Cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính (KPQLHC) đối với chính
quyền cấp xã đã được đề cập đến tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 và được khẳng định rõ hơn trong Nghị định số 117/2013/NĐ – CP
ngày 7/10/2013 của Chính phủ. Thực tế, năm 2014 các tỉnh ĐBSH chưa triển
khai cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã. Năm 2017, bắt đầu
thời kỳ ổn định ngân sách mới theo luật NSNN năm 2015, theo đó, các tỉnh
ĐBSH đã triển khai cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã, nhưng
kết quả của cơ chế này chưa thực sự rõ nét, việc áp dụng cơ chế này tại mỗi
tỉnh ở nhiều mức độ khác nhau và chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, việc tiếp tục
triển khai cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã có thực sự cải
thiện, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý tài chính - ngân sách xã, đảm bảo
tính minh bạch và hiệu suất của bộ máy chính quyền cấp xã hay không vẫn còn
là vấn đề cần nghiên cứu. Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, tác
giả đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:
1. Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chính quyền cấp xã trong hệ
thống bộ máy cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; ngân sách xã, quản lý
ngân sách xã.
2. Xây dựng khái niệm, cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp
xã. Phân tích từng nội dung cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã.
3. Đưa ra được 03 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ
KPQLHC đối với chính quyền cấp xã.
4. Xác định được 02 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế tự chủ
217 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền cấp xã tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02b), "Decentraliation and Corruption:
Evidence from US Federal Transfer Programs". Public Choice, Vol 113,
No1/2, pp 25-35.
63. Greco, Luciano G. (2003), Oates’ decentralization theorem and public
governance.
64. Gurgur, T. and A. Shah (2005), Localization and corruption: panacea
or pandora’s box? World Bank Policy Research Working Paper Series,
No. 3486.
65. Inman, Robert. P and Rubinfeld, Daniel L (1997), "Rethinking
Federalism", Journal Economic Perpectives, Volume 11 (4), page 43-64.
66. Ivanyna, M. and A. Shah (2010), Citizen-Centric Governance
Indicators: Measuring and Monitoring Governance by Listening to the
People and not the Interest Groups, Policy Research Working Paper
Series, No. 5181. Washington, DC: World Bank.
67. Martinez-Vazquez, J. and M. Yao. (2009), Fiscal Decentralization and
Public Sector Employment, International Studies Program Working
Paper 09-03, Andrew Young School of Policy Studies, Georgia State
University.
68. Mello, L. (2011), Does Fiscal Decentralization Strengthen Social
Capital? Cross-Country Evidence and the Experience of Brazil and
Indonesia. Environment & Planning C: Government & Policy.
176
69. Zhang, Zhihua and Jorge Martinez-Vazquez (2006), The System of
Equalization Transfers in China, International Studies Program, Georgia
State University, Working Paper 03-12, July.
70. Chen, Yang and Shiau (2006), “The application of balanced scorecard in
the performance evaluation of higher education”, The TMQ magazine,
Vol.18, Iss:2, pp.190-205.
71. Christopher Hood (1991), “A public management for all seasons”, Journal
of Public Administration, Volume 69, Issue 1, March, pp. 3-19.
177
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
(Qui chế chi tiêu nội bộ cho các xã do tác giả đề xuất, xây dựng)
CHƯƠNG 1
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, nguyên tắc và căn cứ để xây dựng quy chế
1. Mục đích
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện công khai, dân chủ
và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động tại xã.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong xã, thực hiện
kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra,
kiểm toán theo quy định;
- Sử dụng tài sản công tại xã đúng mục đích, có hiệu quả;
2. Nguyên tắc xây dựng quy chế
- Không vượt quá phần kinh phí quản lý hành chính của các xã thực hiện
chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm;
- Không được vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thầm quyền
quy định;
- Phù hợp với hoạt động đặc thù của xã;
- Phải đảm bảo cho chính quyền cấp xã và cán bộ, công chức xã và cán
bộ không chuyên trách cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cán bộ công chức xã theo qui
định của pháp luật;
- Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ;
- Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong toàn xã;
- Phải có ý kiến tham gia của các tổ chức đoàn thể trong xã bằng văn bản.
3. Căn cứ để xây dựng quy chế
- Nghị định 130 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước ngày 17
tháng 10 năm 2005 của Chính phủ.
178
- Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 bổ sung một số điều của
Nghị định 130/2005/NĐ
- Thông tư 71 ngày 30/5/2014 quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
- Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 Quy định về qlý NSX và
các hoạt động tài chính khác của xã
- NQ ..HĐND tỉnh quy định phân cấp về nguồn thu,
nhiệm vụ chi, tỷ lệ % phân chia giữa các cấp ngân sách.
- NQ HĐND về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên NSĐP năm 2017 (2017 - 2020)
- NQ .. ban hành một số chế độ tiêu chuẩn định mức trong chi tiêu,
quản lý sử dụng tài sản công đối với các cơ quan nhà nước, đoàn thể, các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh .
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của nhà nước .
- Căn cứ tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài sản
tại xã;
- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch các nhiệm vụ được giao trong năm
của xã
- Dự toán chi ngân sách xã được giao thực hiện chế độ tự chủ.
Điều 2. Đối tượng thực hiện: là toàn thể cán bộ công chức và cán bộ
không chuyên trách trong toàn xã
CHƯƠNG II
CÁC ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. Nội dung thu
Điều 3: Khai thác và quản lý nguồn thu theo qui định:
- Các khoản xã được hưởng 100% theo qui định
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo qui định
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
- Viện trợ hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)
179
- Thu khác
Các khoản thu nói trên được giao cho cán bộ thu, ủy nhiệm thu và cán bộ
văn phòng trực tiếp thu. Được kế toán theo dõi và hạch toán theo qui định của
luật NSNN, qui định về nguồn kinh phí thực hiện cơ chế khoán.
