Lợi thế so sánh được khai thác tốt, các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư và
tăng trưởng của vùng biển được cải thiện nhanh và tốt hơn so với các vùng xung
quanh. Khả năng thu hút vốn đầu tư của vùng chiếm khoảng 43% tổng vốn đầu tư
xã hội ở khu vực ven biển Bắc Trung Bộ đến 2020.
Vốn đầu tư xã hội (giá thực tế) thu hút được dự kiến đạt 510 - 520 nghìn tỷ
đồng tương đương 23,5 - 24 tỷ USD, tính theo giá năm 2010 khoảng 340 - 345
nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng có thể đạt bình quân 23,5 -
24%, GDP bình quân đầu người đạt 6000 - 6200 USD/người vào 2020. GDP của
Vùng chiếm 51% GDP của tỉnh đồng thời đóng góp tích cực nâng GDP đầu người
của tỉnh đạt khoảng 3800 USD/người vào 2020
170 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề đồng tiền cho vay: nên thực hiện cho vay đồng thời cả đồng Việt Nam và
đồng ngoại tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tiến hành vay vốn và
sử dụng vốn.
Mặt khác, theo quy định hiện hành nguồn vốn TDNN do Trung ương phân bổ
trên cơ sở đề nghị của địa phương. Chính vì vậy, để huy động nguồn vốn này thì
hàng năm, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh các danh
mục, dự án phát triển ngành thủy sản, kinh tế hàng hải và du lịch biển.
* Đối với vốn tín dụng có nguồn gốc vốn ODA
Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương ít có điều kiện tiếp xúc với
các nhà tài trợ nước ngoài. Chính quyền địa phương được tiếp nhận nguồn ODA
thông qua phân bổ của Trung ương trên cơ sở danh mục dự án đề nghị của địa
phương. Do đó, trong thời gian tới để có thể huy động được nguồn vốn ODA cho
các lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng một ban quản lý dự án chuyên nghiệp với đội ngũ cán
bộ có trình độ và kinh nghiệm làm việc, nắm chắc các cơ chế quản lý ODA. Đồng
thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ có liên quan thuộc các cơ quan của tỉnh
liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư và quản lý dự án như Sở Kế hoạch và đầu tư,
Sở Tài chính, Sở công thương. Có như vậy, mới có thể thu hút được vốn ODA cho
các lĩnh vực của kinh tế biển.
Thứ hai, cần đảm bảo kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình và dự án
ODA để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất và nhanh nhất.
Thứ ba, cần rà soát lại hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến huy động
và sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó, hoàn thành hệ thống các văn bản pháp
lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA. Đồng thời, tăng cường
kiểm tra, giám sát trong toàn bộ quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn ODA
nhằm phòng chống tham nhũng.
134
3.3.2.3. Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, cá nhân được sử
dụng vốn từ tín dụng ngân hàng
Cần hoàn thiện hình thức tiền gửi tiết kiệm có tính truyền thống để tạo nguồn
vốn ổn định, giúp cho các ngân hàng có thể chủ động được số dư ổn định để tận
dụng cho vay trung và dài hạn. Trước mắt, cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và
xây dựng một hệ thống NHTM vững mạnh, huy động và phân phối vốn có hiệu qủa,
đa dạng hoá các loại hình tiền gởi tiết kiệm, phát triển dịch vụ thanh toán trong dân
cư để tăng tiền gởi trong thanh toán, thực hiện tốt công tác bảo hiểm tiền gửi. Mở
rộng thị trường tín dụng quốc tế để huy động vốn ngoại tệ qua việc vay vốn, nhận
ủy thác và tài trợ để thu hút vốn cho nền kinh tế
Để có thể huy động vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cho các
ngành kinh tế biển cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với cơ chế đảm bảo tiền vay
Do đặc thù của các ngành kinh tế biển tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là ngành
khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ nên hiện nay, các NHTM đều yêu cầu ngư dân,
doanh nghiệp bổ sung tài sản đảm bảo ngoài tài sản thế chấp là tàu cá hình thành từ
vốn vay khi cho vay đóng mới tàu cá. Cơ chế này đã khiến ngư dân khó tiếp cận
vốn vay NHTM. Do vậy cần xây dựng cơ chế đặc thù để NHTM mạnh dạn cho vay
với tài sản thế chấp chỉ là tàu cá hình thành từ vốn vay, từ đó ngư dân có thể mạnh
dạn đầu tư những con tàu lớn, đảm bảo về kỹ thuật và thiết kế.
Thứ hai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở NN&PTNT, Sở Văn hóa thể
thao và Du lịch với các NHTM trên địa bàn tỉnh.
Mục đích để ký kết các chương trình liên tịch về đầu tư vốn tín dụng phục vụ
phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên cho vay vốn
đầu tư đối với các dự án thuộc ngành thủy sản như các dự án chuyển đổi cơ cấu
thuyền nghề khai thác hải sản theo hướng công suất lớn, trang bị hiện đại, khai thác
xa bờ; các dự án đầu tư tàu thuyền dịch vụ hậu cần trên biển, các dự án ứng dụng
công nghệ tiên tiến bảo quản sản phẩm sau khai thác, các dự án đổi mới công nghệ
chế biến hải sản, các dự án nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp có quy
135
mô lớn và các dự án thuộc ngành du lịch biển như các dự án xây dựng các khu vui
chơi, giải trí ven biển, các trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên giữa 4 bên,
gồm: Các ngư dân, hiệp hội nghề cá; các bộ, ngành; chính quyền địa phương, các
NHTM và công ty bảo hiểm.
Các bên cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác và thống nhất với nhau
trong thực hiện công việc. Nếu sự phối hợp này không được thực hiện tốt, có thể
dẫn đến tình trạng có khoảng cách không nhỏ giữa các tiêu chuẩn cho vay của các
ngân hàng và tiêu chí xét duyệt của các cơ quan nhà nước. Điều này sẽ khiến các
NHTM mất thêm thời gian để thẩm định lại hồ sơ vay của ngư dân, từ đó thời gian
đồng vốn đến được tay người dân sẽ bị kéo dài.
Thứ tư, tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống NHTM và các TCTD trên địa
bàn tỉnh.
