Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

Mục tiêu chung a) Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; b) Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

pdf291 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm về các chi phí theo dự toán giao khoán và cả các chi phí phát sinh ngoài dự toán. 3.2.5. Hoàn thiện phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam Các công ty xây dựng công trình thủy lợi cần đánh giá tình hình sử dụng chi phí, sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá tình hình sử dụng chi phí và kết quả hoạt động, các công ty cần xây dựng các chi tiêu chi phí nhằm phân tích biến động của chi phí thông qua báo cáo chi phí và thông tin chi phí cho các quyết định quản trị doanh nghiệp. Để có cơ sở thực hiện phân tích thông tin chi phí có hiệu quả, tính giá phí và báo cáo kết quả kinh doanh cho từng CT/HMCT, tác giả kiến nghị các công ty xây dựng công trình thủy lợi nên lập báo cáo giá thành theo theo công việc và theo quá trình thi công (Bảng 3.8-3.11) nhằm rút ra biến động tăng giảm để xác định nguyên nhân biến động và có biện pháp quản lý kịp thời. Ngoài ra, các công ty xây dựng công trình thủy lợi có thể phân tích biến động chi phí thông qua báo cáo giá thành và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. * Hoàn thiện về phân tích thông tin chi phí sản xuất + Quy trình phân tích, đánh giá hoạt động Bước 1: Tổng hợp dự toán chi phí từ các báo cáo định hướng Bước 2: Tổng hợp tình hình thực tế về chi phí Bước 3: Phân tích sự biến động và nguyên nhân của sự ảnh hưởng đến biến động chi phí Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị doanh nghiệp thường phải phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các biến động về biến phí, định phí, kết cấu chi phí...liên quan đến lợi nhuận của công ty. Trong trường hợp có nhiều phương án kinh doanh buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn phương án nào tối ưu nhất cho công ty. Bước 4: Lập báo cáo biến động về chi phí và nguyên nhân ảnh hưởng + Phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin về chi phí nhằm kiểm soát được chi phí. 253 Nhằm kiểm soát được chi phí thì cần phải phân tích hệ thống chỉ tiêu quản trị chi phí. Qua đó cho phép các công ty kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót cũng như những ưu điểm trong quá trình thi công xây dựng công trình thủy lợi. Trên cơ sở thiết lập hệ thống chỉ tiêu dưới dạng tỷ trọng, tỷ suất... sẽ biểu thị ý nghĩa các mối quan hệ và phản ánh khuynh hướng có thể kết luận được. Mặt khác, phân tích thông tin không những giúp công ty thực hiện được chức năng kiểm soát thành công mà còn phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động. + Đối với chi phí sản xuất: Để tổng hợp toàn bộ kết quả tính toán biến động biến phí NVLTT, NCTT,... phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khuyến nghị các biện pháp kiểm soát cho nhà quản lý, các công ty xây dựng công trình thủy lợi có thể lập báo cáo phân tích biến động cho từng loại biến phí theo mẫu: Bảng 3.10: Bảng báo cáo phân tích biến động biến phí... Hạng mục công trình/Công trình: Qúy.Năm.. Biến phí Biến phí ... Biến động Các nhân tố ảnh hưởng Loại biến phí ... thực tế dự toán biến phí Tổng cộng * Đánh giá, khuyến nghị Báo cáo này thường được cấu trúc thành hai phần Phần 1: Kết quả phân tích biến động. Trình bày kết quả tính toán biến động biến phí, tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố biến động; hoặc biến phí sử dụng máy thi công thì các nhân tố ảnh hưởng như: Sản lượng, giờ máy,... Phần 2: Đánh giá, khuyến nghị: Đề cập đến các giải trình và thuyết minh cho kết quả tính toán ở phần 1, đề xuất các trọng tâm và biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, thúc đẩy các yếu tố tích cực. * Xử lý trượt giá tại các công trình xây dựng -Việc khẩn trương nghiên cứu để thiết lập công thức tính trượt giá là yêu cầu 254 cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi giá cả thị trường trong nước và Quốc tế có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là sự tăng giá của nguyên, nhiên liệu, các loại vật liệu xây dựng chủ yếu. Tuy nhiên cần có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức để xây dựng được công thức tính trượt giá phù hợp với điều kiện Việt Nam và thuận tiện trong triển khai thực hiện, ít chịu chi phối bởi cơ cấu hành chính, đảm bảo giá trị gần với thực tế cho các nhà thầu. Ngoài ra với việc xác định công thức phù hợp sẽ cho phép xác định ngay khi lập dự toán một cách tương đối gần khoản kinh phí do trượt giá vật liệu, giúp cho các chủ đầu tư chủ động trong việc dự trù nguồn vốn cho công trình, dự án. Các nhà thầu cũng sẽ thu lại được tối đa các chi phí chính đang bỏ ra trong quá trình xây dựng công trình do biến động về giá vật liệu. -Đặc biệt, nếu xây dựng được công thức trượt giá chuẩn xác và cải tiến công tác lập dự toán thì công việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán, một công tác rất khó khăn phức tạp trong suốt thời gian vừa qua với tất cả các đơn vị từ Quản lý, Chủ đầu tư, Tư vấn sẽ trở nên đơn giản và chính xác, với các kết quả tính toán giải trình rõ ràng, minh bạch, thuyết phục. * Dự phòng phí cho công trình xây dựng Cần tách riêng dự phòng cho trượt giá và khối lượng. Khoản dự phòng cho trượt giá phải được xem xét tính toán sao cho gần với thực tế biến động bằng các công thức, các hàm theo phương pháp thống kê, tính toán trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng. Chỉ quy định tỷ lệ % dự phòng cho khối lượng. Có như vậy hiệu quả đầu tư cho dự án mới đảm bảo như tính toán, không bị động trong quá trình triển khai thực hiện đặc biệt là với các dự án BOT, BT, BTO và các hình thức đầu tư khác. 3.2.