Luận án Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

Việc thực hiện đầy đủ đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN được thực hiện tốt, không những đem lại hình ảnh tốt đẹp cho các DNCVĐTNN trong con mắt người lao động Việt Nam mà còn đem lại sự ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động. Đồng thời, đây sẽ là mô hình để nhân rộng ra cho các DNCVĐTNN khác trong cả nước, phấn đấu tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

pdf183 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các nhà đầu tư nước ngoài ở trên các lĩnh vực cụ thể về các khoản đóng góp làm nghĩa vụ đối với thành phố Hà Nội và Nhà nước, về bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự về các vấn đề trong quan hệ với các cơ sở sản xuất (các DN của Việt Nam) trên địa bàn thành phố Hà Nội về các vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, không lợi dụng đầu tư để thực hiện những việc làm sai trái với quy định đặc biệt là trên lĩnh vực bảo đảm an ninh trật tự. 143 4.2.3.2. Xác định bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động đồng thời cũng chính là bảo đảm lợi ích kinh tế cho chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Đối với những quan hệ lao động làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn Hà Nội, các chủ DN cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đôi bên cùng có lợi. Trong việc bảo đảm thực hiện lợi ích của những người lao động cần có thái độ quan tâm tới lợi ích chính đáng của những người lao động, thông qua việc trả tiền công, tiền thưởng, tiền chi phí ăn giữa ca, nâng cao tay nghề, tạo môi trường thông thoáng trong lao động và bảo đảm đời sống tinh thần.., cho người lao động. Bên cạnh đó, trong quan hệ cư xử với những người lao động, ngoài việc tuân thủ luật pháp của Nhà nước cần phải bảo đảm tính nhân văn trong cách cư xử theo những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Khi trong các DNCVĐTNN có xảy ra xung đột về LIKT giữa các chủ DNCVĐTNN với những người lao động thì chủ DNCVĐTNN phải là người chủ động trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vụ việc để có phương pháp giải quyết ổn thỏa giữa chủ và thợ. Nếu vụ việc phức tạp cần có thể mời các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam (Chính quyền sở tại, tổ chức công đoàn, công an, các đơn vị được giao quản lý đối với các DNCVĐTNN) cùng tham gia giải quyết. Thông qua các cơ quan chức năng trung gian đóng vai trò trọng tài giữa các chủ DNCVĐTNN và người lao động cần có sự đàm phán, thỏa thuận để không làm phức tạp tình hình, bảo đảm lợi ích hài hòa cho người lao động và chủ đầu tư. 4.2.3.3. Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội có được bảo đảm đúng hay không? Chủ DN có thực hiện đúng thỏa ước lao động hay không? còn phụ thuộc vào vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn và chính quyền sở tại, đặc biệt là những cơ quan đơn vị tham gia vào việc quản lý, giám sát các hoạt động. Nếu tổ chức công đoàn và các cơ quan đơn vị chức năng quan tâm đến LIKT của những người lao động, luôn luôn có thái độ kiên quyết đấu tranh cho lẽ phải, trên cơ sở khuôn khổ pháp luật đối với các chủ 144 DNCVĐTNN trong những việc làm sai trái của họ có biểu hiện xâm hại tới LIKT của những người lao động thì LIKT của người lao động sẽ được bảo đảm tốt hơn. Để mang lại LIKT cho những người lao động thì các tổ chức công đoàn, các tổ chức quản lý các DNCVĐTNN phải có thái độ công tâm, đấu tranh cho lẽ phải, đứng về phía những người lao động. Vì quyền lợi của những người lao động và suy rộng ra thì đó cũng là lợi ích của quốc gia dân tộc. Vai trò của tổ chức công đoàn cần phải phát huy và làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo những quy định của BLLĐ. Công đoàn thật sự là một đoàn thể để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động. Theo BLLĐ, các DNCVĐTNN sau khi hoạt động cần phải thành lập tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy: Có 88% trong các DNCVĐTNN đã thành lập tổ chức công đoàn, giúp cho người lao động đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình, nhất là LIKT, do đó thành phố Hà Nội cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: Một là, đối với các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có tổ chức công đoàn: Cần phải nhanh chóng xây dựng tổ chức công đoàn trong DNCVĐTNN, đây là tổ chức đại diện của người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, để làm chỗ dựa cho người lao động, đồng thời là nơi đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Hai là, đối với các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tổ chức công đoàn: Định kỳ tổ chức sinh hoạt, Đại hội công đoàn đúng định kỳ. Tổ chức cho cán bộ công đoàn trong DNCVĐTNN tìm hiểu và nắm vững các luật như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội; thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất cho mọi người lao động. Ba là, công đoàn cơ sở cần chủ động xây dựng quy chế làm việc và quy chế phối kết hợp với người sử dụng lao động; thường xuyên định kỳ gặp gỡ người sử đẻ trao đổi tình hình hoạt động, bàn bạc thống nhất giải quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, những kiến nghị của người lao động. Công đoàn cơ sở cần chú trọng phát triển đoàn viên công đoàn, củng cố và nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở. 145 Bốn là, công đoàn cần phải làm tốt việc xây dựng, thương thảo, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với