Điều 4: Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ
tự chủ:
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ
các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp.
b) Các khoản phí, được để lại theo chế độ quy định.
c) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
B. Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
- Thanh toán cá nhân: lư¬ng, BHXH, BHYT..và các khoản phụ cấp
- Chi hàng hóa dịch vụ công cộng phục vụ công tác chuyên môn: Thanh
toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn; Chi vật tư văn phòng, thông tin
tuyên truyền liên lạc,hội nghị, tiếp khách. Mua s¾m trang thiÕt bÞ, söa ch÷a
thường xuyên TSCĐ...
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù phát sinh hàng năm theo
chức năng nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán: Hàng vật
tư kỹ thuật thiết bị chuyên dùng, tài liệu chế độ dùng cho công tác chuyên môn....
- Sử dụng kinh phí tiết kiệm
Điều 5: Chi thanh toán cá nhân
5.1- Chi tiền lương:
Căn cứ vào số biên được giao thực hiện khoán theo quyết định của cơ
quan có thẩm quuyền theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của
Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92
180
Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức xã được hưởng theo tiền
lương ngạch bậc do nhà nước qui định (không nên đưa mức lương cụ thể để khi
có thay đổi không phải chỉnh sửa QCCTNB)
Tiền lương
cơ bản
được hưởng
=
Mức lương
cơ sở do
nhà nước quy định
x
Hệ số lương đang
được hưởng
- Thời gian trả lương đối với CBVC, Lao động hợp đồng trả vào ngày ....
đến ngày .......hàng tháng qua thẻ ATM của Ngân hàng ........... Chi nhánh huyện
.............
Lưu ý: Cán bộ nữ khi mang thai phải làm đơn nghỉ thai sản trước thời điểm dự
kiến sinh là 1 tháng nộp cho kế toán xã để làm thủ tục cắt lương hưởng BHXH.
5.2. Tiền công đối với lao động theo vụ việc hoặc hợp đồng khoán
chuyên môn
Xã sẽ thanh toán theo hợp đồng cụ thể tùy theo tính chất công việc, trình
độ chuyên môn
5.3. Chi các khoản phụ cấp
+ Phụ cấp chức vụ: Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5
Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối
thiểu chung như sau:
a) Bí thư đảng ủy: 0,30;
b) Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân: 0,25;
c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;
d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
181
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung
Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 92 và công
chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 92 được thực hiện
chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP.
Nguyên tắc thực hiện
- Phụ cấp thâm niên được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm
+ Phụ cấp theo loại xã
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 92 được hưởng
phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã tính theo % trên mức lương hiện
hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số
chênh lệch bảo lưu (nếu có); cụ thể như sau:
a) Cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%;
b) Cán bộ cấp xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5%;
2. Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã nêu tại khoản 1 Điều này
không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
a. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01
người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92, kể từ
ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ
cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh
đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng
thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm
nhiệm bằng 20%.
b. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
182
+Phụ cấp trách nhiệm:
Căn cứ Luật kế toán số 88/2016; Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-
BTC-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định về việc xếp phụ cấp trách
nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán
thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cho một số công vệc cụ thể:
- Kế toán : 0.1
- Thủ quỹ: 0.1
Phụ cấp trách nhiệm được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không
dùng để tính đóng, hưởng chế độ Bảo hiểm. Khi không làm công việc có quy
định hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không được hưởng phụ
cấp trách nhiệm công việc.
+ Phụ cấp thêm giờ :
* Thời gian làm thêm giờ:
Thực hiện theo quy định tại nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày
27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số
195/NĐ-CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thời gian làm thêm giờ không vượt quá 50% số giờ làm việc theo quy
định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định
thời giờ làm việc theo tuần, ngoài thời giờ làm việc bình thường thì thời giờ làm
thêm trong một ngày làm việc không vượt quá 04 giờ, ngày nghỉ làm thêm
không quá 08 giờ. Tổng số thời gian làm thêm trong một năm không vượt quá
200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 điều 1 thông tư
109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002.
* Chế độ trả tiền làm thêm giờ:
Mức chi theo thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày
5/1/2005:
183
Tiền làm thêm giờ được tính theo công thức sau:
Tiền
lương
làm thêm
giờ
=
Tiền
lương giờ
x
150%
hoặc
200%
hoặc
300%
x
Số giờ
thực tế
làm
thêm
+ Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
+ Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
+ Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, tết
Chú ý:- Không thanh toán làm thêm ngoài giờ với những thời gian làm
thêm các công việc thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ được giao,
5.4. Chi tiền thưởng:
Thực hiện theo Nghị Định 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2017
(khi văn bản thay đổi phải cập nhật) cụ thể như sau: (1,0% (1,5%) chi thường xuyên)
- Cách tính tiền thưởng
+ Tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ
sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời
điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự
Nhà nước hoặc quyết định khen thưởng.
+ Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được
làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
- Đối với cá nhân:
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lần mức lương tối
thiểu chung;
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3
lần mức lương tối thiểu chung.
- Đối với tập thể:
+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được
tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
184
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được tặng
Giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp giấy chứng nhận (trường hợp
tiêu biểu được kèm theo tiền thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung);
+ Danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn
hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” được tặng giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần
mức lương tối thiểu chung;
+ Danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được
tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương tối thiểu chung.
5.5. Chi chế độ nghỉ phép hàng năm và thanh toán tiền tàu xe nghỉ
phép năm (nếu có)
a. Thời gian nghỉ phép
Căn cứ Điều 74 Bộ luật lao động quy định về thời gian nghỉ hàng năm
như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
b. Thanh toán tiền nghỉ phép
- Xã chi trả tiền tàu xe nghỉ phép theo thông tư 141/2011/TT-BTC ngày
20/10/2011 quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm; Thông tư
số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mốt số
điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ
phép hàng năm. (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014)
- CBCC xã có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo Luật lao động
quy định, được CTX đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép để đi thăm người thân,
bao gồm: Cha, mẹ bên chồng bên vợ, chồng, vợ và con.
