Chương trình xây dựng NTM là chương trình lớn, hiện là một trong 3
chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn (2016-2020). Để đẩy nhanh quá
trình xây dựng NTM trong đó có nội dung huy động nguồn vốn cho chương
trình, tác giả Luận án có một vài khuyến nghị với tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Có kế hoạch nguồn vốn (35.000 tỷ đồng) và có biện pháp cụ thể nhằm
đảm bảo nguồn vốn ngân sách cho xây dựng NTM, không để tình trạng nợ
đọng trong xây dựng NTM và sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng đầu tư vào
xây dựng NTM.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, từ cấp
tỉnh cho đến cấp thôn, bản. Năng lực này không chỉ là kiến thức về xây dựng
NTM mà còn gồm kỹ năng tuyên truyền, vận động, cách tổ chức cuộc họp
Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cho thấy năng lực của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ
sở, nếu được đào tạo tốt thì họ mới tổ chức, dẫn dắt được cộng đồng, huy
động được sự tham gia của cộng đồng.
- Đơn giản hoá các thủ tục về đầu tư, thanh quyết toán đối với các công
trình xây dựng CSHT ở nông thôn. Chương trình thí điểm cũng có cơ chế đặc
thù để thử nghiệm triển khai, song đánh giá của cán bộ các xã điểm đều nhận
định đây vẫn là khó khăn dẫn đến khó huy động sự tham gia của cộng đồng.
- Cụ thể hoá quy trình lấy ý kiến tham gia của dân đối với các nội dung
có sự tham gia của dân, đã được nêu trong Thông tư liên tịch 26. Đặc biệt, về
việc lấy ý kiến dân đối với bản quy hoạch và đề án NTM, cần yêu cầu các xã
cụ thể hoá thành từng nội dung chi tiết, giúp dân hiểu rõ vấn đề, từ đó tổ chức
thành nhiều cuộc họp theo các chủ đề riêng để dân tham gia ý kiến. Trách
nhiệm của đơn vị tư vấn cũng cần được nêu rõ trong nội dung này.
- Xem xét lại cơ chế huy động nguồn vốn cộng đồng từ việc hiến đất
cho các công trình công cộng (giao thông, kênh mương, nhà văn hoá), nhất là
cơ chế hỗ trợ cho người hiến đất vì họ không được đền bù nên nhiều hộ sẽ
gặp khó khăn;154
- Làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở để người dân thực sự là chủ thể,
tham gia trực tiếp, đầy đủ các hoạt động của chương trình xây dựng NTM.
Mặt khác người dân nông thôn cần không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ,
năng lực của mình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống để có điều kiện tham gia đóng
góp được nhiều hơn cho chương trình.
Mỗi tỉnh, huyện xây dựng một cơ chế biểu dương, khen thưởng cho các
xã đạt kết quả tốt, những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng
NTM. Hàng năm BCĐ xây dựng NTM Trung ương tổ chức Hội nghị khen
thưởng ở cấp quốc gia, tạo thành phong trào phấn đấu xây dựng NTM trên
toàn quốc.
185 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế gia đình. Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau
khi hoàn thành. Chỉ có vậy chương trình mới có thể thành công và bền vững.
4.2.1.5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp và
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng trong triển khai huy động
vốn thực hiện Chương trình nông thôn mới
Bài học kinh nghiệm xây dựng NTM ở Thái nguyên cho thấy, vai trò
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng là vô cùng quan trọng. Những điểm sáng và
thành công về xây dựng NTM đã chứng minh rõ điều này. Trong giai đoạn
tiếp theo của chương trình, các địa phương cần tiếp tục đổi mới nội dung và
144
phương thức hoạt động của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh
đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn. Nâng cao năng lực cán bộ trong bộ máy
quản lý Nhà nước và đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật về nông nghiệp,
nông thôn từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo, tổ chức
thực hiện của chính quyền và Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, tổ công tác
và các cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM từ tỉnh xuống cơ sở. Tăng
cường giám sát cộng đồng theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Kiểm tra đôn đốc tất cả các khâu trong quy trình quản lý đầu tư và
xây dựng từ chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu
thầu, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình đã đưa vào sử dụng.
4.2.1.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm khắc phục tình trạng nợ
đọng vốn xây dựng nông thôn mới
Khắc phục nợ đọng trong xây dựng NTM phải được quán triệt ngay từ
khâu chủ trương đầu tư. Chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn
vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Các chủ đầu tư khi đề xuất chủ
trương đầu tư dự án phải làm rõ các căn cứ đề xuất dự án đầu tư; Các ngành,
huyện cấp trên chủ đầu tư phải xác định năng lực của chủ đầu tư, các điều
kiện đảm bảo khả thi dự án đầu tư. Khi các ngành, các huyện có ý kiến thống
nhất với các chủ đầu tư thì dự án sẽ được đưa vào kế hoạch của ngành, huyện
và sẽ xem xét đối với phần vốn ngành, huyện trực tiếp quản lý; Để khắc phục
tình trạng đầu tư dàn trải cần đảm bảo đầu mối trong tham mưu đề xuất chủ
trương đầu tư, đối với các huyện là phòng Tài chính - Kế hoạch, đối với các
sở, ngành là bộ phận làm công tác kế hoạch.
Kiên quyết khắc phục tình trạng còn các dự án vượt quá khả năng cân
đối. Bố trí nguồn lực trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí đã duyệt và đúng đối
tượng đã xác định; Khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực dàn trải, sai đối
tượng, cơ cấu nguồn vốn đã được xác định trong chủ trương đầu tư và quyết
định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. Tuyệt đối không phê duyệt thêm
các dự án mới ở các địa phương còn nợ đọng lớn vốn xây dựng NTM.
