Luận án Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Những kết quảnghiên cứu chính trong chương 3 là: 1. Sửdụng phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng đểxác định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL, theo quan niệm: - Các biện pháp được coi là cấp thiết là những biện pháp cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra của quá trình giáo dục kĩnăng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL, các vấn đề đó là: + Các trường THPT chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề giáo dục KNS cho học sinh. + Những trường THPT thực hiện giáo dục KNS cho học sinh chủy ếu thực hiện bằng cách lồng ghép giáo dục KNS vào một sốmôn học, vì thếhiệu quảchưa cao. + Chưa phát huy được ưu thếcủa hoạt động giáo dục NGLL đểgiáo dục KNS cho học sinh. Vì thế, chưa xây dựng được các biện pháp khảthi để giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL. - Các biện pháp có tính khảthi là các biện pháp thỏa mãn được các yếu tốchi phối, ràng buộc biện pháp đó. Các yếu tốnày bao gồm: Pháp luật; quy ền hạn/quyền lực; văn hóa; đạo đức; thời gian; con người; tài chính; các nguồn lực vật chất khác. Kết quảtrưng cầu ý kiến cho thấy, phần lớn sốngười được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giảluận án xây dựng. Trong đó ý kiến đánh giá ởmức độrất cấp thiết và rất khảthi đạt tỷlệcao hơn các mức độkhác. Điều này chứng tỏcác biện pháp đã xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục KNS ho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp. 2. Tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục KNS vào hoạt động giáo dục NGLL ởtrường THPT đểtổchức thực nghiệm bằng cách: - Thiết kế nội dung, hình thức thực hiện hoạt động Sân chơi trí tuệ thuộc nội dung hoạt động giáo dục NGLL. - Thiết kế4 chủ đềtương ứng với 4 KNS cần hình thành, phát triển cho học sinh THPT; thửnghiệm các chủ đềnày trước khi tích hợp vào nội dung hoạt động giáo dục NGLL. - Tích hợp các chủ đềgiáo dục KNS vào nội dung, hình thức thực hiện hoạt động Sân chơi trí tuệ. 3. Tổchức thực nghiệm sưphạm với kết quảcủng cốcác kĩnăng sống: Kĩnăng xác định giá trị; Kĩnăng giao tiếp hiệu quả; Kĩnăng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; Kĩnăng giải quy ết mâu thuẫn một cách tích cực. Kết quả này khẳng định các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp là khảthi, có tác động làm thay đổi KNS của học sinh THPT vềcác phương diên: nhận thức, thái độ và hành vi.

pdf182 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 11804 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng mà họ có 8 9 10 Là uy quyền/ uy lực mà họ có 2 0 129 Như vậy, sau thực nghiệm số HS có những quan niệm giá trị đối với mỗi con người là “Điều quan trọng”, là “điều có ý nghĩa”, là “Điều được tin tưởng”, là “phẩm chất mà họ có” tăng lên rõ rệt sau thử nghiệm. Đồng thời số HS có quan niệm giá trị là những điều mang tính hình thức, chưa thực sự đích thực như “Tài sản mà họ có” là “vị trí xã hội mà họ có”, là “uy quyền mà họ có”, là “điều có lợi cho họ” đều giảm. - Những điều gì chi phối hành động/ hành vi Bảng 3.17: Thay đổi về định hướng hành vi của người tham gia S TT Nội dung Số lượng Đo đầu Đo sau 1 Làm/ hành động theo định hướng có lợi cho mình 7 2 2 Làm/ hành động theo định hướng có ý nghĩa đối với mình 80 94 3 Làm/ hành động theo niềm tin của mình 78 96 4 Làm/ hành động theo ý muốn của người khác 6 6 5 Làm/ hành động theo định hướng làm cho mình oai hơn 6 2 6 Làm/ hành động theo định hướng giữ danh dự/ uy tín cho mình 18 24 Số lượng HS hành động theo định hướng ô có ý nghĩa, ô niềm tin, ô giữ uy tín, danh dự tăng, còn số HS hành động vì ô có lợi đối với bản thân, làm cho ô oai hơn giảm. Nhưng bên cạnh đó, số HS hành động theo ý muốn của người khác không thay đổi sau thực nghiệm. * Kĩ năng giao tiếp Sau thực nghiệm tất cả những kĩ năng giao tiếp đều được hầu hết HS đánh giá là rất cần và cần, chỉ có 1 HS cho rằng không cần “Kiềm chế được bản thân khi người ta nổi cáu với mình” và “Chấp thuận yêu cầu hợp lý của người khác”; và 2 HS cho rằng không cần “Phân tích cái lợi và bất lợi để thuyết phục người giao tiếp”. 130 * Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực Tất cả những kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực đều được hầu hết HS đánh giá là rất cần, chỉ có 4 HS không biết “Biết dàn hoà mọi người khi có sự tranh cãi, xích mích” và 2 HS không biết “Chủ động hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó không” có cần không. Kết quả này cho thấy một vài HS mặc dù là cán bộ lớp nhưng cũng không dễ gì thay đổi nhận thức và thái độ đối với những vấn đề cần chủ động của người cán bộ lớp. * Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng Sau khi thực nghiệm chỉ còn 2 HS vẫn lựa chọn hút thuốc lá khi căng thẳng. Đặc biệt số lượng các em lựa chọn những cách ứng phó tích cực như: Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân (tăng từ 15 lên 20); Nhờ thầy cô giúp đỡ (tăng từ 4 lên 12), tâm sự với bạn thân (tăng từ 16 lên 22), tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn (tăng từ 1 lên 9); khóc (giảm từ 9 xuống 4). Một số thay đổi nhận thức của HS về các khía cạnh của trí tuệ xúc cảm sau thực nghiệm được thể hiện ở số liệu bảng 3.18. Bảng 3.18. Thay đổi nhận thức về các khía cạnh của kĩ năng đương đầu với cảm xúc TT Nội dung Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Cần Không Cần Không 1 Cần nhận thức được cảm xúc của bản thân 12 72 95 1 2 Có cần làm chủ cảm xúc của mình không 22 62 96 0 3 Cần biết ứng phó tích cực với căng thẳng 15 69 95 1 4 Khi căng thẳng cần tìm kiếm sự giúp đỡ 10 84 95 1 5 Cần phòng ngừa các tình huống căng thẳng 17 77 94 2 131 Tóm lại, quá trình thực nghiệm đã khẳng định các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là khả thi, có tác động làm thay đổi KNS của học sinh THPT về các phương diên: nhận thức, thái độ và hành vi. Thông qua thực nghiệm, học sinh các lớp thuộc nhóm thực nghiệm đã được củng cố các kĩ năng sống cơ bản là: - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả. - Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng. - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Với kết quả nêu trên, có thể khẳng định giả thuyết của thực nghiệm đã được chứng minh. 