Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam

Theo kết quả khảo sát, 100% các doanh nghiệp nhiệt điện EVN hiện nay đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Vậy, tác giả khuyến nghị, để hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán môi trường nói chung và kế toán chi phí môi trường nói riêng, các đơn vị cần mở thêm một số TK chi tiết xuyên suốt để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động môi trường theo nguyên tắc không cần thiết lập thêm tài khoản cấp 1 và 2 mà chỉ cần chi tiết tài tài khoản cấp 3, ví dụ có thể lựa chọn mã ký hiệu tài khoản chi tiết cấp 3 là 9 cho riêng hoạt động này. Theo đó, để hệ thống hóa và xử lý thông tin đối tượng kế toán chi phí môi trường phục vụ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần mở thêm tài khoản cấp 3, 4 của TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp và TK 811 - Chi phí khác. Như vậy, có thể phản ánh các chi phí môi trường phát sinh trong và ngoài bộ phận sản xuất của doanh nghiệp qua các tài khoản Kế toán chi tiết: 6279, 6429, 8119. Việc xây dựng các tài khoản theo dõi chi phí môi trường riêng biệt giúp cho việc thu thập, đo lường và theo dõi chi phí môi trường được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tính toán, phân tích và tổng hợp chi phí môi trường, đặc biệt là những tài khoản có thể theo dõi được chi phí môi trường bằng cả thước đo hiện vật.

pdf221 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện chi phí theo từng loại hoạt động và cần mã hóa thêm ký hiệu phục vụ cho việc xác định nguồn gốc từng vật liệu và theo từng nhà cung cấp nhằm phục vụ cho ghi sổ kế toán. Riêng đối với tro, xỉ được thải ra từ quá trình sản xuất nhiệt điện, doanh nghiệp cần phân loại chất thải, xác định chi phí vật liệu của từng loại, giai đoạn sản xuất nhằm cung cấp thông tin cho việc ghi vào sổ kế toán chi phí phục vụ lập báo cáo cân đối dòng luân chuyển vật liệu. (2)Vận dụng KTQTCP môi trường tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN cần được đồng bộ hóa với việc tổ chức tài khoản kế toán và sổ kế toán tài chính nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin chi phí môi trường. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhiệt điện EVN hiện nay đều theo dõi và phản ánh chi phí môi trường nhưng có rất nhiều chi phí môi trường quan trọng bị ẩn trong các tài khoản kế toán chung. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc nhận diện, định lượng và đánh giá chi phí môi trường hoặc dẫn đến những thông tin méo mó về chi phí môi trường được cung cấp cho các nhà quản lý. Chẳng hạn, chi phí quan trắc môi trường, chi phí khảo sát điều kiện vệ sinh nhà máy,được phản ánh vào TK Chi phí sản xuất chung; chi phí nhân viên quản lý môi trường được hạch toán vào TK “Chi phí quản lý DN”, Hay chi phí 175 khấu hao hệ thống xử lý chất thải tro xỉ được theo dõi trên TK “Chi phí quản lý DN”; chi phí đánh giá tác động môi trường định kỳ, chi phí trồng cây xanh được theo dõi trên các TK “Chi phí quản lý DN” Việc sử dụng TK tổng hợp là cách thuận tiện để thu thập chi phí nhưng lại khó khăn trong việc phân loại chi tiết các khoản mục chi phí, gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc xác định phạm vi cũng như mức độ phát sinh chi phí môi trường và thiếu thông tin đầy đủ phục vụ KTQT trong việc lập báo cáo KTQTCP môi trường. Theo kết quả khảo sát, 100% các doanh nghiệp nhiệt điện EVN hiện nay đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Vậy, tác giả khuyến nghị, để hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán môi trường nói chung và kế toán chi phí môi trường nói riêng, các đơn vị cần mở thêm một số TK chi tiết xuyên suốt để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động môi trường theo nguyên tắc không cần thiết lập thêm tài khoản cấp 1 và 2 mà chỉ cần chi tiết tài tài khoản cấp 3, ví dụ có thể lựa chọn mã ký hiệu tài khoản chi tiết cấp 3 là 9 cho riêng hoạt động này. Theo đó, để hệ thống hóa và xử lý thông tin đối tượng kế toán chi phí môi trường phục vụ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần mở thêm tài khoản cấp 3, 4 của TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp và TK 811 - Chi phí khác. Như vậy, có thể phản ánh các chi phí môi trường phát sinh trong và ngoài bộ phận sản xuất của doanh nghiệp qua các tài khoản Kế toán chi tiết: 6279, 6429, 8119. Việc xây dựng các tài khoản theo dõi chi phí môi trường riêng biệt giúp cho việc thu thập, đo lường và theo dõi chi phí môi trường được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tính toán, phân tích và tổng hợp chi phí môi trường, đặc biệt là những tài khoản có thể theo dõi được chi phí môi trường bằng cả thước đo hiện vật. (3)Lập báo cáo KTQTCP môi trường 176 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp cần được hoàn thiện với việc bổ sung thêm thông tin tài chính môi trường một cách riêng biệt nhất là thông tin về chi phí môi trường. Một báo cáo KTQTCP môi trường đầy đủ, chi tiết có thể cung cấp thông tin tiền tệ và đo lường chi phí môi trường của doanh nghiệp ở cả thước đo hiện vật nếu cần. Các báo cáo dựa trên hệ thống KTQTCP môi trường tạo thành một nền tảng vững chắc để cung cấp thông tin tin cậy. Tùy vào mục đích sử dụng và cung cấp thông tin mà các thông tin môi trường được trình bày ở dưới dạng báo cáo khác nhau. Thông tin tiền tệ xem xét đến các khía cạnh chi phí khác nhau về vấn đề môi trường ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, trong khi đó, thông tin hiện vật đo lường dữ liệu bằng đơn vị hiện vật và cung cấp một công cụ để đảm bảo tuân thủ các quy định cụ thể. Nghiên cứu hoạt động môi trường nằm trong hệ thống hoạt động SXKD đặc thù của các doanh nghiệp nhiệt điện EVN, tác giả đề xuất một số mẫu báo cáo KTQTCP môi trường phù hợp như sau: Mẫu báo cáo: Dự toán chi phí môi trường Kỳ báo cáo:.. Đơn vị tính: Chỉ tiêu Chi phí thực hiện kỳ trước Chi phí dự toán kỳ này Nguyên nhân tăng giảm 1. Chi phí xử lý chất thải 1.1. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý chất thải (xử lý ô nhiễm) 1.2. Chi phí nhân sự xử lý chất thải 1.3. Thuế, phí, lệ phí môi trường 1.4. Dịch vụ thuê ngoài xử lý chất thải 1.5. Chi phí bảo hiểm 1.6. Chi phí khác 2. Quản lý và phòng ngừa môi trường 2.1. Chi phí khấu hao 177 2.2. Chi phí nhân sự 2.3. Dịch vụ thuê ngoài 2.4. Chi phí nghiên cứu và phát triển 2.5. Chi phí ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 2.6. Chi phí bảo vệ môi trường như trồng cây, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ 2.7. Chi phí khác 3. Khắc phục sự cố môi trường 3.1. Chi phí khắc phục sự cố môi trường (tràn dầu) 3.2. Chi phí bồi thường thiệt hại 3.3. Chi phí khác 4. Giám sát hoạt động môi trường 4.1. Chi phí nhân sự giám sát 4.2. Chi phí xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá môi trường 4.3. Chi phí khác Tổng 178 Mẫu báo cáo: Báo cáo chi phí môi trường Kỳ báo cáo: Đơn vị tính: Chỉ tiêu Chi phí 1. Chi phí xử lý chất thải 1.1. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý chất thải (xử lý ô nhiễm) 1.2. Chi phí nhân sự xử lý chất thải 1.3. Thuế, phí, lệ phí môi trường 1.4. Dịch vụ thuê ngoài xử lý chất thải 1.5. Chi phí bảo hiểm 1.6. Chi phí khác 2. Quản lý và phòng ngừa môi trường 2.1. Chi phí khấu hao 2.2. Chi phí nhân sự 2.3. Dịch vụ thuê ngoài 2.4. Chi phí nghiên cứu và phát triển 2.5. Chi phí ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 2.6. Chi phí bảo vệ môi trường như trồng cây, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ 2.7. Chi phí khác 3. Khắc phục sự cố môi trường 3.1. Chi phí khắc phục sự cố môi trường (tràn dầu) 3.2. Chi phí bồi thường thiệt hại 3.3. Chi phí khác 4. Giám sát hoạt động môi trường 4.1. Chi phí nhân sự giám sát 4.2. Chi phí xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá môi trường 4.3. Chi phí khác Tổng 179 Mẫu báo cáo: Phân tích biến động chi phí môi trường Kỳ báo cáo: .. Đơn vị tính: Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Chênh lệch +/- % 1. Chi phí xử lý chất thải 1.1. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý chất thải (xử lý ô nhiễm) 1.2. Chi phí ân sự xử lý chất thải 1.3. Thuế, phí, lệ phí môi trường 1.4. Dịch vụ thuê ngoài xử lý chất thải 1.5. Chi phí bảo hiểm 1.6. Chi phí khác 2. Quản lý và phòng ngừa môi trường 2.1. Chi phí khấu hao 2.2. Chi phí nhân sự 2.3. Dịch vụ thuê ngoài 2.4. Chi phí nghiên cứu và phát triển 2.5. Chi phí ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 2.6. Chi phí bảo vệ môi trường như trồng cây, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động 2.7 Chi phí khác 3. Khắc phục sự cố môi trường 3.1. Chi phí khắc phục sự cố môi trường (tràn dầu) 3.2. Chi phí bồi thường thiệt hại 3.3. Chi phí khác 4. Giám sát hoạt động môi trường 4.1. Chi phí nhân sự giám sát 4.2. Chi phí xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá môi trường 4.3. Chi phí khác Tổng Thông tin trong báo cáo KTQTCP môi trường có thể được sử dụng để đưa ra quyết định và thể hiện trách nhiệm môi trường. Khi cung cấp thông tin chi phí môi trường chính xác, các báo cáo KTQTCP môi trường sẽ giúp cho các nhà quản lý thiết lập mục tiêu môi trường đạt được, đảm bảo hiệu quả, đưa trách nhiệm kế toán vào hoạt động môi trường, phối hợp nâng cao hiệu quả tài 180 chính và môi trường. 3.3.7. Vận dụng MFCA tại các doanh nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam Có thể nói MFCA là một trong những công cụ hữu ích của Kế toán quản trị môi trường được sử dụng để đo lường chi phí môi trường. Theo tác giả, việc ứng dụng MFCA sẽ rất hữu ích đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện EVN, sẽ giúp các doanh nghiệp bóc tách chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm điện, và chi phí sản xuất nằm trong chất thải tro, xỉ, bụi một cách riêng rẽ, là cơ sở cho việc xác định lãng phí đang nằm ở đâu, từ đó tìm ra các giải pháp hữu ích giảm thiểu phát thải ra môi trường, hạn chế việc tiêu hao chi phí sản xuất vào chất thải hoặc có biện pháp cải tiến phù hợp tái sử dụng chất thải. Khảo sát thực trạng cho thấy các doanh nghiệp nhiệt điện EVN hiện nay đang xác định chi phí nguyên nhiên vật liệu theo phương pháp truyền thống, theo đó chi phí của vật liệu, năng lượng sử dụng vượt định mức được coi là chi phí tổn thất vật liệu. Hệ thống định mức chi phí hiện tại của các doanh nghiệp nhiệt điện đang thiết lập bao gồm cả vật liệu và năng lượng, sau đó định mức chi phí được sử dụng để so sánh với chi phí phát sinh thực tế nhằm xác định mức chênh lệch biến động (tổn thất vật liệu). Bên cạnh đó, các chi phí hệ thống và chi phí xử lý, quản lý chất thải không phân bổ cho sản phẩm và chất thải mà tập hợp như một khoản chi phí chung, như vậy, việc nhận diện các tổn thất vật liệu sẽ thiếu chính xác và các biện pháp giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không được chỉ ra. Phương pháp MFCA sẽ khắc phục được hạn chế này. Thông qua MFCA, sự cân bằng vật chất của đầu vào và đầu ra được liên kết với các đơn vị tiền tệ bằng cách phân bổ hoặc gán chi phí cho tất cả các sản phẩm và tổn thất nguyên vật liệu. Quy trình MFCA được đề xuất vận dụng tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN theo các nội dung cơ bản sau: 181 (1) Tổng hợp chi phí sản xuất theo MFCA MFCA xem xét bốn loại chi phí (theo ISO 14051: 2011), tất cả đều được phân bổ cho cả sản phẩm và tổn thất nguyên vật liệu. Tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN, bốn loại chi phí được tổng hợp theo MFCA bao gồm: • Chi phí vật liệu (MC): bao gồm CP nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất điện, được đưa vào ngay từ đầu quy trình sản xuất hoặc đưa vào đầu mỗi giai đoạn như chi phí tiêu hao than (tiêu hao + khởi động), đá vôi, bi máy nghiền, hóa chất, dầu mỡ, dầu FO, dầu DO • Chi phí năng lượng (EC): bao gồm các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng ở mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất điện như nước công nghiệp, điện tự dùng • Chi phí hệ thống (SC): bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất điện không bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất điện, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng. • Chi phí quản lý chất thải (WMC): bao gồm các chi phí xử lý các tổn thất vật liệu do quá trình sản xuất gây ra như chi phí dọn tro xỉ, chi phí thu gom và vận chuyển rác thải, chi phí ứng phó sự cố tràn dầu, chi phí vệ sinh công nghiệp, chi phí diệt côn trùng, chi phí phạt vệ sinh môi trường, chi phí theo dõi và lưu trữ tro xỉ Như vậy, để phân tích dòng chảy nguyên vật liệu tại các nhà máy nhiệt điện EVN trong ứng dụng MFCA, các doanh nghiệp nhiệt điện EVN cần lập bảng tổng hợp chi phí cho bốn loại chi phí kể trên, mẫu biểu có thể được minh họa như sau: 182 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp chi phí theo MFCA TT Chi tiết Đơn vị tính Năm N Chi phí Tỷ lệ chi phí (%) (1) (2) (3) (4) I Sản lượng bán (thực giao) Tr.kWh II CHI PHÍ Tr.