Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

BHXH là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người. Mục đích của BHXH là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho con người trước những mối đe doạ giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ các nguyên nhân như: thất nghiệp, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, ốm đau, tuổi già hay các nguy cơ khác. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về BHXH càng cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu thế già hoá dân số, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng kéo theo hệ quả là trình trang thất nghiệp, các loại bệnh tật gia tăng nên nhu cầu bảo hiểm là rất cấp bách. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với các chính sách hiện hành, đến năm 2021, quỹ BHXH của Việt Nam sẽ có nguy cơ cao mất cân đối thu chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dư để chi trả. Tuy nhiên, đến năm 2034 phần kết dư này cũng không còn dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi đó, người lao động sẽ không nhận được lương hưu. Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH phải được chú trọng đến hoạt động huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH; sử dụng nguồn tài chính quỹ BHXH và đầu tư tăng trưởng để tránh bị bội chi. Sự cân đối và tăng trưởng quỹ BHXH là một đặc trưng cơ bản của hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và cũng là yêu cầu khách quan đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong việc đảm bảo ASXH và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững. Do vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện chính sách tài chính BHXH nhằm góp phần giải quyết các đòi hỏi của thực tiễn đã nêu ở trên. Trên cơ sở lý thuyết và số liệu thống kê thu thập được, luận án đã tiến hành phân tích và đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau: 1. Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách tài chính BHXH; các nguyên tắc của chính sách tài chính BHXH, các bộ phận cấu thành của chính sách tài chính BHXH và các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tài chính BHXH. Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm176 chính sách tài chính BHXH của một số nước trên thế giới trong việc huy động, và sử dụng nguồn tài chính, đầu tư tăng trưởng và cân đối quỹ BHXH để từ đó đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

pdf193 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.3.3. Hoàn thiện chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ bảo hiểm xã hội Để hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH đạt hiệu quả cao, góp phần tăng trƣởng cho quỹ BHXH cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 4.3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách Một là, cần phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư: Phân định nguồn vốn đầu tƣ là việc phân chia nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH theo tính chất nhàn rỗi để từ đó có quyết định sử dụng từng nguồn vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực một cách phù hợp. Việc phân định nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH thành các loại khác nhau là một việc làm cần thiết bởi trong cơ cấu đầu tƣ của quỹ BHXH luôn hiện diện những khoản đầu tƣ có đặc điểm khác nhau. Sự phân định đúng đắn nguồn vốn nhàn rỗi sẽ làm cho việc đầu tƣ vốn vào từng tài sản có sự phù hợp với đặc điểm của nguồn vốn đầu tƣ, từ đó góp phần đảm bảo tính thanh khoản của hoạt động đầu tƣ. Ở Việt Nam, việc xác định nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH từ trƣớc 158 đến nay vẫn đƣợc thực hiện trên cơ sở tính toán số chênh lệch thu chi BHXH hàng năm, chƣa có sự phân định rõ ràng các nguồn vốn dùng để đầu tƣ. Điều này trƣớc mắt có thể chƣa ảnh hƣởng nghiêm trọng lắm đến sự an toàn của quỹ bởi nhu cầu thanh toán chi trả của BHXH Việt Nam thời gian qua là chƣa lớn. Tuy nhiên, trong tƣơng lai khi mà nhu cầu thanh toán chi trả cho các đối tƣợng hƣởng BHXH tăng lên thì nguy cơ mất khả năng thanh toán thƣờng xuyên của quỹ hoàn toàn có thể xảy ra bởi việc đầu tƣ của quỹ BHXH vào các tài sản đã không dựa trên những tính toán, phân tích cụ thể về nguồn vốn đầu tƣ. Do đó, để đảm bảo sự an toàn và khả năng thanh toán thƣờng xuyên của quỹ BHXH, cần phải có sự phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tƣ. Hai là, đa dạng hoá danh mục đầu tư Danh mục đầu tƣ là một tập hợp các tài sản, các dự án hoặc các lĩnh vực mà BHXH có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tƣ. Việc đầu tƣ theo danh mục giúp cho BHXH phân tán đƣợc rủi ro, tăng khả năng bảo toàn đồng vốn trong hoạt động đầu tƣ. Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ sẽ giúp cho ngành BHXH Việt Nam có thêm nhiều cơ hội lựa chọn tài sản hoặc dự án để đầu tƣ. Theo chế độ hiện nay thì danh mục đầu tƣ của BHXH Việt Nam còn rất đơn điệu, khả năng lựa chọn của BHXH Việt Nam trong việc đầu tƣ vốn nhàn rỗi là rất hạn chế, do vậy cơ hội sử dụng vốn để đầu tƣ thu lợi cũng không nhiều. Ba là, quy định cụ thể hạn mức đầu tư đối với từng danh mục Hạn mức đầu tƣ là chỉ số vốn tối đa mà quỹ BHXH có thể sử dụng để đầu tƣ vào một tài sản, một dự án hay một danh mục nào đó. Hạn mức này có thể đƣợc quy định bằng một số tuyệt đối hoặc một số tƣơng đối. Việc quy định hạn mức đầu tƣ vào từng danh mục là nhằm hạn chế những tổn thất về vốn có thể xảy ra khi BHXH gặp phải những rủi ro trong đầu tƣ, theo phƣơng châm "không để toàn bộ trứng vào cùng một giỏ". Bốn là, phân cấp cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư 159 Phân cấp quyết định đầu tƣ là việc xác định thẩm quyền của các cấp quản lý quỹ BHXH trong việc ra quyết định đầu tƣ quỹ BHXH cũng nhƣ trách nhiệm của họ đối với kết quả của hoạt động đầu tƣ. Thực chất của phân cấp quyết định đầu tƣ là việc giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp quản lý quỹ BHXH, trong đó vấn đề cốt yếu là từng cấp cụ thể đƣợc phép ra quyết định đầu tƣ đối với những lĩnh vực, dự án nào. Phân cấp quyết định đầu tƣ quỹ BHXH là một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ của quỹ BHXH. Một mặt, việc phân cấp sẽ là điều kiện đảm bảo tính pháp lý của các quyết định đầu tƣ vốn nhàn rỗi; mặt khác, nó sẽ đảm bảo tính chủ động linh hoạt của quỹ BHXH trong việc thực hiện các biện pháp đầu tƣ, tránh đƣợc tình trạng bỏ lỡ các cơ hội đầu tƣ do có sự chậm trễ trong việc ra quyết định. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, song việc phân cấp quyết định đầu tƣ hiện nay vẫn chƣa đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về BHXH đã làm cho BHXH Việt Nam rất lúng túng và bị động trong hoạt động đầu tƣ vốn nhàn rỗi. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng cần phải có sự phân cấp cụ thể về thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ để nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ quỹ BHXH. Năm là, ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH Quỹ BHXH là một quỹ hoạt động vì các mục tiêu xã hội. Hoạt động đầu tƣ của quỹ trƣớc hết cũng là phục vụ cho mục tiêu thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho quỹ. Không giống với các quỹ có tính chất kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động đầu tƣ của quỹ luôn hƣớng tới mục tiêu vì lợi ích của ngƣời lao động, của Nhà nƣớc và của toàn xã hội. Do vậy việc tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ của quỹ cũng chính là tạo điều kiện để quỹ thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình đối với ngƣời lao động, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, việc ban hành các chính sách khuyến khích và ƣu đãi đối 160 với hoạt động đầu tƣ quỹ của BHXH Việt Nam là một việc làm rất có ý nghĩa. Trong những năm qua, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, Chính phủ cũng đã có sự quan tâm nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ quỹ của BHXH Việt Nam, cụ thể nhất là việc miễn toàn bộ các loại thuế đối với hoạt động đầu tƣ của quỹ BHXH. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tƣ của quỹ BHXH thu đƣợc những kết quả cao hơn thì Chính phủ cần có sự mở rộng các hình thức ƣu đãi và khuyến khích đối với BHXH Việt Nam. 4.3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện Trên cơ sở nhóm giải pháp về chính sách đầu tƣ quỹ BHXH đã nêu ra ở trên thì nghiên cứu sinh đề xuất nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện nhƣ sau: - Về việc phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư: Theo tính chất nhàn rỗi của nguồn vốn đầu tƣ, vốn đầu tƣ của quỹ BHXH đƣợc chia ra làm hai loại: nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn và nguồn vốn đầu tƣ dài hạn. Từng loại vốn này có nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng khác nhau, cho nên việc sử dụng chúng để đầu tƣ cũng không giống nhau. Nguồn vốn ngắn hạn đƣợc hình thành từ phí BHXH ngắn hạn và đƣợc sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH xảy ra trong tƣơng lai gần, do đó chỉ có thể đầu tƣ vào các tài sản tài chính ngắn hạn (tín phiếu KBNN, kỳ phiếu NHTM...). Nguồn vốn dài hạn có nguồn gốc hình thành từ phí BHXH dài hạn và sẽ đƣợc sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH trong một tƣơng lai xa, cho nên trƣớc mắt BHXH Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ vào các tài sản tài chính dài hạn hoặc ngắn hạn. Việc tách biệt nguồn vốn đầu tƣ dài hạn và nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn là nhiệm vụ của các nhà kế toán quản trị trong hệ thống BHXH Việt Nam. Trên cơ sở tổng nguồn thu từ việc đóng góp cho các chế độ BHXH, có thể tách riêng nguồn thu BHXH cho các chế độ BHXH dài hạn và ngắn hạn từ đó xác định đƣợc nguồn vốn đầu tƣ dài hạn và ngắn hạn phục vụ hoạt động đầu tƣ. - Về việc đa dạng hoá danh mục đầu tư: 161 Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, để hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam đạt kết quả cao, bên cạnh các hoạt động đầu tƣ đã có, Chính phủ cần cho phép quỹ BHXH đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực sau đây: +) Tham gia TTCK để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả; +) Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính; +) Góp vốn liên doanh, vốn cổ phần cùng các đối tác khác (chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc) để thành lập các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh; +) Kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng việc đầu tƣ vào các lĩnh vực này đòi hỏi thời gian dài, mức độ rủi ro không phải là nhỏ, cho nên để đƣợc đầu tƣ thì BHXH Việt Nam cần phải thoả mãn một số điều kiện bắt buộc nhƣ quy định hạn mức đầu tƣ (thƣờng không vƣợt quá 20% nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH). - Về việc quy định cụ thể hạn mức đầu tư đối với từng danh mục Khi danh mục đầu tƣ đã đƣợc đa dạng hoá và BHXH Việt Nam đƣợc trao quyền rộng rãi hơn trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ thì việc không quy định hạn mức đầu tƣ cụ thể vào từng lĩnh vực sẽ có thể dẫn đến những nguy cơ đe doạ sự an toàn của quỹ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới, để hoạt động đầu tƣ vốn nhàn rỗi của BHXH đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro thì nên quy định hạn mức đầu tƣ nhƣ sau: +) Đối với lĩnh vực đầu tƣ an toàn (mà chủ yếu là đầu tƣ thông qua các tổ chức tài chính - tiền tệ của Nhà nƣớc: cho NSNN vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu của Nhà nƣớc hoặc các tổ chức tài chính nhà nƣớc phát hành...) thì nên sử dụng khoảng 80% nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH. +) Đối với các lĩnh vực đầu tƣ có khả năng thu đƣợc lợi nhuận cao nhƣng chứa đựng nhiều rủi ro (nhƣ kinh doanh bất động sản, mua bán cổ phiếu, trực tiếp đầu tƣ vào các dự án sản xuất kinh doanh...) thì chỉ nên sử dụng không quá 162 20% nguồn vốn đầu tƣ của quỹ BHXH. - Về việc phân cấp cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư Việc phân cấp cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tƣ phải đảm bảo vừa phát huy đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý, vừa không đƣợc dẫn đến tình trạng lạm quyền trong việc ra quyết định đầu tƣ. Theo đó, ngoại trừ những trƣờng hợp thật cần thiết mà BHXH Việt Nam phải đầu tƣ theo sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ (ví dụ: cho NSNN vay để bù đắp bội chi trong trƣờng hợp NSNN bị thâm hụt nghiêm trọng), còn lại các trƣờng hợp khác, BHXH Việt Nam đƣợc quyền chủ động trong việc quyết định sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tƣ, và phải chịu trách nhiệm trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ về các quyết định đầu tƣ đó. Cụ thể việc phân cấp quyết định đầu tƣ nên quy định nhƣ sau: +) Đối với các hình thức đầu tƣ nhƣ cho