Luận án Hoàn thiện hệ thống nhân sự - Tiền lương của công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, các Công ty ra đời ngày càng nhiều, với hình thức sở hữu đan xen nhau với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầy biến động. Vì thế, các Công ty nhà nước cũng dần dần chuyển sang cơ chế Công ty cổ phần. Làm thế nào để đứng vững trên thị trường đầy biến động? Là câu hỏi không riêng của một công ty thuộc sở hữu nào. Cải tiến may móc hay thiết bị quảng cáo – tiếp thị hay bao nhiêu câu trả lời, cuối cùng đều cho rằng một trong những yếu tố quan trọng đó chính là nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao dưới sự lãnh đạo của một bộ máy quản lý có hệ thống quản lý khoa học chặt chẽ là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với công ty sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này, các Công ty cần phải làm gì? Tiền lương là yếu tố mà người lao động quan tâm. Vậy làm thế nào để có chính sách chi trả lương vừa hợp lý để đáp ứng được nhu cầu vật chất tinh thần cho người lao động mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận cao. Hy vọng báo cáo thực tập này sẽ làm rõ một số vấn đề trên ở Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông nói riêng và các Công ty khác nói chung. Do thời gian thực tập ngắn và qui mô hoạt động của công ty khá rộng với nhiều phòng ban nên tôi xin tìm hiểu một mảng cơ cấu hệ thống nhân sự và tiền lương ở Công ty. Thêm vào đó, đây là lần đầu tiếp xúc với thực tế nên trong quá trình viết báo cáo có nhiều điều thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của Quý Thầy Cô và Cán Bộ Công Nhân Viên của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn dựa trên nền tảng kiến thức về kế toán quản trị đã được đào tạo ở bậc cao học để đi vào tìm hiểu thực trạng của công tác kế toán quản trị tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông nhằm: - Hoàn thiện và thể hiện tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự, sự ảnh hưởng của quản trị nhân sự đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới. - Đưa ra các nguyên tắc ứng dụng của tiền lương nhằm phaûn aùnh nguoàn taøi chính vaø thöïc traïng cuûa doanh nghiệp, áp dụng các nguyên tắc kế toán của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hệ thống kế toán và nhân sự của một doanh nghiệp cụ thể đó là công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông. Đây là một công ty cổ phần có quy mô lớn, đa dạng các trang thiết bị, bộ máy kế toán được trang bị phần mềm hỗ trợ hiện đại. Luận văn sẽ ứng dụng nhân sự và kế toán quản trị trong việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty này. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu thực tiễn và đề ra các giải pháp hoàn thiện. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm: Chương 1: Phương pháp luận về quản trị nhân sự và tiền lương trong doanh nghiệp. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông. Chương 3: Phân tích thực trạng hệ thống nhân sự - tiền lương của công ty. Chương 4: Một số đề suất nhằm hoàn thiện hệ thống nhân sự - tiền lương của công ty.

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống nhân sự - Tiền lương của công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế thị trường. Nhà nước thực hiện trả lương theo việc, khuyến khích người có tài năng, người lao động làm việc tốt. Cần phân biệt phạm trù tiền lương với thu nhập. Thu nhập bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận và các khoản khác ngoài lương. 1.4.2. Vai trò của tiền lương: Vai trò của tiền lương được thể hiện trên các mặt sau: Về kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình, người lao động dùng tiền để trang trải các khoản chi phí trong gia đình như: ăn, ở, mặc, học hành, đi lại, chữa bệnh, vui chơi giải trí,... phần còn lại để tích lũy. Nếu tiền lương bảo đảm đủ để trang trải và có tích lũy sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm phấn khởi làm việc, thực hiện dân giàu nước mạnh. Ngược lại, tiền lương thấp sẽ làm cho mức sống của họ giảm sút, kinh tế gia đình gặp khó khăn. Về kinh tế xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng tới tâm tư của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến người lao động, ngược lại họ sẽ không tha thiết với doanh nghiệp, mất lòng tin vào tương lai. Có thể nói, tiền lương là một nhân tố tích cực nhất, cách mạng nhất đối với nền kinh tế xã hội. 1.4.3. Chức năng của tiền lương: Tiền lương có 4 chức năng như sau: Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu thấp nhất của tiền lương, phải nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động của họ. Bảo đảm vai trò kích thích tiền lương. Vì tiền lương mà người lao động phải có trách nhiệm cao với công việc, tiền lương phải tạo ra niềm say mê nghề nghiệp, làm cho người lao động không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kỹ sảo, chịu khó học hỏi, tìm tòi trong lao động. Bảo đảm vai trò điều phối tiền lương: với tiền lương thỏa đáng người lao động sẽ tự nguyện nhận mọi công việc được giao, dù ở đâu, làm việc gì, công việc dù có độc hại, nguy hiểm, bất cứ lúc nào thậm chí ngoài giờ làm việc. Vai trò quản lý lao động của tiền lương: thông qua việc trả lương mà người quản lý kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo sự chỉ đạo của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại kết quả, hiệu quả rõ rệt. Hiệu quả của tiền lương không chỉ tính theo tháng mà còn được tính theo ngày, trong từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp. Các hình thức trả lương: Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. 1.5.1. Trả lương theo thời gian: Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng. Hình thức tiền lương tính thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẫy kinh tế trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động. Cách tính lương: Công thức tính lương thời gian: HSCB x Lcb Ltg = x N x Hệ số phụ cấp ( nếu có ) 22 (hoặc 26) Trong đó: Ltg: Lương thời gian HSCB: Hệ số cấp bậc Lcb: Lương cơ bản = 650.000đồng/ tháng. N: số ngày công thực tế làm việc 1.5.2. Trả lương theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo khối lượng sản phẩm, khối lượng công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã qui định và đơn giá tiền lương tính cho một sản phẩm, công việc lao vụ đó. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan tâm đến số lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẫy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, hình thức tính lương theo sản phẩm để có thể áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của hình thức này thì doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống định mức lao động thật hợp lý, xây dựng được đơn giá tiền lương trả cho từng loại sản phẩm, từng loại công việc, lao vụ một cách khoa học hợp lý. Các hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm có thể thực hiện theo những cách sau: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp ( không hạn chế) Lsp = Số lượng sản phẩm thực tế (i) x đơn giá lương sản phẩm ( j) Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Lspij = Qij x Đgj Trong đó: Lspij: Tiền lương sản phẩm của công nhân i khi thực hiện công việc j Qij: Số lượng sản phẩm của công nhân i khi thực hiện công việc j Đgj: Đơn giá lương sản phẩm của công việc j Lương sản phẩm tập thể: Lsptt = ( SLsp1 x Đg1) + ( SLsp2 x Đg2) + ...+( SLspn x Đgn) Trong đó: Lsptt: Lương sản phẩm tập thể SLsp1, SLsp2,..., SLspn: Số lượng sản phẩm 1,2,...,n Đg1,Đg2,...,Đgn: Đơn giá sản phẩm 1,2,...,n Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất sản phẩm. Suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp quy định. Ví dụ: cứ 10% định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20%, còn vượt từ 11% đến 20% định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 40%,... Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến cũng được tính cho từng người lao động hay tập thể người lao động ở những bộ phận sản xuất cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất. Lsplt = Qlt x Đg x Hlt Trong đó: Lsplt: Lương sản phẩm lũy tiến. Đg: Đơn giá một đơn vị sản phẩm Qlt: Sản lượng sản phẩm vượt kế hoạch Hlt: Hệ số lũy tiến Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp( Lương vượt): Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ. HSCB x Lcb Lv = x N x Hsv 22 (hoặc 26) Trong đó: Lv: Lương vượt Hsv: Hệ số sản phẩm vượt 1.5.3. Các hình thức trả lương khác: Lương phép: Nếu trong tháng có Cán bộ công nhân viên nghỉ phép thì lương phép sẽ được tính cho họ như sau: HSCB x Lcb Lp = x Np 22 (hoặc 26) Trong đó: Lp: Lương phép Np: Ngày nghỉ phép Lcb: Lương cơ bản Lương phụ trội: Đối với những người hưởng lương thời gian: Làm vào ngày thường: lương mỗi giờ làm việc bằng 1.5 lương giờ theo mức lương của công ty đang áp dụng. Làm vào ngày chủ nhật hay ngày lễ: Lương mỗi giờ làm thêm bằng 2 lần theo tiêu chuẩn của công ty. Tức là: Lpt = Lg x G x H Lpt: Lương phụ trội Lg: Lương giờ = (HSCB x 650.000)/ [22 ( hoặc 26) x 8] G: Số giờ phụ trội H: Hệ số trích thêm lương ( H =1.5 hoặc H = 2) Chương 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG Vốn điều lệ : 50 tỷ VNĐ (45% vốn nhà nước) Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG Tên giao dịch : TELECOMMUNICATION TECHNICAL SERVICE JOINT STOCK COMMANY Tên viết tắt : TST Giấy ĐKKD số : 0103000095 Trị sở chính : Số 2, Giảng Võ, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, Hà Nội. Fax : 84-4-7366985 Diện thoại : 84-4-366990/7366986 Email : tsthn@hn.vnn.vn Website : Chi nhánh tại Tp HCM : 113 Đường Tân Vĩnh, P.6, Q.4, Tp HCM Fax : 84-8-8906619 Điện thoại : 84-8-8265321 Email : tsthn@hn.vnn.vn Website : 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông – TS được chuyển từ Trung tâm KASATY Hà Nội thành Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông: quyết định số 232/2000/QĐ – TCCB ngày 10/03/2000 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện. Là một đơn vị thành viên Trực Thuộc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam VNPT. Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được phê duyệt tại nghị định 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính Phủ. Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông chuyên hoạt động trong các lĩnh vực Điện – Điện tử – Viễn thông – Tin học. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103000095 ngày 07/08/2000 ( lần đầu ) và ngày 30/06/2006 ( đăng ký thay đổi lần 2 ) của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội. Trụ sở chi nhánh Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông tại TP Hồ Chí Minh: có trụ sở đặt tại số 113 đường Tân Vĩnh – Phường 6 – Quận 4 – TP Hồ Chí Minh. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty: 2.2.1. Chức năng: Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện, điện tử, tin học. Xây dựng các công trình viễn thông, điện, điện tử, tin học. Nghiên cứu sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học. Tư vấn kỹ thuật, lập các dự án đầu tư , thiết kế, thẩm định các dự án công trình, chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành viễn thông, điện, điện tử, tin học. Cho thuê các sản phẩm thiết bị viễn thông. Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư , phụ tùng, linh kiện, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và ứng cứu đột xuất hệ thống thiết bị truyền dẫn quang. Lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và ứng cứu đột xuất hệ thống thiết bị mạng và dịch vụ ADSL. Lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và ứng cứu đột xuất hệ thống thiết bị nguồn điện, chống sét, thiết bị phụ trợ. Cung cấp và triển khai các giải pháp phần mềm quản lý phục vụ mạng viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng khác như dịch vụ báo hỏng 119, phần mềm cho các Bưu cục, hệ thống Call Center, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý dự án, phần mềm quản lý nhân lực. Tư vấn, triển khai các giải pháp thuộc lĩnh vực viễn thông và CNTT. Tư vấn, thiết kế các công trình xây lắp, lắp đặt thiết bị. Cung cấp các thiết bị truyền dẫn và thiết bị truy cập. Cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị nguồn. Cung cấp các thiết bị vô tuyến điểm – điểm, điểm – đa điểm. V.v……… 2.2.2. Nhiệm vụ: Công ty TST là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, hỗ trợ vận hành cho các thiết bị viễn thông cùng các thiết bị phụ trợ trên mọi miền của đất nước, các vùng sâu, vùng xa. Công ty TST được tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam giao nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, hỗ trợ vận hành và ứng cứu đột xuất cho các thiết bị viễn thông như thiết bị cáp quang, viba, …… cùng các thiết bị phụ trợ khác như thiết bị nguồn, thiết bị chống sét, máy điều hòa nhiệt độ…… của các Bưu điện tỉnh, thành phố. Công ty TST là đơn vị có uy tín truyền thống nhiều năm trong nhiệm vụ phục vụ mạng lưới thông tin cho các Bưu điện tỉnh, thành phố. Công ty TST có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu và được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để có thể đảm đương nhiệm vụ mạng lưới Bưu chính – Viễn thông. Công ty TST luôn lấy phương châm hoạt động là: “chất lượng, hiệu quả và tận tình phục vụ”. 