GV tổ chức cho các nhóm di chuyển đến khu vực của nhóm khác để chia sẻ về
vị trí chồi trên các bộ phận cây mà các nhóm mang theo và cách tiến hành trồng cây
từ bộ phận của cây mẹ.
- GV có thể nêu thêm câu hỏi: Ngoài những cây mang theo, em có biết những
cây nào khác ở gia đình, thôn xóm em đƣợc trồng từ bộ phận của cây mẹ không?
- Khi HS trả lời, GV lƣu ý tạo điều kiện cho các HS khác nhận xét, chia sẻ và
điều chỉnh nếu HS trình bày chƣa chính xác.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
- GV yêu cầu các nhóm chăm sóc, theo dõi sự phát triển của cây mà nhóm vừa
trồng để chia sẻ, báo cáo với GV trong các giờ học đến.
- Cá nhân HS có thể về nhà chọn và trồng một cây từ bộ phận của cây mẹ hoặc
trồng ở khu vực nhóm mình, theo dõi sự phát triển và chia sẻ với GV và các bạn
trong lớp
216 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lý.
Câu 8. Theo thầy (cô), GDMT cho HS dựa vào trải nghiệm có thể tổ chức qua dạy
học môn học nào?(chọn các phương án phù hợp)
Tiếng Việt.
Toán.
Khoa học.
Thể dục.
Âm nhạc.
Thủ công.
Đạo đức.
Mỹ thuật.
Lịch sử và Địa lý.
Câu 9. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về ý kiến/ quan điểm dưới đây?(chọn các
phương án phù hợp)
STT Ý kiến/ quan điểm
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1
GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn
Khoa học sẽ góp phần giúp HS khắc sâu kiến
thức bài học môn học, hình thành ở HS những
hành vi đúng đắn về BVMT.
P iv
2
Chỉ nên tổ chức hoạt động GDMT dựa vào trải
nghiệm qua trong học môn Khoa học ở những
bài, những nội dung phù hợp.
3
Khi tham gia vào hoạt động GDMT dựa vào trải
nghiệm trong dạy học môn Khoa học, HS có cơ
hội kiểm nghiệm những kinh nghiệm của bản
thân có liên quan về GDMT để tự điều chỉnh.
4
GV chỉ nên tổ chức hoạt động GDMT dựa vào
trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học khi có sự
chỉ đạo của cấp trên và đầy đủ tài liệu hƣớng dẫn.
5
GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn
Khoa học sẽ tăng cƣờng đƣợc mối quan hệ gắn
kết giữa gia đình, các lực lƣợng xã hội và nhà
trƣờng trong dạy học.
6
GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn
Khoa học phải có sự phù hợp với các điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có tại
nhà trƣờng.
7
GDMT dựa vào dựa vào trải nghiệm trong dạy
học môn Khoa học sẽ phát huy tính năng động,
tích cực của HS; hạn chế đƣợc việc HS thụ động
khi học tập môn học này.
Câu 10. Khi dạy học môn Khoa học, thầy (cô) có tổ chức hoạt động dựa vào trải
nghiệm? (chọn 1 phương án trả lời)
Thƣờng xuyên.
Thỉnh thoảng.
Chƣa bao giờ.
P v
Câu 11. Thầy (cô) hãy cho biết thuận lợi và khó khăn khi GDMT cho HS dựa vào
trải nghiệm qua dạy học môn Khoa học. (chọn các phương án phù hợp)
STT Nội dung
Thuận
lợi
Khó
khăn
1
Sự tham gia của HS vào hoạt động học tập dựa vào trải
nghiệm.
2
Độ tuổi, vốn kinh nghiệm, hiểu biết của HS về nội dung
bài học khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
3
Trình độ đào tạo, bồi dƣỡng và sự hiểu biết hiện có của
GV về học tập dựa vào trải nghiệm.
4
Việc quản lý HS khi các em tham gia vào hoạt động dựa
vào trải nghiệm.
5
Thời gian để tiến hành hoạt động dựa vào trải nghiệm
trong dạy học môn Khoa học.
6
Sự kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục khi tổ chức hoạt
động dựa vào trải nghiệm.
7
Tài liệu hiện có để tham khảo về GDMT dựa vào trải
nghiệm trong dạy học môn Khoa học.
8 Kinh phí phục vụ cho hoạt động dựa vào trải nghiệm.
9
Điều kiện tổ chức các hoạt động học tập dựa vào trải
nghiệm nhƣ: cơ sở vật chất, trƣờng học, sân chơi, địa
điểm học tập,...
10 Sự quan tâm, đôn đốc của lãnh đạo nhà trƣờng.
11 Việc đảm bảo mục tiêu dạy bài học.
12
Việc đạt hiệu quả giáo dục MT trong dạy học môn Khoa
học.
13
Cách xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động
GDMT dựa vào trải nghiệm.
14 Sự ủng hộ của cha mẹ HS.
P vi
Câu 12. Những mong muốn của thầy (cô) về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về
tổ chức hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm: (chọn 1 phương án trả lời)
Cần thiết có chuyên đề riêng.
Lồng ghép vào các chuyên đề dạy học môn học.
Không cần thiết.
Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc.
Câu 13. Những mong muốn của thầy (cô) về tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động
GDMT dựa vào trải nghiệm qua dạy học môn Khoa học: (chọn các phương
án phù hợp)
Xác định nội dung GDMT dựa vào trải nghiệm.
Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học bài dạy môn Khoa học nhằm GDMT
dựa vào trải nghiệm.
Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa môn Khoa học nhằm GDMT dựa
vào trải nghiệm.
Hƣớng dẫn quy trình, các bƣớc tổ chức hoạt động GDMT dựa vào trải
nghiệm trong dạy học môn Khoa học.
Không cần biên soạn tài liệu.
Xin thầy (cô) cho biết một số thông tin:
- Trƣờng thầy (cô) thuộc khu vực:
Trung tâm thành phố Vùng nông thôn
- Tuổi nghề của thầy (cô): ................................
- Trình độ đào tạo: THSP; CĐ; ĐHSP; Sau ĐH.
Phiếu số: ...........
P vii
PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI TỌA ĐÀM, PHỎNG VẤN CBQL VÀ GV TIỂU HỌC
1. Theo thầy (cô), GDMT cho HS tiểu học có quan trọng không?
2. Thầy (cô) quan niệm nhƣ thế nào về học tập dựa vào trải nghiệm?
3. Thầy (cô) hãy cho biết mức độ khai thác các nội dung GDMT trong dạy học
môn Khoa học?
3. Theo thầy (cô), tổ chức hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học
môn Khoa học có mang lại lợi ích cho HS không?
4. Theo thầy (cô), tổ chức hoạt động trải nghiệm khi dạy học những môn học có
nội dung GDMT thì có nâng cao đƣợc hiệu quả GDMT?
- Về nhận thức?
- Về kỹ năng?
- Về thái độ?
- Về hành vi?
5. Thầy (cô) nghĩ khi tổ chức cho HS hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm, có
những thuận lợi và khó khăn gì?
6. Theo thầy (cô), để việc tổ chức các hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm trong
dạy học môn KH đạt hiệu quả cần có những điều kiện gì?
- Về bồi dƣỡng?
- Về tài liệu?
- Về chỉ đạo?
- Về phối hợp giữa các lực lƣợng gia đình - nhà trƣờng - xã hội?
P viii
PHỤ LỤC 3
CÂU HỎI TỌA ĐÀM, PHỎNG VẤN
VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Anh (chị) có bao giờ cho con em mình tham gia các hoạt động:
- Dọn vệ sinh đƣờng làng, thôn xóm, trồng cây xanh,...
- Thu thập thông tin, số liệu, mẫu vật, vật thật để phụ vụ cho việc học tập trên lớp.
- Học tập tại môi trƣờng thực tế: vƣờn cây, công viên, khu công cộng.
