Mở rộng cơ sở thuế phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH nhằm tăng thu
ngân sách nhà nước và tăng cường khả năng quản lý của nhà nước là xu hướng chung
của tất cả các quốc gia.
Các kết quả chủ yếu mà luận án đã đạt được là:
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp, phân tích và trình bày được nội dung chính của
một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cơ swor thuế và mở
rộng cơ sở thuế; đưa ra các nhận xét, đánh giá sơ lược các kết quả nghiên cứu của các
công trình này, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cơ sở
thuế và mở rộng cơ sở thuế.
Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu, và tổng hợp được xu hướng mở rộng cơ sở thuế
ở các nước để làm tham chiếu cho Việt Nam.
Thứ tư, Luận án đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng mở rộng cơ sở thuế
ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, Luận án chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế.
Thứ năm, Luận án đã chỉ ra bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam và các cơ hội,
thách thức đối với thu NSNN ở Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án
đưa ra các quan điểm và giải pháp mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, thu
thập, tổng hợp các nguồn tài liệu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành bản luận án
này. Tuy nhiên, đây là chủ đề lớn, phạm vi rộng, do vậy, luận án không thể tránh khỏi
còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh mong nhận được các ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo, các Nhà khoa học, Nhà quản lý để chủ đề này tiếp tục
được phát triển và hoàn thiện hơn./.
226 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí thì chi phí được trừ thấp, nộp thuế cao; doanh nghiệp sử
dụng công nghệ kém, lãng phí nhiều thì được trừ chi phí nhiều, nộp thuế ít.
4.3.4. Mở rộng cơ sở thuế từ các Luật thuế mới
4.3.4.1. Xây dựng Luật Thuế kỹ thuật số phù hợp với nền kinh tế số
Đây là sắc thuế đánh vào các công ty công nghệ nước ngoài phát sinh thu nhập
hay kinh doanh trong môi trường mạng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu dự án thuế này
nhằm bảo đảm nguyên tắc trung lập của thuế, không phân biệt giữa mô hình kinh
doanh truyền thống với kinh doanh thương mại điện tử.
Trong môi trường quản lý với sự thay đổi từng ngày của công nghệ thông tin,
thách thức đặt ra với cơ quan thuế là làm thế nào để tiếp cận được với các hình thức
kinh doanh mới này, làm thế nào để xây dựng, ban hành chính sách phù hợp để bao
quát nguồn thu, kiểm soát nguồn thu phát sinh từ hoạt động TMĐT, có đầy đủ thông
186
tin về các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới để có cơ sở
thu thuế. Đây là một vấn đề được các nước và các tổ chức trên thế giới như OECD,
WB, IMF đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện thông qua 15 hành động ngăn
chặn BEPS, trong đó có hành động đầu tiên được OECD đưa ra là “Đối phó với các
thách thức trong nền kinh tế số”.
- Mở rộng khái niệm, định nghĩa chính sách thuế (cơ sở thường trú) theo Luật
và Hiệp định mới để bổ sung đối tượng kinh doanh thương mại xuyên biên giới vào
diện chịu thuế. Trước đây khái niệm và cơ sở thường trú không chỉ đề cập tới sự hiện
diện vật chất thực sự tại nước có liên quan mà còn đối với những vị trí mà đối tượng
không cư trú thực hiện các hoạt động kinh doanh tại nước liên quan thông qua một đại
lý phụ thuộc. Ngày nay nó có thể liên quan nhiều hơn tới đời sống kinh tế của một
nước khác mà không có một địa điểm kinh doanh cố định hoặc một đại lý phụ thuộc ở
đó, các vấn đề phát sinh liên quan tới việc liệu định nghĩa hiện tại về cơ sở thường trú
có còn phù hợp về nguyên tắc cơ bản hay không. Do vậy cần nghiên cứu để:
+ Bổ sung mở rộng hoặc bổ sung qui định về mối quan hệ mới trong các Hiệp
định đối với khái niệm “cơ sở thường trú điện tử/ ảo”. Khái niệm về cơ sở thường trú
điện tử/ảo” là một đề xuất về mối quan hệ thay thế mà sẽ áp dụng đối với các hoạt
động thương mại điện tử. Điều đó có thể được thực hiện theo nhiều cách như là mở
rộng định nghĩa để bao gồm các tên gọi là “địa điểm kinh doanh cố định ảo”, “các đại
lý ảo” hoặc “sự hiện diện kinh doanh tại chỗ”.
- Nghiên cứu và làm rõ bản chất của việc cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số như
tiền điện tử, tiền ảo, tài sản kỹ thuật số, mã code, thẻ cào, các tài sản kỹ thuật số khác
hoặc các mô hình hoạt động của kinh tế chia sẻ (uber, agoda...) để đưa vào nội dung
qui định của Luật thuế GTGT. Trong trường hợp đưa các sản phẩm trên vào đối tượng
chịu thuế GTGT thì cần nghiên cứu và qui định rõ phạm vi áp dụng của mức thuế suất
0% đối với các sản phẩm. Dịch vụ kỹ thuật số được xuất khẩu (ví dụ mã code, thẻ cào,
game được cung cấp miễn phí trên các kho ứng dụng Apple, Google nhưng được
Apple và Google khai thác để cung cấp dịch vụ quảng cáo....). Mặt khác, đảm bảo thắt
chặt quản lý , tránh trường hợp lợi dụng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này để trốn
thuế.
187
- Sửa đổi bổ sung qui định về thu nhập chịu thuế để đảm bảo bao quát/ làm rõ
phạm vi điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động
thương mại điện tử. Ví dụ thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cung cấp sàn giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, tiền điện tử hay tài sản kỹ
thuật số. Đồng thời, bổ sung qui định về tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính
thuế đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, bổ sung qui định về thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm thu nhập
từ khai thác, kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo, tài sản kỹ thuật số và từ các sản phẩm và
tài nguyên kỹ thuật số khác.
4.3.4.2. Áp dụng Luật thuế khí thải
Khác với thuế BVMT (thuế gián thu), thì thuế khí thải là sắc thuế trực thu đánh
vào các doanh nghiệp phát thải ra khí carbon ảnh hưởng đến tầng khí quyển như: các
nhà máy điện chạy bằng than, các công ty hầm mỏ, các doanh nghiệp sản xuất kim loại
như nhôm, thép Đây không chỉ khai thác nguồn thu mới mà còn là phương tiện để
Nhà nước kiểm soát lượng khí thải carbon mà không cần dùng đến các đòn bẩy của
nền kinh tế chỉ huy, qua đó có thể kiểm soát các phương tiện sản xuất và hạn chế phát
thải carbon.
