Đánh giá cao nhiệt tâm và sáng tạo và công lao của Nguyên Hồng với nhân dân, đất
nước và văn học, Chính phủ đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ
thuật, giới nghệ sĩ đã vẽ chân dung Nguyên Hồng, dựng tượng Nguyên Hồng đặt cạnh tượng
Văn Cao ở trường Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng. Tên Nguyên Hồng trở thành tên đường
phố ở Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tên trường phổ thông trung học cơ sở xã
Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi ông gắn bó và yên nghỉ vĩnh hằng. Những
sáng tạo nghệ thuật của nhà văn được lưu lại trong các cuốn Từ điển Văn học, Từ điển thành
ngữ tiếng Việt, Từ điển từ láy, được đưa vào sách giáo khoa, giáo trình văn học. Tác phẩm
của Nguyên Hồng đã được dịch ra tiếng Nga, tiếng Slavơ, được giới thiệu với bạn đọc Pháp.
Nhưng tin chắc rằng, còn có một nơi hình ảnh Nguyên Hồng cùng những lời văn có lửa lòng
và nước mắt của ông mãi mãi được trân trọng, đó là tâm hồn và trái tim người đọc./.
219 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lời văn nghệ thuật của Nguyễn Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy trên trang viết của các nhà văn
khác. Tiêu biểu nhƣ đoạn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Những giọt sữa:
"Những cái miệng khát sữa, chờ mong sữa trong khi những mụ đàn bà phú hào và
quý tộc tắm bằng sữa cho da thịt mịn màng, trong khi bọn tƣ sản đổ hàng ngàn, vạn thùng
sữa xuống biển để có thể bán số sữa còn lại với một giá đắt trong thời kỳ kinh tế khủng
hoảng.
(...)
Sữa! Sữa!
Ngƣời ta đƣơng chờ đợi ở một thi sĩ một bài thơ, ở một nhà văn một trang truyện, kêu
đòi sữa cho trẻ em" [88; 187].
Điệp từ, điệp ngữ có trong tất cả các thành phần lời văn của Nguyên Hồng, nhƣng phổ
biến hơn ở lời miêu tả và trữ tình ngoại đề. Chúng đƣợc sử dụng để nhấn mạnh một đặc điểm
của đối tƣợng, nhấn mạnh cảm xúc, thái độ của tác giả hoặc của ngƣời trần thuật đối với đối
tƣợng miêu tả, phản ánh.
Trong các câu miêu tả, điệp ngữ thƣờng làm nổi bật hình ảnh, gam màu của bức tranh
thiên nhiên hiện lên trên lời văn. cảnh Hải Phòng với sắc màu của nắng: "... nắng dƣới trời
mây trong sáng rực rỡ. Nắng trong những chùm cây gió thổi phấp phới. Nắng theo những áo
màu, nhƣ những cành
183
bƣớm của những học trò con gái. Nắng qua những tủ kính bày các thứ mẫu len, dạ, nhung và
các thứ áo, nắng chiếu những sách bày nghiêng trên giá mạ kền lót mặt gƣơng. Và đẹp nhất
vẫn là nắng trong những tiếng reo cƣời tiếng guốc của học trò và nắng trên những giá bầy các
tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ mới xuất bản lừng tiếng" [80; 54 - 55]. Đêm trăng mẹ con
Dũng gặp nhau: "Ánh trăng vằng vặc (...), ánh trăng càng chảy cuồn cuộn" (Mợ Du). Cảnh
núi rừng Yên Thế ngút ngàn trong gió: "Lại gió, gió Bắc thổi về, quằn quại, xoát lốc, tràn
vang. Đúng gió của suối của thác của núi, của ngàn..." [79; 535]. Không gian mùa thu trên
chiến khu Việt Bắc: "Dƣới chân chúng tôi lá vàng, trên đầu chúng tôi lá vàng, trƣớc mặt
chúng tôi lá vàng. Lá vàng và nắng" [85; 305]. Các điệp từ nắng, ánh trăng, gió, lá vàng đã
làm nổi bật hình ảnh trung tâm của khung cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả, nên ấn tƣợng đậm
nét đối với ngƣời đọc. Trong miêu tả thiên nhiên, thế mạnh của Tô Hoài là khả năng huy
động các tính từ tả màu sắc: "Màu lúa chín dƣới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu
vàng hoe. Trong vƣờn lắc lƣ những quả xoan vàng lịm" (Sổ tay viết văn). Thế mạnh của
Nguyễn Tuân là khả năng so sánh bất ngờ liên tƣởng rất rộng: "Biển xanh nhƣ gì nhỉ? Xanh
nhƣ mùa thu ngả cốm làng Vòng? (...). Nó xanh nhƣ cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh
Minh?"... (Cô Tô). Còn Nguyên Hồng tạo đƣợc ƣu thế mạnh ở các điệp từ, điệp ngữ. Các từ
ngữ đƣợc lặp lại có tác dụng làm cảnh vật đƣợc khắc sâu trong tâm trí ngƣời đọc.
Điệp ngữ cũng xuất hiện đậm đặc trong các câu văn Nguyên Hồng miêu tả hầm lò,
công xƣởng, sàn tàu, nơi lao động của những ngƣời cùng khổ. Đây là nơi làm việc của cụ Vi
ở khu Xi măng (Cơn bão đỡ đến). "Ông cụ Vy cả ngày cả đêm nữa đi trên đá, ngồi trên đá,
bàn tay cứ nhƣ máy bốc đá, xếp đá. Đá nhọn, sắc, nóng bỏng. Đá đập vào ống chân, đá kẹp
vào ngón tay, vào mu bàn tay. Đá bật, đá bắn vào đầu, vào lƣng. Đá thúc vào bụng, vào
ngực. Đá lún ào ào sầm sập nhƣ muốn vùi, muốn lấp các vật ở
184
dƣới chân, ở bên cạnh, ở chung quanh. Đá kêu gau gàu, đá xốc ình ình, choang choang trong
máng, đá hất đá ném vô tội vạ xuống đƣờng. Đá nhƣ những mảnh trải phá, những mũi kim
bắn qua đầu, qua mặt, vào đầu vào mặt ngƣời ta. Và đá thành than bụi thành hơi nóng trộn
với bụi xi măng với mạt than trùm lên mọi vật, lách vào tất cả chỗ nào hở, nào trống..." [79;
61]. Từ "đá" đã đƣợc lặp lại tới 17 lần trong chuỗi câu của đoạn văn để gợi tả nỗi vất vả của
những ngƣời thợ làm đá. Đá nhƣ đối thủ đáng gờm thử thách tinh thần sức lực của họ, thậm
chí cƣớp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào. Quá trình biến đá thành cơm của ngƣời thợ ở
đây quả là đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt. Điệp ngữ đã tạo nên không khí "cần lao" rất đậm nên
nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng.
Song hiệu quả nghệ thuật nổi bật nhất mà điệp ngữ mang lại cho lời văn Nguyên
Hồng là biểu hiện các trạng thái cảm xúc, tâm lý. Điệp ngữ giúp cho nỗi buồn, niềm vui
đƣợc "giải tỏa" trên trang viết nhanh, mạnh, thấm thía hơn.
Nguyên Hồng chú ý lặp lại những từ ngữ chỉ thời gian, không gian để thể hiện thế
giới nội tâm nhân vật. Trƣờng hợp tiêu biểu nhƣ những câu văn tả cảnh ngộ của Bính vào
một ngày tết xa nhà, xa quê. Giữa lúc Năm Sài Gòn và đồng bọn say sƣa uống rƣợu, Bính vội
xuống dƣới bếp giấu những giọt nƣớc mắt lã chã nỗi nhớ nhà, nhớ quê. "Qua những giọt
nƣớc mắt đầm đìa, Bính thấy hiện vụt ra một cảnh mịt mù, buồn tẻ trong lớp tre xanh rì ở
đằng tít xa... Làng Sòi! Làng Sòi!..,. Sáu năm qua... lâu biết bao... dài biết bao!..." [89;
159]. Hai chữ "Làng Sòi" vang lên tâm trí Bính phút giây đó nhƣ đƣa Bính trở về quê nhà
trong khoảnh khắc. Nhƣng niềm vui vừa loe lên đã vụt tắt. Cụm từ chỉ thời gian "lâu biết
bao..."dài biết bao..." đƣợc lặp lại đã diễn tả thấm thía nỗi buồn tủi triền miên của Bính.
