Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan (những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ) và nguyên nhân chủ quan (nhận thức chưa đầy đủ và hoạt động kém hiệu quả của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương và bản thân đồng bào các DTTS). Trong quá trình thực hiện việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có quan điểm và giải pháp đúng đắn, phù hợp.
Để phát huy một cách vững chắc thành quả đạt được và khắc phục, loại bỏ dần những hạn chế yếu kém trong giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS cần quán triệt các quan điểm cơ bản như: Phải theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam; gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS; bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào. Những quan điểm đó phải được quán triệt một cách đồng bộ, xuyên suốt trong hệ thống đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thực hiện thông qua một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Trên cơ sở đó phát huy tối đa vai trò của các chủ thể với các cách thức tiên tiến, phù hợp với từng nội dung trong BSVH của các DTTS nhằm phát huy sức mạnh nội sinh đưa đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc phát triển đi lên, đồng thời góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT.
179 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng đông bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, những năm vừa qua, nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án lớn tập trung cho phát triển kinh tế, cải thiện sinh hoạt và nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào vùng này. Sự tập trung quá mức để đầu tư cho phát triển kinh tế, cho đời sống vật chất mà chưa để ý hoặc coi nhẹ sự đầu tư cho lĩnh vực VH. Dẫn đến đời sống vật chất dần được cải thiện nhưng kéo theo sự mai một, mất dần bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, làm cho đời sống tinh thần suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì thế, rất cần có sự đầu tư lớn trong lĩnh vực VH trong đó có sự đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS để BSVH thực sự trở thành điểm tựa, sức mạnh nội sinh đưa vùng Đông Bắc tiến kịp xu thế phát triển chung của đất nước.
Sự đầu tư để phát triển VH có thể huy động từ nhiều nguồn lực: Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân, nguồn viện trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác. Huy động sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội vào công tác giữ gìn và phát huy BSVH Các DTTS như: Các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà VH, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bản thân đồng bào các DTTS, họ chính là chủ thể chính trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của DT mình.
Với nguồn lực đầu tư của nhà nước, cần tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả. Đây chính là nguồn lực chủ yếu trong mục tiêu giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Do điều kiện khó khăn, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp nên trong mục tiêu giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS ngân sách trung ương chiếm tới 70%, ngân sách địa phương chiếm 20%, còn lại là nguồn vốn hợp pháp khác.
Trong ngân sách trung ương cần có sự phân bổ, điều chỉnh hợp lý về chính sách đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất, tránh sự dàn trải mà cần xác định được nội dung ưu tiên để đầu tư của nhà nước có tính trọng tâm, trọng điểm, đủ mạnh để giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên.
Ngoài nguồn đầu tư của nhà nước, cũng cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn từ địa phương và nguồn vốn từ xã hội hóa. Trong những năm gần đây, vùng đồng bào các DTTS nói chung và đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng đã được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trong tổng thể nguồn vốn đầu tư về các tỉnh vùng Đông Bắc cũng như nguồn vốn địa phương, cần có sự phân bổ hài hòa giữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế với nguồn vốn đầu tư cho phát triển VH trên địa bàn của tỉnh. Có những chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực VH du lịch như: kinh doanh nhà hàng ẩm thực DT, xây dựng các làng VH du lịch, khu sinh thái ở vùng đồng bào DTTS, xây dựng bảo tàng VH DTTS tư nhân. Đây cũng là cách thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trên địa bàn. Ngoài ra, với việc tạo được hành lang pháp lý, môi trường làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn yên tâm làm ăn kinh doanh, tăng thu nhập, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp đó, bản thân đồng bào các DTTS là chủ các doanh nghiệp công tác trong và ngoài nước cùng tham gia đóng góp nguồn vốn xã hội hóa cho các nhiệm vụ như: phục dựng các ngôi nhà truyền thống, thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng dân gian, các hội thi, hội diễn, các lễ hội . Có như vậy mới huy động được tổng thể nguồn vốn để thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể như: Đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị VH của đồng bào các DTTS một cách liên tục, cấp kinh phí để tổ chức các hoạt động VH nhằm tuyên truyền đồng thời duy trì, thực hiện các hoạt động VH cộng đồng như tổ chức ngày hội VH các cấp, tổ chức trưng bày, triển lãm các giá trị VH vật thể, phi vật thể, tổ chức các hội thi, hội diễn, tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo để trao đổi tri thức, kinh nghiệm của các nhà quản lý, nhà khoa học, nghệ nhân trong việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Đồng thời, có nguồn kinh phí để động viên, khuyến khích, hỗ trợ cho các nghệ nhân đồng bào DTTS đang nắm giữ những giá trị VH phi vật thể và đang có những hoạt động trao truyền các giá trị VH đó cho cộng đồng, cho thế hệ sau.
Ngoài việc huy động tổng thể các nguồn vốn đầu tư, các tỉnh vùng Đông Bắc cũng cần huy động mọi lực lượng cùng chung tay vào nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trên địa bàn. Vì vậy, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng bộ, sự quản lý của chính quyền, vai trò vận động đồng bào các DTTS của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của họ là rất quan trọng. Đối với đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đa số đồng bào vẫn thường quen tư duy theo lối trực quan, trực giác, chỉ tin vào kinh nghiệm và những điều mắt thấy tai nghe. Vì vậy, trong sự nghiệp cách mạng nói chung, giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS nói riêng cần thiết phải có sự lãnh đạo, định hướng sáng suốt của các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể, sự hướng dẫn và gương mẫu của các cán bộ đảng viên, lực lượng quan trọng mang tính quyết định đó chính là bản thân đồng bào các DTTS với sự hưởng ứng, nhiệt tình cùng chung tay vào giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong VH của DT mình.
4.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực của đồng bào các dân tộc thiểu số với tư cách là chủ thể của giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Bản thân đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, nhất là đồng bào cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giao thông chia cắt, địa hình hiểm trở, sự giao lưu, tiếp xúc với các nguồn thông tin liên lạc còn hạn chế cho nên trình độ dân trí rất thấp so với mặt bằng chung của đất nước. Trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các chủ trương, đường lối của Đảng còn chậm, khả năng chọn lọc những giá trị VH mới, kế thừa có chọn lọc các giá trị VH truyền thống còn kém và thiếu linh hoạt, dễ bị tư tưởng chạy theo cái mới chi phối hoặc tư tưởng bảo thủ ôm khư khư quá khứ, từ chối giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận cái mới một cách tích cực. Trình độ dân trí thấp là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, các ban ngành trong việc chung tay giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Do đó, cần nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào bằng cách đẩy mạnh giáo dục và đào tạo. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia, vì nó là nền tảng tri thức, cơ sở tạo ra nhân tài cho đất nước. Sự lạc hậu, tiên tiến của một DT biểu hiện trước hết ở sự lạc hậu hay tiên tiến của giáo dục. Hồ Chí Minh đã từng nói: “một DT dốt là một DT yếu”. Cho nên, để chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu, giữ gìn được BSVH thì cần phát triển giáo dục, mở mang dân trí.
Nhiệm vụ đầu tiên là tăng cường giáo dục trong nhà trường để vừa nâng cao trình độ học vấn vừa nâng cao sự hiểu biết xã hội cho thế hệ trẻ đồng bào các DTTS một cách bài bản. Muốn vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cho phù hợp với đồng bào các DTTS, lồng ghép giáo dục giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS trong vùng vào chương trình chính khóa (thông qua các bài giảng trong môn học giáo dục công dân, môn lịch sử, môn văn học) và các hoạt động ngoại khóa của các nhà trường nhằm vừa giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống vừa giáo dục lòng tự hào DT và ý thức giữ gìn, phát huy BSVHDT.
Kết hợp có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục với chương trình mục tiêu quốc gia về VH ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Chính nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục tạo điểu kiện để xây dựng mới các trường DT nội trú của tỉnh và của huyện, tạo điều kiện cho con em đồng bào các DTTS ở vùng khó khăn đến trường miễn phí và có chính sách thu hút các thầy cô giáo vùng xuôi lên công tác được học tập, bồi dưỡng tiếng DT để nắm được BSVH của đồng bào các DTTS, từ đó có cách giáo dục, tuyên truyền đến các em học sinh ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc đó trong cộng đồng.
Thầy cô trong nhà trường kết hợp với các tổ chức hội ở địa phương (thôn, bản) như hội phữ, đoàn thanh niên đến vận động đồng bào có con em đến độ tuổi đi học và con em đang học dang dở tiếp tục tới trường nhằm thực hiện tốt việc xóa mù chữ và phổ cập trung học đối với các em là người DTTS.
Đối với các già làng, trưởng bản không biết chữ phổ thông, nhà nước cần mở các lớp bổ túc để họ biết chữ phổ thông, từ đó họ mới tìm hiểu, tiếp thu, nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời tham gia vào tuyên truyền, hướng dẫn cho đồng bào trong bản thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.
Ngoài việc nâng cao trình độ dân trí thông qua giáo dục trong hệ thống nhà trường thì việc giao lưu, tiếp xúc với các DT khác trong vùng và thường xuyên tiếp cận với hệ thống phương tiện thông tin như sách vở, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet cũng là cách để mở mang hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các DTTS. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay, trình độ dân trí được coi là nền tảng của sự phát triển. Do đó, nếu đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc sống khép kín, cô lập, không có sự giao lưu tiếp xúc với các DT khách trong và ngoài vùng thì không thể nâng cao được sự hiểu biết. Chính sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay là cơ hội để các DT được giao lưu, tiếp xúc với nhau trên mọi lĩnh vực. Từ đó, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, tìm hiểu và học hỏi những cái hay, cái đẹp trong VH của các DT khác để trên cái nền truyền thống, các DT tự làm mới mình, phát triển kinh tế, VH của DT mình lên theo kịp xu thế phát triển chung của đất nước.
