm theo giấy xác nhận đang giữ
bản chính của ngân hàng mà không yêu cầu ngân hàng phải xuất trình bản chính
một lần nữa.
Thứ sáu, bồi thường thiệt hại khi GDDS có công chứng bị vô hiệu.
Điều 38 của LCC năm 2014 quy định:
“1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu
cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên
hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình
công chứng.
Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây
thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi
trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết”.
Nội dung điều luật vừa trích dẫn kể trên hoàn toàn phù hợp với Điều 597
BLDS năm 2015 về bồi thường thiệt hại do pháp nhân gây ra. Liên quan đến vấn đề
bồi thường thiệt hại do GDDS công chứng bị vô hiệu còn tồn tại một số bất cập như sau:
(i) Tổ chức hành nghề công chứng có thể chấm dứt hoạt động dưới nhiều
hình thức khác nhau mà không nhất thiết phải có tổ chức hành nghề công chứng
khác kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ. Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu công chứng, cá nhân, tổ chức có liên quan rất khó được đảm bảo nếu
như tại thời điểm phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổ chức hành nghề công
chứng đó đã không còn tồn tại, nhất là trong bối cảnh không có một tổ chức hành
nghề công chứng khác kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành
nghề công chứng đã chấm dứt hoạt động.
(ii) Theo khoản 1 Điều 38 LCC năm 2014 và khoản 1 Điều 20 Nghị định số
29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của LCC, trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do lỗi của công
chứng viên được pháp luật xác định cho cả tổ chức hành nghề công chứng và bản
thân công chứng viên. Điều này cũng sẽ gây khó khăn cho các bên có liên quan
trong quá trình áp dụng trên thực tế.
178
(iii) Theo khoản 5 Điều 33 LCC năm 2014, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
cho công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc. Hiện nay, các quy định có liên quan đến
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên được ghi nhận tại Chương III,
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của LCC. Tuy nhiên cách thức quy định như hiện
nay là chưa thực sự bám sát yêu cầu thực tế. Đơn cử, tại khoản 2 Điều 22 Nghị định
số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của LCC, chúng ta chỉ đưa ra mức phí bảo hiểm tối thiểu là
“03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên” trong khi vẫn cho phép các
bên có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm mà không tính toán đến một số yếu tố như:
giá trị của giao dịch được công chứng, số lượng văn bản công chứng hàng năm... là
chưa phù hợp.
3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về một số loại giao dịch dân sự có
công chứng
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về một số giao dịch dân sự có đối
tượng là quyền sử dụng đất và nhà ở
Một là, đối với các GDDS về quyền sử dụng đất.
Điều 167 LĐĐ năm 2013 có quy định quyền của người sử dụng đất là được
chuyển đổi quyền sử dụng đất. Nhưng tại khoản 3 Điều 167 LĐĐ chỉ quy định đối
với việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì không bắt buộc phải thực hiện
theo thủ tục công chứng. Vậy việc chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không phải là đất
nông nghiệp như đất ở thì có bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng hay
không? Trong khi đó, các trường hợp bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng
cũng không đề cập đến trường hợp này. Đây là một thiếu sót của LĐĐ năm 2013,
NCS kiến nghị cần bổ sung trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng không bắt buộc
phải thực hiện thủ tục công chứng mà không quy định riêng đối với đất nông nghiệp.
Hai là, đối với các GDDS về nhà ở.
Đối với các GDDS về nhà ở thì các quy định liên quan đến công chứng các
giao dịch này cần hoàn thiện một số vấn đề sau đây:
(i) Hiện nay, hợp đồng uỷ quyền về quản lý nhà ở thuộc trường hợp không
phải thực hiện theo thủ tục công chứng. Vậy những trường hợp uỷ quyền về nhà ở
179
với nội dung uỷ quyền khác như uỷ quyền về định đoạt nhà ở... có phải công chứng
hay không đang còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Trong khi đó, uỷ quyền định
đoạt nhà ở cũng mang lại những hệ luỵ sâu sắc cho cả bên uỷ quyền và bên nhận uỷ
quyền. Trên thực tế, các hợp đồng uỷ quyền định đoạt nhà ở rất phổ biến và những
hợp đồng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy, NCS kiến nghị đối với hợp đồng
uỷ quyền có nội dung định đoạt nhà ở thì cần theo thủ tục công chứng bắt buộc để
bảo đảm an toàn pháp lý cho cả bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền.
