Thông tin kế toán CP, DT và KQKD giữ một vai trò quan trọng trong hệ
thống kế toán của DNSX, được đo lường, ghi chép và phản ánh đầy đủ qua hệ
thống KTTC và KTQT. Xây dựng và thiết lập một hệ thống kế toán CP, DT và
KQKD khoa học, hợp lý, hiệu quả sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà
quản trị doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin khác.
Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các
DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam”, tác giả đã giải
quyết được một số vấn đề sau:
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong
DNSX trên phương diện KTTC được tiếp cận với góc độ các nguyên tắc chung
và các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong
DNSX trên phương diện KTQT được tiếp cận theo quy trình KTQT gắn với các
chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
- Chỉ rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên hai phương diện KTTC và
KTQT từ đó đưa ra những đánh giá làm căn cứ đề xuất các giải pháp.
- Đưa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD phù
hợp với mô hình tổ chức kế toán kết hợp, thể hiện được sự gắn kết, mối quan hệ
tương tác giữa hai hệ thống kế toán đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với đặc thù
cung cấp thông tin của từng hệ thống kế toán.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức
trong nghiên cứu để hoàn thành. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của luận
án vẫn còn có những hạn chế nhất định, rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô,
đồng nghiệp, bạn bè để luận án hoàn thiện hơn.
198 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp xi măng Việt
Nam. Dự toán tiêu thụ chi phối việc lập các dự toán khác trong doanh nghiệp.
Để lập dự toán tiêu thụ cần căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng của
kỳ trƣớc, chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chính sách giá cả của
159
sản phẩm, xu hƣớng phát triển kinh tế của ngành Quá trình lập các dự toán
tiêu thụ cần phải đƣợc tiến hành lập từ các cửa hàng, chi nhánh, trung tâm tiêu
thụ làm căn cứ để đánh giá, kiểm soát sản lƣợng, DT tiêu thụ tại từng đơn vị trực
thuộc từ đó xác định các nhân tố ảnh hƣởng và đƣa ra biện pháp nâng cao DT.
Sau đó, trên cơ sở tổng hợp từ các cấp cơ sở, tiến hành lập dự toán cho toàn
công ty. Dự toán tiêu thụ lập chi tiết cho từng trung tâm tiêu thụ ( Phụ lục 3.4a)
Dự toán tiêu thụ xác định DT tiêu thụ sản phẩm theo các tháng trong năm
trên cơ sở sản lƣợng tiêu thụ dự kiến và đơn giá bán. Hiện nay việc định giá bán
sản phẩm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp CP toàn bộ xác định trên cơ sở các CP nền
bao gồm CP nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung và
tính thêm phần CP tăng thêm:
CP tăng thêm = CP nền x Tỷ lệ % CP cộng thêm
trong đó
Tỷ lệ % CP cộng
Thêm
{Vốn đầu tƣ x Tỷ lệ % hoàn vốn + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp}x100
Sản lƣợng SPSX x CP SX đơn vị
Phƣơng pháp định giá bán sản phẩm theo CP toàn bộ đƣợc xác định dễ
dàng phù hợp với hệ thống thông tin KTTC, tuy nhiên khi cần thông tin để các
nhà quản trị đƣa ra quyết định thì tính linh hoạt kém. Vì vậy, các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có thể tiến hành định giá bán sản
phẩm theo phƣơng pháp CP trực tiếp với CP nền đƣợc xác định là biến phí sản
xuất kinh doanh sẽ cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin chi tiết và phù hợp
với việc phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận
Giá bán sản phẩm = Biến phí sản xuất kinh doanh + Biến phí sản xuất kinh doanh x Tỷ lệ % CP cộng thêm
trong đó :
Tỷ lệ % CP cộng
Thêm
{Vốn đầu tƣ x Tỷ lệ % hoàn vốn + Định phí sản xuất kinh doanh}x100
Sản lƣợng SPSX x Biến phí sản xuất kinh doanh đơn vị
Tuy nhiên trong quá trình định giá bán sản phẩm theo phƣơng pháp này
cần linh hoạt đặc biệt trong việc xác định tỷ lệ % CP cộng thêm vào CP nền.
- Về dự toán CP sản xuất: Dự toán CP sản xuất đƣợc lập giúp doanh
nghiệp có thể kiểm soát CP có hiệu quả, chủ động trong việc sử dụng các nguồn
=
=
160
lực của doanh nghiệp. Để kiểm soát tốt CP sản xuất tại các công đoạn sản xuất
chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ, là căn cứ để so sánh với CP thực hiện,
tác giả kiến nghị các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
lên tiến hành xây dựng riêng biệt các dự toán CP sản xuất lập chi tiết cho từng
công đoạn sản xuất chính và hoạt động sản xuất phụ trợ (tƣơng ứng với các
TTTN). Các dự toán CP sản xuất ngoài việc lập theo yếu tố CP cần lập theo
cách ứng xử CP giúp kiểm soát đƣợc sự biến động CP trong doanh nghiệp.
Với công đoạn sản xuất chính, việc xây dựng các dự toán nhƣ sau:
Các dự toán CP sản xuất cần đƣợc lập chi tiết cho các công đoạn sản xuất
chính. Riêng với công đoạn nghiền xi măng lập chung cho công đoạn và chi tiết
cho từng sản phẩm xi măng sản xuất. Tại công đoạn nghiền xi măng, với các CP
xác định đƣợc cho từng sản phẩm nhƣ vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếpđƣợc tính trực tiếp, các CP chung cho sản phẩm đƣợc lập dự toán chung
cho công đoạn sau đó phân bổ cho sản phẩm xi măng sản xuất theo tiêu thức
thích hợp nhƣ sản lƣợng dự kiến sản xuấtTại các công đoạn sản xuất chính
cần phải chỉ rõ CP của các hoạt động sản xuất phụ trợ phân bổ để đo lƣờng
khách quan mức độ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ ở cả hai công đoạn chính và phụ
trợ. Điều này giúp các nhà quản trị tại các công đoạn sản xuất chính thấy đƣợc
mức độ hỗ trợ của các hoạt động phụ trợ trong kết quả thực hiện của bộ phận
mình.
- Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc lập cho từng công đoạn sản
xuất chính trên cơ sở định mức về lƣợng và giá nguyên vật liệu mà các doanh
nghiệp đã xây dựng chi tiết cho từng công đoạn (Phụ lục 3.4b).
