Theo dõi thi hành pháp luật (Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Cục Thuế,
Chi cục Thuế trong việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý chậm nộp và
cưỡng chế thi hành QĐHC thuế; Xây dựng báo cáo định kỳ hoặc)
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý chậm nộp thuế và cưỡng
chế thi hành QĐHC thuế.
- Thực hiện quản lý xử lý vi phạm chậm nộp thuế và cưỡng chế thi hành
QĐHC thuế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
- Kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của pháp luật và phân cấp của Tổng cục.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
QLNT, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt.
- Thẩm định hồ sơ gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt trình
cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của
Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục
207 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới CQT ngân hàng ủy nhiệm thu.
Đối với Cục Hải quan: (i) Phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh triển
khai thực hiện nhiệm vụ thu NSTW và NSĐP; phối hợp với các ngành liên quan
đấu tranh, xử lý các hành vi buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái. (ii) Cung cấp,
trao đổi thông tin với Cục Thuế các trường hợp doanh nghiệp vi phạm hoặc có dấu
hiệu vi phạm trong việc hoàn thuế GTGT; danh mục hàng hóa rủi ro cao bị lợi dụng
gian lận. (iii) Cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý thu ngân
sách khi có đề nghị của CQT, các cơ quan, đơn vị có liên quan
Đối với Sở Tài chính: (i) Phối hợp với Cục Thuế, KBNN triển khai thực hiện
công tác lập và thực hiện dự toán thu NSNN; hạch toán, rà soát, đối chiếu, đôn đốc
nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách theo quy định. (ii) Kịp thời thực hiện
ghi thu, ghi chi theo quy định và cung cấp cho Cục Thuế các dự án, các công trình
sử dụng NSTW và NSĐP phát sinh mà chủ đầu tư là các đơn vị trực thuộc UBND
tỉnh để CQT quản lý nguồn thu. (iii) Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán do CQT cùng cấp
chuyển đến. (iv) Trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý kịp thời các tài khoản tạm thu,
tạm giữ nộp NSNN theo quy định
Đối với Cơ quan Công an: (i) Phối hợp với Cục Thuế trong việc kiểm tra,
truy thu, chống thất thu thuế đối với những trường hợp gian lận thuế, trốn thuế..,;
xem xét các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế với số lượng
lớn, dây dưa, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để củng cố hồ sơ và xử lý theo quy
định. (ii) Thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin liên quan đến các doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân. (iii) Xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc trốn thuế, gian lận
167
thuế,... có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự do CQT đề nghị. (iv) Chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật về thuế nhằm
kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về thuế theo quy định; (v) Đảm bảo
an ninh, trật tự phục vụ việc CCNT khi có văn bản yêu cầu của CQT.
Đối với Ngân hàng Nhà nước/Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước: chỉ đạo,
hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong việc kết nối,
cung cấp thông tin với Cục Thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ
chức, cá nhân để phối hợp thực hiện biện pháp CCNT theo quy định.
Đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại: (i) Thực hiện tốt công tác phối
hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN theo quy định của pháp luật. (ii) Cung cấp thông tin
của NNT theo đề nghị của CQT và Cơ quan hải quan theo quy định của Bộ Tài
chính và Ngân hàng Nhà nước. (iii) Phối hợp với CQT thực hiện biện pháp CCNT
bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của NNT theo quy định của pháp luật.
Đối với các sở, ban, ngành: căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các
ngành trong công tác thu ngân sách chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện. Việc
phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi nghiệp vụ, giải pháp quản lý thu ngân sách
trên địa bàn phải được tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ.
Đối với các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh/huyện: Phối
hợp với CQT các cấp thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
thuế để mọi tổ chức, cá nhân biết và thực hiện. Phối hợp với CQT các cấp công khai
NNT dây dưa nợ thuế, thuộc diện bị xử lý cưỡng chế (về hóa đơn...), NNT vi phạm
về thuế bị khởi tố và đưa ra xét xử để đăng trên phương tiện thông tin đại chúng.
4.3.4. Trách nhiệm và sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế
Để hoàn thiện công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam, ngoài các giải pháp
hoàn thiện và giải pháp điều kiện nêu trên, sự tuân thủ tự nguyện của NNT là một
trong những điều kiện đảm bảo cho những giải pháp trên thành công. Cụ thể:
Người nộp thuế cần quan tâm và nâng cao am hiểu các quy định của pháp
luật thuế, nhất là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT. Mức độ
quan tâm và am hiểu giúp NNT có những ý thức xử sự nhất định đối với các quy
đinh của pháp luật thuế. NNT tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng nhằm tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật thuế. Ngược lại, khi NNT không quan tâm hoặc không
168
am hiểu tường tận các quy định của pháp luật thuế thì khả năng xảy ra các hành vi
không tuân thủ là rất lớn.
Mức độ tuân thủ của NNT có quan hệ hữu cơ với hiệu lực, hiệu quả của công
tác quản lý thuế; việc tuân thủ phải hướng đến mục tiêu là thực hiện nghiêm minh
pháp luật thuế. Tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời
và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế. Cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí
thời gian, mức độ chính xác, trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT. Đồng thời, NNT còn
phải thực hiện các nội dung công việc theo các quyết định hành chính của cơ quan
quản lý thuế đối với NNT có thể kể đến như quyết định ấn định thuế; quyết định về
tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra thuế;
quyết định cưỡng chế thuế; quyết định xử phạt về thuế
Doanh nghiệp, NNT cần sẵn sàng tham gia vào các giao dịch dịch vụ thuế
điện tử; chủ động xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
mình bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với CQT, áp dụng kết nối thông tin
liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với CQT, theo dõi số nợ thuế, thông báo
nhắc nhở, đôn đốc của CQT về tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp... Theo đó, hệ
thống máy tính của NNT phải được kết nối trực tiếp với Trung tâm xử lý dữ liệu
của CQT; các doanh nghiệp, NNT cũng nên phải trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ và
hiện đại; cần phải cài đặt các chương trình phần mềm khai báo điện tử theo đúng
yêu cầu và tương thích với phần mềm khai báo của CQT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 của Luận án đã đề xuất 3 quan điểm hoàn thiện công tác QLNT và
CCNT, đó là: Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng
thực hiện nghiêm minh quy định pháp luật gắn với tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện công tác QLNT và CCNT phù hợp với chiến
lược cải cách hệ thống thuế; hoàn thiện công tác QLNT và CCNT theo hướng hiện
đại hóa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế.