(ii) Luật Nhà ở năm 2014 chưa quy định cụ thể về vấn đề công chứng đối
với hợp đồng cho thuê lại nhà ở. Điều 122 của LNƠ năm 2014 không liệt kê hợp
đồng cho thuê lại nhà ở thuộc trường hợp phải thực hiện theo thủ tục công chứng
hay thuộc trường hợp không bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục công chứng. Rõ
ràng với sự bỏ ngỏ này của các nhà làm luật sẽ dẫn đến sự hiểu và áp dụng khác
nhau trên thực tế. Do đó, NCS kiến nghị hợp đồng cho thuê lại nhà ở sẽ được bổ
sung vấn đề công chứng như đối với hợp đồng thuê nhà tức hợp đồng cho thuê lại
nhà ở không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng uỷ quyền có công chứng.
Công chứng hợp đồng uỷ quyền là quy định mới được bổ sung trong LCC
năm 2014 mà trước đó LCC năm 2006 chưa có quy định. Tại khoản 2 Điều 55 LCC
năm 2014 về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền có quy định: “Trong trường
hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể đến cùng một tổ chức hành nghề
công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú
công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề
công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này,
hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”. Quy định này có một số bất cập
sau đây:
Một là, Điều 42 LCC năm 2014 không giới hạn phạm vi công chứng theo
đơn vị hành chính cấp tỉnh nếu ủy quyền về bất động sản nhưng khoản 2 Điều 55
của LCC năm 2014 lại giới hạn phạm vi công chứng ủy quyền trong trường hợp này
theo phạm vi cư trú. Trong khi đó, phạm vi cư trú theo Luật Cư trú năm 2020 là địa
điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không
180
có đơn vị hành chính cấp xã4. Trên thực tế không phải cấp xã nào cũng có tổ chức
hành nghề công chứng đóng trên địa bàn.
Hai là, khoản 2 Điều 55 LCC năm 2014 cũng chưa đề cập đến thời hạn để
người được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng chứng tiếp vào bản
gốc của hợp đồng ủy quyền mà bên ủy quyền đã chứng nhận trước đó. Điều này gây
ra rủi ro rất lớn cho công chứng viên nơi tiếp nhận yêu cầu của bên nhận ủy quyền.
Bởi nếu khoảng cách từ thời điểm công chứng của bên uỷ quyền và thời điểm công
chứng bên nhận uỷ quyền kéo dài, công chứng viên chứng nhận bên nhận uỷ quyền
sẽ không kiểm soát được việc bên bên ủy quyền đã đơn phương chấm dứt ủy quyền
trước thời điểm công chứng viên chứng nhận cho bên nhận ủy quyền hay chưa?
hoặc gặp trường hợp công chứng viên đã chứng nhận cho bên ủy quyền theo thủ tục
tại khoản 2 Điều 55 LCC năm 2014 thì sau đó bên được ủy quyền lại quay trở lại
đúng tổ chức hành nghề công chứng trước đó để yêu cầu chứng nhận tiếp cho bên
được ủy quyền.
Ba là, thuật ngữ “bản gốc” cũng gây không ít khó khăn cho các công chứng
viên vì không biết bản gốc được hiểu như thế nào? Bản gốc và bản chính giống hay
khác nhau? Trường hợp người được ủy quyền chỉ có một bản hợp đồng ủy quyền
thì thực hiện như thế nào?
Bốn là, trường hợp ủy quyền ở nước ngoài về thì có bắt buộc phải chứng
nhận đối với người được ủy quyền không? Thực tiễn công chứng gặp rất nhiều
trường hợp ủy quyền ở nước ngoài gửi về chỉ có một bản chính (hoặc bản gốc) hoặc
có hai bản chính (hoặc bản gốc) có cùng nội dung nhưng lại được Cơ quan đại diện
ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cho mỗi bản một số công chứng khác nhau. Do
đó, khi công chứng viên ở Việt Nam chứng nhận thì rất lúng túng không biết sẽ lưu
bản chính hay bản phô tô của hợp đồng ủy quyền trong trường hợp chỉ có 01 (một
bản) chính (hoặc bản gốc) hoặc trường hợp có hai bản chính (hoặc bản gốc) có nội
dung giống nhau nhưng lại cho số công chứng khác nhau thì giải quyết như thế nào?
