Đây vốn là một nôi dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo cộng đồng được NHTW các nước quan tâm. Nhiều NHTW các nước trên thế giới như Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương Đức và nhiều ngân hàng trung ương khác ở các nước châu Âu đã coi hoạt động giáo dục kinh tế nói chung và giáo dục tài chính nói riêng là một nhiệm vụ trong hoạt động của mình và nhiều NHTW đã trở thành những trung tâm đào lớn của quốc gia và quốc tế. Sở dĩ các NHTW triển khai các hoạt động giáo dục này là những lợi ích mà nó đem lại cho hiệu quả hoạt động của chính NHTW, cụ thể: (i) nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ; (ii) đảm bảo chức năng của thị trường tài chính; (iii) hỗ trợ các chính sách kinh tế bền vững; (iv) đưa hiểu biết tài chính và kinh tế trở thành hàng hóa công cộng; (v) xây dựng danh tiếng cho NHTW và nhờ đó nhận được đồng thuận dễ dàng hơn từ công chúng cho các hành động chính sách của mình. Trong các chương trình giáo dục kinh tế và tài chính mà NHTW các nước đã và đang cung cấp, mặc dù giáo dục tài chính là một cấu phần quan trọng, tuy nhiên, tùy vào mục đích và nhiệm vụ của NHTW các nước mà các nội dung này được đi sâu vào hướng dẫn các vấn đề tài chính cá nhân hay chỉ dừng lại ở những các kiến thức kinh tế vĩ mô gồm những nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của các cá nhân như lạm phát và chính sách tiền tệ.
244 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu với chức năng chính là một kênh huy động vốn "dự trữ" cho doanh nghiệp, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong thời gian gần đây, mặc dù thị trường tín dụng đang được siết chặt lại, nhưng thị trường TPDN vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Từ quá trình phát triển thị trường TPDN của các quốc gia như Malaysia (dư nợ TPDN chiếm 42% GDP) hay Hàn Quốc (dư nợ TPDN chiếm 75% GDP) có thể thấy một số điểm quan trọng mà Việt Nam cần tập trung nhằm phát triển thị trường này:
Minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp, các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động thông qua một hệ thống thông tin trái phiếu (Tương tự hệ thống công bố thông tin trái phiếu BIDS - Bond Information Dissemination System của Malaysia)
Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi trên thị trường phải có những tổ chức định mức tín nhiệm hay công ty giám sát độc lập.
Phát triển các sản phẩm phái sinh giúp nhà đầu tư có nhiều công cụ nhằm phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào thị trường TPDN, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh tỷ giá – vốn là sản phẩm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, đa dạng hóa các nhà đầu tư
Hệ thống nhà đầu tư đa dạng là một yếu tố quan trọng trên thị trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Để phát triển và đa dạng hóa các nhà đầu tư, trước hết cần tăng cường tính chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư hiện có, sau đó là mở rộng thị trường tới các nhà đầu tư mới; Giảm dần sự phụ thuộc của thị trường vào khối nhà đầu tư là các NHTM, tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, Công ty Quản lý quỹ nắm giữ.
3.3.3.4. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để các DN này tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn, các giải pháp cần quan tâm bao gồm:
a. Minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp và hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ trước, trong và sau cho vay.
- Nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về quản lý doanh nghiệp như: Cục đăng ký doanh nghiệp – Bộ kế hoạch đầu tư, Cơ quan thuế, hải quan - Bộ tài chính... trong việc cập nhật thường xuyên trạng thái hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường chất lượng thống kê về DNNVV.
- NHNN, phối hợp với các cơ quan đầu mối quản lý doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV trong đó thu thập các thông tin cơ bản về doanh nhiệp như tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tình trạng hoạt động... để các TCTD có thể truy cập và sử dụng các dữ liệu thống kê về doanh nghiệp nói trên trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thẩm định khoản vay và theo dõi sau cho vay.
- Thực hiện đúng lộ trình và có chất lượng Đề án phát triển trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến năm 2015, hướng tới năm 2020, được phê duyệt tại Quyết định số 1033/2014/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 5 năm 2014; tạo điều kiện cho các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng tư nhân gia nhập thị trường và hoạt động hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh cung cấp thông tin cho các TCTD, thúc đẩy nâng cao chất lượng thông tin và hạ giá thành.
b. Phát triển thị trường tín dụng dành cho DNNVV thông qua đa dạng hóa nhà cung cấp, tăng cường cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao năng lực cho vay và hình thành các sản phẩm mới
Đa dạng hóa các nhà cung cấp
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu các TCTD theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và xử lý nợ xấu theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như năng lực cho vay của các TCTD, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững.
- Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính bao thanh toán, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra những kênh cung cấp tín dụng mới và phù hợp cho các DNNVV.
- Định hướng một số NHTM có điều kiện phù hợp phát triển thành ngân hàng chuyên biệt cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Các ngân hàng này có thể được hỗ trợ các kiến thức về cho vay DNNVV, áp dụng một số cơ chế ưu đãi về tiếp cận vốn và mở rộng mạng lưới.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân, để khuyến khích các tổ chức này có thể vươn đến nhóm khách hàng là các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình.
Thúc đẩy sự cạnh tranh, năng động, đảm bảo động lực cho các TCTD mở rộng hoạt động đối với nhóm khách hàng là DNNVV
- Sửa đổi, bổ sung quy chế cho vay của các TCTD theo hướng giảm thiểu các quy định mang tính hành chính, giảm dần sự can thiệp trực tiếp đối với hoạt động cho vay của TCTD:
+ Các TCTD được phép chủ động xác định lãi suất đựa trên việc tính toán hợp lý các chi phí đầu vào đối với từng sản phẩm cho vay (Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mô hình định giá dựa trên mức độ rủi ro cũng là công cụ quan trọng giúp ngân hàng thu lời từ việc phục vụ thị trường DNNVV. Thay vì né tránh rủi ro, các ngân hàng tìm cách đưa rủi ro vào mức giá của sản phẩm. Các DNNVV cũng cho thấy sẵn sàng trả các mức giá dựa trên rủi ro này vì họ coi trọng các dịch vụ được cung cấp hơn là mức lãi suất, và mức lãi suất từ các khoản vay phi chính thức trong thực tế cũng rất cao), phù hợp với rủi ro của khoản vay, gắn liền với trách nhiệm công bố công khai, minh bạch lãi suất và các loại phí ngoài lãi cho khách hàng vay. NHNN đóng vai trò kiểm tra tính hợp lý, công khai về lãi suất, và TCTD có trách nhiệm giải trình trước NHNN về tính hợp lý, công khai minh bạch đó.