2.2.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển: Bảo dưỡng: không có khách hàng phàn nàn trong lỳ bảo dưỡng. Ưng cứu: chậm nhất sau 30 phút phải xuất phát khi có lệnh ứng cứu. Công tác xây lắp: đảm bảo 100% các công trình đạt các chỉ tiêu kỹ thuật khi nghiệm thu. Thanh toán dứt điểm, kịp thời các phát sinh và doanh thu, chi phí trong năm. Công tác thương mại: đảm bảo 100% các hồ sơ dự thầu là hợp lệ, không có hồ sơ bị loại. Luôn quan hệ chặt chẽ với khách hàng để lắng nghe, thấu hiểu và đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Khuyến khích sáng tạo, tinh thần làm việc tập thể, cùng trao đổi kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, tạo mọi cơ hội đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho toàn thể CB – CNV nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp: Xây lắp, lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông: Thiết bị tổng đài. Thiết bị viba up to 622 Mbps,…… Thiết bị truyền dẫn quang: up to 40 Gbps Thiết bị ADSL Thiết bị nguồn: Emerson, Benning, TST,…… Thiết bị truy nhập: Hitron, Sagem,…… Trạm MSC,BST cho thông tin di động Thiết bị các công trình viễn thông, tin học và lắp đặt thiết bị. Sửa chữa các thiết bị viễn thông, tin học: AWA, Fujisu, Nortel, Lecent, Siemens, Alcatel, NET, UT……& các thiết bị cung cấp nguồn. Bảo dưỡng các thiết bị viễn thông: Thiết bị viba: RMD 1504, DM 1000, CTR 210,DXR 100, Mini link & NERA, Pasolink…… Thiết bị truyền dẫn quang: Fujisu: FLX 150/600, FLX 600A Nortel: TN-4X, TN-1X, TN1-C, TN1-P Lucent: AM 1 – PLUS Alcatel: 1641M, 1633 FL Siemens: SMA 1 – K, SMA – R2 Các loại thiết bị quang khác. 5. Cung cấp các thiết bị viễn thông và vật tư phụ trợ: Thiết bị viễn thông: thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn quang, thiết bị chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn nhánh ( Fujisu, Nortel, Lecent, Siemens, Alcatel, AWA, Hitron Technologies, Sagem, UTStarcom……). Các loại cáp: cáp quang, cáp đồng, metallic multipair xables ( viba GSC, Postef, Eupen, Radial, Hengtong group, Shenzhen SDG Information, Ganglong,……) Thiết bị cung cấp nguồn: bộ chỉnh lưu điện áp, ắc quy, solar ( Emerson, Bening, TST,…) Cung cấp các giải pháp hạ tầng cho mạng viễn thông, tin học, Datacenter… Cung cấp các giải pháp hạ tầng cho nông thôn, viễn thông biển. 6. Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nguồn, thiết bị ADSL: Thiết bị nguồn: Bộ chỉnh lưu điện áp: : Emerson, Benning, TST. Thiết bị ắc quy: Exide, Rocket. Solar: BP Solar Thiết bị ADSL Xây lắp đường truyền cáp quang, cáp đồng: mạng cáp,…… Xây lắp các thiết bị chuyển mạch 2.4. Quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty: Chính sách Mục tiêu Khách hàng Xem xét của lãnh đạo Kế hoạch Kế hoạch Hợp đồng với khách hàng Giao việc Chuẩn bị vật tư nguồn Xy lắp Dịch vụ Thương mại Xây lắp Chuẩn bị Thực hiện Phương án thi công Triển khai thực hiện Giao hàng Thực hiện xây lắp Nghiệm thu tạm Nghiệm thu Nghiệm thu giai đoạn Nghiệm thu tổng Thanh toán Hồ sơ hoàn công Thanh quyết toán Nghiệm thu Thanh quyết toán Kiểm soát tài liệu hồ sơ Kiểm soát thiết bị Đánh giá nội bộ Tiếp nhận yêu cầu Nguồn lực Khắc phục phòng ngừa (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty: Trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, có những thiếu sót. Công ty thường đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa và cải tiến. Trách nhiệm Tiến trình/ lưu đồ Mọi nhân viên Xác định vấn đề Xử lý vấn đề Ghi chép và theo dõi tại các phòng ban liên quan Cần khắc phục, phòng ngừa & cải tiến Ghi nhận vấn đề chuyển cho QMR Vào sổ theo dõi Tìm hiểu nguyên nhân Xem xét và đề xuất biện pháp Duyệt Thi hành biện pháp Cán bộ liên quan Mọi nhân viên Mọi nhân viên QMR QMR, Phụ trách đơn vị, cán bộ quản lý QMR, Phụ trách đơn vị, cán bộ quản lý Giám đốc Đơn vị/cá nhân liên quan (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quá trình thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa và cải tiến 2.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty: 2.5.1. Sơ đồ tổ chức: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THÔNG KÊ PHÒNG KỸ THUẬT XƯỞNG SỮA CHỮA ỨNG CỨU CÁC ĐỘI BÃO DƯỠNG CHI NHÁNH TPHCM XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 CHI NHÁNH MIỀN TRUNG (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức và nhân sự của công ty 2.5.2. Phân công, phân nhiệm của từng chức danh: Đại hội cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp (trừ những vấn đề thuộc về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). Ban kiểm soát: kiểm soát các hoạt động, kiểm soát kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của công ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu có). Ban giám đốc: BGĐ có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nhận được sự tham gia củ các phòng, ban, phân xưởng, các phòng ban có nhiệm vụ giúp đỡ BGĐ theo dõi và hướng dẫn các bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình hoạt động các phòng ban có mối quan hệ qua lại với nhau. Giám đốc: quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước công ty và tập thể lao động của chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm chung và trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán thống kê của chi nhánh và chỉ đạo hoạt động của tất cả các phòng ban. Phó giám đốc: là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền của giám đốc, thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực được giao phó, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công và giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh khi giám đốc vắng mặt. Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, bố trí nhân sự một cách hợp lý và khoa học, đề xuất và báo cáo lên BGĐ giải quyết các chính sách chế độ cho CB – CNV như : tiền lương, phúc lợi, khen thưởng, v.v…… và tham mưu cho BGĐ việc đào tạo, điều phối lao động cũng như việc tuyển dụng hay cho thôi việc theo chế độ quy định. Phòng kinh doanh: xây dựng, theo dõi, kiểm tra toàn bộ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Phòng tài chính – kế toán thống kê: tham mưu cho giám đốc thực hiện các chức năng quản lý tài chính, quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí, các quỹ trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chỉ tiêu và nguyên tắc quản lý tài vụ và tuân thủ quy định về công tác kế toán tài chính của công ty, theo dõi, ghi chép thình hình thu chi tài chính, lập báo cáo kế hoạch, báo cáo tài chính, theo dõi tình hình kinh doanh, phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ, nguồn vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.5.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐÔC PHÒNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THỐNG KÊ PHÒNG TỔ CHỨA HÀNH CHÍNH ĐỘI VIBA ĐỘI CÁP QUANG ĐỘI BẢO DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THỐNG KÊ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỘI VIBA ĐỘI CÁP QUANG ĐỘI BẢO DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức nhân sự của chi nhánh công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông (TST ) 2.6. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây (2008 – 2009): 2.6.1. Diện tích nhà xưởng: Bảng 1: Bảng diện tích nhà xưởng của chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông: Cơ sở Diện tích khuôn viên (m2) Diện tích sử dụng (m2) 113 Tân Vĩnh – P6 – Q4 801.5 2.525.07 2.6.2. Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2008-2009: Bảng 2: Tổng hợp bảng cân đối kế toán trong 2 năm vừa qua của công ty, ta có bảng sau: Đơn vị tính: VNĐ Năm 2008 Năm 2009 A – TÀI SẢN I – TÀI SẢN NGẮN HẠN 45,887,204,622 57,694,970,519 1. Tiền 2,732,654,826 2,843,965,810 2. Khoản phải thu ngắn hạn 35,930,060,101 30,286,068,795 3. Hàng tồn kho 7,134,742,733 10,857,354,797 4. Tài sản ngắn hạn khác 89,746,962 13,536,790,336 5. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 180,790,781 II – TÀI SẢN DÀI HẠN 4,156,669,266 3,855,149,634 1. Tài sản cố định 4,125,052,413 3,789,774,634 2. Các khoản phải thu dài hạn 500,000 375,000 3. Bất động sản đầu tư - - 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 5. Tài sản dài hạn khác 31,116,853 65,000,000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 50,043,873,888 61,550,120,153 B – NGUỒN VỐN I – NỢ PHẢI TRẢ 36,647,863,174 45,900,799,723 1. Nợ ngắn hạn 36,647,863,174 45,900,799,723 2. Nợ dài hạn - 125,958,671 II- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 13,396,010,714 15,649,320,430 1. Vốn chủ sở hữu 13,396,010,714 15,649,320,430 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50,043,873,888 61,550,120,153 (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Trong kết cấu nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán, ngoài những khoản nợ ngắn hạn, công ty có số nợ dài hạn không quá lớn. Do đó, nguồn vốn hoạt động củ công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này thuận lợi cho công ty không phải trả những khoản nợ dài hạn và lãi vay. Qua bảng cân đối kế toán trên phần nào thể hiện nguồn tài chính của công ty khá ổn định và thuận lợi, công ty có nguồn tài chính vững mạnh. 2.7. Bảng đánh chất lượng công tác của các CB- CNV trong công ty: 2.7.1. Quá trình thực hiện khảo sát: Khảo sát 40 CB-CNV trong công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông được thống kê trong bảng sau: Bảng 3: Bảng đánh giá chất lượng công tác của CB-CNV: Nội dung đánh giá Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý Hoàng toàn không đồng ý Môi trường tốt 5 25 7 4 0 Việc làm phù hợp và khả năng thăng tiến trong công việc cao 9 20 9 2 0 Các chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý 11 19 8 2 0 Áp lực công việc quá lớn 0 2 7 21 10 Đảm bảo vật chất và tinh thần làm việc cho các CB-CNV tốt 4 23 10 3 0 2.7.2. Kết quả của cuộc khảo sát: Nhìn vào bảng khảo sát đánh giá chất lượng công tác của các CB-CNV trong công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông cho thấy Công ty có một môi trường làm việc rất thuận lợi, các chính sách và chế độ đãi ngộ hoàn toàn hợp lý,có thể đảm bảo vật chất và tinh thần cho các CB-CNV. M ôi trường làm việc tốt chiếm 92,5% là đồng ý và 7,5% không đồng ý. Việc làm phù hợp và khả năng thăng tiến trong công việc chiếm 95% là đồng ý và 5% là không đồng ý. Các chính sách và chế độ đãi ngộ chiếm 95% là đồng ý và 5% là không đồng ý. Áp lực công việc lớn chiếm 22,5% là đồng ý và 77,5% không đồng ý. Về việc đảm bảo vật chất và tinh thần làm việc chiếm 92,5% là đồng ý và 7,5% là không đồng ý. 2.7.3. Ý nghĩa: Quá trình khảo sát này được thực hiện trong từng phòng, từng bộ phận nhằm mục đích đánh giá chất lượng công tác và quá trình làm việc tại đơn vị. Việc khảo sát này được thực hiện ngẫu nhiên và thông tin được bảo mật nhằm tránh tình trạng bưng bít thông tin, không phản ánh đúng sự thật . Đồng thời có thể đảm bảo được tính khách quan trong quá trình khảo sát. Bảng câu hỏi được thực hiện dưới hình thức trắc nghiệm nên việc khảo sát không làm mất nhiều thời gian cũng như ảnh hưởng tới quá trình làm việc của các CB-CNV. Mặc khác, các thông tin này được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho đơn vị hiểu biết được nguyện vọng của các CB-CNV cũng như tích chất công việc có phù hợp và điều kiện làm việc có tốt cho các CB-CNV hay không? Ngoài những đánh giá về chất lượng công tác của các CB-CNV, công ty muốn thay đổi quy trình làm việc cho mỗi Cán Bộ cho hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi cá nhân khi những điều kiện về vật vật chất và tinh thần của họ được đảm bảo. 2.8. Quá trình đánh giá về tình hình nhân sự của các CB-CNV của công ty: 2.8.1. Thực hiện đánh giá nội bộ: Bảng 4: Bảng đánh giá nội bộ của công ty: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ Báo cáo số: 06-KTTKTC/ĐGNB Ngày đánh giá: 26/7/2007 Phòng/Vị trí được đánh giá: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính Chuyên gia đánh giá: Giang Sơn Thắng - Trưởng đoàn Đinh Thị Châu Giang Các vấn đề được đánh giá Kiểm tra việc phổ biến, triển khai thực hiện các quy trình quản lý chất lượng đã được ban hành thực hiện từ 01/10/05 đến từng chuyên viên trong Phòng và các quy trình ban hành lần 2 từ tháng 11/2006. Kiểm tra việc triển khai thực