VD: Xây dựng Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp cho công đoạn khai
thác tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
161
Bảng 3.4: Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn Khai thác đá
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công đoạn sản xuất chính: Khai thác
Năm: 2016
Chỉ tiêu
T1 T2 T3 Quý 1 . Cộng năm
1.Sản lƣợng sản phẩm sản xuất (tấn) 37.200 84.700 90.500 212.400 1.000.000
2.Định mức lƣợng nguyên vật liệu trực tiếp
- Thuốc nổ (kg/tấn đá) 0,120 0,120 0,120 0,120 0,120
- Kíp nổ (cái/tấn đá) 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006
- Dây cháy nổ (m/tấn đá) 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022
- Dầu ADO (lít/tấn đá) 0,500 0,500 0,500 0,500 0,500
3.Lƣợng NVL trực tiếp cần cho sản xuất
- Thuốc nổ (kg) 4.464 10.164 10.860 25.488 120.000
- Kíp nổ (cái) 223 508 543 1.274 6.000
- Dây cháy nổ (m) 818 1.863 1.991 4.673 22.000
- Dầu ADO (lít) 18.600 42.350 45.250 106.200 500.000
4.Định mức giá NVL trực tiếp (đồng)
- Thuốc nổ 37.100 37.100 37.100 37.100 37.100
- Kíp nổ 99.105 99.105 99.105 99.105 99.105
- Dây cháy nổ 800 800 800 800 800
- Dầu ADO 12.282 12.282 12.282 12.282 12.282
5.Chi phí NVL trực tiếp (đồng) 878.449.356 2.000.125.281 2.137.087.815 5.015.662.452 11.205.230.000
- Thuốc nổ 165.614.400 377.084.400 402.906.000 945.604.800 0 4.452.000.000
- Kíp nổ 22.120.236 50.365.161 53.814.015 126.299.412 0 594.630.000
- Dây cháy nổ 654.720 1.490.720 1.592.800 3.738.240 0 17.600.000
- Dầu ADO 690.060.000 1.571.185.000 1.678.775.000 3.940.020.000 0 6.141.000.000
(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)
- Dự toán CP nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ tiền lƣơng và các
khoản trích theo lƣơng lao động trực tiếp sản xuất của từng công đoạn. Dự toán
CP nhân công trực tiếp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng lao động
một cách có hiệu quả nhất. Căn cứ để lập dự toán CP nhân công trực tiếp là số
162
lƣợng sản phẩm sản xuất dự kiến của công đoạn, định mức lƣợng thời gian lao
động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn và định mức đơn giá giờ
công lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm của công đoạn
Dự toán CP nhân công trực tiếp của công đoạn i = Số lƣợng sản phẩm sản
xuất dự kiến của công đoạn i x Định mức lƣợng thời gian lao động trực tiếp cho
1 đơn vị sản phẩm của công đoạn i x Đơn giá giờ công lao động trực tiếp cho 1
đơn vị sản phẩm của công đoạn i
Dự toán CP nhân công trực tiếp chi tiết cho từng công đoạn sản xuất
chính (Phụ lục 3.4c)
VD: Xây dựng Dự toán CP nhân công trực tiếp cho công đoạn khai thác
tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
Bảng 3.5: Dự toán CP nhân công trực tiếp công đoạn Khai thác
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Công đoạn sản xuất chính: Khai thác
Năm 2016
Chỉ tiêu
T1 T2 T3 Q1 .. Cộng năm
1.Sản lƣợng sản phẩm sản xuất (tấn) 37.200 84.700 90.500 212.400 1.000.000
2.Định mức lƣợng thời gian lao động (h) 2 2 2 2 2
3.Lƣợng thời gian lao động cần cho sản
xuất (h) 74.400 169.400 181.000 424.800 2.000.000
4. Định mức giá thời gian lao động
(đồng) 3.223 3.223 3.223 3.223 3.223
5.CP nhân công trực tiếp (đồng) 239.791.200 545.976.200 583.363.000 1.369.130.400 6.446.000.000
(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)
- Dự toán CP sản xuất chung: để đơn giản cho quá trình xây dựng dự toán
chi tiết cho từng công đoạn theo cách ứng xử của CP, các doanh nghiệp chủ yếu
dựa vào CP sản xuất chung thực tế của kỳ trƣớc. Cụ thể quá trình xây dựng dự
toán CP sản xuất chung chi tiết theo từng công đoạn đƣợc thực hiện nhƣ sau:
163
Bƣớc 1: Định phí sản xuất chung về cơ bản thực tế không thay đổi nhiều
so với kế hoạch lên có thể dựa vào định phí kỳ trƣớc của công đoạn để ƣớc tính
cho kỳ này.
Bƣớc 2: Với biến phí sản xuất chung ƣớc tính theo công thức:
Biến phí sản xuất chung dự kiến của công đoạn i = Tổng thời gian lao
động trực tiếp của công đoạn i x Đơn giá biến phí sản xuất chung
Dự toán CP sản xuất chung chi tiết cho từng công đoạn có thể xây dựng
theo Phụ lục 3.4d
VD: Xây dựng Dự toán CP sản xuất chung cho công đoạn khai thác tại
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
Bảng 3.6: Dự toán CP sản xuất chung công đoạn Khai thác
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
Dự toán chi phí sản xuất chung
Công đoạn sản xuất chính: Khai thác
Năm 2016
Chỉ tiêu T1 T2 T3 Q1 .. Cộng năm
1. Tổng biến phí sản xuất chung (đồng) 58.032.000 132.132.000 141.180.000 331.344.000 1.560.000.000
- Tổng thời gian lao động trực tiếp (h) 74.400 169.400 181.000 424.800 2.000.000
- Đơn giá biến phí sản xuất chung
(đồng) 780 780 780 780 780
2. Tổng định phí sản xuất chung (đồng) 1.390.960.037 1.390.960.037 1.390.960.037 4.172.880.111 16.691.520.444
- Khấu hao TSCĐ 567.751.914 567.751.914 567.751.914 1.703.255.742 6.813.022.968
-Ăn ca, độc hại 24.436.520 24.436.520 24.436.520 73.309.560 293.238.240
. . . .
3.CP sản xuất chung (đồng) 1.448.992.037 1.523.092.037 1.532.140.037 4.504.224.111 18.251.520.444
(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng)
Với các hoạt động sản xuất phụ trợ, việc xây dựng dự toán CP và phân bổ
dự kiến về các công đoạn sản xuất chính đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Dự toán CP xây dựng tại các hoạt động sản xuất phụ trợ cũng đƣợc lập
theo cách ứng xử của CP.
Biến phí tại các hoạt động sản xuất phụ trợ sẽ tiến hành phân bổ về các
công đoạn sản xuất chính theo công thức:
164
Biến phí hoạt động phụ trợ sản xuất phân bổ cho công đoạn i = Mức hoạt
động theo kế hoạch của công đoạn i x Đơn giá biến phí bộ phận sản xuất phụ trợ
Định phí tại các hoạt động sản xuất phụ trợ phân bổ cho các công đoạn
dựa trên định phí dự toán và tỷ lệ mức sử dụng dịch vụ phụ trợ của các công
đoạn sản xuất chính.
