Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - Ngân hàng

Kết quả kinh doanh cuối cùng của NHTM là tăng lợi nhuận, hoặc “lỗ vốn”. Lợi nhuận tăng và tăng cao, là kỳ vọng của mọi chủ thể kinh doanh, trong đó có VCB. Đây cũng là mong muốn chung của các NHTM. Nhưng hiệu quả có đạt được như mong muốn hay không, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố - khách quan và chủ quan. Nhưng để có kết quả kinh doanh – lợi nhuận cao, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là quản trị ngân hàng. Trong giai đoạn 2014 – 2018, kết quả kinh doanh của VCB, luôn luôn có lãi. Lãi, năm sau cao hơn năm trước. Trên cùng một “mặt bằng kinh doanh”, nhiều NHTM trên thị trường Việt Nam, lợi nhuận không cao. Thậm chí một số dịch vụ còn ở mức “lợi nhuận âm”, nhưng VCB vẫn vượt lên những khó khăn để đạt được những kết quả đáng khích lệ : • Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 18.016 tỷ VNĐ, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm 2017. • Chất lượng KD được kiểm soát chặt chẽ : Nợ xấu 2018 chỉ còn 0,97% trên tổng dư nợ . • Quĩ “Dự phòng rủi ro” đạt mức 10.490 tỷ VND, tỷ lệ dự phòng nợ xấu nội bảng đạt 169,7%, đây là tỷ lệ cao nhất trong hoạt động kinh doanh của VCB từ trước đến năm 2018. • VCB hiện đang là NHTM hàng đầu Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng Basel II theo chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực này đã được NHNN Việt Nam trao quyết định vào cuối tháng 11/2018.

doc177 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định sự tồn tại của VCB. Vì vậy VCB cần luôn luôn đổi mới phương thức và nội dung quản trị này. Cần cập nhật tình trạng thị trường, cập nhật tình trạng khách hàng để ứng phó kịp thời mọi biến động kinh tế - xã hội liên quan đến khách hàng. Điểm nhấn quan trọng với VCB, là thực hiện định hướng theo kịp trình độ quản trị của các NHTM tiên tiến trong khu vực và Thế giới. iii.Quản trị hiệu quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh cuối cùng của NHTM là tăng lợi nhuận, hoặc “lỗ vốn”. Lợi nhuận tăng và tăng cao, là kỳ vọng của mọi chủ thể kinh doanh, trong đó có VCB. Đây cũng là mong muốn chung của các NHTM. Nhưng hiệu quả có đạt được như mong muốn hay không, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố - khách quan và chủ quan. Nhưng để có kết quả kinh doanh – lợi nhuận cao, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là quản trị ngân hàng. Trong giai đoạn 2014 – 2018, kết quả kinh doanh của VCB, luôn luôn có lãi. Lãi, năm sau cao hơn năm trước. Trên cùng một “mặt bằng kinh doanh”, nhiều NHTM trên thị trường Việt Nam, lợi nhuận không cao. Thậm chí một số dịch vụ còn ở mức “lợi nhuận âm”, nhưng VCB vẫn vượt lên những khó khăn để đạt được những kết quả đáng khích lệ : Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 18.016 tỷ VNĐ, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm 2017. Chất lượng KD được kiểm soát chặt chẽ : Nợ xấu 2018 chỉ còn 0,97% trên tổng dư nợ . Quĩ “Dự phòng rủi ro” đạt mức 10.490 tỷ VND, tỷ lệ dự phòng nợ xấu nội bảng đạt 169,7%, đây là tỷ lệ cao nhất trong hoạt động kinh doanh của VCB từ trước đến năm 2018. VCB hiện đang là NHTM hàng đầu Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng Basel II theo chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực này đã được NHNN Việt Nam trao quyết định vào cuối tháng 11/2018. Lợi nhuận thu được từ kết quả kinh doanh, được phân bổ vào các quỹ, theo đúng Qui chế hoạt động của VCB – công khai, minh bạch, báo cáo NHNN Việt Nam. Định hướng kế hoạch năm 2019 của VCB, đã công khai hóa, đó là : Tổng giá trị tài sản của VCB sẽ tăng thêm 12%. Huy động vốn trong nền kinh tế tăng 13%. Tín dụng (dư nợ cho vay) tăng 15%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 10%. Lợi nhuận trước thuế tăng 12%.... [theo bc VCB 11.01.2019] Những kết quả đạt được và dự kiến tăng trưởng kinh doanh năm 2019, đã cho thấy VCB rất coi trọng công tác quản trị hiệu quả kinh doanh. Đây là giải pháp quan trọng cần được duy trì trong quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên con đường phát triển, cạnh tranh khốc liệt, nhiệm vụ của VCB còn rất nặng nề ở phía trước, nhiệm vụ đặt ra đối với VCB, lúc này là : - Phân loại và đánh giá lại các khoản nợ. VCB cần phân loại, đánh giá lại giá trị của các khoản nợ tồn đọng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý tích cực và thu hồi nợ xấu. Biện pháp cần thực hiện ngay, là : + Xử lý nợ đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro. + Thu hồi nợ trên cơ sở hợp đồng tín dụng. Nếu cần có thể bằng các biện pháp mạnh, kể cả việc kiện những doanh nghiệp chây lỳ ra toà. + Tiến hành thanh lý nợ xấu bằng cách bán cho các công ty mua bán nợ. + Các khoản nợ xấu còn lại có thể được xử lý qua việc bán thanh lý “Tài sản đảm bảo – TSĐB”. - Có thể xử lý nợ xấu bằng cách thực hiện“chứng khoán hoá”. Nếu một số khoản nợ tồn đọng không thể xử lý được theo các phương án trên, VCB có thể giải quyết bằng biện pháp loại ra khỏi bảng cân đối kế toán. Theo phương án này, mục tiêu là làm tăng chất lượng tài sản Có, làm tăng vốn tự có và tăng tiềm lực tài chính của VCB. - Tổ chức đánh giá lại TSCĐ. Đây là giải pháp VCB triển khai một cách chủ động, hiệu quả, vì hầu hết TSCĐ của VCB là bất động sản. Nguyên giá của chúng đã có trong sổ sách lưu trữ của VCB. Việc đánh giá lại với mục tiêu hiện tại hóa giá trị của những tài sản này. Đồng thời thấy được thực lực vốn cố định trong kinh doanh. Qua đánh giá để có kế hoạch đầu tư hiện đại hóa các tài sản phục vụ kinh doanh trong giai đoạn hiện đại hóa công nghệ. Quản trị chất lượng tài sản có là nghiệp vụ phức tạp. Vì đây là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, liên quan đến nhiều đối tượng, cả hai chiều – VCB và khách hàng. Nghiệp vụ đòi hỏi giải quyết nhanh, nhưng cần thận trọng trong quan hệ. Biện pháp cuối cùng mới sử dụng đến luật pháp. 3.3.3.2.Quản trị các quan hệ kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh và kinh doanh thắng lợi, VCB cần có nhiều “bạn hàng”. Đây là định hướng chiến lược. Không có nhiều bạn hàng, VCB không thể mở rộng kinh doanh và tìm kiếm thị trường mới được. Trong chặng đường xây dựng và phát triển 60 năm qua, VCB đã là đối tác tin cậy của nhiều NHTM trong nước và Quốc tế. Những bạn hàng này đã giúp VCB thắng lợi trong nhiều hoạt động trên thương trường trong nước, cũng như Quốc tế. Để tiếp tục phát triển và thành công trong kinh doanh thời kỳ “cạnh tranh và hội nhập Quốc tế”, VCB cần phải có chiến lược “Quản trị các quan hệ kinh doanh”. Quản trị các quan hệ kinh doanh của NHTM, là những biện pháp phân loại, chọn lọc đối tác kinh doanh, để quyết định mức độ hợp tác kinh