hiện lập các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu theo các quy trình quản lý chất lượng đã ban hành. Lấy ý kiến đóng góp của đơn vị về an toàn lao động, sửa đổi/bổ sung các quy trình nghiệp vụ. Tài liệu liên quan: Các quy trình quản lý chất lượng. Tóm tắt nội dung đánh giá: 6.1. Nhận xét chung: Đơn vị đã phổ biến việc thực hiện các quy trình đến toàn bộ CNV. Đã phân công trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý hồ sơ, theo dõi thực hiện. Đã triển khai xây dựng các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu theo các quy trình đã ban hành. An toàn lao động: đơn vị đề nghị tách riêng thành 01 quy trình độc lập. Sửa đổi, bổ sung quy trình: chưa có ý kiến sửa đổi quy trình. Cụ thể tình hình thực hiện các quy trình tại đơn vị còn một số điểm cần lưu ý như sau: Quy trình Quản lý thiết bị văn phòng: chưa thực hiện cập nhật thông tin lý lịch thiết bị, kế hoạch bảo dưỡng thiết bị hàng năm. Quy trình Quản lý kiểm soát hồ sơ chất lượng: chưa cập nhật danh mục tài liệu hồ sơ chất lượng cho hồ sơ quản lý văn phòng phẩm. 6.2. Các điểm khắc phục cải tiến: Quy trình Quản lý thiết bị văn phòng: cập nhật thông tin lý lịch thiết bị, kế hoạch bảo dưỡng thiết bị hàng năm. Quy trình Quản lý kiểm soát hồ sơ chất lượng: cập nhật danh mục tài liệu hồ sơ chất lượng cho hồ sơ quản lý văn phòng phẩm. 6.2. Các điểm nhận xét: không (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) 2.8.2. Ý nghĩa: Nhằm nâng cao chất lượng công tác và khắc phục những sai sót. Hàng tháng công ty đưa ra biện pháp đánh giá chất lượng công tác cho từng bộ phận, từng đơn vị giúp các CB-CNV thực hiện hiệu quả công tác, giảm thiểu sai sót và đóng góp ý kiến bổ sung thêm chất lượng nghiệp vụ. Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG 3.1. Tình hình nhân sự của Công ty trong năm 2009: 3.1.1. Tình hình sử dụng lao động của Công ty trong năm 2009: Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng lao động của Công ty trong năm 2009: (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Tổng số lao động: 100% Trong đó: Trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 45% Cao đẳng chiếm 15% Trung cấp chiếm 10% PTTH chiếm 30% Nhận xét bảng sử dụng lao động của công ty ta thấy: khối lao động trình độ ĐH và trên ĐH chiếm đa số. Cho thấy bộ máy quản lý của Công ty có hệ thống nhân sự vững chắc là nền tảng cho những chính sách phát triển lâu dài, tạo sự liên kết chặt chẽ từ người đứng đầu bộ phận đến các nhân viên lao động cấp dưới trong quá trình làm việc. 3.1.2. Cơ cấu nhân sự của công ty: Bảng 5: Bảng cơ cấu lao động tại Công ty: Phân loại Tiêu thức Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam Nữ 102 39 67,5 32,5 Trình độ học vấn Đại học Cao đẳng PTTH Cấp 1,2,3 99 06 04 32 73,3 10 01 15,7 Kết cấu độ tuổi <= 30 tuổi 31 – 50 tuổi >50 tuổi 36 82 23 21 61,5 17,5 (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Đa số các cán bộ quản lý có trình độ từ Cao Đẳng trở lên là điều rất thuận lợi cho bộ máy tổ chức, rất hợp lý khi họ là người lãnh đạo có nhiệm vụ đề ra chiến lược chính sách kinh doanh. Bảng 6: Bảng quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Trách nhiệm Sơ đồ quá trình Các bộ phận phòng, xưởng đội Nhu cầu đào tạo Phòng tổ chức hành chính Tổng hợp nhu cầu Giám đốc Phê duyệt Phòng tổ chức hành chính – Các bộ phận Thực hiện đào tạo Phòng tổ chức hành chính Đánh giá kết quả Phòng tổ chức hành chính Kết thúc lưu hồ sơ (Nguồn theo phòng Tổ chức hành chính) Về vật chất: 3.2. Chính sách lương: Thời gian làm việc và ngày nghỉ hằng tuần, Lễ, Tết. Tất cả công nhân viên công ty làm việc 8 giờ trong một ngày (44 giờ trong một tuần) với giờ giấc làm việc như sau: Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ 00. Ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ 7 và chủ nhật. Trường hợp có lịch cúp diện luân phiên hàng tuần theo quy dịnh của ngành điện, sẽ nghỉ vào ngày cúp điện. Ngày nghỉ Lễ, Tết căn cứ theo bộ luật lao động. 3.2.1. Nguyên tắc trả lương: Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là: lương thời gian và lương khoán sản phẩm. Tiền lương được thanh toán làm 2 kỳ trong tháng: Kỳ 1: Ngày 15 dương lịch của tháng đó. Kỳ 2: Cuối tháng Mức lương được trả của các kỳ được quy định như sau: Ơ kỳ 1: đối với bộ phận lương thời gian: sẽ tạm ứng khoảng 40%. Đối với bộ phận lương sản phẩm thì dựa vào kết quả sản xuất trong tháng. Ơ kỳ 2: sẽ thanh toán toàn bộ lương còn lại. 3.2.2. Cách tính lương: Phương pháp xác định tổng quỹ tiền lương: Theo quyết định số 232/2000/QĐ – TCCB ngày 10/3/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện – Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông được sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau: Bảo dưỡng, sửa chữa, hổ trợ,vận hành các thiết bị viễn thông, điện, điện tử, tin học. Xây lắp, tư vấn thiết kế các công trình viễn thông, điện, điện tử, tin học. Kinh doanh thương mại, cung cấp vật tư thiết bị. Sản xuất các thiết bị, vật tư phục vụ hỗ trợ cho thiết bị truyền dẫn. ……………… Các dịch vụ trên đã đuợc xác định đơn giá tiền lương( công tác bảo dưỡng ) hoặc tiền lương theo dự toán (các dịch vụ, sửa chữa, lắp đặt, sản xuất). Quỹ lương của công ty được xác định bao gồm tổng quỹ lương của tất cả các dịch vụ trên. Trong đó, quỹ lương của từng loại hình dịch vụ, sản xuất kinh doanh tính theo tỷ lệ doanh thu do Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông phê duyệt căn cứ vào các định mức, đơn giá của từng loại dịch vụ. Nguyên tắc phân phối tiền lương: Căn cứ vào tính chất đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn quyền lợi của người lao động theo quy định của Pháp luật. Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp Công ty Cồ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông nhất quán những nguyên tắc sau: Đảm bảo chế độ bậc lương đối với công nhân,viên chức căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ và chế độ nâng lương, nâng bậc theo đúng quy định Nhà nước. Đảm bảo việc trả lương cho mỗi Cán Bộ Công Nhân Viên tương ứng với công việc, nhiệm vụ được giao và chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi người trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ đó. Thực hiện đầy đủ các khoản phụ cấp trách nhiệm, lưu đông, độc hại, nguy hiểm…(nếu có). Đảm bảo việc đóng góp và hưởng chế độ BHXH, BHYT của công nhân viên chức theo quy định của Chính Phủ. Quy chế trả lương của công ty: Thực hiện nguyên tắc trên, lương hàng tháng của mỗi CBCNV trong công ty khi tham gia các công tác đủ ngày công trong tháng được tính như sau: Lương tháng = Lương cơ bản + Lương năng suất chất lượng Lương cơ bản: là cơ sở để tính toán các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn của mỗi CNCNV và thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc theo quy định của Nhà nước. Trong đó: Hệ số lương là hệ số quy định của nhà nước cho từng chức danh và cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ củ mõi CBCNV bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại…( nếu có ). Mức lương tối thiểu do chính phủ quy định theo từng thời điểm khác nhau. Công thức tính lương cơ bản: Lcb = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x Số ngày công/22 Ví dụ: Lương cơ bản của anh Trần Điềm Đạm (GĐ) trong tháng 5/2010: Lcb = ( 4,2 + 0,4 ) x 650.000 = 2.990.000 Lương năng suất chất lượng : được xác định theo mức độ tham gia, đóng góp của mỗi cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó: Hệ số năng suất chất lượng là hệ số xác định mức độ tham gia, đóng góp của mỗi cán bộ công nhân viên trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh xây dựng từ các yếu tố trình độ, chức vụ, tính chất công việc…. Mức lương sản xuất kinh doanh được căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ do phòng kế toán thống kê tài chính đề xuất và được Giám Đốc Công ty phê duyệt. Công thức tính lương năng suất chất lượng: Lnscl = Hệ số năng suất chất lượng x Mức lương SXKD Ví dụ: Lương năng suất chất lượng (Lnscl) của chú Trần Điềm Đạm (GĐ) tháng 5/2010: Lnscl = 8 x 1.000.000 = 8.000.000 Lương phép: Nếu trong tháng có CBCNV nghỉ phép thì lương phép sẽ được tính như sau: Lương phép = (Lcb/ ngày công thực tế) x Np Trong đó: Lp: lương phép Np: ngày nghỉ phép Lcb = 650.000đ (đồng) Cách tính lương hưu, lương thôi việc: Lương thôi việc: Làm dưới 20 năm mà đến tuổi hưu hay chưa đến sẽ được nghỉ theo hình thức thôi việc (lĩnh 1 lần) Lương nghỉ việc = (QLcb x số năm làm việc) / 2 Lương hưu: Làm trên 20 năm mà đến tuổi hưu sẽ được nghỉ việc theo hình thức nghỉ hưu (do BHXH chi trả mỗi tháng sau khi người lao động đã về hưu). Lương hưu = QLcb x I Trong đó: I: Là 70% nếu làm từ 20 năm đến 30 năm Và 75% nếu làm từ 30 năm QLcb: quỹ lương cơ bản QLcb = 650.000 x Lương cấp bậc Ngoài ra, Công ty có một khoản trợ cấp ưu đãi (do quỹ phúc lợi chi) đối với người lao động nghỉ hưu: 5 triệu đồng: người nghỉ hưu mà có thời gian làm việc từ 30 năm trở lên. 2 triệu đồng: người nghỉ hưu mà có thời gian làm việc từ 20 năm đến 30 năm. Lương thử việc: Người lao động trong thời gian thử việc tại công ty được trả lương tháng như sau, mức lương này được ghi trong Hợp đồng thử việc và do Giám Đốc Công ty quyết định: Bảng 7: Bảng tính mức lương thử việc của Công ty: TT Trình độ Mức lương Phụ tính 1 Đại học 1.200.000 đ - 1.500.000 đ Có ăn trưa 2 Cao đẳng , Trung cấp 1.000.000 đ - 1.200.000 đ Có ăn trưa 3 Công nhân 800.000 đ - 1.000.000 đ Có ăn trưa 4 Lái xe 1.000.000 đ - 1.200.000 đ Có ăn trưa 5 Sơ cấp 600.000 đ - 800.000 đ Có ăn trưa 6 Lao động phổ thông 500.000 đ - 700.000 đ Có ăn trưa (Nguồn theo phòng tài chính kế toán thống kê) Lương khoán: Các trường hợp do đặc thù công việc hoặc chưa được xét tuyển chính thức, công ty áp dụng hình thức trả lương khoán hàng tháng. Mức lương khoán do giám dốc công ty quyết định căn cứ theo từng vị trí công việc cụ thể. Người lao động được trả lương khoán hưởng mọi chế độ như CBCNV bình thường khác trong công ty được thể hiện như sau: Tham gia các tổ chức xã hội trong công ty. Được dóng BHXH hàng tháng, mức đóng căn cứ vào bậc lương cơ bản của nhà nước quy định ngành nghề, chuyên môn được đào tạo. Được hưởng chế độ BHYT, quần áo bảo hộ lao động hằng năm và các chế độ khác của người lao động do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội quy định. Được hưởng các chế độ khen thưởng, phúc lợi như CBCNV khác. Hàng tháng, người lao động hưởng lương khoán cũng được xét chất lượng công tác theo tiêu chuẩn A,B,C như các CBCNV khác. Người lao động được xếp loại A hưởng 100% lương tháng, loại B được hưởng 80% và loại C được hưởng 50% lương. 3.3. Chính sách phụ cấp: Để khuyến khích CBCNV trong việc nâng cao trình độ văn hóa để tạo điều kiện cho việc phục vụ tốt công tác quản lý sản xuất, điều kiện các thiết bị máy móc cũng như các quy trình công nghệ hiện có và trong tương lai nên công ty quyết định mức phụ cấp chức vụ và phụ cấp chức vụ văn bằng như sau: Bảng 8: Bảng kê hệ số năng suất chất lượng Trình độ Đúng ngành nghề Trái ngành nghề Hệ số cộng thêm Trên đại học 2,8 – 3,0 2,2 – 2,5 0,2 Đại học 2,2 – 2,7 1,6 – 1,8 0,2 Cao đẳng 1,6 – 2,0 1,4 – 1,6 0,1 Trung cấp 1,4 – 1,7 1,2 – 1,4 0,1 Sơ cấp 0,8 – 1,0 0,5 – 0,7 - Công nhân 1,2 – 1,5 0,8 – 1,0 (0,1 – 0,2) Lái xe 1,2 – 1,7 - - (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Ghi chú: Các CBCNV không được đào tạo ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với yêu cầu của vị trí công tác được quy định trong bảng mô tả công việc (QT/04 – NV) do Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông ban hành sẽ được coi là trái ngành nghề và hệ số trình độ chuyên môn sẽ trừ đi 0,2. các CBCNV có thêm bằng cấp ngành nghề phục vụ cho công việc được giao với thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên sẽ được xét tăng hệ số từ 0,1 đến 0,2. Hệ số chức vụ (chức danh): Bảng 9: Bảng hệ số chức vụ Chức danh Công ty Đơn vị trực thuộc Tổng Giám đốc (Giám đốc) 3,0 1,5 – 1,8 Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) 2,0 1,0 – 1,3 Kế toán trưởng 1,8 1,0 – 1,3 Trưởng phòng 1,4 – 1,7 0,8 – 1,0 Phó phòng 1,0 – 1,3 0,5 – 0,7 Đội trưởng - 0,3 – 0,8 Đội phó - 0,2 – 0,5 Tổ trưởng 0,3 – 0,5 - Tổ phó 0,1 – 0,2 - (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Ghi chú: Cấp trưởng sau 3 tháng vắng mặt (đi học, đi công tác dài ngày, nghỉ ốm…), không được hưởng hệ số này, cấp phó được ủy quyền thay thế sẽ hưởng hệ số của cấp trưởng. Hệ số trách nhiệm và hiệu quả: Được chia thành nhiều mức do Hội Đồng Lương xác định dựa trên nhiệm vụ và hiệu quả làm lợi cho công ty như sau: Bảng 10: Bảng hệ số trách nhiệm và hiệu quả Chức danh Công ty Đơn vị trực thuộc Tổng Giám đốc (Giám đốc) 5,0 2,7 – 3,0 Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) 4,0 2,2 – 2,5 Kế toán