Luận án Huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam

Đối với vùng ven biển miền Bắc cũng như vùng ven biển cả nước, hệ thống CSHT GTĐB nói chung được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể con người thì tuyến đường bộ ven biển Việt Nam chính là động mạch chủ. Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến kinh tế kém phát triển, vì vậy việc sớm hoàn thành tuyến đường ven biển này làm mấu chốt để kinh tế được bứt phá đưa nước ta trở thành Quốc gia giàu từ biển theo tinh thần nghị quyết 09/NQ-TW ngày 09/02/2007. Như vậy, đây chính là nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm chỉ đạo sát xao đi trước 1 bước trong định hướng, quan điểm của Lãnh đạo các tỉnh vùng ven biển. Chính phủ đã phê duyệt các quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tầm nhìn đến năm 2030. Với thực tế của vùng ven biển trong những năm tới, việc huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, cần quan tâm đến mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách, cụ thể là từ khu vực tư nhân. Đó chính là điểm nhấn trong các giải pháp huy động vốn đầu tư mà chương 4 đề cập nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu luận án đã đạt được một số kết quả sau: Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trình bày và phân tích các quan điểm và khái niệm khác nhau để làm rõ bản chất của vốn và huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt nam. Hai là, thông qua khảo sát thực tế về thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam. Qua đó, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó. Ba là, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam. Đê tài nghiên cứu của luận án là vấn đề mới, rất lớn và cấp bách mà bản thân tác giả với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Trên tinh thần cầu thị, nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự tham gia góp ý và phản biện xây dựng của các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận án tiếp tục được hoàn thiện và mở ra hướng nghiên cứu mới hiệu quả trong tương lai. Qua lời kết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Học viện Tài chính, khoa Sau đại học, khoa Tài chính công, các Thầy các Cô, các nhà khoa học, Thầy TS. Đỗ Đình Thu và Thầy PGS.TS Vũ Duy Vĩnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Luận án khoa học Kinh tế của mình./.

doc499 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hợp cần thiết có thể ký hợp đồng thuê đối tác nước ngoài làm công tác tư vấn hoặc trực tiếp làm nhiệm vụ của bộ phận quản lý điều hành các dự án lớn. Việc kiện toàn, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực thi các giải pháp sử dụng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. 4.34.5 Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VĐT cho dự án. 4.34.5.1 Hoàn thiện về cơ chế quản lý sử dụng VĐT, Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý định mức, đơn giá và chi phí đầu tư xây dựng Một là, đổi mới quản lý định mức xây dựng. Theo lộ trình áp dụng mô hình quản lý dự án thì Nhà nước công bố định mức xây dựng để cho các chủ đầu tư, các Nhà thầu tham khảo, định mức xây dựng còn do các tổ chức tư vấn tổ chức hội nghề nghiệp công bố. Vì thế theo cơ chế thị trường, Nhà nước quản lý chi phí ĐTXD tại các dự án ĐTXD từ NSNN không phụ thuộc vào định mức xây dựng mà Nhà nước công bố. Định mức xây dựng được ẩn trong giá cả của công trình xây dựng với tư cách là hàng hóa trong cơ chế thị trường. Hai là, đổi mới quản lý giá xây dựng. Nhà nước cần thống nhất quản lý giá xây dựng vào một đầu mối, có phân cấp rõ ràng, ban hành các văn bản hướng dẫn phương pháp lập giá sản phẩm xây dựng theo các giai đoạn của trình tự ĐTXD. Ba là, thực hiện xã hội hóa công tác kiểm soát chi phí trong suốt cả quá trình ĐTXD công trình. Chủ đầu tư có thể thuê các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện kiểm soát chi phí thông qua phương thức hợp đồng, các tổ chức, cá nhân này chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kiểm soát chi phí theo hợp đồng đã ký kết. Bốn là, Nhà nước quy định về điều kiện năng lực, quy chế hành nghề cũng như chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn và các cá nhân các kỹ sư định giá xây dựng; Hướng tới việc đào tạo các kỹ sư định giá xây dựng tiếp cận với các quy định nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế có điều kiện tương tự như Việt Nam để hình thành các tổ chức, các cá nhân quản lý chi phí ĐTXD có tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí. Năm là, Nhà nước định hướng, xây dựng cơ chế cung cấp hệ thống thông tin về định mức, giá cả, các thông tin về chi phí xây dựng. Hình thành các Ngân hàng dữ liệu về chi phí ĐTXD phù hợp với yêu cầu kiểm soát chi phí ĐTXD một cách thuận lợi và hiệu quả. 4.34.5.2. Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với nghiệm thu, thẩm định chất lượng và bàn giao công trình ĐTXDCB từ vốn ngân sách trong ngành GTVT Việc nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng giá trị khối lượng thực tế thi công do 2 nguyên nhân chủ yếu sau: - Do nhà thầu cố tình hoặc vô ý (trường hợp vô ý rất ít xẩy ra) đề nghị nghiệm thu tăng không đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ được lợi ra một khoản tiền. Đối với DNNN, về mặt lý thuyết thì nếu doanh nghiệp hạch toán rõ ràng, minh bạch thì khoản tiền được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ làm tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí làm tăng lợi nhuận, nộp thuế cho Nhà nước, trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng hoặc làm giảm lỗ (đối với doanh nghiệp đang thua lỗ). Trường hợp này, việc đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng đem lại lợi ích cho cả tập thể một doanh nghiệp, lợi ích cá nhân của Giám đốc doanh