Luận án Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ vùng đồng bằng sông Hồng

Dựa trên bàn luận kết quả nghiên cứu định tính có thể thấy rằng kết quả hoạt động của các trường đại học công lập cần được đo lường trên cả hai phương diện tài chính và phi tài chính. Chính vì vậy khuyến nghị trước tiên mà NCS đề xuất đối với các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học công lập vùng ĐBSH nói riêng là chú trọng hơn tới các chỉ báo kết quả phi tài chính như số lượng công trình công bố quốc tế, số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên và số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm như kết quả hỏi ý kiến chuyên gia đã chỉ ra. Việc bổ sung những chỉ báo này là phù hợp với quy định công bố kết quả hoạt động theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT theo nguyên tắc ba công khai. Hơn thế nữa đây cũng là tiêu chí quan trọng để xếp hạng trường đại học trong khu vực cũng như trên thế giới. Và để làm được điều đó các trường đại học cần xây dựng chiến lược và xây dựng dự toán ngân sách dài hạn cho việc khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ. Tương tự như vậy bàn luận về kết quả kiểm định giả thuyết H1 cũng cho thấy việc tăng cường KSNB là một trong những biện pháp gia tăng kết quả hoạt động của các trường đại học công lập cũng như là tăng cường vai trò của tự chủ bộ máy quản lý và tự chủ tài chính. Trong đó hoạt động giám sát là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong KSNB với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,615 và thấp nhất là nhân tố thông tin truyền thông với hệ số là 0,549.

pdf161 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó nâng cao chất lượng chung của giáo dục đại học tại Việt Nam. 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu Bên cạnh những đóng góp của luận án trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn đã trình bày trong kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu thì luận án cũng tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Những điểm hạn chế này bao gồm cả hạn chế về phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểm soát tới kết quả hoạt động của các trường đại học công lập vùng ĐBSH trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ. Tuy nhiên việc triển khai cơ chế tự chủ đang được thực hiện trên phạm vi cả nước theo tinh thần của Nghị định số 16/2015/NĐ- CP và Luật Giáo dục đại học 120 năm 2019. Do đó kết quả nghiên cứu chỉ đúng với phạm vi nghiên cứu luận án chứ chưa thể khẳng định với phạm vi của tổng thể là tất cả các trường đại học công lập Việt Nam. Nếu thời gian và nguồn lực không bị hạn chế việc mở rộng phạm vi nghiên cứu chắc chắn sẽ mang lại những kết quả thuyết phục hơn cả về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn. Cũng liên quan tới phạm vi nghiên cứu, điểm hạn chế thứ hai của luận án là về phạm vi khảo sát dữ liệu. Dữ liệu phục vụ cho kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong luận án chỉ được thu thập từ các trường đại học công lập vùng ĐBSH đã làm hạn chế tính đại diện của mẫu. Do đó các kết quả phân tích có thể tồn tại những sai số và ảnh hưởng tới khả năng suy rộng cho phạm vi các trường đại học công lập vùng ĐBSH cũng như suy rộng cho các trường đại học công lập toàn quốc. Về phương pháp nghiên cứu, luận án cũng tồn tại một số điểm hạn chế ở cả hai giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối với giai đoạn nghiên cứu định tính, NCS sử dụng kỹ thuật lấy ý kiến chuyên gia để củng cố cho thang đo đối với các biến trong mô hình. Tuy nhiên cách thức lấy ý kiến là dựa trên câu hỏi dạng Có đồng ý/Không đồng ý đã làm hạn chế kết quả nghiên cứu mặc dù các chuyên gia vẫn có thể đưa ý kiến bổ sung trên phiếu lấy ý kiến. Hơn thế do hạn chế về tiếp xúc do điều kiện dịch bệnh Covid 19 cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng truyền đạt thông tin trong quá trình lấy ý kiến chuyên gia. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, kỹ thuật phân tích định lượng được sử dụng bao gồm Cronbach s Alpha, EFA, CFA và SEM nhưng trong đó kỹ thuật SEM phụ thuộc rất nhiều vào kích cỡ mẫu. Cụ thể với kích cỡ mẫu 250 là đạt điều kiện cho phân tích SEM với trên 7 cấu trúc tiềm ẩn nhưng vẫn là tương đối nhỏ và dẫn tới giá trị GFI chưa đạt mức kỳ vọng là > 0,9. Một điểm hạn chế khác của nghiên cứu là hệ thống thang đo đặc biệt là thang đo về kết quả hoạt động tại các trường đại học công lập. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động trên cả khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính. Việc sử dụng thang đo xuất phát từ những khó khăn trong việc tiếp cận số liệu đặc biệt là số liệu trên khía cạnh tài chính. Chính vì vậy phần đó có ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế chung mà những nghiên cứu đi trước ở cả trong và ngoài nước đều gặp phải. Từ những điểm hạn chế của luận án nêu trên, trong phần tiếp theo NCS sẽ trình bày những hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai nhằm làm phong phú thêm và khắc phục bớt những điểm còn tồn tại. 121 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai Dựa trên những điểm hạn chế đã được nêu trong mục 5.3.1, luận án trình bày 4 hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát và kết quả hoạt động của các trường đại học công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ như sau: Thứ nhất, nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên phạm vi các trường đại học công lập vùng ĐBSH. Do đó trong tương lai nghiên cứu có thể được áp dụng đối với các khu vực khác hay trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu có thể được mở rộng với việc bổ sung các khía cạnh còn thiếu của cơ chế tự chủ trong các trường đại học gồm tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật thay vì chỉ tập trung vào tự chủ bộ máy quản lý và tự chủ tài chính như luận án hiện tại. Thứ hai, kỹ thuật lấy ý kiến chuyên gia trong nghiên cứu định tính bị hạn chế do điều kiện dịch bệnh và điều này ảnh hưởng tới các chỉ báo đề xuất trong thang đo các biến. Do đó hướng nghiên cứu trong tương lai có thể khắc phục điểm hạn chế này bằng cách thay đổi phương thức lấy ý kiến chuyên gia hoặc sử dụng kỹ thuật khác trong