doanh từng loại dịch vụ, trong các giai đoạn phát triển. Quản trị các quan hệ kinh doanh bao gồm những nội dung cốt lõi, đó là: Chọn đối tác theo khu vực và địa bàn kinh doanh. Chọn bạn hàng thực hiện từng loại dịch vụ kinh doanh. Chọn đối tượng và mức độ hợp tác kinh doanh. Những nội dung trên được thể hiện trong “chiến lược” kinh doanh của VCB. Chiến lược này cơ bản được công khai. Nhưng những đối tác hợp tác cụ thể và nội dung thực hiện, có thể là tài liệu VCB không phổ biến. Quản trị các quan hệ kinh doanh là nội dung chiến lược của từng NHTM, với VCB đã và đang thực hiện chiến lược này rất thành công. Trong tương lai cần có nhiều bạn hàng chiến lược ở những khu vực có nhiều tiềm năng đầu tư và mở các dịch vụ ngân hàng phù hợp. Để thực hiện ý tưởng này VCB cần nghiên cứu kỹ lưỡng các NHTM lớn trong khu vực và Thế giới. Đồng thời phải nghiên cứu đặc thù thế mạnh từng loại dịch vụ, của từng NHTM. Đặc biệt là tập quán của những NHTM này, trước khi đặt quan hệ đại lý, hay hợp tác liên doanh. Những NHTM lớn của Thế giới và khu vực điển hình hiện nay, gồm : BẢNG 3.1. SỐ LƯỢNG NHTM LỚN NHẤT THẾ GIỚI VÀ PHÂN BỐ TẠI CÁC QUỐC GIA §¬n vÞ : Tû USD Vị trí Tên ngân hàng Tổng giá trị tài sản 1  Ngân hàng Công thương Trung Quốc 4.009,26 2  Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 3.400,25 3  Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc 3.235,65 4  Ngân hàng Trung Quốc 2.991,90 5  Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ 2.784,74 6  JPMorgan Chase 2.476,99 7  HSBC 2.521,77 8  BNP Paribas 2.357,07 9  Bank of America 2.281,23 10  Crédit Agricole 2.117,16 11  Wells Fargo & Co. 1.951,76 12  Japan Post Bank 1.874,02 13  Citigroup 1.842,47 14  Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui 1.775,14 15  Deutsche Bank 1.765,85 16  Banco Santander 1.736,23 17  Tập đoàn Tài chính Mizuho 1.715,25 18  Barclays 1.531,73 19  Société Générale 1.531,13 20  Tập đoàn BPCE 1.512,27 21  Ngân hàng Giao thông Trung Quốc 1.389,07 (Theo báo cáo của S&P Global Market Intelligence) BẢNG 3.2. PHÂN BỐ CÁC NHTM LỚN NHẤT TẠI CÁC QUỐC GIA Vị trí Quốc gia Số lượng ngân hàng trong 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản (2018)[3] 1  Trung Quốc 18 2  Hoa Kỳ 12 3  Nhật Bản 8 4  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 6 4  Pháp 6 4  Đức 5 5  Canada 5 5  Tây Ban Nha 5 6  Brasil 4 6  Hàn Quốc 4 6  Thụy Điển 4 (Theo báo cáo của S&P Global Market Intelligence) Theo số liệu này, trong năm 2018 với 100 ngân hàng lớn nhất thế giới, thì khu vực châu Á chiếm 30% trong đó Trung Quốc chiếm 18%, Nhật Bản chiếm 8% và Hàn Quốc chiếm 4%. Những NHTM nêu trên, được phân bố trên các vùng lãnh thổ trong khu vực và quốc tế, là những gợi ý để VCB chọn lọc đối tác hợp tác phù hợp hiện nay. 3.3.3.3.Quản trị nhân lực. Nhân lực là yếu tố quyết định thắng lợi mọi hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của hệ thống ngân hàng. VCB đã nhận thức rất rõ điều này. Ngay từ khi khởi nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập Quốc tế, lãnh đạo VCB đã quan tâm rất lớn đến đào tạo cán bộ nguồn cho các lĩnh vực hoạt động của mình. Nhận rõ vị trí nhân lực trình độ cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho VCB phát triển, nên VCB đã đầu tư không nhỏ vào lĩnh vực này. Nhưng hiện tại năng lực đội ngũ cán bộ của VCB so với các NHTM tiên tiến trong khu vực và Thế giới, chất lượng cán bộ của VCB còn không ít hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên, là : Cán bộ chưa được đào tạo bài bản. Hệ thống NHTM Việt Nam chưa có trường chất lượng cao đào tạo cán bộ chuyên sâu quản lý NHTM. Cán bộ tác nghiệp các nghiệp vụ NHTM của VCB cũng trong điều kiện tương tự. Đại bộ phận cán bộ chỉ được đào tạo trong nước, chưa hiểu sâu về dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năng lực công nghệ thông tin thấp. Những cán bộ này hầu hết chưa đáp ứng với sự chuyển dịch thao tác nghiệp vụ từ truyền thống, sang quản trị và thao tác nghiệp vụ theo công nghệ “ngân hàng số”. Thể chất chưa đáp ứng tuyệt đối yêu cầu công việc được giao. Hiện trạng đặc biệt đáng quan tâm là thể lực của đại bộ phận cán bộ và nhân viên ngân hàng thể lực thấp. Cho nên hiệu suất lao động trong xử lý vụ việc kinh doanh chưa cao. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp quản trị của VCB trong ngắn hạn và chiến lược, cần thực hiện theo hướng chuyên sâu, là : i.Đào tạo cán bộ NHTM theo hướng chuyên nghiệp. - Với nhân viên NHTM. Đầu tư có hệ thống cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho VCB, là yếu tố quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ mà lãnh đạo NHTM giao. Hiện tại Việt Nam đã có gần 400 trường đại học và cao đẳng đang vận hành. Trong đó nhiều trường thuộc khối kinh tế, có đào tạo cán bộ ngân hàng. Nhưng thực tế sinh viên tốt nghiệp các trường này, khi được tuyển dụng vào hệ thống NHTM, họ chỉ mới có kiến thức “đại cương” về NHTM. Họ chưa thể thao tác ngay các nghiệp vụ, hoặc thực hiện các nhiệm vụ mà lãnh đạo NHTM yêu cầu. Vì vậy các NHTM lớn tại Việt Nam, như Vietinbank, Agribank, BIDV và cả VCB, đều phải tiến hành “đào tạo lại”. Thực chất việc đào tạo lại, của các NHTM chỉ là mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, để cán bộ mới tuyển dụng, cập nhật kiến thức và có thể thao tác một số nghiệp vụ ngay. Mục tiêu để lấp “chỗ trống”, khi thiếu nhân lực làm việc tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay. - Với cán bộ lãnh đạo NHTM. Với cán bộ lãnh đạo ngân hàng, cũng trong quy trình đào tạo tương tự. Trừ một số rất ít được đào tạo đại học kinh tế ở nước ngoài, còn đại bộ phận cán bộ lãnh đạo, tự “trưởng thành” trong quá trình tác nghiệp tại Việt Nam. Một số ít cán bộ này sau đó được tham quan, khảo sát ngắn hạn ở nước ngoàiVì vậy kiến thức quản trị NHTM toàn diện, có hệ thống, của những số cán bộ này, không căn bản. Hiện trạng đào tạo nêu trên đã tạo nên những khiếm khuyết không nhỏ trong chỉ đạo, điều hành cũng như tác nghiệp của từng NHTM nói riêng và toàn hệ thống NHTM Việt nam nói chung. Những khiếm khuyết trong đào tạo, đã dẫn đến những hệ lụy trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng là : Kinh doanh được thực hiện theo vụ việc, không có sự gắn kết hệ thống trong từng NHTM và cả hệ thống NHTM trong nền kinh tế. Tính “độc lập cao” trong từng nghiệp vụ, không tính đến mối tương quan với các nghiệp vụ khác trong từng NHTM, hiện tại và tương lai, cũng như hiệu quả tương tác giữa các nghiệp vụ với nhau. Chiến lược quản lý hệ thống còn mờ nhạt. Mỗi cán bộ lãnh đạo cũng như từng nhân viên, chỉ chú ý hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn nhiệm vụ kết nối hệ thống, họ gần như không coi