Luận án này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam để từ
đó đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, Luận án đạt được các
kết quả sau đây:
- Đã nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong nước và nước ngoài từ
các góc độ khoa học khác nhau như: chính trị học, triết học, xã hội học và luật
học Trên cơ sở đó đặt ra, đi sâu những vấn đề luận án phải tiếp tục nghiên cứu
việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước dưới góc
độ khoa học pháp lý, trong đặc điểm, điều kiện ở Việt Nam.
171 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hoạt động của tổ
chức mình trước hội viên và pháp luật.
Ba là, nhà nước thừa nhận, cho phép thành lập các tổ chức xã hội dân sự,
khuyến khích doanh nghiệp và nhà hảo tâm quyên góp tài sản cho các tổ chức
dân sự, gián tiếp hỗ trợ cho các tổ chức dân sự thông qua việc mở thầu rộng rãi
cung cấp một số dịch vụ công, chính sách công như: trợ giúp pháp lý, hỗ trợ
người nghèo, chăm sóc người già, trẻ mồ côi, người lang thang, người tâm thần
140
và các chính sách phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số để các tổ chức đó được độc lập, khách quan, chủ động trong hoạt động và
không bị phụ thuộc, chi phối bởi chính đối tượng bị kiểm soát.
Nhân dân thông qua các tổ chức đại diện cho mình để kiểm soát quyền lực
nhà nước như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và các thiết chế xã hội khác phải bảo đảm
được khả năng, năng lực kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các yếu tố cơ
bản đó là: có địa vị chính trị, pháp lý, con người, công cụ, phương tiện hay điều
kiện thực hiện Nhưng điều quan trọng hơn các tổ chức đó có đủ điều kiện,
năng lực đại diện cho nhân dân hay không thì cần thiết phải đổi mới cơ chế thiết
lập bộ máy và hoạt động của các tổ chức đó bảo đảm thực sự là tổ chức đại diện
của nhân dân, tránh tình trạng tự danh xưng là "đại diện" nhưng không rõ ràng
"quy trình" đại diện, "việc" đại diện và "trách nhiệm" đại diện. Vì vậy, cần tùy
theo mục đích, yêu cầu của xã hội hoặc của nhà nước mà các thiết chế đó hoặc
được hiến định, hoặc được pháp luật quy định cụ thể.
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các phương tiện truyền thông
đại chúng
Để các phương tiện truyền thông đại chúng phát huy hơn nữa vai trò là
một thiết chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì cần phải thực hiện một
số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần thực hiện thí điểm báo chí, xuất bản tư nhân; đẩy mạnh hơn
nữa việc truyền hình trực tiếp các cuộc họp quan trọng của các cơ quan nhà
nước, các phiên tòa xét xử, các hoạt động giám sát và các sự kiện được nhân dân
quan tâm hay những quyết sách liên quan mật thiết đến lợi ích của nhân dân để
người dân có cơ sở tham gia thảo luận, đánh giá. Việc đưa tin trực tiếp sẽ phản
ánh trung thực vấn đề để nhân dân có thể biết chính xác những người đại diện
cho mình thực hiện công việc như thế nào. Mặt khác, cần có cơ chế để các
phương tiện truyền thông đại chúng được phép thực hiện các điều tra bằng hình
ảnh, bài viết đối với những người đảm trách chức vụ nhà nước nếu người đó có
141
các biểu hiện không chuẩn mực về đạo đức và trách nhiệm mà không có "vùng
cấm" nào.
Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các phương tiện truyền thông đại
chúng trong việc nâng cao dân trí và giáo dục pháp luật bằng việc thông tin
nhanh chóng, khách quan, toàn diện về quá trình thực thi quyền lực nhà nước,
đồng thời phân tích, diễn giải, định hướng cho nhân dân một cách đúng đắn, tôn
trọng pháp luật và sự thật. Khích lệ, động viên, dẫn dắt, khơi dậy tiềm năng của
nhân dân, chuyển tải ý kiến của nhân dân tới các cơ quan và người có thẩm
quyền để xem xét, giải quyết. Khắc phục tình trạng đưa tin "giật gân câu khách",
đưa tin không đúng sự thật vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong thời
gian qua.
- Hoàn thiện các thiết chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
+ Xây dựng ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng,
các tập thể lao động đầy đủ ở các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hành
chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật và Quy chế thực hiện
dân chủ ở cơ sở. Khắc phục những hạn chế về thể chế và cách thức tổ chức, hoạt
động của các tổ chức trên theo hướng thiết thực, cụ thể hơn để dễ thực hiện và
thực hiện có hiệu quả hơn. Nên để nhân dân tự lựa chọn, bầu ra người mà họ tin
tưởng đảm trách công việc trong các tổ chức: Ban thanh tra nhân dân, Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng và Tập thể lao động... thay vì "định hướng", xác định
"cơ cấu" là lãnh đạo các tổ chức Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận
các vị trí, công việc đó. Pháp luật chỉ quy định tiêu chuẩn người đảm trách chứ
không nên quy định cơ cấu đảm trách như hiện nay. Có như vậy, các thiết chế đó
mới thật sự đúng nghĩa là thiết chế của nhân dân, do nhân dân tổ chức nên để
thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình.