169
Luận án đã đề xuất 11 nhóm giải pháp đối với công tác QLNT và CCNT.
Trong đó, trọng tâm là các giải pháp: Hoàn thiện hành lang pháp lý về công tác
QLNT, CCNT và tổ chức bộ máy CQT; rà soát sửa đổi Quy trình QLNT và Quy trình
CCNT theo hướng đẩy mạnh CCHC, phù hợp với chính sách, ứng dụng CNTT; hoàn
thiện việc phân loại nợ thuế, theo dõi nợ thuế; tăng cường đôn đốc thu nợ thuế và
nâng cao hiệu quả công tác CCNT
Để các giải pháp trên được triển khai trong thực tiễn, luận án đã đề xuất 04
giải pháp điều kiện là: Hoàn thiện quy định pháp luật về thuế quản lý thuế tạo thuận
lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT; Tăng cường trách nhiệm của
chính quyền các cấp trong QLNT và CCNT; Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các
cơ quan đơn vị trong ngành Tài chính với các ngành, các cấp trong công tác QLNT
và CCNT; Trách nhiệm và sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế
Đây là những giải pháp, điều kiện đảm bảo căn cứ khoa học và thực tiễn góp
phần hoàn thiện công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam trong thời gian tới.
170
KẾT LUẬN
Với mục tiêu hạn chế nợ đọng thuế, xử lý các khoản nợ tồn đọng, đảm bảo
thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công
tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, tác
giả đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, QLNT là hoạt động của CQT nhằm thực hiện theo dõi, đôn đốc số
thuế mà NNT đã kê khai, CQT đã phân loại thuế và tính thuế hoặc các cơ quan chức
năng phát hiện thông báo cho CQT, CQT xác định đây là nghĩa vụ của NNT và đã
thông báo cho NNT nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào NSNN.
CCNTlà việc đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trong
quyết định xử phạt VPHC về thuế nhưng NNT vi phạm về thuế không tự nguyện
chấp hành quyết định của CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật thì bị buộc phải thực
hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế theo luật định.
Thứ hai, QLNT và CCNT là nội dung khác biệt và độc lập với nhau, nhưng
giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. QLNT là cơ sở để CQT lựa
chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế. QLNT tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc của
CQT đối với NNT hiệu quả, giảm các khoản nợ khó thu và giảm khối lượng công
việc CCNT. Việc CCNT có hiệu quả sẽ làm giảm số tiền nợ thuế và số lượng các
khoản nợ đang được theo dõi tại CQT. Khi số lượng các khoản nợ giảm thì khối
lượng công việc quản lý nợ cũng giảm, tức là CCNT có hiệu quả tác động giảm bớt
khối lượng công việc cho QLNT.
Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNT và CCNT gồm: nhân tố
chủ quan, tổ chức bộ máy, nhân sự QLNT và CCNT, các công cụ hỗ trợ quản lý
như hệ thống phần mềm kê khai kế toán thuế và QLNT, pháp luật thuế. Nhân tố
khách quan,tình hình kinh tế xã hội, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với
CQT trong QLNT và CCNT; sự phát triển kinh tế; trình độ dân trí có tác động đến
tính tuân thủ pháp luật thuế nói chung và tuân thủ về nộp thuế nói riêng.
Thứ tư, thực trạng công tác QLNT và CCNT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác QLNT và CCNT vẫn còn
những hạn chế nhất định và đặt ra những vấn đề cần được quan tâm, giải quyết,
171
như: về bộ máy, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất; việc phân tích dự báo, các biện
pháp quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu; các biện pháp cưỡng chế; ý
thức tuân thủ của một số bộ phận NNT; công tác tuyên truyền, hỗ trợ, thanh tra,
kiểm tra Đây là cơ sở quan trọng bảo đảm căn cứ khoa học và thực tiễn để đề
xuất những nhóm giải pháp mang tính khả thi hoàn thiện công tác QLNT và
CCNT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ năm, hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng
thực hiện nghiêm minh quy định pháp luật gắn với tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện công tác QLNT và CCNT phù hợp với chiến
lược cải cách hệ thống thuế; hoàn thiện công tác QLNT và CCNT theo hướng hiện
đại hóa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế.
Thứ sáu, Luận án đã đề xuất 11 giải pháp để hoàn thiện công tác QLNT và
CCNT của Việt Nam tới năm 2030 như: hoàn thiện hành lang pháp lý về công tác
QLNT và CCNT; tổ chức bộ máy CQT hiệu quả; hoàn thiện quy trình QLNT và
CCNT phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại Để thực hiện thành
công các giải pháp trên, tác giả cũng đưa ra 2 giải pháp điều kiện để thực hiện thành
công các giải pháp, đó là: Hoàn thiện các quy định pháp lý về thuế và nâng cao trách
nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong QLNT và CCNT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đinh Thị Thúy An (2015), “Giới thiệu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế tại Cục Thuế Nghệ An”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản lý nợ
thuế” do Tổng cục Thuế tổ chức.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh
Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007
hướng dẫn về cưỡng chế thi hành QĐHC thuế.
5. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 77/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành biện
pháp xử lý nợ đọng thuế.
6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng
dẫn thi hành một số điều Luật Quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 và Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý thuế (thay thế Thông tư
60/2007/TT-BTC).
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 24/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư
77/2008/TT-BTC về biện pháp xử lý nợ đọng thuế
8. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
9. Bộ Tài chính (2013),Thông tư 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa
nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày
01/7/2007
10. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 215/2013/TT-BTC, Quy định về cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp.
11. Bộ Tài chính (2016), Chỉ thị số 05/CT- BTC ngày 07/11/2016 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ.
12. Bộ Tài chính, Quyết định 108/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
13. Chính phủ, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủquy
định chi tiết thi hành một số điều Luật Quản lý thuế.
14. Chính phủ, Quyết định 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
15. Chính phủ, Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống
thuế giai đoạn 2011 – 2020.
16. Chính phủ, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường kỷ luật và kỷ cương công vụ trong cơ quan hành chính nhà
nước các cấp.
