Cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, lĩnh vực mua sắm chính phủ
của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển ban đầu, góp phần tạo
lập môi trường cạnh tranh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi tiêu NSNN. Mặc dù
vậy, trình độ phát triển lĩnh vực mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT
hiện vẫn còn có khoảng cách rất xa so với với các nước phát triển trong khu vực và thế
giới.
Luận án đã nghiên cứu vấn đề mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, từ
cơ sở lý luận đến thực tiễn, đã rút ra một số kết luận và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về mua sắm chính phủ trong
HNKTQT. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận
án, NCS đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu trong các chương tiếp theo của luận án.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại Chương 3 và thực phân tích
thực trạng mua sắm chính phủ tại Việt Nam trong Chương 4 đã cho thấy xu hướng
phát triển mua sắm chính phủ trên thế giới và thực trạng mua sắm chính phủ của Việt
Nam trong HNKTQT, những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực trạng mua sắm chính
phủ của Việt Nam và những cơ hội, thách thức đặt ra trong HNKTQT, để thúc đẩy hoạt
động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT giai đoạn từ nay đến năm
2025 và tầm nhìn 2030, cần thực hiện các nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính
sách và nhóm giải pháp thúc đẩy tổ chức thực hiện mua sắm chính phủ. Theo đó, hoàn
thiện cơ chế chính sách theo hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2013 và hệ thống
các văn bản hướng dẫn, hướng đến kiện toàn hệ thống pháp luật về đấu thầu nhằm đảm
bảo tính thống nhất, tập trung, phù hợp chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
đẩy nhanh tiến trình xây dựng các văn bản hướng dẫn cho Nghị định số 95/2020/NĐ-
CP và Nghị định số 09/2022/NĐ-CP. Trong tổ chức, thực hiện cần tăng cường hoạt
động tuyên truyền, phổ biến về mua sắm chính phủ trong HNKTQT; tuân thủ nghiêm
các nguyên tắc trong mua sắm chính phủ như công khai, minh bạch, đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu qua mạng Các CQMSCP cần nâng cao hiểu biết chung và kiến thức
chuyên sâu về mua sắm chính phủ, mua sắm chính phủ trong HNKTQT cho các đối
tượng liên quan; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên gia mua sắm chính
phủ có trình độ chuyên môn, tiếng Anh và pháp luật quốc tế. để có đủ khả năng,
trình độ thẩm định, lựa chọn được các nhà thầu uy tín và HH - DV cung ứng tốt
nhất. Phía nhà thầu Việt Nam cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức về mua
sắm chính phủ; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chủ động nghiên
cứu và thâm nhập thị trường mua sắm chính phủ mới, đặc biệt là đối với các thị
trường lớn; nắm vững quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi về thuế của
các FTA
Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phản ánh bức tranh
chung về mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, đặc biệt các giải pháp, kiến
nghị sẽ giúp các nhà quản lý, CQMSCP, nhà thầu Việt Nam có thêm thông tin, cơ sở để
góp phần thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ trong HNKTQT đến năm 2015 và tầm
nhìn 2030./.
195 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế cắt
giảm theo CPTPP và EVFTA hàng hóa phải có xuất xứ từ các quốc gia thành viên. Do đó,
doanh nghiệp cần nắm chắc quy định để có chiến lược thay đổi nhà cung cấp hoặc chủ
động về đầu vào để được hưởng ưu đãi thuế khi thực hiện hợp đồng mua sắm.
Trong chiến lược hướng tới tham gia đấu thầu tại thị trường nước thành viên nội
khối, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và thâm nhập thị trường mua sắm chính phủ
mới, đặc biệt là đối với các thị trường lớn. Theo đó, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên
cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu cho HH - DV và phát triển HH - DV
phù hợp với đặc trưng của thị trường. Ưu tiên thâm nhập trước vào các thị trường mua
sắm chính phủ minh bạch, công bằng và có tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
5.5.2 Kiến nghị đối với các hiệp hội
Kiến nghị các hiệp hội ngành nghề phát huy tối đa vai trò trong việc tạo cơ chế
phối kết hợp thường xuyên giữa hiệp hội với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và trong
cạnh tranh với NTNN. Hiệp hội nhà thầu và các chủ đầu tư Việt Nam cần xây dựng các
giải pháp và kế hoạch đồng bộ nhằm cạnh tranh với NTNN. Theo đó, hiệp hội phải kết
nối được với các hiệp hội nhà thầu trên thế giới, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội
thảo đáp ứng nhu cầu của các thành viên hiệp hội và các chủ đầu tư. Tiến hành nghiên
cứu, khảo sát năng lực cung cấp của nhà thầu Việt Nam, đồng thời xây dựng các chương
trình xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu HH - DV của Việt Nam thông qua kênh
mua sắm chính phủ... Hiện nay, các nhà thầu lớn trong khu vực (như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Singapore) có xu hướng làm nhà thầu quản lý khi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam, sử dụng nhà thầu trong nước hoặc liên danh nhà thầu trong nước trực tiếp cung cấp
148
nhân công và thực hiện. Do đó, nhà thầu Việt cần tiếp tục đầu tư và được tạo điều kiện
nhiều hơn trong việc nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, thiết bị, công nghệ, hợp tác với
các hiệp hội, đối tác nước ngoài để cạnh tranh với NTNN.
Các hiệp hội ngành nghề, báo chí cần nâng cao vai trò giám sát độc lập trong
đấu thầu mua sắm chính phủ. Trường hợp các gói thầu về y tế, đại diện từ Hiệp hội các
nhà sản xuất thuốc hoặc Hiệp hội Y tế có thể là một bên giám sát.
149
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, lĩnh vực mua sắm chính phủ
của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển ban đầu, góp phần tạo
lập môi trường cạnh tranh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi tiêu NSNN... Mặc dù
vậy, trình độ phát triển lĩnh vực mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT
hiện vẫn còn có khoảng cách rất xa so với với các nước phát triển trong khu vực và thế
giới.
Luận án đã nghiên cứu vấn đề mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, từ
cơ sở lý luận đến thực tiễn, đã rút ra một số kết luận và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về mua sắm chính phủ trong
HNKTQT. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận
án, NCS đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu trong các chương tiếp theo của luận án.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại Chương 3 và thực phân tích
thực trạng mua sắm chính phủ tại Việt Nam trong Chương 4 đã cho thấy xu hướng
phát triển mua sắm chính phủ trên thế giới và thực trạng mua sắm chính phủ của Việt
Nam trong HNKTQT, những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực trạng mua sắm chính
phủ của Việt Nam và những cơ hội, thách thức đặt ra trong HNKTQT, để thúc đẩy hoạt
động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT giai đoạn từ nay đến năm
2025 và tầm nhìn 2030, cần thực hiện các nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính
sách và nhóm giải pháp thúc đẩy tổ chức thực hiện mua sắm chính phủ. Theo đó, hoàn
thiện cơ chế chính sách theo hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2013 và hệ thống
các văn bản hướng dẫn, hướng đến kiện toàn hệ thống pháp luật về đấu thầu nhằm đảm
bảo tính thống nhất, tập trung, phù hợp chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
đẩy nhanh tiến trình xây dựng các văn bản hướng dẫn cho Nghị định số 95/2020/NĐ-
CP và Nghị định số 09/2022/NĐ-CP. Trong tổ chức, thực hiện cần tăng cường hoạt
động tuyên truyền, phổ biến về mua sắm chính phủ trong HNKTQT; tuân thủ nghiêm
các nguyên tắc trong mua sắm chính phủ như công khai, minh bạch, đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu qua mạng Các CQMSCP cần nâng cao hiểu biết chung và kiến thức
chuyên sâu về mua sắm chính phủ, mua sắm chính phủ trong HNKTQT cho các đối
tượng liên quan; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên gia mua sắm chính
phủ có trình độ chuyên môn, tiếng Anh và pháp luật quốc tế... để có đủ khả năng,
150
trình độ thẩm định, lựa chọn được các nhà thầu uy tín và HH - DV cung ứng tốt
nhất. Phía nhà thầu Việt Nam cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức về mua
sắm chính phủ; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chủ động nghiên
cứu và thâm nhập thị trường mua sắm chính phủ mới, đặc biệt là đối với các thị
trường lớn; nắm vững quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi về thuế của
các FTA
Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phản ánh bức tranh
chung về mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, đặc biệt các giải pháp, kiến
nghị sẽ giúp các nhà quản lý, CQMSCP, nhà thầu Việt Nam có thêm thông tin, cơ sở để
góp phần thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ trong HNKTQT đến năm 2015 và tầm
nhìn 2030./.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2021), Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương
baa47f75a7c0
2. Bộ Ngoại giao New Zealand và Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam (2021), Sổ tay
Tìm hiểu thị trường mua sắm công Việt Nam qua lăng kính CPTPP
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2012
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2014
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2017
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2018
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2019
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2020
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2021
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022
11. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để
tăng trưởng và giảm nghèo - Đánh giá tổng hợp chi tiêu công đấu thầu mua sắm công và
trách nhiệm tài chính 2004.
12. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2017), Đánh giá chi tiêu công Việt Nam,
Chính sách Tài khóa hướng tới Bền vững, Hiệu quả và Công bằng
13. Các FTA châu Âu: Những đặc điểm chính và kinh nghiệm từ quá khứ
14. Chu Thị Thủy Chung (2017), Mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.
15. Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam - Aus4Reform (2020)
16. Nguyễn Chí Dũng (2019), Đấu thầu trong mua sắm công và đầu tư công: Nghiên cứu
trường hợp ngành Tài chính; Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Tài chính, Mã số
BTC/ĐT/2019-55.
17. Sangeeta Khorana, Võ Trí Thành và Đặng Chiến Thắng trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ
thương mại đa biên EU – Vietnam MUTRAP III (2011), Các lĩnh vực mới trong thương mại:
Tự do hóa mua sắm chính phủ trong FTA dự kiến giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
152
18. Dương Thị Bình Minh (2002-2004), Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công phục vụ
Chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Đề tài khoa học và công
nghệ cấp Bộ (Bộ GD&ĐT) mã số B2002-22-27.
19. Trần Thị Hồng Minh và nhóm tác giả, Báo cáo nghiên cứu “Thực hiện hiệu quả Hiệp
định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng
cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản Dân trí, 2020
20. Nguyễn Thị Như Nguyệt (2022), Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay và
khuyến nghị, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2022
21. Lê Minh Thoa (2022) Đấu thầu quốc tế các dự án đầu tư, Nhà xuất bản Xây dựng
22. ThS. Phạm Minh Quốc (2022), Một số nhận định và kiến nghị về triển vọng thực hiện
quy chế mua sắm chính phủ của RCEP trong mối tương quan với CPTPP đối với Việt Nam
23. Tạp chí Kinh tế đối ngoại Vol. 84, No. 84 (2016), Đại học Ngoại thương, Lợi ích và
chi phí tiềm năng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định mua sắm công WTO (GPA)
24. Tổ chức Minh bạch Quốc tế - Hoa Kỳ và Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế
(2012), Các chuẩn mực về minh bạch của APEC trong hoạt động mua sắm công ở Việt
Nam - Cần đưa luật pháp vào thực tiễn.
25. Tổ chức Minh bạch Quốc tế - Hoa Kỳ, Tổ chức hướng tới minh bạch, Trung tâm
Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế, 2010
26. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2006, 2009), Lý thuyết Tài chính công
27. Đỗ Kiến Vọng (2018), Quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công, luận án Tiến sỹ,
Học viện Khoa học xã hội.
28. VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội (2016), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam
kết của FTA Việt Nam – EU về Mua sắm công.
29. VCCI và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Cơ quan Phát
triển quốc tế Australia (2022), Báo cáo đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh
nghiệp.
30. World Bank (2002) Bản dịch Phân tích kinh tế cho các hoạt động đầu tư, trang 2-3,
Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin
Tài liệu tiếng Anh
1. Australia Government (2023), Commonwealth Procurement Rules
https://www.finance.gov.au/government/procurement/commonwealth-procurement-
rules
153
2. Beiten Burkhardt (2018), China: Public procurement opportunities and challenges
https://www.advant-beiten.com/sites/default/files/downloads/China-
Public%20Procurement_Opportunities%20and%20Challenges.pdf
3. Chao Wang (2015), China and the Agreement on goverment procurement: Costs,
benefits and challenges of accession and implementation
4.Chinadaily (2021), China increases gov't procurement in 2020: Ministry of Finance
https://global.chinadaily.com.cn/a/202109/05/WS6134720ea310efa1bd66d64f.html
5. Claudio Dordi & Federico Lupo Pasini (2010), The European Free Trade Agreements:
Main features and past experiences.
6. David S.Jones (2007), Public Procurement in Southeast Asia: Challenge and Reform.
7. David Seth Jones (2014), Public Procurement in FTAs: the challenges for Malaysia.
8. Dea in Kim (2021) Korean public procurement law
9. EU (2018),(2017) Global Review of Sustainable Public Procurement”.
10. Euro Parliament (2017), Directorate General for external policies, Policy Department ,
Openness of public procurement markets in key third countries
11. European Commission website
https://ec.europa.eu/growth/single-market/public-procurement_en
12. European Parliament European Parliament European Parliament (2017), Openness of
public procurement market in key third countries, 2017
13. European Commission (2020)
14.European Commission (2016), Public procurement – a study on administrative capacity
in the EU, United Kingdom Report
15. Final Report on Government Procurement of Public Services People′s Republic of
China
16. OECD (2023), Government at a Glance 2021
https://www.oecd-ilibrary.org/sites/18dc0c2d-
en/index.html?itemId=/content/component/18dc0c2d-en
17. Green and Sustainable Public Procurement .
18. Ho In Kang (2012), E-Procurement Experience in Korea : Implementation and Impact.
19. Inbom Choi (1999), Long and winding road to the Government procurement
Agreement: Korea’s accession experience.
20. Inbom Choi (1999), Long and winding road to the government procurement
Agreement: Korea’s accession experience
154
21. Institute for government (2018), Government procurement The scale and nature of
contracting in the UK
22..International Handbook of Public Procurement”, 2009 Khi V. Thai
https://www.amazon.com/International-Handbook-Public-Procurement-
Administration/dp/1420054570
23. J. M. Keynes (1936), The General Theory of Employment, Interest and Money
24. Joe Farnell and Lorna Booth (2014), Public Procurement
25. Jorge Lynch (2014) Public Procurement and Contract Administration: A
Brief Introduction
26. KDI (2012), Modularization of Korea’s Development experrience: Korea government
procurement experience.
27. KDI School of Public Policy and Management (2012), Modularization of Korea’s
Development experrience: Korea government producument experience.
28. KDI School of Public Policy and Management (2013)
29. Khi V. Thai, Public Procurement Re-examined, Journal of public procurement ,
Volume 1, Issue1, 9-5
30. Locknie Hsu (2006), Government procurement: A view from Asia .
31.Lucian Cernat and Zornitsa Kutlina-Dimitrova (2015), International Public
Procurement: From Scant Facts to Hard Data
32. Ministry of Defence (2014), An Overview – Single source procurement framework,
June 2014
33. OECD (2015), Going green: Best practices for sustainable procurement
34. OECD (2017) về “Government at a glance 2017
35. Oliver Wyman (2018), Public procurement: 12 ways governments can be unlock
better value
36. Patrick Messerlin, Sébastien Miroudot (2012), EU public procurement markets: How
open are they?