nghiên cứu định tính. Thứ ba, việc sử dụng thang đo Likert đối với các kết quả tài chính của các trường đại học công lập là phù hợp trong điều kiện khó khăn về khả năng tiếp cận số liệu. Thực tế đây là khó khăn chung đối với những nghiên cứu theo chủ đề này nhưng nếu trong tương lai khả năng tiếp cận dữ liệu thứ cấp về tình hình tài chính của các trường đại học công lập được cải thiện thì chắc chắn kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ có giá trị hơn. Và đây cũng là một phương hướng để phát triển nghiên cứu trong tương lai. Thứ tư, mô hình nghiên cứu hiện đang xem xét ảnh hưởng từ kiểm soát và cơ chế tự chủ tới kết quả hoạt động của các trường đại học công lập nhưng thực tế giá trị R2 rút ra từ mô hình hồi quy thứ bậc là tương đối hạn chế 23,6%. Điều đó có nghĩa rằng ngoài KSNB, kiểm soát từ bên ngoài và cơ chế tự chủ thì còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của các trường đại học công lập. Do đó một hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai là mở rộng các biến độc lập tham gia vào mô hình. 122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Trong chương này, NCS đã tổng kết những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và so sánh chúng với những kết quả thu được từ những nghiên cứu đi trước ở cả trong và ngoài nước. Thông qua so sánh nội dung chương 5 cũng làm nổi bật những điểm đóng góp mới của luận án trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn vận dụng. Trên cơ sở những so sánh và bàn luận, NCS cũng đề xuất một số khuyến nghị với các trường đại học công lập cũng như với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao kết quả hoạt động của đơn vị và nâng cao hiệu quả triển khai cơ chế tự chủ theo Nghị quyết số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Cuối cùng, nội dung chương trình bày về một số điểm hạn chế trong nghiên và phương hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai. 123 KẾT LUẬN Xã hội hoá giáo dục là xu thế phát triển toàn cầu đặc biệt đối với cấp bậc giáo dục đại học và điều đó cũng hoàn toàn đúng với GDĐH tại Việt Nam. Thực tế việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ trong các trường đại học công lập và xu thế xã hội hoá giáo dục mở đường cho việc ra đời các trường đại học ngoài công lập đã chứng minh cho điều đó. Trong bối cảnh đó, hệ thống quản lý trong các trường đại học công lập cùng cần có sự đổi mới mà trong đó đổi mới về hệ thống kiểm soát là một trong những nội dung cấp bách. Khi cơ chế tự chủ được triển khai, hoạt động của một trường đại học nói chung và các trường đại học công lập nói riêng cần được kiểm soát bởi cả chủ thể bên trong và bên ngoài đơn vị như kiểm soát từ phía Nhà nước; Kiểm soát từ xã hội nhằm đảm bảo thực hiện quy định 03 công khai theo chủ trương của Nhà nước. Chính vì vậy kiểm soát trong điều kiện cơ chế tự chủ cần được thiết kế một cách phù hợp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trường đại học công lập cả trên khía cạnh tài chính cũng như phi tài chính. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trong luận án NCS tập trung luận giải mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát gắn với cơ chế tự chủ và kết quả hoạt động tại các trường đại học công lập vùng ĐBSH. Cụ thể: Về lý luận: luận án đã tổng hợp và bổ sung thêm các cơ sở lý thuyết về cơ chế tự chủ, hệ thống kiểm soát trong các trường đại học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó NCS cũng phân tích các hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ với kết quả hoạt động cũng như hệ thống kiểm soát với kết quả hoạt động của các trường đại học từ những nghiên cứu đi trước. Thông qua đó, luận án xác định được khoảng trống nghiên cứu liên quan tới phạm vi tự chủ, phạm vi kiểm soát cũng như bối cảnh nghiên cứu từ đó khai thác và làm rõ mối quan hệ giữa kiểm soát, cơ chế tự chủ và kết quả hoạt động của các trường đại học công lập. Không chỉ vậy, nội dung nghiên cứu của luận án được xây dựng trên 03 nền tảng lý thuyết vững chắc là: Lý thuyết đại diện; Lý thuyết bất định và Lý thuyết các bên liên quan. Về thực tiễn: luận án đã khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý đối với các trường đại học công lập. Khác so với những nghiên cứu đi trước, kết quả nghiên cứu từ luận án được rút ra từ những phân tích định lượng bằng mô hình cấu trúc tuyến tính thay vì chỉ dựa trên tổng quan lý thuyết đơn thuần. Bên cạnh đó với kiểm định vai trò trung gian của cơ chế tự chủ trong mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập khu vực ĐBSH càng khẳng định rõ hơn tính đúng đắn của chủ trương này. Cơ chế tự chủ là 124 nhân tố trung gian thúc đẩy ảnh hưởng từ kiểm soát tới kết quả hoạt động của các trường đại học công lập. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận cũng như những kết quả từ phân tích định lượng, luận án cũng trình bày một số khuyến nghị đối với nhà quản lý các trường đại học công lập về phương thức xây dựng kiểm soát trong điều kiện mới khi triển khai cơ chế tự chủ. Trong đó kiểm soát cần bao gồm cả kiểm soát từ bên ngoài và kiểm soát từ bên trong hay còn gọi là KSNB. Về phía các cơ quan quản lý cấp Nhà nước, luận án cũng đưa ra những khuyến nghị về phạm vi triển khai cơ chế tự chủ cũng như mối tương quan giữa 02 khía cạnh tự chủ: Tự chủ tài chính và Tự chủ bộ máy quản lý. Với những kết quả thu được về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn và đặc biệt là những khuyến nghị được đưa ra, NCS kỳ vọng luận án sẽ đóng vai trò là cơ sở lý luận cho những quyết sách quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước hay cho những quyết định điều hành của Hội đồng các trường đại học công lập khu vực ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung khi thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý. 125 DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Phạm Thị Thu Trang, Phạm Đức Bình và Nguyễn Thị Mỹ (2021), “Mối quan hệ giữa tự chủ tài chính và kết quả hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 595, trang 7-9. 2. Lê Ngọc Thăng và Phạm Thị Thu Trang (2021), “Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 594, trang 22-24. 3. Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Mỹ và Phạm Đức Bình (2021), “Mối quan hệ giữa tự chủ đại học công lập và hiệu quả hoạt động nghiên cứu”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán VCAA 2021, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 1876-1885. 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albert (2008), ‘Financial information systems service providers and the internal control report’, Managerial Auditing Journal, Vol. 23 No. 6, 2008, pp. 596-608. 2. Andrew (2000), A study of public finance and fiscal management in developing country, Doctor thesis of Maryland university. 3. Anna, S. (2016), ‘Methods for improving the effectiveness oof the financial management of local government units in Poland’, Science and Studies of Accounting and Finance: Problems and Perspectives, Vol. 10, No 1, pp.177-185. 4. Belinda (2015), ‘Factors influencing administrators empowerment and financial management effectiveness’, Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 176, pp. 466 - 475. 5. Bentes & cộng sự (2015), ‘Control of public management - focus on External Control’, Multidisciplinary Core Scientific Journal of Knowledge, Vol. 08, pp. 43-52. 6. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 19/5/2009 về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và Đào tạo. 7. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. 8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2022), Báo cáo Hội nghị tự chủ Đại học năm 2022, https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8032. 9. Bộ Nội Vụ (2006), Công văn số 3772/2006/BNV-KHTC ngày 19/10/2006 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. 10. Bowrin (2004), ‘Internal control in Trinidad and Tobago religious organizations’, Accounting, Auditing & Accountability Journal; Vol. 17, No.1; pp. 121-153. 11. Bùi Thị Thủy (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 127 12. Caroline (2018), ‘Effect of Control Environment on Fraud Detection and Prevention at University of Eldoret, Kenya’, Africa International of Management Education and Governance (AIJMEG), ISSN: 2518-0827 (Online Publication) Vol. 3 (2) 43-51. 13. Cassell & cộng sự (2014), ‘The Impact of Unionization on University Performance’, Journal of Collective Bargaining in the Academy, Vol. 06. 14. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về Quy định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 15. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 16. Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 về Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020-2021. 17. Christian (2014), Impact of internal audit efficiency on effectiveness of financial management in public sector organizations: A casestudy of local government authorities in Shinyanga region, Master thesis, Mzumbe University. 18. Chu Thị Thu Thủy (2016), Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 19. Conor (2006), ‘The relative effects of elements of internal control on auditor s evaluation of internal control’, Pacific Accounting Review, Vol. 18, No. 02, pp 60-99. 20. Đào Khánh Vân (2015), ‘Key challenges in the reform of governance, quality assurance, and finance in Vietnamese higher education - A case study’, Studies in Higher Education, 2015, Vol. 40, No. 5, 745-760. 21. Đặng Xuân Khoa & Nguyễn Vũ Hùng (2017), ‘Tự chủ trong các đại học công lập Việt Nam’, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, 2017, Số 145, trang 6-9. 22. Đặng Thanh Tùng (2006), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường quản lý tài chính tại Công ty cổ phần viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 23. Đặng Thị Liên (2007), Hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH PRIMEGROUP, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 128 24. Đặng Thúy Anh (2017), Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 25. Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế & Viết luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Phương Đông. 26. Đinh Thế Hùng (2013), ‘Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đại học công lập Việt Nam hiện’ nay, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 194 (II), trang 82-91. 27. Đỗ Huyền Trang (2013), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 28. Duh & cộng sự (2011), ‘Do internal controls improve operating efficiency of universities?’, Annals of Operations Research, October 2011, DOI: 10.1007/s10479-011-0875-6. 29. Eke (2018), ‘Internal control and financial performance of hospitallity organisations in River state’, European Journal of Acounting, Auditing and Finance Research, Vol. 6. No. 3, pp. 32 - 52. 30. Elisabetta & cộng sự (2011), ‘Formal or Substantial Innovation: Enquiring the Internal Control System Reform in the Italian Local Government’, International Journal of Business and Management, Vol. 6, No. 6; pp. 3-17. 31. Estermann & Pruvot (2011), Financially Sustainable universities II European universities diversifying income streams, copyright © by the European universities Association 2011. 32. Ezra (1963), The theory financial management, New York and London Columia University Press, 1963. 33. Fadzil & cộng sự (2005), ‘Internal auditiny practices and internal control system’, Mannagerial Auditing Journal, Vol. 20, No. 8, pp 844-866. 34. Faudziah (2014), ‘Internal auditing practices and internal control system’, Managerial Auditing Journal, Vol. 20 No. 8, 2005, pp. 844-866. 35. Fan, H. & cộng sự (2013), ‘Research on construction of the Chinese university internal control system’, International Conference on Education, Management and Social Science, pp.104-107. 36. Hamed (2009), ‘A Clear Look at Internal Control: Theory and Concepts’, Research Paper, July 2009, Social Science Research Network, pp. 01-10. 129 37. Hardiman (1986), ‘Internal control and financial integrity in government units’, The CPA Journal (pre-1986); pp. 46-52. 38. Hayden & Thiep (2007), ‘Institutional autonomy for higher education in Vietnam’, Higher Education Research & Development, Vol. 26, No. 1, March 2007, pp. 73-85. 39. Hsing, H. H. (2014), ‘Factors of Affecting Internal Control Benefits under ERP System An Empirical Study in Taiwan’, International Business Research, Vol. 7, No. 4, pp. 31-45. 