Để giảm thiểu lối sống tiêu cực coi thường pháp luật của một bộ phận giới trẻ còn cần tăng cường các biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm minh, ngăn chặn sớm những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; tạo sân chơi lành mạnh cho giới trẻ. Đặc biệt, cần có sự nhìn nhận đúng mức, khoan dung hơn
và khoa học hơn về đồng tính luyến ái, song không khuyến khích và không cho
phép hôn nhân đồng tính mà tăng cường giáo dục giới trẻ để giảm thiểu tình trạng đồng tính luyến ái
169 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới vẫn chưa hề có bóng dáng một dạng thể thao
nào tương tự như thế. Thực chất đua xe trái phép của một bộ phận giới trẻ Việt
Nam hiện nay là một dạng thể thao cảm giác mạnh như bất kỳ cuộc đua xe mô tô
tốc độ cao nào trên thế giới.
Điều khác biệt là, đua xe ở Việt Nam không có tổ chức, không có đường đua
riêng đúng quy chuẩn mà lấy đường giao thông công cộng làm đường đua. Các tay
đua tham gia ngẫu hứng tự phát, thậm chí biến tướng đua xe để cá cược ăn thua.
Những bất cập này dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm khôn lường cho cộng đồng, cho
những người đua xe và là bức xúc lớn của xã hội. Khi sức hấp dẫn của những cuộc
đua cảm giác mạnh ngày càng lôi cuốn giới trẻ nhưng lại không có một sân chơi
riêng thì việc đua xe trái phép tất yếu sẽ xảy ra. Đó là cốt lõi của vấn nạn này.
Không có tổ chức, không có đường đua xe riêng thì đó là cơ hội cho tâm lý đám
đông trỗi dậy và phát triển mạnh.
140
Vì vậy, việc tổ chức các cuộc đua mô tô hoặc ô tô như là một môn thể thao
của quốc gia là vô cùng cần thiết. Không nhất thiết nhà nước phải đứng ra tổ chức,
mà nên xã hội hóa môn thể thao này, nhà nước chỉ làm công tác quản lý, giám sát
theo các điều luật mà thôi. Cần dành những khu vực riêng, có thể là vĩnh viễn lâu
dài hoặc tạm thời định kỳ, cho những đường đua xe tại các địa phương có phong
trào đua xe mạnh. Vì vậy, nên tổ chức các giải đua xe cấp tỉnh, cấp vùng và cấp
quốc gia như các môn thể thao khác. Ở nhiều địa phương phía Nam đã có kinh
nghiệm tổ chức các cuộc đua tranh truyền thống không kém phần hấp dẫn như đua
mô tô, như đua bò ở An Giang, đua ghe ngo ở Sóc Trăng. Đó là những bài học quý
khi tổ chức các cuộc đua xe.
Nếu làm được như vậy thì các môn thể thao cảm giác mạnh sẽ là rất hấp
dẫn cho giới trẻ Việt Nam. Khi đó, sự bức xúc của xã hội, sự đau đầu của các
nhà quản lý, nỗi ám ảnh lo lắng của các bậc phụ huynh về vấn nạn đua xe trái
phép sẽ không còn nữa hoặc giảm mạnh; thay vào đó là một sân chơi lành
mạnh cho giới trẻ, phát triển một môn thể thao của thời đại tốc độ cao trong
xu thế hội nhập.
Ba là, cần điều chỉnh, bổ sung các điều luật, quy định chặt chẽ hơn, nghiêm minh
hơn, đảm bảo tính chất răn đe và nghiêm trị đối với với hành vi đua xe trái phép.
Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 1999 [121] về xử phạt tội danh của hành
vi đua xe trái phép đã tỏ ra rất bất cập, do Bộ luật này ban hành đã lâu, quá xa
với thực tiễn xã hội hiện nay. Lần sửa đổi gần đây nhất (2009) cũng không
chỉnh sửa tội danh này, do đó việc xử lý vấn nạn đua xe trái phép gặp nhiều
vướng mắc. Cụ thể là, hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đua xe trái
phép, mức cao nhất cũng chỉ từ 5 tới 10 triệu, nghĩa là còn rất thấp, không
mang tính răn đe. Quy định về tịch thu xe đua trái phép, chỉ tịch thu xe của
chính chủ là người đua xe, còn xe là đi mượn của người khác thì lại không tịch
thu, đó là điểm còn nhiều tranh cãi.
Còn có sự nhầm lẫn do không có ranh giới giữa tội gây rối trật tự công
cộng với tội đua xe trái phép. Hành vi đua xe tuy được quy định trong bộ luật
Hình sự, nhưng quy định cấu thành tội phạm này lại rất không chặt chẽ nên
141
khó khởi tố. Cụ thể, đối tượng chỉ được coi là đua xe trái phép khi để xảy ra
hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã từng bị xử lý hành chính đang trong thời gian
có hiệu lực hoặc đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Thế nào là
hậu quả nghiêm trọng, khái niệm này rất chung chung. Không phải do bị va
quệt trực tiếp với người đua xe, người phụ nữ bị đổ xe rồi bị ô tô cán qua là vì
chị bị hoảng loạn chính là khi gặp toán đua xe. Song, người đua xe không bị
xử lý vì không trực tiếp gây ra cái chết của người phụ nữ đó. Đây cũng là lý
do khiến rất nhiều vụ không xử lý được đối tượng hoặc phải chuyển sang xử
lý về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc với hình thức xử phạt rất nhẹ
không đủ sức răn đe.
Điều 207 Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đối với hành vi đua xe trái
phép là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Việc áp dụng hình phạt tù đối với những người tham gia đua xe trái phép như
vậy còn rất nhẹ, chưa tương xứng với hành vi cực kỳ nguy hiểm mà họ gây ra.
Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung một số điểm, một số điều trong Bộ
luật Hình sự về hành vi đua xe trái phép. Xin được góp một số ý khi điều chỉnh
các điều luật trên: Cần bổ sung thêm tình tiết tăng nặng hình phạt với những
trường hợp đua xe ở khu đông dân cư như đô thị, thị trấn, thị tứ, những đường
phố có mật độ người tham gia giao thông cao, vì đây là những nơi mà đua xe sẽ
gây nguy hiểm rất lớn cho cộng đồng; với trường hợp những đối tượng sử dụng
bia rượu hoặc chất kích thích khác như ma túy, ma túy đáđể tăng trạng thái
hưng phấn khi đua xe; cần bổ sung quy định về tịch thu tất cả các phương tiện xe
đua của người tham gia đua xe trái phép, không phân biệt chính chủ hay không
chính chủ; tăng thêm thời gian phạt tù đối với các trường hợp nằm trong khung
hình phạt tù của đua xe trái phép gây ra các tai nạn trực tiếp nghiêm trọng và các
trường hợp tái phạm nhiều lần.