Nguyên Hồng đã dùng điệp ngữ thay cho lời phân tích tâm lý. Giá trị biểu đạt trạng thái tâm
lý phức tạp của các điệp ngữ trên, khó có lời phân tích tâm lý nào thay thế đƣợc.
185
Có khi tác giả chỉ lặp lại một số từ thông dụng, nhƣng nhờ đặt đúng ngữ cảnh, điệp từ
đã nâng cao giá trị biểu cảm cho lời văn. Nếu xuất hiện trong giao tiếp bình thƣờng, cụm từ
"mẹ tôi" chỉ mang tính chất trung tính, chƣa bộc lộ sắc thái tình cảm rõ rệt. Nhƣng trong
đoạn văn miêu tả cảm giác của bé Hồng khi đƣợc ngồi trong lòng mẹ, việc lặp lại cụm từ đó
đã tạo nên giá trị biểu cảm đặc biệt và sức cuốn hút của cả đoạn văn: "Mẹ tôi lấy vạt áo nâu
thấm nƣớc mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không
còm cõi xơ xác quá nhƣ cô tôi nhắc lại lời ngƣời họ nội của tôi. Gƣơng mặt của mẹ tôi vẫn
tƣơi sáng với đôi mắt trong (...). Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh
tay mẹ tôi, tôi cảm thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da
thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó
thơm tho lạ thƣờng" [89; 216 - 217]. Hai tiếng "mẹ tôi"... "mẹ tôi" đƣợc nhắc đi nhắc lại,
biểu lộ tâm trạng đặc biệt của đứa con côi cút nay đƣợc tận hƣởng tình mẹ. Sử dụng điệp ngữ
"mẹ tôi" có lẽ tác giả còn muốn khẳng định rằng, với mỗi đứa con, ngƣời mẹ chỉ có một trên
đời. Điệp ngữ cũng đã góp phần làm nên áng văn hay nhất của Nguyên Hồng về tình mẫu tử.
Điệp ngữ cũng có mặt trong những đoạn trữ tình ngoại đề thể hiện niềm say mê, phấn
chấn cao độ. Nguyên Hồng đã viết lên những lời tha thiết, cao quý nhất ca ngợi nghề viết
văn. Ông ghi lại cảm xúc say đắm của mình khi mới bắt đầu chập chững bƣớc vào nghề: "Tôi
cũng viết ván! Tôi cũng là ngƣời viết văn! Tôi viết văn và là ngƣời viết văn trong những
ngƣời nghèo đói, đau khổ, lầm than" [80; 37]. Hai chữ viết văn vang lên nhƣ một điệp khúc
chứa đựng sự sung sƣớng đến ngỡ ngàng, trang trọng đến thiêng liêng. Niềm say mê Hải
Phòng đƣợc nhà văn bộc lộ trong bút ký Sức sống của ngòi bút: "làm sao tôi lại đƣợc trông
lại Hải Phòng, chân tôi lại đƣợc đi trên những con đƣờng Hải Phòng, và Hải Phòng mà tôi
trở lại đó sẽ là Hải Phòng giải phóng để tôi ôm rồi hát lên với nó" [78; 103]. Tác giả lặp lại
hai chữ Hải
186
Phòng số lần đáng kể trong trích đoạn trên. Dƣờng nhƣ mỗi lần hai chữ Hải Phòng từ tâm
hồn tình cảm của nhà văn đi vào câu chữ đều kết đọng tình yêu nỗi nhớ tha thiết. Nếu nhƣ
thay thế Hải Phòng bằng một danh từ khác nhƣ thành phố Cảng, thành phố Hoa phượng đỏ...
thì lời văn có thể chau chuốt hơn nhƣng khả năng bộc lộ cảm xúc sẽ giảm đi rất nhiều.
Tóm lại, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ Nguyên Hồng có điều kiện nhấn mạnh, khắc
sâu những nội dung phản ánh quan trọng, thể hiện thành công những suy nghĩ nội tâm mãnh
liệt hoặc những trạng thái cảm xúc dâng trào ngùn ngụt.
Lời văn Nguyên Hồng cũng chồng chất các yếu tố liệt kê. Mỗi nội dung thông báo
của câu hoặc đoạn văn hoặc thƣờng đƣợc triển khai bằng sự nối tiếp các đơn vị cú pháp cùng
loại thành loạt, thành dãy. Mỗi một yếu tố đƣợc liệt kê làm sự việc, nhân vật, cảm xúc, tâm
trạng hiện lên rõ nét hơn, giúp cho nguyên tắc cụ thể hóa đối tƣợng miêu tả phản ánh đƣợc
hiện thực hoa trong lời văn một cách triệt để.
Liệt kê đƣợc Nguyên Hồng sử dụng rộng rãi trong lời văn miêu tả. Rõ nhất là các
đoạn tả nhà ở chuột, nhà tù, nhà chứa, không gian tăm tối vây bọc những ngƣời cùng khổ.
Cảnh "Xóm chợ" đƣợc miêu tả trong truyện ngắn Hai mẹ con: (1)"Những giậu găng, những
giậu dâm bụt, những cụm ráy dại ngoi ngóp trong cát bụi và rác rƣởi tích lũy ít ra cũng hàng
năm. (2)Thời giờ đâu mà quét dọn, giữ gìn cái chỗ này? (3)Ai ai cũng có thể đổ ra đó hàng
tháng vụn vặt lông lá, xƣơng xẩu, cá mú, sau những chiều chợ họp đến tận tối mịt" [88;
129].
Trích đoạn gồm ba câu, yếu tố liệt kê xuất hiện ở câu (1) và (3) trong đó câu (1) các
đối tƣợng đƣợc liệt kê thuộc thành phần chủ ngữ của câu. Ở câu (3) các đối tƣợng đƣợc liệt
kê: lông lá, xƣơng xẩu, cá mú là những định ngữ miêu tả, có tác dụng làm rõ nghĩa cho cụm
từ "hàng thúng vụn vặt" đóng vai trò bổ ngữ trong câu. Bên cạnh đó, các đối tƣợng đƣợc liệt
kê cũng
187
bổ sung ý nghĩa cho từ rác rƣởi ở câu (1). Sử dụng phép liệt kê, tác giả có điều kiện tái hiện
tƣờng tận, chi tiết cảnh nghèo nàn, tạm bợ, xác xơ của xóm chợ. Nếu chỉ sử dụng dạng câu
miêu tả có kết cấu chủ vị thông thƣờng sẽ khó đạt hiệu quả nhƣ vậy.
Trong câu văn sau đây, các yếu tố liệt kê đã tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về
nhân vật: "Tƣởng ai, đó là ông lão đầu râu bạc phếch, mắt mù, quần áo rách rƣới, ôm trong
lòng một cái bị, một cái rá, có một tảng xôi đã khô, mấy miếng thịt gà gặm dở và một con
chó vàng ngồi dƣới nách" (Con chó vàng). Sử dụng phép liệt kê, chỉ trong một câu văn, tác
giả đã miêu tả đƣợc hình dáng tiều tuy đáng thƣơng của ông lão ăn mày với tất cả "cơ
nghiệp" mà ông đem theo bên mình. Theo dòng liệt kê, hình ảnh của ông lão hiện lên cụ thể
bao nhiêu, nỗi xót xa của ngƣời đọc cũng tăng lên bấy nhiêu. Nhƣ vậy, phép liệt kê không chỉ
giúp nhà văn cụ thể hóa đối tƣợng mà còn khơi gợi đƣợc sự đồng cảm của ngƣời đọc đối với
hiện thực đƣợc miêu tả.