DNCVĐTNN. Bởi Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở thừa nhận quyền của người lao động được thông qua đại diện của mình là công đoàn. Nó sẽ là cơ chế tự kiểm soát, tự điều chỉnh quan hệ lao động nội bộ DNCVĐTNN trên cơ sở pháp luật. Năm là, là người đứng giữa DNCVĐTNN và người lao động, cán bộ công đoàn cần phải có năng lực, sự nhiệt tình. Công đoàn cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của người lao động, chọn thời cơ đúng lúc đề đạt ý kiến của công đoàn với giới chủ. Thường xuyên xây dựng chương tình công tác của Ban chấp hành công đoàn, quy chế phối hợp làm việc giữa công đoàn với chủ DNCVĐTNN. Sáu là, để người lao động yên tâm công tác, công đoàn cần chủ động tham gia cùng DNCVĐTNN tạo việc làm ổn định, đảm bảo chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động. Chủ tịch công đoàn cơ sở nên là những người có vị trí lãnh đạo như tổ trưởng, nhóm trưởng thì tiếng nói mới có trọng lượng và dành thời gian cho hoạt động công đoàn. Tăng cường giám sát kiểm tra việc thực hiện các chế độ những chính sách đối với người lao động. Chủ động phối hợp với người lao động để thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở nhằm giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh và tăng cường cơ chế đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động. 4.2.3.4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tạo môi trường làm việc sáng tạo và thân thiện trong doanh nghiệp cho người lao động Hiện nay, mô hình đầu tư sản xuất của các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng về số lượng, chất lượng, nhiều DNCVĐTNN hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư, về sản xuất, về chính sách đãi ngộ đối với người lao động. Do đó, các chủ DNCVĐTNN để thực hiện tốt mục đích SXKD cần quan tâm hơn nữa tới người lao động thể hiện: - Về môi trường lao động: Cần tạo môi trường làm việc sáng tạo và thân thiện, các chế độ bảo hiểm đầy đủ; đãi ngộ ưu việt và không bao giờ chậm lương của người lao động. 146 - Về hoạt động đào tạo: Chủ DNCVĐTNN cần phải có chiến lược đào tạo cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt. Luôn có chủ trương, chính sách đào tạo thường xuyên nâng cao kỹ năng, nhận thức tư duy mới cho người lao động như: đào tạo định hướng; đào tạo ngoại ngữ thường xuyên cho người lao động (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn); đào tạo Leadership cho các cấp quản lý, trưởng bộ phận. - Về nhà ăn cho người lao động: Xây dựng các nhà ăn sạch sẽ, thông thoáng. Thực đơn mỗi ngày có sự thay đổi bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho người lao động. - Khích lệ người lao động: Hằng năm chủ DN nên tổ chức thăm quan du lịch cho người lao động, quan tâm đến ngày sinh nhật của người lao động, đặc biệt có chế độ chính sách cho người lao động đang mang thai - Các chủ DNCVĐTNN cần khuyến khích, phát huy tính sáng tạo của người lao động "Trí tuệ Việt trong DNCVĐTNN". 4.2.3.5. Chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên tìm hiểu về phong tục, tập quán, quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiệp Quá trình đầu tư SXKD vào Việt Nam, các chủ DN nước ngoài cần tìm hiểu rõ về đặc điểm tốt, xấu, phong tục tập quán của người Việt Nam đây là những vấn đề để chủ DN quản lý và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, đây là cơ sở bảo đảm lợi ích cho cả chủ DN lẫn LIKT của người lao động. Chủ DNCVĐTNN thường xuyên tìm hiểu về phong tục, thói quen của người lao động Việt Nam như: Người lao động Việt Nam hay đổi việc; "người lao động ngủ trưa trong giờ nghỉ trưa", đây cũng là một vấn đề; khoảng cách giữa người nghiêm túc làm việc và những người không nghiêm túc làm việc; người nghiêm túc làm việc tuân thủ theo lệnh của cấp trên, hoàn thành tốt công việc được giao. Ngược lại, những người không nghiêm túc thì tranh thủ lúc rảnh rỗi liền chơi game hoặc chat với bạn bè trên mạng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không yêu cầu gì nhiều đối với người lao động, họ chỉ yêu cầu, trước tiên là "trong giờ làm phải nghiêm chỉnh làm 147 việc". Chủ DN luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người lao động. Chủ DNCVĐTNN cần xác định: DN tốt, đối xử với người lao động tốt, quản trị bài bản, thường xuyên có những khóa học, tuyên truyền tăng thêm tính gắn bó giữa người lao động với DN thì tất cả mọi thứ sẽ tốt. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong DNCVĐTNN được thể hiện ở những cam kết của DN trong việc hợp tác với người lao động, gia đình, cộng đồng, địa phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, sao cho vừa có lợi ích cho DN, vừa có lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thực hiện trách nhiệm xã hội là những quy định về trách nhiệm của DN trong thực hiện một số nội dung chủ yếu liên quan đến lĩnh vực lao động và môi trường. Cụ thể như: Chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, quyền tham gia công đoàn và tham gia thương lượng tập thể, định mức tiền lương, chế độ thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, khen thưởng, kỷ luật, an sinh xã hội Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN sẽ tạo ra được lợi ích cho tất cả các bên tham gia. 148 KẾT LUẬN Các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề phân phối tiền lương, thu nhập, chất lượng cuộc sống, quyền lợi của người lao động, vẫn còn nhiều bất cập, cần có những giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với bốn chương, tác giả luận án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra một số kết luận sau: 1. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nó phát sinh và tồn tại trên cơ sở của một quan hệ sản xuất nhất định, là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất và phản ánh mặt bản chất nhất của quan hệ sản xuất. LIKT không tuỳ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người (không tuỳ thuộc ở chỗ là con người có nhận thức được nó hay không, mà do địa vị của họ trong QHSX quyết định). 2. Lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN là phạm trù kinh tế, thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người lao động với các chủ DNCVĐTNN; phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan của người lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế trong DNCVĐTNN. 3. Lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN mang những đặc điểm sau: Biểu thị và phản ánh quan hệ lợi ích giữa người lao động với chủ DN; là một phạm trù mang tính khách quan; mang tính giai cấp và lịch sử đậm nét. Cơ cấu LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN bao gồm LIKT trực tiếp và LIKT gián tiếp và hai nhóm nhân tố ảnh hưởng lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN, từ đó rút ra năm bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội. 4. Luận án đã phân tích những thuận lợi và khó khăn thực hiện LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tình hình hoạt động SXKD của 149 các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội; luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó thấy được những kết quả đạt được nhất định. Tuy nhiên, LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn một số hạn chế như: Tiền lương, tiền thưởng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động; chủ DNCVĐTNN chưa quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người lao động; chất lượng nhà ở và đời sống tinh thần của người lao động chưa được bảo đảm. Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là: Hệ thống cơ chế, chính sách bảo đảm LIKT của người lao động chưa thực sự phù hợp, hoàn thiện; trình độ đội ngũ người lao động còn yếu; các tổ chức công đoàn cơ sở chưa phát huy vai trò bảo vệ của người lao động; sự gia tăng số lượng lao động lớn; mục đích của các DNCVĐTNN là lợi nhuận cao. Từ đó đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết là: LIKT của người lao động chưa bảo đảm được các nhu cầu sống tối thiểu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần người lao động; LIKT của người lao động và chủ DN chưa được giải quyết hài hòa, dẫn tới phát sinh mâu thuẫn; LIKT của người lao động chưa bảo đảm đủ tái sản xuất sức lao động, dẫn tới nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, đây là cơ sở quan trọng bảo đảm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những nội dung tiếp theo. 5. Để bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội luận án đưa ra 4 quan điểm cần phải quán triệt: LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN phải gắn chặt chẽ với hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN nhằm duy trì hoạt động lâu dài của DN; bảo đảm LIKT của người lao động trong DNCVĐTNN phải thông qua thỏa ước tập thể và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn. Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết để bảo đảm LIKT của người lao động trong DNCVĐTNN luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp gồm 3 nhóm: Nhóm giải pháp về phía Nhà 150 nước; nhóm giải pháp về phía người lao động; nhóm giải pháp đối với DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các nhóm giải pháp đưa ra đều dựa trên cơ sở những căn cứ khoa học có những yếu tố mới được phân tích có cơ sở khoa học, có tính khả thi giữa các giải pháp và các nhóm giải pháp có mối quan hệ tác động lẫn nhau, để bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Việc thực hiện đầy đủ đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN được thực hiện tốt, không những đem lại hình ảnh tốt đẹp cho các DNCVĐTNN trong con mắt người lao động Việt Nam mà còn đem lại sự ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động. Đồng thời, đây sẽ là mô hình để nhân rộng ra cho các DNCVĐTNN khác trong cả nước, phấn đấu tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 151 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Minh Loan (2006), Xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp nước ta hiện nay - Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Học viện Cảnh sát nhân dân. 2. Nguyễn Thị Minh Loan (2007), Tác động của kinh tế du lịch đối với vấn đề giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp, Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, Học viện cảnh sát nhân dân. 3. Nguyễn Thị Minh Loan (2007), "Phát triển kinh tế du lịch và những vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội", Tạp chí Khoa học và giáo dục trật tự xã hội, (10). 4. Phạm Thái Bình - Nguyễn Thị Minh Loan (2012), "Mấy vấn đề dạy và học theo học chế tín chỉ ở các trường Công an nhân dân", Tạp chí Khoa học & Giáo dục an ninh, (3). 5. Nguyễn Thị Minh Loan (2012), Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với vấn đề giữa gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, Học viện Cảnh sát nhân dân. 6. Nguyễn Thị Minh Loan (2014), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, (100), tr.9-13. 