Luận án Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt

Ngoài những vấn đề đã được đề cập và giải quyết, chúng tôi xin nêu hai vấn đề mà trong khuôn khổ luận án này chưa giải quyết được: 1. Tham thoại hồi đáp phi lời (non - verbal) như gật đầu, mỉm cười thay cho hồi đáp tích cực hay lắc đầu, nhăn mặt, nhún vai, tỏ vẻ khó chịu biểu hiện trên nét mặt thay cho hồi đáp tiêu cực trong hoạt động giao tiếp là một lĩnh vực có tiếng nói riêng và cần phải có thời gian để nghiên cứu như là một đề tài riêng biệt. 2. Do hạn chế về số lượng các phát ngôn thu thập được, nên kết quả của luận án mới chỉ dừng lại ở mức độ bao quát, chưa có những công trình chuyên sâu về bối cảnh xã hội, hay những nghiên cứu theo lứa tuổi, vị thế xã hội, trình độ ngoại ngữ. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phát ngôn xin phép và hồi đáp trong các tác phâm văn học, truyện ngắn, phim truyền hình Việt Nam, phim truyền hình nước ngoài và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT

pdf158 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 Tiếng Anh Tiếng Việt 1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 5. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 6. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 7. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 8. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 116 4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt 4.3.1. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh Đề cập đến phép lịch sự và nhu cầu giữ thể diện trong các hành vi ngôn ngữ, tác giả Goerge Yule [75,115] đã minh họa cách thể hiện hành vi thỉnh cầu, hay trong trường hợp này là hành vi xin phép của sinh viên A với thầy B trong mối quan hệ xã hội thầy - trò, và cuộc thoại giữa hai sinh viên B và C trong mối quan hệ bạn bè. - A to B ( sinh viên A nói với thầy B): Exuse me, Mr. Buckingham, but can I talk to you for a minute? - C to B (sinh viên C nói với sinh viên B): Hey, Buckey, got a minute? Trong hai cuộc thoại này, có thể dễ dàng nhận thấy cách sử dụng ngôn ngữ của các vai giao tiếp là hoàn toàn khác nhau, do các mối quan hệ xã hội, vị thế xã hội của các nhân vật này chi phối, cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ngoài việc đạt được nội dung giao tiếp, họ còn tính đến vấn đề lịch sự và thể diện khi tham gia giao tiếp của các nhân vật. Trong trường hợp (1), cuộc thoại diễn ra giữa sinh viên A với thầy B, vị thế xã hội của sinh viên A rõ ràng là thấp hơn thầy B, mối quan hệ xã hội giữ những người tham gia giao tiếp là quan hệ Thầy - Trò, do đó khoảng cách xã hội của họ cũng rất khác nhau. Giá trị ngôn trung được sử dụng trong hành vi xin phép của sinh viên A được thể hiện trên bề mặt ngôn ngữ có đánh dấu mức độ trang trọng, khách sáo và lịch sự hơn trong câu (2) qua cách mở đầu với cụm từ Exuse me và cấu trúc dạng nghi vấn với trợ động từ tình thái Can đứng đầu câu. Hành vi xin phép Exuse me, Mr. Buckingham, but can I talk to you for a minute? của sinh viên A được xem là hành vi xin phép gián tiếp, là hình thức thường hay được sử dụng để thể hiện tính lịch sự và trang trọng trong giao tiếp và trong những trường hợp người xin phép (SP1) có vị thế xã hội thấp hơn người cho phép (SP2). Trái lại, ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn (2) là ngôn ngữ thân mật, không có dấu hiệu 117 khách sáo và trịnh trọng, thể hiện mối quan hệ bạn bè thân mật, gần gũi, thân thiết giữa hai nhân vật B và C tạo ra và dường không có khoảng cách xã hội giữa người xin phép (SP1) và người cho phép (SP2). Xét về các hành vi xin phép trong tiếng Anh có liên quan đến vấn đề lịch sự và thể diện có thể kể đến các loại câu nghi vấn bắt đầu với cách sử dụng các trợ động từ tình thái May, Might, Can, Could, Do you mind? Would you mind?. Các trợ động từ tình thái này chính là phương tiện biểu đạt tình thái đánh dấu mức độ lịch sự cao nhất trong hành vi xin phép tiếng Anh. Hầu hết những hành vi xin phép trong tiếng Anh được thể hiện theo hình thức gián tiếp. Vì vậy, tính lịch sự trong các hành vi xin phép trong tiếng Anh thường cao hơn trong tiếng Việt, điều đó làm cho người nghe cảm thấy thể diện của họ được tôn vinh, và họ dễ dàng chấp nhận các hành vi xin phép của người nói. (56) Could I be excused from the meeting early? Yes, you may. [DCT] Phát ngôn xin phép trong ví dụ (56) là một phát ngôn xin phép mang tính lịch sự khá cao. Người nói đã thực hiện hành vi xin phép của mình với trợ động từ "may" là một hình thức xin phép gián tiếp, đặc biệt cách sử dụng động từ "excuse" ở hình thức bị động "May I be excused from the meeting early?" càng làm cho phát ngôn mang sắc thái khiêm tốn, lịch sự, đồng thời tôn vinh thể diện của cả người nói và người nghe. Sự khôn khéo trong cách thực hiện hành vi xin phép của người nói đã dễ dàng nhận được hồi đáp tích cực từ phía người nghe "Yes, you may." (57) Can I borow you your bike? Yes, you can. [DCT] Phát ngôn xin phép trong ví dụ (57) được thực hiện giữa hai người bạn, giữa hai vai giao tiếp có vị thế xã hội và tuổi tác tương đối ngang bằng. Do đó, khi thực hiện phát ngôn xin phép hay đúng hơn là một lời đề nghị "Can I borow your bike?", người nói đã sử dụng trợ động từ "Can". Phát ngôn hồi đáp của người nghe cũng là một hồi đáp tích cực với từ "Yes". 118 Như vậy, từ hai ví dụ (56) và (57), có thể thấy được mức độ lịch sự khi sử dụng các trợ động từ "Can" và "Could" để hình thành các phát ngôn xin phép. Phát ngôn (56) với trợ động từ " Could" thường được dùng trong mối quan hệ xã giao, lịch sự và có khoảng cách, phát ngôn (57) nằm trong mối quan hệ thân mật, không giữ khoảng cách, cho dù vị thế xã hội của các vai giao tiếp nằm ở quan hệ dọc hay quan hệ ngang thì khả năng kết hợp về trật tự từ và các yếu tố chỉ mức độ lịch sự của hai hai ví dụ trên đều có thể chấp nhận được theo nền văn hóa của người bản ngữ do các chỉ tố biểu đạt tình thái và các từ ngữ chỉ xuất xưng hô không có tác dụng và gây ảnh hưởng như trong các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt. (58) May I use your phone, please? I want to call my father. Yes, of course.