+ Tăng cường hoạt động giám sát các cơ quan, cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước và đại biểu dân cử một cách chặt chẽ, chính xác, kịp thời trên tinh
thần xây dựng và nghiêm túc; tổ chức rà soát rút gọn quy trình, thủ tục thực hiện
các việc theo cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để tránh trùng
chéo, rườm rà và các điều kiện để dân hưởng như chính sách khen thưởng, hỗ trợ
142
về kinh phí, cơ sở vật chất nhằm tăng cường động lực cho các tổ chức hoạt động.
Cơ chế hỗ trợ kinh phí cần được thực hiện theo kế hoạch và kết quả hoạt động,
tránh bao cấp hóa, định mức hóa hoặc thực hiện từ chính đối tượng bị giám sát
để tránh việc thực hiện trở nên hình thức hoặc bị chi phối làm mất đi tính độc
lập, khách quan cần phải có của các thiết chế này.
+ Xây dựng các mô hình, cách thức để thuận tiện cho nhân dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo cũng như kiến nghị, phản ánh, yêu cầu đối với cơ quan
và người có thẩm quyền... Nên trao cho các thiết chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
quyền năng giám sát tất cả các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
sinh sống trên địa bàn dân cư về các biểu hiện xa dân, giàu có bất thường hay
các hoạt động không minh bạch khác. Cần có quy định về cơ chế thực hiện cụ
thể để tránh tình trạng nể nang, né tránh, xuôi chiều hoặc bị các cơ quan, cá nhân
trong bộ máy nhà nước "tác động", "chi phối"...làm biến dạng kết quả kiểm soát,
giám sát của nhân dân.
4.2.3. Hoàn thiện các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước
Để cơ chế vận hành có hiệu quả, các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải được thiết kế một cách đồng bộ có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng đi liền với trách
nhiệm cụ thể, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước đặt
ra. Tổ chức và hoạt động của các thiết chế cần tránh tình trạng hành chính hoá,
đồng thời chính sách, pháp luật cũng cần tránh bao cấp hóa, nhà nước hóa các tổ
chức xã hội mang tính tự nguyện, tự chủ để đảm bảo tính độc lập, khách quan
của các tổ chức đó trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Phải đảm bảo
mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng, tôn trọng, phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên với hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra trong bộ máy
nhà nước và hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng tạo nên một hệ thống kiểm
soát đồng bộ, chặt chẽ, vận hành có hiệu quả.
Các thiết chế là các tổ chức cho nên cần có sự thống nhất về phương thức,
nội dung tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tuy có vai trò và địa vị
143
pháp lý khác nhau nhưng các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội -
nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ
sở đều mang tính nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước, không mang tính
quyền lực nhà nước cho nên cần có sự công bằng trong các chính sách cho việc
duy trì tổ chức, hoạt động của bộ máy. Mặt khác, cần có sự thống nhất và luật
hóa về trình tự, thủ tục về giám sát, thẩm định và phản biện xã hội; giám sát cơ
quan, cán bộ, công chức nhà nước, đại biểu dân cử để tăng tính khoa học, khả thi
trong hoạt động của các thiết chế.
Nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng luôn là phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm của
cả khoa học lý luận và ứng dụng thực tiễn. Điều đó để tránh các biểu hiện duy ý
chí, giáo điều, lý thuyết suông hoặc sa vào phiến diện, siêu hình do tuyệt đối hoá
một mặt nào đó của vấn đề. Vì vậy, xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải tập trung vào các
yếu tố bảo đảm sau:
Một là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước cần coi trọng các thể chế quy định mối quan hệ tác động, ảnh
hưởng giữa các yếu tố của thể chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước với các thể chế chính trị, pháp lý khác. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước chịu sự tác động, chi phối, ảnh hưởng quan
trọng và quyết định của thể chế chính trị. Thể chế chính trị quyết định, chi phối
việc thiết lập cấu trúc tổ chức quyền lực nhà nước đồng thời quyết định cấu trúc
và tính chất của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng. Do đó, phải đảm bảo tính liên
kết, đồng bộ giữa các yếu tố trong hệ thống, đặc biệt là mối quan hệ giữa hệ
thống cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với hệ thống kiểm
soát quyền lực ngay bên trong bộ máy nhà nước. Cụ thể là phải tăng cường giữa
kiểm soát của Đảng với kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành
viên với kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành
144
pháp, tư pháp. Coi trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ, pháp
quyền gắn liền với hoàn thiện thể chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước và các thiết chế thực hiện dân chủ của nhân dân tạo sự đồng bộ, thống nhất
trong vận hành cơ chế.
