Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
nói chung và của Tuyên Quang nói riêng. Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là
hệ thống hóa và làm rõ về mặt lý luận cũng như hoàn thiện các giải pháp huy
động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn để áp dụng vào thực
tiễn. Luận án đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
Một là, Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về giao thông
nông thôn, nguồn lực tài chính và việc huy động nguồn lực tài chính phát
triển giao thông nông thôn.
Hai là, Trình bày kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính phát triển
giao thông nông thôn của quốc tế và một số địa phương ở Việt Nam. Rút ra
bài học có ý nghĩa với tỉnh Tuyên Quang.
Ba là, Luận án đã khái quát được thực trạng giao thông nông thôn ở
tỉnh Tuyên Quang. Đi sâu phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính
phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua
trên cả ba nguồn hình thành: Từ NSNN, từ cộng đồng và từ doanh nghiệp.
Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông
thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Bốn là, trên cơ sở trình bày quy hoạch phát triển giao thông nông thôn
và quan điểm huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn
của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và năm 2030, luận án đã đề xuất các giải
pháp huy động nguồn lực tài chính từ NSNN, giải pháp huy động nguồn lực
tài chính từ cộng đồng, giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ doanh
nghiệp, giải pháp tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát và theo dõi đánh giá
việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn và giải173
pháp khác. Ngoài ra, còn nêu lên các kiến nghị để thực hiện tốt các giải pháp
đã đề xuất.
Phát triển giao thông nông thôn và huy động nguồn lực tài chính phát
triển giao thông nông thôn là vấn đề vừa rộng, vừa phức tạp. Song, với phạm
vi và nội dung của một luận án. Tác giả hy vọng góp một phần đáng kể vào
việc hoàn thiện các giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giao
thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới. Trong
khuôn khổ nghiên cứu của một luận án, khó tránh khỏi những khiếm khuyết
về mặt nội dung, về phương pháp tiếp cận và xử lý một vấn đề cụ thể nào đó.
Tác giả mong nhận được những đánh giá, góp ý của các nhà khoa học, thầy cô
giáo và những người quan tâm để bản luận án được hoàn chỉnh hơn.
214 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào
việc hoàn thiện các giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giao
thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới. Trong
khuôn khổ nghiên cứu của một luận án, khó tránh khỏi những khiếm khuyết
về mặt nội dung, về phương pháp tiếp cận và xử lý một vấn đề cụ thể nào đó.
Tác giả mong nhận được những đánh giá, góp ý của các nhà khoa học, thầy cô
giáo và những người quan tâm để bản luận án được hoàn chỉnh hơn.
i
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
I. Danh mục các bài báo
1. Dìu Đức Hà (2012), “Phát triển giao thông nông thôn các tỉnh miền
núi phía Bắc - Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 16, tháng
08/2012, tr.27-28;
2. Dìu Đức Hà (2012), “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao
thông nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Tài chính, số 8(574),
tháng 08/2012, tr.47-48;
3. Dìu Đức Hà (2015), “Bài học từ huy động nguồn lực tài chính phát
triển giao thông nông thôn ở một số nước”, Tạp chí Tài chính, số (623), tháng
12/2015, tr.56-58;
4. Dìu Đức Hà (2016), “Huy động tài chính phát triển giao thông nông
thôn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,
số 03, tháng 02/2016, tr.80-82.
5. Dìu Đức Hà (2017), “Về nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước
cho phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Kinh tế và
dự báo, số 05, tháng 02/2017, tr.59-61.
II. Danh mục công trình NCKH
TT Tên đề tài Năm Cấp
Chủ
nhiệm
đề tài
Cấp độ
tham gia
1 Quản lý nhà nước đối với thị
trường bất động sản ở Việt Nam
2012 Khoa Dìu Đức
Hà
Chủ nhiệm
đề tài
2 Khảo sát thực tế tại Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam
2013 Khoa Dìu Đức
Hà
Chủ nhiệm
đề tài
3 Cơ chế, chính sách đẩy mạnh áp
dụng mô hình hợp tác Công - Tư
(PPP - Public Private
Partnership) trong lĩnh vực đầu tư
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
2015 Bộ PGS.TS
Trần Xuân
Hải
Thành viên
ii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nhữ Trọng Bách (2011), Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
ngành đường sắt Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính;
2. Nguyễn Trọng Bằng (2010), Nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng
nguồn vốn đầu tư cơ bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Thành
phố Thái Nguyên, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học Thái Nguyên;
3. Vũ Đức Bảo (2013), Hà Nội thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đột phá
từ hình thức hợp tác công - tư, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán;
4. Vũ Đức Bảo (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp và
nông thôn ở Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và phát triển;
5. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quyết định số: 1509/QĐ-BGTVT về việc
phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn việt nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
6. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quyết định số: 2539/QĐ-BGTVT về việc
phê duyệt dự án đầu tư phần vốn bổ sung dự án giao thông nông thôn 3;
7. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quyết định số: 2539/QĐ-BGTVT về việc
phê duyệt đề án huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông;
8. Bộ Giao thông vận tải (2014), Quyết định số: 4927/QĐ-BGTVT về việc
ban hành “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông
thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020”;
9. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số: 20/2014/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của thông tư số 52/2013/TT-BGTVT quy định về
quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
10. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số: 32/2014/TT-BGTVT hướng
dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
iii
11. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số: 52/2013/TT-BGTVT quy
định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
12. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT hướng
dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
13. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Kế hoạch & Đầu tư - Tài chính
(2011), Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
14. Bộ Tài chính (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật ngân sách
nhà nước, Thông tin Tài chính số 9, Hà Nội;
15. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số: 46/2004/TT-BTC hướng dẫn cơ
chế quản lý tài chính dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn tỉnh
Tuyên Quang;
16. Chính phủ (2001), Nghị định 17/2001/NĐ- CP về ban hành Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, Hà Nội.
17. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
18. Chính Phủ (2008), Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến
năm 2020;
19. Chính phủ (2008); Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Kế
hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn;
20. Chính phủ (2010), Nghị định số 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình
xây dựng;
21. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
iv
22. Chính phủ (2013), Nghị định số 100/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
23. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
24. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư;
25. Chính Phủ (2015), Quyết định số 2426/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;
26. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Niên
giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;
27. Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục (2013), Giáo trình Kinh tế công cộng,
Học viện Tài chính;
28. Nguyễn Tiến Dĩnh (2003), Hoàn thiện các chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội;
29. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, TP Hồ
Chí Minh.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
05/08/2008 của BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày
16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa XI về xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Hà Nội;
v
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
34. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý Tài
chính công, Học viện Tài chính;
35. Nguyễn Hồ Phi Hà (2011), Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát
triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Tài chính;
36. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp
Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội;
37. Học viện Tài chính (2002), Quản lý Tài chính Nhà nước, Hà Nội.
38. Học viện Tài chính (2007), Lý thuyết Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
39. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quyết số
08/2010/NQ-HĐND Về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ
phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa
phương giai đoạn 2011-2015;
40. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quyết số
07/2010/NQ-HĐND về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang;
41. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quyết số
22/2010/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách bê tông hóa đường giao thông
nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang;
vi
42. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2012), Nghị quyết số
07/2012/NQ-HĐND Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
08/2010/NQ-HĐND về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ
phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa
phương giai đoạn 2011-2015;
43. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), Nghị quyết số
03/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê
tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản,
tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn
2016 - 2020.