trưởng 3,5 2,2 – 2,5 Trưởng phòng 3,5 2,2 – 2,5 Phó phòng 2,2 – 2,5 1,8 – 2,0 Đội trưởng - 1,6 – 2,0 Đội phó - 1,4 – 1,7 Tổ trưởng 1,3 – 1,5 - Tổ phó 1,0 – 1,2 - Nhân viên chính 1,0 – 1,8 0,8 – 1,6 Nhân viên thường 0,5 – 0,7 0,5 – 0,7 Lao động phổ thông 0,5 0,5 (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Ghi chú: Các cán bộ công nhân viên chưa có bằng cấp đạt yêu cầu của vị trí công tác được mô tả trong bảng mô tả công việc (QT/04-NV) do công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông ban hành (ví dụ: vị trí công tác yêu cầu tốt nghiệp đại học hệ chính quy nhưng CBCNV chỉ có bằng tại chức, cao đẳng, trung cấp) thì hệ số trách nhiệm và hiệu quả sẽ trừ đi 0,3. Nhân viên chính thức là các nhân viên có khả năng làm việc độc lập và có hiệu quả trong nội dung công việc được giao. Nhân viên thường là các nhân viên cần có sự kèm cặp, hướng dẫn trong công việc, chỉ tham gia mang tính thừa hành. Các trường hợp được giao trách nhiệm phụ trách tạm thời chưa có quyết định bổ nhiệm được hưởng hệ số trách nhiệm của cấp phó. Hệ số tính chất công việc: Bảng 11: Bảng hệ số tính chất công việc của công ty Tính chất công việc Phạm vi áp dụng Hệ số Công việc đòi hỏi sự tập trung cao về trí tuệ, kết quả hoạt động ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Tổng Giám đốc 5,0 Phó TGĐ,Kế toán trưởng 4,0 Lãnh đạo đơn vị trực thuộc 3,0 – 3,5 Công việc đòi hỏi sự tập trung tương đối cao về trí tuệ, kết quả hoạt động ảnh hưởng đến một lĩnh vực của công ty. Lãnh đạo phòng thuộc công ty 3,0 – 3,5 Lãnh đạo phòng đơn vị trực thuộc 2,0 – 2,5 Lãnh đạo đội đơn vị trực thuộc 2,0 – 2,8 Công việc có tính chất chuyên môn cao, có thể tham mưu cho LĐ công ty các vấn đề quan trọng Các chuyên gia, cố vấn của lãnh đạo công ty hoặc chuyên viên được giao nhiệm vụ trực tiếp từ Tổng giám đốc 2,5 – 3,0 Công việc đòi hỏi sự tập trung về trí tuệ, kết quả hoạt động ảnh hưởng đến một mảng công việc trong công ty. Các chuyên viên, kỹ sư đảm nhiệm các công việc chính. 1,5 – 2,2 Công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Các công nhân cấp cao, 1,2 – 1,8 Bảo dưỡng máy nổ,ắc quy. 1,0 – 1,4 Lái xe. 1,1 – 1,5 Công việc đơn giản không yêu cầu cao về trí tuệ. Nhân viên thường 0,8 – 1,0 Lao động phổ thông. 0,5 (Nguồn theo phòng Tài chính kế toán thống kê) Hệ số thâm niên công tác: Cứ 3 năm công tác tại công ty hệ số thâm niên là 0,1. Phương pháp tính toán hệ số năng suất chất lượng(NSCL): Hệ số NSCL của mỗi CBCNV bằng tổng các hệ số từ 4,1 đến 4,6. Hệ số NSCL có thể thay đổi tùy theo đặc điểm nhiệm vụ công việc của mỗi CBCNV trong từng thời kỳ. Việc thay đổi hệ số NSCL do Hội đồng lương của công ty xem xét, quyết định theo từng tháng. Hệ số NSCL của CBCNV trong tháng không cố định mà phụ thuộc vào chất lượng công tác của mỗi CBCNV trong tháng đó. Xếp loại chất lượng công tác: Để thúc đẩy tinh thần thi đau nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác, cuối mỗi tháng trong Công ty thực hiện việc chấm điểm thi đua và xếp loại công tác trong từng tháng như sau: Trưởng các bộ phận căn cứ vào các quy định của công ty và tình hình công tác của các nhân viên thuộc bộ phận mình, thực hiện việc chấm chất lượng công tác, xếp loại và chuyển cho Phòng Tổ Chức Hành Chính tổng hợp và trình Hội Đồng Lương công ty xem xét. Hội đồng lương công ty tổ chức họp xem xét và duyệt kết quả chấm chất lượng công tác của các bộ phận, sau đó chuyển cho các bộ phận chức năng thực hiện. 3.4. Chính sách khen thưởng: Nhằm khuyến khích CNV có đầy đủ về mặt vật chất lẫn tinh thần, công ty áp dụng các hình thức khen thưởng mức tiền thưởng đó phụ thuộc vào quá trình làm việc của công nhân viên và tình hình hoàn thành kế hoạch của công ty. Việc xét thưởng do phòng tổ chức hành chính thực hiện dựa vào bảng chấm công và bảng chấm điểm thi đua. Mỗi cá nhân chấm điểm theo 4 chỉ tiêu: Sản lượng kết quả công tác. Chất lương ( hiệu quả, tinh thần, thái độ làm việc ). Ngày, giờ công. Bảo vệ, bảo quản, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cách thức khen thưởng: Khen thưởng 6 tháng. Khen thưởng danh hiệu cả năm Thưởng theo thành tích cuối năm. Ngoài ra còn có hình thức thưởng khác: Thưởng đột xuất, chuyên đề. Thưởng tiết kiệm. Thưởng chất lượng sản phẩm. Thưởng sinh đẻ có kế hoạch (theo quy định của công đoàn). Mức thưởng do Giám Đốc quy định tùy trường hợp cụ thể. Phúc lợi tập thể và các khoản trích nộp của người lao động: 3.5.1. Phúc lợi tập thể: Ngoài các khoản thu nhập về lương thường. CNV còn được hưởng các khoản trích nộp như: Chi phí tham gia nghỉ mát. Tiền quần áo. Tặng quà ngày quốc tế phụ nữ (8/3). Tặng quà trung thu. Tặng quà cưới cho cán bộ – CNV. Tặng quà ngày thương binh liệt sĩ (27/7). Thưởng lễ 30/4 & 2/9. Thưởng tết dương lịch. Thưởng tết âm lịch. V.v… 3.5.2. Bảo hiểm xã hội: Do cán bộ – CNV nộp: Bảo hiểm xã hội = Lcb x 5% Bảo hiểm y tế = Lcb x 1% Do công ty trích quỹ lương nộp: Công ty thực hiện chế độ BHXH & BHYT cho CBCNV theo đúng Bộ Luật Lao Động. Chỉ sách này giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến hết sức lao động của mình. Ví dụ: Họ và tên Hệ số lương Mức lương Lcb BHXH (5%) BHYT (1%) BHTN (1%) KPCĐ (10%) Trần Điềm Đạm 4,6 650.000 2.990.000 149.500 29.900 29.900 65.000 Quỹ công đoàn – Quỹ chi bộ – Quỹ khen thưởng và Phúc lợi: Mỗi tháng CBCNV còn đóng thêm 2 khoản phí là quỹ công đoàn và quỹ chi bộ khi cán bộ công nhân viên là đoàn viên hay đảng viên. Quỹ chi đoàn = lương cơ bản x 10%( do từng lao động nạp cho công đoàn công ty) Quỹ chi bộ = lương cơ bản x 10% (đối với những lao động là đảng viên) Công ty luôn trích 2% quỹ lương để nộp lên công đoàn cơ sở . Quỹ công đoàn và quỹ chi bộ là 2 quỹ tài chính độc lập, luôn sẵn sànghỗ trợ cho những hoạt động cần thiết liên quan đến công ty và CBCNV. Quỹ chi bộ chỉ dùng vào những hoạt động của đảng viên. Quỹ khen thưởng và phúc lợi: được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Nhằm: - Chi khen thưởng cho CNV về: sáng kiến, hoàn thành kế hoạch, v.v… - Quỹ phúc lợi gồm các mục: quần áo, nghỉ mát, lễ tết ( lễ 8/3, 30/4, 1/5, 2/9, Tết Nguyên Đán,…), chi cho tang gia, cưới hỏi, hỗ trợ ban ngành,v.v… Ngoài ra, công ty còn đóng BHXH để trợ cấp mất sức, dưỡng sức, trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,v.v… cho CNV. Đồng thời, mỗi năm công ty luôn có lực lượng lao động sản xuất thi nâng bậc nghề ở các kỳ thi do ngành tổ chức với sự hỗ trợ toàn phần về kinh phí. Về tinh thần: Công ty luôn có những chính sách phụ cấp văn bằng, bậc nghề. Đây chính là cách công ty động viên người lao động cải thiện trình độ học vấn của mình cũng như nâng cao tay nghề. Công ty luôn có những khoản kinh phí trợ giúp người lao động trong quá trình học tập văn hóa. Để khuyến khích người lao động hăng hái, phấn đấu trong quá trình làm việc, công ty luôn tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng bậc cho người lao động từng bước đính chỉnh tiền lương vừa tạo sự khuyến khích, hỗ trợ bằng các chế độ phúc lợi, khen thưởng,v.v… Chương 4 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY 4.1. Nhận xét: 4.1.1. Nhận xét về ưu – nhược điểm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông: Ưu điểm: Công ty có các ngành kinh doanh đa dạng như: xây dựng, xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình viễn thông với quy mô rộng khắp trong nước. Ngoài ra, công ty còn có các bộ phận tư vấn kỹ thuật, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng, linh kiện, cung cấp và triển khai các giải pháp phần mềm quản lý phục vụ mạng viễn thông, điện, điện tử, tin học. Công ty có các đối tác lớn như: Bưu điện các tỉnh thành, công ty Điện Thoại Di Động VMS, Vinaphone,v.v… có số lượng nhận thầu xây dựng lớn và thường xuyên. Ngoài ra, công ty còn có nguồn vật tư đặc thù của ngành như: cáp đồng, cáp quang, hộp tập điểm, thiết bị chống sét, thiết bị phụ trợ,v.v… Tình hình tài chính lành mạnh, bảo tồn vốn, trích lập đầy đủ các quỹ đúng theo quy định, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, so sánh kế toán rõ ràng, đúng quy định pháp luật. Nguồn việc khá dồi dào và ổn định: gia công, sản xuất các phụ kiện cho các công trình Bưu chính, Viễn thông, các công trình thi công luôn đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng rất tốt. Để đảm bảo an toàn và độ tin cậy cao công ty còn có các bộ phận tư vấn kỹ thuật, bảo dưỡng các thiết bị truyền dẫn viba, truyền dẫn quang, hệ thống nguồn, acquy, máy nổ,v.v… Đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, có tinh thần, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển công ty. Nhược điểm: Bên cạnh những thuận lợi, thì công ty cũng có những khó khăn nhất định như: Công ty có mặt bằng nhỏ hẹp và vị trí không thuận lợi. Do mặt bằng còn chật hẹp nên môi trường làm việc chưa thông. Các thiết bị đo, thử cho công tác bảo dưỡng chưa đầy đủ. Do công ty mới thành lập nên việc phân bổ nguồn lực và việc làm chưa được hoàn thiện. 4.1.2. Nhận xét chung về toàn bộ công ty (qua chương 2): Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông là một đơn vị với nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn tự có. Do đó, công ty không phải lo trả nợ dài hạn và tiền lãi vay, chỉ tập trung sản xuất cho hiệu quả. Với lợi thế tài chính vững mạnh, công với những năm qua công ty từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên sản lượng thực hiện luôn cao hơn mức đề ra. Điều này, tạo tiền đề cho công ty tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai với sự cạnh tranh gay gắt của thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. 4.1.3. Nhận xét về thực trạng hệ thống nhân sự – tiền lương của công ty (qua chương 3): Đội ngũ CNCNV quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm nhưng độ tuổi lớn chiếm tỉ lệ cao. Công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao, nhưng trình độ học vấn còn thấp (cụ thể còn có lao động học hết cấp 1, cấp 2 còn nhiều). Bộ phận quản lý, ngoài tiền lương theo thời gian được nhận ra còn được hưởng lương vượt sản phẩm kế hoạch theo quy định và việc trả lương theo sản phẩm đã khuyến khích tập thể CNV trong công ty nổ lực và hăng hái làm việc hơn. Đồng thời, tạo điều kiện cho CNV tìm tòi, phát huy những sáng kiến cải thiện kỹ thuật để sản xuất hiệu quả hơn. Hình thức kết hợp giữa khoản lương và các khoản trợ cấp đã góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho CBCNV toàn công ty. Các chế độ nghỉ phép, thai sản, đau ốm được công ty quan tâm kịp thời đúng mức, luôn có chính sách hỗ trợ thích đáng. Chế độ nghỉ hưởng BHXH đều được công ty trợ cấp một cách hợp lý, tạo được niềm tin cho CNV sớm quay lại làm việc theo chế độ quy định. 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhân sự – tiền lương của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông: Việc trả lương cho CB-CNV còn mất nhiều thời gian và rủi ro cao có thể xảy ra trong việc vận chuyển từ ngân hàng về công ty để thanh toán cho người lao động. thiết nghĩ, công ty nên trả lương qua thẻ ATM, trả lương qua thẻ ATM góp phần giảm được chi phí và thời gian cho công ty, cũng như làm cho người lao động hạn chế số tiền chi tiêu trong tháng, số tiền tích lũy cũng được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng, phần nào gây sự thích thú cho họ. Bên cạnh tiền lương hàng tháng CB-CNV còn nhận được số tiền thưởng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, một chế độ thưởng rõ ràng hợp lý, công bằng sẽ giúp cho người lao động làm việc tích cực hơn. Ngoài việc hưởng lương tháng và lương thưởng công ty nên có chế độ thưởng theo nhóm nhiều hơn, vì khi làm việc trong một nhóm sẽ tạo mối liên kết giúp người lao động có ý thức tập thể, phát huy sức sáng tạo của mình. Một tập thể đoàn kết sẽ làm tăng năng suất lao động,và sức mạnh vô hình của công ty, giúp công ty phát triển vững mạnh trong thời buổi cạnh tranh khóc liệt hiện nay, và các chế độ thưởng khác như: thưởng tiết kiệm điện, nước, nguyên vật liệu…đến từng phòng ban, đơn vị sản xuất… nhăm nâng cao ý thức tiết kiệm của mỗi CB CNV. Về trình độ học vấn và tay nghề. Công ty cần có chính sách nâng cao tay nghề và trình độ học vấn cho CNV nhiều hơn. Để CNV có thêm sức lực làm việc vào buổi kế tiếp trong ngày, phải chăng nên bố trí chỗ nghĩ ngơi tốt. Một chỗ nghĩ ngơi tốt sẽ giúp CB CNV khôi phục sức lực, làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn. Mặt khác, công ty cần có hình thức kỹ luật nghiêm khắc các hành vi vi phạm gây lãng phí của công. Trên đây là một số biện pháp được đưa ra dưới cách nhìn của một sinh viên thực tập nên không hẳn là hoàn toàn đúng hay sai, chỉ mang tính khách quan mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN CHÁNH HƯƠNG.DOC
  • docBANG CHAM DIEM.doc
  • docBÌA.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
Luận văn liên quan