Năm là, trong trường hợp ủy quyền đã được chứng nhận ở hai tổ chức hành
nghề công chứng mà các bên muốn sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng ủy
quyền thì phải làm như thế nào?
181
Sáu là, Điều 51 LCC năm 2014 quy định: “Việc công chứng sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ hợp động, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự
thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng,
giao dịch đó”. Điều 569 BLDS năm 2015 lại cho phép bên ủy quyền hoặc bên được
ủy quyền được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền. Sự quy
định khác nhau này đã dẫn đến các ý kiến trái chiều khi áp dụng. Ý kiến thứ nhất cho
rằng vì LCC năm 2014 không quy định về chấm dứt nên áp dụng quy định Điều 569
BLDS năm 2015 để chứng nhận văn bản đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
ủy quyền. Ý kiến thứ hai cho rằng, tuy LCC năm 2014 không quy định chấm dứt
giao dịch nhưng vì bản chất của công chứng là để đảm bảo an toàn giao dịch nên
trong trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì phải áp
dụng quy định tương tự được quy định tại Điều 51 LCC năm 2014 nên không
chứng nhận đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, các bên muốn
chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của
tất cả những người đã tham gia hợp đồng ủy quyền.
Đề xuất hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này như sau:
(i) Đối với trường hợp công chứng ủy quyền ở hai nơi cần quy định chỉ áp
dụng trong điều kiện hai bên không thể đến tổ chức hành nghề công chứng trong
một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi họ cư trú và người được ủy quyền sẽ
được bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào có trụ sở ngoài phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương của tổ chức hành nghề công chứng của bên ủy quyền
chứng nhận, đồng thời cần có quy định về thời hạn tối đa để người được ủy quyền
yêu cầu công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền.
(ii) Bổ sung thêm quy định về việc chấm dứt ủy quyền trong trường hợp ủy
quyền ở hai nơi và quy định về chứng nhận chấp nhận ủy quyền đối với trường hợp
ủy quyền được lập ở nước ngoài của bên ủy quyền (bao gồm cả trường hợp ủy
quyền này được gọi dưới tên gọi là giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền). Quy
định việc ủy quyền không cần xuất trình các giấy tờ bản chính đối với các giấy tờ
liên quan đến tài sản mà chỉ nên yêu cầu xuất trình bản sao có chứng thực trong một
thời hạn nhất định vì các lý do sau: Một là, văn bản ủy quyền chỉ có giá trị chứng
minh tư cách đại diện của người được ủy quyền, khi thực hiện công việc được ủy
182
quyền thì bên được ủy quyền vẫn phải xuất trình đầy đủ bản chính giấy chứng nhận
chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người ủy quyền; Hai là, việc
gửi bản chính qua lại giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền là mất thời gian và
tiền của cho các bên tham gia giao dịch, việc thất lạc bản chính các giấy tờ này rất
dễ xảy ra và người dân không yên tâm khi gởi các giấy tờ này qua đường bưu điện;
Ba là, tránh việc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thường
xuyên chứng văn bản ủy quyền khi mà không có bản chính các giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản để đối chiếu.
(iii) Quy định rõ trong trường hợp ủy quyền ở nước ngoài gởi về chỉ có một
bản chính (bản gốc) thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ lưu giữ bản chính (bản
gốc) và có trách nhiệm cấp bản sao văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền để
sử dụng.
(iv) Quy định thêm trường hợp các bên muốn công chứng hợp đồng ủy
quyền ở hai thời điểm khác nhau tại cùng một tổ chức hành nghề công chứng.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật về di chúc có công chứng.
Đối với vấn đề di chúc có công chứng, NCS đề xuất hoàn thiện một số quy
định sau đây:
Một là, Điều 636 BLDS năm 2015 có quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ
chức hành nghề công chứng như sau: “Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc
trước công chứng viên; công chứng viên phải ghi chép lại nội dung di chúc mà
người lập di chúc đã tuyên bố; người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào di chúc sau
khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của
mình; công chứng viên ký vào bản di chúc”. Theo thủ tục tại BLDS năm 2015 nêu
trên đối chiếu với quy định tại các Điều 40, Điều 41 và Điều 56 của LCC năm 2014
thì khi công chứng di chúc công chứng viên chỉ áp dụng được quy trình theo Điều 41
chứ không thể áp dụng quy trình theo Điều 40 Luật Công năm 2014 chứng trong
khi đó dường như Điều 56 LCC năm 2014 không có quy định về trường hợp này.