Bốn là, khai thác, phát huy điểm tích cực của tâm lý đám đông, phát huy loại
hình phong trào tập thể trong giới trẻ.
Mặc dù G.Le Bon, W.Trotter, Mc.Dugall và Freud phân tích nhiều về tâm lý
đám đông của đám đông vô danh, đám đông không thuần nhất, với đa phần là
142
những tâm lý tiêu cực, song các nhà khoa học trên cũng đã nêu một số những điểm
tích cực trong một số trường hợp của tâm lý đám đông. Thực chất tâm lý đám đông
là một hiện tượng tâm lý khách quan, nó vừa có mặt tiêu cực, vừa có mặt tích cực.
Chúng ta cần hiểu mặt tiêu cực để kiểm soát nó với các giải pháp phù hợp như đã
nêu và khai thác phát triển mặt tích cực của dạng tâm lý này. Hiểu theo nghĩa rộng
thì các phong trào quần chúng, các phong trào của thanh thiếu niên, các cuộc vận
động hiện nay đều là tập hợp của đám đông, song những hành động của đám đông
này là tích cực, hành động có tổ chức.
Những người làm công tác thanh thiếu niên, công tác dân vận cần biết khai
thác tâm lý đám đông, hướng đám đông đi theo những phong trào tích cực sôi nổi,
lôi cuốn thanh thiếu niên không để họ bị cuốn theo các lối chơi, các trò tiêu khiển
dễ đưa đến những hành vi tiêu cực. Trong nhà trường, nếu biết vận dụng tâm lý đám
đông, sẽ có những cuộc thi đua, những cuộc vận động, những phong trào bổ ích.
Trong cộng đồng, trong nhà trường cần tổ chức nhiều các phong trào thi đua tập thể
rèn luyện sức khỏe, các giải thể thao, các môn thi đấu phong trào để cuốn hút thanh
thiếu niên lôi kéo họ tránh xa sức hút của các trò chơi, các game, các cuộc đua xe
trái phép. Thực chất, các cá nhân điển hình, các cá nhân tích cực trong các phong
trào này là những người “khởi xướng”, những người “đi đầu” của đám đông. Theo
tâm lý đám đông, các cá nhân trong đám đông phong trào sẽ dễ dàng hướng theo
những cá nhân điển hình tích cực này.
Vì vậy, việc vận động thanh thiếu niên tham gia các hoạt động tập thể, tích
cực, lành mạnh theo những quy luật của tâm lý đám đông sẽ là một yếu tố quan
trọng để giảm thiểu những hành vi tiêu cực trong lối sống của giới trẻ nói chung và
những hành vi tiêu cực nói riêng của vấn nạn đua xe trái phép hiện nay.
* Với hiện tượng đồng tính luyến ái, cần một sự nhìn nhận đúng mức
và một thái độ xây dựng nhằm giảm thiểu khuynh hướng tình dục bất bình
thường này
Thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái trong giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, thái độ xã hội nhìn nhận khuynh hướng tình dục đồng tính hay
đồng tính luyến ái (ĐTLA) như thế nào và luật pháp đã xem xét ĐTLA theo góc độ
143
nào đến nay vẫn còn ở giai đoạn ban đầu chưa có lời giải, mặc dù ĐTLA đã là hiện
tượng hiện hữu. Các nghiên cứu và thăm dò thái độ xã hội về ĐTLA một cách
nghiêm túc, bài bản dựa trên cơ sở khoa học cũng chưa hề có, chủ yếu vẫn chỉ là
các bài báo, các báo cáo mang tính phóng sự điều tra về hiện tượng ĐTLA hàng
ngày. Từ các phương tiện thông tin đại chúng có thể tổng hợp một cách sơ bộ về
cách nhìn nhận và thái độ xã hội về ĐTLA như sau:
Thái độ kỳ thị của cộng đồng ở các mức độ khác nhau: Với các chuẩn mực
truyền thống về quan hệ nam nữ, về hôn nhân và gia đình, rất nhiều người coi
ĐTLA là không bình thường thậm chí là bệnh hoạn, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Hành vi âu yếm của hai người cùng giới làm cho nhiều người cảm thấy ghê
tởm. Việc kết hôn giữa hai người cùng giới lại càng làm nhiều người ngạc nhiên
như một sự kỳ dị, điên loạn. Ở mức độ khác, cộng đồng nhìn người ĐTLA như là
một dạng bệnh tật gần như nghiện ma túy hoặc HIV/AID cần phải cách ly, sợ phải
tiếp xúc dễ lây nhiễm. Ở mức độ thấp hơn là dè bỉu, gọi người ĐTLA bằng các từ
miệt thị, khinh bỉ cùng với những lời đồn thổi xấu xa.
Sự kỳ thị của cộng đồng dù ở mức độ nào đi nữa đều làm cho cuộc sống
của những người đồng tính rất khó khăn; họ như bị tách ra khỏi cộng đồng.
Những học sinh đồng tính có tâm trạng hoang mang, cô độc trước bạn bè. Họ
học tập sa sút, thường có thái độ bướng bỉnh, một số chán sống, có ý định tự
sát. Ngoài ra bệnh xã hội sẽ gia tăng phát triển trong cộng đồng do các quan hệ
đồng tính.
Cùng với thời gian, đã có sự nhìn nhận cởi mở hơn với ĐTLA. Qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua các trang mạng xã hội có thể thấy, một tỉ lệ
rất nhỏ cộng đồng đã có thái độ cởi mở hơn với người đồng tính. Đã có nhiều
buổi tọa đàm về ĐTLA trên VTV, kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với
người đồng tính. Từ đó, một số nhỏ cộng đồng đã nhìn người đồng tính với một
cái nhìn cảm thông hơn. Đã có những tác phẩm văn học, những bộ phim có nội
dung về quan hệ đồng tính được lưu hành [23]. Thái độ cởi mở này chưa phải đã
có ở nhiều người trong cộng đồng, nên ĐTLA ở Việt Nam vẫn chưa thực sự
được quan tâm chia sẻ. Đặc biệt, người đồng tính chưa được trao đổi các kiến
144
thức cơ bản để hiểu được rằng mình đang là thế nào và cần có sự thích ứng ra
sao để sống chung với ĐTLA hay cách để từ bỏ nó.
Thái độ của những người làm luật: Trước sự hiện hữu như một thực thể
trong mối quan hệ xã hội, những người làm luật Việt Nam hiện nay dường như
lúng túng chưa có các định hướng cụ thể đối với quan hệ đồng tính, đặc biệt là hôn
nhân đồng tính. Cho đến nay, chưa có văn bản pháp quy nào có liên quan tới quan
hệ tình dục đồng tính. Sau một số đám cưới đồng tính nam và đồng tính nữ công
khai tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Longvào các năm 1997, 1998 gây
bức xúc dư luận, Quốc hội mới thông qua đạo luật cấm hôn nhân đồng tính vào
tháng 6 năm 1998.
