Qua nghiên cứu đề tài luận án về “Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét
xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ” cho thấy nội
dung nghiên cứu liên quan đến hoạt động chứng minh (hoạt động cốt lõi) của tố tụng
hình sự. Nội dung nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề cơ bản của tố
tụng hình sự, trong đó hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội
xâm phạm sở hữu là vấn đề mới chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện. Tuy
nhiên, với quá trình tích cực tìm tòi, học hỏi triển khai thực hiện nghiên cứu nghiêm
túc, luận án cũng đã hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục đích nghiên cứu và đưa ra một
số kết luận như sau:
Lần đầu tiên luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện có hệ thống,
phân tích làm rõ các khái niệm về “hoạt động chứng minh”, “hoạt động chứng minh
của luật sư trong tố tụng hình sự” và khái niệm “hoạt động chứng minh của luật sư
trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu”, phân tích, luận giải làm rõ mối quan
hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hoạt động chứng minh của luật sư với
giai đoạn xét xử sơ thẩm và đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu để đưa ra khái niệm
khoa học về HĐCMLS trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu. Đồng thời, tác
giả luận án cũng nhiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan về đối tượng, đặc điểm, nội
dung, ý nghĩa về hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm
phạm sở hữu.
Luận án phân tích làm sáng tỏ về mặt lý luận hoạt động chứng minh của luật sư
trong mối quan hệ gắn bó, mật thiết với chức năng bào chữa. Trong tố tụng hình sự,
hoạt động chứng minh của luật sư nhằm thực hiện chức năng bào chữa bảo vệ quyền
lợi cho người bị buộc tội. Hoạt động chứng minh của luật sư bào chữa có mối quan hệ
ràng buộc với hoạt động chứng minh của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, xét
xử như một nhu cầu tất yếu, khách quan để cùng hướng đến mục tiêu chung của tố tụng
hình sự là xác định sự thật khách quan của vụ án. Luận án cũng đã phân tích các yếu tố
tác động đến hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm
sở hữu, trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự nói chung và HĐCMLS trong xét xử sơ
thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.
185 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững người tham gia tố
146
tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng
trước Tòa án. Luật sư bào chữa có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, lập luận để
đối đáp bình đẳng với Kiểm sát viên, chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian
tranh luận, phải tạo điều kiện thật sự cho luật sư trình bày hết ý kiến, đưa ra chứng cứ,
lập luận đối đáp, tranh luận bình đẳng với Kiểm sát viên để làm sáng tỏ sự thật của vụ
án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Tòa án phải lắng nghe, ghi nhận
đầy đủ các ý kiến, đề nghị của người bào chữa, nếu không chấp nhận thì phải ghi rõ
trong bản án và nêu rõ lý do. Tòa án phải lấy kết quả tranh tụng giữa các bên buộc tội
và bên bào chữa làm căn cứ chủ yếu để ra bản án, quyết định đúng đắn, không bỏ lọt
tội phạm, không làm oan cho người bị buộc tội về các tội xâm phạm sở hữu.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Tăng cường ý thức pháp luật có ý nghĩa trong thực hiện pháp luật. Việc nâng
cao nhận thức của người dân về vai trò của Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư bào chữa
sẽ góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Để thực hiện tốt điều đó thì
công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình áp
dụng thi hành pháp luật, nó có ý nghĩa rất lớn về tăng cường pháp chế trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc
biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh
để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân” [3].
Trên thực tế thì nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và
người bị buộc tội nói riêng còn hạn chế đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhờ người bào chữa.
Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để giúp họ nhận thức đúng đắn, có ý thức
tuân thủ pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật để làm thay đổi
nhận thức của người dân khi cho rằng, sự tham gia của người bào chữa là không cần
thiết, thậm chí e ngại sự có mặt của người bào chữa sẽ khiến cho cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng gây khó khăn. Nhận thức không đúng về vai trò của luật sư
chính là rào cản rất lớn làm cho hoạt động bào chữa trở nên khó khăn, trong khi người
bị buộc tội hoặc người đại diện của họ lại không có khả năng bào chữa hiệu quả. Vì
vậy, việc nâng cao hiểu biết của người dân về quyền bào chữa cũng như hoạt động
147
chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm thật sự là cần thiết. Để làm được việc này,
cần nâng cao trình độ dân trí, thói quen sống và làm việc theo pháp luật; phổ biến, giáo
dục pháp luật trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng các
hình thức đơn giản, dễ tiếp cận, lôi cuốn được sự chú ý của nhiều người với nhiều nội
dung khác nhau, trong đó cần đề cao vai trò của luật sư bào chữa có hiệu quả cho bị
cáo không bị oan trong các vụ án hình sự, nhất là những vụ án xét xử đối với những bị
cáo bị buộc tội về các tội xâm phạm sở hữu.
Thực hiện chức năng bào chữa thông qua hoạt động chứng minh của luật sư tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm là vấn đề rất được quan tâm trong quá trình cải cách tư pháp.
Để nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm các tội xâm phạm sở hữu cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó cần hoàn
thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự; về hoạt động chứng
minh của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử, về thủ tục xét
xử tại phiên tòa sơ thẩm. Đồng thời, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho
đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân về vai
trò của luật sư bào chữa trong hoạt động chứng minh, tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự. Cần tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức đúng đắn về
vai trò, chức năng của các chủ buộc tội, bào chữa, xét xử là đều nhằm hướng đến mục
tiêu chung là làm sáng tỏ sự thật của vụ án, dựa vào kết quả của kiểm tra, đánh giá
chứng cứ tại phiên tòa và kết quả tranh tụng giữa các bên sẽ là căn cứ chủ yếu để Tòa
án đưa ra phán quyết, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp
phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.
