Luận án Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Theo mục tiêu đã đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau đây: Một là, tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về HTTT kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Các vấn đề cơ bản bao gồm: Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị; các quá trình thu thập dữ liệu, xử lý – phân tích dữ liệu, và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí gắn với nhu cầu thông tin đó; Các thông tin kế toán quản trị chi phí; Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong hệ thống; Kiểm soát nội bộ đối với hệ thống và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống và chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí. Đồng thời, luận án đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam. Tổng quan các công trình nghiên cứu về HTTT kế toán, kế toán quản trị và HTTT kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam và thế giới là cơ sở cho việc kế thừa để phát triển của nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị chi phí của luận án. Hai là, trên cơ sở lý luận về HTTT kế toán quản trị chi phí, luận án đã nghiên cứu định tính và định lượng để khảo sát thực trạng HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. Cụ thể, luận án đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin theo đánh giá của các nhà quản trị các cấp, kết quả cho thấy nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí tương đối cao, tuy nhiên mức độ đáp ưng nhu cầu được đánh giá chưa tốt. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng các quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí qua khảo sát đối với bộ phận kế toán tại đơn vị. Đồng thời, luận án đã khảo sát đánh giá chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thông qua hệ thống các tiêu chuẩn đã được kiểm định. Mặt khác, luận án đã khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ và các công cụ kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị này; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí và từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân198 tố này đến chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí. Bởi lẽ, chất lượng thông tin kế quản trị chi phí là kết quả của HTTT kế toán quản trị chi phí. Ba là, trên cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp được trình bày tuần tự theo nội dung của HTTT kế toán quản trị chi phí tại khách sạn đó là: Nhận diện chi phí, quy trình hoạt động của HTTT kế toán quản trị chi phí, các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán quản trị chi phí, kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí tạo ra HTTT kế toán quản trị chi phí hoàn chỉnh. Các giải pháp này nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, để thông tin kế toán quản trị chi phí có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu đóng góp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh.

pdf222 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu không bị sai sót, đầy đủ và đúng đắn. Quá trình này cần được kiểm soát ở từng bộ phận kinh doanh ăn uống và bộ phận kinh doanh lưu trú và cả quá trình nhập liệu hoặc kết chuyển dữ liệu sang hệ thống các tài khoản tổng hợp của khách sạn, sau đó là của cả tập đoàn. Việc phân quyền nhập dữ liệu đối với từng phân 190 hệ cần được xác lập và minh bạch, theo đó, trách nhiệm về rủi ro trong quá trình nhập liệu được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm người phụ trách. Điều này giúp hạn chế khả năng xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu. * Giải pháp kiểm soát nội bộ đối với quá trình xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu là bộ phận hết sức quan trọng của HTTT kế toán quản trị, chất lượng thông tin cung cấp phụ thuộc phần lớn vào quá trình này. Kiểm soát nội bộ đối với quá trình xử lý dữ liệu nhằm mục đích kiểm soát đối với thủ tục, quy trình xử lý dữ liệu, kiểm soát phương pháp xử lý dữ liệu, đảm bảo việc xử lý dữ liệu được thực hiện đúng quy cách, đúng phương pháp đã được đặt ra, hướng đến việc cung cấp thông tin chất lượng cho người sử dụng thông tin. Trên cơ sở đó, các giải pháp mà tác giả xây dựng được cụ thể hóa như sau: Thứ nhất, các khách sạn cần xây dựng lưu đồ quy trình xử lý dữ liệu đối với từng loại thông tin chi phí cung cấp. Chẳng hạn, với thông tin chi phí phục vụ việc lập kế hoạch, các khách sạn cần hướng đến cung cấp thông tin chi phí định mức, chi phí dự toán và chi phí mục tiêu. Theo đó, để có được mỗi thông tin đó, các khách sạn cần xây dựng quy trình luân chuyển thông tin từ các bộ phận kinh doanh đến nhà quản trị khách sạn như thế nào, ai là người phụ trách việc lập báo cáo, lập báo cáo theo phương pháp nào, báo cáo sẽ được chuyển đến nhà quản trị cấp nào, với mục đích sử dụng là gì, và ai là người có quyền phê duyệt báo cáo. Để đảm bảo việc xử lý dữ liệu được thực hiện đúng đắn, mỗi nhóm thông tin cần được xây dựng quy trình xử lý riêng. Thứ hai, trong điều kiện vận dụng ERP, quá trình xử lý dữ liệu gần như được thực hiện tự động, phụ thuộc và trình độ công nghệ thông tin, tốc độ Internet và khả năng linh hoạt của người vận hành hệ thống, do đó, việc kiểm soát đối với quá trình xử lý dữ liệu còn được thực hiện trên khía cạnh nhận thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người làm công việc xử lý. Chẳng hạn, các khách sạn cần kiểm soát để hạn chế các hành vi gian lận, chỉnh sửa dữ liệu, thay đổi thông tin cung cấp, hoặc hành vi trộm cắp dữ liệu cho mục đích vụ lợi cá nhân. Việc phân quyền khả năng truy nhập dữ liệu là một trong các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. * Giải pháp kiểm soát nội bộ đối với quá trình cung cấp thông tin Kiểm soát nội bộ đối với quá trình cung cấp thông tin nhằm mục đích đảm bảo các thông tin kế toán quản trị chi phí được cung cấp cho đúng đối tượng cần thông tin, đầy đủ, chính xác và kịp thời nội dung thông tin cần cung cấp. Để kiểm soát cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí căn cứ trên lưu đồ luân chuyển thông tin xác nhận các thông tin cần phải cung cấp cho cấp quản trị nào trong khách sạn. Ở mỗi 191 cấp quản