NSNN, các NHTM quốc doanh, quỹ Hỗ trợ phát triển vay; mua kỳ phiếu, trái phiếu, công trái do KBNN và các NHTM quốc doanh phát hành (kể cả phát hành qua TTCK): giao cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định. +) Đối với hình thức đầu tƣ vốn vào các dự án sản xuất kinh doanh hoặc liên doanh góp vốn đầu tƣ cùng với các doanh nghiệp nhà nƣớc, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đƣợc phép quyết định đầu tƣ vào các dự án thuộc nhóm B và nhóm C. +) Đối với hình thức đầu tƣ qua TTCK để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành: giao cho Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam quyết định. Phân cấp quyết định đầu tƣ cụ thể nhƣ trên có ƣu điểm là vừa phát huy đƣợc trách nhiệm cá nhân và sự năng động của Tổng Giám đốc BHXH trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tƣ vào các lĩnh vực an toàn, lại vừa phát huy đƣợc trách nhiệm và trí tuệ tập thể của Hội đồng Quản lý BHXH trong việc quyết định đầu tƣ vào các lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. - Về việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động 163 đầu tư từ quỹ BHXH Để khuyến khích hoạt động đầu tƣ từ quỹ BHXH thì Chính phủ cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác cần thực hiện các nhiệm vụ sau: +) Miễn toàn bộ các loại thuế liên quan đến hoạt động đầu tƣ của BHXH Việt Nam, coi đó là một khoản mà NSNN cấp bù để hỗ trợ cho quỹ BHXH đƣợc cân đối và phát triển. +) Đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tƣ quỹ của BHXH Việt Nam, tạo điều kiện để BHXH Việt Nam nhanh chóng bắt tay vào thực hiện kế hoạch đầu tƣ của mình, tránh đƣợc tình trạng bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ do những thủ tục hành chính phiền phức. +) Ƣu tiên cho BHXH Việt Nam đƣợc đầu tƣ vào một số lĩnh vực, dự án mà ở đó vốn đầu tƣ đƣợc đảm bảo an toàn, ít rủi ro, mang lại hiệu quả cao về xã hội, và bảo toàn, tăng trƣởng đƣợc vốn, chẳng hạn nhƣ: Đầu tƣ xây dựng nhà ở bán trả chậm cho những ngƣời lao động có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; Đầu tƣ vào các dự án sản xuất, cung cấp điện, nƣớc sinh hoạt cho các khu dân cƣ (kể cả thành thị và nông thôn); Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng có thu phí sử dụng nhƣ các công trình giao thông, các công trình về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội,... 4.3.4. Hoàn thiện chính sách cân đối quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn trở thành một nƣớc có thu nhập trung bình và đang ở vào thời kỳ “dân số vàng” với lực lƣợng lao động đã đạt tới gần 55,3 triệu ngƣời nhƣng tỷ lệ bao phủ BHXH mới chỉ chiếm khoảng 24% lực lƣợng lao động; gần 76% lực lƣợng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, trong khi mỗi năm có khoảng 1,2 triệu ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động. Tuổi nghỉ hƣu của Việt Nam hiện đang thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong khi tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngày càng tăng, hiện đã đạt 75 tuổi, cao hơn so với nhiều nƣớc [79]. Đây là những yếu tố quan trọng tác động đến việc điều chỉnh các chính sách BHXH ngắn hạn, dài hạn để vừa 164 bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, vừa nâng cao chất lƣợng an sinh, gắn với các chính sách xã hội, lao động, việc làm, dân số, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để góp phần ổn định và cân đối quỹ BHXH đƣợc lâu dài, nghiên cứu sinh đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm cân đối quỹ BHXH nhƣ sau: 4.3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách Một là, tiếp tục có sự hỗ trợ từ NSNN cho quỹ BHXH - Theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 07/5/1995 của Chính phủ, NSNN đảm bảo chi trả cho những ngƣời đang hƣởng các chế độ BHXH có đến trƣớc thời điểm 1/1/1995. Quỹ BHXH thực hiện chi trả cho những ngƣời hƣởng các chế độ BHXH từ 1/1/1995 trở đi. - Thông qua việc cấp sổ BHXH cho ngƣời lao động, BHXH Việt Nam đã tổng hợp và dự tính có khoảng 2.848.879 NLĐ là cán bộ, công nhân viên chức, lực lƣợng vũ trang có thời gian công tác trƣớc năm 1995 với số năm bình quân là 14,3 năm/ngƣời - đƣợc coi là thời gian tham gia BHXH mà quỹ BHXH không thu đƣợc. Khi giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho số ngƣời này thì quỹ BHXH phải chi ra. Ngoài ra theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về thực hiện chế độ BHXH đối với cán bộ phƣờng xã, thị trấn; trƣớc thời điểm 1/1/1998 có khoảng 204.560 ngƣời đã có thời gian công tác bình quân 9,8 năm đƣợc coi là thời gian tham gia BHXH mà quỹ BHXH không thu đƣợc, nhƣng quỹ cũng phải chi ra khi họ đƣợc hƣởng các chế độ BHXH. Chính vì vậy, NSNN có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH số tiền của các đối tƣợng trên để giải quyết các chế độ hƣu trí và tử tuất. Hai là, tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ đóng - hưởng các chế độ BHXH để đảm bảo hài hòa lợi ích các các bên - Về lý luận, khi hoạch định chế độ chính sách BHXH phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội và cơ sở khoa học qua việc tính toán để xác định cân đối dài hạn quỹ BHXH và để định ra chế độ thu BHXH, mức chi phí 165 cho các chế độ BHXH nhằm vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình cụ thể của nƣớc nhà, vừa đảm bảo quyền lợi thụ hƣởng chế độ BHXH của ngƣời tham gia BHXH nói riêng, mọi NLĐ nói chung. - Với việc xác định quỹ BHXH đƣợc cân đối lâu dài, luôn đảm bảo khả năng chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ đóng, hƣởng các chế độ BHXH để đảm bảo hài hòa lợi ích các các bên là một điều tất yếu. 4.3.