Hoạt động kiểm toán NSĐP luôn chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng
trong hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung và hoạt động NSNN nói riêng. Việc
đổi mới, hoàn thiện kiểm toán NSĐP góp phần tăng cường năng lực quản lý NSĐP có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Luận án đã đạt được một số kết quả sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán NSĐP
2. Tổng kết kinh nghiệm của KTNN nước ngoài về kiểm toán NSĐP
3. Đánh giá thực trạng kiểm toán NSĐP do KTNN Việt Nam thực hiện trong
quan hệ với quản lý NSĐP
4. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện kiểm
toán NSĐP góp phần tăng cường quản lý NSĐP.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và kiểm toán NSĐP là một
vấn đề rất rộng nên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tác giả
mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp để Luận án được hoàn chỉnh hơn.
197 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương với việc tăng cường quản lý ngân sách của các địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại các địa phương
Tuyên bố Lima đã khẳng định nhiệm vụ truyền thống của cơ quan kiểm toán tối
cao là kiểm toán tính hợp pháp và hợp thức của công tác quản lý tài chính và hoạt
động kế toán. Bên cạnh loại hình kiểm toán này, còn một loại hình kiểm toán có tầm
quan trọng tương đương là KTHĐ tập trung vào kiểm tra hành vi, tính kinh tế, hiệu quả
và hiệu lực của nền hành chính công. KTHĐ là hoạt động kiểm toán trong đó chủ thể
kiểm toán hướng đến việc kiểm tra, đánh giá tính tiết kiệm, tính hiệu quả, tính hiệu lực
trong quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế đối với một hay toàn bộ các
họat động của đơn vị được kiểm toán.
Trong giai đoạn hiện nay, KTNN Việt Nam đang chủ động, tích cực xây dựng,
ban hành các qui định, hướng dẫn về KTHĐ và các tiêu chí KTHĐ; xây dựng bộ máy
tổ chức KTHĐ của ngành, tiến hành các cuộc hội thảo quốc tế, trong nước và đào tạo
về KTHĐ. Để tổ chức và triển khai KTHĐ tại KTNN Việt Nam nói chung và KTNN
các khu vực nói riêng, KTNN cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp lý về KTHĐ
Cơ quan KTNN cần sớm xây dựng các chuẩn mực, hướng dẫn riêng cho KTHĐ
phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ pháp luật Việt Nam và bao quát các đặc thù của
KTHĐ. Trên cơ sở đó, KTNN cũng cần xây dựng và ban hành các hướng dẫn cụ thể
cho KTHĐ như: xây dựng và ban hành hướng dẫn khung cho KTHĐ (lựa chọn chủ đề,
lập kế hoạch kiểm toán,); xây dựng và ban hành sổ tay KTHĐ.
Thứ hai, thiết lập qui trình xây dựng hệ thống tiêu chí về KTHĐ
Quá trình xây dựng hệ thống tiêu chí về KTHĐ nên trải qua ba bước
Bước một là xác lập các mục tiêu KTHĐ tại các cuộc kiểm toán của KTNN
Theo Luật Kiểm toán Nhà nước, mục tiêu của các cuộc kiểm toán bao gồm:
”(1) Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán
ngân sách, BCTC của đơn vị được kiểm toán; (2) Đánh giá việc chấp hành pháp luật
và các quy định của nhà nước tại các đơn vị, chính quyền các cấp ở địa phương được
kiểm toán; (3) Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý và sử dụng
ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị, chính quyền các cấp ở địa phương
được kiểm toán”. Như vậy, mục tiêu KTHĐ đã được đề cập đến theo quy định của
Luật. Tuy nhiên, mục tiêu KTHĐ cần được xác định theo từng cuộc kiểm toán cụ thể
và phải bao hàm các mục tiêu cơ bản: Một là, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục
160
đích hoạt động; Hai là, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực công do tổ chức
đó quản lí và sử dụng; Ba là, kiểm tra, đánh giá các chương trình, hoạt động.
Bước hai là xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và
tính hiệu lực
Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đo lường và tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính
hiệu quả và tính hiệu lực cần được thực hiện theo một trình tự cơ bản bao gồm các bước:
Thứ nhất, dự kiến ban đầu về hệ thống tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính hiệu
quả và tính hiệu lực. Việc dự kiến này căn cứ vào những mục tiêu đặc thù của cuộc
kiểm toán cụ thể (thu ngân sách, chi thường xuyên NSNN, chi đầu tư NSNN,);
Thứ hai, rà soát lại tiêu chuẩn hiện hữu cho việc đánh giá hoạt động. Các tiêu
chuẩn hiện hữu này bao gồm cả trị số của các chỉ tiêu có trong dự toán, quyết toán
NSNN hoặc trong các tài liệu kinh tế, kỹ thuật khác hay các quy tắc trong các văn bản
pháp lí hiện hành.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tiêu chí đồng bộ để đo lường kết quả hoạt động.
Thứ tư, xây dựng hệ thống tiêu chí hoàn chỉnh cho việc đánh giá toàn bộ hoạt
động. Các nhóm tiêu chí đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực cần
được xây dựng theo từng nhóm riêng biệt.