Năm 2002, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra quan điểm, coi
ĐTLA là “tệ nạn xã hội” cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy. Điều này
dường như là hơi cực đoan, chưa xem xét tới bản chất khách quan của hiện
tượng ĐTLA. Cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa có chính sách cụ thể về quan
hệ đồng tính. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc “xác
định lại giới tính” [148 ] đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, song lại không đề cập tới
những người đồng tính.
Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư pháp dự kiến sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình,
trong đó có thể công nhận hôn nhân đồng tính [23]. Song việc này đã làm dấy lên
dư luận không đồng tình và gây bức xúc trong cộng đồng. Tuy chỉ mới là dự kiến
mang tính thăm dò dư luận, song đề xuất này lại rất nhạy cảm khi mà sự nhìn nhận
của cộng đồng còn chưa định hình rõ về ĐTLA nên chưa thật đúng lúc. Trong kỳ
họp Quốc hội vào tháng 6/2015, vấn đề cho phép hay không cho phép hôn nhân
đồng tính đã được đưa ra bàn thảo sơ bộ song chưa có sự thống nhất và cuối
cùng chưa kết luận chính thức.
Cách nhìn nhận khoan dung với một thái độ xây dựng về đồng tính luyến ái
Quan hệ đồng tính, nhất là hôn nhân đồng tính, là mối quan hệ xã hội rất
phức tạp, phải được xem xét dựa trên hai nền tảng cơ bản là xã hội và pháp lý
145
cùng với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của xã hội và gia đình Việt
Nam. Khi nhìn nhận mối quan hệ này rất cần chú ý tới bản chất và căn nguyên
gốc rễ của ĐTLA đã được các các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Freud,
nghiên cứu trong thời gian dài mà ở Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu. Kết
hợp xem xét tổng hợp các vấn đề nêu trên, sẽ có được cách nhìn nhận khoan
dung, không khiên cưỡng, một thái độ hợp lý hơn cho những người đồng tính và
cho cộng đồng mà không động chạm quá nhiều tới thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam. Hơn thế nữa, phải đi tới mục tiêu cuối cùng là không để cho
quan hệ đồng tính lan rộng và phát triển trong giới trẻ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu
rằng, không thể xóa bỏ hoàn toàn được ĐTLA trong thế giới hội nhập hiện nay,
mà chỉ có thể giảm thiểu sự lây lan của các mối quan hệ này, làm được như vậy
cũng sẽ là thành công rồi.
Từ những phân tích ở trên, cần có một thái độ xây dựng để giảm thiểu sự
phát triển của ĐTLA:
Một là, phải khẳng định rằng, quan hệ đồng tính luyến ái không phải là
bệnh lý. Nhận thức này ở nước ta chưa có và càng chưa được hiểu sâu rộng trong
cộng đồng hiện nay. Cần phải nhìn nhận và cho cộng đồng thấy được điều đó để
có thái độ đúng mức, đồng cảm hơn với ĐTLA. Quan trọng hơn, điều đó làm cho
những người đồng tính hiểu được rằng mình không phải là người bệnh, để họ
tránh mặc cảm, không tự xa lánh mà hòa đồng với cộng đồng nhiều hơn, đồng
thời họ có thể tự điều chỉnh hành vi, quan hệ lệch lạc của mình để trở về trạng
thái bình thường.
Hai là, môi trường xã hội và sự giáo dục là yếu tố quan trọng để cho
ĐTLA không phát triển hay không gia tăng. Yếu tố môi trường này có vai trò
quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát triển ĐTLA, do vậy nó cũng là cơ sở
để giảm thiểu sự gia tăng của ĐTLA trong xã hội hiện nay. Môi trường sống,
mái ấm gia đình, sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường là vô cùng quan trọng,
đặc biệt là với trẻ vị thành niên. Sự quan tâm theo dõi thường xuyên các hành vi
bất thường, các mối quan hệ bè bạn không lành mạnh, các trò chơi giải trí mang
146
tính kích động và tình dục trên mạng của con trẻ để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời
là vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Khi biết trẻ
vị thành niên, thanh niên có biểu hiện của ĐTLA thì gia đình và nhà trường cần
gần gũi, cảm thông, chia sẻ, giải thích nguyên nhân và các hệ lụy xấu của ĐTLA
để cho họ hiểu và động viên họ có quan hệ lành mạnh hơn. Xa lánh, kỳ thị lúc
này với ĐTLA là đặc biệt nguy hiểm và càng đẩy họ ra xa cộng đồng, xa gia
đình, bè bạn, nhà trường. Với xã hội, việc quản lý, chăm sóc, giáo dục, thu hút
các thanh thiếu niên “bụi đời”, không gia đình, lang thang kiếm ăn ở các thành
phố lớn vào các tổ chức xã hội thiện nguyện dạng mái ấm gia đình, trường dạy
nghề, trường giáo dưỡng là vô cùng cần thiết.
Ba là, cảm thông, khoan dung nhưng không nên có thái độ và việc làm
mang tính đồng tình hay khích lệ cho các quan hệ ĐTLA. Bài học ở nước ngoài
cho thấy, khi được xã hội chấp nhận thì ĐTLA có xu hướng gia tăng rõ rệt,
nhất là đối với giới trẻ. Họ rất nhạy cảm và hay bắt chước các kiểu sống lạ,
sống thời thượng khác người, đó là khởi nguồn cho quan hệ đồng tính có điều
kiện để nảy mầm, sinh sôi và phát triển. Vì vậy, chỉ nên cảm thông với những
người đã có quan hệ đồng tính nhưng hãy không tỏ ra sự đồng tình chấp nhận
hay khích lệ họ tiếp tục. Đúng đắn nhất là giúp họ nhận ra hành vi lệch lạc của
mình và động viên họ từ bỏ. Những cuộc tọa đàm về ĐTLA trên các phương
tiện truyền thông như thời gian qua là rất bổ ích, song nên đi sâu vào phân tích
những hệ lụy xấu và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, các cách để từ bỏ ĐTLA.