Hai là, quyền lực nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ đến vai trò của Đảng,
xét đến cùng chính là quyền lực của Đảng, vì là đảng cầm quyền, có nghĩa là
Đảng nắm chính quyền (nhà nước). Theo đó, đã là quyền lực thì phải có kiểm
soát quyền lực và quyền lực chính trị cũng bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân
cho nên Đảng ta xác định "gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,
chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết
định của mình" [106, tr.9]. Tuy nhiên, nhân dân giám sát Đảng như thế nào và
Đảng chịu sự giám sát của nhân dân ra sao thì cần phải có một cơ chế thực hiện
cụ thể và vấn đề này cần phải được thể chế hoá bằng pháp luật để bảo đảm tính
khả thi trong thực tế. Bên cạnh đó cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát bên trong nội
bộ của Đảng, làm sao cho mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng đều là những nhân tố
tiêu biểu, gương mẫu thực hiện hiến pháp, pháp luật, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
và chịu sự giám sát của nhân dân. Các thiết chế của Đảng cần được tổ chức tinh
gọn về đầu mối và đội ngũ cán bộ chuyên trách, rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của các tổ chức đảng và đảng viên nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức đảng, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên. Có như
vậy kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng và cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước mới vận hành, hoạt động có hiệu quả được.
Ba là, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
cần đề cao, coi trọng xây dựng môi trường dân chủ, pháp quyền. Môi trường dân
chủ, pháp quyền là những yếu tố bảo đảm để tổ chức thiết lập và vận hành cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Mặc dù ở nước
ta đã có hiến pháp qua các thời kỳ, nhưng đến Hiến pháp năm 2013 mới thực sự
là bước đi dân chủ và pháp quyền của đất nước. Bởi vì, nhân dân kiểm soát
145
quyền lực nhà nước được quy định thành nguyên tắc, được thiết lập và bảo đảm
thực hiện bằng hiến pháp. Theo đó, phải tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức đại diện nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân
sử dụng có hiệu quả các công cụ, phương tiện pháp luật để kiểm soát quyền lực
nhà nước một cách thực chất. Mặt khác, phải tạo cơ chế và các điều kiện để nhân
dân trực tiếp thực hiện quyền của mình, nhất là quyền được lựa chọn người xứng
đáng đại diện cho mình và quyền phế truất nếu người đó không còn xứng đáng.
Nhân dân phải có quyền biểu đạt ý chí, nguyện vọng của mình, thể hiện nhu cầu
xã hội của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trước
các tiêu cực của nhà nước bằng chính các quyền con người, quyền công dân mà
hiến pháp và pháp luật đã thừa nhận, ghi nhận. Hệ thống pháp luật về dân chủ,
quyền con người, quyền công dân phải được xây dựng, ban hành đầy đủ nhằm
tạo điều kiện để nhân dân tham gia toàn diện, thực chất hơn vào hoạt động quản
lý nhà nước, quản lý xã hội. Cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân
cử có nghĩa vụ nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện pháp luật, chỉ được làm
những gì pháp luật cho phép. Pháp luật phải đủ mạnh để buộc hoạt động của nhà
nước phải tự kiểm soát, quản lý được chính mình và thực hiện công khai, minh
bạch trước nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
phải đi liền với chính sách, chiến lược nâng cao dân trí, coi trọng công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân
dân. Ở nước ta lực lượng nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị... là thành
phần chiếm đa số. Trong môi trường chính trị, dân chủ thì lực lượng này hết sức
có ý nghĩa trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, hiện nay rất
nhiều nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không hiểu khái niệm dân chủ là gì
và tác dụng của dân chủ đối với họ có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của bản
thân họ. Vì vậy, muốn phát huy, mở rộng dân chủ thì cần nâng cao nhận thức,
trình độ dân chủ cho nhân dân, trước hết cần có chính sách nâng cao dân trí để
nhân dân đủ năng lực và điều kiện tự mình hoặc thông qua cơ quan, tổ chức đại
146
diện cho mình kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của chính mình có hiệu quả. Nâng cao dân trí luôn phải đi liền với
việc nâng cao hiểu biết và củng cố niềm tin vào pháp luật cho nhân dân. Thực
trạng hệ thống pháp luật của chúng ta còn có nhiều hạn chế, bất cập về chất
lượng, chưa đủ luật để thể chế hóa các quyền dân chủ, quyền con người, quyền
công dân theo Hiến pháp năm 2013. Mặt khác, đa số người dân, nhất là nông dân
không hiểu biết đầy đủ về pháp luật, cộng với tâm lý phải dựa vào nhà nước và
được nhà nước chỉ dẫn thì người dân không đủ năng lực làm chủ, không đủ bản
lĩnh làm chủ và không đủ phương tiện làm chủ sẽ làm cho cơ chế trở nên hình
thức, kém hiệu quả. Do đó, nâng cao dân chủ, dân trí và nhận thức hiểu biết pháp
luật của người dân là một trong những bảo đảm để cơ chế vận hành có hiệu quả,
đáp ứng được mục đích yêu cầu đề ra một cách bền vững.