Sự phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi
khí hậu, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Vì vậy, tìm các giải pháp để hạn
chế tình trạng này đang là một bài toán khó. Giải pháp hiện nay đã và đang được nhiều
nước trên thế giới áp dụng là đánh thuế Carbon. Thuế Carbon là một loại thuế môi
trường, đánh vào lượng CO2 phát thải của nhiên liệu, đây là một hình thức định giá
carbon. Thuế Carbon là công cụ được áp dụng cho việc đốt các loại nhiên liệu hóa
thạch – những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không
và khí tự nhiên – tương ứng với hàm lượng carbon thải ra. Theo đó, bằng cách đẩy giá
nhiên liệu hóa thạch tăng như một hệ quả tất yếu, thuế Carbon vô tình đã làm tăng khả
năng cạnh tranh của ngành công nghệ không carbon với những ngành đốt nhiên liệu
hóa thạch truyền thống. Theo Ủy ban Kinh tế – Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, các nước phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương phải chịu qui định
cách tính thuế Carbon như sau: mỗi doanh nghiệp khi phát thải ra một tấn CO2 thì phải
nộp 10 USD. Thuế Carbon được coi là giải pháp dựa trên thị trường quan trọng nhằm
188
giảm khí thải, chống lại BĐKH bên cạnh cơ chế lưu giữ và buôn bán khí thải. Việc
đánh thuế Carbon đặt mục tiêu thay đổi các lựa chọn liên quan tới năng lượng, từ lựa
chọn cá nhân về sử dụng các thiết bị sử dụng điện năng, năng lượng đến lựa chọn của
các doanh nghiệp trong việc thiết kế các sản phẩm mới, đầu tư vốn và lựa chọn của
Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch tài nguyên.
4.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
4.4.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế
Để mở rộng cơ sở thuế thì ngoài việc đề xuất các giải pháp về thể chế, chính
sách thì công tác quản lý thu thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Luật Quản
lý thuế đang được nghiên cứu, đề xuất sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình thực tế với
các thành phần kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Một số giải pháp về quản lý thu thuế
theo từng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện cụ thể như
sau:
(i) Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế nhằm thực hiện đơn giản hóa thủ
tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí
tuân thủ cho người nộp thuế, duy trì mục tiêu Việt Nam là một trong bốn nước đứng
đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế. Nội dung cơ bản
gồm:
- Hệ thống hóa, rà soát, hoàn thiện các văn bản qui định pháp luật về quản lý
thuế, đặc biệt hoàn thiện thể chế quản lý thuế đối với mô hình kinh doanh của nền kinh
tế số,
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đảm bảo đồng bộ, công khai, minh bạch.
- Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế
trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các khâu của công tác quản lý thuế.
- Thực hiện tái thiết kế quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tự động hóa, phù
hợp với thông lệ quốc tế.
(ii) Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đáp ứng nhu cầu
theo từng nhóm người nộp thuế. Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành
chính thuế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống
nhất trong toàn ngành Thuế. Nội dung cơ bản gồm:
189
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ giáo dục phổ biến pháp luật
thuế cho phù hợp với từng nhóm người nộp thuế.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ người nộp thuế như hỗ trợ trực
tuyến, một cửa điện tử.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức trung gian (đại lý thuế) trong việc hỗ
trợ người nộp thuế.
- Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người
nộp thuế tại cơ quan thuế các cấp.
- Nghiên cứu, thiết lập Trung tâm tập trung giải đáp vướng mắc cho người nộp
thuế trên nền tảng hệ thống dữ liệu chung của ngành.
- Nâng cao mức độ hài lòng của người nộp thuế.
- Tích cực đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức trung gian trong việc tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
(iii) Tăng cường đổi mới công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế
và kế toán thuế. Nội dung cơ bản gồm:
- Hồ sơ thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đơn giản, rõ ràng,
minh bạch, dễ thực hiện.
- Phát triển cơ sở dữ liệu người nộp thuế về đăng ký thuế, khai thuế, khai thuế,
khấu trừ thuế, nộp thuế, hoàn thuế trên cơ sở thực hiện qua phương thức điện tử.
- Hoàn thiện và ban hành Chế độ kế toán thuế nội địa, đáp ứng với chuẩn mực
kế toán.
(iv) Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
theo hướng:
- Hoàn thiện thể chế và các quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đáp ứng
yêu cầu chuẩn mực quốc tế và phù hợp với lộ trình sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế.
- Kịp thời phát hiện và xử lý người nộp thuế chây ỳ, nợ thuế, chiến đoạt tiền
thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, đảm bảo thu đúng thu đủ, và thu kịp
thời vào ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế.
- Xây dựng chỉ tiêu thu nợ thuế làm căn cứ chỉ đạo, điều hành và là tiêu chí
đánh giá công tác quản lý nợ.
190
- Hạn chế nợ mới phát sinh, phấn đấu nợ có khả năng thu đến thời điểm 31/12
hàng năm không vượt quá 3% so với thực hiện thu NSNN của năm đó.
- Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12/ năm trước.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng
của sự thay đổi nhân tố bên ngoài tới số nợ thuế của người nộp thuế.
(v) Đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân
thủ đối với người nộp thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp.
Nội dung cơ bản gồm:
- Chú trọng nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong một số lĩnh vực giá
chuyển nhượng, kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số.
- Đôn đốc kịp thời, đầy đủ các khoản nợ thuế vào NSNN, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giảm nợ đọng thuế
- Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra kiểm tra. Thực hiện thanh tra
điện tử, tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế và rút ngắn thời gian thanh tra.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia theo tiêu chí rủi ro phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch, chuyên đề đồng thời nâng cao chống chuyển giá.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành trong trao đổi, nắm
bắt thông tin, phát hiện kịp thời các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm.
(vi) Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và điều chỉnh dần cơ cấu
nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ
quốc tế. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế để đảm bảo phù hợp
mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng cường kiểm tra,
giám sát thực thi công vụ của công chức thuế.