37. Prof. Dr. Kee-Hong Kang (2014) Current Development in South Korean Procurement
Law, Seoul National University of Science & Technology July 2-3. 2014, Munich,
Germany
38. Robert D. Anderson, Philippe Pelletier, Kodjo Osei-Lah và Anna Caroline Müller
(2011) Assessing the value of future accessions to the WTO agreement on government
procurement (GPA): some new data sources, provisional estimates, and an evaluative
framework for individual WTO members considering accession”, Working paper ERSD-
2011-15
155
39. R.D.Anderson và S.Arrosmith (2011), The WTO regime on Government Procurement:
challenge and reform, Cambridge: Cambridge University Press
40. Sue ArrowSmith (2010) Public Procurement Regulation: An Introduction
41. SIGMA (2011), Brief 20, Public Procurement Central Purchasing Bodies.
https://www.sigmaweb.org/publications/Purchasing_Public_Procurement_2011.pdf
42. Simeon Djankov (PIIE), Asif Islam & Federica Saliola(World Bank), 2016, How
Large Is Public Procurement in Developing Countries?
43. Stephanus Perturs, 2009, Public procurement law : a comparative analysis
44. Stephanie J. Rickard & Daniel Y. Kono, 2013, Think globally, buy locally:
International agreements and government procurement
45. The Department of Finance (Australia) (2013), Commonwwealth Procurement Rule –
Achieving value for money.
46. United Nations (2003) Dispute settlement, Government procurement
47. United Nations Environment Programme ( 2017), Global Review of Sustainable Public
Procurement.
48. United States Government Accountability Office (2016), Procurement Agreements
Contain Similar Provisions, but Market Access Commitments Vary
https://www.gao.gov/products/gao-16-727
49. Van Weele (2014) Purchasing and Supply Chain Management: Analysis, Strategy,
Planning and Practice
50. WTO (2015), Government procurement Agreement: Opening markets and promoting
good governance.
51. WTO (2018), Trade Policy Review: China
https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp475_e.htm
52. WTO (2018) Trade Trade Policy Review Korea
https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp446_e.htm
53. WTO (2018) Trade Trade Policy Review: Australia
https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp496_e.htm
54. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
https://www.wto.org/english/tratop_e/gproc_e/memobs_e.htm
Tài liệu tiếng Trung Quốc
1. Bộ Tài chính (2013), "Biện pháp quản lý đối với các phương thức mua sắm không qua
đấu thầu trong mua sắm chính phủ"
财政部 (2013),《政府采购非招标采购方式管理办法》
156
2. Bộ Tài chính (2016) Tóm tắt tình hình mua sắm chính phủ của cả nước năm 2015
财政部 (2016) 发布2015年全国政府采购简要情况
3. Bộ Tài chính (2019), Tóm tắt tình hình mua sắm chính phủ quốc gia năm 2018
财政部 (2019), 2018年全国政府采购简要情况
https://www.gov.cn/xinwen/2019-09/06/content_5427829.htm
4. Cục Tài chính Thành phố Thượng Hải (2013), Thông báo về "Danh mục mua sắm tập
trung và ngưỡng mua sắm tiêu chuẩn của Thành phố Thượng Hải năm 2014.
上海市财政局 (2013), 关于发布《上海市2014年政府采购集中采购目录和采购
限额标准》的通知
5. Li Hao (2011), Kinh nghiệm quốc tế nhằm hoàn thiện chế độ mua sắm dịch vụ công của
Chính phủ
李 浩 (2011), 借鉴国际经验,健全政府购买公共服务制度
6. Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (2014), Luật Mua sắm chính
phủ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sửa đổi
全国人民代表大会常务委员会 (2014), 中华人民共和国政府采购法修正
7. Thành phố Nam Kinh (2014), Thông báo về Danh mục mua sắm tập trung và ngưỡng
mua sắm tiêu chuẩn năm 2014
南京市 (2014), 发南京市2014年政府集中采购目录及限额标准的通知
156015.shtml
157
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN GPA (WTO)
Thành viên Thời gian gia nhập
GPA 1994 GPA sửa đổi
2014
Armenia 15/9/2011 6/6/2015
Úc 5/5/2019 5/5/2019
Canada 1/1/1996 6/4/ 2014
Liên minh châu Âu với 28 thành viên
6/4/2014
Áo, Bỉ, Đan Mạch, Finland, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland,
Ý , Luxemburg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Thụy Sỹ, Anh
1/1/1996
Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania,
Malta, Ba Lan, Cộng hòa Slovak và Slovenia
1/5/2004
Bulgaria and Romania 1/1/2007
Croatia 1/7/2013
Hồng Kông 19/6/1997 6/4/2014
Ai Len 28/4/ 2001 6/4/ 2014
Israel 1/1/1996 6/4/2014
Nhật Bản 1/1/1996 16/4/2014
Hàn Quốc 1/1/1997 14/1/2016
Công quốc Liechtenstein 18/9/1997 6/4/2014
Cộng hòa Moldova 14/7/2016 14/7/2016
Cộng hòa Montenegro 15/7/2015 15/7/ 2015
Netherlands with respect to Aruba 25/10/1996 21/8/ 2014
New Zealand 12/8/ 2015 12/8/ 2015
158
Na Uy 1/1/1996 6/4/2014
Singapore 20/10/1997 6/4/2014
Thụy Sỹ 1/1/1996 Pending
Đài Loan 15/7/2009 6 /4/2014
Ukraine 18/5/2016 18/5/2016
Hoa Kỳ 1/1/1996 6/4/2014
Nguồn: WTO
159
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ FTA TRÊN THẾ GIỚI CÓ NỘI DUNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ
STT Hiệp định thương mại tự do
Thời gian bắt
đầu có hiệu lực
Mua sắm
chính phủ
1 NAFTA 01/01/1994 Có
2 FTA EU – Mexico 01/7/2000 Có
3 FTA EU – Chi Lê 01/02/2003 Không
4 FTA EU – Cariforum (EUCAR) 2008 Có
5 FTA Hàn Quốc – EU 01/7/2011 Có
6 FTA Hàn Quốc – Hoa Kỳ (KORUS) 2012 Có
7
FTA EU – Columbia & Peru (sau thêm
Ecuado)
2013;
01/01/2017
Có
8 FTA EU – Trung Mỹ (EUCAAA) 01/8/2013 Có
9 CPTTP 01/2019 Có
10 EVFTA 01/8/2020 Có
Nguồn: NCS tổng hợp
160
PHỤ LỤC 3
17 FTA VIỆT NAM ĐÃ KÝ KÊT VÀ ĐANG ĐÀM PHÁN
- 13 FTA Việt Nam đã ký kết và thời gian bắt đầu có hiệu lực
1. Năm 1993: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
2. Năm 2003: FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
3. Năm 2007: FTA ASEAN - Hàn Quốc ASEAN (AKFTA)
4. Năm 2008: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
5. Năm 2009: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA)
6. Năm 2010: FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
7. Năm 2010: Hiệp định thành lập khu vực tự do ASEAN – Úc – Niu Di lân
(AANZFTA)
8. Năm 2014: FTA Việt Nam - Chi lê (VCFTA)
9. Năm 2015: FTA Việt – Hàn (VKFTA)
10. Năm 2016: FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA)