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Những kết quả nghiên cứu chính trong chương 3 là: 1. Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng để xác định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL, theo quan niệm: - Các biện pháp được coi là cấp thiết là những biện pháp cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra của quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL, các vấn đề đó là: + Các trường THPT chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề giáo dục KNS cho học sinh. + Những trường THPT thực hiện giáo dục KNS cho học sinh chủ yếu thực hiện bằng cách lồng ghép giáo dục KNS vào một số môn học, vì thế hiệu quả chưa cao. + Chưa phát huy được ưu thế của hoạt động giáo dục NGLL để giáo dục KNS cho học sinh. Vì thế, chưa xây dựng được các biện pháp khả thi để giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL. - Các biện pháp có tính khả thi là các biện pháp thỏa mãn được các yếu tố chi phối, ràng buộc biện pháp đó. Các yếu tố này bao gồm: Pháp luật; quyền hạn/quyền lực; văn hóa; đạo đức; thời gian; con người; tài chính; các nguồn lực vật chất khác. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giả luận án xây dựng. Trong đó ý kiến đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi đạt tỷ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các biện pháp đã xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục KNS ho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 133 2. Tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục KNS vào hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT để tổ chức thực nghiệm bằng cách: - Thiết kế nội dung, hình thức thực hiện hoạt động Sân chơi trí tuệ thuộc nội dung hoạt động giáo dục NGLL. - Thiết kế 4 chủ đề tương ứng với 4 KNS cần hình thành, phát triển cho học sinh THPT; thử nghiệm các chủ đề này trước khi tích hợp vào nội dung hoạt động giáo dục NGLL. - Tích hợp các chủ đề giáo dục KNS vào nội dung, hình thức thực hiện hoạt động Sân chơi trí tuệ. 3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm với kết quả củng cố các kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị; Kĩ năng giao tiếp hiệu quả; Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Kết quả này khẳng định các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là khả thi, có tác động làm thay đổi KNS của học sinh THPT về các phương diên: nhận thức, thái độ và hành vi. 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kĩ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Đối với nhiều nước trên thế giới, kĩ năng sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học. 2. Giáo dục kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chiếm vị trí quan trọng. Những kết quả được hình thành ở học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giơ lên lớp bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết đọng lại là ở kĩ năng sống ở lứa tuổi thanh niên có tác dụng làm nền tảng quan trọng để các em gia nhập vào đời sống xã hội một cách chắc chắn. 3. Kết quả của luận án đã xác định các kĩ năng sống để hình thành cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các kĩ năng cơ bản như xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Kết quả của việc hình thành các kĩ năng này là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. 4. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động giáo dục 135 theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là dựa trên các ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi trung học phổ thông, nhưng vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình thành đối với nhân cách có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện của từng cá thể. 5. Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đã chứng minh học sinh trung học phổ thông chưa có những kĩ năng sống cơ bản, hoặc có nhưng thiếu vững chắc. Các lực lượng giáo dục đã nhận thức rõ được bản chất, mức độ cần thiết để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng còn lúng túng về phương thức, biện pháp cũng như nội dung giáo dục cho từng đối tượng. 6. Luận án đã đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với các nội dung tích hợp, thiết kế các chủ đề giáo dục linh hoạt các loại hình hoạt động. 2. Kiến nghị 1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông chỉ có thể đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội khi nội dung này được tuyên truyền rộng cùng với mục tiêu xoá bỏ tâm lý nặng nề về kết quả thi cử. Đầu tư thích đáng cho hoạt động này để các trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho hệ thống trường dân lập phát triển. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định về chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thông. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với thực tiễn của nhà trường. 3. Các trường sư phạm có hình thức đào tạo giáo viên đáp ứng với yêu cầu giáo dục kĩ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 136 trường trung học phổ thông, nên sơ tuyển để đạt các yêu cầu nhất định như: khả năng diễn đạt, hình thức,... Các trường sư phạm cần có các công trình nghiên cứu, biện pháp để nâng cao kĩ năng giáo dục, kĩ năng sống, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông. 4. Các địa phương nên tạo điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu giáo dục và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống. 137 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phan Thanh Vân (2004), "Giáo dục ý thức hành vi pháp luật cho học sinh", Tạp chí Giáo dục, số 83, Chuyên đề Quý 1 năm 2004. 2. Phan Thanh Vân (2009), "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"", Tạp chí Giáo dục, số 214, kỳ 2-5/2009. 3. Phan Thanh Vân (2009), "Giáo dục kỹ năng sống - Điều cần thiết với trẻ em", Tạp chí Giáo dục, kỳ 1-11/2009. 4. Phan Thanh Vân (2010), "Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", Tạp chí Giáo dục, số 239, kỳ 1, tháng 6/2010. 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Vân Anh (2003), "Kinh nghiệm quốc tế về định hướng phát triển giáo dục trung học", Tạp chí Giáo dục, số 56/2003, Hà Nội. 2. Anne Débarede, Eveline Laurent (1999), Cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ có con học trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo (2003), "Quan điểm phát triển con người, đo chỉ số phát triển con người và những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo trong những năm đầu của thế kỷ 21", Tạp chí Giáo dục, số 70/2003, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân (2006), Hỏi đáp Giáo dục học, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Nguyễn Thanh Bình (2003), "Giáo dục kỹ năng sống cho người học", Tạp chí Thông tin KHGD, số 100/2003, Hà Nội. 6. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kĩ năng sống, Chuyên đề cao học, ĐHSP Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh Trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số B 2007-17-57, Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 139 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hỏi đáp về phân ban Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, Báo cáo tại Hội thảo "Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống" từ 23-25/10/2003, Hà Nội. 17. Nguyễn Đình Chỉnh (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004. 19. Nguyễn Việt Cường (2000), "Giáo dục kỹ năng sống là việc làm quan trọng và cần thiết", Tạp chí AIDS và Cộng đồng, số 4/2000. 20. Lê Kim Dung (2003), Chương trình thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống với sự hỗ trợ của UNICEF, Báo cáo tại Hội thảo "Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống" từ 23-25/10/2003, Hà Nội. 21. Đào Xuân Dũng (2002), Giáo dục giới tính và sự phát triển của vị thành niên, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 22. Dương Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên, NXB Thanh Niên. 23. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, NXB Thanh Niên. 24. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 140 25. "Đào tạo hướng dẫn viên về kỹ năng sống cho trẻ em", Báo Sài Gòn giải phóng, số 16/10/2001. 26. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở tâm lý của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án PTSKH, Hà Nội. 27. Dương Thị Thúy Giang (2005), "Giáo dục mội trường ngoài giờ lên lớp", Tạp chí Giáo dục, 126/2005, Hà Nội. 28. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nghiêm Đình Vì, Trần Kiều (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Vương Thanh Hương, Nguyễn Minh Đức (1995), Thực trạng phạm tội của học sinh - sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường, Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Khiết (2000), Cẩm nang sinh hoạt cho học đường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Khiết (2000), Sổ tay sinh hoạt dành cho học sinh THPT, THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Ký (1996), Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương. 35. Nguyễn Lân (2002), Công tác chủ nhiệm lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 37. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Trần Viết Lưu (2004), "Suy nghĩ về các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông nước ta hiện nay", Tạp chí Giáo Dục, 92/2004, Hà Nội. 141 39. Lý luận giáo dục học Việt Nam (2005), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Bùi Thị Mười (2005), Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh THPT, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 42. Phạm Đình Nghiệp (1999), Tìm hiệu một số thuật ngữ về công tác thanh niên, NXB Thanh Niên. 43. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, NXB Thanh Niên. 44. Phạm Văn Nhân (1999), Cẩm nang tổng hợp kĩ năng hoạt động thanh thiếu niên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 45. Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương 6 khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 46. Nền kinh tế tri thức nhận thức và hành động (tài liệu dịch của Viện Quản Lý Kinh Tế TW), NXB Thống Kê, Hà Nội 2000. 47. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 48. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 49. Đào Thị Oanh (2008), Một số cơ sở tâm lý học của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Bài viết cho Đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số B 2007-17-57, Hà Nội. 50. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ. 51. Petropxki A. V. (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, (Đỗ Văn dịch) Tập I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội. 52. Võ Quang Phúc (1991), Muốn trẻ hư thành công dân tốt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 53. Nguyễn Dục Quang (1999), "Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 12/1999, Hà Nội. 142 54. Nguyễn Dục Quang (2003), "Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT", Tạp chí Giáo dục, 60/2003, Hà Nội. 55. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 56. Nguyễn Dục Quang (chủ biên), Trần Quốc Thành, Lê Thanh Sử (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 57. Nguyễn Dục Quang (chủ biên), Ngô Quang Quế (2007), Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 58. Nguyễn Dục Quang (chủ biên), Lê Thanh Sử (2008), Thiết kế bài giảng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 59. Lê Đức Quảng (1998), Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội. 60. Bùi Văn Quân (2006), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 61. Nguyễn Đức Thạc (2004), "Rèn luyện kỹ năng sống một hướng tiếp cận mới về chất lượng giáo dục đào tạo", Tạp chí Giáo dục, số 81/2004, HN. 62. Hà Nhật Thăng (1998), Nội dung và giải pháp tổ chúc giáo dục cộng đồng nhằm ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội ở đô thị, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 63. Hà Nhật Thăng (2005), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 64. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 65. Nguyễn Thị Thành (2005), Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 143 66. Lưu Thị Thu Thuỷ (1996), Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên, thực trạng và nguyên nhân, Kỷ yếu Hội thảo. 67. Lưu Thu Thủy (2003), "Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên sư phạm - một vấn đề cấp thiết", Tạp chí Giáo dục, số 71/2003, Hà Nội. 68. Kiều Thủy (2001), "Trẻ với trẻ và giáo dục kỹ năng sống ở Uganda", Tạp chí Giáo dục, số 08/2001, Hà Nội. 69. Nguyễn Văn Thiềm (2001), "Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư", Tạp chí Giáo dục, số 46/2001, Hà Nội. 70. Trần Thời (1998), Kĩ năng thanh niên tình nguyện, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Nguyễn Thị Tính (2006), Lí luận dạy đại học - Phương pháp cùng tham gia, Tài liệu giảng dạy đại học, ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. 72. Nguyễn Thị Tính (2009), Tài liệu trợ giúp giáo viên tập sự tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đề tài cấp Bộ, mã số B2008, Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp. 73. Thái Duy Tuyên (chủ biên) (1995), Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận, Đề tài KX.07.10, Hà Nội. 74. Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996. 75. Liêm Trinh (2007), Dạy con kĩ năng sống, NXB Phụ nữ. 76. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 77. Trần Hồng Vân (2001), Tìm hiệu xã hội học về giới, NXB Phụ Nữ. 78. Phạm Viết Vượng (1999), Phương pháp nghiêm cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 79. Bùi Việt (2006), Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 144 80. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 82. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kĩ năng sống, NXB Trẻ. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 83. Alden L. E., & Wallace S. T. (1995), "Social phobia and social appraisal in successful and unsuccessful social interactions", Behaviour Research and Therapy, (33), pp. 497 - 506. 84. Allyn E. (1992), The Men of Thailand 1993 Guide to Gay Thailand, 4th edn, Bua Luang Publishing Co., San Francisco, CA. 85. Alpert R., & Haber R. N. (1960), “Anxiety in academic achievement situations", Journal of abnormal and Social Psychology, (61), pp. 204 - 215. 86. Altman I., & Taylor D. A. (1965), "Interpersonal exchange in isolation", Sociometry, (28), pp. 411 - 426. 87. Altman I., & Taylor D. A. (1979), Social penetration: The development of Interpersonal Relationship, Holt, Rinehart and Winston, New york. 88. Argyle M. (1984), "Some new developments in social skills training", Bulleetin of the Psychological Society, (37), pp. 405 - 410. 89. Argyle M. (1991), Cooperation, The Basis of Sociability, Routledge, London. 90. Cecilia Moya, Life Skills Appoaches to Improving Youth s Sexual and Reproductive Health, www.Advocates for Youth.org. 91. Chu Shiu-Kee (2003), Understanding Life skills, Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống”, Hà Nội 23-25/10.2003. 92. Dakar Framework for Action (2000), World Education Forum, Senegan. 93. David Hussey (2001), Strategy and planing manager's ideas, Wiley. 94. Glen Nimnicht, Marta Arango (1985), Educational Gamesm, Cinde, Bogotce. 145 95. Guidelines for a Life skills, Based Leaning Apoach to Develop Healthy Behavior related to and Pandemic Influenza. 96. Hodge B. L., William Panthory - ALLy and Bacon, Inc1998. 97. John A., Pearee Richard B. (2004), Robinson-Strategic namgement- formulation-implementation and control, Irwin. 98. Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper. Draft 13 UNESCO 6/2003. 99. Unicef (2006), Children in conflict with law, Children Protection information sheet, May 2006. 100. Resemary Milne (1993), Marketing play, Victoria. 146 PHỤ LỤC 147 Phụ lục 1 P HIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học sinh THPT) Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THPT, đề nghị em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây. Ý kiến của em chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không được sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của em! 1. Em hãy xác định những nội dung dưới đây, nội dung nào được em quan niệm là kĩ năng sống TT Nội dung Quan niệm Là KNS Không phải KNS 1 Biết đọc sách 2 Biết trả lời câu hỏi của người khác 3 Đạt được mục tiêu khi giao tiếp với người khác 4 Biết làm tính 5 Biết bơi 6 Xác định đúng ý nghĩa của công việc với bản thân mình 7 Lắng nghe người khác một cách tích cực 8 Tạo cách thư giãn khi căng thẳng 9 Biết đánh cờ 10 Tìm được hướng giải quyết công việc 11 Nhiều bạn 12 Được người khác quý mến 148 2. Theo em, KNS là gì? Em hãy đánh dấu + vào cột hàng phù hợp với quan niệm của