Luận án Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế

Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và HNQT cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc. KTDL ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực khác là định hướng chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Là một ngành tiềm năng của vùng KTTĐ phía Bắc, KTDL góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải tạo hạ tầng cơ sở tại các tỉnh/thành phố trong vùng. Bên cạnh đó, KTDL cũng tác động tích cực tới nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo các di sản vật thể và phi vật thể. Qua nghiên cứu thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT, luận án đưa ra một số kết luận như sau: - Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đã tích cực trong nhiều hoạt động như: công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển du lịch, thực hiện liên kết, hợp tác phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch nhưng các hoạt động này đạt được hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cơ bản được đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, tuy nhiên, ở một số tỉnh, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. - Hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành đã có bước phát triển đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhưng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng, chất lượng cơ sở lưu trú mặc dù phần lớn148 đạt tiêu chuẩn nhưng khách sạn được xếp hạng chiếm tỉ lệ thấp (11,5%) và còn nhiều cơ sở chưa được xếp hạng. Hoạt động kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí đa dạng, thu hút khách du lịch song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa được đảm bảo, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí khá cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng có thu nhập tốt, làm ảnh hưởng đến doanh thu du lịch.

pdf186 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng thực hiện quy hoạch; triển khai đầu tư, khai thác du lịch theo quy hoạch và phù hợp với quy định của pháp luật; xác định chỉ giới cụ thể cho các dự án đầu tư để quản lý và bảo vệ đất đai, tài nguyên; đồng thời tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan. - Các ban, ngành ở địa phương cần liên kết để quản lý tổng hợp các dự án đầu tư, khai thác trong quy hoạch phát triển du lịch cũng như quy hoạch của các ngành khác, giải quyết kịp thời nếu có sự chồng chéo giữa các dự án. - Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên và môi trường du lịch để tham vấn cho lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt; thông qua việc trực tiếp quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành giúp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý quy hoạch. 141 - Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổ chức và quản lý quy hoạch du lịch cho các cấp quản lý, hoạch định chính sách, cũng như doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. 4.2.5. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển KTDL. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch bổ sung ở vùng KTTĐ phía Bắc trong những năm qua được đánh giá còn thiếu đồng bộ và lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Do vậy, trong thời gian tới, các tỉnh/thành phố trong vùng cần tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 4.2.5.1. Liên kết xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng Một là, xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ du lịch. Trong xu thế HNQT, một trong các điều kiện quan trọng để KTDL tồn tại và phát triển là phải đảm bảo các điều kiện nghỉ ngơi cho du khách khi họ rời khỏi nơi ở hàng ngày. Vì thế, các tiêu chuẩn về khách sạn cũng như các dịch vụ du lịch phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Từ yêu cầu này, các tỉnh/thành phố trong vùng cần tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng với quy mô lớn) một cách đồng bộ, để đảm bảo du khách đến bất cứ tỉnh nào trong vùng cũng được nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ du lịch hoàn hảo. Trong thời gian tới, vùng KTTĐ phía Bắc cần đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn, ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp ở các khu du lịch quốc gia (Hạ Long, Cát Bà, Ba Vì - Suối Hai, Đồng Mô, Tam Đảo); xây dựng khách sạn thương mại cao cấp ở những đô thị lớn và trọng tâm du lịch của vùng (Hà Nội, Đồ Sơn, Hạ Long). Ở các không 142 gian du lịch khác (các du lịch sinh thái, du lịch biển) chỉ nên đầu tư xây dựng khách sạn với tiêu chuẩn trung bình nhưng có quy mô lớn từ 100 đến 200 phòng kèm theo các dịch vụ đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập. Hai là, phát triển đồng bộ, nâng cấp hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển khách du lịch. Các tỉnh/thành phố trong vùng cần tập trung nâng cấp hệ thống giao thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt; xây dựng mới các tuyến giao thông kết nối các điểm du lịch trong nội bộ vùng và liên vùng; cải tạo hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước và xử lý môi trường. Để có hệ thống giao thông đồng bộ, các địa phương trong vùng có thể phối hợp xây dựng hoặc thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch và hạ tầng du lịch vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch của từng địa