17. Cục Thuế TP HCM (2015), “Công tác cưỡng chế nợ thuế tại cục Thuế
TPHCM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản lý nợ thuế” do Tổng cục Thuế
tổ chức.
18. Cục Thuế vùng Tokyo (2016), Quản lý nợ và báo cáo thông tin đối tượng nợ
thuế.
19. Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), Chính sách thuế và Quản lý thuế, sách
chuyên khảo, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
20. Phan Huy Đường (2017), Khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Phạm Việt Hà (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ
thuế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế, Tổng cục Thuế.
22. Hoàng Thị Kiều Huyền (2014), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ
thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
23. Trần Thị Thu Huyền và cộng sự (2013), Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng
công tác quản lý thu nợ, Đề tài khoa học cấp Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính.
24. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2014), Giáo trình Thuế, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
25. Mai Loan (2013), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế tại Cục Thuế TP.Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính
26. Bùi Văn Nam và các cộng sự (2019), Nghiên cứu xây dựng chiến lược cải
cách quản lý thuế Việt Nam đếm năm 2030, Đề tài khoa học cấp Bộ, Tổng
cục Thuế - Bộ Tài chính.
27. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014), Phân tích so sánh về quản lý thuế khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương.
28. Cù Thị Hải Ninh (2015), Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viên Tài chính.
29. Hoài Phương (2012), “Chống nợ đọng thuế cần cơ chế quản lý "cứng rắn"
hơn?”, Tạp chí Tài chính.
30. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
31. Quốc hội (2012), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
số 21/2012/QH13.
32. Quốc hội (2014), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và
Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13.
33. Quốc hội (2014), Luật phá sản số 51/2014/QH13.
34. Quốc hội (2016), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia
tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Quản lý thuế số106/2016/QH13.
35. Quốc hội, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
36. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013.
37. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014.
38. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015.
39. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.
40. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017.
41. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, 2019.
42. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2010.
43. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2011.
44. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2012.
45. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2013.
46. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2014.
47. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2015.
48. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2016.
49. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2017.
50. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2018.
51. Tổng cục thuế, Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ thuế năm 2019.
52. Tổng cục Thuế (2007), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Hoa Kỳ.
53. Tổng cục Thuế (2009), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Hàn Quốc.
54. Tổng cục Thuế (2007), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Malaysia.
55. Tổng cục Thuế (2007), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Nhật Bản.
56. Tổng cục Thuế (2008), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Newzeland.
57. Tổng cục Thuế (2009), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Croatia.
58. Tổng cục Thuế (2009), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Hungary.
59. Tổng cục Thuế (2009), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Serbia.
60. Tổng cục Thuế (2010), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Latvia.
61. Tổng cục Thuế (2010), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Estonia.
62. Tổng cục Thuế (2010), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Australia.
63. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Anh.
64. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo khảo sát quản lý thuế tại Canada.
65. Tổng cục Thuế: Các quyết định ban hành quy trình quản lý nợ thuế, quy
trình cưỡng chế nợ thuế.
66. Tổng cục Thuế, Quyết định 2506/QĐ-TCT quy định về trách nhiệm của Vụ
Quản lý thuế doanh nghiệp lớn và Cục Thuế trong việc quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp lớn.
67. Tổng cục thuế, Quyết định 502/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ của
các phòng thuộc Cục Thuế.
68. Tổng cục Thuế, Quyết định 503/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế
69. Tổng cục thuế, Quyết định 504/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ của
các Đội thuộc Chi cục Thuế.
70. Tổng cục Thuế, Quyết định 2379/QĐ-TCT năm 2014 về Quy trình quản lý
nợ thuế.
71. Tổng cục Thuế, Quyết định số 751/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình cưỡng
chế nợ thuế.
72. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết Tài chính công, NXB
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
73. Trần Ngọc Thành (2015), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, Học viện Tài chính.
74. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức.
75. Lê Xuân Trường (2016), Giáo trình Quản lý thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
76. Lê Xuân Trường (2011), Nâng cao hiệu quả công tác QLNT và CCNT ở Việt
Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện.
77. Lê Xuân Trường, Lê Minh Thắng (2012), “Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế
ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 569, tháng 3/2012.
78. Vụ quản lý Nợ, Tổng cục thuế (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
quản lý nợ thuế năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017.
79. Hoàng Anh Vũ, (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại Cục Thuế
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
Tiếng Anh
80. Andi Frangeskou (May 2015), Council Tax and Benefits Service, Debt
Recovery Processes – Council Tax and Housing Benefit Over payments.
81. Council tax Debt Report 2015.
82. Comrey, A. L. and Lee, H. B., (1992), A first course in factor analysis,
Hillsdale, New Jersey: Erlbaum
83. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006)
Mutilvariate Data Analysis 6
th
ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall
84. Joel Slemrod (2016), Tax Compliance and Enforcement: New Research and
Its Policy Implications, Ross School of Business Working PaperNo.1302
85. Margherita Ebraico và Savino Ruà (2015), An Assessment of the
Performance of the Italian Tax Debt Collection System,European
Commission.
86. Ministry of Strategy and Finance, Korea Taxation 2016; p.192
87. Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill,
New York
88. OECD (2014), Working Smarter in Tax Debt Management, OECD
Publishing.
89. OECD (2014), Experiences of tax debt management, OECB Publishing.
90. Recovery Team, Revenues, Oxford city council (Oct 2015), Council tax Debt
Recovery Procedure.
91. Perez-Truglia1 (2015), Tax Debt Enforcement: Theory and Evidence from a
Field Experiment in the United States, University of Michigan.
92. Step Change (2015), Tax Debt council, Press release
93. Tabacknick & Fidell (2007), Using Multivariate statistics, 5th ed, Boston;
Pearson Education.
94. Taxation Institute of Australia (Jan 2015), Submission on ATO Draft Debt
Collection Policy Manual.
95. Tax payer Advocate Service (2013), Annual Report to Congress, The IRS
Private Debt Collection Program-A Comparison of Private Sector and IRS
Collections While Working the Private Collection Agency Inventory.
