Luận án Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna tại một số địa phương ở Việt Nam

Một số kiến nghị trên cở sở kết quả nghiên cứu của đề tài: 1. Giám sát huyết thanh học và điều tra hồi cứu về đặc điểm lâm sàng HCNC do vi rút Banna cho thấy đây là một bệnh do muỗi truyền, tỷ lệ số mắc được ghi nhận ở mọi lứa tuổi, diễn biến lâm sàng nặng, tỷ lệ tử vong cao cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu biện pháp điều trị và dự phòng bệnh 2. Tỷ lệ mang vi rút Banna trong quần thể muỗi cao, các loài muỗi mang vi rút Banna rộng hơn so với vi rút VNNB nên cần tiếp tục có nghiên cứu giám sát sự lưu hành của vi rút Banna trong quần thể muỗi và tăng cường công tác phòng chống bệnh do muỗi truyền nói chung và do vi rút Banna nói riêng trong khi chưa thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh 3. Phân tích đặc điểm phân tử các chủng vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam xác định chúng là vi rút có trong tự nhiên không phải là vi rút Banna xâm nhập từ Trung Quốc, đây là một tác nhân gây HCNC và sốt không rõ nguyên nhân, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo để phát triển sinh phẩm chẩn đoán và giám sát bệnh để giúp cho việc điều trị và dự phòng bệnh có hiệu quả.

pdf143 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna tại một số địa phương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 12 tỉnh/thành phố ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên, trong nghiên cứu này đã xác định có 46 chủng vi rút Banna được phân lập bằng dòng tế bào C6/36. Đây là dòng tế bào được sử dụng rộng rãi để phân lập các virút Arbo do muỗi truyền với ưu điểm không cần có diện tích sử dụng lớn như sử dụng động vật thí nghiệm để phân lập. Mặt khác, sự thích ứng của vi rút Banna trên dòng tế bào này gây hiện tượng bệnh lý tế bào rất điển hình (ảnh 1.1) sau 2 – 5 ngày gây nhiễm trên dòng tế bào này. Ngoài ra, sự thích ứng của vi rút Banna ở một số dòng tế bào động vật có vú cũng được xác định, nhưng dòng tế bào muỗi C6/36 vẫn là dòng tế bào lý tưởng được lựa chọn để phân lập vi rút Banna [27], [83], [99]. Kết quả phân lập vi rút từ muỗi bằng dòng tế bào C6/36 và định loại vi rút bằng cặp mồi đặc hiệu vi rút Banna được thiết kế từ vùng gen số 12, để tạo một sản phẩm PCR là 627 bp [21]. Với kết quả phân lập được 46 chủng vi rút Banna từ muỗi, tỷ lệ phân lập được vi rút Banna từ muỗi là 4,22 % (46/1091). Các tỉnh có mẫu muỗi phân lập được vi rút Banna có 9/12 tỉnh bao gồm: Bắc Giang, Quảng Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Long 100 An và Hà Tây. Tỷ lệ phân lập được vi rút khác nhau giữa các khu vực dao động trong khoảng 1,61% - 16,67%. Trong số 46 chủng vi rút Banna phân lập được ở 9/12 tỉnh có 02 chủng phân lập được từ muỗi đực Cx. pseudovishnui ở Long An và 44 chủng phân lập được từ muỗi cái của 8 loài bao gồm An. vagus, Ar. subalbalus, Cx. quinquefaciatus, Cx. fuscocephalus, Cx. tritaeniorhynchus, Cx. vishnui, Cx. pseudovishnui và Cx. gelidus.Việc phân lập được vi rút Banna từ muỗi đực là một bằng chứng khoa học về sự truyền trực hệ vi rút Banna từ thế hệ này sang thế hệ sau qua trứng và khẳng định vi rút Banna là một loại vi rút Arbo do muỗi truyền, tồn tại trong tự nhiên ở loài muỗi và trong số các loài muỗi phân lập được vi rút Banna, đã có được minh chứng Cx. pseudovishnui là véc tơ chính của vi rút Banna [20]. Trong nghiên cứu này vi rút Banna được phân lập từ rất nhiều loài muỗi khác nhau, với đặc điểm về sinh thái của những loài vi rút này không giống nhau. Như vậy, để phòng chống véc tơ truyền vi rút Banna sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc phòng chống véc tơ truyền bệnh VNNB hay sốt xuất huyết dengue [14], [30], [50], [58], [90]. Các chủng vi rút Banna phân lập được ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam có sự khác biệt về số lượng ở Miền Nam số chủng vi rút Banna phân lập được là 20 chủng/200 mẫu phân lập, tiếp theo là miền Bắc với 12 chủng/744 mẫu phân lập, Tây Nguyên 10 chủng/123 mẫu phân lập và cuối cùng là miền Trung 4 chủng/24 mẫu phân lập. Về số loài muỗi phân lập được vi rút Banna: miền Bắc phân lập được vi rút Banna ở 6 loài muỗi bao gồm An. vagus, Ar. subalbalus, Cx. quinquefaciatus, Cx. fuscocephalus, Cx. tritaeniorhynchus và Cx. vishnui. Còn ở Tây nguyên phân lập được vi rút Banna từ 5 loài muỗi bao gồm Cx. quinquefaciatus, Cx. fuscocephalus, Cx. gelidus, Cx. tritaeniorhynchus và Cx. vishnui, miền Trung phân lập được vi rút Banna từ 2 loài muỗi đó là Cx. tritaeniorhynchus và Cx. vishnui, miền 101 Nam phân lập được vi rút Banna từ 2 loài muỗi đó là Cx. pseudovishnui và Cx. quinquefaciatus. Như vậy vi rút Banna được phân lập từ loài muỗi Cx. tritaeniorhynchus ở cả miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; Riêng miền Nam không phân lập được vi rút Banna từ Cx. tritaeniorhynchus. Ở miền Nam vi rút Banna chủ yếu được phân lập từ loài Cx. pseudovishnui và Cx. quinquefaciatus. Trong nghiên cứu này chưa phân lập được chủng vi rút nào từ các loài muỗi Cx. quinquefatigans, Cx. fatigans, Cx. whimorei, C.x citiens, Cx. pallidothorax, Cx .bitaeniorhynchus, An. hyncanus, An. subgroup, An. tesellatus, Ar. subalbatus, Ar. magnus, Ae. albopictus, Mx. indiana và Mx. uniformis. Tuy nhiên, việc phân lập được vi rút Banna từ 8 loài muỗi khác nhau cho thấy số loài muỗi là véc tơ hoặc có thể là vec tơ của vi rút Banna rộng hơn so với véc tơ truyền vi rút VNNB [14], [84], [85]. Trong số các tỉnh được chọn làm điểm thu thập muỗi, có ba tỉnh muỗi được thu thập quanh năm đó là Cát Quế, Hà Tây (miền Bắc) và huyện Cờ Đỏ ở tỉnh Cần Thơ và huyện Châu Thành ở tỉnh Long An (miền Nam), nhưng kết quả phân lập được vi rút Banna từ muỗi ở miền Bắc chủ yếu trong các tháng 3, tháng 5 và tháng 6. Còn ở miền Trung vi rút Banna được phân lập chủ yếu từ các mẫu muỗi thu thập trong các tháng 3 và tháng 8. Ở miền Nam, vi rút Banna được phân lập chủ yếu từ các mẫu muỗi thu thập trong các tháng 3 và tháng 10; Ở Tây Nguyên, vi rút Banna được phân lập từ muỗi thu thập ở thực địa trong các tháng 3, tháng 6 và tháng 9. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này, việc lựa chọn thời điểm để thu thập muỗi phân lập vi rút Banna có thể căn cứ vào thời điểm thu thập mẫu muỗi ở từng khu vực để có kết quả phân lập được vi rút Banna tỷ lệ cao hơn từ muỗi, ngoài ra cũng cần phải coi trọng sự biến đổi khí hậu, vì nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tồn tại của tác nhân gây bệnh [74]. 