145
Đối với các công trình mới phê duyệt hoặc đang triển khai, cần tăng
cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành các dự án đầu tư: Các
sở chuyên ngành, UBND cấp huyện phân công lãnh đạo tập trung chỉ đạo chủ
đầu tư quản lý công trình, làm hồ sơ giải ngân và thực hiện quyết toán vốn kịp
thời; Kiên quyết không phê duyệt xã đạt chuẩn NTM nếu xã đề nghị phê
duyệt còn nợ đọng lớn vốn xây dựng NTM.
Đối với số vốn còn nợ đọng cần xây dựng kế hoạch chi trả và sớm tìm
nguồn chi trả phần vốn còn nợ đọng. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên
giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương với các nhà đầu tư để xử lý
kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ đọng vốn của các
dự án đầu tư xây dựng NTM.
4.2.1.7. Giải pháp về chính sách
Thông qua các phân tích ở chương 3 theo tác giả cần phải có các giải
pháp về chính sách để cụ thể hoá vấn đề NTM đến từng tỉnh, huyện xã. Vì
theo Quyết định 800, thì vấn đề đặt ra ở đây là không phải tỉnh nào cũng có
nguồn thu ngân sách như nhau, có các doanh nghiệp phát triển như nhau trên
địa bàn, có nội lực trong thôn, bản, xã phường như nhau. Ví dụ đối với một
tỉnh cân đối được ngân sách thì vấn đề cân đối 40% vốn NSNN để phát triển
NTM của tỉnh là đơn giản, nhưng ngược lại đối với tỉnh chưa cân đối được
ngân sách thì saoHoặc đối với những vùng nông thôn gần đô thị, giá trị đất
và tài sản hoa màu trên đất là rất cao so với các vùng nông thôn hẻo lánh, mà
ngân hàng lại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, mục tiêu kinh doanh là lợi
nhuận, và bảo toàn vốn để phát triển doanh nghiệp. Nhưng giá trị tài sản để
thế chấp của các hộ nông dân ở những vùng sâu, xa thì điều này là một thách
thức lớn, nó gây sức ép tới cả ngân hàng.Chính những phân tích trên tác giả
thấy rằng Chính phủ cần có các quyết sách riêng cho từng vùng, từng địa bàn
cấp tỉnh cụ thể, để giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như thực tế
không xa vời nhau, mà phải hướng đến điểm tiệm cận gần nhất có thể thì mục
tiêu xây dựng và phát triển NTM mới thật sự có ý nghĩa và hiệu quả.
146
4.2.2. Những giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn
4.2.2.1. Đối với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân đối với chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng, Nhà
nước, phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia
xây dựng kế hoạch, lựa chọn công trình, lựa chọn phương án sản xuất kinh
doanh, tiếp nhận triển khai có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước cho địa
phương và người sản xuất kinh doanh bao gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, đầu tư phát triển sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch
xây dựng NTM, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch sử dụng từng loại
nguồn lực của địa phương là yếu tố hàng đầu, để chủ động triển khai việc lập
dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ
sự ủng hộ nhằm tăng vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm cho tỉnh thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án.
Thứ tư, nâng cao kiến thức cho người dân về cơ chế thị trường, về
sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ, từ đó giúp họ
chủ động tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển sản xuất
của Nhà nước.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, phẩm chất, năng lực
và tâm huyết với công việc, với địa phương, năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm là yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án
đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ sáu, tích cực tạo nguồn thu ngân sách, chủ động bố trí vốn đối ứng
để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách cấp trên vào
địa bàn.
Thứ bảy, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về tài chính
ngân sách, về đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh
147
tra của các cơ quan Nhà nước; giám sát của cộng đồng, đảm bảo công khai
minh bạch với tất cả các khoản đầu tư.
4.2.2.2. Đối với vốn của doanh nghiệp
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân
dân về vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Trong đó có các văn bản như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thứ hai, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong việc tạo môi
trường thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với doanh nghiệp được
quy định tại các văn bản của Nhà nước.
4.2.2.3. Đối với vốn tín dụng
Thứ nhất, nâng cao nhận thức người dân về vị trí, vai trò của vốn tín
dụng; các quy định của Nhà nước, các tổ chức tín dụng đối với việc sử dụng
các nguồn tín dụng, nhằm giúp người dân chủ động chuẩn bị đầy đủ các yếu
tố để tiếp cận vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước; đơn
giản hóa hồ sơ, thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng, nhằm tạo thuận lợi cho
người dân trong việc nhanh chóng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng.
Thứ ba, các ngân hàng cần triển khai thực hiện tốt Nghị định
55/2015/NĐ-CP, quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng NTM và nâng cao đời sống của nông
dân, cư dân ở nông thôn theo hướng: Đẩy mạnh công tác tư vấn, giúp đỡ,
hướng dẫn người sản xuất, DN, HTX lập và tổ chức thực hiện dự án sản xuất
kinh doanh. Coi đây là việc làm, nhằm mở rộng thị trường kinh doanh của cả
DN và ngân hàng.
Thứ tư, phát huy vai trò hội nông dân, các tổ chức chính trị, xã hội trong
việc tín chấp vay vốn và thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu trong nghiệp vụ
tín dụng, sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay. Theo dõi, giám
148
sát và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân được bảo lãnh trong việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng hạn.
Thứ năm, phát huy vai trò các cấp chính quyền xã trong việc tích cực
cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng quan hệ thân thiện với nhà đầu tư để
thu hút đầu tư, qua đó dẫn vốn tín dụng vào địa bàn, nhất là nguồn tín dụng
đầu tư phát triển.
Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm chính quyền trong việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để người dân có điều kiện thực hiện thủ tục vay có tài
sản thế chấp; xác nhận giấy đề nghị vay vốn tín chấp; hỗ trợ các tổ chức tín
dụng thẩm định, cho vay, thu hồi nợ vay, xử lý rủi ro đối với các khoản vay
của các đối tượng khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên diện
rộng theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, để tăng quy mô và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và đảm bảo
cho DN và Ngân hàng cùng đồng hành phát triển, các DN phải tăng được hiệu
quả hoạt động của mình.
Thứ tám, các cấp, các ngành chỉ đạo, hỗ trợ DN, HTX và hộ sản xuất
kinh doanh tháo gỡ các khó khăn về đất đai, thủ tục hành chínhđể có đủ các
thủ tục pháp lý trong vay vốn, trong thế chấp tài sản.
Thứ chín, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ,
của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, về cơ cấu
lại nợ cho các khách hàng vay vốn
Thứ mười, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tốt các quy
định của UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ đầu tư nói chung, chính sách hỗ
trợ lãi suất tiền vay nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng khách
hàng trong tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp.
4.2.2.4. Đối với vốn đóng góp từ dân cư
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến để người dân nắm
được chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
các cấp, kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, trước hết là nâng cao
nhận thức về kinh tế thị trường, trang bị cho họ kiến thức sản xuất kinh
149
doanh, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, mạnh dạn đầu tư phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập.
Thứ hai, tính công khai trong huy động nguồn lực cần được đảm bảo.
Đối với các nguồn lực ngoài ngân sách cần quan tâm đến thời điểm huy động
để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong thực hiện huy động. Cần thực hiện
tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về tăng cường chỉ đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và công văn số 1447/TTg-
KTN ngày 13/8/2014 về huy động vốn góp của dân để thực hiện chương trình
xây dựng NTM, đảm bảo việc huy động vốn thực hiện chương trình linh hoạt,
phù hợp với từng địa phương trong tỉnh.
Thứ ba, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành tháo gỡ khó
khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, thủ tục tín dụng để người
dân được tiếp cận và hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước như chính
sách hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất kinh
doanh....nhằm tạo động lực và niềm tin kích thích người dân mạnh dạn đầu tư
phát triển sản xuất.
Thứ tư, phát động nhân dân trước hết là cán bộ đảng viên nêu cao tinh
thần vì cộng đồng hiến đất, tự giác giải phóng mặt bằng, tích cực ủng hộ, tạo
thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Xây
dựng bầu không khí đồng thuận trong nhân dân, tạo sự thân thiện hợp tác và
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để thu hút
kêu gọi đầu tư vào địa bàn phát triển sản xuất.
Thứ năm, tăng cường quản lý Nhà nước, phát hiện và xử lý nghiêm
theo pháp luật các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về quy
hoạch, xây dựng, bảo vệ tài nguyên, môi trường; các hành vi lợi dụng dân chủ
cản trở việc thực hiện quy hoạch, triển khai các công trình, dự án đầu tư làm
chậm tiến độ thi công gây thiệt hại kinh tế của Nhà nước, các nhà đầu tư và
ảnh hưởng sự phát triển của địa phương.
150
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ những phân tích thực trạng về tổ chức thực hiện chương trình xây
dựng NTM đã trình bày ở chương 3, căn cứ vào các nghị quyết của Đảng, của
chính quyền, tác giả Luận án đã đưa ra một số định hướng, mục tiêu cho việc
xây dựng NTM cho tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn (2016 - 2020).
Với 5 nhóm giải pháp chung và 4 nhóm giải pháp cụ thể cho các nguồn
vốn, đây là những giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
tỉnh Thái Nguyên. Những giải pháp này sẽ góp phần đẩy mạnh tiến độ thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và chương trình giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và có thể làm tài liệu tham
khảo cho các địa phương có điều kiện tương đồng.
151
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án về huy động vốn cho xây
dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả Luận án rút ra một số kết luận sau:
Một là, chương trình xây dựng NTM ra đời đáp ứng được sự đòi hỏi cả
về lý luận và thực tiễn. Được xác định là một quá trình lâu dài với mục tiêu
xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Để thực hiện thành công chương
trình, phải làm rõ vai trò chủ thể của người dân nông thôn, bên cạnh đó có sự
hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các tổ chức khác. Mặt khác cần coi trọng
việc tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm thực tiễn qua các thời kỳ xây
dựng nông thôn trước đây và vận dụng sáng tạo những bài học, kinh nghiệm
của các mô hình thành công trên thế giới về xây dựng, phát triển nông thôn
như phong trào “Làng mới”; “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản Điều
đó sẽ mang lại sự thành công và bền vững của chương trình.
Hai là, chương trình xây dựng NTM ở Thái Nguyên giai đoạn (2011-
2015) đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Tính đến tháng 10/2015 đạt
13,5 tiêu chí/xã, tăng 8,7 tiêu chí/xã so với năm 2011 và cao hơn mức bình
quân của cả nước (số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí). Các nhóm xã đạt
các tiêu chí đều cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước. Đặc biệt, số
xã đạt từ 15-18 tiêu chí của tỉnh đạt 16,1%; chỉ tiêu này của cả nước là 6,9%;
Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí là 33,5%; cả nước là 29,37%; Đến hết năm
2015 có trên 40 xã đạt chuẩn NTM, bằng 27,9%, vượt 3,4% so với kế hoạch là
24,5% và cao hơn mức bình quân chung của cả nước (14,5% số xã được công
nhận đạt chuẩn NTM). Kết quả của chương trình đã tác động tích cực đến
nông thôn của tỉnh cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Ba là, trong những năm qua, Thái Nguyên đã thành công trong việc
huy động vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn với tổng số vốn huy động đạt
37.749,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động của tỉnh vẫn chưa
152
đạt được yêu cầu theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn vốn ngân sách chỉ đạt 12,41% (theo QĐ 800 là khoảng 40%), nguồn
vốn tín dụng sử dụng vào xây dựng NTM cao đạt 62,48% (theo QĐ 800 là
khoảng 30%), nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân là 5,44% (theo QĐ 800
là khoảng 10%). Vốn vay tín dụng ngân hàng cao tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu
tính bền vững trong xây dựng NTM.