Ngoài chi nhánh của các NHTM quốc doanh hiện có cần khuyến khích thành
lập các NHTM cổ phần, hoặc lập chi nhánh của các ngân hàng cổ phần trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa. Đồng thời, các ngân hàng nên mở các chi nhánh hay phòng
giao dịch trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh. Hiện nay mới chỉ có ngân hàng nông
nghiệp là có các chi nhánh ở các huyện. Do vậy các doanh nghiệp rất khó tiếp cận
được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
3.3.2.4. Khuyến khích vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư vào kinh tế biển
* Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư trong nước
Một là, đẩy mạnh sự phát triển của các trung gian tài chính trên địa bàn tỉnh để
thông qua đó thu hút vốn tiết kiệm của dân cư chảy vào nền kinh tế.
Hai là, ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp khi đầu tư vào các
ngành nghề, lĩnh vực kinh tế biển như chính sách ưu đãi thuế, tiền thuê mặt nước,..
Ba là, xây dựng hoàn thiện các cơ sở tầng để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để thu hút, hấp dẫn
các nhà đầu tư bỏ vốn ra thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
136
* Đối với vốn FDI
Trên cơ sở những định hướng, giải pháp của Trung ương nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như: tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, tiếp
tục hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài, các bộ luật khác có liên quan và bổ sung các
chính sách kinh tế – tài chính theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, cơ chế chính sách phải ổn định, thông thoáng và minh bạch nhất
là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu. Đồng thời, qua thực tiễn công tác huy động vốn
đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển Thanh Hóa thời gian vừa qua, trong
thời gian tới, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vào lĩnh vực kinh tế
biển thì chính quyền địa phương cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, cải cách mạnh thủ tục hành chính, mạnh dạn cắt giảm các loại chi
phí đầu vào như: điện, nước, viễn thông, giao thông và các chi phí thuê đất đối với
các dự án cần khuyến khích đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định dự án, xét
duyệt cấp giấy phép đầu tư. Giải quyết tốt các thủ tục sau khi cấp phép, đặc biệt là
các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng và đưa công trình vào
sử dụng.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quy hoạch ngành, vùng, sản phẩm và lập danh
mục các dự án cụ thể kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên thu hút vốn cho các
dự án về du lịch có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, các dự án kết hợp giữa du lịch
nghỉ dưỡng với các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại để hấp đẫn du
khách, tăng thời gian lưu trú và các dự án về lĩnh vực thủy sản như: các dự án nuồi
trồng thủy sản, các dự án về đóng sửa tàu thuyền bằng vật liệu mới.
Thứ ba, tỉnh cần nhất quán trong quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài đối với
các dự án lớn, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, huyện, thành
phố nhằm tránh gây ra sự chồng chéo, khó giải quyết.
Thứ tư, chú ý đến việc phân loại đối tác đầu tư , tìm kiếm đối tác tiềm năng
nhất, đầu tư vững chắc nhất nhằm kêu gọi và nhắm vào đối tác đó nhiều hơn. Trong
các đối tác đầu tư vào kinh tế biển Thanh Hóa, Hoa Kỳ luôn là đối tác đầy tiềm
137
năng, đã đầu tư vào tỉnh những dự án lớn và hoạt động rất có hiệu quả , đóng góp
lượng vốn tương đối lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
* Đối với vốn FII
Đối với tỉnh Thanh Hóa, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan
trọng. Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài
chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá
trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những
dao động phi thị trường và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh
tế (vốn, công nghệ, quản lý). Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong
nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất
quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
Tỉnh Thanh Hóa đang nổi lên như một địa phương có nhiều tiềm năng thu hút
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
phong phú, tỉnh Thanh Hóa còn là địa phương có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà
đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Chính vì thế, trong thời gian tới,
để thu hút nguồn vốn FII cho khu vực kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện
các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút
các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường
vốn, thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh
đất nước và môi trường đầu tư của tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh cạnh tranh thu
hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt.
3.3.3. Các giải pháp huy động vốn cho từng ngành kinh tế biển
Qua đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, luận án tiếp tục đề xuất thêm một số giải pháp riêng
cho từng ngành của kinh tế biển.
3.3.3.1. Đối với ngành thủy sản
Thứ nhất, tăng cường rà soát các khoản thu, các đơn vị sản xuất kinh doanh
138
trên địa bàn, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giám sát, kiểm tra,
hoàn thuế giá trị gia tăng; ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm trong kê khai,
nộp thuế và chiếm dụng tiền thuế. Triển khai thực hiện phân tích, đánh giá hồ sơ
của người nộp thuế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra. Ngoài ra, ngành thuế tiếp tục áp dụng đầy đủ các biện pháp để thu hồi nợ đọng
tiền thuế ngay từ đầu năm. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và tham
mưu cho chính quyền địa phương để thu hồi tiền thuế nợ đọng; tuyên truyền để
người nộp thuế thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, không để việc nợ đọng tiền thuế
phát sinh.
Thứ hai, đối với TDNN, chính quyền tỉnh cần ban hành các chính sách ưu tiên
cho phát triển ngành thủy sản dựa trên quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây sẽ là cơ sở để NHPT thực
hiện giải ngân vốn cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản.
Thứ ba, để huy động được nguồn vốn TDNH, trong thời gian tới Nhà nước cần
có chính sách ưu đãi để khuyến khích các ngân hàng cho vay lĩnh vực này theo hình
thức tín chấp, phát huy vai trò của các cấp, hội, quỹ... trong việc bảo lãnh cho DN, hộ
nông dân vay vốn. Đồng thời, NHTM cần mở rộng phạm vi đối tượng được vay vốn
ngân hàng cũng như đơn giản hóa thủ tục hồ sơ giấy tờ vay vốn. Bên cạnh đó, cần
tăng cường tuyên truyền cho người dân về lợi ích của bảo hiểm trong nông nghiệp
nhằm giảm thiểu các rủi ro cho người dân trong quá trình hoạt động ngành nghề.
3.3.3.2. Đối với ngành du lịch biển
Thứ nhất, tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch ven
biển như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa. Đây chính là tiền đề thu hút các doanh
nghiệp, cá nhân bỏ vốn đầu tư vào phát triển du lịch biển.
Thứ hai, chính quyền tỉnh cần có chiến lược đa dạng hóa các loại hình du lịch
tại các khu du lịch biển của tỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư cho tất cả các tháng
trong năm thay vì ba tháng hoạt động như hiện nay. Có như thế, cơ sở hạ tầng cũng
như vốn của nhà đầu tư bỏ ra không bị lãng phí.