Liệt kê có chức năng tu từ khá đa dạng trong văn nghệ thuật. Liệt kê có thể đƣợc sử
dụng nhƣ là một phƣơng tiện bình giá chủ quan các sự vật hiện tƣợng, có thể đƣợc sử dụng
với giá trị biểu cảm đặc biệt. Không ít trƣờng hợp, các yếu tố liệt kê trong văn Nguyên Hồng
đã đạt đƣợc giá trị tu từ đó. Đây là những câu văn miêu tả tiếng sáo của Sơn vút lên trong trại
giam (Thời kỳ đen tối): "Tiếng sáo cất lên(1). Bay bổng, lồng lộng, trong suốt, dịu ngọt, óng
ánh, êm ru, mê say, thơm ngát(2)" [83; 124]. Xét về cấu tạo ngữ pháp, các yếu tố liệt kê
trong câu (2) kết hợp thành một cụm tính từ có quan hệ đẳng lập giữ vai trò vị từ trong
một câu đặc biệt. Xét về giá trị tu từ, các tính từ có nét nghĩa cực cấp đƣợc liệt kê đã thể hiện
tình cảm ngƣỡng mậy say đắm của nhà văn đối với nhân vật ông yêu quý. Ở đây, cũng nhờ
phép liệt kê, lời văn Nguyên Hồng tràn đầy cảm hứng lãng mạn, không phải chất lãng mạnh
du dƣơng bay bổng nhƣ trong lời thơ Tiếng sáo
188
Thiên thai của Thế Lữ. Nó gần hơn với cảm hứng lãng mạn hào hùng cất lên từ Bài ca chim
báo bão của Macxim Gorki. Xét về hiệu quả tiếp nhận cách diễn đạt của tác giả cũng đã tạo
nên một "khoái cảm thẩm mỹ" ở ngƣời đọc về nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nguyên Hồng
đã khai thác ở mức cao nhất các từ gần nghĩa, phối hợp hài hòa âm vực cao thấp để gợi lên
các cung bậc âm thanh trầm bổng của tiếng sáo. Câu văn không khuôn vào kết cấu chủ - vị
thông thƣờng nhƣng vẫn đạt đƣợc nội dung thông báo và có giá trị biểu cảm cao, đúng nhƣ
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: "Đọc văn Nguyên Hồng chúng ta luôn đƣợc thƣởng
thức sự bất ngờ, nếu không phải trong nội dung tƣ tƣởng thì cũng trong cú pháp, trong chữ
dùng, nhất là trong cú pháp" [15; 378 - 379].
Điệp ngữ trong văn Nguyên Hồng thƣờng đƣợc mở rộng phạm vi bao trùm cả đoạn
văn. Một trong những trƣờng hợp đó là đoạn văn thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của Nguyên
Hồng thời thơ bé, vì cảnh nhà sa sút, không còn đƣợc đến trƣờng nữa: "Ơi! những mái ngói
rộng, những cửa kính, những bàn lim, những bản đồ rực rỡ, những bảng đen, những thƣớc
gỗ, những bụi dâm bụt, ô - rô gai góc um tùm, những gốc bàng, gốc sấu quí nhƣ những cây
trong vƣờn Địa đàng. Ơi! những "trong đầm gì đẹp bằng sen", "Ai bảo chăn trâu là khổ"...
"Đêm qua ra đứng bờ ao, trông cá cá lặn trông sao sao mờ" Vĩnh biệt ngƣơi, xin vĩnh việt
ngƣơi" [80; 63].
Trong trích đoạn trên từ Ơi và dấu chấm cảm (!) lặp lại ở vị trí mở đầu các câu đã
mang lại cho đoạn văn giọng điệu tha thiết. Mỗi lần từ "những" đƣợc lặp lại tiếp theo đều đi
kèm hàng loạt các từ ngữ liệt kê các đồ vật thân thuộc trong lớp học, những bài học sâu lắng,
những nhà thơ nhà văn nổi tiếng, những nhân vật lịch sử lừng lẫy gợi lại bao kỉ niệm về mái
trƣờng tuổi thơ. Chúng cuồn cuộn trở về trong ký ức của nhà văn. Hiện tƣợng "bão hòa cảm
xúc" cùng với lối diễn đạt trùng điệp và liệt kê liên tục khiến đoạn văn mang nhịp điệu, tiết
tấu và cảm xúc thơ rất rõ. Nghiên cứu Ngôn ngữ thơ, Nguyễn
189
Phan Cảnh đã rút ra kết luận: "Trong văn xuôi, lặp lại là điều tối kỵ (...) ấy thế mà, chính cái
điều văn xuôi rất kỵ ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ trong thơ, tính tƣơng đồng của các
đơn vị ngôn ngữ lại đƣợc dùng để xây dựng các thông báo" [9; 53]. Viết đoạn văn trên đây,
Nguyên Hồng không nhằm phản ánh hoạt động của nhà trƣờng mà nhằm biểu hiện cảm xúc
về nó. Xét mục đích đó, có thể thấy Nguyên Hồng đã chọn đƣợc cách thể hiện đặc biệt ấn
tƣợng. Đoạn văn giống nhƣ một bài thơ văn xuôi bồi hồi những kỉ niệm của thời cắp sách đến
trƣờng và nỗi đắng đốt của một cuộc đời sớm thất học. Điệp ngữ kết hợp với liệt kê đã mang
lại chất trữ tình nồng đậm cho lời văn.
Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và phép liệt kê không phải là độc quyền của Nguyên Hồng.
Nhiều nhà văn cũng rất thành công. Ví dụ nhƣ Nam Cao đã dùng điệp ngữ và liệt kê để thể
hiện tình trạng tồi tệ trong hoàn cảnh sống quá mức chứa đựng của con ngƣời. Ông tả thằng
cu con anh đĩ Chuột nuốt cháo cám: "Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi" (Nghèo).
Các động tác đƣợc liệt kê trong bộ phận vị ngữ của câu đã hiện lên hình ảnh một đứa trẻ phải
cố gắng hết sức "làm no" bằng miếng cháo cám đắng ngắt khổ sở đến mức nhƣ sắp tắt thở.
Vũ Trọng Phụng dùng các yếu tố liệt kê để phơi trần bộ mặt Âu hóa rởm: "Quần đùi, quần
ngủ, quần ra phố, quần ở nhà...", rồi "Hở ngực, hở tay, hở đùi là chinh phục" (Số đỏ).
Nguyên Hồng cũng đóng góp vào thành công chung. Sử dụng rộng rãi điệp từ, điệp
ngữ và phép liệt kê, nhà văn có điều kiện đi sâu miêu tả, phản ánh bức tranh đời sống với tất
cả sự ngổn ngang bề bộn và chân thực, sinh động của nó, mở rộng khả năng biểu hiện, thông
báo của câu. Bên cạnh đó ông cũng có điều kiện nói "cho đã", "cho thỏa" những tình cảm
chất chứa trong lòng, thể hiện những đạt sóng cảm xúc mãnh liệt, dồn dập. Đây cũng là
nguyên nhân trực tiếp khiến cho câu văn Nguyên Hồng thƣờng dài, cấu trúc tầng tầng lớp
lớp. Khuôn khổ câu văn ngắn không chứa nổi dòng cảm xúc, suy nghĩ tuôn trào ào ạt của
ông.
190
Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận thấy ngòi bút Nguyên Hồng có khả năng "tạo dựng
một thứ không khí riêng, một thứ âm thanh và màu sắc riêng cho những cảnh đời luôn luôn
trở đi trở lại trên các trang viết của ông. Đó là những ngõ, những hẻm, những xó xỉnh, những
chỗ len lách, chui rúc, nơi kiếm sống sinh hoạt, ăn ngủ, nghỉ ngơi làm lụng, chờ đợi, gặp gỡ,
hẹn hò, hy vọng của những ngƣời nghèo, nơi làm thành bộ mặt dƣới đáy xã hội của sinh hoạt
thành thị; nó nhƣ một sự tù đọng, lại nhƣ chỗ xoáy hút của mọi thứ rác bẩn; nơi con ngƣời bị
tƣớc hết lịch sử để chỉ còn lại một cái tên riêng xấu xí, trần trụi trong sự tồn đọng mong manh
của cuộc sống hàng ngày" [116; 135 - 136]. Đồng thời "Nguyên Hồng đã có thể khai triển mà
cho thấy là biết bao là phong phú, là chồng chất và dồn nén cả một thế giới vừa đầy mâu
thuẫn, ngang trái vừa giàu vẻ đẹp và chất thơ trong các cảnh đời và tình ngƣời" [116; 137].