lý, nhà quản trị cần xác định rõ nhu cầu thông tin chi phí cần có, thời điểm và tần suất có nhu cầu. Từ đó, việc kiểm soát quá trình cung cấp thông tin chi phí đúng đối tượng sử dụng có thể được kiểm soát. Ở giai đoạn này, mỗi nhà quản trị chỉ được phép truy nhập vào một phạm vi thông tin nhất định, để phục vụ cho việc thực hiện chức năng của bộ phận hoặc cấp quản lý nhất định. Khi có yêu cầu truy nhập phạm vi thông tin khác, cần có sự cho phép hoặc mật khẩu từ Quản trị viên. Để kiểm soát hình thức, nội dung và thời gian cung cấp các báo cáo kế toán quản trị chi phí, các khách sạn cần thiết quy định rõ các mẫu báo cáo nội bộ đối với từng nội dung cung cấp, phải thiết kế thống nhất mẫu báo cáo nội bộ, mẫu phê chuẩn, phê duyệt trong đơn vị nhằm đảm bảo các nội dung thông tin được cung cấp theo quy định chung và mang tính chuẩn mực. Ngoài ra, tác giả đề xuất các khách sạn từng bước vận dụng mô hình kiểm soát CobiT trong quản lý HTTT kế toán quản trị chi phí, dựa trên hướng dẫn thực hiện quản lý CNTT của viện quản lý CNTT. Quá trình ứng dụng gồm có 5 giai đoạn và chi tiết thành các bước cơ bản như sau nhằm có thể kiểm soát quá trình hình thành và sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. (IT Governance Institute, 2007b). Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu: Nhu cầu ở đây được hiểu là các nhu cầu liên quan quản lý CNTT như nhu cầu thông tin hay dịch vụ cần cung cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh; các nhu cầu phục vụ việc kiểm soát các rủi ro; nhu cầu nguồn lực CNTT; nhu cầu tài chính cần thiết. Giai đoạn 2: Mô tả hình ảnh giải pháp: Giai đoạn này chủ yếu mô tả bằng hình ảnh các hiện trạng và mong muốn mức độ kiểm soát xử lý CNTT của doanh nghiệp để xây dựng giải pháp phù hợp.. Tham gia thực hiện giai đoạn này chủ yếu là quản lý CNTT với sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh và kiểm toán CNTT. Giai đoạn 3: Lập kế hoạch giải pháp: Dựa trên mức độ mong muốn của các xử lý CNTT, quản lý CNTT sẽ xây dựng kế hoạch giải pháp để đạt được mức độ mong muốn này bao gồm xác định cụ thể mục tiêu kiểm soát, xây dựng các chỉ tiêu đo lường kết quả thực hiện kiểm soát. Giải pháp có thể là liên quan đến phần mềm, thiết bị, bước thay đổi trong qui trình xử lý v.v để đạt mục tiêu mong muốn. Giai đoạn 4: Thực hiện giải pháp: Dựa trên kế hoạch giải pháp được lập, quản lý CNTT và các bộ phận liên quan cùng thực hiện theo kế hoạch này. Giai đoạn 5:Phát triển cấu trúc quản lý CNTT và xử lý CNTT: Dựa trên các đánh giá hiệu quả và các đề nghị đối với chương trình quản lý, quản lý CNTT với sự 192 hỗ trợ từ các bộ phận liên quan sẽ xây dựng các hồ sơ hoàn chỉnh cấu trúc quản lý cũng như các xử lý CNTT. 3.2.5. Khuyến nghị đề xuất đối với các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí Theo kết quả nghiên cứu ở phần thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, các nhân tố trình độ công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, hiểu biết của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế toán, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của các khách sạn có mối quan hệ thuận chiều với tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn. Do đó, nếu các nhân tố này được thúc đẩy, sẽ giúp nâng cao tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. Bên cạnh các giải pháp liên quan đến nội dung của hệ thống, tác giả đề xuất nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các nhân tố này nhằm hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị. 3.2.5.1. Khuyến nghị nâng cao trình độ công nghệ thông tin Theo đánh giá thực trạng việc áp dụng công nghệ kỹ thuật trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí, các khách sạn đã áp dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại như ERP nhưng hiệu quả chưa cao, nguyên nhân chính là so sự kết nối về mặt công nghệ thông tin giữa các bộ phận kinh doanh, bộ phận chức năng trong khách sạn chưa tốt. Đồng thời, mức độ đáp ứng về chức năng và kỹ thuật mới đạt mức độ trung bình. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin nói chung ở khách sạn. Công nghệ và các ứng dụng mới đang được áp dụng thành công trong khá nhiều lĩnh vực và kinh doanh khách sạn cũng không phải ngoại lệ. Với đặc thù của mình, các hoạt động kinh doanh khách sạn có thể sử dụng một số những ứng dụng công nghệ có hiệu quả đang được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn có thể được xem xét. Chẳng hạn, phần mềm khách sạn là cách thức quản trị nhà nghỉ, khách sạn một cách tốt nhất từ khâu check-in, check-out, quản lý nhân viên; xây dựng các KPIs đo lường hiệu quả hoạt động của khách sạn, thông qua các chỉ số đo hiệu quả được báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp cán bộ lãnh đạo kịp thời được cảnh báo sớm và có quyết định chính xác, kịp thời hơn. Hoặc trong quá trình ứng dụng CNTT để gia tăng doanh số, rất nhiều doanh nghiệp khách sạn đã thành công bằng giải pháp quảng cáo online, E – Marketing để mở rộng kênh đặt phòng về khách sạn. Xét dưới góc độ kinh tế, đây là một trong những hình thức tiếp thị. Việc áp dụng các ứng dụng CNTT hiện đại trong các hoạt động của khách sạn nói chung và trong HTTT kế toán quản trị chi phí nói 193 riêng có tác động lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống này. Tuy nhiên, các khách sạn cần cân nhắc giữa hiệu quả thu được và nguồn kinh phí cần đầu tư vì chi phí vận hành các ứng dụng hiện đại tương đối lớn. 3.2.5.2. Khuyến nghị nâng cao trình độ nhân viên kế toán Các khách sạn cần có chiến lược trong dành nguồn kinh phí cho đầu tư đào tạo các nhân viên kế toán, đặc biệt nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực kế toán quản trị chi phí để có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật trong nhập dữ liệu và xử lý thông tin một cách có hiệu quả. Để đảm bảo các yếu tố về con người cho HTTT cần thiết phải đào tạo nhân viên kế toán đảm bảo các kiến thức cả về kế toán và kiến thức về công nghệ thông tin. Tác giả đề xuất các khách sạn tổ chức các hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm quản lý, quy định chuẩn quy trình xử lý thông tin và thực hiện kiểm soát quá trình thực hiện các chu trình này, tạo cơ sở để đảm bảo nhân viên của đơn vị có thể vận hành các công cụ kỹ thuật của hệ thống. 