- Các bộ phận phải bố trí cho CBCC xã được nghỉ phép nhưng vẫn đảm
bảo việc hoàn thành nhiệm vụ. Nếu do yêu cầu công việc, xã không bố trí được
thời gian cho CBCC xã nghỉ phép; nghỉ phép không đủ số ngày mà được thoả
thuận giữa CTX và người lao động thì được thanh toán tiền bồi dưỡng. Mức bồi
dưỡng do CTX quyết định
185
- Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương
đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) mức thanh
toán theo giá ghi trên vé, hóa đơn (không bao gồm các chi phí dịch vụ khác)
- Điều kiện và tiêu chuẩn được chi tiền tàu xe nghỉ phép một lần/ năm
phải có đủ các điều kiện sau:
+ Nghỉ phép năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó
+ Có giấy nghỉ phép năm do CTX cấp
+ Có giấy phép được cơ quan chính quyền nơi đến nghỉ phép xác nhận.
+ Có vé tàu xe hợp lệ (được thanh toán vé tàu hoả theo mức ghế ngồi, vé
ô tô theo mức vận tải hành khách Nhà nước)
- Cán bộ, công chức xã nếu đã được xã bố trí sắp xếp thời gian cho đi
nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi
trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép.
- Theo Thông tư số 57, cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với CTX để
nghỉ gộp tối đa ba năm một lần và chỉ được thanh toán một lần tiền nghỉ phép
năm thay vì nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó như đã
quy định tại Thông tư 141.
5.6. Chi các khoản đóng góp:
Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp của cán bộ công
chức và cán bộ không chuyên trách xã, thực hiện theo qui định hiện hành của
nhà nước
Điều 6. Chi hàng hóa dịch vụ công cộng phục vụ công tác chuyên môn
6.1. Chế độ công tác phí
Thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm
2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ hội nghị, công tác phí đối với cơ
quan Nhà nước và sự nghiệp công lập. QĐ riêng của từng tỉnh nếu có
a. Thanh toán tiền phương tiện công tác
- Trường hợp đi công tác phải tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền
tự túc phương tiện. Cụ thể như sau:
186
+ Đi công tác ngoài tỉnh: Được thanh toán theo giá cước vận chuyển
hành khách thực tế.
+ Đi công tác trong tỉnh (chỉ áp dụng đối với trường hợp không khoán
công tác phí):
b. Phụ cấp lưu trú
- Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác ngoài tỉnh tối đa .
- Trường hợp đi công tác trong tỉnh (chỉ áp dụng đối với trường hợp
không khoán công tác phí), CTX quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng
tối đa .. đồng/ngày/người.
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán phụ cấp lưu trú: Đ10- Thực hiện theo
quy định tại Thông tư 40/2017 của Bộ Tài chính.
c. Thuê phòng nghỉ
Người được CTX cử đi công tác ngoài tỉnh mà phải thuê phòng nghỉ (đi
công tác hai ngày trở lên) được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo một trong
hai hình thức như sau:
- Thanh toán theo hình thức khoán:
- Thanh toán theo hóa đơn thực tế
Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình
thức khoán nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế CTX duyệt
theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
(Chứng từ để làm căn cứ thanh toán tiền thuê phòng nghỉ: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư 40/2017 ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính).
d. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
Cán bộ, công chức xã phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng nguồn kinh
phí, CTX quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công
tác lưu động, theo mức sau:
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Tối đa đồng/người/tháng.
187
Các đối tượng nêu trên nếu được cấp có thẩm quyền cử đi công tác ngoài
tỉnh thì vẫn được hưởng chế độ khoán công tác phí và được thanh toán thêm
chế độ công tác phí quy định tại ...(Mức khoán trên được quy định trong
quy chế chi tiêu nội bộ của xã).
e. Chứng từ thanh toán công tác phí: (Điêu 10- TT 40/2017)
6.2. Chi tiêu hội nghị và tiếp khách
- Chi hội nghị: Căn cứ vào chế độ quy định tại Thông tư số ..BTC ,
QĐ ..của UBND Tỉnh quy định về chế độ công tác phí, hội nghị phí đối với
các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.
+ Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho các đại biểu và khách mời không thuộc diện
huởng lương từ ngân sách nhà nước: Hội nghị do cấp xã tổ chức: Mức chi hỗ
trợ tiền ăn tối đa . đồng/ngày/người (chỉ thực hiện đối với hội nghị triển
khai công tác đầu năm, tổng kết cuối năm của Đảng uỷ, chính quyền, đoàn thể,
đại hội theo nhiệm kỳ của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội của cấp xã).
+ Chi giải khát giữa giờ: Tối đa đồng/ngày/đại biểu.
+ Chi hỗ trợ kinh phí đi lại của đại biểu khách mời không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước: Trường hợp được cơ quan tổ chức hội nghị bố trí phương
tiện đưa đón thì không được hỗ trợ kinh phí đi lại, trường hợp tự túc phương
tiện thì được hỗ trợ kinh phí (mức hỗ trợ áp dụng theo quy định tại quy
định ban hành kèm theo QĐ ..).
+ Mức chi thanh toán thù lao báo cáo viên hội nghị, tiền thuê Giảng viên
các hội nghị tập huấn chuyên môn: Thực hiện theo mức chi quy định tại Thông
tư số 139/2010/TT - BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
- Chứng từ chi hội nghị: TT 40/2017
- Chi tiếp khách
Nguyên tắc chung: Các ban ngành đoàn thể của xã đón tiếp khách đến
làm việc tại xã, phải thực hiện tiết kiệm. Không phô trương, hình thức, thành
188
phần tham dự chỉ là những người trực tiếp có liên quan. Không được sử dụng
các loại rượu ngoại để chiêu đãi khách, không sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc (trừ các đối tượng
được phép chi tặng phẩm theo quy định). Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để
phục vụ và đón tiếp khách, trường hợp phải thuê dịch vụ bên ngoài thì phải thực
hiện theo mức chi quy định. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải thực hiện đúng
chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch và phải
được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của xã. CTX và trưởng các ban ngành
đoàn thể phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra chi tiêu sai chế độ quy định.
- Việc tổ chức mời cơm khách do CTX, trưởng các đoàn thể quyết định
theo thẩm quyền trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và được quy định
cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của xã đảm bảo công khai, minh bạch.
