Luận án Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trườn Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là công việc vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên thực chất là quá trình từng bước tạo ra sự chuyển biến về chất của tri thức, tình cảm và ý chí ở những em học viên Công an nhân dân, từ cơ sở đó không ngừng làm gia tăng động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ, thúc đẩy các em tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học tập, rèn luyện và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng trách của ngành và đơn vị, góp phần hoàn thành tốt trách nhiệm mà Tổ quốc, Đảng và Nhân dân giao phó, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân là một hệ thống bao gồm các thành tố có tương tác và quy định lẫn nhau. Chủ thể của hệ thống là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng và các cán bộ, giảng viên. Mỗi chủ thể có một vai trò nhất định nhưng tất cả đều hướng tới việc chuyển tải các nội dung giáo dục thông qua các hình thức, các phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết và tình cảm đối với đất nước, dân tộc Việt Nam cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân bị quy định bởi chính các điều kiện hiện nay của đất nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và một bề dày truyền thống, Thành phố Hồ Chí Minh đang tạo ra những thuận lợi to lớn đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân. Tuy vậy, những tác động từ mặt trái của153 quá trình mở cửa, hội nhập cũng gây ra không ít những trở ngại cho công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Đặc biệt là hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ngày càng diễn biến rất phức tạp, khó lường. Âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sự chia rẽ thống nhất của dân tộc, các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước đang ra sức chống phá Đảng, chống phá chế độ và Nhà nước; kinh tế thị trường đã mang lại sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhưng nó cũng tồn tại những mặt trái nhất định; tội phạm rất manh động, sử dụng vũ khí nóng ngày càng gia tăng, chúng bất chấp và coi thường pháp luật để gây án, điều đó càng đòi hỏi hơn nữa những nỗ lực của các chủ thể và của học viên trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

pdf175 trang | Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trườn Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, truyền thống của ngành Công an nhân dân, của các đơn vị, địa phương và gia đình luôn có vai trò to lớn trong nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, là cơ sở và điểm tựa để học viên Công an nhân dân kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Nếu không hiểu biết truyền thống lịch sử dân tộc sẽ dễ quên nền móng, gốc rễ, cội nguồn và cũng dễ quay lưng lại với đất nước, dân tộc; do đó, là người yêu nước thì phải có những am hiểu nhất định về truyền thống lịch sử nước nhà. Các em học viên Công an nhân dân khi hiểu rõ và nhận thức sâu sắc giá trị của truyền thống sẽ xác định được chỗ đứng của mình trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, sẽ tự xác định cho mình phải làm gì và làm như thế nào để xây đắp, tô thắm thêm truyền thống đó. Bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”; Các Mác khi bàn về vai 139 trò của lịch sử, truyền thống đã nhấn mạnh: “Con người làm ra lịch sử, truyền thống của con người đè lên vai những người đang sống” [84; tr. 145]. Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống oai hùng. Truyền thống đó là tổng hòa những phẩm chất, tính cách, tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán của dân tộc được kết tinh lâu đời và truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Do vậy, cần tập trung giáo dục cho học viên các trường Công an nhân dân về truyền thống kiên cường bất khuất, anh dũng trong chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; truyền thống tương thân, tương ái, đại đoàn kết của dân tộc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; ham học hỏi, cầu tiến, truyền thống nhân nghĩa, bao dung, rộng lượng, trọng nghĩa tình, lạc quan yêu đời,... qua đó nhằm hình thành và rèn luyện cho các em học viên Công an nhân dân những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, tạo nền tảng để phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang là thách thức đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống; cùng với điều đó, những yêu cầu về tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái và ý chí chiến thắng đại dịch COVID-19 hiện nay ở nước ta càng cho thấy cần tập trung hơn nữa vào nội dung giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc. Giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc phải gắn liền với giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 90 năm qua. Từ khi Đảng ra đời (03/02/1930) cho đến nay, với sự lãnh đạo cách mạng tài tình của Đảng, đất nước ta, dân tộc ta đã làm nên những kỳ tích, những thắng lợi vang dội làm rạng rỡ tô vẽ thêm truyền thống của dân tộc. Vì vậy, trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các chủ thể cần giáo dục cho các em học viên có hiểu biết đầy đủ về lịch sử ra đời và quá 140 trình đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng ta, nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam qua đó nhằm củng cố, bồi đắp thêm niềm tự hào, sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó tích cực đấu tranh chống mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp vai trò của Đảng, chia rẽ Đảng với quần chúng Nhân dân, đồng thời quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu lý tưởng của Đảng. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho các em học viên Công an nhân dân về lịch sử truyền thống vẻ vang của ngành, của Nhà trường: từ khi lực lượng Công an nhân dân được thành lập (19/08/1945) cho đến nay đã trải qua 75 năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu, xây dựng lực lượng và quá trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trải qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường cách mạng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam càng được củng cố và phát triển thêm một bước để trưởng thành hơn, từ đó luôn sẵn sàng chiến đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao phó. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trở thành một lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước tiến lên hiện đại là một vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Từ khi ra đời cho đến nay, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý, trong đó phần thưởng lớn nhất mà Công an nhân dân nhận được đó là niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Giáo dục lịch sử truyền thống địa phương và gia đình: lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình có quan hệ biện chứng với lịch sử 141 truyền thống của dân tộc và là một bộ phận không thể tách rời nhau. Cho nên trong khi giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc, lịch sử truyền thống đấu tranh oanh liệt của Đảng, của ngành Công an nhân dân và các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các chủ thể không nên xem nhẹ việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình cho các em học viên. Từ việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình sẽ giúp khơi dậy ở các em học viên lòng tự hào, hãnh diện về địa phương và gia đình mình, từ đó thúc đẩy các em học viên quyết tâm nổ lực ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân có đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bốn là, tích cực giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, nâng cao nhận thức cho học viên Công an nhân dân về bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế phản động, thù địch. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị - xã hội vô cùng phức tạp, các tổ chức phản động, các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo; những sai trái của một số đơn vị, cá nhân cán bộ, lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước gây tổn thất, thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế của đất nước như nạn hối lộ, tham nhũng, mua quan bán chức chúng ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Vì vậy, cần phải tích cực giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, nâng cao nhận thức cho học viên Công an nhân dân về bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, đây là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nếu không xác định đúng, không nắm vững được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những tổ chức phản động thì không thể có những kế hoạch nhằm đấu tranh phòng, chống và đối phó với chúng để đạt hiệu quả cao. Do đó, các chủ thể cần tích cực giáo dục cho học viên các 142 trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhận thức sâu sắc hơn về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của của các tổ chức, thế lực phản động, thù địch hiện nay. 4.2.2. Đổi mới phương pháp, phương tiện giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân Thành phố ồ Chí Minh hiện nay Thứ nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị của giảng viên trong Nhà trường. Một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là việc nâng cao chất lượng học tập các môn học lý luận chính trị. Những môn học này bao gồm: Giáo dục chính trị; Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây dựng Đảng. Đối với những môn học này, giảng viên thường dùng lời nói để thuyết trình là chủ yếu, điều này có lý do khách quan, bởi lẽ những môn học này thường phải chuyển tải nội dung lớn, có tính khái quát, trừu tượng cao trong một thời gian hạn hẹp, trong khi sự đầu tư điều kiện phương tiện vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã từng tổng kết “nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu”. Vì vậy, các phương pháp dùng lời nói nếu có sự hỗ trợ một cách hợp lý của các phương tiện trực quan và thực hành sẽ nâng cao được sự chú ý, thêm phần hấp dẫn đối với nội dung lý luận chính trị. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo hướng tích cực là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Trong đó, giảng viên là người đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay, nhiều giảng viên áp dụng các phương pháp và phương tiện hỗ trợ 143 dạy học, nhưng nhìn chung phần lớn các giảng viên vẫn thường chủ yếu sử dụng giảng dạy các môn học lý luận chính trị bằng phương pháp truyền thống. Vì thế, những môn học này chưa thật sự hấp dẫn đối với học viên. Các môn học lý luận chính trị thường có hệ thống kiến thức rộng nhưng thời gian học tập các môn này chưa thật sự nhiều. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất, khó khăn nhất trong giảng dạy là giảng viên phải trình bày có sức thuyết phục, lôi cuốn học viên vào say mê nhận thức. Trong giai đoạn hiện nay, thực tế mặt trái của xã hội lại khác xa so với lý luận. Muốn như vậy, giảng viên cần phải chủ động hoạt động dạy học “lấy người học làm trung tâm” để phát huy tính tích cực của người học. Một yêu cầu khác đối với giảng viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là phải liên tục cập nhật thông tin mới để cung cấp kịp thời cho học viên những kiến thức, những thông tin mới, nó sẽ mang tính thực tế cao, chắc chắn sẽ thu hút được học viên đam mê học tập những môn học này. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cho học viên Công an nhân dân, đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy. Đồng thời, cần bồi dưỡng cho học viên năng lực tự học, khả năng thực hành, ý chí vươn lên, tích cực, chủ động và sáng tạo. Giảng viên phải lấy việc phát huy trí tuệ, hình thành và phát triển năng lực tự học của học viên làm mục tiêu hàng đầu trong quá trình dạy học, giảng viên đưa ra nhiều tình huống để học viên thảo luận và tìm ra các phương án giải quyết, nhằm phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học viên, thường xuyên tổ chức nhiều buổi thảo luận, sêmina để rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình trước đám đông, viết, lập luận đồng thời kiểm tra đánh giá để có biện pháp giáo dục tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức của học viên. Trong giảng dạy các môn học lý luận chính trị, những phương pháp như đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, có thể thực hiện thông tin hai 144 chiều, giải đáp kịp thời những vấn đề người học quan tâm và đặt ra các tình huống “có vấn đề” cuốn hút họ cùng tham gia giải quyết trong quá trình nhận thức. Những phương pháp đó phù hợp với quy luật tư duy, có khả năng thu hút sự chú ý, gợi mở trí sáng tạo ở đối tượng có thể mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Thông qua đối thoại, học viên được trình bày ý kiến của cá nhân mình, được giải tỏa tâm lý, kích thích cả trí nhớ lẫn tư duy, gây hứng thú, chủ động tìm hiểu tri thức và rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát trong lập luận vấn đề. Muốn học viên hiểu sâu, nhớ lâu cần tăng cường sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giảng viên nêu ra những quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau, trình bày tiến trình suy luận của mình trên cơ sở vạch rõ bản chất của vấn đề. Từ đó hướng dẫn học viên tự đi đến kết luận trên cơ sở biết lập luận lôgic bảo vệ quan điểm mà mình tán thành. Những tri thức lý luận chính trị khô khan trừu tượng thông qua những ví dụ sinh động sẽ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, những đạo lý khô khan thông qua các hình tượng nghệ thuật, các câu ca dao tục ngữ, danh ngôn, trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người, có tác động to lớn đến tư tưởng tình cảm, phẩm chất, đạo đức của người học, những hình ảnh được tai nghe, mắt thấy có thể để lại ấn tượng sâu sắc hơn nhiều lần những bài giảng lý luận chính trị “lý thuyết suông” Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thứ hai, tổ chức tốt các buổi tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sĩ để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên. Sau khi học xong các môn học lý luận chính trị, nên tổ chức cho các em học viên các buổi tham quan những bảo tàng, các di tích lịch sử, văn hóa, di tích chiến tranh, nghĩa trang liệt sĩ, thăm thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đây là hình thức trực quan sinh động, hấp dẫn, gây cảm xúc và ấn 145 tượng mạnh mẽ cho các em học viên về lịch sử hào hùng của dân tộc, về những chiến công oanh liệt, những mất mát hy sinh của các thế hệ cha ông trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, để từ đó khơi dậy trong họ tinh thần yêu nước, lòng tự hào và biết ơn, kính trọng; là động lực thôi thúc họ quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc và các thành quả cách mạng. Để thực hiện tốt hình thức này, các chủ thể cần có kế hoạch chu đáo, có sự hướng dẫn, giới thiệu, thuyết minh cụ thể, sinh động; sau mỗi lần tham quan cần căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức cho các em viết bài thu hoạch, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử truyền thống của dân tộc ta đối với các em học viên của các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thứ ba, giáo dục chủ nghĩa yêu nước thông qua các hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên Công an nhân dân ở địa phương . Lực lượng Công an nhân dân do đặc thù nghề nghiệp, có quan hệ gắn bó mật thiết với các tầng lớp Nhân dân. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kh ng định về bản chất của Công an nhân dân Việt Nam: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ, dựa vào dân mà làm việc”. Mặt khác, biện pháp nghiệp vụ cơ bản mang tính chiến lược của ngành là công tác vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhằm xây dựng “thế trận an ninh nhân dân”. Do đó, giáo dục học viên Công an nhân dân hiểu biết thực tế, gắn bó với Nhân dân, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân ngay từ trong quá trình đào tạo được đặt ra một cách cấp thiết. Hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên Công an nhân dân đã được Tổng cục Chính trị Công an nhân dân ban hành hướng dẫn số 6777/HD-X11 ngày 30/6/2014. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị tại các trường Công an nhân dân. Việc học tập các môn lý luận chính trị và hoạt động nghiên cứu thực tế có mối 146 quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau, gắn lý luận với thực tiễn giúp cho học viên có điều kiện tiếp cận được thực tiễn cuộc sống lao động, sinh hoạt của Nhân dân, phụ giúp Nhân dân, học tập trau dồi kinh nghiệm từ Nhân dân, từ đó hướng tới mục đích hình thành, củng cố phẩm chất, bản lĩnh chính trị, niềm tin vào xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đào tạo ra thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhân dân. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế phụ thuộc vào việc giảng dạy các học phần lý luận chính trị nói chung và vai trò hướng dẫn nghiên cứu thực tế của đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn này nói riêng. Hoạt động nghiên cứu thực tế là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo nói chung và giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị tại các trường Công an nhân dân nói riêng. Giữa việc giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị và hoạt động nghiên cứu thực tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau và cùng hướng tới mục đích hình thành, củng cố phẩm chất, bản lĩnh chính trị, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đào tạo ra thế hệ cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhân dân. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế phụ thuộc vào việc giảng dạy các học phần lý luận chính trị nói chung và vai trò hướng dẫn nghiên cứu thực tế của đội ngũ giảng viên giảng dạy. Điểm rất quan trọng là phải tạo nên được sợi dây liên hệ và gắn kết nội dung bài giảng các học phần lý luận chính trị với nội dung, chương trình của hoạt động nghiên cứu thực tế mới mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế. Nội dung của công tác hoạt động thực tế tại địa phương như sau: 147 Một là, tổ chức cho học viên lao động, sản xuất giúp Nhân dân. Đây là hoạt động đầu tiên, cơ bản khi đưa học viên nghiên cứu thực tế, giúp cho học viên được gần gũi với Nhân dân thông qua lao động sản xuất, học viên hiểu được người lao động “một nắng hai sương” mới tạo ra được sản phẩm để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội, các em học viên hiểu được cuộc sống vất vả của những người dân lao động, từ đó các em đồng cảm, thương yêu, quý trọng và giúp đỡ Nhân dân. Hai là, tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động thanh niên tình nguyện. Tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thanh niên tình nguyện trong thời gian học viên nghiên cứu thực tế. Qua các hoạt động này giúp nâng cao hình ảnh của người học viên Công an nhân dân trong mắt Nhân dân, thể hiện tinh thần xung kích vì cộng đồng, tạo điều kiện cho học viên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành với những kiến thức mới chưa được học ở giảng đường. Ch ng hạn, trong quá trình tổ chức cho học viên đi thực tế, giảng viên đã kết hợp với chính quyền xã tổ chức cho học viên thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: thăm và tặng quà cho gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng tại các ấp; tham gia các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tới thăm, động viên và tặng quà cho các em mồ côi; phát hoang tuyến kênh, phát hoang đường, cùng nhân dân làm đường, dọn vệ sinh Nghĩa trang liệt sỹ của các ấp Ba là, tổ chức cho học viên thực hiện “Ba cùng” với quần chúng Nhân dân. Trong quá trình thực tế tại địa phương, giảng viên cùng với chính quyền địa phương phân công học viên về ở trong các hộ gia đình, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với Nhân dân. Việc làm này giúp cho học viên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn trong đời sống của Nhân dân; qua đó, tạo nên một tình cảm gắn bó giữa người học viên Công an nhân 148 dân và người dân trên địa bàn. Đây là điều kiện quan trọng để nắm bắt tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh trật tự trên địa bàn, một yếu tố quan trọng và là kinh nghiệm thực tiễn ban đầu giúp cho học viên có điều kiện gắn kết giữa lý luận được học trên giảng đường và kinh nghiệm thực tế. Bốn là, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa học viên nhà trường với chính quyền và Nhân dân địa phương. Trong thời gian nghiên cứu thực tế tại địa phương, bên cạnh các hoạt động nêu trên, giảng viên và chính quyền cấp xã đã phối kết hợp tổ chức các hoạt động cho các em học viên giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tăng cường sự gắn bó giữa học viên Công an nhân dân và người dân trên địa bàn. Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới. Nếu cơ sở giáo dục có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động đào tạo thì chất lượng giáo dục và đào tạo sẽ được đảm bảo và nâng cao. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng trong việc giáo dục và đào tạo, mặt dù còn nhiều khó khăn nhưng các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã khắc phục những khó khăn, nổ lực tăng cường đầu tư 149 xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ, từ cơ sở hạ tầng, hệ thống giảng đường, hệ thống âm thanh loa đài, nhà làm việc, thư viện, sân bãi tập quân sự, sân bãi học lái xe, nhà tập võ, trường bắn, hồ bơi, phòng ăn, ở và sinh hoạt của học viên... đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và sinh hoạt của cán bộ, giảng viên và học viên của các trường. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo cho ngành, cho đất nước những cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân “vừa hồng vừa chuyên”, có lập trường tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh chính trị, đạo đức tốt, lối sống trong sáng giản dị, giỏi về chuyên môn tinh thông về nghiệp vụ, luôn tin yêu, lễ phép và quý trọng Nhân dân, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của tình hình xã hội hiện nay. Theo chúng tôi, các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần phải tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản như sau: Một là, cải tạo nâng cấp và sửa chữa một số phòng học hiện có những đã xuống cấp; xúc tiến đề nghị lãnh đạo Bộ Công an cấp kinh phí để xây dựng mới bổ sung về phòng học lý thuyết đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đầu tư xây dựng phòng học chất lượng cao, cải thiện điều kiện dạy của giảng viên và điều kiện học của học viên, hệ thống phòng học này được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại: hệ thống máy chiếu, vi tính, phủ sóng wifi toàn trường, hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống nghe nhìn, tất cả những điều kiện này nhằm giúp học viên có điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận với công nghệ mới, kiến thức mới. Từ đó, học viên ham mê khám phá, tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân. Hai là, cần xây dựng các phòng học chuyên dùng dành cho học tập các môn chuyên ngành của các trường, khắc phục tình trạng dạy chay, học chay 150 bằng cách xây dựng các phòng học thực hành; mua sắm các máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình dạy học thực hành, từ đó học viên được trải nghiệm kiến thức thực tế ngay tại trường. Bên cạnh đó, các trường cần chú ý xây dựng kế hoạch cụ thể và thường xuyên nâng cấp phòng đọc, thư viện, tăng cường đầu sách, các loại báo, tạp chí và tài liệu dạy học, để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về tinh thần và mở rộng tầm hiểu biết ngày càng cao của cán bộ, giảng viên và học viên của các trường. Ba là, các trường cần ban hành nội quy, quy định cụ thể về việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất (trường bắn, bãi tập, hồ bơi, sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng,) và các phương tiện dạy học cho đạt hiệu quả cao. Trong đó cần giao cho một số đơn vị có liên quan cụ thể để có trách nhiệm khai thác, sử dụng phòng học, sử dụng các phương tiện dạy học trong phòng học đó. Điều này sẽ đảm bảo các phương tiện dạy học được bảo quản và khai thác hiệu quả hơn. Tránh trường hợp như hiện nay, nhiều phòng học có máy tính nhưng do không được bảo quản dẫn đến tình trạng hỏng hóc rất nhiều, việc khai thác không hiệu quả, gây nên tình trạng lãng phí và tốn kém. 151 Tiểu kết chương 4 Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nêu trên. Các nhóm giải pháp đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, là một chỉnh thể thống nhất, vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Thực hiện nhóm giải pháp này cũng đồng thời tạo điều kiện để thực hiện nhóm giải pháp khác và ngược lại. Việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đó có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Do vậy, trong quá trình giáo dục không nên coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa một nhóm giải pháp nào, cần tiến hành đồng bộ và phối hợp chặt chẽ các nhóm giải pháp, tuỳ theo tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng trường mà đề ra những giải pháp cho phù hợp để đạt được kết quả cao trong quá trình giáo dục. Đối với học viên các trường Công an nhân dân nói chung và học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cần vận dụng một cách linh hoạt những nhóm giải pháp đó để phát huy hiệu quả tính tự giác và tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự học tập và rèn luyện giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em học viên Công an nhân dân, Có như vậy, chúng ta mới đào tạo ra được những cán bộ, chiến sỹ Công an có lập trường tư tưởng thật vững vàng, có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, luôn yêu ngành yêu nghề, yêu Nhân dân, yêu chế độ, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành “Công an nhân dân Việt Nam vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. 152 KẾT LUẬN Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là công việc vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên thực chất là quá trình từng bước tạo ra sự chuyển biến về chất của tri thức, tình cảm và ý chí ở những em học viên Công an nhân dân, từ cơ sở đó không ngừng làm gia tăng động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ, thúc đẩy các em tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học tập, rèn luyện và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng trách của ngành và đơn vị, góp phần hoàn thành tốt trách nhiệm mà Tổ quốc, Đảng và Nhân dân giao phó, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân là một hệ thống bao gồm các thành tố có tương tác và quy định lẫn nhau. Chủ thể của hệ thống là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng và các cán bộ, giảng viên. Mỗi chủ thể có một vai trò nhất định nhưng tất cả đều hướng tới việc chuyển tải các nội dung giáo dục thông qua các hình thức, các phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết và tình cảm đối với đất nước, dân tộc Việt Nam cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân bị quy định bởi chính các điều kiện hiện nay của đất nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và một bề dày truyền thống, Thành phố Hồ Chí Minh đang tạo ra những thuận lợi to lớn đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân. Tuy vậy, những tác động từ mặt trái của 153 quá trình mở cửa, hội nhập cũng gây ra không ít những trở ngại cho công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Đặc biệt là hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ngày càng diễn biến rất phức tạp, khó lường. Âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sự chia rẽ thống nhất của dân tộc, các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước đang ra sức