Các phƣơng tiện từ ngữ, cú pháp Nguyên Hồng sử dụng đã góp phần cơ bản làm nên dấu ấn
đặc biệt đó, để ngƣời ta dễ dàng nhận diện ông trong rất nhiều gƣơng mặt của văn chƣơng
hiện đại Việt Nam.
191
KẾT LUẬN
1. Nguyên Hồng đã trải qua một cuộc đời sáng tạo gian khổ. Từ một thân phận nghèo
khó, bất hạnh, ông đã tìm đƣợc ý nghĩa tồn tại của mình bằng sự cao quý trong sạch của văn
chƣơng. Từ cuộc đời vất vả lam lũ đi vào trang viết, với Nguyên Hồng, cũng là con đƣờng từ
cát bụi lầm đến lãnh địa thiêng liêng. Trọn đời, nhà văn đã đi - về trên con đƣờng ấy. Ông
viết để sống và sống để viết. Cuộc hành trình bền bỉ trong say mê và gian khổ đã ghi khắc lại
bằng hàng ngàn trang viết tâm huyết. Mỗi trang đều có mồ hôi, máu thấm và trí não ngƣời
cầm bút. Những trang sách của nhà văn đã làm rung động sâu sắc tâm hồn ngƣời đọc vẫn
luôn khơi gợi sự tìm tòi, khám phá của những ngƣời nghiên cứu văn học.
2. Chỗ đứng trong cuộc đời và đặc điểm, cá tính Nguyên Hồng đã ảnh hƣởng sâu sắc
đến toàn bộ sáng tác, trong đó có lời văn nghệ thuật. Sinh ra và lớn lên trong cát bụi cần lao,
Nguyên Hồng đã thuộc về lớp ngƣời "dƣới đáy" xã hội từ trái tim, khối óc đến toàn bộ sinh
lực. Từ mảnh đất cần lao Nguyên Hồng đã bƣớc vào đời văn mà hành trang ban đầu là món
"nợ lòng" sâu nặng với những ngƣời cùng khổ. Ánh sáng của Đảng, của cách mạng giúp nhà
văn càng vững bƣớc trên con đƣờng nghệ thuật ông đã chọn. Từ đó, Nguyên Hồng đã xác
định đƣợc quan điểm sáng tác đúng đắn, tiến bộ: viết để cảm thông, bênh vực những con
ngƣời cùng khổ trong xã hội cũ, để bộc lộ niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ, bộc lộ niềm
khát khao vƣơn tới ánh sáng của lý tƣởng cao đẹp. Viết văn với ông cũng để này tỏ những
cảm xúc rạo rực của một tâm hồn nồng nhiệt sôi nổi, dồi dào cảm xúc, chan chứa yêu thƣơng.
Vì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, chúng tồi đã quan tâm tất cả các yếu tố
phối thuộc. Từ đó, khẳng định sự thống nhất giữa lời văn nghệ thuật với tƣ tƣởng nghệ thuật
và phong cách nhà văn. Đó cũng là nguyên tắc nghiên cứu lời văn nghệ thuật nói chung.
192
3. Văn tức là ngƣời. Điều đó luôn đúng và càng rất đúng với Nguyên Hồng. Lời văn
nghệ thuật đã cụ thể hóa tƣ tƣởng nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo, mục đích sáng tác và cá tính
sáng tạo của nhà văn.
3.1. Nguyên Hồng tìm đến những nguyên tắc tổ chức lời văn phù hợp để miêu tả sâu
sắc bức tranh hiện thực và biểu lộ đƣợc nhiều nhất những cảm xúc chất chứa trong lòng. Lời
văn nghệ thuật của ông đƣợc tổ chức theo hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc cụ thể hóa
tường tận, tỉ mỉ, chi tiết đối tượng phản ánh và nguyên tắc bộc lộ trực tiếp những trạng thái
cảm xúc mạnh. Các nguyên tắc đó đã chi phối sâu sắc cấu trúc và các phƣơng thức biểu đạt
của lời văn.
Để cụ thể hóa tƣờng tận, tỉ mỉ, chi tiết đối tƣợng phản ánh, Nguyên Hồng đã sử dụng
chủ yếu lời văn tự sự và miêu tả với dung lƣợng lớn (nhiều bộ, dài tập), mở rộng khuôn khổ
đoạn văn, câu văn, đƣa vào lời văn nhiều từ ngữ mang tính cụ thể, trực quan, giàu hình tƣợng.
Nhờ đó Nguyên Hồng đã có đƣợc những trang văn ngổn ngộn chất liệu đời sống với những
bức tranh hiện thực bề bộn, phong phú, cả bề rộng và chiều sâu, cả tầm khái quát và những
chi tiết nhỏ nhất. Đặc biệt là ông đã làm sống dậy trƣớc mắt ngƣời đọc mảng hiện thực về
những người cùng khổ mà cho đến nay chƣa có tác giả nào am hiểu tƣờng tận và miêu tả sâu
sắc đến nhƣ vậy.
Để bộc lộ trực tiếp nỗi xót thƣơng đối với những ngƣời cùng khổ, Nguyên Hồng đã sử
dụng nhiều từ ngữ mang nét nghĩa xót thƣơng, tập trung các phƣơng tiện ngôn từ để tái hiện
những thảm cảnh đáng thƣơng, lời văn có nhiều đoạn trữ tình ngoại đề thống thiết. Giải tỏa
niềm say mê tin tƣởng mãnh liệt, Nguyên Hồng tìm đến các phƣơng tiện từ ngữ cú pháp cực
tả trạng thái say mê, sôi nổi, phấn chấn và những hình ảnh tuyệt vời tƣơi sáng, tràn đầy niềm
vui. Nhà văn hay dùng câu khẳng định trong các đoạn kể về tình huống thử thách để khẳng
định niềm tin đối với con ngƣời. Những lời trữ tình ngoại đề nhƣ men say, nhƣ lửa bốc đã
mang lại cho lời
193
văn nghệ thuật Nguyên Hồng chất trữ tình lãng mạn bay bổng. Nguyên tắc tổ chức lời văn
nghệ thuật gắn liền với phong cách hiện thực giàu chất lãng mạn của ông.
3.2. Trong các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, lời trần thuật
chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong đó ưu thế thuộc về kiểu trần thuật nhân vật hóa, ngƣời trần thuật
luôn có xu hƣớng nhập cảm vào nhân vật, lời trần thuật thấm nhuần suy nghĩ cảm xúc của
nhân vật. Sự hòa nhập các điểm nhìn đã dẫn đến xu hướng xóa nhòa khoảng cách trong lời
trần thuật, đồng nhất thái độ, tình cảm và cách đánh giá giữa các đối tƣợng, tất cả đều chịu sự
chi phối sâu sắc bởi "trƣờng nhìn" tác giả. Vì vậy, lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng cơ
bản là lời đơn thanh, giọng tác giả trùm lên, lấn át giọng nhân vật. Lời trần thuật của ông yếu
về phân tích, triết lý, chiêm nghiệm, thế mạnh nghiêng về miêu tả, đặc sắc nhất là tả cát bụi
và ánh sáng. Cát bụi và ánh sáng là những điểm sáng thẩm mỹ mang lại giá trị độc đáo cho
lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, là nơi phát lộ đầy đủ nhất vẻ đẹp tâm hồn, vốn sống phong
phú và tài năng sáng tạo của nhà văn.