nghiệp chỉ là một phần rất nhỏ và chắc hẳn không một giám đốc nào có ý định và đề nghị nghiệm thu thanh toán tăng không đúng nếu có quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân giám đốc. Trên thực tế hiện nay, khoản tiền nghiệm thu tăng không đúng này được phân chia “bí mật” cho nhiều đối tượng. Có thể là tạm ứng trước để chạy cho dự án được duyệt, được ghi kế hoạch vốn, sau đó là làm sao để có dự toán cao, được trúng thầu, được nghiệm thu thanh toán, được quyết toán Phần còn lại sẽ là của giám đốc và một số bộ phận quan trọng của công ty như trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, đội trưởng thi công Có rất nhiều cách rút tiền để tham ô, hối lộ trong một doanh nghiệp xây lắp nhưng cuối cùng cũng chỉ có hai con đường là bỏ hẳn doanh thu ra ngoài sổ sách hoặc kê khai “khống” chi phí tiền lương, vật liệu và chi phí khác vào giá thành. Để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới cần có những quy định nhằm gắn chặt trách nhiệm của cá nhân người giám sát thi công. Người giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi chép và cùng ký xác nhận với nhà thầu khối lượng thi công, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình. Cán bộ giám sát không theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời sẽ bị xử phạt theo mức độ cụ thể (có thể theo tỉ lệ % giá trị khối lượng thi công, vật tư, thiết bị). Nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo như thiết kế, vật tư, thiết bị đưa vào công trình thiếu số lượng, kém chất lượng thì người giám sát thi công phải bồi thường. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hóa cán bộ giám sát về trình độ tối thiểu đối với từng loại công trình, về phẩm chất đạo đức. Thành phần tham gia nghiệm thu bắt buộc phải có cán bộ giám sát công việc đó. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng dân cư và xã hội trong QLNN đối với dự án GTVT. Khuyến khích lợi ích vật chất đối với những cơ quan phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm nêu trên. Đơn vị nào phát hiện, xử lý thu hồi được phần tăng không đúng và phần phạt vào NSNN số tiền nghiệm thu thanh toán tăng không đúng đó thì sẽ được hưởng 50% số tiền phạt thu được. Quy định rõ trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện đối với chất lượng công trình 4.34.5.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành GTVT * Phương hướng hoàn thiện quản lý công tác thanh toán. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm, tránh tình trạng nhiều dự án mặc dù đã đủ điều kiện nhưng không triển khai thực hiện ngay, đến cuối năm mới khởi công và nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Kiến nghị với Bộ Tài chính chấm dứt cho phép kéo dài thời hạn thanh toán vốn đầu tư XDCB sang những tháng đầu năm sau, đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan thanh toán do tâm lý ỷ lại ở các Chủ đầu tư chờ qui định của Bộ Tài chính cho phép kéo dài thời hạn thanh toán vào cuối năm kế hoạch như mọi năm. Quy định rõ trách nhiệm của người thanh toán, người đề nghị thanh toán. Người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị nếu bị phát hiện gian lận thì ngoài việc cắt giảm phần tăng không đúng còn bị phạt bằng số tiền khai tăng (kể cả trường hợp chưa thanh toán). Người thanh toán trước khi thanh toán nếu phát hiện gian lận có quyền xử phạt và được thưởng 35% số tiền phạt thu được. Nếu có gian lận ngay trên hồ sơ đề nghị thanh toán ngoài trách nhiệm phải thu hồi, còn bị phạt các khoản thưởng, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, truy tố trách nhiệm hình sự được qui định cụ thể theo số tiền gian lận. Trong trường hợp này người đề nghị thanh toán vẫn phải nộp lại số tiền được thanh toán không đúng và cả số tiền phạt bằng số tiền thanh toán tăng không đúng. * Phương hướng hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn ĐTXCB hoàn thành. Tổ chức quyết toán dự án, công trình sau khi hoàn thành là một nội dung không thể thiếu được trong quản lý Nhà nước đối với ĐTXDCB. Quyết toán dự án, công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng là giai đoạn cuối cùng của quá trình đầu tư, nhằm đánh giá kết quả đầu tư, phát huy hiệu quả của việc đầu tư. Quyết toán vốn đầu tư phải đảm bảo chính xác đầy đủ tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện; Phân định rõ nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tư xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Quyết toán nhanh, kịp thời chẳng những đáp ứng được yêu cầu quản lý, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, mà còn thông qua công tác quyết toán, đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút được những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý các dự án, công trình khác, tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. 4.45 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.45.1 Kiến nghị với Chính phủ Để đáp ứng các mục tiêu phát triển, chiến lược phát triển trên, chiến lược của ngành GTVT cần có hướng tiếp cận bảo quát tổng thể, cụ thể: Xác định rõ các động lực tăng trưởng và đầu tư chiến lược cho các động lực này, hiện nay trong quy hoạch tổng thể về tuyến đường bộ ven biển ở Việt Nam, đã hình thành các khu kinh tế trong điểm dọc theo chiều dài đất nước, nên chiến lược phát triển cần chi tiết, ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế trọng điểm. Tăng cường mối liên kết giữa các trung tâm và các động lực tăng trưởng kinh tế. Trên quy hoạch đã thể hiện điều này, thực tế rất cần sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ thông qua một cơ quan đầu mối, có vai trò giám sát việc thực hiện các dự án mang tính kết nối. Tối đa hóa sự tham gia của khu vực tư nhân trên cơ sở nguồn vốn từ NSNN, điều này đã được nhấn mạnh ở phần giải pháp, là nguồn vốn mang tính