2. Anh (chị) nghĩ thái độ và hành vi của các em đối với môi trƣờng sẽ thay đổi
nhƣ thế nào nếu đƣợc học tập trong các hoạt động dựa vào trải nghiệm?
3. Anh (chị) có ủng hộ việc tổ chức cho HS hoạt động học tập dựa vào trải
nghiệm?
4. Nếu nhà trƣờng có những yêu cầu, hƣớng dẫn nhằm giúp HS trải nghiệm khi
học tập ở tại nhà, trong cộng đồng thì anh chị có phối hợp tạo điều kiện để các
em thực hiện?
P ix
PHỤ LỤC 4
BÀI KHẢO SÁT TRƢỚC THỰC NGHIỆM
(Lớp 4, 5)
Họ và tên: ........................................................................
Lớp: .................................................................................
Trƣờng: ...........................................................................
A. Kiến thức
Câu 1. Em hãy kể tên các cây trồng ở gia đình, địa phƣơng em, ở trƣờng em mà em biết.
- Cây trồng ở gia đình, địa phƣơng:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Cây trồng ở trƣờng:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 2. Em hãy kể tên những động vật có ích cho con ngƣời ở gia đình, địa phƣơng
mà em mà em biết:
- Ở gia đình: ..........................................................................................................
- Ở địa phƣơng: .....................................................................................................
Câu 3. Em hãy kể tên những con vật gây hại cho con ngƣời ở trong nhà hoặc xung
quanh nhà mà em biết:
- Ở trong nhà: ........................................................................................................
- Ở xung quanh nhà: ..............................................................................................
Câu 4. Đánh dấu x vào ô em cho là việc làm nhằm bảo vệ môi trƣờng.
Tham gia trồng cây xanh và chăm sóc cây.
Vứt rác vào đúng nơi quy định.
Bắt những con vật mình yêu thích ngoài thiên nhiên để chơi.
Điểm:
..................
MSHS:
..................
P x
Giữ gìn nhà cửa, trƣờng lớp sạch sẽ.
Giữ vệ sinh thân thể.
Vệ sinh đƣờng phố, xóm làng.
Tiết kiệm điện.
Tiết kiệm nƣớc.
Tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
Bảo quản đồ dùng học tập.
Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Tiết kiệm giấy, bút và các đồ dùng học tập khác.
Diệt ruồi, muỗi, chuột.
Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.
Bảo vệ, chăm sóc động vật có ít trong tự nhiên.
B. Thái độ
Câu 5. Khi gặp những việc làm sau, thái độ của em nhƣ thế nào?
TT Việc làm
Đồng
tình
Không
có ý kiến
Phản
đối
1 Trồng cây xanh, chăm sóc cây
2 Hái hoa, bẻ cành cây xanh nơi công cộng
3 Săn bắn chim, động vật trong tự nhiên
4 Diệt chuột, ruồi, muỗi
5
Quét dọn, vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm, nơi
công cộng
6 Quét dọn nhà cửa
7 Vẽ bậy, viết bậy lên tƣờng ở nơi công cộng
8 Vứt rác ra đƣờng và nơi công cộng
9 Vứt rác, xác động vật ra sông, suối, ao, hồ
10 Đi vệ sinh đúng nơi quy định
P xi
C. Hành vi
Câu 6. Trong các việc làm sau, em đã thực hiện những việc làm nào?
TT Việc làm
Thƣờng
xuyên
Đôi
khi
Chƣa
bao
giờ
1
Tham gia trồng cây và chăm sóc cây ở gia đình
(hoặc ở trƣờng, nơi thôn xóm)
2 Vứt rác, giấy vụn ra lớp học và sân trƣờng
3
Bắt những con vật mình yêu thích ngoài thiên
nhiên để chơi
4 Đi vệ sinh đúng nơi quy định
5 Ăn hết thức ăn ở bữa ăn, không để dƣ thừa đổ đi
6 Tham gia quét dọn lớp học, vệ sinh sân trƣờng
7 Bảo quản sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận
8 Sử dụng nƣớc tiết kiệm vừa đủ cho hoạt động
9 Vẽ lên bàn, lên tƣờng lớp học và nơi công cộng
10 Hái hoa, bẻ cành các cây xanh nơi công cộng
P xii
PHỤ LỤC 5
BÀI KHẢO SÁT SAU THỰC NGHIỆM (LỚP 4)
Họ và tên: ........................................................................
Lớp: .................................................................................
Trƣờng: ...........................................................................
A. Kiến thức
Câu 1. Các yếu tố cần có đủ để thực vật sống và phát triển bình thƣờng là: (Khoanh
vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Không khí, nƣớc, ánh sáng, gió, độ ẩm.
B. Nƣớc, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí.
C. Ánh sáng, nƣớc, không khí, chất khoáng, độ ẩm.
D. Nhiệt độ, chất khoáng, không khí, ánh sáng, nƣớc.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
Các loài cây khác nhau có nhu cầu nƣớc (1)............................. Cùng một cây,
trong những giai đoạn phát triển (2)............................................... cần lƣợng
nƣớc (3) ............................. Khi thời tiết thay đổi, (4)............................. của cây
cũng thay đổi. Những ngày nắng nóng, (5)............................. thoát nhiều (6).....
........................ hơn nên nhu cầu (7)............................. của cây cũng cao hơn.
Câu 3. Nối câu hỏi với câu trả lời đúng.
A. Thiếu ánh sáng, cây sẽ phát
triển nhƣ thế nào?
1. Còi cọc, chết nhanh
B. Thiếu không khí, cây sẽ
phát triển nhƣ thế nào?
2. Lá cây nhợt nhạt hơn, kích
thƣớc lá nhỏ hơn bình thƣờng,
còi cọc
C. Thiếu nƣớc, cây sẽ phát
triển nhƣ thế nào?
3. Cây còi cọc, không xanh tốt,
vàng lá, chết nhanh.
D. Thiếu chất khoáng, cây sẽ
phát triển nhƣ thế nào?
4. Cây héo dần, rụng lá và chết
nhanh.
Điểm:
..................
MSHS:
..................
P xiii
Câu 4.
a. Hãy kể tên 5 cây trồng ƣa ẩm:
............................................................................................................................
b. Hãy kể tên 5 cây trồng chịu đƣợc khô hạn:
............................................................................................................................
B. Thái độ
Câu 5. Khi gặp những việc làm sau đây, thái độ của em nhƣ thế nào? (Đánh dấu x
vào thái độ tương ứng)
TT Việc làm
Đồng
tình
Không có
ý kiến
Phản
đối
1 Trồng cây xanh, vun đất cho cây.
2 Hái hoa, bẻ cành cây xanh nơi công cộng
3 Diệt sâu bọ trong vƣờn cây
4 Bón phân, tƣới nƣớc cho cây
5 Vứt rác vào gốc cây, chậu cây
6 Đi vệ sinh dƣới gốc cây
7 Đốt rác dƣới gốc cây
8 Xả nƣớc thải vào gốc cây
9
Mang cây hoa vào trồng ở vƣờn trƣờng
hoặc bồn hoa của trƣờng
10
Báo cho ngƣời lớn biết cây trồng bị héo úa,
không phát triển
P xiv
C. Hành vi
Câu 6. Em có bao giờ thực hiện những việc sau đây chƣa? (Đánh dấu x vào mức độ
tương ứng)
Nội dung công việc
Mức độ
Thƣờng
xuyên
Đôi
khi
Chƣa
bao
giờ
1. Tƣới nƣớc vừa đủ cho cho cây trồng trong vƣờn
trƣờng, nơi công cộng hoặc ở gia đình em
2. Nhắc nhở, phụ giúp ngƣời lớn bón phân cho cây
trồng ở gia đình
3. Dọn cỏ, vun gốc cho cây trong vƣờn trƣờng hoặc
ở gia đình
4. Bẻ cành, hái lá cây, hái hoa trong vƣờn trƣờng để
chơi
5. Vứt rác, đổ nƣớc thải vào gốc cây, chậu cây
6. Đi vệ sinh dƣới gốc cây
7. Báo cho ngƣời lớn biết cây trồng héo úa, không
phát triển tốt, cần đƣợc chăm sóc
8. Nhổ cây hoa trong vƣờn hoa hoặc ở nơi công
cộng mang vào lớp học
9. Mang hoa đến các bồn hoa ở trƣờng hoặc vƣờn
trƣờng để trồng
10. Diệt các con vật có hại cho cây nhƣ: sâu, bọ,...
P xv
PHỤ LỤC 6
BÀI KHẢO SÁT SAU THỰC NGHIỆM (LỚP 5)
Họ và tên: ........................................................................
