Sau hơn 30 năm đổi mới, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của
dòng vốn đầu tư quốc tế trực tiếp đối với quá trình thúc đẩy nền kinh tế và xã hội
phát triển. Thông qua kênh FDI, Việt Nam đã đón nhận được các công nghệ mới,
tiếp thu những kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến; người dân được sử dụng
những hàng hóa ngày càng chất lượng hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, một vấn đề mà các nhà quản lý kinh tế cần
nghiêm túc nhìn nhận và sớm tìm ra giải pháp kiểm soát đó là hoạt động chuyển giá
đang diễn ra ngày một nghiêm trọng ở các chi nhánh của các công ty đa quốc gia
trên thế giới. Chuyển giá là một hoạt động kinh tế tài chính tinh vi, phức tạp được
các MNCs sử dụng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Chuyển giá gây
ra những tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư, như
làm dịch chuyển cơ cấu đầu tư, thất thu thuế, tạo ra sự mất cân bằng trong cạnh
tranh, tăng khả năng bị lũng đoạn về kinh tế. Chuyển giá mang tính kỹ thuật phức
tạp, được thực hiện bởi các MNCs có trình độ quản lý tiên tiến, vì vậy kiểm soát
hoạt động này là một vấn đề khó đối với tất cả các quốc gia.
Để có thể kiểm soát ở mức độ cao nhất đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan hữu quan trong một quốc gia và giữa các nước. Đối với Việt Nam,
30 năm đổi mới cũng đã ghi nhận những trường hợp chuyển giá và cùng với đó là
hàng loạt các nghi vấn chuyển giá. Là quốc gia đang đi những bước quan trọng
trong tiến trình hội nhập toàn cầu về kinh tế, Việt Nam cần thường xuyên theo dõi,
cập nhật tình hình chuyển giá và các biện pháp ngăn chặn của các quốc gia tiên tiến
trên thế giới, đồng thời chủ động nghiên cứu tình hình thực tiễn của quốc gia mình,
từ đó đưa ra những chính sách hợp lý cho việc kiểm soát chuyển giá.
Dưới góc độ là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, Luận án tiến sĩ kinh tế
của nghiên cứu sinh đã đạt được một số kết quả sau đây:
Khẳng định chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan của chi
nhánh các công ty đa quốc gia, xuất hiện khi thương mại quốc tế phát triển đến một
trình độ nhất định và ngày càng có xu hướng gia tăng khi các nước tiến hành mở
cửa hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài.
228 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín
trên thế giới để đánh giá, sao cho mang tính khách quan và trung thực ở mức tối đa.
4.3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ
4.3.1. Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản khi hình thành
doanh nghiệp FDI
Trong nền kinh tế, việc thành lập liên doanh, liên kết với nước ngoài là
quyền của các doanh nghiệp, về cơ bản các cơ quan nhà nước không thể can thiệp.
Vì vậy, các cơ quan nhà nước chỉ có thể hỗ trợ tư vấn cho bên liên doanh Việt Nam
một số giải pháp để tránh bị thiệt hại ngay từ giai đoạn đầu hình thành liên doanh.
Các giải pháp cụ thể đó là:
Phía đối tác Việt Nam cần tăng cường năng lực thẩm định dự án, đặc biệt là
khâu thẩm định kỹ thuật.
Đặc biệt chú trọng tới các dự án FDI có vốn góp và sử dụng vốn góp là tài
sản công nghệ. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết nên thuê các chuyên gia
thẩm định giá độc lập để xác định giá trị vốn góp của phía đối tác nước ngoài theo
nguyên tắc cùng nhau chia sẻ chi phí.
Trong trường hợp doanh nghiệp FDI đầu tư 100% vốn, việc thẩm định và
chấp thuận dự án đầu tư là quyền hạn, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước.
Các giải pháp cần được thực hiện để ngăn chặn ngay từ đầu hình thức chuyển giá
này là:
Xác định hợp lý giá trị tài sản, các chi phí mà doanh nghiệp kê khai khi hình
thành doanh nghiệp FDI.
Nâng cao khả năng thẩm định về tính công nghệ của dây chuyền sản xuất.
Tránh trường hợp phía đối tác nước ngoài đưa các dây chuyền công nghệ đã lạc
hậu, ô nhiễm môi trường vào Việt Nam mà vẫn thực hiện định giá cao
4.3.2. Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản vô hình
Tài sản vô hình gồm có lợi thế thương mại, sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu,
bản quyền, cấp phép quyền khai thác hay những tài sản trí tuệ khác được bảo hộ
theo luật. Những tài sản vô hình như vậy được xem là các “rào cản gia nhập” và
nhờ những rào cản này mà nhiều MNCs có được siêu lợi nhuận.
177
Để có cách thức kiểm soát chuyển giá từ việc nâng khống giá trị tài sản vô hình, cần
thiết phải phân loại rõ tài sản vô hình, gồm:
Tài sản vô hình trong sản xuất: quan trọng nhất là các sáng chế và bí quyết
kỹ thuật. Giá trị chuyển giao khi công ty mẹ hay bên đối tác nước ngoài chuyển cho
bên đối tác trong nước cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức độ bảo vệ đối với sáng
chế hay bí quyết kỹ thuật đó.
Tài sản vô hình trong thương mại: như nhãn hiệu, tên thương mại, danh tiếng
công ty, lực lượng bán hàng chuyên nghiệp và năng lực cung cấp dịch vụ, chăm sóc
khách hàng
Tài sản vô hình lai: là loại tài sản vô hình mang đặc tích của cả tài sản vô
hình trong sản xuất và thương mại. Chẳng hạn, danh tiếng công ty có được là từ kết
quả của những sản phẩm chất lượng cao hay mũi nhọn của ngành; như vậy đó là tài
sản vô hình được tạo ra trong sản xuất. Bên cạnh đó danh tiếng của doanh nghiệp
cũng được hình thành thông qua quảng cáo, bán hàng và marketing. Những thương
hiệu như Coca Cola hay BMW rất nổi tiếng với tên thương mại của nó và hình
thành nên giá trị thương hiệu.
Có một số cách thức tiếp cận sau đây để có thể định giá tài sản vô hình:
Cách tiếp cận từ thị trường, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được
xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương
tự có giá giao dịch trên thị trường.
Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái
tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí
thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo
giá thị trường hiện hành.
Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị tài sản vô hình thông qua giá trị
hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô
hình mang lại.
Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá,
thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản vô hình cần thẩm định
giá có thể thu thập được, từ đó sẽ lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
178
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tài sản vô hình là loại tài sản khó định giá và ước tính
các chi phí hình thành, cũng như khó có được tài sản vô hình tương đồng trên thị
trường. Vì vậy nghiên cứu sinh cho rằng, chỉ có thể áp dụng phương pháp phân bổ
lợi nhuận trong việc xác định giá thị trường của tài sản vô hình.