44. Joseph E.Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, (Nguyễn Thị Hiên, Lê
Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Hưởng dịch), Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
45. Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Tài chính;
46. Phạm Văn Liên (2004), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Hà Nội;
47. Nhà xuất bản Tài chính (1996), Kinh tế các nguồn lực tài chính, Hà Nội;
48. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân (2012), Kinh tế công cộng, Hà Nội;
49. Nguyễn Thanh Nuôi (1996), Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế địa phương bằng tín dụng Nhà nước, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Hà Nội;
vii
50. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân
sách nhà nước số 01/2002/QH11;
51. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Giao
thông đường bộ số 23/2008/QH12;
52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất
đai số 45/2014/QH13.
53. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đầu
tư công số 49/2014/QH13.
54. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân
sách nhà nước số 83/2015/QH13;
55. Đặng Kim Sơn - Phan Sỹ Hiếu (2001), Phát triển nông thôn bằng phong
trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, Viện Chính sách và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.
56. Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính;
57. Trần Đức Thắng (2011), Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính;
58. Đặng Trung Thành (2012), Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ
tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học GTVT;
59. Lê Sỹ Thọ (2015), Huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn Hà Nội - Giải pháp từ các nguồn vốn đặc thù, Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, 6/2015, tr.66-68;
60. Lê Sỹ Thọ (2016), Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính;
61. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát
triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, Hà Nội;
viii
62. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về việc
phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
63. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số: 800/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2015;
64. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số: 695/QĐ-TTg về việc sửa
đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
65. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số: 355/QĐ-TTg về việc phê
duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
66. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2011), Nghị quyết số 27-NQ/TU về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
67. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020;
68. Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (1999), Bài giảng môn
Nguồn
lực Tài chính, Hà Nội;
69. UBND tỉnh Tuyên Quang (2004), Quyết định số: 70/QĐ-UB về việc quy
hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010
và định hướng phát triển đến năm 2020;
70. UBND tỉnh Tuyên Quang (2008), Quyết định số: 700/QĐ-UBND về việc
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông Tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
71. UBND tỉnh Tuyên Quang (2010), Quyết định số: 15/2010/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang;
ix
72. UBND tỉnh Tuyên Quang (2010), Quyết định số: 23/2010/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định thực hiện một số nội dung về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
73. UBND tỉnh Tuyên Quang (2011), Đề án Bê tông hóa đường giao thông
nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015;
74. UBND tỉnh Tuyên Quang (2012), Quyết định số 70/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2010 - 2020, định hướng đến năm 2030;
75. UBND tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án "Bê
tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-
2015”;
76. UBND tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND về
việc phân công trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường
giao thông nông thôn và đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang;
Tài liệu tiếng Anh:
77. Amador hidalgo, Francisco, Nguyen Xuan Thao (2010), Bases for
territory - based rural development in the central highlands, Agricultural
Publishing house, Ho Chi Minh city, Viet Nam;
78. Asian Development Bank (2008), Public - Private - Partnership Hand
book;
79. Cesar Calderon and Luis Serven (2004), The Effects of Infrastructure
Development on Growth and Income Distribution;
80. Gregory Brock, Vicente German - Soto (2012), Growth in the industrial
area of Mexico: Due to problems of human resources and
infrastructure?;
81. Gua Huancheng, Ren Guozhu, Lu Mingwei (2007), Countryside of
China, China Intercontinental Press, Beijing;
x
82. Pawan Kumar (2006), Rural Infrastructure in India New thrust areas, e-
magazine mycoordinates.com;
83. Researve Bank of India (RBI) (2010), Infrastructure Financing - Global
Pattern and the Indian Experience;
84. Robert Fishbein (2001), Rural Infrastructure in Africa: Policy Direction,
AFR Infrastructure Family, The World Bank;
85. Sahat M.Pasaribu (2005), Rural Development in Thailand: OTOP
Program for Poverty Alleviation, Indonesian Center for Agriculture
Socioeconomic and Policy Studies, Indonesia;
86. Shin’ichi Shigetomi (1998), Cooperation and community in rural
Thailand, Institute of developing economies, Tokyo;
87. Solon Barraclough, K. Ghimire, H. Meliczek (1997), Rural development
and the environment, United Nations Research Institute for Social
Development, Switzerland;
88. Sooyoung Park (2009), “Analysis of “Saemaul Undong” A Korean
Rural Development Programme in the 1970”, Asia-Paciffic
Development Journal, 16 (2);
89. Stiglitz, Joseph E (2000), Economics Of the Public Sector. Third
Edition, WW Norton & Company, NewYork/London.
90. World Bank (June 2000), “Private Solutions for infrastructure:
Opportunities for Viet Nam”, USA.
xi
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT
1.1. Sự cần thiết của chương trình khảo sát
Trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến luận án, tác giả
nhận thấy rất thiếu số liệu thứ cấp làm minh chứng nên cần thực hiện chương
trình khảo sát để có số liệu sơ cấp làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng huy
động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
1.2. Mục đích của chương trình khảo sát
- Thiết lập thêm hệ thống thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài. Đó là hệ
thống thông tin, số liệu sơ cấp. Hệ thống này kết hợp với hệ thống thông tin,
số liệu thứ cấp (thu nhận được từ các sở, ban, ngành, phòng ban cấp huyện và
UBND xã ở tỉnh Tuyên Quang) giúp cho việc đánh giá một cách toàn diện và
sát thực về vấn đề nghiên cứu.
- Tăng tính thực tiễn và thuyết phục của các kết luận, đánh giá, các kết
quả nghiên cứu. Các kết quả thu được từ việc điều tra, khảo sát sẽ được sử
dụng kết hợp với các số liệu thứ cấp để minh chứng và làm gia tăng tính thực
tiễn, thuyết phục cho các nhận định, đánh giá của mình.
