Luận án Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là công việc hết sức phức tạp. Năng lực quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mang ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là các năng lực quản trị điều hành, tầm nhìn hoạch định chiến lược lâu dài, năng lực về xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro theo từng khoản cấp tín dụng, theo danh mục tín dụng, mà còn là sự sẵn sàng về cơ sở hạ tầng tin học với năng lực vốn và tài chính. Thực tế phân tích cho thấy, hầu hết các năng lực này tại ngân hàng thương mại Việt Nam đều còn thiếu, nếu có, cũng chưa đồng bộ theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II.

pdf191 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
John, (2012), Risk Management and Financial Institutions, Wiley Finance. 68. IBM Institute for Business Value, (2010), Banks and Basel II: How prepared are they? 69. Kaplan Robert S. & Norton David P.(1990), The balanced scorecard – Translating strategy into action, Face. 70. KPMG, (2013), Ready for Basel II - How to prepared are banks?. 71. Lekcitis G., (2015), Understating Basel 3, What is different afer Jan 2015, Smashwords. 72. Miu P, (2008), Basel II Implementation: A Guide to Developing and Validating a Compliant, Internal Risk Rating System, McGraw Hill Eduction. 73. Moody’s Rating Symbols & Definitions, (2009), Moody‟s Investors Service. 74. Morris S.P, (2008),The Basel II "Use Test" - A Retail Credit Approach: Developing and Implementing Effective Retail Credit Risk Strategies Using Basel II, Author House. 156 75. MVLCO, (2001), Risk Based Supervision and Bank Level Prepareations for Risk Based Internal Audit, New Basel Capital Accord and Risk based supervion. 76. OCBC Bank, 2010, Basel II & its impact, Singapore. 77. Ong M.K, (2005), Internal Credit Risk Models- Capital Allocation and Performance Measurement, Risk Books. 78. Peters – Waterman, (1982), In search of Excellence 79. Pritchard L. Carl, (2014), 5th edition, Risk Management Concepts and Guidance, CRC Press. 80. Roy, Kohli, Khatkale, (2013), Basel 1 to Basel 3: A Risk Management Jouney of Indian Banks, Article No.1, AIMA. 81. Sauders A & Allen L., 2002, Credit risk measurement, John Wiley & Sons Inc 82. Smithson W. Charles, (2002), Credit portfolio management, John Wiley&Son Inc 83. Winkler G, Schwaiger M S, Rossi S.P.S, (2009), How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization 84. Worldbank, 2006, Wordbank lending for lines of credit: An IEG evaluation 85. Y.Y Haimes, 2016, Risk modeling, assessment, and management 157 PHỤ LỤC 158 Phụ lục 2.1a: So sánh sự khác biệt của Basel I và Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng Nội dung Basel I Basel II Cấu trúc và nội dung Yêu cầu vốn tối thiểu Ba trụ cột nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội bộ của ngân hàng, xem xét, đánh giá và quy luật thị trường Tính linh động của ứng dụng Một quy định cho tất cả Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận khuyến khích quản trị rủi ro tốt hơn Nhạy cảm với rủi ro Độ nhạy cảm rủi ro thấp Rất nhạy cảm với rủi ro Trọng số rủi ro 0-100%, ưu đãi hơn với các nước OECD 0-150% hoặc hơn, không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài Kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng Chỉ hỗ trợ và đảm bảo Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, công cụ tín dụng phái sinh. Nguồn: Trích chuẩn mực Basel I, Basel II So với Basel I, Basel II đã có khắc phục được các nhược điểm: (1) Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II phản ánh chính xác hơn khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng nhờ việc tính đến 3 loại rủi ro trọng yếu (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động); (2) Basel II sử dụng nhiều các đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở hệ thống quản trị nội bộ của ngân hàng. (3) Basel II tạo ra động cơ khuyến khích các ngân hàng sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn tài sản đảm bảo, công cụ phái sinh tín dụng nâng cao trình độ và áp dựng các chuẩn mực QTRR; (4) Basel II đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau trong việc xác định mức độ đủ vốn đối với rủi ro tín dụng để giúp ngân hàng và cơ quan giám sát lựa chọn cho mình một mức độ tùy ý một cách hạn chế đối với lựa chọn được áp dụng, thực hiện các chuẩn mực phù hợp với hoàn cảnh khác nhau của thị trường trong nước; (5) Các quy định của Basel đều nhằm thiết lập lên các mức vốn tối thiểu đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế; (6) Basel II không chỉ bảo đảm mức vốn cần thiết tương ứng với mức độ các rủi ro trọng yếu của ngân hàng mà còn nâng cao nguyên tắc thị trường trong quản lý giám sát hoạt động ngân hàng. 159 Phụ lục 2.1b: So sánh tiêu chí và ngưỡng an toàn của Basel II và Basel II Nguồn: Trích chuẩn mực Basel II, Basel II Phụ lục 2.2a : Lý thuyết đánh giá mô hình AR (%) ROC (%) Nhận định 0 50 Mô hình không có khả năng nhận định rủi ro 40 – 60 70 – 80 Mô hình có thể chấp nhận 60 - 80 80 – 90 Mô hình đánh giá có khả năng nhận định rủi ro tốt +80 + 90 Mô hình đánh giá có khả năng nhận định rủi ro một cách tối ưu Nguồn: Lý thuyết đánh giá - Hosmner và Lemeshow, 2000 Nội dung Basel II Basel III Chỉ tiêu vốn (Captial) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chung 8% 10.5% Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu theo vốn tự có 2% 3.5% (2013) và đạt 7% (2019) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo vốn cấp 1 4% 4.5% (2013) và đạt 6% (2019) Quỹ dự phòng bổ sung vốn tự có so với tài sản rủi ro Chưa có 0.625% (2016) và đạt 2.5% (2019) Hệ số đòn bẩy Chưa có 3% Quỹ nhằm đề phòng rủi ro khi chu kỳ kinh tế đi xuống so với tài sản rủi ro Chưa có 0 – 2.5% Chỉ tiêu thanh khoản (Liquity) Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản tối thiểu Chưa có 60% (2015) và tăng đều 10% cho tới khi đạt 100% vào 2019 Tỷ lệ vốn ổn định ròng tối thiểu Chưa có Dự kiến công bố ngưỡng vào 2018 160 Phụ lục 2.2 b: Cấu trúc tính toán vốn theo yêu cầu trong Basel II Nguồn: Tổng hợp theo Basel II [56, tr.17-21] Phụ lục 2.3a: 25 