Vừa qua, đã có một số tác phẩm văn, thơ lấy chủ đề về ĐTLA, đặc biệt có một
số phim ảnh lấy nội dung là các quan hệ đồng tính. Đây là vấn đề rất nhạy cảm,
nó như con dao hai lưỡi, mà nhiều khi lưỡi tuyên truyền khích lệ cho đồng tính
sắc nhọn hơn rất nhiều so với lưỡi giáo dục. Thực ra, xuất phát từ việc khai
thác tâm lý và thị hiếu ít thẩm mỹ của những khán giả trẻ ham cái mới lạ nên
mới có các bộ phim “thị trường” như: Trai nhảy, Hot boy nổi loạn, Cảm hứng
hoàn hảo, Những cô gái chân dài.., ở đó nội dung đồng tính đã được đưa ra
như là những quan hệ bình thường nhưng đầy mới lạ, hấp dẫn. Đó thực sự là vô
147
cùng nguy hiểm mà ít ai có thể ngờ tới. Một cách tự nhiên văn hóa phim ảnh đã
tuyên truyền cổ vũ cho ĐTLA. Vì vậy, rất cần phải có kiểm tra, kiểm duyệt các
văn hóa phẩm, nhất là phim ảnh.
Bốn là, về phương diện luật pháp và thuần phong mỹ tục của dân tộc, không
nên cho phép hôn nhân đồng tính. Hôn nhân đồng tính là bước đi xa hơn rất nhiều
so với quan hệ đồng tính. Chưa nói tới khía cạnh thuần phong mỹ tục, văn hóa xã
hội và truyền thống gia đình Việt Nam, hôn nhân đồng tính là điều khó chấp nhận,
bởi vì riêng vấn đề luật pháp và hậu quả xã hội mà nó để lại là rất phức tạp. Mối
quan hệ giữa bố mẹ, anh em của hôn nhân đồng tính, quyền thừa kế tài sản, tài sản
chung riêng, vấn đề con cái, các thủ tục mang họ cha mẹ của con cái (nếu có).. đều
là những vấn đề rất khó xử lý bằng các điều luật. Ở các nước phương Tây, tình dục
và hôn nhân được cởi mở tự do phóng khoáng hơn, tuy vậy hôn nhân đồng tính
cũng chỉ được chấp nhận ở rất ít quốc gia mà thôi. Thực chất các cuộc hôn nhân
đồng tính ở Việt Nam vừa qua cho thấy, đó chỉ là nhất thời theo sự khao khát mới lạ
bột phát tại một thời điểm của các cặp đồng tính. Sau một thời gian chung sống tất
cả những mâu thuẫn, những mặt trái từ kinh tế, từ cá tính, từ quan hệ gia đình, bè
bạn đã bộc lộ ra, dẫn đến hầu như các cuộc hôn nhân đó đều tan vỡ. Với những cơ
sở lý luận và thực tiễn đó, không thể cho phép hôn nhân đồng tính ở Việt Nam.
Trước hết, không nên đưa vấn đề hôn nhân đồng tính ra công luận để thăm dò. Cái
thu được không có ý nghĩa nhiều, khi mà chúng ta đã xác định rõ được mặt tiêu cực
của hôn nhân đồng tính, nhưng lại khơi dậy sự tò mò vì lạ lẫm và sự đua đòi bắt
chước của giới trẻ.
Có thể kết luận rằng, ngày nay đồng tính luyến ái như là một vết ố xuất
hiện trong bức tranh đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, nó đang có dấu
hiệu đậm đặc thêm, đó là thực tại của một xã hội hội nhập. Khó có thể xóa được
vết ố đó, mà chỉ có thể làm nhòe đi và nhỏ lại, không để nó phát triển mở rộng
mà thôi. Để làm được như vậy, cần có sự nỗ lực của cả cộng đồng, của toàn thể
xã hội, của các cấp chính quyền và nhất là sự nhận thức của bản thân những
người có quan hệ ĐTLA.
148
Kết luận chương 4
Học thuyết Freud là học thuyết về hành vi con người, là học thuyết về con
người. Học thuyết Freud có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn. Tuy nhiên, học thuyết Freud cũng có những mặt hạn chế. Tiếp thu
những điểm hợp lý của học thuyết Freud, luận án đề xuất một số giải pháp mang
tính định hướng, nhằm tạo lập lối sống lành mạnh và ngăn ngừa lối sống tiêu cực
cho giới Việt Nam.
Với nhóm các giải pháp mang tính định hướng chung, luận án nhấn mạnh
cần phát huy cao độ vai trò chủ động tích cực của giới trẻ, đó chính là đề cao vai trò
của cái siêu tôi và cái tôi hạn tối đa mặt tiêu cực của cái ấy và của xung lực bản
năng eros và thanatos trong tâm lý hành vi con người. Luận án tập trung vào các
giải pháp nâng cao tính tích cực, tính tự lập, tính tự chủ của bản thân giới trẻ; nâng
cao hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội; khai thác triệt để những
lợi thế của truyền thông đại chúng trong giáo dục giới trẻ; hoàn thiện hệ thống chính
sách, chiến lược phát triển thế hệ trẻ.
Với giải pháp nhằm giảm thiểu lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật,
luận án tập trung vào các biện pháp phòng ngừa kết hợp răn đe với hình thức xử phạt
nghiêm khắc và tiếp tục giáo dục thời kỳ hậu cải tạo giam giữ để tránh tái phạm.
Với vấn nạn đua xe trái phép thì cần ngăn chặn ngay từ đầu, cần tạo sân chơi
lành mạnh với các cuộc đua xe có tổ chức với hình thức xã hội hóa; điều chỉnh các
điều luật chưa hợp lý về xử phạt đua xe trái phép. Đặc biệt, cần khai thác mặt tích
cực của tâm lý đám đông trong các cuộc vận động giới trẻ.
Với hiện tượng đồng tính luyến ái, luận án nhấn mạnh, cần có một sự nhìn
nhận đúng mức và một thái độ xây dựng nhằm giảm thiểu khuynh hướng tình dục
bất bình thường này.
149
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, đất nước ta đã có bước chuyển
mình mạnh mẽ. Mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống, văn hóa, đã đổi thay rõ rệt. Thế
hệ trẻ Việt Nam có điều kiện thuận lợi tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật, văn
hóa, công nghệ tiến tiến của thế giới. Tuy nhiên, đổi mới và hội nhập cũng mang tới
những khó khăn và thách thức không nhỏ cho đất nước nói chung và thế hệ trẻ nói
riêng. Thế hệ trẻ, đặc biệt là lối sống của họ, rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương
trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Lối sống tiêu cực từ nước ngoài được
du nhập, được giới trẻ Việt Nam tiếp thu bằng nhiều con đường và lan tỏa trong tư
duy và lối sống của một bộ phận giới trẻ gây bức xúc cho xã hội và cũng là mối
quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta.