Sự tăng cường các phương tiện thông tin như sách, báo, đài phát thanh, truyền hình, Internet đến những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không chỉ giúp cho đồng bào ở các vùng này tiếp cận được với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách thường xuyên, thông suốt và trực tiếp nhất mà còn giúp cho đồng bào các DTTS nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức bổ ích liên quan đến sức khỏe, mô hình kinh nghiệm phát triển kinh tế, giáo dục, VHDT, hướng dẫn sản xuất, trên các kênh truyền hình như VTV1, VTV2, VTV3 và các kênh truyền hình địa phương. Đội ngũ cán bộ VH cơ sở cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền, định hướng cho đồng bào DTTS lựa chọn, theo dõi các chương trình liên quan đến VHDT như những kênh truyền hình có phát sóng giới thiệu về VH độc đáo, đặc sắc của các DT cũng như những việc làm cụ thể mà các DT đang thực hiện để tham gia trực tiếp vào việc giữ gìn, phát huy BSVH của DT họ. Từ đó, giúp cho đồng bào các DTTS cảm thấy tự tin hơn, tự hào hơn về những giá trị trong kho tàng VH của DT mình và có ý thức, hành động giữ gìn, phát huy nó.
Như vậy, cần phát huy tốt vai trò của giáo dục trong nhà trường, bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, các nhà trường cần có những cách thức để nâng cao sự hiểu biết nói chung của đồng bào các DTTS về các lĩnh vực xã hội thông qua chương trình chính khóa cũng như chương trình ngoại khóa. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở các huyện do phòng lao động thương binh xã hội kết hợp với các trường nghề tổ chức đào tạo tại địa phương cũng cần lồng ghép vào chương trình giảng dạy để giáo dục các em là học sinh DTTS phải nhận thức được đúng đắn các giá trị VH truyền thống của DT mình và có những cách thức thực hiện để duy trì, phát huy những giá trị đó trong cộng đồng.
Trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc cũng được nâng cao do sự giao lưu, hội nhập, sự va chạm, tiếp xúc giữa các DT trong phạm vi toàn quốc, khu vực, tỉnh, huyện và sự tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng như sách vở, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet. Do đó, các tỉnh vùng Đông Bắc cần tăng cường đầu tư, đặc biệt sự đầu tư điện lưới quốc gia đến các thôn bản vùng sâu vùng xa để họ có cơ hội sử dụng các phương tiện thông tin trên. Đối với sách vở, tạp chí vẫn đang được nhà nước cấp phát miễn phí đến các huyện, xã vùng đặc biệt khó khăn để nâng cao dân trí cho đồng bào nhưng hiệu quả đạt được chưa cao từ chương trình này. Sách, báo, tạp chí cấp phát về các huyện, xã thì nhiều nhưng số lượng đến tay bản thân đồng bào các DTTS thì ít. Mặt khác, nhu cầu đọc, tìm hiểu của đồng bào chưa cao, trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp, đồng bào chỉ tập trung làm ăn, lên nương rẫy cả ngày không có thời gian tìm hiểu, có nơi thì khả năng đọc chữ phổ thông còn hạn chế nên khó khăn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Do đó, vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương cần kết hợp với các tổ chức ban ngành khảo sát, thống kê số lượng người chưa biết đọc, biết viết chữ phổ thông để có những phương án giáo dục bổ túc dành cho đối tượng là đồng bào các DTTS không biết chữ nhằm xóa tình trạng mù chữ hiện vẫn còn ở một số vùng sâu, vùng xa. Chỉ khi xóa được tình trạng này thì đồng bào mới tiếp cận được dễ dàng các nguồn tri thức cần thiết, trong đó có các tri thức về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS.
Tóm lại, khi trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc được nâng cao, họ sẽ chủ động, tự giác, tích cực tiếp thu nhanh, nhạy với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhận thức được những giá trị tích cực, cái hay, cái đẹp trong BSVH của DT mình để từ đó củng cố niềm tin, lòng tự hào DT, ý thức tự giác tộc người, không ngừng phát huy, phát triển BSVH của tộc người mình cho phù hợp với xu thế mới đồng thời thấy được cái không phù hợp, cái hủ tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ trong VH truyền thống để từ đó loại bỏ dần trong cuộc sống của đồng bào. Có như vậy, BSVH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc mới không ngừng được giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng.