1.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát
1.3.1. Đối tượng khảo sát
- Cán bộ liên quan đến việc quản lý chương trình phát triển giao thông
nông thôn từ các sở, ban ngành như: Sở Tài chính, Sở GTVT, Sở Nông
nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư; từ Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện
Yên Sơn và Na Hang và một số xã trong tỉnh. Việc điều tra, khảo sát thông tin
xii
từ các đối tượng này sẽ giúp có được những đánh giá về quan điểm, nhận thức
của cán bộ và tình hình huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông
nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Các hộ gia đình: Việc điều tra, khảo sát đối tượng này sẽ cung cấp
thông tin về nhận thức của người dân, của các hộ gia đình về phát triển giao
thông nông thôn, đánh giá mức độ tham gia của người dân vào phát triển giao
thông nông thôn ở cơ sở.
1.3.2. Phạm vi khảo sát
- Ở cấp tỉnh: Các Sở Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Ở cấp huyện: Mẫu khảo sát được lựa chọn là hai huyện Na Hang và
Yên Sơn. Trong đó huyện Yên Sơn là huyện thực hiện phát triển giao thông
nông thôn khá nhất tỉnh và huyện Na Hang là huyện thực hiện phát triển giao
thông nông thôn thấp nhất tỉnh với ý đồ đối chứng.
1.4. Phương pháp thực hiện khảo sát
Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2016, hoạt động khảo sát được thực
hiện tại tỉnh Tuyên Quang. Các phương pháp đã được tác giả sử dụng khi
nghiên cứu đề tài này bao gồm phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện
thoại ở 4 Sở là Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phòng Kinh tế Hạ tầng hai huyện
Yên Sơn và Na Hang, phát phiếu điều tra (bảng hỏi thiết kế sẵn); thảo luận
nhóm và phỏng vấn bán cấu trúc.
Tại Yên Sơn, đề tài chọn hai xã có kết quả huy động NLTC phát triển
GTNT tốt nhất là xã Mỹ Bằng và xã Hoàng Khai. Tại Na Hang, đề tài chọn
hai xã có kết quả huy động NLTC phát triển GTNT thấp nhất là xã Khau Tinh
và xã Sinh Long.
Tại các xã này, mỗi xã có tổng cộng 200 phiếu điều tra được phát tới
người dân. Tổng số cả bốn xã có 800 phiếu điều tra. Một số thảo luận nhóm
xiii
với người dân và phỏng vấn bán cấu trúc (cả với người dân và cán bộ
xã/thôn). Kết quả được tập hợp và xử lý trên máy tính.
Phần 2: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.1. Về tiêu chí ưu tiên lựa chọn công trình đường GTNT để đầu tư xây
dựng:
- Kết quả khảo sát cho thấy chính quyền xã đã công khai tiêu chí lựa
chọn công trình GTNT cho nhân dân trong xã (thôn) biết để lấy ý kiến. Tuy
nhiên có tới 18,5% số phiếu lựa chọn ở huyện Yên Sơn và 42,25% số phiếu ở
huyện Na Hang cho rằng chính quyền không làm theo lựa chọn của người dân
mà tự ra quyết định lựa chọn công trình để đầu tư.
Hoạt động lựa chọn công trình GTNT để đầu tư của chính quyền xã
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Công khai tiêu chí lựa chọn công
trình GTNT cho nhân dân trong xã
(thôn) biết để lấy ý kiến nhưng
không làm theo, chính quyền tự
quyết định
74/400 18,50 169/400 42,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
- Nhiều ý kiến cho rằng tiêu chí lựa chọn công trình GTNT của chính
quyền đưa ra chưa phù hợp. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 42,75% số phiếu
lựa chọn ở Na Hang và 21,5% ở Yên Sơn đưa ra nhận định này.
Nhận định của người dân về tiêu chí lựa chọn công trình GTNT
để đầu tư
Nhận định
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Chưa phù hợp 86/400 21,5 171/400 42,75
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Quá trình phỏng vấn bán cấu trúc cho thấy, lý do người dân đưa ra
xiv
nhận định như vậy là do tiêu chí đưa ra chủ yếu tập trung cho các xã sắp đạt
chuẩn nông thôn mới, trong khi còn nhiều xã khó khăn hơn về mọi mặt, nhất
là điều kiện đi lại. Do đường GTNT những xã này xuống cấp nghiêm trọng, là
đường đất hoặc thậm chí có nơi không có đường, chỉ là lối mòn lại không
được đầu tư.
2.2. Hoạt động công khai kế hoạch đầu tư
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% số phiếu ở Yên Sơn và 84,75% số
phiếu ở Na Hang cho biết chính quyền cơ sở ở Tuyên Quang thực hiện tổ
chức họp thôn (xóm) để thông báo và công khai kế hoạch xây dựng đường
GTNT tới người dân.
Hoạt động thông báo kế hoạch xây dựng đường GTNT
của chính quyền xã tới người dân
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để
thông báo kế hoạch xây dựng
đường GTNT
400/400 100 339/400 84,75
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
2.3. Nhận định về các khoản đóng góp của cộng đồng dân cư
- Tổng hợp kết quả khảo sát ở hai huyện cho thấy, chính quyền địa
phương đều quan tâm và sử dụng kết hợp nhiều cách thức khác nhau để
thuyết phục, tuyên truyền tới người dân nhằm huy động nguồn lực tài chính từ
cộng đồng dân cư cho phát triển GTNT. Có tới 92,75% số phiếu ở Yên Sơn
và 84,25% số phiếu ở Na Hang cho rằng chính quyền địa phương sẽ tổ chức
họp dân cư thôn (xóm) để vận động, giải thích khi có một công trình GTNT
được xây dựng. Cách thức đến tận nhà người dân để vận động giải thích được
sử dụng nhiều hơn ở Na Hang với 281 phiếu lựa chọn tương ứng với 70,25%
trong khi ở Yên Sơn là 264 phiếu lựa chọn tương ứng với 66%.
xv
Hoạt động thuyết phục của chính quyền xã khi cần huy động đóng góp
của nhân dân làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để
vận động, giải thích
371/400 92,75 337/400 84,25
Cử người đến tận nhà Ông (Bà) để
vận động, giải thích
264/400 66 281/400 70,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
- Song song với cách thức động viên, thuyết phục, chính quyền cơ sở ở
Tuyên Quang cũng thực hiện cách thức động viên bắt buộc để huy động đóng
góp của cộng đồng dân cư để làm đường GTNT.