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí SX và giá thành Báo cáo quản trị giá thành sản phẩm cung cấp thông tin về tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp nhà quản trị phân tích, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận. Cơ sở để lập báo cáo này là căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và dự toán chi phí sản xuất và giá thành của các CT/HMCT. Đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi, việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán là cần thiết dựa trên các thông tin kế toán cung cấp nhằm thu nhận, 255 xử lý và thích hợp với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng công ty. Hiện nay hầu hết các công ty xây dựng công trình thủy lợi thực hiện cơ chế khoán, các bộ phận nhận khoán có tổ chức công tác kế toán riêng, xây dựng báo cáo KTQT nhằm giúp các nhà quản trị đánh giá biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi, cần thiết lập các báo cáo kế toán sau: Bảng 3.11: Bảng báo cáo chi phí (theo địa điểm thi công) (Dùng cho bộ phận trực tiếp thi công) XN, đội thi công.... Qúy.... Năm Phần 1: Chi phí dự toán chi tiết Yếu tố chi Công trình (hạng mục công trình) Định khối Thực chênh .. phí dự toán mức lượng hiện lệch A 1 2 3 4 5 Tổng Phần 2: Chi phí dự toán chung Loại chi phí Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch A 1 2 3 Tổng Dự toán • Báo cáo chi phí sản xuất theo địa điểm thi công cung cấp các thông tin chi tiết về tình hình chi phí sản xuất ở từng địa điểm phát sinh chi phí nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản trị kiểm soát được tình hình thực hiện định mức chi phí của từng địa điểm, làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh theo từng địa điểm. Cơ sở để lập báo cáo này là dựa vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo yếu tố cho từng địa điểm sản xuất thi công. 256 Bảng 3.12: Bảng báo cáo chi phí Công trình/ hạng mục công trình Xí nghiệp đội thi công... Quý năm Kế Thực hiện Chênh Chỉ tiêu Ghi chú Hoạch Lệch A 1• 2 3• B 1. Biến phí + NVLTT + NCTT + Biến phí sử dụng máy thi công + Biến phí SXC 2. Định phí +Định phí SD MTC + Định phí SXC Tổng cộng Báo cáo chi phí theo từng công trình hay hạng mục công trình cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp các thông tin chi tiết về tình hình chi phí sản xuất ở từng công trình hay hạng mục công trình. Từ đó, nhà quản trị kiểm soát được tình hình thực hiện định mức chi phí của từng công trình hay hạng mục công trình, làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh. Cơ sở lập báo cáo này là dựa vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo yếu tố cho từng công trình hay hạng mục công trình. Ngoài ra, để giúp cho nhà quản trị phân tích, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để tăng lợi nhuận, các công ty xây dựng công trình thủy lợi cần lập báo cáo giá thành. 257 Bảng 3.13: Bảng báo cáo giá thành CT/HMCT Quýnăm Giá thành đơn vị Tổng giá thành Đối tượng Chênh KH TT Chênh KH TT lệch lệch Hạng mục 1 Hạng mục 2 .. Tổng cộng Báo cáo này cung cấp thông tin về tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng HMCT của công ty. Cơ sở lập báo cáo này là dựa vào sổ chi tiết chi phí, giá thành và dự toán chi phí và giá thành của các loại CT/HMCT. *Tổ chức hệ thống báo cáo của kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo KTQT được thiết kế, lập và trình bày mang tính linh hoạt, không mang tính thống nhất và tuân thủ như báo cáo KTTC nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát nội bộ. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và yêu cầu của nhà quản trị, cần có các loại báo cáo sau: Nhu cầu thông tin và báo cáo cho chức năng hoạch định của nhà quản trị; Phục vụ chức năng kiểm tra của nhà quản trị; Nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện. Với chức năng thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt các yếu tố giữa tổ chức, con người với nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản lý cũng cần có nhu cầu rất lớn đối với thông tin kế toán, nhất là thông tin KTQT. Nhờ có thông tin do KTQT cung cấp mà nhà quản trị mới có thể đề ra quyết định đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá. Nhà quản trị sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh 258 giá thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này nhà quản trị cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp nhà quản trị có thể nhận diện những vấn đề cần phải điều chỉnh cho hợp lý. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết hợp cả ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất cả đều đòi hỏi phải có quyết định. Phần lớn những thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định. Để có thông tin thích hợp, đáp ứng cho nhu cầu thích hợp của quản lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. KTQT không chỉ giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định thích hợp nhất. Góp phần đổi mới cải tiến công tác quản lý của DN. Nguồn lực của doanh nghiệp được kế toán đo lường, định lượng thành các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện dưới hình thức giá trị nhằm cung cấp thông tin có giá trị cho chức năng kiểm tra và đánh giá. Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm nhận biết tiến độ thực hiện và phát hiện những nguyên nhân sai lệch giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra. Ngoài ra quá trình này còn giúp doanh nghiệp phát hiện những thay đổi sẽ xảy ra. Nếu kết quả kiểm tra đánh giá đúng sẽ có tác dụng tốt cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh kế hoạch, là cơ sở để đề ra các giải pháp thực hiện trong tương lai. Cũng thông qua quá trình kiểm tra đánh giá, còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những tiềm năng, thế mạnh cần được khai thác và khai thác bằng cách nào sẽ có hiệu quả nhất, đồng thời phát hiện những yếu kém cần được điều chỉnh. 