Điều này có nghĩa theo LCC năm 2014 thì công chứng viên có thể công chứng di
chúc cả trong trường hợp người lập di chúc soạn thảo sẵn bản di chúc. Bên cạnh đó,
LCC năm 2014 không cho phép người lập di chúc ủy quyền cho người khác yêu cầu
công chứng di chúc nhưng nếu thuộc trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc
183
không thể đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc thì
chưa có quy định về cách thức công chứng viên tiếp nhận yêu cầu công chứng di
chúc trong trường hợp này. Thực tiễn hoạt động công chứng cho thấy nếu người lập
di chúc không đến tổ chức hành nghề công chứng cho thấy sẽ do người khác đến
nộp hồ sơ chứ không phải là người lập di chúc.
Quy định quy trình công chứng di chúc cho phù hợp với quy định của
BLDS năm 2015. Đồng thời quy định thêm thủ tục tiếp nhận yêu cầu công chứng di
chúc trong trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc không thể đến trụ sở của
tổ chức hành nghề công chứng và việc công chứng di chúc tại chỗ ở theo quy định
tại khoản 1 Điều 639 BLDS năm 2015 thì không cần phải “có lý do chính đáng”
như quy định tại khoản 2 Điều 44 LCC năm 2014.
Hai là, khoản 3 Điều 630, BLDS năm 2015: “Di chúc của người bị hạn chế
về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành
văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. BLDS năm 2015 chưa làm rõ được
như thế nào là hạn chế về thể chất và những trường hợp nào hạn chế về thể chất bắt
buộc phải lập văn bản theo hình thức công chứng hay mọi trường hợp hạn chế về
thể chất đều phải tuân theo quy định này mặc dù việc hạn chế về thể chất đó hoàn
toàn không gây ảnh hưởng đến việc nhận thức cũng như làm chủ hành vi của họ khi
tham gia các GDDS. Do vậy, NCS kiến nghị cần phải quy định chặt chẽ theo hướng
di chúc của người bị hạn chế về thể chất nhưng sự hạn chế này gây ảnh hưởng đến
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì di chúc của những người này cần được
công chứng hoặc chứng thực.
Ba là, đối với di chúc miệng tại khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015 quy
định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”. Quy định này
có một số vướng mắc sau đây: (i) Về thời hạn đi công chứng: Theo quy định của
BLDS, thời hạn này là 5 ngày làm việc kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế
thể hiện ý chí của mình. Theo NCS, khoảng thời gian này quy định ngắn bởi có rất
nhiều yếu tố xảy ra cả về khách quan và chủ quan khiến người làm chứng không thể
công chứng (hay chứng thực) văn bản ghi chép trong thời gian luật định; (ii) Khoản 5
184
Điều 630 BLDS năm 2015 quy định “công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng” - quy định này
như một sự thách đố vào tạo ra rủi ro cho công chứng viên. Bởi lẽ, công chứng viên
cần xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong khi đó cơ sở để công
chứng viên thực hiện là không có. Do đó, NCS kiến nghị cần tăng thời gian để
những người làm chứng đi thực hiện thủ tục công chứng. Ngoài ra, việc ghi nhận
công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc
điểm chỉ của người làm chứng là không có cơ sở cần lược bỏ.
Thứ tư, công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản và khai nhận di sản
Pháp luật dân sự hiện hành chỉ đưa ra hai cách thức phân chia di sản là phân
chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Trong khi đó, khi đề cập
đến vấn đề này, các nhà làm LCC năm 2014 lại có một cách tiếp cận hoàn toàn
khác. Cụ thể, khi đề cập đến “Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”,
Điều 57, LCC quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc
không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể
tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác...”.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 58 LCC năm 2014 quy định: “Người duy nhất
được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo
pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công
chứng văn bản khai nhận di sản”.
Như vậy, cách tiếp cận của các nhà làm LCC lại dựa trên một hệ tiêu chí
hoàn toàn khác biệt. Chính vì lý do này, trong nhiều tình huống thực tế, công chứng
viên sẽ lúng túng khi đưa ra hướng giải quyết trong một số tình huống thực tế. Ví
dụ, trong di chúc đã xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng thì
áp dụng hình thức văn bản nào? Hay các đồng thừa kế có quyền thỏa thuận bán tài
sản là di sản để chia bằng tiền hay không?97
97. Tuấn Đạo Thanh, Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật công chứng, Dự án phát triển lập
pháp quốc gia (NLD), Bộ Tư pháp.