3.2.5.3. Khuyến nghị nâng cao hiểu biết của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế toán Nhận thức và trình độ của nhà quản trị về kế toán tài chính, kế toán quản trị, tầm quan trọng của HTTT kế toán quản trị, hiểu biết về công nghệ thông tin của nhà quản trị cần được chú trọng và nâng cao. Hệ thống được xây dựng và vận hành dựa trên nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị, vậy nếu bản thân nhà quản trị có hiểu biết và đánh giá cao vai trò của thông tin kế toán quản trị thì cách thức quản lý vận hành hệ thống hiệu quả và đạt được yêu cầu thông tin của chính họ. Tác giả đề xuất các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa những nhà quản lý ở các tập đoàn khách sạn quốc tế và tập đoàn lớn trong nước về kế toán quản trị, thông tin kế toán quản trị. Đồng thời, việc tập huấn cho các nhà quản lý về các mô hình quản trị hiện đại và về công nghệ thông tin vận hành trong khách sạn nói chung và công nghệ thông tin sử dụng cho HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng là rất cần thiết. 3.2.5.4. Khuyến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị Bộ máy quản lý là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động của tổ chức, do vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các khách sạn hiện nay tương đối cồng kềnh và có nhiều phòng ban. Tác giả đề xuất một số phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh như sau: (1) Các khách sạn cần tinh gọn nhân sự quản lý bằng cách nhóm các công việc chức năng tương tự nhau nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng. 194 (2) Các khách sạn cần định hướng tái cơ cấu bộ máy quản lý theo hướng nâng cao khả năng nắm bắt thông tin của Giám đốc từ các bộ phận chức năng, và giữa các bộ phận chức năng với nhau. (3) Phân định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của từng vi trí quản lý đối với các hoạt động phụ trách của khách sạn và đối với sự vận hành trong lưu đồ luân chuyển thông tin của HTTT kế toán quản trị chi phí. (4) Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá đối với các bộ phận phòng ban và thiết kế mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo sự luân chuyển thông tin. (5) Hoàn thiện cơ chế quản lý khách sạn bao gồm: chế độ trách nhiệm, phối hợp, cách thức ra quyết định, các nguyên tắc sử dụng nguồn lực, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài khách sạn. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí trong các khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh 3.3.1. Về phía các khách sạn Mường Thanh Để có thể ứng dụng các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí vào các khách sạn Mường Thanh thì bản thân các khách sạn cần thiết phải chuẩn bị các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng được các giải pháp đó là: (1) HTTT kế toán quản trị chi phí được xây dựng và phát triển trên nền tảng là nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí các nhà quản trị khách sạn cần phải có nhận thức sâu sắc và rõ ràng hơn về vai trò của HTTT kế toán quản trị chi phí, thấy được sự cần thiết và không thể thiếu được của thông tin kế toán quản trị chi phí trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của đơn vị mình. Thay đổi thói quen trong quản trị chi phí đó là dựa vào căn cứ xác đáng là thông tin được cung cấp hơn là kinh nghiệm điều hành. (2) Để có thể thực hiện được các giải pháp liên quan đến tổ chức kế toán quản trị nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng cần thiết phải có sự phân cấp quản lý trong đơn vị, thực hiện phân cấp quản lý trong đơn vị giúp cho xác định phạm vi và gianh giới về chi phí. Từ đó xác định các loại chi phí kiểm soát được và các chi phí không kiểm soát được, xác định các trách nhiệm về chi phí của các nhà quản trị cấp trung gian. (3) Quan tâm đầu tư đổi mới về công nghệ, coi công nghệ là vấn đề then chốt để có được thông tin kế toán cung cấp kịp thời và nhanh chóng. Quan tâm đầu tư các phần mềm mang tính năng tích hợp có thể cho phép ứng dụng nhiều chức năng trong quản lý trong một hệ thống phần mềm từ đó có thể truyền tải các thông tin đến các bộ 195 phận có liên quan, tạo ra sự thống nhất và tính liên kết của hệ thống thông tin đồng thời tiết kiệm chi phí để truyền tin đến các bộ phận. (4) Ngoài các điều kiện như trên, điều kiện về đội ngũ nhân viên kế toán cũng là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu. Để có các thông tin kế toán quản trị chi phí được phản ánh một cách khoa học, trình bày phù hợp đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin thì khả năng của người xử lý và cung cấp thông tin vô cùng quan trọng. Các khách sạn Mường Thanh cần quan tâm đến xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong đó những phần hành kế toán về chi phí phải bố trí các nhân viên kế toán chuyên về kế toán quản trị để đảm bảo thu thập, xử lý thông tin một cách khoa học và kịp thời phù hợp với cung cấp thông tin của HTTT kế toán quản trị chi phí. Các khách sạn cũng cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị không chỉ kiến thức về chuyên môn mà còn có kỹ năng vận hành các trang thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí linh hoạt trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin. 3.3.