Luận án Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam

Để có thể ứng dụng các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP vào các DN khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam thì bản thân DN cần thiết phải chuẩn bị các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng được các giải pháp đó là: (1) Hệ thống thông tin KTQTCP được xây dựng và phát triển trên nền tảng là nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP các nhà quản trị DN cần phải có nhận thức sâu sắc và rõ ràng hơn về vai trò của hệ thống thông tin KTQTCP, thấy được sự cần thiết và không thể thiếu được của thông tin KTQTCP trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của đơn vị mình. Thay đổi thói quen trong QTCP đó là dựa vào căn cứ xác đáng là thông tin được cung cấp hơn là kinh nghiệm điều hành.

pdf205 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hợp cho nhà quản trị đánh giá đúng hiệu quả của từng bộ phận ngành hàng có hướng phát triển. + Bảng báo cáo về nhu cầu thị trường đối với các loại đá ốp lát, đá xây dựng và các sản phẩm khác: Thông tin này do bộ phận kinh doanh, phòng marketing trong đơn vị cung cấp. + Bảng phân tích hiệu quả đầu tư đổi mới TSCĐ cho khai thác và chế biến đá ốp lát Các thông tin này sẽ do bộ phận vật tư, kỹ thuật cung cấp thông tin, kết hợp với bộ phận kế toán tính toán hiệu quả đầu tư. - Đối với lập kế hoạch thực hiện: Hệ thống các bảng định mức, dự toán chi phí được cung cấp đến nhà quản trị trung gian, nhà quản trị cấp cao trong DN. Trong đó dự toán giai đoạn khai thác, chế biến được cung cấp cho tổ trưởng khai thác, chế biến. Hệ thống dự toán chung trong đơn vị cung cấp cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc các DN. Hệ thống dự toán trong đơn vị sẽ do bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, vật tư và kế toán của đơn vị phối hợp thực hiện và cung cấp đến nhà quản trị các cấp có liên quan (phụ lục 3.7-3.9 ) *. Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí thực hiện - Thông tin liên quan đến chi phí bộ phận sản xuất Báo cáo tại bộ phận khai thác: Các thông tin ở trung tâm này chủ yếu là các thông tin liên quan đến sử dụng các nguồn lực của đơn vị (nguyên vật liệu, tài sản, tiền) để phục vụ cho hoạt động khai thác và chế biến đá ốp lát. Do đặc thù của hoạt động khai thác là địa điểm khai thác là khu vực rừng núi có thể không gần với trụ sở chính của công ty nên cần bố trí các nhân viên hạch toán tại đây để thực hiện thống kê các chi phí phát sinh trong ngày, lượng sản phẩm khai thác trong các ngày để nhà quản trị trực tiếp quản lý hoạt động khai thác có thể nắm được, định kỳ báo cáo về tình hình khai thác. Hiện nay báo cáo này được thực hiện theo tháng nhưng để đảm bảo các thông tin này làm cơ sở cho tiêu thụ sản phẩm và sản xuất ở giai đoạn kế tiếp nên thực hiện rút ngắn thời gian báo cáo theo hàng tuần. Các báo cáo được lập hàng tuần để thống kê lượng sản phẩm khai thác của tuần và các chi phí phát sinh, các báo cáo này cuối tháng sẽ được tổng hợp lại để gửi về công ty. Báo cáo chi phí và thu nhập được lập cho từng mỏ riêng biệt và lập theo cách ứng xử chi phí (Phụ lục 3.10) Riêng đối với báo cáo tổng hợp cuối kỳ ngoài việc tổng hợp khối lượng khai thác và chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí xác định lãi lỗ. Báo cáo được lập 175 dưới dạng lãi trên biến phí cần thiết kế thêm cột so sánh với dự toán chi phí ban đầu để thấy được sự chênh lệch với dự toán (Phụ lục 3.11) Ngoài báo cáo về tình hình chi phí và thu nhập còn phải tổng hợp các chứng từ phát sinh theo từng khoản mục chi phí để lên báo cáo hàng tuần gửi nhà quản trị phụ trách bộ phận mỏ về chi phí phát sinh và cuối tháng tổng hợp các chi phí này theo khoản mục gửi về công ty. Trên nội dung của các báo cáo theo khoản mục chi phí này cũng cần phải báo cáo theo ứng xử chi phí và tính toán đánh giá phần chênh lệch so với dự toán chi phí ban đầu (Phụ lục 3.12-3.13) Các thông tin này được gửi về phòng kế toán trung tâm để xử lý và thực hiện báo cáo cho nhà quản trị. Báo cáo tại bộ phận chế biến: Đối với hoạt động chế biến đá cần ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến lượng nguyên vật liệu chính xuất kho cho chế biến đó là đá khối với khối lượng đá xẻ hoàn thành trong ngày, đặc biệt lưu ý đối với sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến, đối chiếu so sánh nếu có sự biến động lớn về tỷ lệ sản phẩm hỏng cần thiết phải báo cáo cho nhà quản trị phụ trách bộ phận về tình hình sản phẩm hỏng và tỷ lệ sản phẩm hoàn thành. Định kỳ, hàng tuần nhà quản trị cấp cơ sở phụ trách phải báo cáo tổng hợp về kết quả xẻ đá ốp lát ở bộ phận mình phụ trách và các chi phí phát sinh tương ứng đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Quy trình chế biến cũng qua nhiều công đoạn từ công đoạn xẻ thô đến công đoạn làm mịn và bóng sản phẩm. Các chi phí phát sinh ở các giai đoạn này bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí SXC. Ngoài ra, ở giai đoạn chế biến ngoài sản phẩm là đá ốp lát còn có các sản phẩm khác đó là đá hộc, đá 1x2; bột đá vì vậy khi lập các báo cáo chi phí để đảm bảo kiểm soát chi phí một cách hiệu quả thì các báo cáo cũng phải được lập trên cơ sở các nguyên tắc: + Các báo cáo phải được lập riêng cho từng khoản mục chi phí, trong đó chi phí SXC có sự phân loại thành biến phí và định phí để tiện cho sử dụng số liệu để phân tích và đưa ra các quyết định quản trị theo cách ứng xử chi phí. + Các báo cáo phải được lập riêng cho từng giai đoạn của quá trình chế biến và có tính đến phần chênh lệch đối với định mức và dự toán ban đầu. + Các báo cáo phải được lập riêng cho từng loại sản phẩm để thấy được tình hình phát sinh chi phí của từng loại sản phẩm. (Phụ lục 3.14-3.16) - Cung cấp thông tin chi phí bộ phận ngoài sản xuất Tại bộ phận ngoài sản xuất bao gồm các khoản CPBH, chi phí QLDN, chi phí tài chính, chi phí khác đối với các khoản chi phí này do không liên quan trực tiếp đến 176 khối lượng sản phẩm hoàn thành mà liên quan đến một kỳ SXKD nên có thể thống kê để báo cáo theo hàng tháng phát sinh chi phí trực tiếp cho quản lý bộ phận khối văn phòng của công ty để đảm bảo nhà quản trị bộ phận có thể nhìn thấy kịp thời sự chênh lệch chi phí giữa tháng này