Đã có nhiều nghiên cứu phân tích, lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi lối
sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ đưa ra các
nguyên nhân ngoại sinh từ các tác động ngoại cảnh tới giới trẻ, như ảnh hưởng của
văn hóa phẩm ngoại lai độc hại; giáo dục bất cập của gia đình nhà trường, cộng
đồng, xã hội; ảnh hưởng của môi trường bạn bè...Cho đến nay, chưa có nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân nội sinh, tức là đi tìm hiểu bản năng gốc
rễ trong mỗi con người đã hình thành hành vi của mình để lý giải hành vi lối sống
tiêu cực của một bộ phận giới trẻ. Cụ thể hơn, cho đến nay chưa có một nghiên cứu
nào vận dụng những tư tưởng và luận điểm của học thuyết Freud, một học thuyết
nổi tiếng về tâm lý hành vi con để tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của lối sống nói
chung và lối sống tiêu cực nói riêng của giới trẻ.
Vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống là xu hướng mới mẻ và
có rất nhiều triển vọng phát triển ở Việt Nam. Các luận điểm nổi tiếng của Freud về
vô thức, về libido, về bản năng eros, thanatos, về tính dục, về giáo dục giới tính, về
đồng tính luyến ái, về tâm lý học đám đông, có mối dây liên hệ rất khăng khít để từ
đó có thể lý giải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lối sống tiêu cực của một bộ phận
giới trẻ Việt Nam hiện nay. Học thuyết Freud tuy đã hiện diện ở Việt Nam, song
nghiên cứu về học thuyết Freud chưa nhiều, đặc biệt là vận dụng học thuyết này vào
150
việc xem xét một số mặt trong thực tiễn cuộc sống của giới trẻ. Luận án này cố
gắng khắc phục các khiếm khuyết đó. Luận án đã chọn được ba xu hướng sống tiêu
cực điển hình khái quát nhất mà có thể soi rọi từ những nội dung phù hợp của học
thuyết Freud để phân tích lý giải.
Với lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật, từ các luận thuyết của
học thuyết Freud về vô thức, về cấu trúc bộ máy tư duy với cái ấy, cái tôi, cái siêu
tôi đặc biệt từ hai xung lực bản năng eros, thanatos, luận án đã vận dụng phân tích
làm rõ căn nguyên dẫn đến hành vi của lối sống tiêu cực này. Có thể thấy được xuất
phát điểm dẫn đến các hành vi bạo lực trong một bộ phận giới trẻ hiện nay là từ vô
thức, từ cái ấy, từ xung lực của hai bản năng eros và thanatos. Đó là nguồn động
lực nội sinh đưa đến các hành vi bạo lực.
Với vấn nạn đua xe trái phép, từ góc nhìn Triết học của Freud về tâm lý đám
đông có thể phân tích lý giải sự hình thành và phát triển của đám đông đua xe trái
phép. Luận án đã làm rõ toàn cảnh và bản chất thực của đám đông ô hợp này. Điểm
xuất phát dẫn đến hành động như một bầy thú điên loạn của đám đông đua xe trái
phép là từ vô thức, từ libido, từ cái tôi và xung lực bản năng eros. Đó là nguồn động
lực nội sinh đưa đến các hành vi đua xe trái phép.
Với đồng tính luyến ái, luận án đã tổng hợp phân tích các đánh giá, cách nhìn
nhận của Freud, trong đó đi sâu phân tích quan điểm của Freud cho rằng, đồng tính
luyến ái là một sự lệch lạc của tính dục nguyên thủy libido, rõ hơn, đó là một biến
thể của chức năng tình dục do kìm hãm lidibo. Đó cũng là sự khởi nguồn nội sinh
cho sự hình thành và phát triển đồng tính luyến ái, Từ phân tích đó, luận án đã làm
rõ hơn, sâu xa hơn về hiện tượng đồng tính luyến ái, mà cho đến nay ở Việt Nam
chưa có những phân tích theo góc nhìn của học thuyết Freud.
Luận án nêu ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hạn chế lối
sống tiêu cực xuất phát từ tâm lý, nhân cách con người của giới trẻ. Đó là khai thác
triệt để cái siêu tôi và phát triển điểm tích cực, điểm chủ động của cái tôi và hạn chế
đến mức tối đa những điểm tiêu cực của cái ấy, tránh xa những ham muốn đòi hỏi
của bản năng dục vọng eros của cái ấy. Đồng thời hướng giới trẻ hoàn thiện chính
151
bản thân mình, chủ động tiếp nhận các mặt tích cực của môi trường xã hội và thích
nghi với hoàn cảnh xã hội tác động. Đặc biệt, cần hướng cho giới trẻ tự xác định
được ý nghĩa, giá trị sống, lựa chọn lối sống của mình và tự chịu trách nhiệm về các
hành động trong lối sống của mình, hướng giới trẻ có ý thức tự trau dồi tu dưỡng
bản thân; nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường và cộng đồng; phát
huy lợi thế của các phương tiện truyền thông; hoàn thiện hệ thống chính sách và
chiến lược đối với thế hệ trẻ phù hợp với điều kiện của đất nước trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để giảm thiểu lối sống tiêu cực coi thường pháp luật
của một bộ phận giới trẻ còn cần tăng cường các biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm
minh, ngăn chặn sớm những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; tạo sân chơi
lành mạnh cho giới trẻ. Đặc biệt, cần có sự nhìn nhận đúng mức, khoan dung hơn
và khoa học hơn về đồng tính luyến ái, song không khuyến khích và không cho
phép hôn nhân đồng tính mà tăng cường giáo dục giới trẻ để giảm thiểu tình trạng
đồng tính luyến ái.
152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Bích Hằng (2006), Quan điểm của Freud về Libido, Vô thức,
Thông báo Khoa học, Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh, (1), tr. 26-29.
2. Nguyễn Thị Bích Hằng (2007), Một vài nhận định về chủ nghĩa Freud từ lập trường
phép biện chứng duy vật mác-xit, Thông báo Khoa học, Trường Cao đẳng sư
phạm Hà Tĩnh, (1), tr. 29-32.
3. Nguyễn Thị Bích Hằng (2008), Sự bổ khuyết của Adler và Jung với lý luận của
Freud, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Hà Tĩnh, (1), tr. 113-115.
4. Nguyễn Thị Bích Hằng (2008), Chủ nghĩa Freud mới và ý đồ kết hợp chủ nghĩa Freud
với chủ nghĩa Mác, Thông báo Khoa học Trường Đại học Hà Tĩnh, (2), tr. 92-96.
5. Nguyễn Thị Bích Hằng (2010), Từ phân tâm học đến chủ nghĩa Freud, Thông
báo Khoa học số Trường Đại học Hà Tĩnh, (6),tr.95-99.
6. Nguyễn Thị Bích Hằng (2012), Quan niệm của S.Freud về động lực sinh tồn,
phát triển của con người và xã hội, Tạp chí Triết học, (7), tr. 71-79.
7. Nguyễn Thị Bích Hằng (2013), Những nét tương đồng trong tư duy ở một số luận
điểm của Freud và Marx, Tạp chí Triết học, (10), tr. 51-60.
8. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), Đồng tính luyến ái trong giới trẻ hiện nay, Tạp
chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (5), tr. 72-79.
9. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), Lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật
của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn từ hai bản năng
Eros và Thanatos của S.Freud, Tạp chí Triết học, (6), tr. 76- 82.
10. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), Đồng tính luyến ái - hiện tượng xã hội đang lan rộng
trong giới trẻ hiện nay, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Hà Tĩnh, (4), tr. 63-70.
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hồng Anh (2010), “Nghiên cứu phát triển con người trên thế giới và kiến
nghị cho nghiên cứu phát triển con người ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu
Con Người, (2), tr.3-10.
2. Mai Anh ( 2014), “Tội phạm vị thành niên”, Báo Đời sống & Pháp luật, số
14(296), ngày 20/1/2014.
3. Mai Anh (2015), “Bạo lực học đường”, Báo Đời sống & Pháp luật, số 27(312),
ngày 26/3/2015.
4. Appignanesi Richard, Oscar Zarate (2006), Freud nhập môn, Nxb Trẻ, Hà Nội
5. Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội.
6. Sơn Bắc (2013), “Những “anh hùng” xa lộ”, Báo Công an nhân dân,số 3578,
ngày 22/3/2013.
7. Bennet E. A. (2002), Jung đã thực sự nói gì, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Benoit Hubert (1970), Hành trình vào phân tâm học, Nxb Đông Phương, Sài Gòn.
9. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, một số vấn đề lý luận, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Văn Bính (1997), Văn hóa và xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Christian Carol (1991), Những gương mặt lớn của thời đại chúng ta, Nxb Hội
nhà Văn, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn
cách mạng mới – Trong: Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”,Tạp
chí Triết học, (1), tr. 5-13.
15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2014), “Môi trường và sự phát triển của con người”, Tạp
chí Nghiên cứu con người, (4), tr. 22-30.
154
16. Nguyễn Trọng Chuẩn (2014), “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để có con
người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (864), tr. 21-29.
17. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. David Stafford-Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì, Nxb Thế giới, Hà Nội.
19. Hoàng Đức Diễn (2003), Chủ nghĩa Freud và biểu hiện của nó trong văn học tính
dục miền Nam Việt Nam trước 1975, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học
Khoa học Huế, Thừa Thiên Huế.
20. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Đăng Duy (2004), Giáo trình lịch sử triết học phương
Tây hiện đại, Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
21. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Quế (2012), “Sự tiếp nhận Phân tâm học ở
Việt Nam: lịch sử và vấn đề”, Hội thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện
thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr.15-25.
22. Đài Truyền hình Việt Nam VTV1, Bản tin Thời sự 19h, ngày 30/4/2015.
23. Thanh Đạm (2012), “Về trưng cầu ý kiến đề xuất công nhận hôn nhân đồng
giới”, Báo Dân trí Điện tử, tại trang
cau-y-kien-de-xuat-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi/20120711615345233.htm,
[truy cập ngày 29/7/2014].
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị của Bộ Chính trị Về tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Báo cáo tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI,
Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
155
29. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Văn kiện Đại hội lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đôbơrianôp V. (1985), Xã hội học Mác- Lênin, NxbThông tin Lý luận, Hà Nội.
33. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, t.4, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
34. Erich Fromm (2002), Ngôn ngữ bị lãng quên, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Freud S. (1969), Nghiên cứu phân tâm học, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
36. Freud S. (1970), Phân tâm học nhập môn, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội tái bản 2002.
37. Freud S. (1998), Vật tổ và cấm kỵ (Totem ed Tabou), Nxb Trung tâm Văn hóa
Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
38. Freud S. (2000), Nguồn gốc văn hóa tôn giáo: Vật tổ và Cấm kị, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
39. Freud S. (2002), Phân tích một ca ám sợ ở một bé trai 5 tuổi (Chuyện bé Hans),
Nxb Thế giới, Hà Nội.
40. Freud S. (2002), Bệnh lý tinh thần trong đời sống hàng ngày, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
41. Freud S. (2005), Luận bàn về văn minh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
42. Freud S. (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
43. Freud S. (2006), Ba tiểu luận về thuyết tính dục, Nxb Thế giới, Hà Nội.
44. Freud S. (2009), Cảm giác bất ổn với văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội.
45. Freud S. (2009), Freud Sigmund , tại trang
sigmund_freud.html, [truy cập ngày 12/4/2013].
46. Gustave Le Bon (2006), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội.
47. Gustave Le Bon (2013), Tâm lý đám đông, tại trang /
tam ly dam dong, the free encyclopedia, [truy cập ngày 14/6/2013].
156
48. Hồng Hà (2013), “Tuổi trẻ và Đồng tính luyến ái”, Báo Đời sống & Pháp
luật, số 25(290), ngày 28/3/2013.
49. Hồng Hà (2013), “ Ngày hội của những người đồng tính” Báo Đời sống & Pháp
luật, số 84(512), ngày 28/10/2013.
50. Vân Hà (2004), “Hội nghị tổng kết SAVY1”, Báo Tiền phong điện tử, tại trang
[truy cập ngày 30/6/2013].
51. Vân Hà (2011), “Hội nghị tổng kết SAVY2”, Báo Tiền phong điện tử, tại trang
[truy cập ngày 30/6/2013].
52. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
53. Tạ Thị Vân Hà (2014), Tư tưởng Triết học của S. Freud, Luận án Tiến sĩ Triết
học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
54. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Phạm Minh Hạc (1994), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ sự
nghiệp hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
56. Phạm Minh Hạc (1995), Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới, Chương trình
khoa học cấp Nhà nước, mã số KX-07, (1991-1995), Hà Nội.
57. Phạm Minh Hạc (1995), Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp Nhà nước
KHXH 04-04, (1991-1995), Hà Nội.
58. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
59. Phạm Minh Hạc (2013), Học thuyết và tâm lý học S.Freud, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60. Nguyễn Hào Hải (2003). Người đàn ông có nhiều nhiều ảnh hưởng tới văn
chương - S.Freud, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
61. Nguyễn Vũ Hảo (2012), “Triết học Áo và những ảnh hưởng của nó đến triết học
phương Tây đương đại”, Hội thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời
của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr. 59-68.
157
62. Nguyễn Thị Bích Hằng (2005), Chủ nghĩa Freud - Lịch sử và sự biểu hiện ở
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Huế, Thừa
Thiên Huế.
63. Nguyễn Thị Bích Hằng (2006), “Quan điểm của Freud về Libido, Vô thức”,
Thông báo Khoa học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, (1), tr. 26-29.
64. Nguyễn Thị Bích Hằng (2007), “Một vài nhận định về chủ nghĩa Freud từ lập
trường phép biện chứng duy vật mác-xit”, Thông báo Khoa học, Trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, (1), tr. 29-32.