Bốn là, kết quả xây dựng NTM của Thái Nguyên trong thời gian qua là
đáng kể, tuy nhiên công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, đào tạo cho cán
bộ và người dân về chương trình NTM còn chưa hiệu quả. Người dân chưa
thực sự là chủ thể của chương trình xây dựng NTM, cơ chế chính sách về huy
động nguồn vốn cộng đồng cho xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, dẫn đến sự
tham gia huy động vốn của người dân còn hạn chế; Nhận thức của cán bộ và
người dân chưa cao, nhiều nơi tổ chức huy động vốn chưa hiệu quả, nóng vội,
dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn trong xây dựng NTM của Thái Nguyên còn
rất cao.
Năm là, trong công tác huy động vốn cho xây dựng NTM, tác giả Luận
án cho rằng: Tỉnh Thái Nguyên cần tập trung vào các nhóm giải pháp chung
sau: (i) Xây dựng cơ chế huy động vốn thực hiện Chương trình xây dựng
NTM; (ii) Thực hiện việc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển
khai trên cùng một địa bàn; (iii) Huy động vốn thực hiện chương trình NTM
gắn với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương;(vi) Phát huy vai trò của
chủ thể của người dân và cộng đồng trong công tác huy động vốn thực hiện
chương trình xây dựng NTM; (v) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
các ngành, các cấp và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng trong
triển khai huy động vốn thực hiện Chương trình NTM;(vi) Nâng cao chất
lượng công tác quản lý nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng vốn xây dựng
NTM; (vii) Giải pháp về chính sách. Bên cạnh đó cần quan tâm tới các giải
pháp cho từng nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Nguồn
vốn từ các doanh nghiệp; Nguồn vốn vốn tín dụng; Nguồn vốn đóng góp từ
dân cư.
153
2. Khuyến nghị
Chương trình xây dựng NTM là chương trình lớn, hiện là một trong 3
chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn (2016-2020). Để đẩy nhanh quá
trình xây dựng NTM trong đó có nội dung huy động nguồn vốn cho chương
trình, tác giả Luận án có một vài khuyến nghị với tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Có kế hoạch nguồn vốn (35.000 tỷ đồng) và có biện pháp cụ thể nhằm
đảm bảo nguồn vốn ngân sách cho xây dựng NTM, không để tình trạng nợ
đọng trong xây dựng NTM và sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng đầu tư vào
xây dựng NTM.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, từ cấp
tỉnh cho đến cấp thôn, bản. Năng lực này không chỉ là kiến thức về xây dựng
NTM mà còn gồm kỹ năng tuyên truyền, vận động, cách tổ chức cuộc họp
Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cho thấy năng lực của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ
sở, nếu được đào tạo tốt thì họ mới tổ chức, dẫn dắt được cộng đồng, huy
động được sự tham gia của cộng đồng.
- Đơn giản hoá các thủ tục về đầu tư, thanh quyết toán đối với các công
trình xây dựng CSHT ở nông thôn. Chương trình thí điểm cũng có cơ chế đặc
thù để thử nghiệm triển khai, song đánh giá của cán bộ các xã điểm đều nhận
định đây vẫn là khó khăn dẫn đến khó huy động sự tham gia của cộng đồng.
- Cụ thể hoá quy trình lấy ý kiến tham gia của dân đối với các nội dung
có sự tham gia của dân, đã được nêu trong Thông tư liên tịch 26. Đặc biệt, về
việc lấy ý kiến dân đối với bản quy hoạch và đề án NTM, cần yêu cầu các xã
cụ thể hoá thành từng nội dung chi tiết, giúp dân hiểu rõ vấn đề, từ đó tổ chức
thành nhiều cuộc họp theo các chủ đề riêng để dân tham gia ý kiến. Trách
nhiệm của đơn vị tư vấn cũng cần được nêu rõ trong nội dung này.
- Xem xét lại cơ chế huy động nguồn vốn cộng đồng từ việc hiến đất
cho các công trình công cộng (giao thông, kênh mương, nhà văn hoá), nhất là
cơ chế hỗ trợ cho người hiến đất vì họ không được đền bù nên nhiều hộ sẽ
gặp khó khăn;
154
- Làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở để người dân thực sự là chủ thể,
tham gia trực tiếp, đầy đủ các hoạt động của chương trình xây dựng NTM.
Mặt khác người dân nông thôn cần không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ,
năng lực của mình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống để có điều kiện tham gia đóng
góp được nhiều hơn cho chương trình.
Mỗi tỉnh, huyện xây dựng một cơ chế biểu dương, khen thưởng cho các
xã đạt kết quả tốt, những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng
NTM. Hàng năm BCĐ xây dựng NTM Trung ương tổ chức Hội nghị khen
thưởng ở cấp quốc gia, tạo thành phong trào phấn đấu xây dựng NTM trên
toàn quốc.