với các tháng trước. Khi lập các báo cáo chi phí của bộ phận này cần phải đảm bảo một số yêu cầu như sau: - Các báo cáo phải được lập phân chia thành các khoản định phí và biến phí, có tính đến phần chênh lệch chi phí thực tế so với dự toán ban đầu. - Các yếu tố định phí và biến phí trong các chi phí này cũng nên chi tiết theo từng loại chi phí để đảm bảo rằng phát hiện ra sự chênh lệch chi phí là từ các nguyên nhân nào. - Đối với các DN kinh doanh đa ngành hàng cần xác định lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ một cách phù hợp để đảm bảo có thể xác định KQKD cho từng loại ngành hàng và từng loại sản phẩm. Trong nội dung luận án tác giả đề xuất các mẫu báo cáo chi phí bộ phận ngoài sản xuất tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát kinh doanh đa mặt hàng và các DN kinh doanh đơn nhất một mặt hàng. (Phụ lục 3.17-3.20) * Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chi phí và ra quyết định - Thông tin cung cấp cho kiểm soát chi phí. Để phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động trong đơn vị cần lập các báo cáo kiểm soát chi phí thực chất là báo cáo chênh lệch chi phí trong đó có xác định rõ nguyên nhân gây chênh lệch sự ảnh hưởng chênh lệch của từng nhân tố. - Báo cáo chênh lệch chi phí khai thác, chế biến được cung cấp cho quản trị bộ phận khai thác, chế biến và nhà quản trị chức năng trong DN hoặc giám đốc DN. - Báo cáo chênh lệch chi phí của các sản phẩm khác (DN kinh doanh đa ngành nghề) được cung cấp cho nhà quản trị cấp cơ sở trong DN. - Báo cáo chi phí tại các phòng, ban trung tâm báo cáo cho nhà quản trị các bộ phận phát sinh chi phí và nhà quản trị cấp cao. - Báo cáo phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm có chi tiết theo từng yếu tố chi phí cũng như các nhân tố ảnh hưởng (phụ lục 3.21) - Thông tin phục vụ cho ra quyết định. Các thông tin cung cấp tùy theo nhiệm vụ ra quyết định của nhà quản trị các cấp để cung cấp. 177 - Đối với nhà quản trị cấp cơ sở: Trên cơ sở các báo cáo về chi phí của các bộ phận để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các bộ phận cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh các bộ phận thông qua các báo cáo thu nhập của các bộ phận được lập dạng lãi trên biến phí. Báo cáo này được lập theo từng trung tâm chi phí như bộ phận khai thác, chế biến. Các báo cáo này có phân bổ các chi phí của bộ phận ngoài sản xuất theo phương pháp và tiêu thức phù hợp (phụ lục 3.22). - Nhà quản trị cấp trung gian và cấp cao: Các báo cáo thu nhập tổng quát hơn cho tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách. Bảng phân tích thông tin thích hợp về hiệu quả của các phương án đầu tư kinh doanh. Báo cáo phân tích điểm hòa vốn. Báo cáo về tác động môi trường, báo cáo đánh giá chi phí và lợi ích thực hiện KTQTCP môi trường trong DN. b. Tần suất cung cấp thông tin - Đối với các báo cáo phục vụ lập kế hoạch: Báo cáo được cung cấp định kỳ trước mỗi quá trình kinh doanh hoặc giai đoạn lập kế hoạch. - Đối với các báo cáo về chi phí thực hiện: Báo cáo chi phí phát sinh ở bộ phận mỏ được báo cáo hàng tuần lên nhà quản trị phụ trách và cấp chức năng, các báo cáo ở bộ phận khác được tập hợp và gửi hàng ngày. - Báo cáo cho kiểm soát chi phí: Các báo cáo này thường gắn với kỳ tính giá thành nên được lập và báo cáo hàng tháng để nhà quản trị có điều chỉnh kịp thời. - Báo cáo phục vụ ra quyết định: Tùy theo các tình huống nhà quản trị yêu cầu có thể thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất. 3.3.4. Hoàn thiện phương tiện kỹ thuật phục vụ xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí Để đảm bảo hệ thống thông tin KTQTCP có thể hoạt động hiệu quả và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị việc lựa chọn đầu tư trang thiết bị kỹ thuật trong xử lý, phân tích và cung cấp thông tin là cần thiết. Kinh nghiệm hoàn thiện HTTTKT tại Mỹ đã cho thấy quốc gia này cho rằng công nghệ là yếu tố quan trọng then chốt để có HTTTKT hiện đại. Áp dụng công nghệ bao gồm đồng bộ các yếu tố như: Phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng nội bộ để truyền dẫn thông tin, đào tạo con người vận hành hệ thống 3.3.4.1. Đầu tư phần mềm xử lý thông tin KTQTCP thích hợp Hiện nay các DN khai thác chế biến đá ốp lát chỉ chủ yếu sử dụng phần mềm kế toán phục vụ công tác ghi chép lên sổ sách hàng ngày, các thông tin và các báo cáo 178 khác được lập thủ công (93%- phụ lục 2.3A). Chính thực trạng này dẫn đến thông tin không đảm bảo liên tục và thông suốt giữa các bộ phận, từ đó tính liên kết thông tin trong DN không cao. Trong khi đó một trong những yêu cầu không thể thiếu của hệ thống thông tin KTQTCP hiệu quả đó là nó phải đảm bảo có sự liên kết giữa các bộ phận trong đơn vị với nhau và đảm bảo tính lan tỏa, chia sẻ thông tin. Ngoài ra, phạm vi đề tài nghiên cứu là giới hạn trong các DN khai thác chế biến đá ốp lát có quy mô lớn nên có cơ sở đảm bảo về điều kiện đầu tư phần mềm hoàn chỉnh xử lý thông tin. Vì vậy, việc đầu tư phần mềm quản lý tích hợp bao gồm nhiều phần mềm con như hệ thống hoạch định nguồn lực ERP trong đơn vị là cần thiết. Đầu tư nguồn lực này đảm bảo các nguồn lực trong đơn vị được tận dụng và khai thác tối đa. Ngoài ra phần mềm này cho phép các bộ phận trong DN có tính liên kết với nhau nhờ một hệ thống xuyên suốt, từ đó cung cấp thông tin trong đơn vị sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Để ứng dụng phần mềm ERP, DN tùy theo điều kiện của mình có thể lựa chọn một vài phần mềm hoặc modul tương ứng với quy mô của DN mình nhưng phải đảm bảo đầy đủ các phân hệ cơ bản như: - Phân hệ tài chính-kế toán. - Phân hệ lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất. - Phân hệ quản trị kho hàng. - Phân hệ quản trị nhà cung cấp, khách hàng. Tùy theo các nhà cung cấp phần mềm khác nhau thì tên gọi của các phân hệ này cũng có thể thay đổi tuy nhiên các chức năng cơ bản của nó là không khác nhau. Khi sử dụng hệ thống phần mềm này cho phép các cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung và chia sẻ thông tin. Các tổ chức dữ liệu này đảm bảo việc thu thập và lưu trữ dữ liệu được tập trung không bị trùng lắp và phù hợp với đặc thù của DN khai thác và chế biến đá ốp lát đó là địa điểm khai thác xa, bộ phận