Dự toán CP bộ phận sản xuất phụ trợ có thể xây dựng theo Phụ lục 3.4e
Dự toán tổng hợp CP sản xuất công đoạn sản xuất chính theo Phụ lục 3.4f
- Về dự toán CP ngoài sản xuất: CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp
cũng giống nhƣ CP sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố CP. Dự toán CP bán
hàng, CP quản lý doanh nghiệp cũng lên tiến hành xây dựng theo cách ứng xử
của CP (Phụ lục 3.4g, 3.4h). Dự toán CP bán hàng lập chi tiết cho xí trung tâm
tiêu thụ. Dự toán CP quản lý doanh nghiệp lập chi tiết cho phòng ban thuộc nhà
máy, công ty. Trong đó đơn giá biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đƣợc
xây dựng dựa trên cơ sở sản lƣợng xi măng tiêu thụ.Sau đó, tiến hành tổng hợp
cho toàn doanh nghiệp.
- Về dự toán KQKD: đƣợc tổng hợp từ CP, DT trong kỳ dự toán cũng nên
lập theo cách ứng xử của CP cho toàn doanh nghiệp và chi tiết cho sản phẩm
theo Phụ lục 3.4i
Hoàn thiện nội dung xây dựng dự toán linh hoạt
Ngoài hệ thống các dự toán tĩnh, các DNSX xi măng thuộc TCT công
nghiệp xi măng Việt Nam cần tiến hành lập các dự toán linh hoạt giống nhƣ dự
toán tĩnh theo đề xuất ở trên nhƣng xây dựng ở các mức độ hoạt động khác nhau
nhằm cung cấp các thông tin CP, DT và KQKD doanh nghiệp có thể đạt đƣợc ở
các phƣơng án kinh doanh và các khả năng có thể xảy ra.
3.2.3.2.Hoàn thiện thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin thực hiện về
CP, DT và KQKD
Với việc áp dụng mô hình kết hợp giữa hệ thống KTTC và KTQT, quá
trình thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin giúp cho nhà quản trị thực hiện
165
các chức năng quản trị trong doanh nghiệp chủ yếu dựa trên hệ thống các chứng
từ, tài khoản và sổ kế toán nhƣ tác giả đã đề xuất.
Hiện nay, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
vẫn áp dụng phƣơng pháp xác định CP truyền thống là phƣơng pháp CP theo
quá trình hoạt động. Để khắc phục, giảm thiểu sự sai lệch về CP trong quá trình
phân bổ CP sản xuất, tác giả đề xuất các tiêu thức sử dụng trong phân bổ CP của
bộ phận sản xuất phụ trợ nhƣ sau:
Hiện nay, CP các bộ phận sản xuất phụ trợ phần lớn tại các doanh nghiệp
tính và phân bổ toàn bộ cho sản phẩm chính (tƣơng đƣơng với hai công đoạn
chính là clinker, xi măng), không phân bổ cho các công đoạn sản xuất chính
khác và không phân bổ lẫn nhau cho các hoạt động phụ trợ sản xuất. Mặt khác,
tỷ lệ phân bổ cho clinker và xi măng không giống nhau giữa các doanh nghiệp.
Để kiểm soát chặt chẽ CP của từng công đoạn sản xuất, đánh giá chính xác giá
thành, kết quả và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, của sản phẩm, cần lựa
chọn tiêu thức phân bổ đảm bảo tính đại diện của CP cần phân bổ và thuận tiện
cho quá trình tính toán, đồng thời phải thực hiện phân bổ CP hoạt động phụ trợ
sản xuất cho các công đoạn, hoạt động có sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Có thể phân
bổ cho các công đoạn sản xuất chính theo các tiêu thức phân bổ qua bảng sau:
Bảng 3.7: Tiêu thức phân bổ CP của hoạt động sản xuất phụ trợ
CP hoạt động phụ trợ sản xuất cần phân bổ Tiêu thức phân bổ
1.Quản lý, phân phối điện Số kw điện sử dụng
2.Quản lý, phân phối nƣớc Số m3 nƣớc sử dụng
3.Sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc thiết bị Số giờ công sửa chữa
4.Quản lý, điều hành sản xuất Số giờ máy hoạt động
5.Quản lý, phân phối vật tƣ Số lệnh yêu cầu nhập, xuất kho
6.Kiểm định chất lƣợng sản phẩm Số giờ kiểm định
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Khi tiến hành phân bổ CP hoạt động sản xuất phụ trợ, các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có thể sử dụng phƣơng pháp đại số
166
để xác định CP của các bộ phận phục vụ lẫn nhau và phần phục vụ cho công
đoạn sản xuất chính.
3.2.3.3.Hoàn thiện phân tích, so sánh thông tin về CP, DT, KQKD và
đánh giá trách nhiệm quản lý
Trên cơ sở thực trạng công tác phân tích, so sánh các thông tin CP, DT,
KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam,
theo tác giả để đáp ứng tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá và ra quyết định, việc
hoàn thiện cần tập trung vào các nội dung:
- Phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp thông tin giúp các nhà quản
trị lựa chọn các phƣơng án kinh doanh để ra quyết định.
- Phân tích, so sánh các thông tin CP, DT và KQKD phải gắn với từng
trung tâm trách nhiệm nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát tốt CP, DT,
là căn cứ để đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, về nội dung phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong
DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp thông tin
giúp các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh để ra quyết định.
Mối quan hệ giữa CP, DT, lợi nhuận đƣợc thể hiện qua phƣơng trình kinh
tế cơ bản:
Lợi nhuận = DT – CP
Hiện nay, hầu hết các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng
Việt Nam đều tiến hành phân loại CP theo chức năng, lợi nhuận chi tiết sản
phẩm và lợi nhuận đơn vị sản phẩm đƣợc xác định trên cơ sở phân bổ toàn bộ
CP trong khâu sản xuất và lƣu thông cho sản phẩm tiêu thụ theo tiêu thức phân
bổ thích hợp. Tuy nhiên, cách xác định lợi nhuận này chỉ giúp cung cấp thêm
các thông tin chi tiết trên BCTC, không có ý nghĩa nhiều với việc ra quyết định
của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận nhằm xác định một mô hình có
5 biến kinh doanh gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận = (Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị)x Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ - Định phí
167
Nội dung phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong các DNSX xi
măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tập trung vào một số nội dung:
- Xác định chỉ tiêu lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp và vận dụng trong
quá trình ra quyết định trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi
măng Việt Nam
Lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh KQKD của doanh nghiệp và xác định
theo công thức:
Lợi nhuận góp = DT – Biến phí
Lợi nhuận góp có thể xác định cho một đơn vị sản phẩm:
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán đơn vị sản phẩm – Biến phí đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận góp đƣợc sử dụng để bù đắp định phí và phần còn lại là lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận góp không đủ trang trải định phí doanh
nghiệp sẽ bị lỗ. Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp và cho biết trong 100 đồng DT có bao nhiêu đồng lợi nhuận, bao
nhiêu đồng biến phí và đƣợc xác định theo công thức:
Tỷ lệ lợi nhuận
Góp
Lợi nhuận góp x 100
DT
hoặc Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm x 100
Giá bán đơn vị sản phẩm
Trên cơ sở xác định lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp của toàn bộ sản
phẩm xi măng, chi tiết cho từng sản phẩm xi măng PC30, PCB 30. nhà quản
trị có thể vận dụng để xem xét sự thay đổi của lợi nhuận khi có sự biến động của
các yếu tố CP và DT từ đó đƣa ra các quyết định cho doanh nghiệp.