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước Thực trạng trong các khách sạn hiện nay đó là hệ thống thông tin nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí đang còn hạn chế xuất phát từ nguyên nhân cả ở phía các khách sạn và của các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị chức năng. Trong điều kiện các khách sạn đang còn lúng túng trong đầu tư xây dựng hệ thống kế toán quản trị và HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các khách sạn để HTTT được xây dựng một cách quy cũ, chuẩn mực. (1) Nhà nước cần hoàn thiện xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị chi phí trong đơn vị một cách rõ ràng nhất, ban hành hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn. (2) Có các chính sách tuyên truyền hỗ trợ các khách sạn thông qua ưu đăi các chính sách thuế đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng HTTT hoàn chỉnh, tổ chức tập huấn cho kế toán và lănh đạo đơn vị. Bởi lẽ, một hệ thống thông tin hoàn chỉnh giúp cho lănh đạo khách sạn quản trị chi phí một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của khách sạn, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế du lịch. (3) Tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm đào tạo cán bộ kế toán trong các đơn vị cũng như nhà quản trị khách sạn để nâng cao trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu về chế độ chính sách của Nhà Nước để đảm bảo các khách sạn có thể tự vận hành HTTT kế toán quản trị chi phí, đảm bảo mục tiêu quản trị chi phí nhưng không vi phạm các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà Nước. 196 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong chương này, trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng của HTTT kế toán quản trị chi phí, dựa trên những vấn đề hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn Mường Thanh. Nội dung của chương đã được tác giả trình bày thành 3 nội dung lớn đó là: (1) Định hướng, mục tiêu phát triển của ngành kinh doanh khách sạn nói chung và các khách sạn Mường Thanh nói riêng; các yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện để đảm bảo HTTT kế toán quản trị chi phí hoạt động hiệu quả và phù hợp nhất với đặc thù của kinh doanh khách sạn. (2) Đề xuất 5 nhóm giải pháp và khuyến nghị được trình bày tuần tự theo nội dung của HTTT kế toán quản trị chi phí tại khách sạn đó là: Nhận diện chi phí, quy trình hoạt động của HTTT kế toán quản trị chi phí, các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán quản trị chi phí, kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí tạo ra HTTT kế toán quản trị chi phí hoàn chỉnh. Các giải pháp này nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, để thông tin kế toán quản trị chi phí có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý. 197 KẾT LUẬN Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đang có rất nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kiểm soát tốt chi phí là giải pháp sống còn cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung và các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh nói riêng để tồn tại và phát triển vững chắc. HTTT kế toán quản trị chi phí được nhận thức như là một công cụ tất yếu giúp các nhà quản trị các cấp trong các khách sạn Mường Thanh lập kế hoạch chi phí, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí, ra quyết định kinh doanh. Theo mục tiêu đã đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau đây: Một là, tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về HTTT kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Các vấn đề cơ bản bao gồm: Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị; các quá trình thu thập dữ liệu, xử lý – phân tích dữ liệu, và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí gắn với nhu cầu thông tin đó; Các thông tin kế toán quản trị chi phí; Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong hệ thống; Kiểm soát nội bộ đối với hệ thống và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống và chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí. Đồng thời, luận án đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam. Tổng quan các công trình nghiên cứu về HTTT kế toán, kế toán quản trị và HTTT kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam và thế giới là cơ sở cho việc kế thừa để phát triển của nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị chi phí của luận án. Hai là, trên cơ sở lý luận về HTTT kế toán quản trị chi phí, luận án đã nghiên cứu định tính và định lượng để khảo sát thực trạng HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. Cụ thể, luận án đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin theo đánh giá của các nhà quản trị các cấp, kết quả cho thấy nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí tương đối cao, tuy nhiên mức độ đáp ưng nhu cầu được đánh giá chưa tốt. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng các quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí qua khảo sát đối với bộ phận kế toán tại đơn vị. Đồng thời, luận án đã khảo sát đánh giá chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thông qua hệ thống các tiêu chuẩn đã được kiểm định. Mặt khác, luận án đã khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ và các công cụ kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị này; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí và từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân 198 tố này đến chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí. Bởi lẽ, chất lượng thông tin kế quản trị chi phí là kết quả của HTTT kế toán quản trị chi phí. Ba là, trên cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp được trình bày tuần tự theo nội dung của HTTT kế toán quản trị chi phí tại khách sạn đó là: Nhận diện chi phí, quy trình hoạt động của HTTT kế toán quản trị chi phí, các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán quản trị chi phí, kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí tạo ra HTTT kế toán quản trị chi phí hoàn chỉnh. Các giải pháp này nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, để thông tin kế toán quản trị chi phí có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu đóng góp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. 199 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Đặng Lan Anh, Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định hiện hành và việc hạch toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (Tháng 6/2011), trang 35-37. 2. Đặng Lan Anh, Phạm Thị Bích Thu, Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số chuyên đề, tháng 9/2013), trang 53-55. 3. Đặng Lan Anh, Đỗ Hà Thương, Giải bài toán năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 14,tháng 7/2013), trang 53-54. 