Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch trong luận án chủ yếu xem
xét ở đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, một
số nhân tố khá quan trọng hay nghi ngờ có ảnh hưởng hoặc được các chuyên gia, các
nghiên cứu trước đánh giá có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức độ minh bạch TTTC
nhưng chưa được xét đến như ngành nghề kinh doanh, mức độ tập trung quyền sở hữu,
tính độc lập thực sự của thành viên HĐQT, trình độ của kế toán trưởng, trình độ Ban
giám đốc, Hay việc đo lường mức độ tập trung quyền sở hữu bằng thước đo về tỷ lệ sở
hữu nước ngoài hay sở hữu nhà nước cũng chưa được thực hiện. Ngoài ra, luận án cũng
chưa xem xét đến một số nhóm nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
TTTC nữa là: hệ thống pháp luật, văn hóa, chính trị v.v mà theo kết quả nghiên cứu
trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ minh bạch TTTC. Điều này cũng dẫn đến
một số hạn chế nhất định khi thiếu đi một số giải pháp và gợi ý chính sách khác có ích
lợi và hiệu quả hơn từ kết quả nghiên cứu.
203 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư trong việc cung cấp thông tin một cách thuận lợi
nhất cho nhà đầu tư. Đồng thời, tiến tới khuyến khích CTNY công bố BCTC bằng tiếng
Anh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là một trong những cách để gia tăng
sự hội nhập quốc tế trên TTCK.
(2) Định kỳ đưa ra các tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư đối với các công ty có
hành vi vi phạm việc công bố TTTC định kỳ bị lặp lại cùng một hành vi từ 2 lần trở lên.
Cơ quan quản lý thị trường của các SGDCK có thể áp dụng biện pháp như công bố rộng
167
rãi danh sách các công ty thường xuyên có hiện tượng bất nhất số liệu trong BCTC trước
và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị nhắc nhở. Có như vậy,
nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản thân các công ty
cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC.
5.2.2.4 Hoàn thiện quy trình công bố TTTC từ CTNY đến nhà đầu tư thông qua
website của SGDCK
Qua kết quả khảo sát thông tin BCTC do các CTNY công bố trên website của
SGDCK, có thể nhận thấy, nhiều công ty chỉ công bố đường link để liên kết đến BCTC
của công ty mình nhưng đường link lại trình bày dưới dạng file PDF ở dạng hình ảnh:
gây khó khăn cho nhà đầu tư muốn liên kết đến đường link thông tin đó. Đồng thời, khi
truy cập vào các đường link để lấy thông tin thì được thông báo không có thông tin hoặc
thông tin bị sai. Điều đó cho thấy, quy trình tiếp nhận, xử lý và CBTT của SGDCK vẫn
chưa làm tốt vai trò của mình trong việc kiểm tra tính có thực hay đúng đắn của thông
tin. Do vậy, để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư đầy đủ, kịp thời,
SGDCK cần phải tiếp tục cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý và CBTT. Cách tiếp nhận
thông tin từ CTNY đến SGDCK cần học tập cách làm của cơ quan thuế hiện nay trong
việc thu nhận các BCTC. Cụ thể, cung cấp phần mềm kê khai các BCTC nộp cho
SGDCK, mỗi CTNY sẽ được cấp mã vạch hai chiều. Họ sẽ nộp các BCTC trực tiếp hay
thông qua mạng Internet kèm theo mã vạch. Với cách làm như vậy, phần mềm kiểm tra
thông tin của SGDCK có thể tự động kiểm tra về các thông tin do doanh nghiệp khai báo
theo một form chuẩn, và như vậy sẽ đưa ra nhắc nhở hay cảnh báo kịp thời cho CTNY
nếu họ nộp thiếu thông tin hay sai nội dung theo quy định. Điều này cũng giúp tiết kiệm
được nguồn nhân lực cho SGDCK, đồng thời thông tin cũng được cập nhật thường xuyên
và nhanh chóng.
5.2.2.5 Triển khai mô hình tổ chức định mức tín nhiệm
Hiện nay, các hoạt động đánh giá các CTNY chủ yếu thực hiện thông qua các
cuộc thi “Bình chọn báo cáo thường niên hàng năm” của SGDCK phối hợp với một số
đơn vị, tổ chức thực hiện. Đây là hoạt động đầu tiên liên quan đến quá trình đánh giá các
CTNY, kết quả cũng là cơ sở để nhà đầu tư tham khảo về mức độ minh bạch thông tin
của các công ty mà mình tham gia đầu tư. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về
lâu dài việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm là nhu cầu bức thiết. Tổ chức định
mức tín nhiệm có vai trò to lớn đối với TTCK nói chung và đối với hoạt động CBTT trên
TTCK nói riêng. Trong tình hình thực tế hiện nay, khả năng phân tích và xử lý TTTC
của nhà đầu tư chưa cao thì các tổ chức định mức tín nhiệm được hình thành sẽ giúp
cung cấp thông tin về tính trung thực, độ tin cậy của các CTNY và các nhân tố thị trường
gắn liền với rủi ro, giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn về đối tượng dự định đầu
tư. Về lâu dài, nhà đầu tư khi hoạt động trong môi trường quốc tế cũng dùng thông tin
của các tổ chức định mức tín nhiệm để làm công cụ so sánh tương quan rủi ro giữa các
đối tượng đầu tư. Đồng thời, các tổ chức phát hành cũng dùng bảng xếp hạng tín nhiệm
168
như một chiến lược để huy động vốn. Các công ty định mức tín nhiệm đóng vai trò như
một nhân tố hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn.
5.2.3 Đối với các bên liên quan khác (Ngân hàng – Tổ chức tín dụng, Công ty
kiểm toán, Hội nghề nghiệp, Cơ sở đào tạo)
5.2.3.1 Về phía các tổ chức tín dụng – các chủ nợ
Biến đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến mức
độ minh bạch TTTC theo đánh giá của nhà đầu tư. Điều đó cho thấy, chủ nợ có vai trò
khá lớn trong việc khiến doanh nghiệp phải công bố nhiều thông tin hơn góp phần làm
tăng tính minh bạch TTTC của CTNY. Kết quả cũng cho thấy, nhà quản lý sẽ tăng cường
mức độ minh bạch khi họ nợ nhiều hơn, điều đó góp phần giúp họ giảm chi phí vốn.
Theo lý thuyết đại diện, các công ty có mượn nợ nhiều đã ý thức đến việc minh bạch
thông tin để làm các chủ nợ yên tâm trong việc cho họ vay tiền, đồng thời đánh giá tốt họ
để họ có thể thỏa thuận được mức chi phí lãi vay thấp hơn bình thường. Do vậy, đề nghị
các chủ nợ cần tăng cường sự giám sát chặt chẽ hơn nữa với các công ty đang vay vốn
của mình. Kết quả giám sát chặt chẽ của các chủ nợ, ngân hàng hay tổ chức tín dụng là
một giải pháp khá tốt nhằm nâng cao tính minh bạch TTTC của các CTNY. Ngoài ra, các
tổ chức như ngân hàng, các tổ chức cho vay khác, nhà đầu tư tổ chức cần bổ sung yêu
cầu về QTCT tốt đối với các công ty khách hàng.