Nguyên tắc giám sát hoạt động ngân hàng theo Basel II Nguyên tắc 1 - Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng. Một khuôn khổ pháp lý phù hợp đối với việc giám sát hệ thống ngân hàng cũng rất cần thiết, bao gồm cả các điều liên quan đến cấp phép thành lập mới các ngân hàng và việc giám sát liên tục hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các quy định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tin cũng cần phải được quy định rõ ràng. Nguyên tắc 2 – Các hoạt động được phép: Các hoạt động được phép của các tổ chức được cấp phép và chịu sự giám sát dưới tên gọi ngân hàng phải được quy định rõ ràng và việc sử dụng cụm từ “ngân hàng” ở tên gọi của tổ chức phải được kiểm soát gắt gao. Nguyên tắc 3 – Các tiêu chí cấp phép: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải có quyền đề ra các tiêu chí và từ chối đơn xin cấp Giấy phép thành lập nếu hồ sơ không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra. Quá trình cấp phép tối thiểu phải có sự đánh giá về cơ cấu chủ sở hữu và quản trị ngân hàng, trong đó bao gồm sự phù hợp và khả năng của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành ngân hàng, chiến lược và kế hoạch hoạt động của ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, điều kiện tài chính dự kiến, bao gồm cả Tính toán vốn yêu cầu tối thiểu Rủi ro tín dụng (Tiếp cận chuẩn hóa SA) Rủi ro tín dụng (Tiếp cận dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ IRB) Rủi ro hoạt động Các vấn đề về giao dịch (bao gồm rủi ro thị trường) 161 vốn gốc. Nếu chủ sở hữu là hoặc tổ chức mẹ là một ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đó phải được cơ quan giám sát nước nguyên xứ chấp thuận trước. Nguyên tắc 4 - Chuyển quyền sở hữu lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền xem xét và từ chối bất cứ đề xuất chuyển nhượng quyền sở hữu lớn hoặc chuyển nhượng quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại các ngân hàng hiện hữu cho một bên khác. Nguyên tắc 5 – Giao dịch mua lại lớn: Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lại các tiêu chí đã nêu, bao gồm cả việc thành lập các hoạt động xuyên quốc gia, và phải đảm bảo được rằng, các giao dịch hoặc thay đổi cơ cấu không ảnh hưởng đến an toàn của ngân hàng, không đem đến cho ngân hàng các rủi ro không đáng có hoặc gây cản trở đến việc giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả. Nguyên tắc 6 – An toàn vốn tối thiểu: Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảo rằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ. Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ ban Basel quy định. Nguyên tắc 7 – Quy trình quản trị rủi ro: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng, ngân hàng và tập đoàn ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro để đánh giá tổng thể mức độ đủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro. Nguyên tắc 8 - Rủi ro tín dụng: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có một quy chế quản lý rủi ro tín dụng cân nhắc tới các rủi ro của tổ chức với các chính sách an toàn, các quy trình quản lý rủi ro nhằm phát hiện, đo lường, kiểm tra và kiểm soát rủi ro tín dụng (bao gồm cả rủi ro tác nghiệp). Nguyên tắc 9 – Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ: Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng ngân hàng phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức. Nguyên tắc 10 - Giới hạn mức cho vay: Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, quản lý các khoản cho vay lớn trong danh mục, cơ quan quan lý đồng thời cần phải 162 xây dựng các giới hạn cho vay nhằm hạn chế các ngân hàng tập trung cho vay một khách hàng hoặc nhóm các khách hàng có liên quan. Nguyên tắc 11 - Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan: Nhằm hạn chế việc cho vay (bao gồm các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng) nhóm khách hàng có liên quan và xác định sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý cần có những quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan, các khoản cho vay này phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cần phải có các bước phù hợp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, việc xóa các khoản nợ này được thực hiện theo các chính sách và quy trình chuẩn mẫu. Nguyên tắc 12 – Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong các hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế, và đồng thời các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các rủi ro này. Nguyên tắc 13 – Rủi ro thị trường: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định chính xác, đo lường, theo dõi và kiểm soát được các rủi ro thị trường; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đặt ra các định mức cụ thể và/hoặc có thể dùng một khoản vốn cụ thể để xử lý rủi ro thị trường nếu có lý do chính đáng. Nguyên tắc 14 – Rủi ro thanh khoản: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán được mọi rủi ro của tổ chức, ngân hàng phải có chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát được rủi ro thanh khoản, và quản lý được khả năng chi trả của mình hàng ngày. Cơ quan quản lý nhà nước phải yêu cầu các ngân hàng có kế hoạch sẵn sàng đối ứng với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ. Nguyên tắc 15: Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động): Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có chính sách và quy trình quản lý rủi ro để nhận dạng, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động. Các chính sách và quy trình quản lý rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Nguyên tắc 16: Rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả 163 nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng, bao gồm một chiến lược được Hội đồng quản trị phê duyệt và được thực hiện bởi ban quản lý cấp cao; chiến lược này cũng cần phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức của loại rủi ro. Nguyên tắc 17: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh của tổ chức. Nguyên tắc 18 – Lạm dụng các dịch vụ tài chính: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo được rằng các