Lớp: .................................................................................
Trƣờng: ...........................................................................
A. Kiến thức
Câu 1. Em hãy điền các từ: phôi; chất
dinh dưỡng; vỏ vào chỗ chấm trong
hình vẽ bên.
Câu 2. Các điều kiện để hạt nảy mầm là: (Khoanh vào trước các câu có ý đúng)
A. Độ ẩm. B. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.
C. Ánh nắng mặt trời. D. Đất tơi xốp.
Câu 3. Nối nội dung với tranh vẽ tƣơng ứng.
1 2 3 4 5
Hai lá mầm
xòe ra. Chồi
mầm lớn
dần và sinh
ra các lá
mới.
Xung quanh
rễ mầm mọc
ra nhiều rễ
con.
Hạt phình lên
vì hút nƣớc.
Vỏ hạt nứt để
rễ mầm nhú ra
cắm xuống
đất.
Hai lá mầm teo
dần rồi rụng
xuống. Cây
con bắt đầu
đâm chồi, rễ
mọc nhiều hơn.
Sau vài ngày,
rễ mầm mọc
nhiều hơn nữa,
thân mầm lớn
lên, dài ra và
chui lên khỏi
mặt đất.
Điểm:
..................
MSHS:
..................
......................
............
..................
P xvi
Câu 4.
a. Em hãy kể tên 5 loại cây có thể mọc lên từ hạt.
...............................................................................................................................
b. Em hãy kể tên 5 loại cây có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
...............................................................................................................................
B. Thái độ
Câu 5. Khi gặp những việc làm sau đây, thái độ của em nhƣ thế nào? (Đánh dấu x
vào thái độ tương ứng)
TT Việc làm
Đồng
tình
Phân
vân
Phản
đối
1 Tƣới nƣớc, giữ ẩm cho cây non mới mọc lên từ hạt
2 Mang hạt hoa vào gieo trồng trong vƣờn hoa
3 Hái quả non để chơi
4 Mang chồi cây ra nắng phơi để chuẩn bị trồng
5 Xả nƣớc thải vào nơi ƣơm hạt
6 Thu hoạch hạt khô mang đi cất
7 Gom rác và đốt dƣới gốc cây
8 Diệt sâu, bọ trong vƣờn cây
9 Trèo cây, bẻ cành nơi công cộng
10
Báo cho ngƣời lớn biết cây trồng bị héo úa, không
phát triển
C. Hành vi
Câu 6. Em có bao giờ thực hiện những việc sau đây chƣa? (Đánh dấu x vào mức độ
tương ứng)
TT Việc làm
Đồng
tình
Phân
vân
Phản
đối
1
Tham gia cùng ngƣời lớn trồng cây từ hạt hoặc bộ
phận của cây mẹ
2 Tƣới nƣớc cho cây non ở gia đình hoặc vƣờn trƣờng
3 Hái hoa, bẻ cành cây xanh nơi công cộng
4 Diệt các con vật gây hại cho cây, gây hại cho quả
P xvii
5 Vứt rác, đổ nƣớc thải vào gốc cây, chậu cây
6 Hái quả non để chơi
7 Đi vệ sinh vào gốc cây, chậu cây
8
Mang hạt hoa hoặc bộ phần chồi từ cây mẹ vào ƣơm
ở vƣờn trƣờng, bồn hoa của trƣờng
9
Báo cho ngƣời lớn biết cây bị héo úa, cần chăm sóc
hoặc quả khô cần thu hoạch, bảo quản
10
Nhổ cỏ, vun đất cho cây con ở gia đình hoặc vƣờn
trƣờng
P xviii
PHỤC LỤC 7
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
Phiếu 1: Thực trạng về các điều kiện sống của thực vật trong vƣờn trƣờng
Tên cây
Các điều kiện sống
Ánh sáng Đất, chất khoáng Nƣớc Không khí
Phiếu 2: Thực trạng về sự phát triển của thực vật trong vƣờn trƣờng
Tên cây Vấn đề phát triển Nguyên nhân Biện pháp
Phiếu 3: Theo dõi sự phát triển của thực vật trong vƣờn trƣờng khi tiến hành các
biện pháp chăm sóc.
..........................
(Tên cây)
Các biện pháp
đã thực hiện
Những thay đổi
của cây
Kết quả sau 4 tuần
chăm sóc
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2
Phiếu 1: Thực trạng rác thải gây ô nhiễm ở trƣờng em
Khu vực Loại rác xuất hiện
Nguyên nhân
xuất hiện
Biện pháp để
hạn chế, khắc phục
P xix
Phiếu 2: Thực trạng rác thải gây ô nhiễm ở trƣờng em trong tuần
Ngày Loại rác xuất hiện
Nguyên nhân
xuất hiện
Biện pháp để
hạn chế, khắc phục
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tƣ
Thứ năm
Thứ sáu
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 3
Phiếu 1: Em hãy ghi lại những gì mà em và gia đình em lấy vào từ môi trƣờng và
thải ra môi trƣờng.
Ngày Những gì lấy vào Những gì thải ra
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tƣ
Thứ năm
Phiếu 2: Nhóm em hãy chia sẻ và tổng hợp những gì các bạn và gia đình của các
bạn trong nhóm đã lấy vào từ môi trƣờng và thải ra môi trƣờng.
Ngày Những gì lấy vào Những gì thải ra
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tƣ
Thứ năm
P xx
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4
Em và những ngƣời thân trong gia đình sử dụng nƣớc cho hoạt động gì?
Các hoạt động
Mức độ sử dụng
Thƣờng xuyên Ít sử dụng Chƣa bao giờ
Ăn uống
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh nhà cửa, quần áo
Trồng trọt
Chăn nuôi
...
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 5
Trong một tuần, em đã làm những việc cụ thể nào để thực hiện tiết kiệm trong từng
nội dung sau? (Em hãy điền vào hai bảng sau đây)
Bảng 1
Nội dung
Ở trƣờng Ở nhà
T2 T3 T4 T5 T6 T2 T3 T4 T5 T6
Sử dụng điện tiết kiệm
Sử dụng nƣớc tiết kiệm
Ăn uống vừa đủ
Ăn mặc giản dị
Tận dụng và bảo quản đồ
dùng học tập
Bảo quản đồ dùng sinh hoạt
...
P xxi
Bảng 2
Nội dung Những việc làm cụ thể
Sử dụng điện tiết kiệm
Sử dụng nƣớc tiết kiệm
Ăn uống vừa đủ
Ăn mặc giản dị
Tận dụng và bảo quản đồ
dùng học tập
Bảo quản đồ dùng sinh hoạt
...
PHIẾU HỌC TẬP LỚP 4
BÀI 47
Tên cây
Vấn đề
phát triển
Nhu cầu ánh sáng Nhận xét, đề xuất
để cây phát
triển tốt
Cần
nhiều
Cần ít
Không
cần
BÀI 57
Theo dõi sự phát triển của cây trong tuần.