185
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hai hình thức để thừa kế và hưởng thừa kế đó
là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Việc được hưởng thừa kế như thế
nào đã được quy định cụ thể trong BLDS. Do đó, nếu LCC năm 2014 quy định thì
chỉ nên quy định về thủ tục và quy trình để thực hiện việc nhận thừa kế đối với
trường hợp thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc chứ không nên bắt buộc
trường hợp nào thì thỏa thuận phân chia di sản, trường hợp nào thì khai nhận di sản
như quy định hiện nay tại Điều 57 và Điều 58 của LCC. năm 2014
Kết luận Chƣơng 3
Với sự gia tăng của các GDDS, số lượng các GDDS được công chứng ngày
càng nhiều; qua đó, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong giao dịch, hạn chế
phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, hoạt động công chứng cũng vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập, hạn chế như: Nhiều trường hợp công chứng viên vi phạm các quy định liên
quan đến người yêu cầu công chứng là người không có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; cao tuổi không còn mình mẫn; ốm đau, bệnh tật...; nhiều hợp đồng mà chủ thể
ký vào văn bản công chứng nhưng lại không biết chữ; một số hợp đồng người ký kết
vào văn bản công chứng là giả mạo nhưng công chứng viên không phát hiện ra...;
một số công chứng viên thực hiện công chứng văn bản phân chia di sản, khai nhận
di sản nhưng chưa thực hiện hêt trách nhiệm của mình dẫn tới việc xác định không
đầy đủ, bỏ sót người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc xác định
di sản để phân chia chưa chính xác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể
đến do pháp luật về công chứng nói riêng và pháp luật khác nói chung còn chưa đầy
đủ, cụ thể và vẫn còn một số quy định chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp
luật khác. Cũng như do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
của các công chứng viên...
186
KẾT LUẬN
Luận án “Giao dịch dân sự có công chứng theo quy định của pháp luật Việt
Nam” đã nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề từ lý luận, thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật về GDDS có công chứng.
Giao dịch dân sự có công chứng là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương được công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự. GDDS có công chứng được thực hiện một cách bắt buộc theo luật định
hoặc tự nguyện theo ý chí chủ thể trong giao dịch. Việc công chứng GDDS được
thực hiện theo các căn cứ sau đây: (i) Công chứng GDDS được thực hiện dựa trên
cơ sở luật định; (ii) Công chứng GDDS được thực hiện dựa trên ý chí của chủ thể
trong GDDS.
Pháp luật về GDDS có công chứng được quy định tương đối đầy đủ, hoàn
thiện với nhiều vấn đề pháp lý được ghi nhận. Các quy định liên quan đến GDDS có
công chứng là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc
công chứng giao dịch trên thực tế cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh liên
quan đến GDDS có công chứng. Tuy vậy, pháp luật về GDDS có công chứng cũng
còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập như: còn tồn tại sự thiếu thống nhất giữa các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thời điểm có hiệu lực của GDDS có công
chứng; chưa quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi GDDS có công
chứng bị vô hiệu; vấn đề công chứng hợp đồng uỷ quyền, di chúc còn nhiều quy
định chưa hợp lý và vấn đề công chứng trên môi trường điện tử cũng còn gặp nhiều
lúng túng... Bên cạnh các bất cập của pháp luật, thực tiễn công chứng các GDDS
cũng nảy sinh nhiều vấn đề công chứng viên vi phạm các quy định pháp luật về
công chứng... Xuất phát từ những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng liên quan đến GDDS có công chứng, luận án đã đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến nội dung này như: hoàn thiện các quy
định chung liên quan đến GDDS có công chứng; hoàn thiện các quy định về công
chứng GDDS và hoàn thiện một số loại GDDS cụ thể có công chứng như hợp đồng
uỷ quyền, di chúc.
187
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lại Thị Bích Ngà (2018), “Bàn về một số quy định của Luật Công chứng năm
2014”, Tạp chí Nghề luật, (5), tr. 81-84.