khai thác có thể bố trí nhân viên hạch toán ban đầu thu thập các thông tin cần thiết, gửi các báo cáo và yêu cầu về vật tư, máy móc thiết bị về DN một cách thuận lợi. Ngoài ra, sử dụng phần mềm này có thuận lợi đó là nó có khả năng hoạch định các nguồn lực của DN, chẳng hạn như khi nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm đá khối sử dụng cho chế biến trong kỳ không đảm bảo về mặt số lượng nó tự động tạo ra kế hoạch yêu cầu bổ sung nguồn nguyên liệu cho giai đoạn chế biến, từ đó ERP sẽ tự động tính toán các yếu tố cần thiết như vật tư, lao động, máy móc thiết bị cần huy động để thực hiện kế hoạch bổ sung này Một ví dụ điển hình khác như khi có đơn hàng đối với các sản phẩm đá ốp lát bộ phận kinh doanh có thể tiếp nhận đơn hàng này 179 nhập dữ liệu về đơn hàng. Phần mềm có thể tự động kiểm tra tồn kho của sản phẩm đá theo yêu cầu đơn hàng, nếu đảm bảo thì có thể đưa ra tư vấn về lệnh chấp nhận đơn hàng, nếu không đảm bảo lên kế hoạch và các nguồn lực cần thiết để chế biến đảm bảo đơn hàng theo yêu cầu. Trên cơ sở lưu đồ luân chuyển thông tin tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát có thể mô tả các chức năng của hệ thống hoạch định các nguồn lực, lên kế hoạch sản xuất tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát như sơ đồ 3.8 như sau: Sơ đồ 3.8: Hoạch định nguồn lực trong ERP (Nguồn: Tác giả) Một tính năng đặc biệt của ERP đó chính là tính liên tục chẳng hạn một thông tin được cập nhật vào phần mềm đi qua các bộ phận chức năng nếu chưa được nhà quản trị các bộ phận chấp nhận lệnh thì thông tin đó sẽ không được thực hiện ở các giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy đối với phần mềm này khả năng kiểm soát thông tin của nhà quản trị với các hoạt động trong đơn vị là khá tốt. Tránh được các sai sót không cần thiết trong quá trình xử lý thông tin. 3.3.4.2. Đầu tư phần cứng, hệ thống truyền dẫn thông tin Để có thể sử dụng các phần mềm tích hợp thì hệ thống máy tính trong đơn vị phải được đầu tư một cách đồng bộ. Theo đó toàn bộ các phân hệ kế toán trong đơn vị và kế toán trưởng được thực hiện trên các máy tính riêng lẻ có kết nối với máy chủ để chia sẻ các dữ liệu với nhau theo thẩm quyền đã được đăng ký và phân quyền của kế toán trưởng. Ngoài ra, các phân hệ nghiệp vụ khác (modul) cũng phải được kết nối với máy chủ cùng với HTTTKT nhằm tạo ra một hệ thống thông tin KTQTCP được cấu tạo theo kiểu mạng LAN-mạng nội bộ của DN. Đối với các máy chủ được thực hiện kết nối mạng Internet để đảm bảo khả năng chia sẻ thông tin, tạo điều kiện hệ thống Định mức SXKD Kế hoạch SXKD xuât Mua hàng Tồn kho Thông tin bán hàng Dự báo kế hoạch Tổng hợp nhu cầu Kế hoạch sản xuất Hoạch định nhu cầu yếu tố đầu vào Yêu cầu mua NVL Lệnh sản xuất 180 thông tin KTQTCP có thể được truy cập từ các thiết bị khác như điện thoại thông minh từ đó giúp cho nhà quản trị các cấp trong đơn vị có thể thực hiện theo dõi thông tin từ hệ thống không nhất thiết phải ở ngay trong đơn vị. DN cũng cần có chiến lược trong dành nguồn kinh phí cho đầu tư đào tạo các nhân viên trong đơn vị để có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật trong nhập dữ liệu và xử lý thông tin một cách có hiệu quả. Để đảm bảo các yếu tố về con người cho HTTTKT cần thiết phải đào tạo nhân viên kế toán đảm bảo các kiến thức cả về kế toán và kiến thức về công nghệ thông tin. Tổ chức các hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm quản lý cũng như quy định chuẩn quy trình xử lý thông tin và thực hiện kiểm soát quá trình thực hiện các chu trình này là cơ sở để đảm bảo nhân viên của đơn vị có thể vận hành các trang thiết bị kỹ thuật của hệ thống. 3.3.5. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam Kiểm soát nội bộ trong đơn vị nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong đơn vị được diễn ra đúng theo mục tiêu hoạt động ban đầu, hệ thống này được xây dựng nhằm phát hiện và ngăn ngừa tình trạng hoạt động không đảm bảo chất lượng với mục tiêu quản trị ban đầu. Kiểm soát nội bộ đối với hệ thống thông tin KTQTCP là một trong những nội dung kiểm soát nội bộ đơn vị nhằm đảm bảo các thông tin mà hệ thống thông tin KTQTCP cung cấp đảm bảo đủ độ tin cậy cao. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thông tin KTQTCP tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát là cần thiết vì hiện nay chỉ 19,23% DN thực hiện kiểm soát nội bộ chủ yếu là kiểm soát xử lý thông tin (phụ lục 2.3A) Để có thể thực hiện được điều này trước hết hệ thống kiểm soát thông tin KTQTCP phải được xây dựng để đảm bảo thực hiện kiểm soát được ở cả ba giai đoạn của hệ thống thông tin KTQTCP đó là quá trình thu thập thông tin, quá trình xử lý và phân tích thông tin cũng như quá trình cung cấp thông tin. Kiểm soát phải thực hiện ba nhiệm vụ đó là kiểm soát ngăn chặn, kiểm soát phát hiện, kiểm soát sửa sai. Trên cơ sở quy định về luân chuyển thông tin KTQTCP trong DN khai thác chế biến đá ốp lát, xây dựng quy trình kiểm soát hệ thống thông tin KTQTCP theo luân chuyển thông tin đến các bộ phận. Kiểm soát quá trình thực hiện các quy trình luân chuyển có tuân thủ theo đúng quy định hay không? Kiểm soát về thời gian lưu trữ thông tin đến các bộ phận có đảm bảo về mặt thời gian. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá ốp lát do đặc thù hoạt động khai thác và chế biến có thể cách xa trung tâm của DN nên hệ thống kiểm 181 soát nội bộ về thông tin KTQTCP phải bố trí nhân viên kiểm soát và quy trình kiểm soát riêng cho bộ phận mỏ, chế biến và nhân viên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tại DN theo đó hoạt động kiểm soát được thực hiện như sau: 3.3.5.1. Kiểm soát số lượng, chất lượng thông tin được thu thập Kiểm soát các thông tin chi phí từ bộ phận sản xuất: Bộ phận sản xuất là trung tâm phát sinh nhiều chi phí nhất và cũng là trung tâm dễ gây thất thoát về chi phí nhất. Để đảm bảo các thông tin về chi phí của trung tâm này được cung cấp một cách chính xác phản ánh đúng tình trạng phát sinh chi phí tại trung tâm này thì hệ thống kiểm soát thông tin phải được thực hiện một cách rất chặt chẽ. Các chứng từ liên quan đến lượng nguyên vật liệu phụ thực hiện trong khâu khai thác như dây điện, kíp nổ và mìn phải được kiểm nhận và bàn giao cho bộ phận mỏ trên cơ sở dự toán lượng khai thác trong kỳ, ngoài ra do đặc thù của các DN khai thác và chế biến đá ốp lát đó là khu vực khai thác khá xa trung tâm của DN nên khâu kiểm soát thông tin về chi phí càng cần tiến hành chặt chẽ. Định kỳ, căn cứ vào các báo cáo do các bộ phận này gửi về chi phí phát sinh, cần kiểm soát lại các thông tin này bằng cách so sánh chi phí với các kỳ trước đó, kiểm kê thực tế sản lượng hoàn thành để đối chiếu với kế hoạch sản xuất và định mức chi phí ban đầu. Đối với đơn vị sử dụng phương pháp cưa dây để khai thác thì cần dựa vào lượng khai thác thực tế để tính toán chi phí cho mỗi mũi khoan và mỗi mét sâu của mũi khoan, đối chiếu với lượng thực tế phát sinh. Tại bộ phận chế biến do đặc thù của sản phẩm DN đó là qua nhiều giai đoạn chế biến và sản phẩm tạo ra đôi khi không dự kiến trước được do các thích thước sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu khách hàng nên cần kiểm soát các chi phí phát sinh cố định đối với sản phẩm chung và các chi phí phát sinh thêm đối với các chế biến theo yêu cầu của khách hàng để đảm bảo các khoản chi phí phát sinh được phản ánh đầy đủ và phù hợp vào sổ chi phí của từng loại sản phẩm, từng đơn hàng. Trên các chứng từ và các báo cáo về các loại chi phí nguyên liệu, nhân công, chi phí điện, nước phát sinh phải có dấu hiệu kiểm soát ở các bộ phận từ bộ phận kho, quản lý bộ phận khai thác và sản xuất. Đối với tiền lương, tiền công phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của bộ phận trả lương và người lao động, các chứng từ phát sinh từ bên ngoài nếu thấy sự biến động quá lớn về chi phí so với khối lượng thực hiện có thể xin xác nhận từ bên thứ ba có liên quan để đảm bảo các chi phí được phản ánh đầy đủ và trung thực nhất. Để xây dựng kiểm soát phải quy định về tần suất gửi các báo cáo, thông tin về chi phí phát sinh tại bộ phận khai thác, chế biến về phòng kế toán để đảm bảo có đầy đủ các thông tin đầu vào kịp thời phục vụ cho khâu xử lý thông tin sau này. Ngoài ra, quy định cụ thể các mẫu báo cáo, cũng như mức độ chi tiết của thông tin báo cáo đảm 182 bảo thống nhất trong thông tin đầu vào và tạo điều kiện cho khâu kiểm soát thông tin được thực hiện thông suốt. Đối với các chi phí phát sinh tại bộ phận ngoài sản xuất: DN nên xây dựng quy trình phát sinh chi phí liên quan đến từng nội dung công việc cụ thể. Có thể áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đo lường ISO. Để xây dựng quy trình làm việc phát sinh cho từng bộ phận, các phi phí phát sinh được vận dụng qua quy trình một cửa là bộ phận hành chính trong đơn vị sau đó đến các bộ phận phê duyệt có liên quan. Các nội dung công việc trong đơn vị chỉ được phê duyệt và thanh toán ghi nhận chi phí khi đã được tuân theo các quy trình kiểm soát đầy đủ đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của DN. 3.3.5.2. Kiểm soát quy trình nhập dữ liệu, xử lý, cung cấp thông tin Ngoài khâu kiểm soát chi phí phát sinh cần thực hiện kiểm soát việc nhập các thông tin chi phí vào sổ sách, phần mềm kế toán để đảm bảo quá trình nhập dữ liệu không bị sai sót. Đối với quy trình kế toán thủ công kiểm soát các chứng từ phát sinh trong đơn vị đã được chuyển đến các bộ phận có liên quan, thực hiện ghi chép, tính toán, kết chuyển các số liệu đã tuân thủ theo đúng quy định chính sách kế toán cũng như các quy định nội bộ trong DN hay chưa? Đối với kiểm soát quy trình xử lý dữ liệu trên máy phải đảm bảo không gặp vấn đề trục trặc về phần mềm, cũng như quy trình xử lý dữ liệu. Các dữ liệu sau khi được kiểm soát phải có xác nhận về quy trình kiểm soát để đảm bảo các dữ liệu sau khi được cung cấp đã được kiểm soát chặt chẽ. Tránh tình trạng sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, trong tính toán, phân tích các dữ liệu đối với xử lý thủ công và trục trặc phần mềm, đường dẫn truyền dữ liệu đối với các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm. Để kiểm soát cung cấp thông tin KTQTCP căn cứ trên lưu đồ luân chuyển thông tin xác nhận các thông tin cần phải cung cấp cho cấp quản trị nào trong DN. Xác định thời gian thông tin được cung cấp. Các mẫu báo cáo nội bộ đối với từng nội cung cấp phải được thiết kế thống nhất trong đơn vị nhằm đảm bảo các nội dung thông tin được cung cấp theo quy định chung và mang tính chuẩn mực trong DN. 3.3.6. Xây dựng mối quan hệ thông tin giữa phòng kế toán với các phòng chức năng trong đơn vị Để xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh, thông suốt và đảm bảo tính liên tục, kịp thời của thông tin thì các thông tin phải có sự chia sẻ giữa các bộ phận với nhau. Hệ thống thông tin KTQTCP không thể tách khỏi nền tảng của cơ sở dữ liệu trên các mặt hoạt động của DN như quản trị chiến lược, quản trị sản xuất, quản trị bán 183 hàng, quản trị nhân sự, quản trị marketing,... Các cơ sở dữ liệu mục tiêu về doanh số, thông tin về người mua, thông tin về đối thủ cạnh tranh, tình hình lao động và năng suất lao động, bố trí mặt bằng, công nghệ sản xuất, tình hình chất lượng sản phẩm trong quá trình khai thác và chế biến, gía cả các yếu tố đầu vào, chi phí cho chiến lược marketing,... Tất cả các thông tin này có được đều phải dựa trên cơ sở sự phối hợp với nhau từ bộ phận khai thác, chế biến đến bộ phận kinh doanh trong đơn vị. Bộ phận khai thác và chế biến có trách nhiệm ghi chép thống kê có thể cập nhật dữ liệu thô ban đầu về lượng chi phí phát sinh ở bộ phận mình, năng suất lao động hàng ngày, kỳ và chất lượng sản phẩm khai thác, chế biến. Các phòng ban chức năng đề xuất cho nhà quản trị trong đơn vị về phương án quản lý vật tư, lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng, chiến lược phát triển thị trường, nhận đơn hàng của khách hàng để cập nhật thông tin về phòng kế toán. Phòng kế toán có trách nhiệm làm trung tâm nhận tin, xử lý và truyền tin đối với mảng HTTTKT. Tất cả các thông tin báo cáo về hạch toán thống kê đều được thu nhận vào trung tâm này, được xử lý và cung cấp các thông tin tới các đối tượng theo nhu cầu thông tin đối với từng tình huống cụ thể. Có thể khái quát mối quan hệ giữa các bộ phận trong hoạt động của hệ thống thông tin KTQTCP qua sơ đồ 3.9 như sau: Sơ đồ 3.9: Mối quan hệ các bộ phận trong hệ thống thông tin KTQTCP (Nguồn: Tác giả) Bộ phận