chống phá Đảng, chống phá chế độ và Nhà nước; kinh tế thị trường đã mang lại sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhưng nó cũng tồn tại những mặt trái nhất định; tội phạm rất manh động, sử dụng vũ khí nóng ngày càng gia tăng, chúng bất chấp và coi thường pháp luật để gây án, điều đó càng đòi hỏi hơn nữa những nỗ lực của các chủ thể và của học viên trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Trong thời gian qua, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về mặt định tính, cả về mặt định lượng. Về mặt định tính, nhận thức của học viên về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Nhà nước từng bước được nâng lên. Đây là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển tình cảm yêu nước, yêu Nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội ở mỗi học viên. Cùng với nhận thức, niềm tin của các học viên cũng được củng cố, tính tích cực xã hội được nâng cao. Tuyệt đại đa số học viên đã tích cực tham gia nhiệt tình vào các sự kiện chính trị, xã hội, các phong trào, đặc biệt là các kỳ đi thực tế tại địa phương. Về mặt định lượng, thành tích học tập của học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua nhìn chung là khả quan với số lượng tốt nghiệp cao. Với các kết quả đó, tất cả học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp đều sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức. 154 Tuy vậy, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định. Đó là các hạn chế về nhận thức và năng lực, về việc thực hiện vai trò của các chủ thể giáo dục từ lãnh đạo nhà trường, các phòng ban chức năng đến các cán bộ, giảng viên trực tiếp giảng dạy và quản lý giáo dục. Cùng với điều đó là các hạn chế về nội dung chương trình, về hình thức, phương pháp và các phương tiện vật chất phục vụ cho giáo dục. Điều đó đòi hỏi phải có sự khắc phục đồng bộ, kịp thời. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp; nhận thức của cán bộ, giảng viên về vị trí, vai trò, yêu cầu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước; nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước thông qua đổi mới phương pháp, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong nhà trường; đa dạng hóa những hình thức, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước; phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự học tập và rèn luyện các giá trị đạo đức, chủ nghĩa yêu nước cho học viên. Có như vậy chúng ta mới đào tạo ra được những cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng chính trị thật vững vàng, yêu ngành, yêu nghề, yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành “Công an nhân dân Việt Nam vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, để sau khi học xong ra trường về công tác tại các đơn vị Công an địa phương các em học viên phát huy được tố chất tốt của mình trong đấu tranh giữ vững an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn cho xã hội, là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, chế độ và bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân. 155 DANH MỤC CÁC CÔN TRÌNH N HIÊN CỨU KHOA HỌC Ã CÔN BỐ CỦA TÁC IẢ LIÊN QUAN ẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Đường (2014), Đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3, tr.52. 2. Nguyễn Văn Đường (2017), Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học viên các trường Công an nhân dân khu vực phía Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr.238. 3. Nguyễn Văn Đường (2017), Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr.263. 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Gia Ban (2000), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Lương Gia Ban (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội. 3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Báo Sài Gòn Giải Phóng (ngày 06/07/2000), Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đoàn viên thanh niên. 7. Đặng Quốc Bảo (1986), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, thanh niên lực lượng vũ trang nỗ lực rèn luyện vươn lên hàng đầu vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.64-82. 8. Nguyễn Đình Bắc (2011), Phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 3 (238), tr.68-75. 9. Nguyễn Đình Bắc (2011), Sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tư duy Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (46), tr.11-17. 157 10. Nguyễn Đình Bắc (2012), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - cội nguồn sức mạnh trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 (53), tr.52-56. 11. Nguyễn Đình Bắc (2012), Sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 5 (252), tr.14-22. 12. Nguyễn Lương Bằng (2008), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, Tạp chí ý luận chính trị, số 12. 13. Phạm Thái Bình (2009), Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong các trường Công an nhân dân trên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí Công an nhân dân, số 1. 14. Bộ Công an (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 15. Bộ Công an (1998), Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Bộ Công an (2000), Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân, Công an nhân dân - lịch sử biên niên. 17. Bộ Công an (2000), Từ điển bách khoa Công an nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Bộ Công an (2006), Những trang sử vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 19. Bộ Công an (2008), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 20. Bộ Công an (2015), Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân hiện nay, Nxb Hà Nội. 158 21. Bộ Công an (2015), “Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các học viện, trường Công an nhân dân và quân đội nhân dân”. 