Cây
Vấn đề phát triển của cây theo thời gian
Thứ hai Thứ ba Thứ tƣ Thứ năm Thứ 6
Cây 1
Cây 2
Cây 3
Cây 4
Cây 5
P xxii
PHIẾU HỌC TẬP LỚP 5
BÀI 22
Phiếu 1: Hoàn thành nội dung phiếu học tập.
Cây Đặc điểm Công dụng
Tre
Mây
Song
Phiếu 2: Nhóm em hãy quan sát các đồ dùng và thảo luận để hoàn thành nội dung
phiếu học tập.
Tên sản phẩm Vật liệu Cách bảo quản
P xxiii
PHỤ LỤC 8:
Bài 57: Thực vật cần gì để sống?
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết đƣợc vai trò của nƣớc, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.
- Nêu đƣợc những điều kiện để cây sống và phát triển bình thƣờng.
- Có ý thức và hành vi đúng trong việc chăm sóc, bảo vệ nhằm đảm bảo các
điều kiện cho cây phát triển tốt.
(2). Chuẩn bị: (Trƣớc 1 tuần)
- GV hƣớng dẫn và cùng các nhóm chuẩn bị 5 cây đậu xanh trồng trong 5 chậu:
+ Chậu 1, 2, 3, 4: cây trồng trong đất đƣợc trộn đầy đủ khoáng chất.
+ Chậu 5: cây trồng trong sỏi đã rửa sạch.
+ Phiếu hƣớng dẫn học tập giao cho HS các nhóm để theo dõi sự phát triển của
cây trong các chậu (Phụ lục 7 - Phiếu học tập lớp 4: Bài 57).
- Hƣớng dẫn HS đặt vị trí cây vào các khu vực:
+ Chậu 1: Để trong bóng tối, thƣờng xuyên tƣới nƣớc.
+ Châu 2: Để ở nơi có ánh sáng, thƣờng xuyên tƣới nƣớc nhƣng bôi lớp keo
mỏng trong suốt lên 2 mặt lá nhằm ngăn cản sự phát triển.
+ Chậu 3: Để ở nơi có ánh sáng nhƣng không tƣới nƣớc.
+ Chậu 4, 5: Để ở nơi có ánh sáng và thƣờng xuyên tƣới nƣớc.
(3). Hoạt động dạy học chủ yếu: Học tập dựa vào trải nghiệm
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV chia nhóm (5 - 7 HS), giới thiệu nội dung học tập và giao nhiệm vụ cho
các nhóm: quan sát, theo dõi diễn biến về sự phát triển của các cây trong chậu trong
thời gian một tuần; ghi lại kết quả theo yêu cầu của phiếu học tập.
- GV lƣu ý các nhóm cần thực hiện đúng hƣớng dẫn của GV về chăm sóc các cây.
b. Bƣớc 2: Tổ chức quan sát, đối chiếu, phản hồi
- HS các nhóm tiến hành chăm sóc cây theo hƣớng dẫn, theo dõi diễn biến của
cây từng ngày và ghi các thông tin vào phiếu học tập.
- Trong suốt thời gian này, GV cần quan tâm đến việc chăm sóc cây của các
P xxiv
nhóm và hoạt động quan sát, theo dõi, thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo HS các nhóm
thực hiện đúng theo hƣớng dẫn.
- HS trao đổi trong nhóm, chia sẻ những gì cá nhân quan sát, nhận xét đƣợc về
quá trình phát triển của từng cây trong 1 tuần qua.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả học tập của nhóm trƣớc
lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nêu thêm câu hỏi: Vì sao cây đậu thứ 4 phát triển bình thƣờng? Để cây
sống và phát triển bình thƣờng cần những điều kiện gì?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận nội dung bài học.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
GV giao cho các nhóm chọn và chăm sóc một cây hoa trong vƣờn trƣờng hoặc
sân trƣờng trong 1 tuần và báo cáo kết quả lại trong giờ học tiếp theo.
Bài 63: Động vật ăn gì để sống?
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Kể tên đƣợc một số con vật và thức ăn của chúng.
- Phân loại đƣợc động vật theo thức ăn của chúng.
- Có ý thức và hành vi tham gia một số việc làm cụ thể, phù hợp với bản thân
nhằm đảm bảo thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và động vật có ích trong thiên nhiên.
(2). Chuẩn bị:
- GV giao việc cho HS chọn, quan sát các con vật ở gia đình hoặc xung quanh
và ghi lại nguồn thức ăn hàng ngày của chúng để chuẩn bị cho giờ học.
- GV chuẩn bị giấy A0 để các nhóm làm việc.
(3). Các hoạt động dạy học chủ yếu:
(3.1). Hoạt động 1: Học tập dựa vào trải nghiệm
* Mục tiêu: HS kể tên đƣợc một số con vật và thức ăn của chúng.
* Các bƣớc tiến hành:
P xxv
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV giao việc, yêu cầu HS quan sát một số con vật xung quanh các em (ở gia
đình, thôn xóm hoặc nơi các em biết) và ghi lại thức ăn của chúng; sƣu tầm thêm
tranh ảnh động vật các em đã từng biết và ghi lại nguồn thức ăn của chúng; thời
gian thực hiện nhiệm vụ là 2 - 3 ngày.
- Lƣu ý HS cách quan sát, tránh làm ảnh hƣởng đến đời sống của các con vật
mình quan sát và đảm bảo an toàn cho bản thân khi quan sát.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Đây là hoạt động diễn ra tại nhà, GV cần thông tin cho phụ huynh biết để tạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ trong việc quan sát thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- GV thƣờng xuyên theo dõi, trao đổi với HS về các biện pháp an toàn cho bản
thân và cho con vật mình quan sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm.
- Khi bắt đầu buổi học, GV cho HS làm việc theo nhóm, chia sẻ kết quả làm
việc của cá nhân với các thành viên trong nhóm về các con vật mình quan sát đƣợc,
các tranh ảnh con vật mình sƣu tầm đƣợc và nguồn thức ăn của nó.
- GV bao quát các nhóm, tạo điều kiện để tất cả HS đƣợc chia sẻ kết quả với các
bạn trong nhóm.
- Nhóm trƣởng điều hành hoạt động của nhóm, thống nhất kết quả của nhóm,
ghi vào giấy A0 tên các con vật tƣơng ứng với nguồn thức ăn của chúng.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trƣớc
lớp, HS cả lớp bổ sung kết quả làm việc của các nhóm.
- GV có thể kết hợp ghi tổng hợp lại các con vật và nguồn thức ăn của chúng
trên bảng lớp để HS theo dõi.
- Gọi một vài cá nhân nhận xét và nêu lại kết quả tóm tắt mà GV ghi trên bảng.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
- GV yêu cầu HS xác định một vài con vật có ích, sống ở gia đình mình hoặc
MT xung quanh, dựa trên những hiểu biết về nguồn thức ăn của chúng để có thể
giúp cung cấp nguồn thức ăn hoặc để không có những hành động làm ảnh hƣởng
P xxvi
đến nguồn thức ăn của chúng.
- HS thực hiện và báo cáo lại với GV vào giờ học tiếp theo.
(3.2). Hoạt động 2: Phân loại động vật theo nguồn thức ăn
* Mục tiêu: HS phân loại đƣợc động vật dựa trên nguồn thức ăn của chúng.
* Các bƣớc tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Dựa trên thông tin về các con vật em biết và nguồn thức ăn
của chúng, em hãy phân loại chúng theo nguồn thức ăn nhƣ sau:
+ Nhóm động vật ăn thịt.
+ Nhóm động vật ăn cỏ.
+ Nhóm động vật ăn lá cây.
+ Nhóm động vật ăn hạt.
+ Nhóm động vật ăn sâu bọ.
+ Nhóm động vật ăn tạp.
- GV gọi một số HS trả lời, mỗi cá nhân nêu vài con vật tƣơng ứng với các
nhóm nhƣ đã gợi ý.