đó là nhiệm vụ của mình. Tình trạng đào tạo cán bộ nêu trên đã làm cho năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng thấp và tụt hậu so với các nền kinh tế trong khu vực và Thế Giới. Thông tin từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây cho thấy: Năng suất lao động người Việt thua Lào và chỉ bằng 7% Singapore [*]. Theo số liệu thống kê này, Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN, nhưng chênh lệch tuyệt đối với các nước vẫn ngày càng bị nới rộng. Phân tích thực trạng năng suất lao động của Việt Nam nêu trên cho thấy Khiếm khuyết lớn nhất là hoạt động của các NHTM, nằm trong một hệ thống cạnh tranh tự do, nhưng các cá thể lại không liên kết, nên đã triệt tiêu các “xung lực” của hệ thống. Tình trạng trên đã làm cho năng suất lao động của hệ thống NHTM nói chung, trong đó có VCB giảm thấp. Hiện trạng này thể hiện cụ thể là: với dân số 90 triệu, nhưng có tới 95 NHTM (trong đó 49 NHTM nội địa và 46 NHTM nước ngoài), với 10.082 chi nhánh; không kể 1.212 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng hoạt động. Như vậy bình quân 7.982 nhân khẩu, có một phòng giao dịch ngân hàng, hoặc tổ chức tín dụng. Điều đó cho thấy năng suất lao động trong ngành NHTM Việt Nam là rất thấp. Vấn đề này cũng được phản ánh trên số liệu thống kê nói chung của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Thống kê. Theo phân tích từ Tổng Cục này cho thấy: GDP của Việt Nam năm 2017, tăng 6,81%, đây là mức tăng cao nhất kể từ 2011. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5007,9 ngàn tỷ VND, tương ứng 220 tỷ USD. GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu VND, tương đương với 2.385 USD, tăng 179 USD so với 2016. Năng suất lao động tính theo giá hiện hành – theo đầu dân số, giai đoạn 2011 – 2017, lần lượt là: BẢNG 3.3. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA VN GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Năng suất lao động/ 1 lao động 55,2 63,1 68,7 74,7 79,4 84,5 93,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng trưởng liên tục giai đoạn 2011 – 2017. Tuy nhiên giá trị gia tăng không cao và tổng giá trị cả năm cũng rất thấp. Thu nhập BQ 7,76 tr,VND/Tháng. Tổng Cục Thống kê cho biết, tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam, năm 2016 đạt 8.984 USD, mức này chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philipines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Với năng suất lao động hiện hành của Việt Nam như trên, thì một thời gian dài nữa chúng ta cũng chưa thể theo kịp các nước trong khu vực. Còn muốn tiến kịp các quốc gia Âu – Mĩ, thì Việt Nam có lẽ chỉ là “kỳ vọng”. BIỂU ĐỒ 3.2. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA VIỆT NAM Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn : Tổng cục Thống kê) Nhưng ngành Ngân hàng Việt Nam, nhất là VCB, không phải vì thế mà “thất vọng”, cần phải tìm thấy thế mạnh trong tổ chức tác nghiệp và năng lực lao động của trí tuệ Việt Nam để có kế hoạch vượt lên. Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực của VCB hiện tại và trong tương lai, cần thực hiện theo hướng năng động tích cực và hiện thực, đó là : Tiệm cận tất cả kinh nghiệm quản trị của các NHTM hàng đầu Thế giới, nghiên cứu và từng bước vận dụng trong điều kiện Việt Nam. Bước đầu VCB có thể thuê chuyên gia và “mua” công nghệ quản trị. Xây dựng trường đào tạo chuyên sâu Sau đại hoc. Với các học viên chọn lọc đã tốt nghiệp các đại học từ loại giỏi trở lên. Giáo trình cập nhật kiến thức hiện đại, theo từng loại nghiệp vụ. Chọn lọc đội ngũ cán bộ giảng dậy ưu tú từ các Đại học trong nước và thuê chuyên gia quốc tế. Mức lương và thu nhập của cán bộ VCB được chi trả theo năng suất lao động, trình độ nghiệp vụ và hiệu quả mang lại cho VCB. Hàng năm đánh giá lại năng lực và sự đóng góp của cán bộ cho VCB trong từng lĩnh vực. Để từ đó quy định chi trả cho lao động phù hợp. Kinh nghiệm của Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tốc độ tiến bộ nhanh nhất trong tiếp cận công nghệ ngân hàng Âu – Mỹ, là bài học rất hữu ích cho các NHTM Việt Nam trong đó có VCB. Bài học đơn giản nhất về quản trị nhân lực, chỉ có thể thực hiện đơn giản với người lao động, đó là : Sự gắn bó của cán bộ nhân viên với VCB, sẽ bắt nguồn từ sự đối xử và thu nhập của người lao động. Sẽ không có đội ngũ cán bộ trung thành vì sự nghiệp của cơ quan đơn vị, nếu họ không hài lòng với công việc, thu nhập và đối xử. ii.Phân công chức trách nhiệm vụ theo năng lực và sở trường. Năng suất lao động của Việt Nam nêu trên, là hiện tượng kinh tế - xã hội không bình thường, trong điều kiện hội nhập Quốc tế của Việt Nam hiện nay. Khắc phục những nhược điểm nêu trên, cần có những giải pháp quản trị nhân lực theo hướng chuyên nghiệp cao của VCB trong điều kiện hiện nay. Thực tế cho thấy, mặc dù được đào tạo cùng chuyên ngành NHTM, nhưng kết quả học tập của các học viên không giống nhau. Đặc biệt năng lực và sở trường về một lĩnh vực, hay nghiệp vụ nào đó về NHTM của các học viên là rất khác biệt. Vì thế trước khi phân công và giao việc cho cán bộ, lãnh đạo VCB cần thực hiện một số “Fast Test” với một nhóm cán bộ, không báo trước, bằng những câu hỏi ngắn về tình thế ứng xử kinh doanh. Từ đó chọn ra những cán bộ thích hợp. iii.Xây dựng nhóm cán bộ “chất lượng cao” để giải quyết tình huống đột xuất về nghiệp vụ kinh doanh. Nhóm cán bộ này gồm những người có trình độ cao về nghiệp vụ. Có phương pháp công tác, đặc biệt có quan hệ sâu rộng, am hiểu các khách hàng của VCB. Khi có vụ việc khẩn cấp xảy ra, ảnh hưởng đến vốn, tài sản và uy tín của VCB, lãnh đạo VCB sẽ chỉ đạo nhóm tư vấn, đề xuất giải pháp để lãnh đạo có biện pháp giải quyết mâu thuẫn đạt kết quả tốt nhất. iv.Chế độ thưởng phạt với cán bộ phải công bằng, nghiêm minh và công khai. Trong một vài năm gần đây, đặc biệt 2018, lợi nhuận của VCB đã tăng đáng kể. Điều đó chứng tỏ : Năng suất lao động của VCB đã tăng. Rủi ro trong kinh doanh đã giảm. Quỹ tích lũy tăng cao. Những thành công trên là do lực lượng lao động của VCB đóng góp. Để nâng cao vai trò và khích lệ những người lao động đã đóng góp vào thành công này, lãnh đạo VCB cần có chính sách cụ thể để khích lệ người lao động. Những chính sách này có thể thực hiện theo hướng : Xây dựng thang bậc lương phù hợp với từng loại hình nghiệp vụ. Mức lương và chế độ thưởng tùy thuộc vào sự đóng góp và thành tích cụ thể. Lương và thưởng là mức chi tài chính thường xuyên của mọi cơ quan và doanh nghiệp. Nhưng với VCB cần có chính sách đặc thù, vì VCB là NHTM tốp đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Là NHTM đang có những kết quả quản lý tốt trong hệ thống. Vì vậy VCB cần nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của “đòn bẩy kinh tế” này. Có thể coi đây là chính sách đột phá trong quản lý kinh tế của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai không xa. Lương thưởng là một đòn bẩy kinh tế phổ biến, nhưng cần có điểm nhấn đặc thù, để chính sách này có tác động thực sự đến người lao động. Các nguyên tắc VCB cần quán triệt, đó là : Công bằng. Công khai. Đúng người đúng việc. Thực hiện đúng thời điểm. Giá trị tương xứng với công sức người lao động. VCB ghi nhận công sức của cán bộ có thành tích theo thang bậc đã đạt được. Thưởng và phạt song hành, theo tôn vinh và phê phán tập thể. Những nguyên tắc này không mới và cũng không đặc thù. Nhưng thực hiện cập nhật lại là đặc thù của VCB. Trong điều kiện hiện nay giải pháp về quản trị nhân lực của VCB, cần được nghiên cứu tổng thể thận trọng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, VCB đã tiếp cận nhiều NHTM lớn, với kinh nghiệm của những ngân hàng này, VCB cần chọn lọc và vận dụng từng bước vào công tác quản trị của mình, đó là: Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị của các NHTM hàng đầu Thế giới, nghiên cứu và từng bước vận dụng vào VCB. Có thể thuê chuyên gia từng lĩnh vực mà VCB chưa có kinh nghiệm cao. Mua công nghệ quản trị tổng thể, hoặc từng lĩnh vực. Đặt hàng với một số trường Đại học tiên tiến, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng theo giáo trình nghiệp vụ của VCB. Tiến đến xây dựng trường đào tạo nghiệp vụ của VCB theo phương thức hiện đại. Thuê chuyên gia Quốc tế và cán bộ giảng dạy trong nước, bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật thông tin quản lý nghiệp vụ và quản trị NHTM quốc tế. Phương thức nêu trên, chỉ là biện pháp tổ chức điều hành để thực hiện nghiệp vụ quản trị NHTM. Học tập kinh nghiệm nước ngoài với VCB là cần thiết. Đây là kiến thức quản trị mua được “quá rẻ” với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh quốc tế. 3.3.4.Tin học hóa công tác quản trị và các dịch vụ kinh doanh. 3.3.4.1.Ý nghĩa của tin học hóa với quản trị NHTM. Khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý của xã hội loài người đã bước sang giai đoạn thứ tư. Kỷ Nguyên này được gọi là “4.0”. Việc phân chia thời gian phát triển của khoa học – công nghệ và vận dụng những thành tựu này vào quản lý sản xuất – kinh doanh, không đồng nhất ở các quốc gia, trong các lĩnh vực và từng cá thể. Hiện trạng này xuất phát từ đặc thù năng lực của mỗi quốc gia, doanh nghiệp và con người. Sự đa dạng về điều kiện, trình độ và khả năng tiếp cận sự tiến bộ của nhân loại đã và sẽ không có sự đồng đều. Thực tế này tồn tại “vĩnh cửu” trên hành tinh của chúng ta. Sự khác biệt trong tồn tại và phát triển, làm cho “mầu sắc” sự sống phong phú như vốn có của nó. Công nghệ thông tin sẽ kết nối sự khác biệt này thành bức tranh đa mầu, nhưng có thể hiểu và trợ giúp nhau cùng phát triển. Mặc dù có sự kết nối bằng công nghệ cao, nhưng các quốc gia, từng doanh nghiệp và cá thể, không thể chờ đợi đủ mọi điều kiện mới áp dụng khoa học hiện đại vào quá trình sản xuất – kinh doanh. Thế giới và trong mỗi quốc gia, không chờ đợi “những cá thể chậm chạp” trong trào lưu “phát triển và hội nhập”. 3.3.4.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại VCB. Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có VCB đã và đang sẵn sàng cùng các quốc gia song hành trên con đường “hội nhập quốc tế về Tài chính – Ngân hàng”. Tuy nhiên kiểm lại cơ sở của mình,VCB còn thiếu nhiều điều kiện để bước vào lộ trình hội nhập Quốc tế sôi động này. Với phương pháp truyền thống “vừa chạy vừa xếp hàng”, VCB đã đạt được những thành công nhất định trên con đường hội nhập Quốc tế đã khởi động cách đây vài thập kỷ. Trong tiến trình này VCB nhận thức được rằng, thiếu và kém năng lực công nghệ thông tin, là khó phát triển và không thể cạnh tranh thắng lợi trên con đường hội nhập Quốc tế. Công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó có VCB. Vai trò của công nghệ thông tin thể hiện ở những nội dung cốt lõi, đó là : Công nghệ thông tin là chìa khóa để đơn giản hóa các nghiệp vụ phức tạp của NHTM. Nhờ công nghệ thông tin đã giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng đến nâng cao hiệu quả quản trị trong tất cả các lĩnh vực của NHTM. Với ý nghĩa nêu trên, trong thời gian qua, đặc biệt là trong hai năm 2017 – 2018, VCB đặc biệt quan tâm và chú trọng đầu tư cho việc “tin học hóa” các lĩnh vực hoạt động của mình. Công nghệ thông tin được ứng dụng quản lý các dịch vụ ngân hàng không ngừng tiến bộ. Công nghệ này giúp cho hệ thống quản lý giảm thấp chi phí trong điều hành và kiểm soát kinh doanh. Do áp dụng công nghệ thông tin, đã trợ lực cho tinh giản biên chế. Vì vậy bộ máy quản lý và thao tác nghiệp vụ cần ít cán bộ hơn, nhưng lại thao tác nghiệp vụ nhanh và chuẩn xác hơnTừ đó góp phần giảm thấp chi phí quản lý – kinh doanh. Đó là yếu tố để lợi nhuận tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Mặc dù sự tiến bộ trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, luôn luôn thuận lợi và ưu việt. Nhưng áp dụng phổ biến công nghệ này cũng xuất hiện những mặt trái của nó, đó là : Bí mật kinh doanh thường xuyên bị “đánh cắp”. Dữ liệu kinh doanh của đơn vị, có thể bị “virut” khó khôi phục toàn diện. Hệ thống điều hành bị rối loạn, do tác nhân nội hàm, hay ngoại lai, gây khó khăn lớn trong kinh doanh của NHTM Mặt trái của nhiều phát minh và tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, trong đó có CNTT, không chỉ là con đường thẳng, thuận lợi, mà trên đó có nhiều trở ngại, mang tính chất trái chiều. Do đó sử dụng tiến bộ kỹ thuật, cũng rất cần những chi phí không nhỏ để khắc phục sự cố và dự phòng. VCB cũng rất cần có bộ máy nhân sự để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của mình. 3.3.4.3.Phương thức ứng dụng CNTT vào quản trị tại VCB. Công nghệ kỹ thuật số phát triển là một bước tiến quan trọng của xã hội loài người trong Thế kỷ XXI. “Kỹ thuật số 4.0” tạo nên cuộc cách mạng khoa học – công nghệ với tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất – kinh doanh, đến quản trị đời sống kinh tế - xã hội. Có thể nói cuộc sống đương đại không thể không có công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực quản trị NHTM, công nghệ thông tin là một giải pháp vừa nâng cao năng suất lao động, vừa phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật nào cũng có mặt trái của nó. Mặt trái của công nghệ kỹ thuật số, đó là sự “thất thoát” dữ liệu về công nghệ, bí quyết kinh doanhthậm chí cả tiền bạc tích lũy. Những mặt trái này, có một tên gọi phổ thông là “tin tặc” tấn công. Hiện tượng này đã làm cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội chậm lại, thậm chí bị phá hoại từng phần, do các dữ liệu thông tin quản lý bị mất. Không phải chỉ có NHTM, mà dữ liệu thông tin của các hệ thống quản lý của nhiều quốc gia, có cả những quốc gia có trình độ công nghệ cao, cũng bị “tin tặc” tấn công. Vì vậy các doanh nghiệp và đặc biệt là NHTM phải có giải pháp đề phòng và ứng phó với hiện trạng thực tế nêu trên. Với VCB, để đảm bảo an toàn và phát triển kinh doanh bền vững, giải pháp công nghệ thông tin cần được triển khai theo hai hướng : Thứ nhất, dự phòng đối phó rủi ro trước sự tấn công mạng. Dự phòng trước sự tấn công mạng CNTT của các đối thủ, VCB cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị giỏi, với trình độ công nghệ thông tin cao. Những cán bộ này có thể dự kiến trước những sự cố bất ổn xảy ra với “mạng” kinh doanh của VCB. Đội ngũ cán bộ này có thể ứng phó, hóa giải kịp thời những bất ổn, đảm bảo sự an toàn mạng kinh doanh, trong mọi tình huống. Để đảm bảo an toàn kinh doanh với dữ liệu của mình, các bước VCB cần được thực hiện đó là . + Bước 1: Mã hóa thông tin dữ liệu, theo đặc thù của VCB. + Bước 2: Sử dụng “mật khẩu mạnh”. + Bước 3: Xác nhận hai bước các “mã hóa thông tin dữ liệu”. + Bước 4: Bảo mật hệ thống mạng. + Bước 5: Xây dựng hệ thống mạng dự phòng. + Bước 6: Sử dụng phần mềm chống virut. Thứ hai, Sử dụng phương pháp bảo mật Crowdsourcet Security. Crowdsourcet Security là phương pháp sử dụng nguồn lực của đám đông (Crowdsourcet), là phương pháp dựa vào “bảo mật cộng đồng”. Khác với phương pháp bảo mật truyền thống, chỉ có một số rất ít cán bộ tham gia bảo mật, thì nay có tới hàng trăm chuyên gia phục vụ công việc này cho NHTM. Mỗi chuyên gia một lĩnh vực, mức độ chuyên môn hóa sẽ cao hơn rất nhiều, xử lý sự cố cũng chuyên nghiệp hơn và tốc độ xử lý và khắc phục sự cố sẽ nhanh hơn. Mặc dù có nhiều chuyên gia cùng tham gia bảo mật, nhưng mỗi chuyên gia chỉ được giao thực hiện một “công đoạn”, nên bảo mật vẫn được tôn trọng. Còn việc kết nối giữa các khâu, sẽ thực hiện theo quyết định của lãnh đạo quản trị VCB. 3.4.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP. Các chủ thể sản xuất – kinh doanh nói chung và NHTM nói riêng, mặc dù đã có kế hoạch phát triển chi tiết, có biện pháp thực hiện các giải pháp rõ ràng, nhưng nếu không có hoặc thiếu điều kiện thực hiện, thì kế hoạch sản xuất – kinh doanh, sẽ thực hiện kém hiệu quả, hoặc không thực hiện được. Điều kiện thực hiện các giải pháp cho sản xuất – kinh doanh, là khung pháp lý; cơ sở hạ tầng đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp là yếu tố vật chất, đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp. Hai yếu tố này cùng song hành trong quá trình tồn tại và phát triển của DN. Với VCB để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Quốc tế, rất cần sự trợ lực của các cơ quan quản lý, với khung pháp lý và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Đây là yếu tố quan trọng để giải quyết những khó khăn trong kinh doanh và phát triển. 3.4.1.Kiến nghị với Quốc hội. Hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong các thập kỷ vừa qua, cũng như hiện nay, nhìn chung đã vào nề nếp theo hệ thống. Đó là do các công cụ quản lý đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng sự phát triển của các tổ chức NHTM nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Để tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Mặt khác để đáp ứng điều kiện mở cửa nền kinh tế, hội nhập tài chính – ngân hàng, các văn bản pháp lý của Việt Nam, cần kiện toàn, đổi mới và tiệm cận các quốc gia phát triển. Xuất phát từ thực tiễn quản lý các tổ chức tín dụng vừa qua ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của các NHTM, tác giả Luận án này có một số kiến nghị với Quốc Hội – cơ quan quản lý cao nhất, về một số nội dung có liên quan đến hoạt động của NHTM Việt Nam. 3.4.1.1.Về Luật các tổ chức tín dụng. Các văn bản pháp quy quản lý các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng, ở Việt Nam đã có hệ thống. Các văn bản này đã đáp ứng nhu cầu quản lý trong quá trình phát triển của Hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng Việt Nam: Năm 1990 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 37- LCT/HĐNN 8, ngày 13/5/1880 về “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Ngày 23/5/1990 Hội đồng Nhà Nước ban hành Pháp lệnh số 38 – LCT/HĐNN 8 về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Năm 2010 ban hành Luật các tổ chức tín dụng. Năm 2017, ban hành Luật số 17/2017/QH 14 – 20/11/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng” Pháp lệnh cũng như luật đã chỉ rõ nội dung quản lý các NHTM. Tuy nhiên các văn bản này cần bổ sung và nhấn mạnh việc quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đó là : + Kiện toàn các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Số lượng các tổ chức này quá lớn, nên quy định các điều kiện cao hơn về vốn kinh doanh, địa bàn hoạt động, quy chế kinh doanh, vốn kinh doanhMục tiêu để hạn chế những tiêu cực trong hoạt động của các đơn vị này. +Với các NHTM Việt Nam, cần quy định mức vốn chủ sở hữu lớn hơn, để đủ năng lực kinh doanh và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Quốc tế. + Với các NHTM nước ngoài, hiện nay phần lớn chỉ là chi nhánh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nên có quy chế hoạt động bình đẳng với NHTM Việt Nam. Mục tiêu là nâng cao sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện Hội nhập. 3.4.1.2.Số lượng NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên giảm bớt số lượng các NHTM Việt Nam, để tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động vốn như hiện nay. Cạnh tranh lãi suất trong huy động vốn, là hình thức cạnh tranh gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chính phủ và NHNN Việt Nam, cần có biện pháp xử lý ngay hiện tượng này. 3.4.2.Kiến nghị với Chính Phủ. 3.4.2.1.Xây dựng NHTM Quốc gia điển hình đủ sức cạnh tranh với các NHTM lớn trong khu vực và Quốc tế. Nhiều quốc gia trong khu vực và Quốc tế, đều có các NHTM điển hình. Những NHTM này có năng lực tài chính đủ mạnh, trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, năng lực quản trị đi trước các NHTM Việt Nam hàng thập kỷNếu để các NHTM Việt Nam “tự phát triển”, thì nhiều năm nữa chúng ta vẫn không đủ năng lực cạnh tranh với các NHTM quốc tế (đã dẫn tại phần trên – B14, tr.141). Vì vậy tác giả LA này kiến nghị với Chính Phủ, cần chỉ đạo NHNN Việt Nam xây dựng ít nhất 2 NHTM điển hình tương đương với NHTM Hàn Quốc. Những NHTM này mang thương hiệu Việt Nam, với : - Năng lực tài chính tương đương NHTM của các nước phát triển trong khu vực. - Năng lực quản trị điều hành tiên