Nguyên Hồng không có sở trƣờng xây dựng những lời đối thoại sắc sảo, khả năng cá
biệt hóa tiếng nói nhân vật chƣa cao. Hiện tƣợng đối thoại mang tính chất độc thoại phổ biến
ở tất cả các loại nhân vật. Thành công của nhà văn là lời đối thoại của các nhân vật thuộc giới
lƣu manh hoặc tầng lớp lao động với giọng điệu và ngôn ngữ khá sinh động, phản ánh đặc
trƣng xã hội của nhân vật.
Lời độc thoại nội tâm nhân vật đƣợc nhà văn triển khai với nhiều kiểu dạng phong
phú, gắn liền với những trạng thái tinh thần căng thẳng, dữ dội của nhân vật. Xúc động nhất
là những đoạn độc thoại nội tâm biểu hiện tình mẫu tử, tình phụ tử và đạo lý làm ngƣời. Lời
độc thoại nội tâm thƣờng bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, mang lại cho lời văn sắc thái
trữ tình đậm nét.
194
3.3. Nguyên Hồng đã tạo nên một hệ thống từ ngữ, cú pháp mang tính đặc trƣng, có
giá trị phong cách, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho lời văn. Sử dụng tiếng lóng, từ ngữ tôn giáo, từ
ngữ nói về các nghề nghiệp nặng nhọc, vất vả, lam lũ, nhà văn vừa đi sâu miêu tả, phản ánh
hiện thực, vừa thể hiện thái độ xót thƣơng, cảm thông, trân trọng những ngƣời cùng khổ.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyên Hồng thuộc số những nhà văn đầu tiên sử
dụng có ý thức các lớp từ ngữ đó vào lời văn nghệ thuật và đã thành công. Sử dụng đậm đặc
từ láy, thán từ, hô ngữ, từ ngữ miêu tả cảm giác cực mạnh, kiểu câu dài chồng chất điệp từ,
điệp ngữ và các yếu tố liệt kê, lời văn dồn dập câu cảm thán, câu hỏi tu từ, tác giả vừa cụ thể
hóa đối tƣợng, vừa thể hiện trực tiếp thái độ bình giá với hiện thực, và hiệu quả nhất là bộc lộ
các trạng thái sôi nổi, mãnh liệt của cảm xúc. Mọi phƣơng diện của lời văn nghệ thuật đều
chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc tổ chức lời văn. Bằng bản lĩnh nghệ thuật vững vàng và
niềm say mê sáng tạo, Nguyên Hồng đã làm giàu có kho tàng ngôn ngữ văn học dân tộc, đƣa
ngôn ngữ đời sống vào văn học và mở rộng khả năng hoạt động của chúng; đóng góp tích cực
vào sự phát triển của ngôn ngữ văn học nƣớc nhà.
4. Tuy vậy, lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng cũng bộc lộ rõ nhược điểm về dùng
từ, đặt câu, hoặc tổ chức đối thoại, độc thoại; về hiện tƣợng quá đà khi cụ thể hóa đối tƣợng
phản ánh và thể hiện cảm xúc tâm trạng. Cả hai nguyên tắc tổ chức lời văn đều có biểu hiện
vượt ngưỡng. Bên cạnh những từ ngữ, câu văn sinh động, có những từ ngữ chƣa đƣợc tinh
luyện, câu văn quá dài dẫn đến rƣờm rà, hoặc lời trần thuật sa vào những chi tiết vụn vặt, độc
thoại nội tâm chìm sâu trong liên tƣởng lan man. Bút pháp lời văn nghiêng về tự sự, miêu tả,
khắc họa nhân vật, thậm chí sa đà vào một khung cảnh, một tình huống Nguyên Hồng say
đắm không phải lúc nào cũng hấp dẫn độc giả. Thực tế hiện nay, ngƣời ta đọc Nguyên Hồng
ít hơn so với một số nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông và cũng ít hơn so với
195
trƣớc đây, khi Nguyên Hồng mới xuất hiện trên văn đàn. Hiện tƣợng đó có nguyên nhân từ
phía chủ thể sáng tạo và cả phía đối tƣợng tiếp nhận, từ năng lực hiện đại hóa ngôn ngữ văn
học của nhà văn và trình độ phát triển chung của cả nền văn học.
Với trái tim giầu tình thƣơng và tâm hồn dồi dào cảm xúc, con ngƣời Nguyên Hồng
có lẽ hợp với thơ hơn nhƣng suốt cuộc đời hoạt động sáng tạo nghệ thuật ông lại dồn sức lực
và tâm huyết vào tiểu thuyết. Ông đã viết tiểu thuyết bằng tâm hồn và ngôn ngữ biểu cảm của
thơ, và làm thơ bằng ngòi bút đã quen viết tiểu thuyết. Do không điều tiết thích hợp giữa cảm
xúc nồng nhiệt của hồn thơ và thái độ tỉnh táo khách quan cần thiết của nhà tiểu thuyết, nên
trên lời văn của ông, chất thơ và chất văn xuôi luôn có xu hƣớng "xâm lấn" lẫn nhau. Khi
mức độ giao thoa phù hợp, Nguyên Hồng có đƣợc những trang văn hấp dẫn, độc đáo, vừa
giàu giá trị hiện thực, vừa đậm chất trữ tình lãng mạn. Song khi có hiện tƣợng "quá đà" thì
hiệu quả nghệ thuật bị hạn chế. Nghịch lý lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng chính là ở đó,
ƣu điểm và nhƣợc điểm thƣờng đi liền nhau, trong thế mạnh có cả hạn chế, thành công không
đều giữa các chƣơng, đoạn và giữa các tác phẩm.
Đến với văn chƣơng khi công cuộc hiện đại hóa dân tộc đang diễn ra với tốc độ đặc
biệt mau lẹ, khẩn trƣơng và đạt nhiều thành tựu xuất sắc, Nguyên Hồng có điều kiện thuận lợi
để tiếp nhận và đóng góp vào thành quả chung. Bầu khí quyển của văn học dân tộc đã ảnh
hƣởng tích cực tới ngòi bút Nguyên Hồng, tạo điều kiện về chất liệu, kiểm nghiệm chất
lƣợng, kích thích khả năng sáng tạo của ông? Khi Nguyên Hồng bắt đầu cầm bút, trong tay
một thế hệ nhà văn đầy tâm huyết và tài năng, tiếng Việt đã phát huy ƣu thế nội lực của nó.
Chịu sự tác động trực tiếp của ngôn ngữ văn học dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa, lại
không bị vƣớng bận bởi văn chƣơng cử tử nhƣ một số cây bút cựu học khác, Nguyên Hồng
đã sớm có đƣợc những tác phẩm mang tính hiện đại về hình thức ngôn từ. Khoảng thời gian
đầu sáng
196
tác, trình độ sử dụng ngôn ngữ của ông nhìn chung hòa nhập, theo kịp với đồng nghiệp,
không những thế còn có những điểm mới mẻ, táo bạo, độc đáo (nhƣ sử dụng tiếng lóng, từ
ngữ Cơ đốc giáo, độc thoại nội tâm...). Nhƣng sau đó tƣ duy ngôn ngữ của ông có phần
chững lại so với mức độ tiến triển chung. Suốt hành trình sáng tác gần 50 năm (từ khoảng
1935 đến 1982) Nguyên Hồng đã viết bằng kiểu tƣ duy ngôn ngữ mang tính ổn định, không
có sự đột biến, nếu có thay đổi chỉ là mức độ đậm nhạt trong sắc thái biểu hiện. Trong khi đó,
lớp nhà văn nối tiếp thế hệ ông và ngay cả một số ngƣời cùng thời với ông đã có bƣớc "bứt
phá" quan trọng trên con đƣờng hiện đại hóa ngôn ngữ văn học. Lối viết sắc sảo, linh hoạt, có
lƣợng thông tin cao, lời văn mang tính hàm ngôn, tạo khoảng trống cho độc giả đồng sáng
tạo... của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và nhiều nhà văn trẻ sau này ngày càng hấp dẫn độc
giả. Nhiều bạn đọc ngày nay muốn nhà văn trao quyền cho nhân vật, muốn tìm thấy những
"phần chìm" trong các "tảng băng trôi". Lời văn toàn "phần nổi" mang tính hiển ngôn của
Nguyên Hồng không thoa mãn thế hệ độc giả mới với cách đọc khác trƣớc. Đó là bài học
kinh nghiệm cần thiết cho những ngƣời tiếp bƣớc trên hành trình sáng tạo văn học.