đồng II.1 Chi phí nguyên vật liệu Tr.đồng 1 Nhiên liệu than (tiêu hao + khởi động) Tr.đồng 2 Đá vôi Tr.đồng 3 Bi máy nghiền Tr.đồng 4 Hoá chất Tr.đồng 5 Dầu mỡ bôi trơn Tr.đồng 6 Dầu FO (đốt kèm + khởi động) Tr.đồng 7 Dầu DO Tr.đồng 8 Vật tư cho sửa chữa thường xuyên Tr.đồng II.2 Chi phí năng lượng Tr.đồng 1 Nước công nghiệp Tr.đồng 183 TT Chi tiết Đơn vị tính Năm N Chi phí Tỷ lệ chi phí (%) (1) (2) (3) (4) 2 Điện tự dùng cho SX (gồm: Điện nhận về khi ngừng TM, điện KĐ) Tr.đồng II.3 Chi phí hệ thống Tr.đồng 1 Chi phí nhân công Tr.đồng 2 Khấu hao tài sản cố định Tr.đồng 3 Chi phí cố định khác Tr.đồng 4 Chi phí hoạt động tài chính Tr.đồng II.3 Chi phí chất thải Tr.đồng 1 Ứng phó sụ cố tràn dầu Tr.đồng 2 Thu gom rác, xử lý chất thải Tr.đồng 3 Phạt vệ sinh môi trường Tr.đồng 4 Vận chuyển rác thải Tr.đồng 5 Chi phun diệt côn trùng Tr.đồng 6 Chi phí dọn tro xỉ Tr.đồng 184 Các dữ liệu cần thu thập để lập các báo cáo trên được sử dụng từ tài liệu có sẵn như các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo môi trường, báo cáo sản xuất,Thông tin về chất thải tạo ra được chiết suất trong dữ liệu của bộ phận quản lý môi trường. Thông tin về năng lượng, vật liệu hoạt động, chi phí hệ thống và quản lý chất thải được xử lý bằng cách thu thập các hóa đơn và chứng từ bởi chúng có thể chỉ được phản ánh trong tài khoản chung mà không được theo dõi chi tiết (2) Phân tích chi phí theo MFCA. Trong phân tích MFCA, tổng lượng đầu vào của NVL phải bằng tổng lượng đầu ra (gồm cả sản phẩm chính và chất thải sản xuất ). Phương trình cân bằng dòng vật liệu như sau: Lượng vật liệu đầu vào = Lượng vật liệu tạo ra sản phẩm + Lượng chất thải Chi phí vật liệu của sản phẩm = Lượng vật liệu tạo ra sản phẩm x Đơn giá vật liệu Chi phí vật liệu của chất thải = Lượng chất thải x Đơn giá vật liệu Việc xác định trung tâm khối lượng có ý nghĩa quan trọng khi triển khai ứng dụng MFCA tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN với việc tính toán cân bằng NVL đầu vào và sản phẩm đầu ra trên cả thước đo tiền tệ và thước đo hiện vật. Sau khi tổng hợp chi phí theo MFCA, chúng ta sẽ phân tích được các chi phí NVL, chi phí hệ thống, CP năng lượng và đặc biệt là Chi phí quản lý chất thải. Chi phí quản lý chất thải là chi phí “xử lý hao phí NVL phát sinh trong một trung tâm khối lượng”. Các vật liệu đầu vào phát sinh trong hoạt động sản xuất điện bao gồm than, đá vôi, bi máy nghiền, hóa chất, dầu mỡ, dầu 185 FO, dầu DOYếu tố đầu ra bao gồm sản phẩm điện, bụi, tro, xỉ. Dựa vào dữ liệu thu thập từ bộ phận kế toán, sản xuất và quản lý môi trường, tác giả xây dựng bảng cân bằng vật liệu theo thước đo hiện vật về toàn bộ quy trình sản xuất điện như sau: Bảng 3.5. Bảng cân bằng vật liệu Đầu vào Đơn vị Số lượng Đầu ra Đơn vị Số lượng 1. Nguyên vật liệu 1. Chi phí NVL nằm trong sản phẩm điện Than 2. Chi phí NVL nằm trong chất thải Đá vôi Tro Bi máy nghiền Xỉ Hóa chất Bụi, khí thải Dầu FO Dầu DO Dầu mỡ 2. Vật liệu hoạt động 3. Chất thải từ vật liệu hoạt động Vật liệu dùng cho kiểm soát và xử lý chất thải Vật liệu bảo dưỡng thiết bị kiểm soát chất thải Hóa chất dùng cho vệ sinh thiết bị Hóa chất xử lý nước thải Vật liệu lót cho bãi đổ tro xỉ Vật liệu bảo hộ lao động môi trường 186 Tổng Tổng Căn cứ vào tỷ lệ % tổn thất vật liệu sản xuất, khối lượng vật liệu sẽ được phân bổ cho từng trung tâm khối lượng nhằm xác định tổng lượng vật liệu cho sản phẩm và cho chất thải trong toàn bộ quá trình sản xuất. Bảng 3.6. Phân bổ chi phí dòng nguyên vật liệu Đơn vị tính: ....) Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên vật liệu sản xuất và chi phí nguyên vật liệu hoạt động. Trong đó, chi phí vật liệu sản xuất tạo ra sản phẩm điện được tính bằng lượng vật liệu sản xuất tạo ra sản phẩm nhân điện với đơn giá vật liệu, còn chi phí vật liệu hoạt động phát sinh trung tâm nào được tính trung tâm đó căn cứ vào hóa đơn, chứng từ kế toán. Vì vậy tổng chi phí tổn thất nguyên vật liệu trong doanh nghiệp bao gồm chi phí tổn thất vật liệu của tất cả các trung tâm khối lượng. Chi phí năng lượng và chi phí hệ thống được tập hợp và phân bổ cho sản phẩm điện và chất thải tro xỉ theo tỷ Loại chi phí CP nguyên vât liệu CP năng lượng CP hệ thống CP xử lý và quản lý chất thải Tổng cộng Sản phẩm điện Giá trị Tỷ lệ (%) Chất thải tro xỉ Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng cộng Giá trị Tỷ lệ (%) 100% 100% 100% 100% 100% 187 lệ % khối lượng vật liệu đi vào sản phẩm và chất thải. Riêng chi phí quản lý chất thải được phân bổ 100% vào chất thải bởi vì chi phí này chỉ phát sinh khi thiệt hại vật liệu tạo ra Bảng phân bổ chi phí dòng nguyên vật liệu chỉ ra các khoản mục chi phí được phân bổ cho chất thải trong sản xuất nhiệt điện. Trong đó tính toán cụ thể được tỷ lệ chi phí vật liệu tạo ra chất thải, tỷ lệ chi phí hệ thống liên quan đến việc xử lý chế biến chất thải, tỷ lệ chi phí xử lý và quản lý chất thải, tỷ lệ chi phí năng lượng sử dụng cho xử lý chất thải. Như vậy, phương pháp MFCA tính toán tổn thất vật liệu sẽ chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống mà doanh nghiệp đang áp dụng. Phương pháp MFCA sẽ giúp doanh nghiệp phân tích hợp lý và chính xác ảnh hưởng của dòng di chuyển NVL tới giá trị thành phẩm và lãng phí NVL. Qua tìm hiểu thực trạng sản xuất nhiệt điện tại Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh, lãng phí NVL than chủ yếu phát sinh tại hai