tiến. - Đội ngũ cán bộ điều hành vững vàng. - Có khả năng tư vấn cho Chính Phủ về thực hiện chính sách tiền tệ. - Những NHTM này có khả năng trợ giúp Chính Phủ giải quyết những khó khăn nếu xảy ra khủng khoảng tài chính – tiền tệ. - Là đầu mối nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho hệ thống NHTM Việt Nam. Xây dựng các NHTM điển hình của quốc gia, đây là việc làm không mới. Nhiều nước trong khu vực và Thế giới đã thực hiện việc này từ những năm đầu Thế kỷ XIX. Gần hai Thế kỷ qua cả Thế giới mới có khoảng 100 NHTM lớn nhất, được phân bố tại một số quốc gia (theo Báo cáo của S&P Global Market Inteligence). Hàn Quốc, là quốc gia có khởi đầu kinh tế tương đồng Việt Nam vào năm 1975, hiện nay đã có 4 NHTM trong tốp những NHTM lớn nhát Thế giới. Nếu Chính Phủ Việt Nam đầu tư xây dựng mô hình ngân hàng này, thì hy vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ có NHTM đủ mạnh mang thương hiệu Việt Nam, có thể cạnh tranh bình đẳng với các NHTM lớn trong khu vực và Quốc tế. 3.4.2.2.Rút vốn nhà nước khỏi các NHTM. Hiện nay vốn của Nhà nước vẫn đang hiện diện tại một số NHTM. Agribank vẫn là NHTM nhà nước với 100% vốn của Chính Phủ; VCB vốn Nhà nước trên 70%...Để thực hiện cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Chính Phủ nên rút vốn khỏi các NHTM. 3.4.2.3.Hoạch định Chính sách tiền tệ Quốc gia. - Đáp ứng yêu cầu kinh doanh của NHTM nội địa. Chính sách tiền tệ Quốc gia có vai trò quan trọng trong chỉ đạo, kiểm tra và định hướng kinh doanh của hệ thống NHTM. Trong điều kiện hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập về Tài chính – Ngân hàng nói riêng, chính sách này phải thường xuyên đổi mới, đáp ứng nhu cầu và các điều kiện kinh doanh của các NHTM nội địa. - Nhấn mạnh các điều kiện thành lập và giải thể các tổ chức tín dụng và NHTM. Số lượng các NHTM Việt Nam là lớn so với nhu cầu của nền kinh tế. Nhiều NHTM hiện nay vốn điều lệ rất thấp. Một số chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Vì vậy điều kiện vốn sở hữu của một số NHTM cần yêu cầu gia tăng với mức “trần” hợp lý. Tăng vốn điều lệ vừa nâng cao năng lực tài chính, vừa nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của NHTM Việt Nam trên thương trường. Tăng vốn điều lệ còn là biện pháp giảm bớt một số định chế NHTM yếu năng lực tài chính. Động thái này sẽ loại bỏ, hoặc giảm bớt tình trạng cạnh tranh trong huy động vốn bằng biện pháp tăng lãi suất huy động tiền gửi. Đây là hình thức cạnh tranh ngân hàng không lành mạnh. - Việc cho phép các NHTM nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam. NHTM nước ngoài được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam là một việc bình thường, theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và Thế giới. Để thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước, Chính Phủ cần công bố công khai quy trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM này ở Việt Nam. 3.4.3.Kiến nghị với NHNN Việt Nam[92]. Xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất huy động vốn trong các thời kỳ. Xây dựng Quy chế cạnh tranh trong Hệ thống NHTM Việt Nam. Tiếp nhận và sử dụng công nghệ ngân hàng mới. Xây dựng Hệ thống an ninh mạng cho NHTM Việt Nam. 3.4.4.Kiến nghị với Bộ Tài Chính[91]. Xây dựng Chính sách thuế với hệ thống NHTM trên lãnh thổ Việt Nam. Điều kiện để các NHTM được tham gia đấu thầu trái phiếu Chính Phủ. Chính sách ưu đãi đầu tư với NHTM vào các Dự án trọng điểm quốc gia. 3.4.5.Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Tác động với Chính Phủ và NHNN Việt Nam về các điều kiện kinh doanh của NHTM trong hội nhập Quốc tế. Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi cho các NHTM. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hệ thống NHTM Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong Chương này, Luận án nêu tóm tắt định hướng phát triển trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn của VCB đến 2030. Với mục tiêu xây dựng VCB trở thành NHTM đứng đầu trong tốp các NHTM mạnh nhất Việt Nam. Đồng thời VCB có tên trong danh sách các NHTM trong tốp đầu của Thế giới. Tại đây Luận án nêu khái quát tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam về tài chính – ngân hàng và những cam kết của Chính Phủ Việt Nam với cộng đồng Quốc tế về những thỏa thuận cụ thể, tạo điều kiện kinh doanh cho các NHTM và các định chế tài chính khác, kinh doanh thuận lợi trên lãnh thổ Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập Quốc tế về tài chính – ngân hàng, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp, để VCB thực hiện thành công sứ mạng của mình trên con đường hội nhập. Những giải pháp quan trọng VCB cần thực hiện ngay trong tương lai gần, đó là: Nâng cao năng lực tài chính. Đổi mới năng lực quản trị. Tin học hóa công tác quản trị và các dịch vụ kinh doanh. Để VCB trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam và Quốc tế, trong chương này, tác giả nêu một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nền kinh tế đó là : Quốc Hội, Chính Phủ, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và Hiệp hội Ngân hàngCần tạo hành lang pháp lý và điều kiện để hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VCB, trở thành những định chế kinh doanh tiền tệ - tín dụng mạnh, có uy tín trong khu vực và Thế giới. KẾT LUẬN CHUNG Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, là một trong bốn NHTM mạnh nhất, trong số các NHTM và các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các lĩnh vực kinh doanh và phát triển của VCB trong thời gian trên hai thập kỷ đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh của VCB trong điều kiện hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng, thì chưa có tác giả nào đề cập một cách toàn diện. Tác giả luận án này đã đề cập và giải đáp tương đối hoàn chỉnh những nội dung trên. Đặc biệt Luận án của tác giả đã đáp ứng được tính thời sự trong điều kiện Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó VCB, lại là định chế được nhiều tổ chức Tài chính – Ngân hàng Quốc tế đánh giá cao về sự đóng góp của VCB trong quá trình phát triển và hội nhập Quốc tế của Việt Nam. Những thành công trong nghiên cứu của Luận án này, thể hiện ở những nội dung cơ bản đó là : - Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò của Ngân hàng thương mại và năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Luận án đã góp phần làm rõ hơn một số khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM trong nền kinh tế. - Tại Luận án này, tác giả nhấn mạnh những nội dung về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân loại các hình thức, cấp độ cạnh tranh trong nền kinh tế. Tại đây tác giả đã phân tích tính chất hai mặt – tích cực và hạn chế, của cạnh tranh doanh nghiệp, trong đó có NHTM. Từ phân tích này, tác giả nêu quan điểm của mình, đó là cần khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hạn chế mặt trái của cạnh tranh doanh nghiệp. - Luận án làm rõ thêm nội dung và tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam. Đặc biệt nhấn mạnh về sự chủ động cam kết bằng văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế Quốc tế trong thời gian qua và hiện nay. - Tại Luận án này, tác giả cũng nêu rõ quá trình phát triển cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Hệ thống NHTM Việt Nam trong hội nhập Kinh tế quốc tế. - Trong luận án này, tác giả đã nêu kinh nghiệm quản trị trong cạnh tranh để phát triển của một số NHTM hàng đầu thế giới và trong khu vực. Tác giả coi đây là những ví dụ điển hình để VCB tham khảo. Mong muốn của tác giả để VCB trở thành NHTM tốt nhất Việt Nam và khu vực trong tương lai gần. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế về tài chính – ngân hàng”. Vì vậy tác giả Luận án đã nhấn mạnh những nội dung cốt lõi, đó là : VCB là một trong bốn NHTM hàng đầu Việt Nam. Là một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam hiện tại, có uy tín trên thị trường khu vực và Quốc tế. Trong luận án, tác giả đã trình bày toàn bộ quá trình phát triển kinh doanh của VCB trong giai đoạn 2014 - 2018. Thời gian tuy không dài, nhưng bằng các tư liệu chọn lọc phân tích, tác giả luận án đã cho người đọc thấy được: Những thành công trong quản trị và hiệu quả kinh doanh của VCB. Đồng thời luận án cũng phân tích cho thấy những tồn tại trong quá trình kinh doanh của ngân hàng này trong thời gian qua. Những tồn tại trong kinh doanh, tuy VCB đã khắc phục được phần lớn, nhưng đây cũng là bài học để ngân hàng này vươn lên trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập Quốc tế hiện nay. Luận án đã nêu tóm tắt định hướng phát triển trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn của VCB đến 2030. Với mục tiêu xây dựng VCB trở thành NHTM đứng đầu trong tốp các NHTM mạnh nhất Việt Nam. Đồng thời VCB có tên trong danh sách các NHTM hàng đầu trong khu vực và Thế giới. Tại đây Luận án cũng nêu khái quát tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam về tài chính – ngân hàng và những cam kết của Chính Phủ Việt Nam với cộng đồng Quốc tế về những thỏa thuận cụ thể, tạo điều kiện kinh doanh cho các NHTM và các định chế tài chính khác kinh doanh thuận lợi trên lãnh thổ Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập Quốc tế về tài chính – ngân hàng, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp, để VCB thực hiện thành công sứ mạng của mình trên con đường hội nhập Quốc tế. Những giải pháp trọng điểm VCB cần thực hiện trong tương lai gần, theo các giải pháp đã nêu, đó là: Nâng cao năng lực tài chính. Đổi mới phương thức quản trị kinh doanh. - Tin học hóa các qui trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, theo sự tiến bộ công nghệ 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng. Để VCB trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam và Quốc tế, tác giả luận án đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý, như : Quốc Hội, Chính Phủ, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và Hiệp hội Ngân hàngCần tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi, để hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó có VCB, kinh doanh ổn định, phù hợp thông lệ Quốc tế. Nội dung trên là điều kiện tiên quyết để VCB đạt mục tiêu theo sự mong đợi của Chính Phủ Việt Nam trong tương lai gần. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2020. NGHIÊN CỨU SINH VŨ THỊ THU HƯƠNG. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 1. Quốc hội CHXHCN Việt Nam : Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính, 5/1990. 2. Quốc hội CHXHCN Việt Nam : Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH 12, ngày 16/6/2010. 3. Quốc Hội: Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL – UBTVQH11, ngày 13/12/2005. 4. Quốc Hội : Pháp lệnh số 06/2013/PL –UBTVQH13, ngày 01/01/ 2014: Về quản lý ngoại tệ - ngoại hối. 5. Luật cạnh tranh số 27/2004/QH 11, ngày 23/12/2004. 6. Luật cạnh tranh số 21/2017/ QH 14, ngày 24/11/2017. 7. Luật cạnh tranh số 23/2018/QH 14, ngày 12/6/2018. 8. Luật cạnh tranh sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. 9. NQ Bộ chính trị số 22-NQ /TW, ngày 10/4/2013 của Bộ chính trị về hội nhập Quốc tế. 10. NQ – TW Đảng lần thứ 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập Quốc tế, giữ vững chính trị xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 11.NQ số 11- NQ/TW, ngày 03/6/2017 Ban chấp hành TW khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. 12. Chính Phủ : Quyết định số 40/QĐ – TTg, ngày 07/01/2016 : Phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế Quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 13. Chính Phủ : QĐ số 145/QĐ – TTg, ngày 20/01/2016 : Phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 14. Chính Phủ : Quyết định số 122/QĐ – TTg – 2019, ngày 24/01/2019 Về ban hành phụ lục những công việc triển khai trong năm 2019, để thực hiện Nghị quyết số 38/NQ – CP , ngày 25/4/2017 về ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 06 – NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. 15.Chính Phủ: Nghị định số 24/2016/NĐ CP, ngày 05/04/2016 “Quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước”. 16.NHNN Việt Nam: Thông tư số 20/BHN – NHNN, ngày 12/12/ 2018, Quy định về cấp giấy phép và tổ chức hoạt động NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động nước ngoài tại Việt Nam. 17.NHNN Việt Nam: Thông tư số 36/2019/TT – NHNN, ngày 31/12/2019: “Quy định quản lý và sử dụng quỹ thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia”. 18.NHNN Việt Nam: Thông tư số 06/2019/TT – NHNN, ngày 26/06/2019: “Hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. 19.Bộ Tài Chính: “Báo cáo chuyên đề chủ động thực hiện cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính” – 2015. 20.Bộ Tài chính: Thông tư số 55/VBHN – BTC, ngày 17/10/2019, hướng dẫn một số điều Nghị Định số 24/2016/NĐCP về quản lý ngân quỹ nhà nước. 21.Các Mác, Tư bản Tập thứ nhất, Q1.Phần 1, NXB Matxcơva NXB Sự thật Hà Nội – 1984. 22.Các Mác, Tư bản Tập thứ nhất, Q1.Phần 1 và Phần 2, NXB Matxcơva NXB Sự thật Hà Nội – 1984. 23.GS.,TS.Vũ Văn Hóa và PGS.,TS Đinh Xuân Hạng – Giáo trình lý thuyết tiền tệ” NXB Tài Chính Hà Nội, 2005. 24.GS.,TS.Vũ Văn Hóa và PGS.,TS Đinh Xuân Hạng – Giáo trình lý thuyết tiền tệ” NXB Tài Chính Hà Nội, 2008. 