ngân hàng có chính sách và quy trình, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về “nhận biết khách hàng”, nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bảo vệ ngân hàng không bị lợi dụng, một cách vô tình hay cố ý, vào các hoạt động phạm pháp. Nguyên tắc 19 – Phương pháp giám sát: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và duy trì sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, đồng thời cả hệ thống ngân hàng, tập trung vào sự an toàn và tính bền vững, cũng như sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Nguyên tắc 20 – Kỹ thuật giám sát: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải bao gồm cả thanh tra tại chỗ và kiểm soát từ xa và sự liên hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng. Nguyên tắc 21 – Thông tin giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước phải có các phương tiện thu thập, xem xét và phân tích các báo cáo về an toàn hoạt động và các chỉ số thống kê do các ngân hàng gửi về trên cơ sở đơn lẻ và tổng hợp, đồng thời phải có phương tiện để xác minh tính trung thực của các báo cáo này thông qua hoặc là thanh tra tại chỗ hoặc thuê các chuyên gia độc lập. Nguyên tắc 22 – Kế toán và công bố công khai: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo được rằng mỗi ngân hàng phải duy trì việc ghi chép sổ sách đầy đủ và theo đúng các chuẩn mực kế toán được quốc tế công nhận, và công bố công khai thường xuyên các thông tin phản ánh đúng tình trạng tài chính và lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên tắc 23- Quyền xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ hỗ trợ họ đưa ra các biện pháp xử lý vi 164 phạm kịp thời. Trong đó bao gồm khả năng thu hồi Giấy phép hoạt động hoặc cảnh báo việc thu hồi Giấy phép hoạt động. Nguyên tắc 24 – Giám sát hợp nhất: Một yếu tố nhạy cảm của việc giám sát hệ thống ngân hàng là cơ quan quản lý nhà nước giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sở hợp nhất, theo dõi sát sao, và áp dụng tất cả các quy tắc đảm bảo an toàn đối với tất cả các khía cạnh kinh doanh mà tập đoàn thực hiện trên toàn cầu. Nguyên tắc 25 – Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại và nước nguyên xứ: Việc giám sát hợp nhất xuyên biên giới đòi hỏi sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại với các cơ quan quản lý có liên quan, chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước của nước nguyên xứ. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng phải yêu cầu các hoạt động tại nước sở tại của ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo cùng một tiêu chuẩn như đối với các tổ chức trong nước. Phụ lục 2.3b: Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng theo các cách tiếp cận Tài sản đảm bảo có thể chấp nhận: + Tiền mặt + Vàng + Chứng chỉ tiền gửi có xếp hạng rủi ro BB/BBB/A- + Không xếp hạng, nhưng là các tài sản do ngân hàng phát hành + Các loại cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu được niêm yết + Một số chứng chỉ quỹ Cách tiếp cận SA Cách tiếp cận FIRB Cách tiếp cận AIRB Bảo lãnh và công cụ tín dụng phái sinh: do chính phủ, các ngân hàng, tổ chức có độ tín nhiệm tối thiểu mức A- Các loại TSĐB được chấp nhận theo cách tiếp cận nâng cao: + Nhà ở và nhà thương mại + Các khoản phải thu +Các tài sản đảm bảo khác được quy định bởi cấp thẩm quyền Các loại khác Nguồn: Basel II, quy định 145 -146 165 Phụ lục 2.4: Các chủ đề chính trong công bố thông tin bắt buộc của Basel II 1. Phạm vi áp dụng 7. Giảm thiểu rủi ro tín dụng 2. Vốn 8. Chứng khoán hóa 3. An toàn vốn 9. Rủi ro thị trường 4. Rủi ro tín dụng – thông tin công bố chung 10. Rủi ro hoạt động 5. Rủi ro tín dụng – Cách tiếp cận chuẩn hóa SA 11. Đầu tư vốn cổ phần 6. Rủi ro tín dụng – Tiếp cận nội bộ IRB 12.Rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng Nguồn: Tổng hợp theo Basel II Phụ lục 2.5a Bảng 2.1: Trọng số rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp chuẩn hóa Hệ số rủi ro đối với khoản tín dụng BASEL I BASEL II AAA đến AAA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến BB- B+ đến B- Dưới B- Không xếp hạng Đối với quốc gia, NHTW 0 20 50 100 100 150 100 Đối với BIS, IMF, ECB, EC, MDBs 0 0 Đối với NH và nhà bảo hiểm Lựa chọn 1 0 20 50 100 100 100 150 100 Lựa chọn 2 20 20 50 50 100 100 150 50 Đối với NH và công ty bảo hiểm (cho vay từ 3 tháng trở xuống)- Lựa chọn 2 20 20 20 50 50 150 20 Đối với doanh nghiệp 20 50 100 100 150 150 100 Nguồn: Tổng hợp từ “Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn” [51] Nhìn vào bảng 2.1 trọng số rủi ro tín dụng theo phương pháp chuẩn hóa, sự khác biệt của Basel II với Basel I ở một số điểm mới như: (i) Kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được sử dụng để nâng cao mức độ chính xác khi xếp hạng rủi ro cho tài sản có. Cơ quan thanh tra của từng quốc gia sẽ căn cứ vào Hướng dẫn của Ủy ban giám sát để quyết định lựa chọn nguồn dữ liệu của tổ chức xếp hạng độc lập đủ tiêu chuẩn làm cơ sở phân loại tài sản có. Trong trường hợp không có kết quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập thì một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ số rủi ro100%; 166 (ii) Nợ quá hạn phải đưa vào nhóm có hệ số rủi ro 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã lập dự phòng đầy đủ; (iii) Mở rộng hơn nữa phạm vi các hình thức đảm bảo (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) mà ngân hàng có thể được phép chấp nhận khi tính toán mức vốn tối thiểu theo yêu cầu. Đồng thời, Basel II cũng đưa ra một số phương pháp khác nhau để xác định giá trị thị trường của công cụ được sử dụng là tài sản đảm bảo, từ đó tính toán mức vốn có thể được khấu trừ. Phụ lục 2.5b: Các bƣớc cơ bản xây dựng mô hình xếp hạng theo Basel Bước 1 - Thu thập và làm sạch số liệu: Số liệu ở đây có thể từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn dữ liệu nội bộ, dữ liệu mua bên ngoài, dữ liệu của các ngân hàng khác. Khi đã đủ dữ liệu thu thập được, các dữ liệu này cần được làm sạch và sắp xếp theo chuẩn nhất định, với những dữ liệu còn thiếu, cần phải gắn cho những biến trung vị phù hợp; Bước 2 - Phân tích cơ bản các biến: Sau khi đã có một hệ thống dữ liệu phù hợp, cần phối hợp với bộ phận phân tích tín dụng để đánh giá các biến lựa chọn, thông thường các biến liên quan đến các chỉ số tài chính, hoặc có thể là các biến số khác như số năm hoạt động của công ty, thị trường kinh doanh, lịch sử trả nợ của khách hàng. Và khi các biến này được lựa chọn trong các tiêu chí xếp hạng, bắt đầu tiến hành phân tích các biến trong tổng thể và trong khả năng tự thân của biến đó phản ánh độ rủi ro. Kết quả của các đánh giá này sẽ là mối tương quan giữa các chỉ tiêu với rủi ro không trả nợ của khách hàng (có thể đưa ra dưới dạng các biểu đồ). Kết quả đánh giá này có thể dạng điểm số và quy chuẩn ra các thang điểm chữ tương ứng với hạng rủi ro (ví dụ: AAA = 1, AA+ =2); Bước 3 - Chuyển đổi các tỷ lệ đã chọn trước khi sử dụng các hàm hồi quy (Ratio transformation). Một cách đơn giản nhất là đưa vào giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất cho mỗi tỷ lệ, tuy nhiên để có được độ chuẩn cao hơn, nên sử dụng dạng biểu đồ tại các điểm mà sự biến động của các biến là gần như không có; Bước 4 - Các tỷ lệ được chọn đã có thể tổng hợp lại và sẵn sàng cho việc đưa vào hàm hồi quy để tính toán (Logistic regression). Cần phải xác định được mối tương quan tốt nhất giữa các biến số. Có thể sử dụng bằng một trong các kỹ thuật sau:  Kĩ thuật chọn từ trước về sau (Forward selection process): Với kĩ thuậtnày, ta sẽ bắt đầu đánh giá mô hình chỉ bằng một tỷ lệ, sau đó đưa thêm tỷ lệ thứ hai, đánh 167 giá mô hình, cứ như vậy tỷ lệ thứ 3,4 và quan sát sự phát triển của mô hình. Cho đến khi nhận thấy việc thêm các tỷ lệ này không thấy sự thay đổi trong mô hình đánh giá thì dừng lại. Thông thường chỉ số G-test sẽ dùng để đánh giá, mức độ tự tin tại mức 95% (confidence interval of 95%) thì sẽ dừng quá trình lựa chọn các tiêu chí;  Kĩ thuật chọn từ sau về trước (Backward selection process): Tương tựnhư kĩ thuật từ trước và sau nhưng theo chiều ngược lại. Ban đầu đánh giá tất cả các chỉ tiêu, sau đó loại dần từng chỉ tiêu một cho đến khi đạt đến một mức nhất định thì dừng lại;  Kĩ thuật tổng hợp (Stepwise selection process): Đây là kĩ thuật phối hợp cảhai kỹ thuật trên. Đầu tiên sử dụng kĩ thuật chọn từ trước đến sau, nhưng tại sau mỗi bước chọn sử dụng kĩ thuật chọn từ sau về trước để đánh giá xem liệu có nên thêm một tỷ lệ nữa hay nên giảm đi tỷ lệ đó;  Kĩ thuật lựa chọn nhưng tiêu chí muốn có trong hệ thống xếp hạng (Best sub-set selection): Kĩ thuật này được sử dụng rất nhiều trong một vài năm trước đây, nhưng nhược điểm của nó là thường có một số tiêu chí được chọn nhưng không hề phản ánh độ chính xác của mô hình (thậm chí có thể gây nhiễu dữ liệu cho mô hình). Theo kinh nghiệm về xây dựng mô hình của các tổ chức thì có thể phối hợp đánh giá thủ công một số tiêu chí nhất định thay vì tin tưởng tuyệt đối vào những con số được kiểm định toán học cơ bản. Bước 5 – Đánh giá mô hình (Model validation): Sau khi xây dựng bộ xếp hạng, bước tiếp theo sẽ là đưa vào sử dụng và đánh giá bộ xếp hạng, đây là một bước rất quan trọng vì tại bước này mô hình sẽ được kiểm định liệu có thể đáp ứng các quy định yêu cầu đề ra khi xây dựng. Bước 6 - Kiểm định kích cỡ của mô hình (Model calibration): Đây là bước cuối cùng trong mối liên hệ giữa xác xuất không trả được nợ ứng với từng điểm. Trên thực tế, có thể do nhiều lý do, việc kiểm định trên các mẫu chưa phản ánh được hết xác suất không trả được nợ của toàn bộ danh mục cho vay; hoặc định nghĩa về khả năng không trả được nợ trong hệ thống xếp hạng chưa hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa theo Basel II. Do đó, kết quả PD xuất ra từ hệ thống cần được điều chỉnh. Một giá trị PD sẽ tương ứng với từng hạng xếp hạng trên hệ thống. Trong trường hợp danh mục này gần giống với danh mục các tổ chức xếp hạng uy tín như S&P, Moody‟s hay Fitch), thì có thể sử dụng ngay xác suất nợ xấu trong quá khứ của các tổ chức này. Vấn đề cuối cùng 168 cần quan tâm đến khi xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng là nên đưa ra đánh giá xác suất không trả được nợ tại thời điểm PIT (point-in-time) hay theo cả chu kỳ kinh tế TTC (through-the-cycle). - Xác suất không trả được nợ tính theo thời điểm PIT: Sử dụng các thông tin cập nhật nhất của khách hàng để xếp hạng (thường trong 1 năm hoặc dưới), và kết quả xếp hạng theo thời điểm thường thay đổi và phản ánh luôn tình hình tài chính của khách hàng; - Xác suất không trả được nợ tính theo chu kỳ kinh tế TTC: Theo mô hình này thì kết quả sẽ cho thấy rủi ro trung bình của khách hàng trong toàn bộ chu kỳ kinh tế. Nó tập hợp tất cả số liệu gần đây nhất, số liệu lịch sử cũng như kế hoạch trong thời gian sắp tới của khách hàng. Thường xếp hạng theo cách này thì kết quả xếp hạng sẽ ít biến động. Thông thường khi hệ thống xếp hạng được xây dựng theo mô hình thời điểm, trong khi các tổ chức xếp hạng bên ngoài thì thường sử dụng mô hình theo chu kỳ kinh tế (dự báo rủi ro không trả nợ của khách hàng từ 3-5 năm).Trên khía cạnh của mô hình đánh giá rủi ro, mô hình theo chu kỳ kinh tế thường không phải là lựa chọn vì khoản lỗ dự kiến hay vốn kinh tế thường được xác định trên 1 năm. Trong khi mô hình đánh giá theo thời điểm đưa ra một kết quả chính xác hơn. Để lựa chọn mô hình đánh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong từng điều kiện và hoàn cảnh phù hợp. Kỹ thuật thống kê cổ điển Mô hình suy luận quy nạp Mô hình hệ thống Sử dụng các biến lựa chọn (Univariate Analysis) Theo hệ thống xếp hạng chuyên gia - chuỗi quyết định (decision trees) Mô hình Merton Mô hình sử dụng nhiều biến ngẫu nhiên (MDA - hệ thống điểm Z scores) Theo chuỗi suy luận (Neural Networks) Gambler‟s ruin Mô hình xác suất đơn vị (Probit/Logit models) Căn nguyên trong toán học (Genetic algorithms) Nguồn: Khái quát lịch sử Phương pháp xếp hạng - The historical overview, do Falkenstein, Boral & Carty,2000 169 Phụ lục 2.6: 16 yêu cầu cho hệ thống XHTD của Basel II (1) Hệ thống xếp hạng cần phải có hai yếu tố: sử dụng tính toán PD của khách hàng vay và xác định LGD đối với từng khoản vay cụ thể; (2) Phải có những chính sách rõ ràng để miêu tả được mối quan hệ giữa rủi ro và thứ hạng nội bộ, từng tiêu chí sử dụng để xác định các thứ hạng khác nhau này; (3) Cần phải có ít nhất 7 cấp độ xếp hạng đối với các khách hàng trả nợ và 1 đối với khách hàng không trả nợ; (4) Các ngân hàng cần phải có các quy trình và các tiêu chí mà cho phép đánh giá xếp hạng một cách ổn định, tức là trong cùng một danh mục rủi ro thì sẽ có cấp độ xếp hạng tương ứng xuyên suốt các bộ phận, doanh nghiệp, vùng địa lý trong hệ thống ngân hàng; (5) Quy trình xếp hạng cần phải rõ ràng để bên thứ ba (kiểm toán) kiểm tra lại và đánh giá sự chính xác cho khách hàng; (6) Ngân hàng cần thống nhất tất cả các thông tin sẵn có, các hệ thống xếp hạng bên ngoài 1 có thể sử dụng như một hệ thống XHTD nội bộ; (7) Mặc dù PD được sử dụng như ước tính về quy định vốn cho trung bình 1 năm cho khoản PD đó, nhưng xếp hạng cần phải xem xét cho một giai đoạn dài; (8) Xếp hạng cần phải thống nhất giữa khả năng trả nợ của khách hàng trong điều kiện chung của kinh tế; (9) Một hệ thống XHTD chính là yêu cầu sơ cấp của việc xếp hạng, nhưng tất cả các hệ thống thường phải dựa trên các thông tin có thể thu thập được. Các ngân hàng phải chỉ ra được rằng hệ thống XHTD của mình có đủ khả năng phân tách các nhân tố, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu, kết quả xếp hạng cuối cùng đều phải được tài liệu hoá; (10) Các ngân hàng phải định kỳ thường xuyên đánh giá lại hệ thống XHTD, bao gồm việc điều chỉnh cách đánh giá cũng như sự ổn định của hệ thống; (11) Nếu mô hình thống kê là một phần trong hệ thống xếp hạng khách hàng, ngân hàng cần phải tài liệu hoá lại các giả thuyết toán học đã được sử dụng, xây dựng một quy trình tập hợp giá trị chính xác (cả về số mẫu cũng như thời gian chọn mẫu). Thêm vào đó, cần chi tiết trong tất cả các tình huống mà mô hình có thể không đạt được yêu cầu cần thiết 2; 1 Hệ thống xếp hạng Moody‟s, Standard& Poor. 2 Hệ thống xếp hạng được mua từ bên ngoài, thì cũng cần phải tài liệu hoá một cách chi tiết 170 (12) Các trường hợp ngoại lệ (các trường hợp mà bộ phận phân tích tín dụng đưa ra một xếp hạng khác với xếp hạng của hệ thống) đều phải tài liệu hoá lại, đánh giá và theo dõi riêng biệt; (13) Các ngân hàng bắt buộc phải lưu lại tất cả các dữ liệu đã được sử dụng xếp hạng để thực hiện việc kiểm tra lại. Lỗi bên trong hệ thống bắt buộc phải lưu lại; (14) Tất cả các dữ liệu, thông tin được sử dụng trong quá trình xếp hạng bắt buộc phải dễ hiểu và được duyệt bởi người có thẩm quyền; (15) Ngân hàng bắt buộc có một bộ phận hoàn toàn độc lập để duy trì, bảo dưỡng, bổ sung, thực hiện hệ thống xếp hạng. Bộ phận này phải cung cấp định kỳ các báo cáo về chất lượng của hệ thống xếp hạng; (16) Tối thiểu định kỳ hàng năm, kiểm toán hoặc bộ phận chuyên trách tương ứng kiểm toán phải đánh giá lại hệ thống xếp hạng và có biên bản kết luận. Phụ lục 3.1: Vốn và tài sản tại một số NHTM Việt Nam sau tái cơ cấu Đvt: Tỷ đồng Ngân hàng Vốn điều lệ Tổng Tài sản BIDV 34,000 700,000 Vietcombank 26,650 640,000 Viettinbank 40,234 600,039 Sacombank 18,853 290,861 MB 11,256 200,000 ACB 9,377 187,000 TCB 8,879 179,000 VPBank 8,057 179,000 Maritimebank 11,750 113,000 VIB 4,845 84,000 Nguồn: Thống kê các Ngân hàng triển khai Basel II, 07/2015 171 Phụ lục 3.2: Tài sản có của các Tổ chức tín dụng Việt Nam Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ ROA ROE Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Số tuyệt đối Tốc độ tăng trƣởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trƣởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trƣởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NHTM Nhà nước 2,802,985 -2.54 168,513 -0.7 134,206 0 0.53 6.92 9.37 27.09 95.06 NHTM Cổ phần 2,707,486 -2.64 204,996 0.91 191,115 0 0.4 4.64 12.36 23.06 75.75 NH Liên doanh, nước ngoài 711,756 1.39 108,214 2.08 87,215 0.68 0.61 3.79 30.75 0 57.21 Công ty tài chính, cho thuê 69,045 0.54 16,205 6.55 18,875 0.01 2.33 8.25 30.17 18.13 223.19 TCTD hợp tác 88,129 1.19 2,510 -0.01 4,869 0.78 0.93 10.67 29.16 12.22 100.07 Toàn hệ thống 6,379,401 -2.08 500,438 0.78 436,280 0.14 0.51 5.49 12.93 21.76 84.03 Nguồn: Số liệu báo cáo Ngân hàng nhà nước 01/2015 172 Phụ lục 3.3: Chi phí dự kiến áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng (cho một ngân hàng) STT Nội dung Hoạt động Thời gian (tháng) Ngân sách dự kiến (USD) Quản trị rủi ro tín dụng 1 Thẻ điểm hành vi MSME và bán lẻ Chuẩn bị dữ liệu cho thẻ điểm hành vi 3 180,000 Thẻ điểm hành vi bán lẻ Thẻ điểm hành vi MSME Chạy thử mô hình 2 Mô hình xếp hạng doanh nghiệp &FI (PD) Chuẩn bị dữ liệu 5 230,000 Mô hình xếp hạng Doanh nghiệp Mô hình xếp hạng FI Dự án EWS và xây dựng khung hỗ trợ; khung xếp hạng tổng thể Chạy thử mô hình 3 Các biện pháp giảm thiểu RRTD và quản lý TSĐB Tăng cường kỹ thuật giảm thiểu RRTD bao gồm áp dụng tỷ lệ giảm trừ và sự khác nhau về đồng tiền 4 190,000 4 Mô hình xếp hạng bán lẻ (PD/LGD/EAD) Xây dựng PD, LGD, EAD tuân theo Basel II 6 330,000 Xây dựng PD, LGD, EAD cho danh mục bán lẻ 173 STT Nội dung Hoạt động Thời gian (tháng) Ngân sách dự kiến (USD) Quản trị rủi ro tín dụng 5 Mô hình xếp hạng phi bán lẻ (LGD/EAD) Xây dựng mô hình xếp hạng LGD/EAD tuân thủ theo Basel II cho DN, FI cho vay riêng biệt (SL) 6 320,000 RWA, xây dựng và triển khai khung ICAAP 1 Xây dựng/mua và triển khai hệ thống RWA (Tuỳ theo điều kiện của các NH sẽ quyết định xây dựng/mua) Tư vấn 5.5 310,000 Mua sản phẩm 4500000 Xây dựng riêng 3,000,000 2 Xây dựng và triển khai ICAAP Quản trị ICAAP 10 6,000,000 Khẩu vị rủi ro Quản lý và đánh giá rủi ro trọng yếu ICAAP Stress testing và tổng hợp rủi ro Lập kế hoạch vốn và tài chính Đánh giá tỷ lệ đủ vốn và tài chính bao gồm xác suất vốn nội bộ sẵn có 174 STT Nội dung Hoạt động Thời gian (tháng) Ngân sách dự kiến (USD) Quản trị rủi ro tín dụng Kế hoạch dự phòng vốn Kiểm soát và báo cáo vốn Kiểm toán nội bộ 1 Tăng cường chức năng kiểm toán nội bộ Thiết lập chương trình kiểm toán theo Basel II nhằm đáp ứng các yêu cầu của Basel II 3 1,500,000 Đào tạo nhân sự kiểm toán Triển khai và chạy thử Nguồn: Tổng hợp phân tích của các công ty tư vấn 175 Phụ lục 3.4: Những phát hiện rủi ro tín dụng nổi bật VPBank Thách thức Mục tiêu, yêu cầu tổng quát 1 Thiếu các công cụ phân tích rủi ro đủ chính xác: Thẻ điểm hồ sơ; thẻ điểm hành vi và tín hiệu cảnh bảo sớm (EWS); Thẻ điểm thu nợ. Xây dựng công cụ phân tích rủi ro đầy đủ: Để hỗ trợ phát triển kinh doanh, sẵn sàng khi mở rộng đối tượng khách hàng (A-score); Tiếp tục xây dựng thẻ điểm hành vi (B- score) cho bán lẻ, MSME, EWS cho KHDN và FI; Thẻ điểm thu nợ (Collection Scorecard). 