công đoạn: Nghiền than và đốt than và chủ yếu tại công đoạn đốt than, do việc than không cháy hết tạo nhiệt lượng trong lò hơi với nguyên nhân chính là do công nghệ sử dụng trong đốt lò hơi. Nếu theo thiết kế tiêu chuẩn cho chế độ cháy, tỷ lệ than không cháy hết là 6-8%, tuy nhiên thực tế sản xuất khó có thể đạt được tỷ lệ này. Theo MFCA, các tổn thất cần được tính toán đầy đủ, chủ yếu tổn thất từ đốt không hết than, ngoài ra còn tổn thất về giá, tổn thất trong việc chuyển đổi than từ các giai đoạn trong các công đoạn sản xuất. Những định lượng về sự lãng phí NVL trong quá trình sản xuất giúp các doanh nghiệp nhiệt điện EVN chú trọng tiến hành cải tiến quá trình sản xuất, phân tích chi phí nhằm cắt giảm giá thành sản xuất, hỗ trợ công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu, công tác lập kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể cho việc cải tiến tại phân xưởng (kiểm tra chất lượng, ISO, bảo trì máy móc ). 188 3.3.8. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam Các báo cáo KTQTCP cần phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thu nhận, cung cấp thông tin của các doanh nghiệp nhiệt điện EVN, vì những báo cáo này chỉ mang tính chất hướng dẫn nên có thể đề xuất các nhóm báo cáo KTQTCP như sau: Nhóm báo cáo để lập kế hoạch và định hướng hoạt động: Đây là nhóm báo cáo định hướng hoạt động cung cấp thông tin nhằm kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhiệt điện. Trong quá trình lập kế hoạch nhà quản trị sử dụng nhiều thông tin khác nhau, trong đó thông tin dự toán đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy báo cáo dự toán thực sự hữu ích đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Có thể lập những báo cáo dự toán chi phí của khu vực sản xuất và khu vực ngoài sản xuất gắn với từng TTCP như: + Báo cáo dự toán chi phí tại từng phân xưởng + Báo cáo dự toán chi phí bộ phận kinh doanh + Báo cáo dự toán chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp + Báo cáo dự toán chi phí toàn doanh nghiệp Việc lập báo cáo dự toán chi phí tại từng TTCP sẽ được người phụ trách lập dựa trên hệ thống định mức từng bộ phận và sản lượng sản xuất dự toán để từ đó tổng hợp toàn doanh nghiệp có được báo cáo dự toán giúp người quản lý hoạch định kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Nhóm báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí: Đây là những báo cáo phản ánh tình hình thực hiện giữa dự toán đã lập ở các TTCP so với chi phí thực tế 189 thực hiện tại mỗi TTCP tương ứng để từ đó đưa ra các đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp cũng như tìm các nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Bao gồm một số báo cáo sau: + Báo cáo thực hiện chi phí tại từng phân xưởng + Báo cáo thực hiện chi phí bộ phận kinh doanh + Báo cáo thực hiện chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp + Báo cáo thực hiện chi phí toàn doanh nghiệp Nhóm báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định: Là những báo cáo cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp ở mỗi TTCP làm căn cứ để ra quyết định phù hợp với thẩm quyền được giao kiểm soát chi phí. Nhóm này có thể là các báo cáo phân tích chênh lệch chi phí; báo cáo phân tích thông tin thích hợp trong việc lựa chọn phương án hay báo cáo bộ phận. Báo cáo KTQT chi phí môi trường Mặc dù hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp nhiệt điện EVN chưa thật hoàn thiện, nhưng hệ thống này đã tạo ra cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng báo cáo KTQTCP môi trường. Các báo cáo chi phí này có thể xem như là điểm khởi đầu để hướng tới báo cáo bền vững bởi vì nó đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường trong doanh nghiệp. Báo cáo liên quan đến chi phí môi trường giải quyết khía cạnh môi trường về thông tin tiền tệ và đo lường tác động môi trường của doanh nghiệp ở thước đo hiện vật. Các báo cáo dựa trên hệ thống KTQTCP môi trường tạo thành một nền tảng vững chắc để thu thập thông tin tin cậy. Báo cáo chi phí môi trường là cơ sở để các DNSX tại Việt Nam lập dự toán chi phí môi trường. Các báo cáo KTQT chi phí môi trường bao gồm: + Báo cáo dự toán chi phí môi trường (Bảng 3.11) + Báo cáo chi phí môi trường (Bảng 3.10) 190 + Báo cáo phân tích biến động chi phí môi trường (Bảng 3.12) 3.4. Những khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam, kết hợp với tình hình thực trạng KTQTCP đang được tổ chức tại các doanh nghiệp này, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng vận dụng thành công KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN như sau: 3.4.1. Về phía các cơ quan Nhà nước (1) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Theo kết quả nghiên cứu của luận án, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KTQTCP có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vì vậy để có được hành lang pháp lý rõ ràng tạo động lực cho các doanh nghiệp nhận thức và áp dụng các công cụ KTQTCP phù hợp, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Kế toán nói chung và Kế toán quản trị nói riêng. Việc ban hành đầy đủ, kịp thời, hướng dẫn và quy định cụ thể, chi tiết về các nội dung KTQT sẽ thúc đẩy việc tổ chức và phát triển lĩnh vực KTQT trong công tác Kế toán nói chung. Bên cạnh đó, đối với các DN sản xuất có phát thải ra môi trường, các quy định của pháp luật liên quan đến KTQTCP môi trường cần mang tính bắt buộc để tạo sức ép cho các DN nhận thức được tầm quan trọng của của các biện pháp quản lý môi trường, ứng dụng KTQTCP môi trường để nâng cao hiệu quả SXKD đồng thời chú trọng xử lý các vấn đề môi trương, cắt giảm phát thải ra môi trường. (2) Định hướng chung cho phát triển ngành nhiệt điện 191 Cũng theo kết quả nghiên cứu, Chiến lược của doanh nghiệp có mức ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam. Để giúp các doanh nghiệp nhiệt điện xây dựng được chiến lược hoạt động rõ ràng, phù hợp, nhất quán, các cơ quan quản lý nhà nước cần có định hướng nhất định về chiến lược phát triển của ngành nhiệt điện chung theo xu thế phát triển bền vững, trong điều kiện hiện hội nhập quốc