5.2.4.2 Về phía các công ty kiểm toán
Biến công ty kiểm toán có ý nghĩa, điều đó cho thấy nhà đầu tư vẫn rất coi trọng
vai trò của công ty kiểm toán trong việc thay họ làm chức năng giám sát hoạt động của
nhà quản lý. Nhóm các công ty kiểm toán thuộc Big 4 vẫn được nhà đầu tư đánh giá cao
mặc dù một số vụ bê bối trước đây có thể ảnh hưởng phần nào lòng tin của nhà đầu tư
đối với họ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm các công ty kiểm toán Việt
Nam cũng được đánh giá khá cao. Khoảng cách chênh lệch mức độ minh bạch trung bình
giữa nhóm CTNY được kiểm toán bởi Big 4 và Non Big 4 không quá xa (Điểm mức độ
minh bạch trung bình của nhóm công ty Kiểm toán bởi Big 4 là 3,82 điểm, nhóm Non
Big 4 là 3,69 điểm). Điều đó cho thấy, nhà đầu cũng có sự tin cậy nhất định đối với kết
quả kiểm toán của các công ty kiểm toán ngoài nhóm Big 4. Do vậy, các công ty kiểm
toán cần cải thiện chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao hơn nữa sự tin cậy của công
chúng vào kết quả kiểm toán do mình thực hiện. Trong những năm gần đây, nhiều công
ty kiểm toán vì lý do cạnh tranh đã đưa ra những mức giá phí “hấp dẫn” hay giảm giá phí
kiểm toán, phá giá thị trường để thu hút khách hàng. Tất nhiên với chi phí không tương
xứng thì chất lượng kiểm toán cũng sẽ không phản ánh hết bản chất của thông tin và đây
cũng chính là mầm mống phát sinh ra sự không minh bạch của TTTC. Khi có sự cố xảy
169
ra, sẽ làm ảnh hưởng lòng tin của nhà đầu tư đến chất lượng kiểm toán, vô tình gây nguy
hại đến sự phát triển của ngành kiểm toán.
5.2.3.3 Về phía Hội nghề nghiệp
Hiện nay, vai trò của hiệp hội kế toán và hiệp hội kiểm toán viên hành nghề ngày
càng được nâng cao. Hoạt động kiểm tra chất lượng kiểm toán do Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất
lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, Hội nghề nghiệp cần tích cực
phối hợp với Bộ tài chính trong việc đưa ra các quy định nhằm hạn chế hiện tượng phá
giá (hạ giá phí kiểm toán) đang diễn ra hiện nay, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất
lượng kiểm toán. Các quy định đưa ra để xiết chặt yêu cầu về chất lượng kiểm toán của
các công ty kiểm toán thực hiện trên TTCK là giải pháp quan trọng để tăng cường mức
độ minh bạch TTTC. Các quy định cụ thể như sau:
(1) Quy định về mức giá phí kiểm toán sàn (mức thấp nhất) tương ứng với thời
gian và quy mô doanh nghiệp được kiểm toán. Tiêu chí để đưa ra mức phí kiểm toán
thấp nhất có thể dựa vào thời gian kiểm toán, quy mô doanh nghiệp thông qua doanh thu,
tổng tài sản hoặc dựa vào số lượng tổng các giao dịch phát sinh của công ty được kiểm
toán.
(2) Yêu cầu các công ty kiểm toán cung cấp thông tin giá phí kiểm toán tương
ứng với từng hợp đồng kiểm toán. Đương nhiên, các thông tin này sau khi được các công
ty kiểm toán báo cáo phải được giữ bí mật. Sau đó, định kỳ kiểm tra giá phí kiểm toán
của các công ty kiểm toán để phát hiện ra các hợp đồng có mức phí bất thường, những
hành vi phá giá kiểm toán của các công ty kiểm toán cạnh tranh không lành mạnh.
(3) Nâng cao tiêu chí chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán được
phép kiểm toán các CTNY. Điều này cũng giúp tăng cường chất lượng kiểm toán của các
công ty kiểm toán.
(4) Đối với các công ty kiểm toán được phép kiểm toán trên TTCK, cần bổ
sung quy định về tỷ trọng các dịch vụ kiểm toán so với các dịch vụ phi kiểm toán. Việc
làm này để hạn chế tình trạng, các công ty kiểm toán tuy thực hiện dịch vụ kiểm toán là
chủ yếu, nhưng thường hạ giá phí để tiếp cận công ty được kiểm toán. Sau đó gia tăng
các dịch vụ phi kiểm toán như dịch vụ tư vấn thuế, kế toán, tư vấn đầu tư cho các công ty
được kiểm toán. Khi tỷ trọng các dịch vụ khác dịch vụ kiểm toán ngày càng gia tăng thì
tính độc lập, khách quan của hoạt động kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, chất lượng
kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là bài học kinh nghiệm đã xảy ra trước đây
đã xóa sổ một trong 5 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới trong nhóm Big 5: công ty
kiểm toán Anther Anderson. Khi phần doanh thu nhận được từ các dịch vụ khác, không
phải dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng và cao hơn dịch vụ kiểm toán mà Anther
Anderson thực hiện cho tập đoàn năng lượng Enron thì tính độc lập và khách quan của
170
Anther Anderson không còn nữa và công ty kiểm toán này đã sa ngã, đưa ra các ý kiến
kiểm toán không trung thực và tiếp tay với công ty Enron trong việc lừa dối cổ đông, lừa
dối nhà đầu tư.
5.2.3.4 Về phía các cơ sở đào tạo
Mức độ minh bạch TTTC của các CTNY chưa cao, chỉ đạt mức trung bình khá.
Điều đó cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực kế toán vẫn còn hạn chế. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán, cần sự phối hợp rất lớn từ phía các Trường Đại
học - nơi đào tạo chủ yếu nguồn nhân lực kế toán hiện tại, các hiệp hội nghề nghiệp (Hội
kế toán viên hành nghề, hội kiểm toán viên hành nghề) và doanh nghiệp – nơi đội ngũ
nhân viên kế toán làm việc. Các giải pháp cụ thể về sự phối hợp này là:
(1) Các trường Đại học cần nâng cao chất lượng đầu ra của đội ngũ cử nhân kế
toán – kiểm toán. Quá trình đào tạo cần hướng đến không chỉ kiến thức chuyên môn mà
còn nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm trong công việc, thái độ tích cực với công
việc và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, các trường Đại học định kỳ tổ chức các hoạt
động thực hành thực tế, giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán
để truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề vào các đội ngũ kế toán trong tương lai.