2 Thiếu sự chấp nhận của người dùng và kỷ luật giám sát đối với công cụ phân tích rủi ro để triển khai hiệu quả công cụ trong quy trình phê duyệt tín dụng, khối tín dụng. Cải thiện sự chấp nhận của người dùng: Tăng cường thiết kế mô hình dễ ứng dụng, cải thiện quy trình. 3 Hệ thống xếp hạng rủi ro và quy trình không đầy đủ để có thể sử dụng hiệu quả mô hình chấm điểm/xếp hạng rủi ro. Tăng cường hệ thống xếp hạng rủi ro: Xây dựng cho các yêu cầu kinh doanh hoàn chỉnh thay vì chỉ có một công cụ tính toán đơn giản hiện nay. 4 Thiếu dữ liệu tích lũy để giám sát và cải thiện mô hình. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích rủi ro hoàn chỉnh: Phân tích khoảng cách dữ liệu, thu thập dữ liệu để liên tục giám sát và cải thiện mô hình. 5 Thiếu ước tính các thông số rủi ro tín dụng (PD/LGD/EAD) để đo lường con số tuyệt đối rủi ro tín dụng (được đưa ra từ xếp hạng/chấm điểm) để hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn cho quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện ước tính thành phần rủi ro (theo chuẩn và kỹ thuật hướng dẫn trong Basel). Ước tính thông số PD/LGD/EAD Xây dựng ứng dụng đơn giản. 176 Thách thức Mục tiêu, yêu cầu tổng quát 6 Giảm thiểu rủi ro tín dụng và quản lý TSĐB vẫn còn cần cải thiện: Định giá Tài sản đảm bảo không chính xác và không kịp thời, tái định giá không được thực hiện theo quy định (6- 12 tháng/lần). Giảm thiểu rủi ro tín dụng: không có chính sách đầy đủ đối với các đơn vị bảo lãnh được chấp nhận Sử dụng tỉ lệ giảm trừ của NHNN cho trích lập dự phòng, mà không phải cho yêu cầu về vốn Quản lý tài sản đảm bảo tốt và cải tiến giảm thiểu rủi ro: Quy trình và chính sách Định giá Quản lý và kiểm soát Nguồn:Tài liệu VPBank 177 Phụ lục 3.5: Tóm tắt yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của NHNN Nguồn: Tác giả tổng hợp Các đối tượng áp dụng Thêm 2 loại: • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng • Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài 1 Sửa đổi lại định nghĩa về “nợ” Thêm 2 loại:+ Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác + Ủy thác cho vay 2 Yêu cầu thu thập dữ liệu Các ngân hàng PHẢI thực hiện thu thập dữ liệu thường xuyên, bao gồm cả thông tin từ CIC Các ngân hàng PHẢI thiết lập hệ thống IT trong hệ thống hoạt động chung 3 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Các ngân hàng PHẢI xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Các ngân hàng PHẢI nộp các hồ sơ được yêu cầu cho SBV 4 Tần suất phân loại khoản vay và dự phòng rủi ro Các ngân hàng PHẢI tiến hành tự phân loại các khoản nợ và cam kết ngoại bảng ít nhất 1 lần mỗi quý CIC sẽ đối chiếu danh sách các khách hàng trong danh mục có rủi ro cao nhất được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng PHẢI yêu cầu danh sách từ CIC và sử dụng danh sách đó để điều chỉnh kết quả tự phân loại và lập đủ dự phòng 5 Điều chỉnh phân loại khoản vay dựa trên kết quả CIC Các ngân hàng PHẢI sử dụng kết quả phân loại khoản vay của khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả hệ thống tự phân loại và cam kết ngoại bảng 6 Hệ thống xếp hạng nội bộ là cơ sở cho chính sách và quy trình nội bộ Các ngân hàng PHẢI ban hành các quy định nội bộ về gia hạn tín dụng, chính sách quản lý khoản vay và dự phòng rủi ro trên cơ sở thông tin khách hàng và kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 7 Phạm vi của các chính sách và quy trình nội bộ Các chính sách và quy trình nội bộ của ngân hàng PHẢI bao gồm: Phê duyệt tín dụng; Xây dựng giới hạn tín dụng; Định giá dựa trên rủi ro; Giám sát khoản vay; Quản lý tài sản bảo đảm và tcác biện pháp ính toán thu hồi nợ 8 2 phương pháp cho dự phòng RRTD Phương pháp định lượng- Chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn Phương pháp định tính- Các ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng riêng 9 Hệ thống IT và thu thập dữ liệu Hệ thống xếp hạng nội bộ Hệ thống tự phân loại có hỗ trợ cập nhật hàng quý Phê duyệt tín dụng Xây dựng các giới hạn tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng Định giá dựa trên rủi ro Giám sát khoản vay Quản lý tài sản bảo đảm Tính toán thunợ THỰC HIỆN 178 Phục lục 3.6a: Các giai đoạn đánh giá tại VPBank so với chuẩn mực Basel II • Xác định các khoảng trống về chính sách, quy trình và tổ chức • Xác định các khoảng trống dữ liệu và hệ thống • Xác định mục tiêu và phạm vi công việc cho từng dự án • Xác định các mối quan hệ phụ thuộc giữa các Dự án • Xác định nguồn tài trợ đề xuất và các bên bị ảnh hưởng bởi các dự án này • Xây dựng các giả định ước tính cho cấu phần về chính sách, quy trình, tổ chức và hệ thống của mỗi dự án • Xây dựng ước tính về ngày công dựa trên các giả định này • So sánh các ước tính này với kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn với các ngân hàng khác • Sắp xếp trình tự các dự án vào kế hoạch tổng thể dựa trên cơ sở phạm vi khung thời gian Basel cho các cách tiếp cận khác nhau 3 tuần 7 tuần 4 tuần 3 tuần 2 tuần Đánh giá định tính (Năng lực kinh doanh) Đánh giá định lượng (Phân tích khoảng trống Dữ liệu) Xác định các sáng kiến khắc phục khoảng trống và giải trình sự phù hợp Phát triển kế hoạch tổng thể 1 3 4 5 2 Thiết kế mô hình hoạt động bậc cao Tổng hợp các khoảng trống Nhóm các sáng kiến một cách hợp lý Xác định mục tiêu và phạm vi dự án Ước tính thời gian và nguồn lực Tổng hợp vào Kế hoạch tổng thể Đánh giá năng lực Mô hình hoạt động bậc cao Điều chỉnh Mô hình dữ liệu logic (LDM) Đánh giá dữ liệu • Sắp xếp tất cả các khoảng trống đã được xác định vào 7 khu vực quan sát được xác định trong phần đánh giá năng lực • Nhóm các sáng kiến vào các dự án tương ứng với 7 lĩnh vực quan sát chính ( Quản trị, Chính sách và Quy trình, Công cụ và Phương pháp luận, Lưu hồ sơ tài liệu. Thủ nghiệm sử dụng (use test), Hệ thống Dữ liệu và CNTT, Theo dõi và báo cáo. • Các nỗ lực khắc phục khoảng trống dữ liệu và hệ thống được nhóm vào Dự án tăng cường cơ sở dữ liệu và hệ thống nguồn Nguồn: VPBank, Phụ lục 3.6b: Một số kết quả đánh giá tại VPBank  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VPBank hiện nay VPBank vẫn theo chuẩn mực Basel I, nên mô hình QTRRTD hầu hết chưa đáp ứng được các chuẩn mực Basel II, không sử dụng các công cụ và phương pháp luận (chiếm đến 50% các yêu cầu về rủi ro tín dụng theo Trụ cột 1). 