2. Lại Thị Bích Ngà - Lê Thị Trang (2020), “Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng
quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 trong hoạt động công chứng các
giao dịch về nhà ở”, Tạp chí Nghề luật, (9), tr. 14-17.
3. Lại Thị Bích Ngà (2021), “Những bất cập trong quy định của Luật Nhà ở hiện
hành về điều kiện của chủ thể tham gia giao dịch về nhà ở”, Tạp chí Nghề luật, (9),
tr. 37-40.
4. Lại Thị Bích Ngà (2022), “Truất quyền hưởng di sản - Những vướng mắc trong
hoạt động công chứng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 3(360), tr. 49-53.
5. Lại Thị Bích Ngà (2022), “Hoàn thiện pháp luật công chứng về thủ tục công
chứng hợp đồng, giao dịch”, Tạp chí Nghề luật, (Số chuyên đề góp ý xây dựng
Luật Công chứng sửa đổi), tr. 60-67, 81.
188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Khải Ân (2016), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho vay trong lĩnh
vực ngân hàng”, Tạp chí Luật học, (8), tr. 3-17.
2. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15/7/2013 về Tổng kết thi
hành Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội.
3. Ngô Quốc Chiên (2016), “Bàn về quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm
của pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (8), tr. 20-24.
4. Nguyễn Đức Chính (Chủ nhiệm) (2004), Xã hội hóa dịch vụ công một số hoạt
động của chính quyền thành phố, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,
Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 về hướng
dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 20/10/2014 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Báo cáo số 225/BC-CP ngày 19/5/2015 về kết quả lấy ý kiến
nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Cường (2002), “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các
quy định về hình thức”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (1), tr. 29-31.
10. Nguyễn Văn Cường (2005), Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu
quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận án tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học học Luật Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Huy Cường (2016), “Một số bất cập trong các quy định về mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, 9(391), tr. 38-40, 49.
12. Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
189
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới -
giai đoạn 2005 - 2010, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
19. Phạm Giang (2011), Luật Công chứng và các văn bản liên quan, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan nhà nước
khi tham gia quan hệ dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, 8(340), tr. 11-19.
21. Hà Thị Mai Hiên (2010), Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
22. Học viện Tư pháp (1994), Tập bài giảng: Công chứng, luật sư, giám định hộ
tịch 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.
24. Hội đồng Nhà nước (1991), Pháp lệnh về hợp đồng dân sự, Hà Nội.
25. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của Hợp dồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Phan Đình Khánh (2008), Tìm hiểu về công chứng và quy định về chứng thực,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
190
27. Nguyễn Phương Lan (2016), “Một số vấn đề về áp dụng tập quán trong quan hệ
hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8(304), tr. 31-38.
28. Nguyễn Thị Mai, Đoàn Tố Như (2000), Hỏi đáp về giao dịch dân sự về nhà ở
được xác lập trước ngày 01/7/1991, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
29. Trần Huyền Nga (1999), Những điều cần biết về hộ tịch hộ khẩu và công
chứng nhà nước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Như Phát (2002), “Dịch vụ công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2).
31. Nguyễn Minh Phượng (2013), “Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm
về hình thức theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (10), tr. 33-36.
32. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Quốc hội (1959), Luật Gia đình, Hà Nội.
35. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
36. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
37. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội.
38. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
39. Quốc hôi (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.
40. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
41. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
42. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
43. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
44. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
45. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
46. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội.
47. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội.
48. Quốc hội (2009), Luật Nhà ở, Hà Nội.
49. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
50. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
191
51. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.
52. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
53. Quốc hội (2014), Luật Công chứng, Hà Nội.
54. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
55. Quốc hội (2023), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội.
56. Thân Văn Tài (2016), “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí Luật học, (7), tTr. 35-44.
57. Phạm Hồng Thái (2005), Giáo trình Luật Dân sự (Dùng cho đào tạo đại học
hành chính), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Phạm Hồng Thái (2009), Giáo trình Luật Dân sự: Dùng cho đào tạo đại học
Hành chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
59. Lưu Quốc Thái (2016), “Các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai”, Tạp chí Khoa học pháp
lý, 6(100), tr. 23-32.