4.4.2. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng
Tăng cường phối hợp giữa CQT với các cơ quan chức năng của các ngành, các
lĩnh vực có liên quan. Ví dụ như: xây dựng và quản lý hệ thống thông tin NNT đầy đủ
toàn diện, có sự phối hợp giữa ngành thuế và ngành tài nguyên và môi trường trong kết
nối mạng thông tin thống nhất trên phạm vi toàn quốc để quản lý được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp.
191
Phải có sự phối hợp giữa CQT với BHXH, với Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước,
quản lý thị trường, cơ quan công an... Theo đó, cần có sự phối hợp công tác với Bộ
Công Thương về nội dung phối hợp xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
TMĐT, triển khai chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh TMĐT trong nước.
Ngành Thuế cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế đối
với chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên mạng; các sản phẩm, dịch vụ
phần mềm; các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ
thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới.
Cần có sự phối hợp công tác giữa Bộ Tài chính với Bộ Công an trong việc thực
hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế; bao gồm các nội
dung sau: dữ liệu về các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động TMĐT và dịch vụ số
xuyên biên giới; kết nối, chia sẻ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để củng
cố dữ liệu đăng ký thuế, đảm bảo xác định được chính xác các cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh TMĐT.
4.4.3. Thực hiện “phân đoạn” người nộp thuế
Mục đích phân đoạn NNT thành các nhóm để áp dụng các biện pháp tuyên
truyền hỗ trợ và thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp. Phương pháp tiếp cận dựa trên sự
công nhận rằng cộng đồng NNT nó chung và doanh nghiệp nói riêng thuộc các nhóm
khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc tuân thủ pháp luật thuế (cơ hội,
nhu cầu, mong muốn từ CQT). Do đó, để quản lý hiệu quả cộng đồng NNT được
“phân đoạn thị trường” thành các bộ phận hoặc khu vực có cùng quy mô hoặc cùng
đặc điểm tương đồng nhau. Theo đó, cơ cấu tổ chức của CQT cũng được sắp xếp
thành những bộ phận theo nhóm NNT để tìm hiểu nhu cầu, hành vi, nguyên nhân tuân
thủ/không tuân thủ để cung cấp dịch vụ và quản lý cho phù hợp; chẳng hạn như nhóm
hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, nhóm các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chi trả thu
nhập.
Trên cơ sở phân loại NNT thành các “đoạn” thị trường khác nhau, để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuế, CQT xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro theo từng
nhóm đối tượng và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ của
NNT. Đối với các đối tượng nộp thuế TNDN, thông thường sẽ được CQT tập trung
192
vào công tác hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để việc thực hiện các qui định về chính
sách, thủ tục về thuế được đơn giản, dễ dàng hơn.
Theo chiến lược thuế, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT phải đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm NNT và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế. Các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện TTHC thuế chủ yếu bằng hình
thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất; tự động hoá trong việc cung cấp thông
tin tra cứu hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ. Khuyến
khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Ngoài ra, việc sử dụng các hình thức tư vấn tự nguyện cũng là một ý kiến rất
đáng được quan tâm trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ĐTNT. Do mang tính chất
phi lợi nhuận nên các chương trình hỗ trợ này có thể sử dụng nguồn lực và sự hảo tâm
của các tổ chức phi chính phủ, các chương trình, dự án hỗ trợ của các tổ chức tài chính
thế giới, và nên được tập trung thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để có
tác động lan truyền mạnh mẽ đến với mọi nguời dân, mọi ĐTTN.
Vai trò của Chính phủ sẽ được thể hiện rõ rệt nhất trong việc thiết kế các
chương trình giáo dục về thuế trong các trường phổ thông và cho các công dân sắp đến
tuổi kê khai thuế. Việc sản xuất các băng video, các đĩa mềm, và hàng loạt các chương
trình học khác nhau để các ĐTNT có thể tiếp cận được một cách dễ dàng và linh hoạt
đối với các khóa học khác nhau như kinh nghiệm ở Mỹ cũng là một gợi ý rất hay cho
việc sử dụng nguồn lực công trong việc nâng cao nhận thức về thuế cho các ĐTNT.
4.4.4. Tăng cường nguồn lực cho quản lý: bao gồm nguồn lực con người và nguồn
lực vật chất phục vụ quản lý
Một là, tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu
thực thi nhiệm vụ của CQT và định hướng phát triển KT-XH của đất nước, đáp ứng
yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Hai là, đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Việc
kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế được tăng cường.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa cơ sở vật chất trong quản
lý thuế: Cơ sở dữ liệu NNT trong và ngoài ngành thuế đầy đủ, chính xác, tập trung,
thống nhất; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính
liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách TTHC thuế và áp dụng thuế
193
điện tử; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến,
hiện đại, đồng bộ.
Bốn là, cơ chế quản lý tài chính và biên chế được triển khai, thực hiện hiệu quả,
gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, phù hợp với lộ trình thực hiện các giải pháp
chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế.
Năm là, tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế thực hành quản lý thuế giỏi, theo hướng
chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế
hiện đại.
Cụ thể cần xây dựng đội ngũ công chức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý thuế
đối với hoạt động chuyển giá. Đây là vấn đề then chốt có tính quyết định tới công tác
kiểm soát hoạt động chuyển giá. Trong quá trình hội nhập, không chỉ các cán bộ thuế ở
Tổng cục thuế mà các cán bộ thuế ở các địa phương có các DN FDI hoạt động cũng
cần phải có những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như phẩm chất của cán bộ thuế quốc tế.
Do vậy, cần có các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ kiến thức thuế quốc tế cũng như các kỹ năng cần thiết để
đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong điều kiện hội nhập. Công tác đào tạo được thực
hiện theo các điều kiện và vị trí như đào tạo ngắn hạn như cử cán bộ tham gia các lớp
tập huấn của ngành Thuế, công ty kiểm toán, đào tạo dài hạn ở trong nước và nước
ngoài, trao đổi chuyên gia....
Bên cạnh đó, để công tác đàm phán APA đạt hiệu quả cao đòi hỏi cần phải có
đội ngũ các chuyên gia như các kiểm toán viên, luật sư, các nhà kinh tế, các chuyên
gia về cơ sở dữ liệu, chuyên gia về quy trình... để đáp ứng yêu cầu đàm phán. Kinh
nghiệm của Mỹ cho thấy họ rất coi trọng đội ngũ này để đáp ứng được yêu cầu APA
của các DN một cách nhanh chóng đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích cho cả NNT và
CQT.
Điều kiện để duy trì đội ngũ này chính là cơ chế chính sách về tiền lương, môi
trường làm việc, phương tiện làm việc cũng như cần phải xây dựng cơ chế khen
thưởng hấp dẫn... so với các bộ phận khác trong CQT.
4.4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào tất cả các khâu, các bước công việc
trong công tác quản lý thuế, qua đó xác định rõ được trách nhiệm của từng bộ phận,
từng người, từ đó ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tập trung xây dựng
194
cở sở dữ liệu về NNT, đảm bảo đầy đủ, chính xác, có tính liên kết, tích hợp, hệ thống
và lịch sử; đặc biệt hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế đối với
doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
thuế; nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển các công cụ, phần mềm hỗ trợ, các ứng dụng
công nghệ thông minh trong triển khai công việc.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro
trong công tác thanh tra, kiểm tra, phân loại người nợ thuế, các khoản nợ thuế ở mức
độ cao hơn và hiệu quả tốt hơn. Trước mắt cần thực hiện mở rộng ứng dụng phần mềm
phân tích rủi ro của NNT để nâng cao hiệu quả thu thuế của đối tượng nộp thuế. Tiến
hành xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT,
nâng cấp ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế, thu nợ thuế theo quy trình quản lý
nợ thuế.
4.4.6. Minh bạch chi tiêu công.
Nhà nước cần chú trọng đến quản lý chi tiêu công minh bạch, hiệu quả, sao cho
tiền thuế được sử dụng vì mục tiêu chung của toàn xã hội. Nếu sử dụng NSNN lãng
phí, không hiệu quả thì mức độ bất bình của người nộp thuế có thể tăng lên, mức độ
tuân thủ thuế có thể giảm xuống. Khi người nộp thuế cảm nhận tiền thuế họ đóng góp
được sử dụng đúng mục đích sẽ làm tăng tính đồng thuận của xã hội, khi thực hiện
nghĩa vụ thuế.
Theo đó, cần quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, tăng tỷ
trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo vai trò chủ đạo của
NSTW. Từng bước thực hiện đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng ngân sách theo
chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021-2030 tiếp cận dần thông lệ quốc tế. Việc
quyết định biên chế và tăng/giảm đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan trung
ương hàng năm có thể giao cho Quốc hội quyết định. Điều hành chi NSNN theo dự
toán được giao, hạn chế bổ sung ngoài dự toán; thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán
chi NSNN kịp thời. Tiết kiệm triệt để chi thường xuyên; bố trí kinh phí mua sắm trang
thiết bị chặt chẽ; thực hiện khoán sử dụng xe công; không bố trí dự toán chi cho các
chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần
thiết và có nguồn bảo đảm. Không sử dụng NSNN để tổ chức các hoạt động như lễ
động thổ, khởi công, khánh thành các dự án, công trình (trừ các dự án trọng điểm quốc
gia), các ngày kỷ niệm thành lập ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, kỷ niệm ngày thành
195
lập, tái thành lập tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác. Tiết kiệm và giải trình về hiệu quả sử
dụng tài chính công, tài sản công phải được coi là trách nhiệm và tiêu chí đánh giá để
bổ nhiệm và bổ nhiệm lại lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
196
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 của Luận án đã trình bày bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam trong
thời gian tới và cơ hội, thách thức đối với thu NSNN ở Việt Nam, các quan điểm đề
xuất giải pháp mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam. Trên cơ sở đó luận án đề xuất các giải
pháp mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam. Các giải pháp được chú trọng để mở rộng cơ sở
thuế ở Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, mở rộng phạm vi áp dụng trong chính sách thuế
tiêu dùng; Thứ hai, mở rộng cơ sở thuế TNDN; Thứ ba, mở rộng cơ sở thuế TNCN;
Thứ tư, mở rộng phạm vi áp dụng thuế tài sản; Thứ năm, hoàn thiện chính sách thuế
tài nguyên theo hướng mở rộng cơ sở thuế; Thứ sáu, mở rộng cơ sở thuế từ các Luật
thuế mới. Đồng thời, luận án cũng đề xuất các giải pháp điều kiện như: Hoàn thiện
công tác quản lý thuế; Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng; Thực hiện
“phân đoạn” NNT; Tăng cường nguồn lực cho quản lý: bao gồm nguồn lực con người
và nguồn lực vật chất phục vụ quản lý; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý thuế.
197
KẾT LUẬN
Mở rộng cơ sở thuế phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH nhằm tăng thu
ngân sách nhà nước và tăng cường khả năng quản lý của nhà nước là xu hướng chung
của tất cả các quốc gia.
Các kết quả chủ yếu mà luận án đã đạt được là:
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp, phân tích và trình bày được nội dung chính của
một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cơ swor thuế và mở
rộng cơ sở thuế; đưa ra các nhận xét, đánh giá sơ lược các kết quả nghiên cứu của các
công trình này, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cơ sở
thuế và mở rộng cơ sở thuế.
Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu, và tổng hợp được xu hướng mở rộng cơ sở thuế
ở các nước để làm tham chiếu cho Việt Nam.
Thứ tư, Luận án đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng mở rộng cơ sở thuế
ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, Luận án chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế.
Thứ năm, Luận án đã chỉ ra bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam và các cơ hội,
thách thức đối với thu NSNN ở Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án
đưa ra các quan điểm và giải pháp mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, thu
thập, tổng hợp các nguồn tài liệu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành bản luận án
này. Tuy nhiên, đây là chủ đề lớn, phạm vi rộng, do vậy, luận án không thể tránh khỏi
còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh mong nhận được các ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo, các Nhà khoa học, Nhà quản lý để chủ đề này tiếp tục
được phát triển và hoàn thiện hơn./.
198
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
STT Tên công trình
Bài báo khoa học đăng Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
1
“Corporate income tax incentive policy in Vietnam”, Sustainable Economic
Development and Business Management in The Context of Globalisation,
Page 186, ISBN: 978-604-79-2531-5, Financial Publishing House, 2020.