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện Trên cơ sở các giải pháp về chính sách đã nêu ra ở trên thì nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện cân đối quỹ BHXH cần đƣợc triển khai nhƣ sau: - Về sự hỗ trợ của NSNN cho quỹ BHXH: Để đảm bảo nguyên tắc đóng - hƣởng và cân đối thu - chi lâu dài cho quỹ BHXH thì thì Chính phủ cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác cần thực hiện các nhiệm vụ sau: +) NSNN cần có phƣơng án đóng bù BHXH cho thời gian công tác trƣớc năm 1995 của số đối tƣợng này cho quỹ BHXH. Dự kiến số chuyển trả cho quỹ BHXH khoảng 58.000 tỷ đồng. Ngoài khoản kinh phí NSNN phải chuyển trả cho quỹ BHXH nói trên, cân đối quỹ BHXH còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành của quỹ BHXH (thu - chi) nhƣ: số ngƣời tham gia BHXH hàng năm, tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH (trong đó chủ yếu là sự thay đổi về mức tiền lƣơng tối thiểu), số ngƣời hƣởng các chế độ BHXH hàng năm, chi phí quản lý và tình hình tăng trƣởng của quỹ. Nếu các chỉ số trên thấp hơn so với dự tính (nhƣ nêu ở phần tính cân đối quỹ) thì việc hỗ trợ của NSNN sẽ đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo thời hạn cân đối quỹ BHXH đƣợc kéo dài hơn trong trƣờng hợp các yếu tố về chế độ chính sách BHXH không thay đổi. Ngoài ra thời điểm mà NSNN hỗ trợ cho quỹ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình cân đối quỹ BHXH, nếu NSNN chuyển kinh phí hỗ trợ cho quỹ càng sớm thì quỹ sẽ chủ động cân đối và có điều kiện thuận lợi để thực hiện những biện pháp cân đối lâu dài. 166 - Về việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ đóng - hưởng các chế độ BHXH cần tổ chức thực hiện như sau: +) Về tuổi nghỉ hưu: Đây là nhân tố tác động mạnh đến cán cân thu - chi của Quỹ BHXH, bởi vì quỹ hƣu trí và tử tuất chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ quỹ BHXH. Hiện nay, do thực hiện chủ trƣơng sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sử dụng nhiều biện pháp; trong đó có biện pháp ƣu đãi giảm tuổi nghỉ hƣu, tăng tỷ lệ hƣởng khi nghỉ hƣu trƣớc tuổi... tất yếu sẽ dẫn đến không chỉ làm giảm nguồn thu vào quỹ mà còn làm cho nguồn chi từ quỹ tăng lên rất nhanh. Theo quy định của Bộ Luật lao động hiện nay, tuổi nghỉ hƣu chung đối với nam là 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Nếu thực hiện điều chỉnh giảm hoặc tăng tuổi nghỉ hƣu với tất cả các loại hình lao động thì sẽ trực tiếp tác động đến số thu, số chi BHXH cũng nhƣ khả năng cân đối quỹ BHXH (nếu giảm 5 tuổi thì quỹ BHXH sẽ giảm thu BHXH 60 tháng, đồng thời phải chi thêm 60 tháng lƣơng hƣu và trợ cấp xã hội; ngƣợc lại, nếu tăng tuổi nghỉ hƣu thêm 5 tuổi thì số thu BHXH sẽ tăng thêm 60 tháng). Vì vậy, trong tƣơng lai, khi điều kiện làm việc và mức sống xã hội đƣợc nâng cao, lúc đó tuổi thọ của con ngƣời tăng lên thì cần thiết phải điều chỉnh tăng dần độ tuổi nghỉ hƣu; trƣớc mắt chƣa nên tăng tuổi nghỉ hƣu ngay một lần một vài tuổi mà tăng dần mỗi năm là từ 3 đến 6 tháng tuổi đến khi đạt độ tuổi nghỉ hƣu đối với nam là 65 tuổi, đối với nữ là 60 tuổi. Trƣờng hợp cá biệt do giảm biên chế hoặc xắp xếp lại lực lƣợng lao động mà phải giảm tuổi nghỉ hƣu thì cần có chế độ tài chính riêng do NSNN bảo đảm. +) Về mức đóng góp của NSDLĐ và NLĐ: Cần phải lấy nguyên tắc đảm bảo cân đối lâu dài quỹ BHXH là một trong những nguyên tắc quan trọng để làm căn cứ trong việc hoàn chỉnh chính sách thu BHXH. Trên cơ sở nguyên tắc này, xác định mức đóng BHXH hợp lý cho từng thời kỳ, tính toán nâng dần mức thu BHXH sao cho quỹ BHXH không bị mất cân đối sớm. Hiện nay, ở Việt nam, mức đóng BHXH là 32% tổng quỹ tiền lƣơng; các nƣớc trên thế giới có quy định mức đóng góp của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH gần bằng nhau và có tỷ lệ đóng cao hơn của nƣớc ta hiện nay. Chẳng hạn nhƣ: ở Đức, để hình thành quỹ trợ cấp tuổi già, giảm khả năng lao động, tử tuất, NSDLĐ và NLĐ đóng 41,5% thu 167 nhập, trong đó NLĐ đóng 20,75% NSDLĐ đóng 20,75%. Tuy nhiên, ở nƣớc ta trong những năm trƣớc mắt nền kinh tế chƣa phát triển và chƣa ổn định, việc nâng mức đóng BHXH là việc hết sức khó khăn vì nó liên quan nhiều đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động và chi phí đầu vào của sản phẩm. +) Về chi cho các chế độ BHXH: Khi thực hiện cải cách tiền lƣơng, NLĐ đƣợc cải thiện về tiền lƣơng và thu nhập hàng tháng, nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ hƣởng các chế độ BHXH cho phù hợp với mức đóng góp nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc không giảm số tuyệt đối về lƣơng hƣu và trợ cấp hàng tháng, đồng thời đảm bảo ngang bằng với việc tăng mức sống. Hiện nay, theo quy định thì NLĐ phải có đủ 30 năm tham gia BHXH mới đƣợc hƣởng tỷ lệ lƣơng hƣu là 75% lƣơng bình quân 5 năm cuối. Tỷ lệ này là cao, chƣa phù hợp với mức đóng BHXH, đa số các nƣớc trên thế giới mức hƣởng tối đa hiện nay là từ 60% đến 65%. +) Về thời gian đóng BHXH: Theo quy định hiện hành, từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hƣu khi đóng đủ 15 năm BHXH hƣởng lƣơng hƣu bằng 45% mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hƣởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 30 năm đƣợc hƣởng lƣơng hƣu tối đa 75%. Với lao động nam đóng 15 năm BHXH hƣởng lƣơng hƣu 45% bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH, tới 2022 phải tham gia 20 năm BHXH mới đƣợc hƣởng mức 45%. Muốn hƣởng lƣơng hƣu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm, thay vì 30 năm nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế; sự ổn định về tổ chức bộ máy quản lý của các Bộ, ngành và sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian công tác của cán bộ, công nhân viên chức Nhà nƣớc cũng nhƣ của NLĐ đang làm việc cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế đang đƣợc kéo dài ra và thời gian đóng BHXH cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, nếu nâng thời gian đóng BHXH tối thiểu để hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng lên thì sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi trả lƣơng hƣu hàng tháng từ quỹ BHXH. +) Về cách xác định lương hưu: Hiện nay mức tiền lƣơng làm cơ sở để tính lƣơng hƣu là mức lƣơng bình quân 5 năm cuối. Điều này không đảm bảo 168 nguyên tắc đóng - hƣởng và chênh lệch tăng tiền lƣơng hƣu khoảng 40% nếu so với cách tính lƣơng hƣu theo tiền lƣơng đóng BHXH toàn bộ quá trình tham gia. Vì vậy cần phải điều chỉnh quy định mức tiền lƣơng làm cơ sở để tính lƣơng hƣu những đối tƣợng hiện tại tính bình quân 5 năm thì nghiên cứu trong thời gian tới có thể điều chỉnh bình quân 10 năm và tiến tới bình quân đóng BHXH toàn bộ quá trình tham gia. +) Về điều chỉnh tiền lương hưu: Khi điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc cho phép điều chỉnh tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho mọi ngƣời dân, thì ngƣời nghỉ hƣu cũng đƣợc hƣởng quyền lợi đó. Nhƣng cũng cần phải thấy rằng ngƣời nghỉ hƣu không còn trực tiếp đóng góp vào quỹ BHXH, vì vậy việc điều chỉnh tăng thu nhập cho ngƣời nghỉ hƣu không nên gắn liền với chính sách tăng tiền lƣơng cho NLĐ đang làm việc, mà nên điều chỉnh theo hƣớng: tăng mức chi tuyệt đối cho mọi ngƣời nhƣ chúng