60. Tuấn Đạo Thanh (2011), Nhập môn công chứng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
61. Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật về công chứng những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
62. Tuấn Đạo Thanh (2013), Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong
hoạt động công chứng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
63. Tuấn Đạo Thanh (Chủ nhiệm) (2018), Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện
pháp luật công chứng, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
64. Tuấn Đạo Thanh (2014), Một số vấn đề cần lưu ý khi công chứng các văn bản
liên quan tới chế định thừa kế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
65. Tuấn Đạo Thanh (2015), Một số vấn đề cần lưu ý khi công chứng các hợp
đồng có đối tượng là công việc, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
66. Tuấn Đạo Thanh (2016), Một số vấn đề cần lưu ý khi công chứng các hợp
đồng dẫn tới việc chuyển dịch chủ sở hữu tài sản, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
67. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (2015), Giáo trình Luật Dân sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
68. Dương Đình Thành (1998), Tìm hiểu về công chứng nhà nước: Quy định mới
nhất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
192
69. Nguyễn Năng Thính (2000), “Thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng nhà
nước ở Hải Phòng, những kiến nghị đổi mới”, Thông tin Khoa học pháp
lý, (Chuyên đề đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở địa
phương 9/2000), Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Thông (1999), Hỏi đáp về giao dịch dân sự và giải quyết tranh
chấp về đất, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai
71. Trịnh Quốc Toản (1998), Giáo trình Luật Tổ chức tòa án, viện kiểm sát, công
chứng, luật sư, Đại học Quốc gia Hà Nội.
72. Nguyễn Thùy Trang (2016), “Hợp đồng về quyền sử dụng đất trong Bộ luật
Dân sự năm 2015”, Tạp chí Luật học, (7), tr. 53-59.
73. Nguyễn Thị Thùy Trang (2017), Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
ở theo quy pháp luật hiện hành của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
74. Ủy ban Công chứng Nhà nước (2010), Luật Công chứng của Mỹ năm 2006,
(Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
75. Ủy ban Công chứng Nhà nước (2010), Luật Công chứng của Nhật Bản, (Tài
liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
76. Ủy ban Công chứng Nhà nước (2011), Luật Công chứng của Cộng hòa Czech,
(Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
77. Ủy ban Công chứng Nhà nước (2011), Luật Công chứng của Bosniavà
Herzegovina, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
78. Ủy ban Công chứng Nhà nước (2011), Luật Công chứng của Cộng hòa
Macedonia, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
79. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
80. Nguyễn Văn Yểu, Dương Đình Thành (1991), Công chứng nhà nước, Viện
Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp.
81. Nguyễn Văn Yểu, Dương Đình Thành (1992), Những điều cần biết về công
chứng nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
193
Tiếng Anh
82. Henry Campell, M.A (1983), Black’s Law Dictionary, West Publishing Co.
USA (the fifth edition).
83. Michael L. Closen, Trevor J. Orsinger and Bradley A. Ullrick (Winter 2001),
Notarial Records and the Preservation of the Expectation of Privacy,
University of San Francisco School of Law, USA.
84. Bryan A. Garner (1999), Black’s Law Dictionary, West Group. USA (the
seventh edition).
85. Notary Professor Dr. Reinhold Geimer, XXIII International Congress of Latin
Notaries - Report of the German Delegation, Munchen, Germany.
86. Michigan Department of State, Office of the Great Seal (2004), Notary Public
Information, USA.
87. National Notary Association (1998), The Notary Public Code of Professional
Responsibility, USA.
88. National Notary Association (2002), The Model Notary Act, USA.
89. State of NewYork, Secretary of State’s Office, Business Services and
Licensing Divisions, (2004), Official Notary Public Handbook, USA.
90. New Jersey Division of Revenue (2003), New Jersey Notary Public Manual, USA.
91. Notary Public Act amended by Act No. 6627 dated January 26th, 2002 (2003),
South Korea.
92. Official Gazette of the Repubic of Macedonia No. 59/969 (1997), Notary
Public Law, Repubic of Macedonia.
93. Secretary of State, State of California, (2001), Notary Public Disciplinary
Guidelines, USA.
94. State of Nebraska, Secretary of State’s Office, Business Services and Licensing
Divisions, (2004), Official Notary Public Handbook, USA.
95. Secretary of State, State of California, Notary Public Section, (2005), Notary
Public Handbook, USA.
96. The Royal Kram No. 910-NS effected from November 4th, 1954, Kingdom of
Cambodia (1954).