[58, 49] Ngoài ra, thán từ "please" còn được sử dụng thể hiện tính lịch sự rất cao của người Anh, đồng thời từ này còn thể hiện thiện chí, sự nhún nhường của người nói khi thực hiện các hành vi xin phép của người nói, đồng thời tôn vinh thể diện của người nghe, và dẫn đến các hồi đáp tích cực, chấp nhận các hành vi xin phép của người nói trong các tương tác hội thoại như trong ví dụ (59). (59) A: Could I please speak to you? It‟s important. B: Never mind. [93, 36] (60) A: May I speak to you a moment, please? B: Speak to me? Oh, yes. [95, 5] 4.3.2. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Việt Nguyễn Đức Dân [6, 6] khẳng định” Lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là một biện pháp để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân”. Ông đưa ra ba quy tắc cần thực hiện khi tham gia giao tiếp có liên quan đến lịch sự là: a. Không áp đặt (trong lế nghi, ngoại giao); b. Để ngỏ cho sự lựa chọn (trong giao tiếp thông thường); c. Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân mật) 119 Có thể nói nhân tố văn hóa và các vai giao tiếp là các nhân tố ngoại ngôn phổ biến chi phối các chiến lược giao tiếp nói chung cũng như các hành vi xin phép và hồi đáp nói riêng. Do đó, hành vi xin phép và hồi đáp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xã hội, cách thức sử dụng các từ xưng hô, các từ đệm, ngữ điệu của giọng nói, của phát ngôn. Do những yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán của người Việt nam, mức độ chênh lệch về vị thế xã hội của hai người càng cao thì mức độ lịch sự càng tăng. Những vị thế xã hội đó có thể đề cập đến là tuổi tác, địa vị, quan hệ xã hội, chức vụ...Thông thường, trong các cuộc giao tiếp xã hội, những người có vị thế xã hội thấp thường thể hiện thái độ khiêm nhường đối với những người có vị thế xã hội cao hơn. Tùy theo từng ngữ cảnh, môi trường giao tiếp mà yếu tố xã hội nào sẽ được đề cao hoặc giảm đi. Ví dụ, trong môi trường công việc, người nhân viên sẽ có thái độ khiêm nhường, kính trọng đối với giám đốc, thủ trưởng của mình, trong môi trường học đường, người học sinh phải có thái độ tôn trọng, lễ phép đối với thầy, cô của mình xét trong quan hệ thầy - trò, trong gia đình là mối quan hệ thân tộc thể hiện trong quan hệ cha - con, mẹ - con..... (61) Bố mẹ ơi, sắp đến ngày sinh nhật con rồi. Bố mẹ có thể cho con tổ chức một bữa tiệc được không ? Ừ, con cứ tổ chức đi. [DCT] (62) Thưa sếp ! Ngày mai nhà em có việc riêng, em xin phép sếp cho em xin nghỉ một ngày ạ? Được, nhưng em nhớ phải bàn giao công việc đầy đủ nhé. [DCT] - Dùng từ xưng hô Trong tiếng Việt, không giống như trong tiếng Anh, vốn từ nhân xưng, hô gọi rất phong phú và đa dạng, từ xưng hô thể hiện rõ mối quan hệ xã hội giữa người nói và người nghe. Mỗi từ xưng hô lại có những sắc thái biểu đạt và ngữ cảnh khác nhau. Từ các mối quan hệ thân - sơ trong gia đình như vợ - chồng, cha - con. mẹ - con, cô, dì, chú bác - cháu, đến mối quan hệ giữa thầy - trò, ông chủ - người làm, giám đốc - nhân viên, tất cả tạo nên một bức tranh vô cùng phong 120 phú về từ xưng hô trong tiếng Việt. Do đó, nếu những người tham gia giao tiếp sử dụng đúng các từ xưng hô khi thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp, người nói sẽ tạo nên được mối quan hệ thân mật, chân tình đối với người nghe. Nhờ vậy tính lịch sự trong các phát ngôn xin phép càng được nâng cao, thể diện của người nghe càng được tôn vinh. (63) Bẩm mẹ, con xin phép mẹ cho con về. Bà Tuần gật đầu. [115, 780] (64) Thưa cô, em đến muộn, xin phép cô cho em vào lớp. Em vào đi. Nhớ lần sau đi học đúng giờ nhé. [DCT] Có thể nói rằng người Việt Nam nói tiếng Việt thường sử dụng các phương thức trực tiếp để hình thành các phát ngôn xin phép. Tuy nhiên các phương thức này rất lịch sự và giữ được thể diện cho cả người nghe và người nói bởi vì nó tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp. Trước hết, có thể khẳng định rằng người Việt Nam thường sử dụng các từ hô ngữ không chỉ để tôn vinh thể diện của người nghe mà còn khẳng định tính lịch sự của các hành vi xin phép và cho phép cũng như là tạo ra hiệu quả tích cực cho các hành vi giao tiếp này. (65) Thưa sếp, sếp cho phép chúng em được chuyển bộ máy phát điện này xuống phòng thực nghiệm. Được, các cậu nhớ cẩn thận một chút. [41, 92] (66) Bẩm, chú cho phép cháu vào trong chào thím. Thím không có ở đây đâu. [117, 260] Trong cuộc thoại ở ví dụ (66) giữa người chú và người cháu, địa vị xã hội của hai người là có khoảng cách, người cháu đã đề cao thể diện của người chú, đồng thời tỏ ra hết sức tôn trọng và khiêm tốn khi thực hiện hành vi xin phép của mình với từ "bẩm" và với cách sử dụng động từ ngữ vi "cho phép". Sự hồi đáp của người chú, trái lại, là một sự hồi đáp tiêu cực gián tiếp, có phần hơi lạnh lùng "Thím không có ở đây đâu". (67) Thưa anh, em xin phép được có ý kiến. Mời anh. [DCT] 121 (68) Thưa bà, chúng tôi muốn giáp mặt bà để được hầu chuyện. Không hề gì, mời ngài vào chơi. [117, 755] Các từ hô ngữ như "thưa, báo cáo, bẩm, lạy" trong tiếng Việt thường được sử dụng đầu phát ngôn như trong các ví dụ trên làm cho người nghe cảm thấy mình được tôn trọng, thể diện được tôn vinh, người nói đã thể hiện tính lịch sự của họ trong khi nói làm cho người nghe dễ dàng chấp nhận các phát ngôn xin phép của người nói và đồng ý, cho phép người nói thực hiện các hành vi trên. - Dùng thành phần mở rộng Thành phần mở rộng của phát ngôn là những yếu tố đi kèm với biểu thức thể hiện phần lõi của phát ngôn xin phép nhưng không thể hiện nội dung xin phép. Thành phần mở rộng có tác dụng nhấn mạnh đến nội dung của các hành vi xin phép, đồng thời còn làm tăng tính lịch sự, tôn trọng thể diện của người nói đối với người nghe và làm cho các hành vi xin phép nhẹ nhàng hơn, chiếm được cảm tình của người nghe, dẫn đến các hồi đáp tích cực, cho phép người nói thực hiện các hành vi xin phép của mình. - Thành phần mở rộng là yếu tố hô gọi Yếu tố hô gọi xuất hiện trong các phát ngôn xin phép mà chúng tôi thu thập được thường đứng đầu các phát ngôn xin phép, làm tăng sự chú ý của người nghe vào các phát ngôn xin phép, thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi giữa những người tham gia giao tiếp, ít nhiều góp phần vào việc làm giảm sự đe dọa thể diện đối với người nghe do các phát ngôn xin phép tạo ra. (69) Chị ơi, chị hãy cho phép em được hôn chị. Đừng em. [133, 87] (70) Bu ơi, bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé. Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [109, 316] Nhờ vào các yếu tố hô gọi như trong hai ví dụ trên, có thể biết được mối quan hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp. Ở ví dụ (69) quan hệ giữa người nói và người nghe là chị - em. Nhưng thực chất đây là tình cảm trai gái của hai người bạn đã quen biết nhau từ rất lâu. Ở ví dụ (70), quan hệ giữa các vai giao 122 tiếp là quan hệ mẹ - con. - Thành phần mở rộng là yếu tố rào đón Yếu tố rào đón là những lý do, những câu đưa đẩy mà người nói đưa ra trước khi thực hiện các hành vi xin phép để thăm dò, nắm bắt thái độ của người nghe nhằm đạt được mục đích giao tiếp là nhận được sự hồi đáp tích cực, cho phép của người nghe đối với các hành vi xin phép của người nói. Trong giao tiếp hàng ngày, khi thực hiện các hành vi xin phép, người Việt có rất nhiều cách rào đón để làm gia tăng sự thân thiện và đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp hội thoại.. (71) Đã nhiều năm tôi sống chết với các anh em trong cơ quan, xin phép đồng chí chủ nhiệm cho tôi được tham gia chuyến công tác đầy gian khó này. Đồng chí đã nói như vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. [41, 102] Trong các phát ngôn xin phép, thể diện của người nghe luôn luôn bị đe dọa, do đó để tránh tình trạng gây ra những phát ngôn xin phép không nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe, người nói thường sử dụng thành phần mở rộng như đưa ra lời giải thích, nêu rõ mục đích, lý do trước khi thực hiện các phát ngôn xin phép để gây thiện cảm, sự đồng tình từ phía người nghe. (72) Nhà tôi độ này bận quá, thành ra phải xin phép thầy cho cháu Dũng nghỉ ít bữa. Tôi im lặng không nói gì. [117, 165] Cuộc thoại xảy ra giữa một phụ huynh và một thầy giáo. Vì không có tiền cho con đi học nên đứa con đã phải nghỉ học trong vài ngày. Tuy nhiên khi người thầy đến nhà và hỏi thăm phụ huynh, người phụ huynh này đã rất nhã nhặn, lịch sự khi thực hiện hành vi xin phép của mình có nội dung mệnh đề là“xin phép thầy cho cháu Dũng nghỉ ít bữa” và để tăng thêm độ tin cậy để thuyết phục người thầy, ông còn đưa thêm lý do “Nhà tôi độ này bận quá" với mong muốn có được sự hồi đáp tích cực từ phía người thầy là cho phép con mình được nghỉ học. - Khoảng cách xã hội: 123 Theo Leech (1983); Brown và Levison (1987) khoảng cách xã hội chính là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến lịch sự trong các hành vi lời nói, kể cả hành vi xin phép. Khoảng cách xã hội là một khái niệm khá rộng liên quan đến tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, nghề nghiệp, chức vụ của người đó trong xã hội. Khoảng cách xã hội là yếu tố để vai giao tiếp ý thức được điều mình đang nói và cách thức biểu hiện ý nghĩa lời nói. Homes (1995) cho rằng nếu một người có địa vị xã hội cao hơn người tham gia giao tiếp thì xứng đáng nhận được sự tôn vinh. Đó là lý do tại sao những người có vị thế xã hội thấp hơn thường tránh gây tổn thất và thường hay thể hiện sự tôn trọng của mình đối với những người có vị thế xã hội cao hơn. (73) A: Quan lớn cho phép con được lui vào nhà trong ạ. B: Vào đi chứ, đứng ăn vạ ở đấy mãi à. [108, 154] Khoảng cách xã hội giữa những người tham gia giao tiếp trong hành vi xin phép này được thể hiện rất rõ, anh nông dân đã biết đề cao vị thế xã hội của người đang nói chuyện với mình qua cách sử dụng cụm từ "Bẩm quan lớn" và nhắc đi nhắc lại hai lần động từ "xin phép" như là một dụng ý để nhằm nâng cao vị thế xã hội của người nghe và đồng thời thể hiện sự khiêm nhường của bản thân người nói nhằm đạt được mục đích giao tiếp của mình. - Dùng các tiểu từ tình thái Trong tiếng Việt, các tiểu từ tình thái như "thôi, này, nhé, ạ, cho, chớ, đã, cứ" cũng là một trong những chiến lược được người Việt nam sử dụng đầu hay cuối các phát ngôn để hình thành nên các phát ngôn xin phép mang tính lịch sự cao. Với các tiểu từ tình thái khác nhau, mục đích và hiệu quả đạt được của người nói khi thưc hiện các phát ngôn xin phép sẽ khác nhau. (74) Anh cứ để tôi nói. Tôi nói rồi có chết cũng hả anh ạ. Concon [115, 94] Tiểu từ tình thái "cứ" trong trường hợp này thể hiện lời đề nghị của người nói muốn người nghe cho phép mình thực hiện một hành vi “Anh cứ để tôi nói” mà người nói đang muốn thực hiện. 124 (75) Bác cho cháu vào vườn hái nắm lá ngải cứu ạ. Được thôi, cháu vào đi. [41, 31] Trong ví dụ này, có thể thấy vị thế giao tiếp của người nói thấp hơn người nghe, do đó với cách sử dụng tiểu từ tình thái "ạ" người nói muốn thể hiện sự kính trọng cũng như tôn vinh thể diện của người nói đối với người nghe, đồng thời làm giảm nguy cơ đe dọa thể diện của người nói một cách rõ rệt và tạo ra những sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe. (76) Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi. [108, 123] (77) Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con mà thôi. [115, 113] (78) Thôi, chào cô, chúng tôi xin sang bên kia một lát. Vâng. [120, 48] (79) Cho em đi nhé. Tiếng chị cồn cào nóng hổi. [119, 30] Anh gừ một tiếng trong cổ họng như con thú bị thương rồi lẳng lặng mặc quần áo đi ra. Trong ví dụ (77) là lời xin phép nhũn nhặn của anh Pha trước thầy đội. Anh Pha đã thực hiện hành vi xin phép "con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con mà thôi". Với cách sử dụng tiểu từ tình thái "thôi", anh Pha đã làm cho hành vi xin phép của mình nhỏ bé, nhẹ nhàng hẳn đi trong mắt quan lớn, anh Pha đã tự hạ thấp vị thế xã hội của mình, có nghĩa là đã nâng vai trò của quan lớn lên rất nhiều để có thể có được sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực từ phía quan lớn là cho anh ta xin lại món tiền công mà quan lớn đã cố tình quên của anh ta. (80) Bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé. Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu. [108, 316] Trong ví dụ (80), người con muốn xin phép người mẹ đi mua thuốc cho mẹ, người con đã không sử dụng các cấu trúc xin phép với các động từ "xin phép, xincho phép, xinđược phép, xincho" như người Việt Nam thường hay dùng, ở đây chỉ thấy xuất hiện tiểu từ tình thái "nhé", nhưng từ "nhé" này đã giúp người con hình thành được một phát ngôn xin phép đối với người mẹ của 125 mình có nội dung là "Bu ở nhà, con đi đằng này một tí nhé.". Phát ngôn hồi đáp của người mẹ không thuộc các cấu trúc hồi đáp như đã phân tích, tuy nhiên rất dễ nhận thấy đây là một phát ngôn hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng tiểu từ tình thái "thôi" mang nghĩa phủ định đầu phát ngôn "Thôi con ạ, không thuốc thang gì nữa đâu". Xét về mặt hình thức, những phát ngôn trong các ví dụ trên là những phát ngôn có sử dụng các tiểu từ tình thái ở cuối câu nhưng có lực ngôn trung là xin phép. Bằng cách sử dụng các tiểu từ tình thái ở đầu hay cuối các phát ngôn, người nói mong muốn các phát ngôn xin phép do mình tạo ra sẽ nhận được sự đồng ý, cho phép của người nghe. Nhờ vậy, người nghe cũng có quyền được lựa chọn, và tính áp đặt trong các phát ngôn xin phép cũng được giảm nhẹ, người nghe có quyền cho phép hay từ chối các phát ngôn xin phép của người nói. Nhìn chung, cách sử dụng các tiểu từ tình thái trong câu luôn luôn là một giải pháp tối ưu khi người nói muốn nhận được những phản hồi tích cực từ phía người nghe bởi vì cách này mang tính lịch sự cao hơn. 4.4. Tiểu kết Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu “Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt” dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng. Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng những chiến lược trực tiếp và gián tiếp với các cấu trúc ngữ pháp tương đối giống nhau. Về mặt ngữ dụng, cả hai ngôn ngữ đều có sử dụng các phương tiện giảm nhẹ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hay chỉ bằng sự im lặng để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực tùy theo từng trường hợp, tình huống giao tiếp cụ thể. 1. Bước đầu, chúng tôi đã khảo sát được cách sử dụng các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt qua phiếu điều tra với 9 tình huống xã hội định trước. Người bản ngữ có xu 126 hướng sử dụng các phương thức xin phép và hồi đáp gián tiếp nhưng tùy vào từng tình huống xã hội mà họ có chiến lược sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau để tạo ra những hiệu quả tích cực trong giao tiếp. Với các tình huống trong DCT, người bản ngữ có xu hướng sử dụng trợ động từ tình thái "could" trong các tình huống trang trọng, lễ nghi và tôn vinh được thể diện của người đối diện như trong tình huống 4, 7 (sếp - nhân viên) hay tình huống 5 (thầy, cô - học sinh). Với hai quan hệ xã hội mẹ - con và bạn bè, đồng nghiệp, sự lựa chọn của họ là cách dùng trợ động từ "can", trợ động từ này giúp cho cuộc thoại diễn ra thân mật, ít có khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp. 2. Về phép ứng xử lịch sự có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã từng bước phân tích mối liên quan của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, những yếu tố giúp cho các phát ngôn xin phép và hồi đáp mang tính lịch sự cao, tiếng Anh thường sử dụng chiến lược gián tiếp với các trợ động từ "may, might, can, could" đi với thán từ “please”, trong khi người Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời, lịch sự đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cách ứng xử của người Việt Nam, người Việt Nam thường có câu “Lời nói cao hơn mâm cỗ”. Điều đó cho thấy người Việt Nam thường dùng những lời lẽ tinh tế, khiêm nhường khi thực hiện các hành vi xin phép để đạt được những kết quả khả quan, những hồi đáp tích cực trong giao tiếp. Theo Nguyễn Văn Độ [11, 172] "... tiếng Việt có một tiềm năng to lớn là các tiểu từ tình thái và một hệ thống đa dạng những phương thức ngôn ngữ làm tăng hoặc làm giảm lực của phát ngôn tùy thuộc vào một loạt các yếu tố xã hội, tình huống giao tiếp, quan hệ giữ S và H." Vì vậy, hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xã hội, cách thức sử dụng các từ xưng hô, các từ đệm, các tiểu từ tình thái, đặc biệt người Việt Nam thường rất quan tâm đến người đối thoại, họ thường có xu hướng giữ hòa khí trong giao tiếp, do đó họ thường sử dụng các chiến lược để nâng cao tính lịch sự, đồng thời tôn vinh thể diện của người đối 127 thoại, những yếu tố này chính là phương tiện, là chất xúc tác giúp cho các cuộc giao tiếp thành công một cách dễ dàng và có hiệu quả. 128 KẾT LUẬN Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) và hồi đáp trong hai thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Việt) có nguồn gốc văn hóa và đời sống xã hội khác nhau cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp. Hành vi ngôn ngữ xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt đã được giới ngôn ngữ học quan tâm và đã có không ít những nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ này. Nghiên cứu về hành vi xin phép và hồi đáp luôn được đặt trong mối quan hệ với ngôn ngữ học xã hội, gắn liền với những đặc điểm văn hóa và cách ứng xử của người bản ngữ và người Việt. Luận án đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp, một mặt để minh chứng cho lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, đồng thời bổ sung thêm những nhận xét từ đời sống ngôn ngữ thực tiễn của người bản ngữ và người Việt. 1.Từ việc xây dựng khái niệm hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, với việc sử dụng các khái niệm công cụ của lí thuyết hành vi ngôn ngữ và lí thuyết hôị thoaị, với hệ thống ngữ liệu đã thu thập được, luâṇ án đã tiến hành mô tả cấu trúc của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách khá đầy đủ và súc tích. 2. Khảo sát những tiêu chí nhận diện cụ thể về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt và các tiêu chí để phân loại chúng. Luận án đã miêu tả các phương tiện, phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trên cơ sở hình thức biểu hiện ý định xin phép và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp. Hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp có thành phần cốt lõi là các động từ ngôn hành như "xin phép, cho phép, xincho, cho"...trong tiếng Việt, các động từ ngôn hành như "permit, allow, let" trong các cấu trúc nghi vấn, mệnh lệnh hoặc bị động trong tiếng Anh. Hành vi xin phép gián tiếp bao gồm các động từ tình thái "can, could, may, might" và các cấu trúc nghi vấn "Would you mind?", "Do you mind?" trong tiếng Anh, trong tiếng Việt là cách sử dụng các từ như "làm ơn, muốn, có thể"...Hành vi hồi đáp trực tiếp trong tiếng Anh bao gồm các từ 129 như "Yes", "Yes, certainly", "Of course" biểu hiện sự đồng ý và "No" để từ chối. Hành vi hồi đáp gián tiếp trong tiếng Anh bao gồm các từ "Never mind", "No problem" thể hiện sự cho phép và đưa ra các lý do, các phương thức trì hoãn thể hiện sự từ chối, không cho phép. Thành phần cốt lõi đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp bao gồm các động từ ngữ vi biểu đạt ý nghĩa xin phép và sự hồi đáp trực tiếp biểu đạt sự cho phép/đồng ý hay không cho phép/ không đồng ý...Thành phần cốt lõi kết hợp với thành phần mở rộng được sử dụng phổ biến nhằm tăng cường mức độ lịch sự của phát ngôn như bày tỏ sự đồng tình, hay bày tỏ sự đáng tiếc, đi ngược với ý kiến của chủ thể phát ngôn hành vi xin phép, giảm đe dọa thể diện cho những người tham gia giao tiếp trong các cuộc thoại. 3. PNNV xin phép và hồi đáp là sự hiện thực hóa của biểu thức ngữ vi xin phép và hồi đáp trong hội thoại. Với tư cách là một tham thoại dẫn nhập, PNNV xin phép nhận được những hồi đáp tích cực và tiêu cực rất đa dạng, và tạo nên những cặp thoại như xin phép/ đồng tình; xin phép/động viên; xin phép/ khen; xin phép/hứa hẹn; xin phép/cảm thán; xin phép/từ chối; xin phép/nghi ngờ; xin phép/bác bỏTrong đó, những cách thức hồi đáp tiêu cực thường vi phạm thể diện của người đối thoại ở những mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu này có thể chỉ dẫn cho cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong hội thoại đạt được hiệu quả giao tiếp cao với những điều kiện về hoàn cảnh đưa ra hành vi xin phép, cách thức xin phép, hình thức xin phép (đứng về phía người nói) và phương châm về phép lịch sự (đứng về phía người nghe). 4. Luận án đã khảo sát các phương thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cứ liệu điều tra thực tế (với 9 tình huống), lý giải quá trình thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp của người Anh và người Việt. Qua phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu từ văn chương và phiếu diễn ngôn DCT, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 130 - Phương thức biểu hiện gián tiếp được người bản ngữ sử dụng phổ biến, trong khi người Việt Nam lại thích sử dụng phương thức biểu hiện trực tiếp để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp, đây chính là nét văn hóa khác biệt của hai dân tộc Anh và Việt. Người bản ngữ rất lịch sự và tôn trọng thể diện của người tham gia giao tiếp, do đó họ thường chọn cách nói gián tiếp để tránh tổn thất cho người nghe, đồng thời tôn vinh thể diện cho những người tham gia giao tiếp. Trái lại, người Việt Nam thích dùng các phương thức trực tiếp để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp. “Đây là điểm khác nhau rất cơ bản bắt nguồn chủ yếu từ những khác biệt văn hóa và ngôn ngữ vốn mang nặng những nét đặc trưng khác biệt của văn hóa thiên về “cá thể - âm tính (phương Tây) và văn hóa “cộng đồng - dương tính” (phương Đông)” [11, 133] - Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên bình diện ngữ dụng học, từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, đó chính là sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ ở giới, độ tuổi, nghề nghiệp, vị thế xã hộiCác chuẩn mực xã hội này có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp, tùy vào từng mối quan hệ mà người Việt Nam và người bản ngữ có các chiến lược thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp khác nhau, chẳng hạn như trong môi trường học đường quan hệ thầy - trò là một mối quan hệ có tôn ti, thứ bậc, người Việt Nam và người bản ngữ thường sử dụng các phương thức gián tiếp, trong môi trường công sở, người Việt Nam có xu hướng sử dụng các phương thức trực tiếp, người bản ngữ có xu hướng sử dụng các phương thức gián tiếp nhiều hơn là các phương thức trực tiếp và trong môi trường gia đình với quan hệ huyết thống, quan hệ cha - con, mẹ - con, người Việt Nam quan niệm rằng các phương thức biểu hiện trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao, không mang tính khách sáo, rào đón và qua đó giữ được hòa khí trong gia đình, người bản ngữ ngược lại thích sử dụng các phương thức gián tiếp nhiều hơn là các phương thức trực tiếp, đặc biệt là trong các giao tiếp hàng ngày có sử dụng hành vi ngôn ngữ như hành vi mời, hành vi xin lỗi, hành vi yêu cầu, hành vi xin phép, người bản ngữ luôn đề cao lịch sự âm tính. 131 5. Hành vi xin phép và hồi đáp tiếng Anh và tiếng Viêṭ bi ̣ chi phối maṇh me ̃ bởi những nhân tố văn hóa xã hội. Những đăc̣ trưng văn hóa xã hội thể hiêṇ chủ yếu qua cấu trúc hình thức và nôị dung ngữ nghiã của các cặp hành vi xin phép và hồi đáp. Xét về cấu trúc hình thức, hành vi xin phép trong tiếng Anh và tiếng Việt có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau đã được tác giả khái quát hóa trong các bảng biểu, hành vi hồi đáp cũng rất đa dạng với các phương thức hồi đáp tích cực và tiêu cực khác nhau tạo nên một bức tranh khá rõ nét và có thể khái quát một cách toàn diện các cấu trúc ngữ pháp của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo Siriwong Hongsawan (2010) [43, 202] "Người Việt Nam thích sử dụng phương thức hồi đáp tiêu cực gián tiếp chủ yếu là vì người Việt Nam ưa cách nói bóng gió, vòng vo (không đi vào trực tiếp vấn đề) hơn cách nói trực tiếp. Đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách người Việt Nam là trọng tình cảm, không muốn làm mất lòng người đối thoại, hay có thể nói là không muốn làm mất mặt người đối thoại một cách trực tiếp. Cho dù là từ chối, không cho phép nhưng vẫn giữ được mối quan hệ tốt (trong nhiều trường hợp)". 