- HS cả lớp nhận xét, GV điều chỉnh khi cần thiết và ghi lại ý kiến của HS về
nhóm theo nguồn thức ăn.
P xxvii
PHỤ LỤC 9:
Bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Nêu đƣợc nguyên nhân và đƣờng lây truyền bệnh sốt xuất huyết; nhận ra sự
nguy hiểm của sốt xuất huyết.
- Biết thực hiện các cách diệt muỗi, có ý thức và hành vi vệ sinh MT nhằm ngăn
chặn không cho muỗi sinh sản và đốt ngƣời.
(2). Chuẩn bị:
GV dùng tranh ảnh hoặc video để giới thiệu cho HS biết muỗi vằn và giao việc
cho HS 1 tuần trƣớc khi bắt đầu bài học:
- Quan sát ở nhà và xung quanh nhà để biết muỗi vằn sống và đẻ trứng ở đâu.
- Em có thể làm những việc cụ thể gì để diệt muỗi, để ngăn chặn, hạn chế muỗi
sinh sản và sống trong nhà, xung quanh nhà?
(3). Hoạt động dạy học chủ yếu:
(3.1). Hoạt động 1: Nguyên nhân và đƣờng lây truyền bệnh sốt xuất huyết
* Mục tiêu: HS nêu đƣợc nguyên nhân và đƣờng lây truyền bệnh sốt xuất huyết;
nhận ra sự nguy hiểm của sốt xuất huyết.
* Các bƣớc tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc các nhân, đọc nội dung sách giáo khoa, thực hiện các
bài tập trang 28. GV chú ý bao quát lớp, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm trƣớc lớp, tổ chức nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận: Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Tại sao?
- Tổ chức cho HS trả lời, nhận xét, kết luận. GV có thể hỏi thêm về thông tin
mà HS biết đƣợc từ ngƣời thân mình về bệnh sốt xuất huyết. GV cũng có thể sƣu
tầm thêm số liệu về bệnh sốt xuất huyết tại địa phƣơng để thông tin cho HS biết.
(3.2). Hoạt động 2: Học tập dựa vào trải nghiệm
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
P xxviii
- Trƣớc khi bắt đầu tiết học 1 tuần, GV giới thiệu cho HS biết về muỗi vằn và
giao giao việc cho cả lớp 1 tuần trƣớc khi bắt đầu bài học:
+ Quan sát ở nhà và xung quanh nhà để biết muỗi vằn sống và đẻ trứng ở đâu.
+ Em có thể làm những việc cụ thể gì để diệt muỗi, để ngăn chặn, hạn chế
muỗi sinh sản và sống trong nhà, xung quanh nhà?
- Lƣu ý HS ghi chép lại những nội dung thực hiện đƣợc để chia sẻ với các bạn
trên lớp khi bắt đầu giờ học.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Trong hoạt động này, HS trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ tại gia đình nên GV
cần thông báo đến phụ huynh HS để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực
hiện nhiệm vụ.
- Khi bắt đầu buổi học, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (5 - 7 HS) để
chia sẻ những nội dung mà cá nhân HS đã thực hiện theo yêu cầu đƣợc giao. GV
cần bao quát lớp, tạo điều kiện để tất cả HS đƣợc chia sẻ trong nhóm về kết quả mà
mình đã thực hiện.
- Nhóm trƣởng điều hành nhóm thống nhất, ghi tóm tắt nội dung trả lời vào
bảng phụ:
+ Nơi sinh sống và đẻ trứng của muỗi vằn.
+ Những việc làm cụ thể để ngăn chặn, hạn chế muỗi vằn sinh sản và sống
trong nhà, xung quanh nhà.
- Các nhóm có thể đến khu vực nhóm khác để chia sẻ kết quả với các bạn, tranh
luận, trao đổi thêm về kết quả của nhóm bạn.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày trƣớc lớp về kết quả thảo luận của nhóm,
HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu cá nhân HS kể về nơi sinh sống và đẻ trứng của muỗi vằn; những việc cụ
thể để ngăn chặn, hạn chế muỗi vằn sinh sản và sống trong nhà, xung quanh nhà.
- GV nhận xét, kết luận, lƣu ý HS chọn những việc làm vừa sức với mình (nhƣ
quét dọn nhà cửa, sắp xếp chăn màn,...), khuyến khích HS tham gia vào các hoạt
động vệ sinh nhà cửa, thôn xóm.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
P xxix
- GV yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết của bài học để áp dụng vào gia đình
và địa phƣơng nơi các em sống nhằm ngăn chặn, hạn chế muỗi vằn sinh sản, sống
trong nhà, xung quanh nhà; bảo vệ bản thân và gia đình tránh bị muỗi đốt.
- HS chia sẻ lại cho cả lớp và các bạn biết trong giờ học sau.
Bài 29: Thủy tinh
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết đƣợc tính chất, công dụng của thủy tinh thông thƣờng và thủy tinh chất
lƣợng cao.
- Nêu đƣợc tên các vật dụng sản xuất ra từ thủy tinh.
- Có ý thức và biết cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh để sử dụng lâu bền,
tránh lãng phí.
(2). Chuẩn bị:
- GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS về nhà thực hiện và ghi chép thông tin vào
vở hoặc giấy trƣớc tiết học 2 - 3 ngày:
+ Kể tên những vật dụng bằng thủy tinh ở gia đình em.
+ Em và gia đình mình bảo quản những vật dụng bằng thủy tinh đó nhƣ thế nào?
- GV chuẩn bị một số vật dụng bằng thủy tinh thông thƣờng và thủy tinh chất
lƣợng cao, giấy A0 để học tập nhóm.
(3). Hoạt động dạy học chủ yếu: Học tập dựa vào trải nghiệm
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- Trƣớc khi tiết học bắt đầu một tuẩn, GV giao nhiệm cho HS trải nghiệm tại gia
đình và ghi lại những nội dung sau:
+ Kể tên những vật dụng bằng thủy tinh ở gia đình em.
+ Em và gia đình mình bảo quản những vật dụng bằng thủy tinh đó nhƣ thế nào?
- Khi bắt đầu tiết học, GV chia nhóm (5 - 7 HS), giao cho mỗi nhóm một vài vật
dụng bằng thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với những nội
P xxx
dung mà cá nhân đã trải nghiệm trƣớc đó để cả nhóm thống nhất nội dung ghi vào
giấy A0:
+ Tính chất và công dụng của thủy tinh.
+ Các vật dụng đƣợc sản xuất bằng thủy tinh.
+ Cách bảo quản vật dụng làm bằng thủy tinh.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Trong hoạt động này, mỗi HS đều đƣợc trải nghiệm trƣớc đó ở gia đình và khi
tiết học bắt đầu, HS tiếp tục đƣợc trải nghiệm trong nhóm.
+ Đối với hoạt động diễn ra tại nhà, GV cần thông báo để phụ huynh HS biết,
phối hợp và tạo điều kiện cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập đã đƣợc giao.
+ Đối với hoạt động diễn ra trên lớp, GV cần bao quát, đảm bảo tất cả HS trong
nhóm đều đƣợc tham gia.
- Nhóm trƣởng điều hành nhóm thống nhất các ý kiến để ghi vào giấy A0 theo
nhƣ nhiệm vụ đã đƣợc giao.
- Các nhóm khác có thể di chuyển đến khu vực nhóm bạn để tranh luận và chia
sẻ kết quả.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả trƣớc lớp, GV ghi tóm tắt
nội dung trình bày của các nhóm lên bảng lớp theo các ý:
+ Tính chất và công dụng của thủy tinh.
+ Các vật dụng đƣợc sản xuất bằng thủy tinh.
+ Cách bảo quản vật dụng làm bằng thủy tinh.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung khi đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét,
điều chỉnh.