179 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản trị rủi ro của VPBank hiện tại Nguồn: VPBank, Trong mô hình QTRR hiện tại của VPBank, QTRRTD được chia thành các bộ phận chuyên trách cụ thể: xây dựng chính sách, giám sát tín dụng, tái cấu trúc nợ, và phân tích mô hình rủi ro. Với sơ đồ tổ chức hệ thống QTRR hiện tại của VPBank cho thấy: (i) Vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị (HĐQT), quản lý cao cấp, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận kiểm toán nội bộ tương ứng theo Basel II chưa được xác định rõ ràng trong chính sách; (ii) Tần suất báo cáo chưa đáp ứng yêu cầu; (iii) Các báo cáo thường xuyên không có kết quả kiểm định, thay đổi về vốn và các kết quả kiểm toán nội bộ; (iv) Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng cần được thông qua bởi HĐQT, không phải ban điều hành (BĐH); (v) Mặc dù kiểm toán nội bộ của ngân hàng thực hiện việc đánh giá một số mô hình được sử dụng trong quy trình phê duyệt tín dụng nhưng vẫn cần cải tiến để tăng chất lượng đánh giá; (vi) VPBank không thực hiện kiểm định độc lập cho các mô hình; (vii) Văn bản hoá chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu.  Năng lực các công cụ đo lường rủi ro tín dụng của VPBank Chính sách, quy trình rủi ro tín dụng về đánh giá độc lập, phân loại tài sản, kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng, quy trình XHTD nội bộ. (i) Chính sách về đánh giá độc lập: VPBank chưa thiết lập một chính sách để ghi nhận các kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập bao gồm: các hạng xếp hạng được chấp nhận, nhất quán trong việc sử dụng xếp hạng độc lập, phương pháp xử lý khi có nhiều hơn 1 đánh giá độc lập, kết quả xếp hạng của công ty mẹ, xếp hạng chính thức và xếp hạng không chính thức; 180 (ii) Phân loại tài sản: Chưa phân biệt rủi ro tín dụng chuyên biệt khỏi tín dụng doanh nghiệp; Chưa xác định nhóm tín dụng SME mà được phân loại vào SME bán lẻ theo Basel II. Khi doanh số của một công ty dưới 1 triệu USD, được phân loại vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, VPBank không so sánh danh mục khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng phương pháp KHCN hoặc phương pháp KHDN; (iii) Giảm thiểu rủi ro tín dụng: do ngân hàng vận hành theo Basel I nên chưa có sự ghi nhận đầy đủ về việc giảm thiểu rủi ro, danh sách các TSĐB được chấp nhận và dùng tỷ lệ khấu trừ theo quy định của NHNN (cho mục đích dự phòng, nhưng không cho yêu cầu về vốn). Đánh giá việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank: Ngân hàng có chính sách liên quan tới việc bảo lãnh được chấp nhận nhưng chưa xây dựng chính sách và quy trình cho người bảo lãnh, điều này nên bao gồm tiêu chí hợp lệ, khuôn khổ vỡ nợ kép, việc thay thế xếp hạng hoặc điều chỉnh LGD, đánh giá sự sẵn sàng hoặc khả năng người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngân hàng có cải thiện về quản lý TSĐB bằng phương pháp ước tính tỉ lệ khấu trừ Haircut 3; Hiện tại, yêu cầu tái định giá TSĐB có trong chính sách VPBank nhưng thực hiện không nhất quán, thiếu sự độc lập giữa rủi ro về giá trị TSĐB và mức độ tín nhiệm của người vay. (iv) Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ: VPBank đã có chính sách xếp hạng ban đầu xác định vai trò, trách nhiệm, phạm vi, tần suất và thủ tục. Tuy ngân hàng chưa thực hiện thu thập dữ liệu đánh giá đầy đủ, chính xác và nhập dữ liệu vào hệ thống XHTD nhưng có thể quy trình xếp hạng, phê duyệt là khách quan, độc lập và thận trọng. Ngay với các trường hợp xếp hạng ngoại lệ, VPBank có xác định chính sách và thủ tục rõ ràng. Tuy nhiên, còn một số thủ tục chưa thực hiện trong quy trình xếp hạng nội bộ hiện tại (không xếp hạng của bên có nhiều nghĩa vụ, người bảo lãnh và theo sản phẩm cần được cập nhật ít nhất 1 lần/1 năm, tăng dần tần suất đối với người bảo lãnh/sản phẩm có mức độ rủi ro cao hơn; Chưa thực hiện cập nhật xếp hạng trong vòng 3 tháng khi yêu cầu cập nhật được đáp ứng; Chưa liên tục giám sát rủi ro bán lẻ do chưa có công cụ chấm điểm theo hành vi B-score và chuyển dịch nhóm tài sản tương ứng dựa trên thông tin mới nhất; Chưa kiểm tra tính chất tổn thất, tình trạng quá hạn ít nhất 1 lần trong năm và chọn mẫu bên có nghĩa vụ, tình trạng nợ mỗi quý 1 lần). 3 Haircuts: Tỷ lệ khấu trừ Tài sản đảm bảo theo Basel II 181 Phương pháp, công cụ đo lường rủi ro tín dụng: Mức độ chênh lệch nhiều so với các yêu cầu của Basel II, chi tiết: (i) Định nghĩa nợ xấu: Không thống nhất giữa các công cụ chấm điểm, không điều chỉnh và đối chiếu theo định nghĩa nợ xấu của Basel II. Ngân hàng chỉ sử dụng 90 DPD 4, không có ngưỡng trọng yếu và chưa xây dựng chính sách theo vòng đời khoản vay; (ii) VPBank chưa xây dựng các mô hình về PD, LGD và EAD cho SME, SME siêu nhỏ, một số nhóm KHCN, tài chính tiêu dùng đều chưa sử dụng các phương pháp tuân thủ theo Basel II; (iii) Chưa có hệ thống xếp hạng IRB, hiện tại sử dụng công cụ đánh giá rủi ro (RRT). Ngân hàng mới bắt đầu đưa ra thông tin cần thiết cho việc thực hiện bảng điểm, nhưng chưa phải là dữ liệu thô, có thông tin doanh thu về các KHDN, thông tin liên quan đến hạn mức cam kết trong T24. Tuy nhiên, chất lượng dữ liệu chưa tốt, hệ thống hạn mức lưu trữ trong T24 của các tiểu hạn mức chưa đồng nhất với hạn mức tổng. Quy định nội bộ và mức độ ứng dụng: liên quan đến các quy trình xếp hạng, hoạt động hệ thống xếp hạng, chính sách quản lý, các hệ thống báo cáo và IT dành riêng cho hệ thống. Hiện tại ngân hàng có các quy định từng nội dung này nhưng chưa bám sát các chuẩn