139
Thứ ba, chính quyền tỉnh cần có chiến lược quy hoạch phát triển cho từng
điểm du lịch biển dài hạn nhằm tạo lòng tin, sự ổn định cho cá nhân, doanh nghiệp
khi bỏ vốn đầu tư. Trong trường hợp có các dự án chiến lược, cần thông báo và tạo
mọi điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp khi di chuyển địa điểm đầu tư.
3.3.3.3. Đối với ngành hàng hải
Thứ nhất, mở rộng và phát triển thị trường cho thuê tài chính
Xuất phát từ thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển thiếu vốn để đầu tư tàu biển hiện đại. Các
doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức thuê tài chính để tài trợ cho nhu cầu vốn.
Tuy nhiên, thị trường cho thuê tài chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa phát
triển. Do đó, để tạo thêm kênh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc chính
quyền địa phương cho phép mọi đối tượng, thành phần kinh tế trong và ngoài nước
có nhu cầu, đủ điều kiện tài chính và năng lực kinh doanh đều có thể tham gia thị
trường, hình thành các trung tâm giao dịch, môi giới mua bán máy móc thiết bị, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực cho thuê tài chính để
đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này.
Thứ hai, tăng cường các hình thức hợp tác công – tư
Đối tác nhà nước trong mối quan hệ hợp tác công tư là các tổ chức chính phủ,
bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp Nhà
nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc đối tác nước ngoài, và có
thể là doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật
liên quan đến dự án. Mối quan hệ đối tác Nhà nước – tư nhân cũng có thể bao gồm
các tổ chức phi Chính phủ hoặc tổ chức cộng đồng đại diện cho những tổ chức và
cái nhân mà dự án có thể tác động rực tiếp. Mối quan hệ hợp tác công – tư hiệu quả
ghi nhận rằng khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân có những lợi thế tương đối
nhất định so với khu vực còn lại khi thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Đóng góp
của Chính phủ cho mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân có thể dưới dạng vốn
đầu tư, chuyển giao tài sản, hoặc các đóng góp hiện vật khác hỗ trợ cho mối quan hệ
đối tác này. Chính phủ cũng góp phần trong các yếu tố về trách nhiệm xã hội, ý
140
thức thức môi trường, kiến thức bản địa và khả năng huy động sự ủng hộ chính trị.
Vai trò của khu vực tư nhân trong mối quan hệ đối tác là sử dụng chuyên môn về
thương mại, quản lý, điều hành và sáng tạo của mình để vận hành hoạt động kinh
doanh một cách hiệu quả. Để thúc đẩy hình thức huy động vốn này cho đầu tư phát
triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian tới chính quyền tỉnh Thanh Hóa
cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, chính quyền tỉnh cần phải nghiên cứu để sớm hoàn thành khung pháp
lý về PPP, khung quy định về các khu vực đầu tư rõ ràng. Để đảm bảo sự thành
công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói
riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị vốn đầu
tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ
bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định.
Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình
PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn. Chính sách cam
kết lâu dài sẽ tạo cho các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng góp vốn đầu tư.
Hai là, tạo ra các cơ chế thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối
với khu vực tư nhân, đồng thời xây dựng cơ chế bình đẳng trong mối quan hệ công
tư, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương và tư nhân để tìm ra tiếng nói
chung trong quá trình hợp tác.
Ba là, cần công bố nhu cầu và quy hoạch phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ
công đối với từng loại hình dịch vụ, từng khu vực, địa bàn, tạo điều kiện cho việc
phát triển PPP của các thành phần kinh tế không bị mất cân đối và phát triển đúng
hướng, theo đúng quy hoạch của nhà nước. Ban hành công khai các danh mục đầu
tư để các nhà đầu tư lựa chọn.
Bốn là, khuyến khích phát triển PPP ở quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít.
Theo định hướng của Đảng và nhà nước ta, mô hình PPP được khuyến khích triển
khai đối với dịch vụ hạ tầng kỹ thuật như: Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ,
bến phà đường bộ; Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; Cảng hàng không,
cảng biển, cảng sông; Hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống
141
thu gom,xử lý nước thải, rác thải; Nhà máy điện, đường dây tải điện. Với quy mô
nhỏ, với nguồn vốn đầu tư nhỏ để các doanh nghiệp tư nhân có thể từng bước tham
gia PPP, và khi có đủ năng lực có thể tham gia PPP với quy mô lớn.
3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp huy động vốn cho phát triển kinh tế
biển tỉnh Thanh Hóa
Để có thể đưa các giải pháp trên vào thực thi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết. Cụ thể:
Thứ nhất, chỉnh sửa, bổ sung, đổi mới chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi
cho các lĩnh vực của kinh tế biển.
Trước bối cảnh sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút đầu tư giữa các quốc gia,
Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh
doanh hấp dẫn. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những tồn tại, hạn chế chưa được
khắc phục như: Chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế, đầu
tư vào khu vực kinh tế biển còn thấp; phần lớn các doanh nghiệp hoạt động về sản
xuất và gia công, có giá trị gia tăng thấp; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với
nhau cũng như với khu vực kinh tế tư nhân trong nước, hạn chế cơ hội doanh
nghiệp trong nước tận dụng lợi thế về công nghệ và cải thiện năng suất; Thu hút các
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng,
các nhà đầu tư lớn nhất là các tập đoàn tài chính lớn chưa nhiều. Tỷ lệ đầu tư gián
tiếp của tư nhân nước ngoài ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ nhỏ, trong tổng đầu tư
nước ngoài. Trong hoàn cảnh này, Việt Nam cần có những thay đổi cần thiết về cơ
chế, chính sách thu hút các nguồn lực từ đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
Để doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có khả năng tiếp cận nguồn vốn
TDĐT&TDXK của Nhà nước, thời gian tới Chính phủ cần hoàn thiện chính sách
TDĐT&TDXK theo hướng nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHPT,
tạo cơ chế hỗ trợ để huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, nhằm tăng khả năng
hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh theo định hướng của Nhà nước. Bản thân các
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tích cực nâng cao năng lực về vốn, kỹ năng
142
quản lý, kỹ thuật – công nghệ,... để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng của
nhà nước khi được tiếp nhận nguồn vốn này.