40. Ilse (2014), ‘Evaluation of management control systems in a higher education institution with performance management and control’, Journal of Information Systems and Technology Management, Vol. 11, No. 1, pp. 169-192. 41. Ingrida (2014), ‘The peculiarities of performance measurement in universities’, Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 156, pp. 605 - 611. 42. James (2001), External Inspection of Local Government: Driving Improvement or Drowning in Detail? York Publishing Services Ltd. 43. James (2006), ‘Internal control under Sarbanes#Oxley: A critical examination’, Managerial Auditing Journal, Vol. 21, Iss 3 pp. 317 - 323. 44. James (2006), ‘The effect of format and experience on internal control evaluation’, Managerial Auditing Journal, Vol. 21 Iss 9, pp. 877-891. 45. Janet (2012), ‘Internal control assessment and interference effects’, Behavioral Research in Accounting, Vol. 24, No.1, pp. 73-90. 46. Jian (2014), ‘The internal analysis of colleges and universities financial control under the administrative institutions internal control standard’, International Conference on Economic Management and Trade Cooperation, pp 417-420. 47. Joanna (2011), The impact of management control systems on efficiency and quality performance - An empirical study of Taiwanese correctional institutions, Asia-Pacific Journal of Accounting and Economics. doi: 10.1080/16081625.2011.9720875. 48. Jurgen, E. (2012), Regulatory autonomy and performance: The reform of higher education re-visited, Center for Higher Education Policy Studies, University of Twente. 49. Kallio (2017), ‘Performance Measurement in Universities: Ambiguities in the use of quality vs quantity in performance indicators’, Public Money & Management, pp. 293-300. 130 50. Laura (2011), European university funding and financial autonomy, European Commission Joint Research Centre Institute for Prospective Technological Studies. 51. Lê Thế Tuyên (2020), Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. 52. Lê Thị Thanh Nội (2007), Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Thạch bàn - VIGLACERA, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 53. Lembi (2006), Evaluation of effectiveness of internal control over financial reporting, Master thesis of Tartu university. 54. Mai, N. A. & cộng sự (2020), ‘Models of university autonomy and their relevance to Vietnam’, Journal of Asian Public Policy, pp.01-17. 55. Marc, S. (2009), ‘National culture effects on groups evaluating internal control’, Managerial Auditing Journal, Vol. 25, Iss 1, pp. 53-78. 56. Michael (2000), ‘The relationships between public finance issues, financial management issues, a codition of fiscal stress in small and rural governments: case in west virgina’, Journal of Public Budgeting, Accounting & Financial Management; Winter 2000; 12, 4; pp 545-565. 57. Michael (2008), ‘Internal control, accountability and corporate governance’, Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 21 Iss 7, pp. 1052-1075. 58. Mohammed, H. (2016), ‘Effect of internal control systems on financial management perform of high education institutions in Puntland’, International Journal of Economics, Commerce and Management, Vol. IV, Issue 12, pp 762-790. 59. Moses (2011), The effectiveness of internal control systems in achieving value for money in school facilities grant the case of Kamuli district local government, Master thesis, Markerere university. 60. Mugo (2009), Effect of internal controls on financial performance of technical training institutions in Kenya, Master thesis of Naroubi. 61. Nguyễn Anh Thái (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. 62. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Tác động của công tác quản trị tài chính đến chất lượng đại học - nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc bộ công thương, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 63. Nguyễn Ngọc Tiến (2015), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 131 64. Nguyễn Quang Quynh (2005), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 65. Nguyễn Thanh Tuấn (2014), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý toàn diện trường đại học URP (University Resource Planning) ứng dụng trong các trường đại học ở Việt Nam - Thử nghiệm tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 66. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2019), Đánh giá tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TPHCM. 67. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Giáo trình kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 68. Nguyễn Thị Thu Phương (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. 69. Nguyễn Thu Hương (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính với các chương trình chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 70. Nyakund & cộng sự (2014), ‘Effect of internal control systems on financial performance of small and medium scale business enterprises in Kisumu city, Kenya’, International Journal of Social Sciences and Entrepreneurship, 1(11), pp 719-734. 71. Oluwole & Lateef (2015), ‘Resource allocation in higher education: A case study of selected polytechnics in Nigeria’, International Proceedings of Economic Deverlopment and Research, Vol. 83, Singapre. 72. Paramasivan & Subra (2009), Financial management, New Age International (P) Ltd, Publisher Newdelhi. 73. Patrick (1998), A study of the use of teams in the Total Quality Management process, as implemented through finance and university services at the university of IOWA, Doctor thesis, IOWA university. 74. Pavel, Z. (1996), ‘Autonomia, Not Autarkeia’, Erfurter Beitrage zur Hochschulforschung und Wissenschaftspolitik, Vol. 2, Munchen: Iudicum Verlag, 1996, pp. 111-126. 75. Payne (2010), ‘Government oversight of public universities: Are centralized performance schemes related to increased quantity or quality?’, Review of Economics and Statistics, Vol. 92(1), pp. 207-212. 