25.GS.,TS.Vũ Văn Hóa và TS.Lê Xuân Nghĩa: “Những vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”, Đề tài cấp Nhà nước, MS: ĐTĐL – 2005/25G. 26.GS.,TS.Vũ Văn Hóa và TS.Vũ Quốc Dũng : Thị trường tài chính, NXB Tài chính – 2012. 27.C.Mác, F. Ăng Ghen – Toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội tập 23. 28.Từ điển kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội - 1979. 29.Từ điển rút gọn kinh doanh. 30.Poul A.Samuel Son, Wiliam D.Nordlois – Kinh tế học, Viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội 1989. 31.OECD – Tổ chức phát triển kinh tế: Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh doanh nghiệp. 32. CIEM và SIDA : Hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranhNXB Giao thông vận tải, HN – 2003. 33. Fafchamps. 34. Randan. 35. FREDERIC S.MISHKIN: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 1995. 36.Trung tâm thông tin và dự báo KT – XH Quốc gia – Bộ KH Đầu tư. 37.WEF – Diễn đàn kinh tế Thế Giới. 38.Asian Development Oulook 39.M.Porter. 40.Từ điển tiếng Việt Phổ thông. 41.Từ điển rút gọn về kinh doanh. 42.P.Samuel Son. 43.Từ điển kinh tế , NXB Sự thật Hà nội năm 1979. 44.PGS.,TS.Lê Danh Vĩnh – Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB ĐH QG,TP HCM 2010. 45. PAUL.R.KRUGMAN – MAURICE OBSTFLD: Kinh tế học Quốc tế 48. Lý thuyết và chính sách. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1996. (T1). 46.PAUL. R.KRUGMAN – MAURICE OBSTFLD: Kinh tế học Quốc tế 47. Lý thuyết và chính sách. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1996.(T2). 48. Diễn đàn kinh tế - tài chính : “Nền kinh tế mới”. NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội năm 2001. 49. Crett King : BANK 3.0 – Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân – 2014. (Dịch giả Nguyễn Phương Lan). 50. Song hongbing : “Chiến tranh tiền tệ”. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2012. 51. PGS.,TS. Trần Văn Tùng : “Cạnh tranh kinh tế”. NXB Thế Giới, HN 2004. 52. Từ điển Bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách Khoa – HN 2002. 53. “CIEM – SIDA”: Hội nhập kinh tế - Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước. NXB Giao thông – Vận tải – 2003. 54.Viện Chiến lược và chính sách tài chính :“Tài chính Việt nam – 2018”. NXB Tài chính 2019. 55. Hội đồng vùng Llede France(CH Pháp) – UBND TP Hà Nội : Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường. Sở kinh tế đối ngoại và Trung tâm giao lưu Quốc tế về Văn hóa, giáo dục khoa học hợp tác XB 1995. 56.Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung : “Thương hiệu với nhà quản lý”. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2004. 57.TS.Đinh Văn Ân – “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí”. NXB Tài chính, Hà Nội 2006. 58.CEM và UNDP: “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. NXB Giao thông vận tải – 2003. 59.PGS.,TS.Nguyễn Thị Quy: “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập”. NXB Lý luận chính trị - 2005. 60.Bách khoa toàn thư Wikipedia – Về hội nhập kinh tế Quốc tế. 61.NQ Đảng CS Việt Nam về hội nhập kinh tế Quốc tế. 62.1986 – Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI. 63.1991 – Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VII. 64.1996 – Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII. 65.2001 – NQBCTW ĐCSVN : NQ số VII – NQ/TW(27/11/2001) ĐCSVN. 66.2006 – NQĐH Đảng CSVN lần thứ X. 67.2011 – NQĐH Đảng CSVN lần thứ XI. 68.2016 – BCHTW Đảng Khóa XII – NQ 06 – NQ/TW, ngày 05/11/2016. 69.Lịch sử hình thành VCB. 70. Số lượng Doanh nghiệp của Việt nam – BC của Bộ kế hoạch và đầu tư. 71. Niên giám thống kê 2014 – NXB Thống kê HN 2015. 72. Niên giám thống kê 2015 - NXB Thống kê HN 2016. 73. Niên giám thống kê 2016 - NXB Thống kê HN 2017. 74.Niên giám thống kê 2017 - NXB Thống kê HN 2018. 75.Niên giám thống kê 2018 - NXB Thống kê HN 2019. 76.Báo cáo thường niên của VCB năm 2014. 77.Báo cáo thường niên của VCB năm 2015. 78. Báo cáo thường niên của VCB năm 2016. 79. Báo cáo thường niên của VCB năm 2017. 80. Báo cáo thường niên của VCB năm 2018. 81.Tài chính Việt nam 2015 – Chủ động tài khóa Thúc đẩy tăng trưởng. NXB Tài chính 2016. 82.Tài chính Việt Nam 2016 – Tăng cường kỷ cương kiến tạo động lực. NXB Tài chính 2017. 83. Tài chính Việt Nam 2017 . NXB Tài chính 2018. 84. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính: Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt nam – Số 6 – Tháng 12.2019. 85. PGS.,TS. Lê Hồng Hạnh : “Những nền tảng pháp lý cơ bản định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam”. Bộ tư pháp – Ngân hàng phát triển châu Á – Dự án TA 2853 VIE – Hà Nội – 2002. 86. Nguyễn Quốc Thịnh – Nguyễn Thành Trung : “Thương hiệu và nhà quản lý”. Nhà XB Chính trị Quốc Gia – Hà nội.2004. 87. Ban kinh tế Trung Ương : “Diễn đàn kinh tế Việt Nam – 2018” – Hà Nội 01/2018. 88. TS.Nguyễn Duệ - Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, HN 2001. 89.Bộ Chiến lược Tài chính Việt Nam – NXB Tài Chính, 9/2013. 90.Banking VIETNAM 2016 – Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân 5/2016. 91.Đoàn Văn Trường : “Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình”. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2005. NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả : “Giải pháp nâng ca o năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế”. Bảo vệ ngày 12/6/2009, tại Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. 2.Các bài báo đã đăng của tác giả. Ths.Vũ Thị Thu Hương: “Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập”. Tạp chí “Tài chính doanh nghiệp”. Số 10/2014. Bộ Tài chính. Ths.Vũ Thị Thu Hương: “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cuộc cạnh tranh không có hồi kết giữa các NHTM”. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Số 6/2019. Bộ Tài chính. Ths.Vũ Thị Thu Hương: “Năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước ở Việt Nam”. Tạp chí Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Số 04/2019. Ths.Vũ Thị Thu Hương: “Nợ xấu và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại”. Tạp chí Ngân hàng. Số 6 tháng 03/2020. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ths.Vũ Thị Thu Hương: “Cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại và vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp”. Tạp chí Tài chính. Kỳ 1 - tháng 03/2020. Bộ Tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_thuong_ma.doc
  • jpg1.jpg
  • jpg2.jpg
  • jpg3.jpg
  • jpgCV.jpg
  • docxNhung dong gop moi cua LATS - Ban Tieng Anh.docx
  • docxNhung dong gop moi cua LATS - Ban Tieng Viet.docx
  • docTom tat LATS - Vu Thi Thu Hương - Ban Tieng Anh.doc
  • docTom tat LATS - Vu Thi Thu Hương - Ban Tieng Viet.doc
Luận văn liên quan