6. Do những khác biệt đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa, người bản ngữ và người Việt thường có những cách biểu hiện khác nhau về những gì họ muốn nói. Như vậy, việc chuyển dịch một nội dung xin phép và hồi đáp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ngang bằng về cấu trúc ngữ pháp và nội dung mệnh đề sẽ gặp không ít khó khăn do không chuyển tải đúng lực và đích ngôn trung của phát ngôn, do đó trong nhiều tình huống, những người tham gia giao tiếp sẽ xảy ra những trường hợp bị mắc lỗi ngữ dụng (pragmatic failure). 7. Áp dụng trong giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Trước hết, giáo viên tiếng Anh cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về những điểm văn hóa giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng các cấu trúc của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong qua trình tiến hành khảo sát các nghiệm thể theo tình huống định trước, chúng tôi nhận thấy các nghiệm thể Việt khi học tiếng Anh nhưng đều có lối tư duy theo kiểu người Việt Nam, 132 do có sự thiếu hụt về vốn kiến thức ngữ pháp, vốn kiến thức về văn hóa Anh cũng như kiến thức ngôn ngữ - văn hóa nói chung nên thường có thói quen sử dụng phương thức trực tiếp để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp. Vì vậy, giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp người học hiểu và nắm bắt được các cách sử dụng các hành vi xin phép và hồi đáp một cách linh hoạt thông qua việc giải thích, minh họa bằng các tình huống thật trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động giao tiếp trên lớp, sinh viên có thêm nhiều cơ hội để nắm chắc các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong các tình huống giao tiếp và mục đích giao tiếp khác nhau. Từ đó, sinh viên có thể định hướng và tránh được những lỗi thường gặp trong giao tiếp khi chuyển di ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) sang ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh) để tạo ra những cuộc hội thoại thành công với người bản ngữ. Ngoài những vấn đề đã được đề cập và giải quyết, chúng tôi xin nêu hai vấn đề mà trong khuôn khổ luận án này chưa giải quyết được: 1. Tham thoại hồi đáp phi lời (non - verbal) như gật đầu, mỉm cườithay cho hồi đáp tích cực hay lắc đầu, nhăn mặt, nhún vai, tỏ vẻ khó chịu biểu hiện trên nét mặt thay cho hồi đáp tiêu cực trong hoạt động giao tiếp là một lĩnh vực có tiếng nói riêng và cần phải có thời gian để nghiên cứu như là một đề tài riêng biệt. 2. Do hạn chế về số lượng các phát ngôn thu thập được, nên kết quả của luận án mới chỉ dừng lại ở mức độ bao quát, chưa có những công trình chuyên sâu về bối cảnh xã hội, hay những nghiên cứu theo lứa tuổi, vị thế xã hội, trình độ ngoại ngữ. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phát ngôn xin phép và hồi đáp trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn, phim truyền hình Việt Nam, phim truyền hình nước ngoài và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ là những khảo sát, những kết quả thu được dựa trên việc thu âm giọng nói của các nghiệm thể Anh - Mỹ và Anh - Việt, và đối tượng nghiên cứu lúc đó sẽ là các phát ngôn nói chứ không chỉ dừng lại ở các phát ngôn viết như trong luận án này. Hy vọng với hướng nghiên cứu 133 này, đề tài sẽ mở ra một lĩnh vực mới, một hướng nghiên cứu mới cho các nhà ngôn ngữ học. 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đặc trưng cú pháp và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Anh và tiếng Việt - Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Quảng Bình số 2/ 2014. 2. Hành vi xin phép - nhìn từ góc độ lịch sự và thể diện trong tiếng Anh và tiếng Việt - Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 11/2015. 3. Các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt - Tạp chí Khoa học và Giáo dục trường ĐHSP Huế số 1/2016. 4. Speech act of asking for permission: A study of politeness strategies of English and Vietnamese - 12 th Annual Cam TESOL Conference (Hội thảo Quốc tế Cam (Campuchia) TESOL lần thứ 12). (Có thư mời báo cáo) 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ. 2. Chu thị Thủy An (2004), “Xin - cho”, “xin phép - cho phép” trong tiếng Việt, Ngữ học Trẻ. 3. Nguyễn Thị Vân Anh (2001), “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10. 7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Đức Dân (1998), Biểu thức ngữ vi, Ngôn ngữ số 2. 9. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Lê Thị Kim Đính (2006), Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Độ (1999), Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Lữ Thị Trà Giang (2008), Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 13. Nguyêñ Thiêṇ Giáp (2001), Dụng học Việt ngữ , Nxb Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị. 136 14. Cao Xuân Hạo (2005), Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH. 15. Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt, Việt - Anh; Hà Nội, Khoa học xã hội. 16. Nguyêñ Văn H iêp̣ (2006), Ngữ nghiã hoc̣ dâñ luâṇ , (dịch từ nguyên bản tiếng Anh , Linguistic Semantics - An Introduction (1995), tác giả : John Lyons, Cambridge University Press), Nxb Giáo duc̣, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục Viêṭ Nam, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam , Hà Nôị. 19. Lê Thị Thu Hoa (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm khen, tặng, chê. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Mai Hoa (2007), A study on the syntactic and pragmatic features of permitting in English and in Vietnamese, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng. 21. Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015), Hành vi nịnh trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 22. Đỗ Việt Hùng (2011), Định hướng giáo dục ngôn ngữ (từ góc độ văn hóa hành vi ngôn từ), Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 1. 23. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 24. Đỗ Việt Hùng (2011), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nôị. 25. Vũ Thị Thanh Hương (1999), Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, Ngôn ngữ, (1). 