Bước ba là vận dụng các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu
lực trong lĩnh vực kiểm toán và trong từng cuộc kiểm toán
Sau khi xác lập được mục tiêu kiểm toán đã nêu ở bước 1, các đoàn, tổ kiểm
toán sẽ lựa chọn tiêu chí kiểm toán thích hợp trong bước 2, từ đó vận dụng phù hợp
khi kiểm toán lĩnh vực ngân sách, đầu tư dự án, chương trình mục tiêu, doanh nghiệp
nhà nước, hoặc lựa chọn cho từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Thứ ba, đào tạo các KTV có năng lực và trình độ phù hợp về KTHĐ
KTHĐ đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KTV. Một KTV
KTHĐ cần có trình độ học vấn tốt và có kinh nghiệm trong công việc điều tra/đánh
giá. Cơ quan KTNN phải tạo điều kiện cho cán bộ của mình duy trì và nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng một cách liên tục cả
trong và ngoài nước, cả lý luận và thực tiễn kiểm toán; cử cán bộ đi đào tạo ở nước
ngoài; tổ chức hội thảo để trao đổi, học tập kinh nghiệm KTHĐ; tuyển dụng cán bộ có
kinh nghiệm thực tiễn ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến các lĩnh vực có thể tiến
hành KTHĐ,
161
Thứ tư, xây dựng hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin cho hoạt động kiểm
toán nói chung và cho KTHĐ nói riêng
Để xây dựng được tiêu chí kiểm toán trong KTHĐ, các KTV cần dựa vào rất
nhiều các nguồn dẫn khác nhau từ các cơ quan, các tổ chức chuyên gia, các cơ sở pháp
lý của chương trình của chính phủ, dữ liệu từ các chương trình, hoạt động tương tự,
do đó việc xây dựng hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin cho KTV có ý nghĩa hết sức
quan trọng.
4.2.5. Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán ngân sách
địa phương và quản lý ngân sách địa phương
4.2.5.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán ngân sách
địa phương
Với chức năng kiểm tra, kiểm soát độc lập đối với các cơ quan, đơn vị quản lý
và sử dụng NSNN, hỗ trợ Quốc hội và HĐND trong các quyết định về NSNN và hoạt
động giám sát tình hình thực hiện NSNN, hoạt động của KTNN liên quan đến tât cả
các lĩnh vực hoạt động, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức chính trị - xã hội có sử
dụng NSNN. Các đối tượng kiểm toán NSNN không chỉ chịu sự điều chỉnh bởi pháp
luật về tài chính như Luật NSNN, Luật kế toán, Luật KTNN mà còn sự điều chỉnh của
qui định pháp luật chung và theo từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động. Vì vậy, để
hoạt động của KTNN thuận lợi và có hiệu quả, trong thời gian tới song song với việc
triển khai đồng bộ Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn, càn rà soát và đề xuất sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
của hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện các quy định cho hoạt động kiểm toán NSĐP
và bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm toán được xác định như sau:
Một là, Bổ sung dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật về chế tài đối với các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật KTNN, xử lý
nghiêm đối với những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
kịp thời kết luận, kiến nghị của KTNN để đảm bảo hiệu lực hoạt động kiểm toán và sự
nghiêm minh của pháp luật.
Hai là, KTNN tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán và
kiểm soát chất lượng kiểm toán; tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật
KTNN và hoàn thiện các Chuẩn mực KTNN, quy trình và hướng dẫn kiểm toán theo
từng chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm toán NSĐP, hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm
162
toán để bao quát các loại hình kiểm toán, đặc biệt hướng tới KTHĐ và phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định hiện hành.
4.2.5.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý ngân sách địa phương
Từ thực tế quản lý NSNN nói chung và quản lý NSĐP nói riêng, để công tác
quản lý NSĐP ngày một hiệu lực, hiệu quả hơn, cần giải quyết được một số vấn đề
quan trọng bao gồm:
Thứ nhất, thiết kế lại hệ thống NSNN nhằm khắc phục đến mức cao nhất việc
“lồng ghép” trong quản lý ngân sách
Theo kinh nghiệm quốc tế, trong hệ thống NSNN của phần lớn các nước trên thế
giới như Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan, các cấp ngân sách không lồng
ghép với nhau, ngân sách từng cấp do quốc hội và HĐND cấp đó quyết định. Với mô
hình không lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy
định rõ ràng hơn, đơn giản hóa được các thủ tục trong công tác lập, chấp hành và
quyết toán NSNN, mỗi cấp ngân sách có thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kĩ
lưỡng ngân sách cấp mình, tăng tính công khai, minh bạch của NSNN.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì Việt Nam chưa thể thực hiện ngay được
mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế – xã hội giữa các
cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt
Nam đang thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phường theo Nghị
quyết Trung ương 5 khóa X, theo đó sẽ không có ngân sách ở một số quận, huyện,
phường, và sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân
sách ở địa phương.
Vì vậy, trong ngắn hạn sẽ vẫn giữ hệ thống NSNN như quy định hiện hành nhưng
cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền trong quản lý NSNN và
từ đó sẽ loại bỏ được “lồng ghép” trong kiểm toán NS ĐP.
Thứ hai, đổi mới quy trình ngân sách dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm
nhìn trung hạn
Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện
có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và
phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí
đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trớc mắt, không có tầm nhìn trung
hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.
163
Luật NSNN 2015 đã có sự đổi mới khi xác định tầm nhìn trung hạn 3 năm, 5
năm.
Đối với kế hoạch tài chính 05 năm được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch này xác định mục tiêu tổng quát,
mục tiêu cụ thể về tài chính – NSNN; các định hướng lớn về tài chính, NSNN; số thu
và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số
chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi
ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp
chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm là kế hoạch tài chính – NSNN được lập
hằng năm cho thời gian 3 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ
năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu. Kế hoạch
này được lập cùng thời điểm lập dự toán NSNN hàng năm nhằm định hướng cho công
tác lập dự toán NSNN hàng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho
từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong
trung hạn.
Như vậy, Luật NSNN 2015 có hiệu lực từ 2017 có thể mang lại đổi mới một
cách cơ bản quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống theo tư duy và phương pháp
hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.