Năm là, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước phải coi trọng yếu tố kinh tế trong việc tạo lập và vận hành cơ chế. Hiệu
quả hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố kinh tế. Kinh tế ở đây chính là nền
kinh tế của đất nước phải phát triển bền vững, ổn định, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao, các thiết chế có điều kiện duy trì bộ máy và tổ chức hoạt
động. Không đảm bảo yếu tố kinh tế thì việc vận hành của từng bộ phận và cả cơ
chế sẽ trở nên khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt
động kiểm soát quyền lực nhà nước của toàn bộ cơ chế.
Bên cạnh các yếu tố chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội, cần coi trọng, phát
huy những mặt tích cực của các yếu tố lịch sử, văn hoá, đạo đức, dân tộc, tôn
giáo, phong tục, tập quán và các thiết chế dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ, bổ sung cho
việc hoàn thiện và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam.
147
Tiểu kết chương 4
Nhiệm vụ của chương 4 là nghiên cứu những quan điểm và giải pháp
hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam,
vì thế chương này có các nội dung sau:
- Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước xuất phát từ yêu cầu khách quan xây dựng nhà nước pháp quyền mạnh,
thực sự vì dân, làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao
quyền, ủy quyền, quản lý xã hội có hiệu lực và hiệu quả; xây dựng môi trường
xã hội dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nhằm thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh dưới lãnh
đạo của Đảng.
- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước được đề xuất tập trung vào việc hoàn thiện các thể chế, thiết chế, bao
gồm: Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã
hội, xã hội - nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế
thực hiện dân chủ ở cơ sở; các quyền thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ đại
diện, các quyền con người, quyền công dân và các yếu tố bảo đảm về chính trị,
pháp lý và kinh tế- xã hội để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước có thể vận hành hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong đó, hoàn thiện các
thể chế, cụ thể là hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ và
quyền làm chủ của nhân dân trên tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013 và
quan điểm, đường lối của Đảng có vai trò then chốt, quyết định hiệu quả vận
hành của cơ chế.
148
KẾT LUẬN
Luận án này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam để từ
đó đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, Luận án đạt được các
kết quả sau đây:
- Đã nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong nước và nước ngoài từ
các góc độ khoa học khác nhau như: chính trị học, triết học, xã hội học và luật
học Trên cơ sở đó đặt ra, đi sâu những vấn đề luận án phải tiếp tục nghiên cứu
việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước dưới góc
độ khoa học pháp lý, trong đặc điểm, điều kiện ở Việt Nam.
- Về cơ sở lý luận, Luận án nghiên cứu yêu cầu khách quan của việc
hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm:
phân tích khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành của cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí của việc hoàn thiện cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức
vận hành của cơ chế; các yếu tố chính trị, pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội tác
động ảnh hưởng đến hoạt động của cơ chế. Cấu trúc cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm: hệ thống các thể chế, thiết chế và các
yếu tố bảo đảm. Chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước được nghiên cứu trong
luận án này là Nhân dân với tư cách là người chủ và làm chủ quyền lực nhà
nước, thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ
đại diện, quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Đối
tượng kiểm soát của cơ chế này là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cả ở trung
ương và địa phương, cả cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. Phương thức nhân
dân kiểm soát là thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân như: Đảng, Mặt
trận, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các
149
thiết chế dân chủ ở cơ sở, các phương tiện truyền thông đại chúng và cá nhân
công dân.
- Về cơ sở thực tiễn, Luận án đã tổng hợp, phân tích quá trình hình thành
và phát triển của cơ chế qua các giai đoạn lịch sử của đất nước kể từ năm 1945
đến nay qua các thể chế pháp lý, đặc biệt là qua các bản Hiến pháp năm 1946,
1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) và năm 2013 về chủ quyền
nhân dân, về nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, về trách nhiệm của nhà
nước trong mối quan hệ với công dân; các quy định về quyền con người, quyền
công dân, nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội đến kiểm soát,
giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đại biểu
dân cử. Đó là sự hình thành và phát triển các chế định pháp lý về Đảng, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các hình thức dân chủ đại diện đến dân
chủ trực tiếp và chế độ thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực trạng vận hành cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đã đạt được nhiều kết quả, góp
phần hiện thực hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân. Thông qua cơ chế đó, toàn dân, mỗi cá nhân công dân cũng như
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đại diện của nhân dân có điều kiện phát huy vai
trò của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và thực hiện
chức năng kiểm soát, giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước, đại biểu dân cử làm cho nhà nước mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm và kết quả đạt được, cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay có những hạn chế còn
tồn tại cả về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm. Những hạn chế đó có
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ
quan là chủ yếu, điều đó đặt ra vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong thời gian tới.