132 76. Phạm Bính Ngọ (2011), Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 77. Phạm Văn Nhiên (2007), Hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 78. Phan Thị Thái Hà (2021), Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại Đại học Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 79. Pilar, M. (2020), ‘Autonomy and weak governments: Challenges to university quality in Latin America’, Higher Education. 80. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học. 81. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 32/2012/QH13 ngày 10/11/2012 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2013. 82. Ray & Pany (1995), Principle of Auditing, Twelfth Edition, Irwin McGraw Hill. 83. Richard (1994), ‘Managements Report on Internal Control, and the Accountants Response’, Managerial Auditing Journal, Vol. 09, Iss.07, pp. 21-28. 84. Robbins (2009), ‘Intervention Effects on College Performance and Retention as Mediated by Motivational, Emotional, and Social Control Factors: Integrated Meta-Analytic Path Analyses’, Journal of Applied Psychology 2009, Vol. 94, No. 5, pp.1163-1184. 85. Rober, R. M. (2009), Brinhk s Modern Internal Auditing- Sixth Edition, John Wiley & Sons, Inc. 86. Rowley, J. (1997), ‘Beyond service quality dimension in higher education and towards a service contract’, Quality Assurance in Education, Vol. 05(1), pp. 07-14. 87. Salerno & Carlo (2006), ‘Cost sharing in higher education financing: economic perils in developing countries’, International Higher Education, 43. 88. Scholefield, J. (1968), ‘The Effectiveness of Senior Executives’, Journal of Management Studies, May. Vol. 5. No. 2. pp. 219-234. 89. Ssuuna, P. M. (2008), Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda - A case of Uganda Marytrs University, Uganda Marytrs University, Uganda. 90. Stephen (2019), ‘Factors affecting financial management effectiveness in public secondary schools in kenya: A case of gatana sub-county’, International Journal of Management and Commerce Innovations, Vol. 6, Issue 2, pp. 123-143. 133 91. Sudhindra, B. (2008), Financial Management, Excel Books, New Delhi, India. 92. Suyono & Hariyanto (2012), ‘Relationship Between Internal Control, Internal Audit, and Organization Commitment with Good Governance: Indonesian Case’, China-USA Business Review, 11(9), pp. 1237-1245. 93. Tatiana, A. (2021), ‘Public Universities Performance Evaluation’, Advance Digital Science, pp. 126-137. 94. The Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commisson (2013), The Updated COSO Internal Control Framework, www. COSO.org. 95. The Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commisson (1985 - 2006), Internal Control - Intergrated Framework, www. COSO.org. 96. Tlale (2011), The effectiveness of financial management in schools in the Lejweleputswa education district, Master thesis, Central University of Technology. 97. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 98. Trần Thị Minh Thư (2001) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổng công ty nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 99. Trần Thị Ngọc Hân (2016), ‘Vài trao đổi về bản chất của kế toán quản trị’, Tạp chí Tài chính, pp. 37-39. 100. Trinh Thuy Anh & cộng sự (2021), ‘Research on the model of university autonomy in the direction of corporate governance’, Economics and Business Administration, Vol. 11, No. 02, pp. 31-41. 101. Trow, M. (1998), On the accountability of higher education in the United States. In W. G. Bowen and H. T. Shapiro (Eds), Universities and their leadership, (15- 61). Princeton, NJ: Princeton University Press. 102. UNICEF (2000), Defining Quanlity in Education, New York, NY, USA. 103. Victor, Z. B. & Herbert, W. (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Bản dịch của Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà Xuất bản Tài chính. 104. Võ Thu Phụng (2016), Tác động của các nhân tố cấu hình hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 134 105. Voukko (2009), Financial autonomy in higher education institutions, Tampere university express. 106. Vũ Duy Hào (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập khối kinh tế ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ. 107. Vũ Hữu Tửu & cộng sự (2001), Từ điển Kinh tế, Tài chính, Kế toán Anh - Pháp - Việt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 108. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 109. Wan, S. & Wan, J. (2017), ‘Will our public universities have financial autonomy?’, Policy Ideas, No. 42. 110. Wang (2010), Performance measurement in universities, Master thesis of Twente university. 111. Wang & cộng sự (2021), ‘Evaluating operation performance in higher education: the case of vietnam134ong134am public universities’, Sustainability (2021), Vol. 13, pp. 40-82. 112. Weaver (1976), ‘What is the good of higher education?’, Higher Education Rewiew, tập 8(3), pp. 03-14. 113. Weixing (2010), ‘The Establishment of the Internal Control Frame System of Colleges’, International Journal of Business and Management, Vol. 5, No. 5; pp. 119-125. 114. Wen, W. (2007), The audit committees, internal controls and financial distress of US public hospitals, Doctor thesis of Nova southeasten University. 115. Yamamoto & Wantanabe (1989), ‘Performance auditing in the central government of Japan’, Financial Accountability and Management, tập 5(4), pp. 189-217. 116. Zurai, D. (2015), ‘The Effects of Internal Control System, Financial Management and Accountability of NPOs: The Perspective of Mosques in Malaysia’, Procedia Economics and Finance, 28, 156-162. 135 Phụ lục số 1 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Kính chào quý ông/bà, anh/chị! Tôi là Phạm Thị Thu Trang nghiên cứu sinh khóa 38, chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các Trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ Vùng Đồng bằng sông Hồng”. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ quý ông/bà, anh/chị bằng việc trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Tôi cam kết các thông tin của quý ông/bà, anh/chị chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và bảo mật tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn quý ông/bà, anh/chị PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Trường:....... 2. Họ và tên: .....Năm sinh:.....Giới tính:. 