4. Đặng Lan Anh, Lê Thị Loan, Nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thanh Hóa, Tạp chí Công thương (Số chuyên đề, tháng 6/2014), trang 123-126 5. Đặng Lan Anh, Ứng dụng hệ thống Just-in-time tại các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí khoa học trường đại học Hồng Đức, số chuyên đề tháng 11/2015, trang 5-12. 6. Đặng Lan Anh, Lê Thị Minh Huệ, Tác động từ quan hệ chi phí –khối lượng – lợi nhuận đến việc ra quyết định trong doanh nghiệp - Tạp chí Tài chính (Tháng 2/2016), trang 95-97. 7. Đặng Lan Anh, Lê Thị Minh Huệ, Hoàn thiện kế toán quản trị với việc ra quyết định quản lý trong các doanh nghiệp mía đường Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, Hội thảo quốc gia, Doanh nghiệp Việt Nam trong TPP, ICYREB 2016, trang 3709-389. 8. Đặng Lan Anh, Lê Thị Minh Huệ, Nâng cao quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập, Hội thảo khoa học quốc tế: “Những tư tưởng kinh tế, quản trị hiện đại và khả năng vận dụng khi Việt Nam tham gia AEC và TPP”, trang 914-924. 9. Đặng Lan Anh, Lê Thị Loan, Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh - Tạp chí kinh tế phát triển - Số tháng 8/2017, trang 123-133. 10. Đặng Lan Anh, Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh – Tạp chí tài chính – Số tháng 5 năm 2018, trang 597-582. 200 11. Đặng Lan Anh, Giái pháp phân loại chi phí phục vụ chức năng quản trị tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh – Tạp chí công thương – Số tháng 4 năm 2018. 13. Đặng Lan Anh, Trần Văn Hợi, A Study of the Influence of Strategic Management Accounting on Business Performance of Garment Enterprises in Vietnam, The 4 th RMUTT Global Business and Economics International Conference, Rajamangala University of Technology Thanyabury Pathum Thani, Thailand, 2018, 19-30. 13. Đặng Lan Anh, Lê Thị Minh Huệ, Nghiên cứu sự tác động của kế toán quản trị chiến lược tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, Hội thảo khoa học quốc gia: “Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trường đại học Quy Nhơn, 2018, trang 832-839, tập 2. 14. Đặng Lan Anh, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn ba sao trở lên trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Đề tài cấp cơ sở năm 2018, Trường đại học Hồng Đức. 201 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Văn Dung (2002), Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội 2. Phạm Văn Dược (1997), Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Hữu Đồng (2009), Hoàn thiện HTTT kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Đào Thúy Hà (2014), Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 5. Đặng Thúy Hà (2017), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Hồ Mỹ Hạnh (2013), Luận án tiến sĩ, Tổ chức Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 7. Lê Thị Hồng (2016, Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam), Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 8. Nguyễn Phi Hùng (2017), Tổ chức HTTT kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 9. Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê. 10. Lê Thị Minh Huệ (2014), Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội 11. Trần Thị Thu Hường (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 12. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 202 13. Trần Thị Song Minh (2012), Hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thanh Nga (2017), Hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xă hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 15. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin. 16. Trần Thị Nhung (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 17. Hoàng Văn Ninh (2011), Tổ chức HTTT kế toán phục vụ công tác quản lý trong các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Khánh Phương (2015), Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 19. Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Thành (2017), Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội. 21. Văn Thị Thái Thu (2008), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Phuong Thảo (2014), Xây dựng HTTT kế toán doanh nghiệp tại Việt nam hiện nay, Tạp chí tài chính, Số 04/2014. 23. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính. 24. Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính. 25. Giang Thị Xuyến (2002), Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính. 26. Tập đoàn Mường Thanh, Tài liệu kế toán các năm 2016-2018 27. Tập đoàn Mường Thanh, Báo cáo tổng kết các năm 2016-2017 203 28. Tập đoàn Mường Thanh, Quy định tổ chức hoạt động kinh doanh. Tiếng Anh 29. Adel Mohamed Hossin, Abdullah Mohammed Ayedh (2016) The Risks Of Electronic Accounting Information System In The Central Bank Of Libya, South East Asia Journal of Contemporary Business, Economics and Law, Vol. 10, Issue 1 (Aug), 74-79. 30. Adolf Gerhard Coenenberg (1999), Accounting education for professionals in Germany Đ current state and new challenges, J. of Acc. Edu. 17, 367-390 31. Arlis Dewi Kuraesin (2016), Influence Organizational Structure on the Quality of Accounting Information Systems, Research Journal of Finance and Accounting, Vol 7, No 2, 2016, 225-235. 32. Anderson and Lanen (1999) Economic Transition, Strategy and the Evolution of Management Accounting Practices: The Case of India, Volume 24, Issue 5-6, 379- 412. 33. American Institute of Certified Public Accountants (1966), Statement of Basic Accounting Theory,New York: AICPA publication, 1966. 34. Anderson & Narus (2004) Anderson & Narus, (2004); Business Market Management: Understanding, Creating, and Delivering Value, 2nd Edition, Pearson Education, Inc. 35. Avi Rushinek (1985), Management accounting information system, Cybernetic and Systems An International Journal, Volume 16, 1985. 36. Anders Rom (2008) Management accounting and integrated information systems How to exploit the potential for management accounting of information technology, Edition 2008 PhD Series 5.2008. 37. Andor Pajrok (2014) Responsible Accounting in Hospitality Industry, Journal of Education Culture and Society No. 2/2014, 53-60. 38. Ashfaq, Younas, Usman and Hanif (2014) Traditional vs contemporary management accounting practices and its role and usage across business life cycle stages: Evidence from Pakistani financial sector, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences Vol. 4, No.4, October 2014, 104–125. 