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
nước ta hiện nay cần phải nắm vững những quan điểm, đường lối của Đảng cộng
150
sản Việt Nam, tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 về xây dựng
nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân,
trên cơ sở đó phải được thể chế hoá đầy đủ bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện
bằng pháp luật. Vì vậy, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện
về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế để cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành có hiệu quả, đạt được mục
đích yêu cầu đề ra.
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính
là một trong những bảo đảm chính trị, pháp lý quan trọng trong việc xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân theo quan điểm,
đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Đồng thời là giải pháp phát huy
dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần hoàn thiện cơ chế
"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", đẩy mạnh quá trình phát
triển và hội nhập quốc tế của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quang Anh (12-2014), "Hoàn thiện cơ chế nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (24/280, kỳ 2), tr.3-7, 22.
2. Trần Ngọc Đường, Nguyễn Quang Anh (9-2014), "Quá trình nhận thức và
thực tiễn vận hành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong ba
mươi năm đổi mới", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,(17/273, kỳ1),
tr.11-15.
3. Nguyễn Quang Anh (9-2014), "Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở một số nước: Những giá trị tham khảo", Tạp chí Khoa học và
Chiến lược - Viện Chiến lược và Khoa học Công an, (9), tr.76-79.
4. Nguyễn Quang Anh (2014), "Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước theo quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013", Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (10/271), tr.3-8.
5. Nguyễn Quang Anh (10-2014) "Một số giải pháp hoàn thiện thể chế nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kiểm sát -
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, (20), tr.9-15.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lưu Văn An (Chủ biên) (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống
tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (2004), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Hồng Anh (2003), “Ai phân công thực hiện quyền lực nhà nước?”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3), tr.35-40.
4. Alvin Toffler (1992) Làn sóng thứ ba, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
5. Alvin Toffler (2002), Cú sốc tương lai, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6. Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Nxb Thanh niên, Hà Nội
7. Aristotle (2013), Chính trị luận (The Politics), Nxb Thế giới, Hà Nội.
8. Armatya Sen (2000), Phát triển chính là Tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.
9. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ Trung ương (2005), Hướng dẫn
thực hiện thông báo số 159 TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban bí thư
TW Đảng về tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở, Hà Nội.
10. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ Trung ương (2006), Báo cáo tình
hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2005 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2006, Hà Nội.
11. Ban Dân chủ - Pháp luật thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (2006), Báo cáo tổng quan đề tài: Phát huy vai trò của
MTTQ Việt Nam giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhằm góp phần xây dựng chính quyền cơ sở, Hà Nội.
12. Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo số
217/BDN ngày 09/9/2009 V/v chuẩn bị và báo cáo tại kỳ họp Quốc
hội về tổng hợp và giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, Hà Nội.
153
13. Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo số
96/BDN ngày 10/5/ 2010 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến
nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, Hà Nội.
14. Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo số 325/
BDN ngày 29/9/2010 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị
của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, Hà Nội.
15. Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2011), Báo cáo số 07/
BDN ngày 10/01/2011 về Tổng kết công tác dân nguyện nhiệm kỳ
Quốc hội khoá XII (2007-2011), Hà Nội.
16. Ban Dân nguyện - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2013), Báo cáo số 574/
BC-BDN ngày 21/10/2013 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị
của cử tri về khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân, Hà Nội.
17. Ban Biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 (2013), Một số vấn
đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới, Sách chuyên khảo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Ban Thường trực, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010),
Báo cáo số 26/BC-MTTW-BTT ngày 25/02/2010 về Kết quả công tác
Mặt trận năm 2009 và chương trình phối hợp, thống nhất hành động của
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2010, Hà Nội.
19. Ban Thường trực, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(2010), Báo cáo số 101/BC-MTTW-BTT ngày 01/12/2010 về Sơ kết 5
năm hoạt động Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn (2005-2010)
và công tác giám sát đầu tư cộng đồng, Hà Nội.
20. Ban Thường trực, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2012),
Báo cáo số 131/BC-MTTW-BTT ngày 4/3/2011 về Kết quả công tác
Mặt trận năm 2010 và chương trình phối hợp, thống nhất hành động
của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2011, Hà Nội.
21. Ban Thường trực, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(2012), Báo cáo số 360/BC-MTTW-BTT ngày 26/12/2012 về Kết quả
tham gia thực hiện quy chế dân chủ năm 2012, Hà Nội.
154
22. Ban Thường trực - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013),
Báo cáo số 383/BC-MTTW-BTT ngày 30/01/2013 về Kết quả công tác
Mặt trận năm 2012 và chương trình phối hợp, thống nhất hành động của
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2013, Hà Nội.
23. Ban Thường trực - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013),
Báo cáo số 421/BC-MTTW-BTT ngày 15/5/2013 về Tổng kết thi hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hà Nội.