kỳ vọng giải bài toán thiếu vốn trong đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển Việt Nam hiện nay và tương lai. Chính phủ cần có chiến lược cụ thể trong huy động nguồn vốn này. Thống nhất giữa phát triển GTVT với phát triển vùng, nếu Chính phủ không thống nhất được phát triển giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến đường ven biển với phát triển vùng, miền thì vai trò huyết mạch của tuyến đường bộ sẽ không phát huy được hiệu quả. Hơn nữa mục tiêu phát triển giao thông đường bộ là kết nối các vùng miền, tăng cường sự phát triển các vùng miền, nên chiến lược phát triển của Chính phủ cần thể hiện tối đa hóa sự phát triển thống nhất giữa GTVT với phát triển các vùng miền. Nhằm đáp ứng sự tham gia ngày càng gia tăng của các phương tiện có trọng tải lớn, gia tăng các hoạt động giao dịch tại các khu kinh tế ven biển, công nghiệp và mối liên quan mật thiết về giao thông liên vùng ven biển, sự an toàn, sự thỏa mái cũng như tiết kiệm thời gian đi lại, trong quy hoạch, các tuyến đường ven biển sẽ được xem xét trên các khía cạnh: Vai trò của tuyến đường ven biển trong mạng lưới giao thông đường bộ tổng thể, trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Chính phủ cần thể hiện vai trò động mạnh chủ của tuyến đường ven biển, tính kết nối lưu thông với mạng lưới giao thông quốc gia và quốc tế. Phối hợp và thống nhất với các quy hoạch và dự án hiện có; kết nối với mạng lưới giao thông đô thị thành một thể giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Chính phủ đã chỉ đạo các Ban, Ngành và các địa phương liên quan xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, cơ chế, chính sách minh bạch, tạo điều kiện cho phát triển hệ thống đường ven biển. Cơ chế chính sách cần phải được chỉnh sửa phù hợp, thông thoáng, thuận lợi trong việc khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho xây dựng và phát triển tuyến đường ven biển. Chính phủ nên tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Các thành phần kinh tế tham gia phải chấp hành nghiêm chỉnh đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước (các loại thuế, phí) với mức đóng góp hợp lý. Về vốn đầu tư, là vấn đề chính và cũng là vấn đề hóc búa nhất, ngay cả với các nước phát triển. Hiện nay, để tăng nguồn ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và tuyến đường ven biển nói riêng, Nhà nước cho phép phát hành trái phiếu chính phủ và của một số thành phố lớn. Đây là giải pháp cần thiết để bổ sung và thay thế dần cho nguồn vốn ODA, tuy nhiên cũng chưa huy động được như mong muốn, vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này để tăng thêm khả năng thu hút vốn đầu tư. Để thu hút vốn đầu tư và chia sẻ rủi ro cho nhà đầu tư, NSNN nên tham gia vào các dự án BOT, làm tăng tính khả thi của dự án. Những công việc liên quan như: công tác khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn vật nổ, tái định cư được thực hiện từ nguồn vốn NSNN và cũng phải được thể hiện cụ thể bằng các văn bản pháp lý. Đối với các dự án tuyến đường sẽ thực hiện trong thời gian tới, chính sách của Chính phủ cần thể hiện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của các dự án tuyến đường ven biển đã thực hiện, sẵn sàng đón nhận cơ hội mới cũng như vượt qua thách thức khó khăn. 4.45.21 Kiến nghị với Bộ giao thông Vận tải Bộ GTVT cần có chiến lược nhằm tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng, giữa các địa phương trong đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển ở Việt Nam. Do phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và đường bộ nói riêng phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế xã hội, và cũng do tính hệ thống của mạng lưới đường bộ, việc phối hợp giữa các tỉnh thành phố ven biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đảm bảo đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển liên thông hiệu quả và bền vững. Vì vậy, cần phải phối hợp giữa các địa phương trong cả vùng, với các ngành trong việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án tuyến đường ven biển. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, để tiếp sức cho các nhà đầu tư nhân có thể tham gia vào các hợp đồng đối tác công tư với nhà nước, Bộ GTVT cần kiến nghị Chính phủ thành lập một quỹ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông để huy động nguồn vốn từ xã hội và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhân vay để tham gia vào các dự án đầu tư CSHT GTĐB, cụ thể là tuyến đường bộ ven biển theo hình thức đối tác công tư. Bộ GTVT cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa trong việc giám sát đánh giá việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án tuyến đường ven biển là rất quan trọng và cần thiết. Việc thực hiện giám sát đánh giá sẽ có sự phối hợp giữa các tỉnh thành ven biển và các Bộ ngành Trung ương. Bộ GTVT cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đánh giá chung đối với các dự án tuyến đường ven biển gắn với đặc thù của địa phương. Để có thể phát triển bền vững trong việc đầu tư xây dựng và vận hành khai thác tuyến đường ven biển ở Việt Nam, vấn đề nguồn nhân lực cho hoạt động này Bộ GTVT cần chú ý một số vấn đề như: Chú trọng nâng cao công tác hoạch định chính sách, tư vấn khảo sát thiết kế cũng như công tác tổ chức quản lý các dự án tuyến đường ven biển cho các cán bộ liên quan; Chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các dự án tuyến đường ven biển, cần tập trung vào lực lượng chuyên môn cao như các kỹ sư, lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp. Đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển ở Việt Nam trên tinh thần phải phù hợp với xu thế và áp dụng công nghệ cao hiện đại tiết kiệm, đặc biết là đối với những đoạn được đầu tư làm tiêu chuẩn cao tốc, những cây cầu vượt