Kết quả khảo sát cho thấy, cách thức động viên bắt buộc được chính
quyền xã sử dụng để huy động đóng góp của cộng đồng dân cư với tỷ lệ
1,25% số phiếu lựa chọn ở Yên Sơn và 4,25% số phiếu lựa chọn ở Na Hang.
Cách thức thực hiện của chính quyền xã là phân bổ theo đầu hộ gia đình. Mỗi
hộ chịu trách nhiệm đóng góp vật liệu, nhân công để làm một đoạn đường.
Biện pháp hành chính của chính quyền xã khi cần huy động đóng góp
của cộng đồng dân cư làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Ra thông báo bắt buộc Ông (Bà)
phải đóng góp
5/400 1,25 17/400 4,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
- Tuy chính quyền địa phương đều chú trọng tới biện pháp tuyên truyền
vận động, giải thích trong huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư
cho phát triển GTNT, nhưng việc thực hiện trên thực tế chưa được tốt. Kết
quả khảo sát tại huyện Na Hang cho thấy có tới 33,75% số phiếu lựa chọn
xvi
khẳng định họ không sẵn sàng đóng góp hoặc còn tùy vào mức đóng góp. Chỉ
có 44,5% số phiếu cho là sẵn sàng đóng góp để làm đường GTNT. Kết quả
thực hiện ở Yên Sơn có phần khả quan hơn với 71,25 % số phiếu lựa chọn
khẳng định họ sẵn sàng đóng góp và chỉ có 25,75% cho rằng còn tùy vào mức
đóng góp hoặc không sẵn sàng đóng góp chỉ chiếm 3% trong tổng số phiếu
được hỏi.
Nhận định của người dân về mức độ sẵn sàng đóng góp của cộng đồng
để làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Sẵn sàng đóng góp 285/400 71,25 178/400 44,5
Còn tùy 103/400 25,75 87/400 21,75
Không sẵn sàng đóng góp 12/400 3 135/400 33,75
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
- Kết quả khảo sát cũng chỉ ra nguyên nhân của việc không sẵn sàng
đóng góp có sự khác nhau ở hai huyện.
Nguyên nhân người dân không sẵn sàng đóng góp làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Do nghèo 75/115 65,22 183/222 82,43
Do không tin tưởng vào việc xây
dựng GTNT 17/115 14,78 21/222 9,46
Do sợ tham nhũng 12/115 10,43 13/222 5,86
Lý do khác 11/115 9,57 5/222 2,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Ở Na Hang thì nguyên nhân chủ yếu là do nghèo, chiếm 82,43% số
phiếu, do không tin tưởng vào việc xây dựng GTNT chiếm 9,46 % số phiếu,
do sợ tham nhũng chiếm 5,86% số phiếu và lý do khác chiếm 2,25% số phiếu
trong tổng số phiếu lựa chọn phương án không sẵn sàng đóng góp. Ở Yên Sơn
xvii
thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nghèo, nhưng chỉ chiếm 65,22% số phiếu,
do không tin tưởng vào việc xây dựng GTNT chiếm 14,78% số phiếu, do sợ
tham nhũng chiếm 10,43% số phiếu và lý do khác chiếm 9,57% số phiếu
trong tổng số phiếu lựa chọn phương án còn tùy và phương án không sẵn sàng
đóng góp.
2.4. Sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân vào xây dựng GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Tham gia đóng góp ý kiến vào
phương án xây dựng đường
GTNT 172/400 43,00 113/400 28,25
Tham gia thành lập Ban giám sát
cộng đồng 133/400 33,25 65/400 16,25
Tham gia giám sát thi công các
công trình GTNT trên địa bàn xã 151/400 37,75 55/400 13,75
Tham gia nghiệm thu các công
trình GTNT trên địa bàn xã 58/400 14,50 47/400 11,75
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Chính quyền cơ sở của Tuyên Quang đã quan tâm đến việc khuyến
khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng đường GTNT.
Tuy nhiên, hoạt động này trên thực tế việc triển khai vẫn còn chưa sâu rộng.
Hoạt động đóng góp ý kiến vào phương án xây dựng đường GTNT có
28,25% số người được hỏi ở Na Hang và 43% ở Yên Sơn cho rằng đã tham
gia đóng góp. Quá trình thành lập Ban giám sát cộng đồng thì chỉ có 16,25%
số người được hỏi ở Na Hang cho rằng có tham gia và ở Yên Sơn có tỷ lệ
cao hơn, chiếm 33,25%. Hoạt động giám sát thi công và nghiệm thu các
công trình GTNT trên địa bàn xã chỉ có tương ứng 13,75 và 11,75% số
người được hỏi ở Na Hang và 37,75 và 14,5% số người được hỏi ở Yên Sơn
cho rằng đã tham gia.
xviii
2.5. Hình thức đóng góp của người dân
Hình thức đóng góp của người dân vào xây dựng GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Đóng góp bằng tiền 388/400 97,00 267/400 66,75
Đóng góp ngày công lao động 397/400 99,25 386/400 96,50
Hiến đất làm đường 63/400 15,75 74/400 18,50
Đóng góp bằng vật liệu (cát, đá,
sỏi) 329/400 82,25 178/400 44,50
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Hình thức đóng góp của người dân Tuyên Quang làm đường giao thông
nông thôn chủ yếu là bằng ngày công lao động, chiếm tới 99,25% số phiếu ở
Yên Sơn và 96,5% số phiếu ở Na Hang lựa chọn đã tham gia đóng góp. Đóng
góp bằng tiền có tỷ lệ phiếu lựa chọn ở Yên Sơn là 97% và ở Na Hang lại
thấp hơn rất nhiều, chỉ có 66,75 số phiếu lựa chọn. Số phiếu lựa chọn đã tham
gia hiến đất làm đường có tỷ lệ gần tương đương nhau ở hai huyện, với
15,75% ở Yên Sơn và 18,5% ở Na Hang. Hình thức đóng góp bằng vật liệu
xây dựng như cát, đá, sỏi để làm đường GTNT có sự khác nhau khá rõ ở hai
huyện. Trong khi tỷ lệ này ở Yên Sơn rất cao, tới 82,25% thì ở Na Hang lại
thấp hơn rất nhiều, chỉ có 44,5% số phiếu lựa chọn. Nhận định về sự hợp lý
trong các hình thức huy động đóng góp của người dân làm đường GTNT có
sự khác nhau khá nhiều ở Yên Sơn và Na Hang.