259 Đồng thời, DN cần tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán để có thể phân tích, xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 3.3.1. Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng Mặc dù có mặt ở nước ta từ khá lâu, từ những năm 90 trở đi nhưng kế toán quản trị chưa thật sự được quan tâm, chú trọng cho dù vai trò và chức năng của kế toán quản trị có ý nghĩa khá quan trọng đối với hoạt động của một tổ chức. Hiện nay, chưa có quan điểm thống nhất về kế toán quản trị cũng như việc áp dụng kế toán quản trị tại các đơn vị. Công tác kế toán quản trị còn bị xem nhẹ. Do đó, có áp dụng kế toán quản trị trong hoạt động của công ty hay không là tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị. Tính đến thời điểm hiện nay, văn bản pháp luật có đề cập đến nội dung của công tác kế toán quản trị có thể kể đến hai văn bản chính là: (1) Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành vào ngày 20/11/2015 xác định kế toán quản trị là: “Việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”, (2)Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 về hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp để hướng dẫn thực hiện công tác KTQT. Như vậy, hệ thống KTQT chưa có một quy chuẩn pháp lý chung về hình thức và nội dung.Vì vậy, Nhà nước mà cụ thể là Bộ tài chính cần sớm ban hành những quy định, văn bản rõ ràng cụ thể hơn về hệ thống KTQT trong mọi loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống chỉ tiêu KTQT cụ thể theo mục tiêu quản trị, đưa ra các quan điểm thống nhất về kế toán quản trị cũng như việc áp dụng KTQT tại các đơn vị... Đồng thời, có các mô hình KTQT mẫu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất kinh doanh để các doanh nghiệp vận dụng vào thực tế một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, tương tự như kế toán tài chính, Bộ tài chính cũng nên mở các lớp tập huấn, phổ biến rộng rãi kiến thức về kế toán quản trị đến các doanh nghiệp, cử các chuyên viên tư vấn về kế toán quản trị đến đào tạo, nâng cao hiểu biết, trình 260 độ trong công tác kế toán quản trị đối với đội ngũ nhân viên đảm nhiệm công tác kế toán quản trị của doanh nghiệp. Thêm vào đó, Bộ Tài chính nên thống nhất cùng Bộ Giáo dục nên đưa môn học kế toán quản trị vào là một môn chuyên ngành bắt buộc có trong khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chuyên nghiệp về kinh tế tài chính, bởi lẽ các sinh viên kinh tế sau này chính là những đối tượng sử dụng và cung cấp thông tin kế toán quản trị để điều hành, phục vụ công tác quản lý của đơn vị. -Đối với Bộ Xây dựng + Các tiêu chuẩn xây dựng, định mức xây dựng ,dùng để tính toán chi phí xây dựng công trình Bộ Xây dựng nên giao cho các Công ty tư vấn xây dựng chuyên nghiệp, để họ đứng ra nghiên cứu, phát hành, vì ở họ có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm thực tế cụ thể hơn theo từng vùng, từng địa phương, hơn nữa, hàng năm chúng được cập nhật, đánh giá và xuất bản thông qua sự đóng góp và cung cấp dữ liệu của các chuyên gia, các tổ chức tư vấn khác cũng như của các nhà thầu trong ngành xây dựng. Tài liệu này là căn cứ tham khảo quan trọng cho các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, thiết kế và các nhà thầu trong quan hệ hợp đồng. + Xây dựng Ngân hàng dữ liệu: Việc thu thập và tích lũy tư liệu của các công trình đã hoàn thành mà có chi phí tốt nhất là rất quan trọng, nhằm làm cơ sở đối chiếu, phân tích cho những thiết kế hiện tại hoặc làm cơ sở cho những công trình chưa có bản vẽ thiết kế tham khảo và nhất là những công trình tham gia đấu thầu. + Trong công tác đấu thầu, cần nghiên cứu đề ra những quy định cụ thể về các căn cứ và phương pháp lập giá dự thầu, giúp cho nhà thầu phát huy được những thế mạnh riêng của mình trong quá trình xác định giá dự thầu. Trong thực tế hiện nay, giá dự thầu được tính toán không phải dựa trên cơ sở đơn giá nội bộ mà thường dựa vào đơn giá do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành cũng như các định mức chi phí tính theo tỉ lệ được quy định đối với việc lập dự toán hạng mục công trình làm cho giá dự thầu không phản ánh đúng thực tế xây dựng của nhà thầu. Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án công, bảo đảm nguyên tắc tính đúng tính đủ, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Đây cũng là cơ sở quan trọng 261 bảo đảm tính đúng phí dịch vụ, thời gian thu phí các dự án BOT, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng. - Đối với Cơ sở Đào tạo: Đào tạo loại hình kỹ sư, chuyên gia giá xây dựng, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng: Yêu cầu cơ bản các kỹ sư phải có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực để đảm bảo được các yêu cầu về bảng thiết kế và chất lượng của bảng dự toán, nhất là đối với những công trình phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. 