11. Năm 2018: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,
tiền thân là Hiệp định TPP (CPTTP)
12. Năm 2019: FTA ASEAN – Hồng Kông (AHKFTA)
13. FTA Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA)
14. T3/2013: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
15. 30/6/2019: Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA)
- 2 FTA đang trong quá trinh đàm phán và thời gian khởi động đàm phán
16. T5/2012: FTA Việt Nam – khối EFTA (Viet Nam - EFTA FTA)
17. T12/2015: FTA Việt Nam – Israel (Viet Nam –Israel FTA)
Nguồn: NCS tổng hợp
161
PHỤ LỤC 4
NGƢỠNG GIÁ TRỊ GÓI THẦU TRONG BẢN CHÀO
CỦA VIỆT NAM TRONG CPTPP
Ngưỡng giá trị
gói thầu
Cơ quan mua sắm
cấp Trung ương
Cơ quan mua sắm khác
Hàng hóa và
Dịch vụ
- Trong 5 năm đầu tiên kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực đối với Việt
Nam: 2 triệu SDR
- Từ năm thứ 6 đến hết năm thứ 10:
1,5 triệu SDR
- Từ năm thứ 11 đến hết năm thứ
15: 1 triệu SDR
- Từ năm thứ 16 đến hết năm thứ
20: 260 nghìn SDR
- Từ năm thứ 21 đến hết năm thứ
25: 190 nghìn SDR
- Từ năm thứ 26 trở đi: 130 nghìn
SDR
- Trong 5 năm đầu tiên kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực đối với Việt
Nam: 3 triệu SDR
- Từ năm thứ 6 trở đi: 2 triệu SDR
Dịch vụ xây dựng - Trong 5 năm đầu tiên kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực đối với Việt
Nam: 65,2 triệu SDR
- Từ năm thứ 6 đến hết năm thứ 10:
32,6 triệu SDR
- Từ năm thứ 11 đến hết năm thứ
15: 16,3 triệu SDR
- Từ năm thứ 16 trở đi: 8,5 triệu
SDR
- Trong 5 năm đầu tiên kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực đối với Việt
Nam: 65,2 triệu SDR
- Từ năm thứ 6 đến hết năm thứ 10:
55 triệu SDR
- Từ năm thứ 11 đến hết năm thứ
15: 40 triệu SDR
- Từ năm thứ 16 đến hết năm thứ
20: 25 triệu SDR
- Từ năm thứ 21 trở đi: 15 triệu
SDR
Nguồn: Bản chào của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP
162
PHỤ LỤC 5
NGƢỠNG GIÁ TRỊ GÓI THẦU TRONG BẢN CHÀO
CỦA VIỆT NAM TRONG EVFTA
Ngưỡng giá trị
gói thầu
Cơ quan mua sắm cấp
Trung ương
Cơ quan mua sắm cấp
địa phương
Cơ quan mua sắm
khác
Hàng hóa và
Dịch vụ
- Trong 5 năm kể từ ngày
EVFTA có hiệu lực
ngưỡng giá trị gói thầu từ
1,5 triệu SDR trở lên;
- Từ năm thứ 6 đến hết
năm thứ 10 ngưỡng giá
trị gói thầu từ 1 triệu
SDR trở lên;
- Từ năm thứ 11 đến hết
năm thứ 15 ngưỡng giá
trị gói thầu từ 500 nghìn
SDR trở lên;
- Từ năm thứ 16 trở đi kể
từ khi Hiệp định này có
hiệu lực ngưỡng giá trị
gói thầu từ 130 nghìn
SDR.
- Trong 5 năm đầu tiên
kể từ ngày EVFTA có
hiệu lực ngưỡng giá trị
quy định đối với gói
thầu là 3 triệu SDR;
- Từ năm thứ 6 đến hết
năm thứ 10 ngưỡng giá
trị gói thầu là 2 triệu
SDR;
- Từ năm thứ 11 đến
năm thứ 15 ngưỡng giá
trị gói thầu là 1,5 triệu
SDR;
- Từ năm thứ 16 trở đi
thì ngưỡng giá trị gói
thầu là 1 triệu SDR.
- Trong 5 năm đầu
tiên kể từ khi
EVFTA có hiệu lực
ngưỡng giá trị quy
định đối với gói thầu
là 3 triệu SDR;
- Từ năm thứ 6 đến
hết năm thứ 10
ngưỡng giá trị gói
thầu là 2 triệu SDR;
- Từ năm thứ 11 đến
năm thứ 15 ngưỡng
giá trị gói thầu là 1,5
triệu SDR;
- Từ năm thứ 16 trở
đi thì ngưỡng giá trị
gói thầu là 1 triệu
SDR.
Dịch vụ xây dựng - Trong vòng 5 năm kể từ
ngày Hiệp định có hiệu
lực gói thầu có giá từ 40
triệu SDR trở lên;
- Tử năm thứ 6 đến hết
năm thứ 10 gói thầu có
giá từ 20 triệu SDR trở
lên;
- Từ năm thứ 11 đến hết
năm thứ 15: gói thầu có
giá từ 10 triệu SDR trở
lên;
- Từ năm thứ 16 trở đi kể
từ khi Hiệp định gói thầu
có giá từ 5 triệu SDR.
- Trong vòng 5 năm kể
từ ngày Hiệp định có
hiệu lực gói thầu có giá
từ 40 triệu SDR trở lên;
- Tử năm thứ 6 đến hết
năm thứ 10 gói thầu có
giá từ 25 triệu SDR trở
lên;
- Từ năm thứ 11 đến hết
năm thứ 15: gói thầu có
giá từ 20 triệu SDR trở
lên;
- Từ năm thứ 16 trở đi
kể từ khi Hiệp định gói
thầu có giá từ 15 triệu
SDR.
- Trong vòng 5 năm
kể từ ngày Hiệp định
có hiệu lực gói thầu
có giá từ 40 triệu
SDR trở lên;
- Tử năm thứ 6 đến
hết năm thứ 10 gói
thầu có giá từ 25
triệu SDR trở lên;
- Từ năm thứ 11 đến
hết năm thứ 15: gói
thầu có giá từ 20
triệu SDR trở lên;
- Từ năm thứ 16 trở
đi kể từ khi Hiệp
định gói thầu có giá
từ 15 triệu SDR.
Nguồn: Bản chào của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
163
PHỤ LỤC 6
CAM KẾT CỦA EU MỞ CỬA LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ
CHO VIỆT NAM TRONG EVFTA
Theo Phụ lục 9A, các điều kiện gói thầu mua sắm chính phủ mà EU cam kết mở
cửa cho nhà thầu HH - DV Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA cũng gồm 3 nhóm điều
kiện đồng thời gồm: Giá trị gói thầu; CQMSCP; HH - DV mua sắm.
Điều kiện Cam kết EU mở cửa cho nhà thầu Việt Nam
Cơ quan mua
sắm
- Cơ quan mua sắm cấp Trung ương (cấp Liên minh châu Âu);
- Các cơ quan địa phương của các nước thành viên (cấp thành phố hoặc vùng);
- Cơ quan mua sắm khác.
Ngưỡng giá trị
gói thầu
- Cơ quan mua sắm cấp Trung ương: Hàng hóa: Từ 130 nghìn SDR ; Dịch
vụ: Từ 130 nghìn SDR; Dịch vụ xây dựng: Từ 5 triệu SDR;
- Cơ quan mua sắm cấp địa phương: Hàng hóa: Từ 200 nghìn SDR; Dịch
vụ: Từ 200 nghìn SDR; Xây dựng: Từ 5 triệu SDR;
- Cơ quan mua sắm khác thuộc phạm vi điều chỉnh: Hàng hóa: Từ 400
nghìn SDR; Dịch vụ: Từ 400 nghìn SDR; Xây dựng: Từ 5 triệu SDR.
Hàng hóa, dịch
vụ loại trừ
Chương 9 không áp dụng đối với:
(a) Gói thầu của một CQMSCP mua từ một CQMSCP khác;
(b) Gói thầu mua nông sản nhằm thúc đẩy các chương trình hỗ trợ nông
nghiệp và chương trình cứu đói, ví dụ như viện trợ lương thực bao gồm
viện trợ cứu trợ khẩn cấp; và
(c) Gói thầu mua, phát triển, sản xuất hoặc hợp tác sản xuất tài liệu chương
trình của các đài truyền hình và các gói thầu cho thời gian phát song;
- Gói thầu của các CQMSCP được liệt kê tại Mục A (Cơ quan cấp Trung
ương) và B (Cơ quan cấp địa phương) liên quan đến các hoạt động trong
lĩnh vực nước uống, năng lượng, vận tải và bưu chính không thuộc phạm
vi điều chỉnh của Chương 9 (Mua sắm của Chính phủ), trừ trường hợp
thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định tại Mục C (Cơ quan khác).