Khi các yếu tố có sự biến động độc lập thì Mức tăng (giảm) về lợi nhuận
đƣợc xác định :
Khi thay đổi về số lƣợng sản phẩm tiêu thụ
= Mức tăng (giảm) số lƣợng sản phẩm tiêu thụ x Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Khi thay đổi về giá bán sản phẩm
= Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ x Mức tăng (giảm) giá bán đơn vị sản phẩm
=
=
= {1- Tỷ lệ biến phí trên doanh thu}x100
168
Với sự biến động của CP, mức tăng (giảm) lợi nhuận sẽ biến động ngƣợc lại
Khi thay đổi về biến phí
= Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ x Mức giảm (tăng) biến phí đơn vị sản phẩm
Khi thay đổi định phí
= Mức giảm (tăng) định phí
Ngoài sự biến động độc lập của các yếu tố CP, DT, một số các yếu tố có
thể thay đổi đồng thời, các nhà quản trị trong các DNSX xi măng thuộc TCT
công nghiệp xi măng Việt Nam căn cứ vào các chỉ tiêu lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi
nhuận góp từ đó xác định mức biến động của lợi nhuận để đƣa ra các quyết định
kinh doanh phù hợp.
Thứ hai, về nội dung phân tích, so sánh các thông tin CP, DT, KQKD
phải gắn với các TTTN
- Về điều kiện, cơ sở để hình thành các TTTN:
Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay
có hai mô hình tổ chức quản lý chính. Mô hình tổ chức quản lý với các CTCP
trong đó cấp cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc, các đơn vị phòng
ban, nhà máy, trạm nghiền. Mô hình tổ chức quản lý với các công ty TNHH
một thành viên trong đó cấp cao nhất là Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, các
đơn vị phòng ban, phân xƣởng sản xuất, xí nghiệp tiêu thụ
Mỗi đơn vị, bộ phận trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi
măng Việt Nam đều đƣợc phân quyền cụ thể, gắn với trách nhiệm và quyền hạn
nhất định. Việc phân quyền đƣợc thể hiện rõ nhất ở các phân xƣởng sản xuất
chính, phụ trợ và các xí nghiệp tiêu thụ.Tại các phân xƣởng sản xuất chính đều
đƣợc giao quyền quản lý và sử dụng tài sản gắn với từng công đoạn sản xuất
(Xƣởng xi măng vận hành và quản lý thiết bị từ khâu vận chuyển clinker, thạch
cao, phụ gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào các silo chứa – Công
ty TNHH MTV xi măng Hoàng Thạch), kiểm soát chặt chẽ các CP sản xuất thực
tế phát sinh so với định mức tại phân xƣởng. Các phân xƣởng phụ trợ sản xuất
quản lý và vận hành tài sản, kiểm soát CP theo các hoạt động hỗ trợ sản xuất do
169
doanh nghiệp giao. Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ do một Phó tổng giám đốc phụ
trách, thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất, phân cấp về quản lý, sử
dụng tài sản, chịu trách nhiệm về các CP bán hàng của xí nghiệp, quyết định và
chịu trách nhiệm đối với việc tạo ra DT của Xí nghiệp. Các phòng ban chức
năng trực thuộc Nhà máy, Trạm nghiền và Công ty chủ yếu tham mƣu cho Ban
giám đốc trong việc thực hiện và điều hành các hoạt động của đơn vị.
Mô hình tổ chức có sự phân cấp quản lý sẽ xác định rõ trách nhiệm và
quyền hạn của từng bộ phận trong tổ chức,là cơ sở để hình thành các trung tâm
trách nhiệm từ đó đánh giá, kiểm soát đƣợc hoạt động của các bộ phận trong
doanh nghiệp.
- Về việc xác định các TTTN
Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm trong các DNSX xi măng thuộc
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với sự phân cấp
quản lý. Sự phân cấp quản lý sẽ dẫn đến sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ phận,
các bộ phận có thể vì mục tiêu của bộ phận mình coi nhẹ các bộ phận khác. Vì
vậy, các nhà quản lý của các tổ chức cần có cái nhìn toàn diện hƣớng tới mục
tiêu chung của tổ chức. Khi tiến hành phân cấp quản lý, doanh nghiệp không lên
chia quá nhiều cấp độ có thể dẫn đến bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu quả hoạt
động, khó kiểm soát. Từ mô hình tổ chức quản lý của các DNSX xi măng thuộc
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh,
quy trình công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất sự hình
thành các TTTN nhƣ sau:
Về TTTN CP:
Thứ nhất, trung tâm CP sản xuất chịu trách nhiệm toàn bộ về CP sản xuất
phát sinh đƣợc chia làm hai (với các doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức không
có các nhà máy và trạm nghiền) hoặc ba cấp: cấp phân xƣởng; cấp nhà máy,
trạm nghiền; cấp doanh nghiệp cụ thể:
Trung tâm CP cấp phân xƣởng bao gồm trung tâm CP sản xuất chính và
trung tâm CP sản xuất phụ trợ.Trung tâm CP sản xuất chính tƣơng đƣơng với
170
các công đoạn sản xuất chính. Một xƣởng chính có thể bao gồm 2 trung tâm CP
sản xuất chính (CTCP xi măng Hà Tiên 1: Xƣởng Xi măng có 2 công đoạn
Nghiền xi măng và đóng bao – tƣơng đƣơng với hai trung tâm CP sản xuất
chính). Đứng đầu các bộ phận này Trƣởng phân xƣởng sản xuất (Tổ trƣởng,
Quản đốc) đƣợc giao quyền quản lý, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc nhà máy
(Phó tổng giám đốc phụ trách) về việc kiểm soát các CP sản xuất phát sinh tại
công đoạn theo định mức CP và dự toán đã xây dựng và đƣợc phê duyệt từ đầu
năm. Về các trung tâm CP sản xuất phụ trợ, hiện nay do việc tổ chức, bố trí các
phòng, xƣởng phụ trợ sản xuất không thống nhất giữa các DNSX xi măng (nhƣ
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng có Xƣởng nƣớc, Xƣởng cơ khí, Xƣởng
điện tự động hóa, Phòng điều hành trung tâm, Tổng kho, Phòng KCS; CTCP
xi măng Hà Tiên có Xƣởng sửa chữa; CTCP xi măng Bút Sơn bao gồm Xƣởng
Điện - Tự động hóa, Xƣởng Cơ khí, Xƣởng Xe máy, Xƣởng Nƣớc, Xƣởng sửa
chữa công trình và vệ sinh công nghiệp.) lên các trung tâm CP sản xuất phụ
trợ đƣợc xác định tƣơng đƣơng với các nhóm theo các hoạt động hỗ trợ cho sản
xuất. Mỗi một nhóm có thể bao gồm một hoặc một số phòng, xƣởng phụ trợ
phục vụ cho sản xuất, mỗi một nhóm đƣợc phân chia theo các hoạt động mang
tính chất gián tiếp, hỗ trợ cho sản xuất bao gồm: sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc
thiết bị sản xuất; quản lý, phân phối nƣớc; quản lý phân phối điện năng; quản lý
phân phối vật tƣ; kiểm soát chất lƣợng sản phẩm; quản lý, điều hành sản xuất
chung.