22. Bộ Công an (2015), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn công tác quản lý giáo dục học viên, Nxb Lao động, Hà Nội. 23. Bộ Công an (2020), 75 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2020) và 15 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2020), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Lương Bằng (2001), Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội. 27. Nguyễn Lương Bằng (2003), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay, Thông báo khoa học, Đại học Vinh, số 31. 28. Nguyễn Lương Bằng (2006), Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 4, tr.13-15. 29. Phạm Như Cương (1970), Một số vấn đề xung quanh con đường Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa xã hội khoa học, Thông báo Triết học, số 17. 30. Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 159 31. Đào Ngọc Dung (2006), Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, Báo Thanh niên, ngày 21/4/2006. 32. Văn Tiến Dũng (1982), Thế hệ trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 33. Nguyễn Tuấn Dũng (2002), Nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 34. Lê Duẩn (1977), Thanh niên trong các lực lượng vũ trang hăng hái vươn lên hơn nữa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 35. Lê Duẩn (1979) Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 36. Đoàn Minh Duệ (chủ biên) (2004), Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An. 37. Dương Văn Duyên (2008), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số tháng 8. 38. Mai Thế Dương (2012), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Tạp chí Cộng sản, số 841. 39. Dương Tự Đam (2008), Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 40. Đại Việt sử ký toàn thư, (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 160 43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Đảng bộ Trường Cao đ ng cảnh sát nhân dân II (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ I, Nhiệm kỳ 2020-2025, Thành phố Hồ Chí Minh. 51. Đảng bộ Trường Đại học An ninh nhân dân (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV, Nhiệm kỳ 2020-2025, Thành phố Hồ Chí Minh. 52. Đảng bộ Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI, Nhiệm kỳ 2020-2025, Thành phố Hồ Chí Minh. 53. Phùng Khắc Đăng (2006), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết thắng cho quân và dân ta hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 54. Đinh Thế Định (2005), Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho sinh viên đại học Vinh, Đề tài khoa học cấp bộ. 55. Trần Minh Đoàn, Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ khoa học. 161 56. Phạm Văn Đồng (1959), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 57. Phạm Văn Đức (2004), Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 9 (160). 58. Đặng Thái Giáp (2000), Đạo đức và pháp luật với an ninh trật tự trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản, số 2. 59. Võ Nguyên Giáp (1979), Về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong kỷ nguyên mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 60. Trần Văn Giàu (1970), Chủ nghĩa yêu nước - tình cảm và tư tưởng lớn nhất của con người Việt Nam, Thông báo Triết học, số 15. 61. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 62. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn hóa Việt Nam: Tư tưởng yêu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Trần Văn Giàu (1998), Chủ nghĩa yêu nước - nét đậm đà trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. 64. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Phan Thị Hà (2012), Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Vĩnh ong trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ khoa học. 66. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2014), Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong hình thành nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 85, tr.13. 67. Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 162 68. Trần Thị Thảo Hiền (2012), Nâng cao tinh thần yêu nước cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long thông qua phần “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ khoa học. 69. Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí Triết học, số 12. 70. Nguyễn Văn Khánh (2001), Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, Tạp chí ịch sử Quân sự, số 2. 71. Lương Quỳnh Khuê (1992), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, Tạp chí Triết học, số 4. 72. Phạm Huy Kỳ (2010), ý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia - Hành chính, Hà Nội. 73. Đinh Xuân Lâm (2011), “Đặc sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”, Báo Đại đoàn kết online, ngày 20 tháng 9. 74. Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa Đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Phan Huy Lê (2002), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống và hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 76. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 77. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 78. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 79. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 80. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 81. Phan Ngọc Liên (1998), Phát huy sức mạnh nền văn hóa truyền thống trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12, tr.33-35. 