Trong khi tỷ lệ số phiếu lựa chọn cho rằng các hình thức đóng góp làm
đường GTNT là hợp lý ở Yên Sơn là 87,75% thì ở Na Hang tỷ lệ này chỉ là
20,25% và ý kiến cho rằng các hình thức đóng góp không hợp lý ở Yên Sơn
chỉ có 9,25% thì ở Na Hang lại chiếm tới 68,25% số phiếu lựa chọn.
Nguyên nhân của sự không hợp lý trong việc huy động đóng góp của
cộng đồng nhân dân ở hai địa phương khảo sát cũng rất khác nhau. Trong khi
ở Na Hang thì nguyên nhân được người dân đưa ra là do nghèo (88,71%), do
xix
không có vật liệu tại chỗ (77,43%) và do dân cư thưa thớt (88,71%) trong
tổng số phiếu cho rằng hình thức huy động là không hợp lý hoặc không biết
thì ở Yên Sơn nguyên nhân do nghèo chỉ chiếm 53,06%, do không có vật liệu
tại chỗ là 26,53% và do dân cư thưa thớt là 10,20%. Do các nguyên nhân khác
thì đều ở quanh mức 4 - 5%.
Nhận định của người dân về sự hợp lý của các hình thức đóng góp
ở địa phương làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Hợp lý 351/400 87,75 81/400 20,25
Không hợp lý 37/400 9,25 273/400 68,25
Không biết 12/400 3,00 46/400 11,50
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Nhận định của người dân về nguyên nhân của sự không hợp lý trong các
hình thức đóng góp của người dân vào xây dựng GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Do nghèo 26/49 53,06 283/319 88,71
Do không có vật liệu tại chỗ 13/49 26,53 247/319 77,43
Do dân cư ít, thưa thớt 5/49 10,20 279/319 87,46
Khác 2/49 4,08 15/319 4,70
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
2.6. Hoạt động công khai tài chính
Hoạt động công khai tài chính trong xây dựng đường giao thông nông
thôn tỉnh Tuyên Quang đã được cấp cơ sở quan tâm thực hiện và được nhân
dân nhận xét tốt. Kết quả khảo sát cho thấy 94,25% số phiếu lựa chọn ở Yên
Sơn và 93,25% số phiếu lựa chọn ở Na Hang cho rằng chính quyền đã công
khai tài chính trong xây dựng công trình GTNT.
xx
Hoạt động công khai tài chính trong xây dựng đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Ở xã ông (bà) đang sinh sống, có
công khai tài chính trong xây
dựng công trình giao thông nông
thôn không?
377/400 94,25 373/400 93,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Hình thức công khai tài chính trong xây dựng đường giao thông nông
thôn được chính quyền cơ sở sử dụng nhiều nhất là thông báo trong cuộc họp
thôn với tỷ lệ số phiếu lựa chọn ở Yên Sơn là 100% và ở Na Hang là 97%.
Các hình thức khác như: thông báo trên loa phát thanh của xã, thôn cũng được
sử dụng nhưng số người tiếp cận được thông tin kém hơn, chỉ có 65,25% ở
Yên Sơn và 39% ở Na Hang có số phiếu lựa chọn; hình thức dán thông báo ở
trụ sở UBND xã hoặc hội trường thôn có số người biết cao hơn hình thức
thông báo trên loa phát thanh với số phiếu lựa chọn ở Yên Sơn là 68,25% và ở
Na Hang là 45,5%.
Hình thức công khai tài chính trong xây dựng GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Thông báo trong cuộc họp thôn 400/400 100 388/400 97,00
Thông báo trên loa 261/400 65,25 156/400 39,00
Dán ở trụ sở UBND xã hoặc ở Hội
trường thôn 273/400 68,25 182/400 45,50
Không biết 0 - 12/400 3,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Cũng theo kết quả khảo sát thì việc thực hiện công khai tài chính trong
xây dựng công trình giao thông nông thôn ở Tuyên Quang được thực hiện ở
quá trình huy động nguồn lực tài chính trước khi thi công tốt hơn là trong khi
thi công và sau khi công trình hoàn thành.
xxi
Thực hiện công khai tài chính trong xây dựng GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Theo Ông (Bà), việc thực hiện
công khai tài chính trong xây
dựng công trình giao thông
nông thôn của chính quyền xã
(thôn):
Trước khi thi công là tốt
389/400 97,25 365/400 91,25
Trong khi thi công là tốt
295/400 73,75 261/400 65,25
Sau khi công trình hoàn thành là
tốt
214/400 53,50 189/400 47,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
2.7. Hoạt động giám sát
Theo nhận định của người dân, việc giám sát của HĐND, Mặt trận tổ
quốc, các đơn vị thanh tra, kiểm toán, báo đài và Ban Giám sát cộng đồng
trong xây dựng đường GTNT là tương đối tốt. Cụ thể, có tới 84,25% số phiếu
lựa chọn ở Yên Sơn và 73,75% ở Na Hang cho rằng các hoạt động giám sát là
tốt. Tuy nhiên, số phiếu lựa chọn cho rằng hoạt động giám sát là không tốt
vẫn còn không nhỏ với 21,75% ở Na Hang và 13,75% ở Yên Sơn.
Nhận định của người dân về hoạt động giám sát trong làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Theo Ông (Bà), việc giám sát của
HĐND, Mặt trận tổ quốc, các đơn
vị thanh tra, kiểm toán, báo đài và
Ban Giám sát cộng đồng trong
xây dựng đường GTNT là:
Tốt 337/400 84,25 295/400 73,75
Không tốt 55/400 13,75 87/400 21,75
Không biết 8/400 2,00 18/400 4,50
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
xxii
2.7. Cơ chế hỗ trợ người nghèo
Hiện nay, hoạt động hỗ trợ người nghèo của Tuyên Quang trong làm
đường giao thông nông thôn vẫn chưa có một cách chính thức. Tuy nhiên, kết
quả phỏng vấn ở cấp xã cho thấy nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo đối với
từng trường hợp cụ thể đã được cấp xã triển khai như: mỗi cán bộ xã đóng
thay một hộ nghèo phần đóng góp bằng tiền và vật liệu của hộ đó làm đường
giao thông nông thôn
Nhận định của người dân về cơ chế riêng hỗ trợ cho người nghèo
trong làm đường GTNT
Nội dung
Kết quả tại Yên Sơn Kết quả tại Na Hang
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Số phiếu lựa
chọn/Tổng số
Tỷ lệ
(%)
Theo Ông (Bà), nên có cơ chế
riêng hỗ trợ cho người nghèo
trong đóng góp xây dựng giao
thông nông thôn không?