phương trong vùng cũng như quy hoạch chung của cả nước. Đối với các phương tiện vận chuyển khách du lịch, cần chú trọng đầu tư các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo chất lượng với đầy đủ tiện nghi, dụng cụ chống cháy nổ, dụng cụ y tế... đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của du khách trong những chuyến đi dài ngày. Ba là, phát triển hệ thống các công trình vui chơi, giải trí, thể thao. Đây là các hoạt động bổ trợ của khách du lịch khi đến vùng. Hoạt động bổ trợ này có thể góp phần kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng chi tiêu của du khách, làm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, các tỉnh/thành phố trong vùng cần tập trung nâng cấp, xây dựng mới nhiều hơn nữa các khu vui chơi, giải trí, thể thao. Đặc biệt, cần có sự phân khúc rõ ràng để có thể đáp ứng nhu cầu của mọi du khách. 143 4.2.5.2. Các nguồn huy động vốn cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho vùng KTTĐ phía Bắc có thể huy động từ một số nguồn cơ bản sau: Một là, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước (cả ở Trung ương và địa phương) thường được ưu tiên sử dụng vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu, điểm du lịch. Đối với các khu du lịch quốc gia trong vùng cần được ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, còn các khu du lịch địa phương, cần được đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn không lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển du lịch các tỉnh/thành phố trong vùng. Hai là, nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tính dụng. Trong điều kiện thực tế các nguồn vốn đầu tư cho KTDL vùng (vốn ngân sách, vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vốn từ các chủ đầu tư khác) còn thấp, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển của KTDL, thì huy động vốn tín dụng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài vốn tín dụng chủ yếu chỉ tài trợ vốn lưu động, chỉ đóng vai trò là vốn ban đầu có tính dẫn dắt để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển KTDL. Ba là, nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu địa phương. Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu địa phương đem lại nhiều lợi ích như: có thể tập hợp được số vốn lớn nhờ khả năng huy động rộng rãi trong cộng đồng, có thời hạn vay tương đối dài và chi phí rẻ hơn so với những nguồn vốn khác. Tuy nhiên, nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu địa phương chỉ nên áp dụng cho những dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng, yêu cầu các dự án này phải rõ ràng và được Bộ Tài chính chấp thuận. 144 Bốn là, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển KTDL. Nguồn vốn này mang tính ưu đãi cao, thời gian cho vay, hoàn trả vốn và ân hạn dài, thông thường có thành tố không hoàn lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút nguồn vốn này đang gặp nhiều khó khăn, nên KTDL cần kết hợp nhiều kênh để huy động vốn khác nhau để phát triển. 4.2.6. Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hiện nay, vấn đề liên kết, hợp tác và HNQT đang là xu hướng tất yếu đối với sự phát triển chung cũng như sự phát triển KTDL ở mọi vùng, mọi quốc gia. KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc cũng không nằm ngoài xu hướng đó, cần được đặt trong chiến lược liên kết, hợp tác quốc tế chung của du lịch cả nước. Vùng KTTĐ phía Bắc là một lãnh thổ nằm trong khu vực của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, nên trước hết hoạt động liên kết, hợp tác trong phát triển KTDL của vùng phải được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (bao gồm các nước Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma và hai tỉnh của Trung Quốc là tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây). Bên cạnh đó, vùng cũng cần thiết lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển KTDL theo chương trình Hai hành lang, một vành đai phát triển kinh tế với Trung Quốc (bao gồm hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; cùng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm 4 thành phố của Trung Quốc và 10 tỉnh/thành phố của Việt Nam). Chương trình này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch giữa vùng KTDL phía Bắc với các tỉnh phía Nam Trung Quốc đặc biệt theo tuyến Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc. 145 Với những chương trình hợp tác quốc tế, liên kết như trên, hoạt động liên kết trong phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc cần tập trung vào các nội dung sau: + Hợp tác trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc cũng như các cơ hội đầu tư phát triển du lịch của vùng. + Phát triển các tuyến du lịch đường bộ từ Móng Cái - Hạ Long - Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc và toàn vùng. + Phát triển các tuyến du lịch đường không từ Nội Bài đi các thành phố trong khu vực (Phnôm Pênh, Viên Chăn, Băng Cốc, Nam Ninh). Để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển KTDL, vùng KTTĐ phía Bắc cần thực hiện một số giải pháp: + Tổ chức các chương trình, sự kiện ở nước ngoài và tham gia các sự kiện do các đối tác nước ngoài tổ chức, tham dự các hội chợ để góp phần tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm du lịch, các điểm đến và hình ảnh của vùng KTTĐ phía Bắc. + Chủ động mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn trong xây dựng quy hoạch du lịch và lập dự án phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh của vùng. + Thực hiện chính sách khuyến khích du lịch, ưu đãi đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và sản phẩm du lịch của vùng. + Đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào đạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu khoa học. + Chủ động liên kết với các tổ chức cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và khai thác các thị trường khách du lịch nước ngoài đến vùng KTTĐ phía Bắc. Trong đó, các Hiệp hội du lịch ở các tỉnh/thành phố trong vùng sẽ làm đầu mối liên kết hợp tác, đóng vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp du lịch trong vùng tổ chức thực hiện. 146 Hợp tác quốc tế trong phát triển KTDL sẽ mang lại nhiều lợi ích cho vùng KTTĐ phía Bắc, đó là: thị trường du lịch được mở rộng, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ du lịch Từ đó, hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu để phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng. 147 KẾT LUẬN Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và HNQT cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc. KTDL ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực khác là định hướng chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Là một ngành tiềm năng của vùng KTTĐ phía Bắc, KTDL góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải tạo hạ tầng cơ sở tại các tỉnh/thành phố trong vùng. Bên cạnh đó, KTDL cũng tác động tích cực tới nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo các di sản vật thể và phi vật thể. Qua nghiên cứu thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT, luận án đưa ra một số kết luận như sau: - Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đã tích cực trong nhiều hoạt động như: công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển du lịch, thực hiện liên kết, hợp tác phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch nhưng các hoạt động này đạt được hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cơ bản được đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, tuy nhiên, ở một số tỉnh, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. - Hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành đã có bước phát triển đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhưng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng, chất lượng cơ sở lưu trú mặc dù phần lớn 148 đạt tiêu chuẩn nhưng khách sạn được xếp hạng chiếm tỉ lệ thấp (11,5%) và còn nhiều cơ sở chưa được xếp hạng. Hoạt động kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí đa dạng, thu hút khách du lịch song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa được đảm bảo, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí khá cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng có thu nhập tốt, làm ảnh hưởng đến doanh thu du lịch. - Số lượng khách du lịch đến địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc tăng theo thời gian. Khách quốc tế chiếm thị phần khá lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Khách du lịch quốc tế cơ bản đến từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất. Khách nội địa tương tăng đều theo từng năm, chiếm phần lớn trong tổng lượng khách du lịch đến vùng. Khách nội địa cơ bản đến từ các tỉnh nội vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc. - Cộng động dân cư tham gia vào hoạt động của KTDL đã góp phần vào việc giữ gìn nét văn hoá đặc sắc của dân tộc, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống cho chính người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực vẫn còn tồn tại không ít những hệ lụy như: hiện tượng ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách, bán hàng với giá cao đặc biệt là dịch vụ ăn uống ảnh hưởng không tốt cho hoạt động KTDL của vùng. - Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển với đầy đủ các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật thiếu hiện đại, chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của KTDL của vùng trong thời kỳ hội nhập. - Sản phẩm du lịch khá đa dạng, bao gồm: du lịch tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ; du 149 lịch biển đảo; du lịch nghiên cứu sinh thái; du lịch tham quan, nghiên cứu làng nghề, lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo, tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn trùng lặp giữa các địa phương. - Tổng thu từ khách du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc tăng lên gấp đôi từ năm 2011 đến năm 2015, tổng thu từ khách du lịch của vùng đứng thứ hai so với các vùng khác trong cả nước. - KTDL tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mặc dù đã có sự phát triển nhất định trên nhiều phương diện, nhưng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau đây: - Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng ở các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác một cách hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh/thành phố trong vùng. - Công tác quản lý về hoạt động KTDL trong vùng còn hạn chế, nhiều khu, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, thiếu định hướng. - Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu và uy tín trên thị trường, giá cả một số dịch vụ còn cao dẫn tới sức cạnh tranh quốc tế kém. - Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư. Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu do nhận thức chưa đầy đủ và sự đánh giá chưa đúng mức về vai trò và tầm quan trọng của KTDL ở các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội. Mặt khác, sự phối hợp, liên ngành, liên vùng trong phát triển KTDL còn lỏng lẻo; công tác đạo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng và thực hiện quy hoạch du lịch thiếu đồng bộ; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp hạ tầng du lịch còn dàn trải, thiếu tập trung; việc nghiên cứu, xây dựng các sản 150 phẩm du lịch vùng chưa được đặt trong mối quan hệ cung - cầu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được nghiên cứu và đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khách quan như: yếu tố thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, những thách thức cạnh tranh trong quá trình HNQT. Để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, các tỉnh/thành phố trong vùng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: - Đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTDL. - Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển KTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là liên kết trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch, liên kết trong xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch trong nước, khu vực và trên thế giới. - Đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ KTDL. - Tổ chức xây dựng, thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch du lịch một cách hiệu quả giữa các địa phương và các ngành. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó liên kết và huy động nguồn vốn là hai hoạt động quan trọng. - Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển KTDL vùng. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Đoàn Thị Trang (2016), “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 5, tr.71-73. 2. Đoàn Thị Trang (2016), “Giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 9, tr.71-74. 3. Đoàn Thị Trang (2017), “Bài học từ phát triển kinh tế du lịch ở một số nước”, Tạp chí Tài chính, tháng 3, tr. 69-70. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Kỷ yếu Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố Bắc Bộ với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Kỷ yếu Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội. 6. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo kết quả 5 năm (2011- 2015) thực hiện chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo tổng hợp dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 8. Cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 9. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Cục Thống kê thành phố Hải Dương (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 153 11. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Cục Thống kê thành phố Hưng Yên (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Cục Thống kê thành phố Quảng Ninh (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Cục Thống kê thành phố Vĩnh Phúc (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Cường (2012), “Các vùng kinh tế trọng điểm: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012-2020”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, (6), tr. 67-72. 16. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 51, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 154 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị Quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 27. Hà Thị Hương Giang (2014), Một số tác động của Hội nhập ASEAN và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và phát triển du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 28. Lê Thế Giới (2008), “Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 25(2), tr.167-177. 29. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), “Phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh, (28), tr.261-268. 30. Nguyễn Thu Hạnh (2012), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 31. Vũ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 32. Trần Thị Minh Hòa (2013), “Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam”, Tạp chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 29(3), tr.19-28. 155 33. Phạm Quang Hưng (2005), Nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước có ngành du lịch phát triển vào du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 34. Nguyễn Quốc Hưng (2010), Nâng cao hiệu quả hợp tác liên kết phát triển trong khu vực ASEAN đối với phát triển du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 35. Nguyễn Quốc Hưng (2014), Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam, Đề tài khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 36. Vũ Trọng Hưng (2014), Cơ sở khoa học xác định định mức chi phí quy hoạch du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 37. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 38. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 39. Lương Chi Lan (2015), Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ Địa lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 156 41. Phạm Trung Lương (2000), Đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch - lấy ví dụ tại trung tâm du lịch thành phố Hạ Long, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 42. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Lưu (2011), “Quy hoạch phát triển nhân lực - giải pháp quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.36-37. 45. Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội. 46. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2009), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội. 47. Hoàng Phê (2016), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. 48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội. 49. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội. 50. Nguyễn Đức Thành (2013), Phát triển du lịch nhìn từ kinh nghiệm của Singapore, Tại trang /tvdlnuoc-ngoai/1718-phattriendulich-singapore, [truy cập ngày 15/02/2015]. 51. Hồ Thị Kim Thoa (2014), Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội. 157 52. Nguyễn Thế Thắng (2006), Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 53. Nguyễn Xuân Thiên, Hà Minh Tuấn (2016), Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tại trang d29000.html, [truy cập ngày 19/3/2016]. 54. Đỗ Cẩm Thu (2008), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 55. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 198/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2014: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 56. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2015: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 57. Nguyễn Thị Tình (2010), “Phát triển du lịch vùng Duyên hải Bắc Bộ”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.46-47. 58. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 59. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (2015), Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 60. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 158 62. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2013), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 63. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2013), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 64. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2013), Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 65. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2014), Đề án: Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Hà Nội. 66. Nguyễn Quang Vinh (2012), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 67. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 69. Amedeo Fossati and Giorgio Panella (2000), Tourism and Sustainable Economic Development, Springer, New York. 70. Anna Athanasopoulou (2013), Tourism as a driver of economic growth and development in the EU-27 and ASEAN regions, Associate Fellow of the European Union Centre in Singapore, Singapore. 71. Caroline Ashley, Peter De Brine, Amy Lehr và Hannah Wilde (2007), The Role of Tourism Sector in Expanding Economic Opportunity, John F. Kennedy School of Government, Havard University, Massachusetts. 72. Carolin Funck, Malcolm Cooper (2013), Japanese Tourism: Spaces, Places and Structures, Berghahn Books, New York. 159 73. Chris Ryan, Songshan (Sam) Huang (2013), Tourism in China: Destinations, Planning and Experiences, Channel View Publications, Bristol. 74. Clement A Tisdell (2013), Handbook of Tourism Economics: Analysis, New Applications and Case Studies, World Scientific Publishing Company, New Jersey. 75. Fateme Tohidy Ardahaey (2011), Economic Impacts of Tourism Industry, International Journal of Business and Management, 6(8), pp 206-215. 76. Hooi Hooi Lean, Sio Hing Chong và Chee-Wooi Hooy (2014), Tourism and Economic Growth: Comparing Malaysia and Singapore, International Journal of Economics and Management, 8(1), pp 139 - 157. 77. Larry Dwyer, Peter Forsyth và Andreas Papatheodorou (2011), Economics of Tourism, Goodfellow Publishers, Oxford. 78. Md Abu Barkat Ali (2015), Travel and Tourism Management, PHI Learning Private Limited, Delhi. 79. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Ha Noi. 80. Sangsnit Nalikatibhag (2013), Sustainable Tourism Development in Thailand, DASTA Public Organization, Hyderabad. 81. Stefan F. Schubert và Juan G. Brida (2009), A Dynamic Model of Economic Growth in a Small Tourism Driven Economy, Spinger, New York. 82. Vannarith Chheang (2013), Tourism and regional integration in Southeast Asia, Japan Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization, Japan. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đào tạo ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn tại các tỉnh vùng KTTĐ Phía Băc. STT Tỉnh, thành phố Danh mục các cơ sở đào tạo 1 Hải Phòng - ĐH Dân lập Hải phòng - CĐ Cộng đồng Hải Phòng - CĐ Công nghệ Viettronics - Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng 2 Quảng Ninh - CĐ Công nghiệp và Xây dựng - CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long 3 Hà Nội - Trường ĐH Khoa học, Xã hội & Nhân văn - ĐH Văn hóa Hà Nội - Viện ĐH Mở - ĐH Hà Nội - ĐH Thành Đô - ĐH Kinh tế quốc dân - ĐH Thương mại - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - ĐH Dân lập Đông Đô - ĐH Phương Đông - ĐH Công Nghiệp Hà Nội - CĐ Du lịch Hà Nội - CĐ Bách Nghệ Tây Hà - CĐ Sư phạm Trung ương - CĐ Nghệ thuật Hà Nội - Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch 4 Hải Dương - CĐ Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch - CĐ Hải Dương - ĐH Sao Đỏ 5 Hưng Yên - CĐ Bách Khoa Hưng Yên - CĐ Tài chính - Quản trị kinh doanh Phụ lục 2: Danh mục các di sản được xếp hạng trong Vùng KTTĐ phía Bắc STT Tên di sản Loại di sản Địa điểm Số quyết định Ngày quyết định / Năm công nhận A DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN 1 Vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới Quảng Ninh 1994, 2000, 2011 2 Hoàng thành Thăng Long Di sản văn hóa thế giới Hà Nội 2010 3 Bia tiến sỹ Văn Miếu Thăng Long Di sản tư liệu thế giới Hà Nội 2010 4 Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hà Nội 2010 5 Ca trù Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên 2009 6 Dân ca quan họ Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Bắc Ninh 2009 B DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT 1 Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Di tích lịch sử Hà Nội 1272/QĐ-TTg 12/8/2009 2 Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội Di tích lịch sử và khảo cổ Hà Nội 1272/QĐ-TTg 12/8/2009 3 Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật Di tích lịch sử, kiến trúc Hà Nội 1419/QĐ-TTg 27/9/2012 và khảo cổ Cổ Loa nghệ thuật và khảo cổ 4 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 548/QĐ-TTg 10/5/2012 5 Di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng Di tích lịch sử Hà Nội 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 6 Di tích lịch sử Đền Hát Môn Di tích lịch sử Hà Nội 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 7 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Phù Đổng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 8 Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 9 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng Di tích kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 10 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc Di tích kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2408/QĐ-TTg 31/12/1014 11 Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương Di tích kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2408/QĐ-TTg 31/12/1014 12 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu núi đá Sài Sơn, Hoằng Xá, Phượng Cách Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hà Nội 2408/QĐ-TTg 31/12/1014 13 Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà Danh lam thắng cảnh Hải Phòng 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 14 Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quảng Ninh 1419/QĐ-TTg 27/09/2012 15 Di tích lịch sử Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều Di tích lịch sử Quảng Ninh 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 16 Di tích lịch sử Bạch Đằng Di tích lịch sử Quảng Ninh 1419/QĐ-TTg 27/09/2012 17 Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long Danh lam thắng cảnh Quảng Ninh 1272/QĐ-TTg 12/08.2009 18 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hải Dương 548/QĐ-TTg 10/05/2012 19 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hưng Yên 2408/QĐ-TTg 31/12/2014 20 Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp Di tích kiến trúc nghệ thuật Bắc Ninh 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 21 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bắc Ninh 2383/QĐ-TTg 09/12/2013 22 Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý Di tích lịch sử Bắc Ninh 2408/QĐ-TTg 31/12/2014 23 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tích Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bắc Ninh 2408/QĐ-TTg 31/12/2014 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 3: Các chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực Du lịch của vùng KTTĐ phía Bắc đến 2030 STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 2015 2020 2025 2030 1 Khách quốc tế Triệu lượt 5,5 9,0 12,0 16,0 2 Khách nội địa Triệu lượt 22,0 27,0 33,0 38,0 3 Tổng thu du lịch Triệu USD 3956,0 6981,5 11286,8 16473,0 4 Nhu cầu đầu tư Triệu USD 2320,0 7090,0 8100,0 8720,0 5 Nhu cầu khách sạn Ngàn phòng 110,2 163,2 217,6 274,3 6 Nhu cầu lao động Ngàn người 165,6 255,7 346,5 452,7 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 4: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo từng tỉnh/thành phố của vùng KTTĐ phía Bắc STT Tỉnh, thành phố Sản phẩm du lịch chính Sản phẩm du lịch bổ trợ Sản phẩm du lịch cá biệt Tham quan, nghiên cứu văn hóa Du lịch MICE, đầu tư thương mại Du lịch cộng đồng (Bát Tràng, Ba Vì) 1 Hà Nội Sinh thái, nghỉ dưỡng (Ba Vì) City tour, mua sắm, ẩm thực Chữa bệnh, Spa Du lịch biển đảo Du lịch MICE Chữa bệnh, spa Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (Cát Bà) Mua sắm, ẩm thực, city tour Du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá 2 Hải Phòng Tham quan, nghiên cứu văn hóa Thương mại Du lịch cộng đồng (Việt Hải...) Tham quan thắng cảnh, nghiên cứu văn hóa Thương mại cửa khẩu (Móng Cái) Du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Mua sắm, ẩm thực, city tour Du lịch cộng đồng (Vung Viêng...) 