Luận án Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV (1986) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, theo định hướng XHCN. Để thực hiện được đường lối đổi mới đó, Nhà nước Lào đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật nhằm phát huy nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp là những chủ thể quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Pháp luật về doanh nghiệp đóng vai trò then chốt cho việc tổ chức và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, của việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cho thấy: 1. Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là khái niệm chỉ toàn bộ các bộ phận cấu thành có mối quan hệ với nhau theo những nguyên tắc pháp lý nhất định, tạo nên chỉnh thể pháp luật về doanh nghiệp. Tựu chung lại, các nhóm quy phạm chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp bao gồm: - Các quy định về các loại hình doanh nghiệp. - Cách thức thành lập doanh nghiệp. - Cơ cấu và hệ thống tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp. - Tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp. 2. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào đã từng bước được xây dựng và phát triển qua bốn giai đoạn: - Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1994 trước khi Luật Kinh doanh (1994) được ban hành; - Giai đoạn từ khi có Luật kinh doanh (1994) đến trước khi LDN (2005) được ban hành; - Giai đoạn từ khi có LDN (2005) đến trước khi LDN (2013) được ban hành; - Giai đoạn từ khi LDN (2013) được ban hành đến nay. Trải qua quá trình xây dựng, phát triển, cho đến nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào ngày càng hoàn thiện, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của doanh nghiệp ở Lào. 3. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp ở CHDCND Lào, bên cạnh các ưu điểm và thành công là chủ yếu, vẫn còn có một số nhược điểm và bất cập, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở Lào. Pháp luật về doanh172 nghiệp ở Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải được hoàn thiện, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 4. Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật thể chế hóa được đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào về phát triển kinh tế nói chung, về phát triển các loại hình doanh nghiệp nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp được đặt ra với tính chất là một yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào phải được thực hiện theo phương hướng nhất định. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cần được cấu trúc lại trên quan điểm mới về tiêu chí phân loại doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể của CHDCND Lào và xu hướng phổ biến trên thế giới. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp cần được xác định dựa trên tiêu chí chủ yếu là phương thức đầu tư vốn và tính chất liên kết của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, nội dung của pháp luật về doanh nghiệp cần được hoàn thiện với các giải pháp cơ bản sau: Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp; cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp. 5. Cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để thực thi có hiệu quả LDN (2013) trong thực tiễn: Chính phủ Lào cần ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013); các bộ cần ban ngành các thông tư hướng dẫn thi hành LDN (2013) và các nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013); các cơ quan có thẩm quyền của Lào cần tổ chức việc nghiên cứu sâu rộng, quán triệt đầy đủ và áp dụng kịp thời các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư; cần cơ cấu lại (sắp xếp lại) các doanh nghiệp, chuyển đổi các doanh nghiệp theo các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu mới; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Tựu chung lại, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp là tất yếu khách quan ở nước CHDCND Lào hiện nay./.

pdf186 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; (7) Không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật; (8) Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng; (9) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Mặt khác, Nhà nước cần phải xây dựng và vận hành các cơ chế cần thiết để bảo đảm giá trị thực tế của các quyền của doanh nghiệp mà pháp luật quy định. Theo đó, việc hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nên được quy định theo hướng mở rộng các quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, phù hợp với pháp luật quốc tế. Với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp không tồn tại đơn lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội. Pháp luật phải bảo đảm sự hài hòa, hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường để không ai có thể vì lợi ích của mình mà xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người khác. 3.2.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp ở Lào được quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích thực trạng quy định pháp luật tại Chương 2 cho thấy, cần có thêm những sự sửa đổi, bổ sung sau: Thứ nhất, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các loại hình doanh nghiệp trong khu vực tư nhân (CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh, DNTN) Việc sửa đổi và bổ sung các quy định về cơ chế bảo vệ lợi ích của thành viên công ty TNHH, CTCP, đặc biệt là lợi ích của các cổ đông góp ít vốn, thể hiện ở các vấn đề cơ bản sau: Pháp luật về doanh nghiệp cần quy định cụ thể và rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện quyền của nhóm cổ đông góp ít vốn được yêu cầu triệu tập họp HĐTV, vấn đề xử lý phần vốn góp của các thành viên, khi thành viên công ty bị hạn 160 chế, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết. Cần sửa đổi các quy định về quản trị nội bộ công ty; cần quy định cơ chế kiểm soát để ngăn chặn việc lạm dụng vị trí của người đại diện phần vốn góp có những quyết định thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho công ty cũng như chủ sở hữu góp vốn (người ủy quyền). Về cơ bản, CTCP được quy định trong LDN (2013) phù hợp với quan điểm phổ biến về loại hình công ty này trong pháp luật của các nước trên thế giới. Việc quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết theo cách của LDN (2013) xuất phát từ căn nguyên chủ yếu là yêu cầu kiểm soát của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Cần đảm bảo tính minh bạch trong quản trị CTCP. Theo LDN (2013), CTCP được quản trị theo cơ chế có sự tách bạch khá rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty, đa phần các cổ đông không trực tiếp tham gia quản lý công ty. Để hoàn thiện pháp luật về công ty, nên sửa đổi, bổ sung một số quy định để đảm bảo khả năng thi hành trên thực tế, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp được thực hiện. Cần bổ sung thêm những quy định chưa được đề cập trong một số vấn đề hoặc làm rõ hơn một số quy định chưa được giải thích rõ ràng Cần sửa đổi các khái niệm theo hướng đơn giản hóa, đưa ra trên cơ sở các tiêu chí mang tính bản chất để nêu rõ được bản chất, cũng như làm rõ các yếu tố đặc trưng của vấn đề; cần rà soát và chỉnh sửa các khái niệm, tránh việc sử dụng nhiều cụm từ có nội dung gần giống nhau để giải thích cho một vấn đề. Nên sử dụng cụm từ có thể bao quát hết được nội dung của vấn đề để tránh được việc trùng lặp không cần thiết. Cần quy định rõ ràng hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một số chủ thể trong công ty, đặc biệt là các cổ đông góp ít vốn. Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thương mại, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể trong quan hệ thương mại. Hủy bỏ một số quy định chưa thực sự hợp lý, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với cam kết quốc tế mà Lào tham gia và phù hợp với quy định trong các văn bản pháp lý liên quan. Trong vấn đề này, cần lưu ý và liên hệ với các vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, việc tổ chức, vận hành doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức nước ngoài) khi đầu tư vào nước CHDCND Lào được áp dụng quy chế pháp lý riêng, với nhiều quy định khác với quy chế pháp lý áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước. Có thể nói cho tới nay, Lào vẫn chưa đầu tư thích đáng vào việc tạo lập một hình tượng quốc gia như một địa điểm lý tưởng, xứng đáng thích hợp cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 161 Từ sau khi Luật Khuyến khích Đầu tư (2009) được ban hành thì các nhân viên nhà nước chỉ giải thích những điểm mới cơ bản, thậm chí không rõ ràng nhân dịp hội nghị doanh nghiệp trong một số các quốc gia đầu tư quan trọng nhất. Các hội nghị như vậy không đảm bảo làm rõ tất cả những nội dung quan trọng, cần thiết và những câu trả lời chi tiết để đảm bảo tính hấp dẫn, tính thực tiễn, nhất là tính khả thi đối với các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn. Mở rộng các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại luôn luôn gắn liền với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì vậy cần thể hiện quan điểm “mở cửa”, hội nhập nền kinh tế thế giới. “Mở cửa” kinh tế là mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tiếp nhận những nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, từ nước ngoài để phát triển các ngành, các lĩnh vực yếu kém của Lào. Trong xu hướng hiện nay, cần quy định quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý về tổ chức doanh nghiệp theo quan điểm không có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế (nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc,). Ví dụ, ở Việt Nam, từ năm 2005, Luật Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài đã không còn hiệu lực, Luật Doanh nghiệp đã được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thứ hai, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nhà nước Sự tồn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước là một tất yếu trong cơ chế thị trường. DNNN (với cách hiểu là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ đa số hoặc toàn bộ vốn điều lệ) tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các DNNN ở các nước có thể có những sự khác nhau nhất định, song xu hướng phổ biến trên thế giới là không xây dựng và áp dụng quy chế pháp lý riêng biệt cho các DNNN (hoạt động kinh doanh thuần túy). DNNN ở các nước trên thế giới về cơ bản được tổ chức theo các mô hình công ty và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty. Mặc dù vậy, việc xây dựng cơ chế pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các DNNN luôn là một vấn đề phức tạp; các nước khác nhau có thể có những cách xử lý vấn đề khác nhau. Để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, Nhà nước Lào cần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường, Cần hoàn thành việc sắp xếp lại các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Việc này góp phần quan trọng vào việc cung ứng những 162 sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Cần hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại. Thứ ba, cần sửa đổi, hoàn thiện các quy định về quản lý nội bộ doanh nghiệp Nhìn chung, vấn đề quy chế thành viên, cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp đã được quy định khá đầy đủ trong LDN (2013). Tuy nhiên, LDN (2013) cần có sự hoàn thiện thêm trong các quy định sau: Một là, không nên bắt buộc người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp phải là người thường trú tại Lào. LDN (2013) yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú thường xuyên ở Lào. Quy định này nhằm bảo đảm trách nhiệm quản lý của người đại diện theo pháp luật với công ty. Tuy nhiên, quy định này đã hạn chế quyền cá nhân của người đại diện cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là năng lực của chủ thể chứ không phải nơi cư trú của người đó. Vì vậy, chỉ cần quy định rằng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người cư trú tại Lào. Nếu họ vắng mặt quá lâu, ảnh hướng tới việc quản lý thì phải ủy quyền cho người khác. Thời gian ủy quyền bao nhiêu ngày phụ thuộc vào yêu cầu của công việc. Hai là, cần đưa ra các chế tài rõ ràng đối với các thành viên không góp vốn vào doanh nghiệp như đã cam kết. Cụ thể, nếu thành viên cam kết góp vốn mà không góp một đồng nào cho doanh nghiệp, thì người đó không được coi là thành viên của doanh nghiệp. Việc đóng góp bao nhiêu vốn, tiến độ góp như thế nào phải được quy định đầy đủ trong điều lệ, nội quy của doanh nghiệp. Cần bảo đảm quyền của cổ đông, của thành viên công ty được bàn bạc, quyết định các vấn đề của công ty, quyền của họ được hưởng lợi nhuận phụ thuộc vào phần vốn đã góp. Mặt khác, nếu góp vốn không đúng như cam kết ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty, thì thành viên đó phải bồi thường cho công ty các thiệt hại mà hành vi của họ đã gây ra. Ba là, cần phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cổ đông góp ít vốn trong CTCP. Trong CTCP có khá nhiều thành viên đóng góp ít vốn. Vì vậy, LDN (2013) cần có những quy định bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên này. Cụ thể, không nên chỉ quy định các thành viên góp nhiều vốn, mà các cổ đông góp ít vốn cũng được doanh nghiệp cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động của công ty, các giao dịch của người quản lý với các chủ thể liên quan. Các cổ đông đóng góp ít vốn cũng còn cần có quyền chất vấn các thành viên của cơ quan quản lý, cơ quan điều 163 hành doanh nghiệp, khi thành viên của các cơ quan này có hành vi ảnh hướng xấu tới quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đông góp ít vốn. 3.2.6. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp Thứ nhất, về tổ chức lại doanh nghiệp: Tổ chức lại doanh nghiệp là quá trình tìm ra giải pháp tối ưu về quy mô cũng như phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạt động và sử dụng vốn một cách hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất. Nhà nước nên bổ sung thêm một số quy định đối với pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp hiện nay, ví dụ như: - Về chuyển đổi doanh nghiệp: Thực tế có thể còn có những trường hợp công ty hợp danh chuyển đổi thành công ty TNHH và ngược lại; DNTN chuyển đổi thành công ty TNHH và ngược lại. Trong khi đó, LDN (2013) chưa quy định về vấn đề chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp này. Việc pháp luật chưa quy định vấn đề chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các nhà đầu tư. Đặc biệt, đối với DNTN, khi mà Nhà nước Lào đang khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển, thì càng phải ghi nhận các khả năng rộng rãi của việc chuyển đổi hình thức của DNTN, mặc dù kèm theo đó phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến sở hữu, chế độ chịu trách nhiệm... - Về hoạt động mua bán doanh nghiệp: Nhà nước nên bổ sung thêm một số quy định đối với pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp hiện nay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động mua bán doanh nghiệp. Trên thực tế, trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của Lào cũng đã có một số VBPL về mua bán doanh nghiệp như Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung, hầu như chưa có một quy định rõ ràng, cụ thể nào về việc mua bán doanh nghiệp ngoài quốc doanh tồn tại trong hệ thống các VBPL. Trên thực tế, việc mua bán doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở pháp lý của chế định mua bán tài sản trong Luật Hợp đồng Lào (2008). Song bên cạnh những tài sản hữu hình, doanh nghiệp còn có cả những tài sản như thương hiệu, uy tín, tên thương mại - vốn là những tài sản không được điều chỉnh trong luật dân sự. Trong khi đó, trên thực tế những năm gần đây ở Lào, hoạt động này diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là hoạt động mua bán doanh nghiệp qua mạng internet. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 300.000 doanh nghiệp tư nhân trong hàng trăm lĩnh vực ngành nghề đã được mua và bán. Đây là hoạt động hết sức bình thường ở các nước phát triển, song ở Lào còn khá mới và cần một khung pháp lý để đảm bảo hoạt động này diễn ra theo những quy định phù hợp hơn. 164 Thứ hai, về giải thể doanh nghiệp - Làm rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là khái niệm “giải thể doanh nghiệp”. Đồng thời, sửa đổi các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo hướng rút gọn, minh bạch, logic. Mặc dù hiện nay, LDN (2013) quy định hai lý do để giải thể doanh nghiệp tự nguyện và giải thể doanh nghiệp bắt buộc. Tuy nhiên, trong mỗi lý do lại bao gồm nhiều trường hợp khác nhau. Theo chúng tôi, những quy định này nên được rút gọn lại, đồng thời phải quy định một cách rõ ràng, cụ thể điều kiện của từng trường hợp. - Điều kiện, thủ tục, hồ sơ giải thể doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp hiện nay được quy định tản mạn trong nhiều điều luật. Cần thống nhất đưa các nội dung này về một số điều luật thống nhất. Đồng thời, xem xét lại thứ tự thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo hướng thể hiện sự ưu tiên, quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Bổ sung thêm quy định yêu cầu doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. - Bổ sung thêm quy định về chế tài ràng buộc trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp thực hiện giải thể doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục. - Theo quy định trong LDN (2013), khi giải thể doanh nghiệp, thì cơ quan ĐKKD phải có nhiệm vụ thu con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, số hóa đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế. Chính hoạt động này làm cơ quan ĐKKD đã bận rộn với công việc cấp giấy ĐKKD càng trở nên quá tải. Vì vậy, về vấn đề này, các nhà làm luật của Lào cần tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam: LDN (2014) quy định doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng và hình thức con dấu. 3.3. KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP Theo tác giả luận án, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để thực thi có hiệu quả LDN (2013) trong thực tiễn: 3.3.1. Chính phủ Lào cần ban hành thêm các nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp (2013) Chính phủ Lào cần khẩn trương yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013), phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn tất các thủ tục để Chính phủ ban hành. Các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Tài chính, Lao động - Phúc lợi và Xã hội, Giáo dục và Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước 165 Lào theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cần thường xuyên rà soát, đánh giá quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, báo cáo, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung theo tinh thần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của các quy định trong LDN (2013), đồng thời đề xuất phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thay thế, bãi bỏ các văn bản đã hết hiệu lực. 3.3.2. Các cơ quan có thẩm quyền của Lào cần tổ chức việc nghiên cứu sâu rộng, quán triệt đầy đủ và áp dụng kịp thời các quy định của Luật doanh nghiệp (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư Chính phủ Lào cần khẩn trương yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư Pháp, các Bộ, cơ quan liên quan, Phòng Thương mại Lào, các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của LDN (2013) đến cộng đồng doanh nghiệp; tổ chức tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định mới của các đạo luật này. Cần khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện Cổng thông tin quốc gia về ĐKKD để bảo đảm cho cổng thông tin này vận hành thông suốt, hiệu quả. Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp thực hiện ngay việc cấp mã số doanh nghiệp tự động theo xu hướng mới của các quốc gia phát triển. Chính quyền nhân dân các tỉnh cần chỉ đạo các Phòng ĐKKD tiếp nhận, xử lý hồ sơ ĐKKD và các thủ tục liên quan theo quy định của LDN (2013). Cần bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực khác để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại LDN (2013). Cần thiết lập cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để bảo đảm giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục cho doanh nghiệp. 3.3.3. Cần cơ cấu lại (sắp xếp lại) các doanh nghiệp, chuyển đổi các doanh nghiệp theo các quy định của Luật doanh nghiệp (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu mới Về cơ bản, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nên được thực hiện theo hướng: Tiếp tục tập trung vào vai trò, chức năng của các doanh nghiệp; tái cấu trúc các DNNN trong các lĩnh vực ưu tiên như các cơ sở hạ tầng kinh tế, các ngành chiến lược; thực hiện cơ cấu lại từng phần, phải gắn với cổ phần hóa và tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo các nguyên tắc thị trường. Lộ trình và mục tiêu thực hiện cần được chia 166 nhỏ. Với định hướng như vậy, việc tái cơ cấu doanh nghiệp trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm triển khai thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp đúng thời hạn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp và thoái vốn nhà nước để đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ngoài ngành, giảm tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp không cần nắm giữ. Thứ hai, tiếp tục rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần chuyển đổi, xây dựng lộ trình triển khai thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế về tái cấu trúc nền kinh tế và chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt. Thứ ba, tổ chức sắp xếp và tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và quản trị; nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp theo hướng phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế; gắn trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp với kết quả tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm đảm bảo tiến độ hiệu quả. Thứ tư, đẩy mạnh truyền thông và công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao. Đặc biệt, coi trọng vai trò của dư luận, người lao động và báo chí trong công tác giám sát quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, góp phần làm lành mạnh hóa và ngăn chặn sai phạm trong quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp. Thứ năm, trách nhiệm về minh bạch hóa thông tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải được nâng cao. Sự thay đổi trong nhận thức và pháp luật về vai trò quản lý nhà nước theo hướng mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp đòi hỏi thị trường phải có được cơ chế giám sát xã hội, nhằm ngăn chặn mọi nguy cơ đe dọa đến trật tự và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trên thị trường. Một cơ chế giám sát xã hội hiệu quả phải bảo đảm sự minh bạch và trung thực về thông tin cho mọi thành viên tham gia thị trường bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng 3.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Trách nhiệm quản lý nhà nước về doanh nghiệp được quy định rõ trong Chương VIII của LDN (2013). Nghiên cứu cho thấy, về cơ bản, LDN (2013) và các văn bản pháp luật liên quan đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước một cách khoa học, quản lý được hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. Song song với những cải cách cơ cấu tổ chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, 167 Chính phủ Lào cũng đã từng bước điều chỉnh chức năng quản lý nền kinh tế theo hướng gần hơn với cơ chế thị trường. Nhờ đó, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cả về lý luận lẫn trên thực tiễn. Nhiều biện pháp đổi mới chức năng quản lý nhà nước cụ thể, phù hợp hơn với cơ chế thị trường đã được thực hiện. LDN (2013) đã đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp theo hướng chuyển trọng tâm quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Nhà nước thực hiện việc quản lý đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu thông qua việc giám sát sự tuân thủ pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp sau ĐKKD. LDN (2013) đã tạo được cơ sở pháp lý để phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước hạn chế và đi đến xóa bỏ hiện tượng can thiệp bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp từ phía các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, với quan điểm tiếp cận điều chỉnh có tính chất “luật tự hành”, chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh (kinh doanh không đủ điều kiện kinh doanh, khai báo gian dối, thành lập “doanh nghiệp ma”, “doanh nghiệp vốn ảo”). Trong điều kiện đó, cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp cần được hết sức coi trọng. Tuy nhiên, sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn những điểm yếu: quản lý nhà nước còn gặp nhiều hạn chế do hệ thống quản lý chưa có sự thống nhất trong các bộ, ngành. Các quy định chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan nhà nước có cách hiểu khác doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn. Thực tiễn áp dụng LDN (2013) đã bộc lộ nhiều hạn chế ở các quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Các biểu hiện cụ thể là: (i) Chưa có quy định rõ ràng và cụ thể về việc thực hiện và giám sát các điều kiện kinh doanh, một khâu trọng tâm của công tác hậu kiểm; (ii) Cơ quan ĐKKD (một đầu mối trung tâm trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp) chưa được quy định rõ về vị trí, địa vị pháp lý trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho các cơ quan ĐKKD trên phạm vi cả nước chưa tạo thành một hệ thống; hiệu quả hoạt động của cơ quan ĐKKD chưa cao. (iii) Việc xây dựng mô hình “hậu kiểm” phù hợp vẫn đang là một “bài toán khó”, chưa có lời giải đáp có tính thuyết phục. Về mặt lý luận, việc thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp từ nặng về “tiền kiểm” sang chú trọng khâu “hậu kiểm” thì chắc chắn phải nhấn mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Vấn đề là thanh tra, kiểm tra như thế nào để một mặt không gây phiền hà, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. 168 Thực tế hiện nay cho thấy, pháp luật về thanh tra, kiểm tra của Lào đối với doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật và trình độ nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ các cán bộ thanh tra, kiểm tra ở Lào còn chưa tốt. Điều này dẫn đến những hiện tượng thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp một cách chồng chéo, gây phiền nhiễu, tốn kém cho các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, cần phải xây dựng được cơ chế “hậu kiểm” phù hợp. Trong đó có những nội dung cơ bản là: tăng cường cơ chế giám sát việc thực hiện các điều kiện kinh doanh; tăng cường năng lực hoạt động (trong đó có các điều kiện về thể chế, cơ sở vật chất, năng lực cán bộ) của hệ thống cơ quan ĐKKD; phân cấp và quy định rõ thẩm quyền thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, quản lý nhà nước về doanh nghiệp cần có sự thay đổi mạnh mẽ hơn, theo hướng như sau: Thứ nhất, cần đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, phải thay đổi phong cách làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước từ ban phát sang hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp. Định hình cơ chế phục vụ doanh nghiệp phải xóa bỏ những nguyên nhân hình thành nên cơ chế xin cho: Một là, phải hạn chế dần những kiểu quy phạm “bất hợp lý” đứng về phía lợi ích doanh nghiệp. Các mức khống chế cứng nhắc tạo cho các cơ quan “quyền sinh sát”, mặt khác “kích thích” sự sáng tạo của doanh nghiệp trong các thủ đoạn “vượt rào”, đặc biệt trong lĩnh vực thuế. Hai là, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi can thiệp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những tổn thất, các chi phí tăng thêm do hoạt động kém hiệu quả của cơ quan nhà nước cần phải có một cơ chế ràng buộc trách nhiệm được khuyến khích thực thi. Thứ hai, tách biệt vai trò chủ sở hữu đối với các DNNN và vai trò quản lý nhà nước nói chung, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Theo đó, cần đổi mới chức năng “nhà kinh doanh, nhà đầu tư” của Nhà nước. Nhà nước cần giảm mạnh sự tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện sự can thiệp vào hoạt động này thông qua chính sách đầu tư vào các DNNN công ích và các DNNN kinh doanh thuộc những lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, thông qua việc chú trọng các ngành, lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (ví dụ: Chính phủ Lào đã ban hành tiêu chí, danh mục các ngành, lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ, trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ). Đầu tư của Nhà nước được định hướng tập trung hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng và vào những lĩnh vực mà tư nhân không 169 muốn hoặc chưa có khả năng đầu tư, trên cơ sở đó tạo thêm thuận lợi cho cơ chế thị trường phát huy tác dụng. Mặc dù còn có những hạn chế, yếu kém (thể hiện trong việc phân định chưa thật rõ vai trò quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường; hoặc qua năng lực còn hạn chế của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước), song, với những nỗ lực mà Đảng và Nhà nước Lào đang thực hiện, hi vọng rằng mối quan hệ Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp có sự thay đổi cơ bản theo hướng Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường điều tiết doanh nghiệp. Thứ ba, cần thống nhất hệ thống mã số doanh nghiệp. Việc thống nhất mã số doanh nghiệp ngay từ khâu đăng ký kinh doanh sẽ giúp giảm bớt các phiền hà trong khâu hậu kiểm. Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quan hệ nhà nước - doanh nghiệp - công chúng. Xây dựng hệ thống dữ liệu doanh nghiệp, hệ thống thông tin ứng dụng là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin cũng sẽ giúp tạo cơ chế liên thông thông tin giữa các cơ quan, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp khi phải xác nhận các thông tin từ cơ quan này đối với cơ quan khác. Thứ năm, phát triển mô hình hệ thống giám sát pháp lý mới. Hệ thống giám sát mới sẽ dựa trên cam kết của các doanh nghiệp, tăng tính tự chịu trách nghiệm của chính các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước ghi nhận các cam kết này và đảm bảo những hậu quả hết sức bất lợi nếu doanh nghiệp vi phạm. Cơ chế giám sát mới phát huy vai trò giám sát của các lực lượng thị trường. Thứ sáu, phát huy vai trò của kế toán, kiểm toán. Trước hết, hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo tài chính, mẫu sổ theo quy định cần hướng đến bản chất của nghiệp vụ, tôn trọng lợi ích và quyền chủ động của doanh nghiệp. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực, hệ thống kế toán, kiểm toán của Lào cần phát huy quyền làm chủ của doanh nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa việc doanh nghiệp tự in hóa đơn, tự kê khai thuế, sử dụng phương pháp khấu hao khác 3.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính Lào đã chủ chủ trương xây dựng cơ chế “một cửa”. Việc hình thành doanh nghiệp liên quan tới nhiều việc, nên phải qua nhiều “cửa”, do đó thời gian chuẩn bị các dự án kéo dài, cơ quan nào cũng có quyền “bắt chẹt” doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất nhiều công sức, tốn kém nhiều chi phí. Điều đó làm chậm quá trình cấp phép và triển khai dự án, làm nản lòng các nhà đâu tư. Để khắc phục vấn đề này cần có sự cố gắng của hai bên. Giai đoạn xét duyệt dự án và giai đoạn triển khai dự án có mối liên quan mật thiết với nhau, là hai giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn xét duyệt dự án ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai dự án về 170 cả thời gian và chất lượng. Do đó, để cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư nước ngoài nói riêng, cần thực hiện một số biện pháp như sau: Giảm bớt các tài liệu không cần thiết, sửa đổi, ban hành mới một số quy định liên quan tới quy trình xem xét hồ sơ dự án, công bố danh mục dự án không được phép đầu tư, soạn thảo các quy định chi tiết về phát triển kinh tế đất nước. Kiên quyết, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách “một cửa” của Chính phủ trong việc thẩm định và quản lý dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Trong việc thẩm định dự án, cần tập trung vào một số việc như: vấn đề cam kết của các nhà đầu tư; về tiến độ góp vốn; khoa học kỹ thuật, công nghệ và thị trường tiêu thụ; vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp ở chương một và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp ở Chương 2 cho thấy pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải được hoàn thiện, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Chương 3 của luận án đã đề ra các phương hướng của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào. Cụ thể là: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân; hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của CHDCND Lào; hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, dễ tiếp cận và chi phí tuân thủ thấp; trong việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phải tham khảo các quy định pháp luật về doanh nghiệp của các nước khác và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh của Lào. Từ phương hướng trên, tác giả luận án đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, tác giả luận án cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả LDN (2013). 171 KẾT LUẬN Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV (1986) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, theo định hướng XHCN. Để thực hiện được đường lối đổi mới đó, Nhà nước Lào đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật nhằm phát huy nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp là những chủ thể quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Pháp luật về doanh nghiệp đóng vai trò then chốt cho việc tổ chức và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, của việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cho thấy: 1. Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là khái niệm chỉ toàn bộ các bộ phận cấu thành có mối quan hệ với nhau theo những nguyên tắc pháp lý nhất định, tạo nên chỉnh thể pháp luật về doanh nghiệp. Tựu chung lại, các nhóm quy phạm chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp bao gồm: - Các quy định về các loại hình doanh nghiệp. - Cách thức thành lập doanh nghiệp. - Cơ cấu và hệ thống tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp. - Tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp. 2. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào đã từng bước được xây dựng và phát triển qua bốn giai đoạn: - Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1994 trước khi Luật Kinh doanh (1994) được ban hành; - Giai đoạn từ khi có Luật kinh doanh (1994) đến trước khi LDN (2005) được ban hành; - Giai đoạn từ khi có LDN (2005) đến trước khi LDN (2013) được ban hành; - Giai đoạn từ khi LDN (2013) được ban hành đến nay. Trải qua quá trình xây dựng, phát triển, cho đến nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào ngày càng hoàn thiện, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của doanh nghiệp ở Lào. 3. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp ở CHDCND Lào, bên cạnh các ưu điểm và thành công là chủ yếu, vẫn còn có một số nhược điểm và bất cập, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở Lào. Pháp luật về doanh 172 nghiệp ở Lào đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải được hoàn thiện, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn tổ chức hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 4. Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật thể chế hóa được đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào về phát triển kinh tế nói chung, về phát triển các loại hình doanh nghiệp nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp được đặt ra với tính chất là một yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào phải được thực hiện theo phương hướng nhất định. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cần được cấu trúc lại trên quan điểm mới về tiêu chí phân loại doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể của CHDCND Lào và xu hướng phổ biến trên thế giới. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp cần được xác định dựa trên tiêu chí chủ yếu là phương thức đầu tư vốn và tính chất liên kết của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, nội dung của pháp luật về doanh nghiệp cần được hoàn thiện với các giải pháp cơ bản sau: Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp; cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp. 5. Cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để thực thi có hiệu quả LDN (2013) trong thực tiễn: Chính phủ Lào cần ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013); các bộ cần ban ngành các thông tư hướng dẫn thi hành LDN (2013) và các nghị định hướng dẫn thi hành LDN (2013); các cơ quan có thẩm quyền của Lào cần tổ chức việc nghiên cứu sâu rộng, quán triệt đầy đủ và áp dụng kịp thời các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp và đối với các nhà đầu tư; cần cơ cấu lại (sắp xếp lại) các doanh nghiệp, chuyển đổi các doanh nghiệp theo các quy định của LDN (2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu mới; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Tựu chung lại, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp là tất yếu khách quan ở nước CHDCND Lào hiện nay./. 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Xaykham Vannaxay (2017), “Quy định về hồ sơ, thủ tục đăng kí kinh doanh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí Luật học, (5), tr.71-77. 2. Xaykham Vannaxay (2017), “Quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (04), tr. 53-61. 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Vũ Thị Lan Anh (2009), “Pháp luật Singapore về các tổ chức kinh doanh”, Tạp chí Luật học (12), tr.51-57. 2. Trần Thị Bảo Ánh (2017), “Luật Doanh nghiệp năm 2014 – Những bất cập cần khắc phục”, Tạp chí Luật học (5), tr.3-10. 3. Nguyễn Tuấn Anh (2009), Một số vấn đề pháp lý về công ty đại chúng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. 4. Anousone Vongphachanh (2016), Pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và Lào dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 5. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008, 2009), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 7. Beelee Yearseng (2011), Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 8. Bounsavath Sioudomphan (2015), Thực hiện quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp của Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 9. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1983), Tuyển tập, Tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 10. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1993), Tuyển tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Chom khăm Búp Phả Li Văn (1998), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12. Công ty tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo toàn cầu về môi trường kinh doanh 2006. 13. Bùi Ngọc Cường (2004), “Bàn về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học (06), tr. 28 – 30. 175 14. Đặng Khánh Chi (1994), “Nước Lào trên đường đổi mới và phát triển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12), tr.10-15. 15. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền kinh doanh trong pháp Luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Khắc Định (2003), Hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài trong xu hướng nhất thể hóa pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 17. Phạm Xuân Đương (2014), “Công nghiệp hóa hiện đại, bước chuyển quan trọng đưa nước ra sớm trở thành nước công nghiệp”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 03/2014. 18. Friedrich Kubler – Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, NXB Pháp lý, Hà Nội. 19. Tiêu Lâm Hạ & Diêu Dương (2002), “Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc: chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (4), tr.8-12. 20. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Am Hiểu (2003), “Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ so sánh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), tr. 20-23. 22. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2014), Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Đỗ Kim Hoàng (1999), Những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về công ty, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 24. Dương Đăng Huệ (2004), “Luật doanh nghiệp chung: Cần hay không cần ban hành”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 29 – 35. 25. Nguyễn Thị Minh Huyền (2009), “Làm rõ khái niệm sáp nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6 (446), tr.12-15. 26. Bùi Nguyên Khánh (chủ nhiệm, 2016), Cải cách pháp luật doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và pháp luật chủ trì, Hà Nội. 176 27. Trần Du Lịch (chủ biên, 2000), Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Trần Ngọc Liên (2002), Hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 29. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Thanh Nguyên – Lê Vinh Hà (1996), “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên con đường chuyển đổi kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr.30-35. 31. Nguyễn Như Phát (đồng tác giả, 2002), Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Như Phát (1999), “Dự thảo Luật Doanh nghiệp - Một số vấn đề phương pháp luận”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr. 45 - 53. 33. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2003), Doanh nghiệp và việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho kinh doanh, Hà Nội. 34. Phôthilat Phôm Phô Thi (2005), Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 35. Phukham Lênin (2003), Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 36. Dương Bá Phượng (1996), Những luận cứ khoa học của việc hình thành các loại doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX03-06. 37. Lương Xuân Quỳ (1999), “Khảo sát một số vấn đề về kinh tế Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (251), tr.20-25. 38. Soog. D.H. (1999), “Cải cách doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hóa và kinh nghiệm của nước Đông Nam Á”, Hội thảo do SIDA/CIEM tổ chức tại Hà Nội từ 27-28/5. 177 39. Souliya Puongpadith (2007), Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 40. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 41. Lê Thị Hoàng Thanh (chủ nhiệm, 2017), Quyền tự do kinh doanh và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp 2013, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì. 42. Nguyễn Viết Tý (2002), Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 43. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên, 2012), Giáo trình Pháp luật Kinh tế (Tái bản lần thứ tư, có sửa đổi, bổ sung), Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 44. Trần Trí Trung (2012), “Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế định tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (28), tr.63-68. 45. Trung tâm Từ điển học (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 46. Nguyễn Viết Tý (chủ biên, 2017), Giáo trình Luật Thương mại (tập I), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Vanhseng Keobounphanh (2007), Hoàn thiện pháp luật kinh tế đối ngoại của nước CHDCND Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 48. Vathsana Lathtanaphanh (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 49. Viện Kinh tế thế giới, Ủy ban Khoa học xã học và Nhân văn (1995), Một số đặc điểm tư nhiên kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Hà Nội. 50. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 178 51. Xổm Xay Xỉ Hà Chắc (2001), Hoàn thiện pháp luật kinh tế trong quá trình đổi mới kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO (DỊCH SANG TIẾNG VIỆT) 52. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1988), Tư tưởng của Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản - Xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân theo con đường chủ nghĩa xã hội, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 53. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHDCND Lào (2015), Báo cáo về thực hiện pháp luật doanh nghiệp, Viêng Chăn. 54. Bộ Công nghiệp và Thương mại (2005), Pháp luật về doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, Viêng Chăn. 55. Bộ Tư pháp (2000), Báo cáo tổng kết công tác năm 1999-2000, Viêng Chăn. 56. Bộ Tư pháp (tháng 4, 2007), Giải thích pháp luật về doanh nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Sách hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA). 57. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015-2016, Viêng Chăn. 58. Chính phủ nước CHDCND Lào (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) lần thứ VII của Chính phủ nước CHDCND Lào. 59. Chính phủ nước CHDCND Lào (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020) lần thứ VII của Chính phủ nước CHDCND Lào. 60. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Nhà nước, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 61. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Nhà nước, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 62. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Nhà nước, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 63. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Nhà nước, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 64. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Nhà nước, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 179 65. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, Viêng Chăn. 66. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2015), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2015 -2020, Viêng Chăn. 67. Phô Thi Lát Phôm phô Thi (2001), “Sự cần thiết khách quan tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Giáo dục lý luận (12), tr 25-28. 68. Phô Thi Lát Phôm phô Thi (2003), “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, Alunmay (Tạp chí lý luận và thực tiễn của Đảng NDCM Lào) (5), tr 32-39. 69. Sommay Phanyasith (2015), Quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2013, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 70. Thoong-sa-lít Mang-no-mệc (1994), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Nghiên cứu lý luận, (4), tr.12-16. 71. Tổng cục thống kê Lào (2015), Báo cáo về tình hình hoạt động doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2010-2015, Viêng Chăn. 72. Xa Mản Vi Nhạ Kệt - Chủ tịch Quốc hội Nước CHDCND Lào (1995), Bài phát biểu tại Hội nghị tư pháp toàn quốc, Viêng Chăn. 73. Xaykham Vannaxay (2007), Những vấn đề pháp lý cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 74. Xổm Xay Xỉ Hà Chắc (2000), “Mấy vấn đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 42-48. 75. Xổm Xay Xỉ Hà Chắc (2000), “Một số đặc điểm nền kinh tế và sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (6), tr. 12-14. III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 76. Rezamin và Leila Webster (1998), “Một số bài học từ công tác cổ phần hóa hiện nay ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế về cổ phần hóa do Bộ tài chính và Ngân hàng Thế giới tổ chức từ 19-20/2. 180 77. Singapore Company Act 1994 (Amendment 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), 41. 78. Singapore Limited Liability Partnership Act 2005, 42. 79. Thailand Civil and Commercial Code BE.2466 (1925) (Amendment No.14 BE.2548 (2005) and No.18 BE.2551 (2008), 43. 80. Thailand Public Limited Company Act No.2 BE.2544 (2001) (Amendment 2008), IV. TÀI LIỆU TIẾNG NGA 81. V.V.Xi-mô-nốp (1988), Sự phát triển kinh tế Lào, Nxb Khoa học, Mat-xcơva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_ve_doanh_nghiep_o_nuoc_cong_hoa.pdf
Luận văn liên quan