148
Kết luận Chương 4
Trong thời gian qua, cải cách tư pháp ở nước ta được xem như là hoạt động
trọng tâm góp phần vào mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội
xâm phạm sở hữu là một trong những vấn đề được quan tâm, nhằm bảo đảm yêu cầu
tăng cường tranh tụng trong xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Bộ luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng hình sự cũng như
hoạt động chứng minh của luật sư, là điều kiện bảo đảm quyền con người. Cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng không vì mục tiêu đấu tranh chống tội phạm bằng mọi
giá mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền con người, mà trước tiên là quyền của những người
bị buộc tội. Chỉ khi nào quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm, hoạt
động chứng minh của luật sư được thực hiện đầy đủ thì lúc đó, pháp luật mới có thể
hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Người bào chữa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chứng minh làm sáng
tỏ sự thật của vụ án. Vì vậy, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo
điều kiện để luật sư trở thành một bên tranh tụng có vị thế hoàn toàn bình đẳng với bên
buộc tội trong quá trình chứng minh, phải bảo đảm khi nào và ở đâu có sự buộc tội thì
ở đó quyền bào chữa phải được tôn trọng, hoạt động chứng minh của luật sư được bảo
đảm thực hiện đầy đủ đúng pháp luật nhằm thực hiện chức năng bào chữa bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội.
Để nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng hình sự nói chung cần tiến hành đồng
bộ các giải pháp; hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động chứng minh của luật sư,
đề cao vai trò của luật sư trong hoạt động chứng minh; đổi mới mô hình tố tụng hình
sự; đổi mới nhận thức về thực hiện các chức năng; sửa đổi, bổ sung thủ tục xét xử tại
phiên tòa sơ thẩm; hoàn thiện mở rộng về quyền của người bào chữa để bảo đảm tranh
tụng bình đẳng; tôn trọng và đề cao vị trí, vai trò hoạt động chứng minh luật sư trong
xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bênh cạnh đó, cần có giải pháp nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; tăng cường tuyên
truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về vai trò hoạt động
chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
149
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận án về “Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét
xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ” cho thấy nội
dung nghiên cứu liên quan đến hoạt động chứng minh (hoạt động cốt lõi) của tố tụng
hình sự. Nội dung nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề cơ bản của tố
tụng hình sự, trong đó hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội
xâm phạm sở hữu là vấn đề mới chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện. Tuy
nhiên, với quá trình tích cực tìm tòi, học hỏi triển khai thực hiện nghiên cứu nghiêm
túc, luận án cũng đã hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục đích nghiên cứu và đưa ra một
số kết luận như sau:
Lần đầu tiên luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện có hệ thống,
phân tích làm rõ các khái niệm về “hoạt động chứng minh”, “hoạt động chứng minh
của luật sư trong tố tụng hình sự” và khái niệm “hoạt động chứng minh của luật sư
trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu”, phân tích, luận giải làm rõ mối quan
hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hoạt động chứng minh của luật sư với
giai đoạn xét xử sơ thẩm và đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu để đưa ra khái niệm
khoa học về HĐCMLS trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu. Đồng thời, tác
giả luận án cũng nhiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan về đối tượng, đặc điểm, nội
dung, ý nghĩa về hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm
phạm sở hữu.
Luận án phân tích làm sáng tỏ về mặt lý luận hoạt động chứng minh của luật sư
trong mối quan hệ gắn bó, mật thiết với chức năng bào chữa. Trong tố tụng hình sự,
hoạt động chứng minh của luật sư nhằm thực hiện chức năng bào chữa bảo vệ quyền
lợi cho người bị buộc tội. Hoạt động chứng minh của luật sư bào chữa có mối quan hệ
ràng buộc với hoạt động chứng minh của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, xét
xử như một nhu cầu tất yếu, khách quan để cùng hướng đến mục tiêu chung của tố tụng
hình sự là xác định sự thật khách quan của vụ án. Luận án cũng đã phân tích các yếu tố
tác động đến hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm
sở hữu, trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự nói chung và HĐCMLS trong xét xử sơ
thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.
150
Luận án làm rõ hoạt động chứng minh của luật sư là hoạt động tư duy và thực
tiễn của chủ thể thực hiện chức năng bào chữa để nhận thức về vụ án, hoạt động này
chịu sự chi phối bởi hình thức, tính chất của xét xử sơ thẩm và đặc điểm của các tội
xâm phạm sở hữu. Hoạt động chứng minh của luật sư trước hết là nhằm hướng đến
mục tiêu chung của tố tụng hình sự là xác định sự thật khách quan của vụ án, song
hành với mục tiêu đó thì hoạt động chứng minh của luật sư còn nhằm mục đích bác bỏ
một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội từ phía cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội, góp phần tích cực quan
trọng vào việc bảo đảm sự cân bằng, hài hòa giữa lợi ích công cộng và lợi ích cá nhân,
bảo vệ công lý, quyền con người trong tố tụng hình sự.
Quá trình tố tụng hình sự với sự giao thoa, tiếp nhận những yếu tố tích cực giữa
các mô hình tố tụng hướng đến một nền tố tụng dân chủ, bình đẳng, ghi nhận và đề cao
nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội để bảo đảm quyền con người và hoạt
động chứng minh, đổi mới nhận thức về thực hiện các chức năng tố tụng, xác định rõ
mục đích hoạt động của các chủ thể, phân định rạch mạch về chức năng, tiếp thu kế
thừa những ưu điểm vốn có của mô tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời tiếp thu có chọn
lọc những ưu điểm của các mô hình tố tụng hình sự, những kinh nghiệm quý trong TTHS
của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, từng bước hoàn
thiện pháp luật về hoạt động chứng minh nói chung và hoạt động chứng minh của luật
sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động chứng minh của luật sư
trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, luận
án phân tích, đánh giá làm rõ những mặt tích cực và các kết quả đạt được cũng như những
mặt hạn chế, bất cập để tìm ra nguyên nhân để từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện Bộ
luật Tố tụng hình sự về hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở
hữu, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay./.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Minh (2018), “Một số vấn đề về hoạt động chứng minh của luật sư
trong tố tụng hình sự và mối quan hệ với chức năng bào chữa”, Khoa học xã hội (01),
tr. 1-11.