Khi quyết định giá của tài sản vô hình thì ngoài việc xem xét các đặc điểm
kỹ thuật, pháp lý, kinh tế, giá giao dịch trên thị trường, kinh phí đầu tư, chính sách
khuyến khích thương mại hóa,... cần xem xét thêm các yếu tố đặc thù của tài sản
này như: tình trạng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; thời gian còn lại trong thời hạn bảo hộ
ghi trong văn bằng bảo hộ; khả năng rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng sáng chế,
ví dụ: khả năng bị hủy bỏ hiệu lực, bị xâm phạm; khó khăn, cản trở về kinh tế, kỹ
thuật trong việc ứng dụng, khai thác, thương mại hóa.
4.3.3. Kiểm soát chuyển giá qua việc mua bán nguyên vật liệu đầu vào và sản
phẩm đầu ra với công ty mẹ cũng như công ty liên kết
Cơ sở kiểm soát phương thức chuyển giá này xoay quanh việc định giá
chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường. Xin được quay trở lại với vụ việc của
công ty DKJ đặt ra ở điểm b mục 3.2.2.4 để có thể phân tích rõ hơn cách thức áp
dụng một biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật vào giải quyết vấn đề này.
Để có thể có dữ liệu kết luận xem DKJ có thực hiện hoạt động chuyển giá
hay không, ở đây nghiên cứu sinh sử dụng một trong năm phương pháp xác định giá
chuyển giao theo hướng dẫn tại Nghị định 20/2017/NĐ – CP và Thông tư
41/2017/TT – BTC
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin về doanh nghiệp độc lập tương đồn
Bảng 4.2: Dữ liệu doanh nghiệp độc lập
DN Ngành nghề Doanh thu Tổng chi
phí
Giá vốn Chi phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
E Sản xuất trà 1.000.000 600.000 400.000 50.000 150.000
179
I Sản xuất trà 2.000.000 1.050.000 700.000 150.000 200.000
L Sản xuất trà 1.500.000 880.000 550.000 80.000 250.000
Z Sản xuất trà 1.500.000 970.000 630.000 120.000 220.000
X Sản xuất trà 1.200.000 725.000 500.000 55.000 170.000
Y Sản xuất trà 1.300.000 820.000 550.000 70.000 200.000
(Nguồn: Nghiên cứu sinh tự thu thập số liệu thống kê)
Bước 2: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường. Ở đây do có số liệu
của các doanh nghiệp tương đồng về doanh thu, chi phí nên khả dĩ áp dụng
phương pháp giá vốn cộng lãi hoặc phương pháp so sánh lợi nhuận. Nghiên
cứu sinh chọn phương pháp giá vốn cộng lãi
- Xác định tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn từ dữ liệu các doanh nghiệp độc
lập
Bảng 4.3: Xác định tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn
DN Ngành nghề Doanh thu Giá vốn Tỷ suất lợi nhuận
gộp trên giá vốn
E Sản xuất trà 1.000.000 400.000 1,500
I Sản xuất trà 2.000.000 700.000 1,857
L Sản xuất trà 1.500.000 550.000 1,727
Z Sản xuất trà 1.500.000 630.000 1,381
X Sản xuất trà 1.200.000 500.000 1,400
Y Sản xuất trà 1.300.000 550.000 1,364
Từ đó xác định giá trị tứ phân vị thứ hai (giá trị điều chỉnh phù hợp nhất): 1,450
(Xác định theo hàm QUARTILE (tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn thứ 1 : tỷ suất
lợi nhuận gộp trên giá vốn thứ 8.2)
- Sử dụng giá trị tứ phân vị thứ hai này để điều chỉnh lại giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp DKJ:
Giá sản phẩm B1: 30.000 x (1 + 1,450) = 73.500 đồng
Giá sản phẩm B2: 35.000 x (1 + 1,450) = 85.750 đồng
Giá sản phẩm B3: 40.000 x (1 + 1,450) = 98.000 đồng
Từ đó xác định giá thị trường của các sản phẩm theo giá trị tứ phân vị phù
hợp, xác định doanh thu, chi phí và tính toán điều chỉnh so với trước:
180
Sản
phẩm
Doanh
thu
TRƯỚC
KHI
ĐIỀU
CHỈNH
theo giá
trị phù
hợp nhất
(nghìn
đồng)
Tổng chi phí
Giá vốn
(nghìn
đồng)
Chi phí
bán
hàng
(nghìn
đồng)
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
(nghìn đồng)
Áp dụng PP Giá vốn cộng lãi
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn phù
hợp nhất = 1.450
Doanh thu SAU
KHI ĐIỀU CHỈNH
theo giá trị phù hợp
nhất_ Tỷ suất LN
gộp / Giá vốn
(nghìn đồng)
Tăng/Giảm so với
DT TRƯỚC KHI
ĐIỀU CHỈNH
B1 320.000
300.000
735.000,00 230%
B2 456.000 420.000
1.029.000,00 226%
B3 1.290.000 1.200.000
2.940.000,00 228%
Tổng
cộng 2.066.000 3.220.000 1.920.000 400.000 900.000
4.704.000,00 228%
181
Từ bảng số liệu tính toán như trên cho thấy doanh nghiệp DKJ này đã thực hiện
nhiều cách thức khiến giá bán, chi phí của doanh nghiệp trở nên thiếu hợp lý so với
doanh nghiệp tương đồng. Hoàn toàn có đủ cơ sở để kết luận công ty DKJ có hoạt
động chuyển giá để có thể tiến hành thanh kiểm tra toàn diện.
4.3.4. Kiểm soát chuyển giá qua việc nâng cao chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo là một chi phí hợp lý nhưng tương đối khó xác định, chính
vì vậy nó được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng cao chi phí của doanh
nghiệp, từ đó giảm mức lợi nhuận thực tế.
Trước ngày 1/1/2015, theo quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật số
32/2013/QH13 có quy định về phần chi quảng cáo, tiếp thị không được trừ khi
tính thuế TNDN như sau: ”Phần chi quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới, tiếp
tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ.”.
Tuy nhiên kể từ thời điểm 1/1/2015, theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật
số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật số 32/2013/QH13 có qui định việc bải bỏ Điểm m Khoản 2 Điều 9 nêu
trên. Như vậy là từ thời điểm năm 2015, việc quy định về mức trần giới hạn của
nhiều loại chi phí không còn nữa. Đây được xem là một bước cải cách về quản lý
thuế của Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế về các chi phí hợp lý được
tính. Song chính điều này cũng đặt ra thách thức cho các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc kiểm soát chuyển giá qua việc nâng cao chi phí quảng cáo.
Một số giải pháp được nghiên cứu sinh đề xuất cho vấn đề này như sau:
Việc bãi bỏ các quy định về trần chi quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới,
tiếp tân là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế, song mức chi, tỷ
lệ chi cần đảm bảo phù hợp với doanh thu.