+ Cho phép TCTD tự xác lập các quy trình tín dụng, các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục vay vốn phù hợp yêu cầu và năng lực quản trị rủi ro của TCTD, đảm bảo khả năng quản trị rủi ro và duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.
+ Quy định rõ ràng về trách nhiệm của TCTD trong việc cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hỗ trợ khách hàng vay, nhằm đảm bảo các khách hàng vay có khả năng đưa ra quyết định tín dụng dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin.
- Hình thành cơ chế cho phép và khuyến khích TCTD xây dựng và công bố công khai cơ chế xử lý khi khách hàng vay gặp khó khăn về tài chính (trường hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ tạm thời mà nếu có sự hỗ trợ của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ vượt qua được khó khăn và quay trở lại hoạt động bình thường). Trong đó, cần quy định rõ các quy trình, thủ tục TCTD sẽ áp dụng khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính và những hỗ trợ có thể được cung cấp từ phía ngân hàng.
- Hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo vệ quyền lợi của các TCTD trong quan hệ cho vay, tăng cường các cơ chế hỗ trợ TCTD xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
Phát triển các sản phẩm mới phù hợp với đối tượng khách hàng là DNNVV
- Các TCTD cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của DNNVV, đặc biệt là các sản phẩm cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải ngân nhanh; Các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch/ phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền; Phát triển các gói sản phẩm trong đó kết hợp nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm các sản phẩm tín dụng và các sản phẩm phi tín dụng để cung cấp trọn gói cho doanh nghiệp; có thể thiết lập các phương thức kết hợp với các sản phẩm ngân hàng hiện tại như kết hợp dịch vụ cho DNNVV với các dịch vụ ngân hàng cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp.
- NHNN phối hợp với các bộ chuyên ngành, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin và chủ trương phát triển ngành đó cho ngân hàng.
- Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp chặt chẽ, các TCTD nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với DNNVV.
c. Nâng cao chất lượng hệ thống chấm điểm tín dụng của các TCTD và năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, nhằm tăng cường chất lượng cho vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng
- Khuyến khích các TCTD xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng riêng biệt cho các khách hàng là DNNVV, trong đó ưu tiên sử dụng các phương thức chấm điểm tự động như thẻ chấm điểm tín dụng (score card).
- NHNN hỗ trợ việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng của các TCTD thông qua việc triển khai nghiên cứu ban đầu để lượng hóa rủi ro trong thị trường cho vay các DNNVV ( Đối với từng NHTM, do cơ sở dữ liệu cho vay đối với DNNVV không nhiều, hầu hết các ngân hàng thiếu dữ liệu lịch sử để có thể tính toán, lượng hóa các rủi ro ban đầu đối với cho vay DNNVV) , dựa trên dữ liệu cho vay DNNVV của toàn ngành để xác định tỷ lệ vỡ nợ trung bình, các đặc trưng cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong cho vay đối với DNNVV, từ đó làm thông tin đầu vào giúp các TCTD dự báo rủi ro, thiết lập mô hình chấm điểm tín dụng của riêng mình.
- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về quản lý rủi ro, phân tích quản trị rủi ro đối với cho vay DNNVV cho đội ngũ cán bộ về quản trị rủi ro tại các TCTD.
- Hỗ trợ cán bộ tín dụng ngân hàng nâng cao kiến thức về doanh nghiệp, các ngành kinh tế để có đánh giá chính xác hơn trong quá trình thẩm định tín dụng. NHNN đóng vai trò là cơ quan đầu mối, tiếp cận các nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổng hợp, phân tích và cung cấp cho hệ thống các TCTD.
d. Tăng cường mối liên kết ngân hàng với doanh nghiệp, thúc đẩy các DNNVV chưa tiếp cận ngân hàng tìm kiếm các sản phẩm tín dụng phù hợp; hỗ trợ các TCTD tăng cường hiểu biết về DNNVV, mở rộng mạng lưới khách hàng
- Tiếp tục triển khai các hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trong phạm vi cả nước, nâng cao chất lượng hội nghị và tăng số lượng doanh nghiệp tham gia, đồng thời có công tác thống kê và đánh giá hiệu quả sau khi hội nghị diễn ra để tổng kết rút kinh nghiệm.
- Cập nhật, công khai, minh bạch thông tin về hoạt động, quy trình thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng
- Tạo các kênh tiếp cận thông tin về hoạt động ngân hàng cho DNNVV như: website cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, các kênh tư vẫn miễn phí dành cho DNNVV, soạn thảo và phát hành các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp về tiếp cận vốn vay ngân hàng.
- Các TCTD tăng cường quảng bá, chủ động tiếp cận doanh nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau như: các hoạt động của hiệp hội DNNVV, các hoạt động động xúc tiến thương mại và hỗ trợ nâng cao năng lực cho DNNVV.
e. Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV
- Mở rộng và nâng cao năng lực tài chính cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV đã được thành lập và tạo nguồn vốn để hình thành các quỹ địa phương mới. Nghiên cứu khả năng huy động các nguồn vốn tư nhân để bổ sung cho các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương như chuyển đổi mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng thành công ty bảo lãnh tín dụng, cho phép các nhà đầu tư tư nhân được góp vốn vào các công ty bảo lãnh tín dụng, tham gia quản trị kinh doanh.
- Sửa đổi quy chế bảo lãnh của các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV: giảm thiểu các thủ tục hành chính và tăng cường sự tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định các hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng; khi thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh phải dựa vào kết quả thẩm định hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh làm căn cứ quan trọng nhất cho quyết định bảo lãnh; Năng lực bảo lãnh của quỹ phải được chứng minh bằng cam kết chặt chẽ trong việc chi trả thực tế, đền bù tổn thất cho TCTD khi doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ; Để đảm bảo vốn vay được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, quỹ bảo lãnh tín dụng cần phối hợp với TCTD cho doanh nghiệp vay tăng cường kiểm soát sau khi cho vay.