3.3.2. Đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam * Nhận thức của nhà quản trị: Kế toán quản trị có vai trò quan trọng đối với hoạt động của công ty nếu như nó phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, để làm được việc đó, điều đầu tiên là cần phải nâng cao nhận thức và trình độ quản lý của nhà quản trị, giúp nhà quản trị thấy được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong hệ thống kế toán. Nhà quản trị khi thấy được sự tất yếu phải có của kế toán quản trị thì sẽ có các chính sách, quyết định để kế toán quản trị hình thành và phát triển tại đơn vị mình. Nhà quản trị cần xác định rõ những thông tin cần được bộ phận kế toán quản trị cung cấp, để bộ phận kế toán quản trị xây dựng mô hình đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin, để nhanh chóng áp dụng kế toán quản trị vào công ty. Kế toán quản trị cần được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, tổng hợp và có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau. Do vậy, các công ty cần rà soát lại quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từ đó mô tả lại thật rõ ràng, cần có tính liên thông về mặt thông tin để làm tiền đề cho việc triển khai hệ thống KTQT sau này. - Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý, hệ thống định mức, đơn giá chi phí nội bộ dựa trên cở sở quy định, hệ thống định mức chi phí của Nhà nước cũng như trên cơ sở thực tế tại doanh nghiệp. Củng cố, hoàn thiện công tác thu thập, xử lý chứng từ, đa dạng hóa cách phân loại chi phí đề đưa ra nhiều biện pháp quản lý chi phí sản xuất. Xây dựng định mức chi phí, dự toán chi phí nhằm hoàn thiện hơn phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong đó cần xây dựng quy định, quy chế, cơ chế khoán nội bộ phù hợp với quy định và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho các công ty xây dựng công trình thủy lợi xác định cho 262 mình một cơ chế khoán hợp lý. Ngoài ra, phải xây dựng các hình thức khoán cho phù hợp với đặc điểm và tính chất công việc thực hiện khoán. Để thực hiện khoán có hiệu quả, để lựa chọn hình thức khoán hợp lý thì công ty xây dựng công trình thủy lợi cần dựa vào năng lực tổ chức quản lý, năng lực thi công của tổ đội; công tác cung ứng các điều kiện phục vụ thi công; công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, thi công cũng như công tác lập hợp đồng, tổ chức chỉ đạo, giám sát trong quá trình thực hiện công tác khoán cho các tổ, đội. Xây dựng hệ thống định mức khoán trong thực hiện khoán CT/HMCT. Bên cạnh định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cũng đóng vai trò quan trọng, cần phải xác định đúng mới có thể kích thích các tổ, đội thực sự quan tâm đến tiến độ, chất lượng công trình cũng như hài hòa lợi ích giữa các công ty xây dựng công trình thủy lợi và các tổ, đội và người lao động. * Trình độ của nhân viên kế toán quản trị: Thực tế khảo sát cho thấy, đối với một số nhân viên kế toán tại công ty kiến thức về kế toán quản trị còn khá mới mẻ, số còn lại thì chưa có nhận thức đầy đủ vai trò cũng như tầm quan trọng phải có của kế toán quản trị, thiếu kiến thức, kỹ năng thực tế. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp không chỉ là cung cấp thông tin cho nhà quản trị mà còn tham mưu cho nhà quản trị đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Những thông tin này rất quan trọng trong môi trường kinh tế năng động và đầy cạnh tranh như hiện nay nên đòi hỏi kế toán quản trị phải có chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, không làm rò rỉ thông tin và có tinh thần trách nhiệm với công việc để tránh làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị từ đó làm ảnh hưởng tới lợi ích doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của các nhân viên kế toán và sự phân công lao động kế toán phù hợp là rất cần thiết. Muốn vậy, các nhân viên làm công tác kế toán quản trị phải có một chương trình đào tạo bài bản về kế toán quản trị để có được nhận thức một cách đầy đủ nhất về công việc kế toán quản trị. Bên cạnh đó, phải có chuẩn mực về đạo đức đối với người hành nghề kế toán quản trị. Đồng thời, ngay từ khâu tuyển dụng công ty cần đưa ra và lựa chọn tiêu chí tuyển dụng phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, 263 nghiệp vụ cho nhân viên, thường xuyên cập nhật và phổ biến các văn bản pháp luật về tài chính kế toán. * Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Yêu cầu của kế toán tài chính nói chung cũng như kế toán quản trị nói riêng là cần phải được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Do đó, bộ máy kế toán quản trị cần phải đáp ứng được yêu cầu này. Nhất là trong thời buổi nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà thông tin được coi là chiếc chìa khóa quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Hiện nay tại công ty, công tác kế toán tài chính được trang bị và sử dụng hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán Bravo, Misa.... chuyên dụng cho công tác kế toán tài chính nhằm mục đích lập các báo cáo kế toán chứ chưa phục vụ mục đích kế toán quản trị. Do đó công ty có thể cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để tự xây dựng phần mềm kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị mình với việc thuê, mua thiết kế phần mềm kế toán quản trị của đơn vị khác về sử dụng tại đơn vị mình. * Kiến nghị và giải pháp vận dụng chi phí mục tiêu để quản lý chi phí trong ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu, phân tích, ứng dụng phương pháp chi phí mục tiêu để làm giảm các chi phí không cần thiết là các chi phí không làm tăng thêm giá trị sản phẩm ở từng loại CT/HMCT và cả vòng đời sản phẩm từ khi lên kế hoạch, thiết kế, thi công, hoàn thành và hữu dụng trong quá trình sử dụng. Để vận dụng hữu hiệu lý thuyết chi phí mục tiêu, các giải pháp đối với nhà thầu, đối với chủ đầu tư như sau: -Giải pháp đối với Nhà thầu + Nhà thầu phải có một nhà quản lý chịu trách nhiệm toàn bộ dự án từ khi nhận biết dự án đến khi vận hành và kết thúc dự án, đồng thời có thể quản lý các chi phí trong suốt dự án. + Nhà thầu nên xem xét và nhận biết toàn bộ chi phí của dự án ngay từ giai đoạn đầu, cụ thể là tổng chi phí vốn và vận hành trong suốt chu kỳ của dự án, vì tất cả các chi phí này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà thầu. 264 + Nhà thầu nên vận dụng công cụ phân tích giá trị để cải thiện chi phí cho dự án, nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời, nhà thầu nên thiết lập một ngân hàng dữ liệu của những dự án đã thành công về chi phí. + Nhà thầu nên thiết lập đội làm