Nguồn: NCS tổng hợp theo Phụ lục 9A của Hiệp định EVFTA
164
PHỤ LỤC 7
TÓM LƢỢC CAM KẾT MỞ CỬA LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ CỦA
ÚC, CANADA, BRUNEI, MALAYSIA TRONG CPTPP
Nội dung Úc Canada Brunei Malaysia
Cơ quan mua sắm (i) Cơ quan mua sắm cấp
Trung ương; (ii) Cơ quan
mua sắm địa phương; (iii) Cơ
quan mua sắm khác.
(i) Cơ quan mua sắm cấp
Trung ương; (ii) Cơ quan
mua sắm địa phương; (iii)
Cơ quan mua sắm khác.
i) Cơ quan mua sắm cấp
Trung ương; (ii) Cơ quan
mua sắm khác.
1) Cơ quan mua sắm cấp Trung ương;
(ii) Cơ quan mua sắm khác
Ngưỡng gói thầu - Cơ quan cấp Trung ương:
130 nghìn SDR đối với HH -
DV; 5 triệu SDR đối với gói
thầu xây lắp;
- Cơ quan cấp địa phương:
355 nghìn SDR đối với HH -
DV; 5 triệu SDR đối với gói
thầu xây lắp;
- Cơ quan khác: 400 nghìn
SDR đối với HH - DV; 5
triệu SDR đối với gói thầu
xây lắp.
- Cơ quan cấp Trung ương:
130 nghìn SDR đối với
HH - DV; 5 triệu SDR đối
với dịch vụ xây dựng;
- Cơ quan cấp địa phương:
355 nghìn SDR đối với
HH - DV; 5 triệu SDR đối
với dịch vụ xây dựng;
- Cơ quan khác: 355 nghìn
SDR đối với HH - DV; 5
triệu SDR đối với gói thầu.
- Cơ quan cấp Trung ương:
Đối với HH - DV, từ năm
thứ nhất đến hết năm thứ 2
sau khi Hiệp định có hiệu
lực: 250 nghìn SDR; Từ
năm thứ ba đến hết năm thứ
tư sau khi Hiệp định có hiệu
lực: 190 nghìn SRD; Từ
năm thứ tư trở đi: 130 nghìn
SRD;
Đối với dịch vụ xây dựng: 5
triệu SDR.
- Cơ quan khác:
Đối với HH - DV, từ năm
thứ nhất đến hết năm thứ 2
- Cơ quan cấp Trung ương: Đối với
hàng hóa, trong 4 năm đầu từ khi Hiệp
định có hiệu lực: 1,5 triệu SDR; Từ
năm thứ năm đến hết năm thứ bảy: 800
nghìn SDR; Từ năm thứ 8 trở đi: 130
nghìn SDR.
Đối với dịch vụ, trong 4 năm đầu: 2
triệu SDR và từ năm thứ năm đến năm
thứ bảy: 1 triệu SDR.
Dịch vụ xây dựng: Trong 5 năm đầu
tiên từ khi Hiệp định có hiệu lực: 63
triệu SDR; Từ năm thứ 6 đến năm thứ
10: 50 triệu SDR; Từ năm thứ 11-15:
40 triệu SDR; Từ năm thứ 16 -20: 14
triệu SDR.
165
sau khi Hiệp định có hiệu
lực: 5 00 nghìn SDR; Từ
năm thứ ba đến hết năm thứ
tư sau khi Hiệp định có hiệu
lực: 315 nghìn SRD; Từ
năm thứ tư trở đi: 130 nghìn
SRD;
Đối với dịch vụ xây dựng: 5
triệu SDR.
- Cơ quan khác: Đối với hàng hóa,
trong 4 năm đầu từ khi Hiệp định có
hiệu lực: 2 triệu SDR; Từ năm thứ năm
đến hết năm thứ bảy: 1 triệu SDR; Từ
năm thứ tám trở đi: 150 nghìn SDR.
Đối với dịch vụ, trong 4 năm đầu: 2
triệu SDR và từ năm thứ năm đến năm
thứ bảy: 1 triệu SDR. Từ năm thứ 10
trở đi là 150 nghìn SDR.
Dịch vụ xây dựng: Trong 5 năm đầu
tiên từ khi Hiệp định có hiệu lực: 63
triệu SDR; Từ năm thứ 6 đến năm thứ
10: 50 triệu SDR; Từ năm thứ 11-15:
40 triệu SDR; Từ năm thứ 16 -20: 30
triệu SDR; Từ năm thứ 21 trở đi: . 14
triệu SDR
Hàng hóa, dịch
vụ loại trừ
Loại trừ một số gói thầu của
một số cơ quan như Bộ Quốc
phòng...
Loại trừ một số gói thầu
dịch vụ công, dịch vụ hỗ
trợ lực lượng quân đội
đóng ở nước ngoài...
Loại trừ gói thầu của Văn
phòng Nurul Iman’s Palace;
các gói thầu cơ quan thuộc
phạm vi điều chỉnh tổ chức
lựa chọn nhà thầu thay cho
cơ quan không thuộc phạm
vi điều chỉnh...
Loại trừ các gói thầu liên quan đến an
ninh, nhà ở xã hội, sách giáo khoa...
Nguồn: NCS tổng hợp từ các cam kết của Úc, Canada, Brunei, Malaysia trong Hiệp định CPTPP
PHỤ LỤC 8
8.1. CÂU HỎI KHẢO SÁT
Kính chào Ông/Bà!
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông/Bà vì đã tham gia cuộc khảo sát nhằm
phục vụ việc thực hiện luận án tiến sỹ với chủ đề “Mua sắm chính phủ trong hội nhập
kinh tế quốc tế”. Việc hoàn thành bảng hỏi và các câu trả lời của Ông/Bà có giá trị vô
cùng quý báu đối với việc hoàn thành Luận án tiến sĩ của một Nghiên cứu sinh.
Trong bảng hỏi này, “Mua sắm chính phủ” hay còn được gọi là “đấu thầu” tại Việt
Nam, được hiểu là hoạt động mua sắm do Chính phủ sử dụng vốn NSNN thực hiện nhằm
mua sắm các loại HH - DV, công trình phục vụ hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển
và thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Cụm từ “Các gói thầu mua sắm có yếu tố hội nhập” sử dụng trong Bảng hỏi được
hiểu là các gói thầu thuộc diện điều chỉnh của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định
số 09/2022/NĐ-CP (Văn bản nội luật hóa các cam kết hội nhập lĩnh vực mua sắm chính
phủ của Việt Nam theo các FTA Việt Nam đã ký kết).
Mọi ý kiến của Ông/Bà đều giúp ích cho nghiên cứu và không có ý kiến đúng hay sai.
Một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông/Bà!
Phần I. Thông tin chung
1.1. Họ và tên:
1.2. Giới tính: □ Nam □ Nữ
1.3. Lứa tuổi:
□ Từ 22 – 30 tuổi
□ Từ 30 – 40 tuổi
□ Từ 40 – 60 tuổi
□ Trên 60 tuổi
1.4. Nơi sinh sống, làm việc:
□ Hà Nội □ TP. Hồ Chí Minh □ Khác
1.5. Trình độ chuyên môn;
□ Trung cấp, cao đẳng
□ Đại học
□ Trên đại học
1.6. Ông/bà đang làm việc tại:
□ Cơ quan mua sắm chính phủ
(Chuyển tới câu 2.1)
□ Nhà thầu (doanh nghiệp)
(Chuyển tới câu 2.2)
□ Chuyên gia kinh tế - tài chính
(Chuyển tới câu 2.3)
□ Khác, cụ thể:.