- Mức chi tiếp khách (được áp dụng cho cả người tiếp khách) tối đa:
. đồng/1suất.
- Mức chi tiền nước uống đối với khách đến làm việc tại xã tối đa
đồng/người/ngày.
6.3. Văn phòng phẩm
- Căn cứ mức sử dụng văn phòng phẩm (bút viết, bút phủ, giấy phô tô,
mực in, mực máy photocoppy, cặp đựng tài liệu...) của từng chức danh công
chức hoặc của từng Phòng, ban.... chuyên môn để xác định mức khoán bằng
hiện vật cho phù hợp.
- Xã có thể xây dựng mức khoán sử dụng văn phòng phẩm cho từng ban
ngành đoàn thể trong xã, quy định thời gian sử dụng, cấp mới đối với một số
loại văn phòng phẩm.
6.4. Sử dụng điện thoại, internet trong xã
- Về sử dụng điện thoại tại xã:
Kế toán căn cứ thực tế cước phí sử dụng điện thoại tại xã trong 1-2 năm
trước để xây dựng mức khoán kinh phí thanh toán cước sử dụng điện thoại tại
xã cho phù hợp với từng đầu máy điện thoại hoặc theo từng bộ phận.
189
- Sử dụng Internet:
+ Định mức hợp đồng trọn gói tại xã ..đồng/tháng, thanh toán theo
hoá đơn Bưu chính viễn thông huyện.
+ Các ban ngành đoàn thể sử dụng mạng chung thanh toán thực tế theo
hợp đồng với công ty viễn thông . nhưng yêu cầu sử dụng mạng hiệu quả,
đúng mục đích.
+ Các chi phí sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng theo hợp đồng, hoặc phát
sinh khác theo đề xuất.
Lưu ý: Các bộ phận trong xã có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử
dụng phương tiện thông tin liên lạc ở bộ phận mình, mọi cán bộ, nhân viên
không được sử dụng điện của xã vào việc riêng. Bộ phận nào sử dụng vượt
quá mức quy định, bộ phận đó phải nộp tiền vào quỹ của xã để bù đắp thanh
toán. Bộ phận Tài chính – Kế toán có trách nhiệm theo dõi thực hiện.
Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu công việc bộ phận nào phải sử dụng điện
thoại quá mức quy định phục vụ cho công việc của xã có đơn đề nghị trình
CTX xem xét, quyết định.
6.5. Sử dụng điện, nước.
- Đối với việc sử dụng điện: Thực hiện Thông tư liên tịch
111/2009/BTC-BCT ngày 01/6/2009 hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong
các cơ quan Nhà nước. ĐV tăng cường biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm điện
sử dụng. Xã xây dựng quy chế quy định việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, điện
thắp sáng trong cơ quan, không được sử dụng điện cho nhu cầu cá nhân. Quy
định về quản lý, sử dụng điện của từng bộ phận; chế độ bảo quản, sử dụng đồ
điện của xã (có thể khoán)
- Đối với việc sử dụng nước: Xã xây dựng quy chế quy định về việc sử
dụng nước trong xã trên tinh thần tiết kiệm. (tùy theo xã)
6.6. Mua và sử dụng sách, báo, tạp chí (tùy theo xã)
Trong quy chế cần quy định cụ thể về mua và sử dụng sách, báo, tạp chí
phục vụ công tác chuyên môn cho chủ tịch xã và các bộ phận với tinh thần tiết
kiệm, chống lãng phí.
190
6.7. Chi tiền chè, nước
Chi tiền chè, nước uống khoán cho CBCC trong giờ làm việc tối đa
không quá ......../người/tháng.
Điều 7. Quản lý, mua sắm và sửa chữa tài sản công
1. Quản lý, sử dụng máy vi tính, máy photocopy và máy fax (các xã qui
định cụ thể tùy theo thực tế của xã)
- Đối với máy vi tính:..
- Đối với máy photocopy, máy fax:
2. Việc mua sắm và sửa chữa tài sản nhà nước của xã
- Về nguyên tắc chỉ mua những tài sản phục vụ cho hoạt động của xã và
nhu cầu công tác chuyên môn đã có trong dự toán được duyệt. Thủ tục và trình
tự mua sắm thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Về sửa chữa tài sản cố định: theo thực tế phát sinh. Dù sửa chữa thường
xuyên hay sửa chữa lớn đều phải tuân thủ đúng trình tự và thủ tục quy định:
+ Bộ phận sử dụng trực tiếp lập phiếu báo gửi kế toán xã, văn phòng để
xin sửa chữa
+ Kế toán xã hoặc CB văn phòng cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra và trình
CTX phê duyệt.
3. Kiểm kê, điều động, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của xã
thực hiện đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 8. Sử dụng kinh phí tiết kiệm
8.1. Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.(nếu có)
Mức xác định thu nhập tăng thêm thực hiện theo quy định tại thông tư số
71/2014/TTLT-BTC-BNV, ngày 30/5/2014 qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước .
- Cách xác định:
Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, xã được áp dụng hệ số
tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương
191
ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ
công chức và cán bộ không chuyên trách của xã. Quỹ tiền lương để trả thu nhập
tăng thêm một năm được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng
Trong đó:
QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của xã được phép trả tăng
thêm tối đa trong năm;
Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;
K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1, 0 lần);
K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của xã;
L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời
hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
-Trả thu nhập tăng thêm:
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi, xã quyết định phương án chi
trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách
của xã theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người.
Người nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì
được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng
thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Chủ
tịch xã quyết định sau khi thống nhất ý kiến với các tổ chức đoàn thể và toàn bộ
công chức xã. Cụ thể:
* Đối tượng thuộc diện xét
- Là cán bộ, công chức xã và cán bộ không chuyên trách cấp xã
* Đối tượng không thuộc diện xét:
+ Vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi
phạm pháp luật công chức bị hội đồng kỷ luật xét từ khiển trách trở lên
+ Vi phạm các quy định của xã, có hệ thống, vi phạm tệ nạn xã hội.