(2) Hội nghề nghiệp cần phát huy vai trò của hiệp hội trong việc hướng dẫn
các kỹ năng thực hành. Định kỳ tổ chức các hội thảo, các buổi tập huấn để nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực kế toán ở các doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ
sở đào tạo để thường xuyên cập nhật thông tin về chế độ kế toán, quy định của thuế, kế
toán, kiểm toán cho các đối tượng liên quan đến công tác kế toán của doanh nghiệp.
(3) Các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ sở đào tạo trong việc tạo môi
trường thực hành cho các sinh viên kế toán. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức quá
trình đào tạo chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp chỉ cần tuyển dụng
người làm được việc mà quên đi trách nhiệm phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi lý thuyết vững thực hành, đây cũng chính là nguồn
nhân lực sẽ trở thành nhân viên của các doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần
thấy được vai trò của nhân sự kế toán không chỉ là những người làm các công việc theo
quy định của nhà nước trong việc khai báo theo quy định của cơ quan thuế mà nhiệm vụ
quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp kiểm soát các TTTC, giúp doanh nghiệp theo dõi và
quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp cần có chính sách thu hút
đãi ngộ tốt đối với các nhân lực giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng
các yêu cầu ngày càng cao của công tác kế toán doanh nghiệp.
5.2.5 Một số kiến nghị hỗ trợ khác
5.2.4.1 Tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư
Có thể nói qua diễn biến thực tế TTCK trong thời gian qua thì khả năng đọc hiểu
và tiếp cận để phân tích BCTC của các nhà đầu tư Việt Nam chưa cao. Ngoài một số nhà
171
đầu tư là tổ chức và cá nhân có sự am hiểu về tài chính rất tốt thì nhiều chuyên gia nhận
định rất nhiều nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động của TTCK
cũng như khả năng đọc hiểu BCTC chưa cao, còn có hiện tượng nhiều nhà đầu tư mua
bán cổ phiếu theo xu hướng mua bán của các tổ chức và cá nhân là người nước ngoài.
Đối tượng đầu tư cá nhân trên TTCK hiện nay rất đa dạng làm cho TTCK hoạt động sôi
nổi. Tuy nhiên, để TTCK hoạt động ổn định, hiệu quả và phát triển bền vững thì kiến
thức về chứng khoán và văn hóa đầu tư là điều rất quan trọng. Bản thân nhà đầu tư phải
thấy rằng, việc nâng cao khả năng hiểu biết khi đọc và phân tích TTTC do các CTNY
cung cấp cũng là lý do khiến doanh nghiệp tăng cường sự minh bạch TTTC. Cộng đồng
nhà đầu tư, bao gồm nhóm lớn tập hợp các cổ đông nhỏ và các cổ đông nhỏ này, nếu có
kiến thức tốt về khả năng đọc hiểu và phân tích TTTC, thì có thể lên tiếng và gây áp lực
với nhà quản lý và Ban giám đốc để yêu cầu cải thiện đáng kể việc cung cấp TTTC ngày
càng minh bạch hơn. Do đó, giáo dục và phổ biến kiến thức cho công chúng đầu tư mang
ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần hình thành thói quen đầu tư trên TTCK, nâng cao
khả năng sử dụng thông tin của nhà đầu tư. Các cơ quan có trách nhiệm điều hành hoạt
động của TTCK cần giáo dục cho nhà đầu tư một nhận thức quan trọng: đây là hình thức
đầu tư dài hạn mang lại hiệu quả cao. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về cách thức hoạt động của
TTCK và cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân của sự gian lận và thao túng thị
trường. Cụ thể:
Triển khai các chiến dịch tuyên truyền thường xuyên cho nhà đầu tư về
những lợi ích và rủi ro khi tham gia vào TTCK dưới dạng chương trình học tập, hội thảo,
trò chơi, qua các phương tiện như báo chí, phát thanh, truyền hình.
Thành lập những kênh thông tin chính thức để giải quyết các thắc mắc,
khiếu nại của nhà đầu tư,
5.2.4.2 Đổi mới quá trình thông tin của các CTNY
Đứng ở góc độ nhà đầu tư là những chuyên gia tài chính, các nhà phân tích
chuyên nghiệp thì “Các nhà phân tích tài chính và ban giám đốc của các công ty thường
gặp nhau trong mối quan hệ đối nghịch mà ở đó các nhà phân tích dường như muốn biết
mọi thứ, trong khi ban giám đốc công ty có xu hướng chỉ đưa ra những tin tốt lành”6.
Cũng phù hợp với nhận định trên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng “các
CTNY có tỷ suất lợi nhuận cao có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn và mức độ minh
bạch cao hơn các công ty khác”, điều đó có nghĩa rằng các công ty có lợi nhuận thấp có
nhiều khả năng che dấu thông tin về tình hình không tốt của doanh nghiệp mình hoặc có
khuynh hướng làm cho các thông tin khó hiểu, mù mờ. Nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi
nhiều hơn đối với các công ty trong việc cung cấp thông tin tốt và cả thông tin xấu về
6 Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát 140 nhà phân tích nổi tiếng trong bài nghiên cứu “Điều các nhà phân tích
mong muốn” của Giáo sư Mars J. Epstein (Đại học Rice, Texas) và Krishna G.Palepu (Trường kinh doanh Harvard,
Massachusette), Strategic Finance, 1999).
172
chất lượng lẫn số lượng. Nếu ngay cả các nhà phân tích chuyên nghiệp cũng không thể
hiểu được các mục thuyết minh, mà đây lại là thông tin cần thiết để hiểu được toàn bộ
BCTC thì làm sao các nhà phân tích khác, hoặc ít ra thì đa số cổ đông có thể hiểu được?
Thông thường giám đốc các công ty rất trung thực khi cung cấp những thông tin được
yêu cầu một cách hợp pháp và sẵn sàng đưa thêm những thông tin có lợi cho các quyết
định khi công ty hoạt động hiệu quả nhưng điều này lại không xảy ra khi công ty hoạt
động không hiệu quả và Ban giám đốc công ty có xu hướng sử dụng ngôn ngữ không rõ
ràng, khó hiểu khi công ty thất bại. Bằng cách tạo ra những BCTC tập trung nhiều hơn
vào chiến lược thông tin với một hệ thống thông tin nhất quán và đáng tin cậy, các công
ty có thể cải thiện mối liên hệ với các bên liên quan và các nhà phân tích, những người
sử dụng thông tin để ra quyết định đầu tư. Điều này có thể mang lại hiệu quả cũng như
có ý nghĩa tích cực đối với giá cổ phiếu của công ty. Do đó, việc phác thảo hay thiết lập
một bảng BCTC đầy đủ như một công cụ thông tin hiệu quả của công ty gồm có:
Thực hiện định kỳ “Thư gửi cổ đông” của chủ tịch HĐQT công ty cho các
nhà đầu tư, trong đó thư gửi cổ đông như là phương tiện thông tin rõ ràng về chiến lược
của công ty, các nhân tố chính trong mô hình kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng
đến thành công hay rủi ro của công ty. Những thông tin đó phải giúp người đọc xác định
được giá trị của các đề xuất và phương pháp thực hiện của công ty để từ đó nhà đầu tư có
thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc thực hiện những đề xuất này. Đó là cách
làm cho công ty trở nên nổi bật và cho phép công ty tạo ra giá trị và thu được lợi nhuận.