Phần II. Thông tin chung về tình hình tham gia mua sắm chính phủ
2.1. Câu hỏi đối với cán bộ của cơ quan mua sắm chính phủ
(1). Cơ quan của Ông/Bà đang công tác:
□ Thuộc diện phải tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu có yếu tố hội nhập (theo
Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP)
□ Không
(2). Cơ quan của Ông/Bà đã từng tổ chức đấu thầu quốc tế?
□ Đã từng (ít lần < 3 lần)
□ Đã từng nhiều lần
□ Chưa
(3). Cơ quan của Ông/Bà tổ chức đấu thầu quốc tế lựa chọn nhà thầu cung ứng gì?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
□ Hàng hóa
□ Dịch vụ
□ Công trình xây dựng
(4). Cơ quan của Ông/Bà đã tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu có yếu tố hội
nhập (theo Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP) ?
□ Đã tổ chức thành công
□ Đã tổ chức và chưa thành công
□ Chưa tổ chức
2.2. Câu hỏi đối với doanh nghiệp nhà thầu của Việt Nam
(1). Doanh nghiệp mà Ông/Bà đang công tác đã từng tham gia đấu thầu quốc tế?
□ Đã từng ít lần (ít lần <3 lần)
□ Đã từng nhiều lần
□ Chưa
(2). Doanh nghiệp mà Ông/Bà đang công tác tham gia đấu thầu quốc tế với vai trò là:
(Có thể chọn nhiều đáp án)
□ Nhà thầu độc lập
□ Liên danh
(3). Doanh nghiệp mà Ông/Bà đang công tác có sẵn sàng tham gia các gói thầu có yếu tố
hội nhập (theo Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP)?
□ Đã sẵn sàng
□ 1-2 năm tới
□ 3-5 năm tới
□ 10 năm tới
□ Khác.
2.3. Câu hỏi đối với chuyên gia
Ông/Bà đã từng nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề:
□ Mua sắm chính phủ/Đấu thầu của Việt Nam
□ Hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ theo GPA, CPTPP, EVFTA, UVFTA, RCEP
□ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
□ Chưa
Phần III: Hiểu biết về các hiệp định liên quan đến mua sắm chính phủ
3.1. Ông/Bà đã biết về Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) trong WTO chưa?
□ Đã biết và nắm chắc
□ Đã từng nghe và có hiểu biết nhất định
□ Đã từng nghe qua và chưa tìm hiểu
□ Chưa từng nghe (Chuyển đến câu 19 Phần IV)
3.2. Theo Ông/Bà, Việt Nam hiện đã tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) trong
WTO với tư cách gì?
□ Quan sát viên
□ Thành viên
□ Quan sát viên và đang hoàn thiện thủ tục để trở thành thành viên của GPA
3.3. Theo Ông/Bà, Việt Nam hiện đã tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA) nào có
nội dung mua sắm chính phủ?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
□ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
□ Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA)
□ FTA Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)
□ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
□ Tất cả các ý trên
□ Hiệp định khác, cụ thể:.
Phần IV: Hiểu biết về Quy định pháp luật đối với hoạt động mua sắm chỉnh phủ
4.1. Theo Ông/Bà, Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 và Nghị định số
09/2022/NĐ-CP ngày 12/01/2022 hướng dẫn về thực hiện đấu thầu cho:
□ Dành riêng cho các đối tượng, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định
thương mại tự do Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA, UKVFTA)
□ Cho toàn bộ hoạt động đấu thầu ở Việt Nam
□ Chưa chắc chắn
4.2. Theo Ông/Bà, các quy định tại Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số
09/2022/NĐ-CP đã rõ ràng, dễ hiểu cho các đối tượng liên quan thực hiện?
□ Chưa rõ ràng
□ Rõ ràng
□ Rất rõ ràng, dễ hiểu
□ Khác.
4.3. Ông/Bà có ý kiến gì về khung pháp lý hiện hành về đấu thầu mua sắm? (Tồn tại
đồng thời Luật Đấu thầu và Quy định nghị định hướng dẫn riêng để thực thi cho CPTPP,
EVFTA và UKVFTA)
□ Phù hợp
□ Chưa phù hợp và cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý riêng biệt hiện nay
□ Cần hoàn thiện theo hướng nhất thể hóa với Luật Đấu thầu
□ Khác.
Phần V: Nhận định về nhà thầu Việt Nam
5.1. Theo Ông/Bà, khi tham gia các gói thầu mua sắm có yếu tố hội nhập, nhà thầu Việt
Nam có lợi thế hay hạn chế gì?
TT Nội dung
Cực
Mạnh
Mạnh
Tương
đương
Yếu
Cực
yếu
(5) (4) (3) (2) (1)
1 Am hiểu về thị trường nội địa (yếu tố
vùng miền, địa hình, khí hậu,thói quen
tiêu dùng )
2 Giá cả
3 Uy tín
4 Chất lượng
5 Dịch vụ hậu mãi
6 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
7 Thông tin về đối thủ cạnh tranh
8 Kinh nghiệm đấu thầu cạnh tranh với các
nhà thầu quốc tế
9 Quy định về mua sắm chính phủ trong
phạm vi các FTA Việt Nam tham gia ký
kết
10 Đội ngũ có trình độ tiếng Anh chuyên
ngành và CNTT
11 Khác:
5.2. Theo Ông/Bà, cơ hội, thách thức của các nhà thầu Việt Nam khi tham gia các gói
thầu mua sắm có yếu tố hội nhập
TT Nội dung Cơ hội Thách hức
1 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
2 Cọ xát, tích lũy kinh nghiệm trong đấu thầu cạnh tranh với
nhà thầu quốc tế;
3 Hướng tới tham gia đấu thầu trong nội khối
4 Nâng cao trình độ tiếng Anh, CNTT và pháp luật đấu thầu
quốc tế cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia của doanh nghiệp
5 Cạnh tranh với nhà thầu nước ngoài để duy trì thị phần đang
nắm giữ ở thị trường trong nước
6 Duy trì công ăn việc làm cho lao động và tăng trưởng lợi
nhuận của doanh nghiệp
7 Nắm vững và vận dụng tốt các quy định pháp luật
8 Triển khai các thủ tục đấu thầu theo quy định pháp luật
9 Đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia đấu thầu giỏi về
chuyên ngành, tiếng Anh chuyên ngành và CNTT
10 Khác
5.1. Theo Ông/Bà, khi tham gia các gói thầu mua sắm có yếu tố hội nhập, doanh nghiệp
có lợi thế hay hạn chế gì?
TT Nội dung Cực
Mạnh
Mạnh
Tương
đương
Yếu
Cực
yếu
(5) (4) (3) (2) (1)
1 Am hiểu về thị trường nội địa (yếu tố vùng
miền, địa hình, khí hậu,thói quen tiêu
dùng )
2 Giá cả
3 Uy tín
4 Chất lượng
5 Dịch vụ hậu mãi
6 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
7 Thông tin về đối thủ cạnh tranh
8 Kinh nghiệm trong đấu thầu cạnh tranh
quốc tế
9 Quy định về mua sắm chính phủ trong các
FTA Việt Nam tham gia ký kết
10 Đội ngũ có trình độ tiếng Anh chuyên
ngành và CNTT
11 Khác
5.2. Theo Ông/Bà, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khi tham gia các gói thầu mua
sắm có yếu tố hội nhập là gì?
