Luận án Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia do kiểm toán nhà nước thực hiện

Việc sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hoạt động là hoạt động thường xuyên, đồng thời kiểm toán CTMTQG phải áp dụng một phần kiểm toán hoạt động, tuy nhiên quy định về lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn và về sử dụng tài liệu làm việc của KTV khác còn thiếu: Việc cần sử dụng chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu, hay để giảm thiểu các thủ tục kiểm toán, tránh chồng chéo, trùng lắp KTV có thể sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan kiểm tra khác và chịu trách nhiệm về việc sử dụng các tài liệu đó. Những vấn đề này đã được quy định trong Luật KTNN và trên thực tiễn hoạt động kiểm toán đã xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay KTNN chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn; chưa có quy định về việc sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan kiểm tra khác. Đây là những quy định pháp lý cần được bổ sung trong thời gian tới - Quy định về sử dụng cộng tác viên kiểm toán: Việc sử dụng cộng tác viên khi kiểm toán CTMTQG là điều hết sức cần thiết điều này cũng đã được quy định trong Khoản 3, Điều 32 của Luật KTNN tuy nhiên hiện nay còn thiếu hướng dẫn chi tiết, cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện và hình thức pháp lý; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm; phạm vi, phương thức hoạt động của cộng tác viên kiểm toán.

pdf204 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay cũng còn nhiều bất cập. Có thể thấy lâu nay, khi Quốc hội và Chính phủ xem xét quyết định phê duyệt các CTMTQG thì chỉ xem xét ở khía cạnh đó là những đòi hỏi khách quan của việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội bức thiết và các cơ quan quản lý bao giờ cũng chú ý đến mục tiêu, đối tượng hưởng trợ cấp từ dự án, nguồn đảm bảo dự án. Tuy vậy, các khía cạnh quản lý tài chính thường không được chú trọng, chỉ nêu yêu cầu về quản lý, nguồn cấp phát, thanh toán và quyết toán. Thường ít quan tâm đến việc xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá chung, đặc biệt là đơn giá vùng, đơn giá cá biệt. Và đặc biệt là ít khi các quy định về dự án lại có quy định về kế toán, nếu không muốn nói là không có, về thẩm định kế toán. Chính điều này đã làm hạn chế, thậm chí triệt tiêu hiệu lực của quá trình chi tiêu cho chương trình. Như vậy, muốn đảm bảo cho chương trình có hiệu quả, ngoài giữa các định chế chung, cần đặc biệt lưu tâm đến các quy định và khối lượng, đơn giá, định mức, dự toán chi tiêu, về cách thức hạch toán, quyết toán và kiểm tra. + Hiện nay việc ban hành các chuẩn mực KTNN để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn hoạt động của KTNN và thông lệ quốc tế của INTOSAI là còn có khoảng cách khá xa. Hệ thống Chuẩn mực KTNN hiện hành (ban hành năm 2010) bao gồm 21 chuẩn mực, được chia thành 03 loại: Chuẩn mực chung (6 CMKT), Chuẩn mực thực hành (13 CMKT) và Chuẩn mực báo cáo (2 CMKT) Nhìn chung, về cơ bản theo yêu cầu của INTOSAI hệ thống chuẩn mực kiểm toán được ban hành dựa trên 4 cấp độ (cấp độ 1: các nguyên tắc nền tảng; cấp độ 2: các điều kiện tiên quyết để thực hiện chức năng của cơ quan kiểm toán tối cao; cấp độ 3: các nguyên tắc cơ bản; cấp độ 4: các hướng dẫn kiểm toán) thì các Chuẩn mực của KTNN đã ban hành được theo cấp độ 3 làm nền tảng cho tính độc lập, hiệu quả cho công tác kiểm toán của KTNN. Tuy nhiên, do xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nếu so sánh với hệ thống CMKT các cấp độ của INTOSAI, hệ thống chuẩn mực KTNN còn một khoảng cách nhất định phải xây dựng và hoàn thiện, cụ thể: - Thứ nhất, hệ thống CMKT của KTNN hiện đang lồng ghép cả 03 loại hình kiểm toán, chưa có văn bản riêng cho từng loại hình kiểm toán (kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) và nội dung các chuẩn mực còn chưa đầy đủ theo yêu cầu của ISSAI (hệ thống các chuẩn mực kiểm toán của các cơ quan kiểm toán tối cao). 167 - Thứ hai, về danh mục và số lượng chuẩn mực kiểm toán, hệ thống Chuẩn mực KTNN hiện nay còn thiếu một số chuẩn mực kiểm toán tương đương cấp độ 4 trong hệ phân cấp chính thức của INTOSAI. Do đó việc ban hành đầy đủ các hệ thống chuẩn mực theo quy định của ISSAIs là điều hết sức cần thiết cho hoạt động kiểm toán của KTNN. - Thứ ba, qua đánh giá sơ bộ cho thấy số lượng các chuẩn mực của KTNN tuân thủ theo yêu cầu của ISSAI chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy việc ban hành chi tiết nội dung các chuẩn mực đáp ứng yêu cầu ISSAI là điều bắt buộc mà cơ quan KTNN Việt Nam cần tiến hành. 3.6. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HOÀN THIỆN NỘI DUNG, QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 3.6.1. Nâng cao nhận thức xã hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia và vai trò kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia Trong điều kiện đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết như hiện nay có thể thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước cho phép tiến hành xây dựng và thực hiện các CTMTQG trong từng thời kỳ là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay một bộ phận người dân chưa hiểu hết được ý nghĩa và mục tiêu của các chương trình do đó trong quá trình thực hiện vẫn còn xảy ra khá nhiều tồn tại từ người thụ hưởng, cơ quan quản lý, những người phối hợp thực hiện và cả cộng đồng dân cư... Do đó, có thể thấy việc nâng cao nhận thức của xã hội về các CTMTQG là hết sức cần thiết điều đó sẽ giúp cho quá trình vận hành và thực hiện được dễ dàng và chắc chắn hiệu quả của các chương trình đạt được là tương đối cao. Ngoài ra việc nâng cao vai trò công tác kiểm toán các CTMTQG cũng là một yếu tố quan trọng nhằm giúp các chương trình thực hiện đạt được hiệu quả cao, muốn vậy KTNN cần phải: - Kết quả kiểm toán các CTMTQG cũng cần phải được đưa ra các phương tiện thông tin đại chúng có thể thông qua các cuộc họp báo thường niên (nếu có thể) hoặc qua các