2. Nguyễn Văn Minh (2019), “Đặc điểm về hoạt động chứng minh của luật sư trong
Tố tụng hình sự Việt Nam”, Khoa học xã hội (03), tr. 37-49.
3. Nguyễn Văn Minh (2019), “Mối quan hệ về hoạt động chứng minh của các chủ thể
thực hiện các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự”, Nhân lực Khoa học xã hội
(02), tr. 3-11.
4. Nguyễn Văn Minh (2022), “Mối quan hệ giữa hoạt động chứng minh của luật sư
với nguyên tắc suy đoán vô tội”, Nhân lực Khoa học xã hội (01), tr. 45-53.
5. Nguyễn Văn Minh (2022), “Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015-một số vướng mắc và đề xuất, kiến nghị”, Tòa
án nhân dân (16), tr. 16-20.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt:
1. Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Bàn về quyền thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ
của luật sư trong tố tụng hình sự”, Kỉ yếu Hội thảo Hoàn thiện các quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền bào chữa và quyền hành nghề
của luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện.
2. Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hoài (đồng chủ biên) (2018), Bình luận khoa
học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp sắp tới”, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/06/2005 “Về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội.
5. Mai Thế Bày (2008), “Hoàn thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng hình sự”, Kiểm sát, (18 và 20), tr. 54 - 59.
6. Nguyễn Hòa Bình (2012), “Một số định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Kiểm sát, (21), tr. 2-9, 36.
7. Nguyễn Hòa Bình (chủ biên, 2016), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Công an (2017), Mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm hiện nay, Kỉ yếu tọa đàm khoa học, tháng 4/2017, Hà Nội.
9. Lê Văn Cảm (2014), “Mô hình lập pháp về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam vì quyền con người”, Khoa học Kiểm sát, (1), tr. 16-26.
10. Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp (2012), “Mô hình lý luận của Bộ luật tố tụng hình sự
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, Khoa học pháp lý, (3), tr. 16-23.
11. Nguyễn Tiến Châu (2008), Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
12. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
153
13. Nguyễn Ngọc Chí (2019), Kỹ năng hoạt động dành cho luật sư trong vụ án hình
sự, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Chí (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu,
Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật.
16. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình
sự, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
17. Đỗ Văn Chỉnh (2015), “Chứng cứ và đánh giá chứng cứ”, Tòa án nhân dân, (14),
tr. 24-30.
18. Lê Đăng Doanh (2014), Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Du (2006), “Đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự”, Nhà nước và Pháp luật, (8), tr. 54-60.
20. Nguyễn Văn Du (2006), Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta,
Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
21. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản, Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên, 2016),
Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Kiên Điện (2019), Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
23. Trần Văn Độ (2004), “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”, Khoa học Pháp lý,
(4), tr. 1-6.
24. Trần Văn Độ (2010), “Xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án trong tố
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Kiểm sát, (20), tr. 22-28.
25. Trần Văn Độ (2014), “Nguyên tắc tranh tụng và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa
đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự”, Khoa học Kiểm sát, (1), tr. 27-32.
26. Trần Văn Độ (2018), “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự -Khái quát các
tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam”, trong Vũ Công Giao, Đinh Ngọc Thắng
(chủ biên, 2018), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 91-93.
154
27. Đỗ Văn Đương (2000), Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ
án hình sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân.
28. Đỗ Văn Đương (2011), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
29. Vũ Minh Giám (2022), Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội
xâm phạm sở hữu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội,
Hà Nội.
30. Nguyễn Duy Giản (2014), Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình
sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp , Luận án tiến sĩ luật học, Khoa luật -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Phạm Hồng Hải (2005) “Thực trạng hoạt động của luật sư-Người bào chữa qua
một năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, Kiểm sát, (24), tr. 43.
33. Phạm Hồng Hải (2011), Vai trò của luật sư - Người bào chữa - Thực trạng và
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng trong tố tụng hình sự.
34. Hoàng Văn Hạnh (2022), Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Hiển (2011), Về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
38. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017, Phần các tội phạm, Quyển 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
39. Phan Trung Hoài (2016), “Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Học viện Khoa học xã hội (2015), Các chức năng của tố tụng hình sự trong bối
cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo khoa học, tháng 11/2015, Hà Nội.
155
41. Học Viện Tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong một số
vụ án hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
42. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
43. Nguyễn Văn Huyên và Lê Lan Chi (đồng chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội.
44. Đinh Thế Hưng (2009), “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định
chứng minh và chứng cứ của Luật TTHS Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, (11),
tr. 53-60, 65.
45. Đinh Thế Hưng (2013), “Các thủ tục tiền xét xử tại Việt Nam và những vấn đề đặt
ra đối với Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành”, Nhà nước và Pháp luật, (12),
tr. 70-77, 84.
46. Đinh Thế Hưng (2017), Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình
sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
48. Nguyễn Quốc Hưng (1957), Hình sự tố tụng, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn.
49. Vũ Gia Lâm (2015), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự bảo đảm
nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm”, Luật học, (01).
50. Vũ Gia Lâm (2016), “Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định về đình
chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Kiểm sát, (12),
tr. 5-11.
51. Nguyễn Thành Long (2011), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2021), Báo cáo tổng kết tổ chức, hoạt động năm
2021 và phương hướng hoạt động năm 2022, Hà Nội.
53. Đoàn luật sư các tỉnh Tây Nam bộ (2021), Báo cáo tổng kết năm 2021.
54. V.I. Lênin (1991), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
55. Uông Chu Lưu (2014), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ
tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đề tài cấp Nhà nước KK.04.06,
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
156
56. Đinh Thị Mai (2015), Lý thuyết chức năng và một số vấn đề về đổi mới nhận thức
về các chức năng của tố tụng hình sự Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội.
57. Nguyễn Thị Mai (2021), Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
58. Nguyễn Đức Mai (chủ biên, 2019), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự hiện
hành, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
59. Nguyễn Đức Mai (2009), “Đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và
phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (23), tr. 1-8.
60. Phan Thị Thanh Mai (2015), “Hoạt động bào chữa trong tố tụng hình sự Việt
Nam”, Luật học, (7).
61. Đặng Trần Thanh Ngọc (2016), Thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
Việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
62. Nguyễn Hải Ninh (2013), Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
63. Cao Thị Oanh (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
64. Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh (đồng chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội.
65. Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
66. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2015), Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Hồng Đức, Hà Nội.
67. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
68. Lê Thanh Phong (2018), Xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
69. Nguyễn Thái Phúc (2003), “Vấn đề giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự”, Nhà
nước và Pháp luật, (11), tr. 49-51.
70. Nguyễn Thái Phúc (2006), “Nguyên tắc suy đoán vô tội”, Nhà nước và Pháp luật,
(11), tr. 72-83.
71. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Kiểm sát, (18), tr. 2-15.
157
72. Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong
TTHS theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Nhà nước và Pháp luật, (8), tr. 58-67.
73. Nguyễn Thái Phúc (2009) “Đổi mới phiên tòa sơ thẩm hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp”, Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 42-60.
74. Đỗ Ngọc Quang (2009), “Phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt
Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Mô hình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, tháng
12/2009, Hà Nội.
75. Đinh Văn Quế (2000), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Đinh Văn Quế (2019), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, phần thứ hai các tội phạm,
Chương XVI Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
77. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Quốc hội (2015), “Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Quốc hội (2012), “Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012”, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
82. Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm 2020.
83. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt
Nam, Đức và Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Hoàng Thị Sơn (1996), “Tìm hiểu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Luật học, (5), tr. 18-19.
85. Hoàng Thị Sơn (1998), “Các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử trong tố tụng
hình sự”, Luật học (2).
86. Hoàng Thị Sơn (2000), “Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo”, Luật học (5), tr. 2.
87. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
88. Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử
dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Luật học, (7), tr. 68.
158
89. Hoàng Thị Minh Sơn (2015), “Khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của các chức năng
tố tụng hình sự”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Các chức năng của tố tụng hình sự
trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học xã hội,
Hà Nội.
90. Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2015), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
91. Hồ Sỹ Sơn (2016), “Tội trộm cắp tài sản nhìn từ góc độ so sánh pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới”, Nhân lực Khoa học xã hội, (7), tr. 12-20.
92. Lưu Văn Tám (2021), Thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật
sư trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
93. Nguyễn Văn Thanh (2016) Các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa
học xã hội.
94. Vũ Xuân Thao (2015), “Kiến nghị hoàn thiện quy định về đối tượng chứng minh
trong Bộ luật Tố tụng hình sự”, Nghiên cứu lập pháp, (14), tr. 30-37.
95. Lê Hữu Thể (2011), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Đề tài cấp Nhà nước, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Hà Nội.
96. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên, 2013), Những vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Hương (2017), “Quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự ”, Kiểm sát, (18), tr. 3.
98. Nguyễn Thị Thủy (2009), “Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, Nhà nước và Pháp luật, (7), tr. 63.
99. Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố
tụng tranh tụng, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
100. Phan Hữu Thư (chủ biên, 2001), Hoạt động đánh giá chứng cứ của luật sư trong
tố tụng hình sự, Kỹ năng hành nghề luật sư, kỹ năng tranh tụng, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
101. Nguyễn Văn Tiệp (1997), Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật.
159
102. Trần Quang Tiệp (2008), “Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”,
Kiểm sát, (18 và 20), tr. 50-53.
103. Nguyễn Trương Tín (2008), “Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của Kiểm sát
viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp”, Tòa án nhân
dân, (19), tr. 13.
104. Tòa án nhân dân tối cao (2021), Báo cáo thống kê tình hình xét xử từ năm 2012-2021.
105. Tòa án nhân các tỉnh Tây Nam bộ, Báo cáo thống kê tình hình xét xử từ năm
2012-2021.
106. Tổng cục Bưu chính viễn thông (2001), Công văn số 2934/QĐ-VT, ban hành
ngày 11/8/2001, Hà Nội.
107. Trần Văn Tuân (2016), “Một số vấn đề về nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015”, Nhân lực Khoa học xã hội, (2), tr. 25-31.
108. Phạm Minh Tuyên (2017), “Tội cướp giật tài sản và vấn đề chuyển hóa tội phạm
theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (10).
109. Phạm Minh Tuyên (2015), “Một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền có phiên tòa
công bằng trong xét xử các vụ án hình sự tại Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (7).
110. Phạm Minh Tuyên (2017), “Thu thập, kiểm tra, đánh giá và nguyên tắc sử dụng
chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (21).
111. Phạm Minh Tuyên (2018), “Một số vấn đề vướng mắc trong việc định tội và định
khung hình phạt đối với một số tội xâm phạm sở hữu”, Tòa án nhân dân, (11).
112. Phạm Minh Tuyên (2021), “Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”,
trong sách Bình luận các vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự.
Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
113. Phạm Minh Tuyên (2021), Bình luận các vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và tố
tụng hình sự, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
114. Từ điển Luật học (2006), Nxb. Từ điển Bách khoa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
115. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội.
116. Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
117. Đào Trí Úc (chủ biên, 1994), Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam quyển 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
160
119. Đào Trí Úc (2004), “Cải cách tư pháp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà
nước và Pháp luật, (9), tr. 11.
120. Đào Trí Úc (2011), “Tố tụng hình sự Việt Nam cần được đổi mới và hoàn thiện theo
hướng nào”, Nghiên cứu lập pháp, (15), tr. 26-33.
121. Đào Trí Úc (2011), “Tổng quan về mô hình TTHS Việt Nam thực trạng và phương
hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoàn thiện mô hình tố tụng hình
sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm Cộng hòa Liên
bang Đức do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật
Cộng hòa Liên bang Đức phối hợp tổ chức ngày 9-10/6/2011 tại Hà Nội.
122. Đào Trí Úc (2012), “Xác định Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm”, Kiểm
sát, (21), tr. 23-36.
123. Ngô Thị Ngọc Vân (2016), Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
124. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (1992), Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký về Nhà nước và Pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
125. Viện khoa học kiểm sát (2012), Bộ quy tắc tố tụng hình sự Hoa Kỳ (bản dịch),
Hà Nội.
126. Viện khoa học kiểm sát (2012), Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga (bản dịch),
Hà Nội.
127. Viện khoa học kiểm sát (2012), Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa (bản dịch), Hà Nội.
128. Nguyễn Quốc Việt (2008), “Những vấn đề đặt ra khi đổi mới tố tụng theo hướng
tranh tụng”, Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 28, 29.
129. Trịnh Tiến Việt (2014), “Cải cách tư pháp và các biện pháp phòng chống oan,
sai trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (3).
130. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2002), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
131. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần
chung, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
132. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên
ngành Luật học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
161
133. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2011), Quyền con người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
134. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
135. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
136. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các
tội phạm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
137. Võ Khánh Vinh (2017), “Tố tụng hình sự - Lịch sử và hiện đại”, Kỷ yếu Tọa đàm
khoa học Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm hiện nay, Bộ Công an, tháng 4/2017, Hà Nội.
II. Tài liệu nước ngoài:
138. A.I.Vưsinxki (1967), “Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xôviết”, Tòa án
nhân dân tối cao, Hà Nội.
139. Adam Paker (2008), “Basic principles on the role of lawyers”.
140. Christoph Saffeling (2003), “Toward an international criminal procedure”.
141. Erich Joester (2012), “Luật tố tụng hình sự Đức và Việt Nam”, Hội thảo “Hoàn
thiện các quy định của BLTTHS năm 2003 về bảo đảm quyền bào chữa và quyền
hành nghề của luật sư”.
142. Ian Brownlie, GuyS.Goodwin-Grill (2010), Brownlie’s document on the human
rights, OUP Oxford, UK. 167.
143. J. P.W Temminck Tuinstra (2009), “The principle of equality of arms”, Amsterdam.
144. James B.Jacobs, Warren.E.Burger (2001), Evolution of U.S.Criminal Law, đăng
tại tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ số 1 tập 6, tháng 7/2001.
145. James Claude và Joseph Daly (1994), “Phân tích, so sánh hai hệ thống pháp luật
Mỹ và Pháp”, Thông tin khoa học pháp lý, số tháng 10/1994.
146. Phillippe Rivaud (2012), “Mô hình tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp”, Những
mô hình tố tụng hình sự trên thế giới, JPP tài trợ.
147. John Hatchard, Barbara Huber and Richard Vogler (1996), Comparative Criminal
Procedure, B.I.I.C.L, Bristain.
148. K.W.Lidstone “Human rights in the English criminal trial-Human rights in
162
criminal procedure”.
149. M.A.Chenxốp (1978), Tố tụng hình sự Xô Viết, Nxb. Văn học pháp lý.
150. M.X Strôgôvich (1968), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Xô Viết, Nxb. Khoa học
Matxcơva.
151. M.X.Xtrôgôvich (1951), Truy tố trong tố tụng hình sự, Nxb. Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô.
152. Vưsinxki (1967), Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xôviết, Nxb. Sách
pháp lý, Mátxcơva, tr. 186.
153. M.X.Xtrôgôvich (1991), Lý luận chứng cứ, Nxb. Khoa học Matxcova.
154. Martinus Nijhoff, “The guarantees for accused persons under Article 6 of the
European Convention on Human Rights”, năm 1992.
155. Michael Jay Friedman (2004), Outline of the U.S. Legal system, Ấn phẩm của
chương trình Thông tin Quốc tế Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Hoa Kỳ.
156. Mirjan Damaska, “Evidentiary barriers to conviction and two models of criminal
procedure: A comparative study”, 212 U. Pa.L, Rev.506.
157. N.N.Kovtun (1988), “Vai trò của Tòa án trong chứng minh tại vụ án hình sự dưới
ánh sánh của nguyên tắc hiến định về tố tụng tranh tụng”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp Luật Nga, (6).
158. Nancy Hollander (2000), “Hệ thống tố tụng hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với
việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Một số khuyến nghị về xây dựng
BLTTHS (sửa đổi), sổ tay công tác kiểm sát hình sự tại Việt Nam, VKSND tối cao,
tr. 79-91.
159. Philip L.Reichel (2012). Comparative Criminal Justice Systems, 6th edition,
Pearson, USA.
160. Thomas J. Gardner và Terry M. Anderson (2007), Criminal Evidence: Principles
and Cases (6th edition), Hoa Kỳ.
161. Tian Wen Chang (2012), Suy nghĩ và đánh giá tổng thể về bản dự thảo sửa đổi
Luật tố tụng hình sự Trung Quốc, Hội nghị Hội thảo về BLTTHS năm 2003,
Hà Nội.
162. V.Psmirnov (2001), “Vấn đề tranh tụng trong khoa học luật Tố tụng hình sự
Nga”, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật của Nga, (8).
163. www.americanbar.org/american Justice section archive, “Defense function”,
163
Đoàn luật sư Hoa Kỳ.
164. Xiong Qiuhong, phó giáo sư tiến sĩ của Viện Luật, Học viện Khoa học xã hội
Trung Quốc, năm 2005 “Lawyer Defence in the Pre-Trial Proceedings”.
III. Website:
165. Nguyễn Hòa Bình (2018), “Giá trị cốt lõi của Tòa án là mang lại công bằng cho
xã hội và tạo được lòng tin của người dân vào công lý”, Tạp chí Tòa án;
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/van-de-thoi-su-thoi-su/gia-tri-cot-loi-cua-toa an-la-
mang-lai-cong-bang-cho-xa-hoi-va-tao-duoc-long-tin-cua-nguoi-dan-vaocong-ly,
(27-9-2018).
166. Nguyễn Văn Chiến (2016), “Hoạt động thu thập, kiểm tra, sử dụng và đánh giá
chứng cứ theo BLTTHS Việt Nam”, tham luận tại Hội thảo kỹ năng thẩm vấn và
tranh tụng của luật sư trong các vụ án hình sự,
vanchien-tai-hoi-thao-ky-nang-tham-van-va-tranh-tung-cua-luat-su-trong-cac-
vuan-hinh-su-736.html, (25-6-2018).
167. Trần Văn Độ (2021), “Bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS”,
https://lsvn.vn/bao-dam-quyen-con-nguoi-cua-bi-cao-trong-to-tung-hinhsu
1632439825.html, (15-02-2023).
168. Đinh Thế Hưng, Nguyễn Trường G, Bàn về giới hạn chứng minh và nghĩa vụ
chứng minh trong tó tụng hình sự, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve
gioi-han-chung-minh-va-nghia-vu-chung-minh-trong-to-tung-hinh-su, (10-11-2022).
169. Đinh Thế Hưng, “Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt
Nam” https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/thuc-hien, (10-11-2022).
170. https://lsvn.vn/vai-tro-cua-luat-su-trong-hoat-dong-tu-phap-theo-tinh-than-hien-
phap-20131632759498.html, (10-11-2022)
171. (10-11-2022).
164
PHIẾU KHẢO SÁT
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TIỄN
HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Kính gửi: Quý Luật sư tham gia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư
Để nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động chứng minh của luật sư bào chữa tại các tỉnh
Tây Nam Bộ. Đề nghị Quý luật sư vui lòng trả lời các câu hỏi theo phiếu sau đây bằng cách
gạch chéo vào ô thích hợp. Chúng tôi cam kết các thông tin Quý luật sư cung cấp chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng vào mục đích khác.
Câu 1. Anh/Chị thường tham gia vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa trong
trường hợp nào sau đây?
Được khách hàng mời bào chữa(%)
Bào chữa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.(%)
Câu 2. Trong quá trình dự cung thì khi Luật sư đề nghị được hỏi bị can thì có được
Điều tra viên đồng ý hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 3. Cơ quan có thẩm quyền tố tụng có đáp ứng yêu cầu của khi luật sư về việc thực
hiện quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 4. Chứng cứ do Luật sư tự thu thập và giao nộp có được cơ quan có thẩm quyền tố
tụng chấp nhận đưa vào hồ sơ vụ án không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 5: Trong thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ, Luật sư áp dụng biện pháp gặp
người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án
để thu thập chứng cứ có đạt hiệu quả cao không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 6: Biện pháp Luật sư đến gặp người bị hại, người làm chứng và những người khác
biết về vụ án thì họ có sẵn sàng hợp tác để luật sư thu thập chứng không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
165
Trường hợp không..(%)
Câu 7. Khi Luật sư đề nghị thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu thì có được cơ
quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 8. Khi không thu thập được chứng cứ, Luật sư sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ thì có được chấp nhận không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu hỏi 9. Anh/Chị thường gặp khó khăn gì trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu,
đồ vật, dữ liệu liên quan đến việc bào chữa?
Những người biết sự việc liên quan đến vụ án không hợp tác
Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không hỗ trợ
Cả hai trường hợp nêu trên
Câu 10. Theo anh (chị) khi Luật sư đề nghị triệu tập người làm chứng có lợi cho người
mà mình bào chữa thì có được Tòa án chấp nhận hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 11. Trường hợp được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người bào chữa vẫn vắng mặt
vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử
vắng mặt luật sư bào chữa thì Anh/chị có đồng ý không?
Không đồng ý
Đồng ý
Khác:
Câu 12. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa có bảo đảm các quyền
của người bào chữa trong phần thủ tục này không?
Có
Không thực hiện
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 13. Khi tham gia hoạt động xét hỏi có khi nào Luật sư bị chủ tọa phiên tòa cắt lời
một cách bất hợp lý không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 14. Theo anh (chị) khi xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm thì Chủ tọa phiên tòa cần
tham gia xét hỏi hay chỉ đóng vai trò là người điều khiển để các bên tham gia xét hỏi?
Điều khiển các bên xét hỏi
Chủ tọa phiên tòa tham gia xét hỏi
166
Khác:
Câu 15. Theo anh (chị) khi xét hỏi tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hỏi chính hay
Kiểm sát viên và Luật sư đóng vai trò hỏi chính?
Kiểm sát viên và Luật sư
Hội đồng xét xử
Câu 16. Theo anh (chị) trình tự xét hỏi nào sau đây sẽ bảo đảm cho các bên buộc tội,
bào chữa thực hiện tốt nhất hoạt động chứng minh, tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm:
Kiểm sát viên hỏi trước, rồi đến người bào chữa và sau đó là Hội đồng xét xử
Hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa
Câu 17. Theo anh (chị) Chủ tọa phiên tòa tạo có điều kiện để luật sư bào chữa tham gia
tranh luận bình đẳng với Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 18. Tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên có tranh luận, đối đáp đến cùng những
vấn đề của luật sư đưa ra hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 19. Theo anh (chị) trường hợp Chủ tọa phiên toà đề nghị Kiểm sát viên đối đáp lại
với luật sư bào chữa thì Kiểm sát viên có thực hiện đối đáp hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 20. Theo anh (chị) các ý kiến, đề nghị của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm có được
Hội đồng xét xử ghi nhận đầy đủ và ghi rõ trong bản án không hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 21. Theo Anh /chị, trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết
định truy tố thì Hội đồng xét xử có cần thiết xét xử vụ án nữa không?
Khác:
Câu 22. Trường hợp Viện Kiểm sát không đồng ý truy tố về tội danh nặng hơn theo đề
nghị của Tòa án và vẫn giữ nguyên tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị
cáo về tội danh nặng đó. Như vậy, theo Anh /chị quy định này có phù hợp không?
Không
Phù hợp
Khác:
167
Câu 23. Trong quá trình hành nghề có khi nào đề nghị của Luật sư về việc tuyên bị cáo
không phạm tội được Hội đồng xét xử chấp nhận hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 24. Trong quá trình hoạt động chứng minh tại phiên tòa sơ thẩm có khi nào đề
nghị của Luật sư về chuyển sang tội danh nhẹ hơn được Hội đồng xét xử chấp nhận
hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 25. Những trường hợp đề nghị của Luật sư về chuyển sang khung hình phạt nhẹ
hơn nhẹ hơn có được Hội đồng xét xử chấp nhận hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Câu 26: Trong quá trình hành nghề, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị
cáo do Luật sư đưa ra có được Hội đồng xét xử chấp nhận hay không?
Có
Không
Trường hợp có, đạt..(%)
Trường hợp không..(%)
Đề nghị Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Tuổi:
- Giới tính: am Nữ
- Thời gian hành nghề luật sư: năm
- Số lượng vụ án đã tham gia bào chữa: vụ
Xin chân thành cảm ơn Quý luật sư đã hợp tác!
168
169
170
171
172
Phụ lục số 1
Bảng 3.1. Số liệu các vụ án hình sự đưa ra xét xử tại các tỉnh Tây Nam Bộ trong 10 năm từ (2012-2021)
STT NĂM
CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU
TỘI PHẠM HÌNH SỰ ĐƯA RA
XÉT XỬ
TỶ LỆ %
SỐ VỤ
(1)
BỊ CÁO
(2)
SỐ VỤ
(3)
BỊ CÁO
(4)
(1)/(3) (2)/(4)
1 2012 3918 6679 8.593 13.998 45,60 47,71
2 2013 4027 6603 7.837 12.765 51,39 51,72
3 2014 4119 6480 7.165 11.511 57,49 56,29
4 2015 3997 5995 8.214 13.499 48,67 44,41
5 2016 3745 5309 9.010 15.396 41,56 34,48
6 2017 3505 4701 9.372 15.390 37,40 30,55
7 2018 3665 4960 9.172 15.145 39,96 32,75
8 2019 3297 4446 8.602 14.182 38,33 31,35
9 2020 2991 4049 8.081 12.332 37,01 32,83
10 2021 2945 3960 7.409 10.735 39,75 36,89
Tổng 36209 53182 83.456 134.953 43,39 39,41
Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
173
Phụ lục số 2
Bảng 3.2.Các vụ án xâm phạm sở hữu có luật sư bào chữa tham gia hoạt động chứng minh tại các tỉnh Tây Nam Bộ từ (2012-2021)
STT NĂM
CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU
SỐ VỤ XPSH CÓ
LUẬT SƯ
BÀO CHỮA
TỶ LỆ LUẬT
SƯ/VỤ ÁN
TỶ LỆ LUẬT
SƯ/BỊ CÁO
SỐ VỤ BỊ CÁO
1 2012 3918 6679 259 6,61% 3,88%
2 2013 4027 6603 385 9,56% 5,83%
3 2014 4119 6480 379 9,20% 5,85%
4 2015 3997 5995 432 10,80% 7,20%
5 2016 3745 5309 351 9,37% 6,61%
6 2017 3505 4701 325 9,27% 6,91%
7 2018 3665 4960 369 10,06% 7,44%
8 2019 3297 4446 337 10,22% 7,58%
9 2020 2991 4049 334 11,17% 8,25%
10 2021 2945 3960 298 10,12% 7,53%
Tổng 36209 53182 3469 9,58% 6,52%
Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
174
Phụ lục số 3
Bảng 3.3.Các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu bị đình chỉ trong xét xử sơ thẩm tại các tỉnh Tây Nam Bộ từ (2012-2021)
STT
Năm Các tội xâm phạm sở hữu đưa ra xét xử Xét xử sơ thẩm bị đình chỉ Tỷ lệ
Số vụ án
(1)
Số bị cáo
(2)
Số vụ
(3)
Bị cáo
(4)