7. Nguyễn Thị Minh Loan (chủ biên) (2014), Hỏi và đáp môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần II), Học viện Cảnh sát nhân dân. 8. Nguyễn Thị Minh Loan (2014), "Một số giải pháp bảo vệ lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội", Tạp chí Cảnh sát nhân dân, 11/(102), tr.56-58. 9. Nguyễn Thị Minh Loan, Đặng Thị Lệ Thu (2014), "Bảo vệ lợi ích người lao động trong doanh nghiệp FDI tại Hà Nội", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (24), tr.45 - 47. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Phần tài liệu tiếng Việt: 1. Phan An (2007), Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp, Hội thảo về đình công tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số DN trong thời gian qua", Tạp chí Cộng sản điện tử, [Truy cập ngày 08/6/2013]. 3. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Xuân Bá (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 5. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 -2010. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2014, định hướng 2015, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 9. Phạm Thị Thanh Bình, Trần Thu Phương (2012), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng", Tạp chí Cộng sản, (3). 10. B.B. Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội, Nxb Matxcơva. 11. "Bức xúc của lao động trong doanh nghiệp FDI", [Truy cập ngày 10/8/2015]. 12. V.P. Ca-man-kin (1982), Các lợi ích kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. "Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: Hoạt động ổn định trong năm 2014", [Truy cập ngày 6/8/2015]. 14. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều luật của Luật đầu tư. 153 15. Chính phủ (2008), Quyết định số 1463/QĐ-TTg ngày 10/10 của Thủ tướng chính phủ về thành lập Ban Quản lý dự án các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. 16. Chính phủ (2010), Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, Nghị định Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ỏ công ty, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, gia đình, hộ gia đình, cá nhân và cá tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 17. Chính phủ (2011), Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011, Nghị định Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ỏ công ty, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, gia đình, hộ gia đình, cá nhân và cá tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 18. Chính phủ (2012), Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012, Nghị định Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ỏ công ty, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, gia đình, hộ gia đình, cá nhân và cá tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 19. Chính phủ (2013), Nghị định số 182/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, Nghị định Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ỏ công ty, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, gia đình, hộ gia đình, cá nhân và cá tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 20. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8 của Thủ tướng về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước trong thời gian tới. 21. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 19/NP-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 22. Cục thống kê Bình Dương (2015), Niên giám thống kê năm 2014. 23. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 24. Vũ Hoàng Dương (2011), "Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (7), (398). 154 25. Nguyễn Văn Dần (2014), "Khủng hoảng kinh tế toàn cầu những khuyến nghị nhằm thu hút FDI của Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, (2) (127), tr.63-65. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết hội nghị lần thứ VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI ngày 29/3/1989 về việc kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và xác định phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô - LIKT. Nguyễn Ái Quốc - Trường đảng cao cấp), T10, M.1972, tr.321 - 321, tài liệu dịch số 43/1981), tr.2. 34. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Trần Ngọc Đức (2010), Hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của Lực lượng cảnh sát nhân dân trong các khu công nghiệp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 36. Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ LIKT trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 37. Lê Thanh Hà (2008), "Đình công và quan hệ lao động ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (362). 155 38. Tiến Hải (2003), "Xây dựng đội ngũ cán bộ ngườiViệt Nam trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài", Tạp chí Cộng sản, (13). 39. ''Hải Phòng thu hút nhiều dự án vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo" [Truy cập ngày 9/8/2015]. 40. "Hải Phòng: Đột phá thu hút FDI" [Truy cập ngày 9/8/2015] 41. Đào Văn Hiệp (2012), "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế (1), (404). 42. Trần Ngọc Hưng (2006), "Thành tựu và vai trò của các Khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2005", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, (1). 43. Phạm Thị Xuân Hương (2008), LIKT của công nhân trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại miền đông Nam bộ hiện nay, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp bộ năm 2007, Học viện Chính trị - Hành chính KVII. 44. Nguyễn Linh Khiếu (1999) Lợi ích động lực phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Phan Thanh Khôi (2003), Ý thức chính trị của công nhân trong một số DN ở Hà Nội hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Kỷ yếu khoa học (2010), 15 năm phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. 48. Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Lênin, Nxb Mátxcơva. 49. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Lee, Chang Hee (2006), Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam, Văn phòng tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, Hà Nội 156 51. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 52. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 53. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 54. Trần Thị Lan (2012), Quan hệ LIKT trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nhiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 55. Hoàng Thị Bích Loan, Đinh Trung Sơn (2012), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách", Tạp chí Công Nghiệp, (6), (tr.14 - 15, 19). 56. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ của, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 57. Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 58. C.Mác và Ănghghen (1993), Toàn tập, Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. C.Mác và Ph.Ănghen (1978), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, tr.98. 63. C.Mác và Ănghen (1982), Tuyển tập, Nxb Sự thật. 64. C.Mác và Ănghen (1984), Tuyển tập, Nxb Sự thật. 65. Hồ Chí Minh (1954), "Giữ gìn trật tự an ninh", Báo Nhân dân, (237). 66. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Phạm Bình Minh (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Khoa Minh (1995), LIKT và cơ chế hoạt động của các quy luật kinh tế - Về LIKT, Nxb Thông tin lý luận, tr.296. 72. Vũ Hữu Ngoạn, Khổng Doãn Hợi (1983), Bàn về sự kết hợp các LIKT, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 157 73. Nhóm Phóng viên thực hiện (2012), "Diễn đàn: Tạo dựng một làn sóng FDI mới", Tạp chí Công nghiệp, (6), tr.12-13. 74. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tình hình công tác năm 2012, 2013, 2014, Hà Nội. 75. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Quốc hội (2011), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 77. Quốc hội (2012), Luật Công Đoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 78. Quốc hội (2013), Bộ Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 79. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 80. Đình Quang (2005), Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 81. Nguyễn Duy Quang (2007), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 82. David Ricardo (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 83. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1617/CT - TTg ngày 19/9 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 84. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1601/QĐ - TTg ngày 29/10 về việc phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 85. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 231/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 02 năm 2015 về việc Phê duyệt đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các DN đến năm 2020". 86. Tập thể tác giả (1982), Bàn về lợi ích kinh tế, Nxb Sự thật. 87. Lê Hữu Tầng (1991), Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. Vấn đề nguồn gốc và động lực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 88. Nguyễn Huy Thám (1996), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158 89. Nguyễn Đăng Thành, Nguyễn Thanh Tuấn (2006), "Đình công và một số vấn đề về quan hệ lao động của công nhân hiện nay", Tạp chí Lao động & Xã hội, (293), tr.22. 90. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Đặng Thị Cẩm Thúy (1999), Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tình hình trật tự an toàn xã hội, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 92. Sông Thương (2012), "Tăng Cường thu hút vốn FDI thiết thực và hiệu quả", Tạp chí Công nghiệp, Kinh tế & Quản lý, (6). 93. "Thực trạng công tác tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế, các khu công nghiệp Hải Phòng" [Truy cập ngày 9/8/2015]. 94. Hoàng Văn Trực (2007), Hoạt động phòng ngừa Tội phạm Kinh tế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 95. Tresnôccôp, Đ.I (1973), Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là xã hội học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nxb Mátxcơva. 96. Bùi Anh Tuấn (2000), Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nxb Thống kê. 97. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 98. Trần Nguyên Tuyên (2005), Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 136/BC- UBND ngày 24/09/2012, về việc tổng kết 25 năm (1987-2011) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. 100. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 19/BC-UBND ngày 16/01/2013, báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2012 và xây dựng kế hoạch 2013. 159 101. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo số 02/ BC - UBND, ngày 07/01/2015, Báo cáo Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 và xây dựng kế hoạch năm 2015 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 102. Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (353), tr.43-52. 103. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 104. "Bộ Lao động thương binh và xã hội", www.molisa.gov.vn [Truy cập ngày 12/10/2014 ]. 105. "Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội", www.hapi.gov.vn [Truy cập ngày 20/1/2015]. 