buổi công khai kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN thì nội dung kiểm toán các CTMTQG cũng cần được đưa vào (hiện nay nội dung này rất ít được đưa, gần như là không có). Qua thông tin đại chúng xã hội sẽ biết nhiều hơn về chương trình và kết quả kiểm toán những thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tồn tại trong công tác quản lý... 168 sẽ được công khai, từng bước góp phần minh bạch và nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình - Bên cạnh đó KTNN cũng cần công khai kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán các CTMTQG thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Chỉ khi kết quả kiểm toán được sử dụng một cách hợp lý, được các nhà quản lý quan tâm, xã hội và công chúng nhìn nhận thì kiểm toán các CTMTQG mới thực sự phát huy tác dụng và đây chính là tiền đề để tạo ra sự hối thúc có tính xã hội, góp phần vào sự hình thành các nhu cầu, các xu hướng để kiểm toán các CTMTQG có thể phát triển. - Một vấn đề nữa là KTNN cần tham gia vào quá trình lập dự toán ngân sách cho các CTMTQG một cách riêng biệt. Nếu quy định pháp lý và điều này được thực thi trong thực tiễn thì chức năng tư vấn của kiểm toán sẽ được thể hiện khá rõ nét, ngoài ra nó còn giúp cơ quan quản lý nhà nước ngăn ngừa và kiểm soát những thất thoát, lãng phí nguồn lực, những rủi ro trong quản lý điều hành từ trước khi thực hiện đồng thời nâng cao tính hiệu quả cho chương trình. 3.6.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý toàn diện và đầy đủ cho tổ chức kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia - Công tác kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán: Hiện nay công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán được giao cho 03 Vụ chức năng (Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế và Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán), đồng thời giao cho đơn vị kiểm toán chuyên ngành (khu vực) tự kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay phát sinh vấn đề đó là việc kiểm soát chất lượng của 03 đơn vị chức năng đôi khi bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ cùng một vấn đề nhưng các đơn vị lại có ý kiến khác nhau gây khó khăn cho việc chỉnh sửa của Đoàn kiểm toán; đồng thời công tác tự kiểm soát các đơn vị chuyên ngành (khu vực) còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán trưởng tại nhiều đơn vị còn mang tính hình thức, chất lượng chuyên môn thấp. Ngoài ra cần phải đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát từ nội bộ Tổ, Đoàn kiểm toán. Kết quả làm việc của các KTV cần được kiểm soát và lưu lại bằng chứng (chữ ký) của người được giao phụ trách và cuối cùng là Tổ trưởng Tổ kiểm toán và tài liệu này cần được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Làm được điều này sẽ nâng cao trách nhiệm các thành viên Đoàn kiểm toán và chất lượng công tác kiểm toán sẽ được nâng cao rất nhiều. Đồng thời, hiện nay các chuẩn mực kiểm 169 toán còn đơn giản, chung chung, chưa có hướng dẫn thực hiện, mẫu biểu đơn giản, chưa thích hợp... đang là điểm yếu cần khắc phục trong hệ thống chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Việc sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hoạt động là hoạt động thường xuyên, đồng thời kiểm toán CTMTQG phải áp dụng một phần kiểm toán hoạt động, tuy nhiên quy định về lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn và về sử dụng tài liệu làm việc của KTV khác còn thiếu: Việc cần sử dụng chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu, hay để giảm thiểu các thủ tục kiểm toán, tránh chồng chéo, trùng lắp KTV có thể sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan kiểm tra khác và chịu trách nhiệm về việc sử dụng các tài liệu đó. Những vấn đề này đã được quy định trong Luật KTNN và trên thực tiễn hoạt động kiểm toán đã xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay KTNN chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn; chưa có quy định về việc sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan kiểm tra khác. Đây là những quy định pháp lý cần được bổ sung trong thời gian tới - Quy định về sử dụng cộng tác viên kiểm toán: Việc sử dụng cộng tác viên khi kiểm toán CTMTQG là điều hết sức cần thiết điều này cũng đã được quy định trong Khoản 3, Điều 32 của Luật KTNN tuy nhiên hiện nay còn thiếu hướng dẫn chi tiết, cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện và hình thức pháp lý; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm; phạm vi, phương thức hoạt động của cộng tác viên kiểm toán. 3.6.3. Phối hợp đồng bộ giữa Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có liên quan và đơn vị được kiểm toán nhằm tạo ra môi trường kiểm toán phù hợp KTNN là cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập trong lĩnh vực kiểm soát tài chính do Quốc hội thành lập. Để tạo môi trường kiểm soát thuận lợi thì ngoài việc nâng cao địa vị pháp lý của KTNN trong các quy định của pháp luật cần phải xác lập mối quan hệ cung cấp thông tin và phối hợp hoạt động giữa KTNN với các cơ quan tổ chức liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí đối với các CTMTQG như các Bộ: Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục, Công an, Thông tin truyền thông, Kế hoạch & Đầu tư...Sự phối hợp giữa KTNN với các cơ quan có liên quan trước hết trong việc hoàn thành các văn bản, cơ sở pháp lý đầy đủ cho kiểm toán các CTMTQG phát triển. Mặt khác các cơ quan nói trên còn có vai trò như các chuyên gia tư vấn giúp cho KTNN có sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về các chương trình. Đặc biệt KTNN cũng cần được 170 tham gia ý kiến vào các cơ chế quản lý tài chính, các định mức kinh tế kỹ thuật (nếu có) của các CTMTQG; cách xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động... có như thế, chúng ta mới có thể xét đoán và kết luận một cách khách quan và phù hợp, những kiến nghị của KTNN mới trở nên thiết thực, hữu ích hơn cho các Bộ, ngành có liên quan. Ngoài sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, KTNN cần có sự phối hợp với các đơn vị được kiểm toán. Các đơn vị được kiểm toán cần phải có tinh thần hợp tác với cơ quan KTNN trong quá trình làm việc, đặc biệt trong quá trình cung cấp thông tin theo quy định của Luật KTNN. 3.6.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng Kiểm toán hình thành và phát triển ở Việt Nam những năm đầu thập niên 90, cùng với sự phát triển chung của thế giới kiểm toán không chỉ dừng lại ở biên giới từng quốc gia mà mang tính toàn cầu. Để bắt kịp trình độ thế giới về kiểm toán, KTNN phải tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là các hoạt động nghề nghiệp. KTNN cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ KTV ở nước ngoài, thuê các KTV nước ngoài có trình độ cao hoặc kêu gọi các hãng kiểm toán cùng thực hiện cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng trong đó tập trung vào kiểm toán hoạt động qua đó chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm và kỹ thuật kiểm toán của họ để từng bước rút ngắn khoảng cách, nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung và kiểm toán các CTMTQG nói riêng của KTNN 3.6.5. Tăng cường năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán các CTMTQG ngoài việc đánh giá tính tuân thủ thì vấn đề quan trọng là xác định hiệu quả của chương trình cũng là vấn đề rất được quan tâm. Do đặc thù phạm vị địa bàn triển khai rộng, liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng, nhiều cơ quan quản lý thực hiện, các chương trình đều có đặc thù và mục tiêu riêng...Vì vậy ngoài việc hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán cần phải đi cùng với việc hoàn thiện các yếu tố liên quan trong hệ thống này. Đặc biệt là hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá cho kiểm toán hoạt động đối với các CTMTQG, hoàn thiện nguồn nhân lực, hoàn thiện hoạt động tổ chức kiểm toán, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào xử lý thông tin cũng như đảm bảo các điều kiện vật chất khác. 171 - Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá cho kiểm toán hoạt động đối với các CTMTQG Nếu trong các loại hình kiểm toán khác, những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đối tượng kiểm toán thường đã được định sẵn trong những quy định của pháp luật, hay là những thông lệ mang tính khách quan, có tính thống nhất cao được thừa nhận chung và công khai rộng rãi thì đối với kiểm toán hoạt động các CTMTQG do tính cụ thể và đa dạng của đối tượng nên các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá rất khó khái quát, thống nhất thường mang nặng tính chủ quan cả khi xây dựng và vận dụng các tiêu chí. Các tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động các CTMTQG không nằm ngoài đặc điểm trên. Cuộc kiểm toán đối với mỗi CTMTQG khác nhau thường sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau để phù hợp với đặc điểm của chương trình đó, phù hợp với mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán và yêu cầu quản lý đối với từng chương trình. Do đó, KTV phải xây dựng và vận dụng linh hoạt tiêu chí cho từng cuộc kiểm toán. Nhưng mặt khác cũng đòi hỏi phải có sự tuân thủ những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng và sử dụng các tiêu chí nhằm hạn chế tính chủ quan, sự khác biệt và đưa đến những kết luận kiến nghị kiểm toán phù hợp. - Hoàn thiện nguồn nhân lực cho việc kiểm toán các CTMTQG Kiểm toán CTMTQG là một loại hình kiểm toán đòi hỏi người KTV phải có yêu cầu cao về mặt chuyên môn bởi ngoài việc kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ người KTV phải sử dụng tương đối nhiều kỹ thuật của kiểm toán hoạt động. Do đó yêu cầu KTV phải có kiến thức tổng hợp, kỹ năng làm việc nhóm và phương pháp tổ chức hoạt động chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu trên luôn là vấn đề được quan tâm của KTNN và của cả xã hội. Do đó ngoài việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, KTNN cần phải chú trọng công tác tự bồi dưỡng cho mình nên việc thành lập Trường đào tạo Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chuyên đào tạo đội ngũ KTV cho KTNN để họ có kiến thức phù hợp yêu cầu thực tiễn đặt ra là điều hết sức cần thiết. Trong Trường nên có khoa riêng về KTHĐ cho từng lĩnh vực: môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia, cầu đường....Bên cạnh đó sự nỗ lực của bản thân các KTV luôn phải tự trau dồi kiến thức không ngừng hoàn thiện mình cả về đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ để có thể đáp ứng yêu cầu mới của ngành, nghề đặt ra và yêu cầu của hội nhập quốc tế. 172 - Tăng cường việc áp dụng khoa học, công nghệ thông tin vào kiểm toán cũng như đảm bảo các điều kiện vật chất khác KTV cần ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật đặc thù của lĩnh vực kiểm toán các CTMTQG, sử dụng các phần mềm kiểm toán trong lưu trữ thông tin về khách thể kiểm toán, trong quản lý, điều hành kiểm toán, trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các phần mềm liên quan đến việc tính toán và đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng cho việc kiểm toán các CTMTQG. Bên cạnh đó các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN cũng phải chủ động áp dụng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu tin học hóa hoạt động kiểm toán của KTNN. Ngoài ra, vấn đề kinh phí (sưu tầm thu thập tài liệu, thuê chuyên gia, tập huấn, hội thảo, ăn ở...) phương tiện (máy tính, ô tô...) phục vụ cho hoạt động kiểm toán cũng là nhân tố hết sức quan trọng mà KTNN phải đảm bảo để các KTV yên tâm công tác, đảm bảo tính “độc lập, khách quan” của kiểm toán. 173 KẾT LUẬN Chương trình mục tiêu quốc gia là những chương trình được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh việc phát triển kinh tế, đem lại nhiều phúc lợi xã hội cho các địa phương và người dân, do đó rất nhiều người cần thiết có các thông tin chính xác về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia là để các kiểm toán viên đưa ra được ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên báo cáo quyết toán Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đề tài “Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” đã đã có những đóng góp chủ yếu sau: - Đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động các Chương trình mục tiêu quốc gia, hoạt động kiểm toán mà trong đó nêu bật các hoạt động và nội dung, quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán các Chương trình mục tiêu quốc gia. - Đã đưa ra giải pháp cơ bản để hoàn thiện Quy trình kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. - Đã đưa ra những điều kiện cần và đủ và đề xuất các giải pháp chính có tính chất định hướng để tổ chức thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước nhằm đạt được chất lượng và kết quả cao. Do trình độ có hạn, luận văn không thể đi sâu nghiên cứu toàn bộ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán một CTMTQG mà chỉ trình bày, đề xuất một số nội dung cụ thể phù hợp với năng lực của KTNN trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và những đồng chí quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể được hoàn thiện hơn./. 174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Tuấn Trung (2015), “Kiểm toán hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia do Kiểm toán Nhà nước thực hiện”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 138, tr.9-11. 2. Nguyễn Tuấn Trung (2015), “Kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 441, tr.23-25. 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình lý thuyết kiểm toán - NXB Tài chính. 2. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính - NXB Tài chính. 3. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính - các thông tin tài chính khác - NXB Tài chính 4. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Lý thuyết kiểm toán - NXB Tài chính 5. Dự thảo CMKTNN số 300 (2015), Các nguyên tắc cơ bản Kiểm toán hoạt động. 6. Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán nhà nước. 7. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước. 8. Kiểm toán Nhà nước (1999), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động 9. Kiểm toán Nhà nước (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Xây dựng quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp có thu 10. Kiểm toán Nhà nước (2012), Quyết định kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán CTMTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2011. 11. Kiểm toán Nhà nước (2011), Quyết định kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán Chương trình 134 năm 2010. 12. Kiểm toán Nhà nước (2014), Quyết định kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và dạy nghề. 13. Kiểm toán Nhà nước (2010), Quyết định kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn II - năm 2009. 14. Vũ Thị Thanh Hải (2013), Tổ chức kiểm toán hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Luận án Thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 15. Trần Thị Ngọc Hân (2012), Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn nhà nước do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Luận án Tiến sỹ kinh tế - Học viện Tài chính 16. Lưu Trường Kháng (2013), Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện. Luận án Tiến sỹ kinh tế - Học viện Tài chính. 176 17. Nguyễn Hữu Phúc (2009), Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện. Luận án Tiến sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân. 18. Nguyễn Quang Quynh (2009), Kiểm toán hoạt động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 19. Kiểm toán Nhà nước, Dự án GTZ/KTNN (2004), Các chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn kiểm toán hoạt động, kiêm toán công nghệ thông tin của INTOSAI và ASOSAI, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Báo cáo số 211/BC-CP, Kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch 2011, đề xuất danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 21. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 quy định Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 22. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 23. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ. 24. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. 25. Tổng KTNN (2008), Quyết định số 08/2008/QĐ-KTNN ngày 19/12/2008 quy định về công tác lập kế hoạch kiểm toán năm. 26. Tổng KTNN (2012), Quyết định số 02/2012/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy trình kiểm toán các CTMTQG. 27. Tổng KTNN (2012), Quyết định 01/2012/QĐ-KTNN về việc ban hành hệ thống biểu mẫu hồ sơ kiểm toán. 28. Tổng KTNN (2010), Quyết định số 06/2010/QĐ-KTNN về việc ban hành hệ thống các chuẩn mực KTNN. 29. Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa XII (2010), Chiến lược phát triển KTNN đến 2020. 177 30. Vũ Văn Họa (2010), Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do KTNN thực hiện. 31. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động của Kiểm toán nhà nước giai đoạn 1994-2014 32. Dự án GTZ KTNN Việt Nam - KTLB Đức (2004), Tuyên bố Lima Tài liệu dịch, Hà Nội. 33. Kiểm toán nhà nước (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Xây dựng các quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia. 34. Kiểm toán nhà nước (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Sự kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. 35. Kiểm toán nhà nước (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Định hướng và giải pháp đổi mới công tác kiểm toán Ngân sách nhà nước trong điều kiện thực hiện Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi. * Tài liệu tiếng Anh 36. INTOSAI Auditing standards No. 1.0.38, 1.0.40, 2.1.21-22, 3.1.1-2, 2.2.14, 2.2.16, 2.2.38, 3.0.1 37. INTOSAI (2004), Implementation guidelines for performance auditing * Tài liệu trên Website 38. Trang tin điện tử Chính phủ Việt Nam 39. Website của KTNN Việt Nam 178 PHỤ LỤC 1. Phụ lục 01: Tổng hợp kết quả kiểm toán các CTMTQG giai đoạn 2009-2013 2. Phụ lục 02: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả CTMTQG 3. Phụ lục 03: Mẫu câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với CTMTQG 4. Phụ lục 04: Xác định mức trọng yếu đối với báo cáo quyết toán kinh phí 5. Phụ lục 05: Chương trình kiểm toán 179 Phụ lục 01 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2009-2013 Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Chương trình Tổng số Tăng thu NSNN Tăng thu khác Giảm KP chi thường xuyên Giảm KP chi đầu tư XDCB Quản lý qua NSNN Xử lý khác A B 1=2+3++6+7 2 3 4 5 6 7 TỔNG CỘNG 325.207.968.518 5.520.846.840 45.551.198.909 15.925.315.020 127.955.994.061 107.824.191.097 22.430.422.591 Niên độ ngân sách năm 2008 27.681.973.458 0 0 12.648.985.676 15.032.987.782 0 0 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT 2.470.882.303 0 0 160.410.317 2.310.471.986 0 0 2 Chương trình 135 25.211.091.155 0 0 12.488.575.359 12.722.515.796 0 0 Niên độ ngân sách năm 2009 30.697.890.853 0 0 177.401.252 19.514.871.943 10.796.320.367 209.297.291 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT 4.961.052.394 0 0 177.401.252 4.670.205.008 0 113.446.134 2 Chương trình 135-Giai đoạn II 25.736.838.459 0 0 0 14.844.666.935 10.796.320.367 95.851.157 Niên độ ngân sách năm 2010 197.698.846.178 0 39.733.786.419 2.239.877.928 59.869.074.565 95.856.107.266 0 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2010 (Bộ NN & PTNT) 15.518.557.086 221.673.366 13.064.309.935 2.232.573.785 2 Dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc CTMTQG về giáo dục đào tạo (Bộ Lao động thương binh và xã hội) 17.781.294.142 6.494.457.849 1.871.124.542 9.415.711.751 3 Dự án tăng cường năng cơ sở vật chất trường học thuộc CTMTQG về giáo dục đào tạo (Bộ GD&ĐT) 10.171.484.445 10.171.484.445 180 TT Chỉ tiêu Chương trình Tổng số Tăng thu NSNN Tăng thu khác Giảm KP chi thường xuyên Giảm KP chi đầu tư XDCB Quản lý qua NSNN Xử lý khác 4 Chương trình 135-Giai đoạn II năm 2010 34.777.503.869 23.062.436.190 3.205.964.812 8.509.102.867 5 Chương trình 134 13.463.836.590 0 4.950.726.686 8.513.109.904 6 Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 19.999.183.940 1.137.174.004 18.862.009.936 7 CTMTQG về dân số và KHHGĐ 6.156.211.945 6.009.131.925 147.080.020 8 CTMTQG về văn hóa 76.580.676.451 3.030.586.451 198.867.000 73.351.223.000 9 CT hỗ trợ thực hiện chương trình 135 ISP tại Quảng Ngãi 3.250.097.710 0 3.250.097.710 Niên độ ngân sách năm 2011 19.998.999.741 0 175.754.584 52.206.494 19.722.218.638 48.820.025 0 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2011 (Bộ NN & PTNT) 19.722.903.677 175.754.584 52.206.494 19.446.122.574 48.820.025 2 Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) 276.096.064 276.096.064 Niên độ ngân sách năm 2012 7.152.618.694 14.734.670 359.903.020 1.000.000 6.776.981.004 0 0 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2011 (Bộ NN & PTNT) 7.152.618.694 14.734.670 359.903.020 1.000.000 6.776.981.004 Niên độ ngân sách năm 2013 41.977.639.594 5.506.112.170 5.281.754.886 805.843.670 7.039.860.129 1.122.943.439 22.221.125.300 1 CTMTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2012 (Bộ NN & PTNT) 8.275.562.133 0 359.903.020 15.734.670 6.776.981.004 1.122.943.439 2 CTMTQG về việc làm và dạy nghề năm 2011-2012 32.936.377.120 5.367.803.954 4.921.851.866 790.109.000 52.447.000 21.804.165.300 3 CTMTQG về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2013 765.700.341 138.308.216 0 0 210.432.125 416.960.000 181 Phụ lục 02 BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá 1. Mục tiêu 1: Đánh giá lợi ích thực tế chương trình mang lại đối với cá nhân, tổ chức thụ hưởng chương trình Tiêu chí 1.1: Đánh giá lợi ích thực tế mà chương trình mang lại đối với người dân và xã hội Đảm bảo xác định được lợi ích thực tế mà chương trình mang lại cho người dân và xã hội Khảo sát trực tiếp các đối tượng được hưởng chương trình; phỏng vấn so sánh ảnh hưởng của chương trình đối với đời sống của họ A: Mức độ thỏa mãn của người dân về cuộc sống trước khi có chương trình (thang điểm 10) B: Mức độ thỏa mãn của người dân về cuộc sống sau khi có chương trình (thang điểm 10) A/B ≤ ½ -> X = 100 ½ X= 100-A/Bx100 A/B≥1 -> X=0 X Người dân trực tiếp được thụ hưởng chương trình Tiêu chí 1.2: Đánh giá giá trị gia tăng từ việc thụ hưởng chương trình Đảm bảo các giá trị gia tăng được tăng thêm khi có chương trình (ví dụ: Trước khi có CTMTQG về việc làm mỗi ngày người dân chỉ kiếm được 10.000đ sau khi có chương trình họ đã kiếm được 30.000đ thì giá trị gia tăng là 20.000đ) Khảo sát trực tiếp các đối tượng thụ hưởng A: Giá trị gia tăng khi có chương trình B: Giá trị khi không có chương trình A/B≥1/2 -> X=100 ¼≤A/B X=A/Bx100 A/B X=0 Đối tượng thụ hưởng chương trình 182 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 1.3: Đánh giá việc duy trì, sử dụng thường xuyên tiện ích các chương trình Đánh giá mức độ hiệu quả, tần suất sử dụng và tính đúng mục đích các tiện ích của chương trình (ví dụ: CTMTQG về văn hóa trong đó có việc xây dựng nhà văn hóa cho các địa phương) Khảo sát trực tiếp tại các địa bàn, cơ sở được thụ hưởng chương trình A: Tần suất sử dụng các tiện ích mới của chương trình B: Tần suất sử dụng các cơ sở hạ tầng cũ khi chưa được chương trình đầu tư A/B≥2 -> X=100 1≤A/B X=A/Bx100-100 A/B X=0 X Địa bàn được chương trình đầu tư 2. Mục tiêu 2: Đánh giá cách thức, phương pháp tiếp cận với chương trình có đảm bảo dễ dàng, thuận tiện Tiêu chí 2.1: Đánh giá số người biết về chương trình trên địa bàn Đảm bảo người dân nắm bắt được về các CTMTQG đầu tư trên địa bàn Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra hoặc online A: Số ý kiến trả lời biết về chương trình B: Tổng số phiếu phát ra A/B≥0,75 -> X=100 0,5≤A/BX=A/Bx100 A/B X=0 X Những người dân sống tại khu vực chương trình đầu tư Tiêu chí 2.2: Đánh giá cách thức tiếp cận trở thành đối tượng chương trình Việc tiếp cận trở thành đối tượng của chương trình có đúng quy định (đảm bảo 100% các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng chương trình không phải mất một khoản chi phí nào) Kiểm toán viên thực hiện điều tra, phỏng vấn kết hợp xem xét hồ sơ đối với cán bộ điều phối, người dân 1. Đối với cán bộ quản lý (X1) - Tất cả người dân thuộc đối tượng của chương trình đều được thụ hưởng: X1=100 - Một số người dân không được thụ hưởng chương trình: X1=0 X= (X1 + X2) /2 Cán bộ điều phối và người dân 183 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá 2. Đối với người dân (X2) - Khảo sát 100 người ngẫu nhiên mà trên danh sách rà soát về nguyên tắc phải được hưởng: nếu đúng 100% -> X2=100 - Khảo sát 100 người ngẫu nhiên mà trên danh sách rà soát về nguyên tắc phải được hưởng: nếu không đúng 100% -> X2=0 Tiêu chí 2.3: Đánh giá các quy định trở thành đối tượng thụ hưởng chương trình Thủ tục tiếp cận có khó khăn phức tạp và rườm rà Kiểm toán viên kiểm tra theo 02 hướng: 1. Xem xét các quy định thực tế chương trình về đối tượng thụ hưởng 2. Điều tra, phỏng vấn người dân về các quy định để trở thành đối tượng thụ hưởng chương trình 1. Kiểm toán viên kiểm tra (X1) 1.1. Có các quy định về đối tượng thụ hưởng chương trình không (X11) - Nếu có: X11=100 - Nếu không: X11=0 1.2. Kiểm toán viên đánh giá các quy định có rườm rà không - Nếu có: X12=0 - Nếu không: X12=100 X1=(X11+X12)/2 X Điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thụ hưởng 184 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá 2. Điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thụ hưởng phỏng vấn họ xem các quy định của chương trình có rườm rà không A: Số người trả lời Có B: Tổng số người điều tra - A/B≥0,75 -> X2=0 - 0,75>A/B≥0,1 ->X=50 - A/B X=100 X= (X1+X2)/2 Tiêu chí 2.4: Đánh giá việc kiểm tra, rà soát các đối tượng thụ hưởng chương trình của cơ quan quản lý Đảm bảo có sự rà soát, kiểm tra bổ sung các đối tượng hay không (loại trừ một số trường hợp nhiều lần cấp kinh phí không sử dụng đúng mục đích mà vẫn tiếp tục cấp) Kiểm toán viên kiểm tra theo 02 hướng: 1. Cán bộ quản lý, ban chỉ đạo chương trình 2. Kiểm tra rà soát thực tế 1. Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý (X1) - Nếu có: X1=100 - Nếu không: X1=0 2. Rà soát danh sách qua các năm có sự bớt đi, bổ sung không, tìm nguyên nhân (X2) - Nếu có, kiểm tra xác xuất nếu đúng hết 100%: X2=100 - 0,5≤A/B<1: X2=30 - A/B<0,5: X2=0 X= (X1+X2)/2 185 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá 3. Mục tiêu 3: Đánh giá mức độ thỏa mãn đối với cá nhân, tổ chức thụ hưởng chương trình Tiêu chí 3.1: Đánh giá mức độ hài lòng của người thụ hưởng đối với kinh phí hỗ trợ của chương trình Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với kinh phí hỗ trợ cho họ Khảo sát lấy ý kiến các hộ dân bằng phiếu trực tiếp hoặc online A: Số người hài lòng B: Số người được khảo sát X=A/Bx100 X Người dân Tiêu chí 3.2: Đánh giá mức độ hài lòng của người thụ hưởng đối với cách thức và các biện pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật, điều kiện sản xuấtđối với chương trình Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cách thức hỗ trợ của chương trình Khảo sát lấy ý kiến các hộ dân bằng phiếu trực tiếp hoặc online A: Số người hài lòng B: Số người được khảo sát X=A/Bx100 X Người dân 186 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 3.3: Đánh giá mức độ hài lòng của người thụ hưởng đối với tính khả dụng của chương trình Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với tính khả dụng của chương trình (đánh giá chương trình có khả thi, có đảm bảo thành công về mục tiêu không? Ví dụ chương trình chỉ hỗ trợ về dạy nghề không hỗ trợ về phương tiện sản xuất) Khảo sát lấy ý kiến các hộ dân bằng phiếu trực tiếp hoặc online A: Số người hài lòng B: Số người được khảo sát X=A/Bx100 X Người dân Tiêu chí 3.4: Đánh giá mức độ hài lòng của người thụ hưởng đối với hiệu năng của các chương trình Đánh giá chương trình áp dụng vào thực tế đã phù hợp và hiệu quả chưa Khảo sát lấy ý kiến các hộ dân bằng phiếu trực tiếp hoặc online A: Số người hài lòng B: Số người được khảo sát X=A/Bx100 X Người dân Tiêu chí 3.5: Đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng đối với tính ổn định lâu dài của chương trình Đánh giá chương trình có đảm bảo ổn định và khả thi và phát huy tác dụng trong thời gian dài hay không Khảo sát lấy ý kiến các hộ dân bằng phiếu trực tiếp hoặc online A: Số người hài lòng B: Số người được khảo sát X=A/Bx100 X Người dân 187 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá 4. Mục tiêu 4: Đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí của chương trình Tiêu chí 4.1: Đánh giá tính tiết kiệm trong việc mua sắm, đầu tư, chi tiêu Đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả trong việc sử dụng nguồn kinh phí Kiểm toán viên kiểm tra thực tế qua các mẫu được lựa chọn kiểm toán A: Sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả tuân thủ các quy định B: Tổng số kinh phí được kiểm tra A/B≥95% -> X=100 50%≤A/B<95%: X=50 A/B <50%: X=0 X Mẫu kinh phí được lựa chọn kiểm tra Tiêu chí 4.2: Đánh giá tính đúng mục đích trong sử dụng kinh phí Đánh giá tính đúng mục đích trong việc sử dụng kinh phí Kiểm toán viên kiểm tra thực tế qua các mẫu được lựa chọn kiểm toán A: Sử dụng kinh phí đúng mục đích tuân thủ các quy định B: Tổng số kinh phí được kiểm tra A/B=1 -> X=100 95%≤A/B<1: X=50 A/B <95%: X=0 X Mẫu kinh phí được lựa chọn kiểm tra Tiêu chí 4.3: Đánh giá tính tuân thủ quy định tài chính trong việc chi tiêu Đánh giá tính tuân thủ các quy định tài chính trong việc sử dụng kinh phí Kiểm toán viên kiểm tra thực tế qua các mẫu được lựa chọn kiểm toán A: Sử dụng kinh phí tuân thủ các quy định tài chính B: Tổng số kinh phí được kiểm tra A/B=1 -> X=100 85%≤A/B<1: X=50 A/B <85%: X=0 X Mẫu kinh phí được lựa chọn kiểm tra 188 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 4.4: Đánh giá tính bao quát của các quy định tài chính hiện hành Đánh giá tính bao quát các quy định tài chính trong việc quản lý việc sử dụng kinh phí của