Thứ ba, nâng cao trình độ và đổi mới tư duy nhân sự
Hiện nay, vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ dự án, cán bộ quản lý
còn thực hiện công việc theo lối tư duy cũ. Tính thụ động trong công việc còn khá
phổ biến, trách nhiệm cá nhân trong công việc chưa minh bạch nên dẫn đến tình
trạng hiệu quả công việc chưa cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền
tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ quản
lý kinh tế - tài chính cho đội ngũ cán bộ; đổi mới cách làm việc; phân định rõ trách
nhiệm của mỗi cá nhân.
Thứ tư, tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng tới mục tiêu công khai, minh bạch,
thủ tục đơn giản, gọn nhẹ trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đặc biệt trong
lĩnh vực đầu tư, đất đai, thuế,Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp,
các ngành trong việc thu hút vốn cho các ngành nghề của kinh tế biển nói riêng, nền
kinh tế nói chung. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi
tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Xử
lý kiên quyết và thay thế kịp thời đối với những cán bộ vi phạm, cán bộ có năng lực
kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ năm, hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng ngân hàng
Cần hoàn thiện hình thức tiền gửi tiết kiệm có tính truyền thống để tạo nguồn
vốn ổn định, giúp cho các ngân hàng có thể chủ động được số dư ổn định để tận
dụng cho vay trung và dài hạn. Trước mắt, cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và
xây dựng một hệ thống NHTM vững mạnh, huy động và phân phối vốn có hiệu qủa,
đa dạng hoá các loại hình tiền gởi tiết kiệm, phát triển dịch vụ thanh toán trong dân
cư để tăng tiền gởi trong thanh toán, thực hiện tốt công tác bảo hiểm tiền gửi. Mở
rộng thị trường tín dụng quốc tế để huy động vốn ngoại tệ qua việc vay vốn, nhận
ủy thác và tài trợ để thu hút vốn cho nền kinh tế
Thứ sáu, cổ phần hóa các cảng biển, chỉ trừ cảng quân sự, cảng biển quốc phòng.
143
Nhà nước chỉ đầu tư những hạng mục có tính hỗ trợ, chất lượng cảng biển sẽ
thay đổi. Việc cổ phần hóa có thể tiến hành đến mức nhà nước không giữ cổ phần
chi phối. Nhưng để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài, chỉ nên cổ phần hóa những cảng tốt nhất chứ không phải cảng không phát
triển được. Khi đó nhà nước có thể rút vốn ra để cho tư nhân khai thác, làm như thế
nhà nước được lợi, tư nhân cũng được lợi. Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo,
cảng biển sẽ hấp dẫn được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn khi mô hình đối tác công -
tư được triển khai. Hiện nay, hạn chế lớn nhất của cảng biển là thiếu cơ sở vật chất
kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu tính kết nối với hạ tầng giao
thông và các trung tâm của hệ thống logistics... Vì vậy, đầu tư phát triển hạ tầng
cảng biển là tất yếu. Chính phủ bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũng không thể
đủ tiền đầu tư cho tất cả các hạng mục hạ tầng. Vì vậy huy động vốn tư nhân là khả
quan nhất. Những yếu tố nhà đầu tư tư nhân quan tâm trong đầu tư cảng biển là: Lợi
nhuận dự kiến, tỷ lệ góp, điều kiện hỗ trợ, môi trường pháp lý, hợp đồng hợp tác
chặt chẽ, thủ tục đấu thầu cạnh tranh, dự án có tính khả thi cao về nhiều mặt (kỹ
thuật, thể chế, tài chính, kinh tế và môi trường), cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp
đồng PPP với nhà đầu tư đủ điều kiện để trở thành đối tác tin cậy. Do vậy, đầu tư
cảng biển theo hình thức PPP cần một khung thể chế mạnh, sự phối hợp chặt chẽ
giữa hệ thống quy định đầu tư công và đầu tư tư nhân vì nhà đầu tư cần một môi
trường pháp lý ổn định, có hiệu lực cao cũng như cần có cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, đủ khả năng thực hiện các cam kết theo hợp đồng PPP.
Thứ bẩy, hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô hỗ trợ cho quá trình huy
động vốn
Hoàn thiện chính sách lãi suất trong điều kiện nền kinh tế có sự hội nhập về
kinh tế và tài chính vào khu vực theo hướng thị trường, tiến tới có thể thực hiện
chính sách tự do hóa lãi suất, xóa bỏ chính sách lãi suất cơ bản và quản lý biên độ
đối với lãi suất cho vay dài hạn đồng nội tệ, lấy quan hệ cung cầu về vốn để quyết
định lãi suất kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ giữa lãi suất trên thị trường trong nước với lãi suất trên thị trường các
144
nước trong khu vực cũng như trên thế giới để mở rộng phạm vi điều tiết vốn của thị
trường tài chính Việt Nam. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước sẽ tăng cường sử dụng
công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp và
điều chỉnh lãi suất thị trường.
Để hỗ trợ cho chính sách huy động vốn, cần thực hiện chính sách tỷ giá hối
đoái ổn định, linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhằm đạt hiệu quả cao trong huy
động vốn và phát triển xuất nhập khẩu. Từng bước tiến tới thực hiện chính sách tự
do hoá tỷ giá hối đoái có sự quản lý của Nhà nước cho phù hợp với xu thế tự do hoá
tài chính và sự hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá có tác
động rất nhạy cảm đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, cho nên cần phải có sự chuẩn
bị chu đáo các điều kiện và có bước đi thích hợp cho quá trình tự do hoá tỷ giá như
củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tiềm lực dự trữ
ngoại tệ quốc gia và xác lập cơ cấu ngoại tệ hợp lý, giảm dần sự can thiệp hành
chính vào quá trình hình thành tỷ giá, giảm sự can thiệp sâu vào hoạt động hối đoái
của các NHTM mà chỉ quản lý tỷ giá thị trường liên ngân hàng.
Ngoài các điều kiện trên, trong thời gian tới để tăng hiệu quả huy động vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cần thêm các điều
kiện sau:
* Đối với Ngân hàng Nhà nước
Một là, cần nghiên cứu cung cấp bảo lãnh tín dụng 100% đối với các khoản
vay của NHTM.