3 Quảng Ninh Du lịch biển, đảo Du lịch MICE Chữa bệnh, spa 4 Hải Dương Tham quan, nghiên cứu văn hóa (Côn Sơn - Kiếp Bạc) Mua sắm, ẩm thực Cộng đồng, làng quê 5 Hưng Yên Tham quan, nghiên cứu văn hóa (Phố Hiến, Văn Miếu Mao Điền...) Mua sắm, ẩm thực Cộng đồng, làng quê (Làng Nôm) 6 Bắc Ninh Tham quan, nghiên cứu văn hóa (đình, chùa, dân ca quan họ, làng nghề,...) Mua sắm, ẩm thực Cộng đồng, làng quê (Làng Đồng Kỵ) Tham quan thắng cảnh, nghiên cứu văn hóa Mua sắm, ẩm thực Cộng đồng, làng quê Sinh thái, nghỉ dưỡng (Tam Đảo) Hội nghị, hội thảo (Tam Đảo) Du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá 7 Vĩnh Phúc Lễ hội tâm linh (Tây Thiên) Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 5: Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp trong du lịch vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đơn vị: Người STT Trình độ đào tạo 2015 2020 2025 2030 1 Trình độ trên đại học 900 1.500 2.100 2.700 2 Trình độ đại học, cao đẳng 24.300 38.000 52.100 68.900 3 Trình độ trung cấp 28.500 44.500 61.000 80.600 4 Trình độ sơ cấp 36.700 57.200 78.300 103.200 5 Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề, huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 75.200 114.500 153.000 197.300 Tổng cộng 165.600 255.700 346.500 452.700 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 6: Dự báo khách quốc tế vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tên tỉnh, thành phố Hạng mục 2015 2020 2025 2030 Tổng số lượt khách (nghìn) 3.300 5.500 7.700 9.800 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,8 3,0 3,2 3,4 Hà Nội Tổng số ngày khách (nghìn) 9.300 16.500 24.600 33.300 Tổng số lượt khách (nghìn) 700 1.100 1.500 2.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2.4 2.8 3.0 3,2 Hải Phòng Tổng số ngày khách (nghìn) 1.700 3.100 4.500 6.200 Tổng số lượt khách (nghìn) 2.800 4.500 6.200 7.500 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,7 2,9 3,2 3,3 Quảng Ninh Tổng số ngày khách (nghìn) 7.600 13.100 19.800 24.700 Tổng số lượt khách (nghìn) 200 360 500 700 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 2,8 3,0 Hải Dương Tổng số ngày khách (nghìn) 400 900 1.400 2.100 Tổng số lượt khách (nghìn) 20 50 100 150 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,4 2,6 2,7 Hưng Yên Tổng số ngày khách (nghìn) 40 120 260 400 Tổng số lượt khách (nghìn) 50 110 200 350 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 2,7 2,9 Bắc Ninh Tổng số ngày khách (nghìn) 100 280 540 1.000 Tổng số lượt khách (nghìn) 30 80 200 300 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 2,8 3,0 Vĩnh Phúc Tổng số ngày khách (nghìn) 60 200 560 900 Tổng số lượt khách (nghìn) 7.100 11.700 16.400 20.800 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,70 2,92 3,15 3,30 Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh, TP trong vùng Tổng số ngày khách (nghìn) 19.200 34.200 51.660 68.800 Tổng số lượt khách (nghìn) 5.500 9.000 12.600 16.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 3,5 3,8 4,1 4,3 Tổng số lượt khách đến Vùng Tổng số ngày khách (nghìn) 19.200 34.200 51.660 68.800 Tổng số ngày khách cả nước (1) (phương án cao) 76.500 113.100 158.400 216.000 Tỷ lệ Vùng so với cả nước (%) 25,1 30,2 32,6 31.9 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 7: Dự báo nhu cầu khách nội địa vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tên tỉnh, thành phố Hạng mục 2015 2020 2025 2030 Tổng số lượt khách (nghìn) 17.100 21.600 26.000 30.500 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 1,6 1,7 1,8 Hà Nội Tổng số ngày khách (nghìn) 25.700 34.500 44.200 54.900 Tổng số lượt khách (nghìn) 5.100 6.600 8.000 9.600 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,4 1.5 1,6 1,7 Hải Phòng Tổng số ngày khách (nghìn) 7.200 9.900 12.800 16.300 Tổng số lượt khách (nghìn) 5.500 7.100 9.000 10.600 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 1,6 1,7 1,8 Quảng Ninh Tổng số ngày khách (nghìn) 8.300 11.300 15.300 19.000 Tổng số lượt khách (nghìn) 1.700 2.200 2.800 3.300 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,2 1,3 1,4 1,5 Hải Dương Tổng số ngày khách (nghìn) 2.100 2.800 3.900 4.900 Tổng số lượt khách (nghìn) 400 600 800 1.100 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,2 1,3 1,4 1,5 Hưng Yên Tổng số ngày khách (nghìn) 500 800 1.100 1.600 Tổng số lượt khách (nghìn) 500 700 900 1.200 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,2 1,3 1,4 1,5 Bắc Ninh Tổng số ngày khách (nghìn) 600 900 1.300 1.800 Tổng số lượt khách (nghìn) 3.100 4.000 5.000 6.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,4 1,5 1,6 Vĩnh Phúc Tổng số ngày khách (nghìn) 4.000 5.600 7.500 9.600 Tổng số lượt khách (nghìn) 33.400 43.200 52.500 62.300 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,45 1,52 1,64 1,74 Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh, TP trong vùng Tổng số ngày khách (nghìn) 48.400 65.800 86.100 108.200 Tổng số lượt khách (nghìn) 22.000 27.000 33.000 38.