Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội

Phát triển GDĐT phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. GDĐT trong Quân đội nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân đội là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; cán bộ, chiến sĩ phải có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn tốt, việc đào tạo phải thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 86/NQ- ĐUQSTW ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác GDĐT trong tình hình mới; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về GDĐT. Công tác GDĐT trong Quân đội phải tạo sự chuyển biến, phát triển mạnh về năng lực đào tạo, quy mô, đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Phát triển GDĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành trong Quân đội. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực về con người, ngân sách, xây dựng chính sách phù hợp để GDĐT trong Quân đội phát triển.

pdf192 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án sang NSNN dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” hoặc “lấy công làm lãi”, không đúng với tính chất hạch toán. Để hoạt động làm kinh tế trong các nhà trường phản ánh đúng thực chất, cần có cơ chế quy định các trường phải hạch toán đầy đủ chi phí tiền lương, khấu hao máy móc, vật tư, nguyên liệu .... để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể: - Đối với chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ dụng cụ: việc xác định giá, phân bổ và hạch toán tương tự doanh nghiệp. Nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ dụng cụ có nguồn gốc ngân sách thì tính vào chi phí đồng thời hạch toán nộp trả NSNN. - Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: tính đầy đủ khấu hao của các tài sản cố định chưa khấu hao hết tham gia vào hoạt động có thu. Các tài sản cố định có nguồn gốc ngân sách được tính khấu hao đồng thời hạch toán nộp NSNN. - Đối với tiền lương: hạch toán đầy đủ tiền lương, phụ cấp của lao động tham gia hoạt động SXKD, dịch vụ (kể cả lao động ngoài giờ); nếu lương đã QTNS phải nộp trả ngân sách. - Đối với các chi phí khác: Hạch toán toàn bộ các chi phí khác có liên quan đến hoạt động có thu như: tiền điện, nước, điện thoại, internet, thuê đất, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo, lãi vay v.v.. Các chi phí phát sinh chung với hoạt động chuyên môn của nhà trường phải được phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Các chi phí khác đã quyết toán NSNN phải hạch toán nộp trả NSNN. Hai là, khắc phục những bất cập trong phân phối kết quả hoạt động có thu Phân phối kết quả hoạt động có thu trong các trường đào tạo SQQĐ hiện nay chấp hành theo các quy định về QLTC hoạt động có thu trong các đơn vị dự toán quân đội. Theo đó, hoạt động có thu được chia theo từng loại hình, tương ứng với từng loại hình có các tỷ lệ nộp ngân sách quốc phòng, nộp cấp trên, để lại đơn vị (bổ sung kinh phí, trích quỹ đơn vị khác nhau) Như thực trạng đã trình bày tại chương 2, kết quả hoạt động có thu được phân phối theo từng loại hình với các tỷ lệ phân chia khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định các loại hình hoạt động có thu tương đối phức tạp, dễ nhầm lẫn các loại hình như: các cơ sở lao động sản xuất, làm kinh tế tập trung; hoạt động sản xuất, làm dịch vụ 160 do tận dụng năng lực dôi dư của các trạm xưởng, xí nghiệp; hoạt động SXKD dịch vụ không thường xuyên do tận dụng thời gian ngoài thời gian huấn luyện; các hoạt động có thu mang tính đặc thù. Điều này dẫn đến, cùng một hoạt động nhưng ở các trường khác nhau xếp vào loại hình khác nhau và có tỷ lệ phân chia khác nhau. Mục đích của việc quy định các tỷ lệ phân chia của chênh lệch thu chi theo từng loại hình là đảm bảo công bằng trong phân phối theo nguyên tắc: hoạt động nào sử dụng vật tư, tài sản có nguồn gốc ngân sách hoặc sử dụng lao động (đã được NSNN trả lương) nhiều thì phần nộp ngân sách quốc phòng, nộp cấp trên càng nhiều. Nhưng quy định hiện nay cũng hàm ý rằng, các đơn vị dự toán quân đội không thể (hoặc không cần) tính đúng, tính đủ chi phí cho các hoạt động có thu. Như vậy, chênh lệch thu chi của các hoạt động hiện nay là không thực chất, không phản ánh đúng kết quả vì chưa tính hết chi phí. Xét về bản chất, khi hạch toán đầy đủ, rõ ràng chi phí và hoàn trả NSNN các vật tư, tài sản có nguồn gốc ngân sách như trên thì mọi loại hình hoạt động có thu đều “bình đẳng” vì hoàn toàn độc lập với NSNN. Vì vậy cần thiết áp dụng chung một mức phân phối cho tất cả các hoạt động có thu thay vì theo từng loại hình như hiện nay. Kết quả hoạt động có thu sau khi đã tính đúng, tính đủ chi phí và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (nộp các loại thuế theo quy định) thì phân phối theo hướng: tăng phần được để lại các trường, giảm số nộp cấp trên và nộp ngân sách quốc phòng. Điều này góp phần khuyến khích các nhà trường tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động có thu, đem lại lợi ích cho các nhà trường. Ba là, có cơ chế chi tiêu linh hoạt đối với nguồn tài chính được để lại từ kết quả hoạt động có thu của các nhà trường. Chênh lệch thu chi của các hoạt động có thu trước hết được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, chia lãi cho các bên tham gia liên doanh, liên kết theo thỏa thuận. Số còn lại được phân phối đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Bộ Quốc phòng, đơn vị cấp trên và các nhà trường. Theo quy định hiện nay, các trường muốn chi tiêu kinh phí từ số thu được để lại phải lập dự toán gửi đơn vị cấp trên trực tiếp phê duyệt, khi chi xong, định kỳ hoặc cuối năm lập báo cáo gửi đơn vị cấp trên xét duyệt. Như vậy, số thu được để lại chi được coi như NSNN. Quy dịnh như hiện nay tương đối chặt chẽ nhưng thiếu linh hoạt. Thực tế, Bộ Quốc phòng không thể phê duyệt từng dự toán chi tiêu của số thu được để lại cho các nhà trường và đơn vị trực thuộc. Vì vậy, việc phê duyệt dự 161 toán chi đối với số thu được để lại chỉ quy định đến cấp trực thuộc Bộ. Đối với các trường trực thuộc Bộ, việc quản lý, sử dụng số thu được để lại tuân thủ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của các trường, phù hợp với quy định của Bộ Quốc phòng về QLTC đối với hoạt động có thu. 4.3.5. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường tính minh bạch và công khai trong quản lý tài chính Như phân tích tại Chương 2, 3, kiểm soát chi ngân sách đối với các nhà trường được thực hiện thông qua cơ chế tự kiểm soát, kiểm soát qua KBNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền. Để phát hiện, ngăn ngừa sai phạm trong QLTC, ngân sách, hệ thống kiểm soát nội bộ của các nhà trường cần được chú trọng. Nhà trường là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động chi tiêu, sử dụng kinh phí nên hệ thống kiểm soát nội bộ được hoàn chỉnh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân chi tiêu, sử dụng kinh phí có sự giám sát lẫn nhau, kết hợp với việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý sẽ có tác dụng rất tốt, giúp cho nguồn tài chính được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. 4.3.5.1. Nâng cao năng lực kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định như một cơ chế phòng ngừa sai phạm rất hữu hiệu trong QLTC. Đối với bất cứ phương thức quản lý ngân sách nào, việc xây dựng và củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Các trường đào tạo SQQĐ có một đặc thù là có nhiều khoản chi tự kiểm soát do nhiều khoản chi liên quan đến quân số, trang bị hoặc các hoạt động quân sự có yêu cầu bảo mật thông tin. Trong điều kiện đó, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của nhà trường càng cần thiết. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo ngân sách thực hiện theo đúng kế hoạch đã xác định, tránh tình trạng dùng sai nguồn ngân sách, phát hiện và chấn chỉnh các trường hợp dùng sai ngân sách, giảm thiểu rủi ro quản lý (trong điều kiện quản lý ngân sách theo yếu tố đầu vào là dự toán đã được cấp trên giao, với quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các trường được tự chủ cao độ là kế hoạch chi tiêu do nhà trường xác định); 162 - Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động và tìm cách cải thiện hiệu quả đó; - Có được tài liệu chi tiết, tin cậy làm cơ sở cho các quyết định ngân sách của người quản lý; Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các công cụ, biện pháp như: Báo cáo tài chính; theo dõi kết quả hoạt động; kiểm soát kế toán; kiểm soát quy trình; kiểm soát mua sắm, đấu thầu; sự phân công rõ ràng nhiệm vụ trong QLTC và kiểm toán nội bộ. 4.3.5.2. Tăng cường tính minh bạch và công khai trong quản lý tài chính Do sử dụng NSNN là chủ yếu, các trường đào tạo SQQĐ phải đảm bảo trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân về toàn bộ quá trình QLTC công, về kết quả thu, chi trong các hoạt động tài chính công vì người dân cần biết tiền đóng thuế của họ được sử dụng như thế nào, có hiệu quả không, có thực sự tạo ra giá trị hữu ích không. Để thực hiện được trách nhiệm đó, cần có cơ chế đảm bảo tính minh bạch và công khai trong QLTC của các trường. Với đặc thù quân sự, các trường đào tạo SQQĐ không công khai toàn bộ dự toán, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán nhưng thực tế cơ chế này đã bị lạm dụng. Báo cáo tài chính của các trường vẫn được coi là “mật” ngay cả với một số cơ quan của nhà trường làm giảm vai trò giám sát nội bộ. Như vậy, ở cấp độ công khai, minh bạch tối thiểu là công khai, minh bạch nội bộ thì cơ chế hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để tăng cường khả năng giám sát, hạn chế sai phạm trong QLTC nên tăng cường công khai tài chính gắn với trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin. Các khoản kinh phí do NSNN cấp (ngân sách quốc phòng thường xuyên, NSNN giao) và các khoản thu tại nhà trường trừ những loại kinh phí có yêu cầu bảo mật cao (mật chi, chi đặc biệt, chi xây dựng công trình chiến đấu, chi trang bị nhóm 1) phải được công khai đến các cán bộ, giảng viên nhà trường thông qua hoạt động của Hội đồng quân nhân. Ngoài công khai NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn được hưởng, các khoản thu và phân phối các khoản thu từ SXKD, dịch vụ, sử dụng quỹ nhà trường cũng cần được công khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên. Thực tế cho thấy, các cá nhân rất hiếm khi yêu cầu cung cấp thông tin tài chính của nhà trường mặc dù quy chế công khai tài chính cho phép. Vì vậy, những thông 163 tin cần công khai dưới hình thức thông báo định kỳ đến Hội đồng quân nhân hoặc tại các buổi sinh hoạt toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức trong nhà trường. Để việc công khai, minh bạch tài chính được thực hiện hiệu quả, cần quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với nhà trường về công khai, minh bạch tài chính. 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Các giải pháp trình bày tại mục 4.3 nêu trên là những giải pháp trực tiếp giải quyết những bất cập về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. Tuy nhiên, cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ nằm trong tổng thể cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về quản lý kinh tế, tài chính, GDĐT, quy hoạch hệ thống các trường quân đội và đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ Quốc phòng Vì vậy, để thực hiện thành công các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, Luận án xin nêu một số kiến nghị như sau: 4.4.1. Chuyển đổi các trường đào tạo sĩ quan quân đội sang đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ về tài chính Tại Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị đình số 16/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 43) quy định: “Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan”. Quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ Quốc phòng đã thực hiện cơ chế tự chủ đối với 46 đơn vị gồm: Trường cao đẳng nghề (15 trường), trung cấp nghề (07 trường), trường mầm non (09 trường), trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (07 trung tâm), 01 bệnh viện (Bệnh viện Quân dân y Miền Đông/Quân khu 7), 01 báo (Báo Biên phòng), nhà in (03), 01 viện (Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ), 01 nhà khách (Nhà khách Quân đội), 01 trung tâm (Trung tâm Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ). Các trường đào tạo SQQĐ hiện nay vẫn là các đơn vị dự toán, không thuộc khối các đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng cơ chế tự chủ. Hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ Quốc phòng chỉ tự chủ một phần chi thường xuyên (riêng Bệnh viện Quân dân y Miền Đông tự chủ chi thường xuyên). Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng: “Một số đơn vị sự nghiệp công lập không chủ động trong kế hoạch, tỷ lệ tự bảo đảm chi 164 thường xuyên đạt thấp, trông chờ vào ngân sách hàng năm của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp, không thu hút được người lao động có trình độ cao”. Xét về bản chất, các trường đào tạo SQQĐ tương tự như các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp GDĐT khác nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ trong Quân đội và đáp ứng một phần nhu cầu xã hội. Vì vậy, Bộ Quốc phòng cần áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cho các trường đào tạo SQQĐ và có một số điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với đặc thù đào tạo, thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, hệ thống tổ chức biên chế, công tác cán bộ và chế độ QLTC, tài sản trong Quân đội. Để việc chuyển đổi các trường đào tạo SQQĐ từ đơn vị dự toán sang đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính cần thực hiện theo 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (đến năm 2020): Trong khi chưa xây dựng được đầy đủ định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ đào tạo, NCKH, Bộ Quốc phòng yêu cầu các trường xây dựng phương án tự chủ theo khả năng hiện có. Trong số 22 trường đào tạo SQQĐ hiện nay, hầu hết các trường chỉ thực hiện hoặc chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đào tạo quân sự. Vì vậy, các trường đào tạo SQQĐ khi chuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp thuộc một trong các loại hình sau: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (các trường có nguồn thu ngoài NSNN lớn như: Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự); đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (các trường có nguồn thu ngoài NSNN ở mức trung bình như Học viện Hậu cần, Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Học viện Khoa học quân sự hoặc do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí); đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (các trường không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, chủ yếu là các trường sĩ quan thuộc các quân, binh chủng). Trong giai đoạn này, Bộ Quốc phòng phải triển khai xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, đo lường kết quả đầu ra để làm cơ sở thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính. 165 Giai đoạn 2 (từ năm 2021 trở đi): Theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, Bộ Quốc phòng xây dựng giá dịch vụ đào tạo có tính đủ chi phí của từng chuyên ngành dựa trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các trường đào tạo SQQĐ theo giá dịch vụ đã tính đủ chi phí Để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đào tạo SQQĐ cần thực hiện các nội dung sau: - Bộ Quốc phòng xây dựng cơ chế quản lý và hoạt động đơn vị sự nghiệp công là các trường đào tạo SQQĐ phù hợp với đặc thù GDĐT trong Quân đội, trong đó xác định rõ nhiệm vụ đào tạo, NCKH quân sự theo đặt hàng của Nhà nước, các trường tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ báo cáo cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch và xác định phương thức thực hiện (đấu thầu, đặt hàng trực tiếp....). Với các dịch vụ công không sử dụng kinh phí NSNN (khám chữa bệnh dịch vụ hoặc bảo hiểm y tế toàn quân, toàn dân của Học viện Quân y, đào tạo hệ dân sự theo cơ chế giá tính đủ chi phí, dịch vụ khoa học, công nghệ không sử dụng NSNN ....), các trường tự xây dựng kế hoạch thực hiện, báo cáo đơn vị chủ quản theo dõi, kiểm tra, giá, sát việc thực hiện. - Bộ Quốc phòng quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. - Khẩn trương xây dựng khung biên chế đối với từng trường, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm để làm cơ sở xác định suất đào tạo đối với học viên từng chuyên ngành. - Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho các dịch vụ sự nghiệp công do các trường cung cấp; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đối với các trường. - Quy định lộ trình tính đủ giá, phí để đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế đặt hàng trọn gói. - Có chế ràng buộc trách nhiệm của hiệu trưởng các trường trong việc thực hiện lộ trình tự chủ và hiệu quả thực hiện tự chủ. 166 4.4.2. Tổ chức lại hệ thống nhà trường quân đội theo hướng tinh gọn Theo hệ thống tổ chức các trường đào tạo SQQĐ hiện nay, có tới 22 đào tạo SQQĐ (9 trường trực thuộc Bộ, 13 trường thuộc các quân, binh chủng và tổng cục). Trong khi đó, ngoài một số trường lớn như Sĩ quan Lục quân 1, 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần có chỉ tiêu đào tạo nhiều còn lại rất nhiều trường chỉ tiêu đào tạo rất ít (Bảng 4.1). Bảng 4.1: Chỉ tiêu tuyển sinh vào một số trường sĩ quan thuộc quân, binh chủng Đơn vị tính: Học viên STT Tên trường 2015 2016 2017 1 Sĩ quan Pháo binh 250 181 152 2 Sĩ quan Công binh 205 253 173 3 Sĩ quan Thông tin 345 405 379 4 Sĩ quan Không quân 85 60 40 5 Sĩ quan Tăng - Thiết giáp 40 110 130 6 Sĩ quan Đặc công 60 100 110 7 Sĩ quan Phòng hóa 60 50 60 8 Sĩ quan Kỹ thuật quân sự 155 145 115 Dù chỉ tiêu ít, mỗi trường vẫn phải duy trì bộ máy quản lý đầy đủ của một trường đại học (Ban giám hiệu, các phòng, khoa, ban, hệ, tiểu đoàn) gây tốn kém chi phí quản lý. Hình 4.1 dưới đây mô tả hệ thống các trường đào tạo SQQĐ hiện nay: 167 Hình 4.1: Hệ thống các trường đào tạo sĩ quan quân đội hiện nay Tổng cục, quân chủng, binh chủng 1. Học viện Phòng không không quân/Quân chủng Phòng không không quân 2. Trường Sĩ quan Không quân/Quân chủng Phòng không không quân 3. Học viện Hải quân/Quân chủng Hải quân 4. Học viện Biên phòng/Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng 5. Học viện Khoa học quân sự/Tổng cục II 6. Trường Sĩ quan Thông tin/Binh chủng Thông tin Liên lạc 7. Trường Sĩ quan Hóa học/Binh chủng Hóa học 8. Trường Sĩ quan Công binh/Binh chủng Công binh 9. Trường Sĩ quan Pháo binh/Binh chủng Pháo binh 10. Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp/Binh chủng Tăng thiết giáp 11. Trường Sĩ quan Đặc công/Binh chủng Đặc công 12. Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội/Tổng cục Chính trị 13. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự/Tổng cục Kỹ thuật BỘ QUỐC PHÒNG 1. Học viện Quốc phòng 2. Học viện Lục Quân 3. Học viện Chính trị 4. Học viện Quân y 5. Học viện Kỹ thuật Quân sự 6. Học viện Hậu cần 7. Trường Sĩ quan Lục quân 1 8. Trường Sĩ quan Lục quân 2 9. Trường Sĩ quan Chính trị 168 Việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế QLTC đỏi hỏi phải sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo SQQĐ theo hướng tinh gọn nhằm giảm chi phí quản lý, dành phần kinh phí tiết kiệm được để nâng cao chất lượng GDĐT. Mặt khác, trong điều kiện tự chủ, QLTC theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thì bản thân các trường cũng phải tự điều chỉnh hoạt động để có hiệu quả nhất, tạo ra đầu ra đáp ứng yêu cầu, đồng thời tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập của người lao động. Nỗ lực của các trường sẽ không thực sự hiệu quả nếu vẫn giữ nguyên hệ thống trường đào tạo SQQĐ như hiện nay. Để hệ thống các trường đào tạo SQQĐ đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho quân đội nhằm thực hiện chiến lược quốc phòng trong giai đoạn hiện nay thì các nhà trường quân đội cần được sắp xếp phù hợp theo hướng giảm đầu mối các trường, chỉ duy trì các trường quân sự lớn, phù hợp với hình thái tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Theo đó, chỉ cần 06 Học viện đào tạo sĩ quan lớn bao gồm: - Học viện Lục quân: Gồm Học viện Lục quân hiện nay, Trường Sĩ quan Lục quân 1,2 và các trường đào tạo sĩ quan của 06 binh chủng (Thông tin, Hóa học, Tăng - thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Đặc công), sĩ quan biên phòng (Hiện do Học viện Biên phòng đào tạo) và sĩ quan tình báo (Hiện do Học viện Khoa học quân sự đảm nhiệm). - Học viện Hải quân: Đào tạo sĩ quan Hải quân. - Học viện Phòng không - Không quân: Sáp nhập Học viện Phòng không - Không quân và Trường Sĩ quan không quân. - Học viện Hậu cần, kỹ thuật, quân y: Sáp nhập Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan kỹ thuật và Học viện Quân y. - Học viện Chính trị quân sự: Sáp nhập Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan chính trị và Đại học Văn hóa, Nghệ thuật Quân đội. - Học viện Quốc phòng: Đào tạo SQQĐ cấp chiến lược, bồi dưỡng kiến thức QP- AN cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ chủ chốt các Bộ, ngành, địa phương. Theo hệ thống mới, các khoa chuyên ngành không giảm, chủ yếu giảm các Ban giám hiệu, các khoa khoa học chung như khoa cơ bản, ngoại ngữ, quân sự chung, chính trị, các hệ, tiểu đoàn và các cơ quan đảm bảo hoặc gián tiếp phục vụ 169 đào tạo như hậu cần, kỹ thuật, đào tạo, khoa học, chính trị. Từ đó, chi phí đào tạo sẽ giảm do lợi thế về quy mô. Hình 4.2: Hệ thống các trường đào tạo sĩ quan quân đội sau sắp xếp lại 4.4.3. Tinh giản biên chế và đổi mới công tác quản lý cán bộ của các nhà trường; tăng cường chính sách đãi ngộ với nhà giáo Bên cạnh việc sắp xếp lại hệ thống nhà trường, cần tinh giản biên chế của các trường theo hướng: - Chỉ biên chế cứng các chức danh lãnh đạo, quản lý, giành một tỷ lệ nhất định giảng viên cơ hữu là người ngoài trường có kinh nghiệm thực tiễn (nhất là đội ngũ cán bộ, chỉ huy) đã qua chiến đấu hoặc công tác lâu năm ở các đơn vị chiến đấu. - Đối với các công việc đơn giản có thể thuê, khoán bên ngoài thì thực hiện đấu thầu, thuê khoán định kỳ nhằm giảm bớt biên chế. - Áp dụng chính sách luân chuyển, đào thải những cá nhân làm việc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chính sách đãi ngộ đối với các nhà giáo quân đội hiện nay là một vấn đề còn nhiều bất cập, không khuyến khích được các nhà giáo cống hiến hết mình cho GDĐT. Trong khi nhiều ngành nghề trong Quân đội được hưởng phụ cấp đặc thù BỘ QUỐC PHÒNG Học viện Lục quân Học viện Hải quân HV Chính trị quân sự Học viện Quốc phòng HV Hậu cần, k.thuật, quân y HV Phòng không- Không quân 170 quân sự theo Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng chính phủ với mức hưởng từ 10% đến 100% lương cấp bậc quân hàm cộng (+) phụ cấp chức vụ lãnh đạo cộng (+) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trong khi các nhà giáo quân đội thực hiện giảng dạy trong môi trường quân sự bất kể ngày, đêm, phải liên tục học tập, tích lũy kinh nghiệm và làm việc trong cả giở nghỉ, ngày nghỉ hiện chưa được hưởng phụ cấp đặc thù quân sự. Ngoài ra, nhà giáo quân đội hiện không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 244/2005/QĐ- TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập. Thực tế này khiến mức thu nhập từ tiền lương và các chế độ khác của nhà giáo trong Quân đội nói chung, giảng viên các trường đào tạo SQQĐ nói riêng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác trong Quân đội. Để đảm bảo công bằng trong chính