102 Trong nghiên cứu này xác định có rất nhiều loại muỗi là véc tơ hoặc có thể là véc tơ truyền vi rút Banna được phát hiện ở Việt Nam, cho thấy sự cần thiết nghiên cứu xác định vai trò gây bệnh của vi rút Banna trong những nghiên cứu tiếp theo. Hơn thế nữa Cx. tritaeniorhynchus và Cx. vishnui được xác định là véc tơ chung của vi rút VNNB, vi rút Banna và vi rút Nam Định, vi rút Alpha ở Việt Nam có thể gây hiện tượng đồng nhiễm vi rút ở người, cần được đề cập trong những nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam [14],[44], [51], [83], [84], [86]. Đối với vi rút VNNB và vi rút Banna không chỉ có véc tơ chung, mà ổ chứa vi rút là động vật gần người (lợn) cũng đã được chứng minh bằng kết quả giám sát huyết thanh học hoặc phân lập vi rút [5], [21], [35], [72], [93]. Ở Trung Quốc, vi rút Banna được phân lập từ muỗi, từ huyết thanh của gia cầm, của lợn thu thập ở vùng Mending và vùng sông Lancang của tỉnh Yunna, Hainan, Gansu, Beijing, Shenyang và ishuangbanna tỉnh Yunnan, Trung Quốc [35], [71], [72], [93]. Tuy nhiên, số liệu về giám sát huyết thanh học sự lưu hành của vi rút Banna trong gia cầm, ổ chứa gần người vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam. 4.3. Xác định một số đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam. Để định loại và xác định genotype của vi rút Banna không thể dựa vào chẩn đoán huyết thanh học mà phải xác định bằng kỹ thuật giải trình tự gen để đưa ra bằng chứng xác định nguồn gốc xuất hiện vi rút Banna ở Việt Nam là do xâm nhập từ bên ngoài hay là vi rút lưu hành trong tự nhiên, nên trong nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen để xác định các genotype của một số chủng vi rút Banna phân lập được ở Việt Nâm là sự lựa chọn kỹ thuật nghiên cứu rất khoa học và hiện đại. Các chủng vi rút Banna 103 được lựa chọn để giải trình tự gen là những chủng vi rút lần đầu tiên phân lập được từ người bệnh/ổ chứa vi rút/muỗi tại một số điểm nghiên cứu, trên cơ sở này đưa ra được bằng chứng có tính thuyết phục về nguồn gốc sự xuất hiện và lưu hành của vi rút Banna ở Việt Nam. Vi rút Banna chỉ có một type huyết thanh duy nhất, nhưng có hai genotype khác nhau, đó là genotype A, genotype B và trong từng genotype có phân chia phân nhóm genotype. Vi rút Banna được xác định lưu hành rộng rãi ở một số nước trong khu vực châu và chủng vi rút Banna đầu tiên được phân lập từ bệnh nhân ở Trung Quốc năm 1987 [35], [38], [99]. Còn ở Việt Nam, vi rút Banna được phát hiện từ dịch não tủy của bệnh nhân HCNC, từ muỗi và lợn trong các năm 2002 - 2005 [19], [21], [83], nên cần có nghiên cứu về dịch tễ sinh học phân tử để xác định nguồn gốc các chủng vi rút Banna ở Việt Nam. Trước đây, họ Reoviridae có 9 chi vi rút, trong số này có 4 chi vi rút gây bệnh cho người đó là các chi vi rút: Orthoreovirus (Reovirus), Orbivirus, Rotavirus và Coltivirus; Các chi vi rút còn lại gây bệnh cho cây, côn trùng và cá. Trong số các chi vi rút gây bệnh cho người, Chi Coltivirus bao gồm có hai nhóm vi rút đó là Coltivirus nhóm A và Coltivirus nhóm B; Coltivirus nhóm A là những vi rút do ve truyền có hai type huyết thanh, type huyết thanh 1 bao gồm các chủng vi rút phân lập từ châu Mỹ và type huyết thanh 2 bao gồm các chủng vi rút phân lập từ châu u. Còn Coltivirus nhóm B là những vi rút do muỗi truyền chỉ có một type huyết thanh duy nhất [21], [35], [36], [47], [48]. Khi nghiên cứu về tính chất kháng nguyên và đặc điểm phân tử của các chủng vi rút thuộc Coltivirus nhóm B cho thấy chúng có sự khác biệt nên được đề nghị tách ra khỏi chi Coltivirus để tạo thành một chi vi rút mới đó là chi Seadornavirus (là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: South-East Asian 104 dodeca RNA viruses) bao gồm các chủng vi rút Banna và vi rút Kadipiro phân lập từ châu [35]. Do vậy, từ sau năm 2000 họ Reoviridae bao gồm có 10 chi vi rút trong đó có 5 chi gây bệnh cho người đó là các chi vi rút: Orthoreovirus (Reovirus), Orbivirus, Rotavirus, Coltivirus và Seadornavirus [21]. Vi rút Banna là vi rút Arbo do muỗi truyền có vật liệu di truyền là ARN sợi kép gồm 12 phân đoạn, thuộc họ Reoviridae. Độ dài các phân đoạn của vi rút Banna cũng rất khác nhau dao động trong khoảng 862 bp – 3747 bp, riêng phân đoạn 12 là ngắn nhất chỉ có 862 bp, trong đó có 612 bp mã hóa protein VP12, còn lại 250 bp là vùng không mã hóa [35], [47]. Để phân biệt các chủng vi rút Banna, lấy ngưỡng 18 % sự khác nhau về trình tự nucleotide các vùng gen của vi rút được sử dụng để tách các chủng vi rút Banna và Kadipiro ra khỏi chi Coltivirus để tạo thành một chi vi rút riêng biệt, chi Seadornavirrus [61]. Trình tự vùng gen mã hóa số 12 của các chủng vi rút Banna được lựa chọn để phân tích genotype các chủng vi rút Banna phân lập ở Việt Nam và một số vùng địa lý ở châu . Kết quả nghiên cứu đã xác định các chủng vi rút Banna được chia thành hai genotype khác nhau, các chủng vi rút ở Trung Quốc và Việt Nam thuộc genotype A, còn các chủng phân lập từ Indonesia thuộc genotype B. Genotype A được chia thành hai phân nhóm genotype A1 và A2; Trong phân nhóm genotype A1 được chia ra 4 clade độc lập với nhau bao gồm các chủng vi rút Banna phân lập tại ở miền Bắc Trung Quốc, Liaoning và Việt Nam; Còn phân nhóm genotype A2 bao gồm các chủng vi rút Banna phân lập tại Miền Trung Việt Nam và Trung Quốc. Trong nghiên cứu này xác định các chủng vi rút Banna phân lập từ bệnh nhân, từ muỗi, lợn ở miền Bắc, miền Nam và Tây Nguyên, Việt Nam thuộc phân nhóm genotype A1. Trong số 4 chủng vi rút Banna phân lập ở 105 miền Trung cùng một thời gian, cùng địa điểm nhưng được xác định thuộc phân nhóm genotype A1 và thuộc phân nhóm A2 (hình 3.5). Điều này cho thấy tính đa dạng của các chủng vi rút Banna lưu hành ở Việt Nam. Vi rút Banna lưu hành rất rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt đã xác định nhiều loài muỗi có thể là véc-tơ truyền vi rút Banna rất phong phú bao gồm một số loài muỗi Culex và Aedes. Các nghiên cứu đã công bố ở Trung Quốc ghi nhận được kết quả phân lập vi rút Banna từ dịch não tủy của bệnh nhân HCNC nghi ngờ do vi rút và từ huyết thanh của bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân [21], [35], [99], nhưng với sự lưu hành rộng rãi cho thấy vi rút Banna có thể là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người trong tương lai, đặc biệt trong nghiên cứu này đã xác định tỷ lệ tử vong của HCNC do vi rút Banna rất cao khoảng 14 %, thời gian điều trị trung bình dài, cho thấy loại vi rút này có thể tiềm tàng là một tác nhân gây bệnh ở khu vực châu Á với gánh nặng bệnh tật cần được quan tâm trong lĩnh vực điều trị và dự phòng bệnh. Đặc biệt, khi nghiên cứu phát triển vắc xin để phòng bệnh chưa được đề cập, vi rút Banna đang được để nghị xếp vào loại tác nhân sinh học cấp 4 [72]. Đặc điểm phân tử của các vi rút trong họ Reoviridae là ARN sợi kép gồm nhiều phân đoạn. Tùy từng chi vi rút khác nhau số các phân đoạn cũng khác nhau ví dụ như chi Orthoreovirus (Reovirus), Orbivirus, Rotavirus là những chi vi rút có 10 hoặc 11 phân đoạn (không có phân đoạn thứ 12), còn chi Coltivirus và Seadornavirus có 12 phân đoạn [36]. Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn vùng gen mã hóa số 12 để thực hiện nghiên cứu dịch tễ học phân tử của vi rút Banna ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này có 10 chủng vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam từ người bệnh, từ muỗi và lợn được giải trình tự vùng gen số 12 để phân tích so sánh với trình tự vùng gen số 12 của các chủng vi rút Banna phân lập trong khu vực. Trình tự vùng gen số 12 có nguồn gốc từ người, từ lợn và từ muỗi tương ứng 106 là 2, 1 và 7 có mã số của ngân hàng gen quốc tế, trong đó có 5 trình tự nucleotide vùng gen số 12 được đăng ký trong nghiên cứu trước đây [83], còn 5 trình tự được đăng ký trong nghiên cứu này trong đó có 2 trình tự nucleotide vùng gen số 12 từ chủng vi rút Banna phân lập ở bệnh nhân Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu giải trình tự toàn bộ genome của chủng vi rút Banna phân lập từ bệnh nhân Việt Nam cần được đề cập đến trong nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm vi rút học của vi rút Banna cho thấy, trình tự nucleotide và cấu trúc của phân đoạn gen số 9 và 10 (VP9 và VP19) của vi rút Banna có nhiều điểm tương đồng với phân đoạn gen số 4 (VP4), tiểu đơn vị VP5 và VP8 của vi rút Rota. Phân đoạn gen được xác định mã hóa cho protein cấu trúc VP4, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch của vi rút Rota. Do vậy, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học phân tử của các phân đoạn gen số 9 và số 10 của vi rút Banna cũng cần được tiến hành nghiên cứu để xác định vai trò của các phân đoạn gen này trong cơ chế miễn dịch đối với con người trong những nghiên cứu tiếp theo. Hơn thế nữa, vùng gen số 9 mã hóa cho protein VP 9 được quan tâm nghiên cứu phát triển kháng nguyên tái tổ hợp dùng cho chẩn đoán, giám sát huyết thanh học rất khả thi [35], [79], [80]. Ngoài ra, nghiên cứu về dịch tễ sinh học phân tử các chủng vi rút Banna lưu hành ở Việt Nam cần được tiếp tục thực hiện trong tương lại để xác định chiếu hướng tiến hóa của loại vi rút này trong tự nhiên. Vi rút Banna chỉ có 1 type huyết thanh duy nhất, các chủng vi rút Banna phân lập được ở Trung Quốc và Việt Nam thuộc genotype A, còn các chủng phân lập từ Indonesia thuộc genotype B. Mặc dù cùng genotype A nhưng các chủng vi rút Banna phân lập từ bệnh nhân Việt Nam có tỷ lệ tương đồng nucleotide với chủng vi rút Banna phân lập từ Trung Quốc là 90,6 %, tạo thành một clade riêng biệt, clade Việt Nam trong số 4 clade của genotype A. Điều này chứng tỏ, các chủng vi rút Banna phân lập từ bệnh nhân Việt 107 Nam không có mối quan hệ di truyền gần gũi với các chủng vi rút Banna phân lập từ bệnh nhân ở Trung Quốc. Như vậy, vi rút Banna lưu hành ở Việt Nam có thể là vi rút tồn tại trong tự nhiên, có tính chất địa phương. Trong những thập kỷ gần đây, xuất hiện nhiều tác nhân vi rút mới gây bệnh cho người ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương, Trừ vi rút HIV và viêm gan B, phần lớn những vi rút mới được phát hiện là do côn trùng truyền hoặc do động vật truyền [74]. Việc phát hiện được vi rút Banna, một loại vi rút do muỗi truyền từ người bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam cho thấy cần phát triển nghiên cứu về lĩnh vực vi rút học, dịch tễ học đối với vi rút Banna khi đã có bằng chứng nó là tác nhân gây bệnh cho người [21],[35],[37]. 108 KẾT LUẬN 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng Hội chứng não cấp do vi rút Banna ở một số địa phương Việt Nam 1.1. Tỷ lệ mắc hội chứng não cấp do vi rút Banna ở Việt Nam Bằng kỹ thuật ELISA đã phát hiện IgM (kháng nguyên) vi rút Banna trong số 717 dịch não tủy bệnh nhân HCNC nghi ngờ do vi rút đã được loại trừ căn nguyên vi rút VNNB, ECHO 30 và herpes simplex type 1 và type 4 tại 10 tỉnh thành trong cả nước với các đặc điểm như sau: - Tỷ lệ xác định dương tính với kháng nguyên vi rút Banna dao động trong khoảng 13,83% – 35,83 % tùy từng tỉnh/thành phố, tỉnh có tỷ lệ dương tính cao nhất là Hà Tây (cũ) 35,83%, thấp nhất là Bắc Giang 13,83%; - Kháng nguyên vi rút Banna ở bệnh nhân HCNC được ghi nhận quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu trong các tháng 5, 6, 7 và 8; số xác định dương tính cao nhất vào tháng 6 (34,78%); - Có sự khác nhau về tỷ lệ dương tính với kháng nguyên vi rút Banna theo nhóm tuổi, thấp nhất ở nhóm < 1 tuổi (5,98 %), cao nhất ở nhóm ≥ 15 tuổi (28,26%), các nhóm 1 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi và 10 – 14 tuổi dao động 19,02 % - 23,91 %; - Tỷ lệ xác định dương tính với kháng nguyên vi rút Banna ở nam cao hơn ở nữ tương ứng là 60,87 % và 39,13 %. 1.2. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng hội chứng não cấp do vi rút Banna - Bệnh nhân HCNC do vi rút Banna điều trị tại Viện Nhi Trung ương có các triệu chứng lâm sàng: sốt cao trên 37,5oC, đau đầu, nôn, co giật, thóp phồng, cứng gáy, dấu hiệu Kernig, rối loạn tâm thần và giảm vận 109 động với tỷ lệ cao (23,3% - 78,64%), không có triệu chứng đau cơ, đau khớp và mất cảm giác. - Sau một tuần điều trị, 84,5 - 99,0% bệnh nhân HCNC do Banna vi rút không còn các triệu chứng lâm sàng như lúc nhập viện, nhưng vẫn còn triệu chứng rối loạn tâm thần với tỷ lệ cao (55,34%). - Thời gian điều trị trung nh của HC C do vi rút Banna là 13,5 ngày, thời gian điều trị tối đa là 85 ngày, dài hơn so với HC C do vi rút B (11,3 ngày) và vi rút CH 3 (7,4 ngày) - Bệnh nhân HCNC do vi rút Banna có tỷ lệ tử vong rất cao (14,6%) so với HC C do vi rút B (1,7%) và vi rút CH 3 ( %) 2. Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần thể muỗi thu thập ở một số tỉnh, thành ở Việt Nam. Đã phân lập được 46 chủng vi rút Banna từ 744 mẫu muỗi trong tổng số 1. 