Thứ ba, tăng cường công khai và giải trình về tài chính ở cấp địa phương
Nhà nước cần có các cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch, công khai
trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý
ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán nhà
nước.
Luật NSNN 2015 có bổ sung điều 15 – công khai NSNN. Theo đó, các số liệu
và báo cáo thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, Hội đồng nhân dự, dự toán đã
được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện NSNN và quyết toán NSNN;
kết quả thực hiện các kiên nghị của kiếm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo
thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia đều cần được công
khai và được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết
tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng
văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin
điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
164
Điều 16 cũng quy định về giám sát NSNN của cộng đồng. NSNN được giám sát
bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổ chức việc giám sát
NSNN của cộng đồng; giám sách NSNN theo các nội dung gồm: Việc chấp hành các
quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; Tình hình thực hiện dự toán NSNN
hàng năm;
Thứ tư, trao cho địa phương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định quản lý
nguồn thu, quyết định chi tiêu và cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành
NSĐP để đối phó với những biến động
Quyền tự chủ về thu bao gồm quyền thay đổi thuế suất một số sắc thuế, hoặc ở
mức tự chủ cao hơn là địa phương có thể tự định ra sắc thuế của riêng mình. Thông
thường, nhiều nước trên thế giới lựa chọn thuế đánh vào đất đai, tài sản (như thuế nhà
đất, tiền cho thuê đất) làm loại thuế của địa phương. Để khắc phục sự chênh lệch giữa
các địa phương, chính phủ có thể hạn chế quyền tự chủ này bằng cách đặt ra mức trần
cho các loại thuế nói trên.
Quản lý ngân sách cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích
hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương. Việc đặt ra
những ưu tiên chi tiêu của địa phương phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát
triển của quốc gia. Đồng thời, cần cho phép địa phương được quyền quyết định các
chế độ, định mức chi tiêu của địa phương trên cơ sở nguyên tắc hoặc trong khung do
Trung ương quy định.
Hơn nữa, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương điều hành ngân sách linh hoạt vì lợi ích chung cần quy định cụ thể UBND
được quyền điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp không làm mất cân đối dự
toán HĐND đã quyết định.
165
4.4. Kết luận
Hoạt động kiểm toán NSĐP luôn chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng
trong hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung và hoạt động NSNN nói riêng. Việc
đổi mới, hoàn thiện kiểm toán NSĐP góp phần tăng cường năng lực quản lý NSĐP có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Luận án đã đạt được một số kết quả sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán NSĐP
2. Tổng kết kinh nghiệm của KTNN nước ngoài về kiểm toán NSĐP
3. Đánh giá thực trạng kiểm toán NSĐP do KTNN Việt Nam thực hiện trong
quan hệ với quản lý NSĐP
4. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện kiểm
toán NSĐP góp phần tăng cường quản lý NSĐP.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và kiểm toán NSĐP là một
vấn đề rất rộng nên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tác giả
mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp để Luận án được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phan Trung Kiên (2013), “Vai trò của Kiểm toán Nhà
nước đối với lập dự toán NSNN: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 196 (II),tháng 10/2013, trang 3-8.
2. Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phan Trung Kiên (2013), “Tổ chức đoàn kiểm toán
NSĐP: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt,
tháng 10/2013, trang 86-90.
3. Nguyễn Thị Thanh Diệp (2014), “Xác định tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu
lực, hiệu quả trong KTHĐ - kinh nghiệm thế giới và bài học cho kiểm toán nhà
nước Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học, tháng 10/2014, NXB Đại học
KTQD, trang 234 – 240.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvin A.Rens (1995), Auditing
2. Boon Kym, Australia- Macquarie University, (2007), Compulsory audit
tendering and audit quality evidence from Australian local government, PhD Working
Paper 2007.
3. Bộ Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, Nxb Tài chính, Hà
Nội
4. Bộ Tài chính (2005), Tài chính công, Nxb chính trị quốc gia
5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 60/2003/ NĐ – CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/203/NĐ – CP ngày 06/06/2003 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN
7. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan chủ biên (2007), Giáo trình quản lý tài
chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội
8. Dương Thị Bình Minh chủ biên (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
(thực trạng và giải pháp), Nxb Tài chính, Hà Nội
9. Hoàng Ngọc Hài chủ nhiệm (2004), Xây dựng qui trình kiểm toán NSĐP, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội
10. Hoàng Ngọc Hài chủ nhiệm (2010), Vận dụng các qui trình kiểm toán hiện
hành trong kiểm toán NSNN nhằm mục tiêu xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo
cáo quyết toán NSĐP, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội
11. INTOSAI (2004), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Tài liệu dịch, Kiểm toán
Nhà nước
12. INTOSAI (2004), Tuyên bố Lima về các chỉ dẫn kiểm toán, Tài liệu dịch,
Kiểm toán Nhà nước
13. Kiểm toán nhà nước (2011), Báo cáo kiểm toán năm 2010, Hà Nội
14. Kiểm toán nhà nước (2012), Báo cáo kiểm toán năm 2011, Hà Nội
15. Kiểm toán nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán năm 2012, Hà Nội