sông, biển, những công trình có giá trị sử dụng vĩnh cửu. công tác tổ chức vận hành khai thác, sử dụng và phát triển các dịch vụ liên quan đến công trình, phải áp dụng các biện pháp trên cơ sở công nghệ số nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất trong đầu tư và hiệu quả của toàn hệ thống. Nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong đầu tư xây dựng và phát triển tuyến đường ven biển. Nghiên cứu các mô hình tổ chức, khai thác quản lý các công trình của các nước có tuyến đường ven biển đồng bộ và hiện đại như Nhật bản, Hoa Kỳ. 4.4.3. Kiến nghị với các Địa phương Bộ, Ban, Ngành và các địa phương đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, cơ chế, chính sách minh bạch, tạo điều kiện cho đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển. Các địa phương có dự án đường ven biển đi qua, cần tuân thủ và thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chính phủ, tinh thần hợp tác cầu thị, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng để các dự án tuyến đường ven biển đảm bảo đúng tiến độ. Các dự án tuyến đường ven biển sớm được khai thác góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển KTXH, một mặt, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của địa phương, mà còn góp phần nâng cao mức thu nhập cho nhân dân ở Địa phương đó. Sau khi Chính phủ cụ thể hóa các cơ chế chính sách liên quan đến việc thu hút các nguồn vốn để đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển. Để có thể áp dụng tốt phương pháp này của Chính phủ, các địa phương cần hợp tác, chính quyền cơ sở đồng thuận ủng hộ, thể hiện ở việc tuyên truyền vận động nhân dân. Các cấp chính quyền địa phương cần có giải pháp sâu sát hơn nữa, chủ trì và phối hợp tạo điều kiện với các chủ đầu tư nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, sớm bàn giao cho nhà thầu triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ. Phát triển mạng CSHT GTĐB địa phương hoà cùng với hệ thống tuyến đường ven biển tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và năng lực vận tải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển như Trung Ương đã chỉ đạo. Tóm lại, những nội dung chính đã được đề cập trong chương 4 gồm:Kết luận chương 4 Phần đầu chương 4 giới thiệu mục tiêu phát triển đầu tư xây dựng dự án tuyến đường bộ ven biển miền Bắc đến năm 2030, từ đó xác định nhu cầu VĐT cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu này. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng định hướng huy động vốn đầu tư cho dự ánxây dựng tuyến đường. Các quan điểm định hướng cho việc huy động và quản lý sử dụng VĐT đầu tư cho dự án bao gồm 64 quan điểm lớn. Trong đó có các quan điểm chung mang tính chất bao trùm như: Đầu tư vốn cho đường bộ phải đi trước một bước để tạo tiền đề, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư và quản lý khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ, từng bước thị trường hóa loại dịch vụ công này. Quan điểm định hướng cho công tác huy động vốn là: Khai thác tổng hợp các nguồn vốn, xây dựng cơ chế tạo lập vốn mang tính bền vững. Quan điểm đầu tư sử dụng vốn là: đầu tư vốn tập trung có trọng điểm, sử dụng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Các giải pháp đề xuất kiến nghị trong chuyên chương đề 4 được phân định làm hai nhóm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp về huy động vốn (giải pháp huy động từ từ khu vực nhà nước và, giải pháp về huy động vốn từ ngoài khu vực nhà nước)và nhóm giải pháp về quản lý phân bổ, sử dụng vốn. Trong nhóm giải pháp huy động vốn, bên cạnh các giải pháp tăng chi từ ngân sách nhà nước, thu hút tích cực vốn PPP, ODA, các giải pháp hoàn thiện chế độ thu phí cầu đường bộ, phát hành trái phiếu chính phủ là những giải pháp sẽ đóng góp tích cực vào việc huy động nội lực cho phát triển hệ thống đường bộ một cách bền vữngvà đặc biệt là . Ngoài ra, cácg giải pháp khác như huy động vốn từ nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước BOTtheo hình thức đối tác công tư, chuyển nhượng quyền khai thác đường cũng đã được đề cập, Nhóm giải pháp quản lý sử dụng vốn gồm các giải pháp liên quan đến quá trình quản lý phân bổ, sử dụng vốn như: kế hoạch hóa vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, bỏ mô hình tổ chức “khép kín” của Bộ giao thông vận tải, tăng cường kiểm soát thanh toán vốn, xử lý nợ đọng vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư cho hạ tầng đường bộ. Để có thể thực hiện được những giải pháp đề xuất, cần phải có những điều kiện và môi trường phù hợp. Những điều kiện về mặt khách quan như môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và về mặt chủ quan như nhận thức, trình độ quản lý đã được đưa ra ở cuối chương. KẾT LUẬN Đối với vùng duyên hải Bắc Bộven biển miền Bbắc cũng như vùng duyên hải ven biển cả nước, hệ thống CSHT GTĐB nói chung được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể con người thì tuyến đường bộ ven biển Việt Nam chính là động mạch chủ. Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến kinh tế kém phát triển, vì vậy việc sớm hoàn thành tuyến đường ven biển này làm mấu chốt để kinh tế được bứt phá đưa nước ta trở thành Quốc gia giàu từ biển theo tinh thần nghị quyết 09/NQ-TW ngày 09/02/2007. Như vậy, đây chính là nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm chỉ đạo sát xao đi trước 1 bước trong định hướng, quan điểm của Lãnh đạo các tỉnh vùng duyên hảiven biển. Chính phủ đã phê duyệt các quy hoạch đầu tư phát triển xây dựng tuyến đường bộ ven biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với thực tế của vùng duyên hải ven biển trong những năm tới, việc huy động vốn đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, cần quan tâm đến mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách, cụ thể là từ khu vực tư nhân. Đó chính là điểm nhấn trong các giải pháp huy động vốn đầu tư mà chương 4 đề cập nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu luận án đã đạt được một số kết quả sau: Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trình bày và phân tích các quan điểm và khái niệm khác nhau để làm rõ bản chất của vốn và huy động vốn đầu tư xây dựng các dự án tuyến đường bộ ven huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt nam. nói chung và tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam nói riêng. Hai là, thông qua khảo sát thực tế về thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng các dự án tuyến đường bộ ven huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam. Qua đó, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó. Ba là, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam. Đê tài nghiên cứu của luận án là vấn đề mới, rất lớn và cấp bách mà bản thân tác giả với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Trên tinh thần cầu thị, nghiên cứu sinh Rrất mong nhận được sự tham gia góp ý và phản biện xây dựng của các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận án tiếp tục được hoàn thiện và mở ra hướng nghiên cứu mới hiệu quả trong tương lai. Qua lời kết, cho phép em đượctôi gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Học viện Tài chính, khoa Sau đại học, khoa Tài chính công, các Thầy các Cô, các nhà khoa học, Thầy TS. Đỗ Đình Thu và Thầy PGS.TS Vũ Duy Vĩnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ emtôi hoàn thành đề tài nghiên cứu Luận án khoa học Kinh tế của mình./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng anhTiếng Việt Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021A Brao Linh Đa (2017), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵ. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.ng Bùi Văn Khánh (2010) Huy động nguồn lực tài chính xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Cù Minh Đạo (2012), “Một số giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ, cơ sở II – Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Cù Thanh Thủy (2018) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Đỗ Văn Thuận (2019), Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Giao thông Vận tải Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ Hoàng Cao Liêm (2018), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hoàng Thanh Tú (2016) Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Đại học Giao thông Vận tải. Lương Tuấn Đức (2020), Huy động vốn đề phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Lương Thành (2009), Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới- thực trạng- kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Ngọc Quang (2012) “Vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội”, đại học KTQD. Nguyễn Quốc Huy (2014) “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án tiến sĩ, Học Viện Tài Chính Nguyễn Thị Thúy Nga (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Dung (2018) “Nghiên cứu giải pháp huy động và sử dụng vốn cho bảo trì đường bộ”, Luận án tiến sĩ, Đại Học Giao thông vận tải. Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTCSHT Giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư (PPP) phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tả Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2017), Kế hoạch Thực hiện đề án Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2015-2020 Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.h Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021. Sở giao thông vận tải Hải Phòng, báo cáo các dự án giao thông năm 2020. Sở giao thông vận tải Quảng Ninh, báo cáo tỉnh uỷ về đầu tư các dự án giao thông năm 2020. Quyết định 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính Phủ “v/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam” Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức 2008. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai số 45/2014/QH13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Học viện Tài chính, Giáo trình quản lý tài chính công. M.J Keynes, Lý thyết chung về lao động, lãi suất và tiền tệ (General theory Employment Interest and Money). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật số: 64/2020/QH14 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Chính phủ (20), Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt (1986). Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002) Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017. Thông tư số 100/2015/TT-BTC ngày 29/6/2015 Hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước. Nghị Định 01/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về phát hành Trái phiếu Chính Phủ Thông tư số 111/2015/TT-BTC về Hướng dẫn phát hành Trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước. Adam Smith (1776), Của cải của các dân tộc. Kinh nghiệm thành công trong việc xây dựng đường cao tốc của một số quốc gia điển hình, truy cập ngày 27/12/2021 từ link: https://amp.vov.vn/kinh-te/kinh-nghiem-thanh-cong-trong-viec-xay-dung-duong-cao-toc-cua-mot-so-quoc-gia-dien-hinh-887334.vov Tiếng anh ADBI Working Paper Series (2010), “Financing Asia’s Infrastructure: Modes of Development and Integration of Asian Financial Markets”, Biswa Nath Bhattacharyay, No. 229 July 2010. ADBI Working Paper Series (2010), “Financing Asia’s Infrastructure: Modes of Development and Integration of Asian Financial Markets”, Biswa Nath Bhattacharyay, No. 229 July 2010. Alexander Bisaro, Jochen Hinkel (2017), Mobilizing private finance for coastal adaptation: A literature review, WIREs Clim Change. 