91 mẫu muỗi thu thập từ thực địa thuộc 12 tỉnh thành miền Bắc, miền Trung, niềm am và Tây guyên; tỷ lệ phân lập vi rút Banna từ muỗi là 4,2% (46/1. 91), giữa các khu vực tỷ lệ mẫu muỗi phân lập được vi rút Banna dao động trong khoảng 1,61% - 16,67%. Vi rút Banna đã phân lập được từ mẫu muỗi của 8 loài bao gồm: Cx. gelidus, Cx. tritaeniorhynchus, Cx. vishnui, An. vagus, Ar. subalbalus, Cx. pseudovishnui, Cx. quinquefaciatus, và Cx. fuscocephalus. Trong số 46 chủng vi rút Banna phân lập được có 02 chủng phân lập được từ muỗi đực Cx. pseudovishnui ở Long An. 3. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút Banna lưu hành ở Việt Nam. Đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna lưu hành ở iệt am được xác định dựa trên tr nh tự nucleotide vùng gen mã hóa phân đoạn số 12 110 của 1 chủng vi rút Banna, trong đó 5 chủng thực hiện trong nghiên cứu này đã có mã số của ngân hàng gen quốc tế B773281, B773282, B773283, B773284 và B773285 tương ứng với các chủng vi rút có k hiệu 3 45 (phân lập từ lợn ở Cát uế, Hà Tây), 3 99 (phân lập từ dịch não tủy ệnh nhân ở Thanh Hóa, miền Bắc), 5 255 (phân lập từ dịch não tủy ệnh nhân ở ia ai, Tây guyên), 5 3 1, 5 3 5 (phân lập từ muỗi ở Cần Thơ, miền am) Phân tích đặc điểm dịch tễ sinh học phân tử xác định các chủng vi rút Banna phân lập từ ệnh nhân, muỗi, và lợn trong 2 2 – 2 5 ở miền Bắc, miền Trung, miền am và Tây guyên là genotype , thuộc phân nhóm genotype 1, tạo thành một clade riêng iệt, clade iệt am Riêng có 2 chủng vi rút Banna phân lập từ muỗi ở miền Trung thuộc phân nhóm genotype 2 ự tương đồng so với tr nh tự nucleotide vùng mã hóa số 12 của chủng vi rút Banna phân lập từ ệnh nhân ở Trung uốc (chủng prototype) chỉ có 9 ,6 %, kh ng định các chủng vi rút Banna phân lập từ ệnh nhân iệt am không phải là chủng xâm nhập từ ên ngoài mà là chủng nội địa 111 KIẾN NGHỊ Một số kiến nghị trên cở sở kết quả nghiên cứu của đề tài: 1. Giám sát huyết thanh học và điều tra hồi cứu về đặc điểm lâm sàng HCNC do vi rút Banna cho thấy đây là một bệnh do muỗi truyền, tỷ lệ số mắc được ghi nhận ở mọi lứa tuổi, diễn biến lâm sàng nặng, tỷ lệ tử vong cao cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu biện pháp điều trị và dự phòng bệnh 2. Tỷ lệ mang vi rút Banna trong quần thể muỗi cao, các loài muỗi mang vi rút Banna rộng hơn so với vi rút VNNB nên cần tiếp tục có nghiên cứu giám sát sự lưu hành của vi rút Banna trong quần thể muỗi và tăng cường công tác phòng chống bệnh do muỗi truyền nói chung và do vi rút Banna nói riêng trong khi chưa thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh 3. Phân tích đặc điểm phân tử các chủng vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam xác định chúng là vi rút có trong tự nhiên không phải là vi rút Banna xâm nhập từ Trung Quốc, đây là một tác nhân gây HCNC và sốt không rõ nguyên nhân, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo để phát triển sinh phẩm chẩn đoán và giám sát bệnh để giúp cho việc điều trị và dự phòng bệnh có hiệu quả. 112 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 1. Bùi Minh Trang, Nguyễn Viết Hoàng, Đỗ Phương Loan, Đặng Tuấn Đạt, Phan Thị Tuyết Nga, Tống Thị Hà, Hoàng Minh Đức, Đặng Thu Thảo, Trần Nguyệt Lan, Phan Thị Ngà (2010), “Phát hiện virus viêm não Nhật Bản GENOTYP 1 và một số virus Arbo khác từ muỗi ở Tây Nguyên, 2006-2007”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, số 6 (114), tr. 147-154. 2. Hoàng Minh Đức, Phan Thị Ngà, Hồ Thị Việt Thu, Vũ Sinh Nam (2011), “Phát hiện véc tơ truyền virus Banna ở tỉnh Cần Thơ, Long An”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7 (125), tr. 7-13. 3. Hoàng Minh Đức, Bùi Minh Trang, Tống Thị Hà, Vũ Sinh Nam, Phan Thị Ngà (2012), “Xác định các loài muỗi có khả năng là véc tơ của virus Banna ở Việt Nam, 2001-2011”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 4(131), tr. 148-155. 4. Phan Thị Ngà, Đỗ Phương Loan, Bùi Minh Trang, Hoàng Minh Đức, Vũ Sinh Nam (2012), “Xác định một số đặc điểm phân tử các chủng virus Banna phân lập từ bệnh nhân Hội chứng não cấp ở Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 8 (135), tr. 179-187. 5. Phan Thị Ngà, Đỗ Phương Loan, Hoàng Minh Đức, Vũ Sinh Nam (2012), “Nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút Banna ở Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 8(135), tr. 188-197. 6. Hoàng Minh Đức, Trần Văn Ban, Đỗ Thiện Hải, Nguyễn Thị Tuyết, Đặng Thu Thảo, Phan Thị Ngà (2012), “Một số đặc điểm lâm sàng, dịch tễ Hội chứng não cấp do vi rút Banna ở Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 8(135), tr. 198-207. 7. Phan Thị Ngà, Bùi Minh Trang, Đặng Thu Thảo, Nguyễn Thành Luân, Hoàng Minh Đức, Đỗ Phương Loan, Futoshi Hasebe, Kouichi Morita 113 (2013), “Đặc điểm dịch tễ huyết thanh học của Hội chứng não cấp do virus Banna ở Việt Nam, 2002-2012”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 1 (136), tr. 12-19. 8. Yuki Takamatsu, Leo Uchida, Thi Nga Phan, Kenta Okamoto, Takeshi Nabeshima, Thao Thi Thu Dang, Thien Hai Do, Thi Tuyet Nguyen, Minh Duc Hoang, Xuan Luat Le, Futoshi Hasebe and Kouichi Morita (2013), “An approach for differentiating echovirus 30 and Japanese encephalitis virus infections in acute meningitis/encephalitis: a retrospective study of 103 cases in Vietnam”, Virology Journal, 10:280. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đặng Đức Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phan Thị Ngà (2010), "Vi rút Y học", Nhà xuất bản Y học, tr. 7-30, 115-135, 220-256. 2. Lê Huy Chính (2001), "Vi sinh y học", Nhà xuất bản Y học, tr. 55-70. 3. Phạm Văn Dịu, Nguyễn Hồng Việt, Đặng Thị Trang, Nguyễn Văn Thơm, Đông Kim Ninh, Nguyễn Viết Hoàng, Đỗ Phương Loan và Phan Thị Ngà (2008), "Bệnh viêm não Nhật Bản và hiệu quả phòng bệnh bằng vác xin ở tỉnh Thái Bình, 2003 -2007". Tạp chí Y học dự phòng, tập XVIII, số (3/95), tr. 54 – 59. 4. Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2001). Phân tích số liệu các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam (1996 – 2000), tr. 9 – 15. 5. Phạm Ngọc Đính, Phạm Thị Sửu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Bình Nguyên (2005). Đặc điểm dịch tễ học viêm não cấp do vi rút tại một số địa phương miền Bắc 2003 – 2004. Tạp chí Y học dự phòng, tập XV, số 4 (75), tr. 64 – 68. 6. Trịnh Quân Huấn. Bệnh viêm não Nhật Bản. Nhà xuất bản Y học (2010) tr. 1 – 85. 7. Hoàng Thủy Long (1991), "Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học", Nhà xuất bản Văn hóa, tr. 386-393. 