Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam

Nhiệm vụ kiểm toán nợ công cần được quy định rõ ràng hơn trong Luật KTNN và các văn bản có liên quan, trên cơ sở định hướng nâng cao chất lượng kiểm toán một cách toàn diện trên 3 mặt về năng lực, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán (hiện nay KTNN thực hiện kiểm toán nợ công trên cơ sở Điều 5 Luật KTNN quy định đối tượng kiểm toán của KTNN là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước). Điều này cho phép KTNN thực hiện kiểm toán và báo cáo kịp thời và đầy đủ cho Quốc hội về những tác động và rủi ro tiềm tàng trong quản lý nợ và hệ thống tài chính. Dữ liệu tin cậy là điều kiện tiên quyết cho tính minh bạch.

doc159 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soát các rủi ro do việc quản lý nợ gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế do nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương mỗi loại nợ này có những đặc thù về quản lý khác nhau đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, đối tượng sử dụng nên để tổ chức kiểm toán thường xuyên nợ công có hiệu quả thì hàng năm phải kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán các công trình, dự án về nợ công, cụ thể: - Hàng năm tổ chức kiểm toán các báo cáo thường niên về quản lý nợ công. Đây là loại hình kiểm toán báo cáo tài chính kết hợp với kiểm toán tuân thủ. Việc kiểm toán này nhằm mục đích cung cấp số liệu và tình hình quản lý cho Chính phủ, Quốc hội nắm được tình hình quản lý nợ công phục vụ cho việc ra các quyết định vay nợ. Đồng thời việc kiểm toán nợ công hàng năm phải đặt trong mối liên hệ với tài trợ thâm hụt ngân sách hàng năm. Khi tiến hành kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm sẽ kiểm toán việc vay nợ Chính phủ để tài trợ thâm hụt ngân sách. Thông qua việc vay bù đắp thâm hụt, và kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm, cơ quan kiểm toán tối cao có được thông tin về tình hình tài trợ thâm hụt ngân sách từ đó có những khuyến cáo về vay nợ trong các năm tiếp theo cũng như có biện pháp giảm thâm hụt ngân sách trong tương lai. Trong thời gian tới, KTNN cần nghiên cứu tổ chức riêng cuộc kiểm toán nợ công hàng năm, không lồng ghép với cuộc kiểm toán quyết toán NSNN. Việc tổ chức riêng cuộc kiểm toán nợ công hàng năm giúp cho KTNN có điều kiện để tổ chức kiểm toán nợ công đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán; quy mô kiểm toán phù hợp với đội ngũ kiểm toán viên chuyên môn hóa cao và có kinh nghiệm; phù hợp với các thông lệ kiểm toán tốt nhất. - Tổ chức kiểm toán các chuyên đề (kiểm toán toán hoạt động) về quản lý nợ công: KTNN có thể lựa chọn các chuyên đề về quản lý nợ để tiến hành kiểm toán. Việc lựa chọn chuyên đề phải tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn quản lý trong từng thời kỳ. Chẳng hạn như chuyên đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ; chuyên đề kiểm toán vay nợ trong nước; kiểm toán các khoản Chính phủ bảo lãnh; kiểm toán việc kiểm soát rủi ro vay nợ; kiểm toán chi phí vay nợ... - Tổ chức kiểm toán tình hình quản lý và sử dụng nợ công tại các dự án, công trình cụ thể: Việc kiểm toán các dự án, công trình cụ thể nhằm xác nhận giá trị thực hiện dự án, công trình; đánh giá công tác quản lý điều hành dự án; đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đầu tư, giải ngân, thanh toán vốn; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các khoản vốn vay đầu tư cho công trình, dự án cụ thể. Các cuộc kiểm toán này thường áp dụng hỗn hợp cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, tuy nhiên trọng tâm vẫn là kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các báo cáo vốn đầu tư thực hiện, báo cáo quyết toán dự án và kiểm toán đánh giá tính tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý, điều hành dự án. Cần lưu ý rằng, kiểm toán nợ công tại từng đơn vị phải có phương thức tổ chức kiểm toán phù hợp, cụ thể: - Đối với việc kiểm toán hàng năm về các báo cáo thường niên về nợ công việc kiểm toán tập trung tại các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý và hoạch định chính sách nợ công như các cơ quan tham mưu của Chính phủ là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nướcvới nhiệm vụ chủ yếu là kiểm toán các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ ở các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách về nợ là chính. Việc kiểm toán theo từng món nợ phát hành cụ thể ở từng địa phương, bộ, cơ quan trung ương hay tập đoàn chỉ là những vấn đề mang tính minh hoạ cho việc quản lý, sử dụng nợ cụ thể. Do vậy phải tổ chức kiểm toán hợp lý bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và hoạch định chính sách nợ công để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán và tổ chức kiểm toán phù hợp. - Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề, thì phải bám sát vào mục tiêu của chuyên đề để lựa chọn đơn vị được kiểm toán. Đối với mỗi đơn vị được lựa chọn cần có phương thức tổ chức riêng với mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc thù của đơn vị được kiểm toán cụ thể như: + Kiểm toán vay nợ của chính quyền địa phương: Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương cấp tỉnh được vay để đầu tư cho các công trình phục vụ phát triển của địa phương và trong kế hoạch kinh tế xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đây là khoản nợ công cần được kiểm soát vì khoản vay này tác động đến chính sách tài khoá của quốc gia, tác động đến an ninh tài chính quốc gia nên phải được kiểm toán và kiểm soát chặt chẽ. Một số địa phương áp dụng cơ chế tài chính đặc thù (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...) được phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình địa phương nên cũng cần được kiểm toán và kiểm soát chặt hành vi vay nợ này. Ngoài việc kết hợp kiểm toán vay nợ của chính quyền địa phương cùng với kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương, KTNN còn kiểm toán hành vi vay nợ ngân sách địa phương khi kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. KTNN cũng có thể thực hiện kiểm toán chuyên đề về quản lý nợ của chính quyền địa phương để đánh giá việc quản lý, sử dụng vay nợ của ngân sách địa phương cũng như tác động của nó đến chiến lược quản lý nợ của Chính phủ, chính sách tài khoá của Chính phủ. + Với kiểm toán tại các bộ, cơ quan trung ương: Mặc dù báo cáo tài chính các bộ, ngành, cơ quan trung ương không liên quan đến báo cáo nợ Chính phủ, song trong một số trường hợp việc vay nợ phát sinh ở bộ, ngành, cơ quan trung ương và thông thường các khoản vay này liên quan đến từng dự án cụ thể. Chẳng hạn như việc vay ODA để thực hiện cải cách giáo dục. Mặc dù các món vay này đã được hạch toán, quan lý và kiểm toán (nếu có) tại Bộ Tài chính nhưng khi kiểm toán ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần chú ý đến việc quản lý các khoản vay này và thông qua đây mới có thể đánh giá hiệu quả của vay nợ Chính phủ cho phát triển giáo dục. Do vậy kiểm toán vay nợ Chính phủ ở các bộ, cơ quan trung ương chủ yếu là kiểm toán từng món vay do Chính phủ phát hành để phục vụ phát triển của ngành đó. Cuộc kiểm toán này có thể thực hiện kết hợp giữa kiểm toán báo cáo nợ Chính phủ tại Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan với việc kiểm toán chuyên đề đối với từng món vay được phát hành. Chẳng hạn như kiểm toán việc phát hành công trái giáo dục. Ngoài việc kiểm toán việc phát hành vay, quản lý, giải ngân khoản công trái giáo dục phát hành qua Kho bạc Nhà nước, KTNN có thể kiểm toán riêng chuyên đề về quản lý, sử dụng công trái giáo dục mà đầu mối là Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Với các tập đoàn kinh tế, các Doanh nghiệp nhà nước có phát hành nợ thông qua nghiệp vụ bảo lãnh của Chính phủ, KTNN có thể thực hiện kiểm toán việc sử dụng các khoản bảo lãnh theo mục đích cũng như hiệu quả vay nợ. - Đối với kiểm toán các dự án, công trình cụ thể: Tập trung kiểm toán trên cơ sở hồ sơ cụ thể của từng dự án, công trình tại các đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư (các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được giao chủ trì dự án), các ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Đối tượng, phạm vi, đơn vị được kiểm toán tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể, tuy nhiên có thể xác định như sau: - Đối tượng kiểm toán nợ công là toàn bộ hành vi vay, trả và quan lý nợ công, trong đó tập trung vào một số đối tượng chính sau đây: + Báo cáo nợ công hàng năm do Chính phủ lập; + Việc hoạch định chiến lược vay nợ, chính sách quản lý nợ công; + Vay và sử dụng vay nợ của Chính phủ và các thể chế trực thuộc Chính phủ, do Chính phủ bảo lãnh hay chịu trách nhiệm theo mục tiêu đã được xác định trong chiến lược vay nợ và theo quy định của pháp luật: Chính phủ trung ương, các bộ, chính quyền địa phương các cấp, các thể chế cung cấp dịch vụ công do Chính phủ, các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh vay nợ; + Công tác quản lý nợ Chính phủ của các cơ quan chức năng: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Phạm vi kiểm toán nợ công phải bao hàm được toàn bộ các khoản nợ thuộc nghĩa vụ trực tiếp của Chính phủ, các nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ theo trách nhiệm đạo đức của Chính phủ. Phạm vi kiểm toán bao gồm: + Nợ của Chính phủ trung ương. + Nợ của Chính quyền địa phương. + Nợ của các Doanh nghiệp nhà nước vay theo bảo lãnh của Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính phủ. + Các khoản bảo lãnh và nợ phát sinh, nghĩa vụ nợ dự phòng. Ngoài ra, việc kiểm toán còn phải chú ý đến các nghiệp vụ quản lý nợ. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo cho việc quản lý nợ tuân thủ theo đúng các quy định cũng như chính sách quản lý nợ đã được hoạch định. Phạm vi kiểm toán các nghiệp vụ quản lý nợ bao gồm: + Chiến lược và các chế độ quản lý nợ đã được hoạch định; + Công tác quản lý, kiểm soát việc vay nợ Chính phủ (hệ thống văn bản quản lý nợ hiện hành); + Báo cáo: Việc kiểm toán cần đảm bảo với Chính phủ, Quốc hội rằng liệu cơ quan quản lý nợ thực hiện báo cáo đầy đủ và định kỳ hay không, các khuyến nghị về việc tổng hợp, lập và công bố các báo cáo nợ công. Phạm vi báo cáo nợ công đã bao quát hết nghĩa vụ nợ của Chính phủ hay chưa. Hệ thống báo cáo nợ công ở Việt Nam và hệ thống báo cáo nợ công chuẩn theo WB để kiểm toán, đánh giá và so sánh với chuẩn quốc tế. + Hạch toán nợ công và Chuẩn mực kế toán áp dụng: Việc kiểm toán cần đảm bảo rằng cơ quan quản lý nợ đã hạch toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ công kể cả các khoản nợ trực tiếp, gián tiếp, các nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương các cấp. Việc hạch toán nợ đã tuân theo các chuẩn mực kế toán về quản lý nợ hay chưa ? - Đơn vị được kiểm toán nợ công: Đơn vị được kiểm toán nợ công theo sự phân công quản lý nợ hiện hành của Chính phủ trước hết phải tập trung ở Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc xác định chiến lược vay nợ, ký kết vay nợ, tổng hợp số nợ vay kể các các khoản vay và phát hành bảo lãnh do Bộ Tài chính trực tiếp phát hành hay do Ngân hàng nhà nước phát hành. Các đơn vị được kiểm toán có liên quan sẽ là Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các địa phương và các tổ chức sử dụng các khoản nợ công cũng là được vị được kiểm toán của cuộc kiểm toán về nợ công. Tuỳ mục tiêu, nội dung của từng cuộc kiểm toán có thể áp dụng phương pháp cũng như kỹ thuật kiểm toán như sau: - Về Kỹ thuật kiểm toán: Kiểm tra, xem xét, đánh giá chứng từ, tài liệu, văn bản trao đổi; phỏng vấn; bảng hỏi; phân tích dữ liệu; so sánh, đối chiếu; thẩm định, tính toán, xác nhận; quan sát trực tiếp, điều tra... - Về phương pháp kiểm toán nợ công: (1) Phương pháp kiểm toán cơ bản: Phương pháp này được thực hiện thông qua áp dụng các loại kỹ thuật kiểm toán cơ bản là kiểm tra chi tiết; so sánh, đối chiếu; quan sát; điều tra; thẩm định, xác nhận; tính toán; phân tích để đánh giá tính đúng đắn của các số liệu, tài liệu, hồ sơ do đơn vị cung cấp. (2) Phương pháp kiểm toán hệ thống kiểm soát: Phương pháp kiểm toán hệ thống kiểm soát được sử dụng để xét đoán hệ thống kiểm soát nội bộ; được tiến hành bằng cách kết hợp giữa 2 loại kỹ thuật kiểm toán: Kiểm tra hệ thống và thử nghiệm chi tiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ. Phương pháp này bao gồm các phép thử nghiệm thẩm định, giám định, quan sát các quy định, tài liệu chứng minh cho các nghiệp vụ; thẩm tra về sự thay đổi các nhân sự chủ chốt có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, trong hoạt động kiểm toán thường sử dụng Phương pháp chọn mẫu để xác định đối tượng kiểm toán cụ thể đảm bảo tính khách quan: Việc chọn mẫu trong kiểm toán cho phép tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán. Mẫu chọn phải đảm bảo đại diện được đầy đủ các tính chất và đặc điểm của tổng thể để có thể rút ra những nhận xét, đánh giá sát thực và phù hợp. Vì vậy, phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu thích hợp với từng nội dung công việc cần kiểm toán. Sau khi lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp, tiến hành kiểm toán mẫu chọn để thu thập bằng chứng kiểm toán, trên cơ sở đó khái quát tổng thể từ mẫu để đưa ra những kết luận hoặc tiến hành các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Về nhân sự, thời gian và các điều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán: Việc xác định nhân sự, thời gian và các điều kiện vật chất cụ thể cho từng loại hình kiểm toán và cho từng cuộc kiểm toán là khác nhau, tùy thuộc vào việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn kiểm toán. Quá trình lập kế hoạch kiểm toán KTNN cần thu thập làm rõ thông tin về đối tượng kiểm toán để có cơ sở xác định quy mô của cuộc kiểm toán về nhân lực, thời gian và các điều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán. Trong điều kiện cụ thể của KTNN Việt Nam hiện nay, đối với việc kiểm toán báo cáo về nợ công khi tách ra thành một cuộc kiểm toán riêng thì trong năm kiểm toán đầu tiên nên bố trí từ 15 đến 20 kiểm toán viên có kinh nghiệm với thời gian khoảng 2 tháng, các năm tiếp theo có thể bố trí từ 7 đến 10 kiểm toán viên với thời gian tương tự. Đối với các cuộc kiểm toán hoạt động cần bố trí từ 5 đến 7 kiểm toán viên có kinh nghiệm với thời gian kiểm toán khoảng 3 tháng. Trong trường hợp tổ chức các cuộc kiểm toán chuyên đề có quy mô lớn và kết hợp cả các loại hình kiểm toán như hiện nay thì số lượng kiểm toán viên tham gia thì số lượng kiểm toán viên tham gia sẽ lớn hơn rất nhiều. Đối với kiểm toán các dự án, công trình cụ thể thì tùy thuộc vào giá trị đầu tư và tính phức tạp đặc thù của từng công trình mà bố trí từ 10 đến 30 kiểm toán viên trong thời gian khoảng 2 tháng. Các điều kiện vật chất phục vụ kiểm toán, ngoài việc bố trí kinh phí cho Đoàn kiểm toán như lương, công tác phí, chi phí phương tiện di chuyển, cần dành một khoản ngân sách cho việc thuê các chuyên gia hoặc trương cầu giám định khi cần thiết trong quá trình kiểm toán. 3.2.6. Xây dựng Cẩm nang (sổ tay) kiểm toán nợ công Kiểm toán Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng Cẩm nang kiểm toán nợ công nhằm hướng dẫn kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán nợ công được đầy đủ, thuận lợi và hiệu quả. Cẩm nang kiểm toán nợ công cần bao gồm các nội dung chính là: - Các khái niệm liên quan đến nợ công và các văn bản pháp lý có liên quan đến nợ công và quản lý nợ công; - Cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm toán nợ công; - Quy trình kiểm toán nợ công; - Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán nợ công; - Các hướng dẫn tương ứng với các loại hình, phương thức kiểm toán được áp dụng cho từng cuộc kiểm toán nợ công; - Những vấn đề cần lưu ý và kinh nghiệm trong kiểm toán nợ công. Quá trình xây dựng cẩm nang kiểm toán cần nghiên cứu những hướng dẫn và kinh nghiệm kiểm toán nợ công của Uỷ ban nợ công (PDC) – INTOSAI. Các báo cáo, cẩm nang và nghiên cứu của Uỷ ban nợ công (PDC) mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc tiến hành kiểm toán nợ công. Có thể liệt kê một số hướng dẫn và những kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nợ công như sau: (1) Cẩm nang về định nghĩa và công khai, minh bạch liên quan đến nợ công: Đây là tài liệu cơ bản mà PDC xuất bản với mục tiêu hướng dẫn, định hướng những vấn đề cơ bản của nợ công cũng như vai trò của SAIs...vv.. từ đó có thể có một định nghĩa và những hiểu biết chính xác phục vụ cho nghiên cứu kiểm toán nợ công. (2) Cẩm nang hướng dẫn việc lên kế hoạch và tiến hành kiểm toán hoạt động kiểm soát nội bộ của nợ công Qua tài liệu này, PDC chỉ rõ: các SAIs có thể định nghĩa phạm vi của kiểm toán nợ công bằng cách sử dụng 5 thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường Kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông tin, Truyền thông; Đánh giá. Mỗi một thành phần của hệ thống trên có thể coi như một cánh cửa mở ra một lĩnh vực kiểm toán tiềm năng. Mỗi thành phần trên dẫn tới những mảng mà hoạt động kiểm toán có thể khác nhau về phạm vi cũng như tính phức tạp của nghiệp vụ kiểm toán cần sử dụng. Cánh cửa thứ nhất, Môi trường Kiểm soát - dẫn các kiểm toán viên tới hoạt động thẩm tra quan điểm, nhận thức và các hoạt động liên qua đến việc kiểm soát nợ công. Cánh cửa này có thể mở bởi các SAIs có chức năng kiểm toán tính hiệu quả của quản lý nợ. Bốn mảng kiểm soát nội bộ còn lại có mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ kiểm toán truyền thống liên quan đến kiểm soát nội bộ. Ví dụ, đánh giá rủi ro sẽ dẫn kiểm toán viên tới việc nhận biết những hiện tượng và hoàn cảnh có tác động lên khả năng quản lý nợ nhằm theo dõi, xử lý và báo cáo thông tin về nợ. (3) Cẩm nang hướng dẫn tiến hành kiểm toán nợ công- Việc sử dụng các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán tài chính Theo cẩm nang các kinh nghiệm liên quan đến việc sử dụng các thử nghiệm (test) kiểm toán cơ bản giúp kiểm toán viên thu được các bằng chứng hoàn thiện, xác đáng và có lý nhằm hỗ trợ việc đưa ra nhận xét và kết luận. Mục đích của các thử nghiệm cơ bản (substantive tests) trong kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên quyết định xem các giá trị tiền tệ của các chứng từ và số dư nợ công được định khoản chính xác. Bên cạnh các thử nghiệm kiểm toán kể trên, các kiểm toán viên có thể tiến hành các quy trình phân tích để so sánh các giá trị thực tế và kì vọng giữa các biến số tài chính trọng yếu. Mục đích của việc so sánh này là nhằm nhận biết và điều tra lý do cho bất cứ mối quan hệ bất thường nào giữa các giá trị thực tế và giá trị kì vọng, ví dụ giá trị thực tế và giá trị kì vọng giữa tỉ lệ lãi suất trong các văn bản pháp quy và chi phí lãi suất thực tế. Các quy trình phân tích bao gồm việc phân tích số dư của các tài khoản dựa trên kì vọng của kiểm toán viên. Kiểm toán viên phát triển một kì vọng hoặc ước tính về lượng nào được định khoản, và việc phát triển nàycần dựa vào phép phân tích và hiểu biết về mối quan hệ giữa các con số được định khoản với các dữ liệu khác. Việc ước tính này sau đó được sử dụng để hình thành nên kết luận về các con số được định khoản. Một tiền đề cơ bản ẩn dưới các quy trình phân tích là những mối quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu có có thể đáp ứng được kì vọng chiếm ưu thế trừ phi các điều kiện được biết sẽ làm thay đổi mối quan hệ. (4) Sổ tay các thuật ngữ tham khảo khi tiến hành kiểm toán hoạt động nợ công: Đây là tài liệu mà PDC xuất bản với mục tiêu thống nhất việc định nghĩa các thuật ngữ, điều khoản tham khảo khi tiến hành kiểm toán hoạt động nợ công. Ví dụ: cơ cấu nợ, đánh giá rủi ro, chỉ số rủi ro, chỉ số bền vững, các thông lệ trong quản lý nợ...vv.. 3.2.7. Tăng cường thực hiện kiểm toán hoạt động về nợ công Kiểm toán hoạt động với kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ có rất nhiều điểm tương đồng về chức năng chung (xác minh và bày tỏ ý kiến), về đối tượng chung (hoạt động cần được kiểm toán) và về phương pháp chung, từ đó KTV của ba loại hình kiểm toán này đều cùng thực hiện nhiệm vụ đánh giá và đưa ra ý kiến về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, mục tiêu, đối tượng của kiểm toán hoạt động thường tập trung vào tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực hơn là đánh giá tính chính xác, tính tuân thủ; còn mục tiêu, đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ thường tập trung vào độ tin cậy và mức độ hợp pháp, hợp lý của các tài liệu trên báo cáo kế toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI về kiểm toán hoạt động được quan niệm là một hoạt động kiểm toán về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực thể hiện ở các nội dung: Kiểm toán tính kinh tế nhằm đánh giá: Một là, các phương tiện được lựa chọn hoặc những thiết bị được lấy về (đầu vào) có đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiết kiệm nhất công quỹ không?; hai là, nguồn lực con người, tài chính hoặc vật chất đã được sử dụng một cách tiết kiệm hay chưa?; ba là, công tác quản lý có phù hợp với những nguyên tắc quản lý đã định và những chính sách quản lý đó có tốt hay không?. Kiểm toán tính hiệu quả: Để đánh giá tính hiệu quả, có thể so sánh giữa các hoạt động tương đồng, hoặc so sánh kỳ hiện tại với các kỳ trước hoặc với những tiêu chí đã được đơn vị kiểm toán chấp nhận. Tính hiệu quả bao gồm: Một là, hiệu quả sử dụng các nguồn lực: tài chính, nhân lực...; Hai là, hiệu quả trong tổ chức thực hiện; Ba là, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian và công dụng; Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả về chi phí. Kiểm toán tính hiệu lực nhằm: Đánh giá mức độ hữu hiệu của kế hoạch và mức độ rõ ràng của các chương trình; đánh giá mức độ thỏa đáng và thích hợp của các mục tiêu đặt ra và các phương tiện được cung cấp cho một chương trình nhà nước mới hoặc đang tiến hành. KTNN Việt Nam từ khi thành lập đến nay chủ yếu thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, nhưng trong những năm gần đầy, kiểm toán hoạt động đã dần được đan xen trong các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, bước đầu việc triển khai kiểm toán hoạt động đã mang lại những kết quả đáng khích lệ; qua kết quả kiểm toán đã đáng giá được phần nào tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng NSNN tại các đơn vị được kiểm toán, qua đó đưa ra được những khuyến nghị cho các vấn đề liên quan đến tính hệ thống, cơ chế và quản lý để phục vụ lợi ích chung và hoàn thiện hệ thống hơn, cải thiện dần việc chỉ thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, tuân thủ để đưa ra các phát hiện và xác định những vi phạm ở các đơn vị được kiểm toán mà không phát huy được đầy đủ vai trò quản lý vĩ mô. Để KTNN trở thành một công cụ mạnh của Nhà nước trong công tác kiểm tra tài chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý tài chính quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, KTNN cần triển khai một cách đồng bộ thực hiện đầy đủ cả ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; trong đó tập trung phát triển kiểm toán hoạt động - loại hình kiểm toán rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Mục đích của kiểm toán hoạt động, ngoài việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động của đơn vị, kiểm toán hoạt động còn kiểm toán tính trách nhiệm và tính trung thực trong việc sử dụng các nguồn lực. Thông qua kiểm toán hoạt động đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng nguồn lực được tối ưu hơn, tăng cường trách nhiệm hơn. Mục tiêu của cuộc kiểm toán hoạt động về nợ công: Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tổ chức quản lý nợ công có thực hiện được các mục tiêu quản lý một cách hiệu lực và sử dụng các nguồn lực vay nợ một cách kinh tế và hiệu quả hay không Báo cáo kiểm toán hoạt động đưa ra đánh giá độc lập về một nội dung của hoạt động quản lý nợ công và hướng tới cải tiến việc quản lý nợ công một cách hiệu quả và tăng thêm giá trị cho hoạt động của Chính phủ thông qua việc đưa ra các khuyến nghị về cải tiến hoạt động quản lý nợ công. Phạm vi của cuộc kiểm toán hoạt động về nợ công: Các cuộc kiểm toán tính kinh tế và tính hiệu quả bao gồm việc xác định: Liệu Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ có đang thực hiện vay, quản lý, sử dụng các khoản vay nợ một cách kinh tế và hiệu quả hay không ? Nguyên nhân gây nên những hoạt động thiếu hiệu quả hoặc không kinh tế trong quản lý vay nợ; Liệu đơn vị có chấp hành luật và các quy định trong quản lý nợ Chính phủ về vấn đề tính kinh tế và tính hiệu quả hay không; Đối với quản lý nợ, trọng tâm của cuộc kiểm toán hoạt động có thể là tập trung vào 5 nội dung của một hệ thống kiểm soát nội bộ: * Môi trường kiểm soát - Sự liêm chính và các giá trị đạo đức của bộ máy và nhân viên Chính phủ liên quan đến quản lý nợ. - Chính sách nguồn nhân lực: Cơ quan quản lý nợ, Chính phủ có chính sách để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nợ một các tốt nhất không? - Cơ cấu tổ chức: Hệ thống các cơ quan quản lý nợ có được thiết lập một cách tốt nhất hay không? Các cơ quan có liên quan trong quản lý nợ công có phối hợp nhịp nhàng để quản lý nợ một cách tốt nhất hay không? Có tổ chức thành cơ quan quản lý nợ chuyên nghiệp hay không? Đây những câu hỏi có thể đưa ra và sẽ tìm được bằng chứng để giải đáp thông qua kiểm toán hoạt động. - Hệ thống thông tin về nợ công: Cơ quan KTNN cần đưa ra câu hỏi và tìm bằng chứng để đánh giá liệu hệ thống thông tin về nợ công có được tổ chức, lưu giữ và cập nhập thường xuyên hay không? - Các luật, quy định và thông lệ: Công tác quản lý nợ công có được quản lý thông qua các luật, các quy định và thông lệ quốc tế hay không? cơ quan quản lý nợ có đưa ra những quy định trong quản lý nợ công phù hợp với quy định của pháp luật cũng như chiến lược vay nợ trong từng thời kỳ hay không ?... là những câu hỏi mà cơ quan KTNN đặt ra và tìm kiếm bằng chứng để trả lời cho những câu hỏi đó một cách xác đáng. - Các nhân tố từ bên ngoài: Những nhân tố tác động tư bên ngoài đến quản lý nợ công cần được quan tâm và cập nhật, đánh giá thường xuyên để đảm bảo cho quản lý nợ được bền vững hơn. Chẳng hạn như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái? sự tác động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn trên thế giới? ảnh hưởng của các biến động tiền tề, chính trị của các quốc gia liên quan tác động đến cách thức và xu thế nợ trong tương lai. * Đánh giá rủi ro trong quản lý nợ công - Rủi ro hoạt động + Phân chia nhiệm vụ hay chức năng chồng chéo, trùng lắp; + Cán bộ không đủ chuyên môn, thiếu am hiểu về nghiệp vụ nợ và quản lý nợ; + Rủi ro sản phẩm: Phát hành nợ vượt quá khả năng của chi trả hoặc mức độ hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào một hoặc một vài loại ngoại tệ nhất định dẫn đến rủi ro về tỷ giá khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái; + Rủi ro hệ thống và công nghệ; + Rủi ro về quy trình; + Rủi ro phục hồi thảm họa; + Rủi ro về tài liệu; + Rủi ro đánh giá; Các rủi ro về gian lận Các rủi ro về thị trường + Rủi ro thị trường: Tiền tệ; Lãi suất; Hàng hóa; + Rủi ro vốn/ đảo nợ; + Rủi ro tín dụng; + Rủi ro thanh khoản; + Rủi ro tập trung danh mục; * Hoạt động kiểm soát - Mục tiêu quản lý nợ; - Chiến lược quản lý nợ trung hạn; - Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu đó; * Thông tin liên lạc: Nhằm bảo đảm có một cơ chế phù hợp để xây dựng, giám sát và báo cáo về việc thực hiện mục tiêu – nội dung này bao gồm hệ thống thông tin quản lý cần thiết để xác lập chỉ số hoạt động, cả về tài chính và phi tài chính và để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. * Theo dõi, giám sát: Nhằm bảo đảm việc đánh giá tình hình hoạt động được liên tục, nội dung này gồm cả công tác kiểm toán nội bộ và giám định, cũng như thường niên kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ. 3.2.8. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan quản lý nợ công Đây là điều kiện để thay đổi nhận thức các cơ quan quản lý nợ ở Việt Nam. Cơ quan KTNN chỉ có thể tiến hành kiểm toán nợ một cách đầy đủ, có chất lượng khi được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về quản lý nợ công. KTNN phải được tiếp xúc với mọi thông tin liên quan đến nợ công ở các cơ quan quản lý. Để thực hiện được điều đó một mặt, các cơ quan quản lý nợ công phải có nhận thức một cách đầy đủ về vị trí, vai trò của KTNN nói chung và kiểm toán nợ công nói riêng. Đây là nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan KTNN đồng thời cũng là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nợ hiệu quả theo các thông lệ quốc tế. Cơ quan KTNN cần xây dựng mối quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nợ để luôn cập nhập một cách đầy đủ, kịp thời thông tin liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ công. Cả KTNN và cơ quan quản lý nợ đều có được hiểu biết về vai trò của quản lý và kiểm toán nợ công, mục đích của kiểm toán nợ công và điều đó sẽ là cơ sở và điều kiện để xây dựng mối quan hệ phối hợp nhằm mục tiêu kiểm soát nợ công một cách hiệu quả nhất. 3.2.9. Công khai minh bạch kết quả kiểm toán nợ công Công khai kết quả kiểm toán giúp cho các đơn vị được kiểm toán nhận thấy rõ trách nhiệm của mình, hướng tới công khai minh bạch trong các hoạt động. Việc công khai kết quả kiểm toán đồng nghĩa với việc các thông tin về tính trung thực, tin cậy của báo cáo tài chính, ngân sách và tình hình quản lý, điều hành của đơn vị được kiểm toán sẽ được công bố rộng rãi đến các đối tượng sử dụng thông tin. Các đối tượng sử dụng thông tin sẽ tạo áp lực tác động ngược trở lại đối với các hoạt động của đơn vị. Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào kết quả kiểm toán để ra các quyết định quản lý điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các nhà đầu tư, các đơn vị có quan hệ kinh tế với đơn vị được kiểm toán sử dụng kết quả kiểm toán để đưa ra các quyết định kinh tế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, và nhân dân sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực hiện quyền giám sát đối với đơn vị được kiểm toán. Mặt khác, việc công khai kết quả kiểm toán tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tiếp cận thông tin kiểm toán, qua đó giám sát hoạt động kiểm toán và đánh giá chất lượng kiểm toán, từ đó tạo áp lực và là kênh phản biện cần thiết để KTNN không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán. Kết quả kiểm toán nợ công cũng cần được công khai theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. KTNN ngoài việc công khai như hiện nay, tiến tới khi thực hiện kiểm toán nợ công thành những cuộc riêng biệt, kiểm toán chuyên đề về nợ thì KTNN có thể phát hành riêng bản tin về kết quả kiểm toán nợ công. Đây cũng là giải pháp quan trọng để đưa công tác quản lý nợ công vào nề nếp, minh bạch và hiệu quả. 3.3. Điều kiện nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán nợ công 3.3.1. Về phía Nhà nước 3.3.1.1. Tạo điều kiện về môi trường pháp lý Địa vị pháp lý của KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính công của Nhà nước hiện nay đã được quy định trong Luật kiểm toán, KTNN là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phục vụ cả Quốc hội và Chính phủ, giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát NSNN. Đây là một quyết sách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều xem kiểm tra giám sát từ bên ngoài hệ thống NSNN được thực hiện thông qua KTNN. Mục đích của hệ thống giám sát này là đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra và xử lý những vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ chưa giải quyết được. Để giải quyết được vấn đề này thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tăng cường năng lực và địa vị pháp lý cho KTNN. Để thiết chế được như vậy, ngoài việc ban hành Luật KTNN trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp những quy định về KTNN. Hiến pháp quy định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, thực hiện quyền kiểm tra mọi cơ quan đơn vị có sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước và tài sản công. Quy định về tính độc lập của cơ quan KTNN, theo đó cơ quan KTNN có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với cơ chế tổ chức hoạt động như trên, KTNN có thể trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho Quốc hội trong việc giám sát nợ công, có cơ sở trong việc đưa ra những phán quyết mang tính khách quan và độc lập về những vấn đề có liên quan đến nợ công, như: - Giúp Quốc hội thẩm định các khoản cần vay nợ nước ngoài và phân tích các báo cáo và thuyết trình do Chính phủ thuyết trình; - Giúp Quốc hội phân tích và phản biện các dự án, chương trình quốc gia quan trọng cần vay nợ bên ngoài để thực hiện; - Giúp Quốc hội thẩm định, đánh giá và xử lý những vụ việc về nợ công thuộc phạm vi trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành, các địa phương; - Tư vấn cho Quốc hội trong việc xem xét và thông qua các chính sách pháp luật do Chính phủ soạn trình; Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của KTNN sẽ có tác động tốt đến cơ chế hoạt động của hệ thống NSNN, là điều kiện để việc lập và thẩm định dự toán NSNN được thực hiện một cách khoa học và đảm bảo chất lượng hơn. Đồng thời với việc Nhà nước ban hành Luật KTNN, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thành hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, chủ yếu là các đạo luật kinh tế, ngân sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nói chung và công tác thẩm định dự toán ngân sách có chất lượng, hiệu quả. 3.3.1.2. Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời KTNN phải được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến nợ công của chính phủ, nợ được chính phủ được bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, đây là đối tượng kiểm toán, thẩm định dự toán ngân sách, trong khi nguồn thông tin, tài liệu này chủ yếu lại do các đơn vị được kiểm toán nắm giữ. Để bảo đảm cho công tác kiểm toán nợ công thì KTNN phải có đầy đủ, kịp thời các thông tin tài liệu liên quan, như các văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn cho các cấp chính quyền lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm; các cơ chế chính về quản lý kinh tế mới ban hành, tình hình nợ công, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các báo cáo dự báo về khả năng, tốc độ phát triển kinh tế... Nói tóm lại để nâng cao chất lượng kiểm toán nợ công thì KTNN phải nắm giữ và được tiếp cận đến toàn bộ các tài liệu, số liệu có liên đến các khoản nợ công của chính phủ và của chính quyền địa phương. Do đó cần quy định trong văn bản pháp luật về thẩm quyền của KTNN trong việc được nhận và tiếp cận, khai thác các nguồn thông tin, tài liệu của đối tượng kiểm toán; trách nhiệm của đối tượng kiểm toán trong việc gửi báo cáo và cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ công tác kiểm toán của KTNN. Cơ quan KTNN tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán và các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ngân sách có liên quan đến hoạt động kiểm toán nợ công một cách đầy đủ, khoa học dễ khai thác, thuận tiện cho việc khai thác, tra cứu, sử dụng của các kiểm toán viên khi cần thiết. 3.3.1.3. Công khai minh bạch quản lý nợ Việc công khai, minh bạch trong quản lý nợ là hết sức cần thiết một mặt phục vụ cho việc quản lý tốt hơn, mặt khác phục vụ cho công tác kiểm toán nợ công được thuận lợi. Công khai quản lý nợ công tạo điều kiện cho các cơ quan và công chúng có thể đánh giá tình hình ngân sách nhà nước, thúc đẩy công tác quản trị tài chính nói chung, quản lý nợ công nói riêng được tốt hơn. Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức có liên quan và công chúng cần nắm được thông tin về nợ công một cách đầy đủ, tin cậy và minh bạch thông qua hoạt động kiểm toán. Công khai nợ công cần được thực hiện thường xuyên ngoài việc tổ chức họp báo còn đăng trên trang Web của Bộ Tài chính hay văn phòng quản lý nợ. Ngoài ra, định kỳ phát hành bản tin quan lý nợ để đông đảo dư luận quan tâm. 3.3.1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công Cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý nợ, khắc phục tình trạng quản lý nợ công phân tán ở các Bộ, ngành, từ đó thống nhất tập trung đầu mối quản lý nợ công theo hướng tập trung các chức năng và toàn bộ nghiệp vụ quản lý nợ công vào một cơ quan của Chính phủ theo đúng quy định của Luật quản lý nợ công nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình. Bộ Tài chính sẽ phải đúng là cơ quan “giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công”. Tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng quy chế quản lý cho từng loại nợ công. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát đối với các khoản vay của chính quyền địa phương. 3.3.2. Về phía Kiểm toán Nhà nước 3.3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực kiểm toán nợ công là yêu cầu đặt ra đối với KTNN. Do các nghiệp vụ nợ, công tác quản lý nợ công cũng như đánh giá chính sách quản lý nợ, chiến lược nợ công là công việc hết sức phức tạp. Ngoài ra, những tác động của các công cụ tài chính mới, những rủi ro đối với tài chính, ngân sách quốc gia đòi hỏi phải có lực lượng cán bộ chuyên môn có trình độ cao mới có thể đánh giá, đưa ra những khuyến cáo ngăn ngừa, hạn chế, rủi ro. Theo thoả thuận Mexico của INTOSAI, khi kiểm toán nợ Chính phủ, cơ quan kiểm toán tối cao cần làm sao để cán bộ nhân viên của mình có những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu hoặc có thể sử dụng hiểu biết chuyên môn ở bên ngoài. Do nội dung kiểm toán phức hợp với những điều kiện thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải không ngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, các cơ quan kiểm toán tối cao cần dự kiến việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu tổ chức để qua đó đạt được những mục tiêu đã xác định. Cơ quan kiểm toán tối cao cần tiếp tục xây dựng năng lực của mình để có thể đánh giá được những tác động và những rủi ro của các công cụ tài chính mới. Trong đào tạo đội ngũ kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nợ công cần chú trọng đào tạo kiến thức và những am hiểu về nợ công. Kiến thức về nợ công cần được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ nợ, về tỷ giá hối đoái, các nghiệp vụ vay, trả nợ, hạch toán nợ công. Các nội dung này về cơ bản đã được pháp luật Việt Nam quy định và các định chế tài chính quốc tế biên soạn cẩm nang về nghiệp vụ nợ và quản lý nợ công. Ngoài ra, các kiểm toán viên cần được dào tạo các kiến thức về kinh tế vĩ mô và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, chính sách tài khoá. Bởi các kiến thức này liên quan đến việc hình thành các ý kiến, nhận định về quản lý nợ, chính sách nợ của Chính phủ. Các kiến thức về ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước, vị thế ngân sách, bền vững ngân sách nhà nước cũng là những nội sung quan trọng cần được trang bị để kiểm toán viên am hiểu. Cần trang bị để các kiểm toán viên luôn có ý thức rằng vấn đề nợ và quản lý nợ công là vấn đề khó, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như liên quan đến tình hình chính trị và an inh quốc gia. Do vậy mỗi bản thân phải luôn có ý thức để trang bị hành trang về kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị nói chung cũng như những kiến thức về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nợ nói riêng. 3.3.2.2. Ứng dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán trong điều kiện môi trường tin học hoá và kiểm toán bằng máy vi tính Ngày nay, công nghệ tin học đã phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống đã trở thành phổ biến, tạo ra môi trường làm việc mới đem lại năng suất và hiệu quả hơn. Bởi vậy, để có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ công tác kiểm toán trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các KTV cũng phải có những công cụ hỗ trợ về công nghệ thông tin mới có thể tiếp cận được đối tượng kiểm toán và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả. Do những đặc thù của môi trường tin học nên ngoài những yêu cầu chung đối với KTV, thì yêu cầu phải có kiến thức về máy tính, có kiến thức sâu về tin học hoá, kinh nghiệm về kiểm toán bằng máy vi tính để tiến hành các phương pháp - kỹ thuật kiểm toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán sẽ giúp cho KTV nâng cao hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm thời gian kiểm toán. 3.3.2.3. Tổ chức đơn vị riêng về kiểm toán hoạt động Theo thông lệ và kinh nghiệm của các nước có cơ quan kiểm toán tối cao phát triển thì việc thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động được tách riêng ra khỏi kiểm toán báo cáo tài chính và được tổ chức thành đơn vị riêng. Những năm gần đây, KTNN chủ trương tăng cường kiểm toán hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán đang thực hiện kết hợp cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động mà chưa có các cuộc kiểm toán hoạt động riêng. Một số cuộc kiểm toán chương trình mục tiêu, kiểm toán chuyên đề đã tăng cường loại hình kiểm toán hoạt động, tuy nhiên các cuộc kiểm toán này thường có quy mô lớn với nhiều mục tiêu được lồng ghép nên kết quả kiểm toán chưa đạt như mong đợi. Việc tổ chức riêng đơn vị kiểm toán hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp với các thông lệ tốt nhất về kiểm toán hoạt động nói chung và kiểm toán hoạt động về nợ công nói riêng. KẾT LUẬN Nợ công đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nợ công của KTNN góp phần vào quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vay, nợ công, tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước và phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro có thể xây ra, Luận án đã giải quyết một số nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ bản về nợ công và kiểm toán nợ công; đi sâu phân tích vài trò của nợ công trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong điều kiện Việt Nam nói riêng; đánh giá những ảnh hưởng trọng yếu của việc vay nợ trong mối tương quan với yêu cầu phát triển hiện nay và nghĩa vụ trả nợ cũng như tác động tiêu cực có thể có trong tương lai. Từ đó, tập trung phân tích, đánh giá những yêu cầu về quản lý và sử dụng các khoản nợ cộng một cách có hiệu quả, làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán nợ công. Thứ hai, về thực tiễn: - Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, tình hình về nợ công, quản lý nợ công và thực trạng kiểm toán nợ công ở Việt Nam, phân tích mục tiêu chiến lược phát triển của Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, Tác giả Luận án đã nghiên cứu định hưởng kiểm toán nợ công trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam. - Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tập trung vào hai nhóm vấn đề, bao gồm: (1) hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về kiểm toán nợ công như căn cứ kiểm toán nợ công, xác định mục tiêu và nội dung kiểm toán nợ công một cách đầy đủ, xây dựng quy trình, cẩm nang kiểm toán nợ công; (2) tổ chức thực hiện kiểm toán nợ công như lựa chọn loại hình kiểm toán, bố trí nhân sự, thời gian kiểm toán, công khai kết quả kiểm toán. - Các điều kiện nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán nợ công, trong đó có các điều kiện về phía nhà nước và các điều kiện về phía Kiểm toán Nhà nước. Bao gồm: Tạo điều kiện về cơ sở pháp lý; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời; công khai minh bạch về quản lý nợ công; hoàn thiện chính cơ chế quản lý nợ công; đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực kiểm toán nợ công; ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán có hiệu quả; tổ chức đơn vị riêng về kiểm toán hoạt động. Thứ ba, nội dung luận án đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Những giải pháp được đề cấp trong luận án được dựa trên những vấn đề lý luận và những đánh giá được rút ra từ thực trạng. Để các giải pháp có tính khả thi và phát huy hiệu quả cao hơn, ngoài trách nhiệm của bản thân cơ quan KTNN, rất cần đến sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành Luận án. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, được xã hội quan tâm, phạm vi nghiên cứu rộng; nhiều nội dung còn gây tranh luận và quan điểm khác nhau cả về lý luận và thực tiễn quản lý nợ công cũng như kiểm toán nợ công do đó chắc chắn nội dung Luận án không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Tác giả Luận án rất mong các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nợ công và kiểm toán nợ công đóng góp để Tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề ngày càng được đầy đủ và hoàn thiện hơn góp phần thiết thực vào quá trình hoàn thiện việc quản lý, sử dụng và kiểm toán nợ công./. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Vũ Thanh Hải (2007), “Tác dụng của công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, Tạp chí Kiểm toán, (6), tr.49-51. Vũ Thanh Hải (2013), “Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nợ công”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (66), tr.56-58. Vũ Thanh Hải (2013), “Kiểm toán nợ công ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, (5), tr.40-42. Vũ Thanh Hải (2013), “Kế hoạch chiến lược và lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạt động của Cơ quan Kiểm toán quốc gia Úc”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (70), tr.60-62. Nguyễn Đào Tùng, Vũ Thanh Hải (2013), “Phương thức tổ chức Kiểm toán nợ công”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, (12), tr.47-49, 59. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS. Vũ Thành Tự Anh (2010), “Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam”, www.phapluattp.vn 2. TS.Vũ Đình Ánh (2010), “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2010 3.TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), “Một số vấn đề về bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp trong khuôn khổ nợ công”, Tài liệu Hội thảo Nợ công – Kinh nghiệm quốc tế và bảo học cho Việt Nam 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình nợ công 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, các Nghị định của Chính phủ liên quan đến nợ công 8. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 – 2015 9. GS.TS. Ngô Thế Chi (2012), “Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế”, ecna.gov.vn 10. TS. Trịnh Tiến Dũng (2011), “Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công”, www.taichinhdientu.vn 11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật quản lý nợ công 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật kiểm toán nhà nước 13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước 14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển Khiểm toán Nhà nước đến năm 2020 15. Bộ Tài chính, các Bản tin nợ công, báo cáo về nợ công 16. Báo cáo về khuôn khổ thể chế và pháp lý (2003), Dự án tăng cường quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững (VIE 01/010), Hà Nội, 10/2003 17. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa, “Tái cơ cấu nền kinh tế - Việc làm cấp bách trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 – 2009”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 1-2010 18. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 1-2007. 19. GS.TS. Vương Đình Huệ (2011), “Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta”, www.tapchicongsan.org.vn 20. GS.TS. Vương Đình Huệ (2013), “Quản lý chặt nguồn lực tài chính Quốc gia” 21. ThS. Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2013), “Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” 22. Các công việc thể chế phục vụ quản lý nợ công (Currie, Dethier và Togo, WB, tháng 4/2003) 23. IMF & WB (2001), “Hướng dẫn quản lý nợ công” 24. Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN các năm từ 2009 đến năm 2011 25. Kiểm toán Nhà nước, các Báo cáo kiểm toán có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng nợ công 26. Kiểm toán Nhà nước (2013), Hướng dẫn kiểm toán Chuyên đề Quản lý, sử dụng vốn Trái phiếu chính phủ 27. Kiểm toán Nhà nước (2013), Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước 28. Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai (2013), nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam 29. TS. Lê Xuân Nghĩa (2010), “Một số vấn đề về phòng ngừa rủi ro nợ công ở VN”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 30. TS. Hoàng Thị Minh Nguyệt (2010), “Nợ công và các nguyên tắc quản lý nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 31. TS. Nguyễn Hữu Phúc (2010), “Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 32. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, “Các quan hệ kinh tế ngân sách mới phát triển với việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước – vấn đề nợ công” 33. Quản lý nợ nước ngoài ở các nước nghèo mắc nợ cao – HIPC (Ngân hàng Thế giới-WB và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, tháng 3/2002) 34. Quản lý nợ nước ngoài ở các nước có mức thu nhập thấp (Bangura, Kitabire và Powell, IMF, tháng 12/2000) 35. TS. Lê Kim Sa (2010), “Nợ công ở VN những vấn đề và tác động tiềm tàng”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 36. PGS.TS. Đặng Văn Thanh (2010), “Rủi ro kiểm toán khi kiểm toán quản lý và sử dụng nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 37. TS. Đinh Xuân Thảo (2010), “Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 38. TS. Lê Đình Thăng (2007), “Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ”, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007 39. TS. Lê Đình Thăng (2010), “Một số ý kiến về quản lý và kiểm toán nợ công ở Việt Nam”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công 40. Tài liệu Hội thảo “Nợ công – kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội ngày 15/9/2010 41. Tài liệu Hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức tại Hà Nội 12/2010 42. TS. Trần Văn (2010), “Quản lý nợ công và trách nhiệm giám sát của Quốc hội”, www.vneconomy.vn 43. PGS,TS, Thịnh Văn Vinh (2010), “Một số vấn đề về chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước 2008 - 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng Kiểm toán nhà nước” 44. UNDP (2004), “Những thành tựu quản lý nợ ở Việt nam và những thách thức phía trước” 45. Website của Bộ Tài chính; Website của Ngân hàng nhà nước; Website của Kiểm toán Nhà nước 46. Các trang Web: www.cia.gov; www.vneconomy.vn; www.ofina.gov; www.enwwikipedia.org; www.wordnet.princeton.edu; Tiếng Anh 47. Alex Warren – Rodriguer (UNDP Viet Nam) (2010), “Crises and Public Debt International Experiences and Lessons for Viet Nam”, Workshop Public Debt - International Experiences and Lessons for Viet Nam 48. ASOSAI (2009), Workshop on the Audit of Public Debt 49. Bennedict Bingham (IMF Senior Representative) (2010), “Viet Nam: Fiscal Strategy and Public Debt”, Workshop Public Debt - International Experiences and Lessons for Viet Nam 50. Capacity building in public debt management audit by IDI-UNCTAD seventh management conference 9-11 November 2009 51. INTOSAI (2007), Summary and Recommendations on the theme of management, Accountability and Audit of Public Debt 52. INTOSAI (2007), Guidelines on Best practice for the Audit of Public/Private Finance and Concesions 53. KeiKo Kubota (The World Bank) (2010), “Oversight Role of the National Assembly in Ensuring Public Debt Sustainability”, Workshop Public Debt - International Experiences and Lessons for Viet Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_to_chuc_kiem_toan_no_cong_tai_viet_nam.doc
  • docKet luan moi cua Luan an.doc
Luận văn liên quan