Các website
96. Từ điển Tiếng Việt online – Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt
Nam
aspx?TuKhoa=ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng&ChuyenN
ganh=13&DiaLy=0
97. Báo cáo “Phân tích so sánh về quản lý thuế khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014),
(https://www.adb.org/sites/default/files/publication/41792/tax-
administration-asia-pacific.pdf)
98. https://www.nta.go.jp/foreign_language/report2003/contents.htm : mục 6
Tax Payment and Collection of Delinquent Taxes.
99. https://www.pwc.com/id/en/pocket-tax-book/english/pocket-tax-book-2016.pdf
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – PHÂN LOẠI NỢ THUẾ
1. Căn cứ vào thời gian nợ
Theo tiêu thức này, nợ thuế được chia thành 02 loại:
- Nợ trong hạn: nợ thuộc nhóm này bao gồm các khoản nợ thuế vẫn còn trong
thời hạn nộp thuế; như: nợ thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian ân
hạn thuế. Nợ thuế trong hạn do được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản
lý thuế. Đối với khoản nợ thuế trong hạn thì việc nợ thuế là đương nhiên, không phải
là vấn đề đáng lo ngại trong quản lý thuế. Tuy nhiên, nợ thuế trong hạn cũng cần theo
dõi để nắm bắt, đôn đốc thu nộp kịp thời khi đến thời hạn nộp thuế [74]
- Nợ quá hạn: nợ trong nhóm này được phân loại như các khoản nợ thông
thường theo tiêu thức phân loại theo khả năng thu hồi nợ. Có nghĩa là những khoản nợ
đến hạn trả theo qui định của pháp luật hoặc theo thông báo hoặc được ghi trên quyết
định của CQT đến hạn nộp mà chưa nộp thì được coi là nợ quá hạn. Theo yêu cầu quản
lý, nợ quá hạn có thể được phân loại chi tiết theo mức độ quá hạn để có biện pháp quản
lý và đôn đốc thu hồi nợ thuế phù hợp.[74]
2. Căn cứ vào nội dung nợ
Theo tiêu thức này, nợ thuế được chia thành: nợ thuế, phí thông thường; nợ
phạt thuế, phí và nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra.
- Nợ thuế, phí thông thường: Nợ trong nhóm này thường bao gồm các khoản
nợ phát sinh từ số thuế, phí phải nộp do NNT kê khai CQTmà không bao gồm số
thuế, phí bị truy thu, bị phạt chậm nộp do CQTthanh tra, kiểm tra phát hiện. Theo
những tiêu chí khác, trong nhóm nợ thuế, phí này cũng bao gồm nhiều khoản nợ có
tuổi nợ, mức nợ khác nhau do NNT kê khai với CQTvà các khoản nợ thuế này được
theo dõi trên hồ sơ quản lý đối tượng nộp thuế lưu tại CQT.
- Nợ phạt thuế, phí: là việc CQTxử phạt thuế, phí đối với NNT vi phạm về thuế,
có nhiều loại vi phạm tương ứng với từng nội dung vi phạm, tương ứng với đó là các
khoản nợ phát sinh cho từng lần vi phạm. Do đó, trong nhóm nợ phạt thuế, phí này còn
có thể chia ra thành các khoản mục nợ như: nợ do phạt nộp chậm; nợ phạt thiếu thuế
phải nộp; nợ phạt trốn thuế; nợ phạt vi phạm thủ tục về thuế.
- Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra: đây là khoản nợ thuế mà
CQTsau quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện thêm số thuế phải nộp mà đơn vị bỏ
ngoài sổ sách, không kê khai hoặc khai không chính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế
trong năm tính thuế. Ở thời điểm CQTtiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số
thuế này đã phải được nộp vào ngân sách nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố ý đã kê
khai sai để trốn thuế. Số nợ thuộc nhóm nợ này phản ánh được số thuế phát hiện thêm
được coi là nợ thuế của những NNT được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, nó cũng có ý
nghĩa quan trọng giúp CQTcó những biện pháp quản lý thích hợp với nhóm nợ này. Việc
theo dõi nợ thuế theo nhóm này giúp cho CQT đánh giá được các mức độ vi phạm pháp
luật thuế của NNT trong từng thời kỳ cụ thể. Trong công tác quản lý thuế, việc phân loại
nợ theo nội dung giúp thực hiện đúng trình tự thu thuế khi cưỡng chế thuế theo quy định
của Luật Quản lý thuế. Theo đó, tiền thuế phải được thu trước tiền phạt.
3. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ
Tiêu thức căn cứ vào khả năng thu hồi tiền nợ dựa trên những thông tin về
NNT như: mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của NNT thì nợ thuế
được phân loại thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu.
- Nợ có khả năng thu: Nợ này được hiểu là số tiền nợ thuế của NNT được xác
định phải nộp vào NSNN nhưng còn trong thời hạn nộp thuế hoặc đã hết hạn nộp
theo quy định của pháp luật mà chưa nộp và không thuộc các trường hợp nợ thuộc
nhóm nợ khó thu và nợ không có khả năng thu hồi. Thuộc vào nhóm này là nợ thuế
của những NNT vẫn đang lao động hoặc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
bình thường, không có dấu hiệu bất thường trong chấp hành pháp luật thuế, không
lâm vào tình trạng quá khó khăn dẫn đến không có khả năng nộp thuế. Tuỳ theo yêu
cầu quản lý, CQTcó thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế
chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày. Mốc nợ thuế 90
ngày là mốc quan trọng vì nó liên quan đến thời điểm xác định một trong những dấu
hiệu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế theo Luật Quản lý thuế.
- Nợ khó thu:là nợ thuế của những NNT đang rất khó khăn về tài chính, như
đang bị đình trệ sản xuất, kinh doanh trong một thời gian dài, đang phải tạm ngừng
kinh doanh do gặp khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản, bị thua lỗ kéo dài hoặc là
đối tượng có ý thức chấp hành pháp luật rất kém, nợ thuế dây dưa kéo dài, có nhiều
thủ đoạn đối phó, trốn tránh nghĩa vụ thuế và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thuế với những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Trong nợ khó thu còn có loại
nợ thuế của những đối tượng thực tế không còn tồn tại nhưng không làm các thủ tục
chấm dứt hoạt động và quyết toán thuế với CQT. Đó là nợ thuế của các doanh nghiệp
bỏ trốn. Hầu hết đây là các trường hợp cố tình nợ để trốn thuế. Việc truy tìm và xử lý
theo pháp luật các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khoản nợ thuế của
những đối tượng này không chỉ dừng lại ở mức khó thu mà có thể nói là rất khó thu.