8. Đỗ Phương Loan, Đặng Đình Thoảng, Bùi Minh Trang, Nguyễn Viết Hoàng, Lê Thị Hiền Thu, Phan Thị Ngà. (2008), "Phát hiện tần suất nhiễm vi rut viêm não Nhật Bản trong quần thể lợn ở Hà Nam bằng kỹ thuật GAC-ELISA", Tạp chí Y học dự phòng, tập 2, số 18, tr 12-17. 115 9. Phan Thị Ngà, Lê Kim Phượng và cộng sự (1996). “Phân lập vi rút viêm não Nhật Bản từ bệnh nhân ở miền Bắc Việt Nam trong các năm 1984 – 1993 bằng chuột ổ”. Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập VI số 1 (26), tr. 25- 29. 10. Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh, Huỳnh Phương Liên, Trần Văn Tiến (2000), "Sự thay đổi giảm tỷ lệ mắc bệnh VNNB (qua chẩn đoán huyết thanh) ở miền Bắc Việt Nam, 1998", Tuyển tập công trình 1997 – 2000, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 72-75. 11. Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh, Huỳnh Phương Liên và cộng sự (2000), "Giám sát huyết thanh học bệnh VNNB, 1998-1999", Tuyển tập công trình 1997 - 2000 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 84-87. 12. Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh và cộng sự (2002), "Giám sát, chẩn đoán VNNB ở Việt Nam, 2000 – 2001", Tạp chí Y học Dự phòng, tập XII, số 4 (55), tr. 5 - 10. 13. Phan Thị Ngà and K. Morita (2004), "Phát hiện vi rút viêm não mới từ dịch não tủy của bệnh nhân có hội chứng não cấp ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 29, số 3, tr. 13-17. 14. Phan Thị Ngà, Vũ Sinh Nam, Masahiro Takagi (2004). Nghiên cứu sự tồn tại của vi rút viêm não Nhật Bản trong tự nhiên. Tạp chí Y học dự phòng tập XIV, số 1 (64) tr. 21 – 26. 15. Phan Thị Ngà (2004), "Phân lập các vi rút Arbo từ muỗi bắt tại thực địa miền bắc và miền trung Việt Nam, 9/2001-12/2003", Y học Việt Nam, Tập 31, số 5, tr. 22 – 26. 116 16. Phan Thị Ngà (2004), "Viêm não Nhật Bản và các kỹ thuật chẩn đoán", Nhà xuất bản Y học. 17. Phan Thị Ngà, Mary B. Crabtree (2004), "Ứng dụng kỹ thuật RT - PCR để chọn mẫu dịch não tủy cho phân lập vi rút do muỗi truyền từ bệnh nhân có hội chứng não cấp ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 30, số 14, tr. 5 – 10. 18. Phan Thị Ngà, Đoàn Hải Yến (2005), "Chế tạo kháng nguyên vi rút Nam Định góp phần chẩn đoán căn nguyên vi rút gây hội chứng não cấp", Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập XV, số 5(70), tr. 62-67. 19. Phan Thị Ngà, Nguyễn Thanh Thủy, Bùi Minh Trang, Nguyễn Thị Tuấn, Đặng Tuấn Đạt và Nguyễn Trần Hiển (2007), "Phát hiện một thành viên vi rút thuộc họ Reoviridae gây hội chứng não cấp ở tỉnh Gia Lai", Tạp chí Y học dự phòng, tập XVII, số 2(87), tr. 5-10. 20. Phan Thị Ngà, Huỳnh Thị Kim Loan, B i Minh Trang, Phạm Đỗ uyên, Nguyễn Việt Hoàng, Lê Thị Hiền Thu, Hồ Thị Việt Thu, Huỳnh Phương Thảo và Vũ Thị uế Hương (2007), "Nghiên cứu sự truyền trực hệ virút Nam Định, vi rút colti nh m B ở Culex quinque fasciatus tại Cần Thơ, Việt Nam". Tạp chí Y học dự phòng, tập XVII, số 3 (88), tr.10-15. 21. Phan Thị Ngà, Đỗ Phương Loan, Nguyễn Viết Hoàng, B i Minh Trang, Lê Thị Hiền Thu, Trần Như Dương (2010). Hiệu quả ph ng bệnh viêm não Nhật Bản bằng vaccin ở một số tỉnh, miền Bắc Việt Nam, 1998 – 2007. Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, số 5 (113), tr. 29- 35. 22. Phan Thị Ngà, Nguyễn Viết Hoàng, B i Minh Trang, Đỗ Phương Loan, Nguyễn Thanh Thuỷ, Trần uang Huy, Hoàng Minh Đức, Đặng Đức Anh, Nguyễn Trần Hiển (2010). Phân lập và ác định một số đặc điểm 117 của virus Chikugunya ở Việt Nam, 2007. Tạp chí Y học dự phòng, tập XX số 6(114), tr. 188 - 197. 23. Phan Thị Ngà, Đỗ Phương Loan, Nguyễn Hải Tuấn, Bùi Minh Trang, Nguyễn Viết Hoàng, Đặng Thị Thu Hằng, Đặng Thị Trang, Nguyễn Văn Thơm, Lâm Văn Tuấn, Dương Thị Hiển, Đặng Thanh Minh, Nguyễn Trần Hiển (2013). Tác động của vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đến đặc điểm dịch tễ huyết thanh học của viêm não Nhật Bản ở Việt Nam. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 11 (147), tr. 63 – 70. 24. Đặng Thị Trang, Nguyễn Văn Thơm, Phan Thị Ngà (2012). Hiệu quả phòng bệnh bằng vacxin viêm não Nhật Bản bất hoạt để phòng bệnh cho trẻ 1-5 tuổi, ở tỉnh Thái Bình, 2004-2010. Tạp chí Y học dự phòng, tập 22, số 4 (131), tr. 78 - 83. 25. Nguyễn Đỗ Quyªn (1991), "Kỹ thuật thuật sản xuất kháng thể đơn dòng, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học", Nhà xuất bản Văn hóa, tr. 371-374. 26. Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Kim Giao, Phạm Thị Ngà (2004), "Nhận dạng vi rút viêm não mới được phân lập từ dịch não tủy của bệnh nhân có hội chứng não cấp bằng kỹ thuật kính hiển vi điện tử", Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr. 57 – 59. 27. Nguyễn Thanh Thủy, Bùi Minh Trang, Nguyễn Thị Tuấn, Phan Thị Ngà (2008), "Đặc điểm hình thái và sự nhân lên của vi rút Banna trên tế bào muỗi Aedes albopictus dòng C6/36", Tạp chí Y học dự phòng, tr. 35-40. 28. Nguyễn Thị Tuấn, B i Minh Trang, Đỗ Phương Loan, Nguyễn Viết Hoàng, Lê Thị Hiền Thu, Phan Thị Ngà (2009). "Xác định sự lưu hành của vi rút Banna ở Việt Nam và thử nghiệm chế tạo kháng thể kháng vi rút", Tạp chí Y học dự phòng, tập XIX, số 8(107), tr.15-18. 118 29. Nguyễn Thị Hiền Thanh (2003), "Bước đầu tìm hiểu căn nguyên gây viêm màng não ở trẻ em do một số vi rút đường ruột", Tạp chí Y học dự phòng, tập 8, số 4 (6), tr. 5-12. 30. Đặng Đình Thoảng, Nguyễn Ngọc Tâm, B i Minh Trang, Nguyễn Thị Yên, Phan Thị Ngà (2008), "Nghiên cứu sự biến động và ác định véc tơ truyền vi rút viêm não Nhật Bản tại tỉnh Hà Nam, 2006 – 2007", Tạp chí Y học dự phòng, tập XVIII, số 3 (95), tr. 45 - 52. 31. Nguyễn Thu Yến, Trần Văn Tiến, Huỳnh Phương Liên, Phan Thị Ngà và cộng sự (2000), "Hiệu quả ph ng bệnh VNNB ở huyện Gia Lương, Bắc Ninh sau 5 năm gây miễn dịch bằng vác in VNNB do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sản uất", Tuyển tập công trình 1997 - 2000 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Nhà uất bản Y học, Hà Nội, tr. 63-66. TIẾNG ANH 32. Alexander J. P., Baden L., Pallansch M. A., Anderson L. J (1994). "Enterovirus 71 infections and neurologic disease - United States, 1977 - 1991", Journal Infect Dis.169, pp. 905–908. 33. "Arboviral Infections of the Central Nervous System -- United States. 1996-1997", Vol 47, No. MMWR25. P. 517. 34. Atassi M Z et al (2000), "Molecular Immunology", pp. 1234-1239. 35. Attoui H., Charrel, R. N., Billoir, F., Cantaloube, J.