Xem xét xây dựng tỷ lệ các loại chi phí được tính trên doanh thu một cách
hợp lý; có thể sử dụng biên độ và các mức doanh thu làm cơ sở để xác định tỷ lệ
của từng loại chi phí hợp lý
182
Tham khảo tỷ lệ chi phí quảng cáo/doanh thu của các ngành/lĩnh vực trên
phạm vi toàn cầu, để từ đó có thể xây dựng các quy định phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Theo quan điểm của NCS, không nên quy định mức trần chung cho tất cả các
ngành/lĩnh vực mà thay vào đó, nên cân nhắc xây dựng khung tỷ lệ thích hợp cho
từng ngành/lĩnh vực. Hàng năm, Báo cáo Marketing toàn cầu (đăng tải trên
Adage.com) luôn có thống kê tỷ lệ chi phí quảng cáo/doanh thu qua các năm. Về cơ
bản, tỷ lệ này không có sự thay đổi quá lớn trong mỗi 5 – 10 năm (trừ những năm
kinh tế thế giới có sự biến động mạnh mẽ hoặc xảy ra các vấn đề lớn ảnh hưởng tới
một hay một số ngành cụ thể); chính vì vậy đây là một kênh tham khảo hết sức hữu
ích cho xây dựng các quy định của Việt Nam. Bảng số liệu này được nghiên cứu
sinh tổng hợp tại Phụ lục 2 của Luận án.
4.3.5. Kiểm soát chuyển giá qua cho vay giữa các bên có quan hệ liên kết
Đối tượng mà chuyển giá qua hình thức cho vay giữa các bên có quan hệ liên
kết hướng tới là chi phí tài chính từ việc trả lãi tiền vay. Để kiểm soát hình thức
chuyển giá này, cần thiết phải có nhiều chế tài, trong đó có cả vấn đề về sửa đổi các
quy định hiện hành của Việt Nam. Cụ thể:
Xây dựng chế tài quy định khống chế mức trần lãi suất tiền vay ngoại tệ đối
với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà vay vốn của
ngân hàng hay tổ chức tín dụng nước ngoài. Tránh để xảy ra tình trạng nhiều doanh
nghiệp đi vay nước ngoài với mức lãi suất rất lớn, cao hơn mức vay ngoại tệ trên thị
trường trong nước rất nhiều
Loại khỏi chi phí tài chính các khoản chi phí không hợp lý, không thể giải
trình rõ ràng và thiếu minh bạch của các doanh nghiệp FDI, các MNCs. Chẳng hạn,
nhiều doanh nghiệp FDI khi đi vay vốn nước ngoài thường có các chi phí như “phí
cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, thu xếp vốn vay”. Về cơ bản, đây là một loại chi
phí hợp lý, tác dụng là giúp doanh nghiệp lựa chọn được đồng tiền đi vay, lãi suất
vay, thời hạn vay, điều kiện vay – trả nợ cũng như giúp doanh nghiệp lượng hóa rủi
ro (tỷ giá hối đoái) trong quá trình vay nợ. Tuy nhiên, khi mà chi phí này quá lớn thì
183
cần thiết phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể ở đây
là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính
Vấn đề thuế nhà thầu cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, giả sử bên A ký hợp đồng xây dựng với bên B thì bên B
được lựa chọn giữa hai hình thức đóng thuế là đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
theo tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận hoặc đóng thuế nhà thầu theo tỷ lệ phần trăm
trên doanh thu sau khi đã trừ đi doanh thu của các nhà thầu phụ. Thực tế cho thấy
hầu hết các bên B đều lựa chọn đóng thuế theo cách thứ hai, và số tiền thuế phải
nộp thường ở mức rất thấp so với cách đóng thuế thứ nhất.
Xây dựng quy định về “vốn mỏng”. Một công ty thông thường được tài trợ
vốn thông qua vốn chủ sở hữu và vay nợ. “Vốn mỏng” đề cập đến tình huống mà
công ty huy động vốn với tỷ lệ nợ tương đối cao so với vốn chủ sở hữu. Các công ty
vốn mỏng đôi khi còn được gọi là công ty có tỷ lệ đòn bẩy vốn cao. Những năm gần
đây, nhiều nước lo ngại việc các doanh nghiệp sử dụng vốn vay hơn là sử dụng vốn
chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp
từ việc được khấu trừ chi phí lãi vay trước khi xác định thu nhập chịu thuế. Điều
này đối với các MNCs rất dễ dàng thông qua việc chu chuyển vốn nội bộ, theo đó
chi nhánh tại một quốc gia có thể đi vay từ công ty mẹ hoặc chi nhánh khác. Vì vậy,
Việt Nam cần xem xét xây dựng quy định về phần lãi mà doanh nghiệp phải trả đối
với vốn vay của các bên có quan hệ liên kết vượt quá tỷ lệ nhất định thì sẽ không
được coi là chi phí được khấu trù khi xác định thu nhập tính thuế. Tỷ lệ này từ kinh
nghiệm các nước cho thấy: đa số các nước quy định vốn vay của doanh nghiệp trên
vốn chủ sở hữu vượt quá 3 : 1 (trừ trường hợp là doanh nghiệp tài chính thì Trung
Quốc quy định là 5 : 1; Hàn Quốc là 6 : 1) thì được coi là vốn mỏng và phần lãi
phải trả vượt quá tỷ lệ này không được coi là chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế. Một số nước khác quy định tỷ lệ này thấp hơn, chẳng hạn Venezuela là 1
: 1; Canada hay Trung Quốc là 2 : 1; Pháp và Hoa Kỳ là 1,5 : 1.
184
Bảng 4.4. Quy định về tỷ lệ vốn mỏng của một số quốc gia trên thế giới
STT Quốc gia Quy định tỷ lệ vốn vay/vốn chủ
sở hữu được phép khấu trừ
1 Hoa Kỳ 1,5 : 1
2 Pháp 1,5 : 1
3 Venezuela 1 : 1
4 Hà lan 3 : 1
5 Rumani 3 : 1
6 Australia 3 : 1
7 New Zealand 3 : 1
8 Thụy Sĩ 6 : 1
9 Trung Quốc 2 : 1
(Nguồn: NCS tự tổng hợp từ quy định của các quốc gia
4.3.6. Kiểm soát chuyển giá lãi ở Việt Nam
Về cơ bản hiện nay Tổng cục Thuế cũng như Cục thuế các địa phương hầu
như đang tập trung vào đấu tranh với các hình thức chuyển giá lỗ. Tại Việt Nam
cũng chưa có kết luận chính thức nào về hình thức chuyển giá lãi của các doanh
nghiệp FDI. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn cần thiết phải có các giải pháp kiểm soát
chuyển giá lãi.