TT Nội dung Cơ hội Thách thức
1 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
2 Cọ xát, tích lũy kinh nghiệm trong đấu thầu cạnh tranh
với nhà thầu quốc tế;
3 Hướng tới đấu thầu trong nội khối
4 Nâng cao trình độ tiếng Anh, CNTT và pháp luật đấu
thầu quốc tế cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia của doanh
nghiệp
5 Cạnh tranh với nhà thầu nước ngoài để duy trì thị phần
đang nắm giữ ở thị trường trong nước;
6 Duy trì công ăn việc làm cho lao động và tăng trưởng lợi
nhuận của doanh nghiệp
7 Nắm vững và vận dụng tốt các quy định pháp luật
8 Triển khai các thủ tục đấu thầu theo quy định pháp luật
9 Đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia đấu thầu giỏi về
chuyên ngành, tiếng Anh chuyên ngành và CNTT
10 Khác
Phần VI: Hỗ trợ đối với nhà thầu Việt Nam
6.1. Theo Ông/Bà doanh nghiệp nhà thầu Việt cần được hỗ trợ gì để tham gia các gói thầu
mua sắm có yếu tố hội nhập (theo Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và Nghị định số
09/2022/NĐ-CP)
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
□ Chính sách tài chính ưu đãi (thuế, tín dụng)
□ Đào tạo, tập huấn về các quy định mới và những phát sinh, rủi ro trong quá trình thực
hiện
□ Thông tin về thị trường mua sắm chính phủ các nước thành viên; quy mô thị trường, nhu
cầu mua sắm, danh mục HH – DV được mua sắm nhiều nhất
□ Hướng dẫn thực hiện thủ tục
□ Kết nối với một số đơn vị liên quan
□ Khác.
6.2. Theo Ông/Bà, các nhà thầu Việt Nam cần có giải pháp gì để có thể cạnh tranh với các
nhà thầu nước ngoài tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường của các nước thành
viên?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
□ Chủ động nâng cao hiểu biết chung, kiến thức về mua sắm chính phủ
□ Xây dựng chiến lược đấu thầu cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài
□ Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
□ Chủ động nghiên cứu và thâm nhập thị trường mua sắm chính phủ mới.
□ Nắm vững quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi về thuế của hai hiệp định.
□ Kết nối với các hiệp hội nhà thầu để xây dựng các giải pháp và kế hoạch đồng bộ để có
thể cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài
□ Phối hợp xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu HH -
DV của Việt Nam thông qua kênh mua sắm chính phủ
□ Khác.
Phần VII: Nhận định về cơ quan mua sắm chính phủ của Việt Nam
7.1. Theo Ông/Bà, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu có yếu tố hội nhập, các
CQMSCP của Việt Nam có lợi thế hay hạn chế gì?
TT Nội dung Cực
Mạnh
(5)
Mạnh
(4)
Tương
đương
(3)
Yếu
(2)
Cực
yếu
(1)
1 Am hiểu về các nhà cung ứng truyền
thống tại thị trường nội địa
2 Am hiểu về các nhà cung ứng mới trong
nội khối
3 Kinh nghiệm trong thực hiện các gói thầu
mua sắm
4 Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn
cao về mua sắm (am hiểu pháp luật về
mua sắm chính phủ)
5 Đội ngũ nhân sự có trình độ về tiếng Anh,
CNTT
6 Hạ tầng CNTT
7 Khác
7.2. Theo Ông/Bà, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu có yếu tố hội nhập, các
CQMSCP của Việt Nam có cơ hội, thách thức gì?
TT Nội dung Cơ hội Thách thức
1 Sử dụng NSNN hiệu quả (do được tiếp cận cơ hội mua
sắm HH - DV, công trinh chất lượng cao với mức chi phí
cạnh tranh)
2 Tận dụng hiệu quả giai đoạn quá độ để nghiên cứu, triển
khai thực hiện thí điểm các gói thầu thuộc phạm vi điều
chỉnh
3 Nâng cao nhận thức, kinh nghiệm trong việc tổ chức các
gói thầu có sự tham gia của nhà thầu quốc tế
4 Nâng cao trình độ tiếng Anh, CNTT và chuyên môn về
đấu thầu quốc tế cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia mua sắm
5 Vận dụng được quy định pháp luật về đấu thầu nói chung
và Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số
09/2022/NĐ -CP để triển khai mua sắm cạnh tranh công
khai, minh bạch với nhà thầu nước ngoài
6 Đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia mua sắm giỏi
chuyên môn, tiếng Anh chuyên ngành, CNTT
7 Khác.
7.3. Theo Ông/Bà, thách thức, khó khăn lớn nhất đang là rào cản đối với các CQMSCP của
Việt Nam không tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu/hoặc tổ chưa không thành
công theo Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP?
□ Về quy định
□ Về thủ tục
□ Về giá cả
□ Về trình độ đội ngũ thực hiện mua sắm
□ Khác.
7.4. Theo Ông/Bà, các cơ quan mua sắm cần có giải pháp gì để có thể thích nghi với việc
tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu mua sắm có yếu tố hội nhập?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
□ Thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên sâu về hội nhập mua sắm
chính phủ cho Lãnh đạo và đối tượng liên quan.
□ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ mua sắm chính phủ có trình độ chuyên môn cao, am
hiểu luật pháp, HH - DV mua sắm, tiếng Anh chuyên ngành
□ Khác.
7.5 Theo Ông/Bà, cần có giải pháp nào ở cấp vĩ mô để thúc đẩy các cơ quan mua sắm
tuân thủ cam kết mở cửa lĩnh vực mua sắm chính phủ trong thời gian tới?
(Xin nêu cụ thể)
Xin trân trọng cảm ơn!
8.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Để củng cố thêm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ trong
HNKTQT và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho Chương 5 của luận án, NCS đã tiến hành khảo
sát thông qua phương thức trả lời phiếu khảo sát (Phiếu khảo sát tại Phụ lục 8.1).
Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 31 câu hỏi, tập trung khai thác hiểu biết chung
của đối tượng khảo sát về vấn đề mua sắm chính phủ, mua sắm chính phủ trong HNKTQT
và nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với nhà thầu và CQMSCP
khi thực thi cam kết hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hình thức khảo sát: Sử dụng hình thức bảng hỏi trực tuyến và phiếu khảo sát phát trực
tiếp... Số phiếu trực tiếp phát ra là 55 phiếu, thu về 39 phiếu (chiếm tỷ lệ 38,2% tổng
số phiếu thu về).
Đối tượng tham gia khảo sát: Gồm cán bộ, nhân viên của CQMSCP, nhà thầu Việt
Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - tài chính và một số đối tượng khác Đại diện
nhà thầu trong nước, CQMSCP có thể là đơn vị đã có hoặc chưa có kinh nghiệm tham gia
các gói thầu quốc tế.
Kết quả và địa bàn khảo sát: Khảo sát thu về 102 Phiếu trả lời. Khảo sát chủ yếu thực
hiện tại 02 địa phương phát triển nhất cả nước và thuộc diện phải thực hiện cam kết hội nhập là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng gửi Phiếu khảo sát tập
trung hơn tại Hà Nội do các CQMSCP (các bộ, ngành) tập trung chủ yếu tại địa bàn Hà Nội.
Theo đó, đã có 79,5% số phiếu được đối tượng tại Hà Nội trả lời; 21,5% số phiếu được các đối
tượng tại thành phố Hồ Chí Minh và địa phương khác trả lời. Có 30,4% số phiếu trả lời là các
doanh nghiệp, 31,4% số phiếu trả lời là CQMSCP và 38,2% số phiếu trả lời của các chuyên
gia.
Qua kết quả khảo sát thực tế, NCS khái quát một số nội dung chính như sau:
(1). Về hiểu biết chung đối với mua sắm chính phủ và tình hình tham gia
Theo kết quả khảo sát về hiểu biết chung đối với vấn đề mua sắm chính phủ cho thấy,
hơn 64,7% ý kiến đưa ra câu trả đúng về các FTA có nội dung mua sắm chính phủ Việt Nam
đã tham gia; mặc dù mới được ban hành, song 68,6% ý kiến trả lời đúng Nghị định số
95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP được ban hành dành riêng cho các đối tượng,
gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định CPTPP, EVFTA, UVFTA. Điều này
cho thấy, các đối tượng liên quan đã có nhận thức cơ bản về vấn đề mua sắm chính phủ trong
HNKTQT ở Việt Nam. Đồng thời, khảo sát cho thấy, các cơ quan quản lý, CQMSCP và nhà
thầu trong nước đang có nhu cầu được phổ biến thông tin và hỗ trợ đào tạo, tập huấn về Nghị
định số 95/2020/NĐ-CP và Nghị định số 09/2022/NĐ-CP để có thể từng bước thông hiểu và
vận dụng hiệu quả các cam kết vào quá trình mua sắm. Liên quan đến pháp luật về đấu thầu,
đã có 60,7% ý kiến trả lời là cần hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu mua sắm theo hướng
nhất thể hóa với Luật Đấu thầu.