tế và theo yêu cầu quản lý Nhà nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược của đơn vị được xây dựng cụ thể, việc xây dựng công tác kế toán nói chung và công tác KTQTCP nói riêng mới đảm bảo được tính thống nhất với yêu cầu quản lý. (3) Thành lập hiệp hội kế toán quản trị Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề nhân sự kế toán có tác động lớn nhất đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam bởi yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên trong sự thành bại của bất cứ công việc gì. Các biện pháp nâng cao trình độ nhân viên kế toán của các doanh nghiệp cả về kiến thức chuyên môn chung cũng như kiến thức, kỹ năng riêng thuộc lĩnh vực KTQT, KTQTCP là trách nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức, và cũng có một phần trách nhiệm thuộc về việc xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng các hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan chức năng liên quan. Trên thế giới hiện nay đã có Hội kế toán quản trị công chứng Anh quốc CIMA (Chartered Institute of Management Accountants); Hội kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants)...là những hiệp hội có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, có số lượng hội viên lớn, đáp ứng được yêu cầu thực tế của các tổ chức. Theo đó, tác giả khuyến nghị thành lập, xây dựng và phát triển một hiệp hội riêng cho lĩnh vực KTQT chịu sự quản lý của Nhà nước, của các bộ ngành liên quan, với mục đích tập hợp các hội viên, bảo vệ quyền lợi của các hội viên, đặc biệt 192 hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến, hướng dẫn cập nhật các quy định pháp luật, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật về KTQT 3.4.2. Về phía doanh nghiệp (1) Nâng cao quan điểm của các nhà quản trị về KTQT về vận dụng KTQTCP tại đơn vị. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, quan điểm của các nhà quản trị về KTQTCP là một trong những nhân tố tác động đáng kể đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN. Các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN nói riêng đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình. Các họat động SXKD đều xoay quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định kinh doanh. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để phục vụ cho các quá trình ra quyết định đó. Vậy hơn ai hết, các nhà quản trị DN và cán bộ kế toán cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và lợi ích KTQT nói chung và KTQTCP sản xuất kinh doanh nói riêng trong DN. Ngoài các thông tin do KTQT cung cấp thường xuyên hoặc định kỳ, khi cần các nhà quản trị có thể đưa các yêu cầu về thông tin mà KTQT, KTQTCP phải cung cấp. Quan điểm cho rằng vai trò quan trọng nhất của hệ thống kế toán là thực hiện những gì mà chế độ kế toán, cơ quan thuế của Nhà nước yêu cầu đã hạn chế các chức năng hỗ trợ kiểm soát chi phí của hệ thống KTQTCP. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra rằng nhân tố Chi phí tổ chức Kế toán quản trị chi phí cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chính vì vậy, quan điểm và nhận thức của các nhà quản trị về KTQTCP trong các DN nhiệt điện là vấn đề quan trọng giúp các nhà quản trị doanh 193 nghiệp sẽ có những định hướng đúng đắn và đầu tư chi phí cần thiết cho việc xây dựng công tác kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mình. Theo đó, các nhà quản trị sẽ chấp nhận chi phí cho các công tác đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán phát triển trình độ chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư các phần mềm quản lý hiện đại để nâng cao khả năng áp dụng hiệu quả KTQTCP trong doanh nghiệp. (2) Nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên kế toán Kết quả nghiên cứu định lượng của luận án đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân sự kế toán trong việc thực thi các công cụ KTQTCP cũng như tính hiệu quả của thông tin KTQTCP mà nhân sự Kế toán cung cấp có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN. Một thực tế là chúng ta đang chứng kiến xu thế mới trong ngành kế toán trước sự thay đổi của khoa học công nghệ với việc ra đời của các phần mềm kế toán, các ứng dụng tài chính, các phần mềm ERP giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người làm công tác kế toán tài chính. Theo đó, kế toán hiện nay cần tập trung nhiều đến việc quản trị thông tin tài chính và dành nhiều thời gian cho việc phân tích, lập kế hoạch, dự toán, dự báo, lập ngân sách hoặc đưa ra các thông tin hỗ trợ, tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về lĩnh vực chuyên môn của họ. Để nâng cao khả năng tham mưu cho các nhà quản trị một cách tốt nhất, các cán bộ kế toán cần nâng cao khả năng áp dụng các công cụ KTQT tại doanh nghiệp. Và để vận dụng công cụ KTQT nói chung KTQTCP nói riêng một cách hiệu quả, thành công, người làm công tác KTQTCP cần am hiểu sâu về kiến thức công việc chuyên môn này. Các DN cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ của nhân viên kế toán, tổ chức cho các nhân viên kế toán tham dự các lớp học, khóa đào tạo chuyên sâu về KTQT, KTQTCP để có thể vận hành KTQTCP trong DN đầy đủ nội dung và đạt hiệu quả. Ngoài 194 ra, các doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm về KTQT tư vấn và hỗ trợ các cán bộ kế toán làm công tác KTQTCP. Các cán bộ kế toán tại doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các mô hình KTQTCP đã triển khai thành công tại các đơn vị khác để áp dụng tại đơn vị mình một cách phù hợp để luôn chú trọng tăng cường chất lượng thông tin cung cấp về chi phí SXKD phục vụ yêu cầu của nhà quản trị. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu tất yếu đối với công tác kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ kế toán của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiêp nhiệt điện EVN nói riêng cần nâng cao kỹ năng về sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác KTQT một cách tốt nhất, có như thế mới đáp ứng được nhu cầu thông tin KTQTCP kịp thời, hiệu quả cho các nhà quản lý. (3) Chú trọng vấn đề môi trường khi xây dựng chiến lược kinh doanh Theo kết quả nghiên cứu của luận án, chiến lược doanh nghiệp là một nhân tố tác động không nhỏ đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN. Các chiến lược hoạt động chú trọng tới vấn đề môi trường sẽ thúc đẩy các nhu cầu thông tin về tài chính môi trường, ảnh hưởng tích cực đến các quyết định của nhà quản trị về các biện pháp cải tiến nhằm duy trì và đạt được hoạt động kiểm soát môi trường hiệu quả. Nhận thức, trách nhiệm môi trường, cam kết từ nhà quản lý cấp cao về chiến lược môi trường là tiềm năng lớn thúc đẩy thực hành KTQTCP môi trường. Nếu không có sự ưu tiên nhất định của các nhà quản trị nội bộ cho chiến lược môi trường thì việc vận dụng KTQTCP môi trường sẽ không có nhiều ý nghĩa, vì khi đó họ chỉ chịu trách nhiệm môi trường trong một phạm vi nhất định, nhu cầu thu thập, đo lường và xử lý các thông tin chi phí môi trường bị giới hạn. Bên cạnh đó, với hiện trạng về môi trường của các doanh nghiệp nhiệt điện EVN, khi xây dựng chiến lược 195 hoạt động, các nhà quản trị doanh nghiệp nhiệt điện EVN cần chú ý tới việc huy động và sử dụng các nguồn vốn chi trả cho hoạt động môi trường. Để huy động và sử dụng các nguồn vốn môi trường một cách có hiệu quả, cần phải dựa vào các căn cứ như quy hoạch phát triển ngành nhiệt điện, chiến lược và quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường của tập đoàn bao gồm kế hoạch ưu tiên với các công trình môi trường trọng điểm, kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường. Việc quản lý các chi phí môi trường phải đáp ứng được yêu cầu về tính hiệu quả chi phí bỏ ra, tiết kiệm nhưng phải đạt mục tiêu. 196 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Dựa vào khung lý thuyết đã được hệ thống trong chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN được đề xuất, bao gồm: giải pháp hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí SXKD, giải pháp hoàn thiện công tác lập định mức và dự toán chi phí, giải pháp hoàn thiện phân tích biến động chi phí, giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm nhằm xác định các trung tâm chi phí, giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trường, giải pháp vận dụng MFCA, giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và với các doanh nghiệp nhiệt điện EVN nhằm tăng cường vận dụng KTQTCP tại đơn vị. Về phía các cơ quan Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KTQTCP, xây dựng định hướng chung cho phát triển ngành nhiệt điện, thành lập hiệp hội kế toán quản trị. Về phía doanh nghiệp, cần nâng cao quan điểm của các nhà quản trị về KTQT và vận dụng KTQTCP tại đơn vị, nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên kế toán cũng như cần chú trọng vấn đề môi trường khi xây dựng chiến lược kinh doanh. 197 KẾT LUẬN KTQTCP đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp bởi các thông tin KTQTCP cung cấp là chìa khóa cho sự thành công của các quyết định SXKD của nhà quản trị. Vì vậy, nghiên cứu về vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam là yêu cầu cần thiết. Với các mục tiêu nghiên cứu được xây dựng rõ ràng, luận án đã tiến hành tổng hợp cơ sở lý luận về KTQTCP trong các DNSX và hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCP tại các DN. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, luận án kế thừa các biến quan sát phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP tại DN, đồng thời đánh giá thực trạng vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu định lượng phát hiện 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KTQTC, quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp, chiến lược của doanh nghiệp, tính hiệu quả thông tin Kế toán quản trị chi phí đem lại, chi phí tổ chức Kế toán quản trị chi phí, nhân sự kế toán doanh nghiệp Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở để luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại các doanh nghiệp nhiệt điện EVN, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý, đối với các doanh nghiệp nhiệt điện nhằm tăng cường khả năng vận dụng các giải pháp hoàn thiện KTQTCP đã được đề xuất. Mặc dù luận án đã đạt được mục tiêu đề ra và có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, song đề tài vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất định như : Kết quả điều tra khảo sát được thực hiện tại 15 doanh nghiệp 198 nhiệt điện EVN nhưng một số thực trạng về quy trình SX, về KTQTCP và số liệu minh họa chỉ được nghiên cứu điển hình ở Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh nên mức độ tổng quát hóa của nghiên cứu có thể bị hạn chế. Bên cạnh đó, đối với giải pháp vận dụng MFCA tại các đơnvị nhiệt điện, luận án mới đề xuất các bước thực hiện và minh họa bằng các mẫu biểu báo cáo KTQTCP, chưa vận dụng đo lường chính xác bằng số liệu thực tế cũng như chưa tìm hiểu tác động về mặt thực tiễn sau khi ứng dụng MFCA, chưa so sánh được sự khác biệt về số liệu giữa phương pháp MFCA và phương pháp truyền thống DN đang thực hiện. Đây cũng là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo của tác giả về đề tài vận dụng công cụ KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng tại các doanh nghiệp nhiệt điện thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực SXKD khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC 1. Bộ tài chính (2006), Hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Thông tư 53/2006/TT - BTC ngày 12/06/2006 2. Bộ tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 3. Bộ tài chính (2016), Thông tư số 53/2016/BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT - BTC, ngày 21/03/2016 4. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 01 (chuẩn mực chung), Ban hành và công bố theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC do BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 5. Đặng Nguyên Mạnh (2019), Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất gốm, sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 6. Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. LATS, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 7. Đinh Phi Hổ, 2014, Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ, NXB Phương Đông 8. Đinh Phi Hổ, Võ Văn Nhị, Trần Phước (2018), Nghiên cứu định lượng trong Kế toán – Kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính 9. Đinh Thị Kim Xuyến (2014) “Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 10. Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016, Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị và ảnh hưởng của nó đến thành quả doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế phát triển, 226(II) tháng 4/2016, 45-53 11. Đoàn Xuân Tiên (2009), giáo trình Kế toán quản trị, Học viện Tài chính 12. Hoàng Thị Bích Ngọc (2014), Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 13. Hoàng Thu Hiền (2016), Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam. LATS, Học viện Tài chính 14. Huỳnh Lợi, Xây dựng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. 15. Lã Thị Thu (2021), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thuộc tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 16. Lê Thị Minh Huệ (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. LATS, Học viện Tài chính 17. Lê Văn Tân (2021), Nghiên cứu kế toán chi phí trị chi phí trong các Doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực Nam Trung Bộ. LATS, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 18. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, Giáo trình Kế toán tài chính, Học viện Tài chính, NXB Tài chính 19. Nguyễn Minh Thành (2017), Hoàn thiện Kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. LATS, Học viện Tài chính 20. Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội Hà Nội 21. Nguyễn Phương Ngọc (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các Công ty xản xuất kinh doanh nước sạch thuộc khu vực Miền Bắc. LATS, Học viện Tài chính 22. Nguyễn Thị Bình (2018), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 23. Nguyễn Thị Đức Loan, 2019, Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở các Tỉnh Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, ĐH KTTPHCM 24. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế quốc dân. 25. Phạm Thị Thu Hoài (2021), Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại. 26. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 27. Phạm Văn Dược & Huỳnh Lợi, 2009, Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị trong doanh nghiệp, NXB Tài chính 28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật kế toán số 3/2003/QH11 ngày 17/06/2003. 29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. 30. Quyết định 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng 31. Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. 32. Tô Minh Thu (2019) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 33. Trần Ngọc Hùng, 2016, Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, ĐH KT TPHCM 34. Trần Thị Nga (2020), Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam. LATS, Học viện Tài chính 35. Trần Thị Thu Hường (2014), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” Luận án tiến sĩ 36. Trần Thị Yến (2017) “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Số 06, tháng 07/2017, Tạp chí Công thương. 37. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. NXB Lao động. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 38. Abdel-Kader M. and Luther. R, 2008. The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40: 2-27. 39. ACCA Paper F2 (2016), Management Accounting 40. APO (2014). Manual on Material Flow Cost Accounting: ISO 14051. Tokyo, Asean Productivity Organization. 41. Atkinson, A.A, Anthony A, Kaplan RS, Matsumara EM, and SM Young, 2008. Management Accouting, Upper Saddle River, Pearson Prentice Hall, New Jersey, 5 42. Brunner, P. H. R., H (2005). Practical Handbook of Material Flow Analysis, Lewis Publishers. 43. Burritt, R. and Saka, C. (2004), ‘Environmental Management Accounting and Eco-efficiency: Cases from Japanese Business’, Partnerships for Sustainable Development, November 7-10, 2004 12th International Conference of Greening of Industry Network Hong Kong. 44. Chenhall, R. H. (2003), ‘Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future’, Accounting, organizations and society, Vol. 28, No. 2 45. Chenhall, R.H. and Langfield-Smith, K. (1998), Adoption and benefits of management accounting practices: An Australian study, Management Accounting Research, Vol. 9, No. 1 46. CIMA (2017), Global Management Accounting Principles 47. CIMA (2005), Management Accounting Official Terminology. The Chartered Institute of Management Accountant. 48. Colin Drury, Eighth Edition (2012), Management and Cost Accounting 49. Garrison, R.H and Noreen, E. w (2003), Managerial Accounting, McGraw- Hill, Companies, Inc, New York Hilton, Ronald W (2005), Management Accounting 50. Horngren, et al. (2008). Introduction to management accounting 51. ICAA (2003), Environmental Management Accounting: An introduction and case studies for Australian, Institute of Chartered Accountants in Australia, February 2003. 52. IFAC (1998), Manegement Accounting Concepts, page 84, 99 53. IFAC (2002) - Kim Langfield, Helen Thorne, Ronald W. Hilton -Management Accounting 4e 54. IFAC (2005), ‘International Guidance Document: Environmental Management Accounting’, International Federation of Accountants 55. IMA (1996), Tools and Techniques of Environmental Accounting for Business Decisions, Institute of Management Accountants, United States of America. 56. Ismail and King (2007), ‘Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms’, 57. Jasch, C. (2003), ‘The use of Environmental Management Accounting (EMA) for indentifying environmental costs’, Journal of Cleaner Production 11 58. Jennings, P. and Zandbergen, P. (1995), ‘Ecologically Sustainable Organizations: An Institutional Approach’, The Academy of Management Review, Vol 20, No 4 59. JMOE (2005), Environmental Accounting Guidelines, Japanese Ministry of the Environment, Febuary, 2005. 60. Kaplan, R. and Atkinson, A., 1998. Advanced Management Accounting. 