65. Nguyễn Thị Bích Hằng (2008), “Sự bổ khuyết của Adler và Jung với lý luận của
Freud”, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Hà Tĩnh, (1), tr. 113-115.
66. Nguyễn Thị Bích Hằng (2008), “Chủ nghĩa Freud mới và ý đồ kết hợp chủ
nghĩa Freud với chủ nghĩa Mác”, Thông báo Khoa học, Trường Đại học
Hà Tĩnh, (2), tr, 92-96.
67. Nguyễn Thị Bích Hằng (2010), “Từ phân tâm học đến chủ nghĩa Freud”, Thông
báo Khoa học, Trường Đại học Hà Tĩnh, (6), tr. 95-99.
68. Nguyễn Thị Bích Hằng (2012), “Quan niệm của S.Freud về động lực sinh tồn,
phát triển của con người và xã hội”, Tạp chí Triết học, (7), tr.71-79.
69. Nguyễn Thị Bích Hằng (2013), “ Những nét tương đồng trong tư duy ở một số
luận điểm của Freud và Marx”, Hội thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa
hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr.51-60.
70. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), “Đồng tính luyến ái trong giới trẻ hiện nay”,
Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (5), tr.72-79.
71. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), “Lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật
của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn từ hai bản năng
Eros và Thanatos của S. Freud”, Tạp chí Triết học, (7), tr.76-82.
72. Nguyễn Thị Bích Hằng (2014), “Đồng tính luyến ái - hiện tượng xã hội đang lan rộng
trong giới trẻ hiện nay”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Hà Tĩnh, (4), tr. 63-70.
73. Hergenhahn B. R. (2003), Nhập môn lịch sử tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
74. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
158
75. Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp (2013), Chủ nghĩa Mác phương Tây (Trường
phái Frankfurt), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
76. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (2010), Homosexuality tại trang
homosexuality, the free encyclopedia, [truy cập ngày 27/2/2013].
77. Dương Thị Diệu Hoa và các cộng sự (2008), Giáo trình Tâm lý học phát triển,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
78. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Việt Phương (2012), “Phân tâm học của Sigmund Freud
qua sự kiến giải của một số nhà tư tưởng nữ quyền đường đại”, Hội thảo Quốc
tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm
KHXHVN, Hà Nội, tr. 77-88.
79. Nguyễn Minh Hoàn (2008), “Quan điểm triết học Mác về con người và việc
xóa bỏ sự tha hóa con người”, Tạp chí Lý luận Chính trị,(7), tr. 34-40.
80. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (2005), Báo cáo của Uỷ Ban Trung ương Hội
khóa IV tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Hà Nội.
81. Nguyễn Ánh Hồng (2006), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố
Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh.
82. Đỗ Minh Hợp (2004), “Nhân học triết với vấn đề tồn tại người”, Tạp chí
Triết học, (3), tr. 65-72.
83. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
84. Đỗ Minh Hợp (2012), “Freud - Nhà Triết học”, Hội thảo Quốc tế Triết học
Áo và ý nghĩa hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN,
Hà Nội, tr. 99-106.
85. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch
sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.
86. Đỗ Minh Hợp và các cộng sự, (2014), Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng
của nó đến nhân học triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
87. Phạm Việt Hưng (2011), “Luận về bản tính thiện, ác: học thuyết của Sigmund
Freud”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (10), tr. 40-48.
159
88. Phạm Việt Hưng (2011), “Luận về bản tính thiện, ác: học thuyết Tuân Tử - Hàn
Phi”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (11), tr.42-51.
89. Phạm Việt Hưng (2011), “Luận về bản tính thiện, ác: gene tội phạm, một dấu
hỏi lớn?”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (12), tr. 39-47.
90. Phạm Việt Hưng (2012), “Luận về bản tính thiện ác: nền văn minh sẽ đi về
đâu?”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (1), tr. 41-49.
91. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Chủ nghĩa Marx – Freud một sự kết hợp tư
tưởng của Marx và S. Freud trong nghiên cứu các vấn đề con người”, Hội
thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện
Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr. 136 - 144.
92. Jason Rentfrow (1999), Model of personality tại trang
#q=freud%27s+model+personality, [truy cập ngày 23/5/2013].
93. Jostein Gaarder (2002), Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
94. Karl Marx và Phriedrich Engels (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
95. Đặng Cảnh Khanh (1995), Giáo dục pháp luật cho thanh niên - vấn đề quan
trọng của sự ổn định xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
96. Đặng Cảnh Khanh (2002), Về việc khắc phục hiện tượng xa lánh của lớp trẻ với
văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
97. Đặng Cảnh Khanh (2006), Văn hóa thanh niên trong quá trình hội nhập quốc tế
của thanh niên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
98. Nguyễn Cảnh Lâm, Minh Đức, (2006), Những khám phá bí ẩn của A. Einstein
và Freud, Nxb Trẻ, Hà Nội.
99. Phạm Minh Lăng (1999),“Vài nét về Freud và Tâm phân học”, Tạp chí
Triết học,(5), tr.61-69.
100. Phạm Minh Lăng (2000), S. Freud và tâm phân học, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
101. Đặng Vũ Cảnh Linh (2003), Vị thành niên và chính sách vị thành niên, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
160
102. Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương (2002), Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi
của thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
103. Vũ Đình Lưu (1969), Phân tâm học áp dụng vào việc nghiên cứu các ngành học vấn,
Nxb Tổ hợp Gió, Sài Gòn.
104. Phương Lựu (2002), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb
Hội nhà Văn Việt Nam, Hà Nội.
105. Dương Tuyết Miên (2012), Giáo trình tội phạm học, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
106. Miler H. Patricia (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
107. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
108. Bùi Ngọc Minh (2004), Giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho thanh
niên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
109. Nguyễn Thị Nga (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát
triển nền giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
Triết học, (12), tr. 23-31.
110. Đoàn Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
111. Nguyễn Tuệ Nguyễn và các cộng sự (2003), Giáo trình Tư liệu triết học phương
Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
112. Vũ Oanh (1996), Tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
113. Thanh Phong (2012), “Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay”, Báo Tiền phong
điện tử, tại trang
hoi-hien-nay-952476.tpo, [truy cập ngày 22/3/2013].
114. Nguyễn Hồng Phong (1995), Văn hóa, văn minh và phát triển, Chương trình
khoa học cấp Nhà nước, mã số KX-06, (1991-1995), Hà Nội.
115. Trần Văn Phòng (2009), “Về bản chất con người trong quan niệm của GS
Trần Đức Thảo qua tác phẩm "Sự hình thành con người"”, Tạp chí Sinh
hoạt Lý luận, (3), tr. 32-40.
161
116. Trần Văn Phòng (2010), “Sự phê phán của Ph.Ăngghen đối với lý luận về bạo
lực của Đuy-rinh trong tác phẩm "Chống Đuy-rinh"”, Tạp chí Lý luận
Chính trị, (11), tr. 34-42.