- Tăng cường phối hợp Bộ tài chính và NHNN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ kết nối giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV và các TCTD tại địa phương.
- Khuyến khích thành lập các loại quỹ khác như Quỹ khởi nghiệp, Quỹ vườn ươm doanh nghiệp nhằm khuyến khích sự tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập.
f. Nâng cao năng lực quản trị tài chính, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý dòng tiền cho DNNVV, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lập phương án/dự án kinh doanh phù hợp với các yêu cầu của TCTD
- Mở rộng các hoạt động tư vấn/hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực DNNVV. Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ đào tạo.
- Bổ sung các nội dung về xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý dòng tiền trong các nội dung đào tạo nâng cao năng lực cho DNNVV đang được triển khai.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các TCTD để cung cấp cho các DNNVV.
- Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho TCTD khi tham gia các quan hệ tín dụng.
g. Các giải pháp khác
- NHNN với việc điều hành lãi suất cần tạo niềm tin cho thị trường về một sự ổn định chính sách trong trung hạn, thực hiện tốt chính sách tiền tệ - tỷ giá, để các TCTD có thể cung cấp các khoản vay lãi suất ổn định trong trung và dài hạn cho các doanh nghiệp; tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp và từng bước hạ lãi suất thêm nữa phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện của hệ thống các TCTD.
- Hoàn thiện hệ thống đăng ký tài sản để tăng cường khả năng thế chấp cho DNNVV, tập trung vào việc triển khai đồng bộ với việc cấp giấy chứng nhận sử dụng nhà đất.
- Hình thành tổ chức đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, thay đổi tư duy trong thực hiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp từ phân tán, cắt khúc sang đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm. Hệ thống ngân hàng cần được cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về chính sách trợ giúp để có thể xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, góp phần tăng cường hiệu quả của các chương trình hỗ trợ.
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện cấu trúc nền kinh tế phù hợp
3.3.4.1.Tăng cường các giải pháp góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam
Từ mức tiền gửi ngoại tệ chiếm tới hơn 23% tổng tiền gửi vào năm 2011 cho đến cuối năm 2015, con số này đã giảm xuống mức xung quanh 10%. Đây là một bằng chứng cụ thể cho thấy thời gian qua Việt Nam đã thành công trong công tác chống đô la hóa. Để nâng cao hiệu quả truyền dẫn CSTT thông qua một thị trường tài chính - tiền tệ lành mạnh và an toàn, Việt Nam cần thiết phải tiếp tục hạn chế hiện tượng đô la hoá, theo đó NHNN đã định hướng: (i) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để ổn định và nâng cao dần giá trị VND; (ii) Duy trì mối quan hệ lợi tức hợp lý giữa nắm giữ VND và nắm giữ ngoại tệ; (iii) Chuyển hóa quan hệ vay mượn ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ, trước mắt tiếp tục hạn chế dần cho vay ngoại tệ, khi điều kiện cho phép tiếp tục thu hẹp dần huy động ngoại tệ để tránh ảnh hưởng thanh khoản hệ thống.
Với định hướng như vậy, NHNN đã xây dựng Đề án chống đô la hóa với các giải pháp cụ thể như sau:
Về chính sách tiền tệ
- Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, tăng cường niềm tin của người dân đối với đồng Việt Nam, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và lưu thông đồng Việt Nam.
- Phối hợp điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu giảm đô la hóa trong nền kinh tế (như công cụ DTBB, lãi suất, tỷ giá,); Phối hợp đồng bộ giữa điều hành lãi suất và điều hành tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi tức giữa nắm giữ VND và ngoại tệ.
- Ban hành các quy định hạn chế việc sử dụng đồng đô la trong thị trường trong nước theo hướng thu hẹp phạm vi, đối tượng được vay ngoại tệ, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.
Về chính sách tín dụng
Tiếp tục duy trì chính sách cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú theo hướng thu hẹp dần đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ; qua đó tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dần quan hệ huy động – cho vay sang mua - bán ngoại tệ góp phần chống đô la hoá trong nền kinh tế.
Về chính sách ngoại hối
+Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối
Để khắc phục tình trạng đô la hoá, các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ. Trong đó, pháp luật về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối cần được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp trên. Cụ thể như sau:
- Xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Xây dựng Nghị định về quản lý vay, thu hồi nợ nước ngoài và Thông tư hướng dẫn Nghị định theo hướng nâng cao tính hiệu quả của quản lý nhà nước đối với luồng vốn ra/vào lãnh thổ Việt Nam.
- Xây dựng Nghị định về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước và Thông tư hướng dẫn Nghị định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP về hạn chế sử dụng ngoại hối; Thông tư hướng dẫn giao dịch hối đoái trên thị trường ngoại tệ ở Việt Nam, đảm bảo quản lý thống nhất việc sử dụng ngoại hối trong lãnh thổ Việt Nam; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2011/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ theo hướng hạn chế huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ nhằm từng bước chuyển quan hệ huy động – cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ.
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối nhằm tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý thu đổi ngoại tệ.
- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ, góp phần hạn chế việc niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
+Tăng cường dự trữ ngoại hối
- Chỉnh sửa các quy định về quản lý ngoại hối theo hướng chặt chẽ hơn, không khuyến khích nắm giữ và đầu tư tài sản ngoại tệ.
- Quy định/hướng dẫn về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong nước bằng VND.
- Có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam
- Chỉ đạo kịp thời đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
- Thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ đô la Mỹ (USD); thực hiện tốt chủ trương bán ngoại tệ cho người dân có nhu cầu chính đáng như du học, chữa bệnh, đi công tác
- Đa dạng hóa đồng tiền trong thanh toán, nhập khẩu giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Về chính sách tài khóa và quản lý nợ công
- Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm bội chi ngân sách (tính theo thông lệ quốc tế) để hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Chính sách tài khóa thận trọng giúp Chính phủ giảm vay nợ ngoại tệ nhằm giảm đô la hóa trong khu vực Chính phủ và giảm yêu cầu tài trợ từ NHTW để trả nợ CP cũng như giảm chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ.