Về mức độ sẵn sàng tham gia các gói thầu có yếu tổ hội nhập theo Nghị định số
95/2020/NĐ-CP và Nghị định số 09/2022/NĐ-CP cho thấy, chỉ có 9,4% ý kiến của cơ quan
mua sắm trả lời cơ quan đã tổ chức và chưa thành công và chỉ có 25,1% doanh nghiệp trả lời
sẵn sàng tham gia các gói thầu này trong 1-2 năm tới.
(2). Về điểm mạnh, điểm yếu của cơ quan mua sắm và nhà thầu trong nước
► Đối với CQMSCP
Theo kết quả khảo sát của NCS, điểm mạnh của CQMSCP trong HNKTQT chính là
sự am hiểu các nhà cung ứng truyền thống trên thị trường nội địa (66,5% ý kiến trẩ lời) và
kinh nghiệm thực hiện các gói thầu mua sắm (61,4% ý kiến trả lời). Tuy nhiên, các
CQMSCP trong nước cũng có những hạn chế, điểm yếu nhất định trong HNKTQT. Theo
đó, 62,7% ý kiến cho rằng, thiếu am hiểu về các nhà cung ứng mới trong nội khối được cho
là điểm yếu cần lưu ý của các CQMSCP. Đặc biệt, trong ngắn hạn, các chủ thể mua sắm
chưa nắm rõ được thông tin (sản phẩm, giá cả, phân khúc, uy tín, lợi thế) về các nhà
cung ứng mới đến từ 40 nước thành viên để hỗ trợ cho việc đánh giá chính xác đối tượng
khi đánh giá hồ sơ dự thầu. Điểm yếu quan trọng khác đối với các CQMSCP chính là kinh
nghiệm thực hiện các gói thầu cạnh tranh quốc tế (59,3% ý kiến trả lời).
► Đối với nhà thầu trong nước
Về điểm mạnh, điểm yếu của nhà thầu trong nước, khảo sát của NCS cho thấy, có 76,4% ý
kiến trả lời cho rằng am hiểu thị trường nội địa, cụ thể là nắm chắc các yếu tố vùng miền, đặc trưng
khí hậu, địa hình, thói quen mua sắm của các cơ quan mua sắm ở thị trường trong nước là điểm
mạnh nổi trội của các nhà thầu trong nước trong hội nhập lĩnh vực mua sắm chinh phủ. Bên cạnh
đó, trong bối cảnh phải cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài, các nhà thầu Việt Nam còn có lợi
thế về giá cả nhờ nắm rõ và thuận lợi về địa lý, mô hình doanh nghiệp hoạt động linh hoạt và ý chí
quyết tâm cạnh tranh để giữ vững thị phần (64,1% ý kiến trả lời).
Mặc dù vậy, nhà thầu trong nước cũng có một số điểm yếu, hạn chế , trong đó nổi bật là
vấn đề về năng lực cạnh tranh với 81,1% ý kiến có chung nhận định. Các nhà thầu trong
nước chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, trình độ công nghệ
chưa cao, năng suất lao động thấp, năng lực quản trị, điều hành hạn chế, trình độ ngoại ngữ
chuyên ngành và hiểu biết pháp luật quốc tế yếu nên sẽ điểm yếu căn bản trong cạnh
tranh về năng lực với các nhà thầu lớn đến từ các quốc gia thành viên. Ngoài ra, kinh
nghiệm trong tham gia đấu thầu cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế cũng là điểm yếu của
các nhà thầu trong nước (71,6% ý kiến trả lời). Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hiện mới chỉ
có số ít nhà thầu có kinh nghiệm tham gia các gói thầu cạnh tranh quốc tế nên xét về tổng
thể đây là điểm yếu của các nhà thầu Việt Nam khi cạnh tranh về kinh nghiệm với các đối
thủ có nhiều kinh nghiệm đến từ các nước thành viên (Tham khảo thêm tại Phụ lục 8.2).
Điểm mạnh của nhà thầu Việt Nam
(% ý kiến trả lời)
Điểm mạnh của cơ quan mua sắm Việt Nam
(% ý kiến trả lời)
76.4
64.1
55.6
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Lợi thế am hiểu thị trƣờng nội địa
Lợi thế về giá cả
Uy tín của nhà thầu
66.5
61.4
52.1
0 10 20 30 40 50 60 70
Am hiểu các nhà cung ứng truyền thống tại
thị trƣờng nội địa
Có kinh nghiệm thực hiện các gói thầu mua
sắm
Đội ngũ nhân sự có trình độ về tiếng Anh và
công nghệ thông tin.
Điểm yếu của nhà thầu trong nƣớc
(% ý kiến trả lời)
Điểm yếu của các cơ quan mua sắm chính phủ
(% ý kiến trả lời)
81.1
71.6
65.7
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Kinh nghiệm trong tham gia đấu thầu cạnh
tranh với các nhà thầu quốc tế
Hiểu biết và nắm bắt thông tin về đối thủ
cạnh tranh
62.7
59.3
51.6
0 10 20 30 40 50 60 70
Hiểu biết về các nhà cung ứng nội khối
Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu cạnh
tranh quốc tế
Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn
về hội nhập mua sắm chính phủ
Cơ hội của nhà thầu Việt Nam
(% ý kiến trả lời)
Cơ hội của cơ quan mua sắm chính phủ
(% ý kiến trả lời)
63.5
59.8
50.2
42.7
0 10 20 30 40 50 60 70
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Cọ sát, tích lũy kinh nghiệm trong đấu thầu
cạnh tranh với nhà thầu quốc tế
Nâng cao trình độ tiếng Anh, công nghệ
thông tin và pháp luật về đấu thầu
Hƣớng tới tham gia đấu thầu ở các quốc
gia thành viên nội khối
81.2
67.7
50.9
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Cơ hội nâng cao nhận thức, kinh nghiệm
trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho
các gói thầu có yếu tổ nƣớc ngoài
Nâng cao trình độ tiếng Anh, công nghệ
thông tin và chuyên môn về đấu thầu quốc
tế cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia mua sắm
Sử dụng NSNN hiệu quả hơn do đƣợc tiếp
cận cơ hội mua sắm hàng hóa, dịch vụ,
công trinh chất lƣợng cao với mức chi phí
cạnh tranh
Thách thức đối với nhà thầu Việt Nam
(% ý kiến trả lời)
Thách thức đối với các cơ quan mua sắm chính phủ
(% ý kiến trả lời)
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS
66.4
60.7
58.6
54 56 58 60 62 64 66 68
Tận dụng hiệu quả giai đoạn quá độ để nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nâng cao trình độ tiếng Anh, công nghệ
thông tin và pháp luật đấu thầu quốc tế cho
đội ngũ cán bộ, chuyên gia của doanh
nghiệp
Khi tham gia đấu thầu ở các quốc gia thành
viên nội khối
80.6
62.4
59.2
0 50 100
Tận dụng hiệu quả giai đoạn quá độ để
nghiên cứu, học hỏi và thí điểm thực hiện
Tận dụng đƣợc quy định pháp luật về đấu
thầu nói chung và Nghị định 95/2020/NĐ-CP,
Nghị định 09/2022/NĐ-CP
Đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia mua
sắm giỏi chuyên môn, tiếng Anh chuyên
ngành, công nghệ thông tin