2
“Expanding tax base in Vietnam”, Sustainable economic development and
business management in the context of globalisation (SEDBM), September
2021, Page 541, ISBN: 978-604-792-912-2, Financial Publishing House,
2021.
199
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Vũ Đình Ánh (2019), Cơ cấu thuế: Thực trạng và định hướng chuyển dịch, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Viện Kinh tế - tài chính, Học viện Tài chính.
2. Bộ Chính trị (2016), Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu
lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an
toàn, bền vững.
3. Bộ Tài chính, Cổng công khai NSNN,
www/ckns.mof.gov.vn/SitePages/home.aspx.
4. Bộ Tai chính (2020), Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu
ngân sách nhà nước giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, Quyết định số
276/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2020.
5. Nguyễn Đình Chiến và các thành viên (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế
ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Hà Nội.
6. Công ty TNHH PwC Việt Nam (2020), Sổ tay thuế 2020;
7. Công ty TNHH PwC Việt Nam (2021), Sổ tay thuế 2021;
8. Công ty TNHH PwC Việt Nam (2022), Sổ tay thuế 2022;
9. Phạm Hồng Chương và Nguyễn Thị Thùy Dương (2017), Nâng cao tính bền
vững của nguồn thu từ thuế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp
chí Tài chính kỳ 1 tháng 11 năm 2017.
10. Vũ Sỹ Cường (2009), Ước lượng quy mô thu ngân sách hợp lý: trường hợp Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 9/2009.
11. Vũ Sỹ Cường (2017), Huy động nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam
theo hướng bền vững, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 10/2017.
12. Đinh Tiến Dũng (2019), Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để cơ cấu lại
nguồn thu ngân sách bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 924, tháng 8/2019.
13. Lý Phương Duyên (2017), Mở rộng cơ sở thuế đối với thu nhập ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Tài chính, số kỳ 1 tháng 8/2017, 17-20.
14. La Xuân Đào (2012), Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
200
15. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2019), Đánh giá kinh tế Việt Nam thường
niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Vương Thị Thu Hiền (2008), Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt
Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài
chính.
17. Vương Thị Thu Hiền (2011), Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu cấp học viện,
Học viện Tài chính.
18. Vương Thị Thu Hiền (2018a), Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước
và khuyến nghị với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phát triển kinh tế và
kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa, Học viện Tài chính.
19. Vương Thị Thu Hiền (2018b), Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế ở Việt Nam,
Đề tài nghiên cứu cấp học viện, Học viện Tài chính.
20. Nguyễn Văn Hiệu (2003), Các giải pháp hoàn thiện cải cách hệ thống thuế ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
21. Phạm Xuân Hòa (2013), Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
22. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2017), Mở rộng cơ sở thuế tiêu dùng ở Việt Nam, Tạp
chí Tài chính, số kỳ 1 tháng 8/2017, 21-24.
23. Nguyễn Thị Thanh Hoài & Hoàng Thị Giang (2013), Chính sách thuế trực thu
với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ, Bộ Tài chính.
24. Học viện Tài chính (2013), Kỷ yếu Hội thảo Thu ngân sách nhà nước bền vững
– Lý luận và thực tiễn, Khoa thuế và Hải quan.
25. Lưu Đức Huy (2020), Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu của
ngân sách nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính.
26. Phạm Thị Mai Huyên (2018), Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập và một số đề xuất, Tạp chí Tài chính, ngày 04/03/2018.
27. Ngô Văn Khương (2016), Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
201
28. Đinh Thị Ngọc Mai (2019), Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
29. Bùi Thị Mến (2017), Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
30. Ngân hàng Thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ
thống hiệu quả và công bằng hơn.
31. Oxfarm (2016), Báo cáo nghiên cứu đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt
Nam.
32. Oxfarm (2020), Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN,
Trường hợp ưu đãi thuế TNDN.
33. Lê Thị Minh Phượng (2020), Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
34. Dương Ngọc Quang (2015), Hoàn thiện thuế TNDN nhằm thúc đẩy tái cơ cấu
nền kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
35. Quốc hội (1993), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật không số ngày 10
tháng 7 năm 1993.
36. Quốc hội (2010a), Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật số 57/2010/QH12 ngày
15 tháng 11 năm 2020.
37. Quốc hội (2010b), Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật số
48/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
38. Quốc hội (2014), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-
VPQH, ngày 11 tháng 12 năm 2014.
39. Quốc hội (2016a), Luật Thuế giá trị gia tăng, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-
VPQH, ngày 28 tháng 4 năm 2016.
40. Quốc hội (2016b), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật số
10/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
41. Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế, Luật số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6
năm 2019.
42. Quốc hội (2020), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Văn bản hợp nhất số
14/VBHN-VPQH, ngày 15 tháng 7 năm 2020.
43. Quốc hội (2022a), Luật Thuế tài nguyên, Văn bản hợp số 23/VPQH, ngày 29
tháng 12 năm 2022.
202
44. Quốc hội (2022b), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-
VPQH, ngày 25 tháng 01 năm 2022.
45. Nguyễn Xuân Sơn (2007), Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam
phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học
viện Tài chính.
46. Vũ Như Thăng (2016), Gói hành động về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi
nhuận (BEPS): khả năng áp dụng tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ, Bộ Tài chính.
47. Nguyễn Hồng Thắng (2017), Một số vấn đề đặt ra trong mở rộng cơ sở thuế
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính, số kỳ 1 tháng 8/2017, 10-13.
48. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2011-2020, Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011.
49. Thủ tướng Chính phủ (2022), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030,
Quyết định số 508/2022/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2022.
50. Nguyễn Văn Thuận, Trần Xuân Hằng, Nguyễn Minh Hằng & Nguyễn Thị Kim
Chi (2020). Tác động của thuế đến TTKT tại các nước đang phát triển khu vực
Châu Á. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 57, trang 31.
51. Nguyễn Quang Tiến (2017), Hợp tác quốc tế chống xói mòn cơ sở thuế và
chuyển lợi nhuận, Tạp chí Tài chính, số kỳ 1 tháng 8/2017, 25-28.
52. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế - Xã hội, Nhà xuất bản Thống kê.