việc đa năng (đan chéo) và có sự phối hợp chặc chẽ với các nhà cung cấp bên ngoài để đạt được mục tiêu chi phí. + Mỗi bộ phận, mỗi hạng mục của công trình đều phải có kế hoạch chi phí chi tiết. Nhà thầu dựa vào đó để kiểm tra tính chấp hành chi phí xây dựng công trình từ các bộ phận. -Giải pháp đối với Chủ đầu tư + Thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để giúp chủ đầu tư trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị, và công việc của nhà thiết kế và nhà xây dựng, nhà cung cấp làm cho họ sớm phối hợp với nhau để đem lại sự thuận lợi cho dự án. + Giao cả việc thiết kế và thi công cho một nhà thầu (hệ thống thiết kế và xây dựng, hệ thống thiết kế và quản lý); các giai đoạn thiết kế và thi công có thể chồng lên nhau để giảm thời gian thực hiện dự án; công cụ phân tích giá trị cho phép nhà thiết kế đưa ra các thay đổi đối với dự án mà không làm ngưng các quá trình khác; có thể áp dụng các kỹ luật tài chính chặt chẽ lên nhà thầu để đảm bảo dự án hoàn thành đúng với ngân sách sẵn có. - Giao thêm nhiệm vụ cho nhà thầu, ví dụ lập kế hoạch dự án, lựa chọn nguồn tài chính và cung cấp tài chính cho dự án cho đến khi dự án đi vào hoạt động và bảo trì công trình (hợp đồng mà chủ đầu tư là bên trả cho việc cung cấp công trình và cả bảo trì công trình); làm như vậy nhà thầu liên quan tới toàn bộ chi phí của toàn bộ chu kỳ sống của dự án. - Đưa ra các khuyến khích kinh tế cho các bên tham gia dự án để cải thiện tính hữu hiệu lâu dài của dự án dưới dạng các liên danh tư-công (PPP). 265 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí SX và giá thành sản phẩm là một công việc mang tính bắt buộc. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam, chương 3 đã đưa ra nguyên tắc chung cùng như nội dung hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí SX và giá thành sản phẩm trên các khía cạnh sau: - Hoàn thiện nhận diện chi phí và phân loại chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam - Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam - Hoàn thiện việc vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi - Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm chi phí - Hoàn thiện phân tích và báo cáo thông tin chi phí phục vụ cho yêu cầu quản trị - Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí SX và giá thành. Để tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí SX và giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu đề ra cần phải thực hiện trong những điều kiện nhất định, các giải pháp chủ yếu trên nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí SX và giá thành sản phẩm trong các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam. 266 KẾT LUẬN CHUNG Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành (KTQTCPSX và GT) là một bộ phận cơ bản và quan trọng của KTQT doanh nghiệp. KTQTCPSX và GT cung cấp thông tin cụ thể về chi phí giá thành (CPGT) và là phương tiện để thực hiện kiểm soát CPGT trong doanh nghiệp (DN). Nhiệm vụ quan trọng của KTQTCPSX và GT là giúp nhà quản lý có những giải pháp tác động lên các chi phí, giá thành. KTQTCPSX và GT phải nhận biết nắm bắt được CPGT một cách đúng đắn, xác định nguyên nhân gây ra CP để có thể tìm ra biện pháp hạ giá thành. Việc thực hiện các nội dung của KTQTCPSX và GT tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng DN (quy mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ quản lý, trang thiết bị, năng lực đội ngũ kế toán, đặc điểm kinh doanh, sản phẩm, tổ chức sản xuất...), do đó, mỗi DN cần linh hoạt thực hiện công tác KTQTCPSX và GT sao cho phù hợp với DN mình. Đối với xây dựng cơ bản, đây là ngành SX (SX) vật chất độc lập có chức năng tái SX TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân, tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội. Thông thường, công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây dựng (XL) nhận thầu tiến hành. Sản phẩm XL là những công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian SX kéo dài... Việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm XL nhất thiết phải lập dự toán thiết kế và thi công. Sản phẩm XL được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư, do đó, tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ. Sản phẩm XL cố định tại nơi SX còn các điều kiện SX (xe máy, thiết bị thi công, người lao động,...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Những đặc điểm mang tính đặc thù so với các ngành SX khác nói trên tác động đến công tác kế toán trong các đơn vị XL. Trong nghiên cứu "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam". Luận án đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị chi phí, giá thành theo các nội dung sau: 1. Về lý luận: Luận án đã khái quát được nội dung của kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp xây dựng. Làm rõ bản chất, vai trò, phương pháp của kế toán quản trị nói chung. Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí, giá thành tại các doanh nghiệp xây dựng. Luận án đã tìm hiểu kế toán 267 quản trị chi phí và giá thành của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Về thực trạng: Luận án đi nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí SX và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam theo các nội dung cơ bản sau: Tổng quan về ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam Phân tích về đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, đặc điểm cơ chế tài chính ảnh hưởng tới công tác quản trị chi phí giá thành của ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam Khái quát, phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí SX và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí SX và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam, chỉ rõ ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó 3.Về giải pháp: Dựa vào lý luận và thực trạng kế toán quản trị chi phí SX và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam kết hợp với chiến lược phát triển của ngành xây dựng thủy lợi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Luận án đưa ra yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí SX và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam. Từ đó, luận án đã đề ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí SX và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, thông qua việc nhận diện và phân loại chi phí, xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí mục tiêu, phân tích thông tin chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra các điều kiện để thực hiện giải pháp. Trong đó, cần có sự phối hợp của Nhà nước và các cơ quan chức năng để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành của các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam. Với những nội dung trình bày trên đây, luận án đã dáp ứng cơ bản được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Tác giả hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp nhất định với sự phát triển về mặt lý luận và 268 thực tiễn cho ngành thủy lợi ở Việt Nam nói chung và cho các công ty xây dựng thủy lợi nói riêng. Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các công ty thủy lợi nói riêng vẫn còn là vấn đề mới mẻ và thực tế cho thấy các công ty này chưa có công cụ này. Nên trong quá trình nghiên cứu có nhiều khó khăn về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, luận án không thể tránh khỏi những thiếu xót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Hướng phát triển của luận án Dù đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Hướng phát triển tiếp theo của luận án có thể là nghiên cứu “Những nguyên tắc KTQT toàn cầu” tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam. Gồm: 4 thành phần của một chức năng KTQT hiệu quả, ba yếu tố tăng cường việc áp dụng hiệu quả các nguyên tắc KTQT (như bảng điểm chiến lược CIMA, bảng điểm cân bằng, lập ngân sách và hạch toán chi phí theo hoạt động, phân tích chuỗi giá trị và quản lý rủi ro DN), hướng dẫn 4 nguyên tắc KTQT trong các chức năng KTQT theo 14 hoạt động chính của DN. Từ đó, có thể dùng để đánh giá tính hiệu quả của chức năng KTQT hiện tại của các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn! 269 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Đào Thúy Hằng (2019), Vận dụng kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng thủy lợi ở VN, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019 (710), trang 85-87 2. Đào Thúy Hằng (2019), Tác động của hoạt động xây lắp thủy lợi đối với công tác kế toán quản trị chi phí, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2019 (707), trang 56-58 3. Đào Thúy Hằng (2019), Kế toán quản trị chi phí giá thành tại các công ty xây dựng thủy lợi ở VN, Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 2/2019 (698+699), trang 90-92 4. Đào Thúy Hằng (2017), Một số vấn đề về định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2017 (669), trang 97-99 5. Đào Thúy Hằng (2016), Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, Tạp chí Kinh tế-Chấu Á- Thái Bình Dương tháng 8/2016 (475), trang 88-90 6. Đào Thúy Hằng (2015), Bài học kinh nghiệm từ phương pháp lập áo cáo tài chính Mỹ trong các doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế-Chấu Á- Thái Bình Dương tháng 5/2015 (Số cuối tháng 5), trang 72-75 7. Đào Thúy Hằng (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần ECOTECH Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ-ĐH Thái Nguyên Tập 126, số 12, 2014, trang 199-204 8. Đào Thúy Hằng (2013), Nghị định 109/2013/NĐ-CP: Khung xử phạt mới về vi phạm quản lý giá, Tạp chí Tài chính tháng 11/2013 (589), trang 42-44 9. Đào Thúy Hằng (2013), Nghị định 92/2013/NĐ-CP: Cụ thể hóa những đổi mới của luật thuế, Tạp chí Tài chính tháng 9/2013 (587), trang 39-42 270 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư 53/2006/TT - BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, ban hành ngày 12/06/2006. - Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT - BTC, hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014 - Bộ Tài Chính (2016), Thông tư 133/2016/TT - BTC, hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 26/8/2016 2. Các Thông tư, nghị định, quyết định liên quan lĩnh vực xây dựng - Nghị định 112/2009/NĐ - CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. - Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2016, thông tư 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn nhà nước. - Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... - Quyết định số 94/2016/TT-BTC ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2006 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thấm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất. - Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phíxây dựng công trình xây dựng phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) 271 - Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 18/6/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phíxây dựng công trình, không có Định mức chi phícho công tác ván khuôn kênh mương có mặt cắt ngang hình chữ nhật, hình vuông. - Các văn bản công bố định mức, đơn giá của Bộ Xây dựng; Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương nơi có công trình đang lập dự toán. - Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa - Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020, Phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Luật số 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại DN năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật 3.Vũ Thị Kim Anh (2012) Vũ Thị Kim Anh (2012), Hoàn thiện kế toán quản chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. LATS, Học viện Tài chính 4. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân. 5. Nguyễn Thị Bình (năm 2017), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” Học viện Tài chính 6. Ngô Thế Chi, Kế toán quản trị và những tình huống cho nhà quản lý, Nxb Tài chính, Hà Nội. - Ngô Thế Chi (1995), Đặc điểm kế toán Mỹ và Pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Phạm Văn Dược (1997), Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. - Phạm Văn Dược (2010), Kế toán quản trị - Phần ỉ: Kế toán chi phí, Nxb Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 8. Trần Thị Dự (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Đại học Kinh tế Quốc dân 272 9. Nguyễn Phú Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội. -Nguyễn Phú Giang (2013) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiêp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 10. Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Học viện Tài chính 11. Hồ Mỹ Hạnh (2014), Tổ chức hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp May Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân. 12. Đỗ Thị Thu Hằng (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị tại các Tổng công ty ngành xây dựng thuộc Bộ Quốc Phòng, Học viện Tài Chính 13. Lê Thị Minh Huệ (2016), “Hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính -Lê Hương (2017), Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây dựng trên địa bàn Hà Nội, Học viện Tài Chính. 14. Giáp Đăng Kha (2015) với luận án ‘‘Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phi trong các doanh nghiệp xây dựng”. 15. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” 16. Lê Thị Diệu Linh (2011) với luận án “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng”. 17. Đường Quỳnh Liên (2016), Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng đường bộ khu vực miền Trung Việt Nam, Học viện Tài Chính 18. Hồ Văn Nhàn (2010), Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 19. Nguyễn Năng Phúc (2014), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 273 20. Đỗ Thị Thúy Phương (2015), Kế toán quản trị, Nxb Đại học Thái Nguyên 21. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình Kế toán quàn trị, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Phạm Quang (2000), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. 23. Nguyễn Ngọc Quang (2013), Giáo trình kế toán quán trị, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 24. Quốc hội (2015), Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Hà Nội. 25. Nguyễn Minh Thành (năm 2017), “Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam ” , Học viện Tài Chính 26. Nguyễn Quốc Thắng (2010), Tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân. 27.Nguyễn Thị Diệu Thu (2016), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phẩm mềm ở Việt Nam hiện nay, Học viện Tài Chính 28. Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011. Kế toán quản trị .TP Hồ Chí Minh, NXB Lao động 29. Đoàn Xuân Tiên (2010), Kế toán quản trị, Nxb Lao dộng, Hà Nội. 30. Nguyễn Năng Phúc (2014), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 31. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. 32. Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức kế toán quàn trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Học viện Tài chính. 33. Nguyễn La Soa (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xây dụng Công trình giao thông 8, Học viện Tài chính 274 34. Đinh Thị Kim Xuyến (2015), Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam, Học Viện Tài Chính 35. Các trang thông tin điện từ (Website) http://:www.mof.gov.vn http://:www.tapchibcvt.gov.vn http://:www.kiemtoanasc.com.vn https://niengiamtrangvang.com/nganhnghe/133000/x%C3%A2y- d%E1%BB%B1ng-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%A3i.html) Tài liệu tiếng Anh 36. Atkinson, Kaplan & Young (2004), Management Accounting, Prentice Hall, New Jersey. - Kaplan & Atkinson (1998), Advanced Management Accounting, Prentice Hall,NewJersey. 37. Ailman, H.B, 1950. Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting] 38. Anand Anand A, Sahay B & Subhasshish S (2004), Cost Management Practices in India: An Empirical Study 39. Ana Mitsuko Jacomit, Ariovaldo Denis Granja and Flavio Augusto Picchi,Target Costing Research Analysis: Reflections for Construction Industry Implementation, pp.601-610 40. Barfield, Raibom & Kinney (1998), Cost Accounting: Traditions and Innovations, South-Western College Publishing, Cincinnati. 41. Colin Drury (2018), Management and Cost Accounting 42. Cheatham, Carole B., and Leo R. Cheatham. "Redesigning cost systems: Is standard costing obsolete?." Accounting horizons 10 (1996): 23-31. 43. Christopher S. Chapman, Anthony G. Hopwood, Michael D. Shields (2007), Handbook of Management Accounting Research Volume 2, Copyright 2007 Elsevier Ltd, Vol 2, Chapter. 18, 19, 21,22, 24. 44. David F. Hawkins, V. G. Narayanan, Jacob Cohen, Michele Jurgens, 2004. Introduction to Responsibility Accounting Systems, Harvard Business School 275 HBSP Online 45. Epstein, Marc J. The effect of scientific management on the development of the standard cost system. New York: Arno Press, 1978. 46. Floria, G., James, O.H., Cathy, c. (1998), CVP analysis: A New hooky Journal of Managerial, Volumel 10, Issue 2, pp 74-85. (Truy cập tại #page_scan_tab_contents) 47.Fleischman, Richard K., and Thomas N. Tyson. "The evolution of standard costing in the UK and US: from decision making to control." Abacus 34.1 (1998): 92-119. 