192
+ Cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã trong thời gian
nghỉ thai sản (6 thámg tính từ ngày nghỉ)
+ Cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ ốm, việc
riêng có số ngày vượt hơn qui định của luật lao động
+ Người lao động hợp đồng có thời gian công tác chưa đủ 12 tháng tính
từ ngày hợp đồng (Không tính thời gian thử việc).
Điều kiện xét: Mọi cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách cấp
xã thuộc đối tượng xét phải hoàn thành nhiệm vụ được xếp loại.
- Căn cứ kết quả tài chính, số kinh phí tiết kiệm được, xã xác định tổng
mức chi trả thu nhập trong năm của xã như sau:
Nhằm đảm bảo thống nhất trong chi tiêu kinh phí hoạt động, đồng thời
đáp ứng tốt yêu cầu công việc của xã, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu góp
phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công chức xã.
Phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cánhân theo nguyên tắc người
nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi
được hưởng cao hơn, trả thu nhập tăng thêm dựa trên mức lương cấp bậc chức
vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, công chức xã và được phân loại theo
bình bầu A,B,C và chi tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch,
bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ,
công chức.(Xếp cụ thể: A hệ số bao nhiêu, B,C hệ số bao nhiêu .)
8.2. Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập
thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen
thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng; (kế toán xây
dựng cụ thể tùy theo từng xã – nếu có)
8.3. Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể:
- Chi ngày lễ tết trong năm cho cá nhân (nếu có)
+ Đối tượng áp dụng
- CBCC cấp xã hết thời gian tập sự
193
- Những đối tượng không đủ điều kiện trên, căn cứ vào tình hình thực tế
thủ trưởng quyết định.
+ Mức chi: Mức chi có thể thay đổi vào từng thời điểm, cụ thể như sau:
STT Nội dung chi Số tiền/người (đồng)
1 Tết dương lịch
2 Tết âm lịch
3 Ngày giỗ tổ Hùng Vương
4 Ngày 30/4 - 1/5
5 Ngày 2/9
- Các ngày lễ khác (nếu có)
STT Nội dung chi
Số tiền tối thiểu/người
(đồng)
1 Ngày 8/3 đối với CBCC xã nữ
2 Ngày 20/10 đối với CBCC xã nữ
4 Ngày 27/7 đối với thương binh và gia đình
liệt sĩ
5 Ngày 22/12 (dành cho CBCC xã là cựu
quân nhân)
6 Ngày Quốc tế thiêu nhi 1/6, chi quà cho
các cháu thiếu niên nhi đồng
7 Rằm trung thu cho các cháu dưới 16 tuổi
8
Chi phần thưởng cho các cháu là con của
CBCC xã đạt thành tích cao trong học tập,
cháu nào đạt nhiều danh hiệu trong mục
này được hưởng ở mức cao nhất:
+ Học sinh giỏi được tặng giấy khen
+ Học sinh giỏi cấp huyện, quận
+ Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố
+ Học sinh giỏi Quốc gia
1 Thi đỗ Đại học
194
- Chi tham quan, nghỉ mát, du xuân (tùy theo kinh phí của xã)
Tham quan, du xuân hỗ trợ tiền xe, lệ phí tham quan..
- Chi hiếu, hỷ
Chi việc hỷ đối với:
+ CBCC xã:
+ Con CBCC xã: .
(Trường hợp CBCC xã là con của cán bộ xã chỉ được một tiêu chuẩn cao nhất)
- Chi việc hiếu đối với CBCC xã, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng (vợ),
chồng(vợ), con của CBCC xã 01 vòng hoa (theo giá thực tế) và đồng.
- Chi việc hiếu đối với CBVC đã nghỉ hưu, cán bộ lãnh đạo có quan hệ
công tác: 01 vòng hoa (theo giá thực tế) và .. đồng
- Chi chia tay cán bộ hưu
+ Phần quà hưu trí (quà kỷ niệm): đồng
+ Tổ chức liên hoan chia tay: . đồng
- Chi cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, phong trào TDTT của xã tuỳ
theo quy mô, khả năng tài chính của xã nhưng không quá ....... đ/đợt.
- Trợ cấp khó khăn, đột xuất: Chế độ trợ cấp khó khăn, đột xuất đựơc áp
dụng cho những trường hợp CBCC xã gặp khó khăn đặc biệt. Mức chi
........đ/lần và không quá 2 lần/năm.
- Chi mua bánh, kẹo, đào quất ... phục vụ cho dịp tết nguyên đán: Do
CTX quyết đinh phù hợp với nguồn kinh phí thực có.
- Hỗ trợ trực ngày lễ/ tết: .....đồng /ca.
- Các trường hợp đặc biệt khác do CTX quyết định.
8.4. Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công
chức xã: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển
vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
8. 5. CTX quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên
trong quy chế chi tiêu nội bộ của xã sau khi đã thống nhất ý kiến bằng văn bản
với ban ngành đoàn thể của xã
195
Điều 9. Quy định việc xử lý vi phạm và giải quyết các trường hợp
đặc biệt khi sử dụng vượt mức khoán
Căn cứ vào các mức khoán chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã khoán
cho cá nhân hoặc ban ngành đoàn thể vào cuối quý, trên cơ sở kết quả thực hiện:
- Nếu vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ có liên quan đến các lĩnh vực đã
có quy định của nhà nước thì xử lý theo quy định hiện hành.
- Nếu vi phạm vượt định mức quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ đối
với những lĩnh vực chưa có quy định của nhà nước thì xã phải chịu trách
nhiệm xử lý hoặc phải trừ vào kinh phí tiết kiệm năm sau.
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tất cả cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp
xã có trách nhiệm thực hiện quy chế này, các bộ phận chuyên môn đưa nội
dung quy chế này vào sinh hoạt định kỳ, thường xuyên nhắc nhở để cán bộ,
công chức xã thực hiện tốt.
Giao cho đồng chí phụ trách KTX phối hợp với các ban ngành đoàn
thể (Ban thanh tra nhân dân) theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy
chế. Việc chấp hành tốt quy chế này là một trong những tiêu chí để xét thi
đua, khen thưởng của các tập thể và cá nhân hàng năm.