53. Lê Xuân Trường (2006), Chính sách thuế với việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
54. Lê Xuân Trường (2012), Tái cấu trúc hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với điều
kiện là thành viên WTO, Hội thảo Khoa học quốc tế Việt Nam – Trung Quốc,
Hà Nội.
55. Lê Xuân Trường (2014), Cấu trúc thu NSNN bền vững – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn Việt Nam, Đề tài NCKH cấp bộ, Học viện Tài chính.
56. Lê Xuân Trường (2017), Mở rộng cơ sở thuế những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Tài chính, số kỳ 1 tháng 8/2017, 6-9.
203
57. Lê Xuân Trường (2021), Cơ sở lý luận và thực tiễn mở rộng cơ sở thuế tiêu thụ
đặc biệt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính.
58. Lê Xuân Trường (2021), Định hướng cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 –
2030, https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/dinh-huong-cai-cach-he-
thong-thue-giai-doan-20212030-332294.html ngày 25/8/2021: truy cập 12
tháng 12 năm 2021.
59. Cao Anh Tuấn (2010), Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện
Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
60. Trương Bá Tuấn, Đào Mai Phương (2020), Xu hướng cải cách thuế gián thu ở
một số quốc gia trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Tài
chính Kỳ 1 - tháng 11/2020.
61. Nguyễn Ngọc Tuyến (2020), Định hướng cải cách thuế thu nhập doanh
nghiệp nhằm thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và thu ngân sách nhà nước, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính.
62. Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính (2017), Chính sách động viên ngân sách từ
thuế hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam, Điễn đàn tài chính Việt Nam
2017.
63. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2021), Thúc đẩy phục hồi kinh tế
và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam.
64. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR (2019), Mức độ công bằng thuế
đánh giá cho Việt Nam, NXB Hồng Đức.
B. Tiếng Anh
65. Adam Christopher, David Bevan, and Gerard Chambas (2001), Exchange Rate
Regimes and Revenue Performance in Sub-Saharan Africa, Journal of
Development Economics (64), 173-213.
66. Agell, J., Lindh, T., & Ohlsson, H. (1997), Growth and the public sector: A
critical review essay, European Journal of Political Economy, 13(1), 33-52.
67. Ajzen Icek & Martin Fishbein (1980), Understanding attitudes and predicting
social behaviour. Englenwood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, Inc.
68. Bert Brys, Stephen Matthews & Jeffrey Owens (2011), Tax Reform Trends in
OECD Counttries, OECD Taxation Working Papers No. 1.
204
69. Boonnyarat, M (2014), Achieving effective and efficient policy of tax incentives,
Proceedings of the Asia Tax Forum 2014, Hanoi, May 7-8.
70. Cagé, J., & Gadenne, L. (2012), Tax Revenues, Development, and the Fiscal
Cost of Trade Liberalization, 1792-2006 (Paris School of Economics n. halshs-
00705354v2) (Vol. 27). PSE Working Papers.
71. Castles, F. G., & Dowrick, S. (1990), The impact of government spending levels
on mediumterm economic growth in the OECD, 1960-85, Journal of
Theoretical Politics, 2(2), 173-204.
72. Chelliah, R. J. (1971), Trends in taxation in developing countries, Staff Papers,
18(2), 254-331.
73. Clotfelter, C. T. (1983), Tax evasion and tax rates: An analysis of individual
returns, The review of economics and statistics, pp. 363-373.
74. Comrey, A., & Lee, H. (1992). A first course in factor analysis. Hillsdale, NJ:
Lawrence Eribaum Associates. Inc..
75. Dale Chua & Glenn Jenkins (1991), Tax Policies For Industrial
Development, Development Discussion Papers 1991-08, JDI Executive
Programs.
76. Eric Zolt (2015), Tax Incentives: Protecting the tax base, Paper for Workshop
on Tax Incentives and Base Protection New York, 23-24 April 2015.
77. Ernesto Crivelli, Ruud De Mooij and Michael Keen (2015), Base Erosion,
Profit Shifting and Developing Countries, IMF Working Paper.
78. Fletcher, K (2002), Tax incentives in Cambodia, Lao PDR and Vietnam, IMF
Conference on Foreign Direct Investment: Opportunities and Challenges for
Cambodia, Lao PDR and Vietnam, Hanoi, August 16-17.
79. Frank R. Bacon (1961), Analysis of a tax incentive to stimulate product
development in Michigan, University of Michigan Publishing House.
80. Frey Bruno S. (1997), Not just for the money, Journal Books.
81. Gangadhar Prasad Shukla (2006), Tax Policy Analysis and Legal Framework:
Taxation Reform and Modernization Program, Vietnam, Report for the
Government of Vietnam and the World Bank.
82. Glenn Jenkins & Jeffery Hall (1999), Sri Lanka Corporation Income Tax
Policy: Options And Recommendations For Industrial
205
Development, Development Discussion Papers 1993-03, JDI Executive
Programs.
83. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. (2006),
Multivariate data analysis (6th ed.), Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice
Hall.
84. Heady, C. (2002), Tax Policy in Developing Countries: What can be Learned
from OECD Experience?”. Paper presented at the seminar Taxing Perspectives:
A Democratic Approach to Public Finance in Developing Countries, at the
Institute of Development Studies, University of Sussex, 28-29 October 2002.
85. Jackson Betty & Valerie C Milliron (1986), Tax compliance research: findings,
problems and prospects, Journal of Accounting Literature, No5.
86. James Poterba (2009), The Challenge of Tax Reform and Expanding the Tax
Base Geary Lecture – 2009, The Economic and Social Review, Vol. 41, No. 2,
Summer, 2010, pp. 133–148.
87. James, S. (2013), Tax and non-tax incentives and investments: Evidence and
policy implications, FIAS, World Bank Group, Washington DC.
88. Jane G. Gravelle & Thomas L. Hungerford (2012), ( The Challenge of
Individual Income Tax Reform: An Economic Analysis of Tax Base
Broadening, report, March 22, 2012; Washington D.C..
(https://digital.library.unt.edu/ark:/67531/metadc86615/: accessed May 26,
2023), University of North Texas Libraries, UNT Digital
Library, https://digital.library.unt.edu; crediting UNT Libraries Government
Documents Department.
89. John Freebairn (2015), Income Tax Reform: Base Broadening to Fund Lower
Rates, University of Melbourne.