5. Ngày nay, ý thức của con ngƣời hiện đại đã quen với "thế giới của Anhxtanh" cùng
thuộc tính đa hộ quy chiếu của vạn vật. Trong văn học, tiểu thuyết đa thanh với lời văn phức
điệu đã bộc lộ tính ƣu trội rõ rệt của nó. Cái nhìn đơn nhất và lời văn đơn giọng bộc lộ hạn
chế nhất định trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và thế giới nội tâm phức tạp của con
ngƣời. Tuy nhiên "Cái quan trọng trong một tài năng văn học là tiếng nói riêng của mình"
(Tuốcghênhép). Trên tinh thần ấy, di sản văn học Nguyên Hồng đã để lại vẫn có giá trị lớn.
Nhà văn đã mang đến cho nền văn học của chúng ta những trang văn chan chứa tình ngƣời,
cuồn cuộn dâng trào cảm xúc, ngập tràn nắng gió, bộn bề sức sống, đối lập mà thống nhất
giữa các mặt: cát bụi và ánh sáng, xót thƣơng và tin tƣởng, hiện thực và lãng mạn... Mặc dù
thành
197
công không đồng đều giữa các tác phẩm, giữa các bộ phận trong cấu trúc lời văn nhƣng trang
viết của Nguyên Hồng là thành quả lớn lao của cuộc đời nỗ lực sáng tạo, kết tinh những gì
cao quý nhất nhà văn dâng tặng cho đời, xứng đáng đƣợc gìn giữ, trân trọng.
6. Đánh giá cao nhiệt tâm và sáng tạo và công lao của Nguyên Hồng với nhân dân, đất
nƣớc và văn học, Chính phủ đã truy tặng ông giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ
thuật, giới nghệ sĩ đã vẽ chân dung Nguyên Hồng, dựng tƣợng Nguyên Hồng đặt cạnh tƣợng
Văn Cao ở trƣờng Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng. Tên Nguyên Hồng trở thành tên đƣờng
phố ở Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tên trƣờng phổ thông trung học cơ sở xã
Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi ông gắn bó và yên nghỉ vĩnh hằng. Những
sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đƣợc lƣu lại trong các cuốn Từ điển Văn học, Từ điển thành
ngữ tiếng Việt, Từ điển từ láy, đƣợc đƣa vào sách giáo khoa, giáo trình văn học. Tác phẩm
của Nguyên Hồng đã đƣợc dịch ra tiếng Nga, tiếng Slavơ, đƣợc giới thiệu với bạn đọc Pháp.
Nhƣng tin chắc rằng, còn có một nơi hình ảnh Nguyên Hồng cùng những lời văn có lửa lòng
và nƣớc mắt của ông mãi mãi đƣợc trân trọng, đó là tâm hồn và trái tim ngƣời đọc./.
198
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Hồng My (2000), "Từ láy trong văn xuôi của Nguyên Hồng", Tạp chí Khoa học và
công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tr3 - 10.
2. Lê Hồng My (2000), "Thiên nhiên trong sáng tác của Nguyên Hồng", Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, Bộ Văn hóa thông tin, tr 69 - 72.
3. Nguyễn Đức Hạnh - Lê Hồng My (2003), "Một số vấn đề về cảm hứng sử thi và thế giới
nhân vật trong bộ tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng", Tạp chí Khoa học và công
nghệ, Đại học Thái Nguyên, tr - 11 - 10.
4. Lê Hồng My - Trần Đăng Suyền (2004), Nguyên Hồng, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập
II, NXB ĐHSP, Trƣờng ĐHSP Hà Nội, tr.l10 - 143.
5. Lê Hồng My (2005), Cát bụi và ánh sáng trong văn Nguyên Hồng, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr 109 - 120.
199
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Bích An (1996), Về phong cách lãng mạn của tiểu thuyết Cửa biển của nhà văn
Nguyên Hồng, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
2. Trịnh Lan Anh (2004), "Thời thơ ấu của Nguyên Hồng", Tạp chí Văn học và tuổi trẻ.
3. Vũ Tuấn Anh (1994), Thạch Lam vân chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn.
4. Vũ Tuấn Anh (2002), "Về tính hiện đại trong văn chƣơng Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Văn
học ( I I ) .
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học - NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Các (2001), "Nguyên Hồng ở Căng Bắc Mê", Tạp chí Văn học.
7. Xuân Cang (1998), "Nguyên Hồng trong lớp ngƣời viết trẻ", Nguyên Hồng con người và
sự nghiệp, NXB Hải Phòng. (Đọc lần đầu tại cuộc họp mặt kỉ niệm về nhà văn
Nguyễn Hồng 2 2 - 5 - 1988)
8. Đào Cảng (2001), "Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, NXB Hải
Phòng.
9. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa Thông tin.
10. Đình Cao (1998), "Sáng tạo về ngôn từ", Báo Văn nghệ trẻ (20).
11. Nam Cao (1976), Nam cao tác phẩm, tập II, NXB Văn học.
12. Nam Cao (1999), Tuyển tập Nam Cao, tập I, tập II, NXB Văn học, Hà Nội.
13. Huy Cận (2001), "Một kỉ niệm về Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục.
14. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng V i ệ t , NXB giáo dục, Hà Nội.
200
15. Nguyễn Minh Châu (2001), "Vô cùng thƣơng tiếc nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng
về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội (in lần đầu trên văn nghệ quân đội
7/1982).
16. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội.
17. Phạm Bá Chi (1982), "Điếu văn" (đọc trong lễ tƣởng niêm nhà văn Nguyên Hồng ngày
05 tháng 5 năm 1982 tại Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng), đăng lại trong Nguyên
Hồng và Hải Phòng, NXB Hải Phòng, 1987.
18. Ân Thị Vân Chi (1998), Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng,
Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
19. Trƣơng Chính (1939), "Bỉ vỏ", Dưới mắt tôi, NXB Thụy Ký, Hà Nội.
20. Trƣơng Chính (1997), "Tiểu thuyết 30 - 45", Tuyển tập Trương Chính, NXB Văn học.
21. Nguyễn Đình Chính (1989), "Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930 - 1945", Báo
Giáo viên nhân dân (27).
22. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
23. Đào Đức Doãn (1992), "Cảm quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng", Nguyên
Hồng cát bụi và ánh sáng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
24. Đặng Anh Đào (2001), "Gió đông gió tây: Ảnh hƣởng và giao thoa trong văn học Việt
Nam hiện đại", Tạp chí Văn học (2).
25. Phan Cự Đệ (1969), "Những bƣớc tiến mới về tiểu thuyết của Nguyên Hồng sau Cách
mạng tháng Tám", Tạp chí Văn học (3).
26. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I, NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
27. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập II, NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
201
28. Phan Cự Đệ (1979), "Tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng", Tạp chí Văn học (5).
29. Phan Cự Đệ (2000), "Lời giới thiệu", Tuyển tập Nguyên Hồng, tập I, NXBVH, Hà Nội
(tái bản lần thứ tƣ, in lần đầu 1983).
30. Phan Cự Đệ (1998), "Nguyên Hồng", Văn học Việt Nam (1900 - 1945) NXB Giáo dục,
Hà Nội.
31. Nguyễn Khoa Điềm (1988), "Kính tặng nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người
và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.
32. Nguyễn Đăng Điệp (2001), "Đặc sắc hồi kí Nguyên Hồng", Nguyên Hồng và tác gia và
tác phẩm, NXBGD, Hà Nội (Đã in trong Nguyên Hồng cát bụi và ánh sáng, NXB Hội
nhà văn, 1992).
33. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Hà Minh Đức (2001), "Nguyên Hồng nhà văn của những khát vọng sống", Tạp chí Văn
học (9).
35. Hà Minh Đức (2001), "Một kỉ niệm nhỏ với nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác
gia và tác phẩm, NXBGD, Hà Nội.
36. Trịnh Hoài Giang (1998), "Qua phố Nguyên Hồng", Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, (31).
37. Nhiều tác giả (1992), Nguyên Hồng cát bụi và ánh sáng, NXB Hội nhà văn Hà Nội.
38. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Nhiều tác giả (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
40. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội.
41. Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học (Phƣơng Lựu chủ biên) NXB Giáo dục.
42. Nhiều tác giả (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng.
202
43. Nhiều tác giả (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
44. Nhiều tác giả (2001), Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học, tập I, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
46. Nhiều tác giả (2002), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên),
NXBGD, Hà Nội.
47. G.V.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Phan Hách (2001), "Ông già Yên Thế", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Tế Hanh (2001), "Làm báo Văn nghệ với Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. (in lần đầu trên báo Văn nghệ 26-3-1983)
50. Hoàng Văn Hành 1985, Từ láy trong tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục. Hà Nội.
52. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1999), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Hào (1985), Sự thể hiện con người trong tác phẩm của Nguyên Hồng trước
Cách mạng tháng Tám, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
54. Hêghen (1999), Mĩ học, tập I, NXB văn học, Hà Nội.
55. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trƣờng viết văn Nguyễn Du.
56. Hoàng Ngọc Hiến (dịch) (1992), Nhập môn văn học, Trƣờng viết văn Nguyễn Du.
203
57. Bùi Hiển (2001), "Nhớ một đồng nghiệp", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
58. Đinh Ngọc Hoa (1994), Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
59. Nguyễn Công Hoan (1983), Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.
60. Nguyễn Công Hoan (1983), Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
61. Tô Hoài (1958), Mười năm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
62. Tô Hoài (2001), "Nguyên Hồng trong đời sống", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
63. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), "Trong lòng mẹ, lòng khát khao bất diệt của tình mẫu tử",
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (12).
64. Nguyên Hồng (1938), Bỉ vỏ, NXB Đời Nay, Hà Nội.
65. Nguyên Hồng (1940), Những ngày thơ ấu, NXB Đời Nay, Hà Nội.
66. Nguyên Hồng (1940), Bảy Hựu, NXB Tân Dân, Hà Nội.
67. Nguyên Hồng (1942), Cuộc sống, NXB Tân Dân, Hà Nội.
68. Nguyên Hồng (1943), Quán Nải, NXB Tân Dân, Hà Nội (NXB Hải Phòng tái bản năm
1993).
69. Nguyên Hồng (1943), Hơi thở tàn, NXB Thời đại, Hà Nội.
70. Nguyên Hồng (1943), Qua những màn tối, NXB Tân Dân, Hà Nội.
71. Nguyên Hồng (1943), Hai dòng sữa, NXB Hàn Mặc, Hà Nội.
72. Nguyên Hồng (1944), Vực thẳm, NXB Anh Hoa, Hà Nội.
73. Nguyên Hồng (1945), Ngọn lửa, NXB Mới, Hà Nội.
74. Nguyên Hồng (1946), Địa ngục, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam.
75. Nguyên Hồng (1951), Đêm giải phóng, Hội Văn nghệ Việt Nam, Hà Nội.
76. Nguyên Hồng (1960), Trời xanh (tập thơ), NXB Văn học, Hà Nội.
204
77. Nguyên Hồng (1961), Sóng gầm, NXB Văn học, Hà Nội.
78. Nguyên Hồng (1963), Sức sống của ngòi bút, NXB Văn học, Hà Nội.
79. Nguyên Hồng (1968), Cơn bão đã đến, NXB Vãn học, Hà Nội (tái bản 1993).
80. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, NXB Văn học, Hà Nội.
81. Nguyên Hồng (1973), Một tuổi thơ văn, NXB Kim đồng, Hà Nội.
82. Nguyên Hồng (1973), Sông núi quê hương (tập thơ), NXB Lao động, Hà Nội.
83. Nguyên Hồng (1976), Thời kỳ đen tối, NXB Văn học.
84. Nguyên Hồng (1976), Khi đứa con ra đời, NXB Văn học, Hà Nội.
85. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
86. Nguyên Hồng (1981), Thù nhà nợ nước, Hội Văn học nghệ thuật Hà Bắc.
87. Nguyên Hồng (1993), Núi rừng Yên Thế, Hội Văn học nghệ thuật Hà Bắc.
88. Nguyên Hồng (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, tập I, NXB Văn học, Hà Nội (in lần thứ
4).
89. Nguyên Hồng (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội (in lần thứ
4).
90. Nguyên Hồng (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội (in lần thứ
4)
91. Bạch Văn Hợp (2000), Nguyên Hồng những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
92. Bạch Văn Hợp (2002), "Một vài nhận xét về cách sử dụng thành ngữ của Nguyên Hổng
thông qua tiểu thuyết Sóng gầm", Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (7).
93. Bạch Văn Hợp (2002), "Giọng điệu trần thuật và cấu trúc lời văn của Nguyên Hồng", Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống (11).
205
94. Bạch Văn Hợp (2002), Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, Luận án Tiến
sĩ Ngữ văn, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
95. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lí học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
96. Đoàn Trọng Huy (2003), Nguyên Hồng - "Ngƣời của đất", Tuyển tập mười năm Tạp chí
Văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục.
97. Trịnh Lan Hƣơng (1999), Độc thoại nội tâm trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám
- 1945 của Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Hà Nội.
98. I.U.M.Lotman (1970), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Nghệ thuật Matxcơva.
99. Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
100. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, Hà Nội.
101. Nguyễn Hoành Khung (1983), Từ điển văn học, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
102. Nguyễn Hoành Khung (1984), Từ điển văn học, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Nguyễn Hoành Khung (1990), "Lời giới thiệu", Truyện ngắn Việt Nam 1930 -1945, tập
I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
104. Nguyễn Hoành Khung (1998), "Lời giới thiệu", Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 -
1945, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
105. Nguyễn Thanh Kim (2000), Người sinh ra Năm Sài Gòn, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
106. Nguyễn Thanh Kim (1988), "Về Hải Phòng nhớ nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng
con người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.
107. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
108. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
206
109. Nguyên Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
110. Thạch Lam (1998), "Thay lời tựa", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, NXB Hải
Phòng (Lời giới thiệu Những ngày thơ ấu trong lần đầu xuất bản, 1940)
111. Thạch Lam (2001), "Rất nhiều hứa hẹn", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB
Giáo dục, H. (Trích nhận xét về các tiểu thuyết phóng sự đƣợc giải thƣởng của Tự lực
văn đoàn, Thạch Lam viết năm 1938)
112. Nguyễn Viết Lãm (1998), "Anh Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp,
NXB Hải Phòng.
113. Vũ Hoàng Lâm (1982), "Những gì còn lại ở một nhà văn không bao giờ chết", Tạp chí
Cửa biển (Hải Phòng), (9).
114. Kim Lân (1992),"Một nhà văn", Nguyên Hồng cát bụi và ánh sáng, Nhà xuất bản hội
nhà văn, Hà Nội.
115. Hồ Lê (1996), Tính quy luật của cơ chế ngôn giao, tập II, NXB Khoa học Xã hội.
116. Phong Lê (2001), "Ngƣời và văn Nguyên Hồng", Một số gương mặt văn chương học
thuật Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. (Viết nhân 80 năm ngày sinh
Nguyên Hồng, 5/11/1918 - 2/5/1998)
117. Phong Lê (2002), "Thời kì 1932 - 1945 và diện mạo hiện đại của văn học dân tộc", Tạp
chí Văn học (9).