- Không thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ trong nước để hỗ trợ giảm tình trạng đô la hóa.
- Chính sách thuế đối với thu nhập từ nguồn nội tệ và ngoại tệ theo hướng ưu đãi đối với thu từ nguồn nội tệ nhằm tăng tính hấp dẫn của nội tệ.
- Chính sách quản lý nợ công tập trung phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ (có thể index theo lạm phát) nhằm giảm mức độ đô la hóa trong khu vực Chính phủ và phát triển thị trường tài chính nội tệ cũng như tạo thêm độ linh hoạt cho tỷ giá (kinh nghiệm của Bolivia, Brazil, Israel, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ).
- Tập trung nguồn thu ngoại tệ của ngân sách nhà nước cho NHNN dưới hình thức bán hoặc tiền gửi.
Về hệ thống thanh toán
Củng cố, hoàn thiện các hệ thống thanh toán bằng nội tệ:
- Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động thanh toán, hệ thống thanh toán;
- Phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán trong nền kinh tế: Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; Hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch bán lẻ; Mạng lưới chấp nhận thẻ- POS và hệ thống máy rút tiền tự động - ATM.
- Hỗ trợ triển khai áp dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại: Thẻ gắn vi mạch điện tử, thanh toán qua Internet, qua điện thoại di động
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tăng cường quản lý, giám sát các hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế; đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn của các hệ thống thanh toán và an ninh, an toàn, bảo mật của các phương tiện thanh toán.
Tăng cường quản lý, giám sát các hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng:
Hiện nay, do yếu tố lịch sử, vai trò thanh, quyết toán ngoại tệ liên ngân hang đang phân tán tại một số NHTM lớn có thế mạnh về kinh doanh đối ngoại, xuất nhập khẩu. Bởi vậy, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng cho thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng và tăng cường vai trò quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán này.
Tăng cường kỷ luật thanh toán bằng nội tệ
- Xây dựng, hoàn thiện quy trình, thủ tục đối với các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, ưu tiên đối với các phương tiện thanh toán mới, hiện đại.
- Thực hiện nghiêm chủ trương trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán, theo đó chỉ thực hiện các giao dịch thanh toán bằng VND tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các đơn vị chấp nhận thanh toán theo lộ trình phù hợp của Đề án chống đô la hóa.
Về thanh tra, giám sát
Tăng cường kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm đối với hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép, việc niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng USD.
Trong thời gian qua, sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do khiến một khối lượng lớn đô la trôi nổi trong dân cư không được kiểm soát và làm gia tăng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Do đó, cần tăng cường khâu kiểm soát thị trường ngoại tệ tự do và xử lý nghiêm đối với hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép cũng như hoạt động niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ bằng USD.
Tăng cường hơn nữa khâu thanh tra, kiểm soát phối hợp liên ngành, đặc biệt là giữa Sở công thương, công an, quản lý thị trường với ngành ngân hàng.
Trong bối cảnh hội nhập, để cân bằng cung cầu ngoại tệ, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp, NHNN cũng như các NHTM cần có chính sách ưu tiên tín dụng hay lãi suất hợp lý đối với doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng. Việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc đối với các giao dịch ngoại tệ trái phép như vừa qua là cần thiết. Thực tế thị trường đầu cơ ngoại tệ còn quá lớn và việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng USD vẫn phổ biến nhưng vẫn chưa được xử lý nghiêm túc, đúng mức.
Mặc dù Pháp lệnh Ngoại hối hiện hành quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối trừ một số trường hợp, nhưng trên thực tế, việc thực thi và xử lý các quy định pháp lý này chưa nghiêm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng quản lý thị trường nên giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt vẫn tồn tại trên thị trường tự do. Với sự tồn tại của thị trường nay, mỗi khi kinh tế có rủi ro bất ổn, thị trường ngoại hối sẽ bị xáo trộn, tồn tại hai tỷ giá chênh lệch nhau giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen, xuất hiện tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ
Chính vì vậy, việc chống đô la hóa không chỉ có Ngân hàng Nhà nước mà cần thiết phải có sự tham gia của các cấp, các ngành khác nhau.
Cần xây dựng và triển khai các công cụ, mô hình giám sát rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, áp dụng công nghệ IT tiên tiến để thực hiện giám sát các loại rủi ro này.
Quy trình giám sát cần phải đảm bảo các ngân hàng phải thiết lập khuôn khổ quản trị rủi ro độc lập và thực thi nó một cách đầy đủ, có hiệu quả.
3.3.4.2.Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt [6,tr5]
Cơ chế tỷ giá kém linh hoạt dẫn đến những thời điểm có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giao dịch của ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do, tạo nên sự lũng đoạn ngoại tệ. Dòng vốn đang dần được tự do hóa cùng với lộ trình tự do hóa giao dịch vốn và mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết quốc tế, cơ chế tỷ giá hiện hành sẽ chịu tác động lớn từ biến động của thị trường quốc tế. Tình trạng hai tỷ giá sẽ làm tăng áp lực điều chỉnh tỷ giá chính thức và đến lượt nó sẽ phá vỡ các cam kết mục tiêu lạm phát khi CSTT được sử dụng điều tiết tỷ giá. Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn hơn là các áp lực điều chỉnh tỷ giá sẽ chuyển hóa rất nhanh sang biến động của các chỉ tiêu tiền tệ như lãi suất bởi tình trạng đô la hóa cao và tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả là, thay vì sử dụng lãi suất để điều chỉnh tỷ giá nhằm duy trì sự ổn định cho mục tiêu lạm phát thì chính sự biến động của tỷ giá lại chi phối mặt bằng lãi suất và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong hoàn cảnh này, sẽ rất khó cho NHNN có thể cùng lúc theo đuổi cả mục tiêu lạm phát và mục tiêu tỷ giá
Cơ chế tỷ giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc vận hành chính sách mục tiêu lạm phát. Tuy vậy, nếu xem xét đến các điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam thì khả năng áp dụng là rất hạn chế. Yêu cầu quan trọng nhất cho một cơ chế tỷ giá linh hoạt là sức mạnh can thiệp thị trường của NHNN; sự phát triển của thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường . Cả hai yếu tố này đang còn thiếu. Hơn nữa duy trì cơ chế tỷ giá linh hoạt đồng nhất với việc chấp nhận ảnh hưởng của "pass through" từ tỷ giá tới mức giá cả nội địa. Một nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu như VN sẽ rất dễ phải chịu đựng các " real shock" ảnh hưởng qua tỷ giá và cuối cùng chi phối khu vực nhập khẩu và nền kinh tế. Vì thế song song với việc tạo lập nền tảng cho một chính sách tỷ giá linh hoạt, trước mắt VN nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành (pegged exchange rate within horizontal bands) nhưng với biên độ giao động nới rộng hơn, trước khi hình thành một cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết và không thông báo trước. NHNN vẫn giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép. Tuy nhiên yêu cầu giải trình xu hướng và lý do can thiệp cho công chúng là đặc điểm của CSLPMT cần tuân thủ. (Tương tự như kinh nghiệm của Chile trong giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế tỷ giá- giai đoạn 1999-2003).