mực trong Basel II. Các ứng dụng cơ bản như phê duyệt tín dụng và các báo cáo định kỳ cho HĐQT, BĐH, các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, hạn mức cho khách hàng chưa được xây dựng, các ứng dụng nâng cao trong QTRRTD về mô hình kinh tế và các dữ liệu đầu vào, dự phòng tổn thất, thu thập trên vốn điều chỉnh theo rủi ro (RAROC) và đánh giá hiệu quả hoạt động đều chưa có tại VPBank. Hiện tại ngân hàng mới chỉ mới xây dựng được khẩu vị và chiến lược rủi ro. Dữ liệu, hệ thống IT: sự chênh lệch lớn, theo tính toán của công ty tư vấn, tỷ lệ này là 95%, xuất phát từ nguyên nhân do kho dữ liệu (data warehouse), kho dữ liệu cục bộ (data mart), hệ thống quản lý dữ liệu không đầy đủ. Ngân hàng chỉ có dữ liệu bên vay và dữ liệu khoản vay cho phi bán lẻ, chưa thể thực hiện được phương pháp IRB. Các dữ liệu thu thập được chủ yếu dùng để xếp hạng khách hàng, xếp hạng khoản cấp tín dụng, thu thập dữ liệu thu hồi nợ, các thông tin nợ lịch sử. Về tính toán vốn, chưa đo lường vốn theo Basel II. 4 DPD: day past due, số ngày quá hạn 182 Phụ lục 3.7: Bảng khảo sát 10 NHTM Việt Nam triển khai Basel II BẢNG KHẢO SÁT Kính thưa Qúy Ông /Bà , Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam xin được tự giới thiệu và mong muốn nhận được từ Qúy Ông/Bà sự quan tâm chia sẻ đối với công trình nghiên cứu khoa học : “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam”thông qua việc trả lời 10 câu hỏi khảo sát dưới đây. Chúng tôi cam kết các thông tin thu thập được chỉ phục vụ duy nhất cho nhu cầu nghiên cứu công trình khoa học nêu trên, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Xin trân trọng cảm ơn. Tên Ngân hàng : ............................................................................................................... ........................................................................................................................................... 1.Ngân hàng Ông/Bà đã hoàn thành Báo cáo đánh giá hiện trạng và chênh lệch đối với các yêu cầu của Basel II ? (nếu đã hoàn thành, xin Ông/Bà cho biết thời gian hoàn thành)? ☐Đã hoàn thành tháng . năm . ☐Chưa hoàn thành 2.Là 1 trong 10 NHTM Việt Nam đầu tiên được NHNN lựa chọn thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn Basel II, xin Ông/Bà cho biết tên các chương trình hoặc dự án có liên quan mà Ngân hàng của Ông/Bà đã và đang thực hiện : a) ........................................................................................................................................ b) ........................................................................................................................................ c) ........................................................................................................................................ 3. Xin Ông/Bà cho biết mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại Qúy ngân hàng hiện nay đã được phân tách rõ ràng theo 3 tuyến phòng thủ (Tuyến phòng thủ tại Bộ phậnkinh doanh; Tuyến phòng thủ tại Bộ phận quản lý rủi ro và tuyến phòng thủ tại Bộ phận Kiểm toán nội bộ) chưa ? ☐Đã tách biệt rõ ràng 183 ☐Chưa tách biệt rõ ràng ☐Còn một số phòng ban có chức năng hoạt động đồng thời cả hai tuyến 4. Chíến lược rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng của quý Ngân hàng có được quy định chính thức và rà soát hàng năm ? ☐ Có quy định chính thức ☐Có rà soát hàng năm ☐Chưa quy định chính thức ☐Không rà soát hàng năm 5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của quý Ngân hàng có bao gồm việc ước tính(PD)(EAD) và (LGD) ? ☐Bao gồm ☐Chưa bao gồm ☐Đang trong quá trình tính toán, xây dựng 6. Hệ thống công nghệ thông tin của quý Ngân hàng có bao gồm ( đánh dấu (x) vào các ô thích hợp ) : ☐Hệ thống khởi tạo khoản vay ( LOS) ☐Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm ☐Hệ thống quản lý thu hồi nợ ☐Hệ thống quản lý văn bản ☐Hệ thống cảnh bảo sớm ☐Công cụ kiểm tra sức chịu đựng ☐Công cụ tính toán vốn ☐Hệ thống giám sát hạn mức tín dụng theo danh mục 7. Vốn ngân hàng hiện đang được tính toán ☐Theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn ☐Theo phương pháp tiếp cận dựa trên Hệ thống đánh giá nội bộ ☐Chưa theo cả hai phương pháp trên 8. Xin Ông/ Bà cho biết 3 điểm mạnh của Ngân hàng trong triển khai áp dụng các chuẩn mực Basel II 184 a) ........................................................................................................................................ b) ........................................................................................................................................ c) ........................................................................................................................................ 9. Xin Ông/Bà cho biết 3 điểm khó khăn của Ngân hàng trong triển khai áp dụng các chuẩn mực Base II a) ........................................................................................................................................ b) ........................................................................................................................................ c) ........................................................................................................................................ 10. Kiến nghị của Ông/ Bà đối với NHNN để Ngân hàng có thể triển khai áp dụng các chuẩn mực Basel II thành công ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn quý Ông/Bà đã dành thời gian chia sẻ ý kiến với chúng tôi. Kính chúc quý Ông/ Bà sức khỏe và thành công. Học viện Khoa học xã hội Bảng 4.2 : Đánh giá chất lƣợng công việc cho nhân viên STT Tên mục tiêu Đơn vị đo Trọng số (%) (minh họa) 1 Đảm bảo chất lượng công việc được giao % 20% 2 Tỷ lệ chi phí thực chi trên tổng chi phí được giao % 20% 3 Thời gian hoàn thành các công việc % 20% 4 Mức độ phát hiện, báo cáo, giải quyết các khó khăn rủi ro của công việc % 15% 5 Truyền thông, đào tạo % 10% 6 Mức độ tuân thủ văn hóa rủi ro điểm 15% TỔNG TRỌNG SỐ: 100% (Nguồn: Tác giả tham kháo tại VPB, VCB, TCB )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenthivananh_1094.pdf
Luận văn liên quan