Xét về lý thuyết thì nó là nợ khó thu, còn xét về thực tế quản lý, có thể xếp vào nhóm
không thể thu hồi, vì trên thực tế có thể các cơ quan pháp luật có thể truy bắt được
thủ phạm nhưng họ không có tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế đã nợ.
- Nợ không có khả năng thu: Nợ nàychủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của
người nộp trong nhóm này, là nợ thuế của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản
nhưng không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thuế và cũng chưa làm các thủ tục để
xóa nợ thuế theo quy định của pháp luật. Thuộc nhóm này còn có nợ thuế của NNT là
các cá nhân đã chết, đã bị mất tích, mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa được
xóa nợ thuế theo quy định của pháp luật. Phân loại nợ thuế theo tiêu thức này không
chỉ giúp CQTcó biện pháp đôn đốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế mà còn
có biện pháp xử lý phù hợp, chẳng hạn như khoanh nợ, gia hạn nộp thuế hoặc xóa nợ
theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ vào tính chất nợ
Tiêu thức này, nợ thuế được chia thành nợ thông thường và nợ chờ xử lý
- Nợ thông thường: là số tiền nợ thuế của NNT mà khoản thuế nợ đã được
xác định rõ ràng, không có sai sót, không có nhầm lẫn, không có khiếu nại, không
thuộc diện xét miễn, giảm thuế.
- Nợ chờ xử lý: là khoản nợ thuế xác định chưa thật chính xác cần điều chỉnh lại
hoặc nợ thuế đang có khiếu nại, đang thuộc diện xét miễn, giảm thuế. Bao gồm 04
nhóm sau:
(i) Nợ đang chờ điều chỉnh: là số tiền nợ thuế do có sai sót NNThoặc của
CQTkhi kê khai thuế, tính thuế, đang làm thủ tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính
số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh, tức là số tiền nợ do NNT đã kê khai số thuế
tạm nộp hàng kỳ theo quy định nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với
số thuế đã kê khai tạm nộp, đang làm thủ tục để điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm
này còn có số tiền nợ do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp
vào tài khoản thu NSNN nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc
nên trên sổ thuế vẫn ghi nợ.
(ii) Nợ đang xử lý miễn, giảm, xoá nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế
đang trong thời gian làm các thủ tục tại CQT để được xử lý miễn, giảm, xoá nợ theo
quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết, mất
tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn
nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo
quy định của luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Khi NNT
đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê khai thuế đúng hạn nhưng theo quy định
của pháp luật về thuế họ sẽ được miễn, giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và
đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không
áp dụng các biện pháp để cưỡng chế thu nợ.
(iii) Nợ trong quá trình tranh chấp thuế: theo các văn bản QPPL về thuế và
xử lý khiếu nại tố cáo thì trong quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa
ra quyết định xử lý thì NNT vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát
sinh thêm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của NNT, xử lý thoái trả tiền thuế. Khi
có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một
trong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu.
(iv) Nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ: là số tiền thuế nợ của đối tượng nộp
thuế đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục
tại CQTđã được xử lý giãn nợ theo qui định.
5. Căn cứ vào đối tượng nợ
Theo tiêu thức này, nợ thuế có thể được phân chia cụ thể thành các nhóm đối
tượng theo tính chất sở hữu, loại hình hoặc đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh,
Theo đó, nợ thuế có thể phân chia thành các nhóm sau: nợ thuế của doanh nghiệp nhà
nước; nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh; nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài; nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể; nợ thuế của các đối tượng
khác. Cách phân loại này cho thấy mức độ nợ của từng đối tượng, qua đó tìm hiểu
nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng nợ thuế của cả nhóm đối tượng và cũng giúp
CQT đặt trọng tâm vào QLNT của những nhóm đối tượng mà có khả năng rủi ro cao
trong thu hồi nợ.
6. Căn cứ vào sắc thuế
Theo tiêu thức này, nợ thuế được phân chia theo sắc thuế như: nợ thuế
GTGT, nợ thuế TTĐB, nợ thuế xuất khẩu, nợ thuế nhập khẩu, nợ thuế TNDN, nợ
thuế TNCN, Cách phân loại này cho biết sắc thuế nào có số nợ cao, sắc thuế nào có
số nợ thấp. Qua đó, tìm hiểu những quy định pháp lý và thủ tục hành chính thu nộp sắc
thuế đó đã hợp lý hay chưa, làm cơ sở hoàn thiện pháp luật thuế và quản lý thuế.
PHỤ LỤC 2
Bảng câu hỏi khảo sát
TT Nội dung câu hỏi điều tra Mức đồng ý
I. Yếu tố về năng lực của cơ quan thuế trong QLNT và CCNT
NL1 1.
Cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT của ngành
Thuế hiện nay phù hợp với điều kiện thực tế
1 2 3 4 5
NL2 2.
Công tác phân loại nợ thuế hiện nay phù hợp
và đầy đủ
1 2 3 4 5
NL3 3.
Công tác tổ chức rà soát tổng thể dữ liệu nợ
thuế kịp thời điều chỉnh xử lý dứt điểm các
khoản nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ chờ xử lý
1 2 3 4 5
NL4 4.
Lãnh đạo CQT tập trung chỉ đạo, áp dụng
cương quyết, triệt để các biện pháp đôn đốc
và công khai thông tin nợ thuế
1 2 3 4 5
NL5 5.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ công tác quản
lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế hiện nay tốt
1 2 3 4 5
NL6 6.
Các công cụ hỗ trợ quản lý nợ thuế và cưỡng
chế nợ thuế (các phần mềm,..) hiện nay tốt
1 2 3 4 5
NL7 7.
Sự phối hợp liên ngành; trách nhiệm của các
cơ quan, cá nhân trong thực hiện các biện
pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
hiện nay tốt
1 2 3 4 5
NL8 8.
Thái độ, tác phong phục vụ của cán bộ, công
chức QLNT, CCNT tốt
1 2 3 4 5
NL9 9.
Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của cán bộ, công chức quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế tốt
1 2 3 4 5
II. Yếu tố về chính sách, quy định pháp luật về QLNT và CCNT
PL1 1
Các quy định của pháp luật đối với công tác
quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế hiện
nay rất đầy đủ
1 2 3 4 5
PL2 2
Thẩm quyền ban hành quy trình QLNT, quy
trình CCNT phù hợp
1 2 3 4 5
TT Nội dung câu hỏi điều tra Mức đồng ý
PL3 3
Nội dung quy định về quy trình QLNT, quy
trình CCNT phù hợp
1 2 3 4 5
Pl4 4
Các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế
quy định là phù hợp
1 2 3 4 5
III-Yếu tố liên quan đến bản thân NNT ảnh hưởng đến QLNT và CCNT
NT1 1 Do trình độ dân trí, ý thức người nộp thuế 1 2 3 4 5
NT2 2
Do kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ ảnh
hưởng đến QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
NT3 3
Do lãi vay ngân hàng quá cao nên không thể vay
để nộp thuế ảnh hưởng đến QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
NT4 4
Do bị đối tác chiếm dụng vốn nhiều nên
không có đủ tiền nộp thuế ảnh hưởng đến
QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
NT5 5
Do hàng tồn kho nhiều nên khó khăn về tài
chính ảnh hưởng đến QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
IV- Yếu tố về các biện pháp CCNT ảnh hưởng đến QLNT và CCNT
BP1 1
Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối
tượng bị cưỡng chế tại KBNN, tổ chức tín
dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản có tác
động tích cực công tác QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
BP2 2
Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc
thu nhập có tác động tích cực công tác QLNT
và CCNT
1 2 3 4 5
BP3 3
Biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá
trị sử dụng có tác động tích cực công tác
QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
BP4 4
Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản
kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền
chậm nộp tiền thuế vào NSNN có tác động
tích cực công tác QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
BP5 5
Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng
bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ
có tác động tích cực công tác QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
TT Nội dung câu hỏi điều tra Mức đồng ý
BP6 6
Biện pháp thu hồi GCN đăng ký kinh doanh,
GCN đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành
lập và hoạt động, giấy phép hành nghề có tác
động tích cực công tác QLNT và CCNT
1 2 3 4 5
V- Đánh giá về công tác QLNT và CCNT hiện nay
CT1 1
Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu quả
nhờ năng lực cơ quan thuế đã được cải thiện
1 2 3 4 5
CT2 2
Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu quả
nhờ chính sách, quy định pháp luật về QLNT
và CCNT đã đầy đủ và phù hợp
1 2 3 4 5
CT3 3
Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu quả
nhờ người nộp thuế có ý thức tuân thủ và
chấp hành nghĩa vụ thuế.
1 2 3 4 5
CT4 4
Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu quả
nhờ các biện pháp CCNT được thực hiện tốt.
1 2 3 4 5
PHỤ LỤC 3
Cơ cấu mẫu điều tra đối với cán bộ thuế
Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Số
lượng
Tỷ lệ
Giới tính
Nam 255 61,4%
Nữ 160 38,6%
Trình độ
chuyên môn
Trung cấp 35 8,4%
Cao đẳng 57 13,7%
Đại học 258 62,1%
Trên đại học 65 15,8%
Công việc,
lĩnh vực
công tác,
nghề nghiệp
và thời gian
làm việc lĩnh
vực chuyên
môn của
CBCC thuế
trả lời phiếu
phòng vấn
CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 83 20,0
+ Làm nhiệm vụ lần đầu 64 15,42
+ Lần thứ hai (quay lại sau chuyển đổi vị trí
công tác)
19 4,58
CBCC làm nhiệm vụ pháp chế, chính sách thuế 87 20,96
+ Làm nhiệm vụ lần đầu 49 11,81
+ Lần thứ hai (quay lại sau chuyển đổi vị trí
công tác)
38 9,15
CBCC làm nhiệm vụ QLNT hoặc CCNT 210 50,6
+ Làm nhiệm vụ lần đầu 114 27,47
+ Lần thứ hai (quay lại sau chuyển đổi vị trí
công tác)
96 23,13
Khác (tuyên truyền, hỗ trợ NNT, quản lý kê
khai và kế toán thuế...)
35 8,4
Tổng số 415 100%
PHỤ LỤC 4
Cơ cấu mẫu điều tra đối với doanh nghiệp
Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tỷ lệ
Chức danh
trả lời
Tổng giám đốc (Giám đốc) 137 36,5%
Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) 195 52%
Người đại diện pháp luật 43 11,5%
Loại hình
doanh
nghiệp
Công ty cổ phần (Nhà nước nắm cổ phần chi
phối) 75 20%
Công ty cổ phần (Nhà nước không nắm cổ
phần chi phối) 92 24,75%
Công ty TNHH nhà nước một thành viên 83 22,2%
Công ty TNHH 69 18,4%
Loại hình khác 56 14,9%
Vốn doanh
nghiệp tại
thời điểm
thành lập
Dưới 1 tỷ đồng 47 12,5%
Từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 62 16,6%
Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 103 27,5%
Từ 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 74 19,7%
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng 35 9,3%
Từ 500 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng 31 8,3%
Từ 1.000 tỷ đồng trở lên
23 6,1%
Lĩnh vực
kinh doanh
của doanh
nghiệp
Sản xuất 45 12%
Xây dựng 28 7,5%
Vận tải 33 8,8%
Kinh doanh bất động sản 36 9,6%
Thương mại bán buôn 67 17,8%
Thương mại bán lẻ 41 11 %
Dịch vụ 31 8,3%
Kinh doanh đa ngành 94 25%
Tổng số 375 100%
PHỤ LỤC 5
Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Biến
quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Hệ số Cronbach
Alpha nếu
lọai biến
Năng lực của cơ quan thuế (NL), Alpha =0,950
NL1 32.14 25.927 .897 .940
NL2 32.14 24.745 .877 .940
NL3 32.74 27.003 .626 .954
NL4 32.10 28.158 .789 .947
NL5 32.07 26.566 .895 .941
NL6 32.09 26.001 .871 .941
NL7 33.02 23.964 .750 .954
NL8 32.07 27.232 .864 .943
NL9 31.98 26.868 .900 .941
Chính sách, quy định pháp luật (PL), Alpha = 0,809
PL1 12.66 4.527 .614 .771
PL2 12.83 4.388 .597 .786
PL3 12.33 5.004 .715 .727
PL4 12.18 5.506 .650 .763
Bản thân người nộp thuế (NT), Alpha = 0,796
NT1 16.99 6.743 .621 .760
NT2 17.34 5.473 .665 .727
NT3 17.39 6.424 .492 .782
NT4 17.61 5.777 .485 .793
NT5 17.68 5.133 .698 .714
Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (BP), Alpha = 0,692
BP1 19.16 6.555 .369 .680
BP2 19.19 6.358 .346 678
BP3 19.39 5.011 .554 .607
BP4 20.48 4.888 .528 .614
BP5 20.83 4.384 .474 .647
BP6 21.29 5.473 .373 .670
Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế (CT), Alpha = 0,719
CT1 10.24 1.885 .594 .608
CT2 10.10 1.738 .595 .600
CT3 10.19 2.050 .387 .727
CT4 10.25 1.945 .466 .681
PHỤ LỤC 6
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
1. Phân tích khám phá nhân tố biến độc lập việc sử dụng phương thức
thanh toán điện tử qua cơ chế một cửa quốc gia.