Tiểu kết chương 4
Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các tỉnh vùng Đông Bắc cần nhận thức rõ vai trò, vị trí của BSVH các DTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS nói riêng. Từ sự nhận thức đúng đắn, cần có những hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với nguyên tắc chung và những đặc điểm riêng của vùng miền, DT để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DTTS vùng Đông Bắc. Trong quá trình thực hiện, cần phải dựa trên nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam, đồng thời phải gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS và phát huy tốt vai trò chủ thể chính là đồng bào các DTTS. Những quan điểm đó phải được quán triệt một cách đồng bộ, xuyên suốt, trong hệ thống đường lối, chủ trương, sách sách của Đảng, Nhà nước và trong quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện thông qua những giải pháp chủ yếu: Tiếp tục nâng cao và đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS; xây dựng đội ngũ làm công tác VH đủ mạnh về số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực VH, trong đó có vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS; Nhà nước và các địa phương cần đầu tư nguồn lực một cách hài hòa, cân xứng giữa nguồn lực kinh tế với nguồn lực phát triển VH; Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc để họ phát huy tối đa vai trò chủ thể trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của DT mình.
Hệ thống giải pháp này vừa mang tính chiến lược, vừa có tính cụ thể, vừa phù hợp với đặc thù của vùng trong quá trình phát triển nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trong địa bàn.
KẾT LUẬN
BSVH các DTTS vừa mang những đặc trưng cơ bản của BSVH Việt Nam vừa có những sắc thái VH riêng, độc đáo, đặc thù tạo nên nền VH Việt Nam phong phú, đa dạng. Cái riêng, cái đặc thù làm nên BSVH các DTTS xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong những điều kiện cụ thể của vùng có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong VH vật thể (nhà ở; trang phục; ẩm thực; tư liệu sinh hoạt, lao động) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật và tri thức bản địa). Những đặc trưng cơ bản của BSVH vùng Đông Bắc là: Thế giới quan thần bí, tín ngưỡng vạn vật hữu linh ăn sâu bám rễ vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội; đề cao đời sống tinh thần, sống đoàn kết, hài hòa, tình nghĩa; đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt; cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh một lối sống giản dị, mộc mạc.
Từ lý luận về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS, luận án trình bày vấn đề giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua việc giữ gìn, phát huy các giá trị VH vật thể và giá trị VH phi vật thể. Đây là một quá trình thống nhất giữa giữ gìn với phát huy nhằm làm cho BSVH của các DTTS vùng Đông Bắc được lưu giữ, không bị mất mát, tổn hại và làm cho cái hay, cái tốt của BSVH lan tỏa tác dụng, tiếp tục làm nảy nở thêm trong cuộc sống để đóng vai trò làm sức mạnh nội sinh đưa các DTTS hòa nhập theo xu thế chung của cả nước, đóng góp vào xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT và thống nhất trong đa dạng.
Luận án đã đánh giá và khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tham gia tích cực, chủ động của đồng bào các DTTS vào việc giữ gìn, phát huy BSVH của đồng bào mà những nội dung trong BSVH của đồng bào (VH vật thể và VH phi vật thể) được quan tâm giữ gìn, phát huy với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bản thân đồng bào các DTTS dưới sự tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan chuyên môn đã có những sự nhận thức đúng đắn về BSVH của DT mình, đã phát huy cao vai trò chủ thể của mình trong việc sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH đồng thời là chủ thể trong việc giữ gìn, phát huy BSVH.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH của đồng bào các DTTS vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế đó xuất phát từ bản thân chủ thể là Nhà nước, chính quyền địa phương, đồng bào các DTTS với những cách thức thực hiện chưa phù hợp, chưa sát, chưa đúng trọng tâm, triệt để. Do đó nhiều giá trị VH truyền thống mang đậm đà bản sắc đang dần mai một trước tác động của nền kinh tế thị trường, của giao lưu và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thuộc về VH vật thể như nhà ở truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống vắng bóng dần trong cuộc sống của đồng bào, chỉ còn tồn tại thưa thớt ở những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các giá trị VH phi vật thể ít được đồng bào thực hiện, đặc biệt là giới trẻ thì quay lưng lại với những giá trị truyền thống, tiếp nhận những yếu tố VH ngoại lai, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của DT tạo nên sự lai căng, mất gốc.
Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan (những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế) và nguyên nhân chủ quan (nhận thức chưa đầy đủ và hoạt động kém hiệu quả của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương và bản thân đồng bào các DTTS). Trong quá trình thực hiện việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có quan điểm và giải pháp đúng đắn, phù hợp.
Để phát huy một cách vững chắc thành quả đạt được và khắc phục, loại bỏ dần những hạn chế yếu kém trong giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS cần quán triệt các quan điểm cơ bản như: Phải theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam; gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS; bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào. Những quan điểm đó phải được quán triệt một cách đồng bộ, xuyên suốt trong hệ thống đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thực hiện thông qua một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Trên cơ sở đó phát huy tối đa vai trò của các chủ thể với các cách thức tiên tiến, phù hợp với từng nội dung trong BSVH của các DTTS nhằm phát huy sức mạnh nội sinh đưa đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc phát triển đi lên, đồng thời góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Ngô Thị Hương (2014), “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng ở Thái nguyên”. Tạp chí Dân tộc học, số 167 tháng 11.
Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Thị Hương (2015), “Tín ngưỡng nông nghiệp của người Nùng ở Thái Nguyên ”. Tạp chí Dân tộc học, số 169 tháng 11.
Ngô Thị Hương (2016), “Thực trạng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Nùng ở Thái Nguyên hiện nay”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, tháng 5.
Ngô Thị Hương, Lê Kiều Anh (2017), “Đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, tháng 1.
Ngô Thị Hương (2018), “Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kì 1, tháng 6
Ngô Thị Hương, Lê Kiều Anh (2019), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số thông qua hình thức tuyên truyền, giáo dục”. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, kì 2 tháng 3 năm 2019.
Ngô Thị Hương (2019), “Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Thế Anh (2012), Nét đẹp văn hóa xứ lạng. Nxb Văn hóa dân tộc.
Huỳnh Công Bá (2015), Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng – tiểu vùng ở Việt Nam. Nxb Thuận Hóa.
Báo Caobang.vn cập nhật ngày 19/01/2015, Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục các dân tộc.
Lê Văn Bé (2001), Trang phục cổ truyền của người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện dân tộc học, Hà Nội.
P.K.Benedct (1944), Thai, Kadai và Indonesiens (Những tộc người nói ngôn ngữ Thái, Kadai và Indonêsiên. Tập san hội nghiên cứu Đông Dương.
Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Đề tài khoa học cấp nhà nước.
Trần Văn Bính (2015), Văn hóa Việt Nam trên đường đổi mới – thời cơ và thách thức. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nxb Quân đội nhân dân.
Trần Bình (2011), Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam. Nxb Thời đại.
Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bùi Thị Kim Chi (2014), Một số vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc người. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Chương (2009), Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tạp chí Tuyên giáo (6).
Nguyễn Văn Dân (2011), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Khổng Diễn (chủ biên) (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc miền núi phía Bắc. Nxb Khoa học xã hội.
Donovan (1997), Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ma Ngọc Dung (2005), Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nhân học, Viện dân tộc học, Hà Nội.
Ma Ngọc Dung (2013), Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam. Nxb Thời đại.
Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2013), Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Đức Dương (2002). Từ văn hóa đến văn hóa học. Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (chủ biên) (2004), Các dân tộc ở Hà Giang. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Quang Đán, Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số Tuyên Quang, http: Cinet.gov.vn ngày 18/1/2010 (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).
Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bế Viết Đẳng (1971), Người Dao ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội.
Bế Viết Đẳng (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc). Nxb Khoa học xã hội.
Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1993), Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội.
Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nxb Văn hóa dân tộc.
Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nịnh Văn Độ (chủ biên) (2003), Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Trần Độ (1986), Khái niệm và quan niệm về văn hóa. Viện Văn hóa, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những vấn đề về phương pháp luận. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 25 năm đổi mới (1986 - 2010). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Xu hướng và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thanh Hà (2010), Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể từ cơ sở ở Tuyên Quang. Http:www.tuyenquang.gov.vn ngày 18/10/2010.
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đỗ Đình Hãng (chủ biên) (2007), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
A.G.Haudricourt (1973), Mấy nhận xét về lý luận và thực tiễn một chuyến đi thăm các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Việt Bắc. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
Đinh Thị Hoa (2006), Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học, học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Hòa (2003), Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tày - Thái. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Phạm Quang Hoan, Đào Đình Quý (chủ biên) (1999), Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Phạm Công Hoan (2015), Ứng xử của người Dao đỏ ở SaPa trong việc cư trú, khai thác và bảo vệ rừng, nguồn nước. Nxb Khoa học xã hội.
Lê Thị Thúy Hoàn (2010), Nhà sàn truyền thống của cư dân Tày ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội.
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2015), Nghị quyết về việc thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lưu tại Văn phòng HĐND tỉnh Bắc Kạn.
ngày 08/07/2010, Hà Giang phát huy thế mạnh làng văn hóa du lịch.
ngày1/2/2018, Gương sáng nghệ nhân dân gian trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Lại Phi Hùng (2013), Xu hướng biến đổi cấu trúc văn hóa vùng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc. Tạp chí Triết học, số 04.
Nguyễn Văn Huyên (1998), Văn hóa, phát huy bản sắc và hội nhập. Tạp chí Cộng Sản, tháng 6/1998.
Nguyễn Văn Huyên (1999), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Triết học, số 01.
Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hóa đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tạp chí Triết học, số 09 (127).
Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (2003), Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người. Tạp chí Triết học, số 03.
Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn hóa và văn hóa chính trị từ cách tiếp cận của triết học chính trị Mác xít. Tạp chí Triết học, số 5 (168).
Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2006), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2007), Chính trị học - những vẫn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên) (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Lê Thị kim Hưng (2019), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Nguyễn Đắc Hưng (2010), Văn hóa Việt Nam giàu bản sắc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Thị Hương (2010), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế. Tạp chí Triết học số 10 (233).
Hoàng Thị Hương (2012), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.
Neil Jamieson (2000), Socio-economic Overview of the Northern Mountain Region and the Project and poverty reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam (Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và dự án xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam). Báo cáo của Ngân hàng thế giới.
Neil Jamieson (2000), Rethinking Approaches to Ethenic Minority Develoment, the case of Vietnam (Nghĩ lại cách tiếp cận chương trình phát triển DTTS, trường hợp Việt Nam). Báo cáo của Ngân hàng thế giới.
Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1997), Văn hóa tín ngưỡng Tày, Nùng. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội.
Vũ Ngọc Khánh (1998), Sơ lược truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Vũ Khánh (Chủ biên) (2009), Người Tày ở Việt Nam. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lương Quỳnh Khuê (1997), Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tạp chí Cộng sản số 3,1997 (2).
Đỗ Nam Liên (2001), Việc giữ gìn và phát huy “bản sắc dân tộc”, “bản sắc văn hóa”. Tạp chí Khoa học xã hội, số 4(50).
Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày - Nùng. Nxb Văn hóa.
Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2014), Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc. Nxb Đại học Thái Nguyên.
Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Hoàng Xuân Lương (2002), Bản sắc văn hóa dân tộc Mông và giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị của nó ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lượng (2008), Nét đẹp trong đám cưới của người Tày. Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 11.
Trường Lưu (1999), Văn hóa, một số vấn đề lý luận. Nxb Chính trị.
Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Federricoe Mayor (1998), Diễn văn tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, UNESCO, Paris.
V.M.Mezhuev (2012), Tư tưởng văn hóa, khái luận về triết học văn hóa. Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
Hồ chí Minh toàn tập, tập 4 (2000). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Furuata Moto (1998), Chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận án tiến sĩ.
Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu về văn hóa tộc người, văn hóa Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Hoàng Nam (2002), Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Hoàng Nam (2004), Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
Hoàng Tuấn Nam (1999), Việc tang lễ cổ truyền của người Tày. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Nguyễn Thị Nga (2009), Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở tỉnh Hà Giang hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Hằng Nga (2009), Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Ngân (2009), Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Dao Lạng Sơn. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Nông Thị Nhình (2004), Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng then Tày - Nùng. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Nguyễn Thị Nội (2017), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Từ điển Tiếng Việt (2000). Nxb Đà Nẵng.
Đông Bắc - vùng đất, con người (2010). Nxb Quân đội nhân dân.
Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước (1998). Nxb Khoa học xã hội.
Hoàng Văn Páo (2009), Lễ hội Lồng Thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Giàng A Páo- Lâm Tâm (1979), Truyền thống của dân tộc Mèo đoàn kết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Trần Quang Phúc (2013), Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nxb Lao động xã hội.
Bùi Thanh Quất (2005), Bản sắc và giao lưu văn hóa - từ góc nhìn Triết học. Tạp chí Triết học số 5.
Hồ Sĩ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hóa và văn minh. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trương Hữu Quýnh (1998), Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Dương Sách - Dương Thị Đào - Lã Vinh (2005), Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá Mông. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Tập thể các tác giả (2015), Văn hóa với động lực của sự nghiệp đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
Tập thể các tác giả (2001), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tập thể các tác giả (1999), Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập thể các tác giả (1987), Một số vấn đề về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Nxb Văn hóa dân tộc.
Hoàng Đức Thạch (2009), Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Thái Nguyên: Hội thảo lượn cổ dân tộc Tày trong hội Lồng Tồng. ngày 29/10/2010 (Tổng cục Du lịch).
Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) (2016), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Triệu Đức Thanh ( 1998), Người Dao ở Hà Giang. Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
Hà Đình Thành (2010), Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội.
Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Lê Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Hồ Bá Thâm (2012), Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Nxb Văn hóa - Thông tin.
Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội.
Ngô Đức Thịnh: Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Cộng sản, 2001 (3).
Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2011), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi. Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Trần Thị Phương Thúy (2010), Văn hóa tộc người H’Mông ở Lào Cai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn thạc sĩ Văn hóa học.
Nguyễn Đắc Thủy (2009), Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay. Luận văn thạc sĩ Văn hóa học.
Hoàng Thu Thủy (2014), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Lương Duy Thứ (1996) Đại cương văn hóa Phương Đông. Nxb giáo dục, Hà Nội.
Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (chủ biên) (2012), Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tỉnh ủy Lạng Sơn (2016), Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn. Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Tỉnh ủy Lạng Sơn (2016), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện kết luận số 12-KL/TU, ngày 25/5/2011 của ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/4/2007 về bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa tỉnh, Số 39/BC-TU. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đặng Hữu Toàn (2000), Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Triết học số 4 (116).
Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số. Tổng cục Thống kê Hà Nội.
Lê Quang Trang - Nguyễn Trọng Hoài (tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Quang Trang - Nguyễn Trọng Hoài (tuyển chọn và giới, thiệu) (2001), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Xuân Trường (1998), Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền núi – dân tộc thiểu số. Tạp chí Dân tộc học, số 4.
Nông Quốc Tuấn (1998), Trang phục cổ truyền nhóm Dao Đỏ ở huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Tuyenquang.gov.vn, ngày 5/7/2017, Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Thanh Y.
Nguyễn Đình Tường (2006), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa. Tạp chí Triết học số 5 (180).
E.B.Tylor (1871), Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch, Xb Tạp chí văn hóa nghệ thuật - Hà Nội (2000).
Ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa. Bộ Văn hóa, thông tin và thể thao xuất bản, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), Báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), Kế hoạch tổ chức ngày Hội văn hóa dân tộc Mông tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2018 và ngày Hội văn hóa dân tộc Mông huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng năm 2018. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2014), Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược và và chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, số 52/KH-UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2017), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TU ngày 31/8/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng sơn, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, số 32/KH-UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở văn hóa thể thao và du lịch (2017), Kế hoạch thực hiện Nghị Quyết số 25 - NQ/TU ngày 31/8/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2020. Lưu tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2016), Quyết định ban hành đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, số 597/QĐ - UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2015), Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (kèm theo Quyết định số: 153/Đ - UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn). Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Bắc Kạn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2012), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, số 526/QĐ - UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Sở văn hóa, thể thao và du lịch (2015), Báo cáo Đánh giá công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ năm 2010 đến hết năm 2014. Lưu tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2017),Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, số 66/KH-UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017), Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2015), Kế hoạch Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”, Số 30/KH – UBND. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên.
Ủy ban dân tộc, Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (5/2017) - Tiểu dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP - UBDT do UNDP và Irish Aid tài trợ - Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
Lê Thị Thanh Vân (2009), Phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vụ Văn hoá dân tộc - Bộ Văn hóa Thông tin (2005), Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mông (kỷ yếu hội thảo). In tại Công ty In và Văn hóa phẩm, Hà Nội.
Vụ Văn hoá dân tộc - Bộ Văn hóa Thông tin (2007), Bảo tồn lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới (kỷ yếu hội thảo). Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục.
Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng. Nxb Khoa học xã hội.
PHỤ LỤC
Biểu 1: Số lượng dân tộc thiểu số chính của một số tỉnh vùng Đông Bắc
(đơn vị: người)
Tỉnh
Dân tộc
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Kạn
Tuyên Quang
Thái
Nguyên
Lạng
Sơn
Tày
186.621
213.827
168.230
204.443
138.360
274.165
Nùng
79.100
153.517
28.652
16.350
70.673
330.421
Mông
268.696
55134
20.512
19.593
8.734
1.347
Dao
122.037
53.112
55.847
101.049
27.870
27.262
(Nguồn: Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 2: Số hộ và tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc có nhà ở truyền thống của dân tộc mình (đơn vị: hộ)
Tày
121.878
27,5%
Nùng
59.719