khai thác, chế biến, các bộ phận sản xuất khác Bộ phận vật tư, thiết bị, bộ phận nhân sự Bộ phận thị trường, kinh doanh, khách hàng Bộ phận Kỹ thuật -Thông tin về chi `phí phát sinh. - Thông tin về khối lượng sản phẩm Thông tin về dự toán nhu cầu sản phẩm Thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào Thông tin về định mức kỹ thuật sản phẩm Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí - Kế hoạch sản xuất -Thông tin dự toán chi phí - Thông tin về chi phí thực hiện phát sinh tại các bộ phận - Thông tin chênh lệch chi phí. - Thông tin hiệu quả kinh doanh các bộ phận. - Phân tích thông tin thích hợp - Phân tích C-P-V - Phân tích điểm hòa vốn 184 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam 3.4.1. Về phía doanh nghiệp Để có thể ứng dụng các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP vào các DN khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam thì bản thân DN cần thiết phải chuẩn bị các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng được các giải pháp đó là: (1) Hệ thống thông tin KTQTCP được xây dựng và phát triển trên nền tảng là nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP các nhà quản trị DN cần phải có nhận thức sâu sắc và rõ ràng hơn về vai trò của hệ thống thông tin KTQTCP, thấy được sự cần thiết và không thể thiếu được của thông tin KTQTCP trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của đơn vị mình. Thay đổi thói quen trong QTCP đó là dựa vào căn cứ xác đáng là thông tin được cung cấp hơn là kinh nghiệm điều hành. (2) Để có thể thực hiện được các giải pháp liên quan đến tổ chức KTQT nói chung và hệ thống thông tin KTQTCP nói riêng cần thiết phải có sự phân cấp quản lý trong đơn vị, thực hiện phân cấp quản lý trong đơn vị giúp cho xác định phạm vi và gianh giới về chi phí. Từ đó xác định các loại chi phí kiểm soát được và các chi phí không kiểm soát được, xác định các trách nhiệm về chi phí của các nhà quản trị ở cấp trung gian. (3) Quan tâm đầu tư đổi mới về công nghệ, coi công nghệ là vấn đề then chốt để có được thông tin kế toán cung cấp kịp thời và nhanh nhậy. Quan tâm đầu tư các phần mềm mang tính năng tích hợp có thể cho phép ứng dụng nhiều chức năng trong quản lý trong một hệ thống phần mềm từ đó có thể truyền tải các thông tin đến các bộ phận có liên quan, tạo ra sự thống nhất và tính liên kết của hệ thống thông tin đồng thời tiết kiệm chi phí để truyền tin đến các bộ phận. (4) Ngoài các điều kiện như trên thì điều kiện về đội ngũ nhân viên kế toán cũng là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu. Để có các thông tin KTQTCP được phản ánh một cách khoa học, trình bày phù hợp đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin thì khả năng của người xử lý và cung cấp thông tin vô cùng quan trọng. Các DN khai thác và chế biến đá ốp lát cần quan tâm đến xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong đó những phần hành kế toán về chi phí phải bố trí các nhân viên kế toán chuyên về KTQT để đảm bảo thu thập, xử lý thông tin một cách khoa học và kịp thời phù hợp với cung cấp thông tin của hệ thống thông tin KTQTCP. DN cũng cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị không chỉ kiến thức về chuyên môn mà 185 còn có kỹ năng vận hành các trang thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng xây dựng hệ thống thông tin KTQTCP linh hoạt trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin. 3.4.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị chức năng Thực trạng trong các DN khai thác chế biến đá ốp lát hiện nay đó là hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin KTQTCP đang còn hạn chế xuất phát từ nguyên nhân cả ở phía DN và của các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị chức năng. Trong điều kiện các DN đang còn lúng túng trong đầu tư xây dựng hệ thống KTQT và hệ thống thông tin KTQTCP nói riêng Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các DN để hệ thống thông tin được xây dựng một cách quy cũ, chuẩn mực. (1) Nhà nước cần hoàn thiện xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện KTQTCP trong đơn vị một cách rõ ràng nhất, ban hành hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn. (2) Có các chính sách tuyên truyền hỗ trợ các DN thông qua ưu đãi các chính sách thuế đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh, tổ chức tập huấn cho kế toán và lãnh đạo đơn vị. Bởi lẽ, một hệ thống thông tin hoàn chỉnh giúp cho lãnh đạo DN QTCP một cách tốt nhất nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế. (3) Tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm đào tạo cán bộ kế toán trong các đơn vị cũng như nhà quản trị DN để nâng cao trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu về chế độ chính sách của Nhà Nước để đảm bảo các DN có thể tự vận hành hệ thống thông tin KTQTCP đảm bảo mục tiêu QTCP nhưng không vi phạm các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà Nước. 186 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong phần nội dung của chương này tác giả trên cơ sở đánh giá thực trạng của hệ thống thông tin KTQTCP ở chương 2 làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt Nam. Nội dung của chương đã được tác giả trình bày thành 3 phần lớn đó là: (1) Định hướng, mục tiêu phát triển của ngành khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt Nam. Trên cơ sở định hướng của ngành làm nền tảng để tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của các DN. (2) Trong nội dung của chương tác giả cũng đã đưa ra quan điểm về hoàn thiện HTTTKT tại các DN này, yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện để đảm bảo hệ thống thông tin KTQTCP hoạt động hiệu quả và phù hợp nhất với đặc thù của DN khai thác chế biến đá ốp lát. (3) Hệ thống các giải pháp được tác giả đưa ra dưới dạng 6 nhóm giải pháp, được trình bày tuần tự theo nội dung của hệ thống thông tin KTQTCP tại DN đó là: Nhận diện chi phí, lưu đồ luân chuyển thông tin, quy trình hoạt động của hệ thống thông tin KTQTCP, phương tiện kỹ thuật hệ thống thông tin KTQTCP, kiểm soát nội bộ đối với hệ thống thông tin KTQTCP, giải pháp về xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong DN trong liên kết và chia sẻ thông tin tạo ra hệ thống thông tin KTQTCP