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20 cho thấy như sau:
Bảng Hệ số KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.856
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 9391.195
Df 276
Sig. .000
Từ đó cho thấy 0,5< KMO =0,856 < 1, phân tích nhân tố là phù hợp và hợp lý
với tập dữ liệu nghiên cứu. Sig Bartlett's Test =0,000<0,05 chứng tỏ là các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Bảng Tổng phương sai trích (Total Variance Explained)
Comp
onent
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance
Cumulat
ive %
Total
% of
Variance
Cumula
tive %
Total
% of
Variance
Cumula
tive %
1 8.894 37.058 37.058 8.894 37.058 37.058 7.112 29.632 29.632
2 4.521 18.839 55.897 4.521 18.839 55.897 3.152 13.134 42.766
3 1.818 7.577 63.474 1.818 7.577 63.474 2.976 12.400 55.166
4 1.497 6.237 69.711 1.497 6.237 69.711 2.419 10.077 65.243
5 1.110 4.625 74.336 1.110 4.625 74.336 2.182 9.093 74.336
6 .932 3.881 78.218
7 .773 3.222 81.439
8 .597 2.490 83.929
9 .568 2.367 86.296
10 .509 2.119 88.415
11 .454 1.892 90.307
12 .386 1.609 91.917
13 .338 1.408 93.325
14 .305 1.270 94.595
15 .224 .935 95.530
16 .206 .858 96.388
17 .193 .804 97.192
18 .153 .639 97.830
19 .136 .569 98.399
20 .124 .517 98.916
21 .088 .365 99.282
22 .064 .268 99.550
23 .062 .259 99.809
24 .046 .191 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Tại Bảng tổng phương sai trích thể hiện: giá trị Eigenvalues =1,110 ≥ 1 và
trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích
= 74,336 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 5 nhân tố được trích cô
đọng được 74,336% biến thiên các biến quan sát.
Bảng Ma trận quay các nhân tố Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
NL9 .908
NL5 .905
NL8 .899
NL1 .891
NL6 .848
NL4 .842
NL2 .837
NL7 .729
NL3 .701
PL3 .794
PL4 .786
PL1 .770
PL2 .568
NT5 .818
NT2 .717
NT1 .689
NT3 .583
NT4 .573
BP1 .867
BP2 .811
BP3 .668
BP5 .738
BP6 .670
BP4 .555
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 24 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố,
tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,5.
Kết quả phân tích EFA nhân tố nhóm nhân tố mới là:
Nhóm 1 gồm các nhân tố NL1, NL2, NL3, NL4, NL5, NL6, NL7, NL8, NL9
(9 biến) với tên là: năng lực của cơ quan Thuế, ký hiệu là NL.
Nhóm 2 về yếu tố tác động của chính sách, quy định pháp luật gồm PL1,
PL2, PL3, PL4, PL5 ( 4 biến), ký hiệu là PL.
Nhóm 3 về bản thân người nộp thuế gồm các nhân tố NT1, NT2, NT3, NT4,
NT5 (5 biến), ký hiệu là NT.
Nhóm 4 về biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhóm 1 gồm BP1, BP2, BP3 (3
biến), ký hiệu BP123.
Nhóm 5 về biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhóm 2 gồm BP3, BP4, BP5 (3
biến), ký hiệu BP345.
2. Phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc mức độ hợp tác quốc tế về
thuế của Việt Nam
Bảng KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .736
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 339.823
Df 6
Sig. .000
Bảng Tổng phương sai giải thích của các nhân tố được rút ra
Compo
nent
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative %
1 2.196 54.907 54.907 2.196 54.907 54.907
2 .772 19.291 74.198
3 .595 14.870 89.068
4 .437 10.932 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Kết quả phân tích tại 2 Bảng trên, đối với biến phụ thuộc “công tác QLNT và
CCNT hiện nay” từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,736),
Sig. Bartlett's Test = 0,000<0,05, giá trị Eigenvalues = 1,858≥ 1 và trích được 1
nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, hệ số factor loading đều lớn hơn
0,5, phương sai giải thích lớn hơn 50% (54,907%), các biến quan sát hội tụ về một
nhân tố duy nhất. Như vậy, 1 nhân tố được trích cô đọng được 85,434% biến thiên
các biến quan sát. Điều đó cho thấy sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp,
biến phụ thuộc “công tác QLNT và CCNT hiện nay” là một thang đo đơn hướng.