90. Juabin Matey (2018), Widening the Tax Base in Ghana's Informal Sector: Role
of Ghân Revenue Authority, www.grin.com/document/417407: accessed May
26, 2023.
91. Keen, M., & Ligthart, J. E. (2005), Coordinating tariff reduction and domestic
tax reform under imperfect competition, Review of International Economics,
13(2), 385-390.
206
92. Keen, M., & Simone A. (2004), Tax Policy in Developing Countries: Some
Lessons from the 1990s and Some Challenges Ahead, International Monetary
Fund (IMF), 302.
93. Khattry, B., & Rao, J. M. (2002), Fiscal faux pas?: an analysis of the revenue
implications of trade liberalization, World Development, 30(8), 1431-1444.
94. Kirchler E, Wahl I. & Hoelzl E. (2008), Enforced Versus Voluntary Tax
Compliance: The “Slippery slope” Framework”, Journal of Economics
Psychology: 210-225.
95. Lewis A. (1982), The social psychology of taxation, British Journal of Social
Psychology, 21(2):151-158.
96. Lotz, J. R., & Morss, E. R. (1967), Measuring “tax effort” in developing
countries, Staff Papers, 14(3), 478-499.
97. Lucotte, Y. (2010), The choice of adopting inflation targeting in emerging
economies: Do domestic institutions matter?, Paris School Business.
98. Macionis John J (2009), Society: the basics, Pearson/Prentice Hall Publishing
House.
99. Mark Duggan, Audrey Guo & Andrew C. Johnston (2022), Would Broadening
the UI Tax Base Help Low-Income Workers? IZA DP No. 15020,
100. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.R. (1994), Psychometric Theory, Ed. ke-3,
McGraw-Hill, New York.
101. OECD (2010), Choosing a Broad Base – Low Rate Approach to Taxation,
OECD Tax Policy Studies, No. 19, OECD Publishing.
102. OECD (2013a), Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting.
103. OECD (2013b), Addressing Base Erosion and Profit Shifting.
104. Oxfarm (2020), Widening the Tax Base of Low-Income Countries: Taxing high-
net-worth individuals in Uganda.
105. Park, C. G., & Huyn, J. K. (2003), Examining the Determinants of Tax
Compliance by Experimental Data: A Case of Korea, Journal of Policy
Modeling, 25(8), 673-684.
207
106. Pupongsak, S. (2010), The effect of trade liberalization on taxation and
government revenue, Doctoral dissertation, University of Birmingham, United
Kingdom.
107. Robert A. Pierce & Carol D. Peacock (1986), Broadening the Sales Tax Base:
Answering One Question Leads to Others, Florida State University Law
Review, Volume 14, Issue 3.
108. Song Y-D & Yarbrough TE. (1978), Tax ethics and taxpayer attitudes: A
survey, Public Administration Review, 38(5):442–452.
109. Spicer Michael W. & Scott B. Lundstedt (1976), Understanding tax evasion,
Journal Public Finance= Finances publiques, 31 (2): 295-305.
110. Stephen L. Juma, Peter Magero , Aineah Makanga & Robinson Aondo (2020),
Increasing Tax Base in Kenya: Challenges and Mitigation, African Tax and
Customs Review, ISSN 2664-9535 (online).
111. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007), Using multivariate
statistics (Vol. 5, 481-498), Boston, MA: Pearson.
112. Tanzi V., & Zee Howell H., (2000), Tax Policy for Emerging Markets:
Developing Countries, National Tax Journal, Vol. 53 no. 2 (June 2000) pp.
299-322.
113. The Staff of the joint committee on taxation (2005), Options to improve tax
compliance and reform tax expenditures, the U.S. Government Publishing
Office.
114. Tijjani Hadmad, Abubakar U. Farouk, Zaharaddeen S. Maigoshi &
Rabiu S. Jibril (2021), Broadening Nigeria’s Tax Base: Focusing on The
Taxation of Digital Transactions, Journal on Financing for Development,
Volume 1, No. 3, ISSN 2789-1836 (online)
115. Torgler Benno (2003), Tax morale and tax compliance: A cross culture
comparison. Seminar Publication: Proceedings. Annual Conference on
Taxation andMinutes of the Annual Meeting of the National Tax Association,
63-74.
116. Torgler Benno (2004), Tax morale in Asian countries, Journal of Asian
Economics, 15(2), pp. 237-266.
208
117. Torgler Benno (2005), Tax morale and direct democracy, European Journal
of Political Economy, 21(2), pp. 525-531.
118. Torgler Benno & Friedrich Schneider (2009), The impact of tax morale and
institutional quality on the shadow economy, Journal of Economic
Psychology, 30 (2), pp. 228-245.
119. Tsui Nga Ni (2007), Broading the tax base.
120. Viner, J. (1950), The customs union issue, Stevens and Sons, Ltd. for the
Carnegie Endowment for International Peace.
121. Von Furstenberg, G. M., Green, R. J., & Jeong, J. H. (1986), Tax and spend,
or spend and tax?, The review of Economics and Statistics, pp.179-188.
122. United Nations (2015), Protecting the Tax Base of Developing Countries
123. United Nations Industrial Development Organization (2011a), Africa Investor
Report: Towards evidence-based investment promotion strategies.
124. United Nations Industrial Development Organization (2011b), Fiscal
incentives and enterprise performance: Evidence from the UNIDO Viet Nam
Industry Investor Survey 2011.
125. Wagner, A. (1958), Three extracts on public finance. In Classics in the theory
of public finance. London, UK: Palgrave Macmillan, pp. 1-15
126. World Bank (1997),Tax Reform in Developing Countries.
127. World Bank (2014), Restructuring corporate income tax and value added tax
in Vietnam: An analysis of current changes and agenda for the future.
128. World Bank (2017a), Doing Business 2018.
129. World Bank (2017b), Report of the High-Level Commission on Carbon Prices.
209
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Kính gửi quý vị,
Trong khuôn khổ đề tài Luận án về “Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam”, NCS rất
mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của quý vị để có thêm các thông tin và căn cứ
thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam.
NCS cam đoan chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu của đề tài
luận án và không sử dụng vào mục đích khác.
Trân trọng cảm ơn!
