Với đề tài "Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam”, luận
án đã làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận, thực trạng quy định pháp luật bảo hiểm xã
hội bắt buộc ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiên
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, luận án rút ra những kết luận sau đây:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, được Nhà nước tổ chức
thực hiện mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia trên
cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Pháp luật BHXHBB là hệ thống các quy
tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, được
nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực BHXHBB, nhằm mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Theo thông lệ quốc tế và các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam cũng thiết kế
nội dung pháp luật BHXHBB bao gồm các nhóm nội dung điều chỉnh: đối tượng áp
dụng, các chế độ BHXHBB, quỹ BHXH, xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB. Có thể
thấy các quy định về BHXHBB hiện hành cơ bản là hợp lý. Các quy định này đã mở
rộng diện bao phủ về đối tượng tham gia, mở rộng quyền lợi hưởng, nâng cao mức
hưởng, tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật, tăng cường hiệu lực hiệu quả quản
lý và thực hiện của BHXHBB. Mặc dù vậy, một số quy định vẫn còn bất cập, thực tiễn
thi hành pháp luật còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, khiến cho hiệu quả thực hiện
BHXHBB chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên có thể kể tới như: nhận thức
về BHXHBB của NLĐ chưa cao, sự thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ
đóng phí BHXH của NSDLĐ, việc trục lợi quỹ BHXH vẫn liên tục diễn ra, những
khiếm khuyết trong trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách, tình trạng chế tài xử
lý đối với các vi phạm chưa cao để đủ sức răn đe, sự không kịp thời của cơ quan có
thẩm quyền trong việc ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục trong cả quá trình đặc biệt là xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.
3. Nâng cao quyền của NLĐ trong lĩnh vực an sinh xã hội là yêu cầu bức thiết đã
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ khi thành lập nước đến nay. Hơn thế,
trong xu hướng toàn cầu hóa, BHXHBB Việt Nam cần tiệm cận nhiều hơn với chính
sách BHXH tiến bộ của thế giới. Do đó, pháp luật BHXHBB cần hoàn thiện hướng tới
thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân, BHXH đa tầng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của quốc gia, hướng tới sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
4. Hoàn thiện pháp luật BHXHBB Việt Nam hiện hành trước hết cần tập trung
mở rộng bao phủ về đối tượng tham gia BHXHBB. Nhà nước cần bổ sung các quy
định tạo cơ chế đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXHBB thực hiện nghĩa vụ tham
gia BHXHBB. Bên cạnh đó, pháp luật BHXHBB cũng phải từng bước nâng cao sự
hấp dẫn của các chế độ BHXHBB ngoài việc nâng cao quyền lợi hưởng, tăng cường
mức trợ cấp tài chính có tính đến cân đối quỹ cần linh hoạt trong việc đóng góp quỹ
với các mức độ phù hợp với sự lựa chọn của từng đối tượng ngoài mức cơ bản đóng
góp bắt buộc. Việc hoàn thiện các quy định mở rộng phạm vi hưởng, nâng cao mức
hưởng BHXH luôn phải xem xét, cân nhắc trong mối tương quan với các quy định về
thu, chi, phân bổ quỹ, đảm bảo sự an toàn tài chính BHXH. Hoàn thiện các quy định
về quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật BHXHBB hiện nay có thể xem là khâu
trọng yếu để BHXHBB thực sự phát huy hiệu quả, góp phần hữu hiệu và thực chất
hơn nữa trong đảm bảo quyền được hưởng ASXH của NLĐ, góp phần quan trọng
đảm bảo an sinh xã hội. Việc phân định chức năng của các chủ thể quản lý Nhà nước
đối với BHXH, kiện toàn tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, liên thông cơ sở dữ
liệu đảm bảo tính chính xác của hồ sơ hưởng, ứng dụng CNTT, tăng cường chế tài
xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB là nội dung cần được đặc biệt chú trọng.
5. Bảo hiểm xã hội bắt buộc luôn giữ vai trò là một trụ cột quan trọng của hệ
thống an sinh xã hội. BHXH là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền lợi của NLĐ
và gia đình họ, góp phần đảm bảo ASXH trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXHBB và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật BHXHBB hiện nay sẽ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật ASXH thống
nhất, khoa học, hiện đại, có tính khả thi vì sự phát triển của đất nước.
183 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am.
Để hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ngoài một số kiến nghị sửa đổi
bổ sung quy định pháp luật BHXHBB thì không thể không nhắc tới nhóm kiến nghị
về quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật BHXHBB. Chúng tôi đề xuất một số kiến
nghị sau:
153
- Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
lĩnh vực BHXHBB
Trước hết việc kiện toàn bộ máy hoạt động và củng cố hệ thống quản lý cơ quan
bảo hiểm xã hội ở các cấp là rất cần thiết. Trong cơ quan bảo hiểm xã hội cần hình
thành một bộ phận chức năng riêng chuyên thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động
của các chế độ và quá trình chi trả cho các đối tượng hưởng ở các cấp. Việc hình
thành bộ phận chuyên môn như vậy không đơn thuần chỉ là thêm một chức năng mà
đó là một vấn đề cần được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu đầy đủ về khối
lượng công việc, tiêu chuẩn và định mức công việc, yêu cầu trình độ chuyên môn và
tổ chức hợp lý. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHXHBB, kịp thời xử lý những khó
khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời có thể ký kết với các đơn vị tư nhân trong một
số quy trình nhất định. Ví dụ ở Thụy Điển thì về bảo hiểm ốm đau, các hội đồng cấp
quận chịu trách nhiệm về các dịch vụ y tế - vệ sinh trong địa hạt của mình và vì vậy
họ có quyền đánh thuế riêng. Hội đồng sở hữu và quản lý các trung tâm y tế. Ngoài
ra, còn có các tổ chức tư nhân mà phần lớn là đã ký các thỏa ước với các hội đồng
cấp quận. Những người bệnh có thể lựa chọn trung tâm y tế hay bác sỹ gia đình hoặc
thậm chí là bệnh viện nơi người đó muốn được chăm sóc. Khi một người đến một bác
sĩ thuộc về dịch vụ công, họ chỉ phải trả một phần chi phí nhất định. Nếu một người
đến khám ở một bác sỹ tư nhân đã ký kết thỏa thuận, một phần chi phí do bảo hiểm
ốm đau chi trả, nhưng phần chi phí do chính người đó chi trả cao hơn khi người đó
đến với một bác sĩ thuộc về dịch vụ công. Nếu bác sỹ không ký kết thỏa thuận, thì
người đó chịu toàn bộ chi phí. Hay như tại Phần Lan, những đóng góp vào chế độ bảo
hiểm ốm đau quốc gia và bảo hiểm trợ cấp quốc gia do cơ quan thuế của địa phương
nơi quản lý NSDLĐ thu đồng thời với các khoản thuế chung. Những đóng góp vào
bảo hiểm nghề nghiệp được gửi đến tổ chức bảo hiểm do NSDLĐ và NLĐ độc lập
lựa chọn 67.
Nâng cao tính tuân thủ pháp luật về BHXHBB thông qua thực hiện đồng bộ các
biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia BHXHBB, đi đôi
với chú trọng tăng số người thụ hưởng quyền lợi BHXHBB. Thực hiện giao chỉ tiêu
phát triển đối tượng tham gia BHXHBB cho các địa phương. Hoàn thiện bộ máy tổ
67 Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới, nxb Tư Pháp,
Hà Nội, tr 432-439
154
chức thực hiện chính sách BHXHBB theo hướng tinh gọn hiệu lực hiệu quả giảm đầu
mối giảm cấp trung gian như: thực hiện sát nhập đầu mối đơn vị là BHXH cấp quận,
huyện, cấp vụ, ban, giảm đơn vị cấp phòng, giảm cấp phó, tinh giản biên chế. Tiếp
tục hiện đại hoá quản lý BHXHBB, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản
lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện BHXHBB. Tăng cường đẩy mạnh hợp tác đa
phương, song phương và nhận sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm, công
nghệ từ phía các tổ chức quốc tế (ILO, WB, Liên minh châu Âu), các quốc gia trên
thế giới về BHXHBB (Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Nga).
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác về BHXH
Xác định việc xây dựng đội ngũ các công chức, viên chức, người lao động trong bộ
máy quản lý BHXH, nâng cao hiệu quả thực thi, năng lực, kỹ năng hành nghề nhằm
đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi trong thời kì mới, các kiến nghị đối với nhiệm vụ này
bao gồm:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công
chức, viên chức, người lao động làm công tác an sinh xã hội nói chung và BHXH nói
riêng, song song với việc bổ sung mới nguồn nhân lực trẻ, bảo đảm tính kế thừa, phát
triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng công chức, viên chức, người
lao động đối với từng vị trí công việc cụ thể. Đổi mới phương thức và nội dung các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm quản lý Quỹ BHXH trong
các đơn vị. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các
vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính.
Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định
kỳ bắt buộc hàng năm cũng như chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.
- Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng, tuyển dụng và đánh giá công chức, viên
chức, người lao động. Thực hiện bố trí, sử dụng nhân sự theo cơ chế giao việc, đúng
người, đúng việc, đúng sở trường, lấy công việc và hiệu quả công việc làm tiêu chí,
khoán việc và quy trách nhiệm đến cùng nhằm phát huy hết tài năng, tinh thần hăng
hái, nhiệt tình của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động. Có thái độ kiên
quyết, dứt khoát đưa ra khỏi nền công vụ đối với những công chức, viên chức không
đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng mới công chức, viên
155
chức, người lao động phải thực sự khách quan, công bằng và minh bạch. Từng bước
phân cấp cho thủ trưởng một số đơn vị được trực tiếp thực hiện một số khâu trong
công tác tuyển dụng nhưng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu nhân viên cấp dưới
làm sai. Quy định trách nhiệm liên đới của người đứng đầu đối với công chức, viên
chức, người lao động dưới quyền.
- Tiếp tục cải cách chế độ, chính sách tạo động lực cho cán bộ, công chức. Xây dựng,
đề xuất áp dụng chính sách trả lương công chức theo vị trí việc làm và hiệu quả công
việc nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch, quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và
sự cống hiến. Đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, tạo môi trường và điều
kiện làm việc thực sự công bằng, minh bạch nhằm khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu,
năng động, sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh ở mọi vị trí công tác.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của công chức, viên chức, người
lao động; từng bước xây dựng các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp đối với công
chức, nhất là đối với hoạt động công vụ luôn gắn liền với quyền lực công, nguồn lực
công, trách nhiệm công Xây dựng và thực thi chế tài nghiêm khắc, nghiêm trị
những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ, trái với lương tâm và
đạo đức xã hội. Thiết lập thể chế chặt chẽ, minh bạch, công khai nhằm ngăn ngừa
những hành vi vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, người lao động.
Hiện nay cán bộ làm việc trong lĩnh vực BHXH vẫn mang tính thụ động chưa thực
sự năng động, sáng tạo, độc lập xử lý nghiệp vụ. Cần bổ sung kiện toàn hệ thống tổ
chức quản lý cán bộ, xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chuyên
trách làm công tác thu chi nói riêng có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng
vững vàng, yên tâm công tác, yêu ngành yêu nghề, giỏi chuyên môn, nắm chắc chính
sách chế độ của Đảng và Nhà nước, có ý thức trách nhiệm trong công việc, có năng
lực chỉ đạo điều hành có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, khả năng giao tiếp,
am hiểu công nghệ thông tin. Bố trí những cán bộ công chức có đủ năng lực trình độ
phong cách và thái độ phục vụ tốt vào các bộ phận tiếp nhận giải quyết công việc đặc
biệt là trực tiếp làm việc với đối tượng hưởng chế độ BHXH.
156
- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền hệ thông tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng cho
cán bộ công chức viên chức của ngành làm căn cứ để tuyển dụng, góp phần tích cực
vào việc nâng cao trình độ. Bên cạnh đó cần tăng cường trang thiết bị hiện đại trong
hoạt động là công cụ hỗ trợ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ không chỉ đảm bảo công
tác quản lý mà còn đảm bảo phương diện lưu trữ thống kê, tác nghiệp xử lý công việc
và thông tin nhanh chóng giảm bớt những thao tác không cần thiết, tạo thời gian cho
cán bộ chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ. Dù chiến lược có cải tiến tới đâu thì phát
triển nguồn lực con người vẫn cần đặt lên quan tâm hàng đầu.
- Đa dạng hóa phương thức đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với
người lao động, người sử dụng lao động.
Chú trọng đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phố biến chính sách, đặc biệt là đẩy
mạnh phổ biến BHXHBB trên các phương tiện truyền thông, đối thoại trực tiếp. Mỗi
địa phương đều có bản tin loa đài hằng ngày cần bổ sung thông tin chính sách vai trò
ý nghĩa của BHXH. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, sermina về các chủ đề liên
quan tới chính sách BHXH. Cán bộ chuyên viên chuyên trách khi được giao nhiệm
vụ cần phải nắm rõ các chế độ chính sách để tuyên truyền, tập huấn, trao đổi trực tiếp
tới các đơn vị sử dụng lao động, người lao động. Từ đó nâng cao nhận thức đúng về
quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc tham gia BHXHBB. Phòng ngừa tình
trạng người lao động do thiếu hiểu biết mà bị các doanh nghiệp lợi dụng. Công tác
tuyên truyền phải đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể, sinh động nhằm giúp NLĐ,
NSDLĐ cũng như các đối tượng thụ hưởng chính sách BHXHBB có nhận thức đúng
đủ về chính sách. Có như vậy chính sách BHXHBB mới thực sự đi vào cuộc sống
giúp họ vượt qua những khó khăn. Đồng thời cũng trang bị cho NLĐ những kiến thức
để biết quyền lợi BHXHBB của họ. Do đó, công tác tuyên truyền phải được thực hiện
thường xuyên, sâu rộng dễ hiểu và đảm bảo đúng chủ trương chính sách của Đảng,
Pháp luật, Nhà nước về BHXHBB.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong bảo hiểm xã hội bắt buộc
Rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc, tạo điều
kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH. Triển khai có chế một cửa liên thông trong
giải quyết chế độ, chính sách và trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành theo
phương châm nhanh chóng chính xác thuận tiện đúng đủ nhằm tạo lòng tin đối với
NLĐ và NSDLĐ. Công khai hóa các thủ tục hồ sơ giấy tờ và các bước tiến hành quy
157
trình thực hiện, cải cách lề lối làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia
BHXH, tránh phiền hà sách nhiễu, chuyển đổi phong cách làm việc từ hành chính
sáng phong cách phục vụ. Trong thời đại công nghệ 4.0 việc sử dụng thẻ thông minh
trong các giao dịch thanh toán và khâu quản lý được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại và tạo điều kiện cho công
tác quản lý thuận tiện cho NLĐ sử dụng, cần thiết có những quy định mang tính chiến
lược, quy định một loại hình công cụ quản lý về BHXH phù hợp. Đồng thời cơ chế
nộp tiền tham gia BHXH và thanh toán chế độ về BHXH được quy định rộng hơn
trên phạm vi toàn quốc, ở nơi nào khi nào NLĐ thấy thích hợp. Quy trình giải quyết
chế độ BHHT cho NLĐ có thể rút gọn lại chỉ cần các giấy tờ liên quan như đơn của
NLĐ, quyết định cho nghỉ hưu của NSDLĐ, quyết định hưởng của cơ quan BHXH
và sổ BHXH. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện giao dịch điện tử đạt
100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực BHXH;
giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh
kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên
quan nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch
định chính sách.
- Tăng cường công tác phối hợp và chia sẻ trong quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý
đối tượng tham gia BHXHBB và thực thi chính sách BHXHBB. Xây dựng cơ sở dữ
liệu về BHXHBB, bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân về kết
quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan BHXH và cơ
quan quản lý nhà nước. Việc thu BHXH phải đúng, đủ, kịp thời theo quy định của
luật. Công tác thông tin về quá trình đóng BHXH đến NLĐ cần diễn ra thường xuyên.
Tình trạng nợ đọng BHXH cần được xử lý kịp thời chế tài nghiêm khắc, kết hợp vận
dụng công nghệ thông tin và truyền thông nêu đích danh các doanh nghiệp đang cố
tình nợ BHXH. Kịp thời củng cố hồ sơ đối với các doanh nghiệp nợ đọng kéo dài
chuyển cơ quan công an điều tra khởi tố theo quy định pháp luật. Hiệu quả của sự
phối hợp còn đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của các cơ quan liên quan, các địa
phương cũng như áp dụng một cách chính xác các quy định xử phạt hành chính đối
với đơn vị nợ đọng BHXH. Không chỉ có những hành vi chây ỳ, chậm đóng BHXH,
nhiều đơn vị sử dụng lao động còn có thái độ từ chối, trốn tránh làm việc với cán bộ
ngành. Do đó, cần thiết phải thành lập các đoàn liên ngành gồm: Lao động, Thương
158
binh và Xã hội, Kế hoạch và đầu tư, Công an, Thuế, chính quyền sở tại để đôn đốc,
yêu cầu doanh nghiệp tham gia đóng BHXH theo đúng quy định. Để thực hiện được
điều này, pháp luật cần có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan
để khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể. Cần phải khẳng định rằng vấn đề giải
quyết nợ đọng không thể để chỉ một Cơ quan bảo hiểm xoay sở. Chính vì vậy nên đòi
hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan liên quan thì mới có thể đạt được những hiệu
quả nhất định. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo hiệu quả của sự phối hợp, các tổ chức liên
quan ngành cũng cần thực hiện được nhiệm vụ thiết lập hệ thống theo dõi danh sách
đối tượng tham gia đóng BHXH, diễn biến việc đóng và mức đóng góp của các đối
tượng tham gia. Cần nghiên cứu các phương pháp quản lý thu với các biện pháp đồng
bộ nhằm thu đúng, đủ, kịp thời tiền đóng BHXH của các đối tượng tham gia. Chỉ có
như vậy mới có thể thúc đẩy, cải thiện được tình hình thu nộp quỹ BHXH, đáp ứng
yêu cầu cân đối thu và chi quỹ BHXH.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXHBB
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để triển
khai chính sách BHXH đối với NLĐ và NSDLĐ để họ nắm vững được chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước. Từ đó nhận thức rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc. Hiện nay việc thực hiện chế độ BHXH gặp
không ít khó khăn do hiện tượng né tránh nộp BHXH cho NLĐ là khá phổ biến nhất
là cá doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của
chế độ hưu trí.
Phải xác định công tác tuyên truyền chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối
với NLĐ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên. Trong thời gian qua công tác
thông tin này đã được chú ý, tuy nhiên chưa thật thường xuyên, nội dung chưa cập
nhật và chưa thật phong phú, chưa đủ liều lượng để NLĐ và NSDLĐ nhận thức đầy
đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ
BHXH bắt buộc nói riêng trong giai đoạn đổi mới. Chính vì vậy việc tuyên truyền
giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH cho NLĐ và NSDLĐ có ý nghĩa hết
sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn này. Đây không chỉ là một công việc của
ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ chung của nhiều ngành nhiều cấp và của toàn xã
hội.
159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở các vấn đề lý luận ở chương 1, kết quả đánh giá thực trạng về
những hợp lý và bất cập rút ra từ quá trình nghiên cứu chương 2, chương 3 của luận
án xác định các phương hướng hoàn thiện pháp luật BHXHBB, từ đó đề xuất kiến
nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHBB. Qua
quá trình nghiên cứu này, luận án rút ra những kết luận sau đây:
1. Hoàn thiện pháp luật BHXHBB trước hết nhằm đảm bảo, nâng cao quyền được
hưởng ASXH của con người, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển BHXHBB đã được
hoạch định trong chính sách của Đảng, Nhà nước ta và nhu cầu khắc phục những hạn
chế, bất cập trong hệ thống pháp luật BHXHBB hiện hành. Pháp luật BHXHBB Việt
Nam phải đảm bảo hướng tới thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân, BHXH đa tầng,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia, hướng tới sự thống nhất, đồng bộ
trong hệ thống pháp luật và tiệm cận với xu hướng pháp luật BHXHBB tiến bộ trên
thế giới.
2. Trên cơ sở và định hướng hoàn thiện, pháp luật BHXHBB hiện hành cần sửa
đổi, bổ sung một cách toàn diện Luật BHXH năm 2014, cụ thể đối với quy định về
đối tượng tham gia BHXHBB, chế độ BHXHBB, tài chính thực hiện BHXHBB, xử
lý vi phạm pháp luật BHXHBB. Việc bổ sung quy định NLĐ phi chính thức, NLĐ
không có HĐLĐ, NLĐ không có QHLĐ là đối tượng tham gia BHXHBB và bổ sung
các quy định tạo cơ chế khuyến khích đảm bảo cho đối tượng tham gia thực hiện
nghĩa vụ tham gia BHXHBB được xem là những giải pháp cơ bản để mở rộng đối
tượng tham gia BHXHBB. Mức đóng và mức hưởng là vấn đề quan trọng đối với nội
dung các chế độ BHXHBB, việc cân đối tỷ lệ phù hợp có tính tới sự chia sẻ cộng
đồng, nguyên tắc đóng hưởng, tỷ lệ lạm phát, giới tính, ngành nghề, tỷ lệ suy giảm
KNLĐ của NLĐ sẽ mang lại hiệu quả nhất định.
3. Để nâng cao sức hấp dẫn cho các chế độ BHXHBB, pháp luật BHXHBB ngoài
việc mở rộng phạm vi hưởng, tăng mức hưởng bảo hiểm, còn cần đưa ra các gói lựa
chọn bổ sung ngoài gói cơ bản bắt buộc để đối tượng tham gia có thể chọn đóng mức
cao hơn khi để được hưởng cao sau này. Tuy nhiên, trong bối cảnh già hóa dân số đặt
ra thách thức không nhỏ cần hoàn thiện quy định pháp luật BHXHBB như quy định
về tăng tuổi nghỉ hưu, tăng mức lương bình quân đóng góp
4. Các quy định về quỹ BHXH cần chú trọng tới vấn đề cân bằng thu chi, đảm bảo
an toàn tài chính. Ngoài ra, cần thể chế hóa bằng quy định pháp luật trong đó phân
160
định chức năng của các chủ thể quản lý Nhà nước đối với BHXH, kiện toàn tổ chức
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ứng dụng CNTT, tăng cường chế tài xử lý vi phạm
pháp luật BHXHBB đặc biệt là các hành vi trục lợi bảo hiểm làm giả hồ sơ thời gian
gần đây.
161
KẾT LUẬN
Với đề tài "Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam”, luận
án đã làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận, thực trạng quy định pháp luật bảo hiểm xã
hội bắt buộc ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiên
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, luận án rút ra những kết luận sau đây:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, được Nhà nước tổ chức
thực hiện mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia trên
cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Pháp luật BHXHBB là hệ thống các quy
tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, được
nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực BHXHBB, nhằm mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Theo thông lệ quốc tế và các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam cũng thiết kế
nội dung pháp luật BHXHBB bao gồm các nhóm nội dung điều chỉnh: đối tượng áp
dụng, các chế độ BHXHBB, quỹ BHXH, xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB. Có thể
thấy các quy định về BHXHBB hiện hành cơ bản là hợp lý. Các quy định này đã mở
rộng diện bao phủ về đối tượng tham gia, mở rộng quyền lợi hưởng, nâng cao mức
hưởng, tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật, tăng cường hiệu lực hiệu quả quản
lý và thực hiện của BHXHBB. Mặc dù vậy, một số quy định vẫn còn bất cập, thực tiễn
thi hành pháp luật còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, khiến cho hiệu quả thực hiện
BHXHBB chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên có thể kể tới như: nhận thức
về BHXHBB của NLĐ chưa cao, sự thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ
đóng phí BHXH của NSDLĐ, việc trục lợi quỹ BHXH vẫn liên tục diễn ra, những
khiếm khuyết trong trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách, tình trạng chế tài xử
lý đối với các vi phạm chưa cao để đủ sức răn đe, sự không kịp thời của cơ quan có
thẩm quyền trong việc ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục trong cả quá trình đặc biệt là xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.
3. Nâng cao quyền của NLĐ trong lĩnh vực an sinh xã hội là yêu cầu bức thiết đã
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ khi thành lập nước đến nay. Hơn thế,
trong xu hướng toàn cầu hóa, BHXHBB Việt Nam cần tiệm cận nhiều hơn với chính
sách BHXH tiến bộ của thế giới. Do đó, pháp luật BHXHBB cần hoàn thiện hướng tới
162
thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân, BHXH đa tầng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của quốc gia, hướng tới sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
4. Hoàn thiện pháp luật BHXHBB Việt Nam hiện hành trước hết cần tập trung
mở rộng bao phủ về đối tượng tham gia BHXHBB. Nhà nước cần bổ sung các quy
định tạo cơ chế đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXHBB thực hiện nghĩa vụ tham
gia BHXHBB. Bên cạnh đó, pháp luật BHXHBB cũng phải từng bước nâng cao sự
hấp dẫn của các chế độ BHXHBB ngoài việc nâng cao quyền lợi hưởng, tăng cường
mức trợ cấp tài chính có tính đến cân đối quỹ cần linh hoạt trong việc đóng góp quỹ
với các mức độ phù hợp với sự lựa chọn của từng đối tượng ngoài mức cơ bản đóng
góp bắt buộc. Việc hoàn thiện các quy định mở rộng phạm vi hưởng, nâng cao mức
hưởng BHXH luôn phải xem xét, cân nhắc trong mối tương quan với các quy định về
thu, chi, phân bổ quỹ, đảm bảo sự an toàn tài chính BHXH. Hoàn thiện các quy định
về quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật BHXHBB hiện nay có thể xem là khâu
trọng yếu để BHXHBB thực sự phát huy hiệu quả, góp phần hữu hiệu và thực chất
hơn nữa trong đảm bảo quyền được hưởng ASXH của NLĐ, góp phần quan trọng
đảm bảo an sinh xã hội. Việc phân định chức năng của các chủ thể quản lý Nhà nước
đối với BHXH, kiện toàn tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, liên thông cơ sở dữ
liệu đảm bảo tính chính xác của hồ sơ hưởng, ứng dụng CNTT, tăng cường chế tài
xử lý vi phạm pháp luật BHXHBB là nội dung cần được đặc biệt chú trọng.
5. Bảo hiểm xã hội bắt buộc luôn giữ vai trò là một trụ cột quan trọng của hệ
thống an sinh xã hội. BHXH là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền lợi của NLĐ
và gia đình họ, góp phần đảm bảo ASXH trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, những
kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHXHBB và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật BHXHBB hiện nay sẽ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật ASXH thống
nhất, khoa học, hiện đại, có tính khả thi vì sự phát triển của đất nước.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lâm Thị Thu Huyền (2020), “Tiền lương đóng BHXH bắt buộc: Thực trạng và
vấn đề đặt ra”, Tạp chí BHXH kỳ II tháng 7/2020, tr. 15-19.
2. Lâm Thị Thu Huyền (2020), “Thực hiện BHXH với các hình thức quan hệ lao
động mới: Thực trạng và vấn đề đặt ra”, Tạp chí BHXH kỳ II tháng 9/2020, tr.
16-19.
3. Lâm Thị Thu Huyền (2018), “Quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm
xã hội – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Tạp chí kinh tế phát triển kỳ II tháng 11/2018
, tr. 57-65
4. Lâm Thị Thu Huyền (2019), “Chế độ bảo hiểm hưu trí bắt buộc trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Bài viết đăng hội
thảo khoa học quốc gia: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường: Lý
luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, vào tháng 11/2019 tại TP
Hồ Chí Minh, tr. 165-175.
5. Lâm Thị Thu Huyền (2018), “Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý
vi phạm pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong bối cảnh công nghiệp 4.0”,
Bài viết đăng hội thảo khoa học quốc gia: Pháp luật kinh doanh trong điều kiện
hội nhập tháng 11/ 2018 tại Hà Nội, tr. 125-135.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật
1 . Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020
2 . Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012
– 2020
3 . Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 Hội nghị lần thứ 7 ban
chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
4 . Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc
thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động
5 . Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 nghị quyết về chi phí quản lý bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021
6 . Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội
7 . Hiến pháp năm 2013
8 . Luật bảo hiểm xã hội năm 2006
9 . Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
10 . Bộ luật lao động năm 2019
11 . Bộ luật lao động 2012
12 . Luật việc làm 2013
13 . Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
14 . Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm
2006
15 . Nghị quyết số 102/NQ-CP về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội
16 . Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với
lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm đến 29
năm 6 tháng.
17 . Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
18 . Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công
an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
19 . Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan
bảo hiểm xã hội
20 . Nghị định 88/2018/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và
trợ cấp hàng tháng
21 . Thông tư 05/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1,2,3
và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của
Chính phủ
22 . Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính quyđịnh
chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
23 . Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH qui định hướng dẫn chi tiết thi hành một
số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
24 . Thông tư 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và
tử tuất từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
người vừa có thời gian bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện
25 . Quyết định 815/2007/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy
trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
26 . Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam.
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tài liệu trong nước
27 . Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam –
lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn, Hà Nội
28 . Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận
án tiến sỹ, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
29 . Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân
30 . Nguyễn Hiền Phương (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện
pháp luật an sinh xã hội ở Việt nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Luật Hà
nội.
31 . Nguyễn Tiến Hùng (2016), Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
32 . Mai Ngọc Anh (2009), ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
33 . Lê Kim Dung (2012): “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường tai nạn lao động”,
Luận án tiến sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội
34 . Nguyễn Thị Anh Thơ (2012): “Tội phạm học trong lĩnh vực BHXH – những
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội
35 . Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân
36 . Nguyễn Hiền Phương (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những nội dung cơ
bản của luật BHXH, nxb Tư pháp, Hà Nội
37 . PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên (2014), Quyền ASXH và đảm bảo thực hiện
trong pháp luật Việt Nam, nxb Đại học quốc gia Hà Nội
38 . Dương Văn Thắng (chủ biên) (2015), Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt Nam,
nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
39 . Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội – kinh
nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
40 . Nguyễn Hiền Phương (2008), Pháp luật an sinh xã hội: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, nxb Tư Pháp, Hà Nội
41 . Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật bảo hiểm xã hội của
một số nước trên thế giới, nxb Tư Pháp, Hà Nội
42 . Viện khoa học lao động và xã hội (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở
Việt Nam đến năm 2020, xuất bản bởi Giz
43 . Đông Thị Hồng chủ biên (2015), Bảo đảm ASXH trong thời lỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế qua nghiên cứu thực trạng ở thủ đô
Hà Nội
44 . Nguyễn Thị Lan Hương chủ biên (2015), ASXH đối với dân tộc thiểu số ở Việt
Nam
45 . GS.TS Lê Minh Tâm chủ biên (2009), Pháp luật Việt Nam trong quá trình hội
nhập và phát triển bền vững
46 . Bùi Văn Huyền (2019), Mô hình ASXH ở Việt nam: thực trạng, vấn đề đặt ra
và giải pháp, Đề tài cấp Nhà nước, HVCTQGHCM
47 . Nguyễn Thi ̣Kim Phụng, (2006), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hôị ở Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
48 . Nguyễn Hùng Cường (2015), Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo qui định của Luật BHXH – thực trạng và kiến nghị hoàn thiện,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội
49 . Khoa bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện chế độ trợ cấp thai sản trong pháp luật bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu cấp trường
50 . Vụ bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ BHXH
bắt buộc giai đoạn đến 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ
51 . Nguyễn Huy Ban (2001), Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để
hoàn thiện hệ thống BHXH ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
52 . Nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Vân Huyền và Nguyễn
Anh Dũng thực hiện (2009), Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở
Đồng Nai)
53 . Mai Ngọc Cường, Mai Ngọc Anh và Phan Thị Kim Oanh (2013), Về ASXH ở
Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020
54 . Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, nxb
Công an nhân dân, Hà Nội
55 . PGS.TS. Vũ Công Giao (2018), Quyền được hưởng an sinh xã hội trong luật
nhân quyền quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp
số 1(353)-tháng 1/2018
56 . PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí, ThS. Bùi Thị Kim Ngân (2015), “Sửa đổi Điều 60
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 dưới góc nhìn quan hệ lao động tập thể”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 năm 2015, tr.24 - 27;
57 . Bùi Sỹ Lợi (2015), “Tính ưu việt của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế
- thách thức trong triển khai và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội”, Tạp chí Cộng
sản, số 7 năm 2015, tr. 20 - 24;
58 . Đặng Như Lợi (2014), “Cải cách Luật bảo hiểm xã hội để mở rộng bảo hiểm
hưu trí đối với người cao tuổi”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12 năm 2014, tr. 43
– 16
59 . Bùi Sỹ Lợi (2014), Những quan điểm lớn và sự cần thiết sửa đổi Luật bảo hiểm
xã hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 7/2014, tr. 2
60 . Hồ Thị Kim Ngân (2014), Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ bảo hiểm
xã hội ngắn hạn, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 2 tháng 4
61 . Hoàng Kim Khuyên, Hoàng Thị Quỳnh Trang (2014), “Thực trạng nợ, chậm và
“trốn” đóng tiền bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 8 năm 2014, tr. 40 - 45
62 . Mai Đức Chính (2014), Một số ý kiến và phương án cải cách bảo hiểm hưu trí
từ quan điểm đại diện người lao động”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 2 tháng 1
63 . Phạm Thị Định (2013), An sinh xã hội và xu hướng phát triển triển trên thế giới,
Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 1, tháng 10
64 . Bùi Thị Lâm Hà (2012), Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam – Những khó khăn
vướng mắc, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 1 tháng 6
65 . Phạm Thị Hồng Điệp (2012), Những thách thức với các nhà nước phúc lợi châu
Âu trong thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28
(2012) 60‐67
66 . Nguyễn Hữu Dũng (2010), Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam:
Thực trạng và định hướng phát triển, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh - Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, tập 26, số 2
67 . Phạm Duy Đỉnh (2010), Nhìn lại 15 năm công tác thu bảo hiểm xã hội, Tạp chí
bảo hiểm xã hội, kỳ 1 tháng 6
68 . Nguyễn Thị Anh Thơ (2009), Sự cần thiết của chế tài hình sự trong xử lý vi
phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, Tạp chí bảo hiểm xã hội
69 . Lê Thị Hoài Thu (2009), Luật bảo hiểm xã hội từ qui định đến thực tiễn áp dụng,
Tạp chí bảo hiểm xã hội
70 . Lê Thị Hoài Thu (2014), Thực trạng pháp luật ASXH ở Việt Nam và phương
hướng hoàn thiện trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật
71 . Nguyễn Hiền Phương (2008), Về các giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật bảo
hiểm xã hội, Tạp chí luật học
72 . Nguyễn Thi ̣Kim Phụng, Nguyễn Hiền Phương, (2010), “Bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ trong pháp luật một số nước ASEAN và những kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (2), Tr 68-76.
73 . Nguyễn Hiền Phương, (2008), “Hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội trong điều
kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (1), Tr 25-27.
74 . Nguyễn Hiền Phương, (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (1), Tr 43-53.
75 . ThS. Mai Thị Hường (2014), “Quản lý đầu tư quỹ BHXH ở Trung Quốc và
Chilê”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 4/2014, tr. 23-25.
76 . Mạc Tiến Anh (2009), “Những rủi ro của hệ thống bảo hiểm hưu trí”, Tạp chí
Bảo hiểm xã hội, (12B).
77 . Lê Bạch Hồng (2010), “Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đối với an sinh xã hội của đất nước”, Tạp chí cộng sản số 808
78 . Nguyễn Hải Anh (2010), “Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (11A).
79 . Nguyễn Văn Quang (2010, “Giải quyết tranh chấp hành chính theo quy định của
pháp luật Hoa Kỳ”, Luật học, (12), tr26
80 . Nguyễn Hoàng Anh (2011), “Luật hành chính Cộng hòa Pháp”, Luật hành chính
nước ngoài, tr 217-219
81 . Cao Vũ Minh (2018), Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành
chính về lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, Tạp chí Nghề Luật, số 6
82 . TS. Hoàng Bích Hồng (2021), Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội, Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 02/2021
83 . Triệu Thị Mai Hương(2017), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn
thi hành tại tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
84 . Mai Thị Hậu (2017), Giải pháp đảm bảo an toàn quỹ BHXH theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
85 . Bùi Thị Thu Huyền (2016), Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội theo pháp
luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
86 . Trần Thị Hằng (2017), Pháp luật về hoạt động đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
87 . Nguyễn Trọng Tuấn (2017), Pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn áp dụng
tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ, Viện đại học mở Hà Nội.
88 . Nguyễn Văn Cường (2017), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
89 . Nguyễn Thị Bích Hường (2017), Chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí trong pháp luật
bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại học Mở
Hà Nội
90 . Nguyễn Huyền Ly (2017), Chế độ bảo hiểm thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã
hội từ thực tiễn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại
học Mở Hà Nội
91 . Hoàng Thúy Hà (2017), Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn tại quận
Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học luật Hà nội
92 . Bùi Thị Thu Huyền (2016), Vi phạm pháp luật về BHXH theo pháp luật Việt
Nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
93 . Lưu Thị Tâm (2016), Chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản theo quy định của Luật
BHXH năm 2014, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại học Mở Hà Nội
94 . Nguyễn Trung Hiếu (2016), Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ
bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học luật –
Đại học Huế
95 . Nguyễn Lệ Huyền (2015), Bảo hiểm hưu trí – thực trạng và kiến nghị, Luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
96 . Trần Minh Hoàng (2015), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và đầu tư nguồn tài
chính từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Luật Hà Nội
97 . Nguyễn Thị La Giang (2015), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực
tiễn ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội.
98 . Nguyễn Thị Thúy (2014), Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật BHXH và thực
tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia
Hà Nội
99 . Vũ Tuấn Đạt (2014), Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN ở Việt Nam – Thực trạng
và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội
100 . Hà Thị Hiền (2018), Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở
Việt Nam hiện này, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội
101 . Nguyễn Thị Hà (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà nội
102 . Phạm Lan Hương (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn
thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà
Nội
103 . Giang Thanh Long, Đỗ Thị Thu, Phí Mạnh Phong (2021), Báo cáo tổng quan
và phân tích chính sách bảo hiểm xã hội.
104 . Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ lao động thương binh và xã hội (2017), Báo cáo tổng
kết công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Hà Nội
105 . Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ lao động thương binh và xã hội (2016), Báo cáo tổng
kết công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội
106 . Bộ Tài chính (2017), Báo cáo số 776/BC-BTC ngày 18/7/2017 về rà soát, đề
xuất hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế,
thực hiện các giải pháp hỗ trợ mở rộng đối tượng tham gia.
107 . Bộ lao động thương binh và xã hội (2014), Báo cáo tổng kết thi hành 5 năm
thực hiện luật bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007 - 2012
108 . Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo số 85/BC-LĐTBXH
ngày 25/8/2017 về các giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội.
109 . Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh (2017), Báo cáo số 17/BHXH-CĐBHXH ngày
05/01/2018 về thực trạng kết quả giám định y khoa của Hội đồng giám định y
khoa tỉnh.
110 . Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 630/BHXH-TCKT ngày
01/03/2017 về việc báo cáo chi phí hệ thống bảo hiểm xã hội và kéo dài tuổi
nghỉ hưu.
111 . Chính phủ (2018), Tờ trình số 230/TTr-CP ngày 12/6/2018 gửi Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị Quốc hội giao Chính phủ thực hiện
chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày
01/01/2018.
112 . Bộ lao động thương binh và xã hội (2017), Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành
luật BHXH năm 2016, Hà Nội.
113 . Chính phủ (2016), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm
2015, Hà Nội
114 . Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo số 75-BC/BCS ngày 25/6/2018
về kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.
115 . Bảo hiểm xã hội Hà Nội, (2016), Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm
2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội.
116 . Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Báo cáo số 15/BC-BHXH ngày 03/4/2018
về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và
sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017, Hà Nội.
117 . Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Báo cáo Tổng kết công tác năm
2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội
118 .Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Hội thảo khoa học “Truyền thông
về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Thực trạng và giải pháp ”
119 . Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (TBLĐXH) phối hợp với Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) (2017), Hội thảo về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội –
kinh nghiệm quốc tế, khuyến nghị đối với Việt Nam”, Hà Nội
120 . Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
121 . Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo thuyết minh chi tiết dự án
Luật BHXH (sửa đổi), ngày 18/04/2014.
B. Tài liệu nước ngoài
122 . Essay of Larry W. DeWitt (2014), “Social Security Policymaking: An
Examination of Select Policies in the U.S. Social Security System”
123 . Essays of Lukas Inderbitzin (2013), “Social Insurance and Employment
Protection”
124 . ILO – ILSSA (2018), “Labour and social trends in Viet Nam”
125 . ILO (2001), “Social security: A new consensus”
126 . Katja Bender, Markus Kaltenborn, Christian Pfleiderer (2013), “Social
Protection in Developing Countries: Reforming Systems”, Routledge
127 . ILO – vass (2011), “Employment and social protection in viet nam”
128 . ILO - Geneve (1992), “Social Security”
129 . ILSSA (2010), “Social protection strategy period 2011–2020” (7th draft),
institute for Labour Science and Social Affairs- Ministry of Labour, Invalids, and
Social Affairs (MOLISA) of Vietnam (unpublished).
130 . Paulette Castel & Trung-Thanh To (2012), “Informal employment in the
formal sector: wages and social security tax evasion in Vietnam”, Journal of the
Asia Pacific Economy
131 . VDR (2008), “Vietnam development report: social protection 2008”, joint
Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting Hanoi, Hanoi,
Vietnam
132 + Katja Bender, Markus Kaltenborn, Christian Pfleiderer (2013), “Social
Protection in Developing Countries: Reforming Systems”
133 + Nguyễn Thị Lan Hương và Matthias Meissner (2013), “social protection
reforms in Viet Nam, experiences and challenges”
134 + John Pitzer (2003), “The Definition of a Social Insurance Scheme and its
Classification as Defined Benefit or Defined Contribution”
135 + Daniel Schwarcz, Peter Siegelma (2015), “Research Handbook on the
Economics of Insurance Law”, Edward Elge Publishing
136 + George E. Rejda (2015), “Social Insurance and Economic Security”,
University of Nebraska – Lincoln
137 + Markus Frölich, David Kaplan, Carmen Pagés, Jamele Rigolini, David
Robalino (2014), “Social Insurance, Informality, and Labor Markets: How to
Protect Workers”, Oxford University Press
138 + Noboru Kobayashi (2011), “Insurance Law in Japan”, Kluwer Law
International
139 + Nicholas Barr (2010), “Long‐term Care: A Suitable Case for Social
Insurance”, Social Policy Administration
140 + T Baker, J Simon (2010), “Social Insurance-Deterrence Dilemma of Modern
North American Tort Law: A Canadian Perspective on the Liability Insurance
Crisis”, University of Chicago Press
141 + Tom Baker (2003), “Insurance Law and Policy: Cases, Materials, and
Problems”, Aspen Publishers
142 + Ming-Cheng Kuo, Hans Friedrich Zacher, Hou-Sheng Chan (2002),
“Reform and Perspectives on Social Insurance: Lessons from the East and West”,
Kluwer Law International
143 + Peter Edelman, Dallas L. Salisbury, Pamela J. Larson (2001), “The Future
of Social Insurance: Incremental Action or Fundamental Reform”, National
academy of social insurance Washington, D.C
144 + AE Cuellar, JM Wiener (2000), “Can social insurance for long-term care
work? The experience of Germany”, Health Affairs
145 + Mark Huggett and Juan Carlos Parra (2010), “How Well Does the U.S.
Social Insurance System Provide Social Insurance?”, The University of Chicago
Press Journals
146 + RH Jerry, DR Richmond (2012), “Understanding insurance law”,
LexisNexis
147 + J Heathcote, K Storesletten, GL Violante (2008), “Insurance and
opportunities: A welfare analysis of labor market risk”, Journal of Monetary
Economics
148 + Roozbeh Hosseini (2015), “Adverse Selection in the Annuity Market and
the Role for Social Security”, Arizona State University
149 + ILO – ILO/Japan – MOLISA (2017), “Extension of Social Insurance
Coverage – International Experiences and Recommendations for Viet Nam”
150 + Mark Huggett and Juan Carlos Parra (2010), “How Well Does the U.S.
Social Insurance System Provide Social Insurance?”, The University of Chicago
Press Journals
151 + J Heathcote, K Storesletten, GL Violante (2008), “Insurance and
opportunities: A welfare analysis of labor market risk”, Journal of Monetary
Economics
152 + ILO – VASS (2011), “Employment and social protection in Viet Nam”
153 + Social security administration (2018), “Understanding the benefits”
154 + Joseph Matthews Attorney (2014), “Social Security, Medicare and
Government Pension”
155 + Gramlich, Edward M (2000), “Social Security in the Twenty-first Century”
( ASXH thế kỉ 21) trong tác phẩm “Is It Time to Reform Social Security?”,
University of Michigan Press, tr 23-41
156 + Micheal M. 0. Seipel (2013), “Social Security: Strengthen Not Dismantle”,
Brig ham Young University School of Social Work
157 + Stein Kuhnle (2017), “ The Growth of Social Insurance Programs in
Scandinavia: Outside Influences and Internal Forces”
Trang Web
158 . TS. Nguyễn Thu Ba (2020), “Bàn về giải quyết tranh chấp bảo hiểm xã hội”,
Tạp chí lao động và xã hội. Nguồn:
tranh-chap-bao-hiem-xa-hoi-1317902.html truy cập ngày 31/12/2020.
159 . Đặng Như Lợi (2020), Chính sách BHXH - Lợi ích thiết thực, tính ưu việt, an
toàn và đáng tin cậy đối với NLĐ, nguồn:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-
hoi.aspx?ItemID=15506&CateID=168, truy cập 26/09/2020
160 . Ths. Hà Thị Hoa Phượng (2020), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm, giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số
28-NQ/TW Hội nghị trung ương 7 khoá XII”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số
10 (410), tháng 5/2020
161 . Nguyễn Tiến Dũng (2020), Sửa đổi hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm
thai sản, Tạp chí công thương T5/2020, nguồn: https://tapchicongthuong.vn/bai
viet/suadoi-hoan-thien-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-hiem-thai-san-71783.htm
162 . Mạc Tiến Anh (2018), Bàn về mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm
xã hội, nguồn:
hien-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-trong-quan-doi-65 truy cập ngày 07/12/2018,
7h:44
163 Tạp chí Tuyên giáo (Bản Điện tử), Bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Nguồn:
dam-quyen-loi-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-that-nghiep-
121682, truy cập ngày 08/01/2020.
164 . Hà My, Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Dốc sức hoàn thành các chỉ tiêu năm 2019,
Thời báo Tài chính Việt Nam Online, Nguồn:
hiem-xa-hoi-viet-nam-doc-suc-hoan-thanh-cac-chi-tieu-nam-2019-
80690.aspx, truy cập ngày 19/02/2020.
165 . Báo Lao động, “Khoảng trống pháp lý và trách nhiệm trong giải quyết các vụ
chủ doanh nghiệp bỏ trốn”, Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/khoang-
trong-phap-ly-va-trach-nhiem-trong-giai-quyet-cac-vu-chu-dn-bo-tron-
737293.ldo, truy cập ngày 08/01/2020.
166 . Xuân Thảo, “Vì sao việc khởi kiện doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội vẫn còn
khó khăn”, Hải quan Online, Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/vi-sao-viec-
khoi-kien-doanh-nghiep-no-bao-hiem-xa-hoi-van-con-kho-khan-104285-
104285.html, truy cập ngày 08/01/2019.
167 . Ninh Long, “Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP: Gỡ vướng việc khởi kiện nợ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”, Cổng thông tin điện tử
Công đoàn Bộ Tài Chính, Nguồn:
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/cd/r/m/tccd/tccdcbccdb_chitiet?dDo
cName=MOFUCM160479&_afrLoop=58230438152540141#!%40%40%3F_
afrLoop%3D58230438152540141%26dDocName%3DMOFUCM160479%26
_adf.ctrl-state%3Dhdv5s3j47_4, truy cập ngày 19/02/2020.
168 . PGS.TS. Mạc Văn Tiến (2020), Một số suy nghĩ về bảo hiểm xã hội toàn dân
và bảo hiểm xã hội đa tầng, Nguồn:
suy-nghi-ve-bao-hiem-xa-hoi-toan-dan-va-bao-hiem-xa-hoi-da-tang-2273, truy
cập ngày 27/07/2020
169 . Bùi Xuân Dự (2020). An sinh xã hội: Mô hình Nhà nước Phúc lợi hay Nhà
nước Xã hội? Nguồn: www.doimoi.org.
170 . PGS.TS. Mạc Văn Tiến (2018), Luận bàn về mô hình thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, nguồn:
hinh-thuc-hien-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-69 truy cập ngày 07/12/2018,
7h:48
171 . Xuân Anh (2020), “Hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng hiện đại, chuyên
nghiệp và hiệu quả”, Nguồn: https://nhandan.com.vn/bhxh-va-cuoc-song/he-
thong-bao-hiem-xa-hoi-ngay-cang-hien-dai-chuyen-nghiep-va-hieu-qua-
449633/ truy cập ngày 15 /02/2020.
172 . T.H (2020), “BHXH Việt Nam – 25 năm, một chặng đường vẻ vang”. Nguồn:
viet-nam-25-nam-mot-chang-duong-ve-vang.aspx truy cập ngày 16/02/2020.