24. Ban Thường trực, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(2013), Báo cáo số 437/BC-MTTW-BTT ngày 01/7/2013 về Kết quả
tham gia thực hiện quy chế dân chủ 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội.
25. Ban Thường trực - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2014),
Báo cáo số 554/BC-MTTW-BTT ngày 22/01/2014 về Kết quả công tác
Mặt trận năm 2013 và chương trình phối hợp, thống nhất hành động của
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
26. Ban Thường trực - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(2014), Báo cáo số 553/BC-MTTW-BTT ngày 23/01/2014 về Kết quả
tham gia thực hiện quy chế dân chủ năm 2013, Hà Nội.
27. Nguyễn Mạnh Bình (2010), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội
đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay; Luận
án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
28. Hoàng Chí Bảo (Chủ nhiệm) (2010), Hệ thống chính trị ở nông thôn
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. G.L. Bon (2006), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội.
30. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính
trị (khoá IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
31. Bộ Nội vụ - Vụ Tổ chức phi Chính phủ (2006), Báo cáo công tác Hội
năm 2005 - Các Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội.
155
32. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ
điển Bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
33. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo
NĐ số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ), Hà Nội.
34. Chính phủ (2004), Báo cáo tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố
cáo từ khi thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo đến nay, Hà Nội.
35. Chính phủ (2005), Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ quý
II/2004 đến quý III/2005, Hà Nội.
36. Chính phủ (2006), Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo năm
2006, Hà Nội.
37. Chính phủ - Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2006), Nghị quyết
liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về việc ban hành
quy chế "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức,
đảng viên ở khu dân cư", Hà Nội.
38. Nguyễn Mạnh Cường (2012), Cơ sở lý luận và các nguyên tắc cơ bản để
hình thành và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, Sách
chuyên khảo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
39. Đặng Ngọc Dinh (2008), Tình hình và đặc điểm của xã hội dân sự ở Việt
Nam - Những mặt tích cực và các vấn đề cần hoàn thiện, Vũ Duy Phú
chủ biên, Viện Những vấn đề phát triển, Nxb Tri thức, Hà Nội.
40. Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
42. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền,
Sách chuyên khảo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
156
44. Nguyễn Chí Dũng (2009), Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
45. Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp (2002), Từ điển quản lý xã hội, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
46. Chu Dương (2005), Thể chế nhà nước của các quốc gia trên thế giới,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
47. Mai Thế Dương (2013), Tăng cường công tác giám sát của Đảng, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
48. Đại học Oxford, Hoa Kỳ (2008), Dân chủ: cuộc hành trình chưa hoàn
thành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
52. Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2012), Báo cáo số 45/BC-MT-
ĐĐ ngày 7/11/2012 phúc đáp Công văn số 3485-CV/BTCTW ngày
18/9/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về việc tổng kết Nghị quyết
TW5 (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", Hà Nội.
53. Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013), Báo cáo số 63/BC-
MTTW-ĐĐ ngày 8/10/2013 về Sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo số
130- TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu
nại, tố cáo, Hà Nội.
54. Đoàn Chủ tịch - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(2013),
Báo cáo số 495/BC-MTTW- ĐCT ngày 18/10/2013 về Tổng hợp ý
kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Hà Nội.
157
55. Cao Anh Đô (2012), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. Nguyễn Văn Động (2006), Các quyền Hiến định về Chính trị của công
dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Động (2010), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo
đảm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Sách chuyên khảo,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
58. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai
đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
59. Trần Ngọc Đường (2007), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.
60. Trần Ngọc Đường, Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá
nhân công dân với nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với
việc sửa đổi hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn (2013), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về việc xây dựng và ban hành hiến pháp, Sách chuyên khảo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
158
66. Hà Thị Mai Hiên (2003), Cơ chế kiểm tra, giám sát trong Nhà nước
pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
67. Vũ Văn Hiền (2004), Phát huy dân chủ ở xã, phường, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
68. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Tô Văn Hòa (2012), Nghiên cứu so sánh hiến pháp các quốc gia
ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2007), Hệ thống chính trị Anh, Mỹ,
Pháp (Mô hình tổ chức và hoạt động), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
71. Học viện Hành chính quốc gia (2005), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý
hành chính nhà nước, (chương trình chuyên viên chính), phần II,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.
73. Trần Hậu Kiêm (2004), Hoạt động thanh tra nhân dân, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
74. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
75. J. Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Nxb Tri thức, Hà Nội.
76. Trịnh Duy Luân (2002) "Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua các ý
kiến người dân", Tạp chí Xã hội học, (1), tr.11.
77. Nguyễn Văn Mạnh, Tào Thị Quyên (2010), Dân chủ trực tiếp ở Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
78. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
79. W.Merkel - C.E.A. Petring - C. Henkes (2011), Các đảng dân chủ xã hội
châu âu - cải cách và thách thức, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
159
81. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. J.S. Mill (2006), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.