16. Kiểm toán nhà nước (2014), Báo cáo kiểm toán năm 2013, Hà Nội
17. Kiểm toán nhà nước (2015), Báo cáo kiểm toán năm 2014, Hà Nội
18. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Dự án GTZ/KTNN (2004), Các chuẩn mực
kiểm toán và hướng dẫn KTHĐ, kiểm toán công nghệ thông tin của INTOSAI và
ASOSAI, Nxb Thống Kê, Hà Nội
19. Kiểm toán Nhà nước (2000), Cẩm nang KTV nhà nước, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
20. Kiểm toán Nhà nước (2009), Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Kiểm toán
nhà nước với HĐND, UBND các cấp trong hoạt động kiểm toán, Tài liệu hội thảo, Hà
Nội
21. Kiểm toán Nhà nước (2007), Thực trạng và giải pháp tăng cường chất lượng
kiểm toán NSĐP, Kỷ yếu hội thảo, Hồ Chí Minh
22. Kiểm toán Nhà nước (2008), Xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán nhà
nước giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn 2020, Tài liệu hội thảo, Hà Nội
23. Kiểm toán Nhà nước (2011), Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc hỗ
trợ Quốc hội, HĐND quyết định dự toán ngân sách hàng năm, Tài liệu hội thảo, Hà
Nội
24. Lê Văn Tổng chủ nhiệm (2011), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kiểm
toán ngân sách cấp huyện trong kiểm toán NSĐP, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Kiểm
toán Nhà nước, Cần Thơ
25. Mai Vinh chủ biên (2003), Kiểm toán NSNN, Nxb Quốc gia, Hồ Chí Minh
26. Nguyễn Hồng Thái chủ nhiệm (2010), Hoàn thiện công tác kiểm toán ngân
sách xã, phường, thị trấn, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội
27. Nguyễn Thanh Liêm chủ nhiệm (2010), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
và điều hành hoạt động của tổ kiểm toán trong kiểm toán NSĐP, Đề tài khoa học cấp
cơ sở, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội
28. Philip E.Taylor, Tài chính công (1963), Trung tâm nghiên cứu Việt Nam
phiên dịch và xuất bản
29. Nguyễn Quang Quynh chủ biên (2009), KTHĐ, Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà nội
30. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ đồng chủ biên (2005), Kiểm toán tài
chính, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội
31. Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa đồng chủ biên (2008), Lý
thuyết kiểm toán, Nxb tài chính, Hà Nội
32. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Luật số 49/2014/QH13
33. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước, Luật số 81/2015/QH 13
34. Quốc hội (2002), Luật NSNN, Luật số 01/2002/QH 11
35. Quốc hội (2015), Luật NSNN, Luật số 83/2015/QH 13
36. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật số
77/2015/QH13
37. Sally Wehmeier (1997), Oxford advanced learn’s Dictionary, Oxford
University Press, [pp.193]
38. Sử Đình Thành chủ biên (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo
kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội
39. Trần Đình Tỵ chủ biên (2003), Quản lý tài chính công, Nxb Lao động, Hà Nội
40. Từ điển điện tử Bách khoa toàn thư Việt Nam
41. Vaughan S. Radcliffe (2008), Public secrecy in auditing: What government
auditors cannon know, Critical Perspectives on Accounting 19: 99 -1 26
42. Vincent M. O’Reilly, Patrick J. McDonnell, Barry N. Winograd, James S.
Gerson, Henry R. Jaenicke (1998), Montgomery’s Auditing
43. Vương Đình Huệ chủ nhiệm (2006), Định hướng và giải pháp đổi mới công
tác kiểm toán NSNN trong điều kiện thực hiện Luật NSNN sửa đổi, Đề tài khoa học
cấp bộ, Kiểm toán Nhà nước
44. Warwick Funnel (2010), Keeping secret? Or what government performance
aditors might not need to know, Critical Perspectives on Accounting.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ KIỂM TOÁN NSĐP TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho HĐND, UBND)
Lời giới thiệu
Tôi là NGUYỄN THỊ THANH DIỆP hiện là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh
tế quốc dân.
Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của Ông/Bà đối với
phiếu điều tra này. Mục đích điều tra là để hoàn thiện kiểm toán NSĐP nhằm tăng cường
quản lý ngân sách của các địa phương.
Những thông tin mà Ông, bà cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời sẽ được hoàn toàn giữ kín.
Nếu ông/bà có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của nghiên cứu
này, xin liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Diệp – Viện Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại học Kinh
tế quốc dân – 207 Giải Phóng - Hà Nội; ĐT: 0988.453.399- Email:
thanhdiep9384@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông/bà!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
(chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng điều tra - và được giữ kín)
1. Họ và tên: Nam/Nữ: (có thể không trả lời)
2. Vị trí làm việc:
3. Tại địa phương:
*** ----- *** ----- ***
CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Xin Ông/Bà khoanh (hoặc bôi đỏ, hoặc gạch chân) vào ô điểm thể hiện mức độ đồng ý
của Ông/Bà về các nhận định dưới đây (nếu không đồng ý, xin chọn vào ô số 0, nếu Có, chọn vào
ô số phù hợp theo 5 mức độ đồng ý của Ông/Bà từ: 1. Rất thấp-2. Thấp-3.Bình thường-4.Cao-5.Rất
cao).
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Mức độ đồng ý (từ không
đồng ý đến đống ý rất cao)
1. Kiểm toán nhà nước tham gia ý kiến cho việc quyết định, giám sát quản
lý NSĐP và những chương trình, dự án trọng điểm của địa phương.
0 1 2 3 4
5
2. Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận và giải tỏa trách nhiệm trong
quản lý, sử dụng NSĐP.
0 1 2 3 4
5
3. Kiểm toán nhà nước tư vấn về quản lý, sử dụng ngân sách đối với chính
quyền địa phương.
0 1 2 3 4
5
4. Quy mô kiểm toán NSĐP hiện nay (50% số địa phương cả nước) còn
tương đối thấp.
0 1 2 3 4
5
5. Việc mở rộng quy mô kiểm toán ngân sách các địa phương (số địa
phương được kiểm toán) sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân
sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
6. Tần suất thực hiện kiểm toán NSĐP hiện nay (2 hoặc 3 năm một lần) còn
khá dài.
0 1 2 3 4
5
7. Việc rút ngắn tần suất thực hiện kiểm toán NSĐP sẽ góp phần tăng
cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
8. Thực hiện thường xuyên loại hình kiểm toán tài chính trong kiểm toán
NSĐP để kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của báo
0 1 2 3 4
5
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Mức độ đồng ý (từ không
đồng ý đến đống ý rất cao)
cáo quyết toán ngân sách, BCTC của đơn vị được kiểm toán sẽ góp phần
tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
9. Thực hiện thường xuyên loại hình KTTT trong kiểm toán NSĐP để đánh
giá việc chấp hành pháp luật và các quy định của nhà nước tại các đơn vị,
chính quyền các cấp ở địa phương được kiểm toán sẽ góp phần tăng cường
năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
10. Thực hiện thường xuyên loại hình KTHĐ trong kiểm toán NSĐP nhằm
đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý và sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị, chính quyền các cấp ở địa
phương được kiểm toán sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân sách
của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
11. Hiện nay, Kiểm toán nhà nước chưa thực hiện kiểm toán dự toán NSNN
các cấp, các chương trình, dự án quan trọng ở địa phương.
0 1 2 3 4
5
12. Tiến hành kiểm toán dự toán NSNN các cấp, các chương trình, dự án
quan trọng ở địa phương sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân
sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
13. Hiện nay, khâu kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
của Kiểm toán nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời
0 1 2 3 4
5
14. Nếu khâu kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được
thực hiện thường xuyên, kịp thời sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý
ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
15. Gợi ý của Ông/Bà giúp Kiểm toán Nhà nước hoàn thiện hơn kiểm toán NSĐP từ đó góp
phần tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Ông/Bà.
Kính chúc Ông/Bà sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công!
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ KIỂM TOÁN NSĐP TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho các KTV Nhà nước)
Lời giới thiệu
Tôi là NGUYỄN THỊ THANH DIỆP, hiện là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của anh/chị đối với
phiếu điều tra này. Mục đích điều tra là để hoàn thiện kiểm toán NSĐP nhằm tăng cường
quản lý ngân sách của các địa phương.
Những thông tin mà anh, chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời sẽ được hoàn toàn giữ kín.
Nếu anh/chị có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của nghiên cứu
này, xin liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Diệp – Viện Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại học Kinh
tế quốc dân – 207 Giải Phóng - Hà Nội; ĐT: 0988.453.399- Email:
thanhdiep9384@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của anh/chị!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
(chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng điều tra- và được giữ kín)
4. Họ và tên KTV: Nam/Nữ: (có thể không trả lời)
5. Tham gia kiểm toán NSĐP năm:
6. Hiện đang làm việc tại Kiểm toán Nhà nước khu vực:
7. Vị trí anh/chị từng tham gia trong các cuộc kiểm toán NSĐP:
[ ] Trưởng Đoàn [ ] Phó trưởng đoàn [ ] Tổ kiểm toán
Vị trí khác:
*** ----- *** ----- ***
CÂU HỎI ĐIỀU TRA
A. Những vấn đề chung về mục tiêu kiểm toán, đối tượng, phạm vi và nội dung kiểm
toán NSĐP
1. Theo đánh giá của Anh/Chị, mục tiêu kiểm toán NSĐP (NSĐP) theo quy định của Luật
KTNN có phù hợp không?
(dựa theo qui định của Luật KTNN): ”Mục tiêu của các cuộc kiểm toán NSĐP bao gồm: (1)
Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách,
BCTC của đơn vị được kiểm toán; (2) Đánh giá việc chấp hành pháp luật và các quy định của
nhà nước tại các đơn vị, chính quyền các cấp ở địa phương được kiểm toán; (3) Đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại
các đơn vị, chính quyền các cấp ở địa phương được kiểm toán ”.
[ ] Có
[ ] Không
2. Theo ý kiến cá nhân của Anh/Chị, mục tiêu ”Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực
của việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị, chính
quyền các cấp ở địa phương được kiểm toán” có được thực hiện không?
[ ] Có
[ ] Không
3. Theo Anh/Chị, đối tượng chung của kiểm toán NSĐP được xác định là ”hoạt động quản
lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị và các cấp chính quyền
địa phương bao gồm quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách” có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
4. Theo quan điểm của Anh/chị, đối tượng cụ thể của kiểm toán NSĐP được xác định là
”các thông tin tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định, tính tiết kiệm, hiệu quả và
hiệu lực” có hợp lý không ?
[ ] Có
[ ] Không
5. Theo Anh/Chị, phạm vi đơn vị được kiểm toán trong cuộc kiểm toán NSĐP bao gồm (1)
các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN cấp tỉnh, (2) các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN
cấp huyện, (3) Các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN cấp xã có đúng không?
[ ] Có
[ ] Không
6. Theo Anh/Chị, Đối với NSNN cấp tỉnh, các KTV nhà nước không thực hiện kiểm toán
100% các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN mà chỉ thực hiện kiểm toán dựa trên mẫu các
đơn vị được lựa chọn có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
7. Theo Anh/Chị, Đối với NSNN cấp huyện, các KTV nhà nước không thực hiện kiểm toán
100% các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN mà chỉ thực hiện kiểm toán dựa trên mẫu các
đơn vị được lựa chọn có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
8. Theo Anh/Chị, Đối với NSNN cấp xã, các KTV nhà nước không thực hiện kiểm toán
100% các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN mà chỉ thực hiện kiểm toán dựa trên mẫu các
đơn vị được lựa chọn có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
9. Khi thực hiện chọn mẫu các đơn vị được kiểm toán, KTV có dựa vào hướng dẫn chọn
mẫu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước không?