hoàn chỉnh. Các giải pháp này nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát, để thông tin KTQTCP có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý. 187 KẾT LUẬN Các DN khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt Nam mặc dù là ngành thế mạnh do được thiên nhiên ưu đãi nhưng đang đứng trước một thách thức lớn đó là cạnh tranh của các loại đá từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ cộng với sự ra đời của các vật liệu thay thế như gạch ốp lát, gỗ.. Trước những thách thức đó các DN khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt Nam ngoài việc không ngừng hoàn thiện cả về quy trình khai thác và chế biến để có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất thì phải thực hiện QTCP trong và ngoài sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Cạnh tranh sản phẩm cả ở chất lượng, giá cả. Để thực hiện chức năng QTCP trong DN nhà quản trị cần các thông tin cần thiết có chức năng tư vấn, định hướng để nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh của mình. Hệ thống thông tin KTQTCP hoàn chỉnh là nguồn cung cấp thông tin quản trị đáng tin cậy đến nhà quản trị trong quá trình điều hành hoạt động. Để đạt được mục đích nghiên cứu luận án ngoài phần mở đầu và kết luận luận án đã được trình bày thành các nội dung cơ bản như sau: Về lý luận: Tác giả đã trình bày khái quát QTCP, công tác KTQT và KTQTCP. Trên cơ sở đánh giá khái quát nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý, tác giả đã trình bày các nội dung cơ bản của hệ thống thông tin KTQTCP trong DN bao gồm: Lưu đồ luân chuyển thông tin, quy trình hệ thống thông tin KTQTCP, phương tiên kỹ thuật hệ thống thông tin, kiểm soát nội bộ hệ thống thông tin KTQTCP nhằm thực hiện mục đích cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin nhà quản trị. Tác giả cũng đã tiến hành thống kê các kinh nghiệm tỏng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP ở các nước phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN ở Việt Nam. Nội dung của chương này là nền tảng để tác giả đối chiếu với thực trạng ở chương 2 và đưa ra các giải pháp chương 3. Về thực trạng: Tác giả thông qua trình bày tổng quan ngành khai thác, chế biến đá ốp lát ở Việt Nam, các đặc điểm của ngành ảnh hưởng đến hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP. Đánh giá khái quát nhu cầu thông tin KTQTCP của nhà quản trị. Theo mục đích nghiên cứu ban đầu đặt ra luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, phỏng vấn sâu các nhà quản trị các nhân viên kế toán tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hệ thống thông tin KTQT trong các DN khai thác và chế biến đá ốp lát để thấy được 188 những điểm mạnh những mặt còn tồn tại bất cập trong hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN này làm cơ sở đưa ra các giải pháp ở chương 3. Về giải pháp: Tác giả đã trình bày định hướng phát triển của ngành, quan điểm và yêu cầu hoàn thiện cũng như hệ thống các giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra các điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp bao gồm điều kiện từ phía bản thân DN, từ phía các cơ quan quản lý Nhà Nước để các giải pháp có thể vận hành và thực thi tốt nhất tại các DN khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt nam. Trên cơ sở các hạn chế, bất cập tác giả dựa trên cơ sở khung lý thuyết về hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN này để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam. Tác giả hy vọng các đề xuất giải pháp của tác giả có thể là các gợi ý để các DN khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam có thể áp dụng nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin KTQTCP tại các DN. Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của DN. Thông qua tổng kết và phát triển các vấn đề lý luận, thực trạng tác giả nhận thấy các giải pháp đưa ra đã phần nào đáp ứng được mục đích nghiên cứu ban đầu. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án do điều kiện DN khai thác chế biến đá ốp lát ở nhiều địa phương trong cả nước nên quá trình nghiên cứu điển hình cũng mới chỉ thực hiện được ở 5 DN. Mặt khác, hệ thống thông tin KTQTCP là hệ thống phức tạp lại có tính linh hoạt cao phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị trong đơn vị nên luận án không tránh khỏi hạn chế. Tác giả hy vọng nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. 189 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Thị Hồng, Lê Thị Minh Huệ (2013), “Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí kinh tế phát triển, (182), trang 27-31. 2. Lê Thị Hồng (2013), “Giải pháp xây dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương”, Tạp chí Tài chính, (585), trang 70-72. 3. Lê Thị Hồng (2013), “Vận dụng kế toán trách nhiệm chi phí trong các tổng công ty Xây lắp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số chuyên đề), trang 40-42. 4. Lê Thị Hồng (2014), “Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn”, Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức, (18), trang 45-51. 5. Lê Thị Hồng (2014), “Đặc điểm của hoạt động khai thác, chế biến đá ốp lát ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí”, Tạp chí Công Thương, (1-tháng 6), trang 84-88. 6. Lê Thị Hồng, Lê Thị Minh Huệ (2015), “Department report- atool for evaluation effectiveness of departments in sugar companies”, Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức, (E1-vol6), trang 46-52. 7. Lê Thị Hồng (2015), “Hoàn thiện thông tin dự toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá ốp lát ở Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, (11), trang 82-86. 8. Lê Thị Hồng (2015), “Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Nhìn từ các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá”, Tạp chí Tài chính, (623), trang 33-34. 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Vũ Bá Anh (2015), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 2. Bộ xây dựng (2013), Thực trạng ngành công nghiệp sản xuất đá ốp lát trong nước, Đề án phát triển vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2013 đến 2020 tầm nhìn 2030, Báo cáo chuyên đề. 3. Bộ xây dựng (2013), Báo cáo hoạt động khai thác và sử dụng đá hoa ở Ấn Độ. 4. Bộ Tài chính(2002), Quyết định 165/2002/QĐ -BTC về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2). 