3. Trình độ học vấn:........ 4. Đơn vị công tác (Ban Giám hiêu; Hội đồng trường; Phòng/Khoa/Ban chuyên môn): ......................... 5. Vị trí công tác:.....Thâm niên:...... PHẦN II. KIỂM SOÁT NỘI BỘ Xin Quý ông/bà, anh/chị cho biết mức độ đồng ý của mình với những nhận định dưới đây về kiểm soát nội bộ và cơ chế tự chủ tại đơn vị mình công tác bằng cách tích vào ô tương ứng. Trong đó, giá trị các lựa chọn lần lượt như sau: ① Rất không đồng ý ② Không đồng ý ③ Bình thường ④ Đồng ⑤ Rất đồng ý TT Nội dung Mã hóa Đo lường A KIỂM SOÁT NỘI BỘ I MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1 Đơn vị có những quy định về giá trị đạo đức và quy tắc ứng xử được truyền thông tới mọi người qua các phương tiện khác nhau MTKS1 ①②③④⑤ 136 2 Hội đồng trường độc lập với ban giám hiệu, thực hiện chức năng hoạch định chiến lược và giám sát các hoạt động MTKS2 ①②③④⑤ 3 Các bộ phận trong đơn vị được phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn MTKS3 ①②③④⑤ 4 Cán bộ nhân viên tại đơn vị được tạo điều kiện học tập bổ sung kiến thức phục vụ công việc MTKS4 ①②③④⑤ II ĐÁNH GIÁ RỦI RO 5 Các mục tiêu của đơn vị có sự cân bằng các chỉ tiêu tài chính (học phí) và chỉ tiêu hoạt động (chất lượng tuyển sinh, đào tạo) DGRR1 ①②③④⑤ 6 Đơn vị có những hoạt động đánh giá những biến động nội bộ và từ môi trường ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động của trường ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu chiến lược của các bộ phận trong trường DGRR2 ①②③④⑤ 7 Anh/chị biết rõ các yếu tố tạo điều kiện để gian lận có thể xảy ra bao gồm cơ hội (kiểm soát lỏng lẻo), động cơ (áp lực công việc, tham lam) trong đơn vị của mình DGRR3 ①②③④⑤ 8 Đơn vị có những hoạt động đánh giá sự thay đổi của môi trường bên ngoài (xu hướng chọn nghề nghiệp, xu hướng đào tạo các ngành) ảnh hưởng tới hoạt động của trường DGRR4 ①②③④⑤ III HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 9 Các hoạt động kiểm soát được thiết lập phù hợp với đặc điểm của đơn vị HĐKS1 ①②③④⑤ 10 Các hoạt động kiểm soát của đơn vị được thiết lập trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro HĐKS2 ①②③④⑤ 11 Đơn vị thường xuyên sử dụng, duy trì và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm soát HĐKS3 ①②③④⑤ IV THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 12 Khi có sự thay đổi của các thông tin liên quan đến các chính sách, quy trình của đơn vị, thông tin đều được cung cấp đầy đủ rõ ràng cho các bộ phận và cá nhân liên quan TTTT1 ①②③④⑤ 137 13 Đơn vị có các kênh truyền thông nội bộ về KSNB phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau trong đơn vị TTTT2 ①②③④⑤ 14 Đơn vị có các thông báo chính thức với ra bên ngoài về những quy định, chính sách của đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm soát TTTT3 ①②③④⑤ V GIÁM SÁT 15 Đơn vị thực hiện hoạt động giám sát một cách định kỳ, thường xuyên và liên tục HĐGS1 ①②③④⑤ 16 Các thủ tục giám sát được thiết kế riêng cho từng hoạt động tại đơn vị (hoạt động giảng dạy, hoạt động chức năng) HĐGS2 ①②③④⑤ 17 Những sai sót đáng kể sẽ được báo cáo tới các cấp quản lý theo hệ thống phân cấp rõ rang HĐGS3 ①②③④⑤ 18 Đơn vị có cơ chế và hệ thống báo cáo lên cấp cao hơn khi các sai sót được chỉ ra nhưng không được cấp dưới khắc phục HĐGS4 ①②③④⑤ VI KIỂM SOÁT NGOÀI 19 Đơn vị thực hiện hoạt động giám sát và tiếp nhận phản biện xã hội (chủ yếu từ người sử dụng lao động/ người học/...) một cách định kỳ, thường xuyên và liên tục. KSN1 ①②③④⑤ 20 Các thủ tục giám sát và tiếp nhận ý kiến phản biện của tổ chức, cá nhân được thiết kế riêng cho từng hoạt động tại đơn vị (hoạt động giảng dạy hay từng hoạt động chức năng khác) KSN2 ①②③④⑤ 21 Quá trình khắc phục, sửa chữa các thiếu sót được thực hiện kịp thời và giám sát bởi toàn thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị và bên ngoài xã hội KSN3 ①②③④⑤ 22 Mức độ thường xuyên của các cuộc kiểm tra, thanh tra và kiểm toán của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền KSN4 ①②③④⑤ B CƠ CHẾ TỰ CHỦ I TỰ CHỦ BỘ MÁY QUẢN LÝ 25 Đơn vị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các vị trí quản lý dựa trên kết quả bỏ phiếu của toàn thể nhân viên TCQL1 ①②③④⑤ 138 26 Đơn vị có quyền đưa ra những tiêu chí riêng đối với người ứng cử các vị trí lãnh đạo TCQL2 ①②③④⑤ 27 Đơn vị có quyền quyết định nhiệm kỳ đối với các vị trí lãnh đạo TCQL3 ①②③④⑤ 28 Đơn vị có quyền thuê ngoài các chức danh quản lý TCQL4 ①②③④⑤ 29 Đơn vị có quyền thành lập các pháp nhân TCQL5 ①②③④⑤ 30 Đơn vị có quyền quyết định cơ cấu các khoa (viện), bộ môn chuyên ngành TCQL6 ①②③④⑤ 31 Mức độ tuân thủ quy định pháp luật trong phân chia quyền lực giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng TCQL7 ①②③④⑤ II TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 32 Đơn vị được quyền tự chủ trong việc tìm kiếm và phân bổ các nguồn thu TCTC1 ①②③④⑤ 33 Đơn vị có quyền quyết định mức học phí với các chương trình đào tạo TCTC2 ①②③④⑤ 34 Đơn vị có khả năng cân đối thu chi và duy trì thặng dư TCTC3 ①②③④⑤ 35 Đơn vị có khả năng tiếp cận và thực hiện các khoản vay trên thị trường tín dụng TCTC4 ①②③④⑤ 36 Đơn vị có quyền mua sắm và sở hữu các tài sản, bất động sản TCTC5 ①②③④⑤ Ông/bà, anh/chị đánh giá như thế nào về những thay đổi trong kết quả hoạt động sau khi đơn vị áp dụng cơ chế tự chủ? ① Rất không đồng ý ② Không đồng ý ③ Bình thường ④ Đồng ý ⑤ Rất đồng ý C KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG I KẾT QUẢ TÀI CHÍNH 37 Mức độ thay đổi của tổng tài sản KQTC1 ①②③④⑤ 38 Mức độ thay đổi của thu nhập trung bình người lao động tại đơn vị KQTC2 ①②③④⑤ 39 Khả năng cân đối thu chi của đơn vị (dư thừa/thiếu hụt) KQTC 3 ①②③④⑤ 40 Mức độ thay đổi của tổng thu từ dịch vụ đào tạo; dịch vụ hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học KQTC 4 ①②③④⑤ 139 II KẾT QUẢ PHI TÀI CHÍNH 41 Mức độ thay đổi của số lượng tuyển sinh KQPTC 1 ①②③④⑤ 42 Mức độ thay đổi của số lượng bài báo công bố quốc tế KQPTC 2 ①②③④⑤ 43 Mức độ thay đổi của số lượng giảng viên có trình độ từ Tiến sĩ trở lên KQPTC 3 ①②③④⑤ Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Ông/bà, anh/chị!!! Nếu Quý Ông/bà, anh/chị muốn nhận kết quả nghiên cứu này xin vui lòng để lại thông tin: Địa chỉ:..SĐT:..............................Email:... 