163 82. Phan Ngọc Liên (2006), Về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 83. Trương Giang Long (2012), Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1976), Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 85. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 86. Hồ Chí Minh (1951), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 87. Hồ Chí Minh (1960), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 88. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 89. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 90. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 91. Hồ Chí Minh (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 92. Cao Minh (1999), Truyền thống yêu nước trong lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 93. Trần Thị Minh (2014), Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 94. Đỗ Mười (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 95. Nguyễn Thị Nga (2006), Phát huy truyền thống yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 1. 96. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay, Nxb Thanh Niên. 164 97. Phạm Văn Nhiên (2004), Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa yêu nước Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10. 98. Phạm Văn Nhuận (chủ biên) (2008), Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 99. Vũ Oanh (1996), Mấy vấn đề về xây dựng lý tưởng cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 11. 100. Bùi Đình Phong (2008), “Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08-02. 101. Bùi Đình Phong (2013), Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội. 102. Phùng Hữu Phú (1997), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4. 103. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam và giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 104. Đặng Thanh Phương (2004), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên sinh viên ở thủ đô trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 105. Trần Đại Quang (2015), Báo cáo Tổng kết công tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, số 5, tr.5-11. 165 106. Lý Việt Quang (2013), Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, Tạp chí ịch sử Đảng, số 6, tr. 38-42. 107. Đào Duy Quát (2003), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 108. Hoàng Bình Quân (2004), Tăng cường giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới của cách mạng, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4. 109. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), uật Giáo dục. 110. Mai Thị Quý (2003), Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Triết học, số 12. 111. Đỗ Thị Sen (2017), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân, Luận văn Thạc sỹ khoa học. 112. Nguyễn Thái Sơn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên, Tạp chí Triết học 113. Phạm Phương Thảo (2003), Thực trạng suy thoái đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên và biện pháp khắc phục, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11. 114. Ngô Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2002), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 115. Nguyễn Nam Thắng (2014), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 116. Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ trực giá trị chân thiện mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 4. 117. Tổng cục chính trị cục Tư tưởng - Văn hóa (2000), Tài liệu học tập chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 166 118. Trần Quang Trọng (2004), Tư cách người Công an cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đặc san Công an nhân dân, số 5. 119. Trần Xuân Trường (1981), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 120. Trần Xuân Trường (1981), Mấy vấn đề về Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 121. Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 122. Trần Xuân Trường (2008), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 123. Thái Duy Tuyên (2006), Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 124. Từ điển Chính trị vắn tắt (1988), Nxb Sự thật, Hà Nội. 125. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 126. Từ điển Triết học (1975), Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 127. Trường Cao đ ng Cảnh sát nhân dân II (2016), Báo cáo Tổng kết năm học 2015-2016, Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6. 128. Trường Đại học An ninh nhân dân (2016), Báo cáo Tổng kết năm học 2015-2016, Phương hướng công tác năm học 2016-2017, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6. 129. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (2016), Báo cáo Tổng kết năm học 2015-2016, Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6. 130. Viện khoa học xã hội và nhân văn Quân sự (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sỹ quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 167 131. Nghiêm Đình Vỳ (2004), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ - yếu tố quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây dựng Quân đội nhân dân thời kỳ mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10, tr.21-24. 132. Nghiêm Đình Vỳ (2006), Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_chu_nghia_yeu_nuoc_cho_hoc_vien_cac_truon_c.pdf
  • pdfQD_NguyenVanDuong.pdf
  • jpgScan0009.JPG
  • jpgScan0010.JPG
  • pdfTrichyeu_NguyenVanDuong.pdf
  • pdfTT Eng NguyenVanDuong.pdf
  • pdfTT NguyenVanDuong.pdf
Luận văn liên quan