chương trình Kiểm toán viên kiểm tra thực tế qua các mẫu được lựa chọn kiểm toán - Nếu các quy định tài chính hiện hành và quy định riêng của chương trình bao quát được hết các nội dung chi: X=100 - Nếu các quy định tài chính hiện hành và quy định riêng của chương trình không bao quát được hết các nội dung chi: X=0 X Mẫu kinh phí được lựa chọn kiểm tra Tiêu chí 4.5: Đánh giá tính đầy đủ, lôgic trong việc xây dựng các tiêu chí hỗ trợ của chương trình Đánh giá tính đầy đủ, lôgic trong việc xây dựng các tiêu chí hỗ trợ của chương trình Kiểm toán viên kiểm tra các tiêu chí hỗ trợ đưa ra nhận xét đánh giá - Nếu kiểm toán viên đánh giá là đầy đủ, loogic: X=100 - Nếu kiểm toán viên đánh giá là không đầy đủ, loogic: X=100 X Các tiêu chí hỗ trợ Tiêu chí 4.6: Đánh giá tính phù hợp của các tiêu chí hỗ trợ được xây dựng Đánh giá tính phù hợp trong việc xây dựng các tiêu chí hỗ trợ của chương trình (ví dụ hỗ trợ bình quân đầu người chứ không theo thực tế sử dụng và năng lực sản xuất) Kiểm toán viên kiểm tra các tiêu chí hỗ trợ đưa ra nhận xét đánh giá - Nếu kiểm toán viên đánh giá là phù hợp: X=100 - Nếu kiểm toán viên đánh giá là không phù hợp: X=100 X Các tiêu chí hỗ trợ 189 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 4.7: Đánh giá tính đúng đắn, phù hợp trong việc phân bổ kinh phí Đánh giá tính đúng đắn, phù hợp trong việc phân bổ kinh phí Kiểm toán viên kiểm tra việc phân bổ kinh phí - Việc phân bổ kinh phí đúng các quy định hiện hành: X=100 - Việc phân bổ kinh phí không đúng các quy định hiện hành: X=0 X Nguồn kinh phí được phân bổ 5. Mục tiêu 5: Đánh giá các kết quả thực hiện CTMTQG Tiêu chí 5.1: Đánh giá hệ thống văn bản quản lý áp dụng Đảm bảo tính đầy đủ và khả thi của hệ thống văn bản quản lý của chương trình, những bất cập của việc áp dụng hệ thống văn bản đó trong thực tế. Kiểm tra tính đầy đủ hệ thống quản lý văn bản điều hành thực hiện A: Số văn bản còn thiếu, vướng mắc mà không được báo cáo cấp có thẩm quyền - Nếu A<5: X=(5-A)x20 - Nếu A≥5: X=0 X Các văn bản quản lý chương trình Tiêu chí 5.2: Đánh giá tính khả thi của chương trình so với mục tiêu đề ra Đánh giá mức độ khả thi của chương trình về (tiến độ thực hiện, sử dụng kinh phí có đúng mục đích không, tiến độ giải ngân có phù hợp thực tế và xu hướng phát triển hay không) Kiểm toán viên dựa vào xét đoán chuyên môn để đánh giá A: Mức độ khả thi - Nếu A≥90%: X=100 - Nếu 50%<A<90%: X=50 - Nếu A<50%: X=0 X Tài liệu của chương trình; tham khảo ý kiến cán bộ kế toán, kho bạc, ngân hàng 190 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 5.3: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu đề ra Đánh giá kết quả thực hiện chương trình có phù hợp mục tiêu đề ra hay không Xem xét cụ thể các mục tiêu chương trình đề ra X1,2,3n:n mục tiêu kiểm toán viên đánh giá (đạt mục tiêu 100đ; đạt mục tiêu >30% X tương ứng với số % đạt được; đạt mục tiêu ≤ 30% thì X=0đ) (việc đánh giá ngoài thảo luận với đơn vị kiểm toán viên có thể xin ý kiến của chuyên gia) X = (X1 + X2 ++ Xn)/n X Các mục tiêu của chương trình Tiêu chí 5.4: Đánh giá tính đồng bộ của chương trình Đảm bảo chương trình đồng bộ với các chương trình khác Xem tính đồng bộ của chương trình được kiểm toán có phù hợp với các chương trình khác của Nhà nước thực hiện đầu tư trên địa bàn không - Đồng bộ: X=100 - Không đồng bộ: X=0 X Chương trình được kiểm toán và các chương trình khác 6. Mục tiêu 6: Đánh giá hiệu năng của bộ máy quản lý Tiêu chí 1: Bộ máy quản lý 1 Đảm bảo Bộ máy quản lý đáp ứng được công tác quản lý, điều hành chương trình Kiểm tra qua việc thành lập các Ban chỉ đạo chương trình - Nếu một chương trình mà có nhiều Ban chỉ đạo gây nên sự chồng chéo lãng phí: X=0 - Nếu không có sự chồng chéo lãng phí: X=100 X Bộ máy quản lý Tiêu chí 2: Bộ máy quản lý 2 Đảm bảo Bộ máy quản lý thực hiện được đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình Kiểm tra việc Bộ máy quản lý có thực hiện đầy đủ chức năng của mình hay không - Nếu có xây dựng khung đánh giá hiệu quả chương trình: X=100 - Nếu không xây dựng khung đánh giá hiệu quả chương trình: X=0 X Hồ sơ xây dựng khung đánh giá 191 Tên phép đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu Điểm đạt được (thang 100) Đối tượng đánh giá Tiêu chí 3: Bộ máy quản lý 3 Đảm bảo Bộ máy quản lý thực hiện được đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình Kiểm tra việc Bộ máy quản lý có thực hiện đầy đủ chức năng của mình hay không - Việc giao kế hoạch và phân bổ vốn có gắn liền với kết quả đầu ra: X=100 - Việc giao kế hoạch và phân bổ vốn không gắn liền với kết quả đầu ra: X=0 X Hồ sơ lập và giao kế hoạch vốn Tiêu chí 4: Bộ máy quản lý 4 Đảm bảo Bộ máy quản lý thực hiện được đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình Kiểm tra việc Bộ máy quản lý có thực hiện đầy đủ chức năng của mình hay không - Có mối quy định ràng buộc pháp lý giữa những đề xuất của địa phương và thực tế kết quả thực hiện chương trình: X=100 - Không có mối quy định ràng buộc pháp lý giữa những đề xuất của địa phương và thực tế kết quả thực hiện chương trình: X=0 X Hồ sơ đề xuất chương trình của các địa phương và các quy định pháp lý của chương trình 192 Phụ lục 03 MẪU CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TT Câu hỏi Có Không Ghi chú A Công tác quản lý điều hành 1 Ban quản lý Chương trình có cập nhật về cơ cấu tổ chức cho các thành viên được biết không 2 Quyền hạn và trách nhiệm có được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản không 3 Trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận phối hợp thực hiện có bị trùng lắp không 4 Chương trình có tổ chức cập nhật, phổ biến kiến thức đối với các bộ phận thực hiện không 5 Bộ phận quản lý và bộ phận kế toán có lý lịch, kiến thức, chuyên môn và năng lực phù hợp nhiệm vụ của họ không 6 Ban chủ nhiệm chương trình có đánh giá cao vai trò của công tác giám sát, thanh, kiểm tra không 7 Có những cuộc họp định kỳ để thiết lập những chính sách, xác định mục tiêu mới và xem xét đánh giá lại hoạt động của chương trình không 8 Các cuộc họp có được ghi chép và lưu trữ, ký xác nhận đầy đủ không 9 Ban quản lý chương trình có được thông báo, thông qua tất cả các công văn gửi đi không 10 Ban quản lý chương trình có nhận được các ý kiến phản hồi từ đơn vị cơ sở? Việc trả lời ý kiến có đảm bảo kịp thời không? 11 Ban quản lý chương trình có được cung cấp đầy đủ thông tin và thực hiện giám sát kịp thời đối với việc thực hiện tại các đơn vị cơ sở hay không? 12 Việc báo cáo kết quả thực hiện chương trình từ các đơn vị lên có được Ban quản lý chương trình tổ chức xem xét đánh giá cụ thể không? Có hành động phù hợp nào được thực hiện sau đó không? 193 TT Câu hỏi Có Không Ghi chú 13 Việc thực hiện chương trình có xảy ra tình trạng biến động nhân sự tại vị trí cấp cao không? 14 Có sự phân chia rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đêc hức năng điều hành và giải quyết công việc được thực hiện theo mục tiêu của chương trình 15 Chương trình có sự khen thưởng và kỷ luật rõ ràng đối với các hành vi hay không B Tài chính kế toán 16 Các chính sách và thủ tục nào đã được xây dựng (quy trình mua hàng, thanh toán, quản lý tài sản) 17 Có văn bản hướng dẫn riêng về việc thực hiện chế độ tài chính cho chương trình không 18 Việc xét duyệt quyết toán tại các đơn vị thực hiện có chỉ ra nhiều sai sót hay không? 19 Chương trình có ban hành quy trình mua sắm hàng hóa và quy trình thanh toán hay không? 20 Chương trình có sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện không? Nếu có phần mềm gì? Phần mềm có thường xuyên được cập nhật không 21 Nguồn thu chính của chương trình là gì Quy trình để có được nguồn ngân sách thực hiện chương trình là như thế nào? 22 Việc thực hiện ghi chép và vảo sổ các nguồn thu từ chương trình được thực hiện như thế nào 23 Các khoản chi chính của chương trình là gì? Việc phê duyệt được thực hiện ra sao? 24 Việc thay đổi các nhiệm vụ chi có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền không? 25 Các chứng từ, tài liệu kế toán có được ghi chép đầy đủ và phục vụ cho công tác thanh kiểm tra không 26 Chương trình có tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần thanh, kiểm tra không? Các kiến nghị được thực hiện ở mức độ nào? 194 Phụ lục 04 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU ĐỐI VỚI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ 1. Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo quyết toán Giả sử Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2011 chỉ tiêu trên báo cáo quyết toán như sau: Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền Số kinh phí đề nghị quyết toán 522 Giả sử kết quả đánh giá rủi ro đối với tổng thể báo cáo quyết toán là cao, do đó tỷ lệ xác định mức trọng yếu được lựa chọn ở mức thấp trong khung hướng dẫn 1% - 2%, ví dụ tỷ lệ lựa chọn là 1%. Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính được xác định là: 1% x 522 tỷ đồng = 5,22 tỷ đồng 2. Ví dụ xác định mức trọng yếu đối với nhóm giao dịch, số dư tài khoản Chỉ tiêu kinh phí chi lắp đặt đường ống dẫn nước của chương trình MTQG nước sạch là 360 tỷ đồng. Giả sử kết quả đánh giá rủi ro và phân tích nhu cầu của người sử dụng thông tin cho thấy, sai sót đối với chỉ tiêu chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước ở mức 1% x 360 tỷ đồng = 3,6 tỷ đồng (thấp hơn mức trọng yếu 5,22 tỷ đồng đối với tổng thể báo cáo quyết toán) có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Khi đó, mức trọng yếu đối với khoản mục chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước của Công ty A được xác định là 3,6 tỷ đồng. 3. Ví dụ xác định mức trọng yếu thực hiện Giả sử kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ của khoản mục mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý, khi đó mức trọng yếu thực hiện được xác định ở mức cao (65%) trong Khung tỷ lệ 50% - 65%: 65% x Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo quyết toán = 65% x 5,22 tỷ đồng = 3,39 tỷ đồng. Giả sử kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với cơ sở dẫn liệu đo lường và tính giá của khoản mục mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý, khi đó mức trọng yếu thực hiện được xác định ở mức thấp (50%) trong Khung tỷ lệ 50% - 65%: 50% x Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo quyết toán = 50% x 5,22 tỷ đồng = 2,61 tỷ đồng. 4. Ví dụ xác định ngưỡng sai sót không đáng kể Với mức trọng yếu tổng thể được xác định là 5,22 tỷ đồng và tỷ lệ xác định ngưỡng sai sót không đáng kể là 3%, ngưỡng sai sót không đáng kể được xác định bằng: 3% x 5,22 tỷ đồng = 0,16 tỷ đồng. 195 Phụ lục 05 ĐOÀN KTNN CTMTQG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN Mục tiêu, nội dung kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Thời gian thực hiện Nội dung 1: Kiểm toán tài chính Nội dung 2: Kiểm toán hoạt động Mục tiêu 1:..... Tiêu chí 1.1:......... 1. Đánh giá -. - 2. Phỏng vấn - Câu hỏi đối với: Mẫu 1.1.1 - Câu hỏi đối với.: Mẫu 1.1.2 3. Phỏng vấn. (Danh sách cơ sở được thực hiện phỏng vấn- Mẫu 1.1.3; Mẫu câu hỏi phỏng vấn 1.1.4) Từ-. Tiêu chí 1.2:......... 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra thực tế: - Sử dụng mẫu kiểm tra đã được thiết kế (Mẫu 1.2.2.1 đến 1.2.2.13) - Sử dụng ý kiến chuyên gia (Mẫu 1.2.3) - Lập biên bản làm việc (Mẫu 1.2.4) 3. Quan sát tại. - Thực hiện quan sát độc lập tại Từ- Mục tiêu 2:......................... Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi Chương trình kiểm toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng Đoàn/Lãnh đạo KTNN theo quy định hiện hành của Kiểm toán Nhà nước./. ........., ngày tháng....năm.... TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN) Phê duyệt của Trưởng Đoàn kiểm toán (nếu có) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Nơi nhận: - Vụ trưởng; - Trưởng đoàn kiểm toán; - Đoàn/Tổ kiểm toán; - Lưu: HSKT. ........., ngày tháng....năm.... TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_noi_dung_quy_trinh_kiem_toan_chuong_trinh.pdf
Luận văn liên quan