26. Vũ Thị Kỳ Hương (2010), Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. 27. Đỗ Thị Kim Liên (2001), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục. 137 28. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 29. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 30. Đào Thanh Lan (2011), Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 11/2011. 31. Cao Thị Quỳnh Loan (2000), Một số nhận xét về hiện tượng ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh. 32. Nguyễn Văn Lập (2005), Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh). Luận án tiến sĩ ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh. 33. Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Hành vi ngôn ngữ mách và sự kiện lời nói mách, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 34. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Nguyễn Thị Lương (2006), Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 36. Lyons, J. (2001), Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung , Tạp chí Ngôn ngữ số 15/2001 (Nguyễn Văn Hiệp dịch). 37. Lyons, J. (2002), Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung (tiếp theo), Tạp chí Ngôn ngữ số 1/2002 (Nguyễn Văn Hiệp dịch). 38. Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Thu Nga (2013), Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội. 40. Hoàng Phê (Chủ biên 2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 138 41. Đào Nguyên Phúc (2004), Sự kiện lời nói xin phép trong giao tiếp, Nxb Lao động. 42. Nguyễn Văn Quang (1999), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 43. Siriwong Hongsawan (2010), Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Viêṭ , Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường Đaị hoc̣ Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 44. Saussure, F. De (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương , (Cao Xuân Haọ dịch), Nxb Khoa Học Xã Hội. 45. Nguyễn Thị Thành (1995), Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 46. Trần Thị Phương Thu (2015), Thành phần rào đón ở hành vi hỏi và hồi đáp trong tiếng Anh (có đối chiếu tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 47. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Câu ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng Anh (ý nghĩa hành động cầu khiến và cam kết), Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh. 48. Nguyêñ Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt, Nxb Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị. 49. Lê Thị Tố Uyên (2013), Cách biểu hiện hành động hỏi - đề nghị trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 6/2013. 50. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục HN. 51. Hoàng Thị Yến (2015), Các dạng hồi đáp cho hành động hỏi trực tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ số 2/2015. 52. Yule G. (2003), Dụng học, Nxb Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nội (Nhóm tác giả Trúc Thanh, Hồng Nhâm dịch, bản in lần thứ ba). 139 Tiếng Anh 53. A.J Thomson and A.V Matinet (1989), A Practical English Grammar, Oxford University Press. 54. Back, K. and Harnish, R, (1979), Communication and Speech Acts, M.I.T Press. 55. Blum - Kulla, S, House, J & Kasper, G (1989), Cross - cultural Pragmatics: Requests and Apologies, Norwood, Nj: Ablex. 56. Bram. J (1955), Language and Society, Double day and Company INC. 57. Brown, P. and Levinson, S, (1978), Politeness - Some Universals of Language Usage, Cambridge University Press, Cambridge, CUP. 58. David Bolton (1989), Intensive English Course, Oxford University Press. 59. Eva Ogiermn (2009), Politeness and indirectness across cultures: A comparison of English, German, Polish and Russian requests, Walter de Gruyter. 60. Fujiko - F- Fujio (2005), Doraemon, Nxb Kim Đồng. 61. Gregg J.Y (1993), Communication and Culture, Heinle & Heinle Publisher. 62. Grice H.P (1975), Logic and Conversation, In: P. Cole and J.L Morgan (eds.), Syntax and Pragmatics, vol.3: Speech Acts, New York and London, Academic Press. 63. Green, G.M (1989), Pragmatics and Natural Language Understanding, New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates Publishers. 64. Haward Sergeants (2007), Basic English Grammar, Saddleback Educational Publishing, 65. Halliday, M.A.K (1985), An Introduction to Functional Grammar, London: Arnold. 66. Hisae Niki & Hiroko Tajika (1994), Asking for permission vs. making request: strategies chosen by Japenese speakers of English. Monograph Series, Volume 5, 1994. 140 67. Hornby, A., & Wehmeier, S., Ashby, M. (Eds.) (2000). Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (6th ed). Oxford: Oxford University Press. 68. Lakoff. R (1987), Polteness, Pragmatics and Performatives, In Rogers, Wall and Merphy. 69. Le Thi Thu Le (2010), Asking and Giving Permission in Vietnamese and English, A Contrastive Analysis, Auckland University. 70. Levinson, S.C (1983), Pragmatics, Cambridge University Press. 71. John Eastwood (1999), Oxford English Grammar, Oxford University Press. 72. J.L Austin (1962), How to do things with words, Oxford University Press, New York. 73. Kasper G, & Blum - Kulla, S, (1983), Interlanguage Pragmatics, Oxford: Oxford University Press. 74. Kramsch, C. & Widdowson, H. (Eds.) (1998), Language and Culture, Oxford: Oxford University Press. 75. Leech, G, (1983), Principles of Pragmatics, London: Longman. 76. Levinson (1983), Pragmatics and Natural Language Understanding, Cambridge University Press. 77. Lyons, J. (1997), Semantics, V.1 and V.2, Cambridge University Press. 78. Palmer, F.R (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press. 79. Searle (1969), Speech Acts, Cambridge University Press, Cambridge. 80. Soehartono, & Sianne (2003), A Study of asking for permission expressions produced by the Chinese and Japanese students of SMU Kristen. Petra3, Surabaya. Retrieved December4, 2010, from 81. Scrichampa S. (1999), Vietnamese Politeness, in International Symbosium on Linguistic Politeness (Program and abstract book), Chulalangkorn University, Thailand. 