24,6%
Mông
166.866
74%
Dao
67.831
37,9%
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 3: Số người dân tộc thiểu số và tỷ lệ người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc biết tiếng dân tộc mình (đơn vị: người)
Tày
1.464.794
92,2%
Nùng
853.224
93,1%
Mông
1.054.406
99,5%
Dao
726.431
98,3%
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 4: Số hộ và tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc biết điệu múa truyền thống của dân tộc mình (đơn vị: hộ)
Tày
15.041
3,4%
Nùng
2.300
0,9%
Mông
35.371
15,7%
Dao
10.275
5,7%
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 5: Số hộ và tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc có các thành viên của hộ biết hát bài hát truyền thống (đơn vị: hộ)
Tày
36.543
8,2%
Nùng
17.285
7,1%
Mông
64.735
28,7%
Dao
19.334
10,8%
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 6: Số hộ và tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình (đơn vị: hộ)
Tày
9.838
2,2&
Nùng
2.264
0,9%
Mông
34.054
15,1%
Dao
6.133
3,4%
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả Điều tra thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015)
Biểu 7. Các dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở một số tỉnh vùng Đông Bắc
STT
Tên địa phương thực hiện
Năm thực hiện
Tên dự án
1
Bắc Kạn
1998
Đám cưới người Dao
1999
Sinh hoạt dân ca dân tộc Cao Lan
2000
Hội Lồng tồng
2001
Y phục cổ truyền người Dao (đỏ + trắng)
2002
Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Dao
2003
Then cổ của dân tộc Tày
2004
Sưu tầm lễ đặt tên con (người Dao Tiền)
2005
Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày - Thái
2006
Một số hình thức sinh hoạt văn hóa sông nước của cư dân bản địa vùng hồ Ba Bể
2007
Bảo tồn làn điệu Lượn Slương dân tộc Tày, huyện Na Rì
2008
Đám cưới người Nùng Giang
2009
Dự án bảo tồn và phát triển Làng văn hóa truyền thống dân tộc Tày, bản Pác Ngòi, Nam Mẫu, Ba Bể
2010
Nghi lễ đám tang người Nùng, xã Dương Sơn, Na Rì
2011
Phục dựng lễ hội Lồng tồng , Bằng Sơn, Ngân Sơn
2012
Dự án, sưu tầm, bảo tồn “Thơ Lẩu - thơ đám cưới” của người Tày ở xã Nghiên Loan, Pắc Nặm
2
Cao Bằng
1998
Lễ Quá tang – Tẩu Sai (dân tộc Dao)
1999
Hội lễ dân tộc Ngạn
2000
Sli, lượn dân tộc Tày, Nùng
2002
Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Tày
2004
Điều tra văn hóa phi vật thể
2005
Nghệ thuật hát then Cao Bằng
2006
Văn hóa một làng cổ người Tày
2008
Dân ca giá hai dân tộc Nùng, Cao Bằng
2009
Sưu tầm, nghiên cứu dân ca, dân vũ của người Dao đỏ
2009
Bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Tày tại xóm Khuổi Ky, Đàm Thủy, Trùng Khánh
2011
Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao đỏ
2012
Sưu tầm, bảo tồn nghệ thuật Lượn then tứ quý dân tộc Tày
3
Hà Giang
1997
Lễ hộ dân tộc Pà Thẻn
1998
Tết tháng bày (dân tộc La Chí)
1999
Lễ tế trời của dân tộc Lô Lô
2000
Hát dân ca dân tộc Bố Y
2001
Những nghề thủ công tiêu biểu của người H’Mông
2002
Sinh hoạt hát giao duyên dân tộc La Chí
2003
Lễ mừng thọ của người Suồng
2004
Lễ mừng thọ của người Phù Lá
2005
Tết khu Cù Tê dân tộc La Chí
2006
Các làn điệu dân ca của dân tộc Tày - Hà Giang
2007
Lễ đặt tên cho người Dao đại bản
2008
Sưu tầm dân ca dân tộc Nùng U
4
Lạng Sơn
1998
Then cấp sắc
1999
Lễ hội Lồng tồng dân tộc Tày
2000
Then Kỳ yên
2001
Mo Nùng (trong tang lễ dân tộc)
2002
Hát Lượn dân tộc Tày
2003
Hát Sli của người Nùng Phàn Sình
2004
Hát Si của người Nùng Cháo ở Cao Lộc
2005
Hát ví dân tộc Tày huyện Bắc Sơn
2006
Lễ hội tình yêu xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng Sơn
2007
Hát Lượn dân tộc Tày, Bàng Mạc, Chi Lăng
2008
Sưu tầm hát Sắng cọ người Sán Chí
2011
Nghiên cứu, phục dựng lễ hội Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
2012
Nghiên cứu, phục dựng lễ hội Háng Ví, xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng
2013
Nghiên cứu, phục dựng lễ hội Nàng Hai, xã Chí minh, huyện Tràng Định
2014
Lễ Sinh Nhật (Chúc thọ) người Nùng Lạng Sơn
5
Thái Nguyên
1998
Đám cưới Tày
1999
Lễ nhận rể và đưa dâu dân tộc Tày
2000
Lễ Cưới, đưa dâu dân tộc Sán Dìu
2002
Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Cao Lan
2003
Nghề làm thuốc nam người Dao
2004
Lễ cấp sắc của dân tộc Dao Lô Gang (Phú Lương)
2005
Tổng điều tra văn hóa phi vật thể vùng ATK
2007
Tổ chức lễ hội Oóc pò (ra đồng) dân tộc Nùng – Đồng Hỷ
2008
Bảo tồn nghề làm con rối và biêu diễn rối cạn tại Thẩm Rộc, Bình yên, Định Hóa, Thái Nguyên
2015-2016
Khôi phục, bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các huyện Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ
6
Tuyên Quang
1998
Hát Sình ca dân tộc Cao Lan
1999
Hát ru và hát giao duyên dân tộc Dao
2002
Then khỏa quan dân tộc Tày
2003
Hát Páo Dung trong lễ tục của người Dao ở Na Hang
2004
Điều tra văn hóa dân tộc Sán Dìu
2005
Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Tuyên Quang
2006
Tổng điều tra và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Tuyên Quang (tiếp tục từ năm 2005 chuyển sang)
2007
Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể (chuyển tiếp từ năm 2006)
2008
Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể ở ATK