- GV nêu thêm câu hỏi: Trong các vật dụng đƣợc sản xuất bằng thủy tinh mà
các em vừa nêu, hãy chỉ ra những vật dụng có chất lƣợng tốt hơn các vật dụng khác.
- HS trả lời, GV nhận xét đồng thời liên hệ giảng giải thêm cho HS biết về cách
nhận biết tính chất và công dụng của thủy tinh chất lƣợng cao.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
P xxxi
- GV lấy một vật thủy tinh đã chuẩn bị, gọi một vài HS lên xác định xem đó là
thủy tinh thông thƣờng hay chất lƣợng cao, nêu công dụng của vật đó và cách bảo
quản để sử dụng lâu dài.
- GV yêu cầu HS áp dụng những hiểu biết về cách bảo quản thủy tinh vào cuộc
sống hàng ngày để giữ gìn, bảo quản đồ dùng ở gia đình, giúp sử dụng đƣợc lâu bền.
P xxxii
PHỤ LỤC 10:
KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM
1. Hoạt động ngoại khóa môn Khoa học (dành cho HS lớp 4, 5)
a. Tên hoạt động: Tìm hiểu thực vật quanh em
b. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS:
- Biết đƣợc thực trạng về điều kiện sống của thực vật trong vƣờn trƣờng và sân trƣờng
(nếu trƣờng khu vực trung tâm không có vƣờn thì có thể tiến hành tại công viên).
- Lập đƣợc danh sách liệt kê cây nào tƣơi tốt, cây nào có nguy cơ phát triển yếu,
chậm phát triển hoặc nguy cơ sẽ chết.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp và thực hiện có hiệu quả để bảo vệ cây tƣơi tốt và
chăm sóc, khắc phục tình trạng cây có nguy cơ phát triển yếu, chậm phát triển hoặc
nguy cơ sẽ chết.
c. Thời gian thực hiện: 45 phút cho các hoạt động học tập với phiếu số 1, 2; 4
tuần cho hoạt động với phiếu số 3 và 30 phút tổng kết.
d. Chuẩn bị:
- GV: Khảo sát địa điểm học tập, chuẩn bị phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị giấy, bút; trang phục tham gia hoạt động tại vƣờn trƣờng.
e. Các bước tiến hành:
- Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5 - 7 HS), phân công địa điểm
trải nghiệm và giao nhiệm vụ trải nghiệm cho các nhóm. Yêu cầu HS kết hợp vốn
kinh nghiệm và thực tiễn trải nghiệm để xác định: các điều kiện sống của thực vật;
những nguy cơ, vấn đề ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển và biện pháp giải quyết
nhằm giúp thực vật trong vƣờn phát triển tốt.
+ Việc chia nhóm cần tính đến vốn kinh nghiệm của HS. Trong hoạt động này,
vốn kinh nghiệm của HS liên quan đến các điều kiện sống của thực vật, cách chăm
sóc cho thực vật phát triển tốt. Đối với những HS gia đình có trồng nhiều cây xanh,
sống ở vùng nông thôn, thƣờng tiếp xúc với việc trồng cây, chăm sóc cây thì vốn
P xxxiii
kinh nghiệm sẽ phong phú hơn so với những HS còn lại. Do đó, cần đảm bảo sao
cho các HS trong nhóm có sự hỗ trợ nhau khi trải nghiệm và vận dụng vốn kinh
nghiệm cá nhân.
+ GV hƣớng dẫn và lƣu ý các nhóm đảm bảo các điều kiện an toàn khi trải nghiệm.
- Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
+ GV bao quát lớp, quan sát, nhắc nhở HS tham gia vào hoạt động nhóm; đảm
bảo tất cả HS đều tham gia hoạt động nhóm.
+ GV cần phát huy vai trò của nhóm trƣởng trong việc điều hành hoạt động của
nhóm. HS trong nhóm quan sát thực vật tại khu vực nhóm mình, kết hợp với những
hiểu biết của cá nhân để cùng nhau thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Đánh giá các điều
kiện sống của các cây nhóm mình quan sát theo các yếu tố: ánh sáng, đất, chất
khoáng, nƣớc, không khí (theo phiếu 1 - Phụ lục 7: phiếu học tập hoạt động 1); (2)
Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp giải quyết đối với cây có vấn đề, bị ảnh hƣởng
xấu đến sự phát triển (theo phiếu 2 - Phụ lục 7: phiếu học tập hoạt động 1).
- Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và trƣng bày
các phiếu học tập của nhóm để các nhóm khác có thể tham khảo, nhận xét.
+ Hƣớng dẫn các nhóm thảo luận, bổ sung cho nhau về kết quả thu đƣợc, trong
đó tập trung vào các biện pháp nhằm giúp cây phát triển tốt xem các biện pháp đó
có hợp lý không? Có mang lại hiệu quả không?
+ GV tổ chức cho các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm mình và
nhóm bạn để rút ra kinh nghiệm về việc tham gia hoạt động của cá nhân, về kết quả
thảo luận của nhóm.
- Bƣớc 4: Tổ chức thử nghiệm tích cực
+ GV yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 1 cây chƣa phát triển tốt để chăm sóc, theo dõi
sự phát triển theo các biện pháp đã đƣợc thống nhất.
+ HS tổ chức chăm sóc cây trong 1 tháng và ghi kết quả theo dõi về sự phát
triển của cây mà nhóm mình chăm sóc vào phiếu học tập (theo phiếu 3 - Phụ lục 7:
phiếu học tập hoạt động 1).
+ Sau 1 tháng, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm và báo cáo kết quả chăm sóc cây
P xxxiv
cho cả lớp.
g. Gợi ý cho người sử dụng:
- GV nên chọn đối tƣợng là HS lớp 4, 5. GV nên kết hợp với tổng phụ trách Đội
trong việc giao nhiệm vụ cho các chi đội theo dõi chăm sóc cây ở vƣờn hoa, bồn
hoa và báo kết quả khi áp dụng các biện pháp chăm sóc trên bản tin của Đội.
- Có thể gợi ý cho các em thực hiện các biện pháp chăm sóc trên đối với cây
trồng ở sân nhà, vƣờn nhà.
2. Hoạt động dạy học theo phân phối chƣơng trình môn Khoa học lớp 4
Bài 57: Thực vật cần gì để sống?
(1). Mục tiêu
Sau bài học, HS:
- Biết đƣợc vai trò của nƣớc, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.
- Nêu đƣợc những điều kiện để cây sống và phát triển bình thƣờng.
- Có ý thức và hành vi đúng trong việc chăm sóc, bảo vệ nhằm đảm bảo các
điều kiện cho cây phát triển tốt.
(2). Chuẩn bị: (Trƣớc 1 tuần)
- GV hƣớng dẫn và cùng các nhóm chuẩn bị 5 cây đậu xanh trồng trong 5 chậu:
+ Chậu 1, 2, 3, 4: cây trồng trong đất đƣợc trộn đầy đủ khoáng chất.
+ Chậu 5: cây trồng trong sỏi đã rửa sạch.
+ Phiếu hƣớng dẫn học tập giao cho HS các nhóm để theo dõi sự phát triển của
cây trong các chậu (Phụ lục 7 - Phiếu học tập lớp 4: Bài 57).
- Hƣớng dẫn HS đặt vị trí cây vào các khu vực:
+ Chậu 1: Để trong bóng tối, thƣờng xuyên tƣới nƣớc.
+ Châu 2: Để ở nơi có ánh sáng, thƣờng xuyên tƣới nƣớc nhƣng bôi lớp keo
mỏng trong suốt lên 2 mặt lá nhằm ngăn cản sự phát triển.
+ Chậu 3: Để ở nơi có ánh sáng nhƣng không tƣới nƣớc.
+ Chậu 4, 5: Để ở nơi có ánh sáng và thƣờng xuyên tƣới nƣớc.