CTX xã và kế toán xã đơn vị có trách nhiệm thực hiện tốt kế hoạch chi
tiêu được duyệt, hàng tháng kế toán phải lập báo cáo sử dụng kinh phí gửi
CTX để điều hành; hàng năm lập báo cáo công khai tài chính và kinh phí tiết
kiệm được trước hội nghị cán bộ, công chức xã và theo qui định tại TT 343
về công khai NSNN các cấp.
Điều 11. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế nếu có những vấn
đề nào chưa phù hợp với tình hình thực tế hoặc do chế độ, chính sách của nhà
nước có điều chỉnh bổ sung thì giao cho kế toán xã tập hợp ý kiến của cán bộ
công chức xã tham mưu cho CTX xem xét và thông qua hội nghị cán bộ,
công chức xã hàng năm./.
196
PHỤ LỤC 02
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
STT Tiêu chí
Điểm
tối đa
Ghi chú
I Phát triển kinh tế - xã hội tại xã 40
1 Lĩnh vực kinh tế 20
1.1
Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: ứng
phó thiên tai
10/3
a
Thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông - lâm - ngư
nghiệp đạt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra (không được
thấp hơn so với chỉ tiêu của cấp huyện giao), có nhiều
mô hình sản xuất có hiệu quả
6/1
01 điểm
đối với
phường, thị
trấn
b
Xã đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình, kế hoạch
2
Chỉ tính
đối với xã
c
Chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả đối với diễn
biến bất lợi về thiên tai, bão lũ
2
1.2
Hạ tầng, đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại, dịch vụ, du lịch
5/12
a
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt và vượt
kế hoạch (không được thấp hơn so với chỉ tiêu của
cấp huyện giao)
1/4
4 điểm đối
với
phường, thị
trấn
b
Giá trị thương mại - dịch vụ-du lịch đạt và vượt kế
hoạch (không được thấp hơn so với chỉ tiêu của cấp
huyện giao)
1/4
4 điểm đối
với
phường, thị
trấn
c
Khai thác sử dụng và bảo vệ tốt các công trình đường giao thông,
điện, nước sinh hoạt, thủy lợi... trên địa bàn
2
Công trình
công cộng
197
d
Quản lý hành chính đối với các hoạt động xây dựng,
nhà đất trong phạm vi quản lý đảm bảo đúng quy định
1/2
2 điểm đối
với phường,
thị trấn
1.3 Tài chính - kế hoạch 10
a
Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà
nước, các loại thuế, phí và lệ phí trên địa bàn
4
b
Thu, chi, quyết toán ngân sách theo đúng quy định;
quản lý thu, chi tài chính rõ ràng, minh bạch đúng quy
định của Nhà nước
4
c
Quản lý tốt công trình, dự án được cấp trên giao thực
hiện trên địa bàn
2
1.4 Về tài nguyên và môi trường 5
a
Quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
thẩm quyền; tham gia hòa giải, giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi
trường theo quy định.
2
b
Thực hiện tốt việc đăng ký, quản lý hồ sơ địa chính;
theo dõi biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính;
thống kê, kiểm kê đất đai; phối hợp thực hiện tốt công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng
mặt bằng tại địa phương
1
c
Đảm bảo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
trên địa bàn; các hoạt động bảo vệ môi trường và vệ
sinh môi trường khu dân cư được thực hiện tốt
1
d
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ở thành
thị đạt 95%, ở nông thôn tỷ lệ hộ dân sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, nước sạch đạt 50% trở
lên; tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đạt
80%, các khu vực dân cư tập trung có hệ thống thu
gom, tiêu thoát nước
1
198
2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội tại xã 20
2.1 Giáo dục và đào tạo 5
a
Đảm bảo chỉ tiêu, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp
học tiểu học, trung học cơ sở
1
b
Duy trì, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ ở các cấp học mầm non, tiểu học và trung học
cơ sở
1
c
Trường học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch; mạng
lưới trường, lớp đạt so với kế hoạch
2
d
Có ít nhất 80% thanh niên đạt trình độ giáo dục trung
học phổ thông và tương đương
1
2.2 Y tế và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 5
a
Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế;
phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh; chỉ đạo thực
hiện tốt chuẩn quốc gia về y tế xã
1
b Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% 1
c Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%. 1
d
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi
dưới 20%
1
e
Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với từ 12
loại vắc xin trở lên
1
2.3 Văn hóa, thể dục, thể thao 5
a
Thực hiện tốt các quy định về xây dựng nếp sống văn
hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
1
b
85% xóm, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu
“khu dân cư văn hóa”; 90% hộ gia đình trở lên được
công nhận gia đình văn hóa
1,5
199
c
Phối hợp và thực hiện tốt công tác bảo tồn các di tích,
loại hình văn hóa dân gian; duy trì phát triển phong
trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao ở địa
phương
1,5
d
90% làng, bản, khu phố có nhà văn hóa kiên cố - khu
thể thao.
1
2.4 Lĩnh vực xã hội 5
a
Công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia
đình, bảo vệ, hỗ trợ người dễ bị tổn thương trong các
lĩnh vực đời sống gia đình và xã hội được thực hiện tốt
1
b
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, quy định
của Nhà nước đối với gia đình chính sách, đối tượng
xã hội; huy động các nguồn lực chăm sóc gia đình
chính sách, đối tượng xã hội gặp khó khăn; tổ chức
tốt các hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương
1
c
Tạo việc làm mới cho người lao động đạt chỉ tiêu
huyện, thành phố giao
1
d
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo kế hoạch của cấp
huyện giao hằng năm; 100% hộ nghèo, cận nghèo
được hỗ trợ các chế độ, chính sách của Nhà nước theo
quy định
2
II Thi hành pháp luật, Quốc phòng - An ninh 20
1 Thi hành pháp luật 10
1.1
Triển khai tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật, các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng; pháp luật của nhà nước, của cấp trên và của
địa phương
3
a
Ban hành kế hoạch và tổ chức hoạt động tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên địa
bàn bằng các hình thức phù hợp
1
b Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách
nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã cho
1
200
nhân dân địa phương theo quy định (văn bản, chính
sách, pháp luật mới, ...)