Mỗi công ty có thể bổ sung trong BCTC (phần thuyết minh) mục Phân
tích & thảo luận, trong đó có đánh giá của bản thân công ty về tính hiệu quả của chiến
lược và đề xuất giá trị của công ty, đồng thời có sự liên hệ kết quả tài chính với hoạt
động quản trị. Nếu đó là một công ty kinh doanh đa ngành, thì trong mục này trình bày
cho trọng tâm xoáy vào từng bộ phận kinh doanh chiến lược của công ty. Đây cũng là
cách hiệu quả để liên kết các hoạt động quản trị với kết quả tài chính của công ty.
Trong phần giải thích về các phương pháp kế toán được lựa chọn khi lập
BCTC cần giải thích được những mối liên hệ giữa các chiến lược kinh doanh và những
chọn lựa các phương pháp kế toán khi lập BCTC. Bởi suy cho cùng những cơ sở nền
tảng để thiết lập BCTC (như cơ sở dồn tích, thực tế phát sinh) là cách để nắm bắt kết quả
tài chính trong tương lai từ quyết định kinh doanh của công ty. BCTC thường liên quan
đến việc ra quyết định dựa trên tính chắc chắn về khả năng thu lợi trong tương lai từ hoạt
động kinh doanh hiện tại. Do vậy việc thể hiện điều cốt lõi đằng sau những chọn lựa khi
lập BCTC của công ty là điều rất quan trọng trong việc nhận được lòng tin của người đọc
đối với khả năng đáng tin cậy của các số liệu tài chính được công bố.
Tóm lại, trên xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam và quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới, việc giải trình với các nhà phân tích có kinh nghiệm, các cuộc họp
173
báo, và những nổ lực trong quan hệ với nhà đầu tư mặc dù quan trọng nhưng vẫn không
thể thay thế được một bảng BCTC được soạn thảo đầy đủ và rõ ràng. Báo cáo hàng năm
được sử dụng rộng rãi nhất, là một phương tiện thông tin ít tốn kém nhất giữa công ty và
thế giới bên ngoài. Nếu một công ty nhận được quá nhiều câu hỏi từ cộng đồng các nhà
phân tích, công ty cần phải nhận ra rằng đó là một tín hiệu cho thấy có điều gì đó không
ổn trong báo cáo hàng năm của công ty mình.
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đã thực hiện nhiều nỗ lực để có thể hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy
ra liên quan đến nội dung nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi các hạn chế từ nguyên
nhân khách quan cũng như chủ quan. Các hạn chế đó là:
(1) Trong nghiên cứu này, mặc dù cỡ mẫu được sử dụng để nghiên cứu đã thỏa
mãn cỡ mẫu tối thiểu theo yêu cầu nghiên cứu định lượng, tuy nhiên, xét ở góc độ tổng
thể, luận án chủ yếu sử dụng mẫu nghiên cứu lấy từ các CNTY trên SGDCK TP.HCM
làm đại diện cho TTCK Việt Nam nên vẫn chưa toàn diện. Nếu so sánh với mẫu nghiên
cứu của các nghiên cứu trên thế giới thì hầu hết các tác giả đều lấy mẫu trên cơ sở tổng
thể của toàn thị trường.
(2) Ngoài BCTC năm, còn có nhiều báo cáo khác cần thiết mà luận án chưa có
điều kiện tìm hiểu nhiều như: báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị, các BCTC
quý, BCTC giữa niên độ. Nếu khảo sát và nghiên cứu thêm tình hình cung cấp TTTC qua
các báo cáo này thì các phân tích hoặc kết luận rút ra sẽ có đầy đủ cơ sở và mang tính
thuyết phục cao hơn.
(3) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch trong luận án chủ yếu xem
xét ở đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, một
số nhân tố khá quan trọng hay nghi ngờ có ảnh hưởng hoặc được các chuyên gia, các
nghiên cứu trước đánh giá có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức độ minh bạch TTTC
nhưng chưa được xét đến như ngành nghề kinh doanh, mức độ tập trung quyền sở hữu,
tính độc lập thực sự của thành viên HĐQT, trình độ của kế toán trưởng, trình độ Ban
giám đốc, Hay việc đo lường mức độ tập trung quyền sở hữu bằng thước đo về tỷ lệ sở
hữu nước ngoài hay sở hữu nhà nước cũng chưa được thực hiện. Ngoài ra, luận án cũng
chưa xem xét đến một số nhóm nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
TTTC nữa là: hệ thống pháp luật, văn hóa, chính trị v.v mà theo kết quả nghiên cứu
trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ minh bạch TTTC. Điều này cũng dẫn đến
một số hạn chế nhất định khi thiếu đi một số giải pháp và gợi ý chính sách khác có ích
lợi và hiệu quả hơn từ kết quả nghiên cứu.
(4) Ở Việt Nam, chưa có một thước đo cụ thể và chính thống để đo lường mức
độ minh bạch TTTC của các CTNY, do vậy luận án chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi được
xây dựng từ nguyên tắc quản trị của OECD để đo lường mức độ minh bạch TTTC của
174
các CTNY theo đánh giá của nhà đầu tư. Mặc dù luận án cũng đã sử dụng một số kỹ
thuật và công cụ thống kê để loại bỏ những nhân tố bị nghi ngờ có khả năng khiến cho
kết quả không đáng tin cậy nhưng vẫn không thể loại bỏ hết các nhân tố chủ quan; Do
vậy, kết quả đánh giá mức độ minh bạch theo đánh giá của nhà đầu tư vẫn có một số hạn
chế nhất định. Ngoài ra, liên quan đến văn hóa và tâm lý của đa phần nhà đầu tư nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung rất ngại đưa ra các quan điểm hay ý kiến cá nhân
trước nhiều người, do vậy việc khảo sát với cỡ mẫu lớn gặp nhiều hạn chế.
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số định hướng cho hướng
nghiên cứu tiếp theo khi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn:
(1) Mở rộng mẫu nghiên cứu: tăng số lượng mẫu trong nghiên cứu và thực hiện với
các CTNY trên cả sàn giao dịch Hà Nội để đảm bảo tính tổng thể của TTCK VN.