2018;e514., Received: 15 April. https://doi.org/10.1002/wcc.514 Antonio Postigo (2008), Financing road infrastructure in China and India: Current trends and future options. https://doi.org/10.1080/17516230701850731 Asian Development Bank (2012), Assessment of Public-Private Partnerships in Viet nam Constraints and Opportunities, Published 2012, Printed in the Philippines. Asian Development Bank (2012), Assessment of Public-Private Partnerships in Viet nam Constraints and Opportunities, Published 2012, Printed in the Philippines. Bielenberg, Mike Kerlin, Jeremy Oppenheim, Melissa Roberts (2016), Financing change: How to mobilize private- sector financing for sustainable infrastructure, The new Climate Economy Calderon, Cesar; Serven, Luis.2014, Infrastructure, growth, and inequality : an overview (English). Policy Research working paper ; no. WPS 7034 Washington, D.C. : World Bank Group. Rickie Longfellow (2017), California's Pacific Coast Highway-Highway One. https://www.fhwa.dot.gov/infrastructure/back0403.cfm. César Calderón and Luis Servén (2004), The effects of Infrastructure Development on Growth and Income Distribution. https://elibrary.worldbank.org/doi/abs/10.1596/1813-9450-3400 EIB Paper (2010), Public and private financing of infrastructure- Policy challenges in mobilizing finance, EIB Papers, Volume 15,No2 Georg Inderst (2021), Financing development: Private capital mobilization and institutional investors. International Transport Forum (2018), Mobilizing private investment in infrastructure: Investment de-risking and uncertainty. https://www.itf-oecd.org/mobilising-private-investment-infrastructure-investment-de-risking-and-uncertainty Klaus Maurer (2017), Mobilization of long-term savings for infrastructure financing in Africa,  Study Prepared for Federal Ministry of Economic Lu, Chao và Sheppard (2019), Government guarantees for mobilizing private investment in infrastructure. https://ppp.worldbank.org/public-private-partnership/library/government-guarantees-mobilizing-private-investment-infrastructure Nguyễn Thị Tuyết Dung và các cộng sự (2020), Capital mobilization solutions for revenue increase of road transport infrastructure development in Vietnam. https://easychair.org/publications/preprint/VbRM Patricia Clarke Annez (2006), Urban infrastructure finance from private operators: What have we learned from recent experience?. https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/9 Pradeepta Kumar Samanta, "Development of Rural Road Infrastructure in India", Pacific Business Review International, Volume 7, Issue 11, p,86-93, May 2015, India. Sengupta  Ramprasad, Mukherjee, Sacchidananda, Gupta, Manish (2015), Financing for infrastructure investment in G-20 countries. https://ideas.repec.org/p/npf/wpaper/15-144.html Wilson Waslke (2001), Road infrastructure policies in Kenya: Historical trends and current challenges. https://www.semanticscholar.org/paper/Road-Infrastructure-Policies-in-Kenya%3A-Historical Wasike/09cd01f8a454dc83f3f5eec8935d114750b0fee5 https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3806742 Tiếng Việt A Brao Linh Đa (2017), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bùi Văn Khánh (2010) Huy động nguồn lực tài chính xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Cù Minh Đạo (2012), “Một số giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ , cơ sở II – Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Cù Thanh Thủy (2018) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Đỗ Văn Thuận (2019),Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Giao thông Vận tải Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ Hoàng Cao Liêm (2018), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hoàng Thanh Tú (2016) Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Đại học Giao thông Vận tải. Lương Tuấn Đức (2020), Huy động vốn đề phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Lương Thành (2009), Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới- thực trạng- kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Ngọc Quang (2012) “Vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội”, đại học KTQD. Nguyễn Quốc Huy (2014) “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án tiến sĩ, Học Viện Tài Chính Nguyễn Thị Thúy Nga (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Dung (2018) “Nghiên cứu giải pháp huy động và sử dụng vốn cho bảo trì đường bộ”, Luận án tiến sĩ, Đại Học Giao thông vận tải. Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHT Giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư (PPP) phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tả Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2017), Kế hoạch Thực hiện đề án Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2015-2020 Website Sở giao thông tỉnh Thanh Hóa Website Sở giao thông tỉnh Ninh Bình Website Sở giao thông Hải Phòng Website Sở giao thông Quảng Ninh Phụ lục 11 Bảng câu hỏi khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác “Huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc BộVen biển miền bắc Việt Nam” Kính gửi Quý công tyCơ quan! Mục đích của bảng khảo sát này là để đánh giá “ảnh hưởng của các yếu tố đến công táckhả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc Bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam” nhằm mục đích cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả công tác huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vung duyên hải Bắc Bộven biển miền bắc. Trong phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và phương án trả lời (Thang điểm từ 1-5, trong đó 1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất), quý vị đồng ý với phương án trả lời nào xin đánh dấu "X" vào ô tương ứng hoặc khoanh tròn vào số thứ tự của phương án. Nếu có ý kiến gì khác ngoài các ý kiến trên, xin quý vị cho biết vào