97. Jesse White, Secretary of State (2007), Illinois Notary Public Handbook, USA.
194
Tiếng Nga
98. КОШЕЧКИНА ЮЛИЯ АЛЕКСАНДРОВНА1(2017), К ВОПРОСУ О
ПОНЯТИЯХ “НОТАРИАТ” И “НОТАРИАЛЬНАЯ ДЕЯТЕЛЬНОСТЬ”
В РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ,
sbornik270617_3.pdf#page=11.
99. МАСЛЕННИКОВА ТАТЬЯНА ВЛАДИМИРОВНА (2017), РЕАЛИЗАЦИЯ
ОХРАНИТЕЛЬНОЙ ФУНКЦИИ ПРИ РЕФОРМИРОВАНИИ
СИСТЕМЫ НОТАРИАТА, https://elibrary.ru/item.asp?id=28351565.
100. ПОСОБИЛО НАТАЛЬЯ ВАЛЕРЬЕВН (2018), Место нотариата в
Российской Федерации, https://elibrary.ru/item.asp?id=32592107.
195
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG TỔNG HỢP HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
THEO LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005
Loại hợp đồng Hình thức hợp đồng
Hợp đồng
mua bán
hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá
trong nước
- Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng
hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy
định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế
Bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng dịch vụ
- Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà
pháp luật quy định phải được lập thành
văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng về
xúc tiến thƣơng
mại
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
Phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương
Hợp đồng dịch vụ quảng
cáo thương mại
Hợp đồng dịch vụ trưng
bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ tổ chức,
tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại
Hợp đồng về
trung gia
thƣơng mại
Hợp đồng đại diện cho
thương nhân Phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.
Hợp đồng uỷ thác mua bán
hàng hoá
Hợp đồng đại lý thương mại
Một số hợp
đồng thƣơng
mại khác
Hợp đồng gia công trong
thương mại
Phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương
Hợp đồng dịch vụ tổ chức
đấu giá hàng hoá
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng nhượng quyền
thương mại
196
Phụ lục 2
BẢN TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH DÂN SỰ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG,
CHỨNG THỰC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng (Căn cứ: Điều 122 LNƠ năm 2014 và Điều 430 BLDS năm 2015).
2. Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản phải thực hiện công chứng, chứng
thực hợp đồng trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương
(Căn cứ: Điều 122 LNƠ năm 2014 và Khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015).
3. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 LĐĐ
năm 2013).
4. Hợp đồng đổi nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng
(Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 LNƠ 2014).
5. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 LNƠ 2014).
6. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167
LĐĐ 2013).
7. Hợp đồng thế chấp nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng
(Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 LNƠ 2014).
8. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng
thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 LĐĐ 2013).
9. Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại phải thực hiện công
chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 LNƠ 2014).
10. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc
chứng thực. Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức
kinh doanh bất động sản (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 LĐĐ 2013).
11. Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công
chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu
theo quy định của luật (Căn cứ: Khoản 1 Điều 459 BLDS 2015).
197
12. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng,
chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định (Căn cứ: Khoản 2 Điều 455
BLDS năm 2015).
13. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp,
nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS (Căn cứ: Khoản 4
Điều 630 BLDS năm 2015).
14. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất (Căn cứ: Khoản 3 Điều 122 LNƠ 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167
LĐĐ 2013).
198
Phụ lục 3
QUY TRÌNH 32. CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THOẢ THUẬN
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
TT Tên hồ sơ
Số
lƣợng
Ghi
chú
1 Phiếu yêu cầu công chứng 01
Bản
chính
2
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy
chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các
bên tham gia giao dịch
01
Bản
sao
3
Giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như:
* Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân
được xác lập trước ngày 03/01/1987 cho đến nay (trong trường hợp
sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn);
* Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu
mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng
của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
* Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả
năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi;
* Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND
cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
* Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người
nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích
cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
* Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai
hộ lần nào;
* Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
* Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại
học chuyên khoa tâm lý trở lên;
* Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật
gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
01
Bản
sao
199
* Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người
phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;
Nếu người mang thai hộ chưa kết hôn thì phải có giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân của người mang thai hộ;
* Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
* Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
- Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: hộ khẩu;
- Hợp đồng ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc ký văn bản thỏa
thuận mang thai hộ;
* Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm
thần (trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên
tham gia giao kết hợp đồng);
* Giấy tờ tuỳ thân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong
trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch).
+ Giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà
pháp luật quy định phải có;
* Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn
thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng.