Sau khi nghiên cứu vấn đề hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận án rút ra những kết luận quan trọng sau đây:
1. HĐDVPL là hình thức pháp lý của quan hệ DVPL, có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và HNKTQT, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật HĐDVPL là yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
2. Xuất phát từ việc DVPL là loại dịch vụ gắn liền với pháp luật, kết quả hoạt động DVPL có tác động quan trọng đến tình trạng kinh tế và pháp lý của khách hàng. Vì thế, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ HĐDVPL với tư cách là bên cung ứng DVPL. Chỉ những chủ thể nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định mới được hành nghề cung ứng DVPL.
168 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 7753 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o giá trị pháp lý, một bản hợp đồng được soạn thảo đảm bảo hiệu lực, tư vấn pháp luật chính xác, đầy đủ và hiểu được,); iv) nội dung thực sự của HĐDVPL (giải thích HĐDVPL), làm cho bên sử dụng DVPL hiểu được đúng và đầy đủ về nội dung của hợp đồng đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các bên và vấn đề giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra (cơ quan giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết về những nội dung cơ bản nhất, án phí); điều kiện thương mại chung (nếu có);
Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung quy định về thời điểm cung cấp thông tin; yêu cầu đối với thông tin được cung cấp (chính xác, đầy đủ và trung thực); bổ sung quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL (sẽ rơi vào trường hợp vô hiệu do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin).
Thứ ba: Hoàn thiện các quy định về chất lượng dịch vụ pháp lý
Do đặc tính vô hình và khó xác định chất lượng của DVPL nên việc quy định tiêu chuẩn chất lượng cho các loại hình DVPL hầu như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng DVPL, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên sử dụng DVPL, nhà nước cần tăng cường quản lý đối với chất lượng DVPL thông qua việc đề ra những yêu cầu đối với việc thực hiện tùy vào từng loại DVPL cụ thể. Như: i) ban hành yêu cầu đối với việc thực hiện công việc. Ví dụ: Yêu cầu đối với thực hiện dịch vụ tư vấn gồm chính xác, đầy đủ và hiểu được; yêu cầu đối với dịch vụ bào chữa gồm đúng pháp luật, đầy đủ và nhiệt tình, trung thực vì lợi ích của khách hàng; yêu cầu đối với dịch vụ soạn thảo Điều lệ, hợp đồng và văn bản khác phải đúng về hình thức, thể thức và đáp ứng mục đích sử dụng đối với mỗi loại văn bản; ii) ban hành quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện kèm theo những yêu cầu cụ thể bên cung cấp DVPL phải tuân thủ (dịch vụ công chứng là một điển hình); iii) quy định kết quả công việc cụ thể. Ví dụ: Dịch vụ lập vi bằng yêu cầu phải lập được vi bằng (văn bản, ảnh chụp về tình trạng cần lập vi bằng chẳng hạn ảnh chụp tình trạng đang trả tiền thuê nhà nhưng chủ có nhà cho thuê không nhận nhằm lấy lại nhà đang cho thuê để cho người khác thuê với giá cao hơn; một thông điệp dữ liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng...); dịch vụ thi hành án phải thu hồi được tài sản, hiện vật; dịch vụ tống đạt giấy tờ của cơ quan thi hành án phải tống đạt được cho đương sự (đặc biệt quan trọng là giấy triệu tập những bị đơn cố tình trây ỳ không chịu hợp tác với nguyên đơn và tòa án để giải quyết vụ kiện (vợ hoặc chồng không chịu li hôn...);...
Trong cả hai trường hợp trên thì kết quả DVPL đều phải đảm bảo các yêu cầu về tính hợp pháp và phải đáp ứng được mục đích sử dụng đối với từng loại công việc cụ thể.
Thứ tư: Hoàn thiện các quy định về thù lao dịch vụ pháp lý
Để thực hiện quyền tự do hợp đồng trong việc tự định đoạt về thù lao DVPL theo quy luật cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các tổ chức hành nghề DVPL thu được lợi nhuận hoặc thù lao đủ chi phí, nhất thiết cần sửa đổi, bổ sung quy định về thù lao DVPL về những vấn đề sau: i) Bãi bỏ quy định về mức trần thù lao của luật sư khi luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng (gọi tắt là luật sư tham gia án chỉ định); Bãi bỏ quy định về mức trần thù lao của luật sư khi luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng (hiện nay quy định không quá 350.000/giờ), đồng thời bổ sung quy định về quyền tự do thỏa thuận mức thù lao đối với loại DVPL này; Sửa đổi quy định về phí công chứng theo hướng các tổ chức hành nghề công chứng được thỏa thuận với khách hàng về mức phí (hiện nay áp dụng mức phí chung với các Phòng công chứng nhà nước do vậy quá thấp); Bổ sung quy định về hạn chế mức trần thù lao đối với từng loại hình DVPL sao cho khống chế được sự lạm dụng tình thế của bên cung cấp DVPL trong việc thỏa thuận giá.
Thứ tư: Hoàn thiện các quy định về thực hiện HĐDVPL
Một là: Hoàn thiện các quy định có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý trong Bộ luật tổ tụng hình sự
BLTTHS 2004 có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo quyền tự do HĐDVPL và phương thức thực hiện HĐDVPL của luật sư. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS liên quan đến HĐDVPL cần tập trung vào các vấn đề:
- Quy định mở rộng những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng
Khoản 2 Điều 57 BLTTHS quy định những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng, đó là trường hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất.
Thực tế cho thấy, đối với những vụ án thuộc những trường hợp trên, việc giải quyết của các cơ quan tố tụng được tiến hành rất thận trọng, bên cạnh đó còn có sự tham gia của người bào chữa nên mức độ oan sai rất nhỏ. Phần lớn những vụ án có sự oan sai lại nằm ở những nhóm tội danh có khung hình phạt từ 5 năm tù trở lên và là các vụ án kinh tế và chức vụ. Những vụ án này ranh giới giữa có tội và không có tội rất mong manh. Quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng của các địa phương về loại án này rất khác nhau, có khi tại địa phương này thì xác định là tội phạm và khởi tố VAHS, ở địa phương khác lại xác định chỉ là vi phạm hành chính trong hoạt động kinh tế. Do đó, để tránh oan sai, tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa (tham gia HĐDVPL với tư cách là bên sử dụng DVPL) và tạo điều kiện cho tổ chức hành nghề luật sư có điều kiện trở thành bên cung ứng DVPL và tham gia vào quá trình tố tụng để thực hiện DVPL, cần sửa đổi khoản 2 Điều 57 BLTTHS theo hướng đối với những tội theo khung hình phạt có mức án 5 năm tù trở lên bắt buộc phải có người bào chữa.
- Quy định quyền được hỏi bị can và quyền đưa ra ý kiến đối với việc hỏi cung bị can của điều tra viên của luật sư
Điểm a và điểm b khoản 1 Điều 58 BLTTHS quy định một số quyền của người bào chữa như quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng có liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can.
Thực tế, quy định này dẫn đến việc luật sư chỉ được hỏi khi ĐTV “cho phép” và gián tiếp phủ nhận quyền được hỏi bị can của luật sư. Việc quy định người bào chữa chỉ được xem các văn bản “có sự tham gia của mình” và “liên quan đến người mà mình bào chữa” đặt vị thế của người bào chữa vào câu chuyện “Thầy bói xem voi”, biến việc đọc thành vô nghĩa vì trong một vụ án những tài liệu này không cho phép luật sư có thể nắm được đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động bào chữa. Quy định việc báo trước thời gian và địa điểm hỏi cung của ĐTV cho luật sư từ trước đến nay chỉ là hình thức vì báo hay không dường như là đặc quyền của ĐTV và nếu ĐTV không thực hiện việc báo thì luật sư cũng không thể khiếu nại hành vi này của ĐTV vì pháp luật không quy định thời điểm và hình thức báo (bằng miệng hoặc bằng văn bản), vì thế, ĐTV có toàn quyền hành động trong trường hợp này.
Để khắc phục những hạn chế này pháp luật cần quy định (liệt kê) cụ thể những trường hợp nào thì luật sư mới phải được sự đồng ý của ĐTV. Nếu không thuộc các trường hợp liệt kê sẽ là thủ tục bắt buộc mà ĐTV phải thực hiện (để luật sư được hỏi bị can như là một thủ tục tố tụng bắt buộc), nếu ĐTV không thực hiện quyền được hỏi của luật sư, phải bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục điều tra và phải dẫn đến việc hủy hồ sơ điều tra. Đồng thời pháp luật cần quy định ĐTV có nghĩa vụ báo trước bằng văn bản thời gian và địa điểm hỏi cung bị can cho luật sư, không quy định vấn đề này là quyền của luật sư được “đề nghị” như điều luật hiện hành.
Hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định về quyền đưa ra ý kiến đối với việc hỏi cung bị can của ĐTV, vì thế ĐTV có toàn quyền hành động trong quá trình hỏi cung bị can. Để đảm bảo việc hỏi cung bị can đúng nguyên tắc, khắc phục tình trạng luật sư chỉ có quyền ngồi chứng kiến, không có quyền có ý kiến gì như lâu nay (không bảo vệ được một cách tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng). Pháp luật cần bổ sung quy định việc luật sư có quyền đưa ra ý kiến về cách thức hỏi cung bị can của ĐTV và ý kiến này phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết, quyền sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra.
Điểm g khoản 2 Điều 58 BLTTHS quy định luật sư được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án nhưng chỉ được đọc “sau khi kết thúc điều tra” và chỉ là những tài liệu “có liên quan đến việc bào chữa”, dẫn đến những bất cập trong thực tế là: (i) pháp luật không quy định tiêu chí “tài liệu liên quan” trong một VAHS cụ thể và trên thực tế việc xác định “tài liệu có liên quan đến việc bào chữa” là tài liệu nào thuộc quyền giải thích của ĐTV. Như vậy quyền chính đáng của người bào chữa là được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu cần thiết không phải lúc nào cũng được đáp ứng hoặc được đáp ứng đầy đủ; (ii) việc sao chụp tài liệu phải được ĐTV trực tiếp thực hiện bằng máy photocopy nên không phải tài liệu cần thiết nào cũng được sao chép và quyền được chụp ảnh tài liệu không được thực hiện; (iii) việc đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu chỉ có thể được phép sau khi kết thúc điều tra. Quy định này đã vô hiệu hóa quyền đọc hồ sơ của người bào chữa vì khi đã kết thúc giai đoạn điều tra thì hồ sơ vụ án phải được chuyển sang VKS cùng cấp, ĐTV chỉ còn giữ hồ sơ lưu, mà đến thời điểm này, ĐTV không bao giờ để luật sư được thực hiện quyền này, với lí do “hồ sơ đã được chuyển cho VKS”. Trong khi hồ sơ vụ án là căn cứ quan trọng nhất để luật sư kịp thời bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Như vậy, do luật sư không được tiếp cận hồ sơ vụ án kịp thời nên người bị tình nghi phạm tội đương nhiên không thể biết được đầy đủ các tình tiết, tài liệu, chứng cứ chống lại mình có trong hồ sơ vụ án mà những tình tiết đó có thể sẽ là căn cứ quyết định hành vi của bị can có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không.
Vì vậy, cần sửa đổi điểm g khoản 2 Điều 58 BLTTHS, quy định theo xu hướng luật sư có quyền xem xét tất cả các tài liệu quan trọng liên quan đến quá trình tố tụng tại giai đoạn ĐTVAHS để chuyển cho khách hàng để khách hàng có thể chuẩn bị đầy đủ và biết mình bị buộc tội gì.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp chứng cứ cho luật sư.
Điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS quy định quyền của người bào chữa được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa. Quy định này không có tính khả thi trong trường hợp những tài liệu, chứng cứ đang được các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý. Bởi lẽ, pháp luật chưa quy định nghĩa vụ của các đối tượng trên trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho luật sư để luật sư có thể thực hiện có chất lượng DVPL. Vì vậy, pháp luật cần bổ sung quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp chứng cứ cho luật sư.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được nhận các văn bản tố tụng của luật sư
Khoản 4 Điều 162 BLTTHS quy định trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, CQĐT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa. Thực tế, hầu như chưa có trường hợp nào luật sư được thông báo về việc hồ sơ vụ án đã được CQĐT chuyển sang VKS, vì thế đã không thể sớm chuẩn bị các thủ tục để tham gia tố tụng tại giai đoạn truy tố. Do đó, quyền lợi của bị can không được bảo vệ kịp thời và liên tục. Hiện nay đang tồn tại thực trạng là đối với các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng, khi hồ sơ vụ án chuyển sang VKS, do nhận thức lệch lạc về vai trò của luật sư, ĐTV hoặc KSV "hướng dẫn" cho bị can (đặc biệt là bị can vị thành niên) làm đơn từ chối luật sư chỉ định trong khi hoàn toàn không có luật sư mời, sau đó, ĐTV hoặc KSV chỉ thông báo bằng miệng hoặc gửi giấy từ chối luật sư của bị can cho luật sư.
Để ngăn chặn hành vi “lách luật” nhằm tiến hành việc điều tra, truy tố không có luật sư để “dễ bề hành động” này của ĐTV hoặc KSV, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 57 BLTTH theo hướng đối với các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng thì việc từ chối người bào chữa của bị can phải được lập thành văn bản với sự có mặt của luật sư và bị can.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được thông báo và có mặt của luật sư khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng cho bị can
Khoản 1 Điều 166 BLTTHS quy định thời hạn VKS phải thông báo và giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ cho bị can, người bào chữa là 3 ngày. Thực tế, nhiều trường hợp khi giao bản cáo trạng cho bị can không có mặt của luật sư vì KSV không thông báo cho luật sư biết để có mặt. Khi giao nhận cáo trạng, nhiều KSV không cho bị can đọc hoặc cho đọc nhưng chưa đọc hết nội dung bản cáo trạng đã yêu cầu bị can phải ký vào biên bản tống đạt cáo trạng ngay, nếu bị can có ý kiến thắc mắc hoặc muốn viết dài đều không được chấp nhận. Rất nhiều vụ án, KSV chỉ thông báo qua điện thoại cho luật sư biết đã giao cáo trạng cho bị can mà không gửi cho luật sư hoặc nếu gửi thì gửi về Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên qua đường bưu điện kèm theo phiếu gửi để luật sư phải ký nhận.
Ngoài ra, tại giai đoạn truy tố luật sư tham gia tố tụng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc khác như: Đối với các vụ án bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng, VKS tiến hành việc phúc cung đối với bị can nhưng không thông báo cho luật sư biết nên luật sư đã không thể có mặt để bảo vệ quyền lợi cho bị can. Cá biệt có trường hợp sau đó VKS đề nghị luật sư ký nhận vào biên bản phúc cung mà luật sư không tham gia và vì luật sư từ chối ký nhận nên biên bản đã không được đưa vào hồ sơ vụ án. Như vậy, có thể coi đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của VKS.
Để khắc phục những bất cập nêu trên liên quan đến HĐDVPL tại giai đoạn truy tố, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng bổ sung điều luật quy định một cách cụ thể về quyền của luật sư trong giai đoạn truy tố. Đặc biệt là quyền có mặt tại các buổi phúc cung của KSV, nếu KSV không thực hiện quyền này của luật sư thì biên bản phúc cung phải bị coi là không có giá trị pháp lý và hoạt động phúc cung phải xác định thuộc trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng; bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của VKS trong việc thông báo cho luật sư tham gia vào giai đoạn truy tố, tạo điều kiện cho luật sư chủ động tham gia vào hoạt động tố tụng; sửa đổi khoản 1 Điều 166 BLTTHS theo hướng việc giao cáo trạng cho bị can bắt buộc phải có người bào chữa, bởi sự có mặt của người bào chữa sẽ làm cho việc tống đạt cáo trạng khách quan, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn vì bị can thường có tâm lý tin tưởng vào người bào chữa của mình. Hơn nữa, người bào chữa sẽ giải thích, hướng dẫn cho bị can, giúp bị can ghi lại những ý kiến thắc mắc của mình về nội dung bản cáo trạng một cách ngắn gọn, súc tích hơn.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp GCNNBC và hiệu lực của GCNNBC qua các giai đoạn tố tụng hình sự
+ Về thời hạn cấp giấy chứng nhận người bào chữa
Mặc dù Điều 27 LLS quy định trong thời hạn 3 ngày và với hồ sơ gồm 3 loại giấy tờ (giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư; chứng chỉ hành nghề luật sư; đơn đề nghị cấp GCNNBC), CQĐT phải xem xét, cấp GCNNBC để luật sư tham gia tố tụng. Thực tế, phần lớn thời hạn cấp GCNNBC không được đảm bảo trong vòng 3 ngày, thông thường là từ 7 đến 10 ngày, thậm chí có trường hợp không cấp và cũng không trả lời lí do. Nguyên nhân là do pháp luật chưa quy định thủ tục việc gửi và nhận hồ sơ xin cấp GCNNBC. CQĐT các cấp, các địa phương thực hiện thủ tục này mỗi nơi một khác. Có nơi thì luật sư tự tìm hiểu xem ĐTV nào đang điều tra VAHS đó rồi trực tiếp đến gặp để nộp hồ sơ; có nơi thì Văn phòng CQCSĐT trực tiếp nhận hoặc yêu cầu luật sư chuyển hồ sơ qua đường bưu điện rồi chuyển cho ĐTV. Vì vậy, rất khó để luật sư yêu cầu được CQĐT thực hiện việc cấp GCNNBC đúng thời hạn nếu CQĐT chưa muốn cấp giấy này cho luật sư vì thực tế với các lí do như ĐTV đang đi công tác, ĐTV bận điều tra nhiều vụ án chưa có thời gian vào trại tạm giam để hỏi bị can xem có đồng ý mời luật sư hay không hoặc CQĐT chưa nhận được hồ sơ xin cấp GCNNBC của luật sưthì luật sư không có căn cứ để đề nghị, kiến nghị.
+ Về số lượng giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị cấp GCNNBC
Ngoài 3 tài liệu cần có trong hồ sơ đề nghị cấp GCNNBC, CQĐT thường yêu cầu đến 5 loại giấy tờ, những giấy tờ yêu cầu ngoài quy định có thể là HĐDVPL với khách hàng, lý lịch tư pháp của luật sư hoặc Thẻ luật sư, tùy từng CQĐT. Trong một số trường hợp với tâm lý “được việc” một số luật sư chấp nhận yêu cầu trái quy định này của CQĐT, nhiều trường hợp luật sư không xuất trình thêm những giấy tờ ngoài quy định và đã không được cấp GCNNBC để được tham gia tố tụng
+ Về hiệu lực của GCNNBC tại/qua các giai đoạn tố tụng
Người bào chữa khi đã được cấp GCNNBC có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thực tế, quyền được gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam của người bào chữa không được đảm bảo thực hiện. Trong trường hợp người bào chữa muốn gặp thân chủ là các đối tượng trên, cán bộ nhà tạm giữ, trại tạm giam luôn yêu cầu "phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng" trong khi thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng đã cấp GCNNBC cho người bào chữa. Thực trạng này là một trở ngại lớn đối với quyền có người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tạm giam và làm vô hiệu hoá GCNNBC.
Ngoài ra, để khắc phục thực trạng tại mỗi một giai đoạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng đều yêu cầu người bào chữa phải giao nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNNBC, pháp luật cần quy định trong trường hợp người bào chữa đã tham gia tố tụng từ giai đoạn ĐTVAHS thì hồ sơ tham gia tố tụng của luật sư chỉ phải có tại giai đoạn đầu tiên.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về số lượng người bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án
Khoản 3 Điều 56 BLTTHS về số lượng người bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, quy định một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Tuy nhiên, cho đến nay thì pháp luật chưa đưa ra khái niệm “không đối lập nhau” vì vậy, cả Tòa án, luật sư và người được bào chữa đều gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định số lượng người bào chữa cho một người.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc vắng mặt của người bào chữa tại phiên toà
Điều 190 BLTTHS quy định người bào chữa tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tố tụng vắng mặt thì tòa án hoãn phiên tòa, các trường hợp còn lại tòa án vẫn mở phiên tòa, là tạo ra sự bất bình đẳng trên thực tế giữa việc bào chữa án chỉ định và án mời. Thực tế, người bào chữa có thể gặp những tình huống bất khả kháng dẫn đến việc vắng mặt tại phiên tòa. Vì thế, cần sửa đổi, bổ sung Điều 190 theo hướng tại phiên tòa, nếu người bào chữa (bất kể luật sư chỉ định hoặc mời) vắng mặt lần thứ nhất mà có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền có người bào chữa của bị cáo hoặc đương sự.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động tranh tụng và thời gian tranh luận của luật sư tại phiên toà
+ Về việc tranh luận của kiểm sát viên với luật sư tại phiên tòa
Mặc dù pháp luật đã quy định chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Nhưng đã là “quyền” thì chủ tọa có quyền không thực hiện, cho nên, khi KSV không đủ căn cứ và lí lẽ để tranh luận với luật sư thì KSV chỉ việc tuyên bố "đại diện VKS giữ nguyên quan điểm". Vì vậy, cần sửa đổi "quyền" này thành "nghĩa vụ" của chủ toạ phiên toà. Đồng thời cần quy định nghĩa vụ tranh luận của KSV trong trường hợp này.
+ Về thời gian tranh luận của luật sư tại phiên toà
Điều 218 BLTTHS quy định chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt ngang những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, khái niệm “không có liên quan đến vụ án” chưa được pháp luật quy định và trên thực tế nó được thẩm phán chủ tọa phiên tòa “quy định”. Vì thế tại phiên tòa, khi luật sư đang bào chữa hoặc trình bày quan điểm bảo vệ khách hàng, thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền cắt ngang bất kỳ lúc nào mà không cần giải thích lý do hoặc đưa ra những lý do thiếu cơ sở kiểu: “lời bào chữa của luật sư dài dòng”, “luật sư không đi vào vấn đề chính”, “ở đây (ý nói tại phiên tòa) không phân tích luật”?!... Vì thế, cần bỏ từ “cắt” thay bằng cụm từ “nhắc nhở” tại Điều 218 BLTTHS vì nếu quy định như cũ thì đã vô hình trao cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyền đứng trên pháp luật.
Thực tế hiện nay, chất lượng và kết quả tranh tụng bị hạn chế và chưa hình thành được cơ chế và khuôn khổ pháp lý cho việc đảm bảo phán quyết của tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Tóm lại, hoàn thiện một số quy định trong BLTTHS có liên quan trực tiếp đến HĐDVPL nêu trên sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quyền tự do HĐDVPL của các chủ thể, nâng cao chất lượng DVPL theo HĐDVPL của luật sư, làm cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được đảm bảo kịp thời và đúng mức đồng thời còn góp phần đảm bảo cho hoạt động tố tụng được khách quan, toàn diện, bảo vệ pháp chế và thực hiện dân chủ.
Hai là: Hoàn thiện các quy định về thực hiện HĐDVPL trong Luật Hôn nhân & Gia đình và Luật Đất đai
Luật Đất đai 2003 (LĐĐ) quy định độ tuổi tham gia quan hệ pháp luật đất đai là đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình 2000 (LHN&GĐ) thì độ tuổi kết hôn đối với nữ là 17 tuổi 01 ngày (bước sang 18 tuổi), đối với nam là 19 tuổi 01 ngày (bước sang 20 tuổi). Như vậy, nếu vợ chồng kết hôn đúng độ tuổi theo quy định của pháp luật thì người vợ sẽ không đủ tuổi để tham gia các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Nếu vợ chồng muốn tham gia giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chỉ một mình người chồng có tư cách chủ thể để tham gia giao dịch. Trong khi đó LHN&GĐ quy định tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, việc sử dụng, định đoạt phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Từ những quy định “vênh” nhau như trên dẫn đến thực tế là đối với những cặp vợ chồng mà người vợ chưa đủ 18 tuổi khi muốn thực hiện việc phân chia tài sản hoặc chuyển dịch quyền sử dụng đất sẽ không thực hiện được. Vì thế, dẫn đến việc khi công chứng các tài sản có liên quan đến độ tuổi tham gia giao dịch và chế độ tài sản chung của vợ chồng, các CCV khi xác nhận hợp đồng đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để vợ chồng thực hiện được quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung trong đó có quyền sử dụng đất, theo chúng tôi phải sửa đổi quy định về độ tuổi được tham gia quan hệ pháp luật đất đai quy định tại LĐĐ 2003 bằng cách quy định lại độ tuổi được tham gia giao dịch chuyển dịch quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng, theo đó độ tuổi tham gia giao dịch chuyển dịch quyền sử dụng đất của người vợ là 17 tuổi một ngày (bước sang 18 tuổi).
Thứ năm: Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý
Như Mục 3.2.5. Chương 3 đã trình bày, hiện có hai hệ thống chế tài (quy định tại BLDS và LTM) có thể áp dụng đối với HĐDVPL. Tuy nhiên, theo nguyên tắc áp dụng luật chung và luật riêng, các chủ thể phải áp dụng hệ thống chế tài quy định tại LTM. Nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt trong việc lựa chọn chế tài và làm cho các biện pháp chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm HĐDVPL, cần nhanh chóng hoàn thiện bộ phận pháp luật này về những vấn đề sau: i) Quy định cho phép chủ thể có quyền thỏa thuận bất kỳ biện pháp chế tài nào trong hai hệ thống chế tài nói trên (hiện nay chưa có quy định về quyền lựa chọn áp dụng và được áp dụng riêng rẽ cho HĐDS theo nghĩa hẹp và HĐTM); ii) Quy định tăng mức phạt hợp đồng (hiện nay quy định không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là quá thấp, trong khi từ năm 1989 pháp lệnh HĐKT đã quy định ở mức 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm); iii) Sửa đổi, bổ sung quy định về cách thức áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo cách thức “bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo sự mong đợi hợp lý của bên bị vi phạm” (theo cách thức bồi thường thiệt hại của Luật thương mại Hoa kỳ - từ cuốn “Mọi điều bạn cần biết của pháp luật Hoa Kỳ” của tác giả JAY. M. FEINMAN - Tr 340). Hiện nay LTM quy định “bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế, trực tiếp đã xảy ra” là không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi phi vật chất của bên bị vi phạm); iv) Sửa đổi, bổ sung quy định để đưa ra tiêu chí xác định “vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” phân biệt với “vi phạm không cơ bản” đối với căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng hợp đồng làm cho chế tài này trở nên có tính khả thi thay vì không có tính khả thi như hiện nay; Bổ sung quy định làm rõ về việc các chủ thể có thể thỏa thuận “các biện pháp chế tài khác” ngoài sáu biện pháp chế tài do LTM quy định gồm những biện pháp gì (liệt kê hoặc loại trừ các biện pháp mâu thuẫn hoặc làm mất hiệu lực của sáu biện pháp chế tài hiện hành).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
1. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hệ thống pháp luật về HĐDVPL, có sự đối chiếu, so sánh những nội dung về cùng vấn đề Việt Nam cam kết trong các Điều ước quốc tế. Trong chương này, tác giả đã đưa ra các quan điểm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về HĐDVPL như: Phải dựa trên quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật HĐDVPL nói riêng; Chú trọng phát triển DVPL; Xuất phát từ các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế và hài hòa với pháp luật quốc tế.
2. Trong chương này, tác giả cũng đưa ra các phương hướng cho việc hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam, đó là: i) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật HĐDVPL nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất và nhất quán giữa các chế định về hợp đồng nói chung trong BLDS 2005, LTM 2005 và các luật chuyên ngành về DVPL; ii) Sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến HĐDVPL để điều chỉnh hiệu quả hoạt động DVPL; Bảo đảm pháp luật HĐDVPL hài hòa với pháp luật quốc tế nhưng vẫn giữ vững định hướng XHCN.
3. Chương này cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật HĐDVPL như: i) Hoàn thiện các quy định về DVPL tiến tới xây dựng Luật Dịch vụ pháp lý. Luật này sẽ thống nhất điều chỉnh các loại hình DVPL ở Việt Nam, khắc phục tình trạng bất cập của bộ phận pháp luật này hiện nay; ii) Hoàn thiện các quy định về HĐDVPL, về các vấn đề như: Khái niệm hợp đồng; Chủ thể HĐDVPL; về các vấn đề như năng lực hành vi của người đại diện ký kết HĐDVPL, ủy quyền và ủy quyền lại ký kết HĐDVPL; Nội dung HĐDVPL về các vấn đề như: Đối tượng HĐDVPL, Chất lượng DVPL, Phí DVPL, Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên cung ứng DVPL và Trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL, nhằm tạo lập đồng bộ và thống nhất cao trong hệ thống pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu vấn đề hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận án rút ra những kết luận quan trọng sau đây:
1. HĐDVPL là hình thức pháp lý của quan hệ DVPL, có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và HNKTQT, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật HĐDVPL là yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
2. Xuất phát từ việc DVPL là loại dịch vụ gắn liền với pháp luật, kết quả hoạt động DVPL có tác động quan trọng đến tình trạng kinh tế và pháp lý của khách hàng. Vì thế, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ HĐDVPL với tư cách là bên cung ứng DVPL. Chỉ những chủ thể nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định mới được hành nghề cung ứng DVPL.
3. Pháp luật về HĐDVPL ở Việt Nam mới hình thành và được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau. Đó là, các văn bản pháp luật về hợp đồng mà tập trung nhất là trong BLDS 2005 và một số quy định trong LTM 2005; các văn bản tố tụng (cả hình sự, dân sự, hành chính); các văn bản pháp luật chuyên ngành về DVPL và nhiều văn bản có liên quan đến HĐDVPL khác (LDN, LĐT, LTHA...). Việc điều chỉnh của hệ thống các văn bản pháp luật này đối với HĐDVPL tuân theo nguyên tắc thống nhất về mối quan hệ và nguyên tắc áp dụng luật chung và luật riêng.
4. Trước đòi hỏi của thực tiễn hoạt động DVPL và yêu cầu của xu thế tự do hóa thương mại và HNKTQT, pháp luật hiện hành về HĐDVPL ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể: i) Khuôn khổ pháp lý về HĐDVPL mới hình thành, nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; ii) Vẫn còn tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư cung ứng các loại hình DVPL khác nhau, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; iii) Nhiều vấn đề về nội dung quan hệ HĐDVPL chưa được quy định hoặc quy định nhưng chưa đồng bộ và thống nhất; iv) Hiệu lực và hiệu quả hoạt động QLNN về HĐDVPL chưa cao; v) Pháp luật HĐDVPL hiện hành còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa tương thích với các cam kết trong các Điều ước quốc tế của Việt Nam.
5. Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam, luận án đề xuất việc hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam phải dựa trên những quan điểm và định hướng cơ bản sau: i) Pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam phải phản ánh những đặc điểm của hoạt động DVPL và phải đáp ứng yêu cầu HNKTQT; ii) Pháp luật về HĐDVPL phải đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và đồng bộ; iii) Hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL cần được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế cho tương lai.
6. Từ những quan điểm và định hướng đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: i) Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ về HĐDVPL; ii) Nội luật hóa các Điều ước quốc tế, tiếp thu các nguyên tắc, chế định pháp lý được thừa nhận chung của pháp luật và tập quán quốc tế về HĐDVPL.
Xuất phát từ thực trạng pháp luật HĐDVPL, luận án cũng đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam bao gồm:
- Hoàn thiện pháp luật về DVPL thông qua việc ban hành Luật Dịch vụ pháp lý nhằm điều chỉnh thống nhất mọi quan hệ pháp luật DVPL ở Việt Nam. Luật Dịch vụ pháp lý được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định trong các luật chuyên ngành về DVPL theo hướng thống nhất những vấn đề của mọi loại hình DVPL nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu điều chỉnh những loại quan hệ DVPL đặc thù bằng cách mỗi loại hình DVPL sẽ được cơ cấu thành một chế định pháp luật và được hướng dẫn thi hành bởi các văn bản hướng dẫn dưới luật.
- Hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL bằng cách sửa đổi, bổ sung một số chế định và một số quy định cụ thể liên quan đến HĐDVPL trong BLDS 2005 để có thể bao quát được các vấn đề về mọi loại hợp đồng; Sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể của LTM 2005 về DVTM và HĐDV, nhằm cụ thể hoá và tạo sự thống nhất trong mối quan hệ giữa BLDS và LTM trong việc điều chỉnh HĐDVPL; Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan đến HĐDVPL, nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật HĐDVPL.
- Tăng cường hiệu lực QLNN trong lĩnh vực HĐDVPL, bảo đảm pháp chế và giữ định hướng XHCN, đảm bảo chất lượng DVPL và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên sử dụng DVPL.
Khi hoàn thiện các quy định trên, cần xuất phát từ những quy định mang tính nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, mà nền tảng là các quy định của BLDS về các vấn đề liên quan. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về HĐDVPL theo tư tưởng chỉ đạo này có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo tính thống nhất của pháp luật HĐDVPL, đồng thời tạo ra sự tương thích với các chuẩn mực pháp luật quốc tế về HĐDVPL, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh có hiệu quả hoạt động DVPL trong điều kiện HNKTQT hiện tại và tương lai.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN TÀI LUẬN ÁN
1. Hoàng Thị Vịnh (2007), “Ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án kinh doanh thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 năm 2007.
2. Hoàng Thị Vịnh (2009), “Một số vấn đề lý luận về thương mại dịch vụ pháp luật quốc tế”, Tạp chí Luật học, số 5 năm 2009.
3. Hoàng Thị Vịnh (2012), “Về khái niệm dịch vụ pháp lý”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 năm 2012.
4. Hoàng Thị Vịnh (2013), “Phương thức thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 2013.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Merrishima Akio (2000), Nguyên lý của Luật Hợp đồng và Bộ luật Dân sự Nhật bản, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý số 2, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Hà Nội, tr.47-57.
Đồng Ngọc Ba, Nguyễn Trọng Điệp, Bùi Nguyên Khánh, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Như Phát, (2011), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Bộ Tư pháp và Jica (2010), Báo cáo kết quả Tọa đàm từ 25 đến 31 tháng 8 năm 2010 về những vấn đề cần sửa đổi bổ sung trong BLDS 2005. Hà Nội, 2010.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết năm 2013 - Phương hướng hoạt động năm 2014.
Nguyễn Thanh Bình và tập thể tác giả (2008), Nghiệp vụ của luật sư, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức Thừa phát lại, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Như Chính (2011), Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Bùi Ngọc Cường, Đồng Ngọc Ba, Lê Đình Vinh, Đoàn Trung Kiên, (2008), Giáo trình Luật Thương mại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Ngọc Cường (2007), Tổng quan pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO, Tạp chí Luật học số 1.
Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trương Tuấn Dũng và Nguyễn Thái Hà (2012), Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 8.
Đại Từ điển Tiếng Việt (1999). Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
FRANCIS LEMEUNIER (1995), Nguyên lý và thực hành Luật Thương mại, Luật Kinh doanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Jean Paul Decorps (2006), Văn bản công chứng ở Pháp, Tài liệu hội thảo công chứng Nhà pháp luật Việt - Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Hoàng Giang (2007), Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Phạm Hoàng Giang (2006), Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8.
Gérard Kaeufling (2006), Nguyên tắc và mục tiêu của Công chứng, Tài liệu hội thảo công chứng, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn thảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (2001), Giáo trình Kỹ năng giải quyết các vụ án kinh tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Học viện Tư pháp (2010) Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
Đinh Bích Hà, Lê Khắc Hải, Hoàng Thế Liên, (1995), Công chứng, Thông tin Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp.
Lê Hồng Hạnh (2006), Gia nhập WTO – Thách thức về mặt pháp luật và những điều cần quan tâm, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 11.
Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Dương Văn Hậu (2011), Hành nghề luật sư tại Cộng hoà Liên bang Đức, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số Chuyên đề pháp luật về luật sư.
Phan Chí Hiếu (2005), Hoàn thiện chế định hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4
Phan Trung Hoài (2007),Từng bước xây dựng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2.
Nguyễn Vũ Hoàng (2012), Đại diện trong Bộ luật Dân sự và đề xuất sửa đổi, bổ sung, Bài tham luận tại Hội thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005, Hà Nội.
Vũ Đình Hòe, Nguyễn Trần An, Phùng Trọng Mưu (1964), Hợp đồng kinh tế, Nxb Khoa học, Hà Nội.
Đặng Vũ Huân (2009), đề tài khoa học cấp Bộ "Dịch vụ pháp lý tại Việt Nam - Thực trạng, nhu cầu và định hướng phát triển".
Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Báo cáo tham luận tại Hội thảo về Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Vụ Hợp đồng Kinh tế - Cục Quản lý Công thương nhà nước Trung Quốc (1995), Hướng dẫn soạn thảo và ký kết 30 loại hợp đồng kinh tế, Người dịch: Lê Quang Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đặng Văn Khanh (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Khánh (2006), Hợp đồng: Thuật ngữ và khái niệm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8.
Dự án PUBBLICATION PROJEC VIE/95/017, Kiến nghị về xây dựng pháp luật hợp đồng kinh tế tại Việt Nam, Kỷ yếu. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Lê Lộc (1978) Hợp đồng kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
Hoàng Thế Liên và tập thể tác giả (1996), Thừa phát lại Những cơ sở lý luận và thực tiễn về định chế thừa phát lại”, Thông tin Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp.
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Công an nhân dân.
Nguyễn Thị Mơ (2003), Cơ sở khoa học cho sự lựa chọn giải pháp và bước đi nhằm đẩy mạnh tiến trình mở cửa về dịch vụ thương mại, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Thương mại.
Martin Wilson (1997), Kỹ năng viết Hợp đồng Thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Dịch và chú giải Lê Huy Lâm.
Sỹ Hồng Nam (2012), Một số bất cập về giao dịch dân sự trong BLDS 2005 và thực tiễn áp dụng khi giải quyết tranh chấp tại Toà án, Bài tham luận tại Hội thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005, Hà Nội.
Phạm Hữu Nghị (1996), Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án phó tiến sĩ khoa học. Viện Nhà nước và Pháp luật.
Phạm Duy Nghĩa (2010), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Phan Thảo Nguyên (2006), Hoàn thiện pháp luật về thương mại dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học. Viện Nhà nước và Pháp luật.
Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Như Phát, (2006), Pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam & Hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Bưu điện, Hà Nội.
Nguyễn Như Phát (2003), Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6.
Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Cuốn sách “Pháp luật về dân sự, thương mại và giao dịch của các nước Tư bản”, biên dịch Phạm Thái Việt (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007), Sổ tay về các quy định của WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam, Nxb
Phong Bảo Thanh (2008), Quản lý hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Đại học Bắc Kinh, Biên dịch: Nguyễn Cảnh Chắt. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
Tuấn Đạo Thanh (2008), Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tuấn Đạo Thanh (2004), “Trách nhiệm dân sự của công chứng viên” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10.
Đỗ Ngọc Thịnh (2011), Những vấn đề chung trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Tài liệu Khoá bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Trọng tài thương mại và kỹ năng tham gia vụ án hình sự, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hà Nội.
Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
Nguyễn Văn Thoan (2010), Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học. Trường Đại học Ngoại thương.
Nguyễn Văn Tuân (2005), Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3.
Nguyễn Văn Tuấn (2011), Khái niệm, phạm vi dịch vụ pháp lý và hành nghề luật sư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số Chuyên đề về luật sư.
Nguyễn Viết Tý năm 2002, Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có bộ luật dân sự, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Trọng Ty. (2011), Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội 5 năm nhìn lại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số Chuyên đề pháp luật về luật sư.
Bộ Tư pháp - Chương trình đối tác tư pháp (2013), Tài liệu Hội thảo về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Bộ Tư pháp và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tài liệu tập huấn Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Trọng tài thương mại, Hà Nội 2003.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Chương trình đối tác tư pháp (2011), Tài liệu khoá bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Trọng tài thương mại và kỹ năng tham gia vụ án hình sự.
Bộ Bộ Tư pháp và Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam, Tài liệu Hội thảo “Các quy định về chủ thể, giao dịch và đại diện trong BLDS – định hướng sửa đổi, bổ sung”, Hà Nội năm 2012.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Chương trình đối tác tư pháp (2011), Tài liệu khoá bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Trọng tài thương mại và kỹ năng tham gia vụ án hình sự.
Bộ Tư pháp - Chương trình đối tác tư pháp (2013), Tài liệu Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm và Bồi dưỡng kỹ năng quản lý và quy chế xử lý kỷ luật luật sư cho Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của các Đoàn luật sư địa phương.
Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao (2012), Tài liệu Hội nghị khảo sát thực hiện thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Nam Định.
Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Tổ chức ADETEF (2005), Tổng quan các vấn đề Tự do hóa thương mại dịch vụ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
UNIDROIT (2010), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Robert PECCOUD (2011), Giao kết hợp đồng: Chìa khóa cho quản lý bền vững các dịch vụ thiết yếu, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Nguyễn Thành Vĩnh (1990), Luật sư với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Nxb Pháp lý Hà Nội.
Nguyễn Văn Yểu, Dương Đình Thành (1992), Những điều cần biết về công chứng nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Black's Law Dictionary - Lần xuất bản thứ sáu, West Publishing Co. 1991
Contract Law (Luật hợp đồng), Eric Talley, University of Southern California Law School (Fall 1999)
Contracts (Hợp đồng), Amy Bushaw, Lewis & Clark College, Northwestern School of Law (Fall, 2001)
OECD, Liberaliziation of Trade in Professional Services (Giới hạn, phạm vi của dịch vụ thương mại chuyên nghiệp), OECD Documents, 1995.
Peter Goldsmith, Globalisation of Law (Luật toàn cầu) – Tearing down the Wall, in Harper, Ros (Ed.), Global Law in Practice (luật toàn cầu trong thực tiễn), Kluwer Law Intenational and International Bar Association (Kluwe luật quốc tế và hiệp hội luật sư quốc tế), London, 1997.
William J.Robert, N.Cerley, Essel R. Dullavou, Chartles G.Hawrd ( ), Principles of Business Law (Nguyên tắc của luật doanh nghiệp), Eighth Edition – Prentice Hall. Tr. 109
VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020".
Chỉ thị số 33- CT/TW ngày 30/3/2009 của Chấp hành TW Khóa 11 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư”.
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/6/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bộ Luật Tố tụng Dân sự ngày 15/6/2004, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội
Bộ luật Tố Tụng Hình sự ngày 01/7/2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Luật Cán bộ, Công chức ngày 13/11/2008, Nxb Lao động, Hà Nội.
Luật Công chứng ngày 29/6/2006, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, , Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Nxb Chính trị quốc gia –Sự thật, Hà nội.
Luật Luật sư ngày 29/6/2006 (sửa đổi,bổ sung 2012) Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Luật Thi hành án dân sư ngày 14/11/2008, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Luật Thương mại ngày 14/6/2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Luật Tố tụng hành chính ngày 24/11/2010, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp
Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 16/7/2007 về Tư vấn pháp luật.
Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại.
Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009, về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ chí Minh.
Quyết định số 224.QĐ-TTg ngày 19/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án: “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ chí Minh”.
Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại"
Phụ lục I
BẢNG PHÂN LOẠI CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG WTO
NGÀNH VÀ TIỂU NGÀNH TƯƠNG ỨNG CPC
1. KINH DOANH DỊCH VỤ Phần B
A. Dịch vụ chuyên ngành
a. Dịch vụ pháp lý 861
b. Dịch vụ tính toán, kế toán, kiểm toán 862
c. Dịch vụ thuế 863
d. Dịch vụ kiến trúc 8671
e. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật 8672
f. Dịch vụ kỹ thuật tổng hợp 8673
g. Dịch vụ Quy hoạch đô kiến trúc phong cảnh 8674
h. Dịch vụ y tế và nha khoa 9312
i. Dịch vụ thú y 932
j. Dịch vụ được cung cấp bởi các bà đỡ, bảo mẫu nhân viên
vật lý trị liệu và nhân viên trợ y 93.191
k. Khác
B. Dịch vụ Máy tính và các dịch vụ Liên quan
a. Dịch vụ tư vấn liên quan đến việc lắp đặt phần cứng máy tính 841
b. Dịch vụ cung cấp phần mềm 842
c. Dịch vụ xử lý dữ liệu 843
d. Dịch vụ cơ sở dữ liệu 844
e. Khác 845 849
C. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
a. Dịch vụ R & D đối với khoa học tự nhiên 851
b. Dịch vụ R & D đối với khoa học xã hội và nhân văn 852
c. Dịch vụ R & D đối với nhiều ngành học thuật 853
D. Dịch vụ Bất động sản
a. Liên quan đến sở hữu hoặc cho thuê bất động sản 821
b Dịch vụ dựa trên phí hoặc hợp đồng 822
E. Dịch vụ cho thuê không cần người điều khiển
a. Liên quan đến tàubiển 83.103
b. Liên quan đến máy bay 83104
c. Liên quan đến thiết bị vận tải khác 83.101+83.102 + 83105
d. Liên quan đến máy móc thiết bị khác 83.106-83.109
e. Khác 832
F. Dịch vụ kinh doanh khác
a. Dịch vụ quảng cáo 871
b. Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận 864
c. Dịch vụ tư vấn quản lý 865
d. Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý 866
e. Dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật 8676
f. Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn lâm nghiệp 881
g. Dịch vụ gắn với ngư nghiệp 882
h. Dịch vụ gắn đến khai thác mỏ 883 + 5115
i. Dịch vụ gắn với chế tạo 884 + 885 (Trừ 88.442)
j. Dịch vụ gắn với việc phân phối năng lượng 887
k. Dịch vụ sắp xếp và cung cấp nhân sự 872
l. Dịch vụ điều tra và an ninh 873
m. Dịch vụ tư vấn liên quan tới khoa học và kỹ thuật 8675
8676 881 882
+ 5115
+ 885 (trừ 88442) 887
872
8675
633 + 8861'- 8866
874
n. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị (không bao gồm tàu biển, máy bay hoặc các thiết bị vận tải khác)
0. Dịch vụ dọn dẹp xây dựng
p. Dịch vụ nhiếp ảnh
q. Dịch vụ đóng gói
r. In ấn, xuất bản
s. Dịch vụ hội nghị
t. Các loại khác
2. DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
A. Dịch vụ bưu điện
7511
B. Dịch vụ báo chí
7512
C. Dịch vụ viễn thông
a. Dịch vụ điện thoại tiếng
7521
b. Dịch vụ truyền dữ liệu mạch gói
7523**
c. Dịch vụ truyền dữ liệu chuyển mạch
7523**
d. Dịch vụ telex
7523**
e. Dịch vụ điện báo
7522
f. Dịch vụ fax
7521** + 7529**
g. Dịch vụ cho thuê mạch
7522** + 7523**
h. Thư điện tử
7523**
i. Thư thoại
7523**
j. Thu thập thông tin và cơ sở dữ liệu trên mạng
7523**
k. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
7523**
1. Dịch vụ fax nâng cao bao gồm ghi lại và gửi đi, ghi lại và gọi ra 7523**
m. Chuyển đổi mã
không có
n. Thông túi và/ hoặc xử lý dữ liệu trên mạng (bao gồm cả việc
tiến hành giao dịch)
843**
0. Các loại khác
D. Dịch vụ nghe nhìn
a. Dịch vụ phân phối và sản xuất băng hình và phim điện ảnh
9611
b. Dịch vụ chiếu phim
9612
c. Dịch vụ máy phát thanh và truyền hình
9613
d. Dịch vụ phát thanh và truyền hình
7524
e. Ghi âm
không có
f. Các loại khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoang_thi_vinh_6747.doc