em TT Nội dung Ý kiến lựa chọn 1 KNS là những kĩ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả 2 KNS là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày 3 KNS là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội 4 KNS là kĩ năng tối thiểu của con người để tồn tại 5 KNS là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội 3. Em được nghe nói đến các KNS dưới đây ở mức độ nào? Thông tin Mức độ tiếp nhận thông tin Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Kĩ năng sống Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng Kĩ năng ra giao tiếp Kĩ năng xác định giá trị Tổng Một lần nữa, chân thành cảm ơn sự hợp tác của em! 149 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giáo viên trường THPT) Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THPT, đề nghị đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây. Ý kiến của đồng chí chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không được sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! 1. Xin đồng chí vui lòng cho biết, mức độ thực hiện các KNS được liệt kê dưới đây của học sinh trường đồng chí. Các kĩ năng sống Mức độ Thành thục Làm được Làm có trợ giúp Còn lúng túng Ra quyết định Khả năng thấu cảm Giải quyết vấn đề Suy nghĩ có phán đoán Giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực Giao tiếp giữa người với người Ý thức về bản thân Ứng phó với cảm xúc, căng thẳng Xác định giá trị 150 2. Đồng chí hãy cho biết quan niệm của đồng chí về bản chất và mức độ cần thiết của việc giáo dục KNS cho học sinh THPT Vấn đề Nội dung Lựa chọn Bản chất Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là tích hợp giáo dục KNS với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là lồng ghép giáo dục KNS với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là thực hiện giáo dục KNS khi thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mức độ cần thiết Rất cần Cần Bình thường Không cần Phân vân 3. Theo đồng chí, giáo dục KNS cho học sinh THPT nhằm mục đích nào dưới đây? TT Quan điểm Lựa chọn 1 Để thực hiện mục tiêu của giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đồng thời không làm học sinh quá tải 2 Để giảm công sức cho học sinh và giáo viên 3 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường 4 Để học sinh đồng thời rèn luyện được kĩ năng sông và hoàn thành nhiệm vụ học tập nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 151 4. Trong thực tế, đồng chí thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL như thế nào? TT Mức độ Lựa chọn 1 Thường xuyên thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL 2 Đã thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong phần lớn hoạt động giáo dục NGLL 3 Thỉnh thoảng có thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL 4 Chưa thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL 5. Khi giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng chí dựa trên cơ sở nào để lực chọn các biện pháp giáo dục phù hợp? TT Cơ sở Lựa chọn 1 Bằng kinh nghiệm của bản thân 2 Bằng cách học từ đồng nghiệp 3 Bằng các phương pháp đã được đào tạo 6. Đồng chí hãy đánh giá mức độ tiếp cận các biện pháp giáo dục KNS cho HS của đồng chí TT Biện pháp Mức độ tiếp cận Biết Sử dụng TB Thứ tự TB Thứ tự 1 Hoạt động nhóm 2 Sử dụng đồ vật, tranh ảnh, mô hình, 3 Tổ chức trò chơi 4 Đóng vai trong các câu chuyện 5 Cung cấp kĩ năng sống thông qua các hoạt động 152 7. Dưới đây là một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xin đồng chí hãy vui lòng đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đó a) Tính cấp thiết Biện pháp Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết 1. Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL 2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT 3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã được tích hợp 4. Các biện pháp hỗ trợ khác b) Tính khả thi Biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL 2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT 3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã được tích hợp 4. Các biện pháp hỗ trợ khác Một lần nữa, chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! 153 Phụ lục 2 PHIẾU ĐO ĐẦU VÀ ĐO SAU THỰC NGHIỆM Phiếu đo đầu thực nghiệm (Chủ đề kĩ năng xác định giá trị) 1. Theo em giá trị đối với mỗi con người là gì? Hãy đánh dấu vào những ý mà em cho là phù hợp với suy nghĩ của mình (có thể chọn nhiều ý) a. Điều có lợi cho họ b. Điều quan trọng đối với họ c. Điều có ý nghĩa đối với họ d. Điều mà bản thân họ tin tưởng e. Là phẩm chất mà họ có f. Là tài sản mà họ có g. Là vị trí xã hội/ địa vị mà họ có h. Là trình độ học vấn mà họ có i. Là các mối quan hệ xã hội rộng mà họ có j. Là uỷ quyền/ uy lực mà họ có k. Điều khác nữa là… 2. Trong các tình huống của cuộc sống điều gì chi phối / định hướng / quy định hành động / hành vi của em? a. Làm/ hành động theo định hướng có lợi cho mình b. Làm/ hành động theo định hướng có ý nghĩa đối với mình c. Làm/ hành động theo niềm tin của mình d. Làm/ hành động theo ý muốn của người khác e. Hành động theo định hướng làm cho mình oai hơn f. Hành động theo định hướng giữ gìn danh dự/ uy tín cho mình g. Cách khác nữa là… 154 PHIẾU ĐO SAU THỰC NGHIỆM (Kĩ năng xác định giá trị) 1. Chủ đề này có ích đối với em không? a) Có b) Không c) Không xác định 2. Sau khi tham gia hoạt động của chủ đề này, em có thay đổi về nhận thức hay không? a) Có b) Không c) Không xác định 3. Giá trị đối với em là gì? Hãy đánh dấu vào những ý mà em cho là phù hợp với suy nghĩ của mình (có thể chọn nhiều ý) a. Điều có lợi cho mình b. Điều quan trọng đối với mình c. Điều có ý nghĩa đối với mình d. Điều mà bản thân mình tin tưởng e. Là phẩm chất mà mình có f. Là tài sản mà mình có g. Là vị trí xã hội/ địa vị mà mình có h. Là trình độ học vấn mà mình có i. Là các mối quan hệ xã hội rộng mà mình có j. Là uy quyền/ uy lực mà mình có k. Điều khác nữa là… 4. Sau khi tham gia hoạt động của chủ đề này, em có thay đổi về thái độ đối với vấn đề giá trị đối với con người trong cuốc sống hay không? a) Có b) Không c) Không xác định 5. Trong các tình huống của cuộc sống điều gì chi phối / định hướng / quy định hành động / hành vi của em? a. Làm/ hành động theo định hướng có lợi cho mình b. Làm/ hành động theo định hướng có ý nghĩa đối với mình 155 c. Làm/ hành động theo niềm tin của mình d. Làm/ hành động theo ý muốn của người khác e. Hành động theo định hướng làm cho mình oai hơn f. Hành động theo định hướng giữ gìn danh dự/ uy tín cho mình g. Cách khác nữa là… 6. Sau khi tham gia hoạt động của chủ đề này, em có nắm được các bước/ cách hình thành kĩ năng này không? a) Có b) Không c) Không xác định 7. Theo em các bước xác định giá trị cho bản thân/ kĩ năng xác định giá trị gồm những bước sau: 8. Em sẽ xác định cho mình những giá trị sống tích cực không? a) Có b) Không c) Không xác định 9. Theo bạn có cần thay đổi gì trong chủ đề này cho phù hợp hơn không? Nếu có thì đó là gì? 156 PHIẾU ĐO ĐẦU (Kĩ năng giao tiếp) Hãy tự đánh giá ở các biểu hiện của kĩ năng giao tiếp dưới đây của bản thân bằng cách đánh dấu vào những cột chỉ mức độ mà bạn cho là phù hợp với mình: STT Biểu hiện Mức độ Hầu như không Đôi khi Thường xuyên 1 Dễ hoà hợp với người khác 2 Tự tin trong các cuộc trò chuyện 3 Cố gắng hiểu người khác khi họ buồn chán, bực tức 4 Sử dụng cả ngôn ngữ giao tiếp không dùng lời 5 Đặt mình vào vị trí của người giao tiếp với mình để thấu hiểu tâm trạng 6 Khi có bất đồng với người khác chủ động giải thích, hoà giải 7 Kiềm chế được bản thân khi người ta nổi cáu với mình 8 Nói rõ điều mình muốn/ hoặc không muốn 9 Không nói chen, ngắt lời người khác 10 Phân tích cái lợi và bất lợi để thuyết phục người giao tiếp 11 Hiểu/ nắm bắt được băn khoăn của người giao tiếp với mình và đưa ra các phương án giải quyết băn khoăn đó 157 STT Biểu hiện Mức độ Hầu như không Đôi khi Thường xuyên 12 Bình tĩnh, lịch sự giao tiếp 13 Chân thành trong giao tiếp 14 Hướng về phía người đối diện trong khi họ đang nói, nhìn vào mắt họ, gật đầu để tỏ ra có sự quan tân đối với điều đang nói 15 Thể hiện nét mặt sinh động để hỗ trợ cho quá trình giao tiếp 16 Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe 17 Tránh những việc làm gây mất tập trung khi giao tiếp 18 Đặt câu hỏi cho người giao tiếp với mình 19 Biết an ủi động viên, chia sẻ 20 Biết cách khích lệ người giao tiếp với mình 21 Chấp thuận yêu cầu hợp lý của người khác 158 ĐO SAU THỰC NGHIỆM (Kĩ năng giao tiếp) Hãy cho biết ý kiến của bạn về những biểu hiện sau đây trong giao tiếp bằng cách đánh dấu vào những cột chỉ ý kiến mà bạn cho là phù hợp với mình: STT Biểu hiện Mức độ Hầu như không Đôi khi Thường xuyên 1 Dễ hoà hợp với người khác 2 Tự tin trong các cuộc trò chuyện 3 Cố gắng hiểu người khác khi họ buồn chán, bực tức 4 Sử dụng cả ngôn ngữ giao tiếp không dùng lời 5 Đặt mình vào vị trí của người giao tiếp với mình để thấu hiểu tâm trạng 6 Khi có bất đồng với người khác chủ động giải thích, hoà giải 7 Kiềm chế được bản thân khi người ta nổi cáu với mình 8 Nói rõ điều mình muốn/ hoặc không muốn 9 Không nói chen, ngắt lời người khác 10 Phân tích cái lợi và bất lợi để thuyết phục người giao tiếp 11 Hiểu/ nắm bắt được băn khoăn của người giao tiếp với mình và đưa ra các phương án giải quyết băn khoăn đó 159 STT Biểu hiện Mức độ Hầu như không Đôi khi Thường xuyên 12 Bình tĩnh, lịch sự giao tiếp 13 Chân thành trong giao tiếp 14 Hướng về phía người đối diện trong khi họ đang nói, nhìn vào mắt họ, gật đầu để tỏ ra có sự quan tân đối với điều đang nói 15 Thể hiện nét mặt sinh động để hỗ trợ cho quá trình giao tiếp 16 Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe 17 Tránh những việc làm gây mất tập trung khi giao tiếp 18 Đặt câu hỏi cho người giao tiếp với mình 19 Biết an ủi động viên, chia sẻ 20 Biết cách khích lệ người giao tiếp với mình 21 Chấp thuận yêu cầu hợp lý của người khác 2. Chủ đề này có ích đối với bạn không? a) Có b) Không c) Không xác định 3. Theo bạn có cần thay đổi gì trong chủ này cho phù hợp hơn không? Nếu có thì đó là gì? 160 ĐO ĐẦU VÀ SAU THỰC NGHIỆM (Đương đầu với cảm xúc, căng thẳng) 1. Hãy xác định cách mà em thường thể hiện khi gặp căng thẳng. Hãy chọn 1 cách trong số cách sau: STT Cách thể hiện Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 1 Khóc 2 Tâm sự với bạn thân 3 Cố gắng giải thích 4 Uống rượu 5 Hút thuốc lá 6 Bỏ đi khỏi nhà 7 Nhờ thầy cô giúp đỡ 8 Đập phá đồ đạc 9 Tự hành hạ mình 10 Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân 11 Tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn 12 Cách khác nữa là… 161 2. Trong những cách ứng phó nêu trên cách nào là cách ứng phó tích cực? Hãy đánh dấu vào các cách thức ứng phó mà bạn cho là tích cực? STT Cách thể hiện Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 1 Khóc 2 Tâm sự với bạn thân 3 Cố gắng giải thích 4 Uống rượu 5 Hút thuốc lá 6 Bỏ đi khỏi nhà 7 Nhờ thầy cô giúp đỡ 8 Đập phá đồ đạc 9 Tự hành hạ mình 10 Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân 11 Tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn 12 Cách khác nữa là… 162 3. Hãy cho biết ý kiến của bạn về những nội dung dưới đây. Hãy đánh dấu vào những ô tương ứng với ý kiến của bạn. STT Nội dung Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Cần Không Cần Không 1 Có cần nhận thức được cảm xúc của bản thân không 2 Có cần làm chủ cảm xúc của mình không 3 Cần biết ứng phó tích cực với căng thẳng 4 Khi căng thẳng có cần tìm kiếm sự giúp đỡ không 5 Có cần phòng ngừa các tình huống căng thẳng không 