39. Askarany, D. (2007), Technological innovations, activity - based costing and satisfaction, Journal of Accounting - Business & Management, Vol. 14, pp.53-63 204 40.Atkinson A., Balakrishnan R., Booth P.,Cote, J., Groot T., Malmi T., Uliana E., Wu A.(1997): New directions in management accounting research. Journal of management Accounting Research .(Vol.9): p. 79-109. 41. Badem, Ergin, & Dury (2013) Is Standard Costing Still Used? Evidence from Turkish Automotive Industry, International Business Research; Vol. 6, No. 7; 2013 Published by CanadianCenter of Science and Education, 79-90. 42. Balsmeier and Nagar (2002), Understanding the Business Benefits of Enterprise Resource Planning Systems,76-90. 43. Beer, S. (1975), Preface, in Maturana H.R., Varela F.J. Autopoietic systems. BLC Report 9, University of Illinois. 44. Blumentritt (2006) Integrating Strategic Management and budgeting, Journal of Business Strategy, Vol. 27 Iss: 6, pp.73 - 79. 45. Boer, G. (2000) Management Accounting Education: Yesterday, Today and Tomorrow, Issues in Accounting Education, 15(2), p.313. 46. Boockholdt (1999) Accounting Information Systems Transaction Processing and Control, Irwin/McGraw-Hill. 47. Booth, P., Matolcsy, Z. and Wieder, B. (2000) The impacts of enterprise resource planning systems on accounting practice – The Australian experience, Australian Accounting Review, 10, 22, 4-18. 48. Carr A. S. and Smeltzer Larry R.(1997) An empirically based operational definition of strategic purchasing, Vol 3 – Issue 4, 199-207. 49. Carr A. and Pearson J.The impact of purchasing and supplier involvement on strategic purchasing and its impact on firm's perfromance, International Journal of Operations & Production Management, Vol. 22, 1032‐1052. 50. Chan, Y.E., Huff, S.L., Barclay, D.W. and Copeland, D.G. (1997) „Business strategic orientation, information systems strategic orientation, and strategic alignment’, Information Systems Research, vol. 8, no. 2,125-150. 51. Chapellier, P. (1994), Comptabilités et Système d’Information du Dirigeant de PME – Essai d’observation et d’interprétation des pratiques, PhD in Management Science, Montpellier II University. 52. Chenhall, R.H., Langfield-Smith, K. (1998), Adoption and benefits of management accounting practices: An Australian study. Management Accounting Research, 9(1),1- 19. 205 53. Choe, J. M. (1998), The Effects of User Participation on Design of Accounting Information Systems, Information & Management, Vol. 34, 185-198. 54. Clark, A. (1993), Associative engines Boston: MIT Press. 55. CIMA (2005), Management Accounting Official Terminology, 2nd Edition. 56. Claudiu Brandas, Dan Stirbu, Otniel Didraga (2013), Integrated Approach Model of Risk, Control and Auditing of Accounting Information Systems, Informatica Economică vol. 17, no. 4, 2013, 87-94. 57. Cohen J.B., Robbins, S and Young, A. (1994), “The Financial Manager”, Columbus, Publishing Horizon. 58. Colin Fergusona Poh-Sun Seowb (2011); Accounting information systems research over the past decade: Past and future trends, Accounting and Finance. 51, (1), 235- 251. 59. Coners (2015) The Impact of management Accounting Information in decision making process of manufacturing companies, 99-112. 60. COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) (2013) Internal Control – Integrated Framework. www.coso.org 61. David T. Bourgeos (2014) Information system for business and Beyond.: The opened textbook Challenge by teh Saylor Academy, 2014 62. Dehning, B., G. Pfeiffer, and V. Richardson (2006), Analysts' forecasts and investments in information technology, International Journal of Accounting Information Systems 7 (3), 238-250. 63. Dima Florin (2005), The users of Accounting information and their needs”, Editura Eurostampa, Vol 19, 200-204. 64. Dysseas Pavlatos & Ioannis Paggios (2015) Management accounting practices in the Greek hospitality industry, Managerial Auditing Journal, Vol. 24 No. 1, 2009, 81- 98. 65. Edward J. Vanderbeck (2010), Principles of Cost Accounting, 16th Edition. 66. El Louadi, M. E. (1998), The relationship among organization structure, information technology and information processing in small Canadian firms, Canadian Journal of Administrative Sciences, 15(2), 180-199 67. Farhad Hanifi & Asgar Taleei (2015) Accounting information system and management’s decision making process, Quarterly Publication, Volume 5 Issue 7, 685-694. 206 68. Garnaut, R. (2008), The Garnaut Climate Change Review, Cambridge University 69. Grande, E. U., Estébanez, R. P., & Colomina, C. M. (2011). The impact of accounting information systems (AIS) on performance measures: Empirical evidence in Spanish SMEs. The international journal of digital accounting research, 11, 25-43. 70. Gregory Mankiw (2000), Principals of Economics, Cengage Learning (1785). 71. Girdzijauskas, S., Čepinskis, J., & Jurkonytė, E. (2008) Transformations in insurance market: Modern accouting method of insurance tariffs, Transformations in Business Л Economics, Vol. 7, No 2(14), Supplement В, pp.143-153. 72. Guilding, Drury & Tayles (2005) Managerial Auditing Journal Vol. 20 No. 2,125- 137. 73. Halil Akmese (2017), The Role of Accounting Information Systems in Hotel Management Process: The Case of Turkey, Middle East Conference on Global Business, Economics, Finance and Management Sciences (ME17 Dubai May Conference), 27-28, May 2017, 1-11. 74.Hannan, M.T., Freeman (1977), The population ecology of organizations, American Journal of Sociology, 82(5), 929-964. 75. Hansen, Don R. & Mowen, Maryanne M (2007), Managerial Accounting. 8th Edition, USA: Thomson. 76. Hazar Daoud (2013) Accounting Information Systems in an ERP Environment and Tunisian Firm Performance, The International Journal of Digital Accounting Research Vol. 13, 2013, 1 - 35. 77. Heidmann, Marcus. Schäffer, Utz & Strahringer, Susanne (2008), Exploring the Role of Management Accounting Systems in Strategic Sensemaking. Information SystemsManagement, Vol 25, 2008, Issue 3. 