(2) Bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng khác mà nghiên cứu chưa đề cập như: ngành
nghề kinh doanh, cấu trúc vốn chủ sở hữu, cơ cấu thành viên tổ chức trong HĐQT, trình
độ kế toán trưởng, trình độ nhà quản lý, sự kiêm nhiệm thực sự giữa Chủ tịch HĐQT và
Tổng GĐ. Ngoài ra, có thể mở rộng nhóm nhân tố ảnh hưởng không chỉ ở góc độ công ty
mà có thể ở góc độ quốc gia với các nhóm nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị v.v. Đồng
thời, có thể chọn các quốc gia khác có nền kinh tế tương đương để tiến hành nghiên cứu
so sánh với Việt Nam về sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị
v.v. đến tính minh bạch TTTC
(3) Phân tích sâu hơn đặc điểm của sự minh bạch để xem xét tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến từng đặc điểm tạo nên sự minh bạch TTTC.
a
a
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Prof. Vo Van Nhi and Le Thi My Hanh, 2015. An experimental study affects of
the financial characteristics to transparency level of financial information of
listed companies on Vietnamese stock Market. In 3rd IBEA 2015 (International
Conference on Business, Economics and Accounting). Ho Chi Minh City –
Vietnam.15-17 April 2015. CAAL International Education Organizer and
University of Economics Ho Chi Minh city.
2. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2013. Minh bạch thông tin trên BCTC – Các nhân tố tác động
và giải pháp. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Số 5 (12) – 2013.
3. Phạm Quang Huy, Lê Thị Mỹ Hạnh (thành viên), 2013. Nghiên cứu lý thuyết về
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình để vận dụng vào kế toán khu vực công
tại Việt Nam. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường (Đại học Kinh tế
TP.HCM). Mã số đề tài: CS-2013-60.
4. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2011. Trao đổi một số vấn đề có liên quan đến sự thay đổi của
chế độ kế toán doanh nghiệp khi áp dụng thông tư 244. Tạp chí kiểm toán tháng
2/2011.
5. PGS.TS Võ Văn Nhị, Lê Thị Mỹ Hạnh, 2010. Một số ý kiến về thông tin tài chính
và công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí kế
toán tháng 10/2010.
6. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2007. Khảo sát mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Trường
Đại học Tôn Đức Thắng).
b
b
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính. Quyết
định số 234/2003/QĐ-BTC.
2. Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính. Quyết
định số 234/2003/QĐ-BTC.
3. Bộ tài chính, 2010. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán. Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010.
4. Bộ tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán. Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012.
5. Bộ tài chính, 2012. Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại
chúng. Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.
6. Đặng Thị Thanh Hương và Hồ Vũ Hạ Trắng, 2011. Nghiên cứu thực nghiệm các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thuyết minh báo cáo tài chính và một số giải pháp
đề xuất nhằm tăng tính minh bạch của BCTC. Đề tài nghiên cứu khoa học SV
Eureka 2011 do PGS.TS. Vũ Hữu Đức hướng dẫn.
7. Đinh Văn Sơn, 2010. Thông tin chứng khoán và giao dịch chứng khoán tại sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sách chuyên khảo, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Hà Thị Ngọc Hà, 2007. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán – Đảm bảo tính minh
bạch thông tin trên TTCK. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 11 (52), trang
23-26.
9. Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
NXB Hồng Đức.
10. Hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), 2012. Báo cáo tổng kết hoạt động năm
2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 của các công ty kiểm toán. Công văn
số 090-2012/VACPA ngày 8/5/2012.
11. International Finance Corporation (World Bank Group), 2004. Các Nguyên tắc
Quản trị Công ty của OECD. Dịch từ tiếng Anh. Tổ chức Tài chính Quốc tế tại
Việt Nam (IFC), 2010.
12. Lâm Thị Hồng Hoa, 2009. Minh bạch thông tin – Yêu cầu thực tiễn và mức độ
đáp ứng. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 38 tháng 5, trang 38-42.
13. Lê Hoàng Tùng, 2009. Thành viên hội đồng quản trị độc lập: Qui định và thực
c
c
tiễn. Tạp chí nhà quản lý số 68, tháng 2/2009.
14. Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng, 2008. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh
bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư. Tạp chí
phát triển kinh tế, số tháng 12/2008: mục Nghiên cứu và trao đổi.
15. Lê Vinh Triển, 2006. Góp bàn về các công ty cổ phần, công ty nhà nước và các
PMU ở Việt Nam – Phân tích quan hệ giữa giám đốc và cổ đông theo “Lý thuyết
người đại diện”. Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 6/2006, trang 29-33.
16. Mark Saunders, Philip Lewis and Adrian Thornhill, 2007. Phương pháp nghiên
cứu trong kinh doanh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch ThS. Nguyễn Văn Dung,
2008. Nhà xuất bản Tài chính.
17. Ngân hàng thế giới, 2014. Báo cáo đánh giá khu vực tài chính – Việt Nam, tháng
6/2014. Văn phòng phó chủ tịch phụ trách phát triển khu vực tài chính và tư nhân
- khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
18. Ngân hàng thế giới, 2013. Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu. [online].
Web: <
east-asia-pacific-reforms-entrepreneurs-singapore-world-ease-doing-business>.
[Ngày truy cập 10/3/2014]
19. Nguyễn Bích Liên, 2011. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và chất
lượng thông tin kế toán. Tạp chí Ngân hàng, số 21, 11/2011, trang 34-39.
20. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính
công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế
TP.HCM.
21. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh doanh.
NXB Lao Động Xã Hội.
22. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu Khoa học trong
Quản Trị Kinh Doanh. NXB Thống Kê.
23. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích trong BCTC doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
24. Nguyễn Thị Hà, 2011. Tính minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
25. Nguyễn Thị Hà, 2006. Công khai minh bạch thông tin trong quản trị doanh
nghiệp của các nước thuộc khối OECD vào doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí
nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11 (40), trang 18-21.
26. Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007. Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam. Tạp chí
phát triển kinh tế, số tháng 1/2007, trang 14-19.
d
d
27. Nguyễn Thúy Anh, 2012. Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. Luận án tiến sỹ. Đại học
Ngoại Thương Hà Nội.
28. Nguyễn Trọng Hoài, 2006. Bài giảng Tài chính phát triển: Thông tin bất cân
xứng trên thị trường tài chính. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
29. Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009. Kế toán kiểm toán với sự minh bạch thông tin tài
chính trên thị trường. Tạp chí kiểm toán, số 4, trang 14-18.
30. Nguyễn Văn Dần, 2012. Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu tư
trong TTCK Việt Nam. Tạp chí TTCK VN tháng 11, trang 65-66.
31. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), 2012. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 2012.
Chương trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình Dương.
32. Trần Đình Cung, 2007. Công khai hóa và minh bạch thông tin – Cơ sở để thị
trường và bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty. Tạp chí chứng khoán
Việt Nam, Số 9, trang 15-18.
33. Vũ Hữu Đức, 2013. Phân tích tương quan trong nghiên cứu kế toán. Một số kinh
nghiệm chia sẻ trong Câu lạc bộ giảng dạy và nghiên cứu kế toán – kiểm toán.
34. VACPA, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt
động năm 2013 của các công ty kiểm toán, ngày 25/6/2013.
e
e
TIẾNG ANH (ENGLISH)
ASEANCOSCORECA
1. Asian Development Bank (ADB), 2014. ASEAN corporate governance scorecard:
Country reports and assessments 2013–2014. Mandaluyong City, Philippines:
Asian Development Bank, 2014.