5. Bộ Tài chính(2006), thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp. 6. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2004), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống Kê. 7. Nguyễn Hữu Đồng (2012), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2008), Kế toán quản trị lý thuyết và bài tập, Nhà xuất bản Thống Kê. 9. James H. Donnelly, JR-James L.Gibson, John M Ivancevich (2008), Quản trị học căn bản, NXB. Lao động xã hội. 10. Đào Thúy Hà (2014), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 11. Phạm Hồng Hải (2012), Nghiên cứu quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC/M) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 12. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015) “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin kế toán tại các bệnh viện công”, Luận án tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng. 13. Hồ Mỹ Hạnh (2014), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 14. Nguyễn Thế Hưng (2006), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản Thống kê. 191 15. Nguyễn Ngọc Huyền (2003), Giáo trình quản trị chi phí kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội. 16. Nguyễn Hoàng Thiên Kim (2012), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại công ty cổ phần kỹ thuật thủy sản (Seatecco), Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. 17.Nguyễn Thị Phương Loan, Quản trị chi phí, đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 19. Huỳnh lợi (2009), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 20. Phạm Thị Tuyết Minh (2015, Tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp lắp ráp ô tô thuộc tổng công ty ô tô Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 21. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân. 22. Đoàn Xuân Tiên (2007), Kế toán quản trị, NXB Tài Chính. 23. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 24. Tổng cục hải quan, số liệu về xuất khẩu đá ốp lát, vật liệu xây dựng từ năm 2007 đến năm 2014. 25. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kê. 26. Đinh Thị Kim Xuyến (2014), Công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp viễn thông di động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 27. Sổ và tài liệu kế toán có liên quan năm 2014 của các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá ốp lát ở Việt Nam. II.TIẾNG ANH. 28. A dam Paul Brunet, Steve New (2003) "Kaizen in Japan: an empirical study", International Journal of Operations & Production Management, Vol. 23 (No.12), pp.1426 – 1446. 192 29. Adebayo, Idowo KA, Yusuf Babadunde (2013) “Accounting Information System as an Aid to Decision Making in Food and Beverages Companies in Nigeria”, Australian Journal of business and managerment research, Vol 3(No.9), PP 26-33. 30. Alireza Azimi Sani , Mahdi Allahverdizadeh (2012) “Target and Kaizen Costing”, International Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial Engineering Vol:6(No:2), PP 171-177. 31. Anders Rom (2008), Management accounting and Intergrated information system, Samfundslitteratur Publishers. 32.Barfield, Raiborn &Kinney (1998) Cost accouting: Traditonnals and Innovation, South-Westerm college publishy, Cincinnati. 33. Benjamin Bae, Paul Ashcroft (2004) Implementation of ERP Systems: Accounting and Auditing Implications. 34. Brigitte Eierle, Wolfgang Schultze (2013) “the role of management as a user of accounting information: Inplications for standard setting”, Accounting and Management Information Systems Vol.12(No.2), pp.155–189. 35. Brimson, James A.(1988) CAM-I cost management systems project. Cost Accounting, Robotics and the New Manufacturing Environment. 36. David Naranjo-Gil (2004) “The Role of Sophisticated Accounting System in Strategy Management”, The International Journal of digital accounting research, Vol.4(No 8), P125-144. 37. D. Lalithia Rani, Fitsum kidane (2012) “Characteristics and information quality factors of management accounting information system”, A Journal of Radix International Educational and Research Consortium, Volume 1(Issue 7). 38. Doms, M. E., Jarmin†, R. S., & Klimek‡, S. D. (2004). Information technology investment and firm performance in US retail trade. Economics of Innovation and New Technology, 13(7), 595-613. 39. Drury, C. M. (2013). Management and cost accounting. Springer. 40. Ferdinand A. Gul , Yew Ming Chia (1994) “The effects of management accounting systems, perceived environmental uncertainty and decentralization on managerial performance: A test of three-way interaction” accounting, organizations and Society, 19 (1994), P: 413-426. 193 41. Gelinas, U., Dull, R., & Wheeler, P. (2011). Accounting information systems. Cengage learning 42. G. Harvey Porter (1921), “Accounting for Electric Alloy and tool steel”, The Jounal of accountance, Vol XXXII, July 1921. 43. G. Satyanarayana Reddy, Ralabandi Srinivasu, Srikanth Reddy Rikkula, Vuda Sreenivasa Rao(2009) “Management information system to help managers for providing decision making in an organization”, International Journal of Reviews in Computing, 1vol5. 44. Gray, R., Bebbington, J. (2001). Accounting for the Environment (2nd edition), Sage Publications Ltd. 45. Hall, J. A., & Bennett, P. E. (2011). Introduction to Accounting Information Systems. South-Western Cengage Learning. 46. Hanson & Mowen ( 2006 ), Cost managerment acouting and control, Thomson South Western. 47. Heidhues, E., & Patel, C. (2008), “The role of accounting information in decision- making processes in a German dairy cooperative”, International Conference on Accounting and Business, Shanghai. 48. Hosein Alikhani, Noushin Ahmadi, Mahdi Mehravar (2013), “Accounting information system versus management information system”, European online journal of Natural and Social sciences, Vol2.No3, PP.359-366. 49. Hertati, L., & Zarkasyi, H. W. (2015) “Effect of competence user information system, the quality of accounting systems management and inplications insatisfaction user information system (State owner in Sumatera Selatan)”, European Journal of Accounting, Auditing and Finance Research, Vol.3, No.2, pp.35-60. 