sách đãi ngộ và khuyến khích các nhà giáo cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp GDĐT, Nhà nước, Bộ Quốc phòng cần hoàn thiện chính sách đối với nhà giáo. Nếu được đãi ngộ thỏa đáng, các cơ chế, chính sách nói chung, cơ chế QLTC nói riêng sẽ đảm bào tính hiệu lực, hiệu quả và không bị “biến dạng” khi triển khai. 4.4.4. Tạo môi trường kinh tế - tài chính minh bạch, lành mạnh nhằm tăng cường giám sát tài chính đối với đơn vị sử dụng ngân sách GDĐT nói chung và đào tạo SQQĐ nói riêng là hoạt động tiêu tốn nguồn lực xã hội để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng. Vì vậy, chi tiêu trong các cơ sở giáo dục gắn chặt chẽ với môi trường kinh tế - tài chính của quốc gia. Đảm bảo một môi trường kinh tế, tài chính quốc gia minh bạch, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các nguồn lực của xã hội được phân bổ, quản lý, sử dụng một cách hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhà trường sử dụng hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp. Các hoạt động chi tiêu, sử dụng kinh phí được phản ánh vào chứng từ và bằng công cụ kế toán, hoạt động kinh tế của nhà trường được tổng hợp, báo cáo quyết toán với cấp trên. 171 Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ chi tiêu của nhà trường với các chủ thể khác Thực tế cho thấy, cơ chế QLTC đối với các đơn vị sử dụng NSNN có hiệu quả ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế, tài chính do Nhà nước kiểm soát, điều hành. Nếu Nhà nước có biện pháp quản lý kinh tế chặt chẽ, các hoạt động giao dịch giữa nhà trường và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ được ghi nhận trung thực, khách quan, cung cấp thông tin chính xác làm cơ sở thực hiện QTNS. Ngược lại, nếu chế tài quản lý lỏng lẻo, các giao dịch có thể bị làm khống, gây thất thoát ngân sách. Vì vậy Nhà nước cần có biện pháp quản lý hoạt động kinh tế, nhất là quản lý chứng từ, hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn lậu nhằm kiểm soát đầu vào của các doanh nghiệp; quy định tổ chức cá nhân khi mua bán hàng hóa, dịch vụ buộc phải lấy hóa đơn (người mua) và viết hóa đơn (người bán). Các kiến nghị trên đây nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo tiền đề, điều kiện để các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ có tính khả thi. Phân bổ ngân sách Cung cấp HH, DV Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp HH-DV Quyết toán Tiền Các trường đào tạo sĩ quan quân đội Cơ quan quản lý cấp trên 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về cơ chế QLTC đối với các trường SQQĐ, phân tích thực trạng cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ hiện nay và những mục tiêu, chiến lược phát triển GDĐT trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, định hướng hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ được xác định, gồm: (1) Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo (2) Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ gắn với đột phá mạnh mẽ trong tổ chức, biên chế và đổi mới chương trình, quy trình đào tạo (3) Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ hướng đến kiểm soát chất lượng đào tạo, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ (4) Hoàn thiện cơ chế QLTC đảm bảo phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục Bám sát định hướng hoàn thiện đã xác định, Chương 4 của Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ trong giai đoạn hiện nay như: - Nhóm giải pháp về cơ chế tạo lập nguồn tài chính: Thiết lập cơ chế lập dự toán, phân bổ NSNN thực chất hơn; khuyến khích các trường gia tăng nguồn thu ngoài ngân sách gắn với các hoạt động đào tạo, NCKH nhằm tạo nguồn tài chính ngoài NSNN. - Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, sử dụng tài chính như: Xác định phương thức quản lý phù hợp đối với từng loại kinh phí, tăng cường tính tự chủ của nhà trường trong chi tiêu kinh phí; tiến tới áp dụng cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo, suất đào tạo theo từng chuyên ngành. - Hoàn thiện cơ chế QLTC nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH: Đa dạng hóa các nguồn kinh phí đảm bảo cho NCKH; có cơ chế QLTC đặc thù cho NCKH; có cơ chế khuyến khích vật chất cho cán bộ nghiên cứu; tiếp tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các kết quả nghiên cứu được triển khai. - Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với hoạt động có thu. - Nâng cao năng lực hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường tính minh bạch và công khai trong QLTC. 173 KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng đào tạo SQQĐ là đòi hỏi cấp thiết nhằm hình thành đội ngũ SQQĐ có đủ năng lực, trình độ làm nền tảng xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó cần nhiều giải pháp, trong đó, hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ là một trong những vấn đề cốt lõi. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại trường đào tạo SQQĐ và nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính tại Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ nhằm hoàn thiện cơ chế phù hợp với cơ chế QLTC của Nhà nước, định hướng phát triển Quân đội và đặc thù của hoạt động đào tạo SQQĐ. Những kết quả quan trọng mà Luận án đã đạt được là: Thứ nhất, Luận án đã khái quát được những vấn đề lý luận về GDĐT trong Quân đội và cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. Trong đó, đặc thù của hoạt động đào tạo SQQĐ (đối tượng đào tạo chính) được nhấn mạnh làm tiền đề cho việc định hướng hoàn thiện cơ chế QLTC. Luận án cũng đã đi sâu phân tích các bộ phận cấu thành cơ chế QLTC gồm: Cơ chế tạo nguồn tài chính; cơ chế quản lý, sử dụng tài chính; cơ chế quản lý tài sản và cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính. Thứ hai, Luận án đã làm rõ thực trạng về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn, bất cập của cơ chế QLTC hiện hành. Thứ ba, Luận án đã đề xuất 05 giải pháp và nhóm giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ phù hợp với cơ chế QLTC của Nhà nước, gắn với đặc thù Quân đội. Thứ tư, Luận án đã nêu 04 kiến nghị nhằm thực hiện thành công các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. Với kết quả nghiên cứu của mình, tác giả hi vọng sẽ góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ và các vấn đề khác có liên quan, đồng thời, những giải pháp đưa ra sẽ góp phần làm cho cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ hoàn thiện hơn./. 