-F., de Micco, P. & de Lamballerie (1998), "Comparative sequence analysis of American, European and Asian isolates of viruses in the genus Coltivirus", Gen Virol, vol. 79, pp. 2481–2489. 119 36. Attoui H., Billoir F., Biagini P., de Micco P. & de Lamballerie X. s.l. (2000), "Complete squence determination and genetic analysis of Bana virus and Kadipiro virus: prosal for assignment to a new genus (seadornavirus) within the faminy Reoviridae". J. Gen Virol, vol. 81, pp. 1507-1515. 37. Attoui H., et. al (2005). “Coltiviruses and seadornaviruses in North America, Europem and Asia”. Journal Emerging Infectious diseases, 11 pp. 1673 - 1679. 38. Brown S E, B M Gorman, R B Tesh, and D L Knudson (1993), "Coltiviruses isolated from Mosquitoes Collection in Indonesia", Virology. J, vol 196 (89), pp. 363-367. 39. Bryant J. Crabtree M. B. Nam V. S., Yen N. T., Duc H. M., Miller B. R (2003). “Isolation of arboviruses from mosquitoes collected in Northern Vietnam”. The American Society of Medicine and Hygiene, 73, 92 pp. 470 – 473. 40. Brunel D., Leveque N., Jacques J., Renois F., Motte J., Andreoletti L. (2008). Clinical and virological features of an aseptic meningitis outbreak in North-Eastern France, 2005. J. Clin Virol 42 pp. 225-228. 41. Calisher C H, Shope R E and Walton T E (1998), "Cell culture for diagnosis of Arbovirus infection in livestock and wildlife", Journal of tissue culture method, vol 11 (3), pp. 157-163. 42. CDC (2009), "Arboviral Encephalitides". 43. Chaudhuri A., Kennedy P. G. E. s.l. (2002), "Diagnosis and treatment of viral encephalitis", Postgrad Med J., vol. 78, pp. 575-583. 120 44. Chen B. San-ju TAO (2005), "Studies of Coltivirus in China", Chinese medical Journal, Vol.118, No.7, pp. 581-586. 45. Edwin H. Lennette, PhD David D Lannette, PhD Evelyne T Lennette (2005), "Diagnostic procedures for viral", Rickettsia and Chlamydial infections, 7th edition, Vol. 11, pp. 189-209. 46. Fidan Jmor, Hedley CA Emsley, Marc Fischer, Tom Solomon, and Penny Lewthwaite (2008), "The incidence of acute encephalitis syndrome in Western industrialised and tropical countries", Viro J , Vol. 134, pp.5. 47. Field N B, Niber M L, Schiff L A, Tyler K L (1996), "Reoviridae, Reovirus and their replication, Reovirus", Fields Virology, Third Edition, pp. 1553-1555, 1557-1588, 1597-1617. 48. Field B. N. Knipe D. M, Holey P M et al (1996), "Field Virology". Lippincott Reven Press. 3th Edition, pp. 825-885, 931-1023. 49. Goh K. J., Tan C. T., Chew N. K., Tan P. S. K., Kamarulzaman A., Sại S. A., Wong K. T., Abdullan B. J. J., Chua K. B., Lam S. K. (2000), "Clinical feature of Nipah virus encephalitis among pig farmers in Malaysia", The New England Journal of Medicine, Vol. 342 (17), pp. 1229 – 1235. 50. Gong Z. D., Xu P. T., Wang Y. M., et al.(1992), "Another type of new arboviruses recovered from mosquitoes and patients with fever of unknown origin in Yunnan province", Chin J Virol (Chin), vol 8, pp. 152-157. 51. Ha D. Q., Calisher C. H., Tien P. H., Karabatsos N., and Gubler D. J. (1995). “Isolation of a newly recognized Alphavirus from mosquitoes in 121 Vietnam and evidence for human infection and disease”. Am. J. Trop. Med. Hyg. 53(1) pp. 100 -104. 52. Hallow E. and Lane D. (2001), "Production of antibody", 4th Edition, pp. 10-45. 53. Hazelton P R, Gelderblon H R (2003), "Electron microscopy for rapid diagnosis of infection agent in emergent situation", Emerging Infectious Disease, vol 9(3), pp. 294-303. 54. Hein, J.J. (1990). “Unified approach to alignment and phylogenies.” In Methods in Enzymology, Vol. 183, pp. 626-645. 55. Higgins, D.G. and P.M. Sharp (1989). “Fast and sensitive multiple sequence alignments on a microcomputer.” CABIOS, Vol. 5, No. 2, pp. 151-153. 56. Hillis, D. M & Bull, J. J. (1993). An empirical test of bootstrapping as a method for assessing confidence in phylogenetic analysis. Syst Biol 42, pp. 182-182. 57. Hsu C. H., Lu C.Y., Shao P. L., Lee P. I., Kao C. L., Chung M. Y., Chang L. Y., Huang L. M. (2011). Epidemiologic and clinical features of non-polio enteroviral infections in northern Taiwan in 2008. J Microbiol Immunol Infect, 44, pp. 265-273. 58. Hurk A. V., Ritchie S., and Montgomery B. (1996), "The mosquitoes of North Queensland: Identification and Biology, includes common biting midges, in Queensland Health", Queensland Government, pp. 174. 59. Igarashi A, Mastuo S and Hayashi K (1982), "Isolation of Japanese encephalitis and Getah viruses from mosquitoes colected in Nagasaki 122 city in the year of 1980-1981, using Aedes alpopictus clone C6/36 cells", Tro. Med J. no. 34(78), pp. 47-53. 60. Igarashi A (2000), "Technical manual of Arbovirus study", Institute of Tropical medicine Nagasaki University- Japan, pp. 2-26. 61. Jaafar F. M., Attoui H., Mertens P. Philippe P. C. De Micco, DE Lamballerie Xavier (2005), "Structural organization of an encephalitis human isolate of Banna virus", Journal of General Virology, Vol.86(4), pp.1147-1157. 62. Knipe D. M., Howley P. M. (2007) Fields Virology, Fifth Edition, Volume 1, Section 1, General Virology, pp. 3 – 606. 63. Kuno G (1997), "Universal diagnostic RT- PCR protocol for Arboviruses", Journal of Virology Methods, vol. 72 (89), pp.27-41. 64. Kuno G, Gubler D J et al (1985), "Antigen capture ELISA for the identification of dengue viruses", J. of Virolog. Meth, Vol. 12 (93), pp. 93-103. 65. Kumar R., Tripathi P., Singh S. and Bannerji G. (2006), "Clinical features in children Hospitalized during the 2005", Epidemic of Japanese encephalitis in Uttar Pradesh, India. Journal of Clinical infectious díeases pp. 123 – 131. 66. Kumar A., Shukla D., Kumar R., Idris M. Z., Misra U. K., Dhole T. N. (2011). An epidemic of encephalitis associated with human enterovirus B in Uttar Pradesh, India, 2008. J. Clin Virol 51 pp. 142-145. 67. Kurtz J. B, Steven J Read (1999), "Laboratory diagnostics of common viral infections of the central nervous system by using a single multiplex PCR screening assay", J. of clinical micrology, vol. 37(5), pp.1352-1355. 123 68. Kupila L., Vuorinen T., Vainionpäā R., Marttila R. J., and Kotilainen P. (2005), "Diagnosis of enteroviral meningitis by use of polymerase chain reaction of cerebrospinal fluid, stool, and serum specimens", Clinical Infectious Diseases, vol. 40, no. 7, pp. 982-987. 69. Kuwata R., Nga P. T., Yen N. T., Hoshino K.,Isawa H., Higa Y, Hoang N. V., Trang B. M., Loan D. P., Phong T. V., Sasaki T., Tsuda Y., Kobayashi M., Sawabe K and Takagi M. (2013). Surveillance of Japanese encephalitis virus infection in mosquitoes in Vietnam from 2006 to 2008. Am. J. Trop. Med. Hyg. 88 (4), pp. 681 – 688. 70. Lauber C. , Ziebuhr J., Junglen S., Drosten C., Zirkel F., Nga P. T., Morita K., Snijder E. J., and Gorbalenya A. E. (2013). “Mesoniviridae: a new family in the order Nidovirales formed 4 by a single species of mosquito-borne viruses”. For publication in Archives of Virology 71. Li QP, Xie XC, Zhi Q, et al. s.l. (1992), "First isolation of 8 strains of new orbivirus (Banna) from patients with innominate fever in Xinjiang", Endemic Dis Bull (Chin), Vol. 7, pp. 77-81. 72. Liu H. et al. (2010), "Banna virus in China, 1987-2007", Emerging Infectious Diseases, Vol. 16, No. 3, pp. 514-517. 73. Lowry P. W., Truong D. H., Hinh L. D., Ladinsky J. L., Karabatsos N., Cropp C. B., Martin D., Gubler D. J. (1998). Japanese encephalitis among hospitalized pediatric and adult patients with acute encephalitis syndrome in Hanoi, Vietnam 1995. Am J Trop Med Hyg, 58, pp. 324- 329. 74. Mackenzie J. S., Chua K. B., Daniels P. W., Eaton B. T., field H. E., Hall R. A., Halpin K., Johansen C. A., Kirkland P. D., Lam S. K., 124 McMinn P., Nisbet D. J., Paru R., Pyke A. T., Ritchie S. A., siba P. Smith d. w., Smith G. a., Hurk A. F., Wang L. F., Williams D. T. (2001). Emerging viral Diseases of Southeast Asia and the Western Pacific. Emerging Infectious Disease, Vol. 7, No. 3, pp. 497 - 504. 75. Martin D. A., Muth D. A., Brown T, Jonhson A, Karabatos N. and Roehrig J. T. (2000), "Standardization of Immunoglobumin M capture enzyme- linked Immunosorbent assay for Routine diagnosis of Arboviral infection", Journal of clinical microbiology, Vol. 89 (90), pp. 1823- 1826. 76. Max L. N. and Leslie A. S. (2001), "Reovirus and their replication", Fields Virology, Chapter 52, pp. 1557- 1588. 77. Mertens P, s.l, "The dsRNA viruses", Virus Res, Vol. 101, pp. 29-43 78. Mertens, P. P. C., Arella, M., Attoui, H. & 41 other authors (2000), "Reoviridae. In Virus Taxonomy: Seventh Report of the International Committee on Taxonomy of Viruses", New York: Academic Press, pp. 395–480. 79. Mohd Jaafar F, Attou (2004), "VP9- based enzyme-linked immunosorbent assay for detection of immunoglobulin G antibodies to Banna virus (genus seadornavirus)", J.Virol Methods, Vol. 116 (89), pp. 55-61. 80. Mohd Jaafar F, Attoui H, Bahar MW, Siebold C, Sutton G, Mertens PP, De Micco P, Stuart DI, Grimes JM, De Lamballerie X. s.l. (2005), "The structure and function of the outer coat protein VP9 of Banna virus", Structure, Vol. 13, pp. 17-28. 125 81. Mostafaie A., Roodbari F., Roustai M. H., , Soleimanjdahi H., Foroshani R. S. and Sabahi F (2003), "Development of an enzyme-linked immunosorbent assay for immunoglobulin M antibodies against measles virus", Clinical and Diagnosis laboratory Immunology, Vol.10, No.3, pp. 439-442. 82. Muller M, Montgomery B., Ingram A., and Ritchie S. (2001), "First records of Culex gelidus from Australia", Journal of the American Mosquito Control Association, Vol. 17, No. 1, pp. 79-80. 83. Nabeshima T, Nga P T, Guillermo P, Parquet M, C Yu F, Thuy N T, Trang M B, Hien N T, Nam V S, Inoue S, Hasebe F and Morita K ( 2008), "Isolation and molecular characterization of Banna virus derived from mosquitoes in Northern and Central Vietnam", Emerging Infectious Disease, Vol 14 (8), pp. 1276 - 1279. 84. Nabeshima T, Loan H.T, Inoue S., Sumiyoshi M., Haruta Y., Nga P.T., Huoung V.T., del Carmen Parquet M., Hasebe ,F, Morita K (2009). Evidence of frequent introductions of Japanese encephalitis virus from south-east Asia and continental east Asia to Japan. J. Gen Virol. pp.827- 832. 85. Nga P. T., Partquet M. C., Cuong V. D., Ma S. P., Hasebe F., Inoue S., Takagi M., Makino Y. and Morita K (2004). Shift in Japanese Encephalitis virus (JEV) genotype circulating in northern Vietnam: Implications for frequent introductions of JEV from Southeast Asia to East Asia. J. Gen Virol, pp. 1625 – 1631. 86. Nga P. T., Parquet Mdel C., Lauber C., Parida M., Nabeshima T., Yu F., Thuy N. T., Inoue S., Ito T., Okamoto K., Ichinose A., Snijder E. J., Morita K., Gorbalenya A. E. (2011). Discovery of the first insect 126 nidovirus, a missing evolutionary link in the emergence of the largest RNA virus genomes. PLoS Pathog. Sep; 7(9):e1002215. 87. Norguera A. et al (2004), "Reovirus type 2 isolated from cerebrospinal fluid", The Pediatric Infectious Disease Journal, vol 23, no 4, pp. 373 – 375. 88. Rayamajhi A., Ansari I., Ledger E., Bista K. P., Impoinvil D. E., Nightingale S., Kumar R., Mahaseth C., Solomon T., Griffiths M. J. (2011). Clinical and prognostic features among children with acute encephalitis syndrome in Nepal; a retrospective study. BMC Infect Dis 1471 – 2334/11/294 (12 pp). 89. Paireau J., Tuan N. H., Lefrançois R., Buckwaiter M. R., Nghia N. D., Hien N. T., Lortholary O., Poirée S., Manuguerra J. C., Gessain A., Albert M. L., Brey P. T., Nga P. T., Fontanet A.. 2012. Litchi - associated Acute Encephalitis in Children Northern Vietnam, 2004 - 2009. Journal Emerging Infectious Disease, Vol 16, No 11, pp. 1817 - 1824. 90. Sirivanakarn S. 1976. A revision of the subgenus Culex in the Oriental region (Diptera: Culicidae). Contributions of the American Entomological Institute, Vol. 12. No. 2. pp. 1-272. 91. Sips G. J., Wilschut J., Smit J. M. (2012). Neuroinvasive flavivirus infections. Rev Med Virol, 22 pp. 69-87. 92. Steven J. R., Katie J. M. J. and Charles R. M. B. (1997), "Aseptic Meningitis and encephalitis: the role of PCR in the diagnostic laboratory", J. Clinical microbiology, Vol. 56(8), pp. 691-696. 127 93. Tao S. J., Chen B. Q. (2005) Studies of Coltivirus in China. Clinical Medical Journal, 118 (7) pp. 581 – 586. 94. Tan L. V., Qui P. T., Ha D. Q., Hieu N. B., Bao L. Q., Cam B.V., Khanh T. H., Hien T. T., Chau N. V. V., Tam T. T., Hien V. M., Nga T. V. T., Schultsz C., Farra J., van Doorn H. R., de Jong M. D. (2010). Viral Etiology of encephalitis in Children in Southern Vietnam: Results of a One-Year prospective descriptive study. PLoS Negl Trop. Dis. 4 (10), pp. 854 - 854. 95. Tamura K, Dudley J, Nei M & Kumar S (2007) MEGA4: Molecular Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) software version 4.0. Molecular Biology and Evolution 24, pp. 1596-1599. 96. Thompson J. D., Higgins D. G., Gibson T. J. (1994). CLUSTAL W Improving the sensitivity of progressive multiple sequence alignment through sequence weighting, positions-specific gap penalties and weight matrix choice. Nucleic Acids Res 2, pp. 4673–4680. 97. Yen N. T., Duffy M. R., Hong N. M., Hien N. T., Fischer M., and Hills S. L. (2010). Survellance for Japanese encephalitis in Vietnam, 1998 - 2007. Am. J. Trop. Med. Hyg. 83 (4), pp. 816 - 819. 98. Voller A., Bidwell D. E., Bartlett A. (1982). ELISA technique in virology. Alan Liss New York, pp. 59-81. 99. Xu P. T., Wang Y. M. (1990). New orbiviruses isolated from unknown fever and encephalitis patients in Yunnan province. Chin J Virol, Vol.6, pp. 27-33. 128 100. Weaver S. C., Powers A. M., Brault A. C. and Barret A. D. T. (1999), "Molecular epimiological studies of veterinary Arboviral encephalitides", Vet journal, Vol. 157 (4), pp.123-138. 101. Weaver R. F. (1999). Molecular Biology. 1st Edited WCB/McGraw Hill, Boston, MA. 102. WHO (1985), "Progress in enzyme immunoassay: production of reagents, experimental design, and interpretation", Bullection of the WHO, Vol. 63(4), pp.793-811. 129 PHỤ LỤC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HỒI CỨU BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG NÃO CẤP NGHI NGỜ DO VI RÚT PHIẾU ĐIỀU TRA HỒI CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG A. Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu: - Trẻ dưới 15 tuổi: : .................................................................................... - Có kết quả dương tính với virus Banna: ................................................... - Có kết quả dương tính với virus VNNB: ................................................. - Có kết quả dương tính với virus ECHO30: .............................................     B. Thông tin chung [1] Mã hồ sơ bệnh án: __ __ __ __ __ __ __ __ [2] Ngày nhập viện: __/__/20__ [3] Họ và tên bệnh nhi: ................................................................................................................... [4] Ngày tháng năm sinh: __/__/____ [5] Giới: Nam [1] [2] [6] Dân tộc:... [7] Họ tên bố/mẹ: ........................................................ [8] Số điện thoại liên lạc: ......................... [9] Số nhà: ................................................... [10] Phố: ................................................................... [7] Xã/phường: ............................................ [12] Quận: ...................................... ......................... C. Lý do nhập viện: . D. Thông tin lâm sàng [01] Ngày khởi phát: __/__/____ [02] Dấu hiệu đầu tiên (1 dấu hiệu):.. [03] Con anh/chị có bị nhức đầu hay không? Có [1] Không [2] Không biết [3] [04] Từ lúc bị bệnh đến nay cháu có bị buồn nôn không? Có [1] Không [2] Không biết [3] [05] Cháu sau đó có nôn hay không? Có [1] Không [2] Không biết [3] [06] Nếu có, cháu bắt đầu nôn từ ngày nào? __/__/____ Không biết [3] [07] Nếu có, cháu bị nôn nhiều nhất bao nhiêu lần trong 24 giờ? __ lần Không biết [3] [08] Cháu có bị sốt không? Có [1] Không [2] Không biết [3] [09] Nếu có, cháu bắt đầu sốt từ ngày nào? __/__/____ Không biết [3] [10] Nếu có, cháu bị sốt cao nhất đo được là bao nhiêu độ trong lần bị bệnh này? _,_ 0C Không biết [3] [11] Cháu có bị đau cơ hay khớp không? Đau cơ [1] Đau khớp [1] Không đau [2] Mã số :. 130 PHIẾU ĐIỀU TRA HỒI CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG [12] Anh chị cho cháu sử dụng thuốc gì trước khi đến đây? [a] Uống thuốc hạ sốt Có [1] Không [2] Không biết [3] [b] Truyền dịch tĩnh mạch Có [1] Không [2] Không biết [3] [c] Thuốc kháng sinh Có [1] Không [2] Không biết [3] [d] Thuốc khác Có [1] Không [2] Không biết [3] [13] Con của anh/chị đã được tiêm vắc xin VNNB phòng bệnh chưa? Đã tiêm [1] Chưa tiêm [2] Không rõ/Không nhớ [3] E. Khám khi nhập viện [01] Nhiệt độ (kẹp nách): __,__0C [02] Chiều cao: cm [03] Cân nặng: __gram [04] Thóp phồng: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [05] Cứng gáy: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [06] Dấu hiệu Kernig: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [07] Trạng thái tinh thần: Tỉnh táo [1] Lơ mơ [2] Hôn mê [2] [08] Vân động: Bình thường [1] Giảm vận động [2] Liệt [2] F. Khám sau bảy ngày điều trị [01] Nhiệt độ (kẹp nách): __,__0C [02] Chiều cao:cm [03] Cân nặng: __gram [04] Thóp phồng: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [05] Cứng gáy: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [06] Dấu hiệu Kernig: Có [1] Không [2] Lúc có, lúc không [4] [07] Trạng thái tinh thần: Tỉnh táo [1] Lơ mơ [2] Hôn mê [2] [08] Vân động: Bình thường [1] Giảm vận động [2] Liệt [2] G. Thông tin về người trả lời (đặc điểm gia đình) [01] Anh chị sinh năm nào? ________ Tuổi tính tròn theo dương lịch:_________tuổi [02] Trình độ học vấn của bà mẹ Không đi học [1] Tiểu học [2] THCS [3] PTTH [4] CĐ/ĐH [5] Không biết [9] [03] Tình trạng hôn nhân? Kết hôn [1] Độc thân [2] Góa [3] Ly dị[4] Ly thân [5] Không biết [9] [04] Ai là người chăm sóc trẻ chính? Mẹ [1] Khác___________ [2] Không biết [9] Mã số :. 131 PHIẾU ĐIỀU TRA HỒI CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG [05] Trong gia đình có ai trước đó có triệu chứng giống trẻ không? Có [1] Không [2] Không biết [3] Cán bộ điều tra H. Thông tin về người trả lời (đặc điểm gia đình) [01] Ngày lấy mẫu: __/__/_____ [02] Cán bộ lấy mẫu:_____________ [03] Loại mẫu: Huyết thanh [6] Dịch não tủy[7] [04] Xét nghiệm VNNB: [05] Ngày xét nghiệm:_________________________________ [06] Kết quả xét nghiệm: Dương tính [1] Âm tính [2] Không chắc chắn[3] [07] Xét nghiệm Banna: [08] Ngày xét nghiệm:_________________________________ [09] Kết quả xét nghiệm: Dương tính [1] Âm tính [2] Không chắc chắn[3] 07] Xét nghiệm Echo 30: [08] Ngày xét nghiệm:_________________________________ [09] Kết quả xét nghiệm: Dương tính [1] Âm tính [2] Không chắc chắn[3] Cán bộ thực hiện điền phiếu điều tra (Ký và ghi rõ họ tên) Mã số :. 132 PHỤ LỤC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MUỖI VÉC TƠ NGHI TRUYỀN HỘI CHỨNG NÃO CẤP DO VI RÚT BANNA Địa điểm điều tra: TỉnhQuận/huyện:. Phường/xã:Thôn/tổ: Ngày điều tra: . Nơi bắt muỗi:.... TT Họ và tên chủ hộ Tổng số muỗi bắt Các giống muỗi bắt được Culex Anopheles Mansonia Armigeres Khác 1 2 3 4 5 6 7 Duyệt lãnh đạo Cán bộ định loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_hoi_chung_nao_cap_nghi_ngo_do_vi_rut_banna_tai_mot_so_dia_phuong_o_viet.pdf
Luận văn liên quan