2. Akerlof Geogre, 1970. The market for lemon: quality uncertainly and the market
mechanism. Quarterly Journal of Economics, 1984. [Pdf]. Available at:
<https://www.iei.liu.se/nek/730g83/artiklar/1.328833/AkerlofMarketforLemons.p
df> [Accessed 14 October 2012].
3. Ahmed, K., & Courtis, J. K., 1999. Associations between corporate
characteristics and disclosure levels in annual reports: a meta-analysis. British
Accounting Review, 31, 35–61. [Pdf]. Library website
[Accessed 10 December 2011].
4. Archambault, J., & Archambault, M., 1999. A cross-national test of determinants
of inflation accounting practices. International Journal of Accounting, 34(2), 189–
207. [Pdf]. Library website [Accessed 10 December 2011].
5. Archambault, J., & Archambault, M., 2003. A multinational test of determinants
of corporate disclosure. The International Journal of Accounting 38 (2003), 173–
194. Huntington, WV 25755, USA. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
6. Andres Almazan, Javier Suarez and Sheridan Titman, 2003. Stakeholders,
transparency and capital structure. Working paper 10101. National Bureau of
economic research. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
7. Asian Development Bank (ADB), 2014. Asean Corporate Governance Scorecard:
Country reports and Assessments 2013-2014 – Joint initiative of the Asean capital
markets forum.
8. Assaf Razin and Efraim Sadka, 2004. Transparency, specialization and FDI.
Cesifo working paper No. 1161 (Category 6: Monetary policy and International
finance). [Pdf]. Library website [Accessed 14 October 2012].
9. Auronen L., 2003. Asymmetric Information: Theory and applications. Helsinki
University of Technology. Available at:
<
Theory_and_Applications> [Accessed 10 December 2011].
f
f
10. Bartley và cộng sự, 2007. Auditor Fees, Market Microstructure, and Firm
transparency. Journal of Business Finance & Accounting 34(1), P.202-221.
[online]. Library website [Accessed 27 December 2012].
11. Basle Committee on Banking Supervision, 1998. Transparency Sub-group of the
Basle Committee on Banking Supervision. Enhancing Bank Transparency.
[Accessed 14 March 2012].
12. Basle, 2009. Chapter 7: Accountability, transparency and oversight. Enhancing
Bank Transparency. [Pdf]. Available at: .
[Accessed 27 December 2012].
13. Basle, 2009. The uncertain relationship between transparency and accountability.
[Pdf]. Available at:
. [Accessed
27 December 2012].
14. Beasley M.S., 1996. An empirical analysis of the relation between board of
director composition and financial statement fraud. Accounting Review, Vol. 71
No. 4, P.443-465. [Pdf]. Library website [Accessed 14 March
2012].
15. Bert J. Zarb, 2006. The Quest for Transparency in Financial Reporting: Certified
Public Accountant. The CPA Journal 76.9 (Sep 2006): 30-33. [online]. Library
website [Accessed 27 December 2012].
16. Carolyn A.Streuly, 1994. The primary objective of financial reporting: How are
we doing? Ohio CPA Journal 53. 6 (Dec 1994), P.15-22. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 March 2012].
17. Chau Minh Duong, 2011. How market mispricing affects investor behaviour,
corporate investment and real earnings management: the UK evidence. Thesis
(Doctor of Philosophy). The University of Kent.
18. Cheung et al., 2005. Determinants of Corporate Disclosure and Transparency:
Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of Corporate Disclosure
and Transparency. [Pdf]. Library website [Accessed 14
October 2012].
19. Center for International Analysis and Research (CIFAR), 1995. International
Accounting and Auditing Trends, 4th Edition. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
g
g
20. Claessens và cộng sự, 2000. The separation of ownership and control in East
Asian corporations. Journal of Financial Economics58, P.81-112. [Pdf]. Library
website [Accessed 14 June 2012].
21. Cresswell, 2003. Research Design: Qualitative, Quantitative, and Mixed Methods
Approaches. Thousand Oaks, Sage Publications.
22. Christopher S.Armstrong, Wayne R.Guay, Joseph P.Weber, 2010. The role of
information and financial reporting in corporate governance and debt
contracting. Journal of Accounting and Economics 50 (2010) 179–234. [Pdf].
Library website [Accessed 14 October 2012].
23. Dimitropoulos và cộng sự, 2009. The value relevance of financial statements and
their impact on stock prices: Evidence from Greece. Managerial Auditing Journal,
P.248-265. [Pdf]. Library website [Accessed 14 March
2012].
24. Eisenberg et al., 1998. Larger board size and decreasing firm value in small
firms. Journal of Financial Economics 48: 35-54. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 June 2012].
25. Fama and Jensen, 1983. Separation of ownership and control. Journal of Law and
Economics 26, P.301-349. [Pdf]. Available at: <
bonn.de/kraehmer/Lehre/SeminarSS09/Papiere/Fama_Jensen_Separation_owners
hip_control.pdf> [Accessed 5 June 2012].
26. FASB (Financial Accounting Standards Board), 2010b. Proposed Statement of
Financial Accounting Concepts - Conceptual Framework for Financial
Reporting: The Reporting Entity. [pdf]. Available at:
cument_C%2FDocumentPage&cid=1176156697458. [Accessed 10 December
2013].
27. Fargher, N et al., 2001. The demand for auditor reputation across international
markets for audit services. International Journal of Accounting, 36(4), 407–421.
[Pdf]. Library website [Accessed 5 June 2012].
28. Haiyan Zhou, 2007. Auditing standards increased accounting disclosure, and
information asymmetry: Evidence from an emerging market. Journal of
Accounting and Public Policy 26, Page 584–620. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
29. Heibatollah Sami, Haiyan Zhou, 2008. Do auditing standards improve the
accounting disclosure and information environment of public companies?
Evidence from the emerging markets in China. The International Journal of
h
h
Accounting 43 (2008) 178–183. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
30. Hossain and Rahman, 1995. Voluntary disclosure in the annual reports of New
Zealand companies. Journal of International Financial Management and
Accounting, 6, (1), P.69-87. Available at:
ferer=wol&tracking_action=preview_click&show_checkout=1 [Accessed 5 June
2012].
31. Humphrey and Robera Lynn, 2008. The influence of comprehensive income
reporting on the judgments of nonprofessional investors: An experimental
examination of functional fixation. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 March 2012].
32. Huther, 1997. An empirical test of the effect of board size on firm efficiency.
Economics Letters 54: P.259-264. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
33. IASB (International Accounting Standards Board), 2010. Conceptual Framework
for Financial Reporting: the Reporting Entity [pdf]. Available at:
Framework
/EDMar10 /Documents/EDConceptual FrameworkMar10. [pdf]. Library website
[Accessed 10 December 2013].
34. International Accounting Standards Board, 2011. IAS 1: Presentation of
Financial Statements, 2007 - revised version, effective date of 1 January 2009,
includes amendments resulting from IFRSs issued up to 31 December 2009.
[Accessed 10 December 2013].
35. Jaggi & Low, 2000. Impact of culture, market forces, and legal system on
financial disclosures. International Journal of Accounting, 35(4), 495–519.
36. James Hamilton, 2008. Final Report of SEC Advisory Committee on
Improvements to Financial Reporting Impacts PCAOB. PCAOB Reporter 6. New
York: CCH Incorporated: Health & Human Resources. [Pdf]. Library website
[Accessed 19 August 2011).
37. Jensen and Meckling, 1976. Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency
Costs and Ownership Structure. Journal of financial Economics, V. 3, No. 4, p.
305-360. [Pdf]. Library website [Accessed 14 October 2012].
38. Judgment P., 2008. Final Report of SEC Advisory Committee on Improvements to
Financial Reporting Impacts PCAOB. [online]. [Accessed 10 June 2012].
i
i
39. Khanna và cộng sự, 2004. Disclosure practices of foreign companies interacting
with U.S. markets. Journal of Accounting Research 42, P.475-508. [Pdf].
Available at:
<
icesofForeignCompanies.pdf>. [Accessed 19 August, 2011].
40. Kyle A., 1985. Continuous auctions and insider trading. Econometrica 53. Page
1315-1336. [Pdf]. Library website
<
uid=2134&uid=2&uid=70&uid=3737496> [Accessed 19 December 2011].
41. Lang and Lundholm, 1993. Cross—sectional determinants of analysts ratings of
corporate disclosure. Journal of Accounting Research, 31, p.246-271. [Pdf].
Library website
<
uid=3737496&uid=2134&uid=2&uid=70> [Accessed 14 December 2012].
42. LaPorta, R. và cộng sự, 1998. Law and finance. Journal of Political Economy,
106(6), 1113–1155. [Pdf]. Library website
<
icSearch%3FQuery%3DLaw%2Band%2Bfinance%26amp%3Bacc%3Doff%26a
mp%3Bwc%3Don%26amp%3Bfc%3Doff&resultItemClick=true&Search=yes&s
earchText=Law&searchText=and&searchText=finance&uid=3737496&uid=2134
&uid=2&uid=70&uid=4&sid=21105483457293> [Accessed 14 June 2012].
43. Lins, 2003. Equity ownership and firm value in emerging markets. Journal of
Financial and Quantitative Analysis 38: 159-184. [Pdf]. Available at:
[Accessed 14
December 2012].
44. McConnell and Servaes, 1990. Additional evidence on equity ownership and
corporate value. Journal of Financial Economics 27: 595-612. [Pdf]. Library
website:
[Accessed 14 June 2012].
45. Meek & Gray, 1995. Factors influencing voluntary annual report disclosures by
U.S.,U.K., and continental European multinational corporations. Journal of
International Business Studies, 26(3), 555–572. [Pdf]. Library website
<
&uid=70&uid=2&uid=4&uid=3737496> [Accessed 14 June 2012].
46. Michael O. Mensah, Hong V. Nguyen & Satya N. Prattipati, 2006. Transparency
in Financial Statements: A Conceptual Framework from a User Perspective.
j
j
Journal of American Academy of Business, Cambridge; Mar 2006, Pages 47-51.
[Pdf]. Library website [Accessed 21 March 2012].
47. Micheal Spence, 1973. Job Market Signaling. The Quaterly Journal of
Economics. Vol. 87, No. 3 (Aug., 1973). [Pdf]. Library website
<
uid=4&uid=3737496&uid=70&uid=2134> [Accessed 14 June 2012].
48. Mitton, 2002. A cross-firm analysis of the impact of corporate governance on the
East Asian financial crisis. Journal of Financial Economics 64: 215-241. [Pdf].
Library website [Accessed 19 December 2012].
49. Mujeeb-u-Rehman Bhayo et al., 2011. An Idiosyncratic Explanation of Earnings-
Price Ratio based on Financial Statement Analysis. International Journal of
Business and Social Science Vol. 2 No. 9 [Special Issue - May 2011], P.243–250.
[Pdf]. Library website [Accessed 14 March 2012].
50. Myer S. and Majluf N., 1984. Corporate Financing and Investment Decisions
when Firms have information that Investors do not have. Journal of Financial
Economic. [Pdf]. Available at:
<https://www.unihohenheim.de/fileadmin/einrichtungen/bank/Investment_Bankin
g/myers_majluf_1984.pdf> [Accessed 14 December 2012].
51. Nikki McKean-Wood and Christine Koblun, 2013. Global Reporting Initiative:
Sustainability Reporting. Global Reporting Initiative - Financial Services Sector
Supplement. Ho Chi Minh City, Viet Nam, 27 June 2013. Association of
Chartered Certified Accountants.
52. Nivra, 2008. The non-financial information in progress. A guide to the reporting
and assurance of non-financial information in the public sector (NIVRA’s NFI
project). [Pdf]. Available at:
<
Type=1&File=0000035411_Non-financial_information_in_progress.pdf>
[Accessed 14 March 2012].
53. OECD, 2011. Reform Priorities in Asia: Taking Corporate Governance to a
Higher Level. OECD, Paris, 2011.
54. Kulzick, 2004. Sarbanes-Oxley (2004): Effects on financial transparency. Library
website [Accessed 9 June 2013].
55. Robert Bushman, Abbie J. Smith, 2003. Transparency, financial accounting
information and corporate governance. Economic Policy Review - Federal
k
k
Reserve Bank of New York, page 65-87. [Pdf]. Library website <ProQuest
Central> [Accessed 12 June 2012].
56. Robert Bushman và cộng sự, 2001. What Determines Corporate Transparency?
Article first published online: 15 APR 2004. Journal. [online]. Library website
[Accessed 4 October 2012].
57. Robert N.Anthony, James S.Reece, 1995. Accounting Principles (7th edition).
Chicago: Irwin, c1995.
58. Standard & Poor’s, 2002. Transparency and Disclosure: Overview of
Methodology and Study Results — United States. [Pdf]. Available at:
[Accessed 10 December 2012].
59. Standard & Poor’s, 2004. Transparency and disclosure in Hong Kong. [Pdf].
Available at: . [Accessed 10 December 2012].
60. Stafford R. Johnson et al, 1989. The Investment Performance of Common Stocks
In Relation To. The Financial Review, Feb 1988, Vol.24, No.1, Pg.499-505. [E-
Journal]. Library website [Accessed 14 March 2012].
61. Tara Vishwanath and Daniel Kaufmann, 1999. Towards transparency in finance
and governance. The World Bank. [online]. Library website
[Accessed 13 October 2012].
62. Thomas J. Phillips et al., 2010. Transparency in financial reporting: a look at
rules-based versus principles-based standards. Academy of Accounting and
Financial Studies Journal 14.4, page 11-28. [online]. Library website <ProQuest
Central> [Accessed 28 December 2012].
63. Wallace et al., 1994. The relationship between the comprehensiveness of
corporate annual reports and firm characteristics in Spain. Accounting and
Business Research, 25(97), P.41–53. [Pdf]. Library website
[Accessed 28 December 2012].
64. Wiwattanakantang, 2001. The equity ownership structure of Thai firms. Center for
Economic Institutions, Institute of Economic Research, Hitotsubashi University.
Working Paper 8, 2001. [Pdf]. Available at:
[Accessed 28
December 2012].
65. Wi Saeng Kim et al, 1988. Investment Performance of Common Stock In Relation
To Inside. The Financial Review, Feb 1988, Vol.23, No.1, Pg.53-64. [E-Journal].
Library website [Accessed 14 March 2012].
l
l
66. World Bank, 1999. Summary I. Case for Transparency we are. The World Bank.
[online]. Library website [Accessed 13 October 2012].
67. Yu-Chih Lin et al., 2007. The Relationship Between Information Transparency
And The Informativeness Of Accounting Earnings. Journal of Applied Business
Research, 2007 3rd Quarter, Vol. 23 Issue 3, p23. [Pdf]. Library website
[Accessed 31 January 2013].
68. Zabihollah Rezaee, 2005. Corporate governance role in financial reporting.
Research in Accounting Regulation, Volume 17, 2004, Pages 107–149. [Pdf].
Library website [Accessed 14 October 2012].
69. Zarzeski, M. T., 1996. Spontaneous harmonization effects of culture and market
forces on accounting disclosure practices. Accounting Horizons, 10 (1), P.18–37.
[Pdf]. Library website [Accessed 15 January 2012].
m
m
CÁC WEBSITE
1. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM: www.hsx.vn
2. Sở giao dịch chứng khoán Hà nội: www.hnx.vn
3. Website kiểm toán: www.kiemtoan.com.vn
4. www.cafef.vn
5. www.vietstock.vn
6.
cao-tren-san-ha-noi.aspx. [Ngày truy cập 7/3/2014].
7.
thong-tin-tai-chinh-cua-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-
nam.sav. [Ngày truy cập 5/6/2013].
8.
yet/127/13239810.epi. [Ngày truy cập 8/11/2013].
9.
dung-o-muc-doi-pho. [Ngày truy cập 8/4/2014].
10.
thong-tin-tai-chinh-cua-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-
nam.sav. [Ngày truy cập 18/4/2012].
11.
yet/127/13239810.epi. [Ngày truy cập 7/6/2013].
12.
m-toan-kim-toan-vi-s-minh-bch-thong-tin-tai-chinh-tren-th-trng. [Ngày truy cập
7/6/2013].
13.
niem-yet-2834/. [Ngày truy cập 8/11/2013].
14.
309443.htm. [Ngày truy cập 8/4/2014].
15.
88-ty-737-297010.htm. [Ngày truy cập 8/4/2014].
16.
737-296522.htm. [Ngày truy cập 5/12/2013].
17.
[Ngày truy cập 7/6/2013].
n
n
PHỤ LỤC
o
o
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới liên quan đến luận án.
Phụ lục 1.2: Tổng hợp một số nghiên cứu trong nước về minh bạch thông tin.
Phụ lục 2.1: Bảng tổng hợp các khái niệm về minh bạch thông tin và TTTC
Phụ lục 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu đo lường mức độ minh bạch thông tin và TTTC
trong những nghiên cứu trước đây
Phụ lục 2.3: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến tính MBTT và TTTC
Phụ lục 2.4: Tổng quan về CTNY và tác động của minh bạch TTTC đến hoạt động của
CTNY trên TTCK
Phụ lục 3.1: Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận
Phụ lục 3.2: Câu hỏi thảo luận với các chuyên gia
Phụ lục 3.3: Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn của các chuyên gia về cách thức đo lường
các nhân tố ảnh hưởng
Phụ lục 3.4: Bảng phân nhóm các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các
CTNY theo các tiêu chí
Phụ lục 3.5: Cách xác định ngưỡng sai sót không đáng kể
Phụ lục 3.6: Biểu đồ các công ty trong nhóm 10 công ty kiểm toán có các chỉ tiêu cao
nhất năm 2012
Phụ lục 3.7: Quy mô công ty niêm yết trên TTCK
Phụ lục 3.8: Danh sách các CTNY trong mẫu nghiên cứu kiểm định
Phụ lục 3.9: Bảng câu hỏi khảo sát thăm dò ý kiến nhà đầu tư
Phụ lục 3.10: Bảng tính các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC CTNY
Phụ lục 3.11: Địa điểm và thời gian khảo sát các nhà đầu tư cá nhân
Phụ lục 4.1: Quy mô CTNY trên sở GDCK Hà Nội
Phụ lục 4.2: Quy mô CTNY trên sở GDCK TP.HCM
Phụ lục 4.3: Số lượng CTNY theo thời gian lên sàn – HOSE
Phụ lục 4.4: Số lượng CTNY theo thời gian lên sàn - HHNX
Phụ lục 4.5: Chênh lệch do điều chỉnh lỗ trước và sau kiểm toán
Phụ lục 4.6: Chênh lệch do điều chỉnh lãi giảm trước và sau kiểm toán
Phụ lục 4.7: Chênh lệch do điều chỉnh lãi tăng thêm trước và sau kiểm toán
Phụ lục 4.8: Chi tiết các sai sót trong nội dung lập và trình bày BCTC của các CTNY
Phụ lục 4.9: Chi tiết các sai sót về hình thức trình bày BCTC của các CTNY
Phụ lục 4.10: Danh sách CTNY trên sàn HOSE
Phụ lục 4.11a và 4.11b: Kết quả đánh giá chi tiết mức độ minh bạch TTTC của các
CTNY theo các đặc điểm phản ánh sự minh bạch
Phụ lục 4.12: Kết quả đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY theo đánh giá
của nhà đầu tư
Phụ lục 4.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo mức độ minh bạch TTTC của các
CTNY đầy đủ – lần 1
p
p
Phụ lục 4.14: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo mức độ minh bạch TTTC của các
CTNY đầy đủ và chi tiết – lần 2
Phụ lục 4.15: Kết quả đánh giá giá trị thang đo đầy đủ và chi tiết
Phụ lục 4.16: Biểu đồ mô tả tần suất mức độ minh bạch TTTC của các CTNY
Phụ lục 4.17: Chi tiết kết quả loại từng biến theo phương pháp loại trừ dần dựa trên mô
hình 7
Phụ lục 4.18: Chi tiết kết quả loại từng biến theo phương pháp loại trừ dần dựa trên mô
hình 8.
Phụ lục 4.19a, 4.19b: Kết quả kiểm tra hiện tượng cộng tuyến mô hình 9 và 10
Phụ lục 4.20: Đồ thị phân tán phần dư mô hình hồi quy mức độ minh bạch TTTC CTNY
Phụ lục 4.21: Biểu đồ hình dạng sai số của mô hình hồi quy thứ 12
Phụ lục 4.22: Kết quả kiểm định Kolmogrov – smirnov sai số của mô hình
Phụ lục 4.23: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của
các CTNY (Mô hình 12).
Phụ lục 4.24: Biểu đồ mối liên hệ giữa QTCT và tỷ lệ thành viên HĐQT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_lethimyhanh_4991.pdf