155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lý Văn Toàn, Ngô Xuân Hoàng, “Huy động nguồn lực trong xây dựng
NTM tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Dự
báo, Số 15, tháng 7/2016, (tr. 52-53).
2. Lý Văn Toàn, Ngô Xuân Hoàng, Hà Quang Trung, “Huy động vốn trong
xây dựng NTM huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và khuyến
nghị”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 228(II), tháng 6/2016, (tr.11-19).
156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án: “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tờ trình Bộ Chính trị, Hà Nội tháng
6/2008.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, 2008, Nghị quyết số 26/NQ/TW
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 7, khoá X, Hà Nội.
4. Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott (2000), Một số vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức
Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi
năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Bình (2014), Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở
Đài Loan, Thông tin cập nhật của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
miền Nam, Truy cập ngày 27/08/2014.
7. Vũ trọng Bình (2009), Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của cộng đồng
trong xây dựng NTM.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình phát triển
nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án thí điểm xây dựng
mô hình NTM, ban hành theo Quyết định số 2614/QĐ-BNN-HTX ngày
08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về NTM, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2009/TT-
BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009.
157
11. Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2009), Báo cáo Đề án: Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM, Hà nội.
12. Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2012) Báo cáo Sơ kết 2 năm xây dựng Mô
hình thí điểm NTM, Hà Nội.
13. Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ NN&PTNT về xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôn.
14. Đỗ Kim Chung (2009), Vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đai hóa hiện nay: Quan điểm và những
định hướng chính sách, Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam - Trung
Quốc, Vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng 12 năm 2009,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 16-23.
15. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng
Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
18. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên
năm 2014.
19. Lê Thế Cương (2013), Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung
Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam,
Học viện Kinh tế chính trị, Trường Đại
học Nhân dân Trung Quốc, ngày 11/3/2013
20. Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ Đỉnh (1996), Kinh tế các
nguồn lực tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội;
21. Nguyễn Xuân Cường (2010), Quá trình phát triển kinh tế- xã hội nông
thôn ở Trung Quốc (1978 - 2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
158
22. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái (2012), Vai trò của người dân
trong dựng NTM ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tháng 3
năm 2012, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 70-79.
24. Nguyễn Trung Dũng (2009), Phát triển tổng hợp bền vững không gian
nông thôn - Hướng tới một làng quê thuần Việt trong thế kỷ 21, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2009), Kết quả
hội thảo lần thứ tư: Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn các nước
châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Văn Đình (2009), Một vài suy nghĩ về mô hình thí điểm NTM của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội thảo các Trường Đại học Việt
Nam - Trung Quốc, Vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng12
năm 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
28. Frans Elltis (1994), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát
triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Nguyễn Hoàng Hà (2014), Đề tài "Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp
huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
giai đoạn đến năm 2020”.
30. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
31. Hồ Xuân Hùng (2010), Những vấn đề quan tâm khi xây dựng NTM, Bản
tin ISG, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Vụ Hợp tác quốc tế.
159
32. Hồ Xuân Hùng (2011), Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng lâu dài
của Đảng và nhân dân ta,
33. Vũ Trọng Khải (2004), Đề tài KC.07-13 “Tổng kết và xây dựng mô hình
phát triển kinh tế - xã hội NTM, kết hợp truyền thống làng xã với văn
minh thời đại”.
34. Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng và Phạm Bích Hợp (2003), Tổng kết và
xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội NTM, kết hợp truyền thống
làng xã Việt Nam với văn minh thời đại, TP. Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Phượng Lê (2009), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ lý luận
đến thực tiễn, Hội thảo các Trường đại học Việt Nam - Trung Quốc, tháng
12 năm 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 29-37.
36. Nguyễn Ngọc Luân (2011), Đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm huy động
nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM nhằm đề xuất cơ chế chính
sách áp dụng cho xây dựng NTM”.
37. Phương Ly (2014), Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước châu Á,
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Truy cập
ngày27/08/2014.
38. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX năm 2015.
41. Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Paul.A. Samuelson và Wiliam D.Nordphaus (1989), Kinh tế học, Nxb Sự
thật, Hà Nội;
43. Phomvihane Lasavong (2014), Huy động vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ tỉnh Bolihamxay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội;
160
44. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Quan điểm của Đảng về xây dựng NTM (2012), Đại học
Hà Tĩnh.
46. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn,
nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong
mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
48. Rober S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld (1994), Kinh tế vi mô, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội;
49. Đỗ Tiến Sâm (2008), Trung Quốc với việc giải quyết vấn đề nông nghiệp-
nông thôn - nông dân (Tam nông), Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ (Viện
Khoa học xã hội Việt Nam).
50. Đỗ Tiến Sâm (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc thực trạng và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
51. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận, thực
tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
52. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Đặng Kim Sơn, Vũ Trọng Bình, (2007), Một số lý luận về phát triển nông
thôn, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 8/2007.
55. Đặng Kim Sơn - Phan Sỹ Hiếu (2001), Phát triển nông thôn bằng phong
trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, Viện Chính sách và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội;
161
56. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình NTM ở nước
ta hiện nay, Bài viết về Nông nghiệp nông thôn nông dân của Tạp chí cộng
sản, Truy cập ngày 09/03/2013.
57. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2009), Xây dựng mô hình NTM ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Nguyễn Mậu Thái (2015), Đề tài luận án “Nghiên cứu xây dựng NTM các
huyện phía Tây thành phố Hà Nội”.
59. Thủ tướng Chính phủ (2009), Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (ban
hành kèm theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009).
60. Thủ tướng Chính phủ (2010), Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 (ban hành kèm theo quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010).
61. Thủ tướng Chính phủ (2013), Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc
gia về NTM (ban hành kèm theo quyết định số 342/QĐ-TTg
ngày20/2/2013).