ta đã thực hiện tăng 25.000đ/ngƣời/tháng cho đối tƣợng nghỉ hƣu trƣớc 1985; không nên tăng theo tỷ lệ nhƣ các lần điều chỉnh tiền lƣơng hƣu gần đây. Tránh tình trạng ngƣời có mức lƣơng hƣu cao thì đƣợc điều chỉnh tăng càng nhiều, ngƣời có mức lƣơng hƣu thấp (thƣờng có đời sống khó khăn) thì lại đƣợc tăng ít, dẫn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng lớn ngay đối với những ngƣời cùng hƣởng lƣơng hƣu. Mà lẽ ra việc tăng thu nhập cho ngƣời hƣởng lƣơng hƣu đƣợc hiểu gần nhƣ là một khoản phúc lợi xã hội mà mọi ngƣời phải đƣợc hƣởng tƣơng đối nhƣ nhau. Vì vậy, trong thời gian tới nên tách việc điều chỉnh tăng lƣơng cho NLĐ với việc tăng thu nhập cho ngƣời nghỉ hƣu. +) Về chế độ ốm đau: Cần quy định cụ thể hơn về việc nghỉ ốm đau để hƣởng chế độ BHXH, tránh sự lạm dụng của NLĐ và sự tùy tiện của một số cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm đau. Có thể quy định NLĐ ốm phải nghỉ làm việc đến ngày thứ 3 mới đƣợc hƣởng BHXH nhƣ một số nƣớc trên thế giới đã từng quy định. Có hình thức xử phạt nặng bằng tiền hoặc đình chỉ không cho quyền cấp giấy nghỉ ốm đối với những bác sĩ (hoặc y sĩ) và cơ sở khám chữa bệnh nếu vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng. 169 +) Về chế độ thai sản: Phải quy định thời gian NLĐ đã có đóng góp vào quỹ BHXH trong một thời gian tối thiểu nào đó mới đƣợc hƣởng chế độ thai sản. Nếu không đủ thời gian đóng theo quy định thì chỉ đƣợc hƣởng mức trợ cấp thấp hơn. Chẳng hạn nhƣ NLĐ phải đóng BHXH trong thời gian tối thiểu là 2 năm mới đƣợc hƣởng đủ chế độ thai sản nhƣ hiện nay. +) Về chế độ TNLĐ-BNN: Quy định thời gian khám định kỳ (khoảng 1 năm khám 1 lần) đối với chế độ này, nếu mức độ suy giảm sức khỏe tăng hoặc giảm thì đƣợc điều chỉnh chế độ hƣởng theo mức độ suy giảm thực tế sau khi khám định kỳ. 4.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Để thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam và đƣa chính sách đó vào thực tế cần phải có các điều kiện sau: 4.4.1. Tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động của BHXH Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính BHXH nói riêng. Cho đến nay, Nhà nƣớc đã xây dựng đƣợc hệ thống pháp lý cơ bản và tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động BHXH bao gồm các điều luật trong Bộ luật Lao động, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam và trong các Nghị định, Quyết định, Điều lệ và các Thông tƣ, văn bản pháp quy hƣớng dẫn sự nghiệp BHXH. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn đã thay đổi, một số văn bản pháp quy ban hành không còn phù hợp nữa, trở nên lỗi thời hoặc gây khó khăn trở ngại cho hoạt động của BHXH. Trong thời gian tới, cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy đã ban hành trong lĩnh vực BHXH để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. - Kiện toàn các chính sách, pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thu, chi, đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH. 170 Ngoài ra, Nhà nƣớc cần phải có các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ ngành BHXH tăng mức độ bao phủ BHXH, phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lƣợng lao động tham gia BHXH. Nhà nƣớc cần định hƣớng mô hình hoạt động sự nghiệp BHXH, ngoài hệ thống BHXH hiện hành thì Nhà nƣớc có thể cho phép thử nghiệm các mô hình khác để phù hợp hơn với số đối tƣợng, lĩnh vực đặc thù. Ở một chừng mực nào đó, Nhà nƣớc phải bảo hộ cho đầu tƣ quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất và có khả năng sinh lợi tốt. Nhà nƣớc không đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động đầu tƣ sinh lời của quỹ BHXH. Quy định cụ thể hơn các hình thức đầu tƣ và phƣơng thức đầu tƣ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tƣ của quỹ BHXH hiệu quả hơn, cũng nhƣ tăng cƣờng trách nhiệm của tổ chức BHXH trong hoạt động này. Nhà nƣớc cần ban hàng các văn bản luật để khuyến khích các loại hình BHXH tự nguyện, bảo hiểm hƣu trí bổ sung và các loại hình bảo hiểm thƣơng mại để tạo nên một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đa trụ cột theo hƣớng tiếp cận với mô hình bảo hiểm xã hội của cá nƣớc phát triển nhằm đàm bảo tốt hơn quyền lợi của ngƣời lao động trong xã hội. 4.4.2. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy và cán bộ Để điều hành tốt các hoạt động BHXH cần có bộ máy hợp lý, đủ mạnh, đảm bảo linh hoạt và có đủ năng lực quản lý. Muốn vậy cần thực hiện: 4.4.2.1. Về tổ chức bộ máy Hiện nay, theo Nghị định 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH đã đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo mô hình 3 cấp: Trung ƣơng, tỉnh, huyện. Mô hình 3 cấp này đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ do Chính phủ giao cho, góp phần phát triển sự nghiệp Bảo hiểm xã hội nƣớc nhà, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đánh giá cao. Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt nam cũng cần thiết giữ nguyên mô hình 3 cấp không chia lẻ quỹ cho các Bộ, Ngành quản lý, không thành lập BHXH ngành. Để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam nhằm nâng 171 cao hiệu quả hoạt động thì cần kiện toàn Hội đồng quản lý - cơ quan cao nhất của BHXH Việt Nam trên cơ sở mở rộng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và số lƣợng thành viên của Hội đồng quản lý để giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu, chi, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản lý trong công tác đầu tƣ tăng trƣởng, đƣợc quyền xem xét, lựa chọn thêm các phƣơng án đầu tƣ cho thích hợp. 4.4.2.2. Về đội ngũ cán bộ Để tăng trƣởng công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, thực hiện khoán chi hoạt động BHXH Việt Nam cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. BHXH là một ngành có chuyên môn sâu nhƣng hầu hết số cán bộ làm công tác BHXH hiện nay chủ yếu có chuyên môn về kinh tế, tài chính, xã hội chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn BHXH. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong thời gian tới, công tác cán bộ ngành bảo hiểm xã hội tập trung thực hiện các mặt sau đây: - Xây dựng tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ, công chức của ngành trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc. - Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt là các chuyên gia giỏi, trẻ để thực thi nhiệm vụ và thay thế trong tƣơng lai. - Nâng cao tình độ mọi mặt của cán bộ, công chức trên cơ sở bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong các năm tới: đội ngũ cán bộ, công chức của ngành phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tƣ tƣởng, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp BHXH. Đào tạo tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau đây: - Nghiệp vụ cơ bản trong tác nghiệp thu, chi, chế độ chính sách BHXH. - Nghiệp vụ về thẩm định. - Nghiệp vụ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. 172 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong bảo toàn và phát triển quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi. - Cơ sở khoa học của việc hoạch định chính sách và các chế độ BHXH. - Thông tin về hoạt động BHXH trên thế giới. - Ngoại ngữ. - Chính trị và nhân văn. - Xây dựng quy hoạch cán bộ trong tƣơng lai để có lực lƣợng dự trữ và thay thế khi cần thiết. 4.4.3. Đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 4.4.3.1. Hoàn thành việc xây dựng trụ sở làm việc cho toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương. Tính đến hết năm 2016, hệ thống BHXH Việt Nam đã thực hiện xây dựng xong trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và 697 trụ sở Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhƣ vậy còn khoảng gần 80 trụ sở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chƣa đƣợc xây dựng cần phải tiếp tục thực hiện và hoàn thành để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức làm việc, đảm bảo an toàn về tiền của. 4.4.3.2. Hiện đại hoá biện pháp quản lý bằng công nghệ thông tin Trên thế giới, các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ: Pháp, Mỹ, Đức, Nhật,... đã sử dụng công nghệ thông tin để quản lý BHXH trong nhiều năm nay. Các nƣớc trong khu vực nhƣ Philipin, Thái lan, Singapore, Malaysia,... cũng đã hoàn thiện nối mạng vi tính trong toàn quốc, toàn bộ công tác quản lý bảo hiểm xã hội của các nƣớc này đều đƣợc sử dụng trên mạng vi tính rất thuận lợi cho công tác điều hành quản lý thu, chi và giải quyết chế độ BHXH. Ở nƣớc ta, trong giai đoạn tới, do khối lƣợng công tác quản lý thu, chi, quản lý đối tƣợng tăng lên gấp bội đòi hỏi cấp thiết phải đƣợc trang bị hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, toàn bộ công tác quản lý BHXH phải đƣợc thực hiện bằng các phần mềm máy tính chuyên nghiệp mới có khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Ngành BHXH Việt Nam cần có một bộ cơ sở dữ liệu 173 tập trung để: - Lƣu trữ và khai thác thông tin của tất cả đối tƣợng đang hƣởng chế độ BHXH và tất cả những ngƣời đã hết hạn hƣởng chế độ BHXH. Xử lý các thông tin khi có biến động tăng, giảm đối tƣợng thụ hƣởng BHXH hoặc điều chỉnh tăng, giảm trợ cấp khi chế độ chính sách thay đổi. - Lập danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho từng đầu mối chi trả, theo dõi tình hình cấp phát và thanh toán kinh phí, lập báo cáo và sổ sách theo quy định. - Quản lý lƣu trữ hồ sơ của các đối tƣợng đã hết hạn hƣởng chế độ, đã chết hay vi phạm pháp luật bị đi tù, 174 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Trên cơ sở những lý luận chung về chính sách tài chính BHXH ở chƣơng 2 và thực trạng chính sách tài chính BHXH ở chƣơng 3, tại chƣơng này nghiên cứu sinh đã phân tích đƣợc tình hình kinh tế xã hội Việt Nam và định hƣớng phát triển của BHXH Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030. Từ đó, nghiên cứu sinh đã đƣa ra các quan điểm chung và quan điểm cụ thể hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam. Trên cơ sở các quan điểm đó, luận án trình bày hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam theo 4 nhóm sau:  Hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính  Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn tài chính  Hoàn thiện chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam  Hoàn thiện chính sách cân đối quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam Trong mỗi nhóm giải pháp, nghiên cứu sinh đã trình bày các giải pháp về hoàn thiện chính sách và các giải pháp về tổ chức thực hiện. Hệ thống giải pháp đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, trong mỗi giải pháp này có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ và tận dụng đƣợc sự phát triển của khoa học công nghệ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, để thực hiện đƣợc tốt và phát huy tính hiệu quả của các nhóm giải pháp trên, luận án đã đƣa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó là phải tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động của BHXH; Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy và cán bộ của BHXH; Đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật cho BHXH Việt Nam. 175 KẾT LUẬN BHXH là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con ngƣời. Mục đích của BHXH là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho con ngƣời trƣớc những mối đe doạ giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ các nguyên nhân nhƣ: thất nghiệp, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, ốm đau, tuổi già hay các nguy cơ khác. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về BHXH càng cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu thế già hoá dân số, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trƣờng, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng kéo theo hệ quả là trình trang thất nghiệp, các loại bệnh tật gia tăng nên nhu cầu bảo hiểm là rất cấp bách. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với các chính sách hiện hành, đến năm 2021, quỹ BHXH của Việt Nam sẽ có nguy cơ cao mất cân đối thu chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dƣ để chi trả. Tuy nhiên, đến năm 2034 phần kết dƣ này cũng không còn dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi đó, ngƣời lao động sẽ không nhận đƣợc lƣơng hƣu. Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH phải đƣợc chú trọng đến hoạt động huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH; sử dụng nguồn tài chính quỹ BHXH và đầu tƣ tăng trƣởng để tránh bị bội chi. Sự cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH là một đặc trƣng cơ bản của hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế thị trƣờng và cũng là yêu cầu khách quan đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong việc đảm bảo ASXH và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững. Do vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện chính sách tài chính BHXH nhằm góp phần giải quyết các đòi hỏi của thực tiễn đã nêu ở trên. Trên cơ sở lý thuyết và số liệu thống kê thu thập đƣợc, luận án đã tiến hành phân tích và đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu nhƣ sau: 1. Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách tài chính BHXH; các nguyên tắc của chính sách tài chính BHXH, các bộ phận cấu thành của chính sách tài chính BHXH và các nhân tố ảnh hƣởng tới chính sách tài chính BHXH. Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm 176 chính sách tài chính BHXH của một số nƣớc trên thế giới trong việc huy động, và sử dụng nguồn tài chính, đầu tƣ tăng trƣởng và cân đối quỹ BHXH để từ đó đƣa ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Luận án đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam, vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Luận án đã khảo sát, điều tra để biết đƣợc thực trạng chính sách tài chính BHXH Việt Nam trên bốn khía cạnh là chính sách huy động nguồn tài chính, chính sách sử dụng nguồn tài chính, chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH và chính sách cân đối quỹ BHXH. Qua đó, luận án đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc và những hạn chế của chính sách tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2017. 3. Luận án đã chỉ ra định hƣớng phát triển của BHXH Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030 theo tinh thần của nghị quyết số 28-NQ/TW. Hơn nữa, để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH, luận án đã đề xuất các quan điểm chung và quan điểm cụ thể cho tổ chức thực hiện. Đây là tiền đề cơ bản để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận án. 4. Luận án đã đạt đƣợc mục tiêu cơ bản nhất là hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam theo 4 nhóm giải pháp sau: Hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính; Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn tài chính; Hoàn thiện chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH Việt Nam; Hoàn thiện chính sách cân đối quỹ BHXH Việt Nam. Các nhóm giải pháp đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, trong mỗi giải pháp này có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ và tận dụng đƣợc sự phát triển của khoa học công nghệ và phù hợp với thông lệ quốc tế. 5. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện đƣợc tốt và phát huy tính hiệu quả của các nhóm giải pháp trên, đó là phải tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động của BHXH; Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy và cán bộ của BHXH; Đầu tƣ cơ sở vật chất và công nghệ cho BHXH Việt Nam. Cuối cùng, kỳ vọng lớn nhất của tác giả luận án là toàn bộ những nghiên cứu trong luận án sẽ giúp làm phong phú thêm sự hiểu biết cho những 177 ngƣời quan tâm về tài chính - tiền tệ để nhận thức rõ hơn về một hiện tƣợng tiền tệ đặc thù trong nền kinh tế thông qua hoạt động tài chính của BHXH. Luận án này mong muốn sẽ mở ra một hƣớng nghiên cứu nhằm phát triển và hoàn thiện lý thuyết về chính sách tài chính của các tổ chức trung gian tài chính nói chung và trung gian tài chính phi ngân hàng nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế, tác giả luận án rất mong đƣợc sự đóng góp của các thầy cô, của các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để luận án đƣợc hoàn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn. 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS TRONG THỜI GIAN HỌC TẬP 1. Trịnh Khánh Chi (2014), Nợ đọng bảo hiểm, đầu tư không an toàn là tác nhân gây thâm hụt quỹ BHXH, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán (Mã ISSN 1859-4093), số tháng 3/2014. 2. Trịnh Khánh Chi (2017), Bàn về Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thanh tra Tài chính (Mã ISSN 2354-0885), số tháng 6/2017. 3. Trịnh Khánh Chi (2018), Tình hình bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán (Mã ISSN 1859-4093), số tháng 01/2018. 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH các năm 2011,2012,2013, 2014,2015,2016 và 2017. [2]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết toán ngân sách các năm 2011, 2012, 2013, 2014,2015,2016 và 2017. [3]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 và 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 về quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. [4]. Bộ LĐTB&XH, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ LĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội. [5]. Bộ Tài Chính, Thông tư 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 của hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [6]. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. [7]. Bộ Tài chính, Thông tư số 20/2016/TT-BTC, ngày 03 tháng 2 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. [8]. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. [9]. Chính phủ, Nghị định 04/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng. [10]. Chính phủ, Nghị định 61/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác hầm lò. [11]. Chính phủ, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện. [12]. Chính phủ, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động. 180 [13]. Chính phủ, Nghị định 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. [14]. Chính phủ, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. [15]. Dƣơng Xuân Triệu (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [16]. Dƣơng Xuân Triệu (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [17]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI. [18]. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII. [19]. Đỗ Văn Sinh (2001), Quỹ BHXH đảm bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000 – 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [20]. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê. [21]. Đỗ Thị Xuân Phƣơng (2012), Cải cách bảo hiểm hưu trí cho người lao động: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí BHXH số 02/2012. [22]. Giang Thanh Long (2008), Quỹ BHXH: Nhân tố tác động, thách thức và lựa chọn chính sách cho Việt Nam, Tạp chí BHXH số 09/2008. [23]. Hoàng Bích Hồng (2011), Hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân. [24]. Hoàng Mạnh Cừ (2011), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Tài chính. [25]. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2016), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, NXB Tài chính. [26]. ILO (2013), Đánh giá và dự báo tài chính Quỹ hưu trí của Việt Nam, tháng 8/2013. [27]. ISSA (2008), Bảo hiểm xã hội các nước ASEAN và Thái Bình Dương năm 2008, NXB Lao động - Xã hội. [28]. Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban chấp hành trung ƣơng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, ngày 23 tháng 5 năm 2018. [29]. Nguyễn Trọng Thản (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. [30]. Nguyễn Trọng Thản (2014), Giải pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính. 181 [31]. Nguyễn Thị Hảo (2015), Đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân. [32]. Nguyễn Xuân Hiệp (2014), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành Công an, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. [33]. Nguyễn Văn Xô (1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục. [34]. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [35]. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. [36]. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học KTQD. [37]. Nguyễn Thị Lê Thu (2015), An toàn quỹ Bảo hiểm xã hội, Tạp chí BHXH số tháng 11 năm 2015. [38]. Nguyễn Văn Chiều (2013), Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. [39]. Phạm Đỗ Nhật Tân (2007), Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH, Đề tài khoa học cấp Bộ - BHXH Việt Nam. [40]. Phạm Đình Thành (2015), Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối các Quỹ BHXH, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [41]. Phạm Thị Lan Phƣơng (2011), Nghiên cứu phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. [42]. Phạm Thị Định (2011), Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, NXB Đại học KTQD. [43]. Phạm Trƣờng Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. [44]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. [45]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. [46]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. 182 [47]. Trần Đức Nghiêu (2005), Hoàn thiện quy chế chi BHXH, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [48]. Thủ tƣớng chính phủ, Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [49]. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 về quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [50]. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. [51]. Thủ tƣớng chính phủ, Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2016 về việc phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [52]. Tổng cục Thống Kê (2013), Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình ngày 1/4/2013. [53]. Trịnh Hồng Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. [54]. Vũ Thành Hƣng (1999), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân. [55]. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức Bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. [56]. World Bank (2012), Việt Nam: Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH [57]. Adam Smith (2003), The wealth of nations, Bantam Classic Publishing, ISBN: 0553585975, 1231 pages. [58]. Allianz Dresdner Economic Research, Allianz international pension papers, (released 01/2014). [59]. Dale Kintzel (2017), Social Security Retirement Benefits and Private Annuities: A Comparative Analysis, Social Security Bulletin, Vol 155, p86-102. [60]. Deogratius Odokel (2007), The Right to Social Security in International Law: A Critical Analysis of Uganda’s Compliance with her Obligations, Master thesis - Lund University. [61]. Gayle L. Reznik, David A. Weaver, and Andrew G. Biggs (2009), Social Security and Marginal Returns to Work Near Retirement, Issue Paper No. 2009-02. 183 [62]. ILO (1992), In troduction Social sercurity. [63]. ILO (2011), Social sercurity and rule of law, 100th Conference, Gerneva. [64]. Karam, Muir, Pereira and Tuladhar (2010), Macroeconomic effects of public pension reforms, IMF, Working Paper. [65]. Mikki D. Waid (2016), Social Security: A Brief Overview, AARP Public Policy Institute. [66]. OECD (2014), OECD Factbook 2013: Economic, environmental and social statistics, OECD Publishing, Paris. [67]. OECD (2012), Pensions at a glance.. [68]. Paola Profeta (2000), The political economy of retirement and social security, PhD thesis – Department of Economics, University Pompeu Fabra. [69]. Richard Burkhauser, Alan Gustman, John Laitner, Olivia Mitchell, Amanda Sonnega (2009), Social Security research at Michigan retirement, Social Security Bulletin, Vol 69, p51-65. [70]. Social Security Administration (2016), Social Security Programs Throughout the World: Asia and the Pacific. [71]. Social Security Administration (2016), Social Security Programs throughout the World: Europe. [72]. Social Security Administration (2016), Social Security Programs throughout the World: The Americas. [73]. Social Security Administration (2016), Status of the Social Security and Medicare Programs: A Summary of the 2016 Annual Reports. [74]. Sujeeva Padmakumara Wijewickreme (2016), A Framework for Providing a Lifelong Social Security System for The Operational Workforce in the Construction Industry in Sri Lanka, PhD thesis – Salford University Manchester. [75]. Vayralyn H. Gonzales, Abegael Kristel, Ann P. Millera (2015), Measuring the service quality of social security system (SSS), Laguna Journal of Engineering and Computer Studies, Vol. 3 No.1, September 2015. III. CÁC WEBSITE TRUY CẬP [76]. (Ngày cập nhật: 08-05-2018). [77]. khoang-24-luc-luong-lao-dong-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi.html (Ngày cập nhật: 22- 08-2017). 184 [78]. uong-nang-tuoi-huu-tu-nam-2021-450305.html (Ngày cập nhật: 10-05-2018). [79]. quan-ly-thong-nhat-minh-bach-va-thuan-tien (Ngày cập nhật: 10-08-2014). [80]. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=18787 (Ngày cập nhật: 29-03-2018). [81]. 16771 (Ngày cập nhật: 29-12-2016). [82]. kinh-te-asean-2015-thach-thuc-va-trien-vong-doi-voi-viet-nam-57231.html (Ngày cập nhật: 08-01-2015). [83]. the-gia-hoa-dan-so-o-nuoc-ta-hien-nay-va.aspx (Ngày cập nhật: 10-09-2018). [84]. ra.html (Ngày cập nhật: 17-06-2015). [85]. aspx? ItemID=5 (Ngày cập nhật: 27-11-2015).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_tai_chinh_bao_hiem_xa_hoi_o_vi.pdf
Luận văn liên quan