Trung tâm CP cấp nhà máy, trạm nghiền gắn với các nhà máy, trạm
nghiền. Giám đốc nhà máy là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý cao nhất, kiểm
soát toàn bộ các CP sản xuất phát sinh tại nhà máy, trạm nghiền.
Trung tâm CP cấp doanh nghiệp chịu trách nhiệm cao nhất là Phó Tổng
giám đốc phụ trách khối sản xuất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các CP sản
xuất phát sinh tại doanh nghiệp.
Thứ hai, TTTN CP bán hàng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn
bộ các CP bán hàng phát sinh có thể chia ra làm hai hoặc ba cấp: cấp trung tâm
171
tiêu thụ; cấp xí nghiệp tiêu thụ; cấp doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm tƣơng ứng
là Trƣởng các trung tâm tiêu thụ, Giám đốc xí nghiệp tiêu thụ, Phó giám đốc phụ
trách khối tiêu thụ.
Thứ ba, TTTN CP quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các đơn vị, bộ
phận chức năng và chia làm hai hoặc ba cấp: cấp phòng ban; cấp nhà máy, trạm
nghiền; cấp doanh nghiệp. Trung tâm CP cấp phòng ban kiểm soát các CP phát
sinh tại từng phòng ban thuộc các nhà máy, trạm nghiền, công ty: Tài chính kế
toán, Thanh tra pháp chế, Hậu cần, Hành chính nhân sự, Nghiên cứu triển
khai . và chịu trách nhiệm cao nhất là Trƣởng các phòng. Do các phòng ban
chức năng tại các nhà máy, trạm nghiền và công ty với chức năng chủ yếu là
tham mƣu, giúp việc cho Ban giám đốc và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao lên các
doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa lợi ích và CP trong việc hình thành trung tâm
trách nhiệm tại các phòng ban này. Trung tâm CP quản lý cấp nhà máy, trạm
nghiền có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ CP của các phòng ban chức năng thuộc
nhà máy, trạm nghiền và chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc nhà máy, trạm
nghiền. Trung tâm CP quản lý cấp doanh nghiệp chịu trách nhiệm cao nhất là
Phó giám đốc phụ trách các khối chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát CP các
phòng ban thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Về TTTN DT gắn với trách nhiệm của nhà quản lý về DT đạt đƣợc trong
phạm vi quản lý. Mục tiêu các trung tâm DT là tối đa hóa DT trên thị trƣờng,
chịu trách nhiệm về sản lƣợng xi măng tiêu thụ và giá bán. Trung tâm DT trong
các công ty sản xuất xi măng bao gồm các cấp: cấp trung tâm tiêu thụ, cấp xí
nghiệp tiêu thụ; cấp doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm tƣơng ứng là Trƣởng trung
tâm tiêu thụ, Giám đốc xí nghiệp tiêu thụ, Phó giám đốc phụ trách khối tiêu thụ.
Về TTTN lợi nhuận chịu trách nhiệm về DT và CP với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận trong kinh doanh. Trung tâm lợi nhuận trong các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam gắn liền với trách nhiệm của Ban
giám đốc. Tổng Giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc TCT về lợi
nhuận của doanh nghiệp.
172
Về TTTN đầu tư chịu trách nhiệm không chỉ về CP, DT mà còn chịu trách
nhiệm về vốn đầu tƣ, đƣa ra các quyết định đầu tƣ, các quyết định trong ngắn
hạn và dài hạn của công ty. Trung tâm đầu tƣ trong các DNSX xi măng thuộc
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam gắn liền với trách nhiệm của Chủ tịch Hội
đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc công ty.
- Về các chỉ tiêu và phương pháp sử dụng đánh giá trách nhiệm của các
trung tâm
Các TTTN đƣợc thiết lập với mục tiêu kiểm soát CP, DT, lợi nhuận của
các bộ phận trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá các TTTN
phải cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý cấp cao biết đƣợc nguyên nhân dẫn
đến thành quả của bộ phận, biện pháp khắc phục, không phải là việc quy trách
nhiệm cuả ngƣời quản lý với mục tiêu hƣớng tới sự phát triển chung của doanh
nghiệp. Các TTTN sẽ có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau dựa trên nội dung,
phạm vi kiểm soát. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá trách nhiệm của trung tâm CP
chủ yếu so sánh giữa thực hiện với định mức và dự toán đã xây dựng tại từng bộ
phận theo yếu tố CP, theo cách ứng xử CP từ đó xác định mức độ biến động,
nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động. Trong quá trình phân tích, đánh giá cần
xem xét các CP thuộc phạm vi kiểm soát và không thuộc phạm vi kiểm soát của
nhà quản lý thuộc trung tâm.
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm DT cần so sánh giữa DT thực hiện
và DT dự toán chi tiết theo sản phẩm, theo thị trƣờng tiêu thụ, phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng trên hai phƣơng diện giá bán và sản lƣợng, đối với biến động
về sản lƣợng có thể phân tích thành hai nhân tố riêng là mức tiêu thụ và cơ cấu
mặt hàng xi măng tiêu thụ.
Trung tâm lợi nhuận đƣợc đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận, chênh lệch
giữa DT và CP. Đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận thông qua việc so
sánh, xem xét sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận góp, lợi nhuận gộp, lợi
nhuận thuần, xác định tỷ lệ lợi nhuận trên DT. Ngƣời quản lý trung tâm lợi
173
nhuận có quyền quyết định cả CP, DT lên đánh giá trung tâm lợi nhuận bao gồm
cả hai phƣơng diện biến động về sản lƣợng, biến động về giá bán và CP.
Trung tâm đầu tƣ là sự mở rộng của trung tâm lợi nhuận, lợi nhuận đƣợc
đánh giá bằng cách so sánh với tài sản hay giá trị đầu tƣ vào trung tâm. Để đánh
giá trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ sử dụng các chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ
(ROI), Thu nhập thặng dƣ (RI) để xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng.