3rd edition. USA, Hall Inc. Prentice International. 61. Kokubu, K. and Nashioka, E. (2005), ‘Environmental Management Accounting Practices in Japan’, in Rikhardsson, P., Bennett, M., Bouma, J. and Schaltegger, S. (eds), Implementing Environmental Management Accounting: Status and Challenges, Springer, Dordrecht, Netherlands, Vol. 18 62. Laitinen, E. K., 2001. Management accounting change in small technology companies: towards a mathematical model of the technology firm. Management Accounting Research, 63. Leite, A. A., Fernandes, P. O., & Leite, J. M. (2015), Contingent factors that influence the use of management accounting practices in the Portuguese textile and clothing sector, The International Journal of Management Science and Information Technology, Special Issue: 2015 Spanish-Portuguese Scientific Management Conference (59 - 78). 64. Loew, T. (2003), ‘Environmental Cost Accounting: Classifying and Comparing Selected Approaches’, in Bennett, M., Rikhardsson, P. and Schaltegger, S. (eds), Environmental Management Accounting – Purpose and Progress, Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, 65. Mc Chlery Meechan, L. and Godfrey, A.D. (2004), ‘Barriers and catalysts to sound financial management systems in small sized enterprises’, Research Executive Summaries Series, CIMA, Vol.1, No.3. 66. METI (2010). Material Flow Cost Accounting MFCA Case Examples. Ministry of Economy, Trade and Industry, Japan 67. Michael R. Kinney, Cecily A. Raiborn (2011), Cost Accountting: Foundations and Evolutions, 8 edition, South-Westerm College Pub 68. Morse, Davis & Hartgraves (2007), Management Accounting A Strategic Approach 69. Mostaque Hussain (2000), Management accounting systems in services: empirical evidence with non-financial performance measures in Finnish, Swedish and Japanese banks and other financial institutions 70. Namakonzi, R. and Inanga, E. (2014), ‘Environmental Management Accounting And Environmental Management In Manufacturing Industries In Uganda’, Working Paper No.2014/39, Maastricht School of Management. 71. Nelson Waweru (2008), Enrico Uliana (South Africa), Predicting change in management acconting systems: a contigent approach, Enrico Uliana 72. Periasamy P. (2010), A textbook of financial cost and management accounting, Himalaya Publishing House. ecembrie 1918”, Bungaria. 73. Radhakrishna, A., and R. Satya Raju, 2015. A Study on the effect of human resource development on employment relations. IUP journal of management research. 74. Ronald W.Hilton, thirteenth Edition, Cost Accounting a Managerial Emphasis 75. Schaltegger, S., Bennett, M.,Burrit, R. and Jasch, C. (2008), Environmental Management Accounting For Cleaner Production’, Pulished by Springer, Vol. 24. 76. Shen-Ho Chang, A.-A. C., Chin Ling Chu, Teng-Shih Wang, Sung-I Hsieh (2015). "Material Flow Cost Accounting System for Decision Making: The Case of Taiwan SME in the Metal Processing Industry." Asian Journal of Finance & Accounting Vol. 7, No. 1 77. Shields, M., 1997. Research in management accounting by North Americans in the 1990s. Journal of Management Accounting Research. 9: 3-62. 78. Strobel, M. and Redmann, C. (2002), ‘Flow Cost Accounting, an Accounting Approach Based on the Actual Flows of Materials’, in Bennett, M., Bouma, J. and Wolters, T. (eds), Environmental Management Accounting: Informational and Institutional Developments, Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, 79. Sudhashini Nair & Yee Soon Nian (2017) “Factors affecting management accounting practices in Malaysia 80. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007), Using multivariate statistics, Pearson Boston, MA. 81. Testa, F., Iraldo, F., Frey, M. and Connor, R. (2010), Life Cycle Costing, a View of Potential Applications: from Cost Management Tool to Eco-Efficiency Measurement, Book of Supply Chain Management, Edited by Dr. pengzhong Li. 82. Tsai, W., Lin, T and Chou, W. (2010), ‘Integrating activity based costing and environmental cost accounting systems: a case study’, Int. J. Business and Systems Research, Vol. 4, No. 2. 83. Tuan Zainun Tuan Mat (2010), Management accounting and organizational change: impact of alignment of management accounting system, structure and strategy on performance. PhD thesis. Edith Cowan University, Perth Western Australia 84. UNDSD (2001), ‘Environmental Management Accounting: Procedures and Principles’, United Nations Division for Sustainable Development, New York. 85. UNIDO (2003), Introducing Environmental Management Accounting (EMA) At Enterprise Level Methodology And Case Studies From Central and Eastern Europe, United Nations Industrial Development Organization. 86. USEPA (1995b), ‘An Introduction To Environmental Accounting As A Business Management Tool: Key Concepts And Terms, United State Environmental Protection Agency, Washington, D.C. 87. Wendisch, N. and Heupel, T. (2005), ‘Implementing Environmental Cost Accounting in Small and Medium – sized Companies, in Rikhardsson, P., Bennett, M., Bouma, J. and Schaltegger, S. (eds), Implementing Environmental Management Accounting: Status and Challenges, Springer, Dordrecht, Netherlands, Vol. 18. 88. Wu, Junjie and Boateng, Agyenim (2010), Factors Influencing Changes in Chinese Management Accounting Practices, Journal of Change Management, 10: 3, 315 — 329. TÀI LIỆU TRÊN WEBSITE 89. www. cgma.org/cgmacompass.org 90. www.emeraldgrouppublishing.com; 91. www.abebooks.com; 92. www.sciencedirect.com 93. www.emeraldinsight.com; ww.search.proquest.com; 94. www.igpublish.com; 95. 96. 97. evn.com.vn 98. https://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred_Marshall" \o "Alfred Marshall 99. https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Otto_Eckstein&action=edit&red link=1" \o "Otto Eckstein C37

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cac_doanh_ng.pdf
  • pdfNTKChi. Thong tin moi cua luan an - Tieng Viet.pdf
  • pdfNTKChi.Thong tin moi cua luan an - Tieng Anh.pdf
  • pdfNTKChi.Tom tat luan an Tieng Anh.pdf
  • pdfNTKChi.Tom tat luan an Tieng Viet.pdf
Luận văn liên quan