84. Montesquieu (2005), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội
85. Những văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước (2004), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
86. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), Vai trò của MTTQ Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
87. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (Chủ biên) (2010), Vai trò của
các hội trong Phát triển và quản lý xã hội, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
88. Nguyễn Huy Phượng (2012), Giám sát xã hội đối với hoạt động của các
cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
89. Nguyễn Thị Phượng (2011), Câu hỏi và trả lời về môn thể chế chính trị thế
giới đương đại, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2006), Nhà nước pháp quyền XHCN và
các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Lê Minh Quân (Chủ nhiệm) (2009), Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong hệ thống chính trị, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội.
92. Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Quốc hội (1999), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.
94. Quốc hội (1999), Luật Báo chí (sửa đổi), Hà Nội.
95. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội.
96. Quốc hội (2001), Luật tổ chức Chính phủ, Hà Nội.
97. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội.
98. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
160
99. Quốc hội (2002), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
100. Quốc hội (2004), Luật tổ chức HĐND và UBND, Hà Nội.
101. Quốc hội (2004), Luật khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
102. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
103. Quốc hội (2006), Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Quốc hội (2007), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
105. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. Quy định mới về quy chế giám sát của nhân dân đối với các hoạt động
đầu tư và cán bộ công chức tại cộng đồng (2006), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
108. J.J. Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
109. Samuel Huntington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao
động, Hà Nội.
110. Phan Xuân Sơn (2003), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân
chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
111. J.Surowiecki (2007), Trí tuệ đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội.
112. Nguyễn Tác (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
113. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
114. Chu Hồng Thanh (2003), Vấn đề giám sát thực hiện quyền lực nhà nước
ở nước ta hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
115. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch) (2005), Lịch sử các học
thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
161
116. Chu Văn Thành - Lê Thanh Bình (2004), Bàn về khoa học và nghệ
thuật lãnh đạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
117. Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
118. Trịnh Đức Thảo (2006), "Kiện toàn bộ máy Quốc Hội", Quốc hội Việt
Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
119. Thái Vĩnh Thắng (2009), "Quyền tiếp cận thông tin - Điều kiện thực
hiện các quyền con người và quyền công dân", Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp (154), tr.38-45.
120. Thái Vĩnh Thắng (2010), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại- Lý
luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
121. Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước,
Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
122. Hồ Bá Thâm, Tôn Thị Tường Vân (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân
chủ pháp quyền, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Nguyễn Văn Thâm (2004), Tiếp cận và giải quyết công việc cho dân
trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
124. Lê Minh Thông (Chủ biên) (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Nguyễn Thế Thuấn (2012), Hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
126. Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước
trên thế giới (2001), Sách tham khảo, Hà Nội.
127. Đinh Công Tuấn (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội
dân sự ở liên minh châu âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
128. Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội, Nxb Đà Nẵng.
129. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến phápViệt Nam (1946, 1959,
1980, 1992), (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
162
130. Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp.
131. Từ điển Tiếng Việt (2001), Nxb Văn hóa - Thông tin.
132. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học.
133. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ
chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
134. Đào Trí Úc (2003), “Quan niệm về giám sát thực hiện quyền lực nhà
nước và các cơ chế thực hiện giám sát”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (6), tr.17-24.
135. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (Đồng chủ biên) (2009), Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nxb Sự thật, Hà Nội.
136. Đào Trí Úc (2010), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
137. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2007), Công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật trong Đảng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
138. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh cán bộ công chức (sửa
đổi), Hà Nội.
139. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, Hà Nội.
140. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo số 234/BC-UBTVQH12
ngày 10/6/2009 về Tình hình giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ
kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đến nay, Hà Nội.
141. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo số 330/ BC-UBTVQH12
ngày 31/5/2010 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử
tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, Hà Nội.
142. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo số 391/BC-UBTVQH12
ngày 12/11/2010 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của
cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, Hà Nội.
163
143. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Sổ tay công tác
Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, Hà Nội.
144. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Báo cáo kết
quả thực hiện quy chế dân chủ năm 2010, Hà Nội.
145. Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Thông tin, thư viện và nghiên cứu
khoa học (2009), Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
146. Văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính (2005), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
147. Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2003), Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
148. Viện Nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật
của một số nước về tiếp cận thông tin, Sách tham khảo, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
149. Viện Chính sách công và pháp luật (2013) (Institute of Policy and Law),
Các thiết chế hiến định độc lập - Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng
ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
150. Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2004), Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện
nay, Đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội.
151. Võ Khánh Vinh (2003), “Về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6), tr.5-11.
152. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2005), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
153. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
164
Tài liệu tiếng Anh
155. Andrew Reynolds, Ben Reilly and Andrew Ellis With José Antonio
Cheibub, Karen Cox, Dong Lisheng, Jørgen Elklit, Michael Gallagher,
Allen Hicken, Carlos Huneeus, Eugene Huskey, Stina Larserud, Vijay
Patidar, Nigel S. Roberts, Richard Vengroff, Jeffrey A. Weldon (2005),
“Electoral System Design: The New International IDEA Handbook”©
International Institute for Democracy and Electoral Assistance 2005.