78. Heinritz, S., Farrell, P. V., Giunipero, L., & Kolchin, M. (1991), Purchasing Principles and Applications, 8 th edition, New Jersey: Englewood. 79. Henri Fayol (1916) Planning, Organisation, Command, Coordination, Control thinker 016, Chartered Management Institute Management House. 80. Hiromoto, T. (1991), Restoring the relevance of manage-ment accounting. Journal of Management AccountingResearch, 3, 1–15. 81. Hiromoto, T., 1988. Another hidden edge - Japanese management accounting, Harvard Business Review, 22-26. 207 82. Huber, G.P. (1990) „A theory of the effects of advanced information technologies on organizational design, intelligence, and decision making’, Academy of Management Review, vol. 15, no.1, 47-71. 83. Hüseyin ÇETİN, Zekeriya YETİŞ (2017), Evaluation of the Effectiveness of the Internal Control System in Hotel Businesses, Proceedings of the Annual Vietnam Academic Research Conference on Global Business, Economics, Finance & Management Sciences (AP17Vietnam Conference), 18-19. 84. Ilham Hidayah Napitupulu, Sri Mahyuni, Jojor Lisbet Sibarani (2016), The impact of internal control effectiveness to the quality of management accounting information system: the survey on state-owned enterprises(SOES), Journal of Theoretical and Applied Information Technology, 20th June 2016. Vol.88. No.2, 358-366. 85. Innes, J and Mitchell, F. (1990), Activity Based Costing: “A review with case studies, CIMA Publishing. 86. IT Governance Institute (2007a), CobiT 4.1, United States of America. 87. James A. Hall (2011), Accounting information system. (page xx – Preface) 88. James A. Hall (2014), Accounting Information system, 10th edition. 89. James A. O'Brien and George M. Marakas (2010), Introduction to Information Systems, Fifteenth Edition, McGraw-Hill. 90. Johnson and Kaplan (1987), Relavance lost, the rise and fall of management accounting, HarvardBusinessSchool Press, Boston, MA, 1987, xiii-269. 91. Johnson P.F., Leenders M.R. and Fearon H.E (1998), The Influence of Organizational Factors on Purchasing Activities, International Journal of Purchasing and Materials Management, Vol. 34, 10‐19. 92. Joseph Valacich (2010), Information systems today: Managing in the digital world, Upper Saddle River, N.J. : Prentice Hall. 93. Josua Tarigan Petra Christian, The Usage of Accounting Information System in Hotel and Restaurant Management: An Evidence from Indonesia, Journal of Applied Business and Economics Vol. 17(4) 2015, 105-117. 94. International federation of accountants (IFAC) (1998), International management accounting practice statement: Management accounting concepts, New York. 95. Kalcinskaite, R. (2009), Management Accounting Elements in Small and Medium - Sized Enterprises, Economics & Management, 14, 64-70; 208 96. Kaplan, R. S. (1994), Management accounting (1984-1994): development of new practice and theory, Management Accounting Research, 5, 247-260. 97. Kaplan, Robert S. & Atkinson, Anthony A. (1998), Advanced Management Accounting. International Management, Volume 25, 244-257. 98. Kelly M, Pratt M (1992) Purposes and paradigms of management accounting: beyond economic reductionism, Account Education, 1(3), 225–246. 99. Kenneth C. Laudon (2012) Management Information Systems Managing the Digital Firm, 12 th edition, Prentice Hall. 100. Kurt Heisinger (2012), Accounting for Managers,242. 101. Lavigne, B. (2002), Système d’information comptable des PME: une recherche empirique, Revue Comptable et Financière. 102. Laudon, Kenneth C. and Jane P. Laudon (2006), Management Information Systems: Managing the digital firm. ninth Edition. NJ: Prentice-Hall. Pearson International Edition. 103. Laudon, Kenneth. C & Jane P. Laudon. (2014). Mangement Information systems: Managing the Digital Firm. 13th Edition. USA: Prentice Hall. 104. Liza Groenendijk (2003), Planning and management tools, A reference book, International Institute for Geo – Information Science and Earth Observation. 105. Loft (1991), The History of Management Accounting: Relevance Found, in Ashton D, Hopper T. & Scapens R. (Eds), Issues in Management Accounting, London: Prentice Hall, 21-43. 106. Ludwigvon Bertalanffy (1968) General System Theory Foundations, Development, Applications, New York, 8-9. 107. Majed, Adel. Alsharayri (2011), The E-Commerce Impact on Improving Accounting Information System in Jordanian Hotels, International Research Journal of Finance and Economics, Issue 75, 14-23. 108. Marie, A., Cheffi, W., Louis, R. J., & Rao, A. (2010), Is standard costing still relevant? Evidence from Dubai, Management Accounting Quarterly, 11(2), 1-10. 109. McLeod, Raymon & Schell, George P. (2006), Management Information systems, 10th Edition. Prentice Hall New Jersey. 110. McCarthy, W. E. (1987), Accounting information systems: Research directions and perspective, Journal of Information Systems, 2 (1):29-32. 209 111. Maturana, H.R., Varela, F.J (1975), Autopoietic systems. BLC Report 9, University of Illinois. 112. Michele Pomberg (2014), Management Accounting Information System: a case of a developing country Vietnam, Journal of Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics , Volume 19, 100-114. 113. Michael N. Chibili (2016) Basic Management Accounting for the Hospitality Industry, Noordhoff Uitgevers. 114. Mihalache, Arsenie Samoil (2011), Risk Analysis of Accounting Information System Infrastructure, 124-134. 115. Mintzberg, H. (1992), Structure in Fives: Designing Effective Organizations. New Jersey: Prentice-Hall Inc. 116. Monden, Y. (1995), Cost Reduction Systems: Target Costing and Kaizen Costing, Productivity Press. 117.Ng, Irene C.L., Roger Maull and Nick Yip, (2009) “Outcome-based Contracts as a driver for Systems thinking and Service-Dominant Logic in Service Science: Evidence from the Defence industry”, European Management Journal, Vol. 27, 377- 387. 118. Ngongang, D. (2007), Analyse des facteurs déterminants du système d’information comptable et des pratiques comptables des PME tchadiennes, La Revue des Sciences de Gestion: Direction et Gestion, vol. 42, n. 224/225: 49–59. 119. Noor Azizi Ismail (2007), Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms Journal of Information Systems and Small Business, vol. 1, no.1-2, 1-20 120. Nzomo Samuel (2011), Impact of Accounting Information System on organizational effectiveness of Automobile Companies in Kenya, Luận văn thạc sĩ, University of Nairobi. 121. O‟Brien, James A. & Marakas, George M. (2010), Introduction to Information systems, 15th Edition, NY: McGrew-Hill Irwin 122. Odysseas Pavlatos and Ioannis Paggios (2015), Management Accounting Practise in the Greek hospitality Industry, www.emeraldinsight.com/0268-6902.htm 123. Omar A.A. Jawabreh (2012) The Impact of Accounting Information System in Planning, Controlling and Decision-Making Processes in Jodhpur Hotels, Asian Journal of Finance & Accounting, Vol. 4, No. 1, 173-188. 210 124. Panorama consulting Group (2009), ERP Report: Hospitality Management, 1-10. 125. Paula Serdeira Azevedo (2013), ERP Systems in the Hospitality Industry: Value Creation and Critical Success Factors, 5-18. 126. Peter Atrill & Eddie McLaney (2009), Management Accounting for decision makers, Prentice Hall, 92. 127. Poston, R. S., and S. V. Grabski (2000), Accounting information systems research: Is it another QWERTY? International Journal of Accounting Information Systems, 1(1), 9-53. 128. Rapina (2014), Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting Information, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.2, 2014, 148-154. 129. Richard T. Watson (2007) , Information Systems, University of Georgia American Institute of Certified Public Accountants, 130. Romney, Marshall B., and Steinbart, Paul J. (2012), Accounting Information Systems, Global Edition, Twelfth Edition, England: Pearson Education Limited. 131. Sacer, Ivana Mamic, (2006), Accounting Systems Informastion as The Ground for Quality Business Reporting. IADIS International Conference E-Commerce (59-64). 132. Seidenschwarz,W. (1993), Target Costing. 133. Seyed Mohammadali Nabizadeh, Seyed Ali Omrani (2014), Effective Factors on Accounting Information System Alignment; a Step towards Organizational Performance Improvement, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 9, September 2014. 134. Stair, Ralph M. & Reynolds, George W. (2010), Principles of Information systems, 9th Edition, Boston-USA: Course Technology. 135. Simon HA, Guetzkow H, Kozmetsky G, Tyndall G (1954), Centralizaton vs. decentralization in organizing the controller’s department, Controllership Foundation, New York. 136. Sinkula, J. M. (1994), Market information processing and organisational learning. Journal of Marketing, Vol. 58, 35-45. 137. Solomon D. (1952) The historical development of costing, Study in Costing, London, Sweet & Maxwell. 211 138. Srikanth Beldona, Implementing Enterprise resource planning in a hotel: toward theory building, International Journal of Hosbitality Information Technology, Volume 2, Number 1. 139. Stair, Ralph M. & Reynolds, George W (2010), Principles of Information Systems. 9th Edition. Boston-USA : Course Technology. 140. Stuchly P., & Krutakova P. (2015), Analysis of a Process in Relation to the Enterprise Information System. In ICABR 2015. Brno. s. 545-549. 141. Sulaiman, M, Nazli, A N, Mohd, A N (2005), Is standard costing obsolete? Empirical evidence from Malaysia, Managerial Auditing Journal, 20(2), pp. 109-124. 142. Susanto, A. (2013), Management Information systems: Structured Approach, Risk and Development. Bandung: Lingga Jaya. 143. Sutton, S. (1992), Can we research a field we cannot define? Toward an understanding of the AIS discipline, Advances in Accounting Information Systems 1 (1-13). 144. Sutton, S. (1996), Have we lost the accounting in AIS research? The need for leadership in a technology driven accounting and audit environment, Advances in Accounting Information Systems 4, 1-7. 145. Sutton, S. (2004), Editors comments: Rediscovering our IS roots, International Journal of Accounting Information Systems 5, 1-4. 146. Sutton, S., and V. Arnold. (2002), Foundations and frameworks for AIS research. In Researching accounting as an information systems discipline, edited by V. Arnold and S. G. Sutton. Sarasota, America: American Accounting Association, 3-10. 147. Thong, J.Y.L. (1999) „An integrated model of information systems adoption in small business’, Journal of Management Information Systems, vol. 15, no. 4, 187-214. 148. Trent R.J. and Monczka R.M. (1998), Purchasing and Supply Management: Trends and Changes Throughout the 1990s; International Journal of Purchasing and Materials Management, Vol.34, 2‐11. 149. “Uniform System of Accounts for the Lodging Industry” (USALI), 9th revised edition, “American Hotel & Motel Association” and “Hotel Association of New York”, East Lansing, Michigan, 1996, 189 -198. 150. Vanderbeck (2010), Principles of Cost Accounting, South-Western Cengage Learning. 212 151. Vlasta Roska (2008), Accounting Information Systems For Management Decisions: Empirical research in croatia. 152. W.E Mc. Carthy (1982), The REA Accounting Model: A generalized Framework for Accounting System in a shared data environment, The Accounting Review, Vol LVII, No.3, 1982, 554-578. 153. Winston, E.R. and Dologite, D.G. (1999) „Achieving IT infusion: A conceptual model for small business’, Information Resources Management Journal, vol. 12, no. 1, 26-38. 154. Wilkinson, Joseph W. Cerullo, Michael J. Raval, Vasant & Bernard, Wong- on-wing (2000), Accounting Information Systems – Essential Concepts and Applications. 4th Edition. John Wiley. USA 155. Xiaosong Zheng (2012), Management Accounting Practise in China: Current Key Problems and Solutions. Socialiniai tyrimai / Social Research. 2012. Nr. 4 (29), 91–98. 156. Yeshmin Farjana and Fowzia Rehana (2010), Management accounting Practices: A comparative analysis of manufacturing and service industries, Journal of Centre for Socio-economic Research, ASA UniversityBangladesh, Vol. 4, No. 1. 157. Zsuzsanna (2012), “The current role of Accounting Information System” 'Club of Economics in Miskolc' TMP, Vol. 8., Nr. 1., 91-95. 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cac.pdf
Luận văn liên quan