Nên 239/400 59,75 309/400 77,25
Không nên 136/400 34,00 78/400 19,50
Không biết 25/400 6,25 13/400 3,25
Theo Ông (Bà), ngoài cơ chế mà
nhà nước hỗ trợ chung, cơ chế
riêng hỗ trợ thêm cho hộ gia
đình nghèo trong xây dựng
GTNT là:
Hỗ trợ đóng góp thay cho hộ
nghèo phần vật liệu thi công 313/400 78,25 355/400 88,75
Hỗ trợ đóng góp toàn bộ cho hộ
nghèo 15/400 3,75 34/400 8,50
Không hỗ trợ riêng 72/400 18,00 11/400 2,75
xxiii
Phụ lục số 02
Mẫu phiếu khảo sát hộ gia đình
PHIẾU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH
Số thứ tự phiếu điều tra: .
Chào Ông/ Bà.
Tôi là Nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính, đang triển khai thực hiện đề tài:
“Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang”. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng, Mã số: 62.34.02.01. Để có được những
nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan thực trạng làm cơ sở để đề xuất hoàn thiện giải
pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn nói chung và trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng. NCS rất mong nhận được ý kiến của Quý Ông/Bà về
những vấn đề này bằng cách đánh dấu (X) trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. NCS
xin đảm bảo rằng, các thông tin trong phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ dùng cho
mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.
I. Địa điểm và thời gian phỏng vấn:
Thôn: .......................................................................................................................................
Xã: ...........................................................................................................................................
Huyện: .Tỉnh: Tuyên Quang
Ngày phỏng vấn:........./.........../2016
II. Những thông tin cơ bản về hộ được phỏng vấn
1. Họ tên chủ hộ:.Nam/nữ:Tuổi:....
2. SĐT: .......
3. Dân tộc
Kinh
Mông
Tày
Khác
4. Nghề nghiệp chính của hộ
Nông nghiệp
Cán bộ công chức NN
Nghề tiểu thủ công nghiệp
Nghề khác
xxiv
III. Ý kiến chung của người dân về chương trình phát triển giao thông nông thôn
1. Khi lựa chọn công trình GTNT để đầu tư xây dựng, chính quyền xã (thôn) sẽ:
a. Công khai tiêu chí lựa chọn công trình cho nhân dân trong xã (thôn) biết để
lấy ý kiến
b. Công khai tiêu chí lựa chọn công trình cho nhân dân trong xã (thôn) biết để
lấy ý kiến nhưng không làm theo, chính quyền tự quyết định
c. Không lấy ý kiến của nhân dân trong xã (thôn)
2. Theo Ông (Bà), tiêu chí để lựa chọn công trình GTNT đã phù hợp chưa?
a. Phù hợp
b. Chưa phù hợp
c. Khác:
3. Khi một công trình xây dựng đường giao thông nông thôn được xây dựng ở nơi
Ông (Bà) sinh sống, chính quyền xã (thôn) sẽ:
a. Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để thông báo kế hoạch xây dựng
b. Thông báo trên loa phát thanh của xã (thôn)
c. Dán ở bảng tin của xã (thôn)
4. Khi cần sự tham gia, đóng góp của Ông (Bà) bằng: Tiền, hiến đất, vật liệu, ngày
công lao động để xây dựng đường GTNT ở nơi Ông (Bà) đang sinh sống, chính
quyền xã (thôn) sẽ:
a. Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để vận động, giải thích
b. Cử người đến tận nhà Ông (Bà) để vận động, giải thích
c. Ra thông báo bắt buộc Ông (Bà) phải đóng góp
5. Ông (Bà) có sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng đường GTNT không?
a. Sẵn sàng đóng góp b. Còn tùy c. Không sẵn sàng đóng góp
Nếu phương án trả lời ở Câu số 5 là “Còn tùy” hoặc “Không sẵn sàng đóng góp”,
xin mời Ông (Bà) trả lời tiếp câu số 6. Nếu phương án là “Sẵn sàng đóng góp”, xin mời
Ông (Bà) chuyển luôn sang Câu số 7.
6. Nếu Ông (Bà) chưa sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng đường giao thông
nông thôn thì lý do là gì?
a. Do nghèo b. Do không tin tưởng vào việc xây dựng GTNT
c. Do sợ tham nhũng d. Khác: ..
xxv
7. Gia đình Ông (Bà) đã tham gia, đóng góp những gì vào quá trình xây dựng đường
giao thông nông thôn của xã:
a. Đóng góp bằng tiền b. Đóng góp ngày công lao động
c. Hiến đất làm đường d. Đóng góp bằng vật liệu (cát, đá, sỏi)
e. Tham gia đóng góp ý kiến vào phương án xây dựng các công trình GTNT
h. Tham gia thành lập Ban giám sát cộng đồng
f. Tham gia giám sát thi công các công trình GTNT trên địa bàn xã
g. Tham gia nghiệm thu các công trình GTNT trên địa bàn xã
8. Các hình thức đóng góp ở địa phương để làm đường GTNT đã hợp lý chưa?
a. Hợp lý b. Không hợp lý c. Không biết
9. Nếu không hợp lý hoặc không biết, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết lý do?
a. Do nghèo b. Do không có vật liệu tại chỗ
c. Do dân cư ít, thưa thớt d. Khác: .
10. Theo Ông (Bà), các khoản đóng góp của cộng đồng thế nào là hợp lý?
Đóng góp
ngày công
lao động
thi công
Đóng góp
bằng tiền
để thuê
nhân công
Đóng góp
vật liệu
thi công
Đóng góp
bằng tiền
để mua
vật liệu
Tự hiến
đất làm
đường
a/Đường thôn, trục thôn
b/Đường trong ngõ xóm
và CĐDCTĐ
c/Đường trục chính nội
đồng
11. Ở xã ông (bà) đang sinh sống, có công khai tài chính trong xây dựng công trình
giao thông nông thôn không?
Có Không Không biết
12. Ở xã ông (bà) đang sinh sống, chính quyền xã (thôn) công khai tài chính trong xây
dựng công trình giao thông nông thôn theo hình thức nào?
a. Thông báo trong cuộc họp thôn b. Thông báo trên loa
c. Dán ở trụ sở UBND xã hoặc ở Hội trường thôn d. Không biết
xxvi
13. Theo Ông (Bà), việc thực hiện công khai tài chính trong xây dựng công trình giao
thông nông thôn của chính quyền xã (thôn):
TỐT KHÔNG TỐT KHÔNG BIẾT
a/ Trước khi thi công
b/ Trong khi thi công
c/ Sau khi công trình hoàn thành
14. Theo Ông (Bà), việc giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc, các đơn vị thanh tra,
kiểm toán, báo đài và Ban Giám sát cộng đồng trong xây dựng đường GTNT là:
a. Tốt b. Không tốt c. Không biết
15. Ở xã ông (bà) đang sinh sống, có cơ chế riêng hỗ trợ cho người nghèo trong đóng
góp xây dựng giao thông nông thôn không?
a. Có b. Không c. Không biết
16. Theo Ông (Bà), nên có cơ chế riêng hỗ trợ cho người nghèo trong đóng góp xây
dựng giao thông nông thôn không?
a. Nên b. Không nên c. Không biết
17. Theo Ông (Bà), ngoài cơ chế mà nhà nước hỗ trợ chung, cơ chế riêng hỗ trợ thêm
cho hộ gia đình nghèo trong xây dựng GTNT là:
a. Hỗ trợ đóng góp thay cho hộ nghèo phần vật liệu thi công
b. Hỗ trợ đóng góp toàn bộ cho hộ nghèo
c. Không hỗ trợ riêng
xxvii
Phụ lục số 03
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Nội dung
Yên Sơn Na Hang
Số
phiếu
lựa
chọn
Tỷ lệ
(%)
Số
phiếu
lựa
chọn
Tỷ lệ
(%)
I. Dân tộc
Kinh 289 72,25 9 2,25
Tày 79 19,75 164 41
Mông 4 1 206 51,5
Khác 28 7 21 5,25
II. Nghề nghiệp chính của hộ
Nông nghiệp 282 70,5 323 80,75
Nghề tiểu thủ công nghiệp 8 2 3 0,75
Cán bộ công chức NN 36 9 29 7,25
Nghề khác 74 18,5 45 11,25
III. Ý kiến của người dân
Câu 1: Khi lựa chọn công trình GTNT để đầu tư xây dựng, chính quyền xã (thôn)
sẽ:
a. Công khai tiêu chí lựa chọn công trình cho nhân
dân trong xã (thôn) biết để lấy ý kiến 321 80,25 223 55,75
b. Công khai tiêu chí lựa chọn công trình cho nhân
dân trong xã (thôn) biết để lấy ý kiến nhưng
không làm theo, chính quyền tự quyết định 74 18,50 169 42,25
c. Không lấy ý kiến của nhân dân trong xã (thôn) 5 1,25 8 2,00
Câu 2: Theo Ông (Bà), tiêu chí để lựa chọn công trình GTNT đã phù hợp chưa?
a. Phù hợp 314 78,50 229 57,25
b. Chưa phù hợp 86 21,50 171 42,75
c. Khác - -
Câu 3: Khi một công trình xây dựng đường
giao thông nông thôn được xây dựng ở nơi
Ông (Bà) sinh sống, chính quyền xã (thôn) sẽ:
-
-
a. Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để thông báo kế
hoạch xây dựng 400 100 339 84,75
b. Thông báo trên loa phát thanh của xã (thôn) 255 63,75 172 43,00
c. Dán ở bảng tin của xã (thôn) 241 60,25 189 47,25
Câu 4: Khi cần sự tham gia, đóng góp của Ông (Bà) bằng: Tiền, hiến đất, vật liệu,
ngày công lao động để xây dựng đường GTNT ở nơi Ông (Bà) đang sinh sống,
chính quyền xã (thôn) sẽ:
a. Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để vận động,
giải thích 371 92,75 337 84,25
xxviii
b. Cử người đến tận nhà Ông (Bà) để vận động,
giải thích 264 66,00 281 70,25
c. Ra thông báo bắt buộc Ông (Bà) phải đóng góp 5 1,25 17 4,25
Câu 5: Ông (Bà) có sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng đường GTNT không?
a. Sẵn sàng đóng góp 285 71,25 178 44,50
b. Còn tùy 103 25,75 87 21,75
c. Không sẵn sàng đóng góp 12 3,00 135 33,75
Câu 6: Nếu Ông (Bà) chưa sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng đường giao
thông nông thôn thì lý do là gì?
a. Do nghèo 75/115 65,22 183/222 82,43
b. Do không tin tưởng vào việc xây dựng GTNT 17/115 14,78 21/222 9,46
c. Do sợ tham nhũng 12/115 10,43 13/222 5,86
d. Khác 11/115 9,57 5/222 2,25
Câu 7: Gia đình Ông (Bà) đã tham gia, đóng góp những gì vào quá trình xây dựng
đường giao thông nông thôn của xã:
a. Đóng góp bằng tiền 388 97,00 267 66,75
b. Đóng góp ngày công lao động 397 99,25 386 96,50
c. Hiến đất làm đường 63 15,75 74 18,50
d. Đóng góp bằng vật liệu (cát, đá, sỏi) 329 82,25 178 44,50
e. Tham gia đóng góp ý kiến vào phương án xây
dựng các công trình GTNT 172 43,00 113 28,25
h. Tham gia thành lập Ban giám sát cộng đồng 133 33,25 65 16,25
f. Tham gia giám sát thi công các công trình
GTNT trên địa bàn xã 151 37,75 55 13,75
g. Tham gia nghiệm thu các công trình GTNT trên
địa bàn xã 58 14,50 47 11,75
Câu 8: Các hình thức đóng góp ở địa phương để làm đường GTNT đã hợp lý chưa?
a. Hợp lý 351 87,75 81 20,25
b. Không hợp lý 37 9,25 273 68,25
c. Không biết 12 3,00 46 11,50
Câu 9: Nếu không hợp lý hoặc không biết, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết lý do?
a. Do nghèo 26 53,06 283 88,71
b. Do không có vật liệu tại chỗ 13 26,53 247 77,43
c. Do dân cư ít, thưa thớt 5 10,20 279 87,46
d. Khác 2 4,08 15 4,70
Câu 10: Theo Ông (Bà), các khoản đóng góp của cộng đồng thế nào là hợp lý?