Trước hết, đối với các doanh nghiệp FDI mà sau một thời gian ngắn hoạt
động xin chuyển đổi sang công ty cổ phần: cần kiểm soát chặt chẽ quá trình định
giá doanh nghiệp, tránh việc bị tư bản hóa tài sản, tránh việc thông qua cổ phần hóa
để di chuyển vốn ra khỏi Việt Nam, làm xáo trộn dòng vốn tại nước ta.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp FDI mà trước khi niêm yết trên thị trường
chứng khoán có kết quả kinh doanh đột ngột trở nên tươi sáng với lợi nhuận tăng
cao: cần kiểm tra xem có hiện tượng các doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp
này có thực hiện chuyển giá nhằm gia tăng lợi nhuận ảo cho doanh nghiệp niêm yết
hay không. Bởi nếu xảy ra điều đó sẽ làm sai lệch kết quả báo cáo tài chính của
doanh nghiệp phát hành, làm cho giá trị cổ phiếu sẽ tăng cao khi niêm yết; tạo sai
lệch giá cả của các cổ phiếu phát hành, gây mất cân đối giả tạo về cung-cầu trên thị
185
trường chứng khoán, gây rối loạn thị trường.
Thứ ba, trong điều kiện nhiều quốc gia tích cực thu hút nguồn vốn từ bên
ngoài với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, Việt Nam cũng không thể nằm
ngoài xu thế đó. Việc thu hút vốn đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn khó khăn với
các ưu đãi về thuế, phí vẫn là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh việc các doanh
nghiệp cả trong và ngoài nước thực hiện chuyển lợi nhuận sang doanh nghiệp mới
thành lập để được hưởng những ưu đãi đó. Để làm được điều này đòi hỏi phải kiểm
soát thặt chặt chẽ vấn đề sử dụng chi phí và kết chuyển lợi nhuận của các thành viên
trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty và giữa các đơn vị liên kết.
4.4. NHÓM GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN
4.4.1. Ổn định kinh tế vĩ mô
Yếu tố kinh tế vĩ mô tác đổng rất lớn tới chuyển giá và hoạt động kiểm soát
chuyển giá, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Kinh tế vĩ mô ổn định là một trong những yếu tố hàng đầu để thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài từ các công ty đa quốc gia – vấn đề mà Việt Nam vẫn sẽ hết
sức chú trọng trong thời gian tới. Các MNCs thường chỉ đầu tư vào một nền kinh tế
ổn định, bởi ở đó có nhiều cơ hội kinh doanh, lượng hóa được những rủi ro và gần
như loại trừ được rủi ro chính trị.
Một nền kinh tế thiếu ổn định, có độ bất định cao, khó dự báo về chiều
hướng phát triển với các yếu tố như lạm phát cao, chính sách thuế rõ ràng hoàn
toàn có thể thúc đẩy các chi nhánh MNCs thực hiện chuyển giá. Theo nghiên cứu
của NCS. Phan Hiển Minh [27] thì quan ngại về tính bất ổn của kinh tế vĩ mô thúc
đẩy các MNCs thực hiện các thủ thuật chuyển giá nhằm nhanh chóng thu hồi vốn
đầu tư và gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.
Kinh tế vĩ mô thiếu ổn định gây ra những khó khăn cho hoạt động kiểm soát
chuyển giá. Bởi khi đó, cơ quan thuế cũng như các cơ quan hữu quan sẽ không có
được các điều kiện cần thiết cả về nhân lực, vật lực cũng như các yếu tố về kỹ thuật
để thực hiện kiểm soát chuyển giá một cách có hiệu quả.
186
Thời gian vừa qua Chính phủ đã thực hiện rất nhiều các giải pháp đồng bộ,
đặc biệt trong bối cảnh mối lo ngại về lạm phát cao. Chính sách tiền tệ và tài chính
được sử dụng linh hoạt, đồng thời với đó là sự thay đổi về mô hình kinh tế. Thực tế
Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã chứng minh những hệ thống giải pháp trên đã
và đang phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trước nhiều biến
động của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn có xu hướng vận động mang
tính chu kỳ, vì vậy khó khăn này đi qua sẽ có khó khăn khác tới. Vì vậy, theo quan
điểm của nghiên cứu sinh, giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030 vẫn cần
tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô trong đó chú trọng các giải
pháp sau:
Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở
tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng; trong đó tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia; tập trung chủ yếu vào cải cách toàn diện các quy định về ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kinh doanh có điều kiện, các quy định quản lý
chuyên ngành xuất khẩu và nhập khẩu, các quy định về thủ tục hành chính liên quan
đến đất đai, đầu tư, xây dựng và môi trường.
Đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó, điều hành hiệu quả chính
sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế;
bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, chặt chẽ; điều hành lãi suất,
tỷ giá phù hợp với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ; tiếp tục
triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối phù
hợp với mục tiêu chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế của Chính phủ. Xử lý
giảm thiểu các khoản nợ xấu.
Đổi mới chính sách quản lý để tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử
dụng các khoản vay của Chính phủ, cơ cấu lại các khoản nợ công, tăng dần tỷ lệ cho
187
vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và bảo lãnh Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ các
khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân
sách; bảo đảm các giới hạn an toàn về nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia theo
Nghị quyết của Quốc hội.
Thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá các dịch vụ
công quan trọng.
4.4.2. Ổn định và nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam
Việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào
Việt Nam bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn đầu tư và lợi nhuận
thực tế thu được của các nhà đầu tư. Đồng tiền quốc gia mất giá là một nguyên nhân
thúc đẩy hành vi chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian gần đây
Chính phủ đã và đang thực thi nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt là việc tiến tới xóa
bỏ “cơ chế 2 tỷ giá” (tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá chợ đen) trong giao dịch giữa
đồng Việt Nam và USD. Cùng với đó là việc gia tăng dự trữ ngoại tệ để khi cần
thiết có thể tham gia vào việc điều tiết thị trường nhằm tránh trường hợp tỷ giá biến
động bất thường gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Xin được
kiến nghị bổ sung một số biện pháp sau đây:
Bên cạnh một số giải pháp để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam của Chính
phủ đã được trình bày ở trên, xin được đóng góp một số ý kiến bổ sung như sau:
Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Gia tăng tích lũy ngoại tệ, dự trữ
ngoại tệ phải tăng tương xứng với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu; trong trường
hợp cần thiết Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh tín dụng nhập khẩu cho những
hàng hóa thiết yếu phục vụ nền kinh tế và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Từng bước xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý, môi trường hoạt động nhằm đưa
nghiệp vụ thị trường mở lên đúng vị trí của nó trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn phương án khả thi cho việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại
tệ chủ yếu đối với những đồng tiền mạnh hiện nay (USD, Yen, Euro)
188
Sử dụng công cụ lãi suất có hiệu quả hơn. Lãi suất tái chiết khấu được coi là
một công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Giải pháp để từng bước nâng cao sức
mạnh của công cụ lãi suất tái chiết khấu trong hoạt động can thiệp, điều chỉnh tỷ giá
cũng sẽ là con đường tự do hóa tài khoản vốn mà trước hết là đối với các giao dịch
vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp và cũng chính là con đường từng bước đưa đồng Việt
Nam trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu
quả thông qua các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến. Thực
hiện chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, chính sách tỷ giá hối đoái
theo thị trường có sự điều tiết linh hoạt với biên độ phù hợp.
Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, phát triển thị trường tài chính, không
ngừng chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ.
Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đô la hóa.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kiểm soát giá cả, lạm phát và mức bội chi ngân
sách nhà nước. Ổn định sức mua của đồng tiền.
189
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chuyển giá là một vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà còn là
đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều Việt Nam còn thiếu nhất là kinh
nghiệm trong quản lý và kiểm soát hiện tượng này, vì vậy các cơ quan quản lý của
Việt Nam cần không ngừng học hỏi và thường xuyên cập nhật tình hình trong khu
vực và trên thế giới, từ đó xây dựng cho quốc gia phương pháp quản lý hiệu quả
nhất.
Việt Nam là nước đang phát triển; kinh nghiệm quản lý kinh tế còn hạn chế,
hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, bởi vậy cần tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý kinh tế
nói chung và kiểm soát chuyển giá nói riêng.
Bên cạnh đó, trong việc kiểm soát chuyển giá, cần nhấn mạnh tới sự phối
hợp của các cơ quan hữu quan như: cơ quan thuế, cơ quan hải quan, ngân hàng,
kiểm toán nhằm thực hiện tốt nhất các chính sách kinh tế, đồng thời kiểm soát ở
mức cao nhất các giao dịch trong nội bộ MNCs. Đồng thời, cần đẩy nhanh việc thực
hiện cơ chế Thỏa thuận giá trước APA – một giải pháp hiện đang được rất nhiều
quốc gia trên thế giới coi là công cụ hữu hiệu để kiểm soát chuyển giá. Tư duy
chuyển giá cần chuyển từ “chống chuyển giá” sang kiểm soát chuyển giá, vừa tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, vừa giúp các cơ quan hữu quan
tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành thu.
190
KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của
dòng vốn đầu tư quốc tế trực tiếp đối với quá trình thúc đẩy nền kinh tế và xã hội
phát triển. Thông qua kênh FDI, Việt Nam đã đón nhận được các công nghệ mới,
tiếp thu những kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến; người dân được sử dụng
những hàng hóa ngày càng chất lượng hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, một vấn đề mà các nhà quản lý kinh tế cần
nghiêm túc nhìn nhận và sớm tìm ra giải pháp kiểm soát đó là hoạt động chuyển giá
đang diễn ra ngày một nghiêm trọng ở các chi nhánh của các công ty đa quốc gia
trên thế giới. Chuyển giá là một hoạt động kinh tế tài chính tinh vi, phức tạp được
các MNCs sử dụng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Chuyển giá gây
ra những tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư, như
làm dịch chuyển cơ cấu đầu tư, thất thu thuế, tạo ra sự mất cân bằng trong cạnh
tranh, tăng khả năng bị lũng đoạn về kinh tế. Chuyển giá mang tính kỹ thuật phức
tạp, được thực hiện bởi các MNCs có trình độ quản lý tiên tiến, vì vậy kiểm soát
hoạt động này là một vấn đề khó đối với tất cả các quốc gia.
Để có thể kiểm soát ở mức độ cao nhất đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan hữu quan trong một quốc gia và giữa các nước. Đối với Việt Nam,
30 năm đổi mới cũng đã ghi nhận những trường hợp chuyển giá và cùng với đó là
hàng loạt các nghi vấn chuyển giá. Là quốc gia đang đi những bước quan trọng
trong tiến trình hội nhập toàn cầu về kinh tế, Việt Nam cần thường xuyên theo dõi,
cập nhật tình hình chuyển giá và các biện pháp ngăn chặn của các quốc gia tiên tiến
trên thế giới, đồng thời chủ động nghiên cứu tình hình thực tiễn của quốc gia mình,
từ đó đưa ra những chính sách hợp lý cho việc kiểm soát chuyển giá.
Dưới góc độ là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, Luận án tiến sĩ kinh tế
của nghiên cứu sinh đã đạt được một số kết quả sau đây:
Khẳng định chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan của chi
nhánh các công ty đa quốc gia, xuất hiện khi thương mại quốc tế phát triển đến một
trình độ nhất định và ngày càng có xu hướng gia tăng khi các nước tiến hành mở
cửa hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài.
191
Luận án đã nhận diện các cách thức thực hiện chuyển giá của chi nhánh các
MNCs, từ đó làm nổi bật tác động tiêu cực của hoạt động này là làm giảm nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước, làm thay đổi cấu trúc của các giao dịch thương mại, làm sai
lệch giá vốn dẫn đến sai lệch trong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh,
giành thị phần cũng như thôn tính đối tác với mức chi phí thấp nhất.
Luận án đã phác họa bức tranh về tình hình chuyển giá tại Việt Nam cũng
như thực trạng công tác kiểm soát chuyển giá trong thời gian qua, đi sâu phân tích
một số trường hợp cụ thể, chỉ ra những kết quả tích cực cũng như những hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của công tác kiểm soát chuyển giá, từ đó đề ra các giải pháp
có giá trị cả về mặt chính sách và trên thực tiễn.
Với những ý kiến và đề xuất của mình, nghiên cứu sinh hy vọng luận án có
thể được các cơ quan hữu quan, đặc biệt Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính – cơ quan
chủ quản trực tiếp đấu tranh kiểm soát hoạt động chuyển giá, có thể sử dụng những
kết quả nghiên cứu của đề tài, làm sáng tỏ hơn vấn đề này trên cả khía cạnh lý luận
và thực tiễn, từ đó đề xuất và thực thi những giải pháp khả thi, đồng bộ và có hiệu
quả trong công tác kiểm soát chuyển giá.
Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá là vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp.