Hai là, chỉ đạo các NHTM bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế theo dõi và giám sát
khoản vay riêng đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo hướng
đảm bảo quá trình sử dụng tiền vay và trả nợ của ngư dân được giám sát chặt chẽ,
tăng cường số lượng và chất lượng những đợt kiểm tra của ngân hàng và cán bộ cơ
quan chức năng với người vay.
Ba là, chỉ đạo các NHTM tinh giản, rút gọn thủ tục, quy trình trong công tác
thẩm định, giải ngân đối với cho vay thủy sản. Nghiên cứu cơ chế xử lý nợ xấu và nợ
có nguy cơ thành nợ xấu riêng đối với lĩnh vực cho vay các hộ ngư dân đánh bắt xa bờ.
145
Bốn là, NHNN và Bộ Tài chính xem xét nghiên cứu hình thành những quỹ
quay vòng ở các khu vực mà NHTM, các cơ quan nhà nước khó thực hiện công tác
theo dõi giám sát khoản vay.
* Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thứ nhất, đề nghị Bộ cần nhanh chóng công bố tất cả các mẫu tàu (bao gồm tàu
cá vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới) và danh sách các cơ sở đóng tàu đủ điều kiện để
người dân có thể chủ động trong việc lựa chọn và tính toán phương án kinh doanh.
Thứ hai, để hỗ trợ bà con ngư dân trong việc xây dựng phương án kinh doanh,
Bộ NN&PTNT có thể phối hợp với một số đơn vị đóng tàu có uy tín, kinh nghiệm
để đưa ra mức giá thành khung (dự kiến) đối với từng loại tàu (tàu vỏ thép, tàu vỏ
gỗ, tàu vật liệu mới), từng loại hình (đóng mới, nâng cấp)
* Đối với Bộ Tài chính
Thứ nhất, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại
I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.
Thứ hai, đề nghị bộ ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Nhà nước đúng và đủ theo
nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh.
Thứ ba, tạo cơ chế chủ động về thu và tự phân bổ NSNN tại địa phương đối
với một số hạng mục, công trình trọng điểm của tỉnh. Điều này, sẽ tạo cho ngân
sách địa phương tính chủ động đối với một số nguồn thu trong phạm vi địa phương
quản lý.
* Đối với UBND tỉnh
Thứ nhất, đề nghị khẩn trương xét duyệt danh sách người vay vốn để nhanh
chóng đưa đồng vốn đến với bà con ngư dân.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu trong
hỗ trợ chi phí cho ngư dân.
Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân về các chính sách miễn giảm thuế,
hỗ trợ chi phí của Chính phủ.
Thứ tư, thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn ngư dân cách đánh bắt thủy
sản đạt hiệu quả cao. Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho thuyền
146
trưởng, thuyền viên về kiến thức vận hành tàu vỏ sắt.
Thứ năm, tổ chức mạng lưới thu mua hải sản phù hợp; tăng cường các hoạt
động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản tìm kiếm thị
trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh việc đổi mới
phương thức tổ chức sản xuất ngành thủy sản, trong đó lưu ý hình thành các tổ đội
sản xuất, hợp tác sản xuất, tăng cường liên kết trong sản xuất, nhất là liên kết giữa
doanh nghiệp với ngư dân từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, bền vững kết hợp nhiệm vụ bảo đảm an ninh,
an toàn trên biển.
147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ chiến lược không chỉ riêng đối với tỉnh
Thanh Hóa, mà còn là mục tiêu Đảng và Nhà nước đặt ra trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội của nước ta trong thế kỷ 21. Chiến lược phát triển kinh tế biển của
tỉnh Thanh Hóa đã được cụ thể hóa trong các văn bản, chính sách tỉnh ban hành
như: chiến lược phát triển kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển,.. Tuy
nhiên, cho đến nay phát triển kinh tế biển của tỉnh chưa tạo được bước đột phá,
chưa đóng vai trò là ngành mũi nhọn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Điều này
do một số nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là thiếu vốn. Việc
huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập.
Trên cơ sở phát hiện những nguyên nhân của tồn tại trong huy động vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập trong chương
2, trong chương 3 của luận án, tác giả đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp
nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa trong
thời gian tới. Đồng thời, để tăng tính thuyết phục và khả thi của các giải pháp,
chương 3 đã đưa ra một số các điều kiện để thực hiện giải pháp đã nêu. Gắn với
điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa, luận án nhấn mạnh đến giải pháp
huy động vốn từ khu vực tư nhân và dân cư; huy động vốn đầu tư nước ngoài
cho phát triển kinh tế biển của tỉnh.
148
KẾT LUẬN
Chính quyền tỉnh Thanh Hóa coi phát triển kinh tế biển là động lực để lôi kéo,
thúc đẩy các vùng khác phát triển, coi kinh tế biển là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ
bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để kinh tế biển Thanh
Hóa phát triển đúng định hướng, vấn đề đặt ra là tìm ra giải pháp hợp lý, đồng bộ để khai
thác các nguồn vốn đầu tư cho kinh tế biển phát triển tương xứng với tiềm năng. Toàn bộ
những vấn đề trên đã được tập trung giải quyết trong luận án. Do vậy, luận án đã hoàn
thành những mục tiêu đã đặt ra:luận giải và làm rõ được những vấn đề cơ bản về kinh tế
biển, hệ thống hóa toàn bộ các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển cũng
như phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế biển; rút ra bài học về huy động vốn cho Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh
Hóa nói riêng trong hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển dựa trên
các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương trong nước; phân
tích thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2010 – 2014. Từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của tổn tại trong huy
động vốn cho phát triển kinh tế biển của tỉnh trên ba lĩnh vực: kinh tế hàng hải, thủy sản,
du lịch biển trong thời gian qua. Ttrên cơ sở phân tích nguyên nhân của hạn chế trong
công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, luận án đưa ra
một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh
trong thời gian tới. Đồng thời, luận án cũng nêu rõ điều kiện để có thể triển khai từng giải
pháp trong thực tiễn.
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển là vấn đề rộng và phức tạp, không
chỉ liên quan đến một lĩnh vực mà còn ảnh hưởng đến các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.
Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn nhưng
không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong được sự ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học để có thể hoàn thiện các giải pháp, để có thể đưa các giải pháp thành hiện thực,
góp phần đưa kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
1. Đỗ Thị Hà Thương (2012), “Vận dụng phân tích SWOT trong phát triển kinh
tế biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số
12/2012, Bộ NN&PTNT.