Bảng Tổng phương sai giải thích của các nhân tố được rút ra
Compone
nt
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative %
1 2.196 54.907 54.907 2.196 54.907 54.907
2 .772 19.291 74.198
3 .595 14.870 89.068
4 .437 10.932 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng Kết quả của phân tích nhân tố EFA cho số liệu thu được
Component
1
CT2 .814
CT1 .811
CT4 .706
CT3 .614
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Kết quả ma trận xoay bảng trên cho thấy, chỉ có một nhân tố duy nhất được
trích điều này là hợp lý. Theo kết quả bảng ma trận xoay lần cuối cùng, chúng ta có
các nhân tố được định nghĩa lại như sau:
Bảng Kết quả định nghĩa lại các nhân tố
STT Nhân tố Các biến quan sát Loại
1 NL NL1, NL2, NL3, NL4, NL5, NL6, NL7, NL8,
NL9 (9 biến)
Độc lập
2 PL PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 ( 4 biến) Độc lập
3 NT NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 (5 biến) Độc lập
4 BP123 BP1, BP2, BP3 (3 biến) Độc lập
5 BP456 BP4, BP5, BP6 (3 biến) Độc lập
6 CT CT1, CT2, CT3,CT4 (4 biến) Phụ thuộc
Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 24
Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 4
Với 5 nhân tố ảnh hưởng như vậy, các giả thuyết nghiên cứu được điều
chỉnh lại như sau:
H1: Yếu tố năng lực của CQT có tác động tích cực đến công tác QLNT và
CCNT
H2: Yếu tố về chính sách, quy định pháp luật có tác động tích cực đến công
tác QLNT và CCNT
H3: Yếu tố liên quan đến bản thân người nộp thuế có tác động tích cực đến
công tác QLNT và CCNT
H4: Yếu tố về sử dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (trích tiền từ tài
khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, thông báo hóa đơn không còn
giá trị sử dụng) có tác động tích cực đến công tác QLNT và CCNT
H5: Yếu tố về sử dụng các biện pháp CCNT (thu tiền, tài sản khác, thu hồi
GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép hành nghề, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền
thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế ) có tác động tích cực đến công tác
QLNT và CCNT
PHỤ LỤC 6
Phân tích đánh giá một số yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNT
và CCNT trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát
(i) Biến số gắn với yếu tố năng lực của CQT:
N
Giá trị thấp
nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
NL1 418 3 5 4.15 .722
NL2 418 3 5 4.15 .865
NL3 418 3 5 3.55 .824
NL4 418 3 5 4.19 .548
NL5 418 3 5 4.23 .656
NL6 418 3 5 4.20 .732
NL7 418 2 5 3.27 1.078
NL8 418 3 5 4.22 .604
NL9 418 3 5 4.32 .621
Valid N (listwise) 418
Nhận xét: Giá trị trung bình của các biến quan sát từ NL1 đến NL9 trong
nhóm yếu tố năng lực của cơ quan Thuế không chênh lệch nhau nhiều và đều nằm
trong mức điểm từ 3 đến 5 trên thang đó Likert 5 điểm. Như vậy, phần lớn các đối
tượng hỏi Bảng khảo sát đều khá đồng ý với các tiêu chí trong nhóm này. Trong đó,
mức đánh giá cao nhất là “Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ,
công chức quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tốt” với điểm bình quân 4,32 điểm
và thấp nhất là “Sự phối hợp liên ngành; trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong
thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế hiện nay tốt” với
điểm bình quân 4,32 điểm.
(ii) Biến số gắn với yếu tố về chính sách, quy định pháp luật về QLNT và
CCNT
N Giá trị
thấp nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
PL1 418 2 5 4.01 .995
PL2 418 3 5 4.49 .697
PL3 418 3 5 4.33 .782
PL4 418 1 5 3.84 1.051
Valid N (listwise) 418
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy trong nhóm biến số gắn với yếu tố về
chính sách, quy định pháp luật về QLNT và CCNT được đánh giá khá cao và không
có sự chênh lệch đáng kể giữa các tiêu chí đều nằm trong khoảng điểm từ 3-5 điểm.
Các đối tượng được hỏi có sự thống nhất khá cao về mức đồng ý với các yếu tố.
Trong đó, nhận định về “Thẩm quyền ban hành quy trình QLNT, quy trình CCNT
phù hợp” có mức đồng thuận cao nhất (điểm 4,49). Họ cũng đánh giá “Các biện
pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế quy định là phù hợp” cũng ở mức khá cao,
không có sự chênh lệch nhiều ngay khi tiêu chí này đạt điểm thấp nhất trong nhóm
(điểm 3,84).
(iii) Biến số gắn với yếu tố liên quan đến bản thân NNT
N Giá trị
thấp nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
NT1 418 2 5 4.77 .542
NT2 418 1 5 4.41 .838
NT3 418 2 5 4.37 .732
NT4 418 2 5 4.14 .924
NT5 418 1 5 4.07 .899
Valid N
(listwise)
418
Nhận xét: Nhóm biến số gắn với ảnh hưởng của bản thân NNT là “Do trình
độ dân trí, ý thức NNT” được đánh giá đồng thuận ở mức cao nhất cùng là 4,77
điểm. Mức điểm thấp nhất gắn với bến số “Do hàng tồn kho nhiều nên khó khăn về
tài chính ảnh hưởng đến QLNT và CCNT”, mức điểm 4,07 điểm.
(iv) Biến số gắn với yếu tố về sử dụng các biện pháp CCNT
N Giá trị
thấp nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
BP1 418 3 5 4.91 .368
BP2 418 3 5 4.93 .294
BP3 418 2 5 4.68 .738
BP4 418 2 5 3.57 .778
BP5 418 2 5 2.81 .760
BP6 418 2 5 2.77 .764
Valid N
(listwise)
418
Nhận xét: Điểm số của các tiêu chí trong nhóm biến số gắn với yếu tố về sử
dụng các biện pháp CCNT dao động từ thấp 2,77 điểm (Biện pháp thu hồi GCN
đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động,
giấy phép hành nghề có tác động tích cực công tác QLNT và CCNT) đến 4,19 điểm
(Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại KBNN, tổ chức tín
dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản có tác động tích cực công tác QLNT và CCNT).
(v) Đánh giá về công tác QLNT và CCNT
N Giá trị
thấp nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
CT1 418 3 5 3.36 .554
CT2 418 3 5 3.49 .620
CT3 418 2 5 3.40 .609
CT4 418 3 5 3.34 .604
Valid N
(listwise)
418
Nhận xét: Điểm số của các tiêu chí trong nhóm biến số gắn với công tác
QLNT và CCNT được đánh giá ở mức trung bình, dao động từ thấp nhất là 3,34
điểm (Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu quả nhờ NNT có ý thức tuân thủ và
chấp hành nghĩa vụ thuế) đến 3,49 điểm (Công tác QLNT và CCNT hiện nay hiệu
quả nhờ chính sách, quy định pháp luật về QLNT và CCNT đã đầy đủ và phù hợp).