(3)/(1) (4)/(2)
1 2012 3918 6679 3 7 0,08 0,10
2 2013 4027 6603 4 8 0,10 0,12
3 2014 4119 6480 5 8 0,12 0,12
4 2015 3997 5995 5 9 0,13 0,15
5 2016 3745 5309 4 5 0,11 0,09
6 2017 3505 4701 3 5 0,09 0,11
7 2018 3665 4960 4 7 0,11 0,14
8 2019 3297 4446 4 10 0,12 0,22
9 2020 2991 4049 5 6 0,17 0,15
10 2021 2945 3960 10 12 0,34 0,30
Tổng 36209 53182 47 77 0,13 0,15
Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
175
Phụ lục số 4
Bảng 3.4.Các loại tội phạm cụ thể về xâm phạm sở hữu bị đình chỉ tại các tỉnh Tây Nam Bộ trong 10 năm từ (2012-2021)
STT Tội danh
Các tội xâm phạm sở hữu đưa ra xét xử Xét xử sơ thẩm bị đình chỉ
Số vụ án
Số bị cáo
Số vụ
Bị cáo
1 Cướp tài sản 1701 3875 4 8
2 Bắt cóc nhằm CĐTS 18 52 0 0
3 Cưỡng đoạt TS 409 873 1 1
4 Cướp giật TS 2159 3465 2 2
5 Công nhiên CĐTS 54 77 0 0
6 Trộm cắp TS 25997 37239 30 54
7 Lừa đảo CĐTS 3031 4041 3 5
8 Lạm dụng tín nhiệm CĐTS 1295 1465 3 3
9 Chiếm giữ trái phép TS 26 32 0 0
10 Sử dụng trái phép TS 2 2 0 0
11 Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1505 2041 4 4
12 Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến NN,CQ, TC,DN 1 8 0 0
13 Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản 11 12 0 0
Tổng 36209 53182 47 77
Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
176
Phụ lục số 5
Bảng 3.5.Các loại tội phạm về xâm phạm sở hữu được đưa ra xét xử sơ thẩm tại các tỉnh Tây Nam Bộ trong 10 năm (2012-2021)
STT Tội danh
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng
Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC Vụ BC
1 Cướp TS 263 733 264 645 221 515 173 419 165 338 121 256 145 290 130 249 108 223 111 207 1701 3875
2 Bắt cóc nhằm CĐTS 2 4 0 0 5 18 2 6 0 0 2 3 2 7 0 0 4 11 1 3 18 52
3 Cưỡng đoạt TS 34 115 43 86 54 120 46 91 31 52 40 73 50 103 37 73 34 70 40 90 409 873
4 Cướp giật TS 293 529 272 478 245 411 209 393 206 325 169 243 234 332 179 254 173 243 179 257 2159 3465
5 Công nhiên CĐTS 4 12 16 20 6 9 3 5 5 5 2 2 6 5 4 4 6 13 2 2 54 77
6 Trộm cắp TS 2759 4503 2799 4490 2948 4544 2968 4281 2784 3871 2572 3411 2596 3438 2300 3074 2136 2788 2135 2839 25997 37239
7 Lừa đảo CĐTS 292 393 363 526 366 499 307 434 290 413 312 371 333 416 314 399 256 351 198 239 3031 4041
8 Lạm dụng tín nhiệm CĐTS 125 159 141 175 156 179 150 174 133 139 118 132 145 156 127 143 103 112 97 96 1295 1465
9 Chiếm giữ trái phép TS 2 2 2 2 3 3 2 2 3 5 1 1 3 3 6 10 2 2 2 2 26 32
10 Sử dụng trái phép TS 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 2 2
11
Hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản
144 229 124 178 112 179 136 189 126 154 167 208 151 209 199 239 169 235 177 221 1505 2041
12
Thiếu trách nhiệm gây TH
đến TS của NN,CQ,TC,DN
0 0 0 1 0 2 0 0 1 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 8
13
Vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản
0 0 2 2 1 1 0 0 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 3 3 11 12
Tổng
3918 6679 4026 6603 4117 6480 3997 5995 3745 5309 3505 4701 3666 4960 3297 4446 2992 4049 2946 3960 36209 53182
Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
177
Phụ lục số 6
Bảng 3.6. Số liệu về sự phát triển của lực lượng luật sư tại các tỉnh Tây Nam Bộ trong 10 năm từ (2012-2021)
STT Địa phương 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
1 Long An 76 77 80 84 84 87 89 103 110
120
2 Tiền Giang 59 56 61 65 65 72 74 78 89
103
3 Bến Tre 36 39 39 39 41 47 49 52 56
60
4 Trà Vinh 18 18 20 23 24 28 34 37 40
43
5 Vĩnh Long 42 45 50 52 57 62 66 67 70
83
6 Đồng Tháp 32 38 42 46 56 60 74 79 90
101
7 An Giang 55 51 56 56 73 83 87 92 97
99
8 Kiên Giang 27 34 36 39 47 56 72 79 91
98
9 Hậu Giang 9 10 14 13 15 16 18 21 24
28
10 Cần Thơ 152 159 180 199 236 253 271 270 293
319
11 Sóc Trăng 29 27 30 34 38 40 42 45 45
50
12 Bạc Liêu 13 13 17 21 24 29 32 34 43
47
13 Cà mau 28 28 26 33 37 42 52 54 65
79
Tổng 576 595 651 704 797 875 960 1011 1123 1230
Nguồn: Liên Đoàn Luật sư Việt Nam
178
Phụ lục số 7
Bảng 3.7. So sánh sự phát triển của luật sư tại các tỉnh Tây Nam Bộ với luật sư toàn quốc trong 10 năm từ (2012-2021)
STT Năm Số lượng luật sư tại các tỉnh
Tây Nam Bộ
Số lượng luật sư trên toàn quốc Tỷ lệ
1 2012 576 7420 7,76%
2 2013 595 8255 7,20%
3 2014 651 8891 7,32%
4 2015 704 9733 7,23%
5 2016 797 10886 7,32%
6 2017 875 11942 7,33%
7 2018 960 12821 7,49%
8 2019 1011 13859 7,29%
9 2020 1123 15107 7,43%
10 2021 1230 16131 7,63%
Nguồn: Liên Đoàn Luật sư Việt Nam