Chắc chắn rằng luận án của nghiên cứu sinh dù đã có sự cố gắng nỗ lực song vẫn
không thể tránh khỏi thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học để hoàn thiện hơn nữa công trình nghiên cứu này, đưa
được công trình vào thực tiễn./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài chính (2011), Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý
thuế
2. Bộ Tài chính (2011), Tài liệu tham khảo về kinh nghiệm quốc tế về quản lý
giá chuyển nhượng
3. Bộ Tài chính và EU (2013), Tài liệu tập huấn kiểm soát chuyển giá ngày
22/03/2013 tại Hà Nội
4. Ban cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế (2011), Đánh giá thực trạng
quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định
hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian
tới
5. Ban cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế (2016), Báo cáo tổng kết, đánh
giá công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch
liên kết từ năm 2010 đến nay
6. Dương Văn An (2016), Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam
7. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), Mối quan hệ giữa cải cách thuế và vấn đề
chuyển giá tại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 88/2013
8. Ngô Thế Chi và các cộng sự (2012), Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển
giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, Đề
tài Khoa học cấp Bộ năm 2012
9. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo Tình hình
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
10. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo 25 năm thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
11. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình thu hút
FDI giai đoạn 2006 – 2017
12. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm giai
đoạn 2007 – 2015
13. Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá, Luận án
tiến sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
14. Trương Thị Hương Giang (2013), Nội dung lồng ghép hoạt động kiểm toán
hoạt động chuyển giá trong lĩnh vực kiểm toán thu ngân sách của Kiểm toán
Nhà nước, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng số 5/2013
15. Huỳnh Thị Thúy Giang (2014), Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
16. Phan Thị Nhi Hiếu (2015), Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (1999), Đề xuất một số phương pháp chống chuyển
giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí
Tài chính
18. Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với
hoạt động chuyển giá, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2012
19. Trọng Hoàng (2013), Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận
FDI, Tạp chí Thương mại số 5/2013
20. Ngô Thị Ngọc Huyền (2009), Quản trị Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê
21. Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự, Nghiên cứu vấn đề chuyển
giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng
và giải pháp
22. Lăng Trịnh Mai Hương, So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu quả
để chống chuyển giá, Tạp chí Kiểm toán Cuối tháng số 3/2013
23. Nitin Jain (2013), Chuyển giá trong ngành may Việt Nam
24. Trần Sĩ Lâm, Trần Bích Ngọc, (2013), Đổi mới sáng tạo tại các công ty đa
quốc gia và gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển số 195/2013
25. Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh
26. Phan Duy Minh (2011), Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Tài
chính
27. Phan Hiển Minh (2002), Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao
trong chính sách thuế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài
chính
28. Phùng Xuân Nhạ (1996), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: những cái được và
cái mất đối với các nước đang phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số
279/1996
29. Phùng Xuân Nhạ (1996), Giá chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty
đa quốc gia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 283/1996
30. Phùng Xuân Nhạ (2010), Công ty xuyên quốc gia – Lý thuyết và thực tiễn,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
31. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội
32. Phùng Xuân Nhạ (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận
và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
33. Phan Đình Nguyên (2012), Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhập
doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Những vấn đề kinh
tế & chính trị thế giới số 12/2012
34. Tường Nguyên (2000), Từ Công ty xuyên quốc gia thành Công ty đa quốc
gia – một xu thế mới của kinh tế thế giới, Báo Công nghiệp số 24/2000.
35. Nguyễn Tấn Phát (2005), Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc
- Công cụ pháp lý quan trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước
ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2005
36. Phòng quản lý doanh nghiệp, Bản Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo khảo sát tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp FDI, giai đoạn 2009 – 2011
37. Nguyễn Văn Phượng (2015), Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển
giá tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
38. Nguyễn Văn Phụng (2013), Cuộc chiến chống chuyển giá và khả năng vào
cuộc của cơ quan kiểm toán nhà nước, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng, số 3
năm 2013
39. Nguyễn Quang Quynh (1998), Lý thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà
Nội
40. Minh Quốc (2008), Tài chính tiền tệ: Những “quỹ tối cao” và công ty đa
quốc gia, Tạp chí Ngoại thương số 20/2008
41. Minh Quốc (2012), Những tập đoàn đa quốc gia coi trọng các nước mới nổi,
Tạp chí Ngoại thương số 12, 13/2012
42. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Công ty xuyên quốc gia, Khái niệm, đặc trưng và
những biểu hiện mới, Nxb Khoa học kỹ thuật
43. Trần Tiến Tài (2013), Nhận diện và giải pháp chống chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
44. Minh Tâm (2008), Giải pháp cho định giá chuyển giao và chuyển giá trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp số 8/2000
45. Phan Văn Tâm (2011), Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài - Thực tiễn ở Trung Quốc và hướng đi cho Việt Nam,
Tạp chí Quản lý Kinh tế số 38/2011
46. Nguyễn Quang Tiến (2012), Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá:
Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số 3/2012
47. Nguyễn Ngọc Thanh (1999), Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Kinh tế
48. Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 131/2001.
49. Nguyễn Chí Thành (2004), Giải pháp kiểm soát chuyển giá trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh
50. Dương Đức Thắng (2014), Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI - Chi nhánh các MNCs tại Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính
51. Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính
52. Nguyễn Trọng Thoan (2011), Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các
doanh nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng, Tạp chí Tài chính số 5/2011
53. Nguyễn Quang Tiến (2012), Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá:
Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số 3/2012
54. Lê Quang Thuận (2013), Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống gian lận
thuế, Tạp chí Tài chính số 3/2013.
55. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2016
56. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo thực trạng các thỏa thuận trước về giá
chuyển nhượng, Hội thảo quốc tế Thực tiễn quản lý các thỏa thuận trước về
giá tính thuế
57. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2016
58. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
59. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2004), Chính sách tài chính và tiền tệ tác động
như thế nào đến các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, Tạp chí
Phát triển kinh tế số 160/2004.
60. Đoàn Văn Trường (2007), Chuyển giá quốc tế - vấn đề then chốt giữa chính
phủ với công ty đa quốc gia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/2007
61. Minh Tường (2007), Mối nhân duyên giữa công ty đa quốc gia và Châu Á,
Tạp chí Ngoại thương số 15/2007.
62. Lê Xuân Trường (2011), Kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Tạp chí Tài chính số 7/2011
63. Lê Xuân Trường (2013), Chống chuyển giá: Cần tâp trung khắc phục những
mắt xích yếu nhất, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng số 3/2013
64. Nguyễn Thị Hồng Vân (2012), Giải pháp tăng cường chống chuyển giá trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính
65. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2002), Công ty đa quốc gia
và môi trường ở Việt Nam
66. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
67. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh
68. Bùi Kim Yến (2006), Chiến dịch toàn cầu hóa của các công ty đa quốc gia,
Tạp chí Phát triển kinh tế số 87/2006.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
69. ADB (2015), Asian Development Outlook 2015
70. Agarwal, O.P. (2011), International Financial Management, Nxb Himalaya
Publishing House
71. Avadhani, V.A (2010), International Financial Management, Nxb Himalaya
Publishing House.
72. Bernard (2006), Transfer pricing by US – based Multinational Firms, NBER
Working Paper.
73. Baistrocchi, E. and I.Roxan (2012), Resolving Transfer Pricing Disputes:
Global Analysis, Nxb Cambridge University Press
74. Brakman, Steven and Garretsen, Harry (2008), Foreign Direct Investment
and the Multinational Enterprise, Nxb MIT Press
75. Caves, Richard E. (2007), Multinational Enterprise and Economic Analysis
Nxb Cambridge University Press
76. Chaurasia, Harish (2008), MNCs and Modern Financial Management, Nxb
Rajat Publications.