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,20 2,43 2,61 2,85 Tổng số lượt khách đến Vùng Tổng số ngày khách (nghìn) 48.400 65.800 86.100 108.200 Tổng số ngày khách cả nước (1) (phương án cao) 125.400 171.500 235.600 300.000 Tỷ lệ Vùng so với cả nước (%) 38,6 38,3 36,5 36,0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 8: Dự báo nhu cầu buồng lưu trú của vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tên tỉnh, thành phố Hạng mục 2015 2020 2025 2030 Nhu cầu cho khách quốc tế 18.200 31.400 44.900 59.200 Nhu cầu cho khách nội địa 33.500 43.700 53.800 65.100 Tổng cộng 51.700 75.000 98.700 124.300 Hà Nội Công suất sử dụng phòng (%) 70 72 75 77 Nhu cầu cho khách quốc tế 3.900 6.800 9.500 13.100 Nhu cầu cho khách nội địa 10.900 14.500 18.000 22.200 Tổng cộng 14.800 21.300 27.500 35.300 Hải Phòng Công suất sử dụng phòng (%) 60 62 65 67 Nhu cầu cho khách quốc tế 17.300 28.900 41.700 50.500 Nhu cầu cho khách nội địa 12.600 16.600 21.500 26.000 Tổng cộng 29.900 45.500 63.200 76.500 Quảng Ninh Công suất sử dụng phòng (%) 60 62 65 67 Nhu cầu cho khách quốc tế 1.000 2.100 3.200 4.800 Nhu cầu cho khách nội địa 3.500 4.500 6.000 7.500 Tổng cộng 4.500 6.600 9.200 12.300 Hải Dương Công suất sử dụng phòng (%) 55 57 59 60 Nhu cầu cho khách quốc tế 200 300 600 900 Nhu cầu cho khách nội địa 1.400 2.100 2.700 3.800 Tổng cộng 1.600 2.400 3.300 4.700 Hưng Yên Công suất sử dụng phòng (%) 50 52 55 57 Nhu cầu cho khách quốc tế 250 700 1.200 2.300 Nhu cầu cho khách nội địa 1.650 3.400 3.200 4.300 Tổng cộng 1.900 4.100 4.400 6.600 Bắc Ninh Công suất sử dụng phòng (%) 50 52 55 57 Nhu cầu cho khách quốc tế 150 500 1.300 2.100 Nhu cầu cho khách nội địa 5.650 7.700 10.000 12.500 Tổng cộng 5.800 8.200 11.300 14.600 Vĩnh Phúc Công suất sử dụng phòng (%) 55 57 59 60 Nhu cầu cho khách quốc tế 41.000 70.700 102.400 132.900 Nhu cầu cho khách nội địa 69.200 92.500 115.200 141.400 Tổng số toàn vùng Tổng cộng 110.200 163.200 217.600 274.300 Tổng số cả nước (1) (phương án cao) 415.000 605.000 855.000 970.000 Tỷ lệ Vùng so với cả nước (%) 26,6 27,0 25,5 28.2 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 9: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tỉnh/ thành phố Hạng mục 2015 2020 2025 2030 Lao động trực tiếp 77.500 120.000 157.900 211.300 Lao động gián tiếp 155.000 240.000 315.800 422.600 Hà Nội Tổng cộng 232.500 360.000 473.700 633.900 Lao động trực tiếp 22.200 31.900 44.000 60.000 Lao động gián tiếp 44.400 63.800 88.000 120.000 Hải Phòng Tổng cộng 66.600 95.700 132.000 180.000 Lao động trực tiếp 44.800 72.800 101.100 122.400 Lao động gián tiếp 89.600 145.600 202.200 224.800 Quảng Ninh Tổng cộng 134.400 218.400 303.300 367.200 Lao động trực tiếp 7.200 9.000 14.700 19.700 Lao động gián tiếp 14.400 18.000 29.400 39.400 Hải Dương Tổng cộng 21.600 27.000 41.100 59.100 Lao động trực tiếp 2.400 3.600 5.200 7.500 Lao động gián tiếp 4.800 7.200 10.400 15.000 Hưng Yên Tổng cộng 7.200 10.800 15.600 22.500 Lao động trực tiếp 2.800 6.100 6.600 9.900 Lao động gián tiếp 5.600 12.200 13.200 19.800 Bắc Ninh Tổng cộng 8.400 18.300 19.800 29.700 Lao động trực tiếp 8.700 12.300 17.000 21.900 Lao động gián tiếp 17.400 24.600 34.000 43.800 Vĩnh Phúc Tổng cộng 26.100 36.900 51.000 65.700 Lao động trực tiếp 165.600 255.700 346.500 452.700 Lao động gián tiếp 331.200 511.400 693.000 905.400 Tổng số toàn Vùng Tổng cộng 496.800 767.100 1.039.500 1.358.100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 10: Dự báo tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tỉnh/ thành phố Hạng mục 2015 2020 2025 2030 Tổng thu từ khách quốc tế 1.488,0 2.805,0 4.428,0 6.327,0 Tổng thu từ khách nội địa 1.156,5 1.725,0 2.652,0 3.843,0 Hà Nội Tổng thu 2.644,5 4.530,0 7.080,0 10.170,0 Tổng thu từ khách quốc tế 136,0 279,0 450,0 704,0 Tổng thu từ khách nội địa 180,0 297,0 512,0 815,0 Hải Phòng Tổng thu 316,0 576,0 962,0 1519,0 Tổng thu từ khách quốc tế 608,0 1.179,0 1.980,0 2.717,0 Tổng thu từ khách nội địa 207,5 339,0 612,0 955,0 Quảng Ninh Tổng thu 815,5 1.518,0 2.592,0 3.672,0 Tổng thu từ khách quốc tế 24,0 63,0 112,0 189,0 Tổng thu từ khách nội địa 42,0 70,0 117,0 196,0 Hải Dương Tổng thu 66,0 133,0 229,0 385,0 Tổng thu từ khách quốc tế 2,4 8,4 20,8 36,0 Tổng thu từ khách nội địa 10,0 20,0 33,0 64,0 Hưng Yên Tổng thu 12,4 28,4 53,8 100,0 Tổng thu từ khách quốc tế 6,0 19,6 43,2 90,0 Tổng thu từ khách nội địa 12,0 22,5 39,0 72,0 Bắc Ninh Tổng thu 18,0 42,1 82,2 162,0 Tổng thu từ khách quốc tế 3,6 14,0 44,8 81,0 Tổng thu từ khách nội địa 80,0 140,0 225,0 384,0 Vĩnh Phúc Tổng thu 83,6 154,0 269,8 465,0 Tổng thu từ khách quốc tế 2.268,0 4.368,0 7.078,8 10.144,0 Tổng thu từ khách nội địa 1.688,0 2.613,5 4.190,0 6.329,0 Tổng số toàn Vùng Tổng thu 3.956,0 6.981,5 11.268,8 16.473,0 Tổng thu du lịch cả nước (1) (phương án cao) 11.800,0 21.800,0 31.700,0 43.900,0 Tỷ lệ Vùng so với cả nước (%) 33,5 32,0 35,5 37,5 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2015) Phụ lục 11: Kết quả điều tra khách du lịch về sản phẩm du lịch đặc thù (2014) Số TT Sản phẩm Số phiếu Tỷ lệ % Hà Nội 125 1 Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa gắn với các di sản văn hóa thế giới 31 24,80 2 Du lịch MICE 35 28,00 3 Du lịch thương mại 24 19,20 4 Du lịch tâm linh (tham quan đền, chùa) 26 20,80 5 Du lịch lễ hội, làng nghề 25 20,00 6 Du lịch mua sắm, ẩm thực 41 32,80 7 Du lịch thăm thân 28 22,40 8 Du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử,các bảo tàng, phố cổ 51 40,80 Hải Dương 70 1 Du lịch văn hóa gắn với nền văn minh lúa nước 23 32,86 2 Du lịch mua sắm, ẩm thực 46 65,71 3 Du lịch tâm linh (tham quan đền, chùa) 50 71,43 4 Du lịch lễ hội, làng nghề 26 37,14 5 Du lịch sinh thái 33 47,14 Hải Phòng 58 1 Du lịch biển, đảo (tắm, nghỉ dưỡng) 11 18,97 Vĩnh Phúc 51 1 Du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi 49 96,08 2 Du lịch tâm linh (tham quan đền, chùa) 42 82,35 Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch [65]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_te_du_lich_o_vung_kinh_te_trong_diem_phia_bac_t.pdf
Luận văn liên quan