[ ] Có
[ ] Không
10. Theo quan điểm của Anh/Chị, thời kỳ kiểm toán (phạm vi về thời gian) NSĐP là năm
ngân sách trước năm kiểm toán hoặc nhiều năm ngân sách (theo quyết định của Kiểm
toán nhà nước) có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
11. Theo ý kiến cá nhân của Anh/Chị, hình thức kiểm toán được thực hiện chủ yếu đối với
kiểm toán NSĐP là kiểm toán sau có đúng hay không?
[ ] Có
[ ] Không
B. Tình hình thực hiện quy trình kiểm toán NSĐP
I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Về khảo sát, thu thập thông tin
12. KTV có thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về NSĐP cấp tỉnh không?
[ ] Có
[ ] Không
13. KTV có thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về NSĐP cấp huyện không?
[ ] Có
[ ] Không
14. KTV có thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về NSĐP cấp xã không?
[ ] Có
[ ] Không
15. Đối với các huyện, KTV có thu thập các thông tin đối với từng đơn vị hành chính cấp
huyện và tổng hợp các đơn vị hành chính cấp huyện của địa phương không?
[ ] Có
[ ] Không
16. Đối với các xã, KTV có thu thập các thông tin đối với từng đơn vị hành chính cấp xã và
tổng hợp các đơn vị hành chính cấp xã theo từng huyện không?
[ ] Có
[ ] Không
Về phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin thu thập được
17. Theo Anh/chị, KTV có phân tích, đánh giá thông tin đối với thu NSNN trên địa bàn
không?
[ ] Có
[ ] Không
18. Theo Anh/chị, KTV có phân tích, đánh giá thông tin đối với chi NSNN cấp tỉnh
không?
[ ] Có
[ ] Không
19. Theo Anh/chị, KTV có phân tích, đánh giá thông tin đối với chi NSNN cấp huyện
không?
[ ] Có
[ ] Không
20. Theo Anh/chị, KTV có phân tích, đánh giá thông tin đối với chi NSNN cấp xã không?
[ ] Có
[ ] Không
21. Trong giai đoạn này, KTV có tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán không?
[ ] Có
[ ] Không
Về lập kế hoạch kiểm toán
22. Theo quan điểm của Anh/Chị, mục tiêu kiểm toán được xây dựng trong kế hoạch kiểm
toán bao gồm (1) Kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp của địa phương, (2) KTTT
pháp luật và những quy định, (3) KTHĐ có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
23. Theo Anh/Chị, nội dung kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán bao gồm (1) Hoạt động
quản lý, điều hành ngân sách cấp tỉnh, hoạt động thu NSNN, hoạt động chi ngân sách cấp
tỉnh, (2) Hoạt động quản lý, điều hành ngân sách cấp huyện, hoạt động thu ngân sách cấp
huyện, hoạt động chi ngân sách cấp huyện, (3) Hoạt động quản lý, điều hành thu, chi
ngân sách cấp xã, số thu, chi ngân sách xã và họat động tổ chức thực hiện dự toán thu, chi
ngân sách xã có hợp lý không?
[ ] Có
[ ] Không
24. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV có xác định trọng yếu không?
[ ] Có
[ ] Không
25. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV có xác định rủi ro kiểm toán không?
[ ] Có
[ ] Không
26. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV có xây dựng tiêu chuẩn đánh giá của KTHĐ không?
[ ] Có
[ ] Không
27. Theo quan điểm cá nhân của Anh/chị, khâu chuẩn bị kiểm toán NSNN các cấp của địa
phương còn tồn tại những yếu điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Đối với kiểm toán ngân sách cấp tỉnh
28. Khi KTHĐ quản lý, điều hành ngân sách cấp tỉnh, KTV có nghiên cứu, đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan đối với từng
đơn vị dự toán không?
[ ] Có
[ ] Không
29. Khi KTHĐ quản lý, điều hành ngân sách cấp tỉnh, KTV có lập, xét duyệt và thực hiện
kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng đơn vị dự toán không?
[ ] Có
[ ] Không
30. Khi kiểm toán thu NSNN do các cơ quan, tổ chức thu ngân sách cấp tỉnh thực hiện,
KTV có nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các
thông tin có liên quan đối với từng đơn vị được kiểm toán không?
[ ] Có
[ ] Không
31. Khi kiểm toán thu NSNN do các cơ quan, tổ chức thu ngân sách cấp tỉnh thực hiện,
KTV có lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng đơn vị được
kiểm toán không?
[ ] Có
[ ] Không
32. Khi kiểm toán chi ngân sách cấp tỉnh, đối với các đơn vị dự toán cấp I và cấp II, KTV
có nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin
có liên quan đối với từng đơn vị dự toán không?
[ ] Có
[ ] Không
33. Khi kiểm toán chi ngân sách cấp tỉnh, đối với các đơn vị dự toán cấp I và cấp II, KTV
có lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết không?
[ ] Có
[ ] Không
34. Khi kiểm toán chi ngân sách cấp tỉnh, đối với các đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng
kinh phí ngân sách cấp tỉnh, KTV có nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các
thông tin tài chính và các thông tin có liên quan đối với từng đơn vị không?
[ ] Có
[ ] Không
35. Khi kiểm toán chi ngân sách cấp tỉnh, đối với các đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng
kinh phí ngân sách cấp tỉnh, KTV có lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm toán chi
tiết không?
[ ] Có
[ ] Không
36. Khi thực hiện kiểm toán ngân sách cấp tỉnh, KTV có thực hiện kiểm toán việc quản lý
và sử dụng đất không?
[ ] Có, theo hướng dẫn kiểm toán chuyên đề về quản lý và sử dụng đất
[ ] Không
37. Khi thực hiện kiểm toán ngân sách cấp tỉnh, KTV có thực hiện kiểm toán các chương
trình mục tiêu quốc gia thực hiện tại địa phương không?
[ ] Có
[ ] Không
Đối với kiểm toán ngân sách cấp huyện
38. Khi kiểm toán ngân sách cấp huyện, KTV có nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát
nọi bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan không?
[ ] Có
[ ] Không
39. Khi kiểm toán ngân sách cấp huyện, KTV có lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm
toán chi tiết không?
[ ] Có
[ ] Không
Đối với kiểm toán ngân sách cấp xã
40. Khi kiểm toán ngân sách cấp xã, KTV có nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nọi
bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan không?
[ ] Có
[ ] Không
41. Khi kiểm toán ngân sách cấp xã, KTV có lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm
toán chi tiết không?
[ ] Có
[ ] Không
42. Theo quan điểm cá nhân của Anh/chị, khâu thực hiện kiểm toán NSNN các cấp của
địa phương còn tồn tại những yếu điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
III. LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN NSNN CÁC CẤP CỦA ĐỊA PHƯƠNG
43. Theo Anh/Chị, trong khâu lập và gửi báo cáo kiểm toán NSNN các cấp của địa
phương, các công việc: (1) Lập báo cáo kiểm toán, (2) Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo
báo cáo kiểm toán, (3) Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xét duyệt dự thảo báo, (4) Hoàn
thiện dự thảo báo cáo kiểm toán, lấy ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán, (5) Thông
báo kết quả kiểm toán, (6) Phát hành báo cáo kiểm toán có được thực hiện đầy đủ hay
không?
[ ] Có
[ ] Không
44. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, việc thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán có đảm
bảo chất lượng hay không?
[ ] Có
[ ] Không
45. Theo quan điểm của Anh/chị, hệ thống mẫu biểu, báo cáo kiểm toán ngân sách đã
hoàn chỉnh hay chưa?
[ ] Đã hoàn chỉnh
[ ] Chưa hoàn chỉnh
46. Theo quan điểm cá nhân của Anh/chị, khâu lập và gửi báo cáo kiểm toán NSNN các
cấp của địa phương còn tồn tại những yếu điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
IV. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN NSNN
CÁC CẤP CỦA ĐỊA PHƯƠNG
47. Các hình thức kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán NSNN các cấp
của địa phương bao gồm (1) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, (2) Tổ chức kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan có được thực
hiện hay không?
[ ] Có
[ ] Không
48. Theo Anh/ chị, kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước có
được công khai không?
[ ] Có
[ ] Không
49. Theo hiểu biết của Anh/chị, Nhà nước đã xây dựng chế tài quy định xử lý đối với các
trường hợp không thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán chưa?
[ ] Đã có chế tài quy định xử lý
[ ] Chưa có chế tài quy định xử lý
50. Theo Anh/chị, Nhà nước đã giao cho cơ quan có thẩm quyền nào xử lý đối với các
trường hợp không thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán chưa?
[ ] Đã giao
[ ] Chưa giao
51. Theo quan điểm cá nhân của Anh/chị, khâu kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến
nghị NSNN các cấp của địa phương còn tồn tại những yếu điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
C. Tình hình tổ chức cuộc kiểm toán NSĐP
I. VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN KIỂM
TOÁN TRONG KIỂM TOÁN NSĐP
52. Theo Anh/chị, việc tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Đoàn kiểm toán trong
kiểm toán NSĐP có tuân thủ theo ”Quy chế tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
không”?
[ ] Có
[ ] Không
53. Theo Anh/chị, số lượng thành viên của một Đoàn kiểm toán đã đáp ứng được yêu cầu
của cuộc kiểm toán NSĐP hay chưa?
[ ] Đã đáp ứng được yêu cầu
[ ] Chưa đáp ứng được yêu cầu
54. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, cơ cấu chuyên môn của các thành viên trong Đoàn
kiểm toán đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc kiểm toán NSĐP hay chưa?
[ ] Đã đáp ứng được yêu cầu
[ ] Chưa đáp ứng được yêu cầu
55. Theo Anh/Chị, việc phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm toán thành một số Tổ
kiểm toán với các lĩnh vực kiểm toán khác nhau như thu ngân sách, chi thường xuyên, ...
có phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm toán NSĐP hay không?
[ ] Có
[ ] Không
56. Theo quan điểm cá nhân của Anh/chị, hoạt động quản lý của Tổ trưởng Tổ kiểm toán,
Trưởng Đoàn kiểm toán đối với các tổ kiểm toán có tập trung vào chỉ đạo về phương pháp
nghiệp vụ kiểm toán hay không?
[ ] Có
[ ] Không
57. Theo Anh/chị, hoạt động quản lý và điều hành hoạt động của Đoàn kiểm toán còn
những yếu điểm gì cần hoàn thiện?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. VỀ TỔ CHỨC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Về kiểm tra, soát xét nội bộ của Đoàn kiểm toán
58. Theo hiểu biết của Anh/chị, việc kiểm tra, soát xét nội bộ của Đoàn kiểm toán có được
thực hiện hay không?
[ ] Có
[ ] Không
59. Theo Anh/chị, Tổ trưởng các Tổ kiểm toán có thực hiện kiểm tra, soát xét đối với công
việc của các thành viên trong Tổ kiểm toán hay không?
[ ] Có
[ ] Không
60. Theo Anh/chị, Trưởng Đoàn kiểm toán có kiểm tra, soát xét toàn diện hoạt động của
Đoàn kiểm toán hay không?