c
Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật theo quy định và lấy ý kiến nhân
dân theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên
1
1.2
Thực hiện tốt việc thi hành án tại địa phương; phát
hiện, xử lý vi phạm hành chính kịp thời, đúng thẩm
quyền
1
1.3
Thực hiện đúng quy định về đăng ký và quản lý hộ
tịch; chứng thực; công tác đăng ký, quản lý cư trú
2
1.4
Thực hiện nghiêm túc quy định việc tổ chức tiếp công
dân, giải quyết kịp thời, có hiệu quả đơn thư khiếu
nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, không để xảy
ra khiếu kiện đông người, tồn đọng, kéo dài
3
a
Duy trì, thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại trụ sở
UBND cấp xã theo quy định của Luật tiếp công dân
1
b
Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính,
giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ
tục và thời hạn quy định
1
c
Tổ chức ít nhất 01 hội nghị trao đổi, đối thoại chính
sách, pháp luật cho nhân dân và thanh niên địa
phương
1
1.5
Ban hành và thực hiện tốt các quy định về phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí
1
2 Quốc phòng - An ninh 10
2.1 Quốc phòng 4
a
Hoàn thành kế hoạch diễn tập; tổ chức xây dựng,
huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ chính sách
dân quân tự vệ, quản lý lực lượng dự bị động viên
theo quy định của pháp luật; làm tốt chính sách hậu
phương quân đội
1
201
b
Thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển quân, không có trường
hợp loại trả, đào bỏ ngũ
1
c
Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng,
quân sự địa phương; kế hoạch phòng thủ dân sự và
các kế hoạch có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh; xây dựng làng, xã chiến đấu và sẵn sàng
chiến đấu
1
d
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến
thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; hoàn thành
chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.
1
2.2 An ninh 6
a
Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp đấu
tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, các tệ nạn xã
hội và hành vi vi phạm pháp luật khác có hiệu quả,
không để xảy ra các vụ trọng án
2
b
Xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến lĩnh vực
ANTT, các tệ nạn xã hội, xây dựng địa bàn xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh
trật tự"
2
c
Quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, không
để xảy ra tình trạng lợi dụng về tự do tín ngưỡng, tôn
giáo gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, kích động, gây
rối, bạo loạn về an ninh trật tự tại địa bàn quản lý
2
III Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 15
1
HĐND, UBND được tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đảm
bảo mỗi nhiệm vụ chuyên môn có cán bộ, công chức
phụ trách tham mưu, thực hiện; đảm bảo tỷ lệ nữ theo
quy định
1
2
Ban hành Quy chế làm việc và hoạt động đúng Quy
định; có chương trình công tác trọng tâm, có lịch
công tác tuần; thực hiện đảm bảo chế độ hội họp, giải
1
202
quyết công việc
3
Chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp của HĐND đúng
Luật, đại biểu tham dự đầy đủ các kỳ họp hoặc không
tham dự nhưng có lý do chính đáng
1
4
Các Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND
đảm bảo quy định của pháp luật, sát với tình hình phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa
phương; quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đúng theo quy định
1
5
Có xây dựng chương trình giám sát và thực hiện tốt
chức năng giám sát của HĐND trong mọi lĩnh vực
của địa phương. Đại biểu HĐND thực hiện đầy đủ
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tham gia
tiếp xúc cử tri theo quy định
1
6 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời 2
7
Bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức
phù hợp với trình độ, năng lực
1
8
Tác phong, lề lối và thời gian làm việc của cán bộ,
công chức, được thực hiện nghiêm túc
2
9
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Công khai, minh
bạch các khoản đóng góp của nhân dân, quản lý và sử
dụng có hiệu quả các khoản đóng góp
2
10
Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
được thực hiện đảm bảo, không có khiếu kiện khiếu nại
1
11
Tổ chức quản lý tốt mốc giới, bản đồ địa giới hành
chính; không để các tranh chấp địa giới hành chính
xảy ra; kịp thời báo cáo, phối hợp khôi phục đúng
nguyên trạng các mốc địa giới hành chính bị hư hỏng,
mất mát
1
12
100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ
chuyên môn theo quy định.
1
203
IV
Kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính:
(Căn cứ kết quả đánh giá chấm điểm chỉ số cải cách
hành chính từ năm trước liền kề đã được UBND cấp
huyện quyết định xếp loại để tính điểm)
15
1 Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 90 - 100 điểm 15
2
Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 80 đến dưới 90
điểm
10
3 Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 70 - dưới 80 điểm 3
4 Chỉ số cải cách hành chính đạt dưới 70 điểm 0
V
Điểm thưởng: Nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh... vượt so với kế hoạch; đạt
được một số thành tích xuất sắc trong hoạt động
thực hiện nhiệm vụ mang tính đột phá
5
Tổng cộng điểm 100
Tác giả xây dựng
Cách chấm điểm
1. Tùy theo mức độ hoàn thành của từng tiêu chí để chấm từ 0 đến điểm tối đa
theo điểm chuẩn quy định. Điểm được làm tròn 02 số sau dấu phẩy. Điểm tổng
cộng là tổng điểm của từng tiêu chí và điểm thưởng nhưng tối đa không quá
100 điểm.
2. Đối với các tiêu chí có định lượng: Nếu hoàn thành từ 100% so với kế hoạch
trở lên thì chấm điểm tối đa; nếu hoàn thành từ 80% đến dưới 100% so với kế
hoạch thì trừ đi 1/3 số điểm của tiêu chí đó; nếu hoàn thành từ 50% đến dưới
80% so với kế hoạch thì trừ đi 2/3 điểm của tiêu chí đó; nếu hoàn thành dưới
50% so với kế hoạch thì chấm không điểm.