82. Vanderveken, D. (1990), Meaning and Speech Acts: Principles of language Use. Cambridge: Cambridge University Press. 141 83. Trinh Sam (1999), Some remarks on politeness manner in Vietnamese language, in International symbosium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalangkorn University, Thailand. 84. Trosborg, A. (1995), International Pragmatics: requests, complaints, apologies. Berlin, New York: Mouton De Gruyter. 85. Wierzbicka. A (1987), English Acts Verbs, Academic Press. 86. Yanisumani (2012), Understanding or expressing request, asking, giving and refusing permission, Minggu. 87. Yule, G (1996), Pragmatics, Oxford University Press. NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN Tiếng Anh 88. James Joyce, (1964), A Little Cloud, English For Today, Book six, Mc Graw - Hill Inc., New York. 89. James (1992), The Children of Men, Peguin books. 90. John Steinbeck (1964), The Great Mountains, English For Today, Book six, Mc Graw - Hll Inc, New York. 91. Joyce Hanman (2000), Death of Karen Silkwood, Oxford University Press. 92. Judy Astley (1995), Pleasant Vices, Black Swan. 93. J. K Rowling (2011), Harry Porter, Tên tù ngục Azkaban, NXB Trẻ. 94. J.M.Barrie (1964), The Will, For Today, Book six, McGraw - Hill Inc., New York. 95. Earnest Hemingway (1952), The old man and the sea. 96. Liz and John Soars (2004), New Headway Intermediate, Oxford University Press. 97. Liz and John Soars (2004), New Headway Pre - Intermediate, Oxford University Press.  Để tiêṇ cho viêc̣ chú giải, Nguồn tư liêụ trích dâñ trong luâṇ án đươc̣ đánh số thứ tư ̣tiếp nối số thứ tư ̣của muc̣ Tài liệu tham khảo 142 98.Tom Hutchison (1999), Lifelines Pre - Intermediate Students‟ book, Oxford University Press. 99.Tom Hutchison (1999), Lifelines Pre - Intermediate Students‟ workbook, Oxford University Press. 100. Nancy Mitford (1980), The pursuit of love and love in cold climate, The Channel Press. 101. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Elementary Students' book, Oxford University Press. 102. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Elementary Workbook , Oxford University Press. 103. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Intermediate Students' book, Oxford University Press. 104. Tim Fatta, Paul A David (2008), Solutions Intermediate Workbook , Oxford University Press. 105. Falla, T. & David, P. (2007), Solutions Upper - Intermediate Students' book, Oxford University Press. 106.Falla, T. & David, P. (2007), Solutions Upper - Intermediate Workbook, Oxford University Press. 107. Willa Cather (1964), The Sculptor‟s Funeral, English For Today, Book six, McGraw - Hill Inc., New York. Tiếng Việt 108. Nam Cao (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn. 109. Nam Cao (1999), Truyện ngắn Nam Cao, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 110. Nam Cao (2003), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội. 111. Nguyễn Công Hoan (1996), Truyện ngắn tập 1, Nxb Văn học. 112. Nguyễn Công Hoan (1996), Truyện ngắn tập 2, Nxb Văn học. 113. Nguyễn Công Hoan (1935), Kép Tư Bền, Nxb Văn học. 114. Nguyễn Công Hoan (2006), Bước đường cùng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 115. Nguyễn Công Hoan (2006), Tắt lửa lòng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 143 116. Nguyễn Công Hoan (2008), Lá ngọc cành vàng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 117. Nguyễn Công Hoan (2009), Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chọn lọc Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 118. Khải Hưng (1997), Nữa chừng xuân, Nxb Văn học. 119. Chu Lai (1993), Phố, Nxb Hà Nội. 120. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học. 121. Lê Ngọc Minh (1997), Người yêu đi lấy chồng, Nxb Văn học. 122. Sương Nguyệt Minh (tuyển chọn) (2007), Truyện ngắn nữ đầu thế kỷ 21(2001- 2007), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 123. Vũ Trọng Phụng (2006), Số đỏ, Nxb Đồng Tháp. 124. Vũ Trọng Phụng (2006), Giông tố, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 125. Vũ Trọng Phụng (2008), Trúng số độc đắc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 126. Phùng Quán (2011), Tuổi thơ dữ dội, Nxb Văn học. 127. Nguyễn Thị Sáng (2007), Cuộc đời của mẹ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 128. Hồ Anh Thái (tuyển chọn) (2007), Văn mới 2006 - 2007, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 129. Nguyễn Huy Thiệp (1996), Như những ngọn gió, Nxb Văn học. 130. Nguyễn Thiện Thuật (1998), Những người đi ngược dòng, Nxb Thanh Niên. 131. Nguyễn Khắc Trường (1990), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 132. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ. 133. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ. 134. The Windy (2013), Tuyển tập truyện cười song ngữ Anh - Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 356. Nhiềù tác giả (1998), Văn nghệ quân đội tập 3, Nxb Văn học. 136. Nhiều tác giả (1995), Truyện ngắn chọn lọc về tình yêu (Hãy trở lại với tình yêu), Nxb Hội nhà văn. 137. Nhiều tác giả (1998), Truyện ngắn trẻ (Chọn lọc 1994 - 1998), Nxb Văn 144 hóa thông tin. 138. Nhiều tác giả (2001), Truyêṇ ngắn Viêṭ Nam thời kì đổi mới , Nxb Hôị nhà văn. 139. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn xuất sắc về chiến tranh, Nxb Hội nhà văn. 140. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay 2002 - 2003, Nxb Thanh niên. 141. Nhiều tác giả (2011), Truyện ngắn hay về tình yêu, Nxb Văn học. 142. Phim truyền hình Việt Nam - Mặt nạ da người trên kênh VTV3. 143. Phim truyền hình Việt Nam - Trái tim hoa hồng trên SCTV. 144. Phim truyền hình Việt Nam - Nghiệt Oan trên kênh VTV9. 145. Phim Mỹ - Dị nhân thế hệ đầu tiên trên kênh HO. 146. Phim Việt Nam - Hôn nhân trong ngõ hẹp trên kênh VTV3. Tài liệu tham khảo từ các trang Web trên hệ thống mạng Internet: 147. giving _permission/ 148. 149. https://www.englishforums.com/English/SentencesGrandPermission Refusal/qdclj/post.htm 150. 151. 152. 153. 145

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhanhvixinpheptrongtienganhvatiengviet_856.pdf
Luận văn liên quan