106. "Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội", www.hanoi.gov.vn, [Truy cập ngày 08/2/2015]. 107. "Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài", www.vafie.org.vn [Truy cập ngày 15/3/2015]. 108. "Tổng Cục thống kê", www.gso.gov.vn, [Truy cập ngày 15/4/2015]. 109. "Người lao động", [Truy cập ngày 20/4/2015]. 110. "Tạp chí Cộng sản", www.tapchicongsan.org.vn/, [Truy cập ngày 6/5/2015]. * Phần tài liệu tiếng Anh 111. Abhirup Bhunia, 2013. "Labour in times of rising foreign direct investment in developing countries", [Accessed on 13/4/2014]. 112. Behzad Azarhoushang (2013), "He effects of FDI on China’s economic development; case of Volkswagen in China". Master’s thesis. Institute of Management Berlin, Berlin. 113. Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), Does labour legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction. (Author: Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee; NBER working paper No 20389). 114. Dirk Willem te Velde (2002), "Foreign Direct Investment: Who gains". ODI (Overseas Development Institute) Briefing Paper. 160 115. Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia" (Dirk Willem te Velde and Oliver Morrissey; Publication: March 2002; Presented at DESG conference in Nottingham). 116. Dirk Willem te Velde and Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia". Presented at DESG conference in Nottingham, April 2002. 117. Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis". ASARC Working Paper 2010/13. 118. Layna Mosley (2013), "Labour rigths and Multinational Production". Cambridge University Press, Cambridge, 306p. 119. N.Driffield and K.Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the evidence and policy implications". Paper prepared for special edition of Oxford Review of Economic Policy on Globalisation and Labour Markets. 120. Priit Vahter (2004), "The Effect Of Foreign Direct Investment On Labour Productivity: Evidence From Estonia And Slovenia". U. of Tartu Economics and Business Administration Working Paper No. 32. 121. Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder Economic Performance? Evidence from India - 2008", Timothy BesleyRobin Burgess. 122. Tu Phuong Nguyen (2014), "Reforming labour relations in Vietnam". [Accessed on 15/8/2014] 123. "Vietnam - Low skill, low cost labour strategy undermining the labour" (2014). [Accessed on 09/06/2014] 124. Harold Meyerson (2014), "Workers deserve to benefit from their productivity, too", [Accessed on 28/12/2014]. 125. The Conference Board Total Economy Database™ (2011), PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT MỨC SỐNG CỦA CÔNG NHÂN TRONG CÁC DNCVĐTTN Xin chào anh/chị! Chúng tôi đang tiến hành khảo sát về mức sống của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Rất mong nhận được ý kiến chính xác, khách quan của anh/chị vào phiếu hỏi này. Những thông tin anh/chị cung cấp nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học (anh/chị không phải điền tên vào phiếu). Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! Câu 1: Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: 1. Tuổi: 1.  18-24 2.  25-34 3.  35-44 4.  Trên 44 tuổi 2. Giới tính: 1.  Nam 2.  Nữ 3. Anh/chị đến từ: 1.  Thành phố, thị xã 2.  Nông thôn, miền núi 4. Thành phần gia đình: 1.  Cán bộ, công chức 3.  Nông dân 2.  Công nhân 4.  Khác (ghi rõ). 5. Tình trạng hôn nhân: 1.  Đã lập gia đình 2.  Chưa lập gia đình 6. Điều kiện cư trú: 1.  Ở nhà riêng 2.  Ở tập thể (của cơ quan) 3.  Thuê nhà trọ 4.  Khác (ghi rõ) 7. Vị trí công tác: 1.  Quản lý 2.  Nhân viên 8. Trình độ tay nghề: 1.  1/7 2.  2/7 3.  3/7 4.  4/7 5.  5/7 6.  6/7 7. 7/7 9. Trình độ học vấn: 1.  Tốt nghiệp cấp II 2.  Tốt nghiệp cấp III 3.  Tốt nghiệp sơ- trung cấp 4.  Tốt nghiệp cao đẳng- đại học 5.  Sau đại học 6.  Khác (ghi rõ).. 10. Nơi đào tạo nghề của anh/chị: 1.  Tại công ty 2.  Tại trung tâm dạy nghề, cơ sở đào tạo (trường học) 3.  Tại cơ sở đào tạo liên kết 4.  Khác (ghi rõ). 11. Số năm anh/chị làm việc tại công ty này? (vui lòng ghi rõ số năm): năm 12. Mức lương khởi điểm của anh chị ở công ty này? (anh/ chị vui lòng ghi rõ số tiền): .. 000đ 13. Mức thu nhập hiện nay của anh/chị (vui lòng ghi rõ số tiền)? . 000 đ 14. Anh/chị vui lòng cho biết thời gian được tăng lương của công ty anh/chị? 1.  1 lần/ 1 năm 2.  2 lần/ năm 3.  3 lần/ năm 4.  Khác (ghi rõ) 15. Anh/chị cho biết mỗi lần tăng lương thì người lao động được tăng bao nhiêu tiền? (vui lòng ghi rõ số tiền): .. 000 đ 16. Trước khi vào làm ở doanh nghiệp này, anh/chị đã tham gia làm việc ở cơ quan nào khác hay chưa? 1.  Chưa đi làm ở đâu cả 2.  DN nhà nước 3.  DN tư nhân VN 4.  DN vốn đầu tư nước ngoài 5.  Khác (ghi rõ). Câu 2: Công ty anh/chị có vốn đầu tư từ quốc gia nào? 1.  Đài Loan 2.  Hàn Quốc 3.  Nhật Bản 4.  Singapore 5.  Hoa Kỳ 6.  Nước khác (ghi rõ) Câu 3: Ngành sản xuất của công ty anh/chị thuộc lĩnh vực nào? 1.  Nông nghiệp 2.  Công nghiệp, xây dựng 3.  Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.  Khác (ghi rõ).. Câu 4: Anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng của mình về những nội dung dưới đây ở công ty? (khoanh tròn vào 1 số ở mỗi hàng ngang) Nội dung Mức độ hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Không có 1. Tiền lương 1 2 3 4 2. Tiền thưởng 1 2 3 4 3. Phụ cấp (bằng tiền) 1 2 3 4 4. Du lịch, nghỉ mát 1 2 3 4 5. Bảo hiểm xã hội 1 2 3 4 6. Trợ cấp khi ốm đau, tai nạn 1 2 3 4 7. Tiền tiết kiệm hàng tháng 1 2 3 4 8. Thời gian tăng ca 1 2 3 4 9. Chế độ bồi dưỡng tiền tăng ca 1 2 3 4 10. Mức ăn trưa, ăn ca 1 2 3 4 11. Nhà ở cho công nhân 1 2 3 4 Câu 5: Khi quyền lợi của công nhân trong công ty bị ảnh hưởng, ai là người đại diện đấu tranh cho họ? 1.  Công đoàn 2.  Đoàn TNCSHCM 3.  Công nhân tự đấu tranh 4.  Tổ chức khác 5.  Không ai cả Câu 6: Anh/chị vui lòng cho biết những lý do khiến công nhân chưa hài lòng ở công ty anh/chị? 1.  Lương thấp 2.  Chậm lương 3.  Thiếu cơ hội thăng tiến 4.  Chế độ đãi ngộ thiếu công bằng 5.  Thiếu minh bạch, dân chủ 6.  Ít quan tâm đến công nhân 7.  Không hỗ trợ chỗ ở cho công nhân 8.  Chế độ ăn trưa, ăn ca kém 9.  Không hoặc ít hỗ trợ khi công nhân đau ốm 10. Không hoặc ít quan tâm đến gia đình công nhân 11. Công việc bấp bênh, không ổn định 12. Thời gian tăng ca nhiều 13. Chế độ bồi dưỡng (tiền, thưởng,) khi tăng ca kém 14. Không đảm bảo an toàn lao động 15. Môi trường lao động ô nhiễm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe (khói, bụi, tiếng ồn,) 16.Lý do khác (xin ghi rõ).. Câu 7: Công ty anh/chị đã từng xảy ra đình công chưa? 1. Đã từng xảy ra  Trả lời câu 8, bỏ qua câu 9 2.  Chưa từng xảy ra  Bỏ qua câu 8, trả lời câu 9 Câu 8: Nếu đã từng xảy ra đình công thì vì lý do gì? 1.  Lương thấp 2.  Thường phải tăng cường độ lao động 3.  Chế độ đãi ngộ kém 4.  Bị ép thời gian làm việc 5.  Phạt trừ lương, thưởng khi vi phạm 6.  Thường phải tăng ca 7.  Lý do khác (xin ghi rõ). Câu 9: Nếu chưa từng xảy ra đình công thì vì lý do gì? 1. Lương tốt 2.  Thưởng tốt 3.  Mọi người sợ bị mất việc 4.  Lý do khác (xin ghi rõ) Câu 10: Anh/ chị vui lòng cho biết nhu cầu, nguyện vọng chủ yếu của công nhân trong công ty anh/ chị hiện nay? 1. Nhà ở 2. Tăng lương 3. Giảm tăng ca 7. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi thoải mái 8.  Cơ hội học tập nâng cao trình độ 9.  Công bằng, minh bạch về lương, thưởng 4. Cơ hội thăng tiến 5. Tăng mức thưởng 6. Thu nhập ổn định 10. Chế độ du lịch, nghỉ mát 11. Được đóng bảo hiểm xã hội 12.Khác (xin ghi rõ) Câu 11: Những ý kiến khác về các chế độ đãi ngộ của công ty đối với công nhân? . Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA ĐỀ TÀI 1. KHÁI QUÁT MẪU ĐIỀU TRA Cuộc khảo sát được tác giả thực hiện vào cuối tháng 5 năm 2014 tại 13 Doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội: - Số phiếu phát ra 500 phiếu, tác giả thu về được 487 phiếu - Số phiếu đưa vào xử lý thông tin: 487 phiếu - Đây là ý kiến của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội tại 3 khu công nghiệp: KCN Nam Thăng Long, Đông Anh Hà Nội, KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội, KCN Quang Minh, Mê Linh , Hà Nội. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chọn phát bảng hỏi đến từ các quốc giaĐài Loan;Hàn Quốc; Nhật Bản;Singapore; Hoa Kỳ và là những người lao động trực tiếp trong lĩnh vực: cơ khí, điện tử, dệt may, da giầy..., để tìm hiểu về lợi ích của họ. Cụ thể như sau: c1.1.Tuoi 221 45.4 45.4 45.4 228 46.8 46.8 92.2 38 7.8 7.8 100.0 487 100.0 100.0 18-24 25-34 35-44 Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.2. Gioi tinh 192 39.4 39.4 39.4 295 60.6 60.6 100.0 487 100.0 100.0 nam nu Total Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.3. Xuat than 79 16.2 16.6 16.6 397 81.5 83.4 100.0 476 97.7 100.0 11 2.3 487 100.0 Tpho, TX Nong thon, mien nui Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.4. Tphan gia dinh 28 5.7 5.8 5.8 81 16.6 16.7 22.5 375 77.0 77.5 100.0 484 99.4 100.0 3 .6 487 100.0 can bo cong chuc cong nhan nong dan Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.5. Hon nhan 234 48.0 48.4 48.4 249 51.1 51.6 100.0 483 99.2 100.0 4 .8 487 100.0 Da ket hon Chua ket hon Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.6. Cu tru 85 17.5 17.5 17.5 57 11.7 11.8 29.3 343 70.4 70.7 100.0 485 99.6 100.0 2 .4 487 100.0 Cung gia dinh Tap the Thue nha tro Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.7. Vi tri cong tac 24 4.9 5.2 5.2 438 89.9 94.8 100.0 462 94.9 100.0 25 5.1 487 100.0 Quan ly Nhan vien Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.8. Chuyen mon, tay nghe 68 14.0 17.2 17.2 74 15.2 18.7 35.9 115 23.6 29.0 64.9 67 13.8 16.9 81.8 28 5.7 7.1 88.9 29 6.0 7.3 96.2 15 3.1 3.8 100.0 396 81.3 100.0 91 18.7 487 100.0 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Hoc van 39 8.0 8.1 8.1 312 64.1 65.1 73.3 74 15.2 15.4 88.7 49 10.1 10.2 99.0 5 1.0 1.0 100.0 479 98.4 100.0 8 1.6 487 100.0 cap 2 cap3 so- trung cap CD-DH Sau DH Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.9. Noi dao tao nghe 306 62.8 65.5 65.5 131 26.9 28.1 93.6 30 6.2 6.4 100.0 467 95.9 100.0 20 4.1 487 100.0 Tai cong ty Tai truong hoc Tai co so lien ket Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.10. So nam lam viec tai cty 102 20.9 22.3 22.3 106 21.8 23.2 45.5 97 19.9 21.2 66.7 61 12.5 13.3 80.1 36 7.4 7.9 88.0 24 4.9 5.3 93.2 8 1.6 1.8 95.0 2 .4 .4 95.4 7 1.4 1.5 96.9 13 2.7 2.8 99.8 1 .2 .2 100.0 457 93.8 100.0 30 6.2 487 100.0 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 13.00 Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.11. Luong khoi diem 4 .8 .8 .8 3 .6 .6 1.5 1 .2 .2 1.7 1 .2 .2 1.9 3 .6 .6 2.5 2 .4 .4 3.0 5 1.0 1.1 4.0 1 .2 .2 4.2 1 .2 .2 4.4 1 .2 .2 4.6 3 .6 .6 5.3 4 .8 .8 6.1 18 3.7 3.8 9.9 4 .8 .8 10.8 11 2.3 2.3 13.1 1 .2 .2 13.3 3 .6 .6 13.9 6 1.2 1.3 15.2 1 .2 .2 15.4 5 1.0 1.1 16.5 4 .8 .8 17.3 19 3.9 4.0 21.3 1 .2 .2 21.5 2 .4 .4 21.9 4 .8 .8 22.8 5 1.0 1.1 23.8 9 1.8 1.9 25.7 9 1.8 1.9 27.6 1 .2 .2 27.8 25 5.1 5.3 33.1 1 .2 .2 33.3 6 1.2 1.3 34.6 2 .4 .4 35.0 9 1.8 1.9 36.9 2 .4 .4 37.3 33 6.8 7.0 44.3 4 .8 .8 45.1 3 .6 .6 45.8 92 18.9 19.4 65.2 2 .4 .4 65.6 65 13.3 13.7 79.3 1 .2 .2 79.5 5 1.0 1.1 80.6 1 .2 .2 80.8 2 .4 .4 81.2 1 .2 .2 81.4 3 .6 .6 82.1 37 7.6 7.8 89.9 7 1.4 1.5 91.4 6 1.2 1.3 92.6 3 .6 .6 93.2 1 .2 .2 93.5 17 3.5 3.6 97.0 1 .2 .2 97.3 7 1.4 1.5 98.7 4 .8 .8 99.6 1 .2 .2 99.8 1 .2 .2 100.0 474 97.3 100.0 13 2.7 487 100.0 600.00 636.00 800.00 900.00 1050.00 1100.00 1200.00 1230.00 1250.00 1270.00 1300.00 1350.00 1400.00 1450.00 1500.00 1520.00 1600.00 1700.00 1750.00 1800.00 1900.00 2000.00 2100.00 2140.00 2150.00 2200.00 2300.00 2400.00 2450.00 2500.00 2580.00 2600.00 2650.00 2700.00 2750.00 2800.00 2850.00 2890.00 2900.00 2950.00 3000.00 3040.00 3050.00 3080.00 3100.00 3120.00 3150.00 3200.00 3300.00 3500.00 3520.00 3700.00 4000.00 4500.00 5000.00 6000.00 8000.00 10000.00 Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent c1.12. Muc thu nhap hien tai 4 .8 .9 .9 5 1.0 1.1 2.1 1 .2 .2 2.3 3 .6 .7 3.0 1 .2 .2 3.2 11 2.3 2.5 5.7 1 .2 .2 5.9 35 7.2 8.0 13.9 2 .4 .5 14.4 5 1.0 1.1 15.5 1 .2 .2 15.8 3 .6 .7 16.4 1 .2 .2 16.7 41 8.4 9.4 26.0 17 3.5 3.9 29.9 1 .2 .2 30.1 10 2.1 2.3 32.4 1 .2 .2 32.6 10 2.1 2.3 34.9 69 14.2 15.8 50.7 1 .2 .2 50.9 1 .2 .2 51.1 14 2.9 3.2 54.3 2 .4 .5 54.8 3 .6 .7 55.5 15 3.1 3.4 58.9 3 .6 .7 59.6 35 7.2 8.0 67.6 1 .2 .2 67.8 5 1.0 1.1 68.9 1 .2 .2 69.2 6 1.2 1.4 70.5 5 1.0 1.1 71.7 50 10.3 11.4 83.1 5 1.0 1.1 84.2 1 .2 .2 84.5 1 .2 .2 84.7 2 .4 .5 85.2 30 6.2 6.8 92.0 1 .2 .2 92.2 1 .2 .2 92.5 13 2.7 3.0 95.4 2 .4 .5 95.9 4 .8 .9 96.8 4 .8 .9 97.7 3 .6 .7 98.4 1 .2 .2 98.6 3 .6 .7 99.3 2 .4 .5 99.8 1 .2 .2 100.0 438 89.9 100.0 49 10.1 487 100.0 1900.00 2500.00 2600.00 2800.00 2850.00 2900.00 2950.00 3000.00 3050.00 3060.00 3080.00 3100.00 3160.00 3200.00 3300.00 3380.00 3400.00 3430.00 3450.00 3500.00 3520.00 3560.00 3600.00 3650.00 3700.00 3800.00 3900.00 4000.00 4100.00 4200.00 4280.00 4300.00 4400.00 4500.00 4600.00 4700.00 4800.00 4900.00 5000.00 5200.00 5500.00 6000.00 6200.00 7000.00 8000.00 10000.00 11000.00 12000.00 15000.00 30000.00 Total Valid System MissingMissing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent PHỤ LỤC 3: KHẢO SÁT 3 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Công ty Nội dung Canon Coldtech Credit Up 1. Môi trường tự nhiên - Tiếng ồn - Bụi, khói - Thông gió - Nhiệt độ, độ ẩm Các điều kiện đều đạt các tiêu chuẩn cho phép và tiêu chuẩn ISO - Ít - Có - Có - Có - Ít - Không - Có - Bình thường 2. Môi trường xã hội - Nhà ở. - Phương tiện đi lại - Có nhà ở cho nhân viên làm ca - Không - Không - Không - Không - Không 3. Đào tạo nâng cao tay nghề - Trong nước (tại chỗ) - Nước ngoài - Có - 6 tháng một đợt tuỳ theo vị trí công việc - Thi nâng bậc - Không - Có - Không 4. Đời sống tinh thần - Báo chí, phim ảnh - Giao lưu tập thể - Tham quan du lịch - Luôn cập nhật - Giao lưu các bộ phận và công ty - 1 lần / năm - Không - Có - Có - Có - Có - Có 5. Hoạt động công đoàn - Có - Có - Có Nguồn: Tổng hợp của tác giả PHỤ LỤC 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÃ VÀ ĐANG HOẠT ĐỘNG (8 KCN) STT KCN Thăng Long KCN Sài Đồng B KCN Nam Thăng Long KCN Nội Bài KCN Hà Nội-Đài Tư KCN Thạch Thất- Quốc Oai KCN Phú Nghĩa KCN Quang Minh 1 1 Diện tích 274 ha 40 ha 30,4 ha 100 ha 40 ha 155 ha 170 ha 407 ha 2 Vốn đầu tư 90,3 triệu $ 120 tỷ đồng 92 tỷ đồng 35,05 triệu $ 150 tỷ đồng 220 tỷ đồng 250 tỷ đồng 813 tỷ đồng 3 Tỷ lệ lấp đầy 100% 100% 100% 100% 70% 100% 70% 80% 4 KCN đang triển khai -KCN Bắc Thường Tín (470 ha) -KCN Phụng Hiệp (174 ha) -KCN Quang Minh II (266 ha) -KCNC sinh học Từ Liêm -Khu công viên công nghệ thông tin Him Lam -KCN Sóc Sơn, KCN Phú Cát, KCN Đông Anh, KCN Kim Hoa. Nguồn: [101] PHỤ LỤC 5: CÔNG TY CANON VIETNAM Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CANON VIETNAM Tên giao dịch: Canon Vietnam Lĩnh vực: Khu Công nghiệp Số giấy phép: 2198KCN Ngày cấp: 11/04/2001 Địa chỉ: Khu Công nghiệp Thăng Long Loại hình đầu tư: 100% vốn Tên quốc gia: Nhật Bản Thời hạn: 46 Năm Tỉ lệ nước ngoài: 100 % Vốn đầu tư: 176.700.000 (USD) Vốn pháp định: 55.000.000 (USD) Vốn vay: 121.700.000 (USD) Điện thoại: 0438812111 Mục tiêu: Sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các loại máy in phun Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội PHỤ LỤC 6: CÔNG TY TNHH CREDIT UP VIỆT NAM Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH CREDIT UP VIỆT NAM Tên giao dịch: Công ty TNHH Credit Up Việt Nam Lĩnh vực: Xe máy - phụ tùng Số giấy phép: 2029 Ngày cấp: 21/11/2003 Địa chỉ: Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội Loại hình đầu tư: 100% vốn Tên quốc gia: Đài Loan Thời hạn: 50 năm Vốn đầu tư: 80.268.000 (USD) Vốn pháp định: 24.250.000 (USD) Vốn vay: 56.018.000 (USD) Mục tiêu: Sản xuất Xe máy - phụ tùng. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội PHỤ LỤC 7: CÔNG TY TNHH COLDTECH Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH COLDTECH Tên giao dịch: COLDTECH Lĩnh vực: Khu Công nghiệp Số giấy phép: 54KCN Ngày cấp: 06/11/2003 Địa chỉ: Khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà nội Loại hình đầu tư: 100% vốn Tên quốc gia: Mỹ Thời hạn: 44 Năm Tỉ lệ nước ngoài: 100 % Vốn đầu tư: 2.200.000 (USD) Vốn pháp định: 1.000.000 (USD) Vốn vay: 1.200.000 (USD) Mục tiêu: Sản xuất đồ điện tử, gia công và lắp tủ lạnh... Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội PHỤ LỤC 8: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguyen_thi_minh_loan_2948.pdf
Luận văn liên quan