156. Baumgartene and Leech(1998), The Impotance of In terest Groups in
politics and political Sciences, Princeton, N.J, Princeton Universsity
Press, p.96.
157. Black’ Law Dictionary (1966), West Publishing.
158. Charles Howard McWain (1947), Constitutionalism: ancient and
morden, Cornell University Press, New York.
159. David Beetham (2006), Parliament and Democracy in The twenty-first
Century A Guide To Good Practice, Inter-Parliamentary Union.
160. Dahl, Robert A (1981), Democracy and Critics, St. Martin's Press, New
York, p.8.
161. Francis D.Wormuth (1949), The origins of modern constitutionalism, by
Harper&Brothers.
162. F. Mosntein Marx (1946), The social function of public adminisstration,
University of Pennsyvania.
163. H.A. Simon (1945), A study o Dicision - Making process in administration
organization, Cornell University Press, New York.
164. Harris, Fred R (1987), Readings on the Body Politic, Scott, Foresman
and Company, by Princeton, New Jersey
165. H.D Laswell (1951), The policy siceces, St. Martin's Press, New York, p.5.
166. "How our laws are made",
167. Huntington, Samuel P (1991), The Third Wave: Democratization in the Late
Twentieth Century, Norman, London: University of Oklahoma Press.
165
168. Jane S.ley, "Ethical criteria and honesty of American government",
http:// usinfo.State.gov/Journals/itolhr/o800/ijdelley.htm.
169. John A. Fraser (1993), The house of commens at work, Netherlands.
170. Jonh Dewwey (1929), The public and it's problems, Mich J Race Law 9
no1 Fall.
171. John Dewey (1939), Theory of Valuation, New Jersey Libary of Congress
Catalog No 63, p.156.
172. Kriegel, Blandine (1998), The state and the rule of law, Cambridge
University Press.
173. Linda S. Whitton (2003), Crossing state lines with durable power, Vol
II, George Washington University.
174. Mann M (1985), The sources of social power, by Harper&Brothers.
175. McIntyr (2005), Power of Institutions, Journal of Law and Commerce,
Vol 25.
176. Patrick Gunning (2007), Understanding democacy- An introduction to
Public choice, Volume 47 Issue 1, pp. 1-45.
177. Richard A. Myren, Law and Justive an Introduction, by Princeton,
New Jersey.
178. Robert S. Backer, "The government’s responsibility and limitations",
http:// usinfo.State.gov/Journals/itolhr/o800/ijdelley.htm.
179. Robert Schuchl, "The responsibility of the government and the outside
supervising offices", http:// usinfo.State.gov/Journals/itolhr/o800/
ijdelley.htm.
180. Robert Vaughn, "The explicit-Explicit government structures an
undertakingresponsibility",
0/ijdelley.htm.
181. Roderick Bell, David V. Edwards, R. Harison Wagner (2000),
Political power-reader in theory and research, Cornell University
Press, New York.
166
182. Robert A.Dahl (1989), A preface to Democratic Theory, Department of
State, vol 5, No 1, August, pp 21-27.
183. R B Vermeesch, K E Lindgren (2001), Business Law of Australia,
Butterworth, Australia.
184. Robert E. Ward and Roy C. Macridis (1998). Modern Political Systems
Europe. Prentic, Hall, Inc Englewood Cliffs, New Jersey Libary of
Congress Catalog No 63. 11095, p.156.
185. Rod Hague, Martin Harrop and Shaun Breslin (1993), Political Science
- A comparative Introduction, St. Martin's Press, New York, p.8.
186. Rose-Ackerman Susan; Elgar Edward (2005), “Decentralization,
Corruption and Government Accoutability: an Overview"for
Handbook of Economic Corruption”.
187. Sargent M (2001), Power and the maintennace, by Princeton, New Jersey.
188. Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (2009), Curbing corruption: Toward a
model for building national integrity, University of Pennsyvania.
189. Stehen Vago (1981), Law and Society, Princeton University Press.
190. Schmuhl, Robert (2000), “Government Accountability and External
Watchdogs”, Electronic Journals of the US, Department of State, vol
5, No 2, August, pp 21-25.
191. Seligman, Adam B (1995), The idea of civil society, Princeton
University Press.
192. Sodaro, Michael J (2000), Comparative Politics - A global introduction,
Vol II, George Washington University.
Tài liệu tiếng Pháp
193. Noveau code de procedure civile (1989), Dalloz.
194. Rene devid et camille Jauffret Spinosi (1992), Les grands systemes de
droit con temporains, Edition dalloz.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_quang_anh_nop_qd_799.pdf