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ đƣợc xác định nhƣ sau:
ROI =
Lợi nhuận
Vốn đầu tƣ
=
Lợi nhuận DT
DT Vốn đầu tƣ
Chỉ tiêu ROI cho biết sau một kỳ hoạt động, đầu tƣ một đồng vốn thu
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của trung
tâm đầu tƣ. Sử dụng chỉ tiêu ROI cũng xác định đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố
đến sức sinh lời vốn đầu tƣ của một trung tâm đầu tƣ bao gồm tỷ lệ sinh lời của
DT và vòng quay của vốn đầu tƣ. Để tăng ROI, các nhà quản lý đƣa ra các biện
pháp để tăng lợi nhuận nhƣ tăng DT, giảm CP hoặc giảm vốn đầu tƣ. Tuy nhiên
khi sử dụng ROI để đánh giá nếu nhà quản lý của trung tâm quá chú trọng đến
ROI dẫn đến việc đƣa ra các quyết định mang tính ngắn hạn, bỏ qua các cơ hội
đầu tƣ cho tƣơng lai. Ngoài chỉ tiêu ROI, để đánh giá hiệu quả của trung tâm
đầu tƣ còn có thể sử dụng chỉ tiêu Thu nhập thặng dƣ (RI) đƣợc xác định nhƣ
sau:
Thu nhập thặng dƣ (RI) = Lợi nhuận - (Vốn đầu tƣ x Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn)
Chỉ tiêu RI đánh giá đƣợc kết quả của trung tâm đầu tƣ khi cho biết lợi
nhuận còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi CP vốn sử dụng. Tuy nhiên, RI là chỉ
tiêu tuyệt đối, RI thƣờng cao hơn ở những trung tâm đầu tƣ có quy mô lớn lên
không thể so sánh, đánh giá giữa các trung tâm đầu tƣ do số vốn, tài sản đầu tƣ
khác nhau. Vì vậy khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ cần sử dụng
kết hợp hai chỉ tiêu ROI và RI.
x
174
- Về hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm
Báo cáo trách nhiệm đƣợc lập tại các trung tâm bắt đầu từ cấp quản trị
thấp nhất đến cấp quản trị cao nhất. Mức độ chi tiết của báo cáo trách nhiệm
đƣợc lập ở cấp quản trị thấp sẽ chi tiết hơn so với các báo cáo trách nhiệm ở cấp
quản trị cao. Nhà quản trị cấp cao cần thông tin tổng hợp để bao quát đƣợc tình
hình thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, khi cần có thể yêu cầu cấp quản
trị thấp hơn cung cấp các báo cáo chi tiết. Định kỳ (tháng, quý, năm), nhà quản
trị cấp thấp sẽ lập các báo cáo trách nhiệm báo cáo lên cấp cao hơn về những chỉ
tiêu đánh giá của trung tâm. Các loại báo cáo trách nhiệm tại các TTTN trong
các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đƣợc xây dựng
nhƣ sau:
175
Hình 3.1: Hệ thống báo cáo trách nhiệm trong các DNSX xi măng thuộc
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Trung tâm DT
- Báo cáo phân tích biến động DT
- Báo cáo thực hiện DT bán hàng
Trung tâm lợi nhuận
- Báo cáo tình hình thực hiện lợi
nhuận theo phƣơng pháp xác định CP
trực tiếp
- Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận
theo phƣơng pháp CP toàn bộ
TTTN Báo cáo trách nhiệm
- Báo cáo phân tích biến động
CP nguyên vật liệu trực tiếp,
nhân công trực tiếp, sản xuất
chung
- Báo cáo thực hiện CP sản xuất
Trung tâm CP
Trung tâm CP sản xuất
Trung tâm CP bán hàng
- Báo cáo phân tích biến động
CP bán hàng
- Báo cáo thực hiện CP bán
hàng
Trung tâm CP quản lý doanh
nghiệp
- Báo cáo phân tích biến động
CP quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo thực hiện CP quản
lý doanh nghiệp
Trung tâm đầu tƣ
Báo cáo tổng hợp đánh giá trách nhiệm
trung tâm đầu tƣ
176
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm CP bao gồm:
Với các công đoạn sản xuất chính lập Báo cáo phân tích sự biến động CP
bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP nguyên vật liệu trực tiếp; Báo cáo
phân tích biến động CP nhân công trực tiếp để đánh giá sự biến động về lƣợng
và giá của từng loại nguyên vật liệu, từng khoản hao phí lƣơng, bảo hiểm, phụ
cấp; Báo cáo phân tích biến động CP sản xuất chung theo biến phí và định phí
và Báo cáo tình hình thực hiện CP sản xuất của công đoạn. Riêng tại công đoạn
nghiền xi măng ngoài việc phân tích biến động theo công đoạn cần xem xét,
phân tích sự biến động chi tiết theo sản phẩm xi măng sản xuất.
Với hoạt động sản xuất phụ trợ lập Báo cáo phân tích biến động biến phí,
định phí tại bộ phận sản xuất phụ trợ để đánh giá mức độ biến động của các CP
phát sinh tại các bộ phận sản xuất phụ trợ phân bổ cho các công đoạn chính.
Báo cáo trách nhiệm đƣợc lập tại các trung tâm CP bán hàng và CP quản
lý doanh nghiệp bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP (biến phí, định phí)
và Báo cáo thực hiện CP.
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm DT bao gồm: Báo cáo tình
hình thực hiện DT bán hàng đƣợc lập tại các Trung tâm tiêu thụ để đánh giá kết
quả thực hiện DT của các cửa hàng, chi nhánh thuộc trung tâm tiêu thụ, Báo
cáo phân tích biến động DT lập tại các trung tâm tiêu thụ để so sánh giữa DT
thực hiện so với DT dự toán, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động
DT nhƣ giá bán và sản lƣợng của từng sản phẩm xi măng tiêu thụ.
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm lợi nhuận bao gồm: Báo cáo
tình hình thực hiện lợi nhuận theo phƣơng pháp xác định CP trực tiếp, Báo cáo
tình hình thực hiện lợi nhuận theo phƣơng pháp CP toàn bộ.
Báo cáo tổng hợp đánh giá trách nhiệm đƣợc lập tại trung tâm đầu tƣ để
so sánh các chỉ tiêu ROI, RI và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến các chỉ
tiêu.
Hệ thống các Báo cáo trách nhiệm có thể xây dựng theo Phụ lục 3.5, 3.6,
3.7, 3.8, 3.9, 3.10
177
3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và
KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt
Nam
3.3.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Xuất phát từ việc phân tích những khó khăn trong việc vận dụng khung
pháp lý về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX kinh doanh nói chung và
các DNSX xi măng nói riêng, để có thể thực hiện đƣợc các nội dung hoàn thiện
đề cập ở trên, về phía Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng:
- Cập nhập, sửa đổi và ban hành mới các chuẩn mực kế toán nhằm hoàn
thiện khung pháp lý về kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các
chuẩn mực kế toán ảnh hƣởng trực tiếp đến kế toán CP, DT, KQKD nhƣ VAS
02, VAS 03, VAS 04 hiện nay có nhiều điểm chƣa thống nhất với chế độ kế toán
theo Thông tƣ 200/2014/TT – BTC nhƣ: quy định các phƣơng pháp tính giá
hàng xuất kho, đo lƣờng giá trị tài sản ; VAS 14 quy định về ghi nhận DT
theo mô hình “chuyển giao rủi ro và lợi ích” sẽ không còn phù hợp với thông lệ
quốc tế khi IFRS 15 đƣợc áp dụng theo mô hình “chuyển giao quyền kiểm soát
hàng hóa và dịch vụ thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng”.