(3). Hoạt động dạy học chủ yếu: Học tập dựa vào trải nghiệm
P xxxv
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV chia nhóm (5 - 7 HS), giới thiệu nội dung học tập và giao nhiệm vụ cho
các nhóm: quan sát, theo dõi diễn biến về sự phát triển của các cây trong chậu trong
thời gian một tuần; ghi lại kết quả theo yêu cầu của phiếu học tập.
- GV lƣu ý các nhóm cần thực hiện đúng hƣớng dẫn của GV về chăm sóc các cây.
b. Bƣớc 2: Tổ chức quan sát, đối chiếu, phản hồi
- HS các nhóm tiến hành chăm sóc cây theo hƣớng dẫn, theo dõi diễn biến của
cây từng ngày và ghi các thông tin vào phiếu học tập.
- Trong suốt thời gian này, GV cần quan tâm đến việc chăm sóc cây của các
nhóm và hoạt động quan sát, theo dõi, thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo HS các nhóm
thực hiện đúng theo hƣớng dẫn.
- HS trao đổi trong nhóm, chia sẻ những gì cá nhân quan sát, nhận xét đƣợc về
quá trình phát triển của từng cây trong 1 tuần qua.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả học tập của nhóm trƣớc
lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nêu thêm câu hỏi: Vì sao cây đậu thứ 4 phát triển bình thƣờng? Để cây
sống và phát triển bình thƣờng cần những điều kiện gì?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận nội dung bài học.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
GV giao cho các nhóm chọn và chăm sóc một cây hoa trong vƣờn trƣờng hoặc
sân trƣờng trong 1 tuần và báo cáo kết quả lại trong giờ học tiếp theo.
Bài 58. Nhu cầu nƣớc của thực vật
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết đƣợc nhu cầu nƣớc của thực vật, mỗi loài cây khác nhau có nhu cầu nƣớc khác
nhau; những giai đoạn khác nhau của một loại cây thì nhu cầu nƣớc cũng khác nhau.
- Ứng dụng vào thực tiễn để đảm bảo nhu cầu nƣớc cho các cây trồng ở gia
đình, vƣờn trƣờng.
P xxxvi
(2) Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị tranh ảnh về các loại cây khác nhau về nhu cầu nƣớc, chuẩn bị
giấy A0 để HS học nhóm (mỗi nhóm 1 tờ A0).
- Chuẩn bị phiếu học tập để giao nhiệm vụ trải nghiệm cho HS.
Phiếu học tập:
Em hãy quan sát các cây xung quanh em và phân loại chúng theo nhu cầu về
nƣớc. Ghi và đánh dấu x vào bảng sau:
Tên cây
Sống
dƣới nƣớc
Sống trên
cạn, chịu
đƣợc khô hạn
Sống trên
cạn, ƣu
ẩm ƣớt
Sống đƣợc cả
trên cạn và
dƣới nƣớc
1.
2.
...
(3). Các hoạt động dạy học chủ yếu:
(3.1). Hoạt động 1: Học tập dựa vào trải nghiệm
* Mục tiêu: HS biết nhu cầu nƣớc của thực vật, mỗi loài cây khác nhau có nhu
cầu nƣớc khác nhau
* Các bƣớc tiến hành:
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
GV chia nhóm, yêu cầu các cá nhân trong nhóm thông qua phiếu học tập, thực
hiện nhiệm vụ ở nhà trƣớc khi bắt đầu tiết học : Em hãy quan sát các cây xung
quanh em và phân loại chúng theo nhu cầu về nƣớc.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Trong bƣớc này, HS trải nghiệm bên ngoài nhà trƣờng, ở gia đình nên GV
cần thông báo cho phụ huynh HS biết để đƣợc phối hợp và tạo điều kiện cho HS
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Việc quan sát thực tiễn kết hợp với vốn kinh nghiệm của cá nhân đƣợc HS tiến
hành khi bắt đầu nhận nhiệm vụ học tập.
- Khi bắt đầu tiết học, GV yêu cầu các nhóm làm việc theo nhóm, ghi vào giấy
P xxxvii
A0 các cây cùng với nhu cầu nƣớc mà HS trong nhóm quan sát đƣợc, tiến hành thảo
luận trong nhóm để hoàn thành nội dung ghi vào giấy A0 theo mẫu bảng sau:
Cây sống
dƣới nƣớc
Cây sống trên cạn,
chịu đƣợc khô hạn
Cây sống trên cạn,
ƣu ẩm ƣớt
Cây sống đƣợc
cả trên cạn và
dƣới nƣớc
HS các nhóm có thể di chuyển đến khu vực các nhóm khác để trao đổi, tranh
luận, chia sẻ với nhau về kết quả của nhóm mình.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm trƣớc lớp.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: Các loài cây khác nhau, nhu cầu nƣớc có giống nhau không?
- HS trả lời, GV chốt lại nội dung: Các loài cây khác nhau, nhu cầu nƣớc cũng
khác nhau.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
- GV dùng các tranh ảnh đã chuẩn bị, tổ chức cho HS phân loại cây trong tranh
theo nhu cầu nƣớc của cây.
- HS thực hiện đính tranh trên bảng lớp để cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV điều chỉnh nếu HS phân loại sai.
(3.2). Hoạt động 2: Nhu cầu nƣớc ở các giai đoạn phát triển của cây
* Mục tiêu: HS biết các giai đoạn khác nhau của cây thì nhu cầu nƣớc cũng
khác nhau.
* Các bƣớc tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 2, SGK trang 117 và trả lời câu hỏi: Vào giai
đoạn nào lúa cần nhiều nƣớc?
- GV yêu cầu HS cả lớp nêu thêm ví dụ khác về nhu cầu nƣớc của cùng một
loại cây mà em biết đƣợc, quan sát đƣợc trong thực tiễn cuộc sống.
- GV có thể cung cấp thêm cho HS các ví dụ về nhu cầu nƣớc của cùng một loại
P xxxviii
cây nhƣng ở các giai đoạn khác nhau và yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học vào
thực tiễn nhằm đảm bảo đủ nƣớc cho cây trồng phát triển.
3. Hoạt động dạy học theo phân phối chƣơng trình môn Khoa học lớp 5
Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết đƣợc cấu tạo của hạt.
- Nêu đƣợc các điều kiện nảy mầm và phát triển thành cây của hạt.
- Biết trồng cây từ hạt.
(2). Chuẩn bị:
- GV yêu cầu mỗi HS gieo một số hạt (GV cung cấp hạt của một số cây hoa
hoặc hạt đậu) vào đất ẩm trong 1 cái lon hoặc chai nhựa cắt ngang trƣớc ngày học 4
tuần, theo dõi và ghi lại quá trình nảy mầm và phát triển thành cây từ hạt theo tuần.
- GV yêu cầu HS ƣơm ít hạt đậu phụng (lạc) vào bông ẩm trƣớc 3 - 4 ngày để
mang đến lớp học tập.
- GV chuẩn bị một số hạt hoa để tổ chức cho HS ƣơm hạt, chăm sóc cây hoa tại
vƣờn trƣờng.
- Chuẩn bị tranh lớn (có trong bộ đồ dùng dạy học tối thiểu) để HS xác định cấu
tạo của hạt.
(3). Hoạt động dạy học chủ yếu:
(3.1). Hoạt động 1: Học tập dựa vào trải nghiệm
* Mục tiêu: HS biết đƣợc cấu tạo của hạt, các điều kiện nảy mầm của hạt; có ý
thức và hành vi đúng trong việc ƣơm hạt để hạt nảy mầm tốt.
* Các bƣớc tiến hành:
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV chia lớp thành các nhóm (5 - 7 HS), giao cho cá nhân HS về nhà chuẩn bị
trƣớc các điều kiện cho tiết học: HS ƣơm ít hạt đậu phụng (lạc) vào bông ẩm trƣớc
3 - 4 ngày để mang đến lớp học tập.