4. Chủ đề này có ích đối với bạn không? a) Có b) Không c) Không xác định 5. Theo bạn có cần thay đổi gì trong chủ đề này cho phù hợp hơn không? Nếu có thì đó là gì? 163 ĐO SAU THỰC NGHIỆM (Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực) 1. Hãy cho biết ý kiến của bạn về những biểu hiện sau đây trong việc giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh dấu vào những cột chỉ ý kiến mà bạn cho là phù hợp với mình: STT Hành vi Không cần Cần Rất cần Không biết 1 Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các kĩ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/ tình huống đo 2 Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mâu thuẫn/ chịu trách nhiệm 3 Chủ động hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó không 4 Nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình 5 Nói nguyên nhân làm cho mình lại có cảm xúc như vậy 6 Lắng nghe câu trả lời của người đó 7 Suy nghĩ tích cực về nguyên nhân nảy sinh và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó 8 Cùng thảo luận về cách giải quyết mâu thuẫn 164 STT Hành vi Không cần Cần Rất cần Không biết 9 Thảo luận/ thương lượng một cách bình tĩnh 10 Dừng cuộc thảo luận/ thương lượng khi mâu thuẫn không thể giải quyết được/ hoặc một trong 2 người trở nên quá giận dữ và hẹn sẽ nói chuyện về vấn đề đó 11 Biết dàn hoà mọi người khi có sự tranh cãi, xích mích 2. Chủ đề này có ích đối với bạn không? a) Có b) Không c) Không xác định 3. Theo bạn có cần thay đổi gì trong chủ đề này cho phù hợp hơn không? Nếu có thì đó là gì? 165 Phụ lục 3 CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 1. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp 10 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Hoạt động 1: Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Hoạt động 2: Trao đổi phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. - Hoạt động 3: Thi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục. 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Hoạt động 1: Thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. - Hoạt động 2: Hội thi “Những người bạn gái đáng mến”. - Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử. 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo - Hoạt động 1: Giao lưu với những học sinh tiêu biểu của trường. - Hoạt động 2: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo. - Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 166 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. - Hoạt động 2: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. - Hoạt động 3: Kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân 22 - 12. - Hoạt động 4: Báo cáo thu hoạch về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Hoạt động 1: Tìm hiểu di sản văn hóa. - Hoạt động 2: Hội thi thời trang. - Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương. - Hoạt động 4: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng - Hoạt động 1: Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. - Hoạt động 2: Tọa đàm “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”. - Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn. 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp - Hoạt động 1: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp. - Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề. 4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác - Hoạt động 1: Hoạt động “Giải ô chữ hòa bình”. - Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. - Hoạt động 3: Những thông tin thời sự. - Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”. 167 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 5 Thanh niên với Bác Hồ - Hoạt động 1: Công lao của Bác Hồ với dân tộc. - Hoạt động 2: Văn nghệ: “Những bài ca dâng Bác” - Hoạt động 3: Lời Bác dạy thanh niên. 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động “Ngày tình nguyện”. - Hoạt động 2: Câu lạc bộ dân số. - Hoạt động 3: Hoạt động tham quan dã ngoại. - Hoạt động 4: Hoạt động phát thanh tuyên truyền 2. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp 11 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước?”. - Hoạt động 2: Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vẽ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. - Hoạt động 2: Thi văn nghệ “Hát về tuổi 17”. - Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi. 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo - Hoạt động 1: Giao lưu với các thầy, cô giáo giảng dạy ở lớp mình. - Hoạt động 2: Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 168 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động - Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam. 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. - Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động xây dựng địa phương. - Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân. 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Hoạt động 1: Tìm hiểu các chính sách văn hóa của Nhà nước. - Hoạt động 2: Đóng kịch dựa trên các tình huống giả định. - Hoạt động 3: Diễn đàn thanh niên “Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bàn sắc văn hóa dân tộc”. 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng - Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Lý tưởng và ước mơ của thanh niên”. - Hoạt động 2: Thi hùng biện “Lý tưởng của thanh niên ngày nay”. - Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ: Mừng Đảng, mừng xuân. 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp - Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Tương lai là ở bạn” - Hoạt động 2: Thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. 169 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động - Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn nghề nghiệp. 4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác - Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Thanh niên góp phần bảo vệ hòa bình” - Hoạt động 2: Tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Hoạt động 3: Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc. 5 Thanh niên với Bác Hồ - Hoạt động 1: Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. - Hoạt động 2: Văn nghệ “Mừng sinh nhật Bác Hồ” - Hoạt động 3: Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Hồ. 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Hoạt động 1: Tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6. - Hoạt động 2: Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. - Hoạt động 3: Ngày tình nguyện vì sức khỏe công đồng. -Hoạt động 4: Hoạt động tình nguyện nhân ngày 27 - 7. 170 3. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp 12 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường phổ thông - Hoạt động 2: Diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Hoạt động 1: Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình. - Hoạt động 2: Tiểu phẩm về tình bạn và tình yêu. 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo - Hoạt động 1: Thi sáng tác về thầy, cô giáo và mái trường. - Hoạt động 2: Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Thi hùng biện “Thanh niên với đất nước đầu thế kỉ XXI”. - Hoạt động 2: Thảo luận “Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và hành động của thanh niên chúng ta”. - Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân 22-12. - Hoạt động 4: Thi tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự. 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” - Hoạt động 2: Thi “Trình diễn trang phục các dân tộc trên đất nước Việt Nam”. 171 Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng - Hoạt động 1: Giao lưu với các đảng viên của trường. - Hoạt động 2: Tọa đàm “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới. 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp - Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề lựa chọn nghề nghiệp. Hoạt động 2: Tọa đàm về vấn đề lựa chọn nghề. - Hoạt động 3: Nghe nói chuyện về lựa chọn ngành nghề. - Hoạt động 4: Tìm hiểu bộ luật lao động của Việt Nam. 4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vì một thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác”. - Hoạt động 2: Văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. - Hoạt động 3: Tìm hiểu một và hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN. 5 Thanh niên với Bác Hồ - Hoạt động 1: Thảo luận về tình cảm của Bác Hồ dành cho tuổi trẻ và lòng kính yêu của tuổi trẻ đối với Bác Hồ. - Văn nghệ “Tháng 5 nhớ Bác Hồ”. 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Hoạt động 1: Hoạt động câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vi thành niên. - Hoạt động 2: Hoạt động tham quan dã ngoại. - Hoạt động 3: Hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 172 II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HĐGDNGLL 1. Tổ chức thực hiện HĐGDNGLL a) Điều chỉnh thời lượng HĐGDNGLL thành 2 tiết/tháng, với sự tích hợp với các môn học, hoạt động giáo dục khác. Cách thực hiện như sau: - Thực hiện đủ chủ đề hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè; - Các trường lựa chọn mỗi tháng thực hiện từ 1 đến 2 hoạt động đảm bảo các chủ đề hoạt động với 2 tiết/tháng và tích hợp sang môn GDCD như sau: + Lớp 10, ở chủ đề về đạo đức; + Lớp 11, các chủ đề về kinh tế và chính trị - xã hội; + Lớp 12, các chủ đề về pháp luật. Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc vào HĐGDNGLL ờ lớp 10 và tổ chức hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GDĐT phát động. Ngoài ra nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp sang thực hiện ở Hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp). b) Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như: - Giáo dục về Quyền trẻ em; - Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội; - Giáo dục môi trường; - Giáo dục trật tự an toàn giao thông; - Hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; - Hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước. c) HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, cần phân công Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chung toàn 173 trường. Toàn thể giáo viên, các tổ chức, đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế hoạch của trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp. Kết quả HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học. 2. Phương pháp thực hiện HĐGDNGLL Trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động. 3. Đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL - Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được thực hiện bằng cách xếp loại theo các loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. - Trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, cần kết hợp các hình thức đánh giá: + Học sinh tự đánh giá; + Tập thể học sinh (nhóm, tổ, lớp) đánh giá; + Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên khác đánh giá. - Kết quả đánh giá HĐGDNGLL là một trong những căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của học sinh. 4. Thiết bị, phương tiện HĐGDNGLL Tận dụng các trang thiết bị được cung cấp như máy móc, nhạc cụ, băng hình, tranh ảnh, giấy khổ lớn...; tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như các biểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập... Các thiết bị, phương tiện là điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú hoạt động cho học sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfndung_la_tien_si_cua_ncs_phan_thanh_van_2010_4357.pdf
Luận văn liên quan