48. Glenn Ballard and Paul Reiser, The St.Olaf College Fieldhouse Project: A case study in designing to target cost 49. Henry Metcalf, “Cost of Manufacturers”, 1885 - Henrici, Stanley B. Standard costs for manufacturing. McGraw-Hill, 1960. 50. Hilton, (1997), Managerial Accounting, MaGraw-Hill, USA. 51. H. Bouquin, J. p. Zerbib, Kiểm soát quản lý kế toán quản trị 52. Ingram, Albright & Hill (2001), Management Accounting: Information for Decisions,Cincinnati:South-WesternCollegePublishing. 53. John Blaker, Pilar Soldevila & Philip Wraith (2(X)8), The Dimensions of factors giving rise to variations in national management accounting appproaches, European Review, Vol. 15, 181-188 54. John Innés, Falconer Mitchell and Donald Sinclair,( 2000), Activity-based costing in the Ư.K. s largest companies: a comparison of 1994 and 1999 survey’ results, Management Accounting Research, Volume 11, Issue 3, pp 349 - 362. (Truy cập tại 55. Kip R Krumwiede (2005), “Reward and realities of German Cost Accounting", Strategic Finance, Apr. Vol. 86, Iss. 10 56. K.R.Subramanyam, John J Wild (2008), Financial Statement Analysis. Publisher: McGraw-Hill Education. 276 57. Kihn Lili-Anne, Nasi Salme (2010), “Research strategic analysis of the Finnish doctoral dissertations in management accounting from 1990 to 2009”, Tạp chi Liiketaloudellinen Aikakauskiija SÔ 59, trang 41-86, 58. Bài báo của tác giả Alyse Marie Schrecongost, năm 2005 59. Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan- Mohammed (2012), Examining the Behavioural Aspects of Budgeting with particular emphasis on public sector/service budgets, International Journal of Business and Social Science, Special Issue - July 2012, Vol 3, No. 14. 60. Monđen, Y & Hamada, K (1991), Target' Costing and Kaizen Costing in Japanese Automobile Companiesy Journal of Management Accounting Research, Volume3,pp16-34.(Truy cập tại trang: %20Strategic%20Management%20Accounting/ Monden, Hamada-1991-T argetcostingandkaizencosting.pdf) 61. Michael W Maher (2000), “Management accountanting education at the Millennium. 62. Michael M Coltman. Martin G. Jagels (2001), Hospitality Management Accounting, Seventh Edition, John Wiley & Sons. Inc. 63. Michael R. Kinney & Cecily A. Rai bom (2011). Cost Accounting: Foundations and Evolutions. 64. Michael Chatfield. "Whitmore, John," in: History of Accounting: An International Encyclopedia. Michael Chatfield, Richard Vangermeersch eds. 1996/2014. p. 607-8. 65. Michael Chatfield. "Harrison, G. Charter 1881-," in: Michael Chatfield, Richard Vangermeersch (eds.), The History of Accounting (RLE Accounting): An International Encyclopedia 2014. p. 291. 66. Mádálina Miháilá (2014), “Managerial accounting and decision making, in energy industry ”, Procedía - Social and Behavioral Sciences 109 ( 2014 ) 1199- 1202 67. Nelson Waweru (2008), Enrico Uliana (South Africa), Predicting change in management acconting systems: a contigent approach, Enrico Uliana 277 68. Nicholson, Jerome Lee, and John Francis Deems Rohrbach. Cost accounting. New York: Ronald Press, 1919. 68. Moolchand Raghunandan, Koshina Raghunandan - Mohammed (2012), "Department of Management stusies The university of the West Indies 69. Oana Staiculescua (2012), “ A new vision of quality cost: An essential optimization tool for managerial accounting”, Procedía - Social and Behavioral Sciences62(2012)1276-1280 70. Robert & Alan (1995), Management Accounting in France, Management Accounting. Mar Vol.73.Iss.3. Page 44-45. 71.Ray H.Garriso (1993), Kế toán quản trị, trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 72. Richard Vangermeersch. "Control: Classic model," in: History of Accounting: An International Encyclopedia. Michael Chatfield, Richard Vangermeersch eds. 1996/2014. p. 174-75. 73. Sorinel Capusneanu - Universitatea Artifex, Bucuresti, Rumani (2008), Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity - based costing in Romani. Theoretical and Applied Economics, No.l, 2008. - Sorinel Capus - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012), Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity - based costing in Romani. Theoretical and Applied Economics, No 1 74. Solomons, David. "Costing Pioneers: Some Links with the Past*." The Accounting Historians Journal 21.2 (1994): 136. 75. Topor loan Dan (2013), New dimensions of cost type information for decision making in the wine industry’, PhD thesis, University of Alba Iulia 76. Thomas Ahrent & Chris Chapman (1999), “The role of management Accountants in Britain and Germany”, Management Accounting, May. Voi.77.Iss.5 .Page 42-43. 77. Trevor Hopper (1999), “Postcard from Japan: A Management Accounting View”, Accounting auditing & Accountability Journal, Vol. 12.1ss. 1 .Page 58-59. 78. Thomas Downie (1927). The mechanism of standard (or predetermined) cost accounting and efficiency records. p. 7, p. 54 278 79. Venkatrathnam, Raji Reddy, 2008. Responsibility Accounting Conceptual Framework 80. Vvchudovcts (2013), “Current state and prospects of cost accounting development for sugar industry enterprise"Acconting and Finance. No 1 (59). 81. Vinal Mistry, Umesch Shanna, Mary Low (2014) “Management accountants ’ perception of their role in accounting for sustainable development: An exploratory> study”, University of Waikoto, Hamilton, New Zealand. 82. Wim A. Van der Stede (2011), European Accounting Review: Management Accounting research in the wake of the crisi: Some reflectioef Vol .20, No.4, page 605 - 623. 83. Website: .. 279 280

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_ke_toan_quan_tri_chi_phi_va_gia_thanh_tai.pdf
  • pdf04-A5 Hang-tom tat o Cap HV 20-4.pdf
  • pdf04-A5-Hang-Tom tat-tieng anh 20-4.pdf
  • doc04-KL moi.doc
  • doc04-KL moi-tieng anh.doc
Luận văn liên quan