2. Đỗ Thị Hà Thương (2013), “Phát triển kinh tế biển Thanh Hóa – Thực trạng
và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế phát triển, tháng 3 năm 2013.
3. Đỗ Thị Hà Thương (2014), “Nâng cao năng lực ngành thủy sản tỉnh Thanh
Hóa’’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 5 tháng 3
năm 2014.
4. Đỗ Thị Hà Thương (2014), “Giải bài toán huy động vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, Bộ Tài
chính, Số 3(128) 2014.
5. Đỗ Thị Hà Thương (2014), “Kênh tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vận
tải biển Thanh Hóa”, Bài đăng kỷ Hội thảo khoa học quốc gia của Viện Tài
chính – Ngân hàng, trường đại học Kinh tế quốc dân, năm 2014.
6. Đỗ Thị Hà Thương (2015), “Giải pháp huy động vốn cho phát triển ngành du
lịch biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ Kế hoạch và đầu
tư, Số 21, tháng 11/2015
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Ban tuyên giáo Trung ương – Trung tâm thông tin công tác tư tưởng (2007),
Biển và hải đảo Việt Nam, tr232
2. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của
khu kinh tế Nghi Sơn giai đoạn 2011 - 2015.
3. Ban chấp hành Trung ương (khóa X),Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
4. Ban chấp hành Trung ương (khóa X), Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương khóa X ngày 9/2/2007 Về chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), “Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo Việt Nam”
6. Bộ thủy sản (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012, tr6.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành các nguyên tắc, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2010 – 2015.
9. Chính phủ (2011), Nghị định 01/2011/NĐ – CP, ngày 5 tháng 1 năm 2011,
về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương.
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ – CP ngày 30 tháng 8 năm
2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Nhà nước.
11. Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính
sách phát triển thủy sản.
12. Đặng Thành Cương (2012), Luận án “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An”, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
tr 21 -22]
13. Lê Quang Cường (2007), Luận án “Hoàn thiện phương thức huy động vốn
tín dụng Nhà nước bằng phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam”,
Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tr 26.
14. Chi cục khai thác vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Báo cáo tổng kết hàng năm.
15. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa 2013.
16. Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số
nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà
nước, Hà Nội .
17. Thế Đạt (2009), “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam”, NXB Lao
động, Hà Nội
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 181 – 182
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, tr 225
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007, tr. 764.
21. Đặng Thị Hà (2012), Luận án “Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà
nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam”, Trường
đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 37.
22. Đinh Văn Hải – Lương Thu Thủy (2014), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà
xuất bản tài chính, Hà Nội, tr 15.
23. Nguyễn Thu Hạnh (2011), “Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, đề tài cấp Bộ.
24. Bùi Thị Thanh Hương, “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một
số vấn đề đối với Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 8 năm
2011.
25. Nguyễn Văn Hường, “Bàn về kinh tế biển”, Tạp chí Hoạt động khoa học kỹ
thuật số 5 năm 1996
26. Nguyễn Đình Kiệm – Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tr 320 - 321
27. Võ Duy Khương (2004), “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước
nhằm phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ.
28. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ NHTM, Nhà xuất bản Thống kê, tr
178 – 179
29. Lê Văn Minh (2006), “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu
du lịch”, Đề tài cấp Bộ.
30. Nguyễn Bạch Nguyệt – Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
Nhà xuất bản Trường đại học Kinh tế quốc dân, tr 49 -52
31. Lê Nguyễn, “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam”, Tạp chí Thương mại
số 13 năm 2007.
32. Trần Mạnh Linh, “Tìm vốn cho kết cấu hạ tầng”,Tạp chí Kinh tế và Dự báo
số 7/2013
33. Luật số 67/2014/QH 13, Luật đầu tư, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, tr 2
34. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Báo cáo theo dõi trái phiếu châu Á,
tháng 6/2014.
35. Ngân hàng phát triển, Quyết định số 71/QĐ – HĐQL - NHPT, Ban hành quy
chế bảo lãnh của ngân hàng phát triển Việt Nam cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa vay vốn tại NHTM.
36. PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Phạm Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế
đầu tư, tr 88, NXB Đại học KTQD 2013
37. Hà Thị Sáu (2002), Luận án “Những giải pháp huy động vốn trong dân để thực
hiện CNH – HĐH đất nước”.
38. Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo hàng năm.
39. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo hàng năm.
40. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo hàng năm.
41. Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa. Báo cáo đánh giá tình hình thực
hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biển tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2011 – 2013.
42. PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam,
Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7- 2007,
43. PGS.TS.Bùi Tất Thắng, Khu kinh tế ven biển trong tiến trình đưa Việt Nam
trở thành một “quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, Viện Chiến lược
phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
44. Lê Minh Thông (2011), “Chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa”,
NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật
45. Thống đốc NHNN, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc NHNN.
46. Đoàn Vĩnh Tường (2008), Luận án “Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế
biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”
47. Đoàn Vĩnh Tường (2008), “Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh
Hòa” của, NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Ngân hàng, số 17.
48. Trung tâm thông tin và tư liệu CIEM, Kinh tế biển: chủ trương và biện pháp,
CIEM – Trung tâm thông tin và tư liệu, tr6-9.
49. Trung tâm thông tin FOCOTECH (2008), “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ
hội và thách thức”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
50. Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục, tr 126
51. UBND tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế xã hội các
huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, tr 7-9.
52. UBND tỉnh Thanh Hóa, Chương trình phát triển kinh tế xã hội ven biển tỉnh
Thanh Hóa, tr 1.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định số 980/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 4 năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020.
54. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội Vùng ven biển Thanh Hóa thời kỳ đến năm 2020, trang 12.
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 3788/2009/QĐ – UBND
tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể Chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
56. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 2606/2007/QĐ–UBND tỉnh
ngày 9 tháng 8 năm 2007 việc ban hành Quy chế thưởng cho người có công
vận động đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn.
57. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quyết định 2409/2006/QĐ – UBND Về cơ
chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
58. Văn phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu chính
sách USAID/VNCI -VCCI.
59. Phạm Văn Vận – Vũ Cương (2005), Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB
Thống Kê, Hà Nội.
60. Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2007), “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam”, NXB
61. Đinh Ngọc Viện, Đào Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Sơn (2002), “Nghiên cứu các
giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế” (2002), Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
62. Đàm Văn Vượng (2003), Luận án “Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình”.
a. Tài liệu nước ngoài
63. Asian Developmetn Bank (2008), Public-Private Partnership Handbook
64. Brian Roach, Jonatan Rubin & Charles Morris (1999), “Measuring Maine’s
Marine Economy”, Maine Policy Review, Volum 8, Issue 2, Fall 1999.
65. Charles S.Colgan (2007). “A Guide to the Measurement of the Market Data
for the Ocean and Coastal Economy in the National Ocean Economics
Program”
66. Chen Wen (2003), Kinh tế biển Trung Quốc, Tạp chí Khoa học biển..
67. Malaysia - Investment in the Manufacturing Sector - Policies, Incentives and
Facilities. Kuala Lumpur : MIDA. 41
68. Nazery Khalid (2011) “Các hoạt động kinh tế biển: Những kế hoạch hướng
tới sự phát triển bền vững”, , tháng 6/2011, Viện nghiên cứu biển của
Malaysia
69. Dương Kim Thâm, Hoàng Minh Lỗ, Lương Hải Tân (1990). Chiến lược khai
thác biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp vật lý Hoa
Trung, tr 47.
70. Paul.A.Samuelson & William D.Nordphaus (1989), “Kinh tế học”, NXB Sự
thật, Hà Nội
71. Xu Zhibin (1995), Kinh tế biển và khoa học kinh tế biển, Tạp chí Khoa học
biển, năm 1995.
72. Xu Zhibin (2003), Hướng dẫn khai thác kinh tế biển, Khoa học Kinh tế Bắc
Kinh.
73. Yang Jinsen (1984). “Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cách tiếp cận
cân bằng”, Viện nghiên cứu kinh tế hàng hải Zhang Haifeng Bắc Kinh,
Trung Quốc.
74. Wu Feng, Trường Đại học Kinh tế Tế Nam, “Kinh tế biển: khái niệm, đặc
trưng và con đường phát triển”, tr 2 – 3
Phụ lục 1: Thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014
TT Nội dung ĐVT 2010 2011
2011/2010 2012 2012/2011
2013
2013/2012
2014
2014/2013
+/- % +/- % +/- % +/- %
1 Tổng số tàu thuyền Cái 8.611 7.954 -657 -7,6 7.293 -661 -8,3 7.310 17 0,2 7.294 -16 -0,22
- Loại dưới 20CV Cái 6.740 6.086 -654 -9,7 5.422 -664 -10,9 5.406 -16 -0,3 4.674 -732 -13,5
- Loại 20 -<50CV Cái 601 492 -109 -18,1 431 -61 -12,4 433 2 0,5 401 -32 -7,34
- Loại 50 -<90CV Cái 510 486 -24 -4,7 424 -62 -12,8 411 -13 -3,1 413 2 0,49
- Loại từ 90CV trở lên Cái 760 890 130 17,1 1.016 126 14,2 1.060 44 4,3 1.336 276 26,5
Trong đó: Trên 400CV Cái 29 65 36 124 74 9 13,8 107 33 44,6 130 23 21,5
2 Sản lượng khai thác Tấn 74.047 77.491 3.444 4,7 80.138 2.647 3,4 82.500 2.362 2,9 87.273 473 5,79
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản )
Phụ lục 2: Lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng
Đơn vị tính: Nghìn tấn, phần trăm
Chỉ tiêu 2010 2011
2011/2010
(%)
2012
2012/2011
(%)
2013
2013/2012
(%)
2014
2014/2013
(%)
Tổng số 1.838,5 2.659,8 44,67 2.338 -12,10 3.728 59,45 4.5482 22
Nghi Sơn 1.633,5 2.376,4 45,48 2.065 -13,10 3.451 67,12 4.9004 42
Lễ Môn 205 283,4 38,24 273 -3,67 277 1,47 365.64 32
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa)
Phụ lục 3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải
Đơn vị tính: nghìn tấn,%
Chỉ tiêu 2010 2011
2011/
2010
2012
2012/
2011
2013
2013/
2012
2014
2014/
2013
Đường bộ
Tỷ lệ %
20.209
77,41
23.995
79,15
18,73
27.099
78,65
12,94 30.479
79,52
12,47 33.832
80,34
11
Đường sông
Tỷ lệ %
3.502
13,41
3.568
11,77
1,88 4.349
12,62
21,89 4.565
11,91
4,97 4.793
11,38
5
Đường biển
Tỷ lệ %
2.396
9,18
2.752
9,08
14,86 3.009
91,27
9,34 3.287
8,57
9,24 3.484
8,28
6
Tổng 26.107 30.315 16,12 34.457 13,66 38.331 11,24 42.109 10
(Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu của Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa)
Phụ lục 4: Thực trạng phát triển ngành du lịch biển tỉnh Thanh Hóa
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011
2011/2010
(%)
2012
2012/2011
(%)
2013
2013/2012
(%)
2014
2014/2013
(%)
1.Tổng lượt khách Nghìn lượt 1.968 2.102 6,8 2.455 16,79 2.870 16,9 3.387
- Lượt khách trong nước Nghìn lượt 1.955,5 2.082,4 6,49 2.426,5 16,52 2.835 16,83 3.319 17,07
Tỷ trọng % 99,36 99,07 98,84 98,78 98
- Lượt khách quốc tế Nghìn lượt 12,5 19,6 56,80 28,5 45,41 35 22,81 44 25,71
Tỷ trọng % 0,64 0,93 1,16 1,22 2
2. Số lượng cơ sở lưu trú Cơ sở 154 162 5,19 172 6,17 186 8,14 205 10,22
- Số lượng khách sạn Cơ sở 19 21 10,53 24 14,29 26 8,33 29 11,54
- Số lượng nhà nghỉ Cơ sở 135 141 4,44 148 4,96 160 8,11 176 10
3. Số lượng nhà hàng Cơ sở 176 190 7,95 217 14,21 245 12,9 282 15,1
4. Số lượng điểm vui chơi Cơ sở 01 01 0,00 01 0,00 02 100 02 100
5. Các dịch vụ Cơ sở 280 310 10,71 385 24.19 420 9,09 462 10