50. Institute of cost accouting of India (2008), Cost and managerment accounting, Directorate of studies Institute of cost accouting of India. 51. Institute of managerment accounting (1983), “Statement on managerment accounting number 2: Managerment accounting terminology”, Montvate, NJ..AA,1June. 52. James R. Martin (1990), Management Accounting: Concepts, Techniques & Controversial Issues, managerment accounting Web. 194 53. Jonas Gerdin (2005), “Managerment accounting systerm design in manufacturing departments: An empirical investigation using a multiple contingencies approach”, accounting, organizations and Society 30 (2005) 99-126. 54. Jong –Min Choe (1996), “The Relationships among Performance of Accounting Information Systems, Influence Factors,and Evolution Level of Information Systems”, Journal of Management Information Systems Vol.12(No. 4), PP.215-239. 55. Kaplan, Robert S.; Atkinson, Anthony (2015), Advanced management accounting, 56. Kaplan Robert S.; (1984), “The evolution of managerment acounting”, The Acounting Review, vol LIX( no. 3) 57. Ladewi, Yuhanis (2014), “Influence of chance management and management commitment on implementation of ERP system & its impact on quality of accouting information –a survey of bumn companies in Bandung”, International Journal of Economics, Commerce and Management United Kingdom, Vol. II(Issue 9). 58. Lawrence A. Gordon, Danny Miller (1976) “A contingency framework for the design of accounting information systems” , Accounting organirations and society, PP 59-69. 59. Lili Zhao(2015), “Innovative Research of Internal Accounting Information Control Systems under Network Environment”, International Conference on Education Technology, Management and Humanities Science. 60. Mndzebele, N. (2013). “The usage of Accounting Information Systems for Effective Internal Controls in the Hotels”, International Journal of Advanced Computer Technology, 2(5), 1-3. 61. Mahmoud Mohmad Ahmad Al-Eqab (2009) The ralationship between continggency factors and accounting information system and its subsequent impact on information technology benefits: A suvey on Jordanian listed companies, luận án tiến sĩ Utaka, Malaisia 62. Maliah bt. Sulaiman, Nik Nazli Nik Ahmad, Norhayati Alwi, (2004) "Management accounting practices in selected Asian countries: A review of the literature", Managerial Auditing JournalVol. 19 (Iss: 4), pp.493 – 508. 63. Maelah R, Ibrahim D. N, (2007), “Factor influencing activity based costing (ABC) adoption in manufacturing industry”,Investment Managerment and Financial Innovation.PP113-148. 195 64. Marija Tokic, mateo, Iva tokic, Ivona Blazevic (2011) “Functional structure of entepreneurial accouting information systems, Annals of faculty Engineering Hunedoara”, International Journal of Engineering, Tome IX. 65. Marshall B. Romney, Paul John Steinbart, Joseph M.mula, Ray MC Namara, Trevor Tonkin (2013), Acounting information systems, Pearson Australia. 66. Mădălina Mihăilăa *(2014), Managerial accounting and decision making, in energy industry, www.sciencedirect.com. 67. Michèle Pomberga*, Hamid Pourjalalib, Shirley Danielb and Marinilka Barros Kimbro (2012) “Management accounting information systems: a case of a developing country: Vietnam, Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics, Vol 19(No 1), PP.100-114. 68. Okano, H. (2005), “Japanese Management Accounting and Recent Changes of Target Costing at Toyota”, In Proceeding of International Conference on Management Accounting, Xiamen University. 69. Omar A.A.Jawabreh, Ali Mahmoud Abdallah Alrabei (2012) “The impact of accounting information system in planing, controlling and decision-making processes in Jodhpur Hotels”, Asian Journal of Finance & Accounting,Vol.4( No1). 70. Onaolapo A, and Odetayo T (2012) “Effect of accounting information systerm on organisational effectiveness: A case study selected construction companies in Ibadan”, Nigeria, American Journal of Business and Management, Vol 1(No.4), PP.183-189. 71. Peter Atrill, Eddie McLaney(2009), managerment acounting for decision makerPearson Education Limited 72. Ponemon, Lawrence Andrew; Nagoda II, Robert John (1990) “Perceptual Variation and the Implementation of Accounting Information Systems: An Empirical Investigation”, Journal of Information Systems; Vol. 4 (Issue 2), p1. 73. Radmila Jablan Stefanovic, Blagoje Novievic (2012), “Flexinly designed cost accounting information system –reliable support to modern company management”, Economics and Organization Vol.9 (N 0 1), pp.53-66. 74. Xie, Z., & Mu, L. (2012), “The Characteristics and Outlook on Management Accounting Practice in China”, 196 75. Simon Yu Kit Fung (2012), “Discussion of Management accounting information system in a developing country”, Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics, Vol 19(No 1), PP112-118. 76. Senin(2011), The Purpose of Management Accounting Information and The Process of Management Accounting. 77. Siyanbola, Trimisiu Tunji (2012), “Accounting in formation as an aid to management dcision making”, International Journal of Management and Social Sciences Research (IJMSSR), Volume 1( No. 3). 78. Snezana knezevic, Alexsandra Stankovic, Milos Mitrie (2012), “Business and financial decisions based on information provided by accounting information systems”, International virtual conferrence, PP 660-630. 79. Sumuel Znozo (2011), Impact of Accounting Information Systems on Organizational Effectiveness of Automobile Companies in Kenya, Research Project submitted in fulfillment for the requirement of the award of degree in master of business administration university of Nairobi. 80. Susan Peter Teru, Dr Daw Tin Hla (2015), “Appraisal of Accounting Information System and Internal Control Frameworks”, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 5, Issue 9, PP.2250-3153 81. Zsuzsana Toth (2012), “The Current Role of accounting Information Systems, Club of Economics in Miskole”. Club of Economics in Miskolc, Vol 8(No.1), pp91-95.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_cac_doanh_nghiep_khai_thac_che_bien_da.pdf
Luận văn liên quan