77. Deloitte (2012), Global Transfer Pricing Country Guide
78. El-Segini, Sabri Abdel-Hamid (1992), The accounting for transfer pricing
and profit shifting in multinational companies: the case of Egypt”,
University of Warwick
79. Elliott, Jamie (1999) “Managing international transfer pricing policies: a
grounded theory study”, University of Glasgow
80. Feinschreiber, Robert and Kent, Margaret (2012), Transfer Pricing
Handbook: Guidance for the OECD Regulations, Nxb Wiley
81. Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret (2012) Asia-Pacific Transfer
Pricing Handbook, Nxb Wiley
82. Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glenn (2007), National
Bureau of Economic Research Project Report : The Effects of Taxation on
Multinational Corporations, Nxb University of Chicago Press
83. Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glenn (2011), National
Bureau of Economic Research Project Report : Taxing Multinational
Corporations, Nxb University of Chicago Press
84. Gary Stone (2012), International Transfer Pricing 2012
85. Halley (2001), Multinational Corporations In Political Environments:
Ethics, Values and Strategies, Nxb World Scientific
86. Internal Revenue Code 1930, 1939, 1954, 1986
87. Jacque, Laurent L (2014), International Corporate Finance, Nxb Wiley
88. Jeff Madura (2008), International Financial Management”, 9th edition
89. Kari Levitt (2002), Silent Surrender: The Multinational Corporation in
Canada
90. King, Elizabeth (1993), Transfer Pricing and Valuation in Corporate
Taxation. Federal Legislation vs. Administrative Practice, Nxb Kluwer
Academic Publishers
91. Kirt C. Butler (2012), Multinational Finance: Evaluating Opportunities,
Costs, and Risks of Operations, Nxb Wiley.
92. KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2009, 2010, 2012, 2013,
2014, 2015, 2016
93. Kratzer, Carsten and Blesgen, Martin (2012), Transfer Pricing in Germany:
Translation of important law and regulations, Nxb Verlag Dr. Otto Schmidt
94. Lennart (2017), Russia: First Transfer Pricing court case
95. Mansour M Moussavi (1996), The economic impact of multinational
transfer pricing in Third World countries: The case of Iran, Salve Regina
University
96. Mill, L; Erickson, M and Maydew, E (1998), Investments in tax planning
Journal of the American Taxation Association
97. Nick Robins (2012), Corporation That Changed the World: How the East
India Company Shaped the Modern Multinational, Nxb Pluto Press
98. OECD (1979), Báo cáo về việc xác định giá chuyển nhượng và các công ty
đa quốc gia
99. OECD (2008), Danh mục từ khóa và định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài
100. OECD (2017), Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises
and Tax Administrations
101. OECD (2008), Model Tax Connection on Income and on Capital
102. OECD (2015), Base Erosion and Profit Shifting
103. Rego (2003), Tax – avoidance activities of US multinational corporations
104. Richardson, Taylor and Lanis (2013), Determinants of transfer pricing
aggressiveness: Empirical evidence from Australian firms, Journal of
Contemporary Accounting & Economics.
105. Shapiro, Alan C. (1999), Multinational Financial Management, 6th edition,
Nxb John Wiley & Sons
106. Tagi Sagafi – Nejad; John H. Dunning and Howard V. Perlmutler (2008),
UN and Transnational Corporations: From Code of Conduct to Global
Compact, Nxb Indiana University Press
107. Transparency International (2016), Corruption perceptions index 2016.
108. UNCTAD (1988), Transnational Corporation in World Development
109. UNCTAD (1999), Scope and Definition, UNCTAD Series on
International Investment Agreements
110. UNCTAD (2012, 2013, 2014, 2015), World Invesment Report
111. UN (2013), Practical Manual on Transfer Pricing for Developing
Countries
112. Valeria Ciancia (2000), Transfer Pricing: A Comparative Study of the
French and U.S. Legal Systems, University of Georgia School Law
113. WB (2016), Doing Business 2017 (103)
114. WB, World development Indicators (2006 – 2016)
115. WTO (2007), Custom Valuation Rules
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thanh Hà & Hoàng Thị Phương Lan (2017), Tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu và hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 164, tháng 3/2017.
2. Lê Thanh Hà (2017), Chính sách kiểm soát chuyển giá tại Liên bang Nga và
bài học cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 660, tháng 7/2017
3. Lê Thanh Hà (2017), Một số vướng mắc trong kiểm soát chuyển giá tại Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 168, tháng 7/2017.
PHỤ LỤC 1
HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA TRỐN
LẬU THUẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA/VÙNG LÃNH THỔ
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
01 Ôxtrâylia 13/4/1992 Hà Nội 30/12/1992
02 Pháp 10/02/1993 Hà Nội 01/7/1994
03 Thái Lan 23/12/1992 Hà Nội 29/12/1992
04 Nga 27/5/1993 Hà Nội 21/3/1996
05 Thụy Điển 24/3/1994 Stockholm 08/8/1994
06 Hàn Quốc 20/5/1994 Hà Nội 11/9/1994
07 Anh 09/4/1994 Hà Nội 15/12/1994
08 Xinh-ga-po
02/3/1994 Hà Nội
Nghị định thư sửa đổi HĐ:
12/9/2012 Xinh-ga-po
HĐ: 09/9/1994 NĐT:
11/01/2013
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
09 Ấn Độ
07/9/1994 Hà Nội