6. Doanh thu du lịch biển Tỷ đồng 658,1 852,7 29,57 1.004 17,74 1.255 25,0 1.632 30,0
(Nguồn: Sở văn hóa, du lịch và thể thao Thanh Hóa)
Phụ lục 5: Danh mục các dự án đầu tư vào du lich biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm
Vốn
đầu
tư
1 Khách sạn và khu vui chơi giải trí Cty TNHH Biển Nhớ TX. Sầm Sơn 40
2
Khu vườn đảo hoang và hoài niệm thuộc khu du lịch
văn hóa sinh thái núi Trường Lệ
Cty CP tư vấn thiết kế ReenCo Việt
Nam
Núi Trường Lê, TX. Sầm Sơn 208
3 Khu du lịch sinh thái cao cấp Của Trường Lệ CTCP đầu tư và truyền thông Sao Việt Núi Trường Lê, TX. Sầm Sơn
4 Khu du lịch Vạn Chài – ABM Cty TNHH ABM - Việt Nam
Xã Quảng Cư- Sầm Sơn
112
5 Khu KS, Biệt thự cao cấp Cty Sông Mã
6 Khu du lịch sinh thái cao cấp Của Trường Lệ Ngân hàng ACB 350
7 Khu khách sạn nghỉ dưỡng Cty Hoàng Sơn
8 Khu du lịch sinh thái cao cấp Của Trường Lệ Tổng Cty Sông Đà 4000
9 Dự án khách sạn cao cấp Hồng Thắng và biệt thự Cty TNHH Hồng Thắng 67.7
10 Dự án Khu tổ hợp thể thao và vui chơi giải trí Cty FLC 1000
11 Dự án sân Goflvà khu biệt thự cao cấp FLC Cty FLC 5.500
12 Khách sạn Phương Anh Hộ cá thể P. Trung Sơn - Sầm Sơn 40
13 Dự án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chi tiết 1/500 khu Cty TNHH Điện tử tin học viễn thông Xã Quảng Cư- Sầm Sơn
TT Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm Vốn
biệt thự cao cấp Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn Etic
14
DA trưng bày sản phẩm đũa, tăm tre, hàng TCMN
xuất khẩu và kinh doanh các dịch vụ du lịch
Cty TNHH Minh Thành P. Quảng Tiến, Sầm Sơm 3
15 Công viên VC - giải trí Sầm Sơn Cty CPDL biển Tân Dân P. Quảng Tiến 495.3
16 DA Khu Biệt thự Cao cấp Cty KD nhà Quảng Ninh Quảng Đại, H.Quảng Xương 69.5
17 DADL Thể thao sinh thái Tiên Trang Cty TNHH SoTo
Quảng Lợi, Quảng Thạch,
H.Quảng Xương
295
18 Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Linh Trường
Cty TM-DL Việt Trí H.Trường 600
Cty TNHH Xứ Đoài H.Trường
19 Khu du lịch Ngân Hạnh Cty TNHH Ngân Hạnh H.Trường 291.5
20 Du lịch sinh thái biển EURO Cty TNHH Euro Hải tiến 332
21 Dự án kinh doanh du lịch Phương Trang Cty TNHH Phương Trang H.Hải 173
22 DA du lịch biển Invenco Cty TNHH Invenco H.Thanh 332
23 Khu khách sạn 4 tầng Hộ cá thể H. Đồng 6
24 DA Khu du lịch biển 126 CTCP đầu tư DL biển HT 126 H. Thanh 152
25 Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa Cty Cp Hiền Đức
Xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia
498
26 KS nghỉ dưỡng Tùng Đoàn Cty Tùng Đoàn 20
27 KS Xanh Hà Cty Xanh hà 10
TT Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm Vốn
28 KS biển Hà Tân Cty Hà Tân 10
29 DA DL sinh thái Cty TNHH ĐT và XD IC 213
30 Khu Resort Cty Xi măng Công Thanh 240
31 Khu DL sinh thái biển Cty CP tập đoàn T và T 450
32 Khu DL nghỉ dưỡng bãi biển huyện Tĩnh Gia
Cty TNHH SX VLXD và CN thực
phẩm Phượng Hồng
1464.
7
33 Khu phức hợp DL nghỉ dưỡng biển Ninh Hải Cty CP BĐS Phú Gia Đất Việt Xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia
34 Khu du lịch sinh thái biển Hải Lĩnh CTY CP TASCO Hải Lĩnh 650
35 Khu đô thị sinh thái Tân Dân Tập đoàn T và T Xã Tân Dân 1023
36 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lĩnh Nam Cty TNHH Lĩnh Nam Xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia 62
37 Dự án du lịch công viên Biển Xanh Cty cổ phần Phúc Hoàng Nghiêu Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia
38 Khu dịch vụ sinh thái Semec Resort và Spa Cty cổ phần Semec Nghi Sơn Xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia 200
39 Khu du lịch sinh thái xã Hải Châu Cty CP Giống Thủy sản TH Xã Hải Châu
40 Cụm dịch vụ tổ hợp khách sạn Nghi Sơn CTTM Tâm Việt KTTNS
41
DA tổ hợp dịch vụ Thương mại, Khách sạn, Nhà hàng tại
khu kinh tế Nghi Sơn
CTCP tư vấn ĐTXD và TM Bắc Miền
Trung
Xã Hải Thượng 34
42 Khu dịch vụ TM và Khách sạn Xuân Thành Công Cty Xuân Thành Công Khu đô thị số 3 31
43 Khu dịch vụ công cộng Bắc Núi Xước Cty ĐTXD và TM Anh Phát Xã mai Lâm 439
TT Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm Vốn
44 Cung cấp dịch vụ hậu cần tại KKT Nghi Sơn Cty ĐTXD và TM Anh Phát Hải Thượng 23.8
45 Cụm dịch vụ du lịch và nhà ở Sóng Xanh Cty CPĐT Sóng xanh Khu đô thị số 3 1011
46 Khu du lịch và nghỉ dưỡng Bắc Đảo Nghi Sơn Cty CPDĐTXD Nam Phương Bắc đảo Nghi Sơn 300
47 Tổ hợp dịch vụ, thương mại, khách sạn, nhà hàng Cty CPDVTM 315 Xã hải Thượng 43.5
48
Dự án tổ hợp Nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Hậu cần Quyết
Tiến
Cty TNHH dịch vụ thương mại và
XNK Nam An
KKT Nghi Sơn 100
49 Dự án Khu dịch vụ hậu cần Nam An
Cty TNHH dịch vụ thương mại và
XNK Nam An
KKT Nghi Sơn 50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_huy_dong_von_dau_tu_cho_phat_trien_kinh_te_bien_tinh.pdf