Vì thế song song với việc linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá theo lộ trình, NHNN cần cân nhắc một cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch và chủ động để định hướng thị trường. Cơ chế này quyết định cả nội dung thông tin, kênh cung cấp thông tin định kỳ và giải trình biến động chính sách khi cần thiết. Mục tiêu là nhằm tạo sự kết nối thường xuyên giữa các nhà làm chính sách với các đối tượng chịu sự điều tiết của chính sách, nhờ đó mà kiểm soát chủ động diễn biến thị trường. Vấn đề này không thể thay đổi trong ngắn hạn, nó cần sự thay đổi tư duy từ những người đứng dầu các cơ quan làm chính sách cũng như thay đổi tư duy sử dụng các kênh thông tin chính thống của công chúng.
Tuy vậy, vấn đề cốt lõi để có một cơ chế tỷ giá do thị trường quyết định là thị trường ngoại hối phải thực sự tích cực và mức độ thanh khoản cao. Mặc dù NHNN đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm kiểm soát ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa, Hiện tồn tại hai dấu hiệu thể hiện sự thiếu tích cực của thị trường ngoại hối: i/ tồn tại thị trường nợ ngoại tệ qua ngân hàng và ii/ tồn tại một lượng ngoạt tệ lớn trong dân mà con số ước tính có thể căn cứ vào khoản mục sai số khá lớn hàng năm của cán cân thanh toán quốc tế. Tổng hai khoản này, số ngoại tệ trong tay dân cư như là công cụ tích lũy tài sản lên tới hàng chục tỷ đô. Với bản chất tích lũy tài sản, số tiền này không tham gia thị trường với tư cách là nguồn cung ngoại tệ mà tham gia để đầu cơ chênh lệch giá, tạo cung, cầu ảo, làm sai lệch tỷ giá thị trường. Vì thế, việc sử dụng các giải pháp nhằm giảm sự hấp dẫn của các khoản tiền gửi ngoại tệ, tiến tới chấm dứt việc cho phép gửi, vay ngoại tệ là giải pháp cần triển khai tiếp tục sau quyết định về giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ, kiểm soát đối tượng được phép vay ngoại tệ [5], chính sách phân biệt chế độ bảo hiểm tiền gửi giữa VND và ngoại tệ. Các giải pháp nhằm siết chặt cho vay ngoại tệ chỉ có thể triển khai (theo dự kiến cuối 2012 hoặc 2013) khi NHNN kiểm soát và khai thác được nguồn cung ngoại tệ từ công chúng và cải thiện thanh khoản cho thị trường ngoại hối.
Một trong những động lực tích trữ đô la Mỹ là do công chúng không tin vào các giải pháp kiểm soát tỷ giá cũng như đồng nội tệ cùng với tâm lý lo sợ rủi ro tỷ giá. Vì thế ngay cả trong trường hợp sử dụng các giải pháp trên, nếu có chỉ có thể giảm thấp lượng tiền gửi ngoại tệ chứ không huy động được ngoại tệ trong dân chảy vào thị trường. Thậm chí hiệu ứng ngược có thể xảy ra khi thay vì gửi NH, người dân có thể tăng tích trữ tiền mặt hoặc gửi ra nước ngoài. Vì thế ngoài giải pháp mang tính chiến lược là tạo lập lòng tin của công chúng vào các quyết sách của NHNN, cần tạo khung pháp lý và vận hành thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các giao dịch mua, bán ngoại tệ. Mặc dù một số ngân hàng lớn đã và đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí cho việc lựa chọn công cụ bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm cũng khá đa dạng . Tuy nhiên một khung pháp lý toàn diện với việc hình thành một thị trường cho các công cụ phái sinh sẽ đảm bảo sự thống nhất và chuẩn mực trong vận hành các sản phẩm bảo hiểm. Việc đào tạo chuyên gia về lĩnh vực này cũng như tư vấn xây dựng chính sách nội bộ về bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết cho yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm. Gián tiếp, chiến lược này sẽ thay đổi tâm lý tích trữ ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối.
Tiếp cận từ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách mục tiêu lạm phát, cơ chế tỷ giá của VN cần một lộ trình thích hợp để đạt được mức độ linh hoạt cần thiết. Trước mắt, cần tạo lập các điều kiện cho phép thị trường ngoại hối vận hành tích cực, NHNN kiểm soát được cung cầu ngoại tệ và đảm bảo tỷ giá phản ánh chính xác quan hệ này. Việc nới rộng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt có can thiệp sẽ tiến hành song song với việc xác lập mục tiêu lạm phát tương thích. Kinh nghiệm các nước mới nổi khi chuyển sang cơ chếCSLPMT, cần từ 3-5 năm để đạt được sự tương thích này.
3.3.5. Đề xuất lộ trình hoàn thiện các điều kiện
Với hệ thống các giải pháp đưa ra ở phần trên, tác giả đề xuất lộ trình linh hoạt nhằm hoàn thiện các điều kiện cho Việt nam để có thể tiến tới việc áp dụng khuôn khổ CS LPMT
Giai đoạn I: 2015-2017
- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hay mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền.
- Độc lập trong xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ cũng như tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về tiền tệ cho NHNN để có đủ sức mạnh và khả năng điều tiết các kênh truyền dẫn tiền tệ, đặc biệt là kênh bơm, hút tiền.
- Từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công cụ lãi suất trong điều hành CSTT, tạo môi trường cho lãi suất điều hành có tác động thực tới lãi suất trên thị trường phù hợp với xu thế hội nhập và cơ chế điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu.
- Phối hợp với Tổng cục Thống kê, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nghiên cứu và thống nhất về phương pháp ước tính lạm phát cơ bản phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện Việt Nam.
- Xây dựng và hoàn thiện các mô hình dự báo về lạm phát và lạm phát cơ bản phục vụ cho công tác điều hành CSTT cũng như các báo cáo lạm phát định kỳ được công bố ra công chúng; Nghiên cứu và hoàn thiện mô hình cơ chế truyền dẫn tiền tệ theo phương pháp định lượng và ứng dụng trong điều hành CSTT.
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, kỹ năng quản trị điều hành và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của các TCTD.
- Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN, đặc biệt là hoạt động giám sát từ xa, tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động thanh tra, giám sát.
- Ngăn chặn tình trạng đô la hóa và từng bước xóa bỏ tình trạng giao dịch bằng ngoại tệ trong nền kinh tế.
Giai đoạn II: 2018-2020
- Nâng cao tính minh bạch trong điều hành CSTT tại NHNN, để có thể từng bước áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt Nam;
- Công khai công tác điều hành CSTT cũng như chiến lược trong công tác điều hành CSTT tại Việt Nam và công bố các báo cáo, ấn phẩm về lạm phát;
- Thực hiện các giải pháp nhằm thu hẹp các khoản chi tiêu cũng như nâng cao hiệu quả chi tiêu của Chính phủ và duy trì mức thâm hụt ngân sách ở mức 3-5% GDP.
- Xây dựng các nguyên tắc các vấn đề của chính sách tài khóa không được gây ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ.
Giai đoạn III: 2020 trở đi
- Đưa ra mức lạm phát mục tiêu phù hợp có lợi cho nền kinh tế trong thời gian trung hạn (khoảng 5 năm) trong giai đoạn 2020-2025.
- Chỉ số này được duy trì không đổi hàng năm trong khoảng thời gian trung hạn là 5 năm, hoặc 2-3 năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận án đã phân tích và dự báo được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 trên cả hai giác độ: bối cảnh quốc tế &khu vực và bối cảnh trong nước. Đồng thời tác giả cũng đã nói rõ được xu thế cũng như quan điểm, định hướng đối với vấn đề xây dựng khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp để khuyến nghị Việt Nam phải hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện CSLPMT trên các góc độ, cụ thể đối với vấn đề nâng cao tính độc lập, cam kết và trách nhiệm giải trình của NHNN,các giải pháp đưa ra gồm: (i) Thống đốc phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải thông qua Chính phủ; (ii) Đổi mới phương thức thực hiện hoạt động điều hành CSTT của NHNN trên cơ sở thành lập Hội đồng CSTT; (iii) Tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa thông tin chính sách tiền tệ của NHNN. Đối với vấn đề tăng cường niềm tin và hiểu biết của công chúng đối với CSTT của NHNN, NCS đã đưa ra khuyến cáo NHTW cần thiết phải xây dựng và triển khai được chương trình quốc gia về giáo dục tài chính do NHNN chủ trì để người dân hiểu được các vấn đề về tài chính- ngân hàng nói chung và CSTT nói riêng. Đối với điều kiện nâng cao chất lượng, số liệu thống kê và năng lực phân tích, dự báo lạm phát NCS đã đưa ra các giải pháp (i) Đối với số liệu thống kê; (ii) Đối với năng lực phân tích và dự báo lạm phát; (iii) Hoàn thiện cơ sở pháp lý về công tác dự báo; (iv) Các nội dung dự báo; (v) Xây dựng và hoàn thiện phương pháp và công cụ dự báo; (vi) Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích dự báo; (vii) Phát triển đội ngũ cán bộ phân tích, dự báo; (viii) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong công tác dự báo. Đối với điều kiện xây dựng và tạo lập hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển, hệ thống các giải pháp đưa ra bao gồm: (i) Nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả CSTT; (ii) Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt; (iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt nam nói chung; (iv) Phát triển thị trường trái phiếu; (v)Tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KẾT LUẬN
Với năm câu hỏi đặt ra trong phần mục tiêu của Luận án được trình bày trong phần Mở đầu, có thể nói Luận án đã giải quyết cơ bản được những vấn đề đã đưa ra. Với khối lượng 3 chương, Luận án đã tóm lược lý luận về chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đến thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ trong vòng 10 năm qua để gợi ý áp dụng chính sách tiền tệ theo khuôn khổ LPMT cho Việt Nam đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện các điều kiện để Việt Nam thực hiện được khuôn khổ chính sách đó, có thể khái quát các kết quả chủ yếu của Luận án như sau:
Về mặt lý luận, Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện về cơ sở lý luận của chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, trong đó tập trung đi sâu vào phân tích những ưu, nhược điểm của các khuôn khổ CSTT để thấy được tính ưu việt của CSTT LPMT; phân tích các điều kiện tiên quyết để áp dụng được CSTT LPMT; xu hướng cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã áp dụng chính sách này và những bài học rút ra cho Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, Luận án đã hệ thống toàn diện và chi tiết diễn biến tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2005 đến nay, với việc chia thành 2 cột mốc để có thể đánh giá một cách rõ nét diễn biến lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng như cách thức điều hành chính sách tiền tệ qua mỗi giai đoạn. Qua việc xem xét thực tiễn để rút ra bốn hạn chế căn bản của CSTT giai đoạn vừa qua, đó là (i) CSTT chưa xác định rõ và nhất quán mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; (ii) CSTT chưa thực sự đảm bảo tính thống nhất giữa các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng; (iii) Việc kiểm soát cung tiền của NHNN còn bộ lộ hạn chế; (iv) Các công cụ điều hành CSTT của NHNN còn mang tính hành chính. Thông qua những hạn chế đó Luận án cũng khái quát được hai tồn tại trong khuôn khổ điều hành CSTT đó là (i) Việt Nam đã chuyển từ một khuôn khổ CSTT đa mục tiêu sang khuôn khổ CSTT đơn mục tiêu, tuy nhiên mục tiêu của CSTT lại được xác định chưa rõ ràng và thiếu nhất nhất quán trong dài hạn; (ii) Mục tiêu điều hành CSTT đã đạt được trong một giai đoạn ngắn gần đây song còn chưa bền vững, hiệu lực của các công cụ CSTT còn chưa cao do khả năng kiểm soát và mối liên hệ giữa các biến còn chưa chặt chẽ, độ trễ chính sách còn dài.
Với những hạn chế và khó khăn đó đồng thời trước áp lực ngày càng lớn của hệ thống ngân hàng với vai trò chính yếu bao gồm kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tiền tệ cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, việc đổi mới CSTT nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công cụ CSTT để đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra là thực sự cấp thiết. So sánh với các điều kiện, Luận án đã đánh giá, định vị được vị trí của Việt Nam trong việc đáp ứng các điều kiện để có thể áp dụng khuôn khổ CSTTLPMT, đồng thời nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng chính sách này và những gì mà Việt Nam hiện nay đang triển khai cũng chính là đang đi trên “con đường” hoàn thiện các điều kiện thực hiện CSTT LPMT.
Về các giải pháp chính sách, trên nền tảng lý thuyết, đối chiếu với tình hình thực tế Việt Nam, Luận án đã đưa ra 4 nhóm giải pháp tương ứng với những “lỗ hổng” còn thiếu của Việt Nam khi xem xét các điều kiện tiên quyết để thực thi CSTT theo khuôn khổ LPMT. Những giải pháp đưa ra với mục đích để Việt Nam có thể chuyển đổi sang khuôn khổ LPMT một cách tuần tự, chuẩn bị được các yếu tố nền tảng, đảm bảo mục tiêu CSTT từng năm,chia theo các giai đoạn, giai đoạn đầu hướng đến kiểm soát lãi suất, trọng tâm là lãi suất liên ngân hàng nhằm điều tiết lãi suất huy động và cho vay cụ thể; giai đoạn tiếp theo chuyển hướng chủ yếu điều hành theo lãi suất, giảm điều hành theo khối lượng để tiến tới kiểm soát hoàn toàn theo giá thực hiện điều hành CSTT theo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Với các kết quả như trên Luận án đã giải quyết được những mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên kiểm soát lạm phát và chính sách tiền tệ luôn là “câu chuyện muôn thủa” được đặt ra trong từng giai đoạn, với những diễn biến phức tạp, khó lường do đó trong thời gian tới vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn với những sắc thái được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm kiếm và đi đến hoàn thiện hơn nữa khung khổ điều hành CSTT phù hợp cho Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
TS. Nguyễn Duệ- Chính sách mục tiêu lạm phát- NXB Thống kê- 2000
Nguyễn Văn Hà, Nghiên cứu việc điều hành chính sách tiền tệ bằng phương pháp lấy lạm phát làm mục tiêu và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, 2007
3. Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam- Nhà xuất bản tri thức
4. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, TS. Nhật Trung, Ths. Nguyễn Thanh Nghị- Liệu Việt Nam đã hội đủ các điều kiện cần thiết để tiến tới thực hiện LPMT- Tài liệu hội thảo NHNN- 2011
5. PGS.TS. Tô Kim Ngọc, Chính sách mục tiêu lạm phát trong điều kiện khủng hoảng tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 2012
6. Ths. Đinh Xuân Hà (2013), Sự phát triển về lý thuyết và thực tiễn của CSLPMT, Tài liệu hội thảo NHNN: Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu: Sự lựa chọn thích hợp cho Việt Nam
NHNN, Tài liệu hội thảo NHNN: “Chính sách lạm phát mục tiêu: Sự lựa chọn thích hợp cho Việt Nam?, 2012
8. “Chính sách mục tiêu lạm phát – kinh nghiệm của một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng 2012, PGS., TS. Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy.
9.NHNN, Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Khuôn khổ chính sách LPMT – Lý thuyết và thực tiễn”, 2011
10. Ts. Hạ Thị thiều Dao; Phạm Thị Tuyết Trinh, Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
11. PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao (chủ biên) và nhóm tác giả, (2013), Sách chuyên khảo “Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, 2013.
12.NHNN, Báo cáo thường niên các năm 2005-2013
13. TS. Hà thị Sáu, Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam
14. Đề tài cấp nhà nước: Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
15. TS Đinh văn Ân, Kinh tế việt nam năm 2001 – 2005 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010
16.Ths. Nguyễn Thanh Nhàn, Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác định lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt nam, Đề tài cấp ngành NHNN, 2014
17. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm 2012, 2013, 2014 của Chính phủ
18. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện Kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015.
19. PGS. TS. Lê Thị Tuấn nghĩa; Ths. Chu Khánh Lân, Khung chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2012 và những gợi ý chính sách
20. Thông cáo báo chí NHNN Kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014, định hướng giải pháp điều hành năm 2015
21. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chính, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sĩ An, Nguyễn Đức Thành, (9/2011), Báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đếnViệt Nam”, Dự án MUTRAP III.
22. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam- Hội nhập và phát triển Nguyễn Thị Kim Thanh (2014).
23. Phiên thảo luận “The new banking context” tạm dịch là “Bối cảnh mới của ngành ngân hàng” trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 45 Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ tháng 1/2015
24. TS.Cấn Văn Lực, Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á (ABF 2014) với chủ đề “Phát triển ngân hàng bán lẻ hướng tới mô hình hiện đại và toàn diện”, tháng 12/2014.
25. Đỗ Thị Đức Minh, Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát- một cách tiếp cận trọng việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
26. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lấy lạm phát làm mục tiêu là khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ - Sự lựa chọn chiến lược của chính sách tiền tệ Việt Nam đến năm 2015, NXB Thống kê, 2005
27. Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thế Sao “Nghiên cứu các giải pháp tài chính – tiền tệ kiểm soát lạm phát trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” – Năm 2010.