- Bắt đầu tiết học, GV tổ chức cho HS ngồi theo nhóm, lấy hạt đậu phụng đã
P xxxix
ƣơm tách ra làm đôi, quan sát và chỉ cho các bạn trong nhóm biết đâu là vỏ, phôi,
chất dinh dƣỡng.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Trong bƣớc này, việc GV yêu cầu HS ƣơm hạt trong bông ẩm đƣợc thực hiện
ở nhà nên cần có sự thông báo cho phụ huynh để tạo điều kiện thuận lợi cho HS
thực hiện nhiệm vụ. Trong tiết học, ở bƣớc này, trong quá trình học tập của các
nhóm, GV cần bao quát lớp, tạo điều kiện hỗ trợ những HS khó khăn, đảm bảo tất
cả HS đều đƣợc thực hiện hoạt động học tập.
- HS trong nhóm thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, có thể đến khu vực của các
nhóm khác để chia sẻ, quan sát việc thực hiện của các bạn.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho các nhóm cử đại diện trình bày trƣớc lớp về cấu tạo của hạt.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết các thành phần của hạt.
- HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dƣỡng dự trữ.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
- HS các nhóm trao đổi với nhau về các hạt của nhóm mình với nhóm bạn để
HS quan sát, xác định vỏ, phôi, chất dinh dƣỡng dự trữ của hạt, kết hợp quan sát
thực hiện bài tập 1, SGK trang 108.
- GV yêu cầu HS chỉ trên tranh các thành phần cấu tạo của hạt, GV nhận xét,
điều chỉnh.
(3.2). Hoạt động 2: Học tập dựa vào trải nghiệm
* Mục tiêu: HS biết đƣợc các điều kiện nảy mầm của hạt, biết cách gieo hạt nảy
mầm để trồng cây từ hạt.
* Các bƣớc tiến hành:
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
GV chia nhóm (5 - 7HS), giao nhiệm vụ cho mỗi HS gieo một số hạt (GV cung
cấp hạt của một số cây hoa hoặc hạt đậu) vào đất ẩm trong 1 cái lon hoặc chai nhựa
cắt ngang trƣớc ngày học 4 tuần, theo dõi và ghi lại:
P xl
- Những thay đổi của hạt trong quá trình nảy mầm và phát triển thành cây.
- Các điều kiện để hạt nảy mầm phát triển thành cây.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- Ở bƣớc này, việc trải nghiệm gieo hạt và theo dõi sự thay đổi của hạt trong
quá trình phát triển thành cây diễn ra tại gia đình HS nên GV cần thông báo đến phụ
huynh để tạo thuận cho việc thực hiện nhiệm vụ của HS.
- Trong quá trình gieo hạt và theo dõi sự thay đổi, HS có thể trao đổi với các
bạn trong nhóm để chia sẻ thêm thông tin.
- Khi bắt đầu tiết học, GV yêu cầu HS trong các nhóm chia sẻ với các bạn trong
nhóm về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, kết hợp đọc SGK để thực hiện bài tập
2 trang 108. Trong nhóm chọn ra một cây đƣợc gieo tốt nhất để giới thiệu, chia sẻ
với các nhóm khác.
- Trong bƣớc này, GV cần bao quát lớp để tạo điều kiện cho HS trong nhóm
chia sẻ với các bạn, đồng thời khuyến khích các nhóm chia sẻ với nhóm bạn về kết
quả của nhóm mình.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trƣớc lớp về:
+ Quá trình phát nảy mầm và phát triển thành cây từ hạt.
+ Các điều kiện để hạt nảy mầm.
- HS cả lớp góp ý, bổ sung; GV nhận xét, kết luận.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
GV yêu cầu HS áp dụng những hiểu biết của mình để gieo hạt hoa phát triển
thành cây mang vào trồng ở vƣờn hoa của trƣờng hoặc ở nhà và báo cáo lại cho GV biết.
(3.3). Hoạt động 3: Chu kỳ phát triển thành cây từ hạt
* Mục tiêu: HS nêu quá trình phát triển thành cây từ hạt
* Các bƣớc tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, trang 109 để mô tả quá trình phát
triển của cây mƣớp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
P xli
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và kết thúc tiết học.
Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
(1). Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
- Biết tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau, biết một số cây đƣợc mọc ra từ bộ
phận của cây mẹ.
- Trồng và chăm sóc đƣợc cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- Có ý thức và hành vi bảo vệ cây trồng đúng với những gì học đƣợc.
(2) Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị vài ngọn mía, củ khoai, lá bỏng, củ gừng, riềng, nghệ, hành, tỏi.
Yêu cầu những HS có điều kiện, chuẩn bị mang theo các loại ls, củ trên đến lớp để
học tập.
- GV khảo sát khu vực học tập ở vƣờn trƣờng (hoặc sân trƣờng) để chuẩn bị địa
điểm cho các em trồng cây từ bộ phận của cây mẹ hoặc chuẩn bị các thùng đựng
đất, đủ để cho các nhóm tiến hành trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
(3). Các hoạt động dạy học chủ yếu: Học tập dựa vào trải nghiệm
a. Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV tập trung HS tại khu vực học tập, chia nhóm (5 - 7HS), chia khu vực học
tập của nhóm và nêu nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Tìm vị trí chồi trên các bộ phận của cây do GV giao và các bộ phận của cây
mà HS trong nhóm mang theo.
+ Lựa chọn 1 - 2 bộ phận cây mang theo, thảo luận cách trồng và tổ chức trồng
cây bằng bộ phận của cây mẹ.
- GV lƣu ý tất cả HS trong nhóm phải tham gia vào hoạt động nhóm.
b. Bƣớc 2: Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
- HS di chuyển theo nhóm đến khu vực học tập, các cá nhân trong nhóm lần
lƣợc chia sẻ với các bạn về vị trí chồi trên các bộ phận cây.
- Nhóm trƣởng điều hành hoạt động của nhóm. Sau khi HS đã xác định chồi từ
các bộ phận của cây, nhóm thảo luận, thống nhất chọn ra 1 - 2 bộ phận cây và tiến
P xlii
hành trồng.
- GV bao quát lớp, đảm bảo tất cả HS trong nhóm đều tham gia vào hoạt động
nhóm để quan sát và xác định vị trí chồi, tham gia trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
Lƣu ý HS cần thực hiện vệ sinh, an toàn tại khu vực học tập của nhóm mình.
c. Bƣớc 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
- GV tổ chức cho các nhóm di chuyển đến khu vực của nhóm khác để chia sẻ về
vị trí chồi trên các bộ phận cây mà các nhóm mang theo và cách tiến hành trồng cây
từ bộ phận của cây mẹ.
- GV có thể nêu thêm câu hỏi: Ngoài những cây mang theo, em có biết những
cây nào khác ở gia đình, thôn xóm em đƣợc trồng từ bộ phận của cây mẹ không?
- Khi HS trả lời, GV lƣu ý tạo điều kiện cho các HS khác nhận xét, chia sẻ và
điều chỉnh nếu HS trình bày chƣa chính xác.
d. Bƣớc 4: Thử nghiệm tích cực
- GV yêu cầu các nhóm chăm sóc, theo dõi sự phát triển của cây mà nhóm vừa
trồng để chia sẻ, báo cáo với GV trong các giờ học đến.
- Cá nhân HS có thể về nhà chọn và trồng một cây từ bộ phận của cây mẹ hoặc
trồng ở khu vực nhóm mình, theo dõi sự phát triển và chia sẻ với GV và các bạn
trong lớp.
- GV giao cho các nhóm chọn và chăm sóc một cây hoa trong vƣờn trƣờng hoặc
sân trƣờng trong 1 tuần và báo cáo kết quả lại trong giờ học tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tien_si_khoa_hoc_giao_duc_giao_duc_moi_truong_dua_vao_trai_nghiem_trong_day_hoc_mon_khoa_hoc.pdf