174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lại Văn Tùng (2012), “Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - dịch vụ trong hoạt động có thu ở đơn vị dự toán quân đội hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Hậu cần, số 43(70). 2. Lại Văn Tùng (2014), “Trao đổi về phân phối kết quả hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 04(129). 3. Lại Văn Tùng (2015), “Một số nội dung mới trong chế độ kế toán đơn vị dự toán ban hành năm 2015”, Tạp chí Tài chính quân đội, số 6(229). 4. Lại Văn Tùng (2017), “Cơ chế tài chính thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các nhà trường quân đội”, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 177. 5. Lại Văn Tùng (2017), “Để tăng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước tại các trường đạo tạo sĩ quan quân đội”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 9 (665). 6. Lại Văn Tùng (2017), “Tinh gọn hệ thống nhà trường quân đội, điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính”, Tạp chí Tài chính quân đội, số 6(241). 7. Lại Văn Tùng (2018), “Những điểm mới trong Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2017 - Triển khai trong Quân đội”, Tạp chí Tài chính quân đội, số 4(245). 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị, Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII đến XII. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29/2013/NQ-TW ngày 4/01/2013 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục đào tạo 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/6/2012 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học. 5. Bộ Quốc phòng (1996), Quyết định số 237/1996/QĐ-QP ngày 06/3/1996 quy định về tổ chức tuyển chọn và quản lý học viên các trường trong Quân đội, ngoài Quân đội và ngoài nước. 6. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 2032/2001/QĐ-BQP ngày 30/8/2001 ban hành quy chế quản lý học viên trong các trường Quân đội 7. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 3365/QĐ-BQP ngày 17/12/2001 Về việc ban hành Quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán trong Quân đội. 8. Bộ Quốc phòng (2002), Quyết định số 50/2002/QĐ-BQP ngày 10/4/2002 ban hành Quy định về nhà giáo kiêm nhiệm và thỉnh giảng trong nhà trường Quân đội 9. Bộ Quốc phòng (2002), Quyết định số 53/2002/QĐ-BQP ngày 12/4/2002 về giao nhiệm vụ cho các trường Quân đội tham gia đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 10. Bộ Quốc phòng (2003), Quyết định số 106/2003/QĐ-BQP ngày 1/9/2003 Ban hành Quy định tiêu chuẩn, chế độ bảo đảm cho lưu học sinh quân sự 11. Bộ Quốc phòng (2003), Quyết định số 38/2003/QĐ-BQP ngày 22/4/2003 về Ban hành quy chế tổ chức đào tạo dân sự trong nhà trường Quân đội 12. Bộ Quốc phòng (2004), Chỉ thị số 66/CT-BQP ngày 13/05/2004 về thời gian lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo Thông tư liên tịch số 23/2004-TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng. 13 Bộ Quốc phòng (2004), Chỉ thị số 68/CT-BQP ngày 30/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng Đề án đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội. 14. Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư 156/2005/TT-BQP ngày 11/10/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với đơn vị dự toán ngân sách trong Quân đội. 176 15. Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư 157/2005/TT-BQP ngày 12/10/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. 16. Bộ Quốc phòng (2006), Quyết định số 05/2006/QĐ-BQP ngày 09/01/2006 thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ và môi trường 17. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm quyết định số 27/2007/QĐ-BQP ngày 14/02/2007 của Bộ Quốc phòng. 18. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 126/2007/QĐ-BQP ngày 15/8/2007 ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong Quân đội. 19. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 178/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán trong Quân đội ban hành kèm theo Quyết định số 3365/QĐ-BQP ngày 17/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 20. Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 24/2008/QĐ-BQP ngày 29/02/2008 ban hành Quy chế quản lý đầu tư, sử dụng trang thiết bị đào tạo trong nhà trường Quân đội. 21. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư số 91/2009/TT-BQP ngày 28/10/2009 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ kiểm kê hàng năm của Bộ Quốc phòng. 22. Bộ Quốc phòng (2010), Thông tư số 02/TT-BQP ngày 11/01/2010 sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/Q Đ-BQP ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 23. Bộ Quốc phòng (2010), Thông tư số 74/2010/TT-BQP ngày 30/8/2/2010 của Bộ Quốc phòng quy định danh mục tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Quân đội nhân dân. 24. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 195/2011/TT-BQP ngày 24/11/2011 Quy định về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam 25. Bộ Quốc phòng (2013), Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15/7/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020. 