a1. Góp ngày công lđ cho đường thôn, trục thôn 397 99,25 385 96,25
b1. Góp ngày công lđ cho đường trong ngõ xóm
và CĐDCTĐ 397 99,25 385 96,25
c1. Góp ngày công lđ cho đường trục chính nội
đồng 397 99,25 385 96,25
a2. Góp bằng tiền để thuê nhân công cho đường
thôn, trục thôn 123 30,75 36 9,00
xxix
b2. Góp bằng tiền để thuê nhân công cho đường
trong ngõ xóm và CĐDCTĐ 123 30,75 36 9,00
c2. Góp bằng tiền để thuê nhân công cho đường
trục chính nội đồng 65 16,25 15 3,75
a3. Góp vật liệu thi công cho đường thôn, trục
thôn 334 83,50 236 59,00
b3. Góp vật liệu thi công cho đường trong ngõ
xóm và CĐDCTĐ 334 83,50 236 59,00
c3. Góp vật liệu thi công cho đường trục chính nội
đồng 156 39,00 158 39,50
a4. Góp bằng tiền để mua vật liệu cho đường thôn,
trục thôn 215 53,75 77 19,25
b4. Góp bằng tiền để mua vật liệu cho đường
trong ngõ xóm và CĐDCTĐ 215 53,75 77 19,25
c4. Góp bằng tiền để mua vật liệu cho đường trục
chính nội đồng 125 31,25 23 5,75
a5. Tự hiến đất làm đường cho đường thôn, trục thôn 399 99,75 387 96,75
b5. Tự hiến đất làm đường cho đường trong ngõ
xóm và CĐDCTĐ 399 99,75 387 96,75
c5. Tự hiến đất làm đường cho đường trục chính
nội đồng 399 99,75 387 96,75
Câu 11: Ở xã ông (bà) đang sinh sống, có công khai tài chính trong xây dựng công
trình giao thông nông thôn không?
a. Có 377 94,25 373 93,25
b. Không 15 3,75 18 4,50
c. Không biết 8 2,00 9 2,25
Câu 12: Ở xã ông (bà) đang sinh sống, chính quyền xã (thôn) công khai tài chính
trong xây dựng công trình giao thông nông thôn theo hình thức nào?
a. Thông báo trong cuộc họp thôn 400 100 388 97,00
b. Thông báo trên loa 261 65,25 156 39,00
c. Dán ở trụ sở UBND xã hoặc ở Hội trường thôn 273 68,25 182 45,50
d. Không biết 0 - 12 3,00
Câu 13: Theo Ông (Bà), việc thực hiện công khai tài chính trong xây dựng công
trình giao thông nông thôn của chính quyền xã (thôn):
a1. Trước khi thi công là tốt 389 97,25 365 91,25
b1. Trong khi thi công là tốt 295 73,75 261 65,25
c1. Sau khi công trình hoàn thành là tốt 214 53,50 189 47,25
a2. Trước khi thi công là không tốt 3 0,75 26 6,50
b2. Trong khi thi công là không tốt 97 24,25 130 32,50
c2. Sau khi công trình hoàn thành là không tốt 178 44,50 202 50,50
a3. Trước khi thi công là không biết 8 2,00 9 2,25
b3. Trong khi thi công là không biết 8 2,00 9 2,25
c3. Sau khi công trình hoàn thành là không biết 8 2,00 9 2,25
xxx
Câu 14: Theo Ông (Bà), việc giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc, các đơn vị
thanh tra, kiểm toán, báo đài và Ban Giám sát cộng đồng trong xây dựng đường
GTNT là:
a. Tốt 337 84,25 295 73,75
b. Không tốt 55 13,75 87 21,75
c. Không biết 8 2,00 18 4,50
Câu 15: Ở xã ông (bà) đang sinh sống, có cơ chế riêng hỗ trợ cho người nghèo trong
đóng góp xây dựng giao thông nông thôn không?
a. Có 0 - 0 -
b. Không 214 53,50 312 78,00
c. Không biết 186 46,50 88 22,00
Câu 16: Theo Ông (Bà), nên có cơ chế riêng hỗ trợ cho người nghèo trong đóng góp
xây dựng giao thông nông thôn không?
a. Nên 239 59,75 309 77,25
b. Không nên 136 34,00 78 19,50
c. Không biết 25 6,25 13 3,25
Câu 17: Theo Ông (Bà), ngoài cơ chế mà nhà nước hỗ trợ chung, cơ chế riêng hỗ
trợ thêm cho hộ gia đình nghèo trong xây dựng GTNT là:
a. Hỗ trợ đóng góp thay cho hộ nghèo phần vật
liệu thi công 313 78,25 355 88,75
b. Hỗ trợ đóng góp toàn bộ cho hộ nghèo 15 3,75 34 8,50
c. Không hỗ trợ riêng 72 18,00 11 2,75
xxxi
Phụ lục số 04
BẢNG CHI TIẾT CƠ CẤU VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của HĐND tỉnh
Bắc Giang khóa XVI)
SỐ
TT Nhóm
Tên huyện
ĐVT
Ngân sách
tỉnh
Ngân sách
huyện, xã
Nguồn huy
động từ XH
Cộng
I Nhóm 1
Cơ cấu vốn
Đường huyện % 80 20 0
Đường xã % 70 30 0
Đường thôn bản % 50 40 10
Đào tạo CB giao thông % 100 0 0
Nâng cấp bến đò % 0 50 50
1 Huyện Sơn Động tỷ đồng 144.51 49.65 2.60 196.76
2 Huyện Lục Ngạn tỷ đồng 162.24 59.15 4.68 226.07
II Nhóm 2
Cơ cấu vốn
Đường huyện % 70 30 0
Đường xã % 60 40 0
Đường thôn bản % 45 35 20
Đào tạo CB giao thông % 100 0 0
Nâng cấp bến đò % 0 50 50
1 Huyện Lục Nam tỷ đồng 80.05 46.13 5.76 131.93
2 Huyện Yên Thế tỷ đồng 98.24 52.08 5.57 155.89
III Nhóm 3
Cơ cấu vốn
Đường huyện % 60 40 0
Đường xã % 40 60 0
Đường thôn bản % 30 30 40
Đào tạo CB giao thông % 100 0 0
Nâng cấp bến đò % 0 50 50
1 Huyện Tân Yên tỷ đồng 53.28 60.42 15.00 128.69
III Nhóm 4
Cơ cấu vốn
Đường huyện % 60 40 0
Đường xã % 40 60 0
Đường thôn bản % 20 20 60
Đào tạo CB giao thông % 100 0 0
Nâng cấp bến đò % 0 50 50
1 Huyện Lạng Giang tỷ đồng 48.99 53.85 18.13 120.97
2 Huyện Yên Dũng tỷ đồng 69.38 70.26 12.80 152.43
3 Huyện Việt Yên tỷ đồng 35.31 41.99 14.76 92.06
4 Huyện Hiệp Hòa tỷ đồng 28.12 26.15 18.68 72.95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_huy_dong_nguon_luc_tai_chinh_phat_trien_giao_thong_n.pdf