28. PGS.TS. Tô Kim Ngọc và PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa – Học viện ngân hàng – “Cơ chế tỷ giá và chính sách mục tiêu lạm phát”
29. Nguyễn Hương Giang (2011), Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 23/2010.
30. Dự án cấp ngành ngân hàng DA. 2011.01
31. Báo cáo nghiên cứu tự do hóa thương mại quốc tế ở Việt Nam – VCCI
32. Khủng hoảng kép: Khủng hoảng nợ công và khủng hoảng tiền tệ, đánh giá rủi ro đối với Việt Nam – CIEM
33. TS. Võ Trí Thành (2015), Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng đối với Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành DTNH. 01/2012
34. Viện Chiến lược ngân hàng (2014), chuyên đề Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam.
35. Viện Chiến lược ngân hàng (2014), Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
36. Viện Chiến lược ngân hàng (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển kinh tế - xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tài liệu tiếng Anh
Yeyati, E.L. và Sturzenegger, F. (2010), Monetary and Exchange Rate Policies, Handbook of Development Economics, Vol. 5, Chương 64, trang 4215-4281
Mishkin Frederic S (2013), The Economics of money, banking and financial markets- 10th ed
Clarida, Richard; Galí, Jordi and Gertler, Mark (1999), The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective, Journal of Economic Lerature, December 1999
Clarida, Richard; Galí, Jordi and Gertler, Mark (1999), The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective, Journal of Economic LCSLPMTerature, December 1999
Mishkin, Frederic S., (2000), “From monetary targeting to CSLPMT - lessons from industrialized countries”. National Bureau of Economic Research.
Ben S.Bernanke (2003) A Perspective on inflation targeting, Why CSLPMT seems to work, Business Economic, Jul 2003, Pg.7.
Debelle, G., Masson, P., Savastano, M. và Sharma, S. (1998), [Inflation Targeting as a Framework for Monetary Policy].
Batini, Nicoletta, Peter Breuer, Kalpana Kochhar, and Scott Roger (2005), Inflation Targeting and the IMF, IMF Working Paper
Laurens, Bernard, and others (2005), Monetary Policy Implementation at Different Stages of Market Development, IMF Occasional Paper No. 244, www.imf.org/external/pubs/nft/op/244/op244.pdf
Batini, N. và Laxton, D. (2006), [Under What CondCSLPMTions Can Inflation Targeting Be Adopted? The Experience of Emerging Markets]
Burcu Aydin & Engin Volkan(2011), Incorporating Financial StabolCSLPMTy in Inflation Targeting Frameworks, IMF Working paper
Svensson, Lars E. O. Inflation targeting after the financial crisis.International Research Conference “Challenges to Central Banking in the context of Financial Crisis”, Mumbai, 12 Feb 2010.
13. Hammond, Gill, (2012), “State of the art of inflation targeting”, NHTƯ Anh.
14. Roger, S. (2009): “Inflation targeting at 20: Achievements and challenges”, IMF WP 09/236.
15. Kydland, F., Prescott, E.C, (1977): “Rules rather than discretion: The inconsistency of optimal plans”, Journal of PolCSLPMTical Economy, 85 (3), 473–492.
16. Arnone, M., Laurens, B.J., Segalotto, J.-F., Sommer, M. (2007): “Central bank autonomy: Lessons from global trends”. IMF, WP No. 07/88.
17. Kadioglu, Ozdemir and Yilmaz, (2000), “Inflation Targeting in Developing countries”.
18. Debelle,G., (1997),“Inflation Targetin in practice”.
19. Johnson, David R., (11/2002), “The Effect of Inflation Targeting on the Behavior of Expected Inflation: Evidence from an 11 Country Panel,” Journal of Monetary Economics. No 49, pp 1521-38.
20. Levin, Andrew T., Fabio M. Natalucci, and Jeremy Piger., (7-8/2004), “The Macroeconomic Effects of Inflation Targeting,” Federal Reserve Bank of St. Louis Review, No.86, pp. 51-80.
21. Dotsey, Michael, (2006), “A review of CSLPMT in developed countries”. Business Review, Q3.
22. Berger, A. and Mester, L. (1997), Inside the black box: what explains differences in the efficiencies of financial instCSLPMTutions?, Journal of Banking and Finance, 21, pp.895- 947.
23 . Batini, Nicoletta, Peter Breuer, Kalpana Kochhar, and Scott Roger (2005), Inflation Targeting and the IMF, IMF Working Paper
24 .Laurens, Bernard, and others (2005), Monetary Policy Implementation at Different Stages of Market Development, IMF Occasional Paper No. 244, www.imf.org/external/pubs/nft/op/244/op244.pdf
25. Batini, N. và Laxton, D. (2006), [Under What CondCSLPMTions Can Inflation Targeting Be Adopted? The Experience of Emerging Markets], Bài viết nghiên cứu số 406 cho Ngân hàng Trung ương Chi-lê.
26. Ben S.Bernanke (2003) A Perspective on inflation targeting, Why CSLPMT seems to work, Business Economic, Jul 2003, Pg.7.
27. Clarida, Richard; Galí, Jordi and Gertler, Mark (1999), The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective, Journal of Economic LCSLPMTerature, December 1999
28. Batini, N. và Laxton, D. (2006), Những điều kiện cần thiết để vận dụng khung khổ lạm phát mục tiêu? Kinh nghiệm ở các thị trường mới nổi [Under What Conditions Can Inflation Targeting Be Adopted? The Experience of Emerging Markets], Bài viết nghiên cứu số 406 cho Ngân hàng Trung ương Chi-lê. Tiếng Anh. Tháng 12.
29. Freedman, C. and Ötker-Robe, I. (2009), Country Experiences with the Introduction and Implementation of Inflation Targeting, IMF working paper No 09/161.
30.Mishkin, F.S. (2000), Inflation targeting in emerging market countries, Working Paper 7618.
31 .Mishkin, F.S. (2001), Inflation Targeting, Paper repared for Brian Vane and Howard Vine, An Encyclopedia of Macroeconomics, Edward Elgar.
32. Mishkin, F.S. (2004), Can Inflation Targeting Work in Emerging Market Countries?, Working Paper 10646, NBER Working Paper Series.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_cac_dieu_kien_de_thuc_hien_chinh_sach_tie.doc