[ ] Có
[ ] Không
Về kiểm tra, soát xét của các cấp quản lý kiểm toán
61. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, Kiểm toán trưởng có thực hiện công việc kiểm tra,
soát xét hoạt động của Đoàn kiểm toán hay không?
[ ] Có
[ ] Không
62. Theo Anh/chị, công việc kiểm tra, soát xét của Kiểm toán trưởng thường chỉ tập trung
vào kế hoạch cuộc kiểm toán và báo cáo kiểm toán có đúng hay không?
[ ] Có
[ ] Không
Về kiểm soát chất lượng của Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng
63. Theo Anh/chị, Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng có thực hiện kiểm soát chất lượng
đối với các cuộc kiểm toán NSĐP hay không?
[ ] Có
[ ] Không
64. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán chủ yếu
mà Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng thực hiện là kiểm soát gián tiếp có đúng hay không?
[ ] Có
[ ] Không
65. Theo Anh/chị, công tác tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán NSĐP còn những yếu
điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..............................................................................................................................
III. VỀ TỔ CHỨC CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
66. Theo Anh/chị, có cần thiết tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán Nhà
nước, Đoàn kiểm toán với chính quyền các cấp ở địa phương hay không?
[ ] Có
[ ] Không
67. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước,
Đoàn kiểm toán với chính quyền các cấp ở địa phương cần tập trung vào: (1) Phối hợp
trong xây dựng kế hoạch kiểm toán; (2) Phối hợp trong thực hiện kiểm toán; (3) Phối hợp
trong thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; và (4) Phối hợp trong hoạt động giám sát,
quản lý và điều hành NSĐP có hợp lý hay không?
[ ] Có
[ ] Không
68. Theo Anh/chị, có cần thiết xây dựng quy chế về mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán
Nhà nước, Đoàn kiểm toán với chính quyền các cấp ở địa phương hay không?
[ ] Có
[ ] Không
69. Theo ý kiến cá nhân của Anh/chị, việc tổ chức các mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà
nước, Đoàn kiểm toán với chính quyền các cấp ở địa phương còn những yếu điểm gì?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
D. Đánh giá về vai trò của kiểm toán NSĐP đối với quản lý ngân sách của các địa
phương
Xin Anh/chị khoanh (hoặc bôi đỏ, hoặc gạch chân) vào ô điểm thể hiện mức độ đồng
ý của Anh/chị về các nhận định dưới đây (nếu không đồng ý, xin chọn vào ô số 0, nếu Có, chọn
vào ô số phù hợp theo 5 mức độ đồng ý của Anh/chị từ: 1. Rất thấp-2. Thấp-3.Bình thường-4.Cao-
5.Rất cao).
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Mức độ đồng ý (từ không
đồng ý đến đống ý rất cao)
70. Kiểm toán nhà nước tham gia ý kiến cho việc quyết định, giám sát
quản lý NSĐP và những chương trình, dự án trọng điểm của địa
phương.
0 1 2 3 4
5
71. Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận và giải tỏa trách nhiệm trong
quản lý, sử dụng NSĐP.
0 1 2 3 4
5
72. Kiểm toán nhà nước tư vấn về quản lý, sử dụng ngân sách đối với
chính quyền địa phương.
0 1 2 3 4
5
73. Quy mô kiểm toán NSĐP hiện nay (50% số địa phương cả nước) còn
tương đối thấp.
0 1 2 3 4
5
74. Việc mở rộng quy mô kiểm toán ngân sách các địa phương (số địa
phương được kiểm toán) sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân
sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
75. Tần suất thực hiện kiểm toán NSĐP hiện nay (2 hoặc 3 năm một lần)
còn khá dài.
0 1 2 3 4
5
76. Việc rút ngắn tần suất thực hiện kiểm toán NSĐP sẽ góp phần tăng
cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
77. Thực hiện thường xuyên loại hình kiểm toán tài chính trong kiểm
toán NSĐP để kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp
của báo cáo quyết toán ngân sách, BCTC của đơn vị được kiểm toán sẽ
góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
78. Thực hiện thường xuyên loại hình KTTT trong kiểm toán NSĐP để
đánh giá việc chấp hành pháp luật và các quy định của nhà nước tại các
đơn vị, chính quyền các cấp ở địa phương được kiểm toán sẽ góp phần
tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
79. Thực hiện thường xuyên loại hình KTHĐ trong kiểm toán NSĐP 0 1 2 3 4
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Mức độ đồng ý (từ không
đồng ý đến đống ý rất cao)
nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý và sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị, chính quyền các
cấp ở địa phương được kiểm toán sẽ góp phần tăng cường năng lực quản
lý ngân sách của các địa phương.
5
80. Hiện nay, Kiểm toán nhà nước chưa thực hiện kiểm toán dự toán
NSNN các cấp, các chương trình, dự án quan trọng ở địa phương.
0 1 2 3 4
5
81. Tiến hành kiểm toán dự toán NSNN các cấp, các chương trình, dự án
quan trọng ở địa phương sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân
sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
82. Hiện nay, khâu kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
của Kiểm toán nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời
0 1 2 3 4
5
83. Nếu khâu kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được
thực hiện thường xuyên, kịp thời sẽ góp phần tăng cường năng lực quản
lý ngân sách của các địa phương.
0 1 2 3 4
5
84. Gợi ý của Anh/chị giúp Kiểm toán Nhà nước hoàn thiện hơn kiểm toán NSĐP từ đó góp
phần tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Anh/Chị.
Kính chúc Anh/Chị sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_kiem_toan_ngan_sach_dia_phuong_voi_viec_tang_cuong_quan_ly_ngan_sach_cua_cac_dia_phuong_t.pdf