117. Trần Văn Phòng (2013), “Phát triển giáo dục để phát triển cá nhân con
người Việt Nam trong mối quan hệ hài hòa với xã hội”, Tạp chí Lý luận
Chính trị, (5), tr. 36-48.
118. Nguyễn Phúc (1998), Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa
hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam trước năm 1975, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
119. Tô Kiều Phương (1943), Học thuyết Freud, Nxb Tân Việt, Hà Nội.
120. Đăng Quang (2014), “Thờ ơ vô cảm trong thanh niên công chức” Báo Thanh
niên điện tử, tại trang tho-o-vo-cam-trong-
thanh-nien-cong-chuc -693764.html, [truy cập ngày 23/9/2013].
121. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự
số 15/1999/QH10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
122. Hồ Sỹ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của
C.Mác và Ph. Ăng ghen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
123. Robert B. Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới, Nxb Lao động,
Hà Nội.
124. Rolan Jaccard (2006), Freud - cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Thế giới, Hà Nội.
125. Smith D. Barry, Harol V. (2005), Các học thuyết về nhân cách, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
126. Spaargaren G. (2000), Lifestyle, tại trang Lifestyle,
the free encyclopedia, [truy cập ngày 16/7/2013].
127. Suzuki D.T., Erich Fromm và Demartino R. (2010), Thiền và phân tâm học,
Nxb Thời đại, Hà Nội.
128. Văn Thành (2012), “ Hiện tượng tự tử ở vị thành niên”, Báo Thanh niên điện tử,
tại trang hien-tuong-tu-tu-o-vi-thanh-nien 624958.html,
[truy cập ngày 18/7/2013].
162
129. Đặng Quang Thành (2008), Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
130. Đỗ Lai Thúy(1999), Hồ Xuân Hương: Hoài niệm và phồn thực, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
131. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
132. Đỗ Lai Thúy (2004), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
133. Đỗ Lai Thúy (2004), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb Văn Hóa Thông tin,
Hà Nội.
134. Đỗ Lai Thúy (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb Văn hóa Thông in,
Hà Nội.
135. Đỗ Lai Thúy (2006), Theo vết chân những người khổng lồ, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
136. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
137. Nguyễn Thị Thủy (2005), Phân tâm học và giáo dục nhân cách cho thanh thiếu
niên Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học
Huế, Thừa Thiên Huế.
138. Nguyễn Thanh Thủy (2012), “Phân tâm học và phân tâm học sau Freud, sự phê
phán của Alfred Adler”, Hội thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời
của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr.190-195.
139. Đặng Hữu Toàn (2012), “Nhân học Freud”, Hội thảo Quốc tế Triết học Áo và ý nghĩa
hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, tr. 196-206.
140. Vũ Mạnh Toàn (2012), “Quan điểm của S. Freud về tôn giáo”, Hội thảo Quốc
tế Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó, Viện Triết học, Viện Hàn lâm
KHXHVN, Hà Nội, tr. 207-212.
141. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
142. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa
Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
163
143. Trung tâm trợ giúp tâm lý Mỹ (1976), “Sexual orientation and homosexuality”,
Báo cáo của APA tại hội nghị Quốc tế về ĐTLA, Toronto, Canada.
144. Phạm Hồng Tung (2010), Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh
niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, đề tài khoa
học cấp Nhà nước, mã số KX03.16/06-10, (2006-2010), Hà Nội.
145. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
146. Thanh Tùng (2014), “Tình hình nghiện ma túy, mại dâm năm 2013”, Báo Công
an nhân dân, số 4723, ngày 18/2/2014.
147. Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (2010), Báo cáo kết quả công tác
năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.
148. Văn phòng Chính phủ (2008), Công báo Chính phủ, số 88/2008/ND-CP, Nghị
định về xác định lại giới tính.
149. Viện Ngôn ngữ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2010), Từ điển Tiếng Việt,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
150. Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2012), Triết học Áo và ý
nghĩa hiện thời của nó (Austrian philosophy and its relevance to day), Kỷ
yếu hội thảo Quốc tế, Hà Nội.
151. WHO, UNICEP, Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2003), Cuộc điều tra quốc gia về
vị thành niên và thanh niên Việt Nam (Survey Assessment of Vietnamese
Youth, SAVY 1), Hà Nội.
152. WHO, UNICEP, Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2010), Cuộc điều tra quốc gia về
vị thành niên và thanh niên Việt Nam (Survey Assessment of Vietnamese
Youth, SAVY 2), Hà Nội.
153. Wilson Stephen (2001), Sigmund Freud - Nhà phân tâm học thiên tài, Nxb Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
154. Aichorn August (1935), Wayward Youth, Viking Press, New York.
155. David. G. Winter (1996), Personality: Analysis and interpretatation of live,
Mc Gaw-Hill Press, New York.
164
156. Erich Fromm (1962), Greatness and Limitations of Freud’s Thought, Mc
Gaw-Hill Press, New York.
157. Freud S. (1940), Introductory lectures on psychoanalysis, George Allen &
Unwin Press, London.
158. Freud S. (1948), An Autoblographical Study, Columbia University Press, New York.
159. Freud S. (1951), “Letter to an American mother”, American Journal of
Psychiatry, (351), p. 142-150.
160. Freud S. (1957), The basic writings of S.Freud psychopathology of every
Day, Mc Gaw-Hill Press, NewYork.
161. Freud S. (1995), Psychological writings and letters, Continuum Press, New York.
162. Hausman Ken (2001), “Attempts to change sexual orientation”, APA's
Psychiatric News, (6), p. 24-30.
163. Larry A. Hjelle, Daniel.J. Ziegler (1992), Personality theories: Basic Assumptions
research and application, Mc Gaw-Hill Press, NewYork.
164. Marcuse H. (1980), Eros and Civilization: A Philosophical Inquiry in to
Freud, Mc Gaw-Hill Press, NewYork.
165. Murphy J. (1992), “Freud and sexual orientation therapy”, APA, Journal of
Homosexuality, 23, (3), p.121-138.
166. Osenblatt A. (2001), An Overview of mental health and children, the niversity Press,
San Francisco.
167. Scot Wortley at al (2008), Review of the Roots of Youth Violence, Queen`s
Printer of Ontario, Canada.
168. Wallace E.R. (1983), Freud and anthropology International University Press, New York.
169. Зигмунд Фрейд (1989), Введение в психоанализ, Nxb Наука, Мовква.
170. Зигмунд Фрейд (1989), Психология бессознательного, Nxb Просвещение, Москва.
171. Зигмунд Фрейд (1992), Психоанализ. Религия. Культура, Nxb “Ренессанс”, Москва.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_3879_1241.pdf