Nghị định thư sửa đổi HĐ:
03/9/2016 Hà Nội
02/02/1995
NĐT(*): chưa có hiệu lực
10 Hung-ga-ri 26/8/1994 Budapest 30/6/1995
11 Ba Lan 31/8/1994 Vác-sa-va 28/01/1995
12 Hà Lan 24/01/1995 Hague 25/10/1995
13 Trung Quốc 17/5/1995 Bắc Kinh 18/10/1996
14 Đan Mạch 31/5/1995 Copenhagen 24/4/1996
15 Na uy 01/6/1995 Oslo 14/4/1996
16 Nhật Bản 24/10/1995 Hà Nội 31/12/1995
17 Đức 16/11/1995 Hà Nội 27/12/1996
18 Rumani 08/7/1995 Hà Nội 24/4/1996
19 Ma-lai-xi-a 07/9/1995 KualaLumpur 13/8/1996
20 Lào 14/01/1996 Viên-chăn 30/9/1996
21 Bỉ
28/02/1996 Hà Nội
Nghị định thư sửa đổi HĐ:
12/3/2012 Hà Nội
HĐ: 25/6/1999 NĐT: chưa
có hiệu lực
22 Lúc-xăm-bua 04/3/1996 Hà Nội 19/5/1998
23 Udơbêkixtăng 28/3/1996 Hà Nội 16/8/1996
24 Ucraina 08/4/1996 Hà Nội 22/11/1996
25 Thuỵ Sĩ 06/5/1996 Hà Nội 12/10/1997
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
26 Mông Cổ 09/5/1996 Ulan Bator 11/10/1996
27 Bun-ga-ri 24/5/1996 Hà Nội 04/10/1996
28 I-ta-li-a 26/11/1996 Hà Nội 20/02/1999
29 Bê-la-rút 24/4/1997 Hà Nội 26/12/1997
30 Séc 23/5/1997 Praha 03/02/1998
31 Ca-na-đa 14/11/1997 Hà Nội 16/12/1998
32 In-đô-nê-xi-a 22/12/1997 Hà Nội 10/02/1999
33 Đài Bắc 06/4/1998 Hà Nội 06/5/1998
34 An-giê-ri 06/12/1999 An-giê Chưa có hiệu lực
35 Mi-an-ma 12/5/2000 Yangon 12/8/2003
36 Phần Lan 21/11/2001 Hensinki 26/12/2002
37 Phi-líp-pin 14/11/2001 Manila 29/9/2003
38 Ai-xơ-len 03/4/2002 Hà Nội 27/12/2002
39 CHDCND Triều Tiên 03/5/2002 Bình Nhưỡng 12/8/2007
40 Cu Ba 26/10/2002 La Havana 26/6/2003
41 Pa-kít-xtăng 25/3/2004 Islamabad 04/02/2005
42 Băng la đét 22/3/2004 Dhaka 19/8/2005
43 Tây Ban Nha 07/3/2005 Hà Nội 22/12/2005
44 Xây-sen 04/10/2005 Hà Nội 07/7/2006
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
45 Xri-Lan ca 26/10/2005 Hà Nội 28/9/2006
46 Ai-cập 06/3/2006 Cai-rô Chưa có hiệu lực
47 Bru-nây
16/8/2007 Ban-đa Xê-ri Bêga-
oan (Bru-nây)
01/01/2009
48 Ai-len 10/3/2008 Dublin 01/01/2009
49 Ô-man 18/4/2008 Hà Nội 01/01/2009
50 Áo 02/6/2008 Viên 01/01/2010
51 Xlô-va-ki-a 27/10/2008 Hà Nội 29/7/2009
52 Vê-nê-xu-ê-la 20/11/2008 Ca-ra-cát 26/5/2009
53 Ma-rốc 24/11/2008 Hà Nội 12/9/2012
54 Hồng Kông
16/12/2008 Hà Nội
Nghị định thư thứ hai:
13/01/2014 Hồng Kông
12/8/2009
NĐT: 08/01/2015
55
Các Tiểu vương quốc
A-rập Thống nhất
(UAE)
16/02/2009 Dubai 12/4/2010
56 Ca-ta 08/3/2009 Đô ha 16/3/2011
57 Cô-oét 10/3/2009 Cô-oét 11/02/2011
58 Ix-ra-en 04/8/2009 Hà Nội 24/12/2009
59 A-rập Xê-út 10/4/2010 Ri-át 01/02/2011
60 Tuy-ni-di 13/4/2010 Tuy-nít 06/3/2013
TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày
61 Mô-dăm-bích 03/9/2010 Hà Nội 07/3/2011
62 Ca-dắc-xtan 31/10/2011 Hà Nội 18/6/2015
63 San Marino 14/02/2013 Roma 13/01/2016
64 Xéc-bi-a 01/3/2013 Hà Nội 18/10/2013
65 Niu Di-lân 05/8/2013 Hà Nội 05/5/2014
66 Pa-le-xtin 06/11/2013 Hà Nội 02/4/2014
67 Đông U-ru-goay 09/12/2013 Môn-tê-vi-đê-ô 26/7/2016
68 A-déc-bai-gian 19/5/2014 Hà Nội 11/11/2014
69 Thổ Nhĩ Kỳ 08/7/2014 An-ca-ra Chưa có hiệu lực
70 I-ran 14/10/2014 Tê-hê-ran 26/6/2015
71 Ma-xê-đô-ni-a 15/10/2014 Skopje Chưa có hiệu lực
72 Bồ Đào Nha 03/6/2015 Lít-bon Chưa có hiệu lực
73 Hoa Kỳ 07/7/2015 Washington Chưa có hiệu lực
74 E-xtô-ni-a 26/9/2015 New York Chưa có hiệu lực
75 Man-ta 15/7/2016 U-lan Ba-to 25/11/2016
76 Pa-na-ma 30/8/2016 Hà Nội Chưa có hiệu lực
PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ TỶ LỆ CHI PHÍ QUẢNG CÁO/DOANH THU
Hàng hóa/ Dịch
vụ
Tỷ lệ chi phí quảng cáo/doanh
thu
Dịch vụ thư tín hàng không 1.2%
Dịch vụ nghĩ ngơi giải trí 5,2%
Cửa hàng thời trang 3,6%
Kinh doanh đồ điện tử 3,7%
Kinh doanh thiết bị và đồ điện tử 2,7%
Kinh doanh xe hơi, đại lý gas 0,9%
Cửa hàng cho thiết bị nhà ở và ô tô 1,2%
Đồ uống 9,2%
Kinh doanh xe đạp 2,8%
Sách, xuất bản, in ấn 4,5%
Vật liệu xây dựng(bán lẻ) 3,2%
Cáp và các dịch vụ TV có thu phí 7,7%
Các loại thảm 0,7%
Thiết bị nhà ở 1,5%
Trang thiết bị âm thanh, hình ảnh trong
nhà
6,9%
Đồ nội thất 4,3%
Dịch vụ, môi giới và đại lý bảo hiểm 1,0%
Tư vấn đầu tư 1,9%
Cửa hàng nữ trang 5,1%
Da và các sản phẩm về da 3,9%
Dịch vụ pháp lý 6,4%
Gỗ và các vật liệu xây dựng khác 1.1%
Đồ uống từ mạch nha 8,5%
Câu lạc bộ thể thao và văn hóa 5,8%
Rạp chiếu phim 1,5%
Nội thất văn phòng(không kể gỗ) 0,8%
Văn phòng bác sĩ y khoa 21,3%
Nhà đặt hàng qua thư, qua catalogue 6,4%
Dịch vụ giữ trẻ 1,7%
Trang thiết bị văn phòng và máy
tính
0,8%
Cửa hàng tiện ích 0,3%
Cửa hàng bách hóa 3,6%
Thuốc và cửa hàng độc quyền 0,8%
Dịch vụ giáo dục 6,2%
Kỷ sư, kế toán, quản lý nghiên cứu 0,3%
Cửa hàng quần áo gia đình 2,4%
Cửa hàng đồ gỗ 5,9%
Cửa hàng thực phẩm 1,0%
Thiết bị sưởi, kim khí, ống nước 0,6%
Cửa hàng trò chơi giải trí 1,8%
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà 0,3%
Kế hoạch dịch vụ y tế và bệnh viện 0,4%
Bệnh viện 0,2%
Khách sạn và nhà nghĩ 2,3%
Dịch vụ và hàng hóa chăm sóc mắt 4,9%
Sơn, vẹc ni, sơn mài 1,2%
Nước hoa, mỹ phẩm và chế phẩm
vệ sinh
7,4%
Đua xe có lộ trình 2,8%
Cửa hàng điện tử tiêu dùng 3,2%
Đại lý bất động sản 4,6%
Kinh doanh, môi giới chứng khoán 3,8%
Cửa hàng giầy dép 2,5%
Dịch vụ điều dưỡng có tay nghề 0,5%
Đài truyền hình 9,3%
Lốp và ruột xe 2,0%
Sản phẩm thuốc lá 4,0%
Cửa hàng các loại 0,9%
Cửa hàng thời trang nữ 2,8
(Nguồn: Báo cáo Marketing toàn cầu năm 2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_kiem_soat_hoat_dong_chuyen_gia_trong_cac_chi_nhanh_c.pdf