- Về chế độ kế toán: sử dụng riêng một tài khoản CP để theo dõi các
khoản CP dự phòng, không theo dõi ghi nhận trên các TK 632, 642; quy định
bắt buộc về các tài khoản cấp 1 sử dụng, các tài khoản cấp 2,3 các doanh
nghiệp vận dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức
quản lý, hạch toán mà không cần phải đăng ký với Bộ Tài chính.
3.3.2.Về phía TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của các DNSX xi măng nói riêng và điều tiết, bình ổn thị trƣờng xi măng
trong cả nƣớc nói chung. Để thực hiện đƣợc các nội dung hoàn thiện, về phía
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam:
- Xác định mô hình tổ chức kế toán trong các DNSX xi măng thuộc TCT
công nghiệp xi măng Việt Nam. Trƣớc hết, việc tổ chức bộ máy kế toán và tổ
178
chức công tác KTTC, KTQT vẫn đƣợc thực hiện kết hợp để đảm bảo tính gắn
kết cao về mặt thông tin kế toán. Khi các nội dung KTQT đƣợc hoàn thiện,
chuyển sang áp dụng mô hình hỗn hợp tách biệt độc lập phần hành tổ chức
KTQT CP và giá thành.
- Quy định nội dung, nguyên tắc kế toán các khoản CP sản xuất theo công
đoạn sản xuất chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ, các khoản CP ngoài sản
xuất để giảm thiểu sự khác biệt trong quá trình xác định giá thành sản xuất và
giá thành toàn bộ của các DNSX xi măng.
- Trên cơ sở những quy định mang tính hƣớng dẫn về áp dụng KTQT
trong DNSX của Bộ Tài chính, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần xây
dựng và hƣớng dẫn các nội dung KTQT CP,DT và KQKD cụ thể:
Thiết lập hệ thống dự toán CP, DT và KQKD trong đó các dự toán CP cần
phải xây dựng theo cách ứng xử CP, chi tiết cho từng công đoạn sản xuất chính,
từng trung tâm tiêu thụ
Tổ chức thu thập các thông tin CP, DT, KQKD phục vụ cho mục tiêu
KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản lý để kiểm tra, đánh giá và ra các
quyết định nhƣ thiết lập hệ thống danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung
tâm trách nhiệm, hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết CP, DT và
KQKD.
Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu quản trị, tổ chức phân tích thông tin phục
vụ cho nội bộ doanh nghiệp.
Thiết lập hệ thống các báo cáo KTQTCP, DT và KQKD trong đó CP
đƣợc phân loại theo cách ứng xử, lập cho từng bộ phận và lập cho toàn doanh
nghiệp.
3.3.3.Về phía các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt
Nam
- Nâng cao nhận thức của nhà quản lý và đội ngũ kế toán trong doanh
nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của thông tin KTTC và thông tin KTQT
179
trong hệ thống thông tin kế toán nói riêng và hệ thống thông tin quản lý doanh
nghiệp nói chung.
- Tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT cần có sự phân
định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận kế toán trong việc
thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán. Thông tin KTQT phải đƣợc
thiết lập, tránh sự trùng lặp với các thông tin KTTC.
- Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho
đội ngũ làm công tác kế toán trong doanh nghiệp.
180
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với việc áp dụng mô hình kết hợp trong tổ chức bộ máy kế toán, xuất
phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của các DNSX xi măng thuộc TCT công
nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả đã đƣa ra các nội dung hoàn thiện phù hợp với
mô hình kế toán, thể hiện đƣợc sự kết nối thông tin giữa hai hệ thống kế toán
đồng thời vẫn chú trọng cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện các
chức năng quản trị trong doanh nghiệp.
Nội dung hoàn thiện chú trọng từ khâu đầu tiên khi thực hiện nhận diện và
phân loại chi phí kết hợp giữa chức năng và cách ứng xử chi phí; tổ chức vận
dụng các tài khoản và sổ kế toán phù hợp với đối tƣợng tập hợp chi phí, gắn với
các trung tâm chi phí, doanh thu; xây dựng quy trình kế toán tập hợp chi phí, ghi
nhận doanh thu; xây dựng hệ thống các dự toán, phân bổ chi phí phụ trợ sản xuất;
phân tích, so sánh thông tin và đánh giá trách nhiệm quản lý.
181
KẾT LUẬN
Thông tin kế toán CP, DT và KQKD giữ một vai trò quan trọng trong hệ
thống kế toán của DNSX, đƣợc đo lƣờng, ghi chép và phản ánh đầy đủ qua hệ
thống KTTC và KTQT. Xây dựng và thiết lập một hệ thống kế toán CP, DT và
KQKD khoa học, hợp lý, hiệu quả sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà
quản trị doanh nghiệp và các đối tƣợng sử dụng thông tin khác.
Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các
DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam”, tác giả đã giải
quyết đƣợc một số vấn đề sau:
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong
DNSX trên phƣơng diện KTTC đƣợc tiếp cận với góc độ các nguyên tắc chung
và các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong
DNSX trên phƣơng diện KTQT đƣợc tiếp cận theo quy trình KTQT gắn với các
chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
- Chỉ rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng
thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên hai phƣơng diện KTTC và
KTQT từ đó đƣa ra những đánh giá làm căn cứ đề xuất các giải pháp.
- Đƣa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD phù
hợp với mô hình tổ chức kế toán kết hợp, thể hiện đƣợc sự gắn kết, mối quan hệ
tƣơng tác giữa hai hệ thống kế toán đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với đặc thù
cung cấp thông tin của từng hệ thống kế toán.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức
trong nghiên cứu để hoàn thành. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của luận
án vẫn còn có những hạn chế nhất định, rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô,
đồng nghiệp, bạn bè để luận án hoàn thiện hơn.
182
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1.Lƣơng Khánh Chi (2011), “Ảnh hƣởng của mô hình kế toán tiền mặt và
mô hình kế toán dồn tích đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí
Thƣơng mại, (19), Tr 37-40
2.Lƣơng Khánh Chi (2014), “Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh theo hệ thống kế toán Mỹ, Pháp và bài học kinh nghiệm khi vận dụng ở
Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (02/03), ISSN 1859 – 2368,
Tr 61-66.
3. Lƣơng Khánh Chi (2015), “Ảnh hƣởng của một số chuẩn mực kế toán
quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (03/12), ISSN 1859 – 2368, Tr
19-25.
4. Lƣơng Khánh Chi (2015), “Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các
công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 12 (623), ISSN – 005
– 56, Tr 35-36.
5. Lƣơng Khánh Chi (2016), “Kế toán quản trị chi phí – nhìn từ thực tiễn
triển khai tại các công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 10
(643), ISSN – 005 – 56, Tr 31-33
6. Lƣơng Khánh Chi (2016), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng
“Hoàn thiện kế toán chi phí trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi
măng Việt Nam”
183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Mai Ngọc Anh (2007) “Tổ chức công tác kế toán CP, DT và kết
quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đƣờng biển”, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Học viện tài chính
2. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31
tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố bốn (4) chuẩn mực kế toán Việt
Nam (đợt 1).
3. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31
tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt
Nam (đợt 2).
4. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ – BTC ngày 30
tháng 12 năm 2003 về việc ban hành và công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt
Nam (đợt 3).
5. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15
tháng 2 năm 2005 về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán
Việt Nam (đợt 4).
6. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28
tháng 12 năm 2005 về việc ban hành và công bố bốn (04) Chuẩn mực kế toán
Việt Nam (đợt 5).
7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 20/2006/ TT - BTC ngày 20 tháng
3 năm 2006 về việc hướng dẫn thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam
ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
8. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 21/2006/TT - BTC ngày
20/03/2006 về việc hướng dẫn thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam
ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ tài chính.
184
9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng
06 năm 2006 về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
10. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 1), NXB
Tài chính.
11. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), NXB
Tài chính.
12. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 161/2007/TT - BTC ngày 31 tháng
12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán Việt Nam
ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001,
Quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002, Quyết định số
234/2003/QĐ – BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003
13. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định về Chế độ kế toán doanh nghiệp.
14. Ngô Thế Chi, Trƣơng Thị Thủy (2010), Giáo trình chuẩn mực kế
toán quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
15. Chính phủ (2003), Luật kế toán, Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa 11
16. Chính phủ (2011), Quyết định 1488/QĐ - TTg ngày 29/08/2011 của
Thủ tƣớng chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030”
17. Công ty xi măng VICEM Tam Điệp (2015), Báo cáo tài chính
18. Công ty xi măng VICEM Hải Phòng (2013), (2014), (2015), Báo
cáo tài chính
19. Công ty xi măng VICEM Hải Phòng (2013), (2014), (2015), Báo
cáo kế toán quản trị
20. Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch (2013), (2014), (2015), Báo
cáo tài chính
21. Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch (2014), (2015), Báo cáo kế
toán quản trị
185
22. CTCP chứng khoán Phƣơng Nam (2013) (2014), Báo cáo phân tích
ngành xi măng
23. CTCP xi măng Bỉm Sơn (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài chính
24. CTCP xi măng Bỉm Sơn (2013), (2014), (2015), Báo cáo thƣờng
niên
25. CTCP xi măng Bút Sơn (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài chính
26. CTCP xi măng Bút Sơn (2013), (2014), (2015), Báo cáo thƣờng
niên
27. CTCP xi măng Hoàng Mai (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài
chính
28. CTCP xi măng Hoàng Mai (2013), (2014), (2015), Báo cáo thƣờng
niên
29. CTCP xi măng Hải Vân (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài chính
30. CTCP xi măng Hải Vân (2013), (2014), (2015), Báo cáo thƣờng
niên
31. CTCP xi măng Hà Tiên 1 (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài chính
32. CTCP xi măng Hà Tiên 1 (2013), (2014), (2015), Báo cáo thƣờng
niên
33. CTCP xi măng Hà Tiên 1 (2014), (2015), Báo cáo kế toán quản trị
34. Trần Thị Dự (2012), Hoàn thiện kế toán CP với việc tăng cường
quản trị CP các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
35. Phan Đức Dũng (2007), Kế toán Mỹ, Nhà xuất bản Thống kê.
36. Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản tài chính.
37. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015), Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu,
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty
thép Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
186
38. Ngô Thị Thu Hƣơng (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng , Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện
tài chính.
39. Trần Thị Thu Hƣờng (2014), Xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
40. Trần Xuân Nam (2010), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê.
41. Đặng Thị Loan (2012), Giáo trình Kế toán tài chính trong doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
42. Huỳnh Lợi (2012), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
43. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách
nhiệm trong các DNSX sữa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế
quốc dân.
44. Nguyễn Minh Phƣơng, Nguyễn Thị Đông (2002), Giáo trình Kế
toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
45. Nguyễn Ngọc Quang (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
46. Nghiêm Thị Thà (2007), Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh
thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
47. Mai Anh Tài (2012), Xây dựng chiến lược phát triển TCT công
nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh.
48. Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa (2003), Kế toán quản trị
áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
49. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
50. Nguyễn Thị Thu (2009), Kế toán ngôn ngữ kinh doanh, Nhà xuất
bản Thống kê.
187
51. Nguyễn Thị Thu (2009), Kế toán cơ sở cho quyết định quản lý, Nhà
xuất bản Thống kê.
52. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản
Tài chính, Hà Nội.
53. TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, Báo cáo tổng kết sản xuất
kinh doanh năm 2013, 2014, 2015
54. Lƣu Đức Tuyên (2002), Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
55. Đỗ Thị Minh Thoa (2015), Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
56. Trần Trung Tuấn (2015), Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân.
57. Tài liệu trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính
(www.mof.gov.vn)
58. Tài liệu trên trang thông tin điện tử của TCT công nghiệp xi măng
Việt Nam (www.vicem.vn).
59. Tài liệu trên trang thông tin điện tử:
vatlieuxaydung.org.vn
Tiếng Anh
60. Adler, Everett và Waldron (2000) , “Advanced management
accounting techniques in manufacturing: Utilisation, benefits, and barriers to
implementation”, Accounting Forum
188
61. Barfield, Raiborn&kinney (1998), Cost accounting: Traditions and
innovation, South – Western College Publishing, Cincinnati .
62. Belverd E.Needles Jr, Henry R.Anderson, James C.Caldwell (2009),
Principles of Accounting .
63. Donald W.Romney (1986), Management Information System,
Proquest Central
64. Godfrey, Hodgson & Holmes (1997), Accounting theory, Jacaranda
Wiley Ltd., Australia.
65. Hanson & Mowen (2009), Cost Management: Accounting and
Control, South – Western College Publishing, Cincinnati.
66. Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013), Feasibility Study
for Implemention of an Activity – Based Costing System in Alloy Steel
Indutries, International Journal of Reseach in Commerce, IT & Management
67. Mohamard Sepehri, Global Accounting Standard”, Ph.D Professor
of management & International Business, David College of Business,
Jacksonville University.
68. Monden, Y.VµHamada, K. (1991), Target Costing and Kaizen
Costing in Japanese Automobille Companies,
69. IFRS 15 “Revenue from Contracts with Customers”
70. Skousen, Langenderfer, Albrecht, Buehlmann (1995), Accounting
principles and applications.
71. Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi’Ou Yang, Zengbiao Yu
(2005) , Target costing and incentive compensation , Cost Managerment
72. Topor Ioan Dan (2013), New dimension of cost type information for
decision making in the wine industry, PhD thesis, University of Alba Julia “ 1
Decembrie 1918”, Bungaria
73. Woeche, G (1990), Management of Cost Accounting, 17.AuFl,
Munchen.
74. www.ifrs.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_ke_toan_chi_phi_doanh_thu_va_ket_qua_kinh.pdf