26. Bộ Quốc phòng (2013), Thông tư số 187/TT-BQP ngày 16/10/2013 Quy định suất chi đào tạo học viên Quân sự quốc tế (ngoài Hiệp định) học tập tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng. 27. Bộ Quốc phòng (2015), Thông tư số 135/TT-BQP ngày 09/12/2015 quy định một số chế độ chi tiêu cho hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong Quân đội. 28. Bộ Quốc phòng (2016), Điều lệ Công tác khoa học và công nghệ trong Bộ Quốc phòng. 177 29. Bộ Quốc phòng (2016), Điều lệ công tác nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 30. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 94/2012/TTLT- BQP-BCA ngày 09/8/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo và tuyển chọn học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 31. Bộ Quốc phòng, Đề án số 63 về đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật các cấp trong Quân đội. 32. Bộ Quốc phòng, Pháp lệnh quản lý khoa học và công nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam 33. Bộ Quốc phòng, Quy chế đào tạo, quản lý học viên quân sự nước ngoài trong nhà trường Quân đội 34. Bộ Quốc phòng, Quy chế Tổ chức đào tạo dân sự trong nhà trường Quân đội 35. Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2004 36. Bộ Tài chính (20010), Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 37. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 369/2017/TT-BTC ngày 26/03/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cấp kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi quốc phòng của Bộ Quốc phòng. 38. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/N Đ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 39. Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng (2004), Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT- BTC-BQP ngày 26/03/2004 của Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán NSNN và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng. 40. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 42/2008/QĐ- BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. 41. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997), Chỉ thị số 1173/CT-BQP ngày 03/9/1997 Về thực hiện một số chế độ đối với học viên đào tạo tại các trường Quân đội. 42. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006), Chỉ thị số 30/CT-BQP ngày 17/02/2006 Tổ chức nghiên cứu, biên soạn hoàn thiện hệ thống tài liệu dạy học trong Quân đội 43. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 24/2008/QĐ-BQP ngày 29/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chế quản lý đầu tư, sử dụng trang thiết bị đào tạo trong các nhà trường Quân đội 178 44. Bùi Phụ Anh (2015), Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 45. Bùi Thị Bích Nê (2016), Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng. 46. Bùi Tiến Hanh (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính 47. Bùi Tuấn Minh (2013), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 48. Bùi Thiên Sơn (2004), Nhìn lại chi tiêu cho nền giáo dục đại học của một số nước và ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 12/2004. 49. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng (2015), Quyết định số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2015 của Cục trưởng Cục Tài chính ban hành Chế độ kế toán đơn vị dự toán trong Quân đội. 50. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. 51. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 26/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. 52. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 53. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 73/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 quy định về việc đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường ngoài Quân đội 54. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 55. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. 56. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/12/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập. 57. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN. 179 58. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 59. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 60. Đại tướng Ngô Xuân Lịch (2017), Quân đội tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bài viết đăng trên Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, số 1/2017. 61. Đào Mạnh Hoàn, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục - Kinh nghiệm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, địa chỉ truy cập: Vai tro, chuc nang va nhiem vu cua Nha nuoc trong viec cung cap dich vu y te va giao duc - Kinh nghiem cua Hop chung quoc Hoa Ky.aspx 62. Đặng Văn Du (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo Đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 63. Đinh Thị Dung (2009), Đổi mới cơ chế tài chính tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả và mở rộng quy mô trong nâng cao chất lượng giáo dục, Đại học Sư phạm. 64. Đinh Thị Vân Chi, Giáo dục gia đình và quan hệ của nó với những môi trường giáo dục khác trong quá trình xã hội hoá cá nhân, địa chỉ truy cập: duc gia dinh va quan he cua no voi nhung moi truong giao duc khac trong qua trinh xa hoi hoa ca nhan.html 65. Đỗ Hạnh Phúc (2004), Giáo trình quản lý tài chính - ngân sách giáo dục, Đại học Sư phạm. 66. Đỗ Thị Bích Loan (2007), Tình hình đầu tư tài chính thực hiện giai đoạn I (2001-2005) chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 27/2007. 67. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Đào Thị Bích Hạnh (2016), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 68. Hồ Thị Hải Yến (2008), Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 69. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Thanh tra tài chính, Nhà xuất bản Tài chính. 70. Huyền Trang, Minh Huệ, Những điều cần biết về thanh tra, kiểm tra tài chính, kiểm định chất lượng giáo dục và xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục / Huyền Trang, Minh Huệ s.t, b.s. 71. Khuất Tuệ Minh (2013), Cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập : Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Giáo dục, số 4/2013. 180 72. Lâm Quang Thiệp, Phillip G. Altbach, D. Bruce Johnstone... (2006), Giáo dục đại học Hoa Kỳ, Giáo dục. 73. Lê Hồng Việt (2008), Một số kiến nghị về chính sách tài chính nhằm phát triển hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 131/2008. 74. Lê Phước Minh (2005), Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng. 75. Lê Thanh Tùng (2006), Tài chính với việc phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4/2006. 76. Lê Xuân Trường (2004), Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. 77. Lê Xuân Trường (2012), Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng công lập, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài chính, Học viện Tài chính. 78. Nguyễn Anh Thái (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 79. Nguyễn Hồng Hà (2013), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 80. Nguyễn Hữu Huệ (2007), Phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình GDĐT trong các trường SQQĐ - minh họa qua số liệu của một số trường, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 81. Nguyễn Minh Toàn (2008), Về thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1/2008. 82. Nguyễn Minh Tuấn (2014), Tác động của quản lý tài chính tới chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2014. 83. Nguyễn Ngọc Vũ (2013), Các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 187/2013. 84. Nguyễn Thu Hương (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 85. Nguyễn Xuân Hiệp (2014), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành công an, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 86. Phạm Đức Chính, Nguyễn Tiến Dũng (ch.b.), Nguyễn Hồng Nga... (2014), Giáo dục đại học Việt Nam - Góc nhìn từ lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. 181 87. Phạm Văn Khoan, Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 88. Phạm Văn Ngọc (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của đại học Quốc gia trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 89. Phạm Văn Trường (2013), Xác định giá thành dịch vụ đào tạo trong đổi mới quản lý tài chính giáo dục đại học, Tạp chí Tài chính, số 4/2013. 90. Quân ủy Trung ương (1994), Nghị quyết số 93/ĐUQSTW ngày 01/6/1994 về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy. 91. Quân ủy Trung ương (2007), Nghị quyết số 86/ĐUQSTW ngày 29/3/2007 về công tác giáo dục và đào tạo trong tình hình mới. 92. Quân ủy Trung ương (2011), Nghị quyết số 513 - NQ/QUTW ngày 23/11/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về công tác tài chính quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo 93. Quân ủy Trung ương (2014), Quy chế số 707 - QC/QUTW ngày 16/10/2014 của QUTW về lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tài chính trong QĐNDVN. 94. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ 7 (2005), Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11 95. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ hai (2002), Luật ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11 có hiệu lực thi hành từ năm 2004. 96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 7 (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 (2015), Luật ngân sách nhà nước, số 83/2015/QH13. 97. Quốc hội Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIV, Kỳ họp thứ 3 (2017), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, số 15/2017/QH14. 98. Quốc hội Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 5 (2013), Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, số 30/2013/QH13. 99. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2006), Giáo trình Giáo dục học quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 100. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hướng dẫn số 531/2003/HD-CT ngày 26/6/2003 của Tổng cục Chính trị về công tác quản lý học viên dân sự 101. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê. 182 102. TS Vũ Nhữ Thăng, ThS Hoàng Thị Minh Hảo (2013), Đổi mới chính sách tài chính đối với các cơ sở đại học công lập gắn với tăng trưởng bền vững, kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, UNDP, Bộ Tài chính, tháng 11/2012. 103. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 104. Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lí ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 105. Trần Trọng Hưng (2015), Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính. 106. Trần Việt Hùng (2013), Nguyên tắc chi phí và lợi ích đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 6/2013. 107. Trịnh Hồng Hà (2007), Những hình thức phổ biến trong chính sách tài chính giáo dục đại học ở các nước, Tạp chí Giáo dục, Số 175/2007. 108. Trịnh Hồng Hà (2007), Những hình thức phổ biến trong chính sách tài chính giáo dục đại học ở các nước, Tạp chí Giáo dục, số 175/2007. 109. Trịnh Hồng Hà, Tài chính giáo dục đại học Hàn Quốc, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 27/2007. 110. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2013), Giáo trình Tài chính hành chính sự nghiệp, Khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 111. Vũ Thanh Chương (ch.b.), Phí Đăng Tuệ, Trần Văn Phong, Nguyễn Minh Tuấn (2013), Quản lý tài chính trong giáo dục đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2013. 112 Vũ Thị Thanh Thuỷ (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 113 Vương Thanh Hương (2008), Tìm hiểu về vấn đề học phí trong giáo dục đại học, Tạp chí khoa học giáo dục, số 36/2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_doi_voi_cac_truo.pdf
  • pdfTrang thong tin _ T. Viet.pdf
  • pdfTrang thong tin _T.Anh.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ Lai Van Tung _nop QD.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Lai Van Tung _nop ra QD.pdf
Luận văn liên quan