phần cuối của bảng điều tra. Tôi cam đoan các thông tin Quý vị cung cấp được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Anh/Chị xin vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây. Không có câu trả lời đúng hoặc sai. Rất mong Anh/Chị hãy cố gắng trả lời trung thực và khách quan nhất ý kiến của riêng Anh/Chị. Đối với mỗi nội dung dưới đây, hãy khoanh tròn các số dưới đây để thể hiện năng lực cạnh tranh động của công ty. Điểm càng cao càng thể hiện lợi thế nổi trội của công ty Anh/Chị (Thang điểm từ 1-5, trong đó 1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất). Phần I. Thông tin chung: về doanh nghiệp Họ tên người được phỏng vấn: Chức vụ người được phỏng vấn: Địa chỉ: Tuổi: Giới tính: Phần II. Khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc Bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam Câu 1: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường chính sách, luật phápYếu tố môi trường pháp lý đến công tác Huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam? TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Các chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng các dự án đường bộ ven biển của địa phương là đầy đủ.Địa phương ông/bà có chính sách rõ ràng trong việc huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng đường bộ ven biển (chính sách tài chính, chính sách đất đai,. 2 Các chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng các dự án đường bộ ven biển của địa phương là đồng bộ (Nghị định, thông tư, văn bản...)Các quy định liên quan đến việc huy động vốn đầu tư cho các dự án giao thông được đưa ra một cách rõ ràng và minh bạch (Nghị định, thông tư, văn bản...) 3 Địa phương có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án tuyến đường bộ ven biển (chính sách bảo lãnh vay vốn, phát hành trái phiếu công trình, )Địa phương có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án xây dựng đường bộ ven biển (chính sách bảo lãnh vay vốn, phát hành trái phiếu công trình, hỗ trợ giải phóng mặt bằng) 4 Các thủ tục về lựa chọn nhà thầu cho các dự án đường bộ ven biển được địa phương đưa ra một cách công khai minh bạchCác thủ tục về đấu thấu các dự án xây dựng đường bộ ven biển được địa phương đưa ra một cách công khai minh bạch 5 Các cơ quan quản lý nhà nước tích cực kiểm tra giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các dự án đường bộ ven biểnCác cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, ngành TW, địa phương) tích cực kiểm tra giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các dự án xây dựng đường bộ ven biển Câu 2: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố năng lực, tổ chức thực hiệntổ chức thực hiện của chính quyền địa phương đến công tác Huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam? TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Địa phương có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực để thực hiện các dự án xây dựng đường bộ ven biển 2 Địa phương có bộ máy quản lý tổ chức tốt các dự án xây dựng đường bộ ven biển 3 Năng lực quản lý điều hành của chính quyền địa phương đủ đảm bảo để thực hiện các dự án xây dựng đường bộ ven biển 4 Công tác quy hoạch thực hiện kịp thời, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển GTVT của vùng Câu 3: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhận thức đến công tác Huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam? TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Các dự án tuyến đường bộ ven biển đi qua địa phương là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương Việc huy động vốn đầu tư là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các dự án tuyến đường bộ ven biển 3 Chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng về việc thực hiện các dự án dự án tuyến đường bộ ven biển 4 Doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia vào mô hình hợp tác công tư trong việc thực hiện dự án tuyến đường bộ ven biển Câu 4: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của nhân tố kỹ thuật đến công tác Huy động vốn đầu tư cho các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển vùng duyên hải Bắc bộtuyến đường bộ ven biển miền bắc Việt Nam? TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Thời gian giải phóng mặt bằng đảm bảo cho việc thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển 2 Thời gian thu hồi vốn của dự án dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển hứa hẹn các nhà đầu tư góp vốn tham gia các dự án này 3 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường đảm bảo thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển 4 Các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển có lợi thế về kinh nghiệm trong việc khai thác công nghệ, quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân Câu 5: Câu hỏi cho biến phụ thuộc TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Nguồn vốn được chính quyền địa phương huy động đảm bảo cho việc thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển 2 Thời gian huy động vốn trong khoảng thời gian cho phép để địa phương triển khai các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển 3 Địa phương huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau đảm bảo việc thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển Phụ lục 2 Kết quả phân tích định lượng THỐNG KÊ TRUNG BÌNH Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation L1 245 1 5 3.39 .892 L2 245 1 5 3.36 .879 L3 245 1 5 3.35 .922 L4 245 1 5 3.39 .826 L5 245 1 5 3.37 .823 TC1 245 1 5 3.40 .851 TC2 245 1 5 3.43 .859 TC3 245 1 5 3.38 .834 TC4 245 1 5 3.46 .715 NT1 245 1 5 3.40 .871 NT2 245 1 5 3.43 .905 NT3 245 1 5 3.38 .877 NT4 245 1 5 3.36 .897 KT1 245 1 5 3.34 .960 KT2 245 1 5 3.39 .879 KT3 245 1 5 3.40 .938 KT4 245 1 5 3.42 .918 NV1 245 1 5 3.18 .770 NV2 245 1 5 3.23 .761 NV3 245 1 5 3.18 .765 TC 245 1.33 5.00 3.4041 .68783 NT 245 1.00 5.00 3.3891 .77358 KT 245 1.00 5.00 3.3867 .79906 L 245 1.40 4.80 3.3722 .69698 NV 245 1.33 4.67 3.1986 .65181 Valid N (listwise) 245 CRONBACH ALPHA BIẾN L Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .861 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted L1 13.47 7.890 .690 .829 L2 13.50 8.095 .655 .838 L3 13.51 7.661 .712 .824 L4 13.47 8.332 .657 .838 L5 13.49 8.235 .685 .831 BIẾN TC Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .790 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TC1 10.27 3.894 .575 .751 TC2 10.24 3.821 .593 .742 TC3 10.29 3.797 .633 .720 TC4 10.21 4.258 .603 .740 BIẾN NT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .721 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NT1 10.17 5.386 .165 .833 NT2 10.13 3.799 .589 .610 NT3 10.18 3.719 .653 .570 NT4 10.20 3.568 .686 .546 >> Loại biến NT1 do Corrected Item-Total Correlation nhỏ hơn 0.3. Chạy lại lần 2: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .833 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NT2 6.74 2.661 .645 .817 NT3 6.79 2.627 .700 .763 NT4 6.81 2.492 .738 .725 BIẾN KT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .887 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KT1 10.21 5.739 .773 .848 KT2 10.16 6.189 .745 .859 KT3 10.15 5.823 .776 .847 KT4 10.13 6.098 .723 .867 BIẾN NV Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .811 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NV1 6.41 1.883 .638 .764 NV2 6.37 1.873 .659 .742 NV3 6.41 1.825 .684 .716 PHÂN TÍCH EFA BIẾN ĐỘC LẬP KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .895 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2148.028 df 120 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.747 42.167 42.167 6.747 42.167 42.167 3.340 20.873 20.873 2 1.977 12.357 54.523 1.977 12.357 54.523 3.285 20.532 41.405 3 1.430 8.940 63.463 1.430 8.940 63.463 2.514 15.713 57.119 4 1.143 7.142 70.605 1.143 7.142 70.605 2.158 13.487 70.605 5 .623 3.891 74.496 6 .583 3.646 78.143 7 .518 3.238 81.380 8 .473 2.954 84.335 9 .427 2.668 87.003 10 .413 2.582 89.584 11 .367 2.294 91.878 12 .341 2.134 94.012 13 .324 2.023 96.036 14 .263 1.645 97.681 15 .227 1.416 99.097 16 .145 .903 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 KT1 .825 KT3 .820 KT4 .812 KT2 .799 TC4 .579 .524 L3 .792 L5 .787 L1 .770 L4 .743 L2 .736 NT4 .833 NT3 .794 NT2 .774 TC1 .771 TC3 .762 TC2 .754 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. >> Loại biến TC4 do biến này tải lên ở cả 2 nhân tố. Chạy lại lần 2: KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .885 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1764.870 df 105 Sig. .000 >> KMO = 0.885 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp >> Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.043 40.285 40.285 6.043 40.285 40.285 3.249 21.662 21.662 2 1.902 12.678 52.963 1.902 12.678 52.963 3.003 20.022 41.684 3 1.416 9.440 62.403 1.416 9.440 62.403 2.239 14.929 56.613 4 1.143 7.618 70.021 1.143 7.618 70.021 2.011 13.408 70.021 5 .611 4.073 74.094 6 .579 3.857 77.951 7 .518 3.451 81.401 8 .467 3.114 84.515 9 .416 2.775 87.290 10 .410 2.733 90.023 11 .365 2.431 92.454 12 .337 2.248 94.702 13 .307 2.047 96.749 14 .262 1.749 98.498 15 .225 1.502 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 L3 .791 L5 .790 L1 .768 L4 .747 L2 .737 KT1 .831 KT3 .815 KT4 .810 KT2 .803 NT4 .827 NT3 .791 NT2 .786 TC1 .776 TC2 .760 TC3 .759 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. BIẾN PHỤ THUỘC KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .713 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 243.415 df 3 Sig. .000 >> KMO = 0.713 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp >> Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.177 72.567 72.567 2.177 72.567 72.567 2 .446 14.877 87.444 3 .377 12.556 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 NV3 .866 NV2 .852 NV1 .837 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON Correlations NV TC NT KT L NV Pearson Correlation 1 .583** .524** .498** .749** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 245 245 245 245 245 TC Pearson Correlation .583** 1 .434** .381** .415** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 245 245 245 245 245 NT Pearson Correlation .524** .434** 1 .511** .408** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 245 245 245 245 245 KT Pearson Correlation .498** .381** .511** 1 .422** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 245 245 245 245 245 L Pearson Correlation .749** .415** .408** .422** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 245 245 245 245 245 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 70.511 4 17.628 127.600 .000b Residual 33.156 240 .138 Total 103.666 244 a. Dependent Variable: NV b. Predictors: (Constant), L, NT, TC, KT >> Sig kiểm định F = 0.00 < 0.05, như vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .825a .680 .675 .37168 2.271 a. Predictors: (Constant), L, NT, TC, KT b. Dependent Variable: NV Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -.022 .149 -.147 .883 TC .246 .041 .259 6.069 .000 .729 1.371 NT .118 .038 .140 3.096 .002 .652 1.533 KT .081 .036 .099 2.223 .027 .671 1.490 L .507 .04 0 .542 12.646 .000 .724 1.380 a. Dependent Variable: NV MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_huy_dong_von_dau_tu_xay_dung_tuyen_duong_bo_ven_bien.doc
  • docx4. Tóm tắt luận án Hồ Xuân Anh Tuấn TV.docx
  • docx5. TA. Tóm tắt luận án Hồ Xuân Anh Tuấn.docx
  • docx6. Tuấn Tóm tắt kết luận mới TV.docx
  • docx7. Tuấn Tóm tắt kết luận mới TA.docx
  • pdfQD BM Tuan.pdf
Luận văn liên quan