3. Đối với các tiêu chí không định lượng được: Nếu thực hiện đầy đủ, đảm bảo
chất lượng và đúng thời gian thì chấm điểm tối đa; nếu thực hiện không đầy đủ
hoặc đầy đủ nhưng không đúng thời gian thì trừ đi 1/3 số điểm; nếu thực hiện
không đầy đủ và không đúng thời gian thì trừ đi 2/3 số điểm; nếu không thực
hiện thì chấm 0 điểm.
204
PHỤ LỤC 03
DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN XÃ A
(KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH)
STT Nội dung
Thành tiền Ghi chú
Nhu cầu Khả năng
1 Tiền lương
2 Phụ cấp chức vụ
3
Các khoản đóng góp BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN
4
Dịch vụ công cộng (điện, nước,
vệ sinh môi trường)
4.1 Điện
4.2 Nước
4.3 Vệ sinh môi trường
5 Vật tư, văn phòng
5.1 Vật tư
5.2 Văn phòng phẩm sử dụng chung
5.3
Khoán văn phòng phẩm cho
CBCC xã
6 Thông tin liên lạc
6.1 Điện thoại
6.2 Mạng wifi
6.3 Máy fax
7 Hội nghị
8 Công tác phí
9 Sửa chữa thường xuyên tài sản
10
Nghiệp vụ chuyên môn (in ấn,
phô tô tài liệu chuyên môn
11 Chi khác
12 Mua sắm tài sản
TỔNG
Tác giả đề xuất
205
PHỤ LỤC 4
MẪU PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
(Về việc thực hiện cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã
theo NĐ130/2005/NĐ-CP và NĐ 117/ 2013/NĐ-CP).
Đối tượng được phỏng vấn: - Chủ tịch UBND xã
- Kế toán xã
Giới thiệu:
- Tên tôi là:
- Nơi công tác:
Tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia cuộc
phỏng vấn của tôi. Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ “Hoàn
thiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền
cấp xã tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng”. Mục đích của cuộc phỏng vấn
này nhằm tìm hiểu thực trạng quá trình thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí quản
lý hành chính (định mức được giao tự chủ, sử dụng kinh phí tự chủ, sử dụng
kinh phí tiết kiệm) phục vụ cho luận án tiến sĩ. Mọi ý kiến của anh/chị đều có ý
nghĩa với nghiên cứu của tôi. Cuộc nói chuyện này sẽ được sử dụng với
nguyên tắc khuyết danh và chỉ phục vụ cho nghiên cứu. Các câu hỏi được thiết
kế theo cách không làm ảnh hưởng tới anh/chị nhằm khuyến khích anh/chị đưa
ra thực trạng giúp cho việc nghiên cứu của tôi được thành công hơn.
Xin anh/chị vui lòng cho biết các thông tin sau:
1. Xã anh (chị) đã thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành
chính từ năm nào?
2. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ:
- Anh (chị) được tập huấn:
Có
Không
206
- Anh (chị) được trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ:
Có
Không
- Thái độ của công chức trong xã anh (chị) khi thực hiện cơ chế tự chủ:
Ủng hộ
Chưa ủng hộ
- Quan điểm của lãnh đạo xã anh (chị) khi thực hiện cơ chế tự chủ (kế toán):
Ủng hộ
Chưa ủng hộ
3. Theo anh (chị) cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản
lý hành chính tại xã nhằm đạt được các mục tiêu nào dưới đây?
Sử dụng kinh phí một cách hợp lý
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Tăng thu nhập cho cán bộ công chức
Tinh giảm biên chế
4. Số biên chế hiện nay của xã so với số biên chế được giao để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính?
Lớn hơn
Bằng
Ít hơn
5. Tại xã có xây dựng định mức chi tiêu để làm cơ sở cho quản lý tài
chính không?
Có
Không
Không rõ
6. Trình tự lập kế hoạch chi (quản lý hành chính) như thế nào? (xin
hãy miêu tả cụ thể)
7. Khi lập kế hoạch chi (quản lý hành chính) thường dựa vào phương
pháp nào:
Phương pháp dựa vào quá khứ.
Phương pháp không dựa vào quá khứ
207
8. Đối với khoản kinh phí quản lý hành chính được giao tự chủ, hàng
năm xã thực hiện theo trình tự như thế nào?
9. Hàng năm xã có đánh giá xếp loại công chức xã không? Dựa trên
tiêu chí nào? (xin liệt kê cụ thể các tiêu chí đánh giá)
10. Khi thực hiện tự chủ, theo anh (chị), xã đã hoàn thành kế hoạch
được giao ở mức độ nào?
+ Hoàn thành nhiệm vụ:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
11. HĐND xã và Ban Kinh tế xã hội xã có giám sát chặt chẽ quá trình
thực hiện chi ngân sách không?
12. Xã phân loại chi phí quản lý hành chính theo tiêu thức nào, có
những loại chi phí gì?
13. Có những loại dự toán chi nào được xây dựng ở xã?
14. Xã anh (chị) có xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ không?
15. Xã có sử dụng tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của CBCC
xã không?
16. Anh (chị) cho biết thu nhập tăng thêm hàng tháng của anh (chị) từ
kinh phí tiết kiệm được là bao nhiêu?
Thu nhập tăng
thêm
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Không có
Dưới 200.000đồng
Từ 200.000đồng đến
500.000 đồng
Trên 500.000đồng
17. Hàng năm, xã thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành chính
phải báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của mình với cơ quan nào?
18. Việc công khai tài chính tại xã anh (chị) được thực hiện bằng hình
thức nào, đã rõ ràng, đầy đủ chưa?
208
19. Anh (chị) lựa chọn phương án thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí
quản lý hành chính
Tiếp tục thực hiện
Cần điều chỉnh, bổ sung
Không thực hiện, nhà nước tiếp tục cân đối ngân sách và tăng cường
giám sát
20. Anh (chị) có đề xuất gì giúp cho việc thực hiện giao quyền tự chủ
kinh phí quản lý hành chính tại xã đạt kết quả tốt?
- Về chức năng, nhiệm vụ và công tác tổ chức bộ máy của xã;
- Về tăng cường năng lực cho các xã;
- Về tăng cường phương tiện và điều kiện làm việc;
- Về dân chủ trong xã;
- Ý kiến khác.
Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!