118. Nhất Linh, Khái Hƣng (1989), Đời mưa gió, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội. (tái bản)
119. Trịnh Đức Long (1987), Tìm hiểu sự vận động ý thức nghệ thuật của Nguyên Hồng trên
con đường tiếp cận và hình thành ý thức nghệ thuật vô sản, Luận văn Thạc sĩ Ngữ
Văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
120. Nguyễn Văn Long (1983), "Cửa biển", Từ điển văn học, tập I, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
207
121. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng
tháng Tám, NXB Giáo dục.
122. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
123. Lê Lựu (2001), "Với nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
124. Đào Thị Lý (2002), Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong sáng tác của Nguyên Hồng trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Thái Nguyên.
125. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp của Đôtxtôiepxki, NXB Giáo dục, H.
126. M.B.Khrapchen cô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB
Tác phẩm mới, Hà Nội
127. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), "Nguyên Hồng", Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930
- 1945, phần II, NXBGD.
128. Nguyễn Đăng Mạnh (1982), "Thƣơng tiếc nhà văn Nguyên Hồng", Báo Nhân dân (ngày
14/5).
129. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1982), Tổng tập văn học Việt Nam tập 30B, NXB Khoa
học và xã hội, Hà Nội.
130. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), "Nguyên Hồng con ngƣời và sự nghiệp", Nguyên Hồng về
tác gia và tác phẩm, NXBGD, Hà Nội. (in lần đầu trong cuốn Nguyên Hồng con
người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng, 1998).
131. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), "Đọc Cửa biển nghĩ về Nguyên Hồng và tiểu thuyết",
Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
132. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB
Giáo dục (tái bản).
208
133. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), "Nguyên Ngọc con ngƣời lãng mạn", Tạp chí Văn học và
tuổi trẻ (2).
134. Phan Hoài Nam (2002), "Thử bàn về tiếng lóng tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên
Hồng", Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, (7).
135. Vũ Tú Nam (1998), "Trong tình cảm tiếc thƣơng ấm áp", Nguyên Hồng con người và sự
nghiệp, NXB Hải Phòng.
136. Nguyễn Xuân Nam (1999), Nguyên Hồng - Tô Hoài, NXB Giáo dục, Hà Nội.
137. Chu Nga (1971), "Đọc lại một số tác phẩm của Nguyên Hồng", Văn học, (6), Hà Nội.
138. Chu Nga (1977), "Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh", Tác giả văn xuôi Việt
Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội.
139. Đái Xuân Ninh (1998), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
140. Bảo Ngọc (1994), "Gia sản của nhà văn Nguyên Hồng", Tạp chí Tác phẩm mới (7).
141. Nguyên Ngọc (2001), "Nguyên Hồng một tấm gƣơng sống, lao động hết mình", Nguyên
Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, H.
142. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2002), Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ
Trọng Phụng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
143. Đào Thủy Nguyên (2002), Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Khải, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Hà Nội.
144. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, NXB Sài Gòn.
145. Vƣơng Trí Nhàn (2001), "Tìm khái niệm hiện đại trong văn học sử Việt Nam", Tạp chí
Văn học (1).
209
146. Vƣơng Trí Nhàn (2001), "Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ", Nguyên Hồng về tác
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, II.
147. Ý Nhi (1988), "Nhà văn Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, NXB
Hải Phòng.
148. Đỗ Kim Oanh (2000), "Tinh mẫu tử tôn giáo thiêng liêng cứu rỗi tâm hồn", Tạp chí Văn
học và tuổi trẻ, (48).
149. Ô.Đ.Bandăc (1987), Bước thăng trầm của người kĩ nữ, Tập II, III, NXB Văn học, Hà
Nội.
150. Vũ Ngọc Phan (2001), "Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB
Giáo dục, Hà Nội. (In lần đầu trong Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân, 1942).
151. Nhƣ Phong (2001), "Nhớ ngƣời bạn từ thủa đôi mƣơi", Nguyên Hồng về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
152. Nhƣ Phong (2001), "Sóng gầm, một tác phẩm nói về nỗi thống khổ của con ngƣời trong
xã hội cũ", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội (in lần đầu
trên Tạp chí Văn nghệ 9 - 1962).
153. Vũ Trọng Phụng (1993), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập I, NXB Văn học, Hà Nội.
154. Vũ Trọng Phụng (1993), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
155. Trọng Quy (1938), "Bỉ vỏ và Gia đình", Báo Ngày nay, (số 126/9). Tr 8.
156. Hữu Quỳnh (1979), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, II.
157. Huyền Sâm (1988), "Gặp Cửa biển ở rừng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp,
NXB Hải Phòng.
158. Thế Sinh (1988), "Với Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, NXB Hải
Phòng.
210
159. Chu Văn Sơn (1988), "Thơ của một nhà tiểu thuyết", Nguyên Hồng con người và sự
nghiệp, NXB Hải Phòng.
160. Trần Đăng Suyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
161. Trần Đăng Suyển (2002), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn
học, Hà Nội.
162. Trần Đăng Suyền (2002), "Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học", Tạp chí Văn học,
(9).
163. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
164. Trần Đình Sử (2000), "Độc thoại nội tâm. và cấu trúc tự sự của truyện Kiều", Tạp chí
Văn học, (12).
165. Dƣơng Thị Tân (1994), Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng trong tiểu thuyết
"Cửa biển", Luận văn Thạc sĩ Ngữ Vãn, Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
166. Đoàn Thị Thái (2001), Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
167. Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
168. Ngô Thảo (1988), "Nhà văn Nguyên Hồng một cuộc đời sáng tạo", Nguyên Hồng con
người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.
169. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
170. Linh Thi (2001), "Giọt lệ lớn và đoàn tàu chợ", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội. (Đã in trong Nguyên Hồng cát bụi và ánh sáng, NXB Hội
nhà văn 1992).
171. Lƣu Khánh Thơ (2003), "Một vài nhận xét về trăng trong sáng tác của Nam Cao", Tạp
chí Văn học và tuổi trẻ, (3).
211
172. Bích Thu (2001), "Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu
thế kỷ", Tạp chí Văn học, (4).
173. Đỗ Lai Thúy (Biên soạn) (2001), Nghệ thuật như là một thủ pháp (lý thuyết chủ nghĩa
hình thức Nga), NXB Hội nhà văn.
174. Ngô Tất Tố (1962), Tắt đèn, NXB Văn hóa. (tái bản)
175. Ngọc Trai (1998), "Tản mạn về Nguyên Hồng", Nguyên Hồng con người và sự nghiệp,
NXB Hải Phòng.
176. Cù Đình Tú (1982), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
177. Nguyễn Tuân (2001), "Con ngƣời Nguyên Hồng", Tuyển tập Nguyên Hồng, tập I, NXB
Văn học. (in lần đầu trên Văn nghệ (II), 1978).
178. Nguyễn Tuân (1982), "Anh bạn Nguyên Hồng của tôi", Văn học (3), Hà Nội.
179. Pham Văn Tƣờng (2001), "Lời văn tạo khoảng cách và một số từ ngữ công cụ trong
ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao", Tạp chí Văn học, (11).
180. Trần Tự (1982), "Nhà văn Nguyên Hồng và xóm Đình Hạ của tôi", Tạp chí Cửa biển,
(9), Hải Phòng.
181. V. Huygô (1997), Những người khốn khổ, tập 3, NXB Văn học.
182. Khái Vinh (1974), "Nguyên Hồng nhà văn của những ngƣời lao động", Vì một nền văn
học thuộc về nhân dân lao động, NXB Lao động.
183. Lê Văn Vị (2001), "Với Nguyên Hồng", Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (9).
184. Anh Vũ (2001), "Nguyên Hồng với Đề Thám", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
185. Phạm Viết Vƣợng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
186. Hoàng Hữu Yên (2003), Cái hay cái đẹp trong Truyện Kiều, NXB Nghệ An.
212
TIẾNG NGA
187. Никулил.Н.И (1971), Вьетнамская литература, Издательство Hаука, Москва.
188. Ткачев. М (1961), Предиловие, Воровка, Москва.
189. Нгуен Туан (1966), Мой друг Нгуен Хонг, Воровка Рассказы, Москва.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_loi_van_nghe_thuat_cua_nguyen_hong_139.pdf