140 Phụ lục số 2 DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH TT Họ và tên Vị trí công tác Trình độ Kinh nghiệm 1 Vũ Đức Lễ Hiệu Trưởng Tiến sĩ Trên 30 năm 2 Đinh Văn Nhượng Hiệu Trưởng NGND.TS Trên 30 năm 3 Nguyễn Thị Thu Hà Phó Hiệu trưởng Tiến sĩ 20-30 năm 4 Tăng Thế Toan Chủ tịch Hội đồng trường Tiến sĩ 20-30 năm 5 Đoàn Quang Mạnh Phó Hiệu trưởng Tiến sĩ 20-30 năm 6 Đỗ Văn Đỉnh Phó Hiệu trưởng Tiến sĩ 20-30 năm 7 Đỗ Anh Tuấn Trưởng Khoa PGS.TS 20-30 năm 8 Đặng Thị Hồng Yến Trưởng Phòng TCKT Thạc sĩ 20-30 năm 9 Vũ Thị Ánh Trưởng Phòng TCKT Thạc sĩ Dưới 20 năm 10 Trịnh Thị Thanh Loan Phó Trưởng Phòng TCKT Thạc sĩ Dưới 20 năm Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 141 Phụ lục số 3 DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TT TÊN ĐƠN VỊ 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2. HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM 3. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 4. HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 5. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I 6. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 7. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH 8. HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 9. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 10. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO 11. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 12. HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM 13. HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 14. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 15. HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM 16. HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 21. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG 22. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM 23. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 142 TT TÊN ĐƠN VỊ 24. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 25. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 26. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 27. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 28. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG 29. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 30. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI 31. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 32. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI 33. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI 34. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 35. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 36. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 37. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG 38. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 39. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 40. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 41. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT 42. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 43. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM 44. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 45. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 46. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI 47. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ 48. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 143 TT TÊN ĐƠN VỊ 49. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 50. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 51. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH 52. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 53. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI 54. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH 55. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 56. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH 57. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH 58. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 59. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI 60. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI 61. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 62. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 63. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG 64. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 65. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH 66. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 144 Phụ lục số 4 Kết quả kiểm định Cronbach s Alpha lần thứ nhất trong nghiên cứu định lượng chính thức Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach s Alpha if Item Deleted 1. TCQL: alpha = 0,880 TCQL1 22,89 16,016 ,635 ,867 TCQL2 22,83 15,404 ,711 ,857 TCQL3 22,95 15,720 ,652 ,865 TCQL4 22,90 15,677 ,721 ,856 TCQL5 22,84 15,608 ,725 ,856 TCQL6 22,86 15,773 ,667 ,863 TCQL7 22,88 15,584 ,572 ,877 2. TCTC: alpha = 0,852 TCTC1 15,87 4,372 ,656 ,824 TCTC2 15,84 4,202 ,675 ,819 TCTC3 15,98 4,297 ,607 ,838 TCTC4 15,86 4,453 ,676 ,820 TCTC5 15,81 4,108 ,714 ,808 3. MTKS: alpha = 0,700 MTKS1 11,80 2,600 ,570 ,584 MTKS2 11,70 2,733 ,583 ,584 MTKS3 11,81 2,726 ,574 ,588 MTKS4 11,82 2,748 ,294 ,786 4. DGRR: alpha = 0,758 DGRR1 11,76 2,342 ,717 ,611 DGRR2 11,80 2,544 ,617 ,669 DGRR3 11,78 2,212 ,652 ,645 DGRR4 11,85 3,262 ,275 ,832 145 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach s Alpha if Item Deleted 5. HDKS: alpha = 0,836 HDKS1 7,14 2,180 ,680 ,790 HDKS2 7,08 2,146 ,682 ,789 HDKS3 7,08 1,969 ,734 ,737 6. KSN: alpha = 0,479 KSN1 11,22 2,387 ,357 ,360 KSN2 11,19 2,517 ,389 ,364 KSN3 11,08 2,077 ,538 ,209 KSN4 11,90 1,806 ,092 ,764 7. TTTT: alpha = 0,851 TTTT1 7,17 2,534 ,789 ,734 TTTT2 7,38 2,454 ,666 ,849 TTTT3 7,26 2,513 ,718 ,795 8. HDGS: alpha = 0,795 HDGS1 11,70 2,916 ,648 ,722 HDGS2 11,70 3,004 ,619 ,737 HDGS3 11,74 2,737 ,659 ,715 HDGS4 11,72 3,263 ,500 ,792 9. KQTC: alpha = 0,820 KQTC1 7,94 1,578 ,680 ,746 KQTC2 7,82 1,471 ,644 ,787 KQTC3 7,92 1,560 ,702 ,725 10. KQPTC: alpha = 0,833 KQPTC1 7,78 3,096 ,700 ,762 KQPTC2 7,51 3,167 ,714 ,748 KQPTC3 7,68 3,174 ,666 ,796 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 146 Phụ lục số 5 Kết quả kiểm định các mối quan hệ tương quan giữa các biến tiềm ẩn Regression Weights: (Group number 1 - Default model) Estimate S.E. C.R. P Label KSNB <--- CCTC 0,302 0,102 2,954 0,003 par_37 KSN <--- CCTC 0,412 0,127 3,233 0,001 par_38 KQHD <--- KSN 0,302 0,096 3,143 0,002 par_34 KQHD <--- KSNB 0,642 0,181 3,549 *** par_35 KQHD <--- CCTC 0,296 0,143 2,061 0,039 par_36 DGRR <--- KSNB 1,224 0,248 4,937 *** par_28 TTTT <--- KSNB 1,424 0,294 4,845 *** par_29 HDKS <--- KSNB 1,351 0,284 4,752 *** par_30 HDGS <--- KSNB 1,259 0,259 4,866 *** par_31 TCQL <--- CCTC 1,000 TCTC <--- CCTC 1,109 0,304 3,654 *** par_32 KQTC <--- KQHD 1,000 KQPTC <--- KQHD 1,129 0,243 4,637 *** par_33 MTKS <--- KSNB 1,000 TCQL5 <--- TCQL 1,000 TCQL4 <--- TCQL 1,006 0,081 12,430 *** par_1 TCQL6 <--- TCQL 0,943 0,085 11,052 *** par_2 TCQL2 <--- TCQL 1,063 0,086 12,316 *** par_3 TCQL3 <--- TCQL 0,996 0,088 11,386 *** par_4 TCQL7 <--- TCQL 0,956 0,100 9,532 *** par_5 TCQL1 <--- TCQL 0,925 0,085 10,940 *** par_6 TCTC4 <--- TCTC 1,000 TCTC5 <--- TCTC 1,221 0,102 11,995 *** par_7 TCTC1 <--- TCTC 1,022 0,095 10,762 *** par_8 TCTC2 <--- TCTC 1,110 0,101 10,999 *** par_9 TCTC3 <--- TCTC 1,037 0,104 9,990 *** par_10 HDGS3 <--- HDGS 1,000 HDGS1 <--- HDGS 0,911 0,085 10,738 *** par_11 HDGS2 <--- HDGS 0,826 0,082 10,090 *** par_12 147 Estimate S.E. C.R. P Label HDGS4 <--- HDGS 0,664 0,080 8,269 *** par_13 HDKS3 <--- HDKS 1,000 HDKS1 <--- HDKS 0,857 0,072 11,958 *** par_14 HDKS2 <--- HDKS 0,881 0,073 12,072 *** par_15 TTTT1 <--- TTTT 1,000 TTTT3 <--- TTTT 0,947 0,067 14,167 *** par_16 TTTT2 <--- TTTT 0,896 0,072 12,471 *** par_17 DGRR1 <--- DGRR 1,000 DGRR3 <--- DGRR 0,972 0,076 12,704 *** par_18 DGRR2 <--- DGRR 0,751 0,066 11,427 *** par_19 KQPTC1 <--- KQPTC 1,000 KQPTC2 <--- KQPTC 0,996 0,084 11,905 *** par_20 KQPTC3 <--- KQPTC 0,948 0,083 11,376 *** par_21 KQTC3 <--- KQTC 1,000 KQTC1 <--- KQTC 0,956 0,084 11,343 *** par_22 KQTC2 <--- KQTC 1,038 0,092 11,228 *** par_23 MTKS1 <--- MTKS 1,000 MTKS3 <--- MTKS 1,024 0,105 9,728 *** par_24 MTKS2 <--- MTKS 0,893 0,096 9,343 *** par_25 KSN1 <--- KSN 1,000 KSN2 <--- KSN 0,835 0,095 8,840 *** par_26 KSN3 <--- KSN 0,994 0,114 8,748 *** par_27 148 Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model) Estimate Estimate KSNB <--- CCTC 0,348 HDGS3 <--- HDGS 0,776 KSN <--- CCTC 0,328 HDGS1 <--- HDGS 0,762 KQHD <--- KSN 0,348 HDGS2 <--- HDGS 0,703 KQHD <--- KSNB 0,509 HDGS4 <--- HDGS 0,572 KQHD <--- CCTC 0,27 HDKS3 <--- HDKS 0,843 DGRR <--- KSNB 0,577 HDKS1 <--- HDKS 0,765 TTTT <--- KSNB 0,549 HDKS2 <--- HDKS 0,775 HDKS <--- KSNB 0,554 TTTT1 <--- TTTT 0,914 HDGS <--- KSNB 0,615 TTTT3 <--- TTTT 0,812 TCQL <--- CCTC 0,53 TTTT2 <--- TTTT 0,721 TCTC <--- CCTC 0,841 DGRR1 <--- DGRR 0,908 KQTC <--- KQHD 0,672 DGRR3 <--- DGRR 0,779 KQPTC <--- KQHD 0,516 DGRR2 <--- DGRR 0,698 MTKS <--- KSNB 0,569 KQPTC1 <--- KQPTC 0,797 TCQL5 <--- TCQL 0,766 KQPTC2 <--- KQPTC 0,822 TCQL4 <--- TCQL 0,778 KQPTC3 <--- KQPTC 0,753 TCQL6 <--- TCQL 0,7 KQTC3 <--- KQTC 0,81 TCQL2 <--- TCQL 0,772 KQTC1 <--- KQTC 0,769 TCQL3 <--- TCQL 0,719 KQTC2 <--- KQTC 0,757 TCQL7 <--- TCQL 0,612 MTKS1 <--- MTKS 0,723 TCQL1 <--- TCQL 0,694 MTKS3 <--- MTKS 0,8 TCTC4 <--- TCTC 0,746 MTKS2 <--- MTKS 0,707 TCTC5 <--- TCTC 0,805 KSN1 <--- KSN 0,737 TCTC1 <--- TCTC 0,718 KSN2 <--- KSN 0,732 TCTC2 <--- TCTC 0,734 KSN3 <--- KSN 0,705 TCTC3 <--- TCTC 0,668 149 Phụ lục số 6 Kết quả hồi quy thức bậc kiểm định vai trò biến điều tiết của cơ chế tự chủ trong mô hình lý thuyết Model Summaryd Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 ,418a ,175 ,168 ,53642 ,175 26,165 2 247 ,000 2 ,486b ,236 ,226 ,51729 ,061 19,612 1 246 ,000 3 ,486c ,236 ,220 ,51936 ,000 ,021 2 244 ,979 1,990 a. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB b. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB, meanCCTC c. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB, meanCCTC, CCTC.KSN, CCTC.KSNB d. Dependent Variable: meanKQHD ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 15,058 2 7,529 26,165 ,000b Residual 71,074 247 ,288 Total 86,132 249 2 Regression 20,306 3 6,769 25,295 ,000c Residual 65,826 246 ,268 Total 86,132 249 3 Regression 20,318 5 4,064 15,065 ,000d Residual 65,815 244 ,270 Total 86,132 249 a. Dependent Variable: meanKQHD b. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB c. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB, meanCCTC d. Predictors: (Constant), meanKSN, meanKSNB, meanCCTC, CCTC.KSN, CCTC.KSNB 150 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) ,943 ,409 2,307 ,022 meanKSNB ,392 ,084 ,273 4,675 ,000 ,978 1,022 meanKSN ,366 ,077 ,279 4,770 ,000 ,978 1,022 2 (Constant) ,199 ,428 ,465 ,643 meanKSNB ,278 ,085 ,194 3,274 ,001 ,888 1,126 meanKSN ,288 ,076 ,220 3,791 ,000 ,926 1,080 meanCCTC ,381 ,086 ,269 4,429 ,000 ,844 1,184 3 (Constant) ,223 ,462 ,482 ,630 meanKSNB ,273 ,088 ,190 3,098 ,002 ,829 1,207 meanKSN ,288 ,078 ,219 3,670 ,000 ,878 1,140 meanCCTC ,380 ,087 ,268 4,379 ,000 ,835 1,198 CCTC.KSNB -,036 ,176 -,012 -,204 ,838 ,851 1,175 CCTC.KSN ,006 ,190 ,002 ,029 ,977 ,853 1,172 a. Dependent Variable: meanKQHD 151 Phụ lục số 7 Kết quả Bootstraps kiểm định vai trò biến trung gian của cơ chế tự chủ trong mô hình lý thuyết Standardized Direct Effects (Group number 1 - Default model) KSNB KSN CCTC KQHD TCNS MTKS KQTC KQPTC DGRR TTTT HDKS HDGS TCTC TCHT TCQL CCTC 0,487 0,321 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 KQHD 0,39 0,256 0,455 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Standardized Indirect Effects (Group number 1 - Default model) KSNB KSN CCTC KQHD TCNS MTKS KQTC KQPTC DGRR TTTT HDKS HDGS TCTC TCHT TCQL CCTC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 KQHD 0,222 0,146 0 0 0 0 0 0 0 0 Standardized Total Effects (Group number 1 - Default model) KSNB KSN CCTC KQHD TCNS MTKS KQTC KQPTC DGRR TTTT HDKS HDGS TCTC TCHT TCQL CCTC 0,487 0,321 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 KQHD 0,611 0,402 0,455 0 0 0 0 0 0 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_kiem_soat_gan_voi_ket_qua_hoat_dong_cua_cac.pdf
  • pdfCV dang bo ngay 16 thang 3.pdf
  • docxLA_PhamThiThuTrang_E.Docx
  • pdfLA_PhamThiThuTrang_Sum.pdf
  • pdfLA_PhamThiThuTrang_TT.pdf
  • docxLA_PhamThiThuTrang_V.Docx
  • pdfQD CS Pham thi Thu trang.pdf