62. Đoàn Phạm Hà Trang (2012), Xây dựng NTM: Vấn đề quy hoạch và huy
động các nguồn tài chính,
63. Trung tâm Phát triển nông thôn, Dự án MISPA (2006), Lý luận và thực
tiễn xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa, Dịch giả Cù Ngọc Hưởng, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
64. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nông nghiệp và
PTNT(2002), Phát triển nông nghiệp bằng phong trào NTM (Saemaul) ở
Hàn Quốc, Hà Nội.
65. Đào Thế Tuấn (2005), Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp
mới ở Trung Quốc, socencoop.org.vn.
66. Nguyễn Ánh Tuyết (2004), Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp huy động “vốn
xã hội” cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM”.
162
67. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2005, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, TP. Thái Nguyên.
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên: “Báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng
NTM 2011-2015 tỉnh Thái Nguyên” năm 2015.
69. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên: “Báo cáo tổng kết 5 năm
xây dựng NTM 2011-2015 huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” năm 2015.
70. Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên: “Báo cáo tổng kết 5 năm
xây dựng NTM 2011-2015 huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” năm 2015.
71. Website:
72. Website:
II. Tiếng Anh
73. Alison Mathie, Gord Cunningham (2002), From clients to citizens: Asset-
based community development as a strategy for community-driven
development.
74. Alison Mathie, Gord Cunningham (2003), Who is driving development?
Reflection on the transformative potential of Asset-based community
development.
75. Dr. Lee Dae Seob (2011), Korea Rural and Agriculture Policy.
76. Jin Kwang So (2011), Saemaul Undong and community development in
new millennium age.
77. Takuji Sakai (2008), One village one product movement in Oita prefecture
163
PHỤ LỤC
164
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Phiếu dành cho cán bộ huyện, xã)
Phần 1. Thông tin chung về cán bộ
1. Họ và tên:.............................................................................................................................
- Giới tính: Nam Nữ
2. Nơi ở hiện nay: ....................................................................................................................
3. Đơn vị công tác: .................................................Chức vụ: ..................................................
4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trung cấp Cao Đẳng Đại học Trên đại học
5. Chuyên ngành đào tạo
Nông lâm nghiệp Kinh tế Công nghiệp Ngành khác
6. Trình độ lý luận chính trị
Chưa qua bồi dưỡng Trung cấp Cao cấp
7. Số năm công tác .......................... Số năm giữ chức vụ hiện tại: ........................................
Phần II. Nội dung và kết quả xây dựng NTM của địa phương
7. Các hình thức tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM nào dưới đây được thực
hiện ở địa phương của ông/bà?
a- Hội nghị triển khai
b- Đào tạo, tập huấn
c- Các phương tiện thông tin cụ thể:
Báo đài Loa phát thanh
Bản tin Trang thông tin điện tử
d- Thông qua các hội thi
8. Đề án và quy hoạch xây dựng NTM của địa phương ông/bà do ai thực hiện?
Đơn vị tư vấn UBND xã UBND xã và tư vấn
9. Ông (bà) có đánh giá như nào về vai trò của công tác quy hoạch trong xây dựng NTM?
Rất quan trọng Không quan trọng
Quan trọng Không có ý kiến
10. Theo Ông/bà Đề án và quy hoạch xây dựng NTM có cần thiết phải hỏi ý kiến người
dân không?
Có Không
- Nếu có hỏi thì vì sao?
......................................................................................................................................
165
11. Ở địa phương Ông/bà đã thành lập các ban nào dưới đây?
Ban chỉ đạo Ban quản lý xây dựng NTM
Ban Giám sát cộng đồng Ban Phát triển thôn bản
12. Theo Ông (bà) cần để người dân tham gia và hoạt động vào các hoạt động nào dưới
đây trong chương trình xây dựng NTM
Xây dựng quy hoạch, đề án Xây dựng cơ sở hạ tầng
Phát triển SX nâng cao thu nhập Xây dựng đời sống văn hóa
Xây dựng hệ thống chính trị Tất cả các nội dung trên
13. Địa phương Ông (bà) đã tổ chức tập huấn theo các nội dung nào dưới đây?
- Hội thảo, mô hình thăm quan
- Mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật
14. Các tổ chức Hội, đoàn thể ở địa phương đóng vai trò như thế nào trong công tác
xây dựng NTM?
Rất quan trọng Quan trọng Không có vai trò gì
15. Theo Ông (bà) thì ai sẽ là chủ thể xây dựng NTM?
Nhà nước Cán bộ Người dân
16. Đánh giá của Ông/bà về những lợi ích từ việc tham gia xây dựng NTM ở địa phương?
a- Về phát triển kinh tế và tăng thu nhập:....................................................................
b- Về đời sống văn hóa, tinh thần.................................................................................
c- Những lợi ích khác: .................................................................................................
17. Đánh giá của ông (bà) về xây dựng NTM hiện nay có phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội của địa phương hay không?
Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
18. Theo Ông (bà) bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM cần điều chỉnh, bổ sung những tiêu
chí, nội dung nào?....................................................................................................................
19. Trong quá trình triển khai xây dựng NTM ở địa phương Ông (bà) gặp những khó khăn gì?
..................................................................................................................................................
20. Theo Ông (bà) để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM
hiện nay cần tập trung triển khai thực hiện nội dung nào?.......................................................
Ghi chú: Ông (bà) đánh dấu (x) vào các ô được lựa chọn của mỗi câu hỏi
Xin chân thành cảm ơn!
Người phỏng vấn
Thái Nguyên ngày tháng năm
Người được phỏng vấn
166
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Phiếu dành cho doanh nghiệp)
Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp
1. Họ và tên:.............................................................................................................................
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Nơi ở hiện nay:.....................................................................................................................
4. Đơn vị công tác:........................................................Chức vụ:.............................................
5. Lĩnh vực kinh doanh:...........................................................................................................
Phần II. Sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng NTM
5. Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện nay:.....................................................................
Trong đó số lao động là người địa phương:..........................Nữ..............................................
6. Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng lao động địa phương?
Tốt Trung bình Yếu
7. Thu nhập bình quân/lao động/tháng hiện nay:.....................................................................
8. Nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp lấy từ đâu:
Nhập khẩu từ nước ngoài Trực tiếp từ địa phương
Địa phương khác
9. Ông (bà) biết về chương trình xây dựng NTM thông qua các hình thức tuyên truyền nào
dưới đây?
a- Hội nghị triển khai
b- Các phương tiện thông tin
Báo đài Loa phát thanh
Bản tin Trang thông tin điện tử
c- Thông qua các hội thi
10. Doanh nghiệp của Ông (bà) có tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, cho người
lao động biết về chương trình xây dựng NTM của địa phương không?
Có Không
11. Doanh nghiệp của Ông (bà) có được tham dự các hoạt động xây dựng NTM ở địa
phương không?
Có Không
12. Doanh nghiệp đã tham gia đóng góp xây dựng NTM của địa phương?
- Ngày công: Số lượng:.......................................................
- Tham gia hỗ trợ đào tạo nghề: Số lượng:.........................................................
167
- Đóng góp kinh phí: Số lượng:........................................................
- Tạo việc làm: Số lượng:.......................................................
13. Doanh nghiệp của ông (bà) có sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không?
Có Không
14. Doanh nghiệp của Ông (bà) có trực tiếp đầu tư thực hiện công trình nào của địa phương
nằm trong Chương trình xây dựng NTM hay không?
Có Không
Nếu có:
- Tên công trình?..........................................................................................................
- Hình thức đầu tư:.......................................................................................................
15. Theo Ông (bà) địa phương cần làm gì để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp, nông thôn?...................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!
Người phỏng vấn
Ngày tháng năm
Người được phỏng vấn
168
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Phiếu dành cho cán bộ khối tổ chức Hội, đoàn thể)
Phần 1. Thông tin chung về cán bộ
1. Họ và tên:.............................................................................................................................
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Nơi ở hiện nay: ....................................................................................................................
4. Đơn vị công tác: .............................................. Chức vụ: ....................................................
5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trung cấp Cao đẳng
Đại học Trên đại học
6. Chuyên ngành đào tạo
Nông lâm nghiệp Kinh tế Công nghiệp Ngành khác
7. Trình độ lý luận chính trị
Chưa qua bồi dưỡng Trung cấp Cao cấp
8. Số năm công tác ....................... Số năm giữ chức vụ hiện tại: ...........................................
Phần II. Vai trò của tổ chức hội đoàn thể trong xây dựng NTM
1. Ông/bà biết về chương trình xây dựng NTM thông qua các hình thức tuyên truyền nào
dưới đây?
a. Sinh hoạt hội, chi hội, tổ hội
b. Các câu lạc bộ nông dân
c. Các phương tiện thông tin:
Báo đài Loa phát thanh
Bản tin Trang thông tin điện tử
d. Thông qua các hội thi
2. Ông/bà có được tham gia ý kiến, tham gia các buổi họp đóng góp ý kiến Đề án xây dựng
NTM không?
Có Không
3. Ông/bà có được tham gia các buổi họp về công tác quy hoạch trong xây dựng NTM ở
địa phương không?
Có Không
4. Ông/bà có đánh giá như thế nào về vai trò của công tác quy hoạch trong xây dựng
NTM?
Rất quan trọng Quan trọng
169
Không quan trọng Không có ý kiến
5. Tổ chức Hội, đoàn thể của ông/bà công tác có đại diện tham gia vào các ban nào dưới
đây?
Ban chỉ đạo Ban quản lý xây dựng NTM
Ban Giám sát cộng đồng Ban phát triển thôn
III. Sự tham gia của tổ chức Hội, đoàn thể trong Chương trình xây dựng nông thôn mới
6. Tổ chức Hội, đoàn thể nơi ông/bà đang công tác có tổ chức học tập, nghiên cứu về tiêu
chí, chương trình xây dựng NTM của Trung ương và đia phương không?
Có Không
7. Tổ chức Hội, đoàn thể nơi ông/bà đang công tác có tổ chức các lớp tập huấn nào dưới đây?
- Hội thảo, mô hình thăm quan
- Mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật
8. Ông/bà có được tham gia tập huấn trong các mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM không?
Có Không
9. Tổ chức Hội, đoàn thể của ông/bà tổ chức các phong trào gì để thực hiện Chương trình
xây dựng NTM ở địa phương?
..................................................................................................................................................
10. Kết quả đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của địa phương từ các phong trào
do Hội, đoàn thể tổ chức?
- Ngày công..............................................................................................
- Hiện vật...................................................................................................
- Tiền.........................................................................................................
11. Đánh giá của Ông/bà về những lợi ích từ việc tham gia xây dựng NTM ở địa phương?
- Về phát triển kinh tế và tăng thu nhập:..................................................................................
..................................................................................................................................................
- Về đời sống văn hóa tinh thần ..........................................................................................
..................................................................................................................................................
- Những lợi ích khác: ..........................................................................................................
..................................................................................................................................................
12. Đánh giá của Ông/bà về xây dựng NTM hiện nay có phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của gia đình và của địa phương hay không?
Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
170
13. Theo Ông/bà bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM cần điều chính, bổ sung những tiêu
chí, nội dung nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
14. Theo Ông/bà để nâng cao vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể trong việc tham gia xây
dựng NTM hiệu nay thì Hội, đoàn thể các cấp cần tập trung triển khai thực hiện các nội
dung nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ghi chú: Ông/bà đánh dấu (x) vào các ô được lựa chọn đối với mỗi câu hỏi
Xin chân thành cảm ơn!
Người phỏng vấn
Ngày tháng năm
Người được phỏng vấn
171
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Phiếu dành cho các hộ gia đình)
Phần 1. Thông tin chung về hộ gia đình
1. Họ và tên chủ hộ: .................................................................................................................
- Giới tính: Nam Nữ
2. Nơi ở hiện nay: ....................................................................................................................
4. Trình độ văn hóa:.................................................................................................................
5. Số người trong gia đình: ......................................................................................................
6. Số lao động trong độ tuổi: ...
Phần II. Vai trò và sự tham gia của hộ gia đình trong Chương trình xây dựng NTM
1. Ông/bà biết về Chương trình xây dựng NTM thông qua các hình thức tuyên truyền nào
dưới đây?
a. Sinh hoạt xóm, hội
b. Các câu lạc bộ nông dân
c. Các phương tiện thông tin
- Báo đài Loa phát thanh
- Bản tin Trang thông tin điện tử
d. Thông qua các hội thi
2. Theo Ông/bà ai là chủ thể xây dựng NTM?
Nhà nước Người dân và cộng đồng Cả 2 đối tượng trên
3. Theo Ông/bà mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là gì?
- Xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội
- Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn
- Khác
4. Ông/bà có được tham gia ý kiến, tham gia các buổi họp đóng góp ý kiến Đề án xây dựng
NTM không?
Có Không
5. Ông/bà có được tham gia các buổi họp về công tác quy hoạch trong xây dựng NTM ỏ
địa phương không?
Có Không
172
6. Ông/bà có đánh giá như thế nào về vai trò của công tác quy hoạch trong xây dựng
NTM?
Rất quan trọng Quan trọng
Không quan trọng Không có ý kiến
7. Ông/bà có được tham gia học tập, nghiên cứu về tiêu chí, chương trình xây dựng NTM
của Trung ương và đia phương không?
Có Không
8. Nguồn thu nhập chính của gia đình Ông/bà từ?
Nông nghiệp Kinh doanh, làng nghề Lao động làm thuê
9. Ông/bà có được tham gia đóng góp các công trình ở địa phương không?
Có Không
(Nếu có chuyển sang câu số 13)
10. Trong sản xuất nông nghiệp gia đình ông/bà gặp khó khăn gì?
Vốn Kỹ thuật Thị trường Ruộng nhỏ, manh mún
11. Ông/bà có được tham gia tập huấn trong các mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM không?
Có Không
- Nếu có được tham gia tập huấn, là các mô hình nào dưới đây:
+ Sản xuất rau hữu cơ
+ Lúa cao sản
+ Chăn nuôi lợn an toàn sinh học
+ Chăn nuôi bò sữa
+ Khác: ........................................................................................................................
12. Các công trình ở địa phương gia đình Ông/bà có tham gia đóng góp xây dựng?
- Đường làng, ngõ xóm Nhà văn hóa thôn
- Giao thông, kênh mương nội đồng Sân chơi
- Vệ sinh môi trường
- Khác:..........................................................................................................................
13. Gia đình Ông/bà đã tham gia đóng góp những gì để xây dựng các công trình ở địa
phương? Bao nhiêu? (nếu có ở câu hỏi 9 thì trả lời câu này)
- Ngày công: ................................................................................................................
- Hiện vật:.....................................................................................................................
- Tiền:...........................................................................................................................
173
14. Gia đình Ông/bà có hiến đất để thực hiện các công trình chung của địa phương không?
Có Không
Nếu có hiến thì diện tích là: ............................................ m2
15. Gia đình Ông/bà có tham gia xây dựng quy ước làng văn hóa không?
Có tham gia Không tham gia
16. Ông/bà cho rằng quy ước làng văn hóa có phù hợp với địa phương không?
Phù hợp Không phù hợp, cần thay đổi
17. Theo đánh giá của Ông/bà môi trường nào ở địa phương đang bị ô nhiễm?
Nước Đất Không khí
18. Theo ông/bà nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương là gì?
Ý thức của người dân Rác thải, nước sinh hoạt
Hoạt động sản xuất làng nghề Chưa có hệ thống thu gom rác thải
19. Hiện nay các phần mộ của gia đình đang nằm ở khu vực nào?
Vườn nhà Ruộng của gia đình Nghĩa trang nhân dân
20. Nếu thực hiện di chuyển các phần mộ về nghĩa trang nhân dân, gia đình có thực hiện di
chuyển không?
Có di chuyển Không di chuyển
21. Đánh giá của Ông/bà về những lợi ích từ việc tham gia xây dựng NTM ở địa phương?
- Về phát triển kinh tế và tăng thu nhập...................................................
- Về đời sống văn hóa tinh thần ...............................................................
- Những lợi ích khác: ..............................................................................
22. Đánh giá của Ông/bà về xây dựng NTM hiện nay có phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của gia đình và của địa phương hay không?
Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
23. Theo Ông/bà cần làm gì để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây
dựng NTM hiệu nay?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ghi chú: Ông/bà đánh dấu (x) vào các ô được lựa chọn đối với mỗi câu hỏi
Xin chân thành cảm ơn!
Người phỏng vấn
Ngày tháng năm
Người được phỏng vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_huy_dong_von_cho_xay_dung_nong_thon_moi_o_tinh_thai.pdf