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
(Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
1. . Anh (chị) công tác trong lĩnh vực nào?
a. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học
b. Cơ quan quản lý thuế các cấp
c. Cơ quan quản lý tài chính các cấp
d. Cơ quan quản lý hành chính các cấp
e.Doanh nghiệp, tổ chức SXKD nộp thuế
f.Doanh nghiệp tư vấn, dịch vụ thuế
g. Lĩnh vực khác (xin ghi rõ bên dưới):
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
2.Độ tuổi :
Dưới <18 tuổi
Từ 18– dưới 22 tuổi
Từ 22-dưới 30 tuổi
Từ 30 đến dưới 55 tuổi
Trên 55 tuổi
3.Trình độ học vấn:
Từ đại học trở lên
Cao đẳng, trung cấp
Phổ thông
Khác
4.Mức thu nhập bình quân hàng tháng:
Đến 10 triệu đồng
Trên 10 triệu đến 20 triệu đồng
Trên 20 triệu đến 30 triệu đồng
Trên 30 triệu đến 40 triệu đồng
Trên 40 triệu đến 90 triệu đồng
Trên 90 triệu đồng
210
PHẦN II: KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG
CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM
Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Quý vị đối với các nhận định dưới đây về các
nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam bằng cách khoanh tròn vào các
mức tương ứng (mức đồng ý càng cao anh/chị cho điểm càng cao). Trong đó:
1. Hoàn toàn không đồng ý;2. Không đồng ý một phần; 3. Phân vân; 4. Đồng ý một
phần; 5. Hoàn toàn đồng ý.
TT Nội dung câu hỏi Mức đồng ý
I Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hoá thương mại
1. TD1 Hội nhập và tự do hoá thương mại làm cho cơ
sở tính thuế và đối tượng nộp thuế đa dạng,
phức tạp, khó kiểm soát thì mở rộng cơ sở thuế
sẽ tốt hơn
1 2 3 4 5
2. TD2 Sự cạnh tranh với nhau về thuế giữa các quốc
gia làm tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở thuế
1 2 3 4 5
3. TD3 Yêu cầu về hợp tác, thực thi các cam kết, phù
hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế lĩnh
vực thuế giữa các quốc gia cần mở rộng cơ sở
thuế
1 2 3 4 5
II Nhu cầu chi tiêu của nhà nước
4. CT1 Chi đầu tư phát triển tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở
thuế
1 2 3 4 5
5. CT2 Chi thường xuyên tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở
thuế
1 2 3 4 5
6. CT3 Chi dự trữ quốc gia tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở
thuế
1 2 3 4 5
7. CT4 Chi trả nợ và viện trợ tăng đòi hỏi mở rộng cơ
sở thuế
1 2 3 4 5
8. CT5 Bội chi NSNN tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở thuế 1 2 3 4 5
III Nhân tố thuộc về bối cảnh kinh tế quốc gia
9. KT1 Mục tiêu, chính sách và tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao làm tăng đòi hỏi mở rộng cơ sở thuế
1
2 3 4 5
10. KT2 Sự gia tăng của giá cả-lạm phát đòi hỏi mở
rộng cơ sở thuế
1 2 3 4 5
11. KT3 Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều
kiện cho việc mở rộng cơ sở thuế
1 2 3 4 5
211
12. KT4 Độ mở thương mại (đo lường bằng tỷ lệ xuất
khẩu và nhập khẩu trong GDP) tăng đòi hỏi mở
rộng cơ sở thuế
1 2 3 4 5
IV Nhân tố thuộc về cơ quan thuế.
13. CQ1 Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý thuế phù hợp
thì mở rộng cơ sở thuế tốt hơn
1 2 3 4 5
14. CQ2 Nguồn nhân lực quản lý thuế càng có chất
lượng cao thì mở rộng cơ sở thuế sẽ tốt hơn
1 2 3 4 5
15. CQ3 Cơ chế quản lý thuế phù hợp thì mở rộng cơ sở
thuế sẽ tốt hơn
1 2 3 4 5
16. CQ4 Cơ sở vật chất và mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý thuế càng tốt thì việc
mở rộng cơ sở thuế sẽ tốt hơn
1 2 3 4 5
17. CQ5 Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả
cao thì mở rộng cơ sở thuế tốt hơn
1 2 3 4 5
18. CQ6 Cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá
ngành thuế càng mạnh mẽ thì việc mở rộng cơ
sở thuế sẽ càng tốt hơn
1 2 3 4 5
V Nhân tố thuộc về chính trị, văn hoá-xã hội
19. VH1 Hệ thống chính trị xã hội càng ổn định thì việc
mở rộng cơ sở thuế sẽ tốt hơn
1 2 3 4 5
20. VH2 Sự công bằng của pháp luật thuế làm tăng việc
mở rộng cơ sở thuế
1 2 3 4 5
21. VH3 Ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế tăng
thì mở rộng cơ sở thuế sẽ càng làm tăng mức độ
tuân thủ
1 2 3 4 5
22. VH4 Chuẩn mực đạo đức xã hội cao khiến việc mở
rộng cơ sở thuế sẽ càng thuận lợi
1 2 3 4 5
23. VH5 Kiến thức sự hiểu biết thuế của người nộp thuế
càng cao khiến việc mở rộng cơ sở thuế càng
thuận lợi
1 2 3 4 5
24. VH6 Việc thực hiện các mục tiêu đòi hỏi mới về môi
trường, an sinh xã hội làm tăng việc mở rộng cơ
sở thuế
VI Mở rộng cơ sở thuế
25. MR1 Nhà nước nên mở rộng đối tượng chịu thuế 1 2 3 4 5
212
26. MR2 Nhà nước nên thu hẹp các đối tượng không chịu
thuế và các đối tượng được miễn thuế
1 2 3 4 5
27. MR3 Nhà nước không nên qui định ngưỡng hoặc qui
định mức ngưỡng chịu thuế thấp
1 2 3 4 5
28. MR4 Nhà nước nên qui định chi tiết từng khoản miễn
trừ cho từng trường hợp cụ thể khi thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập
1 2 3 4 5
29. MR5 Nhà nước cần đảm bảo cơ sở thuế thực tế phù
hợp với cơ sở thuế danh nghĩa
1 2 3